Chủ Đề:

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979
 

 

Ngô Bắc dịch

  

Lời Người Dịch: 

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

 

1.Sun Dreyer
VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:
V̉NG XOÁY TRÔN ỐC SỰ VẤN ĐỀ VÀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM (1979)
One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War (1979)
.


2. Steven J. Hood,
BẮC KINH, HÀ NỘI, VÀ ĐÔNG DƯƠNG –
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI SỰ ĐỤNG ĐỘ
(Beijing, Hanoi, and Indochina – Steps to the Clash,
trong quyển Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War, 1992.


3. Zhang Xiaoming,
ĐẶNG TIỂU B̀NH VÀ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC
ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH
VỚI VIỆT NAM
(Deng Xiaoping and China’s Decision to Go to War with Vietnam),
Journal of Cold War Studies, Summer 2010, vol. 12, No. 3, 3-29.


4, Nicolas Khoo,
HỒI KẾT CUỘC CỦA
MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:
Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và
Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam, 1975-1979
trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination
of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

 

5. Herbert S. Yee,
CUỘC CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:
CÁC ĐỘNG LỰC, CÁC TÍNH TOÁN VÀ
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
trong quyển The Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives,
Calculations and Strategies, China Report (xuất bản
tại New Delhi, India), Bộ 16, số 1, 1980, các trang 15-32.

 

6. Edward C. ODow’d,
CHIẾN DỊCH NĂM 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

7.  Edward C. ODow’d,
TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN, THÁNG HAI – THÁNG BA 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

8. Harlan W. Jenks,
CUỘC CHIẾN TRANH “TRỪNG PHẠT”
CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNH VÀO VIỆT NAM:
MỘT SỰ LƯỢNG ĐỊNH VỀ QUÂN SỰ
(“China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military
Assessment”, Asian Survey 14, no. 8 (1979): 801-815.

 

9. Chen C. King,
CUỘC CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC
ĐÁNH VIỆT NAM:
MỘT PHÂN TÍCH QUÂN SỰ
(“China’s War Against Vietnam: A Military Analysis”),
Journal of East Asian Affairs, no. 1 (1983): 233-63.
 

 

10. John M. Peppers, ,
CHIẾN LƯỢC TRONG XUNG ĐỘT CẤP VÙNG:
MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
ĐIỂN H̀NH VỀ TRUNG QUỐC
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
LẦN THỨ BA NĂM 1979
(Strategy In Regional Conflict:
A Case Study of China In The Third Indochina Conflict of 1979),
U.S. Army War College, Carlisle Barracks, 2001.

 

11. Alexander Woodside
DÂN TỘC CHỦ NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.

   

12. Dennis Duncanson

CHIẾN TRANH VIỆT NAM
CỦA TRUNG QUỐC:
CÁC Đ̉I HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI
China’s Vietnam War:
new and old strategy imperatives,
The World Today, 35, số 6 (1979),
các trang 241-248.

 

13. James Mulvenon

CÁC GIỚI HẠN CỦA NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH:
CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Limits of Coercive Diplomacy:
The 1979 Sino-Vietnamese Border War,
Journal of Northeast Asian Studies; Fall 95,
Vol. 14 Issue 3, các trang 68-88.

 

14. Andrew Scobell

NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH NỬA VỜI:
CUỘC TẤN CÔNG NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC 
ĐÁNH VIỆT NAM
“Explaining China’s Use of Force”,
China’s Use of Military Force Beyond the Great Wall and the Long March
Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press, 2003
các trang 192-198.

 

15. Daniel Tretiak

CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC
VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ
“China’s Vietnam War and Its Consequences,” The China Quarterly 80 (1979), các trang 740-67.

   

16. Bruce Burton

CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI
 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH
 TRUNG QUỐC - VIỆT NAM NĂM 1979
“Contending explanations of the 1979 Sino – Vietnamese War”,
International Journal, Volume XXXIV, no. 4/Autumn 1979, các trang 699-722.

 

17. Ramesh Thakur

TỪ SỐNG CHUNG ĐẾN XUNG ĐỘT:
CÁC QUAN HỆ
HÀ NỘI – MẠC TƯ KHOA – BẮC KINH
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT
Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War,
The Australian Outlook, Volume 34, số 1, 1980, các trang 64-74.

 

18. Todd West

TỪ SỐNG SỰ NGĂN CẤM  KHÔNG THÀNH  CÔNG
CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Failed Deterrence, The 1979 Sino-Vietnamese Conflict,
Stanford University Journal of East Asian Affairs,  Vol. 6, No. 1, Winter 2006, các trang 73- 85.
 

 

19. Colonel G.D Bakshi

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Việt Nam năm 1979:
Trường Hợp Nghiên Cứu Điển H́nh
Trong Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế
VSM, The Sino-Vietnam War – 1979: Case Studies in Limited Wars,
Indian Defence Review, Volume 14 (2) July – September 2000

 

20. Bruce Elleman

Các Quan Hệ Sô Viết – Trung Quốc Và Cuộc Xung Đột
Trung Quốc – Việt Nam Tháng Hai 1979
Đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium,
“After the Cold War: Reassessing Vietnam”,
được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996
tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas

 

21. Henry J. Kenny

CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘc CHIẾN TRANH,
1979 VỚI TRUNG QUỐC “Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China,
Chinese Warfighting: The PLA Experience Since , đồng biên tập bởi
Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt, Chapter 10, các trang 217-241s

 

22. Xiaoming Zhang

CUỘC CHIẾN TRANH
NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM: MỘT SỰ
TÁI LƯỢNG ĐỊNH, “China’s War with Vietnam: A Reassessment”,
The China Quarterly, số 184, December 2005, các trang 851-874.

 

23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC
TẠI VIỆT NAM:
CÁC BÀI HỌC LĨNH HỘI ĐƯỢC
The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75, Carlisle, PA.:
Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, July 2003, các trang 353-378.

 

24. Douglas E. Pike,

CỘNG SẢN ĐẤU CỌNG SẢN
TẠI ĐÔNG NAM A”
 (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.
 

 

25. Henry Kissinger,

“SỜ MÔNG CON HỔ”
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỨ BA”
 Chương 13: “Touching the Tiger’s Buttocks”: The Third Vietnam War, các trang 340-375,
trong quyển On China, xuất bản bởi The Penguin Press, New York, 2011.

   

26. Jimmy Carter,

GHI NHỚ VỀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
NĂM 1979
cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư Keeping Faith, Memoirs Of A President,
A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,
các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 của:
Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.
Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.
Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of Random House, Inc., 1995, các trang 418-19.

 

 

Edward C. O’Dowd

Director, East Asian Studies, U. S. Marine Corps University

&

John F. Corbett, Jr.

Senior Analyst, Centra Technology, Inc.

 

 

CHIẾN DỊCH NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC

 

TẠI VIỆT NAM:

 

CÁC BÀI HỌC LĨNH HỘI ĐƯỢC

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Tổng Quan Về Chiến Dịch

       Vào lúc 5 giờ sáng ngày 17 Tháng Hai, 1979, bộ đội Trung Quốc từ ít nhất 30 sư đoàn đă chạy đua ngang qua biên giới Trung-Việt và đâm đầu vào hỏa lực của các binh sĩ Việt Nam nhiều kinh nghiệm và cố thủ.  Phía Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của họ như một câu trả lời cho một thập niên của các quan hệ trở nên tồi tệ với Việt Nam. 1 Sứ mệnh của cac binh sĩ Trung Quốc là dạy cho phía Việt Nam rằng Việt Nam không thể tấn công một nước chư hầu của Trung Quốc, trong trường hợp này là Căm Bốt, mà không bị trừng trị.  Các mục tiêu hành quân của cuộc tấn công của Trung Quốc là chiếm cứ ba tỉnh lỵ: Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.  Phía Trung Quốc cũng đột kích hay giả vờ tấn công vào khoảng 25 thị trấn nhỏ hơn dọc biên giới.  Mặc dù phía Trung Quốc sau cùng đă chiếm đoạt được ba thành phố, quân pḥng thủ Việt Nam, một lực lượng nhỏ gồm năm sư đoàn cùng một số đơn vị thuộc lực lượng địa phương và các dân quân, đă thâu hái được một giá trả cao về nhân lực và vật lực của bên tấn công.  Vào ngày 5 Tháng Ba, một ngày sau khi các lực lượng của họ sau cùng đă chiếm được Lạng Sơn, phía Trung Quốc đă loan báo sự triệt thoái của ḿnh.  Sau 10 ngày giao tranh nữa, phía Trung Quốc đă hoàn tất việc rút quân của họ hôm 16 Tháng Ba.  Phía Trung Quốc có thể đă tổn thất khoảng 63,000 binh sĩ bị chết và bị thương trong cuộc tấn công. 2

       Những bài học nào mà phía Trung Quốc đă lĩnh hội được từ chiến dịch ngắn, chua chát, đánh vào Việt Nam năm 1979? 3 Chương sách này sẽ khảo sát các bài học mà Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) đă học được từ cuộc xâm nhập của nó vào Việt Nam và t́m kiếm bằng chứng rằng các bài học của Chiến Dịch năm 1979 đă định h́nh chương tŕnh hiện đại hóa QĐGPNDTQ.  Để hoàn thành công tác này, chúng ta sẽ khảo cứu, trước tiên, các bài học mà Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu (Guangzhou Military Region Infantry School) đă báo cáo trong năm 1979, 4 và, thứ nh́, các bài học thu lượm từ một cuộc nghiên cứu của Hàn Lâm Viện Về Các Khoa Học Quân Sự (Academy of Military Sciences: AMS) được thực hiện trong năm 1997. 5 Bởi v́ các bài học mà QĐGPNDTQ ấn hành trong năm 1997 khác biệt trong một số đường hướng quan trọng với các bài học được báo cáo trong năm 1979, nhiều phần phía Trung Quốc tiếp tục phân tích tài liệu lịch sử và các bài học đang tạo ra một tác động trên chương tŕnh hiện đại hóa hiện thời của họ.  Điều đáng ghi nhận rằng có những vấn đề mà QĐGPNDTQ đă không nhấn mạnh đến trong các cuộc nghiên cứu của họ.  Các vấn đề này có thể cũng quan trọng như các bài học mà họ đă chiếu rọi đên.  V́ thế, chúng ta sẽ khảo sát các lănh vực mà chúng ta dự liệu sẽ được xem là quan trọng bởi QĐGPNDTQ nhưng chưa được chiếu rọi tới trong sự phân tích của họ.  Chúng ta sẽ t́m cách xác định lư do tại sao QĐGPNDTQ đă không nêu các lănh vực này ra trong sự phân tích các bài học lĩnh hội được của họ.  Trong thực tế, nếu đó là các bài học đáng kể, chúng ta sẽ cố xác định những ǵ mà QĐGPNDTQ đă làm về chúng.  Sau cùng, chúng ta vạch ra rằng đă có các sự thay đổi quan trọng trong quân sự sự vụ kể từ thập niên 1990, và các sự thay đổi này là một biến số can thiệp đáng kể trong sự hiểu biết của chúng ta về các bài học mà Trung Quốc đă lĩnh hội được từ Chiến Dịch năm 1979.

