Masahiro Miyoshi

Aichi University

Nagoya, Japan

 

 

Tuyên Nhận “Đường H́nh Chữ U”

 

Của Trung Quốc

 

Tại Biển Nam Trung Hoa:

 

Có Bất Kỳ Hiệu Lực Nào Theo Luật Quốc Tế ?

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Các tuyên nhận gần đây của Trung Quốc một khu vực “h́nh chữ U” rộng lớn tại Biển Nam Trung Hoa, liên hệ đến các quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) đang tranh chấp, đă làm nảy sinh một số sự chỉ trích nghiêm trọng không chỉ từ các quốc gia láng giềng, mà c̣n bởi một số quốc gia nằm ngoài vùng này.  Sự tuyên nhận cũng nêu lên một số câu hỏi lư thuyết, kể cả việc liệu các sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử mà không có bằng chứng chắc chắn có hiệu lực theo luật quốc tế hay không.  Bài viết này khảo sát câu hỏi này cùng các vấn đề khác nêu lên bởi sự tuyên nhận h́nh chữ U của Trung Quốc.

 

Dẫn Nhập

       Sự tuyên nhận gần đây của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (từ giờ trở đi gọi tắt là CHNDTQ hay Trung Quôc) đối với “đường h́nh chữ U” tại Biển Nam Trung Hoa (xem H́nh1), bao gôm các ḥn đảo tuyên nhận cùng các hải phận chung quanh chúng, đă gây ra một số sự kháng nghị và phản đối về phía các quốc gia làng giềng tại Biển Nam Trung Hoa.  Nói một cách nghiêm ngặt, đó không phải là một đường, mà là một chuỗi chin vạch hay đoạn bao gồm các vùng biển bao la liên hệ các các địa h́nh hải đảo lớn và nhỏ mà CHNDTQ có tuyên nhận lành thổ.  Sự tuyên nhận khác thường này, được cho là dựa trên bằng khoán lịch sử, cũng đă gây ra các sự quan ngại trong giới các luật sư quốc tế.

       Người ta thắc mắc là liệu có thể nào hay có thể đựợc phép chút nào để tuyên nhận một khu vực biển được khoanh lại bởi một chuỗi các vạch hay đoạn rời nhau thay v́ một đường liên tục.  Các vạch hay đoạn rời nhau để lại các khoảng trống giữa chúng, đặt ra một câu hỏi nghiêm trọng về cách thức làm sao các vùng biển tại các khoảng trống này có thể được tuyên nhận một cách có hiệu lực, sẽ được phân định, dự liệu rằng các vạch đứt đoạn được phân định một cách rơ rang đi nữa.  Điều mà CHNDTQ xem ra đang nói rằng các vùng biển và các địa h́nh hải đảo bao gồm về mặt lịch sử đă từng là các vùng sở hữu của nó mà không có sự phản đối từ các nước ngoài trong nhiều năm.

       Bài viết ngắn này là một nỗ lực để cung cấp một sự lượng giá pháp lư quốc tế phê phán sự tuyên nhận của Trung Quốc.  Trong các đoạn theo sau, các sự tuyên nhận liên hệ sẽ được duyệt xét: thời điểm khi sự tuyên nhận đường h́nh chữ U được nêu ra lần đầu và các quốc gia khác, đặc biệt các quốc gia láng giềng, đă phản ứng ra sao; nếu sự tuyên nhận được đưa ra như một sự tuyên nhận quyền lịch sử, như trong thực tế được tuyên nhận bởi CHNDTQ, sự tuyên nhận này sẽ bị trắc nghiệm về việc liệu nó có phải là một trường hợp hợp pháp của sự thực hành [luật pháp] quốc gia trong luật quốc tế hay không; và nếu sự tuyên nhận được đưa ra v́ quyền lợi quốc gia của nước tuyên nhận, điều ǵ có thể được nói về quyền lợi quốc gia như thế trong sự h́nh thành luật quốc tế.

 

H́nh 1: Bản đồ đính kèm theo thông tư đề ngày 7 Tháng Năm 2009 của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc lên Ủy Hội Liên Hiệp Quốc về các Giới Hạn của Thềm Lục Địa liên quan đến sự đồng đệ tŕnh bởi Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội hôm 6 Tháng Năm 2009.

 

Sự Tuyên Nhận Theo Đường H́nh Chữ U

Của Trung Quốc Là Ǵ?

       Sự tuyên nhận đường h́nh chữ U của Trung Quốc bắt nguồn từ sự tuyên nhận của Trung Hoa Dân Quốc (từ giờ trở đi được gọi tắt là THDQ hay Đài Loan: Taiwan) đối với Quần Đảo Pratas [Đông Sa theo cách gọi của Trung Quốc, ND], Quần Đảo Paracel [Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc, Hoàng Sa trong tiếng Việt, ND], Cồn Cát Macclesfield Bank [Trung Sa trong cách gọi của Trung Quốc, ND] và Quần Đảo Spraty [Nam Sa trong cách gọi của Trung Quốc,Trường Sa trong tiếng Việt, ND] như lănh thổ của Trung Hoa tại Biển Nam Trung Hoa, như được tŕnh bày trong “Bản Đồ Các Đảo Trung Hoa tại Biển Nam Trung Hoa” được ấn hành bởi Ủy ban Kiểm Tra Các Bản Đồ Đất Liền và Biển hồi Tháng Tư 1935. 1 Trên Bản Đồ Trung Hoa và bản đồ đính kèm của nó – tức “Bản Đồ Vị Trí Các Đảo tại Biển Nam Trung Hoa“—các ḥn đảo được nói đến ở trên được cho hay là một phần của lănh thổ THDQ và một đường 11 vạch được vẽ bao quanh các địa h́nh hải đảo đó. 2 Bản đồ đánh dấu với đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa được chính thức công bố lần đầu tiên dưới thời [Trung Hoa] Quốc Dân Đảng. 3

       CHNDTQ đă dùng đường vạch rời nhau này như ranh giới trên biển tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa. 4 Các tác giả Li và Li nêu ra rằng sự ưng thuận về phía các quốc gia kề cận đối với đường ranh giới Trung Quốc đă tuyên nhận này 5 và kết luận rằng “nó có thể được gọi là đường ranh giới trên biển truyền thống của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa”. 6 Sự ưng thuận là một điểm quan trọng, như sẽ được thảo luận sâu rộng hơn bên dưới, nhưng điều xem ra đối với người viết này sẽ có tính chất quan trọng hơn trong sự liên hệ này là liệu đường được cho vạch rời nhau có thể được biểu thị như một đường ranh giới trên biển quốc tế có hợp pháp chút nào hay không.

       Một đường ranh giới, hay bất kỳ đường nào khác cho mục đích đó, phải là một đường liên tục.  Nói cách khác, nó có các khoảng trống giữa các khúc (đoạn) của nó và không thể theo định nghĩa được gọi là một đường.  Không cần nói, các khoảng trống như thế để lại các khu vực không được phân định nằm giữa các đoạn của các ranh giới, với sự dự liệu rằng các đoạn này đă được phân định.  Trong trường hợp đường vạch rời nhau tuyên nhận của CHNDTQ (hay THDQ) tại Biển Nam Trung Hoa, câu hỏi được nêu lên là liệu các đoạn được cho là thuộc biên giới có được phân định chút nào hay không.  Sự tuyên nhận liên quan đến đường vạch rời nhau được dựa nhiếu nhất trên bằng khoán lịch sử, được cho là được chấp nhận hay ưng thuận bởi các lân bang và các quốc gia khác. 7 Liệu sự thiếu vắng sự phản đối này từ các quốc gia khác đủ để chứng thực hiệu lực của chủ quyền lănh thổ trên các hải phận bao quanh bởi các đoạn của các ranh giới đó và các ḥn đảo nằm gồm trong đó? Nếu đủ, khi đó, bất kỳ tuyên nhận lănh thổ phi lư hay quá lố nào cũng có thể được chứng thực hiệu lực theo luật quốc tế trừ khi có sự phản đối chống lại nó.

