Masaya Shiraishi
VIỆT NAM PHỤC QUỐC QUÂN
VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA NĂM 1940
Ngô Bắc dịch
DẪN NHẬP
Bài nghiên cứu này đặt trọng tâm vào Việt Nam Phục Quốc Quân (National Restoration Army of Vietnam) 1, đoàn thể đă phóng ra một cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Đồng Đăng và Lạng Sơn trong Tháng Chín năm 1940, khi Quân Đội Nhật Bản đang đồn trú các lực lượng tại miền bắc Đông Dương thuộc Pháp, và đến tổ chức mẹ của nó, Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội (League for the National Restoration of Vietnam). Trong suốt bài nghiên cứu này, sự nhấn mạnh sẽ được đặt trên mối quan hệ của chúng với Nhật Bản.
Đă chỉ có rất ít cuộc nghiên cứu sâu xa về học thuật và nghiêm chỉnh riêng cho cuộc khởi nghĩa và các hoạt động của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hôi. 2 Có nhiều lư do biện minh cho sự kiện này. Trước tiên, trong khi phác họa lịch sử chính trị của Việt Nam trong các thập niên 1930 và 1940, có sự ước định đặt tiêu hướng vào các hoạt động của Đông Dương Cộng Sản Đảng (Indochinese Communist Party), trong khi xem các hoạt động của Phục Quốc Đồng Minh Hội có tính cách bên lề và c̣n kết án Phục Quốc Đồng Minh Hội là bù nh́n của Nhật Bản. 3 Không có việc phủ nhận rằng Đảng Cộng Sản và nhiều tổ chức lệ thuộc với nó đă đóng vai tṛ ṇng cốt trong việc thực hiện cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, và vẫn tiếp tục chiếm giữ vị trí trung tâm trong đời sống chính trị của xứ sở. Một cách khách quan, cũng đúng là Phục Quốc Đồng Minh Hội và nhân sự can dự trong đó đă có các quan hệ đặc biệt và rất mật thiết với người Nhật. Tuy nhiên, ngay dù điều này có chính xác đi nữa, xem ra cần phải ghi nhận và sắp xếp lại những ǵ thực sự đă xảy ra. Hơn nữa, với sự kiện rằng cuộc khởi nghĩa của Phục Quốc Quân có thể đă mang lại một số ảnh hưởng, cả tích cực lẫn tiêu cực, trên t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam đương thời, có vẻ không hoàn toàn vô lư để phân tích [về nó]. Điều đó liên can đến lịch sử chính trị nội bộ của Việt Nam và các phong trào giải phóng dân tộc.
Một lư do thứ nh́ cho việc vắng bóng sự nghiên cứu đầy đủ về Phục Quốc Đồng Minh Hội và Phục Quốc Quân là v́ tự thân cuộc khởi nghĩa, bị đập tan một cách quá mau lẹ và dễ dàng, có khuynh hướng bị nh́n chỉ như một t́nh tiết trong tiến tŕnh nam tiến của Quân Đội Nhật Bản. Tuy thế, biến cố đáng được lưu ư bởi nó đă đặt ra khuôn mẫu, hay mang lại một mô thức nguyên mẫu, cho các phản ứng của Nhật Bản đối với các hoạt động chính trị được thực hiện bởi người Việt Nam cho đến lúc kết thúc cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương (Pacific War), và kế họach của Nhật Bản cho việc cai quản Đông Dương. 4 Nó cũng có thể được xem như một thí dụ cụ thể về cuộc nam tiến của Nhật Bản đă diễn ra thực sự như thế nào. Các vấn đề này liên quan đến các quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam và Khu Vực Miền Nam nói chung.
Một lư do thứ ba cho sự thiếu chú ư đối với các hoạt động của Phục Quốc Đồng Minh Hội và các nhóm phụ thuộc của nó là do sự kiện rằng không có đủ nỗ lực được thực hiện để khám phá và sử dụng các tài liệu liên hệ. Ngay cả các hối kư của các cựu thành viên của Hội đă không được khai dụng một cách hữu hiệu. 5 Hơn nữa, chính yếu là v́ rào cản ngôn ngữ, nhiều nhà nghiên cứu (phần lớn từ Việt Nam và Tây Phương), vẫn chưa hay biết về các tài liệu liên hệ bằng Nhật ngữ. May mắn, tác giả ở vào một vị thế thực hiện được các cuộc phỏng vấn với các người Nhật can dự hay hiểu biết về các hoạt động của Phục Quốc Đồng Minh Hội và Phục Quốc Quân, và cũng sử dụng được các tài liệu tiếng Nhật về sự vụ chung quanh các hoạt động của Phục Quốc cũng như các sự di chuyển của quân đội Nhật Bản vào thời gian có sự tiến bước của nó vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp. 6 Tham khảo các tài liệu tiếng Nhật này cùng với các tài liệu Việt ngữ có thể giúp chúng ta khắc phục, một cách đáng kể, sự thiếu thốn các tài liệu liên hệ từ lâu cản trở sự tiến bộ cho sự nghiên cứu trong lănh vực này.
Tóm tắt các nhận xét nêu trên, bài viết này có bốn mục đích:
Trước tiên, đây là nỗ lực để tái dựng sự phát triển các hoạt động của Phục Quốc Hội và Phục Quốc Quân bằng việc khảo sát đối chiếu các tài liệu bằng Việt ngữ, Nhật ngữ và các tài liệu khác.
Thứ nh́, điều tra vào t́nh trạng xác thực của sự can dự của Nhật Bản vào các phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ quân đội Nhật tiến vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp.
Thứ ba, cố gắng để lượng định các hiệu quả hay âm vang của các hoạt động của Phục Quốc Hội trên t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Và thứ tư, bài viết cũng tŕnh bày các quan điểm riêng của tác giả về hai giả thuyết đối nghịch nhau dưới đây đă từng được nêu ra về mối quan hệ giữa các nhân vật của Phục Quốc Hội và các thẩm quyền quân sự Nhật Bản. Một giả thuyết, được ủng hộ bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam, kể cả Trần Huy Liệu, 7 và John T. McAlister, Jr, 8 cho rằng Phục Quốc Quân đă phát động cuộc khởi nghĩa dưới sự bảo trợ của các thẩm quyền quân sự Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu khác như Milton Sacks 9 và Phillipe Devillers 10 cũng mạnh mẽ nêu ư kiến rằng Phục Quốc Quân phải được tổ chức với sự hậu thuẫn của quân đội Nhật Bản. Trái lại, tác giả Trương Bửu lâm của Đại Học University of Hawaii bác bỏ quan điểm này, thay vào đó lập luận rằng Phục Quốc Quân đă phát động cuộc nổi dậy theo sáng kiến riêng của nó, và độc lập với các hoạt động của các lực lượng Nhật Bản. 11 Tác giả đứng về phía quan điểm được nêu ra trước, bởi các lư do được tŕnh bày nơi phần kết luận của bài viết này, nơi mà giả thuyết của Giáo Sư Lâm được b́nh giải.
Cấu trúc của bài viết như sau. Phần I mô tả các t́nh huống dẫn đến sự thành lập Phục Quốc Hội. Phần II thảo luận về sự thiết lập một toán phát thanh bằng Việt ngữ bởi Phủ Toàn Quyền [Nhật Bản] tại Taiwan [khi đó Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản, chú của người dịch], và sự can dự của Phục Quốc Hội trong toán này. Phần III tŕnh bày cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân. Phần kết luận cố gắng biểu thị tính chất của mối quan hệ giữa giới quân sự Nhật Bản và Phục Quốc Hội, và các sự vận dụng của quân đội Nhật Bản đối với phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam, trong khi cũng điều tra về mối quan hệ giữa cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân và t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam.
I. VIỆT NAM PHỤC QUỐC HỘI
(1) Các Hoạt Động Của Cường Để Trong Khi Lưu Vong Vào Năm 1937
Việt Nam Phục Quốc Hội (hay tiếng Anh là League for the National Restoration of Vietnam), được thành lập năm 1939 tại Thượng Hải dưới sự lănh đạo của ông Cường Để.
Sinh tại Huế năm 1882 từ hoàng gia, Cường Để trở thành Hội Chủ Việt Nam Duy Tân Hội (Society for the Renovation of Vietnam) theo lời đề cử của Phan Bội Châu, nhà lănh đạo nổi tiếng của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Trong năm 1906 ông du hành qua Nhật và gia nhập Phong Trào Đông Du (Movement for Studying Abroad in Japan) 12 được tổ chức bởi ông Phan Bội Châu. Sau khi có sự sụp đổ của phong trào, Cường Để đă rời khỏi Nhật Bản năm 1909. Tuy nhiên, ông đă quay về đó trong năm 1915 sau khi lang thang tại nhiều nơi, kể cả Trung Hoa, Xiêm La và Âu Châu. 13
Sau khi trở lại Nhật Bản trong năm 1915, theo lời kể lại của chính ông, Cường Để đă chọn nơi cư trú tại Phường Ômori, Tôkyô, và thường xuyên đến thăm viếng ông Inukai Tsuyoshi và phụ tá thân cận nhất của ông ta, Kashiwabara Buntarô, cả hai là những người đă ủng hộ người Việt Nam tại Nhật Bản từ những ngày có Phong Trào Đông Du..
Đặc biệt, điều được thuật lại rằng trong thời gian từ 1915 đến khi có sự ám sát ông ta vào Tháng Năm 1932, Inukai đă cung cấp cho ông Cường Để một khoản trợ cấp hàng Tháng, với ngạch số là 100 yen [đồng tiền Nhật Bản, ND] lúc khởi đầu nhưng đă được tăng lên 150 yen trong phân nửa thời gian sau. Khoản trợ cấp đă được dùng để trang trải các phí tổn sinh sống của ông Cường Để và các cư dân Việt Nam khác. Ông Cường Để có đề cập đến bảy người Việt Nam đương cư ngụ tại Nhật Bản vào năm 1915, gồm cả các ông Trần Hữu Công và Trần Văn An. Họ đang theo học tại các trường ở Nhật Bản, và giả trang là người Trung Hoa. 14 Cường Để có tên Trung Hoa là Lin De Shun (được đọc là Rin Toku trong tiếng Nhật) [tức Lâm Đức Thuận [?] khi phát âm bằng tiếng Việt, ND] và tên Nhật là Minami Kazuo. 15
Sau khi có sự ám sát ông Inukai, sự tài trợ xem ra đă đến chính yếu từ ông Matsui Iwane và nhóm của ông ta. Một người theo phái toàn-Á châu và một niên trưởng của quân đội, ông Matsui quan tâm sâu xa về Việt Nam đến nỗi ông đă đích thân sang thăm viếng Đông Dương thuộc Pháp trong Tháng Bảy 1943, tuyên bố với báo chí địa phương rằng “bất kể đến các ư muốn của Anh Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản quyết tâm giải phóng các dân tộc Á Châu”. 16 Matsui đă tổ chức một nhóm có tên là “Kissaragi-Kai” (Hội Tháng Hai), được gia nhập bởi các sĩ quan quân đội thuộc ảnh hưởng của ông và các hội viên của Kokuryu-Kai (Hội Hắc Long), để cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và tài chính cho ông Cường Để và nhóm của ông ấy. 17 Hội Tháng Hai (Kissaragi-Kai) xem ra đă khởi sự cung cấp sự trợ giúp cho nhóm của ông Cường Để vào cuối thập niên 1930. 18 Trong suốt cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương, ông Matsui cũng được tường thuật là có cung cấp một ngôi nhà tại khu Sakura Jôsui, Tokyo, có thể chứa đến khoảng 10 người, dành cho sự sử dụng của các sinh viên và các nhà chính trị Việt Nam lưu vong. 19
Ngoài Matsui, các ông như Tôyama Mitsuru, Ôkawa Shumei, và Inukai Takeru cũng có vẻ đă trợ giúp nhóm ông Cường Để bằng cách này hay cách kia. 20
Khi quay trở về Nhật Bản năm 1915, ông Cường Để tiếp theo sau sự kết thúc Thế Chiến I, ông không thể kỳ vọng thu thập được sự hỗ trợ cho các hoạt động cách mạng của ông bên trong phạm vi Nhật Bản, và ông đă di chuyển tạm thời sang Trung Hoa năm 1918. Trong khi ở đó, ông và ông Phan Bội Châu cùng ôm ấp việc thành lập một căn cứ hoạt động tại Hàng Châu, và đă cố gắng nói chuyện với Duan Qirui [? Đoàn Kỳ Thụy, ND] của chính quyền Bắc Kinh về việc trợ giúp tài chính cho kế họach của họ. Khi nỗ lực gây quỹ này thất bại, ông Cường Để đă quay lại Nhật Bản trong cùng năm đó. 21 Vào một lúc sau này, ông vẫn ở lại Nhật Bản, nhưng đến khoảng cuối Tháng Ba 1922, ông có phái Tản Anh, người đă đến Nhật Bản và hỏi ông xin giúp đỡ, về Sàig̣n với một nhiệm vụ khuấy động thanh niên Việt Nam trong nước t́m cách trốn ra ngoài nước và sang Trung Hoa.
Trong Tháng Tám cùng năm, chính ông Cường Để có sang thăm viếng Quảng Châu. Mặc dù kế hoạch triệu tập thanh niên từ Việt Nam sang Trung Hoa của ông bị thất bại, ông đă ở lại Quảng Châu trong hơn một năm cho đến cuối Tháng Chín 1923, khi thăm viếng Hàng Châu, ông đă gặp lại ông Phan Bội Châu. Sau đó ông đă cố gắng nhưng không thành công trong việc thu hút sự trợ giúp tài chính từ các sứ quân quân phiệt tại Luoyang [Lạc Dương ?], và rồi quay trở về Nhật Bản. 22
Điều trở nên rơ ràng từ các sự kiện kể trên rằng ông Cường Để, trong khi chính yếu định cư tại Nhật Bản, đă nhiều lần sang thăm Trung Hoa, cố gắng thu hút ngân khoản từ các sứ quân ở đó, và thiết lập một căn cứ hoạt động tại Trung Hoa cho một phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, ông đă duy tŕ cư sở của ḿnh tại Nhật Bản trước tiên v́ cuộc sống tối thiểu của ông được bảo đảm, chứ không nhất thiết v́ ông hy vọng thiết lập một căn cứ cho phong trào của ông ở đó. Đúng hơn, ông rơ ràng nh́n Trung Hoa như một căn cứ điều hành nhiều triển vọng hơn cho các nhà hoạt động Việt Nam. Tuy nhiên, t́nh trạng này đă bắt đầu thay đổi khi chiến tranh Nhật Bản – Trung Hoa bước vào một ṿng xoay lớn hơn, sau biến cố Lư Cầu Kiều (Lukow-kiao) ngày 7 Tháng 7, 1937.
(2) Các Nỗ Lực Của Ông Cường Để Để Tập Họp Các Đồng Chí Từ 1937 Đến 1939
Theo lời kể của ông Cường Để, ông dự kiến rằng với sự leo thang của cuộc Chiến Tranh Nhật – Trung như một điểm khúc rẽ, “t́nh h́nh tại Đông Á nhất định sẽ trải qua các sự thay đổi sâu xa, mang lại cho mọi dân tộc ở Đông Á cơ hội dành độc lập”. Ông nghĩ rằng trước tiên phải chấn chỉnh lại tổ chức của ḿnh, và sẵn sàng nắm lấy cơ hội khi nó đến. Cụ thể hơn, đầu Tháng Mười Một năm 1937 ông đă thăm viếng Hồng Kông với ư định tập hợp các đồng chí Việt Nam tại miền nam Trung Hoa. 23
Ở đây, một lần nữa, Trung Hoa vẫn c̣n là tối thượng trong tư tưởng của ông như một căn cứ tương lai cho các hoạt động cách mạng, nhưng giờ đây ông đưa ra một sự thay đổi quyết định trong đường hướng của ḿnh. Trong khi trước đây ông nghĩ về việc tập hợp các người Việt Nam lưu vong hoạt động chính trị qua việc thu hút sự hỗ trợ tài chính từ các sứ quân Trung Hoa, giờ này ông đă bắt đầu trông cậy vào quân đội Nhật Bản để có sự hậu thuẫn tài chính, vấn đề sẽ được nói đến nhiều hơn sau này.
Đặt vấn đề này sang một bên, khi tới Hồng Kông, Cường Để đă viết thư cho các nhân vật như Vũ Hải Thu, Đặng Sư Mặc, Trần Trung Lập, và Hoàng Nam Hùng là các người đang ở Quảng Châu. Tuy nhiên, v́ sự hỗn loạn gây ra bởi sự leo thang Chiến Tranh Nhật – Trung đang tiếp diễn, các bức thư của ông vẫn chưa được trả lời. Trong khi ở Hồng Kông đê chờ đợi các sự phúc đáp từ Quảng Châu, ông Cường Để phải đối diện với sự nguy hiểm v́ bị nghi ngờ là một điệp viên cho các giới chức thẩm quyền Nhật Bản, v́ thế ông quay trở về Nhật Bản hồi cuối Tháng Mười Một.
Không lâu sau khi trở về, ông nhận được một lá thư từ ông Vũ Hải Thu, cho ông hay măi tới ngày 3 Tháng Mười Hai ông ta mới nhận được thư của Cường Để, và rằng ông ta đă vội vă đến Hồng Kông, nhưng đến nơi th́ đă quá trễ. 24
Mặt khác, ông Hoàng Nam Hùng, một người nhận thư khác, kể lại như sau trong hồi ức của ông: ông Nguyễn Văn Trung đên thăm Quảng Châu từ Hồng Kông vào cuối Tháng Mười Một, mang theo một lá thư từ Cường Để gửi cho ông; trong thư, Cường Để nói rằng ông đích thân sẽ sang thăm Hồng Kông vào cuối Tháng Mười Một, nhóm họp các đồng chí cách mạng, và tŕnh bày kế hoạch hành động của chính ông để họ tự thích ứng với t́nh h́nh Chiến Tranh Đông Nam Á (sic) hiện đang được phát động bởi người Nhật”. Tại một phiên họp của nhóm người Việt Nam ở Quảng Châu, đă quyết định rằng chỉ một ḿnh Hoàng Nam Hùng sẽ đi Hồng Kông, nhưng khi ông ta gọi đến ông Cường Để tại khách sạn Xin Xin (trong tiếng Việt là Tân Tân) tại Kowloon (Cửu Long), 25 ông Cường Để đă quay về Nhật Bản rồi. Cường Để có để lại một lá thư nói rằng ông sẽ quay về Đông Kinh bởi các giới chức thẩm quyền Anh Quốc đă bắt đầu nghi ngờ ông, và đă để lại các chỉ thị cho các thành viên của nhóm ở Quảng Châu là nên đợi ở Hồng Kông v́ ông sẽ sớm viết thư cho họ. Một chi phiếu 2,000 bảng Anh từ Ngân Hàng Bank of Hong Kông được kèm trong phong b́. 26
Lời thuật trên đây của ông Hoàng Nam Hùng phù hợp với những ǵ ông Cường Để đă nói trước đó. Nhân tiện cần ghi nhận, đến mức mà chúng ta có thể suy luận từ hồi kư của ông Hoàng Nam Hùng, rằng nhóm Việt Nam tại Quảng Châu là nhóm duy nhất mà ông Cường Để có thể tiếp xúc được, trong nhiều nhóm Việt Nam khác nhau có mặt tại Trung Hoa khi đó. Về khía cạnh này, điều quan trọng để nêu ra rằng ông Cương Để đă trú ngụ tại Quảng Châu trong một năm bắt đầu từ năm 1922, và rằng về sau, trong năm 1932, ông Hoàng Nam Hùng, một trong những thành viên lănh đạo nhóm Quảng Châu, tự thân đă đến thăm Nhật Bản và gặp gỡ ông Cường Để. 27
Theo lời thuật của ông Hoàng Nam Hùng, ông ta ở lại Hồng Kông như được chỉ thị bởi Cường Để, và đă viết thư cho ông Cường Để tại Nhật. Trong khi đó, ông Hoàng Nam Hùng đă kêu gọi các đồng chí của ông tại Quảng Châu về nhập đoàn với ông ở Hồng Kông. Trong ṿng một Tháng, một nhóm người gồm Trần Bội Long, Phan Trọng Đoan, Đỗ Khải Hoàn, Mai Văn Thông, và Trần Minh Đức đă tụ tập ở đó. Họ thuê mộ ngôi nhà ở khu Kowloon để chờ đợi các thông tin khác từ Cường Để. Họ đă trang trải các phí tổn sinh sống một phần với số tiền mà ông Cường Để để lại, và phần kia bằng việc đi làm những việc lặt vặt của một số người trong họ, chẳng hạn như đi dạy học và viết bài cho các tờ báo.
Cùng lúc, theo hồi ức của Hoàng Nam Hùng, một người mới từ Nhật Bản, có tên được gọi là tiếng Việt là Ḥa Chi, đă trợ giúp nhóm về tài chính. 28
Ḥa Chi có thể được xác định theo tên bằng tiếng Nhật là Wachi. 29 Người này không ai khác hơn là Wachi Yôgi, một Đại tá Quân Đội vào lúc đó, người đă can dự trong nhiều năm vào các âm mưu tại Đài Loan và Trung Hoa. Trong thời gian từ Tháng Sáu 1938 đến Tháng Năm 1939, ông phục vụ với tư cách trưởng Cơ Quan Ran Kikan (Cờ Quan Hoa Lan: Orchid Agency). 30
Một người dân sự Nhật cộng tác với Cơ Quan Hoa Lan (Ran Agency) vào lúc đó nhớ rất rơ rằng ông đă trở nên quen thuộc với một nhóm các nhà hoạt động Việt Nam tại Hồng Kông xuyên qua Ḥa Chi, và rằng trong nhóm có nhân vật, có tên được đọc theo Nhật ngữ là Chin Ki-Sei, và là người rất thạo tiếng Nhật. 31 Cá nhân này là ông Trần Huy Thánh, một trong các phụ tá thân cận của Cường Để như sẽ được nói đến sau này.
Cơ Quan Hoa Lan, đặt trụ sở tại Thượng Hải, có tham dự vào các âm mưu chống Jiang Jieshi (Chiang Kai-shek tức Tưởng Giới Thạch) cùng với các sứ quân tại miền tây nam Trung Hoa. 32 Được biết Ḥa Chi hay di chuyển thường xuyên giữa Thượng Hải và Hồng Kông để làm công tác này. 33
Các mảnh bằng chứng này cho thấy Ḥa Chi trong thực tế có tiếp xúc với các nhà hoạt động Việt Nam tại Hồng Kông. Tuy nhiên, với sự kiện rằng ông ta được cử nhiệm phụ trách Cơ Quan Hoa Lan vào Tháng Sáu 1938, có thể phỏng định rằng ông đă khởi sự cung cấp trợ giúp tài chính cho nhóm của ông Hùng sau thời điểm đó. Ông có lẽ trở nên quen biết với ông Hùng và nhóm của ông Hùng xuyên qua sự trung gian hoặc của Cường Để tại Nhật hay bởi các người Nhật Bản ủng hộ ông. Với sự kiện rằng Ḥa Chi đă từng tiếp xúc từ lâu với Matsui Iwane, 34 điều cũng có thể suy luận rằng Ḥa Chi đă biết đến nhóm của ông Hùng xuyên qua quan hệ này.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nhất quyết không có các móc nối nào được duy tŕ bởi Pḥng Tám (Dai-hachi-ka: Covert Operations Section: Pḥng Các Hoạt Động Mật) của Bộ Tổng Tham Mưu (Sanbo-Honbu) tại Đông Kinh hay bởi Bộ Chỉ Huy Quân Đội [Nhật Bản] tại Đài Loan, đă nối kết ông ta với nhóm của ông Hùng. Bởi v́ điều này sẽ hiện ra như một vấn đề quan trọng sau này, việc đáng làm là nh́n vào các t́nh huống một cách gần cận hơn một chút.
Theo lời chứng của các người có liên hệ với Pḥng Tám, Bộ Tổng Tham Mưu vào thời gian đó, măi đến năm 1939 Pḥng này mới hay biết về ông Cường Để, và hơn nữa nó cũng không có sự hiểu biết kế tiếp về sự tiếp xúc của Ḥa Chi với nhóm người Việt Nam. 35 Mặt khác, có một lời chứng rằng ông Cường Để được giới thiệu với Pḥng Tám xuyên qua Bộ Chỉ Huy Quân Đội [Nhật Bản] tại Đài Loan, 36 có nghĩa rằng Quân Đội ở Đài Loan có hay biết với ông Cường Để từ một nhật kỳ sớm hơn. Tuy nhiên, Ḥa Chi được biết cũng không giao du tốt đẹp với Bộ Chỉ Huy Quân Đội tại Đài Loan. 37
Trở lại cuộc thảo luận chính, Hoàng Nam Hùng thuật lại rằng Hào Chi gặp gỡ thường xuyên với ông Hùng và nhóm của ông, có nói với họ như sau: ông Cường Để tranh luận cho vệc tái xây dựng phong trào cách mạng hải ngoại và trong nước Việt Nam để phục hồi các hoạt động chống Pháp; và với viễn ảnh rằng Chiến Tranh sẽ phát triển theo một đường hướng tháo gỡ sức mạnh của Pháp, t́nh h́nh sẽ mở ra một cách thuận lợi cho người Việt Nam.