 

Bản Đồ 1

 

Các Bài Học Lĩnh Hội Được: Lượng Định Năm 1979

       Ban giảng huấn và các khóa sinh của Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu (Quảng Châu Quân Khu Bộ Binh Học Hiệu: Guangzhou Junqu Bubing Xuexiao) đă có một cái nh́n độc đáo về các biến cố của Chiến Dịch Năm 1979. 6 Theo chỉ thị của tổng hành dinh Quân Khu, trường đă cử ban giảng huấn và các khóa sinh của nó đến các đội quân Trung Quốc được bố trí sang Việt Nam từ tỉnh Quảng Tây.  Cán bộ và các binh sĩ từ trường đă phục vụ tại Quân Đoàn 41 và Quân Đoàn 42 trong các cuộc tấn công vào Cao Bằng, và họ đă phục vụ các Quân Đoàn 43 và 55 trong các cuộc tấn công vào Lạng Sơn.  Các thành viên của trường được cử nhiệm tạm thời đă hay biết về cách thức mà QĐGPNDTQ được huấn luyện để giao chiến, và họ đă chứng kiến cách thức mà QĐGPNDTQ đă thực sự giao chiến.  V́ thế, tài liêu ghi chép các nhận xét của họ th́ cực kỳ hữu ích trong việc khai triển và hiểu biết về các bài học mà QĐGPNDTQ đă rút ra được từ kinh nghiệm của họ tại Việt Nam.  Các vấn đề cán bộ và các học viên từ trường bộ binh t́m thấy trong bốn quân đoàn th́ rất cơ bản.  Trong thực tế, các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề này thường được dạy trong sự huấn luyện cơ bản tại các quân đoàn khác.

       Ban giảng huấn và các học viên của Trường Bộ Binh đă nghĩ rằng các bộ đội Trung Quốc đă sử dụng rất kém các chiến thuật bộ binh căn bản.  Mặc dù bộ binh Trung Quốc th́ thích hợp và có năng lực để thực hiện các sự hy sinh khổng lồ, các cuộc tấn công bộ binh ồ ạt, được ưa thích bởi Trung Quốc, thường đă bị thất bại. 7 Học viên Han Changyuan, kẻ đă thay thế một trung đội trưởng trong các cuộc tấn công vào ngọn Đồi 480 (không xác định nơi tọa lạc), nhận thấy vấn đề và đă thử nghiệm với một ư đồ chiến thuật mới để giải quyết nó.  Sau khi không chiếm được ngọn đồi, họ Han đă chia trung đội anh ta thành các nhóm nhỏ và đă quay trở lại để tấn công.  Tuy nhiên, lần này họ Han đă ra lệnh một nhóm nhỏ tiến lên trong khi các nhóm khác khai hỏa vào địch quân.  Kết quả, binh sĩ của họ Han đă t́m cách tiến đến rất gần quân pḥng thủ Việt Nam mà không phải gánh chịu một lượng tổn thất lớn lao.  Khi đến thời điểm hủy diệt quân pḥng thủ, phía Trung Quốc đă có một số lượng quân tấn công lớn hơn ở đúng vị trí để thi hành công việc.  Việc chuyển đổi từ các cuộc tấn công tập trung đông đảo thành các cuộc tấn công nhỏ và di chuyển theo kế hoạch đă làm thay đổi phương tŕnh ở thời điểm quyết định của sự tấn công bằng bộ binh. 8

       Pháo binh Trung Quốc th́ vô hiệu quả.  Các pháo thủ Trung Quốc không hiểu cách thức để đo các khoảng cách và tính toán các dữ liệu khai hỏa.  Kết quả, pháo binh Trung Quốc đă không thể cung cấp hỏa lực gián tiếp hữu hiệu.  Pháo binh Trung Quốc bị giới hạn vào các sự khai hỏa hàng loạt ở quy mô lớn vào các đặc điểm địa h́nh nổi bật hay bắn không chính xác vào các mục tiêu nhỏ hơn.  Phía Trung Quốc rơ ràng đă không có một thủ tục “xin khai hỏa”.  V́ thế, pháo binh Trung Quốc không hữu hiệu ǵ hơn pháo binh của thời Napoleon hay thủa ban đầu của Cuộc Nội Chiến ở Mỹ.  T́nh trạng này gây kinh hoàng cho hai giảng viên pháo binh của Trường Bộ Binh.  Zhang Shulin và Shi Ling đă tổ chức các lớp dành cho lính pháo binh và đă dạy họ cách để cải thiện độ chính xác trong sự khai hỏa của họ. 9   

       Công binh chiến đấu của Trung Quốc th́ thô sơ.  Mặc dù Việt Nam bị áp đảo nặng nề về quân số, họ đă bù đắp cho sự bất lợi của ḿnh, it nhất một phần, bằng việc xây dựng các hệ thống hầm chắc chắn và bao quanh các căn hầm bằng ḿn.  Trong suốt chiến dịch, các học viên của Trường Bộ Binh đă khám phá ra rằng các binh sĩ QĐGPNDTQ, ít nhất các binh sĩ thuộc Quân Đoàn 43, đă không thể phát hiện và khai quang các băi ḿn.  Trong khi Quân Đoàn 43 đang cố gắng chiếm cứ Đồi 627, cách Lạng Sơn khoảng năm cây số về phía tây, các học viên Zhang Qingwu và Chen Dongsheng đă khám phá rằng các binh sĩ mà họ đang đi theo đă không biết cách làm sao để phát hiện và khai quang các ḿn nổ của Việt Nam chặn đường dẫn đến các vị trí của Việt Nam.  Zhang và Chen đă giải quyết vấn đề.  Sau khi gỡ bỏ 23 quả ḿn của Việt Nam, phía Trung Quốc đă tiếp tục sự tiến quân thành công của họ đến ngọn đồi. 10 Tại một nới khác trên chiến trường, các giảng viên và các học viên đă phải trợ giúp các đơn vị tấn cống xây dựng vội vă các chiếc cầu để băng qua các con sông. 11   

       Hướng dẫn đường di hành trên đất liền là một vấn đề khác cho QĐGPNDTQ.  Theo báo cáo của Trường Bộ Binh, một giảng viên của trường, Niu Chengju, nhận thấy rằng một trung đoàn đă không thể thi hành nhiệm vụ của nó bởi các cấp chỉ huy của đơn vị có một sự hiểu biết kém cỏi về địa h́nh và cách đọc bản đồ.  Bản báo cáo trong nói phương cách mà họ Niu đă sửa chữa t́nh trạng này.  Ông ta đă có dạy các cấp chỉ huy hay chỉ đơn giản tự ḿnh làm việc hướng dẫn đường di hành? Cách nào đi nữa, thực rất khó hiểu làm sao mà một đơn vị QĐGPNDTQ đă không thể vạch được đường đi của ḿnh đến mục tiêu lại có thể được xem là sẵn sàng để chiến đấu? 12

       Hệ thống tiếp vận của Trung Quốc đă thất bại.  Các giảng viên và các học viên của Trường Bộ Binh đă khám phá ra các nỗi cực nhọc của chiến tranh bao gồm cả việc mang một đôi giày và mặc một bộ đồ trong hơn 10 ngày.  Mặc dù điều này không có vẻ như một sự hy sinh quá xa, vượt quá tiếng kêu gọi v́ bổn phận đối với phần lớn các binh sĩ có kinh nghiệm chiến trường, nó đă khiến cho các nhân viên của Trường Bộ Binh chú ư đến là đáng ghi nhận. 13 Các nhân viên của Trường Bộ Binh không ghi chép, hoặc bởi họ né tránh sự buồn phiền hay bởi họ chọn việc phớt lờ nó đi, sự thiếu thốn thực phẩm và nước uống mà một số đơn vị Trung Quốc đă báo cáo.  Phía Việt Nam đă có sự trợ lực bất ngờ trong sự pḥng thủ của họ chống lại các cuộc tấn công của Trung Quốc.  Chưa đầy một tuần bước vào Chiến Dịch khi sự giao tranh ở mức dữ dội nhất, các đơn vị Trung Quốc bắt đầu báo cáo các sự thiếu thốn thức ăn và nước uống.  Đơn Vị 53514, một đơn vị thuộc Quân Đoàn 55 tham dự vào cuộc tấn công một ngọn đồi trọng yếu gần Lạng Sơn, đă báo cáo rằng đơn vị cấp trên của nó đă không gửi thức ăn trong vài ngày, và các bộ đội đă không ăn trong 2 ngày. 14 Đơn Vị 53515, một đơn vị khác của Quân Đoàn 55, đă báo cáo một sự thiếu thốn thức ăn và nước uống. 15 Các cán bộ đă hành động “một cách anh hùng” để bảo đảm rằng các binh sĩ và các thương binh đă nhận được các phần dư thừa cuối cùng của thực phẩm và ít hạt nước c̣n lại.  Hệ thống tiếp vận của Trung Quốc, cho dù các tuyến yểm trợ của nó được nối dài chỉ khoảng bốn hay năm cây số vào Việt Nam và ít hơn 30 cây số từ trạm xe hỏa tiếp tế của nó ở Bằng Tường (Pingxiang), rơ ràng đă không làm tṛn nhiệm vụ.  Các câu chuyện này xảy ra gần Lạng Sơn, nhưng sự tiếp vận yếu kém của QĐGPNDTQ đă tạo ra các sự việc tương tự tại các chiến trường khác của cuộc chiến (thí dụ, Lào Cai, Cao Bằng).

       Trường Bộ Binh đă lập một danh sách dài về “các bài học lĩnh hội được” nhưng nó cũng lập một danh sách khuyến cáo chữa trị về các điều mà QĐGPNDTQ cần phải thực hiện để trở thành một lực lượng giao tranh hữu hiệu.  QĐGPNDTQ, theo Trường Bộ Binh, cần thực hiện sự huấn luyện chiến thuật thực tế và thực hành.  QĐGPNDTQ cần nhấn mạnh đến các đề tài quân sự và kỹ thuật bởi các chủ đề này là căn bản của các chiến thuật quân sự.  Hơn nữa, việc huấn luyện phải khổ nhọc và cần gắng sức và phải phù hợp với các điều kiện địa dư nơi mà QĐGPNDTQ phải chuẩn bị để giao chiến.  QĐGPNDTQ cần sử dụng “hỏa lực thật” trong sự huấn luyện của nó.  Tóm tắt, câu trả lời của Trường Bộ Binh là một sự vứt bỏ chương tŕnh quân sự bị chính trị hóa nặng nề của phe theo chủ nghĩa họ Mao.  Trường Bộ Binh đă khuyến cáo một sự quay trở về “các căn bản quân sự”; huấn luyện vững chắc về các kỹ năng căn bản là ch́a khóa cho sự thành công. 16

       Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu đă xác định các vấn đề trong sự thi hành của QĐGPNDTQ mà, ít nhất một phần, đă định h́nh các lănh vực quan trọng của chương tŕnh hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc được mở rộng sau khi có Chiến Dịch năm 1979 và sự quay trở lại quyền lực tối cao của Đặng Tiểu B́nh trong năm 1981.  Các phần theo sau của chương sách này sẽ cung cấp một tổng quan về các sự cải cách có thể truy t́m ngược về sự phân tích “của đôi giầy dẫm bùn” (muddy boots) của Trường Bộ Binh. 17 Nhiều bài viết và nhiều quyển sách  định h́nh lănh vực này trong suốt 20 năm qua đều có bao hàm tài liệu này.  Các tác phẩm của Ellis Joffe, Harlan Jencks, Lonnie Henley, June Dreyer, và Dennis Blasko đều quen thuộc với tất cả các người nghiên cứu về các sự vụ quân sự của Trung Quốc.  V́ thế, không cần phải lập lại tất cả các sự phát triển đă xảy ra trong QĐGPNDTQ trong các năm ngay sau Chiến Dịch năm 1979.  Thay vào đó, chúng ta sẽ nh́n lướt qua các lănh vực mà Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu đă phê b́nh.

       Trường Bộ Binh đă xác định chiến thuật, các kỹ năng pháo binh, công binh chiến đấu (thí dụ, khai quang ḿn nổ và cầu vượt sông gấp rút), hướng dẫn di hành đường bộ, tiếp vận, và huấn luyện chiến trường bằng “đạn thật” như các khuyết điểm trong sự thi hành của QĐGPNDTQ.  QĐGPNDTQ đă làm những ǵ để sữa chữa các khuyết điểm này?

