Matthew Masur
TRIỂN LĂM CÁC DẤU HIỆU
CỦA SỰ KHÁNG CỰ:
CUỘC TRANH ĐẤU CHO
TÍNH ĐẠI DIỆN CHÍNH THỐNG
CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM, 1954-1960 *
Ngô Bắc dịch
Đại Ư:
Bài viết này khảo sát các hàm ư của một cuộc triển lăm năm 1960 tại Viện Smithsonian (Smithsonian Institution) ở Hoa Thịnh Đốn nhan đề “Nghệ Thuật Và Khảo Cổ của Việt Nam” (“The Art and Archeology of Vietnam”. Tác giả cho rằng cuộc triển lăm đă trợ lực vào việc xác định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và chính phủ Nam Việt Nam của ông Ngô Đ́nh Diệm. Ông Diệm đă can dự vào sự khai triển cuộc triển lăm và ông đă dùng nó như một phương cách để tinh chế một sự tŕnh bày lịch sử hậu thuẫn cho các tham vọng chính trị của riêng ông. Một lược sử về sự nghiệp của ông Diệm và về Việt Nam trong suốt các thập niên 1950 và 1960 được tŕnh bày.
*****
Vào cuối năm 1960, Viện Smithsonian Institution tại Hoa Thịnh Đốn, có mở một cuộc triển lăm mang tên “Nghệ Thuật và Khảo Cổ Việt Nam”, tŕnh bày một sưu tập đáng nể về các di tích cùng các sản phẩm thủ công nghệ đương đại của Việt Nam. Khách bước vào pḥng triển lăm được đón tiếp bởi các âm thanh êm dịu của âm nhạc Việt Nam và mùi hương bay lên. Trung tâm điểm của pḥng triển lăm là một “Bàn Thờ Tổ Quốc” to lớn được chạm trỗ tinh vi tôn thờ “các nhà lănh đạo, các đại thần, các tướng lĩnh, các học giả và các anh hùng” 1 của Việt Nam. Bàn thờ dựng bên cạnh một bản đồ Việt Nam và dưới một bức trướng dệt hàng chữ “Việt Nam Trường Tồn” (“Vietnam Eternal”). Theo một quan khách, hiệu ứng mănh liệt đến nỗi ông đă “được chuyên chở qua nửa ṿng thế giới trong khoảnh khắc chưa đầy một giây đồng hồ.” 2 Các viên chức Nam Việt Nam hẳn phải lấy làm măn nguyện với sự đáp ứng nhiệt t́nh này. Họ đă, theo lời một viên chức Việt Nam, góp phần vào việc tạo dựng một cuộc triển lăm nhằm tham gia vào “sự tuyên truyền chính trị và văn hóa cho chính phủ và nhân dân Việt Nam.” 3
Thoạt nh́n, cuộc triển lăm tại Viện Smithsonian có thể mang vẻ sẽ là một t́nh tiết có tầm quan trọng lịch sử khiêm tốn. Tuy nhiên, với sự khảo sát cặn kẽ hơn, điều trở nên rơ ràng rằng cuộc triển lăm đă thâu bắt được nhiều khía cạnh gai góc của mối quan hệ của Hoa Kỳ với Nam Việt Nam trong một thời kỳ quan yếu dẫn đến Cuộc Chiến Tranh Việt Nam. 4 Sự trù hoạch cho cuộc triển lăm nhích từng bước thất thường bởi các vận may của Nam Việt Nam đă thay đổi: đề nghị bị ngưng lại khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm gần bị sụp đổ trong năm 1955; nó được đẩy tới khi ông ta tự xác định ḿnh như “con người kỳ diệu” của Nam Việt Nam chỉ một hay hai năm sau đó. Cuộc triển lăm cũng biểu thị mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, một mối quan hệ được đánh dấu bởi cả sự cộng tác lẫn căng thẳng. Trong khi hai nước cố găng chia sẻ mục đích về một chính phủ Nam Việt Nam phi cộng sản, ổn định, hai nước đôi khi khác biệt về phương cách tốt nhất để đạt được cứu cánh này. Tương tự, trong khi hai nước đồng ư về tầm hữu ích của cuộc triển lăm ở Viện Smithsonian, hai nước đôi lúc bất đồng về nội dung, chẳng hạn như việc bao gồm sự tuyên truyền chính trị công khai trong cuộc triển lăm.
Sự tường thuật văn hóa của cuộc triển lăm đă nỗ lực để tăng cường các sự tuyên xác của ông Diệm rằng chính phủ của ông, và nói rộng hơn, Việt Nam Cộng Ḥa, là các thực thể chính thống. Như thế, nó tượng trưng một phần trong nỗ lực tiếp diễn của ông Diệm để củng cố chế độ của ông và triệt hạ các lời tuytên xác của các đối thủ của ông, đặc biệt là các đối thủ tại Bắc Việt Nam. Ông Diệm đă dùng cuộc triển lăm để thích dụng sự tt́nh bày lịch sử về cuốc kháng cự lâu dài của Việt Nam chống lại các kẻ ngoại xâm – một sự trần thuyết mà phe cộng sản Việt Nam đă sử dụng thành công để dành đoạt sự ủng hộ cho phong trào Việt Minh. Ông Diệm đă hy vọng trinh bày rằng sự tường tŕnh này, với các sự kê khai sự chống đối anh hùng đối với sự kiểm soát của Trung Hoa, có thể được tái định h́nh nhằm chính thống hóa Việt Nam Cộng Ḥa như một bức tường thành chống lại chế độ cộng sản Trung Hoa. Song, vào lúc kết thúc, cuộc triển lăm đă phô bày nhiều hơn các nhược điểm của ông Diệm. Bởi việc khai mạc vào một thời điểm khi mà sự ủng hộ trong nước của ông Diệm đang suy tàn, nó chỉ làm nổi bật lên sự bất lực của ông trong việc thuyết phục cả người Hoa Kỳ lẫn người Việt Nam rằng ông là lănh tụ “lực lượng thứ ba” sẽ thống nhất Việt Nam dưới một chính quyền không phải thực dân hay cộng sản. Các khiếm khuyết của ông Diệm đă bị đặt vào tiêu điểm sắc bén khi ông chỉ vừa sống sót qua một âm mưu đảo chính trong Tháng Mười Một, 1960 – hai tuần sau khi cuộc triển lăm được mở cửa.
photo:http://www.gstatic.com/
SỰ THĂNG TRẦM CỦA ÔNG DIỆM
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian đă được khai triển trong một bối cảnh xáo trộn của chính trị Việt Nam hồi giữa thập niên 1950. Vào cuối năm 1954, tương lai Nam Việt Nam rơ ràng ở t́nh trạng bấp bênh nhất. Hiệp định Geneva đă làm cho Việt Nam bị phân chia tại vĩ tuyến mười bẩy. Ông Bảo Đại, một kẻ ăn chơi mất ḷng dân bị hoen ố bởi sự cộng tác trong quá khứ với Pháp và Nhật Bản, là vị quốc trưởng không có sức lôi cuốn ở khu vực nằm dưới vĩ tuyến mười bẩy. Vài tháng trước đó, ông Ngô Đ́nh Diệm đă quay về nước để làm Thủ Tướng sau nhiều năm lưu vong, nhưng sự sống sót của ông như một lănh tụ chính trị là điều bất trắc. Chính phủ của ông Diệm phải đối phó với vô số các vấn đề gây ra bởi nhiều năm chiến tranh và sự ra đi mau chóng của các lực lượng Pháp. Dân chúng của Nam Việt Nam bị phân hóa giữa nhiều tổ chức chính trị và các giáo phái, không nhóm nào cho thấy có một khả năng để hỗ trợ sự đồng thuận. Điều không rơ ràng là liệu ông Bảo Đại hay ông Ngô Đ́nh Diệm có thể vận động được sự ủng hộ giữa các nhóm hỗn tạp này hay không, chưa nói đến chuyện đánh bại Hồ Chí Minh trong các cuộc tuyển cử toàn quốc được dự trù cho năm 1956.
Tuy nhiên, ông Diệm đă làm ngạc nhiên các kẻ hay ngờ vực bằng việc dẹp tan một cách có phương pháp các đối thủ chính trị của ông và củng cố sự nắm giữ quyền hành của ông. Trong năm 1955, ông bắt đầu một chiến dịch chống lại các giáo phái tôn giáo-chính trị của Nam Việt Nam, Cao Đài, Ḥa Hảo, và B́nh Xuyên. 5 Vào cuối năm, chính phủ đă đánh bại hay kết nạp được các đối thủ mạnh nhất của nó. Các sử gia có nêu ra sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dưới h́nh thức mua chuộc của CIA (Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ) như yếu tố chính trong sự chiến thắng của ông Diệm. 6 Chính quyền Nam Việt Nam đă giải thích sự thành công của họ một cách khác, gán cho nó phần nào cho một chiến dịch tích cực để “tranh thủ nhân tâm” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (“win the hearts”) của quần chúng tại các khu vực nơi mà các giáo phái được tin theo. Chính phủ đă sử dụng các đơn vị tuyên truyền lưu động để phân phát các sách báo, truyền đơn, và các ấn phẩm khác tại các khu vực phía nam và tây Sàig̣n vốn là trung tâm sức mạnh của Cao Đài và Ḥa Hảo. Các hoạt động tuyên truyền này, theo một báo cáo, đă liên tục “ngày và đêm, tại mọi xă ấp xa xôi” cho đến khi “ḷng dân hướng về chính phủ”. 7 Các hoạt động như thế báo trước các nỗ lực phát sinh của ông Diệm nhằm sử dụng các hoạt động thông tin hầu bảo vệ cho chính phủ của ông.
Chiến dịch thành công của ông Diệm chống lại các giáo phái là một cuộc chiến thắng quan trọng cho chế độ non trẻ của ông, và trong hai năm kế tiếp, ông đă tiến hành việc củng cố thẩm quyền của ḿnh. Vào cuối năm 1955, ông Diệm đă chế tạo ra một cuộc chiến thắng áp đảo – nhưng cũng bị nghi ngờ một cách mạnh mẽ -- trong một cuộc trưng cầu toàn quốc chống lại Bảo Đại. Một năm sau đó ông loan báo sự ban hành một hiến pháp của Nam Việt Nam. Trong Tháng Năm 1957, ông Diệm đă thực hiện một cuộc thăm viếng đắc thắng tại Hoa Kỳ và tạp chí Life đă phong thánh cho ông là “một nhân vật kỳ diệu” do khả năng chống đỡ các áp lực nội bộ và ngoại lai và củng cố được quyền lực chính trị của ông. 8
Các viên chức tại Viện Smithsonian đă cứu xét trước tiên một cuộc triển lăm về nghệ thuật Việt Nam trong năm 1954. Trong thời gian có các cuộc tranh đấu ban đầu của ông Diệm, họ đă đ́nh chỉ các kế hoạch này. Một viên chức Hoa Kỳ tại Sàig̣n nhiệt t́nh với đề nghị này, nhưng than thở rằng “thật khó khăn để tập trung vào các sự việc mà người ta vốn ưa thích với một thành phố đang cháy rụi quanh ḿnh”. Không may, ông ta bổ túc, “các cuộc chiến tranh bùng nổ ở đây giống như ḍng nước suối tại vùng Đông Bắc Mỹ (New England) [ -- ] lúc nào cũng có sẵn ở ngay góc phố.” 9 Tuy nhiên, vào năm 1957, ông Diệm đă dẹp êm các quan ngại này, ít ra một cách tạm thời. Vào khoảng có cuộc thăm viếng của ông Diệm tại Hoa Kỳ, nhà khảo cổ Thụy Điển, Olov Janse, người đă đề nghị đầu tiên cuộc triển lăm, đă gặp gỡ ông Thomas Beggs của Viện Smithsonian và ông Dư Phước Long của Ṭa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn. Họ ghi nhận rằng cuộc thăm viếng của ông Diệm sang Hoa Kỳ đă “kích thích sự quan tâm của chính phủ” đến cuộc triển lăm và kết luận rằng “sự ổn định hóa các việc chính trị tại Việt Nam” có nghĩa rằng cuộc triển lăm có thể được tiến hành một cách an toàn. 10
Nguồn:http://www.ask.com/bar?q=Art+and+Archeology
TÁI XÁC ĐỊNH VAI TR̉ CỦA ÔNG DIỆM
TRONG CÁC QUAN HỆ HOA KỲ - NAM VIỆT NAM
Trong các thập niên 1950 và 1960, Hoa Kỳ đă thực hiện một loạt các chương tŕnh chính ttrị, kinh tế, và quân sự trong một nỗ lực không hiệu quả nhằm tạo lập Nam Việt Nam như một thực thể dân tộc khả tín. Hoa Kỳ đă cung cấp viện trợ ồ ạt cho quân lực Nam Việt Nam và gửi các cố vấn quân sự Hoa Kỳ sang huấn luyện binh sĩ Nam Việt Nam. Các cơ quan Hoa Kỳ quản trị các chương tŕnh viện trợ và cố vấn Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm về việc cải cách ruộng đất. Đại Học Tiểu Bang Michigan (Michigan State University) đă thiết lập một trường hành chính công quyền tại Sàig̣n và trợ lực huấn luyện lục lương cảnh sát trong nước. Như nhiều bản văn quư báu khác nhau đă chứng minh, Hoa Kỳ đă đóng một vai tṛ tích cực trong việc dự liệu, tài trợ và thực hiện nhiều trong các hoạt động này. 11
Giới học thuật gần đây, được trợ lực bởi sự công bố các tài liệu từ các văn khố Việt Nam, mở rộng các sự tường thuật trước đây qua việc phô bày mức độ theo đó các tác nhân Nam Việt Nam đă dính líu vào việc xây dựng quốc gia. Như tác giả Philip Catton đă tŕnh bày, ông Ngô Đ́nh Diệm và em trai của ông, ông Ngô Đ́nh Nhu đă là các công cụ trong việc hoạch định và thực hiện Chương Tŕnh Ấp Chiến Lược và các sự cải cách ruộng đất khác. 12 Tác giả Jessica Chapman lập luận một cách đầy thuyết phục rằng chính ông Ngô Đ́nh Diệm, chứ không phải Edward Lansdale hay các nhân viên T́nh Báo CIA khác, đă lănh đạo chiến dịch 1955 để triệt hạ uy tín của ông Bảo Đại trước khi có cuộc trưng cầu dân ư toàn dân. 13 Tương tự, tác giả Edward Miller đă khai thác các tài liệu tai Việt Nam và Pháp để lập luận rằng dự kiến của ông Diệm cho Nam Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi sự đỡ đầu của Hoa Kỳ hơn điều đă được tin trước đây. 14 Các cuộc nghiên cứu khác đă khảo sát vai tṛ của chính phủ Nam Việt Nam trong sự cải cách giáo dục và trong việc tạo lập và phân phối các tài liệu tuyên truyền. 15 Các cuộc nghiên cứu quan trọng này cho thấy các nhân vật Nam Việt Nam đă đảm trách việc xây dựng quốc gia, chứ không phải là các kẻ lê gót bướng bỉnh gây cản trở cho các nỗ lực của Hoa Kỳ. Phía Nam Việt Nam, giống như đối tác Hoa Kỳ của họ, là các kẻ xướng xuất. 16
Ngoài việc bày tỏ sự đảm trách của Nam Việt Nam, các cuộc nghiên cứu gần đây cũng làm sáng tỏ dự kiến độc đáo của ông Ngô Đ́nh Diệm cho Nam Việt Nam. Trả lời các bài viết về ông Diệm như bảo thủ, phản động và cổ lỗ một cách tuyệt vọng, các cuộc nghiên cứu này đă cung cấp chứng cớ đầy đủ về các cảm nhận tân tiến của ông Diệm. Đối với tác giả Chapman, ông Diệm “đă lèo lái sự chuyển tiếp của đất nước khỏi quá khứ cổ truyền của nó và chính quyền thực dân đến nền độc lập giữa một sự t́m kiếm tiếp diễn cho sự canh tân hóa”. 17 Sự mô tả của tác giả về cuộc trưng cầu dân ư năm 1955 để truất phế Bảo Đại cho thấy ông Diệm chính là kiểu mẫu của một chính trị gia hiện đại, sử dụng các kỹ thuật quảng cáo và mỹ từ của chủ nghĩa cấp tiến để tấn công đối thủ. Tương tự, tác giả Catton mô tả ông Diệm như “hướng về phía trước, quan tâm đến sự thay đổi, và cương quyết củng cố đất nước”. 18 Các thái độ này mang lại Chương Tŕnh Ấp Chiến Lược, vốn được tạo lập để phát huy sự thay đổi xă hội, cách mạng chính trị và phát triển kinh tế. Trong khi mô tả sự thăng tiến của ông Diệm để lên nắm quyền lực trong các thập niên 1940 và 1950, tác giả Edward Miller phác họa ông Diệm như một lănh tụ với “một dự kiến độc đáo về phương cách làm sao để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia tân tiến.” 19
Câu chuyện về cuộc triển lăm của Viện Smithsonian xây dựng trên các cuộc nghiên cứu quan trọng này, tăng cường cho các sự biểu trưng của chúng về ông Diệm trong khi cũng hoàn thiện bức tranh. Cuộc triển lăm tại Viện Smithsonian là đỉnh điểm của một nỗ lực phối hợp về phía một loạt các cá nhân Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, các cơ quan chính phủ, và các tổ chức tư nhân. Sở Thông Tin Hoa Kỳ (The U. S. Information Agency: USIS) và Hải Quân Hoa Kỳ đă lănh trách nhiệm đóng góp các vật triển lăm tại Sàig̣n và chở chúng bằng tàu đến San Francisco. Tại Hoa Kỳ, Viện Smithsonian và Hội Người Mỹ Bạn Của Việt Nam (The American Friends of Vietnam: AFV), một nhóm các người Mỹ tinh hoa hậu thuẫn cho chính phủ miền nam không cộng sản sau năm 1954, cùng làm việc với nhau để tổ chức và phổ biến tin tức về cuộc triển lăm. Viện Smithsonian ấn hành một tập chỉ dẫn của bảo tàng viện có thể mua được tại bảo tàng viện. Hội AFV đă gồm tập chỉ dẫn vào thư mục các ấn phẩm mà hội phân phối cho các hội viên của tổ chức và các thành phần quan tâm khác. Hội AFV cũng đài thọ các chi phí của việc chuyển vận các đồ vật bảo tàng từ San Francisco lên Hoa Thịnh Đốn. 20
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian tăng cường nhiều kết luận của các tác giả Catton, Miller, và Chapman về ông Diệm. Cuộc triển lăm cung cấp thí dụ nữa về sự cộng tác không dễ dàng đánh dấu mối quan hệ của ông Diệm với các viên chức Hoa Kỳ. Cũng giống như câu chuyện về cuộc trưng cầu dân ư năm 1955, nó cho thấy sự sẵn ḷng của ông Diệm để nắm lấy các phương pháp tân tiến của sự thuyết phục hầu hoàn tất các mục tiêu chính trị của ông. Cuộc triển lăm cũng hậu thuẫn sự tuyên xác của tác giả Catton rằng rằng ông Diệm có thể được nh́n đúng nhất như “một nhà canh tân hóa bảo thủ” (“conservative modernizer”). 21 Tác giả Miller ghi nhận một cách chính xác rằng “dự kiến của ông Diệm không phải là một kế hoạch phản động nhằm tái lập các giá trị và định chế cổ truyền”; tuy thế, ông Diệm đă dựa vào các sự tường thuật về lịch sử và truyền thống Việt Nam để củng cố các tham vọng chính trị của ông. 22
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian cũng bổ túc vào các sự giải thích này bằng việc phô bày sự sẵn ḷng của ông Diệm để thực hiện chiến dịch vận đông ư thức hệ của ông ở hải ngoại. Một số các viên chức Hoa Kỳ nguyên thủy dự liệu cuộc triển lăm như một cử chỉ để bày tỏ với nhân dân Việt Nam rằng họ có các đồng minh vững chắc tại Hoa Kỳ. Thee một viên chức tại Phái Bộ Các Hoạt Động Hoa Kỳ (United States Operations Mission) tại Sàig̣n, nó sẽ “chắc chắn phục vụ như một chỉ dấu cho sự thành thực của chúng ta” trong nỗ lực “giành thắng t́nh hữu nghị và sự tin tưởng của nhân dân Việt Nam”. 23 Tuy nhiên, phía Việt Nam đă có các ư tưởng khác. Đối với họ, cuộc triển lăm có nghĩa gửi một thông điệp đến người Hoa Kỳ: nó sẽ tŕnh bày “sự tiến hóa của dân tộc Việt Nam: chủng tộc, chính trị, kinh tế, phong tục và nghệ thuật của họ”. 24 Bản thân ông Diệm có sự quan tâm nhiều hơn cái nh́n thoáng qua về cuộc triển lăm. Trong các thời kỳ hoạch định ban đầu, ông đích thân chấp thuận sự tham dự của Nam Việt Nam vào cuộc triển lăm. Khi cuộc triển lăm đến gần sự hoàn tất, ông Diệm yêu cầu rằng ông đứng đầu danh sách “các nhà bảo trợ danh dự” nếu Tổng Thống Dwight D. Eisenhower cũng được gồm vào phía Hoa Kỳ. Mặc dù Viện Smithsonian nguyên thủy dự trù rằng Phó Tổng Thống Richard Nixon là nhà bảo trợ Hoa Kỳ cao cấp nhất, họ kế đó đă nhận được phép từ ông Eisenhower để liệt kê hai vị nguyên thủ quốc gia. 25
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian không phải là nỗ lực duy nhất của Nam Việt Nam để uốn nắn công luận Hoa Kỳ trong các thập niên 1950 và 1960. Sau 1954, Việt Nam Cộng Ḥa đă nêu ư kiến với ban biên tập của các nhật báo Hoa kỳ, gửi sách và chuyên san đến các thư viện Hoa Kỳ, và đă tổ chức các hội nghị và hội thảo tại Hoa Kỳ. Trong việc thực hiện một nỗ lực giao tế công cộng tại Hoa Kỳ, chính phủ Nam Việt Nam đă nh́n nhận rằng việc xây dựng quốc gia không đơn thuần là một vấn đề nội bộ. Trong cuộc đấu tranh cho tính đại diện chính thống của dân tộc, các nhận thức của người dân bên ngoài Việt Nam cũng quan trọng gần như là các thái độ của chính người Việt Nam. Chính phủ Nam Việt Nam nh́n nhận rằng nó cần phải uốn nắn các cung cách theo đó người Hoa Kỳ nghĩ về Nam Việt Nam. Các viên chức Việt Nam tin tưởng rằng một kho dự trữ thiện ư sẽ giúp để duy tŕ sự hậu thuẫn tài chính đổ vào Nam Việt Nam.