Trong khi đó, nhóm của ông Hùng nhận được một lá thư dài của ông Cường Để, vạch ra rằng “không bao lâu người Nhật sẽ tiếp tục tiến bước về phía Biển Đông Trung Hoa (East China Sea) (sic), và Việt Nam sẽ là một nơi rất quan trọng cho họ”. Ông Cường Để lập luận rằng “v́ mục đích tái tăng cường các lực lượng cách mạng của chúng ta, chúng ta phải tạm thời liên kết với Nhật Bản, và lợi dụng cơ hội này; ở một giai đoạn sau này, chúng ta cũng có thể phải tự đặt ḿnh trên các yếu tố lịch sử thích nghi tốt đẹp với các hoạt động khác nhau để giải phóng lănh thổ dân tộc”. 38
Ông Cường Để có thể đă viết bức thư, với một giọng điệu thuyết phục mạnh mẽ, bởi ông hay biết rằng ông Hoàng Nam Hùng và nhóm của ông ấy đă hoạt động chính yếu dưới sự bảo vệ của các sứ quân Trung Hoa tại Quảng Đông và Quảng Tây, và rằng họ cảm thấy có cảm t́nh với Trung Hoa khi Nhật Bản và Trung Hoa bắt đầu đụng độ.
Vả lại, không có việc phủ nhận rằng Ḥa Chi đă trở nên quan tâm đến các nhà hoạt động Việt Nam tại Trung Hoa như một phần trong các thủ đọan của ông chống lại Tưởng Giới Thạch. Đặc biệt, cần ghi nhớ rằng Cơ Quan Hoa Lan của Ḥa Chi đang thực hiện các âm mưu đối vớicác nhà lănh đạo quân sự vùng tây nam Trung Hoa, và rằng ông Hùng và nhóm của ông ta có sự giao tiếp chặt chẽ với các quân phiệt này.
Ông Hoàng Nam Hùng và nhóm của ông ta, khi bị thức ép để quyết định là liệu có từ bỏ quan điểm thân Trung Hoa của họ để nghiêng về một quan điểm thân Nhật Bản hay không, đă tổ chức một cuộc thảo luận kỹ lưỡng về vấn đề và đă kết luận trong dịp này rằng họ cần phải lợi dụng sự thay đổi mới trong t́nh h́nh.
Họ đă kêu gọi các nhóm người Việt khác ở các nơi trong Trung Hoa tạm thời bắt tay với họ. Theo ông Hoàng Nam Hùng, các nhóm đă đáp ứng một cách thuận lợi trước lời kêu gọi của nhóm ông ta như sau: Việt Nam Phục Quốc Hội (Society for the National Restoration of Vietnam), Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng (Vietnamese National Revolutionary Party), và Việt Nam Ttrung Ương Chấp Hành Ủy Viên Hội (Central Executive Committee of Việt Nam). 39
Việt Nam Phục Quốc Hội có thể nói một cách yên tâm như nhóm của ông Cường Để, được đặt tại Tôkyô. Trong thực tế, theo các tài liệu của nhà cầm quyền Pháp được nói tới bởi Jayne Werner, trong Tháng Mười Một, ông Cường Để đă dùng danh xưng Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội (League for the Inđepenence Movement of Việt Nam) cho nhóm của ông, nhưng có vẻ đă đổi nó thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội (League for the National Restoration of Vietnam) vào năm 1938”. 40
Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng (Vietnamese National Revolutionary Party) nguyên thủy được thành lập tại Quảng Châu năm 1930 bởi Hoàng Nam Hùng và nhóm của ông (với ông Cường Để là Chủ Tịch Danh Dự), nhưng cùng các đảng viên thành lập đă giải tán Đảng trong năm 1932. Tuy nhiên, với sự kiện rằng tên của nó tiếp tục được dùng bởi các đảng viên c̣n lại của Việt Nam Quốc Đảng (Vietnam Nationalist Party) tại Nam Kinh (Nanjing) kể cả Nguyễn Thế Nghiệp và Vũ Hồng Khanh, 41 Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng đề cập ở đây có vẻ là nhóm tại Nam Kinh trước đây liên hệ với Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Mặt khác, Việt Nam Trung Ương Chấp Hành Ủy Viên Hội (Central Executive Committee of Vietnam) được pho/ng định để chỉ bộ phận chấp hành trung ương của Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng tại Quảng Châu vào lúc có sự khai sinh Đảng năm 1930 như đă nói ở trên, 42 và danh xưng này có vẻ như vẫn c̣n được sử dụng ngay dù sự giải tán Đảng đă được tuyên bố trong năm 1932. Nếu như thế, nó để chỉ nhóm riêng của ông Hoàng Nam Hùng tại Quảng Châu.
Giả sử sự suy luận trên là đúng, điều diễn ra là ngoài nhóm của ông Cường Để ở Nhật, nhóm ông Hoàng Nam Hùng chỉ có thể tiếp xúc với nhóm c̣n sót lại của Việt Nam Quốc Dâng Đảng tại Nam Kinh. Nhóm này được cho là đă từng ở trong cùng tổ chức (có nghĩa Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng) như nhóm của Hoàng Nam Hùng, hẳn sự việc phải tương đối dễ dàng để ông Hoàng Nam Hùng tiếp xúc lại với họ. Tuy nhiên, như sẽ được ghi nhận sau này, không bằng chứng nào được cung cấp rằng nhóm ở Nam Kinh có hiện diện tại buổi họp ra mắt Phục Quốc Hội tại Thượng Hải, hay nó có đại diện tại Ủy Ban Trung Ương của Hội đă được tuyển chọn vào dịp đó. Nói cách khác, cho dù theo hồi ức của Hoàng Nam Hùng, điều không rơ rệt là liệu nhóm ở Nam Kinh có thực sự tham gia vào Phục Quốc Hội hay không. Một sự giải thích khả hữu khác là nhóm ở Nam Kinh, có cử đại diện của ḿnh đến nhóm Hoàng Nam Hùng tại Hồng Kông để nhận thêm các sự giải thích về đề án, đă có thể quyết định chống lại việc tham dự buổi họp ra mắt Hội tại Thượng Hải v́ một lư do nào đó.
Ngoài những người nêu trên, một nhóm tại Xiêm La cũng đă gửi các thành viên, có tên Trương An Mẫn và Đặng Ngọc Châu sang Hồng Kông. 43 Rơ ràng chính ông Cường Để đă xúc tiến việc tiếp xúc với họ.
(3) Sự Ra Mắt Phục Quốc Hội
Cho đến cuối Tháng Hai 1939, hơn một năm sau chuyến du hành sang Hồng Kông vào cuối năm 1937, ông Cường Để đă rời Tôkyô sang Thượng Hải để dự phiên họp ra mắt Phục Quốc Hội cùng với các người Việt Nam tụ tập từ nhiều nơi khác về. 44
Tại phiên họp, điều được quyết định một cách chính thức là Việt Nam Phục Quốc Hội (League for the National Restoration of Việt Nam) (gọi tắt là Phục Quốc Hội) đứng ra để tập họp nhiều tổ chức khác nhau cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam và nắm lấy thời cơ thuận lợi. Chương Tŕnh Hành Động, được soạn thảo và đề nghị bởi ông Cường Để, đă được chấp nhận sau các sự tu chỉnh, và được ấn hành bởi Trương An Mẫn. 45 Nội dung cụ thể của Chương Tŕnh Hành Động không được hay biết, nhưng xét đoán từ nội dung của ba tập truyền đơn khác nhau được phát hành bởi Phục Quốc Hội (mà tác giả khám phá ra trong số tài liệu của Bộ Thuộc Địa Pháp trước đây tại Paris, và tất cả chúng có vẻ đă được dùng cho các hoạt động tuyên truyền trong nội địa Việt Nam suốt thập niên 1940), Hội tuyên bố công khai chủ trương chế độ quân chủ lập hiến.
Phiên họp ra mắt đă tuyển cử bộ phận chấp hành trung ương như sau: (*a)
Chủ Tịch : Cường Để
Tổ Chức : Vũ Hải Thu, c̣n được biết là Nguyễn Hải Thần
Tài Chính : Trần Hữu Công, hay Nguyễn Thức Canh, hay Trần Trọng Khắc 46
Tuyên Truyền : Trương An Mẫn
Ngoại Giao 47 : Trần Huy Thánh, hay Trần Văn An 48
Nội Vụ và Nghiên Cứu 49: Hoàng Nam Hùng
Tổng Thư Kư : Đặng Nguyên Hùng
Ông Vũ Hải Thu, bí danh Nguyễn Hải Thần, đă thăm viếng nước Nhật trong một thời gian ngắn năm 1905, khi Phong Trào Đông Du (Studying Abroad in Japan) c̣n hoạt động. Sau đó, ông quay trở lại Việt Nam, can dự vào phong trào chống Pháp bên trong xứ sở. Sau khi phong trào bị phá vỡ, ông sang lưu vong tại Trung Hoa, bị lôi cuốn vào các hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội (Society for the Revival of Vietnam), mà Phan Bội Châu là nhân vật cầm đầu.
Mặc dù Vũ Hải Thu có vẻ là thuộc vào nhóm Hoàng nam Hùng năm 1939, 50 không có bằng chứng nào cho thấy hoặc là ông tự thân đến tham dự phiên họp ra mắt Phục Quốc Hội, hay ông có dính líu sau đó với bất kỳ hoạt động nào của Phục Quốc Hôi.. Ông có vẻ đă chia tay với nhóm Quảng Châu tiếp theo sau (hay ngay cả trước đó) phiên họp ra mắt Phục Quốc Hội, thay vào đó, đứng về phía các sứ quân Trung Hoa. Năm 1942, ông tổ chức Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội (League for the Revolution of Vietnam) dưới sự bảo vệ của Zhang Fakui (Trương Phát Khuê), trở thành một trong những nhà lănh đạo Việt Nam thân cận với Kuomintang (Trung Hoa Quốc Dân Đảng). 51
Ông Trần Hữu Công, cũng c̣n đượcv biết là Nguyễn Thức Canh hay Trần Trọng Khắc, đến Nhật Bản năm 1905 như một trong các đoàn viên đầu tiên của Phong Trào Đông Du. Sau khi học tại Shinbu Gakkô (một trường được thành lập bởi Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhật để huấn luyện cho các sinh viên từ Trung Hoa về các kỹ năng quân sự), Seijô Chugaku (Trung Học), và Tôkyô Kôtô Shihan Gakko (Trường Cao Đẳng Sư Phạm), ông di chuyển sang Trung Hoa vào khoảng cuối năm 1917, tự đặt cơ sở tại Hàng Châu. Từ 1922 đến 1931, ông theo học y khoa tại Đức (Germany) và đỗ bằng bác sĩ. Sau đó, ông quay về Trung Hoa, phối hợp với đồng bào Việt Nam của ông và các quân phiệt Trung Hoa trên một phạm vi bao quát nhiều nơi chẳng hạn như Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Hàng Châu, Phúc Kiến và Quảng Tây. 52 Cho đến năm 1939, ông không có vẻ thuộc vào bất kỳ nhóm Việt Nam nào; thế nhưng có nhiều người quen biết trong chính quyền Trung Hoa và trong các sứ quân kể từ những ngày theo học tại Trường Shinbu, rất tinh thông về y khoa cũng như các kỹ năng quân sự, và nói thông thạo một số ngoại ngữ, ông được nh́n như rất hữu dụng bởi nhiều người tại một số các lănh vực. Hơn nữa, ông rất nổi tiếng như một trong những người tham gia đầu tiên trong phong trào Đông Du, và v́ ông đă sống tại Nhật Bản trong một số năm, ông hẳn phải thu hút sự chú ư của ông Cường Để và nhóm của ông ấy.
Tuy nhiên, một lần nữa, không có bằng chứng rằng ông Trần Hữu Công đă tự ḿnh cam kết sâu xa vào bất kỳ hoạt động nào của Phục Quốc Hội. Trong hồi kư của chính ḿnh, ông không có sự đề cập trực tiếp nào về Phục Quốc Hội hay bất kỳ sự liên hệ nào với nó. Sự đề cập duy nhất về các sự di chuyển của ông khi đó là vào cuối Tháng Bẩy 1937 ông di chuyển khỏi tỉnh Phúc Kiến để sang Quảng Châu, nhưng mau chóng chuyển sang khu vực Hồng Kông - Kowloon để tránh các sự tàn phá của Chiến Tranh Nhật Bản – Trung Hoa, và sau đó lại chuyển sang Macao, ở đó trong gần một năm trước khi di chuyển vào nội địa Trung Hoa vào lúc khởi đầu năm 1941. 53 Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ trong đầu rằng điều này không hoàn toàn loại bỏ khả tính rằng trong giai đoạn cư trú tại Quảng Châu hay Hồng Kông – Kowloon, ông hoặc đă tiếp xúc với nhóm Hoàng Nam Hùng trong một thời gian ngắn hay biểu lộ một vài sự lưu tâm đến các hoạt động đề nghị của Phục Quốc Hội.
Trương An [nhiều lần lại được ghi là Anh trong nguyên bản, ND] Mẫn, như được nêu ở trên, là một tham dự viên từ Xiêm La.
Trần Huy Thánh, tự Trần văn An, quê quán thuộc miền nam Việt Nam, đến Nhật Bản năm 1908 vào lúc 10 tuổi. Ông là một trong số ít người Việt Nam c̣n ở lại Nhật Bản ngay sau khi phong trào Đông Du đă bị sụp đổ. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Waseda University, ông di chuyển sang Trung Hoa, dạy tiếng Nhật tại Hankou (Hán Khẩu) (sau này trở thành một phần của thành phố Vũ Hán) và Bắc Kinh. Năm 1938, theo các sự hồi tưởng của người Việt Nam, ông được bổ nhiệm làm “trưởng ban ngoại vụ của chính quyền Thành Phố Thiên Tân (Tianjin)”. 54 Như một trong các phụ tá thân cận của Cường Để, và nhờ nói thạo tiếng Nhật, ông được cử nhiệm phụ trách công việc đối ngoại của Phục Quốc Hội (bao gồm chính yếu các việc thương thảo và liên lạc với các giới chức thẩm quyền Nhật Bản). 55 Ông thực sự có mặt tại phiên họp ra mắt tại Thượng Hải.
Hồ Học (hay Ngọc) Lăm du hành sang Nhật Bản năm 1908, khi phong trào Đông Du c̣n tích cực, và theo học tại trường Tôkyô Dôbun Shoin (Trường Đồng Văn Tự: School of Same Letters). Sau khi phong trào bị tan ră, ông di chuyển sang Trung Hoa, gia nhập lực lượng của Duan Qirui [? Đoàn Kỳ Thụy] và về sau nằm dưới sự bảo trợ của nhóm quân phiệt Triết Giang tại Hàng Châu. Điều này về sau hóa ra một yếu tố quan trọng lôi cuốn các nhân vật như Phan Bội Châu và Trần Hữu Công đên trú náu ở đó. Sau đó, ông gia nhập quân đội của Chính Phủ Nam Kinh và đồn trú tại tỉnh Hồ Nam trong năm 1937. 56 Khi Chiến Tranh Thái B́nh Dương bước vào giai đoạn chung cuộc, ông qua tỉnh Quảng Tây, trở thành một cảm t́nh viên cộng sản, và can dự vào Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội (Society of Comrades for the Revolution of Vietnam). 57 Một phần bởi các ràng buộc hỗ tương của họ trở lùi từ sự trục xuất ông Cường Để ra khỏi Nhật Bản vào năm 1909, khi Hồ Học Lăm, cùng với người em trai của ông Trần Hữu Công, tháp tùng ông Cường Để qua Thượng Hải. 58 Hồ Học Lăm cũng được coi trọng bởi ông Cường Để và nhóm của ông ấy. Nhưng trong trường hợp ông Lăm cũng thế, không có dấu hiệu rơ ràng rằng ông đă đóng một vai tṛ tích cực trong phong trào của Phục Quốc Hội được phóng ra tại Thượng Hải năm 1939.
Ông Hoàng Nam Hùng rời Việt Nam sang Trung Hoa năm 1918 và trở nên một trong những lănh đạo ṇng cốt của nhóm Quảng Châu, như đă sẵn được nêu ra.
Không được biết ǵ về hồ sơ cá nhân của ông Đặng Nguyên Hùng.
Ngoài các nhân vật kể trên, phiên họp ra mắt tại Thượng Hải xem ra đă được tham dự bởi các thành viên của nhóm Quảng Châu, bao gồm cả Trần Trung bLập và Mai Văn Thông.
Nói cách khác, phiên họp ra mắt được tham dự chỉ bởi nhóm của ông Cường Để, nhóm Quảng Châu, và nhóm ở Xiêm La. Hơn nữa, không có bằng cớ rơ ràng rằng ba người được tuyển chọn vào bộ phận chấp hành trung ương – Trần Hữu Công, Hồ Học Lăm, và Nguyễn Hải Thần, người kể tên sau cùng có vẻ có lần từng liên hệ với nhóm Quảng Châu – đă tham dự một cách tích cực vào các hoạt động kế tiếp của Phục Quốc Hội. Bởi thế, cần kết luận rằng ông Cường Để vào thời gian đó đă không thành công nhiều trong việc tụ tập các nhóm người Việt hoạt động khác nhau tại Trung Hoa lại với nhau. Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ trong đầu, như sẽ được ghi nhận sau này, rằng Hội đă thành công vừa phải trong nỗ lực kế đó để tuyển mộ một số đồng chí từ Hồng Kông.
Bất kể t́nh trạng bao quanh bước khởi đầu của nó như thế nào, không thể phủ nhận rằng Hội đă đặt việc thông tin và tổ chức các đồng chí ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam như ưu tiên hàng đầu vào lúc đó. Theo hồi ức của Hoàng Nam Hùng, chính ông Hùng phụ trách công tác tổ chức trên phần Trung Hoa lục đia. Mai văn Thông được phái đi Xiêm La. Về các nhà hoạt động bên trong Việt Nam, các nỗ lực đă được thực hiện để tiếp xúc với nhóm đạo Cao Đài của ông Trần Quang Vinh và ông Trần Văn Ân (một nhân vật khác với ông Trần Văn An đă nêu ở trên) tại miền nam Việt Nam, các ông Ngô Đ́nh Diệm và Phan Thúc Ngô tại miền Trung Việt Nam, và các ông Dương Bá Trạc, Nguyễn Xuân Chữ, và Lê Toàn tại miền bắc Việt Nam. 59 Các cá nhân này sẽ được chú ư trong thập niên 1940 từ cả các giới chức thẩm quyền Nhật Bản lẫn người Pháp bởi bị xem là thân cận với ông Cường Để và thân Nhật Bản.
Sau phiên họp ở Thượng Hải, ông Cường Để đă quay về Nhật Bản trong hay vào khoảng Tháng Ba 1939. 60
Ông Hoàng Nam Hùng cùng các phụ tá của ông đă đến Hồng Kông để cung cấp cho các đồng chí của họ ở đó các tin tức về việc phiên họp đă tiến hành ra sao, và sau đó đă quay lại Quảng Châu cùng với các ông Trần Bội Long, Trần Trung Lập, Hoàng Lương, Trần Minh Đức và các người khác. 61
Ông Hùng thuật lại rằng bởi Quảng Châu nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản (từ Tháng Mười 1938), ông Cường Để có lấy được một lá thư tư Ḥa Chi giới thiệu ông Hùng và nhóm của ông với giới chức thẩm quyền quân sự Nhật Bản ở đó. Xuyên qua lá thư giới thiệu này, ông Hùng và nhóm của ông đă hẹn gặp Trung Tướng “Trung Giả Anh Phú” thuộc Bộ Chỉ Huy Quân Đội Dă Chiến đồn trú trong Tỉnh Quảng Đông”, từ đó, viên trung tướng đă đề nghị thiết lập một mối quan hệ cộng tác giữa giới quân sự Nhật Bản với nhóm các nhà cách mạng Việt Nam, điều mà nhóm ông Hùng đồng ư. 62
Viên trung tướng Nhật Bản này có thể xác định là Nakano Hidemitsu 63, người thực sự là thiếu tướng, chứ không phải là trung tướng vào lúc đó, và phục vụ cới chức vụ Trưởng Cơ Quan Đặc Vụ Quảng Đông (Guangdong Special Service Agency (Tokumu Kikan) từ Tháng Hai 1939 đến Tháng Hai 1940. 64 Theo một cựu quân nhân hiểu biết về sự vụ vào lúc đó, Ḥa Chi có giao tiếp tốt đẹp với vị chỉ huy trưởng quân đội Nhật Bản đồn trú tại Quảng Đông (Quân Đoàn Thứ 21: Dai-nijuichi Gun). 65 Trong thực tế, từ Tháng Năm 1939, khi Ḥa Chi rời khỏi Cơ Quan Hoa Lan, cho đến Tháng Chín cùng năm, ông được biệt phái về bộ chỉ huy quân đoàn ở Quảng Đông. 66
Điều có thể tin được từ các nhận xét nêu trên rằng Ḥa Chi đă không chỉ giới thiệu nhóm các nhà hoạt động Việt Nam với Cơ Quan Đặc Vụ Quảng Đông (Guangdong Special Service Agency), mà ông ta c̣n tiếp tục giữ sự tiếp xúc với họ sau khi ông đă gia nhập vào bộ chỉ huy của Quân Đoàn Quảng Đông.
Ông Hoàng Nam Hùng và các thành viên khác của nhóm Quảng Đông đă tham gia chính yếu vào hai hoạt động. Một là sự cộng tác với người Nhật trong các lănh vực văn hóa: nhóm đă thành lập Hoa Nam Văn Hóa Hiệp Hội (South China Cultural Association) nhằm vận động các tờ báo bằng Hoa ngữ, với mục tiêu cải thiện các cảm nghĩ của người dân Trung Hoa đối với Nhật Bản, dần trở nên tệ hại hơn với cuộc Chiến Tranh Nhật-Trung đang diễn tiến. Đương nhiên, hoạt động này sẽ được trợ giúp về mặt tài chính bởi đội quân Nhật Bản tại Quảng Đông. Các thành viên của nhóm tích cực trong các hoạt động này gồm Trần Bội Long, Đỗ Khải Hoàn, Phan Trọng Đoan, và Hoàng Nam Hùng. 67
Hoạt động khác, nhắm vào việc thành lập một tổ chức quân sự của người Việt Nam với sự hỗ trợ của quân đội Nhật Bản, được theo đuổi bởi Trần Trung Lập và Hoàng Lương. Theo hồi ức của ông Hùng, Trần Trung Lập được gắn lon đại úy trực thuộc Pḥng Tham Mưu quân đội Nhật tại Quảng Đông. 68
Mặt khác, Trần Huy Thánh, tự Trần văn An, người đang cư ngụ tại Thiên Tân, di chuyển về Nhật Bản lần chót kéo dài trong Tháng Năm, đă tái ngộ với Cường Để là người đă sẵn quay về lại Tôkyô, và rơ ràng đă được giao phó cho một số công việc bởi ông Cường Để. 69 Bộ chỉ huy của Phục Quốc Hội được đặt tại Tôkyô.
II. TOÁN PHÁT THANH VIỆT NGỮ CỦA
PHỦ TOÀN QUYỀN [NHẬT BẢN TẠI] ĐÀI LOAN
Trong khi nhóm của Cường Để tại Tôkyô và nhóm của Hoàng Nam Hùng tại Quảng Châu dấn thân vào các hoạt động liên quan của họ, Chiến Tranh Âu Châu bùng nổ trong Tháng Chín 1939. Đột nhiên, chính sách bành trướng về phía nam trở nên một tiêu điểm cho sự chú ư sâu sắc tại Nhật Bản. Trong khi đó, Tổng Đốc Phủ (Sotokufu) [tức Phủ Toàn Quyền Nhật Bản] tại Đài Loan nghĩ ra một kế hoạch khởi sự các buổi phát thanh Việt ngữ từ Đài Loan, và yêu cầu ông Cường Để trợ giúp. Theo ông Cường Để, các giới chức thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp lúc bây giờ đang vận động công luận theo các đường hướng có cảm t́nh đối với phe Anh-Mỹ (Anglo-American) và chống lại các nước phe trục, và người Nhật v́ thế nhận thấy cần thiết phải cung cấp cho người Việt Nam “các tin tức thích hợp”. 70
Kế hoạch này của Phủ Toàn Quyền [Nhật Bản tại] Đài Loan có được sự đồng ư của Pḥng Tám Bộ Tổng Tham Mưu tại Tôkyô. 71 Nó được biểu thị bởi các sĩ quan tham mưu thuộc Pḥng Tám như “thiết yếu cho mục đích tuyên truyền, và không có nghĩa để khích động sự lật đổ các thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp hay nền độc lập của Việt Nam”, và độc lập với sự tiến bước của quân đội Nhật Bản vào Đông Dương thuộc Pháp. 72 Chứng từ này phù hợp với hồi ức nói trên của ông Cường Để.