       Pháp chế của CHNDTQ năm 1998, Luật về Vũng Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa, xem ra giả định rằng CHNDTQ đă thừa kế sự tuyên nhận theo đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa của THDQ, bởi nó quy định nơi Điều 14 rằng “các điều khoản của Luật này sẽ không ảnh hưởng các quyền lịch sử được hưởng dụng bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc”. 8 Trong khi “các quyền lịch sử của Trung Quốc” trong điều khoản này không rơ ràng, điều có thể giả định một cách xác đáng rằng các quyền như thế tại Biển Nam Trung Hoa được tham chiếu theo đường ranh giới trên biển truyền thống được vẽ trên các bản đồ Trung Hoa từ  năm 1947. 9 Bất chấp điều này, THDQ chưa bao giờ từ bỏ sự tuyên nhận của chính nó đối với đường vạch rời nhau.  Trong thực tế, trong Lời Nói Đầu của Các Sự Hướng Dẫn Chính Sách cho Biển Nam Trung Hoa, được chấp thuận bởi Viện Hành Pháp THDQ hồi Tháng Tư 1993, điều đó đă được tuyên bố rằng:

Khu vực Biển Nam Trung Hoa trong phạm vi giới hạn hải phận lịch sử  là vùng biển nằm dưới quyền tài phán của Trung Hoa Dân Quốc, trong đó Trung Hoa Dân Quốc sở đắc mọi quyền và quyền lợi”. 10

       Các tác giả Song và Zou đă truy t́m lập trường của THDQ, có bao gồm rằng trong Tháng Chín 1993, cả bộ trưởng nội vụ lẫn thủ tướng đă tái xác nhận là các hải phận của Biển Nam Trung Hoa từ lâu là các hải phận lịch sử của THDQ. 11 Trong Tháng Ba 1995, các lực lượng THDQ đă nổ súng vào một tàu chuyên chở của Việt Nam đi lạc vào một khu vực giới hạn quanh đảo Itu Aba thuộc Quần Đảo Spratly. 12 Sau đó, trong cùng năm, để trả lời bản Tuyên bố của Hoa Kỳ về Quần Đảo Spratly và Biển Nam Trung Hoa, Bộ Ngoại Giao THDQ đă đưa ra một lời phát biểu năm điểm về vấn đề Biển Nam Trung Hoa, trong đó Đài Bắc đă tái khẳng định sự tuyên nhận của nó đối với các hải phận tại Biển Nam Trung Hoa được bao quanh bởi đường chin vạch như các hải phận lịch sử của THDQ. 13 Việt Nam đă phản ứng bằng việc phản đối rằng sự tuyên nhận của THDQ là vô căn cứ. 14 Trong năm 1996, Bộ Ngoại Giao THDQ tái khẳng định rằng sự tuyên nhận các hải phận lịch sử tại Biển Nam Trung Hoa sẽ được duy tŕ một cách kiên quyết. 15 Đây là trường hợp mà đường vạch rời nhau h́nh chữ U và các hải phận cùng các đảo bị khoanh vùng ở đó được tuyên nhận bởi cả các chính phủ CHNDTQ lẫn THDQ.

 

Các Bản Đồ Như Bằng Chứng về

Các Giới Hạn Của Chủ Quyền Quốc Gia

       Đường chin vạch, như được tŕnh bày trong H́nh 1, được xuất tŕnh như bằng chứng cho sự tuyên nhận của CHNDTQ hay THDQ đối với các hải phận lịch sử được bao gồm trong chúng.  Các bản đồ được viện dẫn như bằng chứng của các giới hạn lănh thổ quốc gia tuyên nhận và, trong một số t́nh trạng, các bản đồ được chấp nhận là có một số giá trị làm bằng.  Nhưng trong nhiều vụ án tranh chấp ranh giới và lănh thổ trước các ṭa án quốc tế, giá trị làm bằng của các bản đồ đă bị sút giảm trừ khi các bản đồ đó có hiệu lực pháp lư nội tại, thí dụ, như các bản đồ là một phần kết hợp trong văn bản của một hiệp ước.  Như Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice) đă tuyên bố trong Vụ Án Tranh Chấp Biên Cương giữa Burkina Faso và Công Ḥa Mali (Republic of Mali) năm 1986:

Bất luận trong các sự phân định biên cương hay trong các cuộc xung đột lănh thổ quốc tế, các bản đồ chỉ cấu thành tin tức có độ xác thực biến đổi từ vụ án này sang vụ án khác; tự bản thân và chỉ dựa vào sự hiện hữu của chúng, chúng không thể cấu thành một bằng khoán lănh thổ, tức, một tài liệu được ban cấp bởi luật quốc tế với hiệu lực pháp lư nội tại cho mục đích thiết lập các quyền lănh thổ.  Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể thụ tạo hiệu lực pháp lư như thế, nhưng trong trường hợp như thế, hiệu lực pháp lư không chỉ phát sinh từ các giá trị cơ hữu của chúng: mà bởi v́ các bản đồ như thế thuộc loại các sự biểu lộ cụ thể ư chí của Quốc Gia hay Các Quốc Gia liên hệ.  Đây là trường hợp, thí dụ, khi các bản đồ được phụ đính vào một bản văn chính thức theo đó chúng tạo thành một phần kết hợp.  Ngoại trừ trong trường hợp được xác định một cách rơ ràng này, các bản đồ chỉ là bằng chứng ngoại tại với độ tin cậy hay không tin cậy biến đổi có thể được sử dụng, cùng với bằng chứng khác thuộc vào một loại bằng chứng gián tiếp, để thiết lập hay tái dựng các sự kiện cụ thể. 16

       Sự lượng giá các bản đồ này đă được viện dẫn với sự chấp thuận trong các vụ án tranh chấp phân định ranh giới và lănh thổ sau này, kể cả Vụ Kiện 1999 Đảo Kasikili/Sedudu giữa Botswana/Nambia (Kasikili/Sedudu Island Case), 17 Vụ Án Chủ Quyền trên đảo Pulau Ligitan và đảo Pulau Sipadan giữa Indonesia và Mă Lai năm 2002, 18 Vụ Án Tranh Chấp Biên Cương giữa Benin và Niger năm 2005, 19 và Vụ Án Tranh Chấp Lănh Thổ và Hàng Hải giữa Nicaragua và Honduras tại Biển Caribbean năm 2007. 20 Cũng có thể ghi nhận ư kiến của một chuyên viên địa dư về giá trị của các bản đồ làm bằng chứng:

Văn bản [của một hiệp ước về sự phân định ranh giới] th́ nhất thiết được kèm theo bởi các sự phác họa và các bản đồ làm tài liệu hỗ trợ, nhưng các tài liệu này chỉ có hiệu lực pháp lư nếu được nhập chung vào chính bản hiệp ước.  Một số sự thỏa thuận, một cách đáng ngạc nhiên, không có các bản đồ đi kèm, ưa thích việc dựa vào một sự mô tả pháp lư bao quát ranh giới đă thỏa thuận. 21

       Các sự lượng giá này về các bản đồ như bằng chứng cho các sự tuyên nhận lănh thổ hay ranh giới đủ cho sự thảo luận chủ đề, bởi các bản đồ được xuất tŕnh bởi THDQ và CHNDTQ không rơ ràng để cho phép sự phân tích xa hơn nữa.  Điều hữu ích hơn là thảo luận ư định của các quốc gia liên can và các hiệu quả pháp lư trong luật quốc tế.

 

Sự Thực Hành Luật Pháp Của Quốc Gia và

Sự Tương Thích Của Nó Với Luật Quốc Tế

       Sự khoanh vùng bằng đường vạch rời nhau đă tái xuất hiện như một sự tuyên nhận lănh thổ khác thường trong phản ứng của CHNDTQ trước Đơn Đồng Đệ Nạp của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội Liên Hiệp Quốc về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa (United Nations Commission on the Limits of the Continental Shelf: CLCS) trong Tháng Năm 2009 22 cũng như trước sự đệ nạp riêng biệt của Việt Nam lên CLCS trong Tháng Tư 2009. 23 Sự phản đối của CHNDTQ trước các đề xuất đó bởi Việt Nam và Mă Lai đă viện dẫn “chủ quyền không thể tranh căi” của CHNDTQ trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trtung Hoa và các hải phận kề cận và đă tuyên nhận “các quyền chủ quyền và quyền tài phán của CHNDTQ trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và tầng lớp dưới mặt đáy biển ở đó”. 24 THDQ cũng công bố sự kháng nghị của nó trước các đơn đệ tŕnh của Việt Nam lên CLCS hôm 12 Tháng Năm 2009. 25 Phi Luật Tân đă đưa ra một sự phản đối mạnh mẽ chống lại các sự tuyên nhận trên biển của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa trong thông tư của nó gửi đến Liên Hiệp Quốc trong Tháng Tư 2011. 26

       Nếu các sự tuyên nhận bởi các chính phủ CHNDTQ và THDQ theo đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa tuợng trưng cho một trường hợp thực hành [luật pháp] của quốc gia và đă không gặp bất kỳ sự phản đối nào từ các nước khác, đặc biệt từ các lân bang, trong một thời gian dài, chúng có thể là một sự tuyên nhận hợp pháp chiếu theo luật quốc tế.  Nhung, như đă tŕnh bày ở trên, điều này không nhất thiết có nghĩa một sự kết thúc của vấn đề.  Như tác giả Hersch Lauterpacht đă vạch ra một cách xác đáng, một sự tuyên nhận đơn phương một bằng khoán, bất luận về lănh thổ hay thứ nào khác, không được hiển nhiên khác biệt với luật quốc tế:

… có thể đúng để nói rằng sự vắng bóng của một sự phản đối th́ không liên hệ nếu hành động của quốc gia tuyên nhận để thụ đắc bằng khoán th́ khác biệt quá hiển nhiên với luật quốc tế tổng quát đến nỗi khiến cho nó hoàn toàn không có khả năng để trở thành một nguồn cội của một quyền hợp pháp … Trong một trường hợp như thế một sự phản đối có thể thích hợp; nó không có tính chất thiết yếu … Có các hành vi bị t́ tích với sự vô hiệu lực ngay từ khởi đầu (nullity ab initio) đến nỗi không có sự khinh xuất đơn thuần của quốc gia liên hệ lại sẽ kiểu chính được nó. 27

       Trong Vụ Án Các Ngư Trường giữa Anh Quốc và Na Uy (Anglo-Norwegian Fisheries Case) năm 1951, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế nhận thấy rằng sự phân định các khu vực biển duyên hải liên can không nằm ngoài các sự hạn chế của luật quốc tế.  Phần liên hệ của phán quyết như sau:

Sự phân định các vùng biển luôn luôn có một khía cạnh quốc tế; nó không thể chỉ dựa trên ư chí của Quốc Gia duyên hải như được bày tỏ trong luật quốc nội (municiopal law) của nó.  Mặc dù hành vi phân định ranh giới nhất thiết đúng là một hành vi đơn phương, bởi chỉ có Quốc Gia duyên hải mới có khả năng tiến hành việc đó, hiệu lực của sự phân định ranh giới liên can đến các Quốc Gia khác lệ thuộc vào luật quốc tế. 28

       Điều này tự nó giải tŕnh.  Nếu sự kiện đúng như thế đối với các vùng biển chật hẹp, nó sẽ tuân theo, v́ một lư do vững chắc hơn nữa: a fortiori rằng tại các khu vực giữa đại dương vốn được xếp loại một cách bao quát như các biển mở ngỏ (high seas), chẳng hạn như Biển Nam Trung Hoa, sự phân định hay khoanh vùng một số khu vực biển nào đó hẳn phải là một trường hợp mạnh hơn nữa cho sự hạn chế bởi luật quốc tế.  Trong ư nghĩa này, sự tuyên nhận của THDQ và CHNDTQ với đường vạch rời nhau bao trùm một vùng biển rộng lớn của Biển Nam Trung Hoa không thể được thừa nhận một cách dễ dàng là có hiệu lực chiếu theo luật quốc tế.

       Các quốc gia đưa ra các sự tuyên nhận trên căn bản các sự cứu xét của chúng về quyền lợi quốc gia và đây là các thí dụ về các sự thực hành [luật pháp] của quốc gia.  Nhưng để cho một sự thực hành như thế được thừa nhận chiếu theo luật quốc tế, nó phải được chứng thực bởi luật quốc tế (có nghĩa, chu toàn các đ̣i hỏi để nó thành một quy tắc của luật quốc tế).  Cuộc nghiên cứu của Thư Kư Đoàn Liên Hiệp Quốc, “Chế Độ Pháp Lư Của Các Hải Phận Quốc Tế, kể cả Các Vũng Lịch Sử: Juridical Regime of Historic Waters, including Historic Bays”, 28 cung cấp một căn bản cho sự thảo luận các tuyên nhận quốc gia đơn phương về quyền tài phán chuyên độc tại một vùng biển trên một căn bản được cho là lịch sủ.  Cuộc nghiên cứu này vạch ra, một cách xác đáng, rằng có ba yếu tố sẽ phải được cứu xét trong việc xác định sự hiện hữu của một bằng khoán lịch sử đối với một khu vực hàng hải: “(1) sự hành sử thẩm quyền trên khu vực bởi Quốc Gia tuyên nhận bằng khoán lịch sử; (2) tính liên tục của sự hành sử thẩm quyền này; và (3) thái độ của các nước ngoài”. 30 Điều được ám chỉ rằng một sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử đối với một khu vực biển nào đó không thể là một bằng khoán có hiệu lực trừ khi tất cả ba đ̣i hỏi này đă được thỏa măn một cách đúng phép tắc.

 

Sự Hành Sử Thẩm Quyền

       Nếu THDQ hay CHNDTQ khẳng định rằng nó đă hành sử thẩm quyền trên vùng biển được vây quanh bởi đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa trong một thời kỳ lâu dài, nó phải chứng minh rằng nó thực sự đă làm như thế.  Trong thời cổ đại mà THDQ và CHNDTQ tuyên nhận đă hành sử thẩm quyền trên vùng biển đang thảo luận, mức độ hay cường độ của sự hành sử chủ quyền sẽ khó được phô bày trừ khi có bằng chứng bằng văn bản đúng nghĩa căn bản.  Trong những thời kỳ đó có thể là quá đáng để kỳ vọng nước tuyên nhận chứng minh rằng đ̣i hỏi nghiêm ngặt của thẩm quyền hữu hiệu được đặt ra trong vụ án Trọng Tài Đảo Palmas 1928 (1928 Island of Palmas Arbitration) 31, đă có được hành sử tre6n các vùng biển này.  Nhưng nếu THDQ hay CHNDTQ sẽ tuyên nhận bằng khoán lịch sử của nó ngày nay, hay cho vấn đề đó kể từ 1947 khi bản đồ vẽ đường vạch rời nhau được công bố lần đầu tiện, chúng bị bắt buộc chứng tỏ sự hành sử thẩm quyền (có nghĩa, chủ quyền) hữu hiệu. 32 Điều này đặc biệt phải được làm như thế nếu có một sự tuyên nhận cạnh tranh bởi ngay dù từ một quốc gia lân cận đối với chủ quyền trên các đảo và đảo nhỏ đó được bao gồm bởi đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa.  Không cần nói, sự tuyên nhận của CHNDTQ hay THDQ đều không có thể thắng thế trên các sự tuyên nhận khác trừ khi nội vụ của chúng được tŕnh bày với lư lẽ vững chắc hơn các nước khác.

 

Tính Liên Tục Của Sự Hành Sử Thẩm Quyền

       Sự hành sử thẩm quyền phải liên tục trên một thời khoảng lâu dài; sự hành sử bất chợt thẩm quyền không dủ.  Sự thiết lập một bằng khoán lịch sử đ̣i hỏi sự sử dụng, điều kế đó đ̣i hỏi sự trải qua một thời lượng không gián đoạn nào đó.  Bởi bằng khoán lịch sử thuộc loại có bản chất thời hiệu (prescriptive nature), nó nhất thiết cần có một thời gian trôi qua lâu dài cho sự thiết lập của nó.

       Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn chính xác về độ lâu dài của thời gian hiện hữu trong luật quốc tế.  Các tác giả Li và Li có nói đến một giai đoạn “nửa thế kỷ” trên đó đường vạch rời nhau được cho là được thừa nhận trong cộng đồng quốc tế. 33 Nửa thế kỷ xem ra là một thời gian kéo dài một cách hợp lư cho một bằng khoán được hiểu là đă được thiết lập nếu không có quốc gia khác tranh chấp bằng khoán tuyên nhận trong thời gian đó.  Trong thực tế, tiêu chuẩn nửa thế kỷ có được đề cập đến trong Hiệp Ước Trọng Tài Giữa British-Guiana và Venezuela ngày 2 Tháng Hai năm 1897, Điều 4, như một trong ba “Quy Tắc được xem có thể áp dụng cho vụ án”:

(a)    Sự chiếm hữu hay thời hiệu đảo ngược (adverse) trong một thời kỳ năm mươi năm sẽ tạo thành một bằng khoán hữu hiệu.  Các Trọng Tài Viên có thể cho rằng sự kiểm soát chính trị chuyên độc một quận hạt, cũng như sự định cư thực sự ở đó, đủ để cấu thành sự chiếm hữu ngược hay tạo thành bằng khoán bởi thời hiệu. 34

Điều này có vẻ là quy tắc quy ước độc nhất hiện hữu và để chỉ 50 năm như một thời lượng đ̣i hỏi đủ khiến cho một sự chiếm hữu đảo ngược một lănh thổ có được một bằng khoán hữu hiệu.  Nhưng đây không phải là một nguyên tắc tuyệt đối.  Nếu giới hạn thời gian này được áp dụng tại một địa thế đất liền giữa các bên tụng phương lại được cứu xét như khả dĩ áp dụng với các sự thay đổi cần thiết đă được thực hiện: mutatis mutandis, cho các vùng biển nói chung, nó bị giới hạn bởi các từ ngữ “sự kiểm soát chính trị chuyên độc” và “sự định cư thực sự”.  Các hàm ư rằng quốc gia tuyên nhận hẳn đă phải có sự kiểm soát chính trị chuyên độc trên vùng biển và sự kiểm soát thực sự vùng đó mà không có sự xen lấn của các nước ngoài.  Người ta có thể thắc mắc là liệu THDQ hay CHNDTQ đă có hành sử sự kiểm soát chuyên độc và không tranh chấp như thế trên vùng biển được nói đến ở Biển Nam Trung Hoa trong nửa thế kỷ qua hay không.  Nếu THDQ hay CHNDTQ không tŕnh bày được sự kiểm soát độc quyền hay hữu hiệu của nó trên vùng biển tuyên nhận trong thời khoảng được nói đến, nó sẽ không thành công trong sự tuyên nhận của nó bằng khoán lịch sử đối với vùng biển được khoanh lại bằng đường vạch rời nhau.

 

Thái Độ Của Các Nước Ngoài

       Yếu tố thứ ba sẽ được cứu xét trong việc xác định một bằng khoán lịch sử là liệu các nước ngoài, đặc biệt những nước trong cùng miền, có phản ứng bất lợi đối với sự tuyên nhận hay không, hay vẫn giữ im lặng.  Điều thật hiển nhiên để nói rằng, nếu một quốc gia thiếu sót không đưa ra một sự phản đối chống lại một hành vi thù nghịch hay bất lợi cho nó, sự thiếu sót như thế tương đương với sự ưng thuận.  V́ thế nếu nếu muốn các sự tuyên nhận của THDQ hay CHNDTQ về một bằng khoán lịch sử đối với đường vạch rời nhau sẽ bị bác khước, các quốc gia lân cận phải” đưa ra sự phản đối đúng đắn chống lại sự tuyên nhận qua nhiều năm.  Các quốc gia láng giềng có trách vụ chứng tỏ rằng chúng đă phản đối trong khi quốc gia tuyên nhận, về phần nó, dĩ nhiên, phải chứng minh rằng nó đă tuyên nhận thẩm quyền hữu hiệu của nó trên vùng biển một cách liên tục mà không có sự phản đối từ các nước ngoài trong một thời khoảng lâu dài một cách hợp lư. 35

       Tuy nhiên, việc thiếu sót không phản đối có thể thay đổi tùy theo quyền lợi của các nước ngoài trong điều được cho là sự tuyên nhận: có thể là sự ưng thuận, chấp nhận, hay ngay chỉ là sự im lặng.  Bất kỳ h́nh thức nào xảy ra, sự thiếu sót của các nước ngoài (đặc biệt các nước lân cận quan tâm chặt chẽ đến vấn đề) để phản đối có thể tương đương với sự thừa nhận mặc nhiên t́nh trạng sự vụ mà quốc gia tuyên nhận nhắm tới.  Nhưng các quốc gia chống đối không thể phản đối nếu không có sự hiểu biết về điều được cho là một sự tuyên nhận.  Tuy nhiên, sẽ đi quá xa để đ̣i hỏi rằng quốc gia tuyên nhận phải thông báo một cách chính thức với tất cả các nước ngoài rằng nó đảm nhận chủ quyền trên một vùng biển tuyên nhận.  Sự nổi danh của t́nh h́nh, sự hành sử công khai chủ quyền trên vùng biển tranh chấp, trong thực tế sẽ được xem là đủ. 36 Liên quan đến sự tuyên nhận của THDQ hay CHNDTQ về một bằng khoán lịch sử trên vùng được khoanh lại bằng đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa, người ta có thể đặt câu hỏi một cách hợp lư rằng liệu nó đă có hành sử chủ quyền của nó trên vùng biển tuyên nhận với đầy đủ tiếng tăm.

       THDQ được nói cho rằng “toàn thể khu vực bên trong đường h́nh chữ U là hải phận lịch sử của Trung Hoa”.  Trong thực tế, một học giả từ Đài Loan đă giải thích:

Kể từ khi có bản tuyên bố về đường 9 vạch đứt đoạn, xă hội quốc tế vào lúc đó không đưa ra bất kỳ sự chống đối nào.  Các quốc gia láng giềng cũng không nêu lên bất kỳ sự phản đối ngoại giao nào trên đường 9 vạch.  Các sự việc này tương đương với sự ưng thuận.  Sau đó, khá nhiều bản đồ được xuất bản tại hải ngoại đều được phân ranh theo cách này và tŕnh bày như thuộc về Trung Hoa.  Trung Hoa sở hữu quyền lịch sử trên các ḥn đảo, các rặng san hô, các băi cạn (shoal), các cồn cát, và các hải phận nằm bên trong đường 9 vạch.  Biển Nam Trung Hoa được xem là hải phận lịch sử của Trung Hoa, vốn được thừa nhận một cách phổ quát vào lúc đó.  Cho đến nay đă kéo dài trong nửa thế kỷ. 37

       Nhưng một học giả Việt Nam đă đặt câu hỏi về hiệu lực của các sự tuyên nhận như thế của Trung Hoa: “Sự kiện hiển nhiên rằng các Quốc Gia bên trong hay bên ngoài vùng này đă hải hành một cách tự do trong hải phận của vùng trong một thời gian lâu dài.” 38 Khi ghi nhận điều này, nhà học giả đang thảo luận đến quy chế pháp lư của hải phận nằm bên trong các hải phận lịch sử, rằng liệu chúng đă là các hải phận nội quốc nơi các thuyền ngoại quốc không có quyền thông quá vô tư hay lănh hải nơi các thuyền ngoại quốc có quyền đó. 39 Một nhà học giả khác đă nhận định rằng “sự hành sử thẩm quyền tai khu vực bởi hoặc lục địa Trung Hoa hay Đài Loan th́ không thường xuyên kể từ khi có sự tuyên cáo về đường [9 vạch]”. 40 Nếu các ư kiến này là đúng, sẽ khó khăn để nói rằng sự tuyên nhận của THDQ hay CHNDTQ về bằng khoán lịch sử đối với vùng biển nằm trong đường vạch rời nhau là có căn cứ rất vững chắc, khoan nói đến [việc] đă được thiết lập trong luật quốc tế hay chưa.

 

Quyền Lợi Quốc Gia và Luật Quốc Tế

       Các sự tuyên nhận thường làm nền tảng cho một số quyền lợi của quốc gia tuyên nhận.  Chúng có thể là các quyền lợi kinh tế hay an ninh.  Khi các quốc gia đưa ra sự tuyên nhận, chúng có khuynh hướng chứng minh các sự tuyên nhận về mặt các nguyên tắc pháp lư hay các kiến thức lịch sử.  Chúng được tự do làm như thế.  Nhưng quyền tự do của chúng để làm như thế là một chuyện, liệu sự tuyên nhận có được chứng minh trong luật quốc tế hay không lại là một chuyện khác.  Các tuyên nhận của Trung Quốc có thể không phải là một ngoại lệ trong khía cạnh này.  Trung Quốc có khuynh hướng chứng minh các tuyên nhận lănh thổ của nó trên căn bản được cho là lịch sử, hơn là trên một căn bản pháp lư.  Một trường hợp điển h́nh thích hợp là sự tuyên nhận chủ quyền của nó trên đảo nhỏ Senkaku (Diaoyu trong tiếng Hán) tại Biển Đông Trung Hoa.

       CHNDTQ đă phá bỏ sự im lặng của nó về quyền sở hữu các đảo nhỏ này trong năm 1970 khi Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đang thương thảo về các phương thức và phương tiện để thăm ḍ và khai thác dầu khí tiềm năng tại các vùng biển gần các đảo nhỏ này 41 theo sau một phúc tŕnh năm 1969 bởi Ủy Ban Phối Hợp Sự Thăm Ḍ Hỗn Hợp Các Nguồn Tài Nguyên Khoáng Sản Tại Các Khu Vực Ngoài Khơi Á Châu (Committee for Co-ordination of Joint Prospecting for Mineral Resources in Asian Offshore Areas: CCOP) thuộc Ủy Hội Kinh Tế Liên Hiệp Quốc Cho Vùng Viễn Đông (UN Economic Commission for Far East: ECAFE: Viễn Đông Kinh Ủy Hội), 42 vốn đă thực hiện các hoạt động thăm ḍ địa chấn tại các khu vực đó trong mùa thu 1968.  Mặc dù CHNDTQ khẳng định quyền sở hữu của nó trên các đảo nhỏ này từ thời cổ đại, 43 nó đă không trưng bày được bằng chứng cụ thể chứng thực cho sự khẳng quyết của nó.  Thí dụ, khi nó đưa ra một bản tuyên bố về bản chất hành chính trên một khuôn khổ lănh hải của nó năm 1958, nó đă không nói đến đảo nhỏ Diaoyu như một phần lănh thổ của nó trong khi có đề cập

… Đài Loan và các đảo bao quanh nó, Quần Đảo Bành Hồ (Penghu), Quần Đảo Đông Sa (Tungsha), Quần Đảo Tây Sa (Hsisha), Đảo Trung Sa (Chungsha), Quần Đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo khác thuộc về Trung Quốc … 44

       Điều này trái ngược với Luật năm 1992 của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Lănh Hải và Vùng Tiếp Giáp, Điều 2 có quy định:

… Đài Loan và mọi đảo thuộc nó kể cả Quần Đảo Diaoyu; Quần Đảo Bành Hồ (Penghu), Quần Đảo Đông Sa (Dongsha), Quần Đảo Tây Sa (Xisha), Quần Đảo Trung Sa Zhongsha), và Quần Đảo Nam Sa (Nansha); cũng như tất cả các đảo khác thuộc về Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc …45 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Trong pháp chế chính thức này của năm 1992, Quần Đảo Diaoyu được đề cập một cách riêng biệt để chỉ ư định rơ ràng của CHNDTQ về việc tuyên nhận chủ quyền trên Quần Đảo Diaoyu. 46

       Bên trên Bản Tuyên Bố năm 1958 của CHNDTQ, không có nói đến các đảo nhỏ Diaoyu, một bài báo đáng chú ư xuất bản năm 1953 chứng nhận lập trường của CHNDTQ rằng các đảo nhỏ Senkaku (hay Diaoyu) thuộc về Nhật Bản vào lúc đó.  Bài báo tuyên bố:

Quần Đảo Ryukyu nằm rải rác từ đông bắc đảo Đài Loan của chúng ta và đến tây nam Kyushu, Nhật Bản, bao gồm bảy nhóm đảo là Quần Đảo Senkaku, Quần Đảo Sakishima, Quần Đảo Daito, Quần Đảo Okinawa, Quần Đảo Ohshima, Đảo Tokara, và Quần Đảo Ohsumi …47 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Đây là một phần của tường tŕnh rằng dân chúng của Quần Đảo Ryukyu đang tranh đấu để phản đối sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, điều không dính dáng ǵ với quyền sở hữu các đảo nhỏ Senkaku.  Mục khoản này đáng chú ư v́ hai điểm: trước tiên, nó sử dụng tên gọi các đảo bằng tiếng Nhật (thay v́ Hán tự), và thứ nh́, nó đă không đề cập chút nào đến sự tranh chấp chủ quyền lănh thổ theo sau với Nhật Bản.  Nhật báo chính thức của CHNDTQ dường như đă có một sự thỏa hiệp trong việc gọi tên các đảo tranh chấp bằng tên gọi trong tiếng Nhật là Sernkaku, một hiện tượng hiếm có cho thái độ b́nh thường nặng màu sắc dân tộc chủ nghĩa của nó.  Bản tường thuật của tờ báo phát hiện sự thực về lập trường của CHNDTQ về quyền sở hữu các đảo đó hơn nữa bởi nó không đề cập tới một sự tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các ḥn đảo.

       Điều có thể được suy luận rằng CHNDTQ đă đưa ra một lời tuyên bố về quyền sở hữu của nó trên các đảo nhỏ trong pháp chế năm 1992, dù có muộn màng, trên căn bản nhận thức của nó về tầm quan trọng của tiềm năng dầu khí tại các hải phận quanh các đảo nhỏ.  Nhật Bản đă sáp nhập chúng vào lănh thổ Nhật Bản bởi một quyết định nội các năm 1895 sau một cuộc nghiên cứu kỷ lưỡng để bảo đảm rằng không quốc gia nào khác đă thụ đắc chủ quyền trên các đảo nhỏ đó trong nhiều năm trong quá khứ.  Nhật Bản đă làm thế như một vấn đề chiếm cứ đất res (or terra) nullius: vật (hay đất) vô chủ.  Quyết định đă không gặp sự phản đối nào từ các nước ngoài sau đó cho đến cuối thập niên 1960.  Nói cách khác, các quốc gia bên ngoài, CHNDTQ nằm trong số đó, được giải thích là đă ưng thuận, hay chấp nhận, chủ quyền của Nhật Bản trên các đảo nhỏ Senkaku ít nhất từ năm 1895. 48 Một sự thay đổi chính sách nghiêng về sự phát triển kinh tế là một vấn đề khiến quốc gia quan tâm, nhưng sự tuyên nhận của nó dựa trên một sự thay đổi chính sách như thế phải được chứng nhận bởi luật quốc tế nếu sự tuyên nhận có thể bị chống đối bởi các các quốc gia lân cận.

       Một thí dụ nổi bật khác về sự thay đổi chính sách của CHNDTQ có thể được nhận thấy trong sự biến đổi toàn diện từ sự thừa nhận sang sự không chấp thuận quy chế pháp lư của một đảo nằm giữa đại dương thuộc chủ quyền Nhật Bản, đảo Oki-no-Tori Shima.  Đă có thời CHNDTQ thường thừa nhận, và được nói c̣n tán thưởng, sự tuyên nhận chủ quyền của Nhật Bản trên ḥn đảo, được nghĩ giúp vào sự pḥng thủ sự tuyên nhận của Trung Quốc trên một số ḥn đảo và đảo nhỏ tại Biển Trung Hoa mà Việt nam và một số quốc gia trong vùng khác tranh chấp.  Ngày nay CHNDTQ kịch liệt phản đối không chỉ sự tuyên nhận quyền sở hữu của Nhật Bản trên đảo Oki-no-Tori Shima, mà c̣n cho rằng địa h́nh đó không phải là một ḥn đảo, và không thể có vùng kinh tế độc quyền (EEZ) hay thềm lục địa của riêng nó. 49 Không cách ǵ để hay biết lư do tại sao hay bằng cách nào CHNDTQ đă thay đổi thái độ của nó đối với ḥn đảo giữa đại dương này.  Sự thực dường như được dựa trên các sự cứu xét chính sách quân sự.  Một bài báo gần đây bởi một viên chức cao cấp trong Cơ Quan Quản Trị Đại Dương Quốc Gia (State Ocean Administration) của CHNDTQ có tiết lộ lư do xem ra xác thực tại sao giờ đây nó lại phản đối sự tuyên nhận của Nhật Bản trên vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa của ḥn đảo này.  Như luật về thẩm quyền biển này tuyên bố, các ảnh hưởng và sự sự đe dọa mà đảo Oki-no-Tori Shima sẽ có đối với Trung Quốc như sau:

(1)   Sự tuyên nhận của Nhật Bản trên đảo Oki-no-Tori Shima và sự quản lư của nó làm tổn hại các quyền lợi hàng hải của các quốc gia duyên hải gần Ḥn Đá;

(2)   Oki-no-Tori Shima nằm trên “chuỗi đảo 1.5th[?]” có một tác động tiêu cực trên sự bành trướng của Trung Quốc đến Thái B́nh Dương bởi Trung Quốc là một “Quốc Gia bị thất lợi về mặt địa dư” điển h́nh, nh́n từ quan điểm về sự phân định ranh giới trên biển và địa chính trị;

(3)   Oki-no-Tori Shima nghiền nát khát vọng và ư tưởng của nhân dân Trung Hoa muốn tiến vào Thái B́nh Dương bởi khu kinh tế độc quyền và thềm lục đia của nó đên phía đông Đài Loan tạo thành một bức tường chống lại sự mở rộng của Trung Quốc; và

(4)   Bởi địa điểm của nó ở vào một vị trí quan trọng về mặt chiến lược tại vùng tây bắc Thái B́nh Dương, Oki-no-Tori Shima có thể là căn cứ cho sự canh chừng các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong thời b́nh và một căn cứ tiền tuyến trong thời chiến. 50

 

Trong một ư nghĩa, đây là một sự tiết lộ thẳng thắn về sự biến đổi chính sách của chính phủ, nhưng nó không thể được nói là một sự biện minh hợp pháp.  Đúng là lư do bên ngoài cho sự phản đối của CHNDTQ là Điều 121(3) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UN Convention on the Law of the Sea: LOS convention), 51 nhưng lư do mạnh hơn dường như sẽ là các sự cứu xét quân sự như nói ở trên.

Chính v́ thế, các sự cứu xét về quyền lợi quốc gia có thể làm thay đổi lập trường của một quốc gia về các vấn đề lănh thổ.  Nhưng một sự thay đổi chính sách như thế không nhất thiết đưa đến sự phê chuẩn của luật quốc tế.

 

Có Bất Kỳ Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Nào Hay Không?

       Trách vụ của các quốc gia tham gia vào Công Ước LOS phải giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước bằng các phương tiện ḥa b́nh được đặt ra tại Điều 279.  Tuy nhiên, sự đệ nạp bất kỳ sự tranh chấp nào như thế chỉ có thể được thực hiện nơi các ngoại lệ nhiệm ư đă không được thực hiện về tính khả dĩ áp dụng của các thủ tục bắt buộc chiếu theo Đoạn 2 của Phần XV, quy định các thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định ràng buộc.  Một có các ngoại lệ nhiệm ư là đối với “các tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Các Điều 15, 74 và 38 liên hệ đến các sự phân định ranh giới trên biển hay những ǵ dính líu đến các vũng lịch sử hay các bằng khoán lịch sử”, có thể được hành sử bằng văn bản không chỉ khi một quốc gia kư kết, phê chuẩn, hay tán thành Công Ước, mà c̣n ở “bất kỳ thời điểm nào sau đó” chiếu theo Điều 298(1)(a)(i).  Nói cách khác, một tranh chấp liên quan đến một bằng khoán lịch sử có thể ở vào bất kỳ thời điểm nào được miễn trừ khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp cưỡng bách.  Chính v́ thế, CHNDTQ, một thành viên của Công Ước LOS, không có trách vụ pháp lư phải đệ tŕnh, hay trả lời sự đệ nạp [đơn khởi kiện], về bất kỳ sự tranh chấp nào liên can đến sự phân định ranh giới trên biển hay bằng khoán lịch sử cho một thủ tục giải quyết tranh chấp ràng buộc.

       Điều ǵ có thể được làm về sự tranh chấp trên đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa? Có một cơ chế giải quyết tranh chấp nào được cung ứng tại vùng Biển Nam Trung Hoa hay không? Ngay từ 1976, năm thành viên nguyên thủy của Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations: ASEAN) – Indonesia, Mă Lai, Phi Luật tân, Singapore, và Thái Lan – đă đồng ư trên sự giải quyết các tranh chấp rằng

Họ sẽ kềm hăm sự đe dọa hay sử dụng vũ lực và sẽ, ở mọi lúc, giải quyết các tranh chấp như thế [các tranh chấp về các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến họ, đặc biệt các vấn đề nhiều phần làm xáo trộn ḥa b́nh và ḥa hợp trong vùng] giữa chính họ xuyên qua các sự thương thảo thân thiện. 52 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Trong năm 1997, CHNDTQ gia nhập với các quốc gia khối ASEAN trong việc đưa ra một bản tuyên bố chung về việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, trong đó có đoạn nói rằng:

Các bên liên quan đồng ư giải quyết các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa xuyên qua các sự tham khảo và thương thảo thân thiện phù hợp với luật quốc tế đă được thừa nhận một cách phổ quát, kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển. 53 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Đây là một sự phát triển quan trọng khi nó chính thức liên hệ CHNDTQ vào khuôn khổ cấp miền về sự giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.  Bản tuyên bố chung này đă được chứng nhận trong Bản Tuyển Tuyên Bố năm 2002 về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa.

Các Chính Phủ của các Quốc Gia Thành Viên của Khối ASEAN và Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc,

       …

NHẬN THỨC về nhu cầu phát huy một môi trường ḥa b́nh, thân thiện và ḥa hợp tại Biển Nam Trung Hoa giữa khối ASEAN và Trung Quốc nhằm nâng cao ḥa b́nh, sự ổn định, sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong vùng;

CAM KẾT nâng cao các nguyên tắc và các mục tiêu của Bản Tuyên Bố Chung Năm 1977 của Kỳ Họp Các Nguyên Thủ Quốc Gia/Chính Phủ của Các Quốc Gia Thành Viên của khối ASEAN và Chủ Tịch Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc;

       …

4. Các bên liên quan cam kết giải quyết các tranh chấp lănh thổ và quyền tài phán của họ bằng các phương cách ḥa b́nh, không viện dẫn đến sự đe dọa hay sự sử dụng vũ lực, xuyên qua các sự tham khảo và thương thảo thân thiện bởi các quốc gia chủ quyền có liên can trực tiếp, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận một cách phổ quát của luật quốc tế, kể cả Công Ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển;

5. Các bên cam kết cư xử tự kiềm chế trong sự điều hành các hoạt động sẽ làm phức tạp hay làm leo thang các sự tranh chấp và ảnh hưởng đến ḥa b́nh và sự ổn định, kể cả, trong số các điều khác, việc kiềm chế khỏi hoạt động đưa dân đến cư trú trên các ḥn đảo, các rặng san hô, các băi cát ch́m, các băi cát và san hô thâp, và các địa h́nh khác không người cư trú hiện nay, và xử lư các sự tranh chấp của họ trong một cung cácch’ xây dựng. 54 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Bản Tuyên Bố năm 2002 được kư kết bởi CHNDTQ và mười thành viên khối ASEAN.  Sự cam đoan kể từ đó được xác nhận lại nhiều lần. 55 Câu hỏi là liệu đây có thể được xem như một sự cam kết chắc chắn của CHNDTQ hay không.

       Cho đến mức liên quan đến sự giải quyết tranh chấp, CHNDTQ nhất quán trong chính sách của nó nhằm né tránh các thủ tục giải quyết với bên thứ ba.  Có thể đây là một chính sách của Đảng Cộng Sản. 56 CHNDTQ ưa thích các cuộc thương thảo song phương trực tiếp, hơn là đa phương, so với bất kỳ phương thức nào khác để giải quyết tranh chấp.  Như một nhà ngoại giao Indonesia già dặn suy tưởng về các vấn đề Biển Nam Trung Hoa có lần đă nói:

Vấn đề là liệu viễn ảnh cho sự giải quyết sẽ có thể đạt được tốt hơn một cách song phương hay xuyên qua một khảo hướng cấp vùng vẫn ám ảnh hội nghị cho đến nay.  Trung Quốc đặc biệt bén nhạy trong việc t́m kiếm các giải pháp song phương với từng nước tuyên nhận, trong khi các quốc gia Đông Nam Á tuyên nhận không chắc rằng liệu đây có phải là chiều hướng đúng hay không … Tôi cảm thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á tuyên nhận dường như đă đi đến một kết luận rằng trong khi các sự đối thoại và tham khảo song phương th́ hữu ích, giải pháp cho các sự tuyên nhận tại quần đảo Spratly sẽ phải nằm trong một khung cảnh toàn vùng liên quan đến mọi quốc gia tuyên nhận. 57 (phần in nghiêng để nhấn mạnh là của tác giả bổ túc)

       Các quốc gia thừa nhận nói chung có một khuynh hướng cho sự kiểm soát trên sự giải quyết các vụ tranh chấp, 58 như trong thực tế các quốc gia Đông Nam Á cũng ưa thích “các sự thương thảo thân thiện” như được quy định một cách cụ thể trong Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á năm 1976. 59 Nhưng sự khác biệt là trong khi CHNDTQ dường như ưa thích các cuộc thương nghị song phương, các quốc gia khối ASEAN xem ra thích thương thảo với CHNDTQ trong một diễn đàn đa phương.

 

Một Số Nhận Xét Kết Luận

       Như mọi quốc gia liên can đến sự tranh chấp trên ṿng khoanh theo đường vạch rời nhau bởi CHNDTQ hay THDQ xem ra ưa thích một thủ tục giải quyết không ràng buộc hơn là một sự giải quyết tư pháp bắt buộc, họ không có sự lựa chọn ngoài việc cư xử với sự tự kiềm chế và kiên nhẫn và kiềm chế bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm phương hại đến một giải pháp khả dĩ ḥa b́nh cho cuộc tranh chấp.

       Trong khi Bản Tuyên Bố năm 2002 về Sự Ứng Xử của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa có thể là một điểm khởi đầu cho sự hợp tác giữa khối ASEAN và Trung Quốc, 60 có tin tức xấu đến từ nhiều khu vực vực khác nhau của vùng Biển Nam Trung Hoa.  Trong thực tế, các sự khẳng định đơn phương về chủ quyền đă không ngừng diễn ra chính bởi một thỏa thuận hay, trong thực tế, vài văn kiện đă được kư kết. 61 Theo tờ Japan Times, Cục Hải Giám Trung Quốc, cơ quan theo dơi đại dương của Trung Quốc, có nói nó sẽ bổ sung 1,000 sĩ quan trong năm 2011 để nâng số nhân viên lên 10,000 người và sẽ mua thêm 36 tàu mới trong 5 năm sắp tới. 62 Tờ China Daily chính thức có tường thuật hôm 2 Tháng Năm 2011 rằng cơ quan hiện có 300 chiếc tàu thuộc đủ mọi loại, cùng với 10 máy bay. 63 Các khả năng gia tăng được tường thuật là cần thiết để đối phó với một con số gia tăng các vụ tranh chấp liên can đến Trung Quốc và các nước khác có chung sự tuyên nhận phủ trùm lên nhau các hải phận và các nhóm đảo tại Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa.  Về phần ḿnh, Phi Luật tân tuyên bố trong Tháng Ba năm 2011 rằng nó dự trù thủ đắc các tàu, máy bay, và một hệ thống radar để khẳng định các sự tuyên nhận của nó. 64 Chính v́ thế, các thủ phạm không phải chỉ có một ḿnh Trung Quốc.  Mọi bên, đă chính thức cam kết các nỗ lực cho sự xây dựng ḷng tin cậy, vẫn c̣n nghi ngờ sự cam kết của các nước khác và tiếp tục các sự khẳng định của ḿnh.

       Chỉ khi nào các tay chơi Đông Nam Á nhận thức được nhu cầu khẩn cấp để phát triển các tài nguyên thiên nhiên của khu vực, họ mới có thể đặt sang một bên các vấn đề chủ quyền và thiết kế một phương pháp để chia sẻ các nguồn tài nguyên cách này hay cách kia.  Không cần nói, tất cả điều này tùy thuộc vào ư chí của các quốc gia liên can: liệu họ có thể xếp sang bên, v́ muc đích tạm thời của việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên tiềm năng, vấn đề nhạy cảm về chủ quyền trên các đảo và đảo nhỏ được gồm thâu bởi đường vạch rời nhau tại Biển Nam Trung Hoa.  Các sự cứu xét chiến lược và an ninh cũng sẽ là một vấn đề quan trọng trên đó sẽ gây khó khan cho các quốc gia liên hệ đưa ra các sự nhượng bộ.  Nhưng nếu không có sự thỏa hiệp, sè không có lối thoát được nh́n thấy ít nhất trong tương lai khả dĩ tiên đoán được./-    

___

CHÚ THÍCH

 

1. Jinming Li and Dexia Li, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note, Ocean Development and International Law 34 (2003): 289.

2. Cùng nơi dẫn trên, trang 290.

3. Cùng nơi dẫn trên.

4. Cùng nơi dẫn trên, trang 290, các tác giả có nói: Trên Bản Đồ Trung Quốc sản xuất sau sự tạo lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949, đường mười một vạch (đoạn) tại Biển Nam Trung Hoa xuất hiện theo sau các bản đồ cổ.  Măi cho đến năm 1953, sau khi có sự chấp thuận của Thủ Tướng Chu Ân Lai, phần đường vẽ gồm hai vạch tại Vịnh Bắc Viết được xóa bỏ.  Các bản đồ Trung Quốc ấn hành từ 1953 trở đi cho thấy đường chín vạch tại Biển Nam Trung Hoa.

5. Cùng nơi dẫn trên, trang 290.

6. Cùng nơi dẫn trên, trang 294.

7. Cùng nơi dẫn trên, trang 290, các tác giả có nói: Trên lời tuyên bố đường chín vạch, cộng đồng quốc tế chưa từng bày tỏ sự chống đối.  Không nước nào trong các quốc gia kế cận đưa ra một sự phản kháng ngoại giao.  Sự im lặng này trước một sự tuyên bố công khai có thể được nói tương đương với một sự ưng thuận, và có thể khẳng định rằng đường vẽ này đă được thừa nhận trong nửa thế kỷ.

8. Luật Vùng Kinh Tế Độc Quyền và Thêm Lục Địa, 1998: Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act, 1998, được cung ứng tại trang Liên Mạng của Ban Đại Dương Sự Vụ và Luật Biển Liên Hiệp Quốc: UN Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea (DOALOS), ở địa chỉ:

www.un.org/Depts/ los/index.htm.

Việt Nam chính thức phản đối trong Kháng Thư đề ngày 6 Tháng Tám 1998 lên Tổng Thư Kư. Xem  “Vietnam: Disputes Regarding the Law on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of the People’s Republic of China Which Was Passed on 26 June 1998,para. 2, Law of the Sea Bulletin 38 (1998): 55.

9. Xem Yan-Huei Song and Keyuan Zou, ”Maritime Legislation of Mainland China and Taiwan: Developments, Comparison, Implications, and Potential Challenges for the United States, Ocean Development and International Law 31 (2000): 318.

10. Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China), Các Sự Hướng Dẫn Chính Sách Về Biển Nam Trung Hoa: The South China Sea Policy Guidelines, được in lại trong bài viết của Sun Kuan-Ming, Policy of the Republic of China Towards the South China Sea, Marine Policy 19 (1995):408, như được trích dẫn bởi các tác giả Song và Zou, chú thích số 9 ở trên (supra note), trang 328.

11. Song và Zou, chú thích số 9 ở trên, trang 328.

12. Cùng nơi dẫn trên.

13. Được tường thuật ở Cùng nơi dẫn trên, trang 328.

14. Cùng nơi dẫn trên.

15. Cùng nơi dẫn trên.

16. Tranh Chấp Biên Cương (Frontier Dispute), [1986] I.C.J. Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), trang 582, đoạn (para.) 54.

17. Kasikili/Sedudu Island Case, [1999] I.C.J. Reports Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), trang1098, đoạn (para.) 84.

18. Chủ quyền trên đảo Pulau Ligitan và đảo Pulau Sipadan (Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan), [2002] I.C.J. Reports Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), trang 667, đoạn (para.) 88.

19. Tranh Chấp Biên Cương (Frontier Dispute), [2005] I.C.J. Reports Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), các trang 119-120, đoạn (para.) 44.

20. Các Tranh Chấp Lănh Thổ và Hàng Hải Tại Biển Caribbean (Territorial and Maritime Disputes in the Caribbean Sea), [2007] I.C.J. Reports Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), trang 58, đoạn (para.) 215.

21. Gerald Blake, “The Depiction of International Boundaries on Topographic Maps,Boundary and Security Bulletin 3, no. 1 (1995): 46.

22. Bản đồng đệ nạp của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội Về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa, Bản Tóm Lược Ư Chính, ngày 6 Tháng Năm 2009, được cung ứng tại trang  Liên Mạng của Ủy Hội ở địa chỉ:  (Joint Submission of Malaysia and Vietnam to the Commission on the Limits of the Continental Shelf, Executive Summary, 6 May 2009)

www.un.org/Depts/los/clcs new/clcs home.htm.

23. Bản đệ nạp của Việt Nam lên Ủy Hội Về Các Giới Hạn của Thềm Lục Địa, (Bản Tóm Lược Ư Chính), 7 Tháng Năm 2009, được cung ứng tại trang Liên Mạng của Ủy Hội, ghi ở chú thích số 22 bên trên.

24. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Thư gửi ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, New York, 7 Tháng Năm 2009, CML/17/2009, đoạn (para.) 2, trong đó có nói: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và thụ hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận liên hệ cũng như trên đáy biển và lớp đất dưới đáy biển của nó (xem bản đồ đính kèm).  Lập trường trên được giữ nhất quán bởi Chính Phủ Trung Quốc và được hay biết rộng răi bởi cộng đồng quốc tế.  Cũng xem, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Thư, 7 Tháng Năm 2009, CML/18/2009, đoạn (para.) 2, để có sự phản đối với cùng lời lẽ trước sự đệ nạp riêng biệt của Việt Nam.  Các tài liệu này được cung ứng tại trang Liên Mạng của Ủy Hội, ghi ở chú thích số 22 bên trên.

25. Bộ Ngoại Giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Tuyên Bố của Trung Hoa Dân Quốc trên Các Giới Hạn Ṿng Ngoài Thềm Lục Địa Của Nó, số 003, 12 Tháng Năm 2009: Chính Phủ Trung Hoa Dân Quốc tái xác nhận rằng Quần Đảo Điếu Ngư (Diaoyutai Islands), Nasnsa Islands (Quần Đảo Spratly, tức Trường Sa), Shisha Islands (Tây Sa, tức Paracel Islands hay Quần Đảo Hoàng Sa), Chungsha Islands (Trung Sa tức Macclesfield Islands), và Tungsha (Đông Sa, tức Pratas Islands) cũng như các hