Wilhelm G. Solheim II
University of Hawai’I, Manoa
ĐÀI LOAN, DUYÊN HẢI NAM TRUNG HOA
VÀ BẮC VIỆT NAM
VÀ MẠNG LƯỚI MẬU DỊCH ĐƯỜNG BIỂN
CỦA DÂN HẢI ĐẢO (NUSANTAO)
Ngô Bắc dịch
photo:wikimedia.org/wikipedia/Auckland_University
Bề mặt của mảnh gốm vỡ Lapita từ địa điểm Nenumbo tại Quần Đảo Solomon trong thập niên 1970. Nhà nghiên cứu là ông Roger C. Green khi đó làm việc tại Đại Học University of Auckland. Mảnh vỡ có chiều ngang đo được 3 phân Anh (inch) và được nghĩ có niên đại trở lùi về tới 1000 năm Trước Công Nguyên.
***
Lời Người Dịch:
Lapita là một từ ngữ dùng để chỉ một văn hóa khảo cổ vùng Thái B́nh Dương thời cổ được tin bởi nhiều nhà khảo cổ học là tổ tiên chung của nhiều văn hóa tại Polynesia, Micronesia, và một số khu vực duyên hải của Melanesia. Văn hóa khảo cổ này và đồ gốm tiêu biểu có in dấu h́nh răng cưa theo kỷ hà học được đặt tên theo địa điểm điển h́nh nơi mà nó được khám phá lần đầu tại bán đảo Foué ở Grand Terre, đảo chính của vùng New Caledonia. Cuộc khai quật được thực hiện trong năm 1952 bởi các nhà khảo cổ Mỹ Edward W. Gifford và Richard Shulter Jr. ở địa điểm số 13.
Khu định cư và các mảnh gốm vỡ sau này được ấn định niên đại là khoảng 800 Trước Công Nguyên và chứng tỏ có tầm quan trọng trong sự nghiên cứu về cư dân ban sơ tại vùng Hải Đảo Thái B́nh Dương. Hơn hai trăm địa điểm Lapita đă được khám phá từ khi đó, trải dài hơn 4000 cây số từ duyên hải và đảo Melanesia đến đảo Fiji và Tonga, với giới hạn xa nhất về phía đông cho tới Samoa. (Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Lapita)
Điều quan trọng nhất đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam là kết luận của tác giả, Giáo Sư Wilhelm G. Solheim, nhà khảo cổ hàng đầu về vùng Thái B́nh Dương, rằng “tổ tiên của đồ gốm Lapita đến từ Việt Nam”.
***
Đại Ư:
Sự quan tâm chính yếu của bài khảo luận này là để đưa ra các chi tiết của sự phát triển Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển của Dân Hải Đảo (Nusantao) giữa Đài Loan, vùng duyên hải Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam từ trước 7000 năm Trước Hiện Tại (B. P.: Before Present) (* a) một chút cho tới khoảng 2000 năm Trước Hiện Tại. Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Dân Hải Đảo được nh́n như một mạng lưới lưu thông và mậu dịch trải rất rộng, đến nỗi bao trùm toàn thể Thái B́nh Dương, các khu vực duyên hải của Biển Trung Hoa và Nhật Bản, các khu vực duyên hải của Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương măi tận đến Madagascar, và vùng Đông Nam Á Hải Đảo và khu vực duyên hải của vùng Đông Nam Á Lục Địa. Khởi sự tại phía đông vùng Đông Nam Á Hải Đảo vài trăm năm trước năm 5000 Trước Công Nguyên (B.C), nó đă bành trướng từ đó lên phương bắc xuyên qua Phi Luật Tân đến Đài Loan và vùng duyên hải Nam Trung Hoa và sau đó theo hướng bắc dọc bờ biển Trung Hoa đến phía tây và phía nam Hàn Quốc và sau cùng đến đảo Kyushu tại Nhật Bản, tiến hành ở đây ngay trước năm 3000 Trước Công Nguyên, nhưng trở nên phát triển tốt nhất tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên Trước Công Nguyên.
*****
Văn hóa hàng hải của Đông Nam Á đă là tiêu điểm của sự sưu khảo của tôi từ năm 1949, nhưng các ấn phẩm cụ thể đầu tiên của tôi về đề tài này là vào năm 1975 (Solheim 1975a, 1975b). Trong bài đầu tiên của các văn bản này tôi đă đề cập đến người dân đă phát triển văn hóa này là Austronesians hay những người nói tiếng Austronesian (Úc Châu Nam Đảo) (Solheim 1975a: 151-157). Tôi đă thay đổi từ ngữ này thành Nusantao v́ lư do kể sau:
Sự sử dụng từ Austronesian (Úc [hay Nam Á] Đa Đảo) và / hay danh từ ghép Malayo-Polynesian (Mă Lai Đa Đảo) để chi một dân tộc và một văn hóa th́ rất gượng ép, cũng như không chính xác. Cả hai từ ngữ là để chỉ một ngữ tộc (language family) và không nên được dùng cho các mục đích khác. Bởi v́ những người này chia sẻ cùng một văn hóa căn bản lẫn một ngôn ngữ, sẽ không phải khó khăn để đặt ra một từ ngữ cho một sắc dân và văn hóa từ các nguyên mẫu (protoforms) được tái dựng của ngôn ngữ. Bởi những người này là dân của các ḥn đảo, tôi đề nghị từ ngữ Nusantau để chỉ các người dân và các văn hóa này. (Tôi rất muốn cảm tạ tác giả George Grace về việc chuyển cho tôi các ngữ căn nusa để chỉ ḥn đảo và tau để chỉ người hay dân tộc) (Solheim 1975a:158).
Khái niệm của tôi về Nusantao (và cách đánh vần đúng của nó) đă tiến hóa theo thời gian:
Tôi giờ đây định nghĩa Nusantao (Dân Hải Đảo) như các người bản sinh của Đông Nam Á, và các hậu duệ của họ, một nền văn hóa hướng về hàng hải từ lúc khởi thủy của họ, những kẻ phát khởi có lẽ tại vùng Đông Nam Á Hải Đảo không lâu trước năm 5000 Trước Công Nguyên. Đa số người dân thuộc văn hóa này, ở bất kỳ thời điểm nào, có thể đă nói một ngôn ngữ Malayo-Polynesian nhưng chắc chắn đă có một thiểu số với các kích thước khác nhau trong họ, đôi lúc, đă không nói một ngôn ngữ liên hệ (Solheim 1975a:158).
Nusantao (dân hải đảo) chắc chắn có liên hệ trực tiếp với sự phát triển và phổ biến các ngôn ngữ Mă Lai Đa Đảo. Tại bất kỳ một thời điểm nào, cũng đă có nhiều các kẻ nói tiếng Malayo-Polynesian khác sinh sống tại vùng nội địa của các ḥn đảo lớn hơn là các kẻ không hướng đến hàng hải, và tôi sẽ không xem các người này là Nusantao. Nusantao và các người nói tiếng Malayo-Polynesian không thiên về hàng hải chắc chắn đă thường trực hỗn hợp nhau về mặt di truyền, văn hóa và ngôn ngữ. Tổ tiên căn gốc di truyền của họ chắc chắn đă biến đổi với thời gian và tùy nơi chốn để bao gồm người Nam Mông Cổ (Southern Mongoloid) và tôi sẽ nêu ư kiến rằng điều này rất có thể đă là trường hợp xảy ra ngay từ chính lúc khởi đầu của họ (Solheim 1984-1985: 85-86 bản tu chỉnh). Định nghĩa của tôi về Đông Nam Á trong nhiều năm có bao gồm cả Miền Nam Trung Hoa (Solheim 1967a: 3; 1973: 25; 1975a: 154; 1975b: 108; 1979: 200; 1984-1985:P 13; 1992).