       Sau Chiến Dịch Năm 1979, QĐGPNDTQ đă tái lập chương tŕnh huấn luyện chiến thuật của nó cho các binh sĩ bộ binh.  QĐGPNDTQ đă làm điều này qua việc nhấn mạnh đến “việc huấn luyện kỹ thuật bộ binh” (bubing jishu xunlian: bộ binh kỹ thuật huấn luyện).  Trong một cung cách tương tự như các quân đội khác, QĐGPNDTQ đă chia nhỏ các công tác chiến trường then chốt của người lính bộ binh và đă huấn luyện các kỹ năng dẫn dắt tới sự hoàn thành mỹ măn các công tác này.  Để thành công trên chiến trường, người lính bộ binh QĐGPNDTQ đă phải có khả năng để hoàn thành năm công tác.  Người lính phải có khả năng bắn súng, ném một quả lựu đạn cầm tay, sử dụng các chất bộc phá, xây dựng các công tác đào hầm, và sử dụng lưỡi lê. 18 Mỗi công tác này lại được chia nhỏ hơn nữa.  Để tác xạ một cách hữu hiệu, người lính bộ binh phải hiểu biết về các vũ khí bộ binh, lư thuyết tác xạ, sự quan sát và nghiên cứu chiến trường và các ảnh hưởng của các t́nh trạng khí hậu, địa h́nh và thời điểm trong ngày khi nhắm bắn mục tiêu. 19 Các kỹ năng đơn giản này là một sự quay trở về các kỹ năng của người lính của QĐGPNDTQ xa xưa.  Chúng là một sự phủ nhận mô h́nh “chính trị là tất cá” trong việc huấn luyện thành người lính đă chế ngự QĐGPNDTQ trong thời chỉ huy của Lâm Bưu, đặc biệt vào lúc cao điểm của Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa, và đă ngăn trở QĐGPNDTQ trong Chiến Dịch năm 1979. 20

       Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1980, QĐGPNDTQ có thể đă không hoàn tất một sự phục hồi chiến thuật.  Trong cuộc nghiên cứu về QĐGPNDTQ đầu thập niên 1980 của Harlan Jencks, quyển From Muskets to Missiles, tác giả đă phê b́nh QĐGPNDTQ một cách xác đáng về chiến thuật nhằm xô đẩy lính bộ binh của nó vào cuộc cận chiến ồ ạt với các đối thủ của họ”. 21 Tác giả Jencks đặt tên chiến thuật này là “ôm gh́” (hugging) lấy các vị trí của địch quân, và ông chỉ trích QĐGPNDTQ bởi v́ chiến thuật này giới hạn khả năng của QĐGPNDTQ để áp dụng các sự tấn công phối hợp liên binh chủng hiện đại với pháo binh và không quân.  Cùng mối nhiệt t́nh cho việc cận chiến (jinzhan) này đă xuất hiện trong bài viết “Các Nguyên Lư Chiến Thuật Căn Bản” (Basic Tactical Principles) của Song Shilun, đúng vào lúc mà vị chỉ huy của Học Viện Các Khoa Học Quân Sự của QĐGPNDTQ đă phải biện hộ cho các thủ tục chiến thuật hiện đại hơn. 22 Các nhà cải cách chiến thuật vẫn c̣n có một số công việc phải làm.

       Sự thi hành của pháo binh Trung Quốc đă không đạt được các tiêu chuẩn của các tác giả thuộc Trường Bộ Binh.  Các pháo thủ Trung Quốc đă không cung cấp sự yểm trợ pháo binh linh động, “theo lời yêu cầu” cho các lực lượng đang tác chiến.  QĐGPNDTQ đă hướng đến các vấn đề này trong một phương cách tương tự với phương cách mà nó đă sửa chữa các vấn đề của bộ binh.  QĐGPNDTQ đă chia nhỏ nhiệm vụ của pháo thủ thành các công tác chiến trường cốt yếu và ra lệnh huấn luyện từng công tác.  Trong số các lănh vực khác sẽ được học tập, người pháo thủ Trung Quốc sẽ phát triển một sự tinh thông về trang thiết bị pháo binh, các thủ tục khai hỏa, việc trinh sát, các địa điểm đặt khẩu pháo, và các sự truyền tin.  Nếu các xạ thủ Trung Quốc nắm vững tất cả các lănh vực này, khi đó QĐGPNDTQ đă hoàn tất được một sự cải thiện quan trọng trong hiệu năng chiến đấu của các lực lượng diện địa của nó. 23

       Không thể nào xác định được mức độ mà QĐGPNDTQ đă cải thiện được hiệu năng của nó trong lănh vực công binh chiến đấu và hướng dẫn di hành trên đất liền và mức độ mà nó đă chấp nhận sự huấn luyện bằng “đạn thật” để tăng cường các chương tŕnh huấn luyện mới của nó.  Người lính bộ binh của QĐGPNDTQ đă học hỏi về ḿn và các pháo thủ QĐGPNDTQ đă học hỏi về việc trinh sát và khảo cứu địa h́nh.  Nhưng họ có hiểu biết đủ để cải thiện sự thi hành của QĐGPNDTQ trên chiến trường hay không?  Đă có vô số các hội nghị và nhiều bản tin giống như bản tin dưới đây:

Các đồng chí tham dự Hội Nghị [Công Tác Chính Trị Quảng Châu] đă học tập một cách cẩn thận các vân đề chẳng hạn như làm sao để cải thiện việc huấn luyện quân sự trên căn bản của sự chiến đấu cụ thể và làm sao để nâng cao một cách hiệu quả nhất tŕnh độ của các kỹ năng kỹ thuật.  Mọi người đều nói rằng chúng ta phải so sánh bản thân với sự chiến đấu thực sự trong chiến tranh … học tập từng và mọi đề tài huấn luyện quân sự và huấn luyện một cách hữu hiệu …24

       Nếu QĐGPNDTQ đă nâng cao được tŕnh độ các “kỹ năng kỹ thuật” của nó như các đồng chí trong Hội Nghị Công Tác đề ra để thực hiện, họ đă có một bước tiến quan trọng trong sự phát triển các lực lượng diện địa hữu hiệu. 25

       Các vấn đề tiếp vận của QĐGPNDTQ, thoạt nh́n, là một vấn đề của các con số.  Lực lượng 30 sư đoàn của Trung Quốc cần đến 500 tấn đồ tiếp liệu mỗi ngày cho mỗi sư đoàn (15,000 tấn). 26 Để di chuyển 15,000 tấn đồ tiếp liệu, lực lượng cần đến các xe vận tải chở hàng (trucks).  Xe tải hàng lớn nhất của Trung Quốc (Zil-151, Zil-157, Ca-30) chuyên chở được 9,900 cân Anh (pounds) (4,500 kg) hay 4.95 tấn.  V́ thế, lực lượng xâm lăng của QĐGPNDTQ cần đến 3,030 xe tải hàng để chuyên chở đồ tiếp liệu cần thiết cho việc duy tŕ hoạt đông cho 1 ngày.  Các sư đoàn Trung Quốc có các xe tải hàng, nhưng các chiệc xe tải là các phương tiện di chuyển chính yếu các khẩu pháo và trang thiết bị hạng nặng khác.  Chúng không phải là các xe vận tải đồ tiếp liệu; hơn nữa, các đội h́nh chiến thuật đă không có các trung đoàn hay tiểu đoàn chuyển vận cơ hữu.  Một quân đoàn đă dùng các xe tải di chuyển chính yếu cho việc vận chuyển thực phẩm, nhiên liệu, đồ tiếp liệu và đạn dược không có cách ǵ để di chuyển trọng pháo, vật liệu công binh, hay trang thiết bị bắc cầu.

       Các binh sĩ tiếp vận của QĐGPNDTQ đă có sự tiếp cận với một ít các trung đoàn vận chuyển độc lập (mỗi trung đoàn có 702 xe tải chuyển vận 27), các xe tải của làng xă, các con ngựa thồ, và các phu khuân vác (coolies) để bù đắp sự sai biệt giữa yêu cầu và năng lực vận chuyển trong các đơn vị của họ, thực chất là số không.  Nhưng điều hành bốn phương thức vận tải hẳn đă phải là một cơn ác mộng.  Hậu quả, thực phẩm, nước uống, và đạn dược thường không đến được đúng chỗ vào đúng thời điểm.  Các vấn đề quản trị này là triệu chứng của một hệ thống tiếp vận bị hư hỏng.  Điều kỳ lạ là ban giảng huấn và các học viên đă không nêu vấn đề trong một cung cách mạnh mẽ hơn mà chỉ đưa ra ư kiến về sự thiếu hụt quân trang để thay đổi.

       Một trong những cải cách hấp dẫn hơn song quan trọng xảy ra trong các thập niên 1980 và 1990 là sự nâng cấp bao quát các tài sản vận chuyển cơ hữu cho các đơn vị chiến đấu của QĐGPNDTQ.  Phần lớn các đơn vị bộ binh giờ đây “đă được động cơ hóa”, có nghĩa, chúng có đủ các xe vận tải được giao phó cho các đơn vị hầu cung cấp sự vận chuyển của chính chúng.  Các đơn vị vận tải cơ giới, thường ở cấp trung đoàn, với các trách nhiệm tiếp vận cũng có các xe tải giao phó được nâng cấp và các số lượng xe cộ đă gia tăng. 28

       Các cải cách của QĐGPNDTQ về hệ thống tiếp vận của nó th́ chậm chạp và ngừng lại trong suốt thập niên 1980.  Các sự cải cách đă khởi diễn với việc mở lại vài trường huấn luyện về tiếp vận trong các năm ngay sau Chiến Dịch năm 1979.  Học Viện Tiếp Vận [hay Hậu Cần] của QĐGPNDTQ đă mở cửa vào ngày 9 Tháng Bảy, 1979 và Trường Cao Đẳng Kỹ Sư Tiếp Vận, Trường Chuyển Vận, và Trường Kỹ Thuật Chuyển Vận đă mở cửa trong năm 1980 và 1981. 29 Phần c̣n lại trong nỗ lực của Trung Quốc để cải cách hệ thống tiếp vận đă biểu lộ ngang ngữa giữa sự chuyển động mau lẹ của cấp trên và sự mơ hồ của cấp dưới.  Thí dụ, trong năm 1982, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Zhang Aiping có nói, “Sự động viên các lực lượng vũ trang trong trường hợp chiến tranh không chỉ là một vấn đề động viên nhân viên.  Một công việc c̣n quan trọng và phức tạp hơn là động viên sự yểm hộ tiếp vận”. 30 Trong Tháng Một năm 1983, Tờ báo Giải Phóng Quân có phát biểu rằng kể từ Chiến Dịch năm 1979, QĐGPNDTQ đă thực hiện sự tiến bộ đáng kể trong việc “điều ḥa hóa và yểm trợ tiếp vận”. 31 Nhưng việc huấn luyện lê bước đàng sau các bản tin báo chí.  Vào năm 1985, chỉ có khoảng 50% các sĩ quan tiếp vận của QĐGPNDTQ tốt nghiệp các khóa học tiếp vận chuyên môn hóa. 32

       Trong khi các sự thay đổi này giúp cho hệ thống tiếp vận của QĐGPNDTQ đáp ứng nhiều hơn đôi chút các yêu cầu của các binh lính, sự thay đổi đơn độc đă có tác động lớn nhất trên t́nh trạng tiếp vận sau Chiến Dịch năm 1979 là sự phát sinh của quân đoàn tập hợp liên binh chủng (jituanjun).  Trong năm 1985 và 1986, QĐGPNDTQ đă thay đổi sự tổ chức của “quân đoàn” (army/corps) (jun).  Như đă ghi nhận bên trên, quân đoàn cũ chỉ có ít hay không có năng lực chuyển vận và tiếp vận cơ hữu.  Đơn vị đă yêu cầu sự yểm trợ từ các trung đoàn chuyển vận độc lập, các xe tải làng xă, ngựa thồ, và phu khuân vác.  Sự yểm trợ từ các thành phần này tạo ra một cơn ác mộng quản lư cho vị chỉ huy chiến đấu. 33 Các quân đoàn tập hợp liên binh chủng mới đă giải quyết một số vấn đề khi chúng được thiết lập như các đơn vị đầu tiên của QĐGPNDTQ có các đơn vị tiếp vận cơ hữu. 34

 

Các Bài Học Lĩnh Hội Được: Sự Lượng Định Năm 1997

       Trong những năm gần đây, các nhà phân tích và các sử gia của QĐGPNDTQ vẫn tiếp tục suy nghĩ về các vấn đề của Chiến Dịch năm 1979. 35 Tuy nhiên, trong một số trường hợp họ cũng đi đến các kết luận khác biệt với các tác giả Trung Quốc hồi cuối thập niên 1970.  Trong năm 1997, Ban Quân Sử Học Viện Trung Quốc về Các Khoa Học Quân Sự đă ấn hành một sự phân tích sâu sắc về các vấn đề của Chiến Dịch năm 1979 như một phần của một tập sách kỷ niệm 70 năm lịch sử của QĐGPNDTQ (1927-97). 36 Dĩ nhiên, các sử gia của QĐGPNDTQ đă xem cuộc chiến như một sự thành công vĩ đại.  Chính sách quốc gia đă định h́nh cho chiến dịch là “vững mạnh” hay đứng dắn (xingqiang).  QĐGPNDTQ đă xâm nhập sâu vào Việt Nam, từ 20 đến 40 cây số tại một số địa điểm.  Họ đă chiếm cứ các tỉnh lỵ của Lạng Sơn, Cao Bằng, và Lào Cai.  QĐGPNDTQ đă thành công trong việc tấn công và chiếm đóng 21 huyện hay thị trấn tại bốn tỉnh của Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn). 37 Theo các sử gia của Học Viện Trung Quốc Về Các Khoa Học Quân Sự (HVTQCKHQS), mọi việc đă tiến hành đúng theo kế hoạch.

       Sau khi chứng thệ các sự kiện “đúng đắn về mặt chính trị”, các sử gia đă hướng đến các vấn đề của chiến dịch.  Các sử gia đă ghi nhận rằng ít binh sĩ trong QĐGPNDTQ có kinh nghiệm chiến đấu gần đây và v́ thế các sự chuẩn bị của QĐGPNDTQ cho chiến dịch đă không được thích đáng.  Hơn nữa, QĐGPNDTQ đă thực hiện rất ít sự huấn luyện trên băi chiến và các cấp lănh đạo đơn vị nhỏ đă không có các kỹ năng quân sự thích đáng.  Phẩm chất của các bộ đội được phán đoán là rất thấp, các chiến thuật của Trung Quốc th́ không có hiệu quả, và tŕnh độ phối hợp không thích đáng. 38

       Trên một mức độ cao hơn một chút của sự phân tích quân sự, các sử gia của HVTQCKHQS ghi nhận rằng sự thành lập của QĐGPNDTQ (các sơ đồ tổ chức) là không hợp lư (bianzhi bu heli: biên chế bất hợp lư [?]) và rằng QĐGPNDTQ cần các vũ khí và trang thiết bị thích hợp cho chiến tranh hiện đại.  Mặc dù các vũ khí của Trung Quốc trong thực chất cũng giống như các vũ khí được sử dụng bởi phía Việt Nam, HVTQCKHQS tuyên bố rằng các vũ khí mà Trung Quốc sử dụng trong chiến dịch th́ không ‘phù hợp với công tác’ (wuqi zhuangbei bu peitao).  Không khai triển thêm, các sử gia ghi nhận rằng QĐGPNDTQ cũng lănh hội được các bài học trong các lănh vực an ninh và dân quân. 39

       Nguồn gốc của tất cả các vấn đề này th́ hiển nhiên.  Theo các sử gia HVTQCKHQS, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Lâm Bưu, và Tứ Nhân Bang đă phá hủy các truyền thống tốt đẹp của QĐGPNDTQ, và hậu quả, QĐGPNDTQ đă không là một lực lượng giao chiến hữu hiệu trong suốt Chiến Dịch năm 1979. 40

       QĐGPNDTQ đă có các bước tiến ngập ngừng trước tiên hướng đến việc kiểu chính các vấn đề của Chiến Dịch năm 1979 trong thập niên 1980, nhưng trong thập niên 1990, QĐGPNDTQ đă thực sự hướng đến việc giải quyết các vấn đề của nó như một quân đội.  Trong thập niên 1990, QĐGPNDTQ đă thực hiện các sự thay đổi quan trọng trong mọi lănh vực một mà các sử gia của HVTQCKHQS đă xác định là có vấn đề, bao gồm cả các sự cải cách về các hệ thống nhân viên, huấn luyện, chiến thuật, tổ chức, và tiếp vận của nó.  Phần này của chương sách sẽ khảo sát một số các sự thay đổi bắt nguồn từ các bài học lĩnh hội được từ Chiến Dịch năm 1979.

       Tuy nhiên, trước khi đi đến việc truy t́m sự tiến hóa của các sự thay đổi này, điều quan trọng cần ghi nhận rằng Trung Quốc đă đối diện với một t́nh trạng quân sự và chiến lược khác biệt một cách ngoạn mục trong thập niên 1990.  Liên Bang Sô Viết bị tan vỡ vào cuối thập niên 1980 và “cuộc chiến tranh cục bộ” lâu dài với Việt Nam đă kết thúc trong Tháng Mười Một 1991.  Trung Quốc đă nhận thấy các mối đe dọa mới, quan trọng nhất trong đó là Hoa Kỳ.  Hơn nữa, QĐGPNDTQ đă bắt đầu nhận thức được sự mênh mông của sự chuyển đổi từ kỷ nguyên của vận động (hay di hành) chiên và tiêu hao chiến (maneuver and attrition warfare) sang “chiến tranh được đặt căn bản trên các hiệu ứng” (effects-based warfare). 41 Sau Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991, các địa tầng kiến trúc của chiến tranh đă biến đổi và Trung Quốc, giống như mọi nước khác, đă tái lượng giá các ưu tiên và năng lực của họ.

       Thực khó nói rằng liệu QĐGPNDTQ trong thập niên 1990 đă có các bộ đội khá hơn trong hàng ngũ của nó so với QĐGPNDTQ năm 1979 hay không.  Trong năm 1979, QĐGPNDTQ là một con đường của sự lưu động xă hội cho các nông dân để vượt thoát sự nghèo đói của nông thôn hay, ít nhất, để cải thiện t́nh trạng của họ một khi họ quay trở về làng xă quê quán sau khi giải ngũ.  Phần lớn dân chúng Trung Quốc kính trọng QĐGPNDTQ trong năm 1979, và họ th́ vui mừng để gửi con cái của họ đi quân dịch.  Đă có ít sự lựa chọn kinh tế cho nông dân trong nền kinh tế theo chủ nghĩa họ Mao và các người với sự phục vụ trong QĐGPNDTQ thường có các cơ hội của giới lănh đạo, vốn dẫn dắt đến các tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn khi họ quay trở về làng xă.  Hơn nữa, nhiều người có cơ hội gia nhập vào đảng cộng sản, cánh cửa thực sự cho sự lưu động xă hội theo hướng thăng tiến khi đó.

       Các chính sách kinh tế mới của Đặng Tiểu B́nh và Giang Trạch Dân đă làm thay đổi t́nh trạng trong các thập niên 1980 và 1990.  Và, vào gần cùng lúc đó, Biến Cố Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989 đă giáng một đ̣n nặng nề vào uy tín của QĐGPNDTQ.  Tại Trung Quốc của Giang Trạch dân, đă có rất ít sự cổ động để gia nhập vào quân đội.  Đối với những kẻ có các tŕnh độ giáo dục mà QĐGPNDTQ muốn tuyển mộ, các công việc tốt hơn được cung ứng trong lănh vực dân sự của nền kinh tế, và sự phục vụ trong hàng ngũ của một định chế bị hoen ố đă không cải thiện uy tín của một thanh niên trẻ tuổi ở quê nhà.

       Như một hậu quả của các yếu tố này, QĐGPNDTQ đă không luôn luôn đạt được các mục đích của nó nhằm tuyển mộ các thanh niên với tŕnh độ trung học.  V́ thế, sẽ khó khăn cho QĐGPNDTQ để tiến bước vào thế giới của chiến tranh kỹ thuật cao với một đội ngũ các binh sĩ có các kỹ năng học vấn rất hạn chế.  Hơn nữa, bởi v́ sự phục vụ trong quân đội không có tính chất hấp dẫn, điều dễ hiểu để giả định rằng sẽ khó khăn hơn để động viên các binh sĩ mà đối với họ, sự phục vụ là một sự lựa chọn không mấy hấp dẫn. 42

       Nếu không rơ rằng phẩm chất của các bộ đội có khá hơn chút nào so với năm 1979 hay không, khi đó đâu là phẩm chất của đội ngũ sĩ quan của QĐGPNDTQ?  Tác giả James C. Mulvenon, một nhà khoa học chinh trị tại Tổ Hợp Nghiên Cứu Rand Incorporation, đă khảo sát các đặc tính của đội ngũ sĩ quan đang lên của QĐGPNDTQ trong một cuộc nghiên cứu rất quan trọng về Sự Chuyên Nghiệp Hóa Đội Ngũ Sĩ Quan Trung Quốc Cao Cấp: Các Chiều Hướng và Các Hàm Ư (Professionalization of the Senior Chinese Officer Corps: Trends and Implications. 43  Bằng cách truy tầm một cách kỹ lưỡng binh nghiệp của hơn 400 sĩ quan cao cấp, Mulvenon đă kết luận rằng đội ngũ sĩ quan của QĐGPNDTQ xuất hiện vào cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990 th́ có học thức hơn, chuyên môn hóa hơn, và trẻ hơn các chỉ huy của QĐGPNDTQ vào lúc có Chiến Dịch năm 1979.  Mulvenon cũng nhận thấy rất ít các tướng lĩnh đang lên của Trung Quốc có kinh nghiệm chiến đấu.  Bảng 1 tŕnh bày giới lănh đạo QĐGPNDTQ ở cấp quốc gia và các tư lệnh mặt trận trong Chiến Dịch năm 1979; 45 họ đă có kinh nghiệm sâu rộng trong Cuộc Chiến Tranh Giải Phóng, Nội Chiến, và, trong một số trường hợp, Chiến Tranh Triều Tiên.  Bảng 2 liệt kê các sĩ quan ở cấp sư đoàn và trung đoàn trong Chiến Dịch và sau này leo lên các cấp cao hơn, và chính v́ thế, ở vào vị thế để ảnh hưởng đến các sự cải cách trong thập niên 1990 và ngày nay. 46 Những kẻ giờ đây ở cấp Quân Ủy nói chung đă có các kinh nghiệm chiến đấu trước đây trong Chiến Tranh Triều Tiên, các sĩ quan dưới cấp đó nhiều phần đă trải nghiệm với cuộc chiến đấu đầu tiên của họ trong năm 1979, và sau đó các cuộc hành quân biên giới Việt Nam.

 

Bảng 1: Các Nhà Lănh Đạo Trung Quốc Cấp Quốc Gia Trong Suốt Chiến Dịch Năm 1979

Hoa Quốc Phong, Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ)

Diệp Kiếm Anh, Phó Chủ Tịch và Trưởng Ban Chấp Hành Thường Vụ QUTƯ

Xu Xiangqian, Bộ Trưởng Quốc Pḥng, Ủy Viên Ủy Ban Thường Vụ QUTƯ

Đặng Tiểu B́nh, Tổng Tham Mưu Trưởng và Phó Chủ Tịch QUTƯ

Wei Guoping, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chính Trị

Zhang Zhen, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần (Tiếp Vận)

Hứa Thế Hữu, Tư Lệnh Quân Khu Quảng Châu; Tư Lệnh Mặt Trận

Dương Đắc Chí, Tư Lệnh Quân Khu Côn Minh; Tư Lệnh Phó Mặt Trận

Zhang Tingfa, Tư Lệnh Không Quân QĐGPNDTQ, Tham Mưu Trưởng Mặt Trận

       Theo cuộc nghiên cứu của Mulvenon, 79% các nhà lănh đạo QĐGPNDTQ năm 1994 đă có một số h́nh thức của giáo dục cao cấp. 47 Ngược lại, các sĩ quan của năm 1979, những kẻ đă gia nhập QĐGPNDTQ trong các thập niên 1950 và 1960, hiếm khi có các tŕnh độ giáo dục vượt quá cấp thấp của trung học. 48

       Các sĩ quan QĐGPNDTQ theo đuổi các khuôn mẫu nghề nghiệp chuyên môn hóa hơn trong thập niên 1990 so với các năm trước đó, và các sĩ quan trẻ hơn được chuyên môn hóa nhiều hơn các sĩ quan lớn tuổi hơn. 49

       Như một kết quả của một hệ thống về hưu được cải thiện, tuổi trung b́nh của các sĩ quan ở mọi cấp của QĐGPNDTQ đă giảm xuống.  Tác giả Mulvenon nhận thấy rằng tuổi trung b́nh của các ủy viên của Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ) đă giảm 13 năm từ cuối thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990.  Vào năm 1994, theo cuộc nghiên cứu của tác giả Mulvenon, những kẻ nắm giữ các chức vụ cao cấp trong QĐGPNDTQ trẻ hơn ít nhất 6 tuổi so với lứa tuổi tối đa dành cho các cá nhân hội đủ điều kiện nắm giữ các công việc này. 50

 

Bảng 2: Các Sĩ Quan Từ Chiến Dịch Năm 1979 Sau Này Thăng Lên Các Cấp Cao Hơn

(chúc vụ năm 1979 ghi trong ngoặc).

Đại Tướng Zhang Wannian, về hưu với chức vụ Phó Chủ Tịch QUTƯ trong Tháng Mười Một, 2002 (tư lệnh sư đoàn và tư lệnh phó quân đoàn)

Đại Tướng Cao Gangchuan, được thăng từ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Trang Bị Vũ Khí lên Phó Chủ Tịch QUTƯ trong Tháng Mười Một, 2002 (được biệt phái đên sư đoàn bộ binh)

Đại Tướng Liang Guanglie, được thăng từ Tư Lệnh Quân Khu Nam Ninh lên Tổng Tham Mưu Trưởng trong Tháng Mười Một, 2002 (tư lệnh phó sư đoàn)

Đại Tướng Liao Xilong, được thăng từ Tư Lệnh Quân Khu Thành Đô lên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần (Tiếp Vận) trong Tháng Mười Một, 2002 (tư lệnh phó trung đoàn)

Đại Tướng Xing Shizhong, Viện Trưởng, Đại Học Quốc Pḥng (tham mưu trưởng sư đoàn)

Trung Tướng Liu Zhenwu, Tư Lệnh Quân Khu Quảng Châu (toán công tác từ quân khu được biệt phái đến sư đoàn bộ binh)

Trung Tướng Su Rongsheng, Tư Lệnh Phó Quân Khu Bắc Kinh (tư lệnh trung đoàn)

Trung Tướng Xiong Ziren, Tư Lệnh Lực Lượng Đồn Trú ở Hồng Kông (trưởng ban Tuyên Truyền, ban chính trị sư đoàn bộ binh) 

Trung Tướng Zhu Qi, Tư Lệnh Quân Khu Bắc Kinh (có lẽ ở cấp trung đoàn)

Thiếu Tướng Liu Yuejun, Tư Lệnh Tập Đoàn Quân 42d (đại đội trưởng)

       Ít sĩ quan QĐGPNDTQ có kinh nghiệm chiến đấu trong QĐGPNDTQ ngày nay.  Theo cuộc nghiên cứu về Sự Chuyên Nghiệp Hóa, chỉ có 46% đội ngũ sĩ quan của QĐGPNDTQ trong cuộc nghiên cứu là có kinh nghiệm chiến đấu.    

       Nếu các sử gia của HVTQCKHQS đang t́m kiếm một QĐGPNDTQ hiện đại với các binh sĩ có phẩm chất cao, các sĩ quan có năng lực, và một ṇng cốt các nhà lănh đạo đă trải nghiệm chiến đấu, khi đó kết quả th́ lẫn lộn.  Không có bằng chứng rằng người lính của QĐGPNDTQ ngày nay có bất kỳ điều ǵ khá hơn người cha của anh ta vào năm 1979.  Có bằng chứng rất đáng nể phục rằng đội ngũ sĩ quan th́ khá hơn ít nhất theo các tiêu chuẩn về học vấn, tuổi tác và huấn luyện.  Vẫn chưa có lực lượng ṇng cốt các cựu chiến binh chiến đấu để thúc đẩy QĐGPNDTQ tiến vào các sự chuẩn bị cho “việc thực”.

       Các nhà phân tích của HVTQCKHQS đă xác định chương tŕnh huấn luyện của QĐGPNDTQ như là một trong các nhược điểm của lực lượng đă xâm lăng Việt Nam trong năm 1979.  Trong thập niên 1990, cải cách về huấn luyện đă là một ưu tiên hàng đầu cho QĐGPNDTQ.  Ngược lại, QĐGPNDTQ của hồi cuối thập niên 1970 đă chỉ thực hiện rất ít việc huấn luyện.  Một tác giả trong tờ Giải Phóng Quân Báo đă ghi nhận trong năm 1978 rằng, “việc huấn luyện quân sự th́ không nghiêm ngặt, hay đôi khi …không có huấn luyện ǵ cả.  Một số binh sĩ đă ở trong các lực lượng vũ trang trong vài năm mà chưa hề sờ tới một khẩu súng trường và một số cán bộ không thể chỉ huy các bộ đội.  Các năng lực chiến đấu của toàn thể lực lượng vũ trang đă bị suy giảm một cách rơ rệt”. 51

       Để đảo ngược bằng chứng của sự suy giảm mà họ đă nh́n thấy trên các chiến trường ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, các nhà lănh đạo của QĐGPNDTQ đă khởi sự một loạt các chương tŕnh huấn luyện mới cho QĐGPNDTQ.  Các chương tŕnh này đă tăng trưởng từ một kích thước khiêm tốn trong thập niên 1980 đến mức độ lớn hơn nhiều trong thập niên 1990.  Trong thập niên 1980, các nhà phân tích cũng được nhận thấy như tác giả Ellis Joffe, đang thảo luận về các sự tập luyện đơn độc và, có lẽ , một sự tập luyện quan trọng trong 2 hay 3 năm.   Vào giữa thập niên 1990, các phân tích gia đă xác định được từ mười đến hai mươi cuộc tập luyện mỗi năm trong các năm từ 1991 đến 1995. 52 Cùng lúc, tính phức tạp của các sự sự thực tập huấn luyện đă gia tăng.  QĐGPNDTQ đă băi bỏ sự tập luyện tương đối cố định công tác đơn độc thay bằng sự tập luyện đa công tác trên quy mô rộng lớn và kết hợp các binh chủng.  Để làm cho việc huấn luyện các sự tập luyện này có tính chất thử thách hơn nữa, QĐGPNDTQ thường xuyên thực hiện các sự thao diễn tại khu vực mà QĐGPNDTQ ước định tranh chấp trong trường hợp có chiến tranh.  Sự huấn luyện trong phạm vi các sự thao diễn cũng thay đổi.  QĐGPNDTQ đă phục hồi sự huấn luyện của nó về các chiến thuật, thuật lănh đạo đơn vị nhỏ, và các kỹ năng quân sự.  Nếu QĐGPNDTQ đă có một đội ngũ các sĩ quan khá hơn trong thập niên 1990, chương tŕnh huấn luyện tái phục hồi sinh khí đă là một phương cách hoàn hảo để dàn trải họ đến mức độ rằng các lỗi của Chiến Dịch 1979 sẽ không bao giờ được lập lại.

       QĐGPNDTQ năm 1979 đă không có các hạ sĩ quan làm chất xúc tác chủ yếu của các chiến thuật sử dụng đơn vị nhỏ.  Các hạ sĩ quan là các nhà chỉ huy động viên và chỉ thị các binh sĩ trong thời điểm cốt yếu khi đơn vị cách xa địch quân trong ṿng vài thước.  V́ thế, bất kỳ sự thay đổi chiến thuật thực sự nào đều phải bắt đầu với sự tạo lập một đội ngũ các hạ sĩ quan.  Trong những năm gần đây, có bằng chứng về các binh sĩ vẫn nằm ở các cấp bực lính trưng binh sau các năm trưng binh bắt buộc đă được chấm dứt.  Mặc dù chúng ta không hay biết được tŕnh độ năng lực của các binh sĩ này hay mức độ thẩm quyền mà họ hành sử, sự nh́n nhận sự hiện hữu của họ có thể là một bước tiến tới trong lănh vực chiến thuật.

       Bài học chiến thuật căn bản của Chiến Dịch Năm 1979 là các chiến thuật của QĐGPNDTQ th́ gần giống như các cuộc tấn công bằng bộ binh tập trung đông đảo của thời quá khứ hơn là các chiến thuật pháo binh và di chuyển/pháo binh và vận đông chiến của một quân đội hiện đại.  Các nhà nghiên cứu của HVTQCKHQD có nh́n nhận vấn đề này hay không? QĐGPNDTQ đă có giải quyết vấn đề này không?  Rất ít điều được hay biết về các chiến thuật của QĐGPNDTQ trong thập niên 1990.  Một số học giả đă gắng sức để cập nhật hóa sự hiểu biết của chúng ta về các chiến thuật của Trung Quốc nhưng các sự giải thích như thế không mấy nhiều hơn sự thảo luận về các từ ngữ mới nhất mà phía Trung Quốc đang sử dụng để mô tả một hành động có thể dễ dàng thích hợp ở mức độ chiến thuật hay điều hành cuộc chiến tranh. 53 Do đó, điều không rơ rệt là liệu Trung Quốc có sửa chữa các vấn đề và lĩnh hội được các bài học của Chiến Dịch năm 1979 hay không.

       “Sự thành lập đă không hữu lư” là một sự phát biểu đơn giản bởi các nhà nghiên cứu của HVTQCKHQS để chuyên chở một ư tưởng lớn lao.  Các sự tổ chức quân  đội không phải để dành cho các cuộc diễn hành.  Chúng phải có ư nghĩa trên chiến trường bởi v́ sự tổ chức một đơn vị quân đội, khi được kết hợp với các yếu tố khác, khiến cho một đơn vị thành một lực lượng giao chiến hữu hiệu hay một “toán khai hỏa xoay ṿng” (circular firing squad).  QĐGPNDTQ đă không có một sự thành lập hữu lư cho Chiến Dịch năm 1979 bởi v́ nó bị cơng trên lưng một sự thành lập đă tăng trưởng trong suốt một sự vắng mặt kéo dài, gần như liên tục, các sự giao tranh với nước ngoài từ năm 1953 đến 1979. 54

       QĐGPNDTQ đă thực hiện một vài bước tiến để hợp lư hóa sự thành lập của nó trong các năm tiếp theo sau Chiến Dịch năm 1979.  Trong các năm 1985-86, QĐGPNDTQ đă biến đổi 36 “quân đoàn” (army/corps; jun) thành 24 “đoàn quân kết hợp” (group armies) (jituanjun: tập đoàn quân?). 55 Sự thay đổi này đă buộc sự vận động khác nhau, sự yểm trợ pháo binh, yểm trợ chiến đấu, và các thành phần yểm trợ công tác chiến chiến đấu phải phối hợp một cách chặt chẽ.  Bởi v́ các tập đoàn quân đă có một tư lệnh và một ban tham mưu và các đơn vị của chúng có thể huấn luyện và bố trí cùng với nhau, sự xuất hiện của tập quân đoàn đă là một bước tiến quan trọng hướng đến việc hợp lư hóa sự thành lập của QĐGPNDTQ và giải quyết một số vấn đề phối hợp vốn đă làm phiền QĐGPNDTQ trong năm 1979. 