Sau cùng, các hoạt động hải ngoại của ông Diệm đă phơi bày không chỉ tham vọng, mà c̣n cả một mức độ của tính linh động và cuộc triển lăm của Viện Smithsonian gần như hoàn toàn không có các hàm ư công khai hay mặc nhiên về chủ nghĩa Nhân Vị (Personalism), triết lư tôn giáo – chính trị thường khó hiểu đă hướng dẫn nhiều hoạt động xây dựng quốc gia của ông Diệm tại Nam Việt Nam. Sự bỏ trống này được nhận thức: các tác giả Catton, Miller và Chapman đều ghi nhận rằng sự thất nhân tâm của Chủ Nghĩa Nhân Vị đă là một yếu tố quan trọng trong các sự thất bại chính trị của ông Diệm. Nhưng sự bỏ qua Chủ Nghĩa Nhân Vị khỏi cuộc triển lăm không đủ làm cho nó được thành công. Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian nh́n chung cũng rất giống như chức vụ tổng thống của ông Diệm: nó biểu thị một mức độ nào đó của dự kiến và sự đảm trách nhưng tối hậu đă thất bại trong việc hoàn thành các mục tiêu của nó.
photo:http://collections.si.edu/
TRIỂN LĂM SỰ KHÁNG CỰ
Như cuộc triển lăm ở Viện Smithsonian chứng minh, ông Diệm hiểu rơ rằng sự thách đố của Nam Việt Nam là phải làm nhiều hơn việc chỉ tạo lập đơn thuần các định chế kinh tế và chính trị quốc gia. Một nền văn hóa mạnh và đầy sinh khí cũng là một đặc điểm quan trọng của dân tộc tính (nationhood). Ngôn ngữ, một truyền thống văn chương, tôn giáo, cách nấu nướng, thần thoại, một lịch sử chung, và các nghệ thuật, tất cả đều góp phần cho ư tưởng về một thực thể dân tộc. Các tài liệu tuyên truyền của Nam Việt Nam tŕnh bày ông Diệm như kẻ thừa kế các nhân vật anh hùng của Việt Nam và chính phủ của ông như triều đại tân tiến trong các triều đại lịch sử của nó. Tại các nơi trưng bày công cộng và trong giáo tŕnh giáo dục, ông Diệm nêu ư kiến rằng chính phủ của ông, bởi v́ ḷng trung thành của nó đối với các truyền thống và sự sẵn ḷng của nó để chiến đấu chống ngoại xâm, đă có sự tuyên xác chính đáng về dân tộc tính Việt Nam. Chính phủ Nam Việt Nam hy vọng các chương tŕnh này sẽ tạo ra một niềm kiêu hănh và đoàn kết dân tộc trong khi khuyến khích sự tự hy sinh. Những thông điệp như thế, với đề nghị được che dấu một cách mong manh của họ rằng Nam Việt Nam là một lực lượng tự nhiên chống lại sự xâm lược của Trung Hoa, cùng có thể là một lập luận mạnh mẽ cho sự ủng hộ liên tục từ Hoa Kỳ.
Đối với ông Ngô Đ́nh Diệm, việc xây dựng quốc gia bao gồm nhiều loại sáng kiến khác nhau. Ông đă muốn thiết lập các đinh chế dân sự của cả dân tộc, gồm cả một chính phủ hoạt động đúng chức năng, một nền kinh tế ổn định và mạnh, và các biên giới an toàn. Nhưng ông cũng muốn Nam Việt Nam đứng vững như một hiện thân tân tiến của nền văn hiến Việt Nam. Điều này bao gồm các nỗ lực công khai để sản xuất và phổ biến một sự tường thuật lịch sử Việt Nam mang lại sự tín cậy cho các hoạt động chính trị của ông. Nó cũng bao gồm các nỗ lực để phát huy Chủ Nghĩa Nhân Vị, một ư thức hệ mà ông xem được ràng buộc một cách mật thiết với sức mạnh dân tộc. Dưới mắt nh́n của ông Diệm, sự phát triển văn hóa là một điều kiện tiên quyết cho sức mạnh dân tộc. Trong công thức của ông, “các yếu tố trí thức và đạo đức đóng một vai tṛ vĩ đại trong cuộc phục hồi dân tộc về mặt chính trị, kinh tế, và xă hội”. 26
Được khuyến khích bởi sự thành công của nó sau cuộc khủng hoảng giáo phái, Việt Nam Cộng Ḥa đă mở rộng các chương tŕnh nhắm vào việc trui rèn một cảm thức của niềm tự hào dân tộc và thống nhất văn hóa. Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố nhiều ngày lễ dân tộc, tổ chức các chuyến luu diễn và tŕnh diễn âm nhạc, và xây dựng các đài tưởng niệm các anh hùng Việt Nam, tất cả nhằm để tập hợp dân chúng chung quanh ư tưởng rằng tính đại diện chính thống của Nam Việt Nam có thể được truy t́m ngược lại cả ngh́n năm trong tiến tŕnh lịch sử. Ông Diệm cũng liên kết một cách rơ ràng chính phủ và gia đ́nh ông với quá khứ của Việt Nam. Bộ Thông Tin và Thanh Niên Nam Việt Nam, được điều hành bởi một trong các đồng minh thân cận nhất của ông Diệm, đă đảm trách việc phân phát tài liệu này. Nó đă phân phối các tập tài liệu mỏng và các sách in, sản xuất và chiếu các phim tuyên truyền, và quản lư các thư viện và “các nhà văn hóa” được dùng làm các trung tâm tuyên truyền cho chính phủ. 27 Việt Nam Cộng Ḥa đă chống đỡ các hoạt động này bằng các chương tŕnh khác, chẳng hạn như cải tổ giáo dục, mở rộng thư viện và trường đại học, và các dự án bảo tồn lịch sử. 28
Các chương tŕnh văn hóa Nam Việt Nam không chỉ giới hạn vào khối cử tọa trong nước. Trong năm 1955, Nam Việt Nam đă kư kết một hợp đồng với Công Ty Harold Oram and Associates, một hăng giao tế công chúng Hoa Kỳ, để quản lư các nỗ lực tuyên truyền của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Vào lúc mà Nam Việt Nam kư kết hợp đồng này, Harold Oram đă sẵn tích cực trong việc phát huy chế độ của ông Diệm tại Hoa Kỳ. Oram là một trong các thành viên nh́ều ảnh hưởng nhất của Hội AFV. Chiến lược của nhóm Oram là sử dụng uy tín và các nỗ lực đang có của AFN để ảnh hưởng một nhóm tuyển lựa “các người đề xuất chính sách và các người uốn nắn tư tưởng” tại Hoa Kỳ nhân danh Việt Nam Cộng Ḥa. 29 Để phát huy chính nghĩa của Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhóm Oram và Hội AFV đă tổ chức các hội nghị, phân phát các tập tài liệu ngắn gọn về chính trị, viết phần xă luận cho các nhật báo và tạp chí Hoa Kỳ. 30
Ông Diệm đă mạnh mẽ tin tưởng về nhu cầu tuyên truyền hải ngoại. Vào cuối năm 1956, ông đă yêu cầu các bộ trưởng trong nội các của ông phải biên soạn tin tức cho các tập tài liệu nhỏ nhằm sẽ “giới thiệu Việt Nam với nhân dân các quốc gia thân hữu”. 31 Các tập tài liệu này phác họa sự cam kết mạnh mẽ của ông Diệm cho việc bảo tồn và phổ thông hóa các truyền thống văn hóa của Việt Nam. Một ấn phẩm đối chiếu song hành chủ nghĩa dân tộc về văn hóa của ông Diệm với phe Cộng Sản bắc Việt, những kẻ “phủ nhận văn hóa dân tộc cổ truyền và không biết ǵ ngoài tư tưởng của các đệ tử hiện thời của giáo điều cộng sản”. Tập tài liệu than thở về sự tiêu vong ư thức văn hóa và lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, nơi “các ngôn từ của các nhà thơ Việt Nam vĩ đại đă biến mất khỏi các thư viện công, và các anh hùng dân tộc không được biết đến”. 32
Các tài liệu tuyên truyền khác mô tả tính ưu việt của các h́nh thức Miền Nam của văn hóa Việt Nam, theo đó gợi ư rằng Việt Nam Cộng Ḥa có tính cách đại diện chân xác hơn chế độ tại Miền Bắc. Một ấn phẩm cung cấp một sự tŕnh bày dài, chi tiết về lịch sử hát bội [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một loại tuồng kịch cổ truyền phổ thông tại Miền Nam. Theo tập tài liệu, hát bội là một h́nh thái nghệ thuật phức tạp mà “vẻ đẹp thực sự chỉ có thể được thưởng thức bởi một khối khán thính giả có văn hóa”. Sau khi dành mười một trang để thảo luận về hát bội, tập tài liệu chỉ gồm có bốn câu về hát chèo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một h́nh thái “đơn giản” của kịch nghệ “được ưa thích nhiều tại Bắc Việt Nam”. Hát chèo, tập tiểu luận ghi nhận một cách thẳng thừng, được biểu trưng chúnh yếu bởi “các câu đố và bài hát kỳ quặc”. 33
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian tiêu biểu cho một sự liên tục và sự mở rộng các hoạt động tuyên truyền này. Một viên chức của ṭa đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn tin tưởng rằng việc mang các thông điệp này đến khối khán thính giả Hoa Kỳ có thể dẫn người dân Hoa Kỳ đến việc ngưỡng mộ văn hóa Việt Nam và chính từ đó đặt áp lực lên trên Quốc Hội và Tổng Thống để cung cấp “sự ủng hộ tinh thần và vật chất” nhiều hơn cho chính phủ của ông Diệm. 34 Ít tháng sau đó, ông Nguyễn Dương Đôn, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục của Nam Việt Nam, đă gửi một văn thư lên ông Diệm phác thảo đề nghị triển lăm các chế tác phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông Đôn đă mô tả cuộc triển lăm như “một cơ hội thuận lợi để tuyên truyền trong các lănh vực chính trị, văn hóa và kinh tế”. Sau khi đề nghị một số loại tác phẩm nghệ thuật nào đó sẽ được bao gồm vào cuộc triển lăm, ông ghi nhận rằng các tác phẩm “sẽ được lựa chọn sao cho công chúng Hoa Kỳ có được một ư tưởng rơ ràng về sự phong phú của văn hóa Việt Nam và lối sống tại Việt Nam Cộng Ḥa”. 35 Ông Diệm đồng ư, và trong Tháng Tư 1957, ông đích thân chấp thuận các kế hoạch của cuộc triển lăm. 36
Mặc dù cuộc triển lăm được tạm dự trù sẽ khai mạc vào cuối năm 1957 hay đầu năm 1958, các sự tŕ trệ đă buộc Bộ Giáo Dục Nam Việt Nam phải triển hoăn cuộc triển lăm cho măi đến năm 1960. 37 Các viên chức Nam Việt Nam, trong sự tham khảo với Viện Smithsonian, đă quyết định dự trù khai mạc vào ngày 26 Tháng Mười, “Ngày Quốc Khanh” của Nam Việt Nam. Cuộc triển lăm, như nhiều viên chức Việt Nam đă sẵn tuyên bố, là một cơ hội để giới thiệu với công chúng Hoa Kỳ về t́nh h́nh chính trị, kinh tê”, và xă hội ở Nam Việt Nam. Ngày 26 Tháng Mười đánh dấu sự thành lập một cộng ḥa độc lập và cuộc chiến thắng của ông Diệm trong cuộc trưng cầu dân ư để truất phế Bảo Đại (trong năm 1955), cũng như sự ban hành Hiến Pháp Nam Việt Nam (1956). Nó cũng biểu trưng cho các thành tích của Việt Nam Cộng Ḥa trong năm năm hiện hữu của nó. Một sự khai mạc vào mùa thu 1960 cùng được ưa thích bởi một lư do khác. Theo ông Trần Hữu Thế, bộ trưởng giáo dục Nam Việt Nam, điều quan trọng đặc biệt là phóng ra một chiến dịch giao tế công chúng vào lúc có cuộc bàu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông Trần Hữu Thế nhiều phần tin rằng cuộc triển lăm có thể dành đoạt sự ủng hộ quần chúng cho Việt Nam vào lúc khi mà các ứng cử viên quan tâm nhiều nhất đến việc thắng được Ṭa Bạch Ốc. Khác với việc cố gắng để ảnh hưởng đến các chính trị gia Hoa Kỳ một cách trực tiếp, Nam Việt Nam hy vọng tạo ra một làn sóng công luận ở Hoa Kỳ mà các viên chức Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận. 38
Cuộc triển lăm “Nghệ Thuật và Khảo Cổ Việt Nam” được mở cho công chúng vào ngày 26 Tháng Mười, 1960. Nhiều sản phẩm trong cuộc triển lăm biểu hiệu cho các thành quả thẩm mỹ của người dân Việt Nam. Cuộc triển lăm cũng thể hiện văn minh Việt Nam vừa có tính năng động vừa bắt rễ trong truyền thống. Nó đă kiến tạo một sự tường thuật lịch sử của một dân tộc bảo vệ dũng mănh nền độc lập của họ, như được minh chứng bởi một ngh́n năm kháng cự lại Trung Hoa. Nhưng nó cũng làm liên tưởng đến một mức độ linh động về văn hóa – một sự sẵn ḷng của Việt Nam để tiếp nhận các đặc tính tốt nhất của các văn hóa khác. Theo lời của một viên chức Việt Nam, cuộc triển lăm đă là “một cơ hội hiếm có để Hoa Kỳ và thế giới hiểu biết rơ hơn về các t́nh trạng ở Việt Nam”. “Mục đích chính yếu”, ông nói tiếp, “là để cho dân chúng Hoa Kỳ hiểu biết về sự sung măn và huy hoàng của văn hóa Việt Nam và về đời sống của người Việt Nam từ xưa đến nay”. 39
Một cuộc triển lăm ở bảo tàng viện là một địa điểm lư tưởng để tŕnh bày các thông điệp chính trị và văn hóa Nam Việt Nam cho khối khán thính giả Hoa Kỳ. Các thân chủ của nghệ thuật, trong một số phương diện, là một mục tiêu tự nhiên cho sự tuyên truyền – họ dính líu, tham gia, thường có học thức cao, và giàu có. Hơn nữa, các hoạt động tuyên truyền khác có thể vươn tới một khối khán giả rộng răi hơn, nhưng ít nơi nào sánh được với danh tiếng của Viện Smithsonian về thẩm quyền và tính khách quan. Dùng chữ của sử gia nghệ thuật Carol Duncan, “kiểm soát một bảo tàng viện chính xác là kiểm soát sự đại diện của một cộng đồng cùng các chân lư và giá trị cao nhất của nó”. Các sự trưng bày được xem chính thức là “khách quan” tại một bảo tàng viện trong thực tế là các không gian xây dựng một câu chuyện hay một chân lư bất chợt. Phần lớn các bảo tàng viện, như tác giả Duncan đă ghi nhận, “trang bị cho khách tham quan các bản đồ để hướng dẫn họ xuyên qua vũ trụ mà chúng kiến tạo”. 40
Trong việc hoạch định cuộc triển lăm “Nghệ Thuật và Khảo Cổ của Việt Nam”, các nhà tổ chức đă để ư chặt chẽ đến sự tŕnh bày văn hóa mà họ đang xây dựng. Trong các giai đọan hoạch định ban đầu, ông Beggs nêu ư kiến rằng cuộc triển lăm sẽ giành đoạt được sự ngưỡng mộ cho văn hóa Việt Nam bằng việc phô bày “nghệ thuật đồ họa tinh vi” (fine draftsmanship) của người Việt Nam và “tính chất kỳ diệu” (enchanting quality) của nghệ thuật và thủ công nghệ Việt Nam. 41 Các khăn lụa, áo dài hàng gấm, và các y phục diễn kịch lộng lẫy chứng thực cho các kỹ năng của người Việt trong việc dệt vải và thêu. Cuộc triển lăm cũng bao gồm các đồ khảm xà cừ, mai rùa, sừng trâu, cẩm thạch, và ngà voi được chạm trỗ cầu kỳ, cũng như các sản phẩm tiêu biểu cho việc chạm khắc và rèn kim loại. 42 Trong mắt nh́n của các viên chức Việt Nam, sinh khí văn hóa này chuyên chở một thông điệp chính trị. Theo một trong các tập tài liệu tuyên truyền, “các thủ thuật cổ xưa và các truyền thống được coi trọng … luôn luôn là một sự bảo đảm cho sức mạnh và sự thịnh vượng của một dân tộc”. 43
Một sưu tập nhỏ các tác phẩm đương đại – một số tranh sơn dầu, màu nước trên lụa, và đồ sơn mài – bổ túc cho sản phẩm thủ công. Nghệ thuật hiện đại cho thấy rằng, mặc dù văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ truyền thống, nó cũng đầy sinh khí, năng động, và tiến hóa. Sức sống này có lẽ hiển hiện rơ nhất qua việc gồm vào bức “Hội Chợ” (“Fair”), một tranh sơn dầu của một họa sĩ kiêm nhà kiến trúc Việt Nam nổi danh Ngô Viết Thụ. Bức tranh tŕnh bày quang cảnh thành phố toàn diện với các nhà chọc trời và một ṿng đánh du quay tṛn kiểu bánh quay Ferris [của Mỹ]. Nội dung và các nét vẽ táo bạo và sinh động của ông Thụ rất kích động, tân tiến, và đô thị. Như cùng với hàng thủ công mỹ nghệ, nét thẩm mỹ của các bức vẽ được chủ định để chuyên chở một thông điệp chính trị. Viên chức Hoa Kỳ khuyến cáo bao gồm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đă quy kết “một sự tiếp xúc táo bạo” trong nghệ thuật Việt Nam hiện đại cho một dân tộc “chỉ mới bắt đầu cảm nhận một cách chậm trễ cơn dạt dào của tự do“ sau một thế kỷ bị khuất phục. 44
Một trong những tác phẩm nghệ thuật gây nhiều ấn tượng nhất trong cuộc triển lăm của Viện Smithsonian là tượng Đức Phật của Đông Dương [? tiếng Việt trong nguyên bản, nhiều phần là chỉ Indochina một cách tổng quát, chú của người dịch], một tượng bằng đồng cao ba bộ Anh (feet) rưỡi từ Phù Nam, một khu định cư cổ thời tại vùng Châu Thổ Sông Cửu Long. Bức tượng đáng chú ư nhờ ở giá trị thẩm mỹ của nó – một bài báo tŕnh bày tác phẩm là “tuyệt diệu”, kêu gọi sự chú ư đặc biệt đến các nét mặt “được sáng tạo một cách thanh nhă và tinh tế”. 45 Điều có tầm quan trọng lớn hơn đối với các viên chức Nam Việt Nam can dự vào việc tổ chức cuộc triển lăm là sự hiện diện của nó như một biểu tượng hùng mạnh của sự bền bỉ của nền văn minh Việt Nam. Tác phẩm, có niên đại vào khoảng 300 sau Công Nguyên, là một trong các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa nhất trong cuộc triển lăm. Đối với người Hoa Kỳ quen nghĩ về Nam Việt Nam như một dân tộc mới, chỉ vừa hiện hữu trong nửa thập niên, bức tượng là một bằng chứng cụ thể của một phả hệ dân tộc có thể được truy t́m ngược lại nhiều thế kỷ.