VĂN HÓA DÂN HẢI ĐẢO
Có nhiều thí dụ về các nhóm chủng tộc Nusantao sinh sống ngày nay và trong quá khứ gần đây. Các thí dụ tốt về những nhóm này tại Vùng Đông Nam Á Lục Địa là sắc dân Bajao, Samal, và Tausug của Mă Lai (Malaysia), Nam Dương (Indonesia), và Phi Luật tân. Tôi đă viết về lối sinh hoạt của chúng, rằng họ sinh sống trên các chiếc thuyền, chắc chắn đă tiến hóa từ lịch sử ban đầu của chúng như Dân Hải Đảo (Nusantao) (Solheim 1990: 243-245). Các nhóm tương tự đă được báo cáo từ miền duyên hải Việt Nam, Nam Trung Hoa, Okinawa, và Nhật Bản (Solheim 1995). Trong các kết luận của ḿnh về các người dân này từ Nhật Bản và Okinawa, tác giả Yanagita (1976; Solheim 1995) đă viết:
Đến mức liến hệ với đất nước chúng tôi, rơ ràng rằng chúng tôi đă có những người dân sống cuộc đời của họ trên các chiếc thuyền kể từ thời của Hoàng Đế Onin (*b) hay trong khoảng 2000 năm. Lịch sử của người dân sống trên thuyền (boat people) tại một số phần đất khác của Á Châu xem ra c̣n bắt đầu sớm hơn nữa. Với bán đảo Mă Lai là trung tâm, một khu vực bao gồm Các Ḥn Đảo Ấn Độ Thuộc Ḥa Lan, Các Ḥn Đảo của Miến Điện, và Các Ḥn Đảo Andaman cho thấy các dâu vết của giống người tương tự. Đă có nhiều điểm chung giữa các người đă sống cuộc đời của họ trên mặt nước. Tuy nhiên, gần như không có tài liệu viết nào về họ c̣n tôn tại.
SỰ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM VỀ
DÂN HẢI ĐẢO (NUSANTAO)
Dữ liệu đầu tiên gợi ư cho tôi về một mạng lưới mậu dịch đường biển tại Đông Nam Á là nhiều chiếc thuyền bằng gốm từ một địa điểm tại Phi Luật Tân và từ một địa điểm khác trên bờ phía tây của Vịnh Xiêm La (Thái Lan). Các chiếc thuyền này, mặc dù khác thường và khác biệt về h́nh thể và sự trang trí, gần như hoàn toàn giống hệt nhau bất kể các địa điểm cách nhau vào khoảng 2700 km đường chim bay và c̣n xa nhiều hơn theo đường biển (Solheim 1964: 200-205, H́nh 1-2). Khi tôi ghi nhận lần đầu sự tương dồng nổi bật này tôi không nghĩ đến sự giải thích về mặt một mạng lưới mậu dịch đường biển.
Trong phạm vi chính Đông Nam Á, tôi cảm thấy bằng chứng thôi thúc mănh liệt nhất cho một mạng lưới mậu dịch đường biển trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên Trước Công Nguyên là sự phân phối các bông (hoa) đeo tai bằng ngọc thạch, được gọi là lingling-o, và hiếm hơn nhiều, nhưng có liên hệ, một con thú hai đầu đồ có thể là hoa tai hay mặt dây chuyền làm bằng ngọc thạch. Các đồ vật ngọc thạch này th́ riêng biệt và được t́m thấy tại Botel Tobago ngoài khơi phía nam Đài Loan, phía bắc Phi Luật Tân, Palawan tại miền trung tây Phi Luật tân, Sarawak, bờ biên miền trung và bán đảo Thái Lan, nhưng hay gặp nhất tại vùng duyên hải Việt Nam (Loofs-Wissowa 1980-1981; Solheim 1982-1983). Ngoài ra, sự phủ chùm lên nhau trong thời và không gian với sự phân phối ban đầu đá mă năo màu đỏ (carnelian) và các ṿng đeo tay và các hạt xâu chuỗi bằng thủy tinh ban đầu tại Đông Nam Á, có lẽ lúc đầu được du nhập từ Ấn Độ, xem ra đă gợi ư mạnh mẽ cho tôi về một hoạt động mậu dịch rất rộng răi.
Mậu dịch ban đầu, hay sự đổi chác, không làm bất cứ ai trở nên giàu có, nhưng đă cung cấp sự sống cho nhiều người thuộc các văn hóa biến hóa nhưng giống nhau. Nó đă phô bày một mạng lưới lưu thông có thể đă truyền bá các ư tưởng, các loại khí cụ, và các thành tố của nhiều kỹ thuật chung khác biệt. Nó cung cấp một phương pháp di chuyển các sản phẩm xa xỉ xách tay và một số vật liệu tương đối hiếm có cần thiết cho các khí cụ, chẳng hạn như đá gương đen [obsidian, hay c̣n gọi là đá vỏ chai, chú của người dịch], vốn được trao đổi rất rộng răi tại Đảo Melanesia, và cho đến tận vùng phía tây của Indonesia từ Melanesia, bởi sắc dân Lapita trong khoảng từ 1500 đến 500 Trước Công Nguyên.
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔNG NAM Á,
HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN
Nhân chủng học h́nh dạng, ngôn ngữ học và khảo cổ học nêu ra một mối quan hệ chặt chẽ giữa các dân tộc và văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc thời tiền lịch sử với các dân tộc và văn hóa của Đông Nam Á. Cách hay nhất để giải thích làm sao mà mối quan hệ này đă xảy ra là, một phần, xuyên qua sự thông thương được mang lại bởi Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Dân Hải Đảo.
Tác giả Christy Turner II (1976; 1979; 1985: 49-50; 1989) có đề xuất ra hai loại răng tổng quát nhưng liên hệ nhau cho các sắc dân thuộc chủng tộc Mông Cổ, các mẫu này là Sinodonty (mẫu răng Người Trung Hoa) (*c) cho người gốc Mông Cổ ở phương bắc và người Da Đỏ Mỹ Châu và Sundadonty (Mẫu Răng người vùng Sunda) (*d) cho những người thuộc chủng Mông Cổ ở phương nam, kể cả các sắc dân của Đông Nam Á, Micronesia và Polynesia. Các sắc dân có Mẫu Răng Sundadonty này bao gồm cả người Jomon: Thằng Văn: 縄文 (*e) của Nhật Bản thời tiền lịch sử, vào khoảng từ 12,000 cho đến 2000 năm trước đây, sau đó các loại răng thay đổi thành Mẫu Răng Trung Hoa (Sinodonty), giống như các sắc dân Hàn Quốc, miền Bắc Trung Hoa, và Tây Bá Lợi Á (Siberia) (Turner 1989: 91; Hanihara 1990a, 1990b). Sự phát triển này từ Hàn Quốc trong khuôn khổ Văn Minh Yayoi: Di Sinh: 弥生 (*f) phải được nh́n như có liên hệ với Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Dân Hải Đảo (Nusantao). Trong khi Turner, Hanihara, và các tác giả khác nhận định rằng mối quan hệ của người Ainu (*g), người Okinawa, và người Jomon tiền lịch sử với các dân tộc Đông Nam Á phát sinh từ một sự di chuyển hướng lên phương bắc cho đến khi kết thúc thời Pleistocene (Kỷ Nguyên Băng Tan) (*h), tức trước rất lâu Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Dân Hải Đảo (Nusantao), tác giả Brace (1990: 341-343) lại nghĩ nhiều phần hơn rằng sự di chuyển đi theo hướng nam và rằng người Jomon là tổ tiên của các chủng tộc Micronesians và Polynesians. Tôi đồng ư với ư kiến nêu ra trước (Solheim 1993a).
Các nguồn gốc của ngôn ngữ Nhật Bản vẫn c̣n được tranh luận. Ư kiến được chấp nhận rộng răi nhất là ư kiến nói rằng nó là một ngôn ngữ nhóm Altaic (*i), có lẽ có liên hệ trên một số phương diện với tiếng Hàn Quốc. Tác giả Murayama (1976: 419), cùng với một it các nhà ngữ học Nhật Bản khác, đă nêu giả thuyết rằng tiếng Nhật có liên hệ với tiếng Austronesian, mà tác giả thường đề cập đến là tiếng Malayo-Polynesian. Tác giả Murayama (1976: 427) nêu ư kiến thêm rằng địa điểm nguyên thủy tại Nhật Bản nơi mà ngôn ngữ khởi phát nằm trong phần miền bắc của đảo Kyushu. Tác giả Martin (1966; trích dẫn từ Murayama 1976: 428) đă cố gắng để liên kết Nhật Bản với Hàn Quốc. Liên can đến điều này, tác giả Murayam (1976: 419) nói: “Khi người ta đọc tác phẩm của ông Martin về vấn đề này, người ta bị đụng chạm nhiều lần bởi sự hiện diện của các thành tố Malayo-Polynesian quan trọng trong ngữ vựng của hai ngôn ngữ mà ông ta đă so sánh”. Ông c̣n nêu ư thêm rằng để nghiên cứu mối quan hệ của tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật Bản, sẽ cần phải bao gồm tiếng Austronesian trong một sự so sánh như thế.
Tôi nêu giả thuyết rằng một phần đa số của thành tố Austronesian trong tiếng Hàn Quốc và Nhật Bản được mang lên phương bắc bởi các nhà mậu dịch Nusantao, và rằng sự việc này liên can đến một thời kỳ lâu dài của sự tiếp xúc và hôn nhân hợp chủng, từ khoảng 4000 Trước Công Nguyên, của các nhà mậu dịch Đông Nam Á với các dân tộc sinh sống dọc Trung Hoa và bờ biển phía tây và phía nam Hàn Quốc. Sự kiện này tiếp tục một cách mạnh mẽ cho đến khoảng 1000 năm trước đây và chắc chắn với một mức độ ít hơn cho đến thời quá khứ gần đây. Tác giả Paul Benedict (1990) đă đi sâu vào chi tiết mối quan hệ ngữ học này đề xuất rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ Austro-Thai, và c̣n tin tưởng xa hơn rằng tiếng Nhật không liên hệ một cách trực tiếp với tiếng Hàn Quốc.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho mối quan hệ Hàn Quốc / Nhật Bản – Đông Nam Á ghi trong sách của Solheim (1989), nơi tôi đă viết:
Phức hợp của các chế tác phẩm đi liền với sự canh tác lúa gạo tại Hàn Quốc đă từng được ghi nhận trước đây, một phần nào (Kim Won-yong 1964; Kaneko 1966: 18-21; Kim Jeong-hak 1978: 78-81; Solheim 1990, 1992) … Kim Won-yong (1964) kết hợp với nhau lúa gạo, con dao bằng đá h́nh bán nguyệt, và ŕu lưỡi ṿm có h́nh bực thang (stepped adze) … Các chế tác phẩm rơ ràng đối với tôi là một phần của phức hợp gắn liền với lúa gạo bao gồm: cái bàn và mộ đá với đá tảng làm mái che [capstone dolman, nguyên bản viết sai, phải là capstone dolmen, chú của người dịch], mộ khối hộp chữ nhật ghép bằng phiến đá (cist grave), vại (chum) mai táng kép (gấp hai), con dao bằng đá h́nh bán nguyệt hay h́nh lươi liềm, ŕu lưỡi ṿm có h́nh bực thang, ŕu h́nh bàn chân, đĩa có khoan lỗ [có thể là một vỏ h́nh tṛn có lỗ xuyên qua [?]: spindle whorl], dao ngắn bằng đá, mũi tên hay mũi lao (giáo) bằng đá mài nhẵn có cán dài và đáy lơm, đồ gốm trơn được nói là của Hàn Quốc, và đồ gốm mái chèo chạm trỗ tương đối hiếm.
Tôi nêu giả thuyết rằng nền canh nông lúa gạo được du nhập vào miền tây Nhật Bản từ Hàn Quốc, nhưng cũng thế, các chế tác phẩm gắn liền với các sự khởi đầu của nền canh nông lúa gạo cả ở Hàn Quốc lẫn Nhật Bản, phần lớn, đă được mang theo hướng bắc từ phía bắc của vùng Đông nam Á Lục Địa (đặc biệt từ Nam Trung Hoa) bởi các nhà mậu dịch đường biển của dân hải đảo Nusantao không phải như một phức hợp mà theo từng thành tố một trong hơn hai ngh́n năm.
Tác giả Mark Hudson (1990: 68-69) phát biểu rằng phần lớn các nhà khảo cổ học Nhật Bản nh́n nền canh nông lúa gạo đến từ Nam Trung Hoa, và đặc biệt từ vùng chung quanh cửa sông Dương Tử, hoặc là trực tiếp đến Nhật Bản hay qua ngả Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều chắc chắn là phần lớn các điểm tương đồng cụ thể là với Hàn Quốc hơn là với miền duyên hải Trung Hoa (tham chiếu Harunari 1990; Wang 1989).” Tác giả Hudson (1990: 69) cũng cảm thấy rằng sự lan truyền nền canh nông lúa gạo về hướng đông dọc theo bờ biển Nhật Bản của Biển Nhật Bản trong suốt các thời kỳ Yayoi ban đầu là xuyên qua sự đảm trách của một nền văn hóa hàng hải.
Tôi đế xướng rằng bờ biển phía đông của Trung Hoa nằm giữa cửa sông Dương Tử và mỏm phía đông của bán đảo Sơn Đông là quê hương của nền văn hóa Yayoi và rằng nó đă được truyền tới Kyushu, Nhật Bản, bởi Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển của Dân Hải Đảo Nusantao, không phải như một văn hóa đă nảy nở trọn vẹn, nhưng theo từng thành tố một qua nhiều ngh́n năm, tạo thành Văn Hóa Yayoi tại Nhật Bản.
ĐÀI LOAN, DUYÊN HẢI TRUNG HOA,
VÀ BẮC VIỆT NAM
Nền Văn Hóa Dapenkeng: Đại Phần Khanh:大坌坑 (*j) của Đài Loan là nền văn hóa thời Tân Thạch (Neolithic) sớm nhất được t́m thấy tại Đài Loan và như thế có lẽ là văn hóa của các người nói tiếng Austronesian nguyên thủy (proto-Austronesian) đầu tiên tại Đài Loan. Niên đại cho nền Văn Hóa Dapenkeng tại Đài Loan vẫn chưa được ấn định một cách vững chắc, nhưng nó có thể đă bắt đầu khá sớm hơn nền văn hóa tiền lịch sử tiếp theo sau, được ấn định một cách an toàn như bắt đầu khoảng năm 2500 Ttrước Công Nguyên.
Tác giả Tsang Cheng-hwa (1992a) có báo cáo gần đây về các cuộc khai quật sâu rộng của ông trên quần đảo Bành Hồ:澎湖島 (Penghu Island) ngoài khơi bờ biên phía tây của miền nam Đài Loan. Đây sẽ là một bước đi hợp lư nằm giữa bờ biển phía nam của Trung Hoa với Đài Loan. Tuy nhiên, niên đại sớm nhất cho văn hóa Dapenkeng trên quần đảo vào khoảng 5000 Trước Hiện Tại, tiếp theo việc hạ thấp các mực nước biển sau Sự Xâm Thực Giữa Kỷ Nguyên Holecene (*k) (Middle Holocene Transgression). Trong Sự Xâm Thực Giữa Kỷ Nguyên Holecene, rất ít các đảo này nằm trên mực nước biển. Nhiều phần rơ ràng là các sự định cư Dapenkeng đầu tiên trên Đài Loan đă xảy ra trước hiện tượng này và tại khu vực duyên hải tây nam của Đài Loan. Rất nhiều khả tính rằng sự tiếp xúc đầu tiên và sự định cư của các ḥn đảo này đă đến từ vùng duyên hải này của Đài Loan.
Tác giả Tsang (1992b) báo cáo rằng các chế tác phẩm và các niên đại của Văn Hóa Dapenkeng tại Đài Loan và các đảo rất giống với các chế tác phẩm và niên đại từ các địa điểm đồi cát trên bờ biển Phúc Kiến và Quảng Đông đối diện, làm liên tưởng rằng cội nguồn xác xuất nhất của Văn Hóa Dapenkeng là nằm tại khu vực đó: “Vào khoảng 7000 năm Trước Hiện Tại hay sau hơn, các văn hóa này, tiêu biểu bởi đồ gốm cát thô được sơn và có in dấu dây thừng (cord-marked), in dấu rổ (giỏ) (basket marked), ấn bằng gờ vỏ ṣ ốc, các khí cụ bằng sỏi được mài dũa và các chiếc ŕu và lưỡi ŕu h́nh ṿm được mài thô, đều được tạo thành tại bờ biển đông nam Trung Hoa” (1992a: 269). Tác giả Tsang c̣n viết thêm rằng các sự khám phá từ các địa điểm duyên hải này, trên các g̣ vỏ ṣ ốc và các đụn cát, cho thấy rằng việc câu cá, săn bắn, và thu hái đă là các hoạt động kinh tế quan trọng nhất, với một số sự canh tác được bổ túc vào đó.