       Biện pháp kế tiếp mà QĐGPNDTQ đă thực hiện để hợp lư hóa sự thành lập của nó là việc tái tổ chức vài sư đoàn thành các lữ đoàn (brigades). 56 Mặc dù có các lợi ích về việc cắt giảm tốn phí hiển nhiên cung ứng cho QĐGPNDTQ trong việc giảm bớt quân số của các đơn vị này từ sư đoàn (khoảng 13,000 người) 57 xuống thành lữ đoàn (khoảng 5,000 người), có một lư do chiến thuật quan trọng hơn cho sự biến đổi này.  Một lữ đoàn là một lực lượng giao chiến gọn gàng và có thể dễ di động hơn.  Nó có thể được bố trí với một sự yểm trở chuyển vận tối thiểu, và, bởi v́ nó là một tổ chức phối hợp liên chủng, nó mang lại nhiều hỏa lực để giao chiến một cách rất mau lẹ.  Cơ cấu lữ đoàn cũng cắt giảm khoảng cách kiểm soát của tư lệnh đơn vị với ban tham mưu của ông ta và chính sự thay đổi đó hẳn phải chuyển dịch thành hiệu quả gia tăng.

       Sau cùng, QĐGPNDTQ đă hợp lư hóa sự tổ chức của nó qua việc du nhập các binh chủng mới để yểm trợ cho các binh chủng chiến đấu truyền thống: bộ binh, thiết giáp, và pháo binh.  Thí dụ, vào cuối của thập niên 1990, QĐGPNDTQ đă khởi sự bố trí máy bay trực thăng và các lữ đoàn và trung đoàn dành cho các hoạt động đặc biệt.  Các đơn vị này, vốn là các bộ phận then chốt trong các lực lượng phản ứng nhanh của QĐGPNDTQ, được bố trí để cung cấp một sự bổ sung mạnh mẽ cho các tập đoàn quân và các lữ đoàn.  Các đơn vị mới này đă mang lại cho QĐGPNDTQ một loạt tập trung hóa các tích sản đă nâng cao các lực lượng của các binh chủng chiến đấu chính quy.  Sau khi có sự bố trí các loại lực lượng này, 58 QĐGPNDTQ đă có các khối kiến trúc cần thiết để tạo lập các lực lượng đáp ứng được thích ứng cho các t́nh trạng bất ngờ trong tương lai.

       Các nhà phân tích của HVTQCKHQS đă không bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ hệ thống tiếp vận của QĐGPNDTQ trong Chiến Dịch năm 1979; tuy thế, vào cuối thập niên 1990, QĐGPNDTQ đă khởi sự thực hiện một loạt các sự thay đổi quan trọng trong phương thức mà nó đảm nhận việc tiếp vận ở mọi cấp. 59 Trong năm 1979, năm trong mười quân đoàn xâm lăng Việt Nam đă không được giao phó cho hai quân khu giáp ranh với Việt Nam (Côn Minh và Quảng Châu), và, bởi v́ QĐGPNDTQ yểm trợ các đơn vị của nó từ một hệ thống nhà kho cố định, nó đă tạo ra một văn đề đáng kể trong việc tiếp tế cho các đơn vị to lớn đang giao tranh ở một nơi cách xa các căn cứ trong nước của chúng.  Các sự cải cách gần đây liên quan trực tiếp đến các vấn đề của Chiến Dịch năm 1979 đối phó với việc tiếp vận lưu động, việc tiêu chuẩn hóa các thủ tục tiếp tế, sự tiếp vận vượt cấp, và các sự cải thiện việc chuyên chở.  Tất cả các sự cải cách này, nếu được thi hành với sự sáng tạo và chu đáo, sẽ thay đổi một cách đáng kể các vấn đề mà QĐGPNDTQ đă gặp phải trong “sự tiếp vận cho sự tiêu dùng cuối cùng” (retail logistics), hệ thống tiếp tế trên chiến trường.

       Trong năm 1979, QĐGPNDTQ đă cần có một hệ thống tiếp vận lưu động để yểm trợ các đơn vị to lớn hoạt động cách xa cả ngh́n cây số hệ thống kho tiếp liệu thường lệ của chúng.  Các sự thử nghiệm gần đây bởi QĐGPNDTQ đă cố gắng tao lập một cơ cấu tiếp vận lưu động dựa trên các nhà kho cố định, “các nhà kho khẩn cấp”, và “các lữ đoàn yểm trợ khẩn cấp”.  Hệ thống mới này sẽ cho phép QĐGPNDTQ sửa chữa trang thiết bị tại các vị trí tiền phương và để thỏa măn các yêu cầu tiếp tế của các đơn vị được bố trí.  Mặc dù hệ thống mới được thiết kế cho các đơn vị phản ứng nhanh chóng mới lập của Trung Quốc, các đơn vị “quả đấm” (fists), nó cũng có thể là giải pháp cho vấn đề mà các đơn vị được điều động đă gặp phải trong năm 1979. 60

       QĐGPNDTQ đang tiêu chuẩn hóa các bộ phận trang thiết bị, các thủ tục tiếp tế, và hệ thống thu mua của nó.  QĐGPNDTQ của năm 1979 đă có một đống hổ lốn trang thiết bị và các thủ tục bởi v́, theo học thuyết quân sự của họ Mao, mọi đơn vị và mọi quân khu đă phải tự túc đến mức khả dĩ.  Hậu quả, các nhà máy nhỏ, địa phương, đă chế tạo ra khối lượng lớn lao trang thiết bị của QĐGPNDTQ.  Các nhà chế tạo địa phương có nghĩa các tiêu chuẩn, các thủ tục, và các sự chấp nhận địa phương.  Một giá ba chân súng cối từ Quân Khu Vũ Hán không nhất thiết thích hợp với ṇng súng cối của Quân Khu Côn Minh.  Một hệ thống được tiêu chuẩn hóa sẽ sửa chữa t́nh trạng này. 61

Ngoài việc tiêu chuẩn hóa và các kế hoạch tiếp vận khẩn cấp hay lưu động, QĐGPNDTQ năm 1979 đă cần đến một hệ thống nhanh nhẹn hơn để chuyển giao đồ tiếp tế đến các đơn vị chiến đấu.  Để giải quyết vấn đề này, một khi nó hẳn đă phải xuất hiện trong sự bố trí các đơn vị “quả đấm”, QĐGPNDTQ đang thử nghiệm “sự tiếp vận vượt quá” (skip echelon logistics) và sự điều ḥa nhập lượng (throughput) nhanh hơn của đồ tiếp liệu được vận chuyển.  Sự tiếp vận vượt cấp cho phép các kẻ quản trị tiếp vận ở quân khu giữ các đường dây trực tiếp với các đơn vị cấp thấp hơn đang hoạt động tại mặt trận.  Điều này có nghĩa một đơn vị có thể yêu cầu và nhận được đồ tiếp tế hay trang thiết bị mà không phải chuyển các yêu cầu của nó qua nhiều cấp chỉ huy khác nhau trong tổ chức.  Nhà kho quân khu gửi các giá ba chân súng cối hay pin máy truyền tin trực tiếp đến lữ đoàn trong sự giao tiếp đă đưa ra lời yêu cầu. 62 Sự điều tiết nhập lượng nhanh hơn có nghĩa QĐGPNDTQ đang cố gắng loại bỏ các sự tŕ hoăn lâu dài gây phiền nhiễu cho các đồ tiếp tế khi chúng được gửi từ các nhà kho đă phân phối chúng đến các đơn vị và các nhà kho ở các cấp thấp hơn.  Giống như sự tiếp vận vượt cấp, các nhịp độ điều tiết nhập lượng được cải thiện làm gia tăng cơ hội chuyển giao quân dụng đến nơi yêu cầu trong một thời lượng khả dĩ ngắn nhất. 63

Biện pháp then chốt cho sự hữu hiệu của bất kỳ hệ thống tiếp vận nào là: nó có chuyển đúng “vật liệu” cho đúng người lính vào đúng thời điểm hay không? Đo lường theo tiêu chuẩn này, QĐGPNDTQ đă có một hệ thống tiếp vận khiếm khuyết trong năm 1979.  QĐGPNDTQ trong thiên niên kỷ mới đă nỗ lực để sửa chữa nhiều vấn đề bởi các loại vấn đề tiếp vận mà các đơn vị “quả đấm” ngày nay th́ rất giống với các khó khăn mà các đơn vị được bố trí đă gặp phải trong năm 1979.  Chỉ có thời gian mới có thể cho hay là họ có thành công hay không.

 

Các Bài Học Không Được Lượng Định

        Bất kỳ nỗ lực nào để t́m hiểu các bài học mà QĐGPNDTQ đă lĩnh hội được từ Chiến Dịch năm 1979 đều không thể né tránh cảm giác rằng QĐGPNDTQ đă không hoàn toàn thẳng thắn với chính bản thân nó.  Tất cả các vần đề mà nhiều tác giả khác nhau thảo luận đều là các vấn đề nằm trong các lănh vực mà QĐGPNDTQ đă cố gắng cải cách trong hai thập niên qua.  Nhưng, có nhiều vấn đề khác trong Chiến Dịch năm 1979 mà QĐGPNDTQ đă không thảo luận đến.  Các vấn đề này cần sự sửa chữa.  Thí dụ:

       - Các tác giả của QĐGPNDTQ không đề cập đến ưu thế vượt trội của không quân hay sự yểm trợ không quân cận chiến (close air support).  Ngay dù phía Việt Nam có thực hiện khoảng vài chục phi vụ nhảy dù tiếp tế để yểm trợ các lực lượng của họ trong sự pḥng thủ chống lại các lực lượng Trung Quốc, phía Trung Quốc không có ư kiến ǵ về một tuyến tiếp tế bằng đường trên không hay ưu thế vượt trội của không quân để khước từ một tuyến tiếp liệu như thế cho địch thủ. 64

       - Mặc dù các lực lượng Trung Quốc bị kiệt quệ bởi các cuộc tấn kích của đặc công Việt Nam, phía Trung Quốc không hề đề cập đến sự khiếm khuyết của chính họ về một năng lực tưong tự.  Nếu đă có một bộ tư lệnh đặc công Trung Quốc, tương tự như Binh Chủng Đặc Công [tiếng Viết trong nguyên bản, chú của người dịch], phía Trung Quốc sẽ có khả năng để chia cắt rời nhau các đơn vị Việt Nam tại Lạng Sơn và mang trận đánh đến một sự kết thúc thuận lợi hơn.

       - Trong năm 1979, QĐGPNDTQ đă không có cấp bậc và huy hiệu.  Sự kiện đơn giản này dẫn dắt đến sự nhầm lẫn trên chiến trường.  Phải đợi măi cho đến năm 1988, vấn đề này mới được sửa chữa với sự tái lập các cấp bậc.

       QĐGPNDTQ đă thực hiện quá nhiều sự thay đổi trong nhiều năm kể từ chiến dịch năm 1979 đến nỗi thật khó khăn để nối kết các sự sửa đổi cụ thể với các vấn đề cụ thể.  Sinh lực để cải cách các sự tổ chức của QĐGPNDTQ gần như chắc chắn đến từ kinh nghiệm của nó trong năm 1979.  Nhưng trong các năm nằm giữa, đă có các cuộc chiến tranh khác, và phía Trung Quốc đều có nghiên cứu về chúng, kể cả kinh nghiệm của Anh Quốc tại quần đảo Falklands và các kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh Ba Tư, ở Kosovo, Bosnia, và tại Iraq ngày nay.  Kết quả, thật khó khăn để phân biệt mức độ ở đó QĐGPNDTQ đă học hỏi được các bài học từ Chiến Dịch năm 1979 hay từ các chiến dịch gần đây hơn.  Sau khi nh́n vào các vấn đề và các sự cải cách, có thể là trong khi Chiến Dịch năm 1979 đă là động lực cho sự cải cách, các sự sửa đổi, nói chung, đă là kết quả của việc QĐGPNDTQ đi t́m kiếm các giải pháp từ một loạt rộng răi các nguồn gốc khác nhau./-

___

CHÚ THÍCH

1. Anne Gilks, The Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 1970-1979, Berkeley: Institute of East Asian Studies, University of California, 1992, rải rác.  Muốn có các sự tóm lược ngắn gọn về t́nh h́nh dẫn đến cuộc “hoàn kích tự vệ” và các giai đoạn của cuộc hành quân, xem Jiang Xiyi, biên tập, Zhongguo Renmin Jiefangjun Dashidian (Các Biến Cố Trọng Đại của QĐGPNDTQ), Tianjin: People’s Publishers, 1992, các trang 1722-1724; và Deng Lixiang và Hong Wujie, đồng biên tập, Zhongguo Renmin Jieganjun, shang (Trung Quốc Nhân Dân Giải Phóng Quân, tập thượng), Beijing: Modern China Publishers, 1984, các trang 329-333.

2. King C. Chen, China’s War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions and Implications, Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1987, trang 114.  Tác giả Chen nói phía Trung Quốc tổn thất 26,000 quân nhân bị chết, và 37,000 người bị thương.  Ông tin tưởng rằng phía Việt Nam có 30,000 binh sĩ bị chết và 32,000 người bị thương.  Phía Trung Quốc đă trao trả 1,638 tù binh Việt Nam đổi lấy 260 tù binh Trung Quốc.  Tác giả Nayan Chanda tường thuật rằng phía Trung Quốc đă bắt giữ “khoảng 2,000 người Việt Nam” trong khi Việt Nam bắt giữ “ít hơn 1,000 quân Trung Quốc”.  Xem, “A Breather Between Rounds” trong tờ Far Eastern Economic Review (từ giờ trở đi viết tắt là FEER), 20 Tháng Tư, 1979, trang 17.  Một ấn phẩm có liên hệ với CHNDTQ tại Hồng Kông tường thuật 800 tù binh Việt Nam dọc theo mặt trận Quảng Tây và 700 tù binh khác dọc theo mặt trận Vân Nam.  Xem, “Sino-Vietnamese Leakout”, trong Xiandai Junshi, CONMILIT, Tháng Năm 1979, trang 32.  Tờ Beijing Review có cung cấp một phần các con số tù binh khi tường thuật cuộc trao đổi ngày 21 Tháng Năm, 1979 số 120 tù biunh Việt Nam và 43 tù binh Trung Quốc.  Xem “China Releases First Group of Captured Vietnamese Armed Personnel” trong tờ Beijing Review, số 21, ngày 25 Tháng Năm, 1979, trang 6; về cuộc phóng thích ngày 28 Tháng Năm con số 118 tù binh Việt Nam và cuộc phóng thích ngày 5 Tháng Sáu con số 487 tù binh Việt Nam, xem “China Releases Third Group of Captured Vietnamese” trong Beijing Review, số 24, ngày 15 Tháng Sáu, 1979, các trang 26-27.

3. Tiêu điểm của chương sách này là về các bài học lĩnh hội được trong chiến dịch ngắn ngủi Tháng Hai - Tháng Ba năm 1979.  Kinh nghiệm lănh đạo cũng vậy, chỉ được đề cập tới trong thời kỳ xác định này.  Chúng tôi công nhận các cuộc đụng độ cấp trung và sư đoàn xảy ra trong các giai đoạn tiếp nối của cuộc xung đột Trung – Việt vẫn tiếp tục cho đến năm 1991, nhưng sự phân tích thời kỳ đó được dành lại cho một bài viết tương lai.

4. Nguồn tin chính yếu  cho quan điểm của các khóa sinh tại Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu là một tài liệu nội bộ được soạn thảo bởi Ban Cán Bộ, Pḥng Chính Trị Tiền Phương Quân Khu Quảng Châu, Zhong Yue Bianjing Ziwei Haunji Zuozhan Ganbu Gongzuo Ziliao Huibian (Sưu tập Các Tài Liệu về Công Tác Cán Bộ trong Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ tại Biên Giới Trung – Viêt), không ghi nơi xuất bản: Xuất bản bởi ban biên soạn, Tháng Năm 1979, trang 222.  Từ giờ trở đi viết tắt là GGZH).

5. Ban Lịch Sử Quân Đội của Học Viện Các Khoa Học Quân Sự, Trung Quốc Nhân Dân Giải Phóng Quân Thât Thâp Niên, (Zhongguo Renmin Jiefangjun Qishi Nian), Beijing: Academy of Military Sciences Publishers, 1997.  Từ giờ trở đi viết tắt là QN.

6. Sau năm 1981, “các trường bộ bính: infantry schools” trở thành “các trường lục quân: army schools”.  Các phân tích gia nhận biết trường này là “Trương Lục Quân tại Quế Lâm: Guilin Army School”.  Để giảm bớt sự lẫn lộn, chúng tôi đă sử dụng danh từ “trường bộ binh” trong suốt chương sách này phù hợp với căn cước của đơn vị trong các nguồn tài liệu của chúng tôi.

7. Sự chỉ trích các chiến thuật của Trung Quốc không bị giới hạn trong ṿng các sự lượng định nội bộ.  Hai năm sau cuộc hành quân năm 1979, một tập phân tích ảnh chụp dầy 190 trang về cuộc chiến tranh có cảm t́nh và rơ ràng được soạn thảo với các tài liệu cung cấp bởi QĐGPNDTQ đă tường thuật:

Các binh sĩ Trung Quốc là các chiến sĩ tốt.  Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Trung – Việt, họ đă bộc lộ ra các khiếm khuyết – không thích nghi với chiến tranh hiện đại, đến các sự yếu kém về truyền tin và vận chuyển.  Hơn nữa, chiến tranh với đội h́nh to lớn, sử dụng các chiến thuật làn sóng người, th́ không thích hợp cho các cuộc hành quân tại xứ sở nhiều núi non.  Sự truyền tin yếu kém, một số đại đội và trung đội Trung Quốc đă mất liên lạc với các lực lượng chủ yếu và phải chịu các tổn thất nặng nề.

       Li Man Kin, Sino-Vietnamese War, Hong Kong: Kingsway International Publications, Ltd., 1981, trang 189.

8. GGZH, trang 222.

9. GGZH, trang 222.

10. GGZH, các trang 222-223.  Tác giả David Bonavia đưa ra một giải đáp trong bài tường thuật của ông rằng các bộ đội QĐGPNDTQ đang tấn công đă lấy làm khó hiểu khi nh́n thấy các bộ da trâu nước được treo bên ngoài các ngôi nhà Việt Nam tại các làng xă gần biên giới.  Sau đó các bộ đội đă nhận ra rằng các đơn vị đi trước của chính họ đă lùa con vật qua khắp các băi ḿn được đặt bởi quân đội Việt Nam, làm nổ các quả ḿn trước khi các binh sĩ nối bước theo”.  Bonavia đă quy chiếu nguồn tin nguyên thủy của sự tường thuật này cho tờ Zheng Ming, một tạp chí hàng tháng thân CHNDTQ khi đó, được xuất bản tại Hồng Kông.  Xem, “Lessons of the 16-Day Battle”, trong FEER, 4 Tháng Năm, 1979, trang 11.

11. GGZH, các trang 222-223.

12. GGZH, trang 223.

13. GGZH, trang 220.

14. Tổng Cục Chính Trị, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, Zhong-Yue Bianjing Ziwei Huanji Zuozhan Zhengzhi Jingyan Xuanbian (Tuyển Tập về Các Kinh Nghiệm của Công Tác Chính Trị trong Cuộc Hoàn Kích Tự Vệ tại Biên Giới Trung – Việt), Tập 1, Beijing: Chinese People’s Liberation Army Military Publishers, 1980, trang 161.

15. Cùng nơi dẫn trên, Tập 2, trang 195.

16. GGZH, trang 224.

17. Gần như chắc chắn đă có các sự phân tích “các đôi giầy cao cổ đẫm bùn [chỉ bộ binh]: muddy boots” khác về chiến dịch bởi các đơn vị khác.  Rất tiếc, bản phân tích bởi Trường Bộ Binh Quân Khu Quảng Châu là bản văn duy nhất được cung ứng vào lúc soạn thảo bài viết này.

18. Song Shilun, chủ biên của Các Tập Về Quân Sự, Zhongguo Da Baike Quanshu (Trung Quốc Đại Bách Khoa Toàn Thư), Các Tập Về Quân Sự I-II, Beijing: Chinese Encyclopedia Publishers, 1989, Tập 1, trang 64.  Từ giờ trở đi viết tắt là ZDBQ.

19. ZDBQ, trang 64.

20. Đặng Tiểu B́nh, người giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng trong suốt cuộc chiến tranh 1979, đă trưng dẫn các kinh nghiệm chiến tranh như một phần của sự biện minh cho các sự cải cách quan trọng về huấn luyện và cấu trúc của QĐGPNDTQ đă được thi hành trong thập niên 1980 theo sau bài diễn văn hôm 12 Tháng Ba, 1980 của ông ta, tại một phiên họp mở rộng của Quân Ủy.  “Streamline the Army and Raise Its Combat Effectiveness: Tinh Giản Quân Đội và Nâng Cao Hiệu Năng Chiến Đâu Của Nó”, Selected Works of Deng Xiaoping, 1975-1982, Beijing: Foreign Languages Press, 1984, các trang 269-275.

21. Harlan W. Jencks, From Muskets to Missiles: Politics and Professionalism in the Chinese Army, 1945-1981, Boulder, CO: Westview Press 1982, trang 151.

22. ZDBQ, các trang 1232-1233.  Một sự giải thích sâu rộng hơn về cùng các nguyên tác chiến thuật xuất hiện trong sách của Li Chengxiang cùng các tác giả khác, Zhanjixue Jiqu (Căn Bản Cho Sự Nghiên Cứu Chiến Thuật), Beijing: National Defense University Press, 1986, các trang 98-121.

23. ZDBQ, Tập 2, các trang 809-810.

24. Nanfang Ribao, 10 Tháng Tám, 1979, JPRS, số 14, 7 Tháng Chín, 1979, trang 13.  Tôi xin cám ơn Paul C. Marks, “The Sino-Vietnamese War of 1979 and China’s Military Modernization”, Luận Án Cao Học chưa xuất bản, School of Oriental and ASfrican Studies, University of London, 1988, trang 39.

25. QĐGPNDTQ đă tái duyệt và sửa chữa quyết liệt chương tŕnh huấn luyện của nó một cách định kỳ trong nhiều năm kể từ sau cuộc Chiến Tranh 1979.  Sự tại xét gần đây nhất được loan báo hồi đầu năm 2002 trong một bài tường thuật báo chí của Tân Hoa Xă có cho hay:

Quân Đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc sẽ thi hành sự huấn luyện quân sự trong năm nay dưới một đề cương tổng quát vừa mới được ban hành bởi Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc.  Đề cương tổng quát đúc kết các kinh nghiệm mà QĐGPNDTQ thu thập được từ các chương tŕnh huấn luyện quân sự cấp tốc của nó trong ba năm qua, và là một bước tiến nhảy vọt cách mạng so với các lư thuyết truyền thống về huấn luyện quân sự.

       Beijing: Xinhua News Agency, bằng Anh ngữ, ngày 9 Tháng Một, 2002, trong Foreign Broadcast Information Service (từ giờ trở đi viết tắt là FBIS), CPP20020109000126.

26. Defense Intelligence Agency, Handbook of the Chinese People’s Liberation Army, Washington, DC: U.S. Government Printing Office, 1984, trang 51.  

27. Defense Intelligence Agency, Handbook of the Chinese Armed Forces, Washington, DC: U.S. Government Printing Office, 1975, trang A-17.

28. Sự lượng định này được dựa trên sự quan sát cá nhân và các cuộc phỏng vấn tại Trung Quốc và Hồng Kông.

29. Lonnie D. Henley, “Officier Education in the Chinese PLA”, tạp chí Problems of Communism, Tháng Năm – Tháng Sáu 1987, các trang 64-65.

30. Jiefangjun Báo (Giải Phóng Quân Báo), 9 Tháng Mười Hai, 1982.  Được trích dẫn trong sách của Marks, trang 33.

31. Cùng nơi dẫn trên, 15 Tháng Một, 1983.  Được trích dẫn trong sách của Marks, trang 34.   

32. Tai Ming Chueng, “Reforming the Dragon’s Tail”, trong sách của James R. Liley và David Shambaugh, China’s Military Faces the Future, Armonk, NY: M. E. Sharpe, 1999, trang 240.

33. Trong năm 1985, một trong các tác giả đă đi theo phái đoàn tiếp vận của QĐGPNDTQ sang Hoa Kỳ.  Trong diễn tiến của vài cuộc thảo luận, một sĩ quan QĐGPNDTQ, một sĩ quan tham mưu tiếp vận cấp thấp trong chiến dịch 1979, có nói với tác giả rằng sự vận tải, đồ tiếp liệu, và sự cung cấp các bộ phận rời th́ quá tệ hại, ông ta đă bị buộc phải phái người từ đơn vị của ông đến các nhà máy nơi một số trang thiết bị của ông được chế tạo hầu bảo đảm ông có được các bộ phận thay thế chính xác.  Hiển nhiên, đây là một h́nh ảnh thu nhỏ của một hệ thống tiếp vận không có hiệu năng.

34. Nan Li, “The PLA’s Evolving Warfighting Doctrine, Strategy and Tactics, 1985-1995: A Chinese Perspective”, trong sách của David Shambaugh và Richard H. Yang, China’s Military in Transition, Oxford: Oxford University Press, 1997, trang 191.

35. Sự b́nh thường hóa với Việt Nam làm giảm thiểu khả tính rằng Trung Quốc sẽ can dự vào một “bài học thứ nh́” và Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh [Ba Tư] (Gulf War) đang mang lại cho QĐGPNDTQ một tiêu chuẩn mới và rất khác biệt về các hoạt động quân sự để thi đua.  Nếu Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh là cuộc chiến tranh “hậu hiện đại” đầu tiên hay cuộc chiến tranh “đặt trên các hiệu quả”, khi đó tính khẩn cấp của việc phân tích chiến tranh “hiện đại” của năm 1979 ngày càng trở nên ít đi.  Xem You Ji, The Armed Forces of China, London & New York: I. B. Tauris, 1999, để có một lượng định sơ khởi về Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh trên sự hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

36.  Ban Lịch Sử Quân Đội của Học Viện Các Khoa Học Quân Sự, Trung Quốc Nhân Dân Giải Phóng Quân Thât Thâp Niên, (Zhongguo Renmin Jiefangjun Qishi Nian), Beijing: Academy of Military Sciences Publishers, 1997. 

37. QN, trang 612.  Có vào khoảng 80-90 huyện (quận) và thị trấn tại bốn tỉnh vào năm 1979.  Ngày nay, có 93 huyện và thị trấn trong cùng khu vực.

38. QN, trang 613.

39. QN, trang 613.

40. QN, trang 613.

41. Các sự điều hành chiến tranh dựa trên các hiệu ứng là các hành động tạo ra sự hoạt động hướng đến kết quả được nhắm làm thay đổi động thái của địch quân.  Các sự điều hành này nhắm vào tiến tŕnh cấu tạo quyết định và khả năng hành động trong một cung cách mạch lạc của địch thủ.  Phần thưởng cụ thể trong việc thực hiện chiến tranh dựa trên các hiệu ứng là nó thu ngắn sự chiến đấu bằng việc khiến cho địch thủ phải đầu hàng sớm hơn trước khi các phương tiện kháng cự của địch thủ bị kiệt quệ.  Được rút ra từ tác giả Edward A. Smith, “Network-centric Warfare: What’s the Point”, trong tạp chí Naval War College Review, Winter 1997, Tập LIV, Số 1, trang 64.

42. Cuộc thảo luận này về việc tuyển dụng nhân viên được rút ra từ bài viết của June Teufel Dreyer, “Recent Developments in the Chinese Military”, trong sách đồng biên tập bởi David A. Graff và Robin Higham, A Military History of China, Boulder, CO: Westview Press, 2002, các trang 294-295.

43. James C. Mulvenon, Professionalization of the Senior Chinese Officer Corps: Trends and Implications, Santa Monica, CA: Rand, 1997.

44. Xiang Xu, biên tập, Zhongguo Renmin Jiefangjun Junguan Shouce, Lujun Fence (Cẩm Nang Của Sĩ Quan Lục Quân Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, Tập về Lục Quân), Qingdao: Qingdao Publishers, 1991, các trang 797-805.

45. Harlan W. Jencks, “China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment”, trong Asian Survey, Tập XIX, số 8, Tháng Tám 1979, các trang 805-806.

46. Nguồn tin về Zhang Wannian là từ bài “Zhang Wannian Takes Ciommand of Military Exercises” trong FBIS HK1303050996, Hong Kong, Sing Tao Jih Pao, bằng tiếng Hán, 13 Tháng Ba, 1996, trang A3.  Nguồn tin về Cao Gangchuan là cuộc phỏng vấn cá nhân tại Bắc Kinh.  Nguồn tin về Liang Guanglie là bài “New Shenyang, Lanzhou Commanders Profiled”, trong FBIS OW2104021098, Kuang Chiao Ching, Wide Angle, bằng tiếng Hán, số 306, 16 Tháng Ba, 1998, các trang 78-79.  Cũng xem “Liang Guanglie – Member of CPC Central Military Commission”, Xinhua News Agency, trong FBIS CPP20021115000165, 15 Tháng Mười Một 2002.  Nguồn tin về Liao Xilong là bài “Liao Xilong Named Chengdu Region Commander” trong FBIS HK2911043295, Lien Ho Pao, bằng tiếng Hán, 29 Tháng Mười Một, 1995, trang 8; cũng xem Lin Chieh, “Liao Xilóngs Accession to the Central Military Commission Will Help Hu Assume the Reins of Military Power”, trong FBIS, CPP200221121000017, Hong Kong Hsin Pao (Hong Kong Economic Journal), bằng tiếng Hán, 21 Tháng Mười Một, 2002, trang 9.  Nguồn tin về Xing Shizhong là bài “Profiles of 10 Newly Promoted Generals” trong FBIS OW0805092998, Kuang Chiao Ching, bằng tiếng Hán, số 307, 16 Tháng Tư, 1998, các trang 50-53.  Nguồn tin về Liu Zhenwu và Xiong Ziren là bài “Hong Kong Garrison Generals Profiled” trong FBIS HK0107081797, Renmin Ribao, bằng tiếng Hán, 23 Tháng Sáu, 1997, trang 7.  Về Xiong Ziren, cũng xem bài “Political Commissar for HK Troops Profiled”, trong FBIS HK0708080596, Wen Wei Po, bằng tiếng Hán, 1 Tháng Tám, 1996.  Nguồn tin về Su Rongsheng là cuộc phỏng vấn cá nhân với các sĩ quan tham mưu của QĐGPNDTQ tại Bắc Kinh.  Nguồn tin về Zhu Qi là bài “HK Magazine Views Reorganization of PLA Leadership, Rise of “Princelings”, trong FBIS CPP20020605000089, Cheng Ming, bằng tiếng Hán, 1 Tháng Sáu, 2002, số 296, các trang 47-48.  Nguồn tin về Liu Yuejun là bài “PLA Macao SAR Garrison Leaders Said Educated, Capable”, trong FBIS OW1211111799, Xinhua News Agency, bằng tiếng Anh, 12 Tháng Mười Một, 1999.

47. Mulvenon, trang 18.

48. Henley, trang 70.

49. Mulvenon, trang 31.

50. Mulvenon, trang 42.

51. Jiefangjun Bao (Giải Phóng Quân Báo), 24 Tháng Hai, 1978, trong sách của Ellis Joffe, The Chinese Army after Mao, trang 144.

52. Joffe, trang 144, và Dennis J. Blasko, Philip T. Klapakis, và John F. Corbett, Jr., “Training Tomorrow’s PLA: A Mixed Bag of Tricks”, trong sách đồng biên tập bởi David Shambaugh và Richard H. Yang, China’s Military in Transition, trang 252.

53. Muốn có thí dụ, xem Nan Li, “The PLA’s Warfighting Doctrine, Strategy and Tactics, 1985-1998: A Chinese Perspective”, trong sách đồng biên tập bởi David Shambaugh và Richard H. Yang, China’s Military in Transition, các trang 190-191.

54. Đựoc dùng trong cuộc nghiên cứu này, sự ấn định (biên chế) một đội quân hay một đơn vị thuộc một đội quân là quân số, các sự phân công và các tŕnh độ của các binh sĩ và khí giới được giao phó cho đội quân hay đơn vị.  Tại Hoa Kỳ, tương đương gần nhất là bảng tổ chức và trang thiết bị (table of organization and equipment: TO&E).

55. Nan Li, trang 191.  Con số từ đó được giảm xuống c̣n 21.

56. Dennis J. Blasko, “PLA Force Structure: A 20-Year Retrospective” trong sách đồng biên tập bởi James C. Mulvenon, và Andrew N. D. Yang, Seeking Truth from Facts: A Retrospective on Chinese Military Studies in the Post-Mao Era, Santa Monica: Rand, 2001, trang 57.  Trong đợt tinh giản và tái cấu trúc gần nhất diễn ra vào nửa sau của thập niên 1990, QĐGPNDTQ đă cắt giảm số sư đoàn từ hơn 100 xuống c̣n khoảng 50.  Nhiều sư đoàn bị cắt giảm đă được tái cấu trúc thành các lữ đoàn (brigades).  Xem, U.S. Department of Defense “Annual Report on the Military Power of the People’s Republic of China”, được công bố ngày 12 Tháng Bảy, 2002, trang 16.  Trong cùng thời kỳ này, 14 sư đoàn của QĐGPNDTQ cũng được biến cải thành các sư đoàn Cảnh Sát Vũ Trang Nhân Dân, xem Dennis Blasko và John F. Corbett, Jr., “No More Tiananmen’s: The People’s Armed Police and Stability in China, 1997”, The China Strategic Review, Tập III, số I, Mùa Xuân 1998, các trang 80-103.

57. Handbook on the Chinese Armed Forces, trang A-3.  Quân số của lữ đoàn là số ước lượng của tác giả.

58. Dĩ nhiên, các lực lượng hoạt động đặc biệt và trực thăng không phải là các đơn vị “bổ túc” duy nhất được bố trí.  QĐGPNDTQ có bố trí các đơn vị truyền tin, vận tải, pḥng không và các đơn vị thuộc các binh chủng khác cùng một lúc.

59. Lonnie Henley, “PLA Logistics and Doctrine Reform, 1999-2009”, trong sách biên tập bởi Susan M. Puska, The People’s Liberation Army After Next, Carlisle, PA: The Strategic Studies Institute, 2000, các trang 55-77.  Chúng tôi xin cám ơn tác giả Henley về việc cung cấp bài viết này cho chúng tôi.  Chúng tôi đă dựa rất nhiều vào bài khảo cứu của ông.

60. Cùng nơi dẫn trên, các trang 62-63.

61. Cùng nơi dẫn trên, trang 64.

62. Cùng nơi dẫn trên, trang 66.

63. Cùng nơi dẫn trên, trang 67.

64. Chau Minh Vung [?], Lịch Sử Sư Đoàn Không Quân 371 (History of the 371st Air Force Division), Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1997, phiên dịch bởi Merle L. Pribbenow, trang 271./-

-----

Nguồn: Edward C. O’DowdJohn F. Corbett, Jr., “The 1979 Chinese Campaign In Vietnam: Lessons Learned”, trong sách đồng biên tập bởi Laurie Burkitt, Andrew Scobell, và Larry M. Wortzel, The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75, Carlisle, PA.: Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, July 2003, các trang 353-378.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

21.01.2013    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2013