Sau khi nhận được lời yêu cầu, ông Cường Để tức thời sang thăm Đài Bắc (Taipei), và sau khi tham khảo với Phủ Toàn Quyền [Nhật Bản tại] Đài Loan, đă thông tin, qua sự trung gian của ṭa lănh sự Nhật Bản tai Hồng Kông, với Trương Anh [? An, ND] Mẫn, người vẫn bí mật ở lại đó. Cùng lúc, ông yêu cầu ông Trần Huy Thánh, kẻ dừng chân tại Đài Bắc trên đương từ Tôkyô sang Quảng Châu, đển tiếp xúc với các đồng chí tại Quảng Châu. 73
Theo hồi ức của ông Hoàng Nam Hùng, khi đó là Tháng Mười 1939, khi chính quyền Wang Jingwei được thành lập, 74 các giới chức thẩm quyền Nhật Bản yêu cầu sự trợ giúp của ông Cường Để trong việc tổ chức một toán để hỗ trợ cho dự án phát thanh Việt ngữ. Cho đến cuối Tháng Mười, không lâu sau khi hay biết về kế hoạch, ông Hùng đă rời Quảng Châu sang Đài Bắc, được tháp tùng bởi Đỗ Khải Hoàn, Hoàng B́nh và vợ của ông này, và Nguyễn Đại Khả. 75
Tuy nhiên, hồi kư của ông Cường Để nói chỉ có Hoàng Nam Hùng và Đỗ Khải Hoàn đă tới Đài Bắc từ Quảng Châu vào cuối Tháng Mười, và rằng ông Hoàng B́nh và vợ của ông ta đă tới Đài Bắc qua sự giới thiệu của Lê Kiên, người đến từ Hồng Kông muộn hơn đôi chút. 76 Điều này cho thấy Hoàng B́nh và vợ đă gia nhập toán phát thanh không phải từ Quảng Châu mà là từ Hồng Kông.
Vào đầu Tháng Mười Hai, Trương An [nguyên bản nhiều lần viết là Anh, ND] Mẫn, Lê Trung, và Lê Kiên đă tới Hồng Kông để gia nhập toán. 77 Theo ông Hoàng Nam Hùng, tổng cộng 21 người Việt Nam đă tụ tập vói nhau tại Đài Bắc. 78 Chính v́ thế, nhiều thành viên của Phục Quốc Hội, kể cả ông Cường Để, đă ở lại Đài Bắc trong một thời gian kéo dài. Do đó họ đă quyết định dời tổng hành dinh của Hội từ Tôkyô sang Đài Bắc. 79
Toán Phát Thanh Việt Ngữ (Betonamu-go Hôsô-han) được tổ chức bởi Ban Thông Tin (Jôhô-ka) của Phủ Toàn Quyền Đài Loan (Government General of Taiwan), 80 với Hoàng Nam Hùng, Đỗ Khải Hoàn, Trương An Mẫn, và Lê Trung được giao các trách nhiệm giám sát. 81 Ngoài các người Việt Nam, một phụ nữ Nhật Bản (hay hai phụ nữ) đă từng sống lâu dài ở Việt Nam và có thể nói tiếng Việt cũng gia nhập vào tóan này. 82 Không có tin tức nào được cung ứng về thời điểm khi mà chương tŕnh phát thanh khởi sự, nhưng được biết là chương tŕnh hàng ngày bắt đầu vào lúc 10 giờ tôi. 83 Các cá nhân trong toán, sau khi đă sống lưu vong trong nhiều năm, có vẻ như hào hứng để có dịp nói trực tiếp với đồng bào của họ tại Việt Nam. 84
Nhân tiên xin bổ túc, theo lời chứng của một người Nhật Bản dính líu vào dự án, Toán Phát Thanh được tổ chức trên căn bản hợp tác giữa Pḥng Tám Bộ Tổng Tham Mưu tại Tôkyô và Phủ Toàn Quyền Đài Loan, như đă sẵn được nêu ra. 85 Mặt khác, được biết rằng Pḥng Tám đă không có sự hiểu biết ǵ về sự dính líu của Ḥa Chi và quân đoàn Nhật Bản tại Quảng Đông với các nhà hoạt động Việt Nam, 86 và rằng các thành viên tham gia vào các hoạt động t́nh báo tại Đài Loan vào lúc đó có các sự giao tiếp không tốt đẹp với cả Ḥa Chi 87 lẫn Cơ Quan Đặc Vụ tại Quảng Đông. 88
Bởi thế, điều đáng ghi nhận ở đây là các hoạt động của Nhật Bản đối với Việt Nam Phục Quốc Hội đă được thi hành bởi hai bộ phận khác nhau – Cơ Quan Hoa Lan đứng đầu bởI Ḥa Chi và Cơ Quan Đặc Vụ tại Quảng Đông ở một bên, và Pḥng Tám Bộ Tổng Tham Mưu tại Tôkyô và các thẩm quyền Nhật Bản ở Đài Loan phía bên kia. Hai bộ phận hoạt động độc lập với nhau, và có lẽ c̣n tranh dành với nhau.
Trong mối nối kết này, t́nh tiết dưới đây được ghi lại trong hồi ức của Hoàng Nam Hùng đáng làm ta suy nghĩ: trong hay khoảng Tháng Chín 1940, một trung tá Nhật Bản trực thuộc đơn vị quân đội tại Quảng Châu đên thăm Đài bắc, và yêu cầu ông Hoàng Nam Hùng quay trở về Quảng Châu và đảm trách cuộc nam tiến của Phục Quốc Quân; về phần ḿnh, ông Hùng biết rơ rằng các thẩm quyền quân sự tại Đài Loan muốn giữ ông lại, đă không nói với các thẩm quyền tại Đài Bắc về lời yêu cầu này, và đă phái Lê Trung trở về Quảng Châu bằng máy bay thay cho ông. Tuy nhiên, đơn vị quân đội tại Quảng Châu, cần đến ông Hùng mà không cần ǵ ở ông Trung, đă chở ông Trung quay về Đài Bắc trong cùng ngày. 89 Câu chuyện này cho thấy phía Việt Nam xem ra có hay biết về sự ḱnh chống giữa các thẩm quyền Nhật Bản tại Đài Loan và những người ở Quảng Châu, và đă giữ liên lạc với cả hai bên, trong khi cố gắng phân chia cẩn thận các thành viên của họ cho hai tổ chức cạnh tranh khi họ bị yêu cầu.
Tại Đài Bắc, trả lời một yêu cầu khác từ phía Nhật Bản, các ông Hoàng Nam Hùng, Đường Văn Thu, Giáp Ngọc Minh, và Lê Trung bắt đầu dạy tiếng Việt cho các sĩ quan Nhật Ban chuẩn bị cho sự tiến quân sắp xảy ra vào Việt Nam. Ông Hùng thuật lại rằng ông và các người khác trong ban giảng huấn, hiểu rất rơ mục đích của sự giảng dạy ngôn ngữ, đă không chỉ dạy tiếng Việt cho các học viên, mà c̣n tŕnh bày với họ cả về phong tục và tập quán Việt Nam, cũng như các hy vọng của họ về độc lập và giải phóng. 90
Khi mà cuộc tiến quân của quân đội Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp tiến lại gần kề, ông Hùng và các phụ tá của ông bắt đầu trông chờ một thông tin từ “Pḥng Tham Mưu Nhật Bản” chỉ thị họ rời Đài Loan cùng với hải quân Nhật Bản và đổ bộ vào Việt Nam. 91
Điều này cho thấy rằng, mặc dù họ được tụ tập tại Đài Bắc với mục đích nguyên thủy và chính yếu là tổ chức việc phát thanh tuyên truyền, phía Việt Nam dần dần trở nên dính líu (bất kể chủ ư mà người Nhật có thể có ra sao) vào kế hoạch của Nhật Bản nhằm tiến quân vào miền bắc Đông Dương, và và dần xác định Đài Bắc như một căn cứ nơi mà họ sẽ ở lại cho đến khi họ tái nhập vào Việt Nam.
Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tiến bước của quân đội Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương, như được biết rơ, đă được thực hiện theo hai kế họach: một kế hoạch dự liệu Sư Đoàn Thứ Năm (Dai-go Shidan) của lục quân tại khu vực Quảng Tây tiến theo đường bộ vượt qua biên giới và vào Đồng Đăng và Lạng Sơn; kế hoạch kia dự trù cả hai đội quân, tức Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương (Indochina Expeditionary Force: Indoshina Haken-gun) và hải quân tiến từ Đảo Hải Nam bằng đường biển để đổ bộ vào Đồ Sơn và vùng phụ cận. 92 Rơ ràng ông Hùng và nhóm của ông tại Đài Bắc đang kỳ vọng tiến vào Việt Nam như một phần của kế hoạch sau này.
Mặt khác, các thành viên của Phục Quốc Hội tại Quảng Châu đang chuẩn bị tiến vào Việt Nam bằng đường bộ từ khu vực Quảng Tây, như dự liệu bởi kế hoạch thứ nhất. Như đă đề cập đến, tại Quảng Châu, các ông Trần Trung Lập và Hoàng Lương đảm trách công tác tổ chức các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, điều cần nhớ trong đầu ở đây là kể từ mùa thu 1939, khi bộ phận chính của nó đă chuyển sang Đài Bắc, Phục Quốc Hội đă tập trung nỗ lực của nó chính yếu vào việc phát thanh tuyên truyền tại Đài Bắc. Nói cách khác, các hoạt động tại Quảng Châu đă bị hạ xuống tầm quan trọng thứ nh́, như được làm bằng bởi sự kiện rằng cả ông Trần Trung lập lẫn ông Hoàng Lương, mặc dù đảm nhận nhiệm vụ tổ chức các lực lượng quân sự ở đó, đều không phải là thành viên của bộ phận chấp hành trung ương của Hội.
Tuy nhiên, vào Tháng Tám 1940, quân đội Nhật Bản tại Quảng Đông đă hoàn tất kế hoạch của ḿnh để tiến quân vào Việt Nam, khiến cho bộ chỉ huy của Phục Quốc Hội thấy cần thiết phải tăng cường các hoạt động tại khu vực Quảng Đông. Vào ngày 12 Tháng Tám 1940, ông Cường Để đă bổ nhiệm ông Trần Huy Thánh, một phụ tá thân cận phụ trách ngoại vụ của Hội và thông thạo tiếng Nhật, làm đai diện chính của tổ chức tại Quảng Châu. Ông Cường Để đă giao phó cho ông Thánh công việc liên lạc với giới quân sự Nhật Bản tại Quảng Châu và giám sát các hoạt động của các đơn vị vũ trang phụ trách bởi ông Trần Trung Lập và các người khác. 93
Trong khi đó, theo lời thuật lại của ông Cường Để, Hội đă cử ông Lê Kiên tại Hồng Kông đảm trách việc liên lạc, do vị thế quan trọng và thuận lợi của nó trong sự truyền tin 94 và vận chuyển với Việt Nam, Thái Lan và các nơi khác nhau của Trung Hoa. Trong thực tế, như được làm bằng từ các nhận xét trước đây, nhiều người Việt Nam tại Hồng Kông đă gia nhập vào các hoạt động của Phục Quốc Hội tại Đài Loan. Tuy nhiên, không cần nói ra, Hồng Kông đối với Hội chỉ quan trọng như một điểm tiếp cxúc, và rằng Đài Bắc và Quảng Châu có tầm quan trọng hơn nhiều vào lúc đó, như một căn cứ cho việc phát thanh và các hoạt động tuyên truyền, đối với địa điểm kể trước, và như một căn cứ cho các chiên dịch quân sự, đối với khu vực kể sau.
III. CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT NAM PHỤC QUỐC QUÂN
Những Tháng cuối năm 1939 hóa ra là một thời kỳ cực kỳ quan trọng trong chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương thuộc Pháp. Trước tiên, chính phái trong quân đội, đối diện với các sự thất vọng của chính sách lâu đời của nó về sự bành trướng về phương bắc, bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến một cuộc nam tiến. Một cách cụ thể hơn, chính sách bành trướng về phương bắc phải gánh chịu một sự thoái bộ quan trọng với sự thất trận của nó trong biến cố Nomonhan (từ Tháng Năm đến Tháng Chín 1939) và sự kư kết Thỏa Ước Bất Tương Xâm Giữa Đức và Sô Viết trong Tháng Tám.
Tiếp theo sau sự băi nhiệm nhiều thành viên của Bộ Tổng Tham Mưu tại Tôkyô là các kẻ phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại tại Biến Cố Nomonhan, Thiếu Tướng Tominaga Kyôji được bổ nhiệm vào ngày 13 Tháng Chín 1939 làm Trưởng Ban Thứ Nhất (Dai-ichi-bu). Ban này, thường được gọi là Sakusen-bu (Ban Chiến Lược Và Các Hoạt Động), là một trong các bộ phận quan trọng nhất của Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đó, ông xuất hiện như một người bênh vực hàng đầu cho chính sách bành trướng quân sự về phương nam trong quân đội. 95
Thứ nh́, việc này xảy ra ngay sau khi có sự khởi đầu của cuộc Chiến Tranh Âu Châu vào ngày 3 Tháng Chín. Nhật Bản nghĩ rằng đây là lúc khởi sự áp lực đ̣i Pháp đưa ra các nhượng bộ về các vấn đề Đông Dương thuộc Pháp, đầu tiên với việc cắt đứt con đường viện trợ cho Tưởng [Giới Thạch]. 96
Thứ ba, một cuộc hành quân vào Nam Ninh (Nanning) đă được phóng ra vào ngày 15 Tháng Mười Một. Cuộc hành quân đă được bênh vực một cách mănh liệt ngay từ Tháng Chín bởi Tominaga không lâu sau khi có sự bổ nhiệm ông ta. Hải quân không phản đối cuộc hành quân, vốn là điều mà binh chủng này từng tranh luận đ̣i ủng hộ. Mặc dù mục đích phát biểu của chiến dịch là cắt đứt đường tiếp viện cho Tưởng Giới Thạch, và ngay dù điều này có phải là mục tiêu chủ yếu cho thời điểm đó, Ban Thứ Nhất của Bộ Tổng Tham Mưu khi đó, dưới quyền chỉ huy của Tominaga, có ư định sử dụng cuộc hành quân để mở đường cho chính sách của Nhật Bản tiến vào Đông Dương thuộc Pháp, và sau rốt cho một chính sách bành trướng toàn bộ phương nam 97
Trong thực tế, Thỏa Hiệp Trung Ương (Central Agreement) ngày 14 Tháng Mười 1939 giữa Lục Quân và Hải Quân liên quan đên Chiến Dịch Nam Ninh bao gồm một điều khoản phụ đính quy định rằng “Bộ Chỉ Huy Đế Triều (Daihonei) sẽ giải quyết các vấn đề Đông Dương thuộc Pháp, tiếp theo sau sự chiếm đóng Nam Ninh”. 98 Chiến dịch Nam Ninh chính v́ thế có tính cách quan trong, không chỉ bởi nó được nh́n bởi giới quân sự, và đặc biệt Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu, như bước đầu tiên của cuộc nam tiến sâu hơn vào Đông Dương thuộc Pháp và sau cùng vào Đông nam Á nói chung, mà c̣n bởi chiến dịch đă dẫn đến sự đồn trú các đơn vị chiến đấu của quân đội Nhật Bản tại khu vực biên giới giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Hơn nữa, vào lúc có chiến dịch Nam Ninh, cơ cấu tổ chức của các đơn vị lục quân tại các khu vực Quảng Đông và Quảng Tây được mở rộng và nâng cao tư thế hơn nữa. Cụ thể hơn, Quân Đoàn Thứ 21 tại Quảng Đông bị băi bỏ, và được thay bằng Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam (South China Theatre Force: Minami-Shina Hômen-Gun) mới được thành lập, với một vị thế cao hơn. 99 Hơn nữa, như một kết quả của sự lèo lái độc đoán của Tominaga và các thuộc viên, vào ngày 10 Tháng Bảy 1940, đơn vị này đă được tách ra khỏi sự chỉ huy của Tổng Hành Dinh Lực Lượng Viễn Chinh Trung Hoa (The China Expeditionary Force: Shina Haken-Gun) và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tôkyô. 100 Trong khi đó, vào lúc Nam Ninh đă được đặt dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản, Quân Đoàn 22 (Dai-nijuni Gun) mới được thành lập ớ đó và các binh sĩ tại chiến trường chính yếu từ Sư Đoàn Thứ Năm (Dai-go Shidan) được đặt dưới sự chỉ huy của nó. 101
Một khi một bộ chỉ huy mới được thành lập và được cung ứng cho các đơn vị chiến đấu, đương nhiên nó sẽ gán cho ḿnh một tiếng nói mạnh hơn, và cũng sẽ khởi sự quyết đoán trên các ư đồ hành quân của chính ḿnh, hầu chứng minh sự hiện hữu độc đáo của nó. Điều này đặc biệt đúng như thế, với cảm nghĩ nghi ngờ nổi bật từ lúc đầu trong số các nhà lănh đạo quân sự cao cấp tại Tôkyô về hiệu quả của chiến dịch Nam Ninh, và cũng với sự kiện rằng, thực tế mà nói, các lực lượng trong khu vực Quảng Tây đă sẵn cho thấy rằng sẽ rất tốn kém để duy tŕ trong khi không tạo ra được các kết quả cụ thể trong mưu toan của họ nhằm cắt đứt con đường tiếp viện cho Tưởng Giới Thạch. Đơn vị quân sự tại Nam Ninh (tức Quân Đoàn 22) và cơ quan thượng cấp của nó, Bộ Chỉ Huy Quảng Đông của Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam, trong một nỗ lực để thực hiện một sự khai thông t́nh h́nh này, bắt đầu nhấn mạnh đến các sự tiến sâu hơn vào nội địa Trung Hoa cũng như vào Đông Dương thuộc Pháp. 102 Sự khẳng quyết này về phía các nhà lănh đạo quân sự tại Quảng Đông và Nam Ninh mang âm hưởng của các thái độ cứng rắn và quân phiệt được chủ trương bởi Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu đứng đầu bởi Tướng Tominaga. 103
Vào lúc năm 1940 bắt đầu, t́nh h́nh chiến tranh tại Âu Châu phát triển một cách mau chóng, với Ḥa Lan đầu hàng Đức trong Tháng Năm, và Pháp trong Tháng Sáu. Tại nước Nhật, nội các Konoe nhận chức trong Tháng Bảy, chấp nhận “Đề Cương Chính Sách Quốc Gia Căn Bản” và “Đề Cương Chính Sách Quốc Gia Của Đế Quốc Để Đối Phó Với T́nh H́nh Đang Thay Đổi”, theo đó đưa ra sự chấp thuận một chính sách quốc gia mới cho sự can thiệp mạnh mẽ hơn đối với Khu Vực Phương Nam (Nanpô). 104 Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng ở thời điểm đó chính phủ và mạch chính của giới quân sự đang hy vọng việc thực hiện một cuộc tiến bước ôn ḥa vào Đông Dương thuộc Pháp. Tuy nhiên, trong quân đội, Ban thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu dưới quyền chỉ huy của Tominaga và các chỉ huy trưởng các đơn vị tại Quảng Đông và Nam Ninh chống đối ư tưởng về một sự tiến bước ôn ḥa, thay vào đó bênh vực cho một chiến dịch chiếm giữ Đông Dương thuộc Pháp bằng vũ lực. 105
Nói cách khác, vào khoảng Tháng Bảy 1940 đă thấy xuất hiện trong giới lănh đạo Nhật Bản hai trường phái tư tưởng tranh chấp nhau về việc đâu là chính sách mà Nhật Bản phải có đối với Đông Dương thuộc Pháp. Một mặt, chính phủ và phe chính mạch trong quân đội nhấn mạnh đến một sự tiến bước ôn ḥa vào Đông Dương thuộc Pháp. Phù hợp với các ước muốn của nhóm này, Bộ Ngoại Giao đă thương thảo nhiều lần với ṭa đại sứ Pháp tại Tôkyô và chính phủ Vichy tại Pháp, trong khi tại Hà Nội, Bộ Phận Theo Dơi Biên Giới Đông Dương thuộc Pháp (Futsuin Kokkyô Kanshidan), cũng được biết là Phái Bộ Nishihara Mission (Nishihara Kikan), đă được phái đi trong Tháng Sáu 1940, đang điều đ́nh với các giới chức thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp.
Hơn nữa, trong sự chuẩn bị cho cuộc tiến quân ḥa b́nh vào Đông Dương, một Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương (Indochina Expedition Force: Indoshina Haken-Gun) đă được tổ chức hôm 6 Tháng Chín, được di chuyển từ Đảo Hải Nam theo đường biển và đổ bộ vào Đồ Sơn (gần thành phố cảng Hải Pḥng) với sự hộ tống của hải quân. Do đó, nếu một cuộc tiến quân ḥa b́nh đạt được, Sư Đoàn Năm dưới sự chỉ huy của Quân Đoàn 22 tại Nam Ninh sẽ bị tước đoạt mất cơ hội danh dự là đơn vi đầu tiên tiến quân và đồn trú lại tại Đông Dương thuộc Pháp, và thay vào đó sẽ bi buộc phải chấp nhận vai tṛ khiêm tốn của việc rút quân ra khỏi khu vực Quảng Tây, đơn giản chỉ xuyên qua lănh thổ Việt Nam sau khi Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương hoàn tất cuộc đổ bộ êm thắm. 106
Mặt khác, Ban Thứ Nhất đứng đầu bởi Tominaga thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, các bộ chỉ huy tại Quảng Đông và Nam Ninh, và Sư Đoàn Năm ở tuyến đầu, vẫn nằng nặc nhấn mạnh đến một cuộc tiến quân giao chiến. Trong buổi tối ngày 22 Tháng Chín, khi hay biết rằng một thỏa ước quân sự đă được kư kết giữa các giới chức thẩm quyền Nhật Bản và Đông Dương thuộc Pháp tại Hà Nội, binh sĩ Nhật Bản đồn trú tại Quảng Tây, bất chấp thỏa ước, đă thực hiện một cuộc hành quân dử đội bằng vũ lực. 107
Về câu hỏi là phía Việt Nam ứng xử ra sao trong thời kỳ này, bộ phận chính yếu của Phục Quốc Hội tại Đài Bắc, như đă được nêu ra, có vẻ đă trông chờ để di chuyển vào Việt Nam bằng đường biển cùng với Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương. 108 Mặt khác, ông Trần Trung Lập và các thành viên khác của Hội tại Quảng Châu đă di chuyển trước đến khu vực Quảng Tây để chờ đợi cho đến khi họ có thể tiến vào Việt Nam bằng đường bộ cùng với Sư Đoàn Năm. 109
Ông Trần Trung Lập và nhóm của ông được gia nhập bởi ông Ujihara Susumu và ông Masui Jun‘ichi tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Hai người Nhật này là nhân viên của Tổ Hợp Thuộc Địa Đài Loan (Taiwan Colonization Corporation: Taiwan Takishoku Kaisha), đă từng sinh sống tại Đông Dương thuộc Pháp. Họ đi từ Đài Bắc đến Quảng Châu theo lời yêu cầu của Trung Tá Nakai Masutarô, một sĩ quan tham mưu phụ trách các hoạt động t́nh báo trực thuộc Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam. Từ Quảng Châu, họ đến Nam Ninh hôm 20 Tháng Bảy, 1940, bằng một máy bay quân sự, với tư cách các nhân viên dân sự biệt phái đến Sư Đoàn Năm. 110 Điều được biết là ông Trần Trung Lập và nhóm của ông đă dến Nam Ninh sau các ông Ujihara và Masui, và rằng nhóm của ông bao gồm có ba hay bốn người. 111
Vào giữa đêm 22 Tháng Chín, ông Trần Trung Lập và nhóm của ông vượt qua biên giới tiến vào Việt Nam cùng với Sư Đoàn Năm của quân đội Nhật Bản. Theo hồi ức của các người Việt Nam, họ thu thập nhiều lực lượng khác nhau, kể cả các người lính Việt Nam trong quân đội thực dân Pháp tại Đông Dương, những kẻ đă bị bắt làm tù binh bởi quân đội Nhật Bản, các thanh niên Việt Nam tại nhiều khu vực khác nhau đă t́nh nguyện gia nhập với họ, và các binh sĩ thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số dưới sự chỉ huy của ông Nông Quốc Long; và đă tổ chức thành một lực lượng mới gần 2,000 người. 112
Mặt khác, ông Ujihara nhớ lại như sau: khi Phục Quốc Quân được tổ chức tại vùng núi đồi của Đồng Đăng và Lạng Sơn, nó có một lực lượng khoảng 500 người. Sau đó, vào ngày 27 hay 28 Tháng Chín, tại băi huấn luyện ở Lạng Sơn, quân đội Nhật Bản đă phóng thích các binh sĩ Việt Nam trong quân đội Đông Dương thuộc Pháp là những kẻ đă bị bắt giữ ở đó như các tù binh chiến tranh; nhân dịp đó, ông Lập và các thành viên khác đă kêu gọi các binh sĩ được phóng thích hăy gia nhập Phục Quốc Quân, tuyển mộ được vài trăm người. Các vũ khí và đạn dược của quân đội thực dân tại Đông Dương thuộc Pháp mà phía Nhật Bản tịch thu được đă được trao cho Phục Quốc Quân bởi Đại tá Gondô Masatake. Vào lúc khởi sự di chuyển xuống phía nam từ Lạng Sơn, hàng ngũ của Phục Quốc Quân phồng lớn lên, bao gồm khoảng 1,500 binh sĩ. 113
Phục Quốc Quân 114 được lănh đạo bởi ông Trần Trung Lập làm Tư Lệnh, Hoàng Lương làm Phó Tự Lệnh, 115 và các ông Ujihara và Masui làm Cố vấn. 116 Khi quân đội Nhật Bản tiến sâu hơn nữa, khu vực hoạt động của Phục Quốc Quân được mở rộng, được biết vươn quá khu vực chiếm đóng bởi binh sĩ Nhật Bản, và với xa tới tận ngoại ô Hà Nội. Trong khi nó mở rộng khu vực ảnh hưởng của ḿnh, theo lời chứng của ông Ujihara, Phục Quốc Quân ban hành các pháp lệnh và phát hành cả tiền tệ quân sự. 117 Các thương nhân từ Lạng Sơn đă đóng góp tiền bạc cho đội quân. 118
Tuy nhiên, vận may của Phục Quốc Quân bị chết sớm. Để kiềm chế hầu tái lập sự kiểm soát trên nó, chính phủ và các nhà lănh đạo quân sự chính mạch tại Tôkyô mau chóng khởi sự điều chỉnh lại t́nh h́nh, thúc dục Phái Bộ Nishihara thương thảo với đối tác của nó tại Hà Nội. Vào ngày 25 Tháng Chín, một hiệp định đ́nh chiến đă được kư kết giữa họ. Vào ngày 5 Tháng Mười, Sư Đoàn Năm phóng thích các tù binh chiến tranh của Đông Dương thuộc Pháp, và đến cuối Tháng Mười, nó bị bắt buộc rút lui khỏi Đông Dương qua ngả Hải Pḥng. 119
Khi binh sĩ thực dân Pháp quay trở lại khu vực bị chiếm đóng để thay chỗ cho các binh sĩ Nhật Bản triệt thoái, Phục Quốc Quân, giờ đây bị tước đi sự hậu thuẫn của ḿnh, đối diện với một sự khủng hoảng. Theo ông Cường Để, vào ngày 25 Tháng Mười, Đại tá Nakai và ông Trần Huy Thánh đên thăm viếng khu vực Lạng Sơn từ Hà Nội, đă gặp gỡ các lănh đạo của Phục Quốc Quân, và cố gắng thuyết phục họ hăy triệt thoái về Trung Hoa. 120
Đại tá Nakai hẳn phải là Đại Tá Nakai Masutarô đă nói đến trước đây. Bởi ông được thuyên chuyển từ chức vụ sĩ quan tham mưu của Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam thành sĩ quan tham mưu về chiến lược và hành quân trực thuộc Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương, ông ta đă phải đến Hà Nội bằng đường biển (hay hàng không), 121 và Trần Huy Thánh nhiều phần đă đi cùng với ông ta trong dịp đó.
Theo ông Cường Để, ông Hoàng Lương đồng ư triệt thoái như được thuyết phục, nhưng ông Trần Trung Lập, người từ chối, đă bị bắt giữ bởi quân đội thực dân Pháp ở Đông Dương và bị xử tử vào ngày 26 Tháng Mười Hai. 122
Hồi kư Hoàng Nam Hùng mang lại cho chúng ta một phiên bản hơi khác biệt về câu chuyện: Phục Quốc Quân từ chối chấm dứt cuộc kháng chiến ngay dù có sự triệt thoái của Nhật Bản, đă tự phân chia thành ba đơn vi lần lượt cầm đầu bởi các ông Lập, Lương và Nông Quốc Long. Mỗi lực lượng đă bắt đầu triệt thoái về khu vực Quảng Tây trong khi tiếp tục chiến đấu. Trong ba nhà lănh đạo, ông Lập không may bị bắt, nhưng hai vị lănh đạo kia đă t́m cách triệt thoái về lănh thổ Trung Hoa. 123 Khi họ tiến vào Quảng Tây, các thành viên c̣n sống sót của Phục Quốc Quân bị xem là thân Nhật Bản, và bị tước khí giới bởi các giới chức thẩm quyền Trung Hoa. Tuy nhiên, họ được phép giữ nguyên tổ chức đương hữu. 124 Sau này, họ có vẻ hoặc đă gia nhập vào các tổ chức Việt Nam thân Quốc Dân Đảng Trung Hoa hay các tổ chức liên hệ với Việt Minh.
Trong khi đó, các thành viên của Phục Quốc Hội tại Đài Bắc, những kẻ theo dơi chặt chẽ sự khai triển của t́nh h́nh, xem ra bị ngăn cản không được đổ bộ vào Việt Nam cùng với Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương. Khi nghe tin tức rằng Phục Quốc Quân được lănh đạo bởi nhóm của ông Trần Trung Lập, sau khi vượt biên vào Việt Nam cùng với Sư Đoàn Năm, đă bị bỏ rơi bởi người Nhật và trở thành nạn nhân của sự đàn áp của quân đội thực dân Pháp, họ cảm thấy thất vọng và phẫn uất sâu xa đến nỗi một số người đă nạp đơn từ nhiệm với Phủ Toàn Quyền [Nhật Bản tại] Đài Loan. 125 Tuy nhiên, sau hết, tất cả các thành viên xem ra đă ở lại đó dưới sự bảo vệ của Nhật Bản. 126
Ông Cường Để quay về Tôkyô từ Đài Bắc trong Tháng Năm 1941, và bộ chỉ huy của Phục Quốc Hội cũng đă được di chuyển về Tôkyô. 127 Các công việc hành chính của Hội được đảm trách bởi Nguyễn Rĩnh Nhiếp, một kẻ đă trốn khỏi Việt Nam vào thời khoảng đó và đă tới Tôkyô xuyên qua ngả Đài Loan, 128 và sau này bởi Trương Anh [An] Mẫn.
Ông Hoàng Nam Hùng tiếp tục tham gia vào các hoạt động tại Pḥng Thông Tin của Phủ Toàn Quyền [Nhật] ở Đài Loan. 129 (*b)
KẾT LUẬN
Các phần trên của bài viết này đă khảo sát các t́nh huống bao quanh sự thành lập Việt Nam Phục Quốc Ho6i (League for the National Restoration of Vietnam) ( [gọi tắt là] Phục Quốc Hội), các hoạt động của Hội chính yếu tại Quảng Châu và Đài Bắc, cũng như tiến tŕnh dẫn tới cuộc nổii dậy của Phục Quốc Quân và sự thất bại chung cuộc của nó.
Nh́n dưới ánh sáng của các nhận xét này, rơ ràng rằng giả thuyết đưa ra bởi tác giả Trương Bửu Lâm như đă đề cập tới trong Đoạn Dẫn Nhập, rằng cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân là một hành động được thực hiện một cách độc lập của quân đội Nhật Bản, là không đứng vững được.
Lập luận của ông Lâm dựa trên ba điểm tranh luận như sau. Trước tiên, điều không thể tưởng tượng được rằng đội quân Nhật Bản tại Quảng Đông đă trao vũ khí cho một nhóm các nhà hoat động Việt Nam mà không nhận một mệnh lệnh rơ ràng nào từ Tôkyô. Thứ nh́, cung cấp sự trợ giúp cho phe dân tộc chủ nghĩa hiển nhiên chưa là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản trong năm 1939 và 1940. Nếu người ta giả định rằng Nhật Bản đă có một điều ǵ đó dính líu với cuộc nổi dậy vũ trang, khi đó sẽ không thể giải thích được lư do tại sao chính sách của Nhật Bản lại bất nhất đến thế, có nghĩa, tại sao quân đội Nhật Bản đă chỉ cộng tác với lực lượng Việt Nam nổi dậy trong vài ngày đầu tiên, và sau đó lại bỏ rơi nó một cách quá dễ dàng. Và thứ ba, với sự kiện rằng các nhóm địa phương thân cận hay trực thuộc Phục Quốc Hội đă từng tích cực hoạt động tại khu vực trong một vài thời kỳ nào đó, Phục Quốc Quân có thể đă sở đắc được các vũ khí, ngay dù không có sự giúp đỡ của người Nhật. 130
Điều nổi bật về lập luận của ông Lâm rằng nó được dựa trên sự giả định rằng trong việc thực hiện và thi hành các chính sách, chính phủ và các tổ chức quân sự Nhật Bản, từ trên xuống dưới trong mỗi cơ quan, và từ trung ương tại Tôkyô đi xuống cho đến các đơn vị hải ngoại nhỏ nhất, đều luôn luôn nhất quán, và hoàn toàn tránh khỏi các sự mâu thuẫn hay sai biệt trong sự hiểu biết của chúng về các mục tiêu của chính sách và trong sự lựa chọn phương tiện và phương pháp để thi hành chính sách của chúng. Các lập luận làm nền tảng cho loại giả định này cũng chính là những ǵ mà tác giả Graham Allison gọi là các lập luận trong lư thuyết về tiến tŕnh thiết lập chính sách khẳng quyết trên một “mô h́nh hợp lư”. 131 Tuy nhiên, như tác giả Allison và các người khác đă vạch ra, các tiến tŕnh thiết lập chính sách và thi hành chính sách thực tế trong chính phủ và các tổ chức quân sự thường diễn ra theo các đường hướng không thể giải thích được từ quan điểm của “mô h́nh hợp ly’, bởi các đơn vị cá nhân có các chức năng và các công việc thường nhật riêng của chúng, một mặt, cũng như các sự quan tâm và xác quyết của riêng chúng, ở mặt kia. 132
Tham chiếu với nội dung của bài viết này, đúng là bởi chúng có các chức năng và các công vie6.c thường nhật của riêng ḿnh, các đơn vị trong tổ chức chẳng hạn như Cơ Quan Hoa lan, Cơ Quan Đặc Vụ tại Quảng Đông, Phủ Toàn Quyền Đài Loan, và Pḥng Tám Bộ Tổng Tham Mưu đều có thể thực hiện một vài hoạt động với quyền chuyên quyết của chúng, và trong phạm vi ngân sách dưới sự kiểm soát của riêng chúng. Trong việc tiến hành các chiến dịch và hoạt động bí mật và/hay bán bí mật như thế, các đơn vị cá nhân có thể hay không có thể phải hỏi xin các bộ phận thượng cấp ra phán quyết hay sự chấp thuận, và có thể hay không có thể phải đệ nạp các báo cáo với cơ quan thượng cấp trên căn bản sau khi sự việc đă xảy ra [ex post facto, tiếng La Tinh trong nguyên bản, ND). Trong trường hợp các bộ phận t́nh báo và tuyên truyền, đặc biệt, không nhất thiết sẽ bị xem là vượt quá thẩm quyền ngay dù chúng có tiếp xúc với một nhóm các nhà hoạt động Việt Nam theo sự chuyên quyết của ḿnh, cung cấp cho họ sự trợ giúp tài chính, thu lượm tin tức từ họ, và để họ tham gia vào các hoạt động tuyên truyền.
Ngược lại, trợ giúp một nhóm các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức một đơn vị vũ trang và cung cấp vũ khí cho họ có tính chất khác biệt với các hoạt động thu lượm tin tức và tuyên truyền nói trên; chúng vượt quá thẩm quyền và các công việc thường nhật riêng biệt đối với các cơ quan đặc vụ hay các đơn vị quân đội. Bởi thế, các hoạt động này, phải được giải thích một cách khác với các hoạt động t́nh báo và tuyên truyền.
Điều quan trọng ở đây là, như đă sẵn được nêu ra, đă hiện hữu trong phạm vị chính phủ và giới quân sự Nhật Bản vào lúc đó hai nhóm khác nhau với các sự quan tâm và xác quyết đối chọi nhau. Trong mô h́nh của Allison, hai nhóm đụng độ nhau, với một sự tranh chấp về các sự quan tâm và xác quyết, thường được giả định đi t́m kiếm một điểm thỏa hiệp xuyên qua việc “thương nghị”. 133 Tuy nhiên, sự tiên bước quân sự của Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp năm 1940 là một ngoại lệ, theo nghĩa rằng mỗi nhóm trong hai nhóm liên can đă thi hành kế hoạch của riêng ḿnh mà không có một sự dung ḥa được đạt tới qua việc thương nghị.
Một cách cụ thể hơn, như đă vạch ra trong phần trước, đội quân đồn trú tại miền nam Trung Hoa và phe trong Bộ Tổng Tham Mưu cầm đầu bởi Tominaga, chủ trương các sự quan tâm và xác quyết đi ngược với sự quan tâm và xác quyết của chính phủ và các nhà lănh đạo mạch chính trong quân đội Nhật Bản, cưỡng bách việc thực hiện chiến dịch của họ vào Đông Dương thuộc Pháp trên đất liên và bằng vũ lực, chính v́ thế, đă thực hiện một hành vi không được hậu thuẫn bởi thượng cấp của họ tại Tôkyô và đă đi quá thẩm quyền của riêng họ.
Chính phủ Nhật Bản và các nhà lănh đạo mạch chính trong lục quân và hải quân ngả theo ư kiến rằng cuộc tiến bước vào Đông Dương thuộc Pháp phải được thực hiện một cách ḥa dịu. Theo đó, một hiệp ước đă được đạt tới giữa các Tướng Nishihara và Martin xuyên qua các cuộc thương thuyết của họ tại Hà Nội. Hiệp ước quy định rằng các lực lượng Nhật Bản phải tiến bước êm thắm vào Đông Dương thuộc Pháp, và rằng cuộc tiến quân đầu tiên được hướng dẫn không phải bởi Sư Đoàn Năm thuộc quyền chỉ huy của Quân Đoàn 22 đồn trú tại khu vực Quảng Tây, mà bởi một Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương được tổ chức riêng biệt sẽ đến bằng đường thủy.
Quân Đoàn 22 và Sư Đoàn Năm bị bất ngờ, và lấy làm rất xấu hổ v́ việc này, bởi họ đă thực hiện các sự chuẩn bị với sự tin tưởng vững chắc rằng họ sẽ đương nhiên có danh dự là các kẻ đầu tiên tiến vào Đông Dương thuộc Pháp. Một yếu tố quan trọng khác là sự kiện rằng sau sự hoàn tất việc tiến bước của Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp, Quân Đoàn 22 được dự trù sẽ bị giải tán, bởi sự đồn trú của nó tại khu vực Nam Ninh th́ tốn kém và đă bị chứng tỏ là vô dụng trong việc kiềm chế con đường tiếp tế trợ giúp cho các lực lượng Quốc Dân Đảng. Hơn nữa, một khi quân đội Nhật Bản đă tiến vào miền bắc Đông Dương, nó khả dĩ trở nên hữu hiệu hơn để thực hiện các họat động nhằm cắt đứt con đường tiếp viện cho Tưởng Giới Thạch từ bên trong phạm vi lănh thổ Đông Dương, khiến cho các lực lượng Nhật Bản tại Nam Ninh trở nên dư thừa hơn nữa. Điều không thể chối căi được là các nhà chỉ huy Quân Đoàn 22 và Sư Đoàn 5 hẳn phải muốn tạo tên tuổi cho ḿnh trước khi bị gỡ bỏ ra khỏi tuyến đầu của cuộc nam tiến. Trong khi đó, Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu cầm đầu bởi Tướng Tominaga, vốn đă thảo hoạch kế hoạch cho chiến dịch Nam Ninh và ngay từ đầu đă bênh vực cho một sự tiến bước vào Đông Dương bằng vũ lực, xem ra có thiện cảm với cuộc hành quân của Sư Đoàn Năm vào lănh thổ Việt Nam.
Phục Quốc Quân đă được tổ chức theo sáng kiến của các tổ chức hải ngoại này của quân đội vốn nhấn mạnh đến một chính sách cứng rắn, và nó đă tiến vào Đông Dương cùng với chúng. 134
Để trả lời câu hỏi đầu tiên nêu ra bởi tác giả Trương Bửu Lâm, điều sau đây có thể được vạch ra. Chừng nào mà sự tiến bước quân sự vào Đông Dương thuộc Pháp vẫn được thực hiện bởi các đơn vị hải ngoại của lục quân mà không có sự chấp thuận của chính phủ và giới lănh đạo mạch chính trong quân đội, điều sẽ là tự nhiên để xem hành vi kế tiếp của việc cung cấp sự hỗ trợ hay cung cấp vũ khí cho Phục Quốc Quân như đă được tiến hành bởi các nhà lănh đạo quân sự tại chiến trường, theo thẩm quyền chuyên quyết của riêng họ. Điều xa hơn nữa, như đă được ghi nhận ở đoạn trước, các vũ khí cung cấp cho Phục Quốc Quân thực sự được tịch thu bởi Nhật Bản từ quân đội thực dân Pháp ở Đông Dương. Nếu các đơn vị quân sự Nhật Bản đă chuyển giao vũ khí và đạn dược của chính ḿnh cho các nhà hoạt động Việt Nam mà không có phép, điều đó hẳn phải chịu biện pháp kỷ luật, như được nêu ra bởi tác giả Trương Bửu Lâm, nhưng Sư Đoàn Năm lúc đó nắm trong tay các vũ khí được tịch thu từ quân đội thực dân Pháp là các thứ không có trên danh sách các vật dụng cung cấp chính thức.
Liên quan đến câu hỏi thứ nh́ nêu ra bởi tác giả Trương Bửu Lâm – rằng nếu quân đội Nhật Bản có nhiều điều dính líu với Phục Quốc Quân, khi đó thật khó hiểu lư do tại sao chính sách của nó là bất nhất đến thế, hay nói cách khác, tại sao quân đội Nhật Bản, đă từng có lần cộng tác chặt chẽ với Phục Quốc Quân, lại đột ngột thay đổi thái độ của nó và bỏ rơi các nhà hoạt động Việt Nam – điều đó cần phải vạch ra như sau.
Đon vị quân sự Nhật Bản tiến vào nội địa Đông Dương thuộc Pháp từ khu vực Quảng Tây là đơn vị đă nhấn mạnh đến một chính sách quân phiệt cứng rắn, và sẵn ḷng bảo vệ Phục Quốc Quân. Tuy nhiên, sau khi phe cứng rắn đánh thắng các trận trong giai đọan ban đầu của cuộc tấn công và chiếm đóng Đồng Đăng và Lạng Sơn, phe chính mạch trong quân đội, chống đối phe quân phiệt, đă can thiệp để cố gắng điều chỉnh lại t́nh h́nh. Tại Đông Dương, Phái Bộ Nishihara đă thương thuyết một cuộc ngưng bắn với các thẩm quyền Pháp, và chứng kiến sự triệt thoái của các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, trong khi các nhà lănh đạo quân đội tại Tôkyô thực hiện một loạt các biện pháp, kể cả việc giáng chức Trưởng Ban Thứ Nhất, Tominaga, và các sĩ quan trung cấp tại Pḥng Chiến Lược và Hành Quân (Strategies and Operations Section (Sakusen-Ka) của Ban đó; đặt các chỉ huy trưởng của Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam và Quân Đoàn 22 vào danh sách trừ bị, và việc ban hành các sự trừng phạt đối với tư lệnh Sư Đoàn Năm, cùng các cấp chỉ huy các lữ đoàn, trung đoàn, và các tiểu đoàn liên can đến sự thất bại của họ trong việc ngăn cản biến cố vi phạm biên giới hôm 6 Tháng Chín (một biến cố nhỏ xảy ra sớm hơn cuộc hành quân quân sự để tiến vào lănh thổ Đông Dương). Hơn nữa, Sư Đoàn Năm đă được lệnh triệt thoái khỏi khu vực chiếm đóng tại Đông Dương và tái phối trí tại khu vực Thượng Hải. Bộ chỉ huy của Quân Đoàn 22 bị giải tán trên căn bản nó đă hoàn tất vai tṛ của ḿnh trong việc cắt đứt con đường tiếp viện cho Tưởng Giới Thạch, và các lực lượng c̣n ở Nam Ninh và vùng phụ cận được lệnh rút lui xuyên qua Vịnh Qinzhou. 135
Chính v́ thế, tất cả các nhóm khẳng quyết việc tiến vào Đông Dương thuộc Pháp từ Quảng Tây bằng vũ lực đều bị bứng rễ và đẩy ra khỏi hiện trường. Điều này đương nhiên có nghĩa rằng nhóm hỗ trợ cho Phục Quốc Quân đă biến dạng khỏi Đông Dương và vùng phụ cân. Sau đó, t́nh h́nh đă được kiểm soát bởi nhóm bênh vực cho một sự tiến quân ḥa b́nh vào Đông Dương và hợp tác với các giới chức thẩm quyền thực dân Pháp. Trong đường hướng này, quân đội Nhật Bản đă cư xử trong một cách đem lại cảm tưởng cho người bên ngoài rằng Nhật Bản đă làm việc trở mặt toàn diện.
Về câu hỏi thứ ba nêu lên bởi tác giả Trương Bửu Lâm, chắc chắn không có việc phủ nhận rằng các lực lượng kể cả lực lượng cầm đầu bởi ông Nông Quốc Long đă hiện hữu trước khi có sự tiến quân bởi Phục Quốc Quân. Tuy nhiên, để trang bị một cách thích hợp cho hàng ngũ tăng trưởng mau chóng của Phục Quốc Quân, các vũ khí tịch thu được từ quân đội thực dân Pháp tại Đông Dương không thể bị bỏ qua, và các vũ khí này chỉ được cung cấp với sự hợp tác của quân đội Nhật Bản.
Trước khi kết luận bài viết này, tác giả muốn ghi nhận ba điểm kể sau.
Trước tiên, khuôn mẫu theo đó t́nh h́nh được khai triển – nơi, với sự thiếu vắng một sự đồng thuận giữa các thẩm quyền Nhật Bản, một vài tổ chức mạnh bạo vun trồng các sự tiếp xúc và hỗ trợ một nhóm dân tộc chủ nghĩa Việt Nam theo sự chuyên quyết của họ, và chung cuộc có các nỗ lực của họ bị lật ngược bởi phe chính mạch trong chính phủ và quân đội – không cách nào chỉ bị giới hạn vào dịp có sự tiến quân của Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp năm 1940. Phần lớn cùng khuôn mẫu này đă được tái diễn trong sự dính líu của Nhật Bản vào chính trị địa phương vào thời khoảng có cuộc đảo chính chống Pháp hồi Tháng Ba 1945 được phóng ra bởi quân đội Nhật Bản. 136 Trong ư nghĩa này, câu chuyện đầy đủ về Phục Quốc Quân đă tiên báo chính sách sau này của Nhật Bản đối với các phong trào dân tộc chủ nghĩa của Việt Nam. Trong thực tế, mô h́nh nơi mà các nhà lănh đạo và các tổ chức quân sự ở nhiều cấp khác nhau có các ư kiến dị biệt, và nơi mà các sự quan tâm và xác quyền tranh chấp nhau tại các bộ phận thượng cấp được truyền xuống các đơn vị bên dưới mà không có sự đồng thuận và chấp thuận chính thức bởi các nhà cấu tạo quyết định ở tầng lớp cao hơn, trong thực tế vẫn c̣n chưa được thay đổi trong thời gian có sự tiến quân vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp và sau đó.
Thứ nh́, liên quan đến các ảnh hưởng của cuộc nổi dậy không thành công của lực lượng Phục Quốc trên sự phát triển sau này của chính trị tại Việt Nam, các thành viên sống sót, các kẻ rút lui về khu vực Quảng Tây, xem ra sau này trở thành các mục tiêu quan trọng cho các hoạt động tuyển mộ của các lực lượng Việt Nam thân Quốc Dân Đảng [Trung Hoa] và Việt Minh. Với tầm quan trọng chiến lược của khu vực Trung Hoa này, giáp ranh với Việt Nam, đối với phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam, một nỗ lực để vạch đường đi nước bước sau này đă được di hành bởi các cựu thành viên Phục Quốc Quân xem ra tự nó đă đáng giá. Cùng lúc, cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân tại Đồng Đăng và Lạng Sơn xem ra đă mang lại một số lực thúc đẩy, trực tiếp hay gián tiếp, cho cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cuối năm 1940, diễn ra dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. 137 Các cuộc khảo sát sẽ phải được thực hiện về mối quan hệ, nếu có, giữa hai biến cố.
Thứ ba, tới mức độ đă gây ra sự thất bại của Phục Quốc Quân, nói một cách khách quan, là bởi “sự phản bội” của phía Nhật Bản, một vài lời cần phải nói về sự vang dội của nó trên t́nh h́nh chính trị sau này tại Việt Nam. (*c)
Để khởi đầu, sự thất bại của Phục Quốc Quân hẳn đă phải có một tác động tàn phá trên các hoạt động sau này của Phục Quốc Hội trong số người Việt lưu vong tại Trung Hoa. Từ lúc khởi đầu, trong thực chất chỉ là nhóm Quảng Châu không thôi, trong số nhiều nhóm người Việt khác nhau tại Trung Hoa, đă tham dự vào việc ra mắt Hội (cùng với một nhóm ở Xiêm La, và nhiều người tham gia xem ra đă gia nhập từ Hồng Kông sau phiên mặt ra mắt). Các nhóm khác tại Trung Hoa có vẻ đă không quan tâm đến, hay không có cảm t́nh với đường lối thân Nhật Bản của Cường Để. Điều khá hợp lư để giả định rằng sau sự thất bại của cuộc nổi dậy, ông Cường Để phải nhận thấy rằng mọi việc c̣n khó khăn hơn nữa để dành đoạt được sự ủng hộ của đồng bào ông. Các hoạt động của người Việt tại nội địa Trung Hoa xem ra đă chú tâm nhiều hơn vào một sự đấu tranh dành quyền lănh đạo, đặc biệt tại các khu vực biên giới Trung Hoa – Việt Nam, giữa các nhóm thân cận với [Trung Hoa] Quốc Dân Đảng và các nhóm liên hệ với Việt Minh.
Sau khi đánh mất bàn đạp trong số đồng bào Việt Nam tại Trung Hoa, ông Cường Để và nhóm của ông đă chuyển sự chú ư của ḿnh vào việc phát triển các sự tiếp xúc với các nhóm khác nhau bên trong Việt Nam.
Như thế, đâu là những tiếng vang của cuộc nổi dậy vũ trang của Phục Quốc Quân và sự thất bại của nó trên t́nh h́nh chính trị bên trong Việt Nam? Trong thực tế, không dễ dàng để đưa ra các câu trả lời thích đáng cho câu hỏi này, bởi các giới chức thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp đă áp đặt một sự bưng bít nghiêm ngặt các tin tức về cuộc nổi dậy. 138 Các báo chí địa phương bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp đêu đưa ra sự tường thuật sâu rộng về biến cố vượt qua biên giới của quân Nhật Bản, nhưng hoàn toàn im lặng về cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân. Dĩ nhiên, điều rất dễ nhận thức rằng, bất kể sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà chức trách, một vài tin tức liên hệ có thể đă được lan truyền giữa người Việt Nam bằng sự truyền miệng. 139 Trong số các trí thức đă sống ở Hà Nội và Sàig̣n vào lúc đó và đă trả lời cuộc phỏng vấn của tác giả, tuy thế, đă không ít người xác nhận rằng họ không hay biết ǵ cả về cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân khi đó. 140
Bởi thế, tác giả không thể đưa ra một câu trả lời trực tiếp liên quan đến tiếng vang của sự thất bại của Phục Quốc Quân, nhưng thay vào đó, sẽ tự giới hạn ḿnh vào việc b́nh luận ngắn gọn về ảnh hưởng của chính sách Đông Dương thuộc Pháp trong năm 1940-41 của Nhật Bản, và một cách tổng quát hơn, về các sự phát triển chính trị tại Việt Nam.
Theo sau sự tiến quân của họ vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp hồi Tháng Chín 1940, người Nhật đă kư kết một bản hiệp ước với Pháp để “pḥng thủ chung” Đông Dương hồi Tháng Bảy 1941 và đă tiến bước một cách êm thắm vào phần đất miền nam thuộc địa Pháp. Sau đó, vào lúc khởi đầu cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương hồi Tháng Mười Hai 1941, họ đă quyết định giữ nguyên chính sách hiện hữu đối với Đông Dương thuộc Pháp, không có ǵ thay đổi.
Sự kiện này đă có hai hàm ư cho chính trị nội bộ Việt Nam. Thứ nhất, các lực lượng Nhật Bản đă đồn trú thường trực tại Việt Nam, và điều này đương nhiên đi kèm bởi một sự hiện diện kinh tế và chính trị gia tăng của Nhật Bản ở đó. Thứ nh́, sự tiến quân của Nhật Bản được thực hiện với nguyên trạng Đông Dương thuộc Pháp không có ǵ thay đổi, điều đó có nghĩa, với nguyên vẹn chính quyền thực dân Pháp.
Có thể nói rằng yếu tố thứ nhất chứng tỏ là công cụ mang lại các điều kiện khách quan cần thiết cho các thẩm quyền và giới dân sự Nhật Bản, và nhóm dân tộc chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản, kể cả ông Cường Để, để thực hiện sự tiếp xúc với nhiều nhóm khác nhau bên trong Việt Nam hay để tuyển mộ các người ủng hộ cho Nhật Bản. Mặt khác, yếu tố thứ nh́ – rằng bất kể lời tuyên ccáo của nó về việc tiến hành “sự giải phóng Đại Đông Á”, Nhật Bản đă chấp thuận sự hiện hữu tiếp tục của chính quyên thực dân Pháp – dẫn người Việt Nam đến việc thắc mắc về sự thành thật của Nhật Bản.
Trong thực tế, chính ông Cường Để, trong hồi kư tự thuật của ông, được nói do ông kể lại bằng miệng hồi năm 1943, đă bày tỏ cảm nghĩ của riêng ông về sự ngờ vực đối với Nhật Bản, trong các từ ngữ khá kiềm chế một cách cẩn trọng như sau: chính sách ‘pḥng thủ chung” và “hợp tác kinh tê’ giữa Nhật Bản và Đông Dương thuộc Pháp chỉ là một chính sách tạm thời, và Nhật Bản trong tương lai gần sẽ thực hiện “chủ ngh́a toàn Á Châu”, không để một nước nào tại Đông Á nằm dưới sự cai trị của thực dân (Tây Phương); chỉ khi đó thực tế mới trở thành ḥa hợp với “chân lư”; chừng nào mà “Cuộc Chiến Tranh Đại Đông Á” đang tiếp diễn được nhắm vào việc giải phóng tất cả các dân tộc Đông Á khỏi sự áp bức của người Âu Châu, người dân Việt Nam, một trong các dân tộc Đông Á, có nghĩa vụ mang cuộc chiến tranh này đến thắng lợi trong sự cộng tác với người Nhật. 141
Trong một tập truyền đơn mà Phục Quốc Hôi cho lưu hành tại Việt Nam khi đó (được giữ tại Văn Khố ở Pháp), ông Cường Để nhắn gửi đồng bào ông như sau: chính ông cũng hay biết rằng nhiều người dân tại Việt Nam bất măn với chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương thuộc Pháp; nhưng trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ thay đổi chính sách này, thực hiện mục tiêu của nó trong sự giải phóng Đông Á, cũng như tại Việt Nam”. 142
Các tài liệu này phát lộ sự bất măn của ông với chính sách của Nhật Bản về việc duy tŕ nguyên trạng tại Đông Dương thuộc Pháp, gây trở ngại cho nỗ lực của nhóm của ông trong việc dành đoạt sự ủng hộ của người Việt Nam cho Phục Quốc Hội. Tuy nhiên, không có ǵ để phủ nhận rằng Cường Để vẫn ở lại dưới sự bảo vệ của Nhật Bản cho đến lúc cuối đời, tiếp tục đóng vai tṛ một “bù nh́n” của Nhật Bản. (*d)
Tóm lại, sự xuất hiện các nhóm thân Nhật Bản bên trong Việt Nam và sự tham gia của họ hay ḥa nhập vào Phục Quốc Hội đă được nhận thức trên căn Bản một sự cân bằng giữa hai yếu tố nêu trên, tức, sự hiện diện kinh tế, chính trị và quân sự gia tăng của Nhật Bản tại Việt Nam, và một cảm nghĩ mạnh mẽ về sự ngờ vực (hay kém tin tưởng) đối với Nhật Bản được giữ trong ḷng bởi người dân Việt Nam. (*e)
***
Tái Bút: Tác giả muốn bày tỏ ḷng biết ơn tự thâm tâm đến tất cả các vị đă vui ḷng chấp thuận các cuộc phỏng vấn với tác giả, và đến nhiều người tham dự trong các buổi gặp mặt sau đây về các ư kiến quư báu của họ.
Các phiên bản trước đây của bài viết này được tŕnh bày tại kỳ hội thảo của Giáo Sư G. Kahin, tại Đại Học Cornell University, Ithaca, hồi Tháng Mười 1976; buổi học tập hàng tháng của Chi Hội Kansai Chapter, Hội Nhật Bản Nghiên Cứu Lịch Sử Đông Nam Á (Japan Society for Southeast Asian History) được tổ chức tại Kyôto hồi Tháng Tư 1979; Hội Nghị Hai Năm Mùa Xuân của cùng Hội được tổ chức tại Tôkyô hồi Tháng Sáu 1979; và phiên họp về dự án nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Các Nền Kinh Tế Đang Phát triển (Institutes of Developing Economies) về “Các Phong Trào Dân Tộc Chủ Nghĩa Tại Nam Á Châu và Nhật Bản” được chủ tọa bởi Giáo Sư Tanaka Hiroshi, được tổ chức tại Tôkyô hồi Tháng Bẩy 1980.
Bài viết này là bản dịch và đă được tu sửa của một bài viết nguyên thủy được ấn hành bằng tiếng Nhật trong tập Ajia Keizai (Asian Economies), bộ thứ 23, số 4 (April 1982), xuất bản bởi Viện Nghiên Cưu Các Nền Kinh Tế Đang Phát Triển.
Tác giả là Giảng Viên tại Ban Nghiên Cứu Thái Lan – Việt Nam (Department of Thai-Vietnamese Studies), Đại Học Ngoại Giao Ôsaka (Ôsaka University of Foreign Studies), vào lúc có sự ấn hành nguyên thủy phiên bản bằng tiếng Nhật năm 1982.
Ông hiện là Giáo Sư tại Trường Cao Học Về Á Châu Thái Binh Dương (Graduate School of Asia Pacific Studies), Đại Học Waseda University. (2004) [Ông cũng từng phục vụ với chức vụ Lănh Sự tại Ṭa Đại Sứ của Nhật Bản tại Sàig̣n trong các năm 1973-1975, ND]./-
_____
CHÚ THÍCH:
1. Mặc dù quyển hồi kư của Cường Để (xem chú thích số 5) gọi nó là “Việt Nam Kiến Quốc Quân” (Nation-Building Army of Vietnam), bài viết này đi theo tên gọi thường được dùng hơn của các nhà nghiên cứu, “Việt Nam Phục Quốc Quân” (National Restoration Army of Vietnam).
2. Điều này không có nghĩa là chúng hoàn toàn bị lăng quên bởi các nhà nghiên cứu.
3. Ngay từ Tháng Mười Một năm 1940, tại Kỳ Họp Thứ Bẩy của nó, Ủy Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản Đông Dương đă chỉ trích Phục Quốc Đồng Minh Hội là một bù nh́n của Nhật Bản. Trần Huy Liệu (1960), trang 48 và chú thích số 1. Không có ǵ ngạc nhiên, các sử gia Việt Nam hiện nay cũng có cùng quan điểm. Xem, thí dụ, Trần Huy Liệu (1960), các trang 21-22; Trần Văn Giàu (1963), các trang 52-53; và Hồng Chương (1962). Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi các nhà nghiên cứu tại Phương Tây, kể cả Hoa Kỳ. Thí dụ, xem Duiker (1976), các trang 256-57, và 262.
4. Muốn có tổng quan về chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương thuộc Pháp từ 1940-45, xem Shiraishi và Furuta (1977). Kể từ khi ấn bản nguyên thủy của bài viết này được ấn hành bằng tiếng Nhật năm 1982, một số sách và bài viết liên quan đến chủ đề đă được xuất bản bởi chính tác giả và các nhà nghiên cứu khác. Trong số đó có Shiraishi (1982); Shiraishi (1985); Shiraishi (1986); Yoshizawa (1986), và Tachikawa (2000).
5. Hai hồi kư dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt, và sẽ được đề cập đến bằng chữ viết tắt của chúng v́ lư do thuận tiện:
CĐ – Cường Để (1957). Theo lời đề tựa được viết bởi Tùng Lâm (hay Matsubayashi trong tiếng Nhật), Matsubayashi, một kư giả nhật báo, đă phỏng vấn ông Cường Để trong nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày từ ngày 12 đến ngày 18 Tháng Mười Hai năm 1943, và bản thảo bút kư đă được duyệt lại bởi ông Cường Để trước khi được gửi đến báo chí. Nói cách khác, quyển sách, dưới h́nh thức một hồi kư của bản thân, được dựa trên một bản kư âm các cuộc phỏng vấn (phỏng vấn kư) [tiếng Việt Hán trong nguyên bản, ND]. Theo một lời đề tựa khác được kư tên bởi người con trai trưởng của ông Cường Để, Tráng Liệt, khi ông này cùng người em trai đến Nhật Bản sau cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương để nhận di cốt của cha họ (đă từ trần tại Tokyo trong năm 1951), họ cũng mang trở về Việt Nam các vật dụng của cha ḿnh, gồm cả một bản kư âm các cuộc phỏng vấn, vốn đă sẵn được dịch sang tiếng Việt bởi Toán Thông Tin của Phục Quốc Hội (đặt tại Tokyo). Ông Tráng Liệt đă xuất bản quyển hồi kư tại Sàig̣n trong năm 1957.
Trong thực tế, ông Cường Để đă tự xưng ḿnh trong bản văn với đại danh từ ngôi thứ nhất là “tôi” (bỉ nhân) [tiếng Việt Hán trong nguyên bản, ND]. Quyển sách chứa đựng một số sự kiện chỉ một ḿnh ông Cường Để hay biết, và các sự tŕnh bày của quyển sách xem ra đáng tin cậy bởi chúng phù hợp với các lời tường thuật được đưa ra trong các hồi kư của các ông Phan Bội Châu (1957) và Trần Trọng Khắc (1971), cũng như các sự tường thuật được đưa ra trong hồi kư của ông Hoàng Nam Hùng (1959), sẽ được nói đến bên dưới. Với các sự kiện này, quyển sách có thể được xem một cách thích đáng như một hồi kư được kể lại bằng lời nói bởi chính ông Cường Để.
HNH – Hoàng Nam Hùng, (1959). Tác giả đă viết quyển hồi kư này sau khi đă đọc các quyển hồi kư của các ông Cường Để (1957) và Phan Bội Châu (1957).
6. Các nguồn tham khảo chính dưới h́nh thức sách đă ấn hành là: Bôeichô Senshishitu, biên tập (1973); Bôeichô Senshishitu, biên tập (1975); Nihon Kokusai Seiji Gakkai, biên tập, (1963); Kajima Heiwa Kenkyujo, biên tập, (1973); Nihon Kindai Shiryô Kenkyukai, biên tập, (1971); Satô (1966); và Maruyama (1950).
Các tài liệu chưa ấn hành trong các Hồ sơ văn khố kể sau cũng khá quan trọng:
MHO file – “Futsuin Mondai Keii Tsuzuri” (Hồ sơ về Sự Phát Triển của Vấn Đề Đông Dương Thuộc Pháp ** [?]) được tàng trữ tại Bôeichô Senshishitu (Văn Pḥng Quân Sử, Cơ Quan Pḥng Vệ Nhật Bản);
DRO file – “Futsukoku Naisei Kankei Zassan, Zokuryô Kankei, Annam Ôzoku Honpô Bômei Kankei” (Tuyển Tập Các Bài Viết Linh Tinh Liên Quan Đến Chính Trị Nội Bộ của Pháp/ Các Lănh Thổ Sở Hữu Ở Hải Ngoại/ Đông Dương/ Các Thành Viên Của Hoàng Tộc An Nam Lưu Vong tại Nhật Bản) được lưu trữ tại Gaimushô Gaikô Shiryôkan (Pḥng tài Liệu Ngoại Giao, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản).
7. Bản dịch sang tiếng Nhật (1970), các trang 273-274 của Trần Huy Liệu và các tác giả khác (1957).
8. McAlister (1969), trang 119.
9. Sacks (1949), các trang 50-51.
10. Devillers (1952), trang 78.
11. Trương Bửu Lâm (1973), các trang 244-45.
12. Một có một tổng quan về Phong Trào Đông Du (Du Học Tại Nhật Bản), xem Marr (1977), chương 6. Kể/ từ khi ấn bản tiếng Nhật nguyên thủy của bài viết này đă được ấn hành, tác giả cũng đă công bố trong Shiraishi (1993) là một cuộc nghiên cứu bao quát về ông Phan Bội Châu cùng phong trào của ông trong thời kỳ Đông Du.
13.CĐ, Từ trang 94 trờ đi.
14. CĐ, các trang 95 và 126-127. Sự trợ giúp tài chính từ Inukai và Kashiwabara được minh chứng rơ hơn bởi các báo cáo của các giới chức thẩm quyền Nhật Bản và Pháp được giữ trong hồ sơ DRO file.
15. CĐ, trang 94 và các tài liệu khác nhau trong hồ sơ DRO file nói trên. Theo một số tài liệu trong hồ sơ DRO file, các bản truyền tin từ Ṭa Đại Sứ Pháp tại Tôkyô trong năm 1919 và 1925 dẫn chứng rằng ông Cường Để có dùng tên Nhật là “Takamatsu”.
16. Devillers (1952), các trang 88-89.
17. Phỏng vấn với ông Hayashi Hidezumi; và Cá Nhân A (Một người Nhật muốn ẩn danh).
18. Theo một cuộc phỏng vấn với ông Tsuchiya Yonekichi, khi ông gặp ông Cường Để lần đầu tiên tại Tôkyô hồi Tháng Tư 1939 hay vào khoảng thời gian đó, ông Cường Để và nhóm của ông nằm dưới sự bảo vệ của các người liên hệ với Liên Đoàn Á Châu (Asian League: Ajia Renmei) của ông Matsui Iwane.
19. Phỏng vấn với Cá Nhân B (người Việt Nam muốn ẩn danh).
20. Về các sự tiếp xúc cá nhân giữa Tôyama Mitsuru và Cường Để, HNH, các trang 170-171 cho thấy rằng khi ông Hoàng Nam Hùng đến thăm Nhật Bản năm 1932, ông được giới thiệu với ông Tôyama bởi ông Cường Để. Cũng xem lá thư đề ngày 28 Tháng Sáu, 1926 từ Thứ Ttrưởng Ngoại Giao gửi Thứ Trưởng Nội Vụ, và thư đề ngày 10 Tháng Tự 1929 từ Cảnh Sát Trưởng Thành Phố Tôkyô gửi Bộ Trưởng Nội Vụ, cả hai nằm trong hồ sơ DRO file.
Tin tức về các sự tiếp xúc cá nhân giữa Ôkawa Shumei và Cường Để được dựa trên cuộc phỏng vấn của tác giả với Cá Nhân B.
Cũng thế, Komatsu (1955), trang 212 cho thấy rằng hai “nhân vật cánh hữu nổi bật”, Tôyama Mitsuru và Ôkawa Shumei, được báo cáo là trong số các ủng hộ viên có ảnh hưởng của ông Cường Để”, cùng với “Tướng Matsui Iwane, người tin tưởng chủ nghĩa Đại Đông Á”. Tác giả của quyển sách nêu trên, Komatsu Kiyoshi, chính ông đă cư ngụ tại Đông Dương trong thập niên 1940, có các quan hệ chặt chẽ với một số trí thức Việt Nam và các nhân vật chính trị ở đó là các người có một số sự tiếp xúc với nhóm của ông Cường Để tại Tôkyô.
Về mối quan hệ giữa ông Trần Văn An (hay Trần Phúc An), một phụ tá rất thân cận của ông Cường Để, và bộ phận Gyôchisha, một trong các tổ chức chính trị được thành lập bởi ông Ôkawa, và giữa ông Trần Văn An với ông Nishida Mitsugi, xem Matsumoto (1975), từ trang 96 trở đi.
Tin tức về sự tiếp xúc cá nhân giữa ông Inukai Takeru và ông Cường Để được dựa trên cuộc phỏng vấn của tác giả với ông Tsuchiya Yonekichi. Cần phải thêm rằng ông Inukai Takeru đến thăm Đông Dương thuộc Pháp trong Tháng Tư 1934 liên quan đến các âm mưu của cơ quan Kasega Agency đối với Wang Zhaomịng và trong thời gian trú ngụ tại đó, ông có nhận được sự cộng tác từ nhiều người sau này có các mối quan hệ mật thiết với ông Cường Để, chẳng hạn như ông Kadomatsu Shôichi, một thành viên của Pḥng Tám (Các Hoạt Động Mật) của Bộ Tổng Tham Mưu, kẻ đă cư trú tại Đông Dương thuộc Pháp trong các năm 1938 và 1939 (dựa theo cuộc phỏng vấn của tác giả với chính ông Kadomatsu), và các ông Yamane Dôichi và Ômiya Komaki, cả hai là nhân viên của Taiwan Takushoku (Tổ Hợp Thuộc Địa Taiwan). Xem Maruyama (1950), trang 95.
Ngoài những người nêu trên, ông Matsushita Mitsuhiro, chủ tịch Công Ty Dainan Kôshi, cũng có tiếp xúc với ông Cường Để từ trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương, rơ ràng đóng một vai tṛ chính yếu trong việc trung gian giữa ông Cường Để với nhiều nhóm khác nhau trong nội địa Việt Nam (dựa theo các cuộc phỏng vấn của tác giả với chính ông Matsushita).
21. CĐ, các trang 98-100. Phan Bội Châu, trong tập hồi kư của ông (1957) không đề cập đến sự kiện rằng ông có ở tại Bắc Kinh và cố gắng gây quỹ cùng với Cường Để. Tuy nhiên, quyển sách có nói rằng ông đă ở lại Nhật Bản trong ba tháng trong năm 1917 (cùng nơi dẫn trên, các trang 173-180), và cuộc thăm viếng này có thể có ít điều liên can đến cuộc du hành của Cường Để sang Trung Hoa trong năm kế tiếp. Nhân tiện xin bổ túc, Phan Bội Châu lại viếng thăm Nhật Bản một lần nữa, vào khoảng 1920-21 (cùng nơi dẫn trên, trang 191).
22. CĐ, các trang 108-116. Thư đề ngày 30 Tháng sáu, 1925, từ Trưởng Pḥng Cảnh sát Bộ Nội Vụ gửi Trưởng Pḥng Hiệp Ước Bộ Ngoại Giao, được chứa trong hồ sơ DRO file, cho thấy rằng Lin De Shun [Lâm Đức Thuận, ND] (Rin Toku Jun trong cách phát âm của Nhật ngữ), bí danh của ông Cường Để, nhập cảnh vào Nhật Bản năm 1915, theo học trong một thời gian tại đại học Waseda University với sự trợ giúp tài chính của cố Tướng Lĩnh Fukushima, và đă dời sang Thượng Hải trong Tháng Mười 1922. Tài liệu này chính v́ thế xác nhận chuyến du hành năm 1922 của ông sang Trung Hoa. Tương tự, các tài liệu khác trong cùng tài liệu văn khố cho thấy rằng vào ngày 31 Tháng Một 1924, ông nhập vào Kư Túc Xá Thứ Nh́ Dành Cho Sinh Viên Trung Hoa (Dai-ni Chuka Gakusha), viện cớ rằng ông đến từ tỉnh Quảng Đông, theo học tại Trường Y Khoa của Đại Học Hoàng Triều (Teikoku-Daigaku Igakubu), có nghĩa rằng ông đă quay lại Nhật Bản từ Trung Hoa trước khi chấm dứt Tháng Một 1924.
23. CĐ, các trang 1280129.
24. CĐ, các trang 129-130.
25. Khách sạn có cùng tên đă nêu trong cả hai quyển hồi kư, CĐ, trang 129, và HNH, trang 185.
26. Các sự tŕnh bày ở phần trước được dựa trên HNH, các trang 185-18.
27. HNH, các trang 168-172 viết rằng ông rời Nhật Bản trong Tháng Mười Hai 1932 sau kỳ cư ngụ tám tháng, trong khi cũng nói rằng ông đă đến Nhật Bản sau khi có sự ám sát ông Inukai Tusyoshi. Ông Inukai bị hạ sát hôm 1 Tháng Năm 1932.
28. HNH, trang 186.
29. HNH thường đánh vần là Ḥa Chi, nhưng trong vài dịp cũng ghi là Ḥa Chí. Wachi trong cách kư âm của tiếng Việt được viết là Ḥa Trí, nhưng va6`n Chi và Tri được đọc giống nhau tại miền bắc Việt Nam.
30. Nihon Kindai Shiryô Kenkyukai, chủ biên (1971), các trang 79 và 215; và Maruyama (1950), từ trang 152 trở đi.
31. Phỏng vấn với ông Yamaguchi Getsuirô.
32. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1973), trang 172; Maruyama (1950), từ trang 165 trở đi.
33. Phỏng vấn với ông Yamaguchi Getsurô. Hơn nữa, theo cuộc phỏng vấn của tác giả với ông Kadomatsu Shôichi, Wachi đă ngụ tại Khách Sạn Matsubara tại Hồng Kông.
34. Theo Maruyama (1950), các trang 67 và 165, Wachi là một trung đoàn trưởng dưới quyền tư lệnh Matsui vào lúc có Biến Cố Shanghai Incident hồi Tháng Tám 1937.
35. Phỏng vấn với ông Kadomatsu Shôichi và phỏng vấn bằng điện thoại với ông Ozaki Masaji, cả hai đều phục vụ cho Pḥng Tám khi đó.
36. Phỏng vấn với ông Kadomatsu Shôichi.
37. Wachi được biết có mối giao tiếp không tốt với Hayashi Yoshihide, người phụ trách các hoạt động t́nh báo tại Taiwan. Phỏng vấn với ông Yamaguchi Getsurô và ông Ujihara Susumu.
38. HNH, các trang 187-189.
39. HNH, các trang 189-190.
40. Werner (1976), trang 196. Một báo cáo của cơ quan Công An Đông Dương thuộc Pháp cho hay rằng chính hồi đầu năm 1938, Phục Quốc Hội (Society for the National Restore) đă khởi sự tuyển mộ các đoàn viên tại Nam Kỳ (CochinChina) được trích dẫn, tại cùng nơi đă dẫn trên, trang 197.
41. HNH, các trang 155-161, và 174.
42. HNH, từ trang 145 trở về sau.
43. HNH, trang 190.
44. Các sự tŕnh bày đưa ra bởi HNH, trang 190 và bởi CĐ, trang 130 th́ phù hợp với nhau về địa điểm và thời gian của phiên họp.
45. CĐ, các trang 130-131; HNH, các trang 190-191.
46. Chỉ có tên Trần Hữu Công được nêu ra trong cả hai quyển CĐ, trang 131 và HNH, trang 191; tên thật của ông là Trần Trọng Khắc và ông cũng c̣n được biết là Nguyễn Thức Canh. Muốn biết lai lịch của ba tên trên, xem hồi kư của chính ông, Trần Trọng Khắc (1971), trang 27.
47. CĐ, trang 131 xác định chức vụ là “Ngoại Vụ: External Affairs” và ủy viên chấp hành công việc đó là Trần Hy Thánh trong khi quyển HNH, trang 191 lại xác định lần lượt là “Ngoại Giao” và Trần Huy Thánh. Cách gọi sau được chấp nhận ở đây. Tên gọi là biệt danh của Trần Văn An. Xem CĐ, trang 132.
48. CĐ, trang 131 ghi là Hồ Học Lăm, trong khi quyển HNH, rải rác các nơi, lại chấp nhận tên là Hồ Ngọc Lăm. Mặt khác, Trần Trọng Khắc (1971) không nhất quán trong cách đánh vần tên của nhân vật này, ở một số trang gọi là Hồ Học Lăm, nhưng ở trang 89 lại gọi là Hồ Ngọc Lăm.
49. CĐ, trang 132, xác định chức vụ chỉ là “Nghiên Cứu: Research” không thôi, trong khi quyển HNH, trang 191, xác định chức vụ phụ trách “Nội Vụ và Nghiên Cứu: Internal Affairs and Research”.
50. Tin tức về Nguyễn Hải Thần dựa theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, kể cả : CĐ; HNH; Trần Trọng Khắc (1971); và Phan Bội Châu (1957).
51. Devillers (1952) trang 103 trở về sau; và Jiang Yong Min (1971), trang 152 trở về sau.
52. Xem hồi kư của ông, Trần Trọng Khắc (1971), rải rác.
53. Trần Trọng Khắc (1971), các trang 96-97.
54. CĐ, trang 132; Trần Trọng Khắc (1971), trang 28; và Phan Bội Châu (1957). Hồ Sơ DRO file chứa các báo cáo về ông dưới tên Trần Phúc An, ghi nhận rằng ông đă đến Nhật Bản lúc 9 tuổi, theo học trường tiểu học Rekisen Primary School tại Phường Koishikawa Ward, thành phố Tôkyô, Trường Trung Học Meijiro Miđle School, Khoa Chính Trị Học và Kinh Tế Seiji-Keizai-Ka Senmon-bu (dịch sát nghĩa phải là khóa chuyên môn của Khoa Chính Trị Học và Kinh Tế) của Đại Học Waseda University, và trường Dôbunshoin Thượng Hải (Trường Đồng Văn Thượng Hải, một trường chị em với Trường Đồng Văn tại Tôkyô), và sau khi làm việc trong một thời gian với tư cách một thanh tra các học sinh và giảng viên tại Trường Đồng Văn Thượng Hải, đă quay trở lại Tôkyô trong Tháng Tám 1925, đảm nhận chức vụ một thầy giáo tập viết chữ đẹp tại Trường Trung Học Meijiro Miđle School. The Matsumoto (1975), quyển tự thuật của Nishida Mitsugi cũng có đề cập đến ông Trần Văn An.
55. CĐ, trang 132.
56. Trần Trọng Khắc (1971), các trang 44-46.
57. Jiang Yong Min (1971), từ trang 106 trở về sạu
58. Trần Trọng Khắc (1971), các trang 44-47.
59. HNH, trang 191.
60. CĐ, trang 132.
61. CĐ, trang 132; HNH, trang 192.
62. HNH, trang 192.
63. Nakano Hidemitsu phải được kư âm là Trung Dă Anh Quang trong tiếng Việt, nhưng HNH lại ghi là Trung Giả Anh Phú. Tuy nhiên, hai từ Dă và Giả được phát âm giống nhau theo giọng miền bắc trong khi hai dấu giọng ~ và ? đôi khi bị lẫn lộn tại miền nam Việt Nam, nơi quyển hồi kư HNH được in ấn. Trong khi đó, tác giả của quyển HNH có vẻ đă lẫn lộn từ ngữ Quang với từ ngữ Phú, bởi hai từ trong tiếng Hán trông giống nhau.
64. Nihon Kindai Shiryô Kenkyukai (1971), các trang 52 và 215.
65. Phỏng vấn với ông Hayashi Hidezumi. Tuy nhiên, theo cuộc phỏng vấn của tác giả với ông Yamaguchi Getsurô, Wachi không có sự giao tiếp tốt đẹp với Yazaki Kanju, người kế nhiệm ông Nakano và phục vụ với tư cách Trưởng Cơ Quan Đặc Vụ Quảng Đông từ Tháng Ba 1940 cho đến Tháng Chín 1944, bất kể sự kiện rằng Wachi và Yazaki là bạn cùng lớp tại Học Viện Lục Quân (Rikugun Shikan-Gakkô).
66. Nihon Kindai Shiryô Kenkyukai, chủ biên (1971), trang 79.
67. HNH, trang 192.
68. HNH, các trang 192-193. Một bức ảnh cho thấy sự dính líu của Nhật Bản vào các hoạt động của tổ chức vũ trang cầm đầu bởi nhóm của Trần Trung Lập được gồm trong cùng quyển sách trên trang không được đánh số, ngay sau trang 212. Các chữ viết tay bằng Hán tự ở bên tay phải bức h́nh phải được phiên dịch như sau” “Kỷ Niệm 15 năm Sự Từ Trần Của Anh Hùng Cách Mạng Việt Nam, Phạm Hồng Thái”. Ông này tự vẫn trong Tháng Sáu, 1924, sau khi thất bại trong việc ám sát Toàn Quyền Đông Dương thuộc Pháp Martial Merlin là kẻ đang thăm viếng Quảng Châu. Chính v́ thế, bức ảnh phải được chụp vào Tháng Sáu năm 1939. Trong phụ đề tiếng Việt kèm theo bức ảnh, tác giả quyển HNH giải thích ảnh để chỉ “một toán các đồng chí cách mạng của Phục Quốc Quân trước khi tiến chiếm khu vực biên giới,” và xác định các gương mặt đứng ở hàng sau trong bức ảnh, từ phải sang trái là Trần Trung Lập, Trần Minh Đức, tôi (tức Hoàng Nam Hùng), Hoàng Lương, và Trần Bội Long, và những người ngồi ở hàng đầu là Điền Thôn và Chí Điền. Hai tên gọi sau cùng có thể lần lượt được xác định với danh xưng Nhật Bản là Tamura và Shida. Cả hai ăn mặc như các nhà sư Nhật Bản, với tóc không cạo trọc, một trong hai người c̣n để râu và ria. Điều đáng ghi nhận là hai người Nhật Bản mặc tăng bào như các nhà sư Phật Giáo hiện diện trong buổi lễ mà Phục Quốc Quân tưởng niệm một anh hùng cách mạng Việt Nam, và hơn nữa, hai người Nhật này có lẽ là thành viên hay trực thuộc quân đội hay cơ quan đặc vụ Nhật Bản.
69. CĐ, trang 132.
70. CĐ, trang 133.
71. Phỏng vấn với ông Kadamatsu Shôichi.
72. Cùng nơi dẫn trên.
73. CĐ, trang 133.
74. Chính Phủ Wang Zhao Ming tại Nam Kinh thực sự được thành lập vào Tháng Ba 1940, chứ không phải Tháng Mười 1939. Tuy nhiên, cần vạch ra rằng sau khi vượt thoát từ Trùng Khánh trong Tháng Mười Hai 1938, Wang có gặp gỡ Thủ Tướng Konoe Ayamaro tại Tôkyô trong Tháng Năm 1939, và có các cuộc thảo luận với Wang Kemin và các người khác tại Nam Kinh trong Tháng Mười cùng năm. Chínmh v́ thế ông đă sẵn khởi sự cho việc thành lập một chính phủ trung ương mới vào cuối năm 1939.
75. HNH, trang 194.
76. CĐ, trang 134.
77. Các sự tŕnh bày trong quyển CĐ (trang 134) và HNH (trang 195) th́ phù hợp với nhau chỉ tên của ba nhân vật liên hệ này. Tuy nhiên, về sự xác định thời điểm họ đến Taipei, quyển sách trước nói rằng nó xảy ra hồi đầu Tháng Mười Hai, trong khi quyển sách sau lại ghi nó vào tháng sau khi ông Hùng và các phụ tá của ông ta đến nơi (vào cuối Tháng Mười).
78. HNH, trang 195.
79. CĐ, trang 134; HNH, trang 195.
80. CĐ, trang 134.
81. CĐ (trang 134) nói rằng họ được “ủy nhiệm bởi Pḥng Thông Tin của Phủ Toàn Quyền Đài Loan để đảm trách toán, trong khi quyên HNH (trang 195) nói rằng họ được “chỉ định bởi Phủ Toàn Quyền để đảm nhận trách nhiệm trong toán giám sát [phát thanh]”.
82. CĐ (trang 134) nói rơ một phụ nữ Nhật Bản có tên là bà Muta Hanako, trong khi quyển HNH (trang 195) nói rằng nhiều phụ nữ Nhật Bản tham gia vào toán, xác định hai người trong họ bằng tên là bà Muta và cô Gamada. (“Bà” có nghĩa là phụ nữ tương đối lớn tuổi và/hay đă lập gia đ́nh, trong khi “Cô” chỉ phụ nữ trẻ hơn và/hay chưa lập gia đ́nh). Trong cuộc phỏng vấn của ông với tác giả, ông Kadomatsu Shôichi (cựu sĩ quan tham mưu của Pḥng Tám) kể lại rằng ở Hà Nội có một phụ nữ Nhật Bản tên là “Ohana”, nguyên quán tại Amakusa, Huyện Kumamoto Prefecture, và nguyên là một karayuki-san (các thiếu nữ Nhật Bản đi ra ngoại quốc làm điếm), rằng trong thời gian cư trú tại Đông Dương thuộc Pháp trong các năm 1938-39, ông có thuê mướn bà ta làm đầy tớ, rằng để giúp tạo đời sống bà ta an toàn hơn, ông đă giới thiệu bà ấy cho Phủ Toàn Quyền Đài Loan, và rằng bà ta ở vào tuổi giữa 50 và 60. Người đàn bà này hẳn phải là bà Muta Hanako, đă được đề cập tới ở trên bởi CĐ.
83. HNH, trang 195.
84. HNH, các trang 194-195.
85. Xem các chú thích 71 và 82 thuộc Phần này.
86. Phỏng vấn với ông Kadamatsu Shôichi; phỏng vấn bằng điện thoại với ông Ozeki Masaji.
87. Xem chú thích số 37 ở Phần I.
88. Phỏng vấn với các ông Yamaguchi Getsurô, Tsuchiya Yonekichi, Kadomatsu Shôichi, và Ujihara Susumu.
89. HNH, trang 196. T́nh tiết này được đặt trong các câu văn tiếp theo sau sự tŕnh bày một vấn đề khác đă xảy ra vào cuối Tháng Chín 1940. Quyển sách xác định thời biểu của câu chuyện là “vào khoảng một tháng sau “biến cố đă được mô tả trong đoạn văn trước đó. Nhưng điều này có nghĩa rằng t́nh tiết này đă xảy ra sau khi Phục Quốc Quân đă sẵn khởi sự cuộc nam tiến của nó vào ngày 22 Tháng Chín. V́ thế, điều được giả định ở đây là t́nh tiết đă diễn ra trong Tháng Chín 1940.
90. HNH, trang 195.
91. HNH, trang 196.
92. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), các trang 287-288; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ bi9ên (1963), từ trang 212 trở đi.
93. CĐ, trang 134; HNH, trang 196.
94. CĐ, trang 134. Như đă nêu ra ở trên, ông Lê Kiên di chuyển từ Hồng Kông sang Đài Bắc để gia nhập cùng ông Cường Để và các nhân vật khác trong Tháng Mười Hai 1939. Chính v́ thế, tiến tŕnh chính xác của sự việc – liệu ông Lê Kiên đă được bổ nhiệm làm người liên lạc tại Hồng Kông trước khi ông ta sang Đài Bắc, hay liệu ông được bổ nhiệm sau khi sang đến nơi và được phái quay trở lại Hồng Kông – th́ không được biết rơ.
95. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), trang 45; Itô (1958), trang 153.
96. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1977), các trang 263-264; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 34 trở đị
97. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), các trang 45 - 47; và từ trang 56 trở đi.
98. Cùng nơi dẫn trên, các trang 47-48.
99. Cùng nơi dần trên, trang 88.
100. Cùng nơi dẫn trên, các trang 272-275.
101. Cùng nơi dẫn trên, trang 88.
102. Cùng nơi dẫn trên, các trang 89-90, và 258-260; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), các trang 160-162, 187-188, và 200-204; Satô (1966), từ trang 94 trở đi.
103. Các trường hợp trong đó Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu (hay Sakusen-Bu) khẳng quyết một chính sách cứng rắn và quân phiệt th́ quá nhiều để liệt kê. Chúng bao gồm, chỉ xin nêu vài thí dụ quan trọng:biến cố Tháng Sáu 1940 trong đó Trưởng Pḥng Chiến Lược Quân Sự Và Hành Quân(Sakusen-Ka) Okada thuộc Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu bày tỏ một chính sách cứng rắn đối với Đông Dương thuộc Pháp trước Phái Bộ Nishihara; biến cố cũng trong Tháng Sáu trong đó Ban Thứ Nhất đă đưa ra một lệnh, với sự chuyên quyết của nó, cho Sư Đoàn Năm tại Nam Ninh tiến quân về biên giới với Đông Dương và các biến cố trong Tháng Chín trong đó Trưởng Ban Thứ Nhất Tominaga bay sang Hà Nội và chỉ thị các thuộc cấp của ông ở đó hành động theo đường lối cứng rắn, và trong đó ông đă ra lệnh, theo đề xuất của chính ḿnh, cho Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam, chỉ thị nó cảnh giác chờ đợi một cuộc tiến quân vào Đông Dương thuộc Pháp. Muốn có thêm chi tiết về các biến cố này, xem Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), các trang 260, 264-265, và từ trang 288 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), các trang 191, 200-201 và từ trang 207 trở đi.
104. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), từ trang 211 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 151 trở đi.
105. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), các trang 261 và 266. Mặt khác, Satô (1966) từ trang 96 trở đi xác nhận rằng chỉ có Ban Thứ Nhất và Trưởng Ban của nó, Tominaga, tại Bộ Tổng Tham Mưu tại Tôkyô là tiếp tục nhấn mạnh đến một chính sách cứng rắn từ Chiến Dịch Nam Ninh cho đến khi có sự tiến quân vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp, và rằng Quân Đoàn Chiến Trường Hoa Nam (South China Theatre Army) (đặt căn cứ tại Quảng Đông) có một thái độ khá tiêu cực đối với chính sách đó. Tuy nhiên, sự xác nhận này mang hương vị của sự tự biện hộ về phía Satô và bộ chỉ huy Quảng Đông nơi mà ông ta trực thuộc.
106. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), từ trang 287 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 212 trở đi. Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương được tổ chức nằm dưới sự chỉ huy của Quân Đoàn Chiến Trường Hoa Nam (South China Theatre Army) (đặt tại Quảng Đông), trong khi Quân Đoàn 22 đặt căn cứ tại Nam Ninh. Dù sao, Bộ Chỉ Huy ở Quảng Đông có thể cảm thấy sẵn ḷng dành cho Quân Đoàn 22, hơn là cho Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương (Indochina Expeditionary Force) được tập hợp một cách vội vă, có một cơ hội để rực sáng trong cuộc tiến quân vào Đông Dương thuộc Pháp, hay có thể cảm thấy ân hận cho Quân Đoàn 22 v́ bị tước đoạt cơ hội đóng vai tṛ tích cực trong cuộc tiến quân vào Đông Dương thuộc Pháp. Trong khi đó, có đầy đủ băng chứng từ nhiều biến cố rằng bộ chỉ huy Quân Đoàn 22 tại Nam Ninh cũng như Sư Đoàn Năm dưới quyền chỉ huy của nó và tại tiền tuyến đều bất măn sâu xa với kế hoạch tiến quân ḥa dịu. Một cách ngẫu nhiên, chiến dịch đổ bộ tại khu vực Đồ Sơn bởi Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương thực sự đă được thực hiện trong một cung cách tương đối hung bạo, không thực sự trong một đường hướng ḥa dịu như đă được ước định. Xem Tachikawa (2000), trang 87.
107. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), từ trang 272 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 194 trở đi.
108. Xem câu thứ ba kể từ phần kết thúc Phần II.
109. CĐ, trang 134.
110. Phỏng vấn với ông Ujijhara Susumu; hồi kư của ông Ujihara nhan đề “Nihongun Jôgun Kiroku” (Hồ Sơ Phục Vụ Của Tôi Trong Quân Đội Nhật Bản) và “Rireki Môshitatesho” (Lời Phát Biểu Về Hồ Sơ Cá Nhân), cả hai đều được viết sau chiến tranh; phỏng vấn ông Uchikawa Ômi (kẻ đă đồn trú tại Đông Dương thuộc Pháp trong các năm 1937-43 và chứng kiến các biến cố). Theo sự tường thuật của ông Ujihara trong tập “Rireki Môshitatesho” của ông nêu trên, vào lúc có sự bổ nhiệm ông làm nhân viên dân sự của quân đội, ông được giao phó công tác “hướng dẫn sự tiến quân của các binh sĩ Nhật Bản vào miền bắc Đông Dương thuộc Pháp, giám sát Việt Nam Phục Quốc Hội, và tham gia vào các hoạt động t́nh báo về thái độ của giới quân sự và dân sự tại Đông Dương”.
111. Phỏng vấn với ông Ujihara Susumu.
112. CĐ, trang 135; HNH, các trang 196-197.
113. Phỏng vấn với các ông Ujihara Susumu và Uchikawa Omi. Một cách ngẫu nhiên, tác giả McAlister (1969), trang 119 nêu ra rằng nhờ sự quảng đại của quân đội Nhật Bản, Phục Quốc Quân đă sở hữu được các vũ khí c̣n trong t́nh trạng khả dụng ước lựng gồm 5,000 khẩu súng trường, 20 khẩu súng trường tự động, 25,000 băng đạn, và 3,000 quả lựu đạn ném tay. Nhưng sự tŕnh bày này không đáng tin tưởng. Trong sự đáp ứng đề ngày 12 Tháng Hai 1979 cho sự ḍ hỏi của tác giả, ông McAlister cho hay rằng các con số nói trên dựa trên số vũ khí mà Quân Đội Đông Dương thuộc Pháp đă bị tịch thu bởi Nhật Bản, và con số các vũ khí sau đó có thể được cung ứng cho phía Việt Nam, và rằng các thống kê dựa trên các báo cáo t́nh báo không công bố mà ông đă nh́n thấy tại Văn Khố Quân Đội Pháp tại Paris. Nói cách khác, các con số trích dẫn bởi ông McAlister là số ước lượng của riêng ông ấy.
114. CĐ, trước sau dùng tên Việt Nam Kiến Quốc Quân (Nation Building Army of Vietnam), như đă nêu ở chú thích số 1.
115. CĐ, trang 134; phỏng vấn với ông Ujihara Susumu. Theo hồi ức của ông Uchikawa Ômi, mặt khác, “Đại Việt Phục Quốc Độc Lập Quân” (Inđepenence Army for the National Restoration of Great Viet) được đứng đầu bởi ông Trần Trung Lập là Tư Lệnh và Ngô Phương Chính là Tư Lệnh Phó (phỏng vấn với ông Uchikawa).
116. Phỏng vấn với ông Ujihara Susumu.
117. Cùng nơi dẫn trên. Theo tác giả Sacks (1949), trang 51, Phục Quốc Quân cũng được nói là đă thiết lập một “chính phủ lâm thời” tại Đồng Đăng.
118. HNH, trang 197.
119. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), từ trang 289 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 65 trở đi và từ trang 241 trở đi. Theo tài liệu ngày hàng được sưu tập bởi Tôa Kenkykyujo, chủ biên (1943), các trang 647-648, 1,052 tù binh chiên tranh Đông Dương thuộc Pháp được trao trả từ Sư Đoàn Năm cho bên Pháp hôm 6 Tháng Mười, và một điện tín đánh đi từ Hà Nội đề ngày 4 Tháng Mười Một báo cáo rằng “quân đội Nhật Bản đă rút lui khỏi khu vực Lạng Sơn”.
120. CĐ, trang 135. Một sự đề cập cũng được đưa ra trong quyển HNH, trang 197, rằng ông Trần Huy Thánh được phái bởi quân đội Nhật Bản đến Lạng Sơn với một nhiệm vụ thuyết phục Phục Quốc Quân hăy triệt thoái về Trung Hoa.
121. Phỏng vấn với các ông Ujihara Susumu và Uchikawa Ômi.
122. CĐ, trang 135.
123. HNH, các trang 197-199.
124. HNH, cùng nơi dẫn trên, trang 199; Sacks (1949), trang 61; Jiang Yong Min (1971), từ trang 127 trở đi.
125. HNH, trang 200.
126. HNH, trang 195 nói rằng khi Toán Phát Thanh được tổ chức tại Đài Bắc, tổng cộng có 21 đồng chí tụ họp lại. Cùng tác giả, trong HNH, trang 201 nói rằng vào Tháng Năm 1946, bảy tháng sau cuộc đầu hàng của Nhật Bản, “tất cả 21 người trong chúng tôi” đă được di chuyển bởi một chiếc tàu Trung Hoa từ Đài Loan sang Quảng Châu. Các lời tường thuật này cho thấy tất cả họ kể cả Hoàng Nam Hùng vẫn ở lại Đài Bắc trong suốt thời kỳ có Chiến Tranh Thái B́nh Dương.
127. CĐ, trang 137.
128. CĐ, trang 137; phỏng vấn với các ông Tsuchiya Yonekichi và Cá Nhân B.
129. CĐ, các trang 137-138.
130. Trương Bửu Lâm, (1973), các trang 243-245.
131. Allison (1971), chương 1.
132. Cùng nơi dẫn trên, các Chương 3 và 5.
133. Cùng nơi dẫn trên, từ trang 144 trở đi.
134. Bài viết này để lại nhiều điều đáng phân tích về ư định hay mục đích cụ thể của bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản tại Quảng Đông và Nam Ninh cũng như của Sư Đoàn Năm trong việc ủng hộ Phục Quốc Quân. Hơn nữa, điều vẫn chưa hay biết là liệu Tominaga và các sĩ quan tham mưu thuộc cấp của ông tại Ban Thứ Nhất Bộ Tổng Tham Mưu có sự hiểu biết cụ thể về sự hiện hữu và hoạt động của Phục Quốc Quân hay không.
135. Bôeichô Senshishitsu, chủ biên (1975), từ trang 289 trở đi; Nihon Kokusai Seiji Gakkai, chủ biên (1963), từ trang 239 trở đi.
136. Kể từ khi viết ấn bản nguyên thủy bằng tiếng Nhật này, tác giả đă có ấn hành hai tác phẩm Shiraishi (1982) và Shiraishi (1984) để phân tích điểm này.
137. Liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, xem Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Khu Tự Trị Việt Bắc (1975); Yoshizawa Minami (1971).
138. Măi cho đến ngày 13 Tháng Mười Hai 1940, Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương, Jean Decoux mới công khai thừa nhận rằng cuộc nổi dậy thực sự đă xảy ra. Tôa Kenkyujo, chủ biên (1943), trang 682.
139. Phỏng vấn với Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn và Bác Sĩ Hồ Tá Khanh.
140. Các giới chức thẩm quyên Đông Dương thuộc Pháp nhiều lần đưa ra một thông cáo vào các ngày 24 Tháng Chín, 27 Tháng Chín và 19 Tháng Mười Một khuyến cáo dân chúng “không nên nghe những lời đồn vô căn cứ”. Xem tờ báo Đông Pháp (xuất bản tại Hà Nội), ngày 25 và 27 Tháng Chín; và Tôa Kenkyujo, chủ biên (1943), trang 678. Các số báo ra ngày 3, và 4 Tháng Mười 1940 của tờ Đông Pháp cũng tường thuật rằng các giới chức thẩm quyền Đông Dương thuộc Pháp đang cố gắng để kiểm soát sự giao thông giữa khu vực Lạng Sơn với các nơi khác.
141. CĐ, các trang 139-140.
142. Một tập truyền đơn ấn hành bởi Phục Quốc Hội tại Tôkyô vào ngày 26 Tháng Chín 1941, đồng kư tên bởi ông Cường Để, Hội Chủ Việt Nam Phục Quốc Hội, và ông Lê Nam, Tổng Thư Kư Ban Chấp Hành Trung Ương. Tờ truyền đơn được t́m thấy trong hồ sơ “Papiers Decoux”, lưu trữ tại Văn Khố Quốc Gia, Phần Hải Ngoại (Archives Nationales, Section Outre-Mer (tại Paris, giờ đây đă được dời xuống Aix-en-Provence).
***
CÁC DANH XƯNG BẰNG VIỆT NGỮ, NHẬT NGỮ VÀ HOA NGỮ
A. Các Địa Điểm
Amakusa
Bắc Sơn
Beijing – Bắc Kinh
Chongqing – Trùng Khánh
Đồ Sơn
Đồng Đăng
Fujian – Phúc Kiến
Guangzhou – Quảng Châu
Guangdong – Quảng Đông
Guangxi – Quảng Tây
Hải Pḥng
Hainan Island – Đảo Hải Nam
Hankou – Hán Khẩu
Hangzhou – Hàng Châu
Hà Nội
Hong Kong – Hương Cảng
Huế
Hunan – Hồ Nam
Koishikawa Ward – Phường Koishikawa
Kumamoto Prefecture (Ken) – Quận, Huyện Kumamoto
Lạng Sơn
Lukow-kiao – Lư Cầu kiều
Luoyang – Lạc Dương
Kowloon – Khu Cửu Long [trong Hương Cảng]
Macao
Nampo –
Nanjing – Nam Kinh
Nanning – Nam Ninh
Qinzhou Bay
Sài G̣n
Shanghai – Thượng Hải
Tokyo – Đông Kinh
Ômori Ward – Phường Ômori
Sakura Jôsui
Taipei – Đài Bắc
Tianjin – Thiên Tân
Wuhan – Vũ Hán
Zhejiang – Triết Giang
B. Các Nhân Vật
Chí Điền sẽ trỏ thành Shida
Chin Ki-Sei – Trần Huy Thánh [hay Trần Hy Thảnh, ND]
Cường Để
Đặng Ngọc Châu
Đặng Nguyên Hùng
Đặng Sư Mặc
Điền Thôn – Tamura
Đỗ Khải Hoàn
Duan Qirui – Đoàn Kỳ Thụy [? ND]
Dương Bá Trạc
Đường Văn Thu
Fukushima Yasumasa
Giáp Ngọc Minh
Gondô Masatake
Gamada có thể là … [? ND]
Hayashi Yoshihide
Hồ Học Lăm, hay Hồ Ngọc Lăm
Ḥa Chi, Ḥa Chí hay Ḥa Tri, Ḥa Trí – Wachi Yôji
Hoàng B́nh
Hoàng Lương
Hoàng Nam Hùng
Inukai Takeru – Khuyển Dưỡng Nghị [? ND]
Inukai Tsuyoshi
Jiang Jieshi (Chiang Kai-shek) – Tưởng Giới Thạch
Kadomatsu Shôichi
Kashiwabara Buntarô
Komatsu Kiyoshi
Konoe Ayamaro
Lê Kiên
Lê Nam
Lê Toàn
Lê Trung
Lin De Shun – tức Rin Toku Jun theo phát âm bằng Nhật Ngữ [Lâm Đức Thuận? ND]
Mai Văn Thông
Masui Jun‘ichi
Matsui Iwane
Matsubayashi – Tùng Lâm, theo phát âm trong tiếng Việt.
Minami Kazuo
Muta Hanako, có thể là … [? ND]
Nakai Matsutarô
Nakano Hidemitsu
Ngô Đ́nh Diệm
Ngô Phương Chính
Nguyễn Đại Khả
Nguyễn Hải Thần – Vũ Hải Thu
Nguyễn Rĩnh Nhiếp
Nguyễn Thế Nghiệp
Nguyễn Thức Canh – Trần Hữu Công
Nguyễn Văn Trung
Nguyễn Xuân Chữ
Nishihara Issaku
Nishihara Mitsugu
Nông Quốc Long
Ohana – cách gọi thông thường hay biệt danh của bà Muta Hanako
Ôkawa Shumei
Ômiya Komaki
Phạm Hồng Thái
Phan Bội Châu
Phan Thúc Ngô
Phan Trọng Đoan
Shida – Chí Điền theo phát âm trong tiếng Việt
Takamatsu, sẽ là … [? ND]
Tản Anh
Tamua – Điền Thôn
Tominaga Kyôji
Tôyama Mitsuru
Trần Bội Long
Trần Hữu Công – Nguyễn Thức Canh, và Trần Trọng Khắc
Trần Huy Liệu
Trần Huy Thánh – trong Nhật ngữ là Chin Ki-Sei, và Trần Văn An
Trần Hy Thánh – Trần Huy Thánh
Trần Minh Đức
Trần Phúc An – Trần Văn An, và Trần Huy Thánh
Trần Quang Vinh
Trần Trọng Khắc – Trần Hữu Công, và Nguyễn Thức Canh
Trần Trung Lập
Trần Văn An – Trần Huy Thánh
Trần Văn Ân
Tráng Liệt
Trung Giả Anh-Phú, hay Trung Dă Anh Quang – Nakano Hidemitsu
Trương An Mẫn [hay Trương Anh Mẫn, được ghi không đồng nhất trong nguyên bản, ND]
Trương Bửu Lâm
Tùng Lâm – Matsubayashi
Ujihara Susumu
Vơ Đ́nh Dy [không thấy nhắc đến trong nguyên bản, ND]
Vũ Hải Thu – Nguyễn Hải Thần
Vũ Hồng Khanh
Wachi Yôji
Wang Jingwei
Wang Kemin
Wang Zhaoming
Yamane Dôichi
Yazaki Kanju
C. Các Tổ Chức và Các Danh Xưng Khác
Ajia Renmei – Asian league – Liên Đoàn Á Châu
Betomanu-go Hôsôhan – Vietnamese Broadcasting Team (in Taipei): Toán Phát Thanh Tiếng Việt (tại Đài Loan)
Cao Đài (một giáo phái)
Dai-go Shidan – The Fifth Divison: Sư Đoàn Thứ Năm
Dai-hachi-Ka – Section Eight: Pḥng Tám (thường được gọi là Bôryaku-ka – Pḥng Các Hoạt Vụ Bí Mật) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội tại Đông Kinh
Dai-ichi-Bu – The First Department (Ban Thứ Nhất) (thường được gọi là Sakusen-bu; Ban Chiến Lược Quân Sự và Hành Quân) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội tại Đông kinh.
Dainan Kôchi – Công Ty Đại Nam
Dai-ni Chuka Gakusha – Nhà Nội Trú Thứ Nh́ Dành Cho các Sinh Viên Trung Hoa
Dai-nijuichi Gun – Quân Đoàn thứ 21 (tại Quảng Đông)
Dai-nijuni Gun – Quân Đoàn thứ 22 tại Quảng Tây
Đại Việt Phục Quốc Độc Lập Quân – Independence Army for the National Restoration of Great Viet
Đông Du Movement – Phong trào Đông Du: Phong trào du học hải ngoại tại Nhật Bản
Đông Dương Cộng Sản Đảng – Indochinese Communist Party
Futsuin Kokkyô Kanshidan – French Indochinese Border Monitoring Body (Cơ Quan Theo Dơi Biên Giới Đông Dương thuộc Pháp: Nishihara Kikan)
Guangdong – Kanton Tokumu Kikan: Guangdong Special Service Agency: Sở Đặc Vụ Quảng Đông
Gyôchisha – Oyochi Society: Hội Oyochi
Hoa Nam Văn Hóa Hiệp Hội - South China Cultural Association
Indoshina Chuton-Gun – Lực Lượng Đồn Trú tại Đông Dương
Indoshina Haken-Gun – Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương
Jôhô-Ka – Information Section (Pḥng Thông Tin) (của Phủ Toàn Quyền Nhật Bản tại Đài Loan)
Kagesa Agency (Kikan)
Kisaragi-Kai – February Society: Hội Tháng Hai
Kokuryu-Kai – Black Dragon Society: Hội Hắc Long
Koumingtang – Chinese Nationalist Party: Trung Hoa Quốc Dân Đảng
Matsubara Hotel
Matsushita Mitsuhiro
Meijiro Miđle School
Minami-Shina Hômen-Gun – South China Theatre Force: Lực Lương Chiến Trường Đông Dương
Nishihara Kikan – Nishihara Mission: Phái Bộ Nishihara – Futsuin Kokkyo Kanshidan
Okada
Ran Kikan – Orchid Agency: Cơ Quan Hoa Lan
Rekisen Primary School
Rikugun Shikan-Gakkơ – Army Academy: Học Viện Lục Quân
Sakusen-Bu and Sakusen-Ka: Ban và Pḥng Chiến Lược Quân Sự và Hành Quân của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội tại Đông Kinh. Cũng xem: Dai-ichi-Bu
Sanbô-Honbu – The Army General Staff Office in Tôkyô: Văn Pḥng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội tại Tôkyô
Seiji-Keizai-Ka Senmon-bu, dịch sát nghĩa là Khóa Học Đặc Biệt của Khoa Kinh Tế và Chính Trị Học, Đại Học Waseda
Seijo Chugaku – Seijo Middle School
Shanghai Dôbun Shoin – Shanghai School of Same Letters (Trường Đồng Văn [?] tại Thượng Hải).
Shina Haken-Gun – Lực Lượng Viễn Chinh Trung Hoa
Shinbu Gakko – Shinbu Military School
Taiwan Sôtokufu – Phủ Toàn Quyền Nhật Bản tại Đài Loan
Taiwan Takushoku Kaisha – Taiwan Colinization Corporation: Tổ Hợp Thuộc Địa Đài Loan.
Teikoku-Daigaku Igakubu – Medical School of Imperial University
Tôkyô Dôbun Shoin – Tôkyô School of Same Letters
Tôkyô Kôtô Shihan Gakkô – Tôkyô Higher Normal School
Việt Minh – viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (League for the Indepence of Vietnam
Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội – Society of Comrades for the Revolution of Vietnam
Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội – League for the Revolution of Vietnam
Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội – League for the Revolution of Vietnam
Việt Nam Duy Tân Hội – Society for the Renovation of Vietnam
Việt Nam Kiến Quốc Quân – Nation Building Army of Vietnam
Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội – League for the National Restoration of Vietnam
Việt Nam Phục Quốc Hội – Society for the national Restoration of Vietnam
Việt Nam Phục Quốc Quân – National Restoration Army of Vietnam
Việt Nam Quang Phục Hôi – Society for the Revival of Vietnam
Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng – Vietnamese National Revolutionary Party
Việt Nam Quốc Dân Đảng – Vietnamese Nationalist Party
Việt Nam Trung Ương Chấp Hành Ủy Viên Hội – Central Executive Committee of Vietnam
Waseda Univeristy – Đại Học Waseda
Xin Xin Hotel – Khách Sạn Tân Tân, theo phát âm trong tiếng Việt
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách và Các Bài Viết:
Allison, Grahạm 1971. Essence of Decision, Boston: Little Brown and Company
Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảngf Khu Tự Trị Việt Bắc (The Party History Study Committee of the Autonomous District of Việt Bắc), biên tập. 1975 Lịch Sử Cứu Quốc Quân (The Hustory of the National Salvation Army), Nxb Việt Bắc
Bôeichô Senshitsu – Japan Defense Agency Military History Archives (Văn Khố Quân Sử, Cơ Quan Pḥng Vệ Nhật Bản), biên tập năm 1973; Daitôa Sensô Kaisen Keii – Circumstances That Led to the Outbreak of the Greater East Asian war (Các T́nh Huống Đă Dần Tới Sự Bùng Nổ Cuộc Chiến Tranh Đại Đông Á), tập I, Tôkyô: Asagumo Shinbunsha
Bôeichô Senshitsu – Japan Defense Agency Military History Archives (Văn Khố Quân Sử, Cơ Quan Pḥng Vệ Nhật Bản), biên tập năm 1975. Shina Jihen Rikugun Sakusen – The Army‘s Operations in the China Incident (Các Hoạt Động Của Quân Đội Trong Biến Cố Trung Hoa), tập 3, Tôkyô: Asagumo Shinbunsha
Cường Để. 1957. Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để (The Revolutionary Life of Cường Để), Sàig̣n: xuất bản bởi Tráng Liệt – viết tắt là CĐ
Devillers, Phillipẹ 1953. Histoire du Vietnam: 1940 à 1952, Paris: Édition du Seuil
Đông Pháp newspaper (báo Đông Pháp) (xuất bản tại Hà Nội)
Duiker, William. 1976. The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941, Ithaca and London: Cornell University Press
Hoàng Nam Hùng. 1959. Năm mươi năm Cách Mạng Hải Ngoại: Hồi Kư (50 Years of Revolutionary Activities Abroad: Memoirs), Chợ Lớn: xuất bản bởi tác giả, viết tắt là HNH
Hồng Chương. 1962. “Cường Để, Anh hùng cứu nước hay Việt gian bán nước?” (Cường Để: Was He a Hero-rescuer of the Nation, or a Wicked Traitor of Vietnam?), Nghiên Cứu Lịch Sử, số 43
Itô Masanori. 1958. Gunbatsu Kôbôshi – A History of the Rise and Fall of the Warlords (Lịch Sự Sự Trổi Dậy và Sụp Đổ Của Các Sứ Quân), tập 3, Tôkyô: Bungei Shunjusha
Jiang Yong Min. 1971. Hu Zhi Ming zai Zhongguo (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc), Taipei: Zhuanji Wenxue Chubanshe
Kajima Heiwa Kenkyujo – Kajima Institute of International Peace (Viện Kajima về Ḥa B́nh Quốc Tế), biên tập năm 1973. Nihon Gaikôshi – Diplomatic History of Japan (Lịch Sử Bang Giao Của Nhật Bản), tập 22. Tôkypô: Kajima Kemkyujo Shuppankai.
Komatsu Kiyoshi. 1955. Vetonamu (Vietnam), Tôkyô: Shinchôsha
Marr, David. 1971. Vietnamese Anticolonialism: 1885-1925, Berkeley: University of California Press
Maruyama Shizuo. 1950. Ushinawaretaru Kiroku: Taika-Nanpô Seiryaku Hishi (Lost Records: A Hidden History of Political Maneuvering toward China and the Southern Area: Các Tài Liệu Thất Lạc: Lịch Sử Bị Che Dấu về sự Vận Dụng Chính Trị đối với Trung Hoa và Miền Nam), Tôkyô: Kôraku Shobô
Matsumoto Ken‘ichi. 1975. Ajia. Kara no Bômeisha Gunzô” – Portraits of Political Exiles from Asia (Chân dung Các Nhà Lưu Vong Chính Trị từ Á Châu), Dentô to Gendai – Tradition and the Present Age (Truyền Thống và Thời Đại Hiện Tại), no. 32
McAlister, John T. Jr. 1969. Vietnam: The Origins of Revolution, New York: Alfred A. Knopf
Nihon Kindai Shiryô Kenkyukai (Japanese Modern Historical Documents Study Group: Nhóm Nghiên Cứu Tài Liệu Lịch Sử Hiện Đại Nhật Bản), biên tập. 1971. Nihon Riku-Kaigun no Seido, Soshiki, Jinji (The Institutions, Structures and Personnel Admisnistration of the Japanese Army and Navy: Các Định Chế, Cơ Cấu và Sự Quản Trị Nhân Viên của Lục Quân và Hải Quân Nhật Bản), Tôkyô: University of Tôkyô Press
Nihon Kokusai Seiji Gakkai (Japan Association of International Relations: Hiệp Hội Quan Hệ Quốc Tế Nhật Bản), biên tập. 1963. Taiheiyô Sensô e no Michi (The Road to the Pacific War: Con Đường Dẫn Tới Chiến Tranh Thái B́nh Dương), tập 6, Tôkyô: Asahi Shinbunsha
Phan Bội Châu. 1957. Phan Bội Châu Niên Biểu (Phan Bội Châu‘s Memoirs), Hà Nội, Nxb. Văn Sử Địa
Sacks, Milton. 1949. Political Alignments of Vietnamese Nationalists, Washington, D.C.: Office of Intelligence Research, U.S. Department of State.
Satô Kenryô. 1966. Daitôa Sensô Kaikoroku (Recollections of the Greater East Asian War: Hồi Tưởng về Cuộc Chiến Tranh Đại Đông Á), Tôkyô:Tokuma Shoten
Shiraishi Masaya. 1982. “La présence japonaise en Indochine (1940-1945)”, trong sách của Paul Isoart và các tác giả khác, Indochine Francaise 1940-1945 [Đông Dương thuộc Pháp, 1940-1945), Paris: Presses Universitaires de France
Shiraishi Masaya. 1984. “Chan Chon Kimu Naikaku Setsuritsu (1945 nen 4 gatsu) no Haikei” (The Background to the Formation of the Trần Trọng Kim Cabinet on April 1945: Hậu Trường Của Sự Thành Lập Nội Các Trần Trọng Kim hồi Tháng Tư, 1945), trong sách do Tsuchiya Kenji và Shiraishi Takashi đồng biên tập, Tônan Ajia no Seiji Bunka (Politics and Culture in Southeast Asia: Chính Trị và Văn Hóa tại Đông Nam Á), Tôkyô: University of Tôkyô Press (Phiên bản tiếng Anh với nhan đề “The Background to the Formation of the Trần Trọng Kim Cabinet in April 1945” được in trong sách do Shiraishi Takashi và Furuta Motoo cùng biên tập, Indochina in the 1940s and 1950s, Ithaca: Southeast Asia Program, Cornell University, 1992). [Bản dịch tiếng Việt sẽ được đăng tải nơi đây, ND]
Shiraishi Masaya. 1985. “Vietnam Under the Japanese presence and the August Revoltuion”, International Studies, số 2, ấn hành bởi Suntory Toyota International Center for Economics and Related Disciplines, London School of Economics and Political Science.
Shiraishi Masaya. 1986. “Dainiji Taisenki no Nihon no Tai-Indoshina Keizai Seisaku” (Japanese Economic Policy toward Indochina during the Second World War: Chính Sách Kinh Tế Của Nhật Bản Đối Với Đông Dương Trong Suốt Thời Đệ Nhị Thế Chiến), Tônan Ajia: Rekishi to Bunka (Southeast Asia: History and Culture: Đông Nam Á: Lịch Sử và Văn Hóa), số 15.
Shiraishi Masaya. 1993. Betonamu Minzoku Undô to Nihon-Ajia: Fan Bi Chau no Kakukumei Shisô to Taigai Ninshiki (Vietnamese Nationalism and Its Relations with Japan and Asia: Phan Bội Châu‘s Ideas of Revolution and the World), Tôkyô: Gan‘nandô Shoten (Bản dịch tiếng Việt: Phong Trào Dân Tộc Việt Nam và Quan Hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về Cách Mạng và Thế Giới, 2 tập, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia
Shiraishi Masaya và Furuta Motoo. 1977. “Taiheiyô Sensô-ki no Nihon no Tai-Indoshina Seisaku” (Japan‘s Policy toward Indochina in the Pacific War Era: Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương Trong Thời Chiến Tranh Thái B́nh Dương), Ajia Kenkyu (Asian Studies: Nghiên Cứu Á Châu), bộ 23, số 3 (Bản dịch sang tiếng Anh với nhan đề “Two Features of Japan‘s Indochina Policy During the Pacific War: Hai Đặc Điểm trong Chính Sách Đối Với Đông Dương Của Nhật Bản trong Thời Chiến Tranh Thái B́nh Dương” được ấn hành trong sách do Shiraishi Takashi và Furuta Motoo cùng biên tập, Indochina in the 1940s and 1950s, Ithaca: Southeast Asia Program, Cornell University, 1992.
Tachkawa Kyoichi. 2000. Dainiji Sekai-Taisen to Furansu-ryo Indoshinaôa (World War and French Indochina: Thế Chiến và Đông Dương thuộc Pháp), Tôkyô: Sairyu-sha
Tôa Kenkyujo. Research Institute of East Asia, chủ biên. 1943. Tôa Nisshi (East Asian Daily Record: Sưu Tập Tài Liệu Hàng Ngày Về Đông Á), tập 2, Tôkyô
Trần Huy Liệu. 1960. Lịch sử tám mươi năm chống Pháp (80 years of Resistance against France), Hà Nội: Nxb. Sử học, bộ 2, quyển 2.
Trần Huy Liệu và các tác giả khác. 1957. Xă hội Việt Nam trong thời Pháp Nhật (Vietnamese Society during the Era of Joint Control by France and Japan), tập 2, Hà Nội: Nxb. Văn Sử Địa (Phiên bản tiếng Nhật trong sách biên tập bởi Ajia-Afurika Kenkyujo [Afro-Asian Institute of Japan], nhan đề Shiryo Betonamu Kaihô-shi [Documents on the History of Vietnamese Liberation: Tài liệu về Cuộc Giải Phóng Việt Nam], tập 1, Tôkyô: Rôdô Junpôsha, 1970).
Trần Trọng Khắc. 1971. Năm mươi bốn năm Hải Ngoại (54 Years of Life Abroad), Sài G̣n: tác giả tự xuất bản.
Trần Văn Giàu. 1963. Giai Cấp Công Nhân Việt Nam (The Working Class in Vietnam), Hà Nội: Nxb. Sử học
Trương Bửu Lâm. 1973. “Japan and the Disruption of the Vietnamese Nationalist Movement”, trong sách biên tập bởi Walter F. Vella, Aspects of Vietnamese History, Honolulu: University Press of Hawaii
Werner, Jayne. 1976. “The Cao Đài: The Politics of a Vietnamese Syncretic Religious Movement”, luận án tiến sĩ đệ tŕnh tại Đại Học Cornell Universitỵ
Yoshizawa Minami. 1971. “Nihon-Furansu Shihaika no Betonamu ni okeru Minzoku Tôitsu Sensen Undôshi” (The History of the National United Front Movement in Vietnam during the Joint Control by Japan and France: Lịch Sử Của Phong Trào Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc trong thời Pháp Nhật), phần 1-3, Ajia Afurika Kenkyu (Quarterly Bulletin of Third World Studies, bộ 11, các số 8, 10, 11
Yoshizawa Minami. 1986. Sensô Kakudai no Kôzu: Nihon-gun no Futsuin Shinch u (The Pattern of War Expansion: The Japanese Army‘s occupation of French Indochina: Mô H́nh Của Sự Mở Rộng Chiến Tranh: Sự Chiếm Đóng của Quân Đội Nhật Bản tại Đông Dương thuộc Pháp), Tôkyô: Aoki Shoten.
B. Các Tài Liệu Văn Khố và Các Tài Liệu Không Được Ấn Hành Khác
Văn Khố Quốc Gia, Pḥng Hải Ngoại
“Hồ Sơ Decoux”
Bôeichô Senshishitsu (Japan Defense Agency, Military History Office: Cơ Quan Pḥng Vệ Nhật Bản, Văn Pḥng Quân Sử)
“Futsuin Mondai Keii Tsuzuri (File on the Development of French Indochinese Issues: Hồ Sơ Về Các Sự Phát Triển Các Vấn Đề Đông Dương thuộc Pháp) MHO file
Gaimushô gaikô Shiryôkan (Ministry of Foreign Affairs, Diplomatic Record Office: Bộ Ngoại Giao, Pḥng Tài Liệu Ngoại Giao)
“Futsukoku Naisei Kankei Zassan, Zokuryô kankei, Indoshina Kankei, Annan Ôzoku Honpô Bômei Kankei” (A Collection of Miscellaneous Articles Concerning French Internal/Politics/Overseas Possessions/Indochina/Members of the Annamese Royal Family in Exile in Japan: Sưu Tập Các Bài Viết Linh Tinh Liên Quan Đến Nội Bộ Nước Pháp/Chính Trị/Các Lănh Thổ Thuộc Địa Hải Ngoại/Đông Dương/Các Thành Viên Của Hoàng Gia An Nam Sống Lưu Vong Tại Nhật Bản) DRO file
Ujihara Susumu. “Nihongun Jugun Kiroku” (The Record of My Service in the Japanese Army: Tài Liệu Phục Vụ Của Tôi trong Quân Đội Nhật Bản)
Ujihara. “Rireki Môshitatesho” (A Statement of Personal Record: Lời Phát Biểu Về Tài Liệu Cá Nhân)
C. Các Cuộc Phỏng Vấn
Hayashi Hidezumi (người đă giữ chức vụ Trưởng Pḥng Cảnh Sát Cao Cấp Đặc Biệt (Special Higher Police Section) và sau đó là Thiếu Tá của Quân Cảnh Thượng Hải (Shanghai Military Police) từ Tháng Ba 1938 đến Tháng Hai 1942, và làm Sĩ Quan Tham Mưu, sau đó là Trung tá Quân Cảnh, và kế tiếp là Đại Tá Quân Cảnh của Lực Lượng Đồn Trú ở Đông Dương [Indoshina Chuton-Gun] từ Tháng Một 1944 đến Tháng Tám 1945), được thực hiện tại Tôkyô, vào các ngày 9, 21, 23 và 29 Tháng Ba, 1982, và ngày 15 Tháng Sáu, 1976.
Hồ Tá Khanh (là Bộ Trưởng Kinh Tế trong chính phủ Trần Trọng Kim từ Tháng Tư đến Tháng Tám 1945), được thực hiện tại Paris hôm 30 Tháng Mười Một, 1978.
Hoàng Xuân Hăn (là Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Trần Trọng Kim từ Tháng Tư đến Tháng Tám, 1945), được thực hiện tại Paris hôm 26 Tháng Mười Một, 1978.
Kadomatsu Shôichi (phục vụ tại Pḥng Tám Bộ Tổng Tham Mưu từ năm 1938 đến cuối năm 1941 và đă ở tại Đông Dương thuộc Pháp trong các năm 1938 và 1939), được thực hiện tại Đông Kinh hôm 26 Tháng Năm, 1979.
Matsushita Mitsuhiro (Chủ Tịch Công Ty Đại Nam đặt trụ sở ở Sài G̣n từ thời tiền Chiến Tranh Thái B́nh Dương), được thực hiện tại Sàig̣n các hôm 20 Tháng Hai và 8 Tháng Ba, 1975, và tại Đông Kinh hôm 30 Tháng Sáu, 1976.
Ozaki Masaji (là sĩ quan tham mưu tại Pḥng Tám từ mùa hè năm 1940 cho đến Tháng Bảy 1945), phỏng vấn bằng điện thoại thực hiện ngày 29 Tháng Năm, 1979.
Tsuchiya Yonekichi (người bị trưng tập làm việc cho Tổng Hành Dinh Quân Đội Đài Loan từ Tháng Ba 1938 đến Tháng Tám 1945, và trong suốt thời gian đó đă được biệt phái tạm thời sang Hà Nội như một thành viên của Sở Đặc Vụ (Special Service Agency) tại Hà Nội bắt đầu từ Tháng Tư 1938), được thực hiện tại Đông Kinh hôm 25 Tháng Năm, 1979.
Uchikawa Ômi (người đă trú ngụ tại Đông Dương thuộc Pháp từ 1937-43 như một nhân viên của một công ty mậu dịch và sau đó là Tổ Hợp Thuộc Địa Taiwan Takushoku Corporation, dưới tên là Yamane Dôichi, người hiểu biết thấu đáo về t́nh h́nh Đông Dương lúc bấy giờ), được thực hiện tại Kôchi hôm 31 Tháng Ba, 1981.
Ujihara Susumu (người phục vụ như một nhân viên dân sự của Sư Đoàn Thứ Năm dưới quyền chỉ huy của Lực Lượng Chiến Trường Hoa Nam từ Tháng Bảy đến Tháng Chín 1940; và như một nhân viên dân sự của quân đội và Trưởng Cơ Quan Ujihara, trực thuộc Pḥng T́nh Báo của Văn Pḥng Tham Mưu, Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương, từ Tháng Mười 1940 đến Tháng Một 1942), được thực hiện tại Kôbe hôm 6 Tháng Chín 1981.
Yamaguchi Getsurô (người phục vụ cho Cơ Quan Hoa Lan - Ran Agency tại Trung Hoa, dưới quyền của Wachi Yoji), được thực hiện tại Yokohama hôm 14 Tháng Sáu, 1979.
Cá Nhân A (muốn được ẩn danh, đă phục vụ như một thông dịch viên làm việc với Bộ Chỉ Huy của Lực Lượng Đồn Trú Đông Dương từ Tháng Chín 1940 đến Tháng Bảy 1941, và sau đó như một nhân viên của một công ty mậu dịch được cử nhiệm tại văn pḥng Đông Dương thuộc Pháp của công ty, được thực hiện tại Đông Kinh hôm 16 Tháng Tư, 1976.
Cá Nhân B (muốn được ẩn danh, và là một trú nhân gốc Việt Nam tại Đông Kinh kể từ thời gian trước chiến tranh), được thực hiện tại Đông Kinh hôm 17 Tháng Mười Hai [không có ghi thuộc năm nào, ND].
_____
Nguồn: Masaya Shiraishi, The Vietnamese Phục Quốc League and the 1940 Insurrection, November 2004.
***
PHỤ CHÚ của NGÔ BẮC:
* a) Quyển Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để, Phỏng Vấn Kư Của Một Kư Giả Người Nhật, của Cường Để, Saig̣n, Nhà In Tôn Thất Lễ, 1957, nơi trang 131-132 có ghi về việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội cùng thành phần lănh đạo như sau:
(Bắt đầu trích) Về sự cải tổ Quang Phục Hội ra làm Phục Quốc Đồng Minh Hội này, bỉ nhân [tiếng tự xưng của ông Cường Để trong suốt tập hồi kư, chú của người dịch] có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng từ trước, nên khi ấy số người tham dự tuy ít, cũng không trở ngại cho sự tiến hành. Chương tŕnh hội do bỉ nhân dự thảo sẵn, khi ấy th́ đem ra thảo luận và sửa đổi đôi chút, rồi quyết định ngay. Đoạn, giao Trương Anh Mẫn viết cẩn thận một bản để in. Và cuộc hội nghị đă bàu ra một ủy ban chỉ đạo gồm có:
Bỉ nhân làm Ủy viên trưởng Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội.
- Ngoại vụ Trần Hy Thánh
- Tổ chức Vũ Hải Thu
- Tuyên truyền Trương Anh Mẫn
- Huấn luyện Hồ Học Lăm
- Tài chính Trần Hữu Công
- Điều tra Hoàng Nam Hùng
- Tổng thư kư Đặng Nguyên Hùng
Khi mọi việc sắp đặlt xong rồi, ngày 21 tháng 3 [năm 1939] bỉ nhân lại cử Trương Anh Mẫn và Hoàng Nam Hùng về Hồng Kông, để đi Quảng Châu tiến hành các việc liên lạc, tổ chức v.v…
Hôm sau, bỉ nhân cũng từ Thượng Hải về Đông Kinh…. [hết trích].
So sánh, trong danh sách ban chỉ đạo của tác giả Shiraishi đuoc dịch ở trên, chúng ta không thấy có tên ông Hồ Học Lăm, phụ trách Huấn Luyện.
* b) Trong cùng sách dẫn trên, tức quyền hồi kư của Cường Để, nơi các trang 134-135 có viết về cuộc khởi nghĩa của Phục Quốc Quân ở Lạng Sơn hồi tháng 9 năm 1940 như sau:
(Bắt đầu trích) Ngày 12 tháng 8 năm 1940, bỉ nhân ủy Trần Hy Thánh làm đại biểu của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội trú tại Quảng Đông, giao quyền được trực tiếp giao thiệp với Quân-bộ Nhật ở miền nam Trung Quốc, để tiến hành việc Hội ở mọi phương diện ấy cho tiện.
Tháng 9 năm ấy, khi quân đội Nhật sắp từ biên giới Quảng Tây tiến vào Đồng Đăng và Lạng Sơn, quân bộ có giúp cho Trần Hy Thánh tổ chức Việt Nam Kiến Quốc Quân. Trần Hy Thánh đưa Trần Trung Lập và Hoàng Lương (tức Mạnh Lương) từ Quảng Châu sang Quảng Tây để cầm quân ấy. Trần Trung Lập làm tổng tư lệnh, Hoàng Lương làm phó tư lệnh, mỗi người chỉ huy một đạo quân.
Ngày 22 tháng 9, Kiến Quốc Quân cùng quân Nhật đánh vào Đồng Đăng và Lạng Sơn, khắp nước ai cũng mừng, người Pháp rất lo sợ.
Chính phủ Pháp liền cúi đầu chịu những điều kiện Nhật Bản yêu cầu. Mục đích của Nhật chỉ cốt bắt Pháp thôi vận tải vật liệu cho Trùng Khánh mà thôi, chứ không định dùng vũ lực đuổi người Pháp đi khỏi Việt Nam, nên khi Pháp chịu khuất phục rồi, Nhật đ́nh chỉ ngay các hành động quân sự.
Khi đă quyết định đ́nh chỉ các hành động quân sự, quân bộ Nhật có bảo Trần Hy Thánh nên ra lệnh cho Kiến Quốc Quân lui sang Tàu đi, không th́ khi Pháp xuất binh đánh dẹp, quân đội Nhật không giúp được đâu, v́ Nhật đă kư hiệp định với Pháp rồi.
Ngay chiều tối hôm ấy, đại tá Nakai cùng Trần Hy Thánh từ Hà Nội đi xe hơi lên Lạng Sơn, t́m Trần Trung Lập và Hoàng Lương, bảo nên thoái binh.
Hoàng Lương nghe lời, lui ngay về mạn Quảng Tây. Trần Trung Lập không nghe, nhất định kháng chiến với Pháp.
Kết cuộc, ngày 26 tháng 12 năm ấy, thua trận Lục B́nh, Trần Trung Lập v́ nước hy sinh!
Trần Trung Lập, người Bắc Ninh, năm 1917, cùng Lương Ngọc Quyến phá ngục Thái Nguyên thất bại, Lương Ngọc Quyến tuẫn nạn; Trần Trung Lập trốn thoát, chạy sang Tàu, lăn lóc hơn 20 năm, học về quân sự, từng làm quan vơ Tàu. Trần Trung Lập là một hội viên Phục Quốc Đồng Minh Hội làm tṛn bổn phận mà hiến thân cho nước. [hết trích]
* c) Liên quan đến lời thú nhận “phản bội” của Nhật Bản đối với Việt Nam Phục Quốc Quân này, tác giả Trần Đức Thanh Phong, người đă sang du học Nhật Bản trong năm 1943 khi 16 tuổi, và đă sống gần Kỳ Ngoại Hầu Cường Để từ đó “cho đến những giây phút cuối cùng của cụ vào đầu tháng 4 năm 1951”, ở bài viết “Những kinh nghiệm bản thân rút ra từ Phong Trào Đông Du”, trong Tập Kỷ Niệm 100 Năm (1905-2005) Phong Trào Đông Du Phan Bội Châu – Cường Để, do Nhà xuất bản Tân Văn & Mekong Center ấn hành tại Tokyo, Nhật Bản năm 2005, nơi trang 73, có thuật lại như sau:
[Bắt đầu trích] Trong một buổi họp, cụ [Cường Để] kể lại việc Nhật Bản thất hứa với cụ khi Nghĩa Quân Việt Nam lợi dụng cơ hội thực dân Pháp đă đầu hàng Đức để đánh vào Đồng Đăng và Lạng Sơn vào ngày 22/9/1940 nhằm châm ng̣i cho một sự nổi dậy chống Pháp, nhưng ngay hôm sau, ngày 23/9/1940, thực dân Pháp thỏa thuận nhượng bộ để cho Nhật tiến quân vào Việt Nam, thế là Nhật bỏ rơi không yểm trợ nữa. Tổng tư lệnh nghĩa quân ta là ông Trần Trung Lập tiếp tục chiến đấu trong sự thiếu thốn vũ khí đạn dược và đă tử trận ngày 26/12/1940 tại Lục B́nh. Kế hoạch khởi nghĩa quân sự thất bại. Nhật để cho Pháp tiếp tục cai trị Đông Dương với điều kiện thỏa măn mọi yêu cầu của Nhật. Việt Nam rơi vào t́nh trạng một cổ hai tṛng.” [hết trích]
* d) Lời trách cứ của tác giả Masaya Shiraishi “rằng Cường Để vẫn ở lại dưới sự bảo vệ của Nhật Bản cho đến lúc cuối đời, tiếp tục đóng vai tṛ một “bù nh́n” của Nhật Bản” nhiều phần có vẻ quá đáng khi chúng ta đối chiếu với các chứng từ hay sự kiện khác.
1. Ở phần kết luận của tập phỏng vấn kư thực hiện cuối năm 1943 về cuộc đời đấu tranh cách mạng của ḿnh (trang 140) , cụ Cường Để tỏ rơ thái độ và ư nguyện của cụ vào thời điểm đó,
[Bắt đầu trích] Bốn mươi năm hoạt động, có lẽ bây giờ mới thấy t́nh h́nh quốc tế và thời cục Á Châu có phần thuận lợi cho công cuộc phục quốc của bỉ nhân, chẳng nói th́ ai cũng đoán biết là ḷng bỉ nhân nay đương phấn khởi hăng hái, và rất sẵn sàng để đối phó với thời cục ngày mai…
… Những nỗi khó khăn đă trải qua trong bấy nhiêu năm phấn đấu, trăm ngh́n cái thất bại lớn nhỏ mà bỉ nhân đă nếm, không những không làm nao núng bỉ nhân, mà c̣n làm cho bỉ nhân càng thêm kiên quyết để theo dơi mục đích cho đến hơi thở cuối cùng.” [hết trích]
2. Liền quan đến mối quan hệ của Cường Để với Nhật Bản, tác giả Trương Bửu Lâm, trong bài “Japan, and the Disruption of the Vietnamese National Movement” đăng tải trong quyển Aspects of Vietnamese History, biên tập bởi Walter F. Vella, xuất bản bởi The University of Hawaii, 1973, nơi các trang 256-258, đă viết như sau:
[Bắt đầu trích và dịch] … Để sửa chữa t́nh h́nh, họ đă triệu tập các nhóm [đấu tranh Việt Nam] để thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Nhân vật mà Đồng Minh Hội này tụ tập chung quanh là ông Cường Để. Vào lúc đó, ông đang sống tại Nhật Bản, và ư nghĩ của Nhật Bản về việc đem ông trở lại Việt Nam để hiện thân cho tinh thần một sự liên minh mới và cũng để lôi kéo sự ủng hộ của các kẻ bảo hoàng cảm thấy rằng triều đại lănh đạo đă nhượng bộ quá nhiều qua sự liên kết chặt chẽ của nó với quyền lực thực dân. Từ năm 1943 trở đi, tuyên truyền của Nhật đă tích cực chuẩn bị cho sự trở về của ông. Nhiều tờ báo Việt ngữ, rơ ràng dưới lệnh truyền từ Nhật Bản, đă thuật lại với nhiều chi tiết cuộc đời cách mạng của Cường Để, cũng như vai tṛ nổi bật của ông trong chính nghĩa dân tộc. Cường Để, như sự việc diễn ra, đă không bao giờ quay lại xứ sở…
Hai câu hỏi cần nêu ra ở đây, nếu chưa được trả lời. Tại sao Nhật Bản đă không mang Cường Để quay trở lại Việt Nam trước năm 1945, và tại sao họ đă phá hỏng sự thống nhất của Việt Nam bằng việc áp đặt sự cai trị trực tiếp tại Nam Kỳ? Tôi phải thú nhận rằng tôi vẫn chưa t́m thấy được một sự trả lời thỏa đáng cho câu hỏi thứ nhất. Một sự giải thích mà tôi nhận được rằng người Nhật sau rốt đă quyết định rằng ông Cường Để không xứng đáng để nhận lănh công việc làm quốc trưởng. Một giả thuyết khác rằng người Nhật đă không xem rằng t́nh h́nh đă chín mùi cho ông vào năm 1943 và vào năm 1945, vị thế của chính họ đă trở nên quá tệ hại đến nỗi họ không c̣n dự kiến bất kỳ công tác nghiêm chỉnh nào tại Việt Nam. Mặt khác, theo ông Masayuki Yokoyama [người đóng vai tṛ như đại sứ của Nhật Bản tại Việt Nam khi có cuộc đảo chính thực dân Pháp tháng 3, 1945, chú của người dịch], nếu Nhật Bản đă không mang Cường Để trở về, không phải v́ Nhật không mong muốn ông ta nữa, mà chỉ v́ ông đă lớn tuổi [khi đó ông Cường Để ở tuổi 64] và sức khẻo yếu kém …” [hết trích dịch]
Lập luận cho rằng v́ ông Cường Để đă lớn tuổi có thể đúng, nhưng bảo sức khỏe yếu kém có lẽ là điều cần xét lại v́ theo tác giả Trần Đức Thanh Phong, trong bài dẫn trên, ông Cường Để vẫn c̣n hăng hái hoạt động, Trong tháng 8 năm 1950, ông Cường Để c̣n hội họp với ông Ngô Đ́nh Diệm và sau đó c̣n du hành sang Thái Lan để hoạt động.
3. Cùng trong bài viết đă dẫn trên, tác giả Trần Đức Thanh Phong cho hay:
[Bắt đầu trích] … “Cụ [Cường Để] thường nêu sự việc Nhật Bản biến Triều Tiên thành thuộc địa và cai trị một cách tàn bạo không kém ǵ bọn Tây Phương… “ [hết trích]
Ở một đoạn khác, tác giả Trần Đức Thanh Phong cho thấy các ư nghĩ thật ḷng của Cường Để qua các mẩu chuyên thân t́nh như sau:
[Bắt đầu trích] … Lần đầu được diện kiến cụ Cường Để vào đầu tháng 9 năm 1943, trong hơn một tiếng đồng hồ, tôi nghe cụ nó nhiều điều. Nhưng tôi đă phân vân khi cụ dạy rằng: “Con không được quên tiếng Việt, con không được lấy vợ ngoại quốc”, làm tôi nghĩ ngay đến cái câu “Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” mà con nít như tôi cũng thường nghe.
Măi nhiều tháng sau, khi quan hệ đă thân mật như con cháu trong nhà, tôi mới hỏi cụ tại sao lại không được lấy vợ ngoại quốc, th́ cụ mắng đùa: “Thằng này chưa lớn mà đă lo chuyện vợ con”, rồi cụ giảng rằng “vợ chồng khác nước, lúc thường th́ không sao nhưng nếu giữa hai nước có sự bất ḥa, th́ có thể lôi thôi ngay trong gia đ́nh, như Nhật Bản đây, bây giờ ḿnh coi là bạn, nhưng nếu Việt Nam bị Nhật cai trị lối thực dân như Triều Tiên, th́ t́nh vợ chồng Việt-Nhật có thể gặp khó khăn. Cái câu “Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” không thể là sự mong muốn của những người đang lo cho đất nước.” …
“Sau này tôi mới biết việc Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đă ngầm chỉ thị ngưng chương tŕnh gửi thanh niên du học Nhật …” [hết trích]
Tác giả Trần Đức Thanh Phong cho rằng “có lẽ …thái độ rơ ràng nhất của cụ đối với chế độ quân phiệt Nhật được thể hiện nơi phần kết luận quyền tự thuật của ḿnh: “Tôi tin tưởng Nhật Bản nuôi lư tưởng thật tâm giải phóng các dân tộc Đông Phương thoát khỏi xiềng xích của các nước Tây Phương. Nếu trái lại, th́ đó lại là một vấn đề khác.”
4. Tác giả Masaya Shiraishi như một nhà ngoại giao kiêm giáo sư học giả đọc được nhiều tài liệu bằng chính Nhật ngữ mà người nước ngoài không tiếp cận được, để phản bác bài viết của tác giả Trương Bửu Lâm sau một thời gian khá lâu, hơn 30 năm sau, đă biết rất rơ về sự bất măn của Cường Để đối với chính sách của Nhật Bản nhằm duy tŕ nguyên trạng tại Đông Dương dưới chế độ Thực dân Pháp, và vẫn quy trách Cường Để tiếp tục đóng vai tṛ “bù nh́n” của Nhật Bản, nhưng rất tiếc không đưa ra thêm các bằng chứng mới nào khác, mà tác giả có thể ở vào vị thế độc đáo để tham khảo và hay biết. Ngược lại cái nh́n Việt Nam như qua nhân chứng Trần Đức Thanh Phong, có thể khiến người đọc có cảm tưởng rằng đúng hơn ông Cường Để nhiều phần “không muốn ḿnh chỉ như một bù nh́n”, như một Phổ Nghi, Hoàng Đế Măn Châu Quốc cắt ra từ nước Trung Hoa thời bấy giờ?
*e: Tác giả Trần Mỹ Vân, trong bài “Japan through Vietnamese Eyes (1905-1945), Journal of Southeast Asian Studies, 30.1 (March 1999: 126, có viết về cuộc nổi dậy của Phục Quốc Quân như sau:
[Bắt đầu trích và dịch] … “Trong Tháng Chín 1940, Việt Nam Phục Quốc Hội nghĩ rằng thời cơ đă chín mùi cho bộ phận quân sự của nó hành động. Lực lượng này được tổ chức bởi Trần Hy Thánh, con nuôi của Hoàng Thân Cường Để, với sự giúp đỡ tích cực của Đội Quân Nhật Bản ở Hoa Nam đóng tại Quảng Châu. Dưới sự chỉ huy của Trần Trung Lập, lực lượng đă băng qua biên giới cùng với các đơn vị Nhật Bản ở đó để phụ lực trong cuộc tấn công vào các cơ sở của Pháp tại tỉnh Lạng Sơn, hy vọng sẽ khai thác được cuộc công kích của Nhật Bản vào Đông Nam Á hầu lật đổ sự thống trị của Pháp. Điều cũng được dự kiến rằng trong trường hợp có sự thất trận của chính quyền thực dân Pháp, người Nhật sẽ giúp tái lập nền độc lập của Việt Nam bằng cách mang ông Cường Để thoát khỏi cảnh lưu vong tại xứ sở của họ.
Người Việt Nam tuy thế đă nh́n t́nh h́nh sai lầm một cách tai hại. Một trong hai đơn vị Việt Nam đi theo quân đội Nhật Bản đă bị đè bẹp bởi người Pháp với sự tổn thất nhân mạng lớn lao. Vị tư lệnh của đơn vị, ông [Trần Trung] Lập, cự tuyệt một mệnh lệnh của Nhật Bản đưa ra bởi có sự liên minh giữa Nhật và Pháp, đ̣i ông phải triệt thoái ra khỏi “khu vực giải phóng”, và ông đă tiếp tục chiến đấu. Ông ta bị bắt giữ và hành quyết cùng với nhiều chiến sĩ của ông trong Tháng Mười Hai năm 1940. Nhà chức trách Nhật Bản, dành được nhiều sự nhượng bộ từ chính quyền Vichy của Pháp, đă trả lại Lạng Sơn cho Pháp và nhắm mắt trước cuộc tàn sát….Chủ thuyết “Á Tế Á” được tuyên truyền của Nhật Bản và chủ ư giả định của nó nhằm giúp người Á Châu kháng cự các thực dân Tây Phương bị ngờ vực, và một số người Việt Nam tuyên bố rằng Nhật là kẻ phản bội… ” [hết trích dịch]
Trong phần kết luận, tác giả Trần Mỹ Vân đă trích dẫn nhận định của ông Trần Trọng Kim, vị Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp hồi tháng Ba, 1945, như một lời chứng từ của một trong những tác nhân lịch sử trực tiếp và cao cấp nhất trong thời khoảng 1940-1945:
[Bắt đầu trích và dịch] …“Toàn thể chủ định của Nhật là dành mọi lợi lộc cho chính ḿnh. Chính v́ thế, chính sách của họ đầy những sự mâu thuẫn: họ nói một đàng nhưng lại làm một nẻo khác …Sử dụng các lời lẽ về công b́nh và nhân ái, họ lôi cuốn dân chúng vào trong quỹ đạo của họ sao cho có thể chỉ huy người dân một cách dễ dàng, nhưng trong thực tế tất cả điều đó đă được thực hiện v́ quyền lợi vị kỷ và không hề có lẽ chính đáng hay danh dự ǵ cả.”
Không ai có thể phủ nhận vai tṛ của Nhật Bản như một chất xúc tác trong các phong trào dân tộc chủ nghĩa tại Á Châu…
… Ngày nay Nhật Bản một lần nữa dành được sự kính nể và ngưỡng mộ tại Việt Nam, nhưng điều này hoàn toàn do sự tiến bộ kinh tế hậu chiến của nước này, và người Nhật vẫn c̣n chưa hoàn toàn được tin tưởng, khi mà nhiều người Việt Nam hăy c̣n nhớ đến “các bài học chua ngọt” mà họ đă học được từ Nhật Bản. Tuy nhiên tương lai có thể rất khác biệt. Vào 1998, đa số dân số Việt Nam được sinh ra sau năm 1975, và các hồi ức về người Nhật Bản, ngay cả về các cuộc chiến tranh gần cận hơn và về các ngoại nhân khác, có thể không c̣n đáng kể bao nhiêu trong thế kỷ 21.” [hết trích]./-
Ngô Bắc dịch
21/12/2009
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2009