Tung Wan Tsai là một địa điểm thuộc loại này tại Hồng Kông. “Sư biến đổi trong các văn hóa phẩm khai quật phản ảnh tầm mức tiềm ẩn từ sự sử dụng địa điểm như một nơi đóng quân ngắn hạn tối thiểu cho đến một trại căn cứ dài hạn hơn bởi các người dân thích nghi với đường biển dưới các t́nh huống thay đổi” (Rogers và các tác giả khác 1995). Liên quan đến văn hóa vật thể của người sử dụng địa điểm này, Rogers và các tác giả khác (1995: 150) tiếp tục, “Một bộ khí cụ thích ứng đường biển sẽ được đăi lọc để phù hợp với một lối sống lưu động nơi mà các sự sở hữu nhiều thứ sẽ trở thành gánh nặng, với một nền văn hóa vật thể phát sinh nhỏ nhắn [về kich thước], đa công dụng, và dễ dàng mang theo”.
Khuôn mẫu của địa điểm này được t́m thấy tại nhiều địa điểm ở Hồng Kông: ‘các mỏ tich dấu [đồ khảo cổ] rải rác và biệt lập, thường nhỏ và cho thấy một mức độ cao của sự lệ thuộc vào đường biển; một văn hóa vật thể bảo thủ của các viên sỏi không bị biến đổi hay chỉ bị sửa đổi tối thiểu và một truyền thống của các loại đồ gốm thô sơ kéo dài; và một sự thiếu sót các đặc tính của g̣, ụ bếp và cơ cấu (structural and midden features). Khuôn mẫu này được t́m thấy tại các địa điểm cồn cát có niên đại từ giữa thời đại Tân Thạch (Neolithic: Đá Mới) trờ về sau” (Rogers và các tác giả khác 1995: 150). Khởi đầu vào thời cuối Thời Đại Đồ Đồng và kéo dài lâu đến triều đại nhà Hán, “bằng cớ của Tung Wan Tsai vạch có thấy các cơ cấu tạm thời và t́nh cờ tiêu biểu cho một dân số sống trên thuyền lưu động …” (Rogers và các tác giả khác 1995: 151).
Tôi đă không đồng ư với tác giả Peter Bellwood đôi lúc về sự di chuyển của các người nói tiếng Austronesian từ Miền Nam Trung Hoa vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo và Thái B́nh Dương. Tác giả Bellwood (1984-1985: 115) đề xuất rằng một sự di trú của con người có thể từ Phúc Kiến băng ngang qua Đài Loan trong thiên niên kỷ thứ năm Trước Công Nguyên. Các kẻ nói tiếng Austronesian nguyên mẫu này đă thiết lập nền canh nông ngũ cốc trong đó lúa gạo có tầm quan trọng to lớn. Tôi đă lập luận trước đây chống lại tầm quan trọng của lúa gạo trong cuộc di chuyển của các kẻ nói tiếng Austronesian từ duyên hải Trung Hoa sang Đài Loan và về hướng nam xuyên qua Phi Luật Tân (Solheim 1984-1985: 84). Nếu lúa gạo đă đến Đài Loan, nó sẽ thuộc chủng Oryza sativa japonica, loại gạo được trồng tại Trung Hoa vào thời gian này. Tôi đă tŕnh bày rằng nhiều phần lúa gạo sớm nhất tại Đài Loan và Phi Luật Tân thuộc chủng Javanica (Nam Dương) chứ không phải japonica (Nhật Bản) và loại gạo này không chỉ phát sinh từ Nam Dương, mà c̣n tiếp tục truyền qua Phi Luật Tân và Đài Loan đến Nhật Bản nơi mà nó chiếm tới 7% số lúa gạo được trồng trọt ngày nay tại Nhật Bản (Solheim 1993b).
Dựa trên bằng chứng khảo cổ hiên thời nêu trên, tôi không đồng ư với tác giả Bellwood (1979: 207) rằng “Đài Loan là một khu vực có tiềm năng sinh tử cho sự truyền tải các sự phát kiến văn hóa từ Á Châu lục địa đến các hải đảo”, bởi v́ ông lựa chọn để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của truyền thống văn hóa đồ gốm trang trí bằng sợi gai hay sợi lanh vùng Yuanshan [Viên Sơn:圓山?](corded ware Yuanshan) (*l). Bởi v́ sinh quán của truyền thống này có nhiều xác xuất nhất nằm tại bờ biển của vùng lục địa nằm giữa Phúc Kiến và Việt Nam, như tôi đă đề cập trước đây, tôi sẽ đặt ra định đề rằng các ngôn ngữ ḍng Austronesian có lẽ đă được truyền tải vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo và Các Đảo Thái B́nh Dương dọc theo bờ biển phía đông của lục địa Đông Nam Á hơn là xuyên qua đảo Đài Loan.
CÁC KẾT LUẬN
Tôi lập giả thuyết rằng Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Dân Hải Đảo Ban Đầu, sau khi tiền từ phía nam lên hướng bắc xuyên qua Phi Luật Tân, đă đến miền nam Đài Loan và vùng duyên hải đông nam Trung Hoa vào thời điểm không lâu trước năm 5000 Trước Công Nguyên. Các người dân Nusantao đă có các sự tiếp xúc, văn hóa và di truyền, với người dân Trung Thời Tân Thạch của miền đông nam Trung Hoa. Khối người này bao gồm những nhóm dân thuộc hạ lưu sông Dương Tử, bời tôi giả định rằng bất kỳ thời điểm nào mà dân đi biển trong các cuộc khám phá của họ đi ngang qua cửa một con sông to lớn, họ sẽ di chuyển ngược ḍng sông để tiếp xúc với các cư dân địa phương và không hoàn toàn chỉ trú ngụ dọc theo bờ biển. Từ đó, chính là các nhà mậu dịch đường biển Nusantao này là kẻ, trong khi tiếp tục có sự tiếp xúc với miền tây nam Đài Loan, sẽ mang trở lại các hạt giống của Văn Hóa Dapenkeng sang Đài Loan.
Tôi cũng sẽ lập giả thuyết rằng các người dân này rất dễ thích ứng với các điều kiện mới. Với sự hiểu biết của họ cả về các hoạt động kinh tế dựa trên đất liền lẫn đại dương, chẳng hạn như săn bắn, thu hái, và canh nông vườn trại, họ mau chóng tiếp thụ các phần tử văn hóa mới mà họ đă có dịp tiếp xúc, tạo thành một văn hóa khác biệt và phần nào mới mẻ tại các địa điểm có đụn cát và g̣ vỏ ṣ ốc tọa lạc. Tôi nêu giả thuyết rằng các địa điểm Trung Thời Tân Thạch này dọc theo bờ biển Trung Hoa là các khu định cư trên đất liền của Dân Hải Đảo (Nusantao). Nhờ ở sự hỗn hợp mau chóng của họ với các văn hóa địa phương mà họ có dip tiếp xúc, văn hóa vật thể của họ tại các khu định cư trên đất liền sẽ biến đổi từ địa điểm này sang địa điểm kia khi họ di chuyển theo hướng bắc và nam từ duyên hải đông nam Trung Hoa. Sự kết hợp của Dân Hải Đảo (Nusantao) này giữa các sự định cư trên đất liền và việc mở rộng mạng lưới mậu dịch, theo sự hiểu biết có tôi, có tính cách độc nhất trên thế giới, như thế không có kiểu mẫu hiện hữu nào để có thể ngắm nh́n, ngoại trừ các nền văn hóa hàng hải chắc chắn tiến hóa nhiều vẫn c̣n hiện hữu tại Á Châu và Thái B́nh Dương.
Hơn nữa, tôi đồng ư với tác giả Tsang rằng sự di chuyển của các người thuộc ngữ hệ Austronesian, Dân Hải Đảo nói tiếng Malayo-Polynesian ngày nay, từ miền đông nam Trung Hoa, đă chạy dọc theo bờ biển Việt Nam [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]. Để tŕnh bày lư luận của tôi cho sự kiện này, tôi phải di chuyển đến Thái B́nh Dương và đến truyền thống đồ gốm phổ biến, sớm nhất ở đó, Truyền Thống Đồ Gốm Lapita (*m).
Trên căn bản ngữ học, nhân chủng học h́nh dạng, và khảo cổ học, điều được đồng ư một cách tổng quát giờ đây rằng các tổ tiên của các dân tộc Polynesian là các người sinh dưỡng Nền Văn Hóa Lapita của Melanesia và rằng tố tiên của người Lapita đến từ vùng phía đông Đông Nam Á Hải Đảo vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nh́ Trước Công Nguyên. Điều được tranh luận rằng một thành tố quan trọng của Văn Hóa Lapita đă dẫn đến sự thuộc địa hóa các đảo ở Thái B́nh Dương là một hoạt động mậu dịch đường trường sâu rộng được thực hiện bời các người dân Lapita (Kirch 1988; Wickler 1990). Điều được cảm nhận một cách tổng quát rằng hoạt động mậu dịch đường trường này đă được phát triển tại các ḥn đảo thuộc Quần Đảo Bismark (*n). Trong khi tôi đă không phát biểu về nó trong cung cách này trước đây, tôi sẽ nói rằng thành tố mậu dịch đường trường này của Văn Hóa Lapita đi cùng với các tổ tiên của dân Lapita đă được truyền tải bởi các tổ tiên Nusantao của họ.
Trong nhiều năm nghiên cứu về Văn Hóa Lapita, chế tác phẩm được thu hồi bởi ngành khảo cổ để xác minh chính yếu là đồ gốm Lapita. Tôi đă ghi nhận mối quan hệ của đồ gốm Lapita với Truyền Thống Đồ Gốm Sa Huỳnh – Kalanay của vùng Đông Nam Á Hải Đảo (Solheim 1976: 35-36). Trước khi đồ gốm Lapita được xếp loại như thế, tôi đă vạch ra mối quan hệ của loại đồ gốm này với đồ gốm của Truyền Thống Đồ Gốm Sa Huỳnh – Kalanay của Phi Luật Tân và Việt Nam (1964: 206-209; 1967b: 167) và đề xướng rằng nó thuộc vào cùng một truyền thống. Ngay khi việc ấn định niên đại bằng xét nghiệm radiocarbon trở nên khá thông dụng trong khảo cổ học vùng Thái B́nh Dương và Đông Nam Á, điều trở nên rơ ràng là sự việc này không thể như thế được, bởi đồ gốm Lapita đă có niên đại có phần sớm hơn đồ gốm Sa Huỳnh – Kalanay. Tuy nhiên, chúng quá giống nhau, đến nỗi tôi đă nêu ra rằng hai truyền thống đồ gốm này phải có chung một tổ tiên (Solheim và các tác giả khác, 1979: 126-129). Mặc dù không có ai khác đưa ra nhận xét về điều này, tôi vẫn ủng hộ cho biện luận này, bởi trong khi hai truyền thống khác biệt nhau, chúng có chung một số lượng đại đa số các h́nh dáng và sự trang trí của chúng. Cả các h́nh dạng lẫn các khuôn mẫu trang trí đều hiện diện tại cả bắc và nam Việt Nam rất lâu trước năm 2000 Trước Công Nguyên. Điều này mạnh mẽ gợi ư, ít nhất đối với tôi, rằng tổ tiên của đồ gốm Lapita đến từ Việt Nam (Solheim 1976: 145-146), được mang đến bởi các nhà mậu dịch Nusantao, những kẻ có lẽ cũng là các tổ tiên của người dân Lapita (Solheim 1979: 197). Điều này sẽ có nghĩa rằng Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Của Người Dân Hải Đảo (Nusantao) đă phát triển về hướng nam từ vùng đông nam Trung Hoa dọc theo bờ biển của Biển Trung Hoa (China Sea, sic), băng ngang Borneo và hoặc đi ṿng quanh bờ biển phía bắc hay bờ biển phía nam của Borneo, hay cả hai, tiến vào miền đông của Nam Dương và sau đó vươn ra ngoài tới Quần Đảo Bismark. Mặt khác, Micronesia rơ ràng đă được định cư từ Phi Luật Tân bởi một nhánh biến thể khác của Mạng Lưới Mậu Dịch Đường Biển Nusantao./-
--------
TÀI LIỆU TRƯNG DẪN:
Bellwood, Peter (1979). Man's Conquest of the Pacific. New York: Oxford University Press.
Bellwood, Peter (1984-1985). "A hypothesis for Austronesian origins." Asian Perspectives 26(1): 107-117.
Benedict, Paul (1990) Japanese/Austro-Tai. Ann Arbor, Michigan: Karoma Publishers.
Brace, C. Loring (1990) "Micronesians, Asians, Thais and relations: A craniofacial and odontometric perspective." Micronesica Supplement No. 2: 323-348.
Hanihara, Tsunehiko (1990a). "Dental anthropological evidence of affinities among the Oceania and the Pan-Pacific populations: The basic populations in East Asia, II." Journal of the Anthropological Society of Nippon 98 (3): 233-346,
Hanihara, Tsunehiko (1990b). "Studies on the affinities of Sakhalin Ainu based on dental characters: The basic populations in East Asia, III." Journal of the Anthropological Society of Nippon 98 (4): 425-437.
Harunari Hideji:春成秀爾:Xuân Thành Tú Nhĩ (1990). Yayoi jidai no hajimari (The beginning of the Yayoi Period). Tokyo: Tokyo University Press.
Hudson, Mark J. (1990). "From Toro to Yoshinogari: changing perspectives on Yayoi archaeology." In Gina L. Barnes (editor), Hoabinhian, Jomon, Yayoi, Early Korean States, pp. 63-111. Oxford: Oxbow Books.
Kaneko, Erika (1966). "Japan, a review of Yayoi period burial practices." Asian Perspectives 9:1-26.
Kim, Jeong-hak (1978). The Prehistory of Korea. Phiên dịch và biên tập bởi Richard J. Pearson and Kazue Pearson. Honolulu: University Press of Hawaii.
Kim, Won-Yong (1964) The Beginning of Rice Cultivation in Korea. Paper No. 15 presented at the International Conference on Asian History (Tham Luận Số 15 tŕnh bày tại Hội Nghị Quốc Tế về Lịch Sử Á Châu), University of Hong Kong.
Kirch, Patrick V. (1988). "Long distance exchange and island colonization: the Lapita case." Norwegian Archaeological Review 21: 103-117.
Loofs-Wissowa, H.H.E. (1980-1981). "Prehistoric and protohistoric links between the Indochinese peninsula and the Philippines, as exemplified by two types of ear-ornaments. Journal of the Hong Kong Archaeological Society 9: 57-76.
Martin, S.P. (1966). "Lexical evidence relating Korean to Japanese." Language 42:185-251.
Murayama Schichiro (1976). "The Malayo-Polynesian component in the Japanese language." Journal of Japanese Studies 2: 413-436.
Rogers, Pamela Rumball, Nan W. Leiniager, Sophia Mirchaniani, Julie Van Den Bergh, and Ellen A. Widiowson (1995). Tung Wan Tsai: A Bronze Age and Tian Period Coastal Site. Antiquities and Monuments Office Occasional Paper No. 3, Hong Kong.
Solheim, Wilhelm G., II (1964). "Further relationships of the Sa-huynh-Kalanay Pottery Tradition." Asian Perspectives 8(1): 196-211.
Solheim, Wilhelm G., II (1967a). "International congresses and symposia." Asian Perspectives 10: 1-8.
Solheim, Wilhelm G., II (1967b). "The Sa-huynh-Kalanay Pottery Tradition: Past and future research." In Mario D. Zamorah (editor), Studies in Philippine Anthropology, pp. 151-174. Quezon City, the Philippines: Alemar Phoenix.
Solheim, Wilhelm G., II (1973). "Remarks on the Neolithic in South China and Southeast Asia." Journal of the Hong Kong Archaeological Society 4: 25-29.
Solheim, Wilhelm G., II (1975a). "Reflections on the new data of Southeast Asian prehistory: Austronesian origin and consequence. Asian Perspectives 18(2): 146-160.
Solheim, Wilhelm G., II (1975b). "The Nusantao and South China." Journal of the Hong Kong Archaeological Society 6: 108-115.
Solheim, Wilhelm G., II (1976). "Coastal Irian Jaya and the origin of the Nusantao (Austronesian speaking people)." In Chosuke Serizawa (editor), Colloquium 18 Le Premier Peuplement de 1'Archipel Nippon et les Iles du Pacifigue: Chronologie, Paleogeographie, Industries, pp. 32-42. Proceedings of the International Congress of Prehistoric and Protohistoric Sciences, Nice.
Solheim, Wilhelm G., II (1979). "A look at 'L'Art preboudhique de la Chine et le l'Asie du Sudest et son influence en Oceanie' forty years after." Asian Perspectives 22 (2): 165-205.
Solheim, Wilhelm G., II (1982-1983). "Remarks on 'The lingling-o and bi-cephalous ornaments.'" Journal of the Hong Kong Archaeological Society 10: 107-111.
Solheim, Wilhelm G., II (1984-1985). "The Nusantao hypothesis: the origin and spread of Austronesian speakers." Asian Perspectives 26 (1): 77-88.
Solheim, Wilhelm G., II (1989). "A proposed prehistoric maritime network from Southeast Asia to Korea and Japan." Tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Tiền Lịch Sử Ṿng Quanh Thái B́nh Dương tại Seattle (Paper presented at the Circum-Pacific Prehistory Conference, Seattle).
Solheim, Wilhelm G., II (1990). "Thoughts on land and sea peoples in Southeast Asia and their possible relationship to initial settlement of Micronesia." Micronesica Supplement 2: 241-246.
Solheim, Wilhelm G., II (1992). "Nusantao traders beyond Southeast Asia." Trong sách biên tập bởi Ian Glover, Pornchai Suchitta, và John Villiers, Early Metallurgy, Trade and Urban Centres in Thailand and Southeast Asia, pp. 199-212. Bangkok: White Lotus.
Solheim, Wilhelm G., II (1993a). "The Son Vi and `Hoabinhian' in Japan." Tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Văn Minh Ḥa B́nh, Hà Nội, Việt Nam (Paper presented at the Hoabinhian Conference, Ha Noi, Viet Nam).
Solheim, Wilhelm G., II (1993b). "Four lobes of the Nusantao Maritime Trading Network." Tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Lần Thứ 34 Về Á Châu và Bắc Phi Châu học, Hồng Kông (Paper presented at the 34th Congress of Asian and North African Studies, Hong Kong).
Solheim, Wilhelm G., II (1995). "The Nusantao and north south dispersals." Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association, đang in.
Solheim, Wilhelm G. II, Avelino Legaspi, and Jaime Neri, S.J. (1979). Archaeological Survey in Southeaster n Mindanao. National Museum Monograph No. 8, Manila.
Tsang Cheng-hwa (1992a). Archaeology of the P'eng-Hu Islands. Taibei: Institute of History and Philology Academia Sinica Special Publications Number 95.
Tsang Cheng-hwa (1992b). "New archaeological data from both sides of the Taiwan Strait and their implications for the controversy about the Austronesian origins and expansion." Tham luận tŕnh bày tại Hội Thảo Quốc Tế về Austronesian học liên quan đến Đài Loan, Nangang, Đài Bắc, Đài Loan (Paper presented at the International Symposium on Austronesian Studies Relating to Taiwan, Nangang, Taibei, Taiwan).
Turner, Christy G. II (1976). "Dental evidence on the origins of the Ainu and Japanese." Science 193: 911-913.
Turner, Christy G. II (1979). "Sinodonty and Sundadonty: A dental anthropological view of Mongoloid microevolution, origin, and dispersal into the Pacific Basin, Siberia, and the Americas." Tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Khoa Học Thái B́nh Dương Lần Thứ XIV, Khabarovsk, Liên bang Sô Viết (Paper presented at the XIV Pacific Science Congress, Khabarovsk, USSR).
Turner, Christy G. II (1985). "The dental search for native American origins." Trong sách biên tập bởi Robert Kirk và Emoke Szathmary, Out of Asia: Peopling the Americas and the Pacific, pp. 31-78. Canberra: The Journal of Pacific History.
Turner, Christy G. II (1989). "Teeth and prehistory in Asia." Scientific American 260(2): 88-96.
Wang Wei (1989). "Chugoku enkai chiho no noko bunka no toden (Eastward transmission of agriculture of the coastal region of China". Kokogaku zasshi 75:108
Wickler, Stephen (1990). "Prehistoric Melanesian exchange and interaction: recent evidence from the northern Solomon Islands." Asian Perspectives 29: 135-154.
Yanagita, Kunio (1976). "Ebune." Phiên dịch bởi Douglas Fuqua và Toshiyuki Minami. Ethnos 6: 92-96.
~~~~~~~~
Nguồn: Wilhelm G. Solheim II, Taiwan, Coastal South China and Northern Viet nam and The Nusantao Maritime Trading Network, Journal of East Asian Archaeology (JEAA) 2, 1-2, các trang 273-284, Brill, Leiden, 2000.
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
* a) Trước Hiện Tại (viết tắt: THT): Before Present (BP) là thời khoảng được dùng trong khảo cổ học, địa chất học, và các ngành khoa học khác để xác định lúc mà các biến cố trong quá khứ đă xảy ra. Bởi v́ thời điểm “hiện tại” biến đổi, cách thức thông thường là dùng năm 1950 làm điểm gốc cho thang đo thời đại, phản ảnh sự kiện rằng việc ấn định niên đại bằng xét nghiệm carbon 14 trở nên khả dụng trong thập niên 1950.
* b) Hoàng Đế Onin: Niên hiệu trị v́ từ Tháng Ba 1467 đến Tháng Tư, 1469 của Hoàng Đế Nhật Bản, Go-Tsuchimikado, sau niên hiệu Bunsho và trước niên hiệu Bunmei.
* c) và *d) Mẫu Răng Trung Hoa: Sinodonty và Mẫu Răng Dân Vùng Sunda: Sundadonty: là hai khuôn mẫu, được xác định bởi nhà nhân chủng học Christy Turner, cho vùng Đông Á, thuộc “phức hợp răng của giống dân Mông Cổ”: "Mongoloid dental complex". Nhóm kể sau, Sunfadonty, được xem là có h́nh thể của chủng Australoid tổng quát hơn, và có một tổ tiên lâu đời hơn nhánh hậu duệ của nó, Sinodonty.
Về ngữ căn, Sino để chỉ Trung Hoa và Sunda để chỉ vùng đất Sundaland, trong khi “ngữ căn “dont” có nghĩa là răng.
Ông Christy Turner t́m thấy khuôn mẫu Sundadont nơi sắc dân Jomon của Nhật Bản, các thổ dân Taiwan, người Filipinos, Indonesians, Thais, Borneans, Lào, và Mă Lai, và khuôn mẫu Sinodont nơi các cư dân của Trung Hoa, Mông Cổ, đông Tây Bá Lợi Á (Siberia), người Mỹ Bản Xứ (Native Americans), và chủng Yayoi.
Mẫu răng Trung Hoa (Sinodonty) là một mẫu cá biệt về răng thường có nơi dân Bản Xứ Mỹ Châu và một số sắc dân tại Á Châu, đặc biệt trong sắc dân Hán – Trung Hoa miền bắc và một số dân Nhật Bản. Hai răng cửa đầu tiên hàm trên không nằm cùng hàng với các chiếc răng khác, mà hơi xoay nghiêng vào phía trong chừng vài độ, và hơn thế, chúng có h́nh lưỡi xẻng (shovel-shaped); răng sữa (hay răng cấm, premolar) đầu tiên ở hàm trên có một chân (root) (trong khi răng sữa đầu tiên hàm trên của người Caucasians thường có hai chân). Răng hàm đầu tiên hàm dưới của Mẫu Răng Trung Hoa (Sinodont) có ba chân (trong khi nó có hai chân nơi người Caucasians).
Trong thập niên 1990, các số đo về răng của Turner thường được nêu ra như một trong ba công cụ mới cho việc nghiên cứu về nguồn gốc và các sự di chuyển trong dân số loài người. Hai công cụ khác là các phương pháp ngữ học như sự so sánh khối lượng ngữ vựng của Joseph Greenberg hay sự nghiên cứu thống kê thể loại biểu tượng ngôn ngữ và sự tiến hóa của nó của Johanna Nichols, và các cuộc nghiên cứu di truyền học được khai phá bởi Cavalli-Sforza.
Ngày nay, khối lượng tham khảo nhiều nhất trên liên mạng về công tŕnh của Turner đến từ các cuộc thảo luận về nguồn gốc của dân Paleo-Indians và các dân Mỹ Châu Bản Xứ hiện đại, bao gồm cả sự tranh căi về Người Kennewick. Turner nhận thấy rằng di cốt răng của cả người Indian (Da Đỏ) cổ thời lẫn hiện đại có nhiều điểm tương đồng với nhau hơn là so với các phức hợp về răng từ các lục địa khác, nhưng Mẫu Răng Trung Hoa (Sinodont) của người Paleoindians (Da Đỏ Cổ Thời) xác định quê quán tổ tiên họ là vùng đông bắc Á Châu. Một số cuộc nghiên cứu sau này đă đặt câu hỏi về điểm này và và t́m thấy các đặc tính của Mẫu Răng Vùng Sunda (Sundadont) nơi một số người dân Mỹ Châu.
Mẫu Răng Trung Hoa: Sinodonty
Chú Thich Của Các H́nh Trên Đây:
- Winged incisors with shovel shape: Các răng cửa x̣e cánh có h́nh lưỡi xẻng;
- Single rooted upper first premolar: Răng sữa (răng hàm đầu tiên) thứ nhất của hàm trên có một chân răng duy nhất.
- Lower first molar with three roots: Răng hàm đầu tiên hàm dưới với ba chân răng.
* e) Jōmon period (縄文時代 Jōmon jidai): Thời đại Thằng Văn: là thời kỳ tiền lịch sử của Nhật Bản, từ khoảng 14,000 trước Thiên Chúa (BC: Before Christ) cho đến năm 300 Trước Công Nguyên (BCE: Before Common Era, hay Before The Common Era, hay Before the Christian Era, hay Before the Current Era, đều viết tắt là BCE).
Từ ngữ jomon trong tiếng Nhật có nghĩa “mẫu hoa văn bằng dây thừng: cord-patterned: thằng văn”. Từ ngữ này để chỉ đặc tính loại đồ gốm của văn hóa Jomon, mang các dấu in được tạo bởi các chiếc que có quấn dây thừng chung quanh. Sự thử nghiệm Y-DNA gần đây nhận thấy giống Jomon là các tổ tiên di truyền của sắc dân Ainu và một phần dân tộc Nhật ngày nay.
Người Nhật ngày nay được xem là hậu duệ của một sự hỗn hợp của văn hóa Jomon gồm những người thu lượm – săn bắn cổ thời với văn hóa Yayoi trồng lúa gạo sau này. Hai nhóm tổ tiên chính yếu này đă đến Nhật Bản bằng các con đường khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Các tổ tiên Jomon thuộc một văn hóa Thời Đại Băng Hà (Ice Age) có thể đă đến các quần đảo phía bắc và phía nam Nhật Bản khoảng 20,000 Trước Công Nguyên, khi có một chiếc cầu đá nối liền Tây Bá Lợi Á (Siberia) và miền bắc Nhật Bản. Sắc dân Yayoi được nghĩ đă đến vào khoảng 1000 Trước Công Nguyên từ bán đảo Triều Tiên và vùng lục địa Á Châu.
* f) Yayoi period (弥生時代 Yayoi jidai): Thời Đại Di Sinh, là một kỷ nguyên thuộc Thời Đồ Sắt trong lịch sử Nhật Bản, thường được ấn định niên đại từ 300 Trước Thiên Chúa cho đến 300 sau Thiên Chúa. Danh xưng được đặt theo địa danh của vùng lân cận Tokyo, nơi các nhà khảo cổ lần đầu tiên khám phá các chế tác phẩm và các đặc tính của kỷ nguyên đó. Các tính chất nổi bật của Thời Đại Di Sinh bao gồm sự xuất hiện của các loại đồ gốm mới và sự khởi đầu việc thâm canh lúa gạo tại các cánh đồng lúa. Thời Đại Di Sinh tiếp theo sau Thời Đại Thằng Văn (Jomon period) (14,000 – 300 BCE) và văn hóa Yayoi đă phát triển tại một khu vực địa dư chạy từ phía nam đảo Kyushu cho đến phía bắc đảo Honshu. Một cuộc nghiên cứu mới để phân tích các di chỉ hóa than trên đồ gốm và các cọc gỗ đă khám phá rằng các vật này có niên đại lùi măi đến tận 900 – 800 BCE, 500 năm sớm hơn niên đại được tin trước đây.
* g) Ainu (アイヌ?), cũng gọi là Aynu, Aino (アイノ), và trong các văn bản lịch sử là Ezo (蝦夷), là dân bản xứ hay các nhóm bản xứ tại Nhật Bản và Nga. Về mặt lịch sử, họ nói tiêng Ainu và đă sinh sống tại đảo Hokkaido, Quần Đảo Kurils, và phần lớn đảo Sakhalin. Phần lớn người tự xác định ḿnh là Ainu vẫn c̣n sinh sống tại cùng miền này, nhưng con số chính xác người Ainu c̣n sống không được biết rơ. Nguyên do là v́ các vấn đề chủng tộc tại Nhật Bản khiến các người có gốc Ainu che dấu căn cước của họ và v́ sự lẫn lộn về các di sản hỗn hợp. Tại Nhật Bản, bởi có sự kết hôn liên chủng từ lâu với người Nhật, ư niệm về một nhóm chủng tộc thuần túy Ainu không c̣n khả ứng. Các số ước lượng chính thức về dân số Ainu là vào khoảng 25,000, trong khi con số không chính thức lên tới 200,000 người.
* h) Pleistocene: để chỉ hay liên quan đến kỷ nguyên (epoch) tạo thành nửa phần đầu của Thời Kỳ Thứ Tư (Quaternary Period) trong Thời Cenozoic (Cenozoic Era), bắt đầu vào khoảng hai triệu năm trước và chấm dứt 10,000 năm trước đây, được biểu thị bởi sự nổi lên và rút đi các tảng băng bao phủ lục địa và bởi sự xuất hiện của con người hiện đại.
* i) Altaic là một ngữ hệ đề nghị bao gồm các ngữ tộc Turkic, Mongolic, Tungusic, và có thể gồm cả các ngữ tộc của tiếng Nhật và ngôn ngữ Triều Tiên (Hàn Quốc) biệt lập. Các ngôn ngữ này được nói tại một ṿng cung trải dài từ đông bắc Á Châu xuyên qua Trung Á đến vùng Anatolia và đông Âu Châu (Turks, Kalmyks). Nhóm này được đặt tên theo dẫy núi Altai Mountains tại vùng Trung Á châu.
* j) Văn Hóa Dapenkeng (Đại Phần Khanh): Dapenkeng culture 大坌坑 (5000-2500 BC): Địa điểm khai quật khảo cổ Đại Phần Khanh tọa lạc tại phía tây bắc Núi Guanyin (Quan Âm), xă Bitou, Thị Trấn Bali, và quận Đài Bắc. Có hai làng nhỏ nằm dưới chân núi, Gongtien và Jioucheng. Trước thế kỷ thứ 18, các người Ketegalan đă sinh sống ở đây. Làng Đại Phần Khanh đă được vẽ trên các bản đồ cổ của Ḥa Lan.
H́nh khu khai quật khảo cổ Đại Phần Khanh
photo: http://en.culture.ntpc.gov.tw/
Văn hóa Dapenkeng là tầng văn hóa Thời Đại Tân Thạch (Đá Mới) sớm nhất được t́m thấy tại Đài Loan, và tượng trưng cho Thời Đồ Đá ban sơ tại Đài Loan. Bởi thế, văn hóa Dapenkeng mang tầm quan trọng lớn lao về lịch sử. Theo các chuyên viên và học giả, văn hóa Dapenkeng liên hệ chặt chẽ với các văn hóa Thời Đại Tân Thạch tại các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông bên Trung Hoa. Tuy nhiên một số học giả vạch ra rằng văn hóa Dapenkeng đă được phát triển từ văn hóa cuối Thời Đại Đồ Đá Sơ Kỳ (Paleolithic hay Early Stone Age) tại miền nam Trung Hoa và ở giai đoạn sớm nhất của Thời Đại Đá Mới. Các chế tác phẩm t́m thấy tại Đại Phần Khanh chính yếu là đồ gốm, kể cả gốm mầu nâu, đồ gốm có dấu in dây thừng nhỏ màu nâu nhạt, đồ gốm có hoa văn được in ấn màu nâu nhạt, và đồ gốm rắn chắc có hoa văn kỷ hà học được in ân. Phần lớn các chiếc thuyền bằng gốm là các chiếc b́nh và bát thấp, với các phần lồi ra h́nh tam giác ở miệng b́nh làm cho miệng b́nh dầy và năng. Các chiếc thuyền gốm được trang trí bằng các h́nh vẽ, chữ viết, hay dấu in (stamps). Về mặt khí cụ hàng ngày, các dụng cụ bằng đá như các chiếc ŕu bằng đá được đục đẽo, các chiếc cuốc bằng đá đẽo, lưỡi ŕu bằng đá được mài nhẵn, đầu mũi tên bằng đá h́nh tam giác, và các chiếc búa đá được t́m thấy. Sự khám phá các khí cụ bằng đá cho thấy dân làng có canh tác, nhưng săn bắn, đánh cá, và thu lượm là các hoạt động sản xuất chính. (Nguồn: http://en.culture.ntpc.gov.tw/_file/2964/SG/35928/D.html)
Các cư dân thuộc khu vực văn hóa này có thể là các người nói tiếng Austronesian và tổ tiên của các thổ dân của đảo Đài Loan và của các dân tộc phi Trung Hoa khác tại miền nam Trung Hoa đă hỗn hợp với người Trung Hoa. (Nguồn: http://www.chinaknowledge.de/History/Myth/prehistory-event.html )
* k) Holocene: để chỉ kỷ nguyên tạo thành nửa phần sau và là kỷ nguyên gần hiện tại nhất trong Thời Kỳ Thứ Tư (Quaternary Period) của Thời Cenozoic (Cenozoic Era), bắt đầu 10,000 năm trước, khi kỷ nguyên Pleistocene chấm dứt. Kỷ nguyên này được tiêu biểu bởi sự phát triển của các nền văn minh loài người.
* l) Văn Hóa Viên Sơn (Yuan Shan Culture): Bắt đầu từ 7000 năm trước, Đài Loan đă được cư ngụ bởi nhiều chủng tộc khác nhau Thời Đại Tân Thạch. Thời Đại Tân Thạch của Đài Loan có thể được chia làm nhiều giai đoạn, tượng trưng bởi các nền văn hóa Dapenkeng (Đại Phần Khanh), văn hóa Viên Sơn và văn hóa Puyuma. Các nền văn hóa này liên quan đên các nền văn hóa Thời Đại Tân Thạch của vùng duyên hải đông nam Trung Hoa và tại Đông Nam Á.
Một trong các địa điểm khảo cổ đầu tiên và nổi tiếng trong vùng tại Đài Loan là Viên Sơn, tọa lạc tại phía tây bắc Lưu Vực Đài Bắc (Taipei), trên một g̣ đất nhỏ nằm cạnh sông Keelung. Đại điểm khảo cổ chứa đựng một quần thể lớn nhất các g̣ vỏ ṣ ốc của đảo Đài Loan và một khối lượng phong phú các chế tác phẩm sản xuất một cách khéo léo. Các g̣ đất được khám phá trong năm 1897 khi các dụng cụ bằng đá thô sơ được t́m thây. Các chế tác phẩm được khai quật sau đó gồm xương thú vật, đá, ngọc thạch, đồ gốm, các đồ dùng làm bằng xương cùng như các đồ mai táng. Từ các di chỉ này, chúng ta biết được rằng cộng đồng ban sơ này sinh sống bằng việc đánh cá, săn bắn và canh tác.
(Nguồn: http://www.hellomandarin.com/blog/2008/10/30/chinese-culture-yuanshan-site/)
* m) Đồ Gốm Lapita: Lapita là từ ngữ để chỉ một nền văn hóa khảo cổ Thái B́nh Dương được tin bởi nhiều nhà khảo cổ là tổ tiên chung của nhiều nền văn hóa tại Polynesia, Micronesia, và một số khu vực duyên hải của Melanesia.
Văn hóa khảo cổ và đồ gốm in dấu răng cưa kỷ hà đặc biệt của nó được đặt tên theo địa điểm tiêu biểu khi nó được khám phá đầu tiên tại Bán Đảo Foué trên đảo Grand Terre, đảo chính của New Caledonia. Cuộc khai quật được thực hiện vào năm 1952 bởi các nhà khảo cổ Hoa Kỳ Edward W. Gifford và Richard Shulter Jr. tại “Địa Điểm 13”.
Địa điểm định cư và các mảnh gốm vỡ sau này được ấn định có niên đại là 800 Trước Công Nguyên (BCE) và được chứng tỏ là quan trọng đối với việc nghiên cứu sự di dân đến các Hải Đảo Thái B́nh Dương. Hơn hai trăm địa điểm đồ gốm Lapita đă được khám phá từ đó, trải dài từ 4000 km từ vùng duyên hải và đảo Melanesia đến Fiji và Tonga với giới hạn hướng cực đông ở tận Samoa.
Từ ngữ “Lapita” được đặt bởi các nhà khảo cổ sau khi nghe sai một từ trong ngôn ngữ địa phương Haveke, xapeta’a, có nghĩa “đào một cái hố” hay “nơi để đào hố”, trong cuộc khai quật hồi năm 1952 tại New Caledonia.
Đồ gốm Lapita cổ điển được sản xuất từ giữa năm 1350 đến 750 năm Trước Công Nguyên tại Quần Đảo Bismarck Archipelago. Các thể loại địa phương của đồ gốm Lapita được t́m thấy tại Vanuatu và New Caledonia. Đồ gốm này tồn tại tại Fiji, trong khi nó biến mất hoàn toàn tại các khu vực khác của Melanesia và tại Siassi.
Tại miền tây Polynesia, đồ gốm Lapita được t́m thấy từ năm 800 Trước Công Nguyên trở đi tại khu vực Fiji – Samoa – Tonga. Từ Tonga và Samoa, văn hóa Polynesian lan tỏa đến các khu vực miền đông Polynesia bao gồm cả Marquesas và Các Đảo Xă Hội (Society Islands), và rồi sau đó đến Hawaii, Easter Island, và Tân Tây Lan. Tuy nhiên, việc chế tạo đồ gốm không tồn tại tại phần lớn Polynesia, chính yếu bởi thiếu đất sét thích hợp trên các đảo nhỏ.
Đồ gốm bằng đất nung lửa thấp, thường pha lẫn với vỏ ṣ ốc hay cát, được trang trí điển h́nh bằng một dấu ấn răng cưa. Đồ gốm “trơn” không trang trí là một phần quan trọng của phức hợp văn hóa Lapita, cũng bao gồm các lưỡi ŕu bằng đá được mài nhẵn, và các sản phẩm bằng vỏ ṣ ốc, cùng các dụng cụ bằng đá phiến như đá vỏ chai, và các loại đá tương tự khác.
Gia súc chăn nuôi bao gồm heo, chó và gà. Trồng trọt được dựa trên loại củ và cây, quan trọng nhất là khoai sọ và khoai lang, dừa, chuối và nhiều loại mít (breadfruit). Sự sản xuất này được bổ túc bởi việc đánh cá và thu nhặt ṣ ốc. Mậu dịch đường xa đá vỏ chai, các lưỡi ŕu, và nguyên liệu đá làm lưỡi ŕu được ưa chuộng và các vỏ ṣ ốc được thực hiện.
“Dân Lapita” được giả định nói tiếng proto-Oceanic (Đai Dương nguyên mẫu), một tiền thân của nhánh Oceanic của tiếng Austronesian. Tuy nhiên, khó để liên kết văn hóa vật thể phi văn chương với các ngôn ngữ và điều này không thể được chứng thực bởi các nguồn tư liệu độc lập.
Một nguồn gốc Đông Nam Á tối hậu của phức hợp Lapita được giả định bởi phần lớn các học giả, có lẽ phát sinh từ các người nói tiếng Austronesian tại Đài Loan hay miền nam Trung Hoa khoảng 5000 – 6000 năm trước đây. Sự phát tán Thời Đại Tân Thach này được thúc đẩy bởi một sự tăng trưởng dân số mau chóng tại phía đông và đông nam Á Châu, và thường được gọi là “tuyến xe tốc hành sang Polynesian.” (Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Lapita)
Điều quan trọng nhất đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam là kết luận của tác giả, Giáo Sư Wilhelm G. Solheim, nhà khảo cổ hàng đầu về vùng Thái B́nh Dương, rằng “tổ tiên của đồ gốm Lapita đến từ Việt Nam”.
* n) Quần Đảo Bismarck (The Bismarck Archipelago: là nhóm các đảo nằm ngoài khơi bờ biển đông bắc của New Guinea tại phía tây Thái B́nh Dương, và là một phần của Khu Hải Đảo của Papua New Guinea.
Bản đồ Quần Đảo Bismarck Archipelago
/
photo:wikimedia.org/
Ngô Bắc dịch và phụ chú
10.10.2011
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2011