Nếu pho tượng Đức Phật Đông Dương là một sự ám chỉ quá gián tiếp đến lịch sử Việt Nam, tập chỉ dẫn được ấn hành cho cuộc triển lăm đă dàn trải chủ đề ra một cách minh bạch hơn. Ông Trần Văn Chương, đại sứ Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ, đă viết trong tập chỉ dẫn rằng các trước tác phẩm nghệ thuật đă minh chứng “căn nguyên của nền văn hóa Việt Nam đă xuất hiện cả ngh́n năm trước đây”. 46 Hơn thế, tập chỉ dẫn c̣n tuyên bố rằng lịch sử chính trị của Việt Nam đă khởi sự năm 2789 trước Công Nguytên, với sự thiết lập của Triều Đại Hồng Bàng và sự trị v́ của các Vua Hùng. Ông Chương đă không ghi nhận rằng các Vua Hùng là các nhân vật huyền thoại và rằng Triều Đại Hồng Bàng có niên đại trước khi có sử sách được ghi chép của Việt Nam. Tuy thế, việc soi sáng các cội rễ cổ thời của một chính thể Việt Nam đă phục vụ một cách rơ ràng các nhu cầu xây dựng dân tộc của Việt Nam Cộng Ḥa qua việc thách đố khái niệm cho rằng Nam Việt Nam là một nước non trẻ và v́ thế được biến chế ra. Ngay dù chế độ hiện tại mới chỉ hiện hữu trong năm năm, nó là thừa kế của một nền văn minh lâu 4500 năm. Truy t́m lịch sử Việt Nam ngược về năm 2789 trước Công Nguyên cho thấy rằng xă hội Việt Nam đă hiện hữu và trong thực tế đă phát triển cả ngh́n năm trước khi có sự chiếm đóng của Trung Hoa. Nói cách khác, nền độc lập của Việt Nam là tự nhiên; sự đô hộ kế đó của Trung Hoa đơn giản là một sự lệch hướng. 47
Tập chỉ dẫn cuộc triển lăm tŕnh bày sự kháng cự lại sự thống trị của Trung Hoa như một đặc điểm nền tảng của lịch sử Việt Nam. Sau khi Việt Nam “nằm dưới sự thống trị của Trung Hoa” trong năm 111 trước Công Nguyên, “các nhà lănh đạo dân tộc Việt Nam … đă tranh đấu chống lại các thái thú Trung Hoa” trong một ngh́n năm kế đó. Trong năm 939 sau Công Nguyên, Việt Nam sau cùng đă đạt được sự giải phóng khỏi Trung Hoa nhưng trong nhiều thế kỷ đă chiến đấu chống lại các sự xâm chiếm tái diễn của Trung Hoa. Thời kỳ này được tiêu biểu bởi sự xuất hiện của các anh hùng dân tộc chiến đấu chống lại quân Tàu. Thí dụ, gia tộc nhà Trần, “giành được danh tiếng dân tộc bởi ba lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng hoang dại”, trong khi Lê Lợi kết liễu một thời kỳ ngắn ngủi của sự đô hộ văn hóa bởi Triều Đại nhà Minh. 48
Sự tŕnh bày có tính chất tiêu biểu cho sự tuyên truyền của Nam Việt Nam vào lúc đó. Một tổng quan về văn hóa và lịch sử Việt Nam, được ấn hành với sự hợp tác của chính quyền Nam Việt Nam, ghi nhận rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về lịch sử Việt Nam phải được bắt đầu bằng việc cứu xét đến “sự hiện diện của Trung Hoa ở phương Bắc, một khối khổng lồ về lănh thổ và dân chúng, treo trên đầu (Việt Nam) như một mối đe dọa vĩnh cửu”. Nó đă tŕnh bày Việt Nam như một “nền văn minh cổ thời” với một “lịch sử lâu dài và thường là huy hoàng”, tiêu biểu bởi “cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam xuyên qua nhiều thế kỷ để dành đạt được nền độc lập của họ”. Trong các thời kỳ có sự thống trị của Trung Hoa, theo lời miêu tả này, “các tội ác được thực hiện chống lại Công Lư và T́nh Thương sâu xa đến nỗi sự chuyển động b́nh thường của cả vũ trụ dường như bị đ́nh chỉ”. May mắn thay, vô số các anh hùng Việt Nam đă kháng cự lại sự kiểm soát của Trung Hoa, sau rốt “đă kết liễu sự đô hộ của ngoại bang”. 49
Sự tŕnh bày lịch sử tại cuộc triển lăm ở Viện Smithsonian đă không đề cập đến chính sách thực dân Pháp. Trong khía cạnh này, sự tường thuật lịch sử của Nam Việt Nam khác biệt một cách nổi bật với sự tŕnh bày của phe cộng sản Việt Nam, các kẻ đă dùng cùng các chủ đề kháng chiến để tấn công sự cai trị của người Pháp. Như tác giả Patricia Pelley đă lập luận, các sử gia Việt Nam thuộc phe cộng sản sau năm 1945 đă cố gắng phản bác các sự tŕnh bày khống chế về lịch sử Việt Nam được viết ra trong thời thuộc địa. Trong đường lối này, tiến tŕnh viết sử kư trở thành một phương tiện để tuyên bố và b́nh thường hóa nền độc lập của Việt Nam. Các sử gia cộng sản đă phủ nhận nhiều chủ đề khống chế học thuật lịch sử của người Pháp về lịch sử và văn hóa Việt Nam. “Sử kư thời hậu thực dân” này nhấn mạnh đến sự tàn ác và bạo lực của chính sách thực dân, tương phản rơ rệt với các sự miêu tả của Pháp về “sứ mệnh khai hóa” [“mission civilisatrice”, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]. Các học giả thời hậu thuộc địa cũng chiến đấu chống lại quan điểm, được phát huy bởi các sử gia Trung Hoa, rằng Việt Nam là một “phiên bản nhỏ hơn, ít rực rỡ hơn của Trung Hoa”. Trong các thập niên 1950 và 1960, họ tôn sùng sự kháng chiến “như nguyên lư đích thực” của lịch sử Việt Nam. Sự tŕnh bày này, theo tác giả Pelley, “hiển nhiên đă góp phần vào việc động viên sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh” chống Pháp, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. 50
Sự tường thuật về cuộc kháng chiến, được sử dụng một cách thật hiệu quả bởi các học giả thời hậu thực dân, c̣n thích hợp hơn nữa, một cách khá thuyết phục, cho cả Nam Việt Nam dưới thời ông Diệm. Vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Việt Nam một lần nữa đối diện với sự đe dọa của sự thống trị của ngoại bang. Phe cộng sản Việt Nam cai trị nửa phần phía bắc và đang toan tính để chinh phục “Việt Nam Tự Do” bên dưới vĩ tuyến thứ mười bẩy. Điều dễ dàng để nhận thấy sự kiểm soát của cộng sản tại miền Bắc Việt Nam như một sự liên tục qua nhiều thé kỷ của các ư đồ đế quốc Trung Hoa tại Việt Nam, đặc biệt bởi v́ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa đă cung cấp sự yểm trợ vật chất cho Bắc Việt Nam. Nếu kháng chiến chống Trung Hoa trong thực tế là một phần thiết yếu của lịch sử Việt Nam, khi đó Nam Việt Nam là một dân tộc Việt Nam chính thống, ít nhất trên mặt lịch sử. Bắc Việt Nam, ngược lại, đă phản bội lịch sử Việt Nam bởi việc công tác với Trung Hoa.
Tuyên truyền củaNam Việt Nam tại Hoa Kỳ thường nêu lên vấn đề độc lập văn hóa của Việt Nam với Trung Hoa, song hành với truyền thống kháng chiến của Việt Nam đối với sự kiểm soát chính trị của Trung Hoa. Nhiều tập tài liệu tuyên truyền thừa nhận các liên hệ lịch sử giữa văn hóa Việt Nam và Trung HGoa. Tuy nhiên, chúng nhấn mạnh rằng văn hiến hiện thời của Việt Nam th́ khác biệt với văn hóa của Trung Hoa. Cả ngh́n năm tiến hóa, cùng với truyền thống thích ứng các thành tố ngoại lai, đă tạo ra các h́nh thái văn hóa độc đáo cho Việt Nam. Thí dụ, kịch nghệ Việt Nam đă có các cội rễ Trung Hoa, nhưng, như một tập tài liệu đă giải thích, “sau một thời kỳ đồng hóa, đă có một sự tiến hóa mau chóng đến nỗi mọi thành tố Trung Hoa đă biến mất và kịch nghệ Việt Nam không c̣n mang bất kỳ nét tương đồng nào với kịch nghệ Trung Hoa”. 51 Tương tự, mặc dù Tết có một nguồn gốc Trung Hoa, lễ hội được phát triển tại Việt Nam qua thời gian đến mức trong thế giới hiện đại nó cho thấy “chỉ có một sự tương đồng xa xôi với lễ tiết Trung Hoa”. 52 Tuyên truyền của Nam Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tính ưu việt của các h́nh thái văn hóa Việt Nam. Một bài khảo luận đă biểu thị “sự chói tai” của âm nhạc Trung Hoa,ghi nhận rằng “các âm thanh có âm độ cao the thé vốn là dấu hiệu của kịch nghệ Trung Hoa không bao giờ được tán thưởng bởi các người Việt Nam yêu âm nhạc”. Dân tộc Việt Nam, với sự cống hiến lịch sử cho âm nhạc, “đă cải tiến một cách rơ ràng các nhạc cụ Trung Hoa, gạt bỏ sang một bên những nhạc cụ chỉ được làm để tạo ra các sự chói tai được thưởng thức thật ít ỏi bởi người yêu âm nhạc”. 53 Một số các ấn phẩm tuyên truyền này được cung cấp cho sự nghiên cứu tại cuộc triển lăm ở Viện Smithsonian.
Sự tố chức cuộc triển lăm nh́n nhận ảnh hưởng của các truyền thống Ấn Độ và Trung Hoa trên văn hóa Việt Nam, nhưng nó cũng đánh giá thấp các ảnh hưởng ngoại lai này hầu phô diễn “ văn hóa cổ xưa, có gốc rễ sâu xa, [và] bản địa”của Việt Nam. 54 Nhiều vật triển lăm minh chứng tầm quan trọng của “các đường nét văn hóa cổ xưa”. Một số các thành tố họa kiểu của các sản phẩm thủ công nghệ hiện đại có thể truy t́m ngược về xứ Chàm, một văn minh hiện hữu trước khi có sự kiểm soát của Việt Nam tại phần đất giờ đây là miền nam và trung Việt Nam. Cuộc triển lăm cũng bao gồm “các trang phục bộ lạc” và nhà ở mẫu của các sắc dân ít người của Việt Nam, những kẻ là “các người c̣n sống sót và hậu duệ của các nền văn minh ban đầu [có nghĩa, phi-Trung Hoa]”. Các nhạc cụ Việt Nam, được trưng bày một cách nổi bật trong cuộc triển lăm, là các sản phẩm của một “văn hóa địa phương” (“local culture”) và khác biệt với các nhạc cụ tại Trung Hoa. Trong thực tế, tập chỉ dẫn cuộc triển lăm ghi nhận, âm nhạc Việt Nam có các thành tố chung với âm nhạc Hy Lạp và Ả Rập. Âm nhạc và kịch nghệ Việt Nam, theo tập chỉ dẫn cuộc triển lăm, có thể trợ lực trong việc “giải quyết tối hậu câu hỏi về gốc gác nguyên thủy của văn hóa Việt Nam”. 55 Trong sự tŕnh bày này, điều rơ ràng rằng Trung Hoa có đóng góp vào sự tiến hóa văn hóa Việt Nam, nhưng nó không phải là ảnh hưởng văn hóa duy nhất, hay có lẽ cũng không phải là ảnh hưởng quan trọng nhất.
Một số vật phẩm gây nhiều kích thích nhất trong cuộc triển lăm và các tiền đồng thời Greco-Roman (Hy Lạp-La Mă) và đá ngũ sắc chạm khắc được t́m thấy tại miền nam Việt Nam. Các sản phẩm này tăng cường cho sự tŕnh bày văn hóa Việt Nam là sản phẩm có các cội nguồn bản địa và sự tiếp xúc với bên ngoài. Hỗn hợp độc đáo này chứng minh, theo tập chỉ dẫn cuộc triển lăm, rằng văn hóa Việt Nam “không thể bị nh́n như tiểu-Trung Hoa trong bản chất”. 56 Tờ Times of Vietnam c̣n đi xa hơn hơn nữa trong sự khẳng định của nó, tuyên bố rằng “phần lớn các phẩm vật khảo cổ cho thấy, khác xa với việc thừa hưởng văn hóa của nó từ Trung Hoa, nghệ thuật Việt Nam diễn ra đă có nhiều quan hệ hơn với đế quốc Hy Lạp – La Mă và văn hóa Thiên Chúa Giáo của vùng Tiểu Á (Asia Minor)”. 57
Sau khi rời Hoa Thịnh Đốn, cuộc triển lăm di hành đến một tá thành phố khác của Hoa Kỳ. Thư Kư Điều Hành của Hội AFV, ông Louis Andreatta đă lạc quan rằng New York cho thấy sẽ thực hiện “một sự đóng góp xác đáng vào sự thông cảm Mỹ-Việt”. 58 Các viên chức tại Đại Học University of Pennsylvania, đă đón tiếp cuộc triển lăm trong mùa xuân 1961, tin tưởng rằng cuộc triển lăm lôi cuốn các sinh viên và giáo sư quan tâm đến nghệ thuật và văn hóa Á Châu, nhưng nó cũng đă cung cấp “ một niềm thích thú lớn lao cho quần chúng nghệ thuật của khu vực thành phố Philadelphia rộng lớn hơn”. 59 Tương tự, người dân thành phố Cleveland, “đă biểu lộ sự chú ư rất cụ thể” đến cuộc trưng bay. 60 Tại Baltimore, “cuộc triển lăm đă được đón nhận một cách thuận lợi và với sự quan tâm bởi công chúng của chúng ta, mặc dù điều được cảm nhận rằng một tỷ lệ nào đó của sản phẩm khảo cổ chỉ đặc biệt lôi cuốn các quan khách khá tinh tế và am tường”. 61
Như thế, theo một số tiêu chuẩn, cuộc triển lăm của Viện Smithsonian là một sự thành công. Cuộc triển lăm đă vươn tới một khối khán giả đáng kể tại nhiều thành phố khắp Hoa Kỳ và nó đă mang lại cho ông Diệm sự tiếp cận với các người Hoa Kỳ có học thức cao và hiểu biết về văn hóa. 61 Tờ nhật báo Washington Post đăng tải nhiều bài báo về cuộc triển lăm trong nhiều tháng trước khi có sự khai mạc vào Tháng Mười 1960; các báo chí địa phương cũng làm như thế khi cuộc triển lăm du hành khắp đất nước. Các bài báo này đă giúp loan truyền thông điệp của cuộc triển lăm đến ngay cả các kẻ không hề đến tham dự. Một bài báo nói rằng các chế tác phẩm là “bằng chứng của t́nh trạng chính trị thân thiện của Đông và Tây”. 63 Một bài báo khác ghi nhận rằng cuộc triển lăm làm cho Đông Nam Á “xem ra rất giống Mỹ Châu”, một phần bởi v́ Việt Nam “là một vùng đất của nấu chảy [và ḥa tan] các dân tộc và văn hóa khác nhau … chứ không chỉ là một tiểu văn hóa Trung Hoa như đôi khi được nghĩ đến”. 64 Trong khi các sự đáp ứng như thế thật là khích lệ đối với các viên chức Nam Việt Nam, chúng không nên được nhấn mạnh thái quá. Như tác giả Warren Cohen đă lập luận, “sự chấp nhận nghệ thuật của một dân tộc khác không nhất thiết đi trước hay dẫn đến sự hiểu biết về văn hóa của nó”. 65 Điều cũng an toàn để nói rằng nó cũng không nhất thiết dẫn đến việc ủng hộ các nhà lănh đạo chính trị của dân tộc khác.
Tuyên truyền chính trị công khai tại cuộc triển lăm cũng làm hỏng các mục đích của Nam Việt Nam. Sức mạnh của một cuộc triển lăm một phần nằm ở khả năng để thấm nhuần sự tŕnh bày của nó với “tư thế của kiến thức khách quan”. 66 Nhưng điều ǵ sẽ xẩy ra nếu các khán giả đă mất đi niềm tin về sự khách quan của thông tin? Ngoài các vật phẩm lịch sử và văn hóa, cuộc triển lăm bao gồm một bức h́nh lớn của ông Diệm, cùng với nhiều truyền đơn tuyên truyền của Nam Việt Nam. Sau khi một số quan khách phàn nàn về sự bao hàm các tập truyền đơn chính trị vào cuộc triển lăm, ông Louis Andreatta đă gửi một bức thư đến ṭa đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn để “mạnh mẽ thúc dục rằng bất kỳ ấn phẩm nào được cung ứng để phân phát hay khảo sát tại các cuộc trưng bày tương lai nên được giới hạn vào tài liệu có một bản chất văn hóa”. 67
Sự tường thuật của một cuộc triển lăm, bất kể được xây dựng một cách cẩn thận đến đâu, được tiếp tục giải thích và thường “bị ngộ nhận”. 68 Các quan khách đến một bảo tàng viện có thể được tán tỉnh trong một chiều hướng nào đó, nhưng họ cũng nh́n bảo tàng viện xuyên qua quan điểm độc đáo của chính họ. Trong trường hợp cuộc triển lăm “Nghệ Thuật và Khảo Cổ Việt Nam”, các quan khách có khuynh hướng đáp ứng một cách tích cực với những tài liệu mà Andreatta đă mô tả như “có một bản chất văn hóa”. Hăy nhớ lại nhận xét của một quan khách là người đă “được chuyển hóa băng ngang thế giới trong một khoảnh khắc chưa đầy một giây đồng hồ”. Tuy nhiên, điều không rơ rệt là các khán thính giả có hấp thụ hay ôm gh́ lấy các thông điệp nặng chính trị hơn mà các nhà tổ chức cuộc triển lăm đă hy vọng loan truyền hay không. Một kết luận cụ thể hơn – rằng ông Diệm là nhà lănh tụ đứng đắn của một quốc gia chính thống xứng đáng với sự ủng hộ của Hoa Kỳ -- đă là một món hàng rao bán khó khăn hơn nhiều.
HẬU QUẢ
Sự thất bại của cuộc triển lăm của Viện Smithsonian được ràng buộc với t́nh trạng suy giảm trong sự ủng hộ cho ông Diệm vào cuối tjhập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Các sự chuẩn bị cho cuộc triển lăm đă giành được động lực trong các năm 1957-58, vào khoảng thời gian mà ông Diệm thụ hưởng sự yêu mến vô song tại Hoa Kỳ. Khi cuộc triển lăm sau cùng được khai mạc vào cuối năm 1960, t́nh h́nh đă thay đổi một cách mạnh mẽ. Vào cuối thập niên 1950, ông đối diện với các sự đe dọa gia tăng từ quân nổi dậy ở nông thôn. Trong năm 1959, báo chí Hoa Kỳ đăng tải sự phanh phui của Albert Colegrove tố cáo Nam Việt Nam lạm dụng viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ. Các báo cáo đủ tai hại đến nỗi Quốc Hội đă khởi xướng một cuộc điều tra về các cáo giác. Trong năm 1960, một số đối thủ trong nước của ông Diệm công bố “Bản Tuyên Bố Caravelle” loan báo sự chống đối của họ trước các chính sách độc đoán và chủ trương cất nhấc các thân thích (nepotism) của ông trong chính phủ. 69
Vào lúc cuộc triển lăm được khai mạc trong Tháng Mười 1960, ông Diệm có thể đă suy yếu, nhưng ông có vẻ vẫn c̣n nắm vững quyền lực. Ông Diệm hay các viên chức Việt Nam khác đều không thể tiên đóan rằng trong ṿng vài tuần lễ ông Diệm sẽ đối diện với sự đe dọa nghiêm trọng nhất cho sự cai trị của ông kể từ mùa xuân nguy hiểm của năm 1955. Vào ngày 11 Tháng Mười Một, trong khi cuộc triển lăm được tiến hành tại Hoa Thịnh Đốn, một nhóm các sĩ quan quân đội đă phóng ra một mưu toan đảo chính chống lại ông Diệm và ông Nhu. Các tin tức về cuộc đảo chính được đăng tải nơi trang đầu của tờ New York Times, tường thuật lời loan báo của phe nổi dậy rằng họ đă lật đổ tổng thống. 70 Vào ngày kế tiếp, sự kiện ttrở thành rơ ràng là ông Diệm đă sống sót qua âm mưu đảo chính, như các sự tường thuật về vị thế bị vây hăm của ông xuất hiện một cách thường xuyên trên tờ báo Times trong các tuần lễ sau đó. Chính đúng vào lúc ông Diệm hy vọng thu hút sự chú ư đến một cuộc triển lăm nghệ thuật tại Viện Smithsonian, các báo chí thay vào đó đă tường thuật về “một sự cai trị đàn áp, dùng thân nhân kết bè cánh, và tham nhũng trong chế độ của ông Diệm”. 71
Cuộc khủng hoảng hồi cuối năm 1960 mở ra một giai đọan mới trong các hoạt động tuyên truyền của Nam Việt Nam khi chính quyền quyết định phóng ra một cuộc tấn công vận động quần chúng tại Hoa Kỳ. Các viên chức Việt Nam lo sợ rằng mưu tính đảo chính sẽ dẫn người Hoa Kỳ đến việc tra hỏi về sự ủng hộ của người dân dành cho ông Diệm và khả năng của Nam Việt Nam để kháng cự lại sự khuynh đảo của cộng sản. Sự thay đổi này trong công luận có thể khiến cho Hoa Kỳ thu hồi sự ủng hộ vật chất của nó ra khỏi Nam Việt Nam. Hậu quả, ông Diệm đă xúc tiến các hoạt động tuyên truyền vào cuối năm 1960 và đầu năm 1961. Khi t́nh h́nh trở nên khẩn cấp hơn, Nam Việt Nam đă vận dụng đến các thông điệp tuyên truyền trực tiếp hơn. Thay v́ chỉ đơn thuần cổ vũ cho sự ngưỡng mộ tổng quát dành cho xă hội và văn hóa Nam Việt Nam, các viên chức Nam Việt Nam đă quyết định thuyết phục người Hoa Kỳ rằng Nam Việt Nam đang thiết chế các sự cải cách dân chủ, và ông Diệm đang dành đoạt được sự ủng hộ từ khối công dân.
Các yếu tố khác đă thúc đẩy Nam Việt Nam thay đổi chiến lược thông tin của ḿnh tại Hoa Kỳ. Chiến dịch vận động công chúng của Nam Việt Nam đă giới thiệu một cách thành công với người Hoa Kỳ về các biến cố tại Việt Nam. Một kết quả của thành tích này, theo hăng Oram, rằng sự tuyên truyền của Nam Việt Nam không c̣n dựa trên một thông điệp “chống cộng đơn thuần” – nó cũng sẽ chiếu rọi vào các thành quả đặc biệt của chế độ ông Diệm. 72 Các tài liệu “nhấn mạnh đến các thành quả tích cực của thân chủ trên các tạp chí có thẩm quyền bởi các cây bút đáng kính … sẽ duy tŕ mức độ ủng hộ đă đạt được trước đây”. 73
Trong suốt các tháng đầu tiên của năm 1961, các viên chức Nam Việt Nam tại Sàig̣n, Đại Sứ Trần Văn Chương, và ông Gilbert Jonas, một thành viên của hăng Oram, đă h́nh thành một chiến dịch vận động quần chúng mới, táo bạo, và kín đáo tại Hoa Kỳ. Trong Tháng Một 1961, ông Chương có viết một lá thư gửi Ngoại Trưởng Nam Việt Nam, ông Vũ Văn Mẫu, nêu lên các sự quan ngại về các phương pháp tuyên truyền của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông Chương tuyên bố rằng ṭa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể phục vụ như một cơ cấu tuyển lọc (clearinghouse) tin tức về Nam Việt Nam. Ông đă giải thích, hàng ngày, các giáo sư, sinh viên, du khách, và các doanh nhân đă viết các lá thư cho ṭa đại sứ để xin cung cấp tin tức về Việt Nam. Các kư giả và các tác giả đă gửi các bản thảo đến ṭa đại sứ để nhờ kiểm tra lại sự kiện. Qua việc trả lời các yêu cầu này, ṭa đại sứ có thể dần dần ảnh hưởng đến các quan điểm của người Hoa Kỳ về Nam Việt Nam. Nếu ṭa đại sứ không trả lời các sự ḍ hỏi này, hay phúc đáp quá chậm chạp, người ta sẽ hướng đến các nơi khác để có tin tức về Việt Nam. Ông Chương được nghĩ đă nói đến giới báo chí Hoa Kỳ, đang đăng tải các sự lượng định tiêu cực hơn về t́nh h́nh tại Nam Việt Nam. 74
Đầu năm 1961, ông Diệm loan báo một loạt các sự cải cách với hy vọng rằng chúng sẽ chuyển hóa thành sự ủng hộ rộng răi hơn tại Nam Việt Nam, và cùng lúc, khích lệ các người hậu thuẫn cho ông Diệm tại Hoa Kỳ. Ông Jonas đă sử dụng các sự cải cách của ông Diệm trong các hoạt động vận động công chúng của ḿnh sau vụ đảo chính hồi Tháng Mười Một. Trong Tháng Ba, ông đă viết cho các chủ bút của các tạp chí Time, Newsweek, và Life tra hỏi về sự thiếu tường thuật của chúng về lời tuyên bố hôm 14 Tháng Hai của ông Diệm về các cải cách tại Nam Việt Nam. Theo ông Jonas, các sự hạn chế khuôn khổ ngăn cản việc tường thuật về các sự cải cách, nhưng các tạp chí đă hoạch định sự tường tŕnh cặn kẽ để đáp ứng với các cuộc bàu cử ngày 9 Tháng Tư tại Nam Việt Nam. 75
Ông Chương cũng đề nghị rằng Nam Việt Nam có thể vận dụng một cách hữu hiệu các sự tường tŕnh của báo chí Hoa Kỳ về Việt Nam bằng cách, như nhiều dịp đă chứng thực, hoặc tạo sự dễ dăi hay cản trở các hoạt động của các kư giả tại Việt Nam. Trong Tháng Hai 1961, ông Chương có gặp gỡ ông Jonas để thảo luận về sự tường tŕnh của các kư giả Hoa Kỳ đối với ông Diệm. Vấn đề, theo ông Jonas và ông Chương, là “thực sự mọi tin điện phát đi từ Sàig̣n” sau cuộc đảo chính Tháng Mười Một 1960 đều có “một bản chất chỉ trích hay tiêu cực”. Ông Jonas than thở rằng “các người bạn am tường và thông cảm hơn của chúng ta” đă không tường thuật từ Việt Nam ít nhất trong ṿng một năm, và đôi khi đến hai hay ba năm. Giải pháp, ông Jonas và ông Chương đồng ư, là để uốn nắn sự tường tŕnh tin tức bằng việc thu xếp cho các kư giả “có khả năng và khách quan” này quay trở lại Việt Nam. Vào dầu năm 1961, ṭa đại sứ Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ đă thu xếp cho một phóng viên của tờ Time-Life sang Việt Nam để tường tŕnh về các t́nh trạng ở đó. 76
Chiến lược mới này không hữu hiệu hơn “cách rao bán mềm mỏng” (soft sell) tại Viện Smithsonian. Các nỗ lực tuyên truyền của Nam Việt Nam sau hết đă thất bại trên việc tạo lập một sự bộc phát trong t́nh cảm của Hoa Kỳ dành cho ông Diệm và chế độ của ông. Trong những năm cuối cùng của chức vụ tổng thống của ông, sự tuyên truyền nhấn mạnh đến bản chất dân chủ của chế độ của ông ăn nhịp với các biện pháp ngày càng độc đoán hơn. Các h́nh ảnh về các nhà sư tự thiêu và các câu chuyện về bạo lực bừa băi đối với các người phản đối ôn ḥa đă mang lại sự dối trá cho các sự tuyên xác thái quá của ông Diệm. Bất kể các nỗ lực tiếp diễn của ông Diệm nhằm dành thắng cuộc tranh đấu vận động quần chúng, sự phản đối gia tăng của Hoa Kỳ cộng với sự bất đồng nội bộ và sự khuynh đảo của cộng sản đă làm tiêu tán thẩm quyền chính trị của ông.
KẾT LUẬN
Các học gỉa về thời kỳ ông Diệm đánh giá thấp vai tṛ của Nam Việt Nam trong việc h́nh thành và điều khiển các chương tŕnh xây dựng dân tộc. Vị thế của ông Diệm đă bị tối thiểu hóa ít nhất v́ hai lư do. Trước tiên, phần lớn các sử gia dựa vào các tài liệu của Hoa Kỳ để thuật lại lịch sử của chính pquyền của ông Diệm; hậu quả, các hành động của các tác nhân Hoa Kỳ gần như lúc nào cũng chế ngự. Thứ nh́, các sử gia thường chú ư chặt chẽ đến các lănh vực xây dựng dân tộc có liên hệ chặt chẽ nhất với quyền lực nhà nước. Thí dụ, điều không mấy ngạc nhiên rằng các cuộc nghiên cứu về viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tạo ra cảm tưởng về Hoa Kỳ ở vào một vị thế kiểm soát không dị nghị đối với chính phủ của ông Diệm. Trong các tài liệu này, các sử gia và các kư giả đă mô tả các chính sách của ông Diệm như là “gợi ư bởi người Hoa kỳ, hoạch định bởi người Hoa Kỳ, và được thực hiện với sự chỉ đạo chặt chẽ của Hoa Kỳ”. 77
Trước sự thất vọng lớn lao của các viên chức Hoa Kỳ, sự vui ḷng của ông Diệm để nắm giữ vai tṛ yểm trợ đă bị phóng đại một cách quá lố. Trong khi chế độ của ông Diệm không thể đối chiếu với Hoa Kỳ về quyền lực kinh tế hay sức mạnh quân sự, nó thường t́m cách để tiếp nhận viện trợ mà không muốn bị mắc nợ nơi sự cố vấn của Hoa Kỳ. Đây cũng là trường hợp đă xảy ra trên việc h́nh thành một ư thức hệ quanh đó quốc gia sẽ được tạo lập. Các chính sách Nam Việt Nam cho thấy chính phủ của ông Diệm có thể ấn định, đến một số tầm mức, sự tuyên truyền và các thông điệp văn hóa được phổ biến cả ở Nam Việt Nam lẫn ở Hoa Kỳ.
Cuộc triển lăm của Viện Smithsonian nhiều hơn là một nỗ lực để quy tụ một sưu tập các đồ cổ và các hàng thủ công mỹ nghệ đương đại dựa trên giá trị nghệ thuật của chúng. Các chính phủ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, cùng với các nhóm phi chính phủ và các cá nhân, đă làm việc để bảo đảm rằng cuộc triển lăm thỏa măn mục đích chính trị của việc bổ sung thẩm quyền cho ông Ngô Đ́nh Diệm và Việt Nam Cộng Ḥa mới được thành lập. Mối quan hệ chính trị và văn hóa được thâu tóm trong một đoạn văn của tập chỉ dẫn cuộc triển lăm:
Lịch sử Việt Nam th́ tràn ngập các giai đoạn lệ thuộc tiếp nối bởi các thời kỳ phục sinh của thiên tài sáng tạo bản xứ của nó. Sự thiết lập gần đây một h́nh thức cộng ḥa của chính phủ dưới [sự lănh đạo của] Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm một lần nữa giải thoát sự thôi thúc sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam và cho thấy sự phục hoạt các nghệ thuật truyền thống và sự nẩy nở các h́nh thức diễn đạt mới. 78
Vào cuối năm 1962, các người tham gia đă lập lại các sự tuyên xác của họ về lịch sử Việt Nam và sự liên quan của nó với tương lai của Nam Việt Nam. Trong Tháng Bẩy 1962, Đại Sứ Frederick Nolting và ông Nguyễn Quang Tŕnh, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục của Nam Việt Nam, đă tham dự một buổi lễ đánh dấu sự trở về lại Việt Nam các chế tác phẩm triển lăm. Các đồ vật khảo cổ, [Đại Sứ] Nolting phát biểu,
chứng nhận cho thiên tài của đất nước và dân tộc quư ông, và cho 2000 năm lịch sử của quư ông. Chúng chứng thực cho một nền văn hóa vĩ đại đứng ở ngă tư ba nền văn minh, phơi ḿnh cho sự tác động của các luồng sóng mạnh mẽ đến từ nhiều hướng. Sự kiện rằng Việt Nam đứng vững tại một ngă tư đường như thế đă, và vẫn đang, là nguyên do cho nhiều sự khổ đau của dân tộc quư ông. Nhưng đó cũng là nguồn cội sức mạnh của quư ông: suối nguồn từ đó nền văn hóa đáng ngưỡng mộ của quư ông đă phát sinh với thiên tài mang nhăn hiệu đặc thù của nó. 79
Ông Tŕnh đáp lời bằng việc ghi nhận rằng Nam Việt Nam đă hy vọng “bắc một chiếc cầu giữa hai lục địa chúng ta và, trong việc tŕnh bày với công chúng Hoa Kỳ các đường nét nền tảng của văn hóa Việt Nam, các giai đoạn trong lịch sử chúng tôi, các nhăn hiệu riêng của sự cảm nhận của chúng tôi, nhằm thiết lập nền tảng của một t́nh hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc chúng ta”. 80
Các ư kiến của ông Tŕnh đă cung cấp một cơ hội nữa cho Nam Việt Nam để lập lại rằng bước tiến lịch sử của Việt Nam đă kết thúc tại Sàig̣n, chứ không phải ở Hà Nội. Các nhận xét của ông Tŕnh cũng được dùng như một lời kêu gọi cho một sự hợp tác rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, một mục tiêu khác của cuộc triển lăm của Viện Smithsonian. Các thính giả sắc sảo có thể ghi nhận một sự ám chỉ của sự tuyệt vọng trong lời lẽ của ông Tŕnh. Ông Diệm đă quay về Việt Nam gần tṛn tám năm trước đây. Sự thành công chính trị ban đầu của ông đă khích lệ các người ủng hộ ông và biến cải một số trong các kẻ nghi ngờ về ông. Tuy thế, chiến dịch tuyên truyền của ông Diệm đă không thể khắc phục các khuyết điểm hiển nhiên trong sự cai trị của ông – các tuyên xác không thuyết phục về tính chính thống lịch sử của ông, sự chống đối trong nội bộ, và sự ngờ vực tái diễn của Hoa Kỳ về các khả năng trị quốc của ông. T́nh trạng tồi tệ trong chính trị Nam Việt Nam trong mười lăm tháng kế đó, kết thúc với sự hạ sát ông Diệm, đă minh họa bằng h́nh ảnh sự thất bại này./-
_____
CHÚ THÍCH:
* Tác giả muốn bày tỏ ḷng biết ơn đến Erik Harms, Edward Miller, Ken Osgood, Jennifer Walton, và hai vị trọng tài ẩn danh về các ư kiến quư báu của họ đối với bài viết này. Các phiên bản trước đây đă được tŕnh bày tại Hội Nghị Sinh Viên Cao Học Chương Tŕnh Đông Nam Á, Đại Học Cornell (2004) và Hội Nghị của Hội Các Sử Gia Về Các Quan Hệ Ngoại Giao Của Hoa Kỳ (Society for Historians of American Foreign Relations: SHAFR) tại Austin, Texas (2004).
1. Art and Archeology of Viet Nam: Asian Crossroads of Cultures (Washington, 1961), 26.
2. James Pomeroy Hendrick gửi Thomas Beggs, November 2, 1960, box 46, folder: Viet Nam 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian Institution Archives, Record Unit 312, National Collection of Fine Arts, Office of the Director, Records, 1912-1965 (từ giờ về sau, viết tắt là Smithsonian, RU 312).
3. Dư Phước Long gửi Trần Văn Chương, November 8, 1956, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ Quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961.], Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Ḥa [Papers of the President’s Office of the First Republic], Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II [National Archive Center II], Sàig̣n, Việt Nam (từ giờ
về sau viết tắt là PTTĐICH-NAII).
4. Sự sử dụng danh từ “Nam Việt Nam: South Vietnam” là cách gọi tắt v́ thuận tiên, dù không chính xác. Sau Hiệp Định Geneva, Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam. Quốc Gia Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi nước Pháp hôm 1 Tháng Một, 1955. Trong Tháng Mười 1955, ông Diệm loan báo sự thành lập Việt Nam Cộng Ḥa (Republic of Viet Nam: RVMN). Tác giả dùng từ ngữ “Nam Việt Nam” như một hạng từ bao trùm để chỉ các đơn vị hành chính này.
5. Xem Jessica Chapman, “Debating the Will of Heaven: South Vietnamese Politics and Nationalism in International Perspective, 1953-1956” (Luận Án Tiến Sĩ, University of California, Santa Barbara, 2006), 180-92.
6. Seth Jacobs, America’s Miracle Man in Vietnam: Ngô Đ́nh Diệm, Religion, Race, and U. S. Intervention in Southeast Asia (Durham, NC, 2004), 206-10; George McT. Kahin, Intervention: How America Become Involved in Vietnam (New York, 1986), 81-84; Stanley Karnow, Vietnam: A History (New York, 1983), 222-23.
7. “Thành tích của Bộ Công Dân Vụ, Nha Thông Tin, Việt Tấn Xă, phần thứ hai” [Accomplishments of the Ministry of Civil Affairs, Office of Information, and Vietnam Press, Part 2], folder 444: Hồ sơ thành tích hoạt động 7 năm của Chính Phủ (1954-1961) [File of seven years of government accomplishments (1954-1961)], PTTĐICH-NAII.
8. Jacobs, America’s Miracle Man in Vietnam, 221.
9. Thomas P. Mack gửi Thomas Beggs, May 11, 1955, box 46, folder: Viet Nam, General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312. Cũng xem Thomas Begs gửi (Leonard?) Carmichael, May 2, 1957, box 46, folder: Viet Nam: General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
10. Thomas Begs gửi Perry T. Rathbone, May 13, 1957, box 46, folder: Viet Nam: General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
11. Các cuộc nghiên cứu gần đây gồm Jessica M. Chapman, “Staging Democracy: South Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bảo Đại”, Diplomatic History, no. 4 (September, 2006): 671-703; John Ernst, Forging a Fateful Alliance: Michigan State University and the Vietnam War (East Lansing, MI, 1998); James T. Fisher, Dr. America: The Lives of Thomas A. Dooley, 1937-1961 (Amherst, MA, 1997); Jacobs, America’s Miracle Man in Vietnam; Jacobs, Cold War Mandarin: Ngô Đ́nh Diệm and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950-1963 (Lanham, MD, 2006); Edward Miller, “Vision, Power, and Agency: The Ascent of Ngô Đ́nh Diệm, 1945-54”, Journal of Southeast Asian Studies 35, no. 3 (October 2004): 433-58; Joseph Morgan, The Vietnam Lobby: The American Friends of Vietnam, 1955-1975 (Chapel Hill, NC, 1997); Mark Moyar, Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965 (Cambridge, England, 2006), và Jonathan Nashel, Edward Lansdale’s Cold War (Amherst, MA, 2005).
12. Philip Catton, Diem’s Final Failure: Prelude to America’s War in Vietnam (Lawrence, KS, 2000).
13. Chapman, “Staging Democracy”.
14. Miller, “Vision, Power, and Agency”, và Edward Miller, “Grand Designs: Vision, Power and Nation-Building in America’s Alliance with Ngô Đ́nh Diệm, 1954-1960” (Luận Án Tiến Sĩ, Harvard University, 2004).
15. Vasavakul Thaveeporn, “Schools and Politics in South and North Viet Nam: A Comparative Study of State Apparatus, State Policy, and State Power (1945-1965)” (Luận Án Tiến Sĩ, CornellUniversity, 1994); Matthew B. Masur, “Hearts and Minds: Cultural Nation-Building in South Vietnam, 1954-1963” (Luận Án Tiến Sĩ, Ohio State University, 2004).
16. Cuộc tranh luận này vẫn c̣n sống động. Trong hai quyển sách gần đây Seth Jacobs lập luận rằng Nam Việt Nam rơ ràng là đối tác thứ yếu trong mối quan hệ Mỹ-Việt. Edward Miller đă đặt vấn đề với kết luận này trong một phần điểm sách của Jacobs trong tạp chí H-DIPLO, làm bật lên một loạt sự yết thị ư kiến (posts) tranh luận về các vấn đề này. Xem, Jacobs, America’s Miracle Man in Vietnam và Edward Miller, Review of America’s Miracle Man in Vietnam (http://www.h-net.org/%7Ediplo/roundtables/PDF/AmericasMiracleMan-Miller.pdf H-DIPLO roundtable).
17. Chapman, “Staging Democracy”, 680.
18. Catton, Diem’s Final Failure, 36.
19. Miller, “Vision, Power, and Agency”, 435.
20. Institution Requests Funds to Transport and Insure Vietnamese Art Exhibits [Viện Yêu Cầu Ngân Khoản Để Chuyên Chở và Bảo Hiểm Các Phẩm Vật Triển Lăm Nghệ Thuật Việt Nam], March-April 1960, Box 8, folder 42, Douglas Pike Collection: Other Manuscripts – American Friends of Vietnam, The Vietnam Archive, Texas Tech University (từ giờ về sau viết tắt là TTU-VA). Muốn biết thêm về sự liên quan giữa các tác nhân nhà nước và tư nhân trong các hoạt động tuyên truyền của Hoa Kỳ, xem Kenneth Osgood, Total Cold War: Eisenhower’s Secret Propaganda Battle at Home and Abroad (Lawrence, KS, 2006).
21. Catton, Diem’s Final Failure.
22. Miller, “Vision, Power, and Agency”, 440.
23. Thomas P. Mack gửi Thomas Beggs, May 11, 1955, box 46, folder: Viet Nam, General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
24. . Dư Phước Long gửi Trần Văn Chương, November 8, 1956, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn hóa VN tại Mỹ Quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961.], PTTĐICH-NAII.
25. Thomas Begs gửi (Leonard?) Carmichael, December 2, 1957, box 46, folder: Viet Nam: General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
26. President Ngô Đ́nh Diệm on Democracy [Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nói về Dân Chủ] (Addresses Relative to the Constitution) [Các bài diễn văn liên quan đến Hiến Pháp], (Saigon, 1957), 33.
27. Nghị Định số 257-NĐ/BTT cải tổ Bộ Thông Tin và Chiến Tranh Tâm Lư [?Thanh Niên], July 1, 1955 [Decision to restructure the Ministry of Information and Youth], folder 657; Sắc Lệnh, Nghị Định của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa v/v cải tổ Bộ Thông Tin và Chiến Tranh Tâm Lư năm 1955 [Decrees and governmental decisions of the President of the Republic of Vietnam regarding the reorganization of the Ministry of Information and Psychological Warfare, 1955], PTTĐICH-NAII.
28. Muốn biết thêm về các hoạt động này, xem Masur, “Hearts and Minds”, 92-125.
29. Báo cáo về các hoạt động của Oram, không ghi niên kỳ (vào khoảng 1959-1960), I, 8, folder 8982: Tài liệu của Bộ Trưởng PTT v/v thiết lập và hoạt động của các Ṭa đại diện VN ở ngoại quốc năm 1960 [Documents of the secretary of state at the Presidency regarding the establishment and activities of Vietnamese representative offices in foreign countries, 1960], PTTĐICH-NAII.
30. Xem Morgan, The Vietnam Lobby, và Jacobs, America’s Miracle man in Vietnam.
31. Ông Diệm gửi Bộ trưởng Ngoại Giao, Ngày 21 Tháng Chín, 1956, folder 18760: Hồ sơ về hoạt động thông tin tuyên truyền ở ngoại quốc năm 1956-1959 [Folder about overseas propaganda activities, 1956-1959], PTTĐICH-NAII.
32. The Fight against the Subversive Communist Activities in South Vietnam (Saigon, 1956), I, 14, 16.
33. The Vietnamese Theatre (Saigon, n.d. [không nhật kỳ], 14, 19.
34. Ṭa Đại Sứ Việt Nam gửi Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 16 Tháng Mười Một, 1956, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
35. Ông Nguyễn Dương Đôn gửi TT Ngô Đ́nh Diệm, 8 Tháng Ba, 1957, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
36. Ông Trần Hữu Thế gửi TT Ngô Đ́nh Diệm, 16 Tháng Ba, 1959, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
37. Không được biết rơ về những ǵ đă làm tŕ hoăn cuộc triển lăm. Vào cuối năm 1958 và đầu năm 1959, ông Olov Janse đă gặp gỡ các viên chức Nam Việt Nam tại Sàig̣n. Ông lấy làm thất vọng về bước tiến chậm chạp trong việc hoạch định cho cuộc triển lăm, một lời phàn nàn mà ông đă chuyển tới ông Thomas Beggs hồi tháng Tư 1959. Lá thứ của ông Janse không nói rơ lư do của các sự chậm trễ: điều rơ ràng là không có ǵ khác hơn sự chuyển động chậm chạp của hệ thống thư lại của Nam Việt Nam. Xem Olov Janse gửi Thomas Beggs, không ghi ngày, box 46, folder: Viet Nam: General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
38. Ông Trần Hữu Thế gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao, ngày 2 Tháng Tư, 1960, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
39. Ông Trần Hữu Thế gửi TT Ngô Đ́nh Diệm, ngày 16 Tháng Ba, 1959, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
40. Carol Duncan, The Aesthetics of Power: Essays in Critical Art History (Cambridge, England, 1993), 8.
41. Thomas Beggs gửi ông Trần Văn Chương, ngày 19 Tháng Mười Một, 1956, folder 17397: Hồ sơ v/v tổ chức triển lăm Văn Hóa VN tại Mỹ quốc năm 1957-1961 [File about establishing a Vietnamese cultural exhibit in the United States, 1957-1961], PTTĐICH-NAII.
42. Danh sách hàng gửi, “Vietnam Art and Archaeology”, box 46, folder: The Art and Archaeology of Vietnam, October 1960, Smithsonian, RY 312.
43. The Origins of Certain Aspects of Culture and Traditional Crafts in Vietnam (Saigon, không ghi nhật kỳ), 18.
44. Thomas P. Mack gửi Thomas Beggs, May 11, 1955, box 46, folder: Viet Nam, General Correspondence, 1954-1959, Smithsonian, RU 312.
45. Tin cắt từ nhật báo (St. Louis Post-Dispatch?), không có nhật kỳ (Mùa Hè 1961), box 46, folder: Viet Nam: Museum (1 of 2), Smithsonian, RU 312.
46. Art and Archaeology of Vietnam, 3.
47. Các sử gia cộng sản trong thời kỳ này cũng ấn định niên đại lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng, v́ cùng một số lư do. Xem Patricia Pelley, Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past (Durham, NG, 2002), 65-66.
48. Art and Archaeology of Vietnam, 13.
49. Thái Văn Kiểm, Vietnam, Past and Present (Commerical Transworld Editions, 1957), 432, 18, không đánh số trang.
50. Pelley, Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past, 7 và Patricia Pelley, “History of Resistance and Resistance to History, trong sách biên tập bởi Keith Taylor và John K. Whitmore, Essays into Vietnamese Pasts (Ithaca, NY, 1995).
51. The Vietnamese Theatre, 4.
52. Vietnamese Customs and legends Related to Tết (Sàig̣n, không có nhật kỳ), 5.
53. The Vietnamese Music (Sàig̣n, không có nhật kỳ), 6-7.
54. Art and Archaeology of Vietnam, 9.
55. Art and Archaeology of Vietnam, 15.
56. Art and Archaeology of Vietnam, 9.
57. “An Eyeful of Vietnamese Art”, Times of Vietnam (không có nhật kỳ), box 47, folder: Viet Nam Exhibit: Newspaper Clippings, Smithsonian, RU 312.
58. Show of Vietnamese Art, a definite contribution to American-Vietnamese Understanding, January 17, 1961, box 8, folder 43, Douglas Pike Collection: Other Manuscripts – American Friends of Vietnam, TTU-VA.
59. David Crownover gửi Thomas Beggs, 2 November, 1961, box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
60. Constance Gill gửi Thomas Beggs, 27 April, 1962, box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
61. Denys P. Myers gửi Thomas Beggs, May 10, 1962, box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
62. Thật khó để ḍ được một cách chính xác là đă có bao nhiêu người tự thân đến xem cuộc triển lăm “Art and Archaeology of Vietnam”. Các số thống kê của bảo tàng viện cho biết tổng số quan khách mà không xác định có bao nhiều người đến xem phần triển lăm đặc biệt và bao nhiêu người đă duyệt lăm các sưu tập thường trực. Các số tổng cộng của bảo tàng viện trong thời gian mở cửa cuộc triển lăm “Art and Archaeology of Vietnam” như sau: Baltimore, hơn 10,000 người; Pennsylvania, khoảng 26,000; St. Louis, 41,763; Cleveland, khoảng 50,000. Box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
63. Tony Gieske, “Exhibit Here to Show Old East-West Art”, Washington Post, July 14, 1960, box 47, folder: Viet Nam Exhibit: Newspaper Clippings, Smithsonian, RU 312.
64. “Vietnamese Art to Go On Display”, Washington Post, October 25, 1960, B11, box 47, folder: Viet Nam Exhibit: Newspaper Clippings, Smithsonian, RU 312.
65. Warren I. Cohen, East Asian Art and American Culture: A Study in International Relations (New York, 1992), 4.
66. Duncan, Aesthetics of Power, 8.
67. Show of Vietnamese Art, a definite contribution to American-Vietnamese Understanding, January 17, 1961, box 8, folder 43, Douglas Pike Collection: Other Manuscripts – American Friends of Vietnam, TTU-VA.
68. Duncan, Aesthetics of Power, 13.
69. Muốn có một cuộc thảo luận chi tiết hơn về nhân tâm suy giảm đối với ông Diệm, xem Jacobs, America’s Miracle Man in Vietnam và Jacobs, Cold War Mandarin.
70. “Battle at Palace”, New York Times, 11 November, 1960; “Ngo’s Firm Rule Irritated Many”, New York Times, November 11, 1960; “Washington Hears of Ouster”, New York Times, November 11, 1960.
71. “Failure of a Coup”, New York Times, November 13, 1960. Cũng xem, “Top Rebels Jailed in South Vietnam”, New York Times, November 13, 1960; “Diem Regime Opposed“, New York Times, November 18, 1960.
72. Báo cáo về các hoạt động của Oram, không ghi niên kỳ (vào khoảng 1959-1960), I, 8, folder 8982: Tài liệu của Bộ Trưởng PTT v/v thiết lập và hoạt động của các Ṭa đại diện VN ở ngoại quốc năm 1960 [Documents of the secretary of state at the Presidency regarding the establishment and activities of Vietnamese representative offices in foreign countries, 1960], PTTĐICH-NAII.
73. Cùng nơi dẫn trên.
74. Ông Trần Văn Chương gửi ông Vũ Văn Mẫu, 15 Tháng Một, 1961, folder 9211: Hồ sơ v/v quan hệ giữa Việt Nam với Mehico, Brazil, Mỹ năm 1961 [Files about relations between Vietnam and Mexico, Brazil, and the United States, 1961], PTTĐICH-NAII.
75. Gilbert Jonas gửi ông Nguyễn Phú Đức, March 11, 1961, folder 8982: Tài liệu của Bộ Trưởng PTT v/v thiết lập và hoạt động của các Ṭa đại diện VN ở ngoại quốc năm 1960 [Documents of the secretary of state at the Presidency regarding the establishment and activities of Vietnamese representative offices in foreign countries, 1960], PTTĐICH-NAII.
76. Văn thư, Gilbert Jonas gửi ông Trần Văn Chương, Febryary 7, 1961, folder 9211: Hồ sơ v/v quan hệ giữa Việt Nam với Mehico, Brazil, Mỹ năm 1961 [Files about relations between Vietnam and Mexico, Brazil, and the United States, 1961], PTTĐICH-NAII.
77. Dennis Warner, The Last Confucian (New York, 1963), 79.
78. Art and Archaeology of Vietnam, 14.
79. Nhận xét của ông Frederick E. Nolting ngày 17 Tháng Bảy, 1962, tại Bảo tàng Viện Quốc Gia vào dịp mang trpở về Các Kho Tàng Nghệ Thuật Việt Nam từ Ḥa Kỳ”, box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
80. “Response by the Secretary of State for National Education”, box 46, folder: Viet Nam, 1960-1961, Correspondence and Memoranda, Smithsonian, RU 312.
_____
Nguồn: Matthew Masur, Exhibiting Signs of Resistance: South Vietnam’s Struggle for Legitimacy, 1954-1960, Diplomatic History, Vol. 33, No. 2 (April 2009), các trang 293-313. © 2009 The Society for Historians of American Foreign Relations (SHAFR). Ấn hành bởi Wiley Periodicals, Inc., 350 Main Street, Malden, MA. 02148, USA và 9600 Garsington Road, Oxford OX4 2DQ, UK.
-------
PHỤ LỤC:
Để người đọc dễ t́m hiểu hơn về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dưới thời đệ nhất Cộng Ḥa, người dịch có kèm theo đây bản dịch các văn thư trao đổi hay lời tuyên bố của các vị nguyên thủ Hoa Kỳ (Dwight David Eisenhower và John F. Kennedy) và của tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, liên quan đến bang giao giữa hai nước.
Phụ Lục 1
Thư của Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Dwight D. Eisenhower
về việc ủng hộ ông Ngô Đ́nh Diệm, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Việt Nam,
đề ngày 23 Tháng Mười, 1954.
Kính thưa ông Chủ Tịch,
Tôi đang theo dơi với sự chú tâm lớn lao diễn tiến các sự phát triển tại Việt Nam, đặc biệt từ khi có sự kết thúc hội nghị tại Geneva. Các hàm ư của bản hiệp định liên quan đến Việt Nam gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho tương lai của một nước tạm thời bị chia cắt bởi một sự tập kết quân sự giả tạo, bị suy yếu bởi một cuộc chiến tranh lâu dài và tiêu hao và phải đối điện với kẻ thù từ bên ngoài và bởi các kẻ cộng tác khuynh đảo từ bên trong.
Các lời yêu cầu viện trợ gần đây của ông để phụ giúp trong dự án đáng nể của sự di chuyển nhiều trăm ngh́n các công dân Việt Nam trung thành ra khỏi các khu vực đang trải qua một sự cai trị trong thực tế (de factor [sic]) và ư thức hệ chính trị mà họ oán ghét, đă được hoàn tất. Tôi rất hân hạnh rằng Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă có thể trợ lực vào nỗ lực nhân đạo này.
Chúng tôi đang khảo sát các cách thức và phương tiện sao cho sự viện trợ của chúng tôi cho Việt Nam sẽ được hữu hiệu hơn và để tạo ra một sự góp phần lớn lao hơn vào an sinh và sự ổn định của Chính Phủ Việt Nam. Theo đó, tôi đang chỉ thị cho Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cứu xét cùng với ông trong tư cách Vị Đứng Đầu Chính Phủ, về cách thức làm sao một chương tŕnh viện trợ khôn khéo của Hoa Kỳ chuyển giao trực tiếp đến Chính Phủ của ông có thể phục vụ để trợ lực Việt Nam trong giờ phút thử thách cam go hiện nay, với việc dự liệu rằng Chính Phủ của ông sẵn sàng đưa ra các bảo đảm về các tiêu chuẩn thực hiện mà chính phủ ông có thể duy tŕ trong trường hợp khoản viện trợ như thế được cung cấp.
Mục đích của đề nghị này là để trợ giúp Chính Phủ Việt Nam trong việc phát triển và duy tŕ một quốc gia vững mạnh, khả tồn, có khả năng kháng cự mưu toan khuynh đảo hay xâm lăng bằng các phương tiện quân sự. Chính Phủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ kỳ vọng rằng viện trợ này sẽ được đáp ứng bởi thành quả về phía Chính Phủ Việt Nam trong việc tiến hành các sự cải cách cần thiết. Chính Phủ Hoa Kỳ hy vọng rằng sự viện trợ như thế, kết hợp với các nỗ lực liên tục của chính ông, sẽ góp phần hữu hiệu cho việc tiến tới một nước Việt Nam độc lập được phú cho một chính phủ mạnh. Tôi hy vọng một chính phủ như thế sẽ đáp ứng được các khát vọng dân tộc chủ nghĩa của nhân dân của ḿnh, được soi sáng trong mục đích và hữu hiệu trong sự thực hiện, sao cho nó sẽ được kính trọng cả trong lẫn ngoài nước và làm nản ḷng bất kỳ kẻ nào có thể mong muốn áp đặt một ư thức hệ ngoại lai trên dân tộc tự do của ông.
Xin chân thành chào ông,
Dwight D. Eisenhower
---
Phụ Lục 2
Văn Thư của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc, Dwight D. Eisenhower, gửi Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam, Bảo Đại, đề ngày 19 Tháng Hai, 1955, được công bố vào ngày 3 Tháng Ba, 1955
Thưa Hoàng Thượng,
Có lẽ Ngài muốn hay biết trực tiếp về báo cáo của Tướng Collins lên tôi và về các quan điểm và chính sách hiện thời của chúng tôi liên quan đến Việt Nam. Tướng Copllins vừa rời đây để quay trở lại Sàig̣n sau một thời kỳ ngắn dành cho các cuộc tham khảo, [Tôi?] đă thảo luận về các sự phát triển tại Việt Nam với ông ta khá dài. Ông ta cũng có nói chuyện với ông Bộ Trưởng Ngoại Giao và với các lănh tụ tại Quốc Hội chúng tôi.
Thật là điều hài ḷng để hay biết từ ông ta về sự tiến bộ rơ rệt đang được thực hiện tại Việt Nam bởi Thủ Tướng Diệm và Chính Phủ Việt Nam. Tướng Collins tin tưởng rằng đang có một cơ hội tốt để Việt Nam có thể c̣n được tự do nếu có hoạt động hữu hiệu tiếp tục trong các chương tŕnh của Chính Phủ. Các chương tŕnh được loan báo của Thủ Tướng về cuộc cải cách điền địa và tái tổ chức Quân Lực, một khi được thi hành trọn vẹn, chắc hẳn sẽ làm gia tăng hơn nữa sự ổn định và thống nhất của Chính Phủ.
Chính Phủ Hợp Chủng Quốc mạnh mẽ chống đối các lực lượng của Cộng Sản thế giới. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ các khát vọng của nhân dân Á Châu về độc lập, ḥa b́nh và thịnh vượng. Do đó tôi đă đồng ư với sự khuyến cáo của Tướng Collins về việc tiếp tục và mở rộng sự ủng hộ dành cho Việt Nam Tự Do.
Tôi lấy làm phấn khởi để hay biết rằng Thủ Tướng Diệm đang thực hiện sự tiến bộ đáng kể. Chính Phủ Hợp Chúng Quốc có ư định tiếp tục sự ủng hộ của ḿnh cho Chính Phủ của ông ta.
Thành thực kính chào,
Dwight D. Eisenhower
---
Ghi Chú: Tướng J. Lawton Collins làm việc với danh nghĩa đại diện đặc biệt của Tổng Thống Hoa Kỳ tại Việt Nam từ ngày 2 Tháng Mười Một, 1954 đến ngày 14 Tháng Năm, 1955.
Vào ngày 10 Tháng Năm một bản tin công bố của Ṭa Bạch Ốc cho biết rằng trong phái bộ đặc biệt của Tướng Collins, được kéo dài theo lời yêu cầu của Thủ Tướng Diệm. Ông đă trợ giúp Chính Phủ Việt Nam trong sự soan thảo và thực hiện các chương tŕnh kinh tế, quân sự và xă hội của Chính Phủ nhằm củng cố cho Việt Nam Tự Do. Bản tin công bố thêm rằng Tướng Collins đă kư kết một cách thành công các sự sắp xếp theo đó Hoa Kỳ, theo lời yêu cầu của Chính Phủ Việt Nam và với sự đồng ư của Chính Phủ Pháp, đă đảm nhận trách nhiệm huấn luyện cho các lực lượng vũ trang quốc gia Việt Nam.
-----
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1955 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 315-316
-----
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1956 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 1019-1020
-----
Phụ Lục 4
Diễn Văn Chào Đón của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Eisenhower, đến Tổng Thống Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm, tại Phi Trường Quốc Gia Hoa Thịnh Đốn, ngày 8 Tháng Nam, 1957.
1. Lời Chào Đón của Tổng Thống Eisenhower:
Thưa Tổng Thống, thực là một danh dự cho bất kỳ người Hoa Kỳ nào mời được ông đến xứ sở này. Ông đă biểu thị từ góc đứng của ông trong thế giới ḷng yêu nước ở mức độ cao nhất. Ông đă mang đến nhiệm vụ lớn lao của ông trong việc tổ chức đất nước của ông ḷng can đảm vĩ đại nhất, tài lănh đạo chính trị vĩ đại nhất – những phẩm tính đă khơi dậy sự ngưỡng mộ của chúng tôi và làm cho chúng tôi trong thực tế lấy làm hân hạnh được đón tiếp ông.
Chúng tôi thành thực hy vọng rằng các cuộc nói chuyện mà chúng ta có thể có được trong ít ngày sắp tới sẽ làm được nhiều điều để củng cố hơn nữa t́nh hữu nghị giữa đất nước ông và đất nước này. Ngài thực tế được nghênh đón, thưa Ngài.
2. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đáp lại như sau:
Thưa Tổng Thống, đây là một niềm vui lớn lao cho tôi được một lần nữa đến Hoa Thịnh Đốn, và một danh dự lớn lao được đón tiếp bởi ông. Tôi cám ơn ông rất nhiều về các lời ân cần mà ông đă dành cho tôi. Nhưng chính yếu là ḷng can đảm của nhân dân Việt Nam, niềm tin cá nhân ông nơi xứ sở tôi và sự viện trợ vị tha của Hoa Kỳ đă tạo thành một sự kỳ diệu tại Việt Nam.
Lịch sử của ba mươi tháng vừa qua này là một thí dụ sáng chói về những ǵ mà niềm tin tưởng, quyết tâm và t́nh liên đới có thể làm để giữ vững và củng cố tự do trên thế giới.
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1957 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), trang 334
-----
Phụ Lục 5
Các Lời Chúc Tụng Trong Bữa Quốc Yến của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm của Việt Nam, ngày 8 Tháng Năm 1957
1. Lời Chúc Tụng của Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower:
Thưa Tổng Thống Diệm, người bạn của tôi,
Tôi biết chắc rằng người Hoa Kỳ mọi nơi đều cảm thấy vinh dự rằng họ có thể đón tiếp đến xứ sở này – đến Thủ Đô này – trong trong thực tế đến ṭa nhà này, một người mà trong một khoảng thời gian rất ngắn đă tự xác định ḿnh như một nhà lănh đạo đầy hứng khởi tại đất nước của chính ḿnh.
Hơn thế nữa, bởi ḷng can đảm, sự chịu đựng kiên cường và tài năng trị quốc, người đó đă trở nên một tấm gương cho mọi người ở mọi nơi oán ghét chế độ bạo tàn và yêu chuộng tự do.
Tôi biết rằng tất cả quư vị sẽ xem là một đặc ưu cao lớn để đứng dậy cùng với tôi uống một Ly Rượu Chào Mừng vị Tổng Thống của Việt Nam Cộng Ḥa.
Xin mời Tổng Thống Diệm!
Ghi Chú: Tổng Thống Eisenhower đă nâng ly Rượu Chúc Tụng này tại một bữa tiệc tối tại Pḥng Quốc Yến trong Ṭa Bạch Ốc .
2. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đáp lời như sau:
Thưa Tổng Thống, tôi xin cám ơn về Lời Chúc Tụng thanh nhă của ông. Chính hành vi vị tha của nhân dân Hoa Kỳ và sự ủng hộ tinh thần của riêng ông sau cuộc tổng đ́nh chiến đă làm phục sinh và làm bừng dậy ḷng can đảm của nhân dân Việt Nam và đă giúp chúng tôi tồn tại trước các trở ngại gần như không thể tin được.
Điều này đă chứng tỏ cho thế giới rằng các lực lượng tinh thần luôn luôn mạnh hơn sự khủng bố tàn bạo, rằng thiện ư chiến thắng sự xấu xa. Chính sự kiện này đă khởi hứng cho niềm tin không nao núng của tôi nơi thế giới tự do – thế giới tự do của chúng ta.
Trong tinh thần của niềm tin này và với tất cả tấm ḷng của tôi, tôi xin mời cùng nâng Ly Chúc Mừng cho xứ sở vĩ đại này, Hợp Chúng Quốc, cho nhân dân Hoa Kỳ và cho vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ, Tổng Thống Eisenhower.
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1957 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 334-335
-----
Phụ Lục 6
Bản Tuyên Bố Chung Sau Các Cuộc Thảo Luận Với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm của Việt Nam, ngày 12 Tháng Năm, 1957
Ngài Ngô Đ́nh Diệm, Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, và Tổng Thống Eisenhower đă có các các thảo luận trong thời gian thăm viếng cấp quốc gia của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, với tư cách khách mời của Tổng Thống Eisenhower, từ ngày 8 đến ngày 10, Tháng Năm.
Các cuộc thảo luận của họ đă được bổ túc bởi các phiên họp giữa Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và các cố vấn của ông với Bộ Trưởng Ngoại Giao Dulles cùng các viên chức Hoa Kỳ khác. Các cuộc gặp gỡ này đă cung cấp cơ hội cho việc tái xác định t́nh hữu nghị hỗ tương mật thiết và sự ủng hộ giữa Việt Nam Cộng Ḥa và Hợp Chúng Quốc . Hai vị Tổng Thống đă trao đổi quan điểm về việc phát huy ḥa b́nh và ổn định, và sự phát triển cùng sự củng cố tự do tại Việt Nam và tại Viễn Đông nói chung.
Tổng Thống Eisenhower đă ca tụng Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm về các thành tích đáng kể của Việt Nam Cộng Ḥa dưới sự lănh đạo của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm kể từ khi ông đảm nhận công vệc hồi Tháng Bẩy, 1954. Điều được ghi nhận rằng trong thời gian chưa đầy ba năm một t́nh trạng hỗn loạn phát sinh từ nhiều năm chiến tranh đă được biển cải thành một t́nh trạng tiến bộ và ổn định.
Gần một triệu người tỵ nạn chạy trốn chế độ chuyên chế cộng sản tại Bắc Việt đă được chăm sóc và tái định cư tại Việt Nam Tự Do.
An ninh quốc nội đă được thiết định một cách hữu hiệu.
Một hiến pháp đă được ban hành và một quốc hội đă được bàu cử.
Các kế hoạch cải cách nông nghiệp đă được phóng ra, và một chương tŕnh xây dựng đă được phát triển để đáp ứng các vấn đề kinh tế và xă hội trong trường kỳ hầu thúc đẩy các tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn cho nhân dân Việt Nam.
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă tái duyệt cùng với Tổng Thống Eisenhower các nỗ lực và phương thức của Chính Phủ Việt Nam nhằm phát huy sự ổn định chính trị và an sinh kinh tế tại Việt Nam Cộng Ḥa. Tổng Thống Eisenhower đă đoan chắc với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm về sự sẵn ḷng của Hợp Chúng Quốc để tiếp tục cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu trong khuôn khổ các tiến tŕnh hiến định của Hợp Chúng Quốc hầu đáp ứng các mục tiêu này.
Tổng Thống Eisenhower và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă hướng vọng đến một sự kết thúc sự phân chia đau khổ của nhân dân Việt Nam và đă xác định quyết tâm của hai Chính Phủ cùng làm việc với nhau để t́m kiếm các phương thức thích hợp hầu mang lại một sự thống nhất ḥa b́nh cho Việt Nam trong tự do phù hợp với các mục đích và các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Điều đă được ghi nhận với sự hài ḷng rằng Đại Hội Đồng của Liên Hiệp Quốc bằng một đa số lớn lao đă nhận thấy Việt Nam Cộng Ḥa hội đủ điều kiện để trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc, sự kiện đă bị ngăn chặn bởi sự chống đối của Sô Viết.
Tổng Thống Eisenhower và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă ghi nhận khi đối chiếu với sự tăng cường lớn lao trong các lực lượng quân sự cộng sản Việt Nam tại Bắc Việt trong hai năm rưỡi qua, với sự đàn áp hà khắc các cuộc nổi dậy của người dân Bắc Việt mưu t́m tự do, và về các t́nh trạng khó khăn gia tăng của họ. Trong khi ghi nhận sự giảm bớt rơ ràng trong ba năm qua các sự đối nghịch do cộng sản khơi dậy tại Đông Nam Á, ngoại trừ tại Vương Quốc Ai Lao, Tổng Thống Eisenhower và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă bày tỏ sự quan tâm đến các khả năng khuynh đảo tiếp tục của Cộng Sản tại khu vực này và các nơi khác. Đặc biệt, hai bên đồng ư rằng sự tăng cường quân sự liên tục của cộng sản Trung Hoa, sự khước từ không chịu từ bỏ sự sử dụng vũ lực, và sự không ưng chịu của họ để tuân thủ theo các tiêu chuẩn ứng xử của các dân tộc văn minh cấu thành một sự đe dọa kéo dài cho sự an toàn của mọi dân tộc tự do tại Á Châu. Để đối phó với mối đe dọa này, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cho thấy ước mong mạnh mẽ của ông cùng các nỗ lực của ông để t́m kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với các nước tự do của Á Châu.
Ghi nhận rằng Việt Nam Cộng Ḥa được bảo vệ bởi Điều IV Hiệp Ước Pḥng Thủ Chung Của Đông Nam Á, Tổng Thống Eisenhower và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đồng ư rằng sự xâm lược hay khuynh đảo đe dọa đến nền độc lập chính trị của Việt Nam Cộng Ḥa sẽ bị xem là gây nguy hiểm cho ḥa b́nh và sự ổn định. Sự giải quyết công chính các vấn đề của khu vực bằng các phương thức ḥa b́nh và chính đáng nằm trong khuôn khổ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục là mối quan tâm chung của hai Chính Phủ. Sau cùng, Tổng Thống Eisenhower và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă bày tỏ ước muốn và quyết tâm của hai Chính Phủ để cộng tác với nhau một cách chặt chẽ cho tự do và độc lập trên thế giới.
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1957 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 335-337
-----
Phụ Lục 7
Các Văn Thư Trao Đổi Giữa Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Eisenhower, và Tổng Thống Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm, Nhân Dịp Kỷ Niệm Năm Năm Chấp Chính của ông Diệm, đề ngày 4 Tháng Bẩy, 1959, công bố ngày 11 Tháng Bẩy, 1959
1. Thư của Tổng Thống Hoa Kỳ:
Thưa Tổng Thống,
Tôi xin gửi đến ông các lời chào mừng và các ước nguyện tốt lành thành thực của tôi nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày ông trở thành nhà lănh đạo dân tộc.
Thế giới ngắm nh́n với ḷng ngưỡng mộ sự tiến bộ được thực hiện bởi Việt Nam trong năm năm kể từ khi ông đảm nhận vai tṛ lănh đạo. Giờ đây, Việt Nam là một xứ sở vững mạnh trong quyết tâm của ḿnh để bảo vệ tự do và tích cực trong việc phát huy các sự phát triển trong nền kinh tế. Chúng tôi tại Hoa Kỳ hay biết rơ về vai tṛ không thể thiếu được của chính ông trong việc mang lại sự tiến bộ đáng kể này. Đó là một công tác mà chúng tôi lấy làm hănh diện đă được liên kết cùng với ông.
Tôi cầu chúc ông, và nhân dân của Việt Nam Cộng Ḥa, sự thành công liên tục trong việc tiến bước tới mục đích tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tự do.
Xin thành thật kính chào,
Dwight D. Eisenhower
2. Phúc thư của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đề ngày 9 Tháng Bẩy, 1959, như sau:
Thưa Tổng Thống,
Tôi rất tán thưởng lời nhắn nhủ sâu sắc trong các sự chào mừng nhân dịp năm năm ngày tôi đảm nhận chức vụ. Trong dịp này chúng tôi tại Việt Nam ghi nhớ với ḷng biết ơn sâu xa t́nh hữu nghị nồng ấm và sự ủng hộ tích cực của Hợp Chúng Quốc trong những ngày đen tối nhất của cuộc đấu tranh của chúng tôi chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa cộng sản và đang hướng vọng đến một t́nh hữu nghị và sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai đất nước chúng ta trong những năm sắp tới. Xin vui ḷng nhận các sự cám ơn chân thật của tôi trước sự thăm hỏi tử tế của ông và các ước nguyện thành thực nhất của tôi cho hạnh phúc và sức khỏe cá nhân của ông và cho sự thịnh vượng và an sinh của dân tộc Hoa Kỳ vĩ đại.
Ngô Đ́nh Diệm
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1959 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), trang 519
-----
Phụ Lục 8
Văn Thư của Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Dwight D. Eisenhower, gửi Chủ Tịch Tiểu Ban Về Sự Tổ Chức Bộ Ngoại Giao và Công Tác Công Chúng, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ, ông Michael J. Mansfiled, Liên Quan Đến Yêu Cầu Của Ông Này Đ̣i Cung Cấp Một Báo Cáo Lượng Giá Chương Tŕnh An Ninh Hỗ Tương tại Việt Nam, đề ngày 10 Tháng Mười Một, 1959, được công bố ngày 12 Tháng Mười Một, năm 1959.
Thưa ông Chủ Tịch,
Tôi được thông báo rằng vào ngày 8 Tháng Mười, 1959, đă có chuyển đến Văn Pḥng Giám Đốc Cơ Quan Quản Trị Hợp Tác Quốc Tế (International Cooperation Administration: ICA) văn bản yêu cầu của ông rằng ông muốn được cung cấp bản báo cáo lượng giá của cơ quan đó về chương tŕnh tại Việt Nam.
Như tôi đă tuyên bố trong các dịp khác, chính sách đă được thiết định của Ngành Hành Pháp là cung cấp cho Quốc Hội và công chúng các thông tin khả dĩ đầy dủ nhất phù hợp với quyền lợi quốc gia. Chính sách này đă hướng dẫn, và sẽ tiếp tục hướng dẫn, Ngành Hành Pháp trong việc thực hiện Chương Tŕnh An Ninh Hỗ Tương sao cho có thể có được một sự hiểu biết đầy đủ về chương tŕnh và tầm quan trọng sinh tử của nó đối với an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, cùng lúc theo học thuyết lịch sử của sự phân chia quyền lực giữa ba ngành vĩ đại của Chính Phủ chúng ta, bên Hành Pháp có một bổn phận và quyền lực Hiến Định được thừa nhận liên quan đến sự công bố tin tức, tài liệu và các văn kiện khác liên hệ đến các hoạt động của Hành Pháp. Tổng Thống, trong suốt lịch sử của chúng ta, tuân hành bổn phận trong khía cạnh này, giữ lại tin tức mà ông nhận thấy rằng sự tiết lộ điều được t́m kiếm sẽ không tương hợp với quyền lợi quốc gia.
Điều cốt yếu của sự quản trị hữu hiệu rằng các nhân viên của bên Hành Pháp phải ở vào vị trí sẽ hoàn toàn thẳng thắn trong việc cố vấn lẫn nhau về các vấn đề chính thức, và rằng khuôn khổ rộng lớn nhất của các ư kiến và sự cố vấn cá nhân sẽ được cung ứng trong sự h́nh thành các quyết định và chính sách. Điều cốt yếu tương tự rằng những kẻ có trách nhiệm cho việc cấu tạo các quyết định có thể hành động với sự hiểu biết rằng một quyết định hay hành động sẽ được phán xét theo giá trị của nó và không bởi sự kiện là liệu nó đă xảy ra có phù hợp hay khác biệt với các ư kiến hay sự cố vấn của các thuộc cấp. Sự công bố các cuộc đàm thoại, thông tin hay các tài liệu chứa đựng hay liên quan đến các ư kiến và sự cố vấn như thế theo đó có thể có khuynh hướng làm phương hại hay ngăn cấm các tiến tŕnh cấu tạo quyết định và báo cáo thiết yếu, và sự tiết lộ như thế do đó bị cấm đoán trong quá khứ, như trái nghịch với quyền lợi quốc gia, nơi mà việc đó đă được xem là cần thiết cho sự bảo vệ hoạt động trật tự và hữu hiệu của Ngành Hành Pháp.
Báo cáo lượng giá của cơ quan ICA mà ông yêu cầu, mà tôi hiểu là bản báo cáo ngày 15 Tháng Tám năm 1957 nhan đề “Lượng Giá Chương Tŕnh Việt Nam”, là một thông tin nội bộ của Ngành Hành Pháp bao gồm ư kiến và sự cố vấn trên các vấn đề chính thức. Nó là một tài liệu thuộc một loại các báo cáo được soạn thảo bởi một nhóm nhỏ các viên chức cao cấp trên căn bản cuộc nghiên cứu sâu rộng tại diễn trường và tại Hoa Thịnh Đốn. Mục đích của mỗi báo cáo như thế để để khảo sát các mục tiêu chương tŕnh và nội dung chương tŕnh ICA căn bản tại một nước cá biệt từ quan điểm xác định là liệu chương tŕnh ICA tại nước đó có đang thực hiện một cách hữu hiệu các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của chúng ta hay không. Các báo cáo như thế bao gồm các ư kiến cá nhân thẳng thắn, các đề nghị và các khuyến cáo của các viên chức soạn thảo ra chúng, và được soạn thảo cho sự đệ tŕnh trực tiếp lên Giám Đốc Cơ Quan ICA để ông ta có tin tức và sử dụng. Các báo cáo như báo cáo mà ông yêu cầu là một yếu tố quan trọng trong tiến tŕnh cấu tạo quyết định trong phạm vi cơ quan, và các lời yêu cầu công bố chúng vẫn bị bác khước một cách nhất quán.
Bởi v́ sự tiết lộ báo cáo được yêu cầu bởi ông sẽ không phù hợp với quyền lợi quốc gia, tôi đă ngăn cấm không cho nó được cung cấp theo sự yêu cầu như thế và chứng thực như thế nơi đây đúng theo Đoạn Section Iii (d) của Đạo Luật Chuẩn Chi An Ninh Hỗ Tương (Mutual Security Appropriation Act), năm 1960.
Mặc dù tôi đă ngăn cấm sự cung cấp bản báo cáo lượng giá yêu cầu bởi ông, tôi muốn nói rơ rằng điều này đă không được thực hiện với mục đích ngăn cản sự tiết lộ bất kỳ sự kiện nào được nêu ra bởi bản báo cáo. Các sự kiện như thế sẽ có thể được cung cấp cho ông ngay tức thời.
Thành thật kính chào,
Dwight D. Eisenhower
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1959 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 776-777
----
Phụ Lục 9
Văn Thư của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Eisenhower, gửi Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, nhân dịp kỷ niệm Quốc Khánh Lần Thứ Năm, ngày 26 Tháng Mười, 1960
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, Dwight D. Eisenhower, 1960-1961 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 807-808
-----
Phụ Lục 10
Văn Thư của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, John F. Kennedy, gửi Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, nhân ngày kỷ niệm Quốc Khánh Lần Thứ Sáu của Việt Nam Cộng Ḥa, dề ngày 24 Tháng Mười, 1961, công bố ngày 26 Tháng Mười, 1961.
Thưa Tổng Thống,
Nhân dip Quốc Khánh lần thứ sáu của Việt Nam Cộng Ḥa, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ hănh diện bày tỏ ḷng kính phục sự can đảm của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đă nh́n thấy và và ghi nhận rất rơ nỗi thống khổ -- và sự vinh quang của một dân tộc từ khước không chịu khuất phục trước khủng bố Cộng sản. Từ dân tộc đă từng hai lần đánh bại các đoàn quân [Mông Cổ] của Kublai Khan, chúng tôi khó có thể kỳ vọng ít hơn thế. Hoa Kỳ, và trong thực tế, mọi con người tự do, phải cám ơn tấm gương mà ông đă đưa ra.
Thưa Tổng Thống, trong năm 1955 chúng tôi đă nhận thấy các mối hiểm nguy và các khó khăn vây quanh sự khai sinh Cộng Ḥa của ông. Trong những năm tiếp theo, chúng tôi đă nh́n thấy sự tận tụy và sinh lực của dân tộc ông đă mau chóng khắc phục các nguy hiểm và khó khăn đó. Chúng tôi hoan hỉ cùng với ông nơi hạt lúa mới lại nẩy mầm từ những cánh đồng bị bỏ hoang từ lâu, nơi các bệnh viện, các con đường và các trường học mới được xây dựng, và nơi các niềm hy vọng mới của một dân tộc đă t́m thấy ḥa b́nh sau một cuộc chiến tranh lâu dài và chua chát. Thành tích mà ông đă tạo lập trong việc cung cấp niềm hy vọng mới, nơi trú ngụ và an ninh cho gần một triệu người chạy trốn khỏi chủ nghĩa cộng sản tại miền Bắc nổi bật lên như một trong những nỗ lực đáng tán thưởng nhất và được điều hành một cách tốt đẹp nhất trong thời hiện đại.
Người dân can đảm của ông vừa mới thụ hưởng ḥa b́nh lại bị buộc một lần nữa bước vào chiến tranh. Sự đáp ứng của cộng sản trước sức mạnh và sự thịnh vượng gia tăng của nhân dân ông là truyền gửi khủng bố đến các ngôi làng của ông, đốt cháy các trường học mới của ông và thực hiện các vụ phục kích trên các đường lộ mới của ông. Vào ngày 26 Tháng Mười này, chúng tôi tại Hoa Kỳ vẫn có thể c̣n hân hoan về ḷng quả cảm của nhân dân Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng phải lấy làm buồn rầu về sự đau khổ, phá hoại và chết chóc mà Chủ Nghĩa Cộng sản đă mang lại cho Việt Nam, được tiêu biểu một cách bi thảm trong vụ ám sát mới đây Đại tá Hoàng Thụy Năm, một trong các người yêu nước xuất sắc của ông.
Thưa Tổng Thống, Hoa Kỳ hay biết rất rơ cường độ gia tăng trong mấy tháng vừa qua đánh dấu cuộc chiến tranh chống lại dân tộc ông, và về quy mô và tần số nhiều hơn trong các cuộc tấn công của Cộng Sản. Tôi có đọc bài diễn văn của ông trước Quốc Hội Việt Nam trong đó ông phác họa một cách thật tha thiết về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản đối với Việt Nam. Và tôi có ghi nhận một luồng sóng đe dọa và thóa mạ, nhắm vào chính phủ của ông và của tôi, ngày đêm phóng ra từ Hà Nội. Tôi muốn một lần nữa đoan chắc với ông rằng Hợp Chủng Quốc cương quyết trợ giúp Việt Nam bảo tồn nền độc lập của ḿnh, bảo vệ người dân chống lại các kẻ sát nhân cộng sản, và xây dựng một đời sống tốt đẹp hơn xuyên qua sự tăng trưởng kinh tế.
Tôi đang chờ đợi với sự lưu tâm lớn lao bản báo cáo của Tướng Maxwell Taylor dựa trên các cuộc nói chuyện và quan sát gần đây của ông ta tại Việt Nam, bổ túc cho các báo cáo mà tôi đă nhận được từ Ṭa Đại Sứ của chúng tôi ở đó trong nhiều tháng. Khi đó tôi sẽ ở vào một vị thế tốt hơn để cứu xét cùng với ông các biện pháp bổ túc mà chúng tôi có thể quyết định hầu trợ giúp Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Cộng Sản.
Thưa Tổng Thống, chúng tôi hướng vọng trong những ngày hiểm nguy này đến một ngày 26 Tháng Mười trong tương lai, khi Việt Nam một lần nữa sẽ hay biết được tự do và ḥa b́nh. Chúng tôi biết rằng ngày đó đang tiến tới, và chúng tôi cầu nguyện rằng nó có thể sớm xảy ra. Tôi nói thay cho người dân Hoa Kỳ khi tôi phát biểu rằng chúng tôi tin tưởng ở sự thành công của dân tộc Việt Nam, rằng chúng tôi có niềm tin nơi sức mạnh và ḷng dũng cảm của họ, và rằng chúng tôi biết rằng tương lai của dân tộc Việt Nam không phải là ách nô lệ Cộng Sản mà là sự tự do và thịnh vượng mà họ đă pḥng vệ và theo đuổi trong suốt ḍng lịch sử của ḿnh.
Xin thành thật kính chào,
John F. Kennedy
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, John F. Kennedy, 1961 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 680-681
-----
Phụ Lục 11
Các Văn Thư Trao Đổi Giữa Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, John F. Kennedy, với Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, ngày 15 Tháng Mười Hai, năm 1961
1. Phúc Thư của Tổng Thống Hoa Kỳ:
Thưa Tổng Thống,
Tôi đă nhận được lá thư gần đây của ông trong đó ông tŕnh bày một cách đầy thuyết phục về t́nh trạng nguy hiểm gây ra bởi các nỗ lực của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt xứ sở của ông. T́nh trạng mà xứ sở đang lâm chiến của ông được hay biết rất rơ bởi tôi và nhân dân Hoa Kỳ. Chúng tôi lấy làm bối rối sâu xa bởi cuộc tấn công vào đất nước của ông. Sự căm phẫn của chúng tôi dâng cao khi mà sự man rợ chủ ư trong chương tŕnh của cộng sản nhằm ám sát, bắt cóc và bạo động bừa băi trở nên rơ ràng.
Lá thư của ông làm nổi bật những ǵ mà các tin tức riêng của chúng tôi đă phô bày một cách đầy thuyết phục – rằng chiến dịch vũ lực và khủng bố hiện đang được phát động chống lại người dân và Chính Phủ của ông đă được ủng hộ và chỉ đạo từ bên ngoài, bởi các nhà cầm quyền tại Hà Nội. Chính v́ thế họ đă vi phạm các điều khoản của Hiệp Định Geneva được trù định để bảo đảm ḥa b́nh tại Việt Nam và là bản văn mà tự họ đă cam kết trong năm 1954.
Vào lúc đó, Hợp Chúng Quốc, mặc dù không phải là một bên kư kết vào Hiệp Định, đă tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ xem bất kỳ sự tái lập xâm lược nào vi phạm các sự thỏa thuận với sự quan ngại nặng nề và như là sự đe dọa nghiêm trọng đến ḥa b́nh và an ninh quốc tế.” Chúng tôi tiếp tục duy tŕ quan điểm đó.
Chiếu theo lời tuyên bố đó, và trong sự đáp ứng với lời yêu cầu của ông, chúng tôi đang chuẩn bị để trợ giúp Việt Nam Cộng Ḥa để bảo vệ nhân dân của ḿnh và bảo tồn nền độc lập của ḿnh. Chúng tôi sẽ tức thời gia tăng sự trợ giúp của chúng tôi cho các nỗ lực pḥng vệ của ông cũng như cho việc cứu trợ trước sự phá hoại của các trận băo lụt mà ông đă tŕnh bày. Tôi đă sẵn ra lệnh để các chương tŕnh này được tiến hành.
Hợp Chúng Quốc, giống như Việt Nam Cộng Ḥa, vẫn tận tụy cho chính nghĩa ḥa b́nh và mục đích chính yếu của chúng ta là để giúp đỡ nhân dân của ông duy tŕ nền độc lập của họ. Nếu các nhà cầm quyền Cộng Sản tại Bắc Việt Nam đ́nh chỉ chiến dịch của họ để phá hủy Việt Nam Cộng Ḥa, các biện pháp mà chúng tôi đang thực hiện để trợ giúp các nỗ lực pḥng thủ của ông sẽ không c̣n cần thiết nữa. Chúng tôi sẽ t́m cách thuyết phục phe Cộng sản từ bỏ các mưu toan của họ về vũ lực và khuynh đảo. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ bảo tồn nền độc lập của họ và dành thắng được ḥa b́nh và thịnh vượng mà họ đă chiến đấu cam khổ và lâu dài biết bao.
John F. Kennedy
2. Nguyên văn lá thư của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, được công bố cùng lúc với phúc thư của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, John F. Kennedy, như sau:
Thưa Tổng Thống,
Kể từ lúc khai sinh, hơn sáu năm trước đây, Việt Nam Cộng Ḥa đă thụ hưởng một tinh hữu nghị và sự hợp tác chặt chẽ của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Giống như Hợp Chúng Quốc, Việt Nam Cộng Ḥa luôn luôn tận tụy với sự bảo tồn ḥa b́nh. Nhân dân tôi hay biết quá rơ về các nỗi đau buồn của chiến tranh. Chúng tôi đă tôn trọng Hiệp Định Geneva 1954 ngay dù nó đă gây ra sự phân chia đất nước chúng tôi và đặt ách nô lệ trên phân nửa người dân chúng tôi bằng chế độ tàn bạo Cộng Sản. Chúng tôi chưa hề cứu xét đến việc thống nhất dân tộc chúng tôi bằng vũ lực. Ngược lại, chúng tôi công khai hứa hẹn rằng chúng tôi sẽ không vi phạn lằn ranh phân chia và khu phi quân sự được thiết lập bởi bản Hiệp Định. Chúng tôi đă luôn luôn chuẩn bị và trong nhiều dịp đă tuyên bố sự sẵn ḷng của chúng tôi để tái thống nhất Việt Nam trên căn bản các cuộc tuyển cử dân chủ và thực sự tự do.
Tài liệu về nhà cầm quyền cộng sản tại miền bắc đất nước chúng tôi hoàn toàn trái ngược lại. Họ không chỉ đă bằng ḷng chia cắt Việt Nam, mà c̣n hăng hái để làm việc đó. Họ đă tự hứa hẹn tuân hành Hiệp Định và trong bảy năm kể từ đó đă không ngừng vi phạm hiệp định. Họ kêu gào các cuộc tuyển cử tự do nhưng không đếm xỉa đến ngay chính ư nghĩa của các từ ngữ này. Họ nói về ‘sự tái thống nhất ḥa b́nh” và phát động chiến tranh chống chúng tôi.
Ngay từ khởi đầu, Cộng Sản dựa vào sự khủng bố trong các nỗ lực của họ để khuynh đảo người dân chúng tôi, hủy diệt chính phủ chúng tôi, và áp đặt một chế độ cộng sản trên chúng tôi. Họ đă tấn công các giáo chức không có khả năng pḥng vệ, đóng cửa các trường học, hạ sát các thành viên trong chương tŕnh chống sốt rét của chúng tôi và cướp phá các bệnh viện. Hoạt động này được tính toán một cách lạnh lùng để triệt hủy các nỗ lực nhân đạo của chính phủ chúng tôi nhằm phục vụ dân nhân dân chúng tôi.
Chúng tôi đă t́m cách từ lâu để chặn đứng cuộc tấn công của cộng sản từ phương Bắc vào nhân dân chúng tôi bằng các sự khiếu nại với Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế (International Control Commission). Trong nhiều năm chúng tôi đă liên tiếp ấn hành cho thế giới bằng chứng về âm mưu của cộng sản nhằm lật đổ chính phủ chúng tôi và nắm giữ quyền kiểm soát toàn thể Việt Nam bằng các sự xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài đất nước chúng tôi. Bằng cớ chồng chất cho đến nay đến nỗi không cần phải nói lại. Gần đây nhất, việc bắt cóc và hạ sát dă man Sĩ Quan Liên Lạc Chính của chúng tôi với Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế, Đại Tá Hoàng Thụy Năm, buộc chúng tôi một lần nữa phải lên tiếng. Trong thư đề ngày 24 Tháng Mười, 1961 của chúng tôi gửi cho ICC, chúng tôi một lần nữa kêu gọi sự chú ư đến quyết tâm được tuyên bố công khai của nhà cầm quyền cộng sản tại Hà Nội đ̣i “giải phóng miền Nam” bằng cách lật đổ chính phủ của chúng tôi và áp đặt một chế độ cộng sản lên trên nhân dân chúng tôi. Chúng tôi đă trưng dẫn bằng chứng về sự xâm nhập ồ ạt các cán bộ và các thành phần quân sự cộng sản vào đất nước chúng tôi. Chúng tôi đă vạch ra chiến lược của cộng sản, đơn giản là sự sử dụng dă man sự khủng bố chống lại toàn thể dân chúng, kể cả phụ nữ và trẻ em.
Trong ṿng vài tháng qua, cuộc tấn công của cộng sản vào người dân tôi đă vươn tới sự tàn ác cao độ. Trong Tháng Mười, chúng đă gây ra hơn 1800 vụ bạo động và hơn 2000 tổn thất. Đôi khi họ đă tấn công ở cấp tiểu đoàn, và họ đang tiếp tục tăng cường các lực lượng của họ bằng sự xâm nhập từ ngoài bắc. Mức độ các cuộc tấn công của họ đă sẵn khiến cho các lực lượng của chúng tôi bị căng mỏng tối đa. Chúng tôi buộc phải pḥng vệ mọi làng xă, mọi thôn ấp, trong thực tế mọi ngôi nhà chống lại một đối thủ có chiến thuật luôn luôn tấn công vào các kẻ không có khả năng pḥng vệ.
Một trân lụt tai họa đă làm gia tăng gần đây nỗi bất hạnh của người dân Việt Nam. Phần lớn ba tỉnh bị ngập nước, với một sự tổn thất lớn lao về tài sản. Chúng tôi đang tham gia vào một nỗ lực toàn quốc để tái xây dựng và phục hồi khu vực này. Cộng Sản, dĩ nhiên, đang làm cho công tác này khó khăn gấp đôi, bởi họ đă nắm lấy sự xáo trộn trong hoạt động hành chính và thông tin b́nh thường như một cơ hội để reo rắc sự phá hoại hơn nữa tại khu vực bị thiên tai tàn phá.
Tóm lại, dân tộc Việt Nam hiện đối diện với sự kiện có lẽ là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong lịch sử lâu dài của ḿnh. Trong hơn 2000 năm, người dân tôi đă sống và xây dựng, chiến đấu và chết tại vùng đất này. Chúng tôi không luôn luôn được tự do. Trong thực tế, phần lớn lịch sử của chúng tôi và nhiều thời khắc kiêu hùng nhất đă khởi sinh từ sự chinh phục của các cường lực ngoại lai và cuộc đấu tranh của chúng tôi chống lại các trở ngại lớn lao để giành lại hay bảo vệ nền độc lập quư giá của chúng tôi. Nhưng không chỉ tự do của chúng tôi bị nguy khốn ngày nay, mà chính là căn cước dân tộc của chúng tôi. Bởi, nếu chúng tôi bị thua trong cuộc chiến này, nhân dân chúng tôi sẽ bị nuốt gọn bởi khối Cộng sản, tất cả mọi di sản kiêu hùng của chúng tôi sẽ bị xóa bỏ bởi “xă hội Xă Hội Chủ Nghĩa” và Việt Nam sẽ bị gạt ra ngoài các trang sách của lịch sử. Chúng tôi sẽ bị mất đi hồn dân tộc của ḿnh.
Thưa Tổng Thống, nhân dân tôi và tôi ưu tư về sự trợ giúp lớn lao mà Hợp Chúnng Quốc đă dành cho chúng tôi. Sự giúp đỡ của ông đă không bị xem nhẹ, bởi người Việt Nam là một dân tộc kiêu hănh, và chúng tôi cưong quyết đảm nhận phần vụ của chúng tôi trong sự pḥng vệ của thế giới tự do. Điều rơ ràng đối với tất cả chúng tôi rằng việc đánh bại Việt Cộng đ̣i hỏi sự tổng động viên của chính phủ và nhân dân chúng tôi, và ông có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ dốc toàn thể mọi nguồn tài nguyên của chúng tôi về tài lực, đầu óc, và nhân lực cho công tác vĩ đại này.
Nhưng Việt Nam không phải là một đại cường và các lực lượng của Cộng Sản Quốc Tế đang bố trí chống lại chúng tôi th́ nhiều hơn những ǵ mà chúng tôi có thể đối phó được với các nguồn tài nguyên trong tay. Chúng tôi phải có sự trợ giúp nhiều hơn nữa từ Hợp Chúng Quốc để chúng tôi chiến thắng được cuộc chiến hiện đang được phát động chống lại chúng tôi.
Chúng tôi có thể bảo đảm một cách chắc chắn với nhân loại rằng hành động của chúng tôi có tính chất pḥng vệ thuần túy. Mặc dù chúng tôi ân hận biết bao về sự khuất phục của hơn nửa người dân chúng tại Bắc Việt, chúng tôi không có ư định, và trong thực tế, không có phương tiện để giải phóng họ bằng sự sử dụng vũ lực.
Tôi đă nói rằng Việt Nam đang ở trong chiến tranh. Chiến tranh mang nhiều ư nghĩa, nhưng nhiều hơn cả là cái chết của người dân can đảm cho một chính nghĩa mà họ tin theo. Việt Nam phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh, và xuyên qua nhiều thế kỷ, chúng tôi luôn luôn có các kẻ yêu nước và các anh hùng sẵn ḷng đổ máu v́ Việt Nam. Chúng tôi sẽ giữ vững niềm tin nơi họ.
Khi Chủ Ngfhĩa Cộng Sản bị tàn lụi từ lâu vào trong quá khứ, nhân dân tôi sẽ vẫn c̣n ở đây, một dân tộc thống nhất tự do phát triển từ các gốc rễ sâu xa trong di sản Việt Nam của chúng tôi. Họ sẽ ghi nhớ sự giúp đỡ của ông vào lúc chúng tôi cần sự giúp đỡ. Cuộc chiến đấu này khi đó sẽ là một phần của lịch sử chung của chúng ta. Và sự giúp đỡ của ông, t́nh hữu nghị của ông, và các mối ràng buộc mạnh mẽ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ là một phần của Việt Nam, khi đó cũng như bây giờ.
Ngô Đ́nh Diệm
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, John F. Kennedy, 1961 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 801-802
----
Phụ Lục 12
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, John F. Kennedy, 1962 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), trang 108
-----
Phụ Lục 13
Tuyên Bố Của Ṭa Bạch Ốc Tiếp Theo Sự Trở Về Của Một Phái Bộ Đặc Biệt Sang Nam Việt Nam, ngày 2 Tháng Mười, 1963
Bộ Trưởng McNamara và Tướng [Maxwell] Taylor đă báo cáo lên Tổng Thống sáng nay và lên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào chiều nay. Báo cáo của họ gồm một số sự khám phá và khuyến cáo được bảo mật sẽ cần có sự duyệt xét và hành động hơn nữa. Sự tŕnh bày căn bản của họ được tán đồng bởi toàn thể các hội viên Hội Đồng An Ninh và lời tuyên bố sau đây về chính sách của Hoa Kỳ được chấp thuận bởi Tổng Thống dựa theo căn bản các sự khuyến cáo từ họ và từ Đại Sứ [Henry Cabot] Lodge.
1. An ninh của Nam Việt Nam là một mối quan tâm quan trọng của Hoa Kỳ y như đối với các dân tộc tự do khác. Chúng ta sẽ khẳng định chính sách của chúng ta là cộng tác với nhân dân và Chính Phủ nam Việt Nam để tránh cho xứ sở này khỏi rơi vào tay cộng sản, và để trấn áp sự nổi dậy của Việt Cộng được ủng hộ và khích động từ bên ngoài, càng sớm càng tốt. Sự thi hành hữu hiệu trong công tác này là mục tiêu trung tâm của chính sách của chúng ta tại Nam Việt Nam.
2. Chương tŕnh quân sự tại Nam Việt Nam đă thực hiện sự tiến bộ và vững chắc trên nguyên tắc, mặc dù các sự cải thiện đang được t́m kiếm một cách năng động.
3. Sự trợ giúp quan trọng của Hoa Kỳ trong sự ủng hộ cho nỗ lực quân sự này chỉ cần thiết cho đến khi cuộc nổi dậy được trấn áp hay cho đến khi các lực lượng an ninh quốc gia của Chính Phủ Nam Việt Nam có khả năng trấn áp nó.
Bộ Trưởng McNamara và Tướng Taylor báo cáo nhận định của họ rằng phần lớn công tác quân sự của Hoa Kỳ có thể được hoàn tất vào cuối năm 1965, mặc dù có thể có yêu cầu liên tục về một số lượng giới hạn các nhân viên huấn luyện Hoa Kỳ. Họ báo cáo rằng vào cuối năm nay, chương tŕnh của Hoa Kỳ để huấn luyên Việt Nam sẽ phải tiến triển đến mức 1,000 quân nhân Hoa Kỳ được phái công tác tại Nam Việt Nam có thể được rút về.
4. T́nh h́nh chính trị tại Nam Việt Nam vẫn c̣n trong t́nh trạng nghiêm trọng sâu xa. Hoa Kỳ tŕnh bày rơ ràng sự chống đối tiếp tục của ḿnh trước bất kỳ các hành động đàn áp nào tại Nam Việt Nam. Trong khi các hành động như thế chưa ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực quân sự, chúng có thể diễn ra như thế trong tương lai.
5. Chính sách của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam cũng như tại các phần đất khác của thế giới, vẫn là ủng hộ nhân dân của xứ sở đó đánh bại sự xâm lược và xây dựng một xă hội ḥa b́nh và tự do.
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, John F. Kennedy, 1963 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 759-760
-----
Phụ Lục 14
Văn Thư Của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, John F. Kennedy gửi Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Ngô Đ́nh Diệm, nhân dịp Quốc Khánh của Việt Nam, đề ngày 23 Tháng Mười, 1963, công bố ngày 25 Tháng Mười, 1963
Thưa Tổng Thống,
Nhân danh nhân dân Hoa Kỳ tôi xin chuyển lời chào mừng và các lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến Việt Nam Cộng Ḥa nhân dịp ngày kỷ niệm lần thứ 8. Nhân dịp này, một lần nữa tôi muốn được bày tỏ ḷng ngưỡng mộ của nhân dân Hoa Kỳ về sự can đảm không suy suyển của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng của họ chống lại các nỗ lực liên tục của cộng sản nhằm triệt hạ và hủy diệt nền độc lập của Việt Nam. Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ tin tưởng nơi tương lai của Việt Nam Cộng Ḥa, nơi khả năng của họ để vừa khắc phục mối đe dọa của cộng sản hiện này đối với nền độc lập của họ, vừa khẳng định số phận của chính họ. Chúng tôi huớng vọng đến ngày khi ḥa b́nh được văn hồi và khi mà dân tộc Việt Nam có thể sống trong tự do và thịnh vượng.
John F. Kennedy
[Đây là văn thư chính thức cuối cùng của một vị Tổng Thống Hoa Kỳ gửi cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, chưa đầy một tuần trước khi có cuộc đảo chính ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, với sự hạ sát ông Diệm và người em của ông, Ngô Đ́nh Nhu. Có lẽ v́ thế, chúng ta không thấy có dấu vết ǵ về phúc thư của ông Ngô Đ́nh diệm cho bức thư này, cho đến nay. Ghi nhận rằng nội dung văn thư này của Tống Thống Hoa Kỳ Kennedy chỉ toàn đề cập đên nhân dân Việt Nam và không một chi tiết nào được nói với cá nhân ông Ngô Đ́nh Diệm, như trong các văn thư trước đây, chú của người dịch]
---
Nguồn: Federal Register Division. National Archives and Records Service, Public Papers of the Presidents of the United States, John F. Kennedy, 1963 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1956-), các trang 815-814
Ngô Bắc dịch và phụ chú
28/2/2011
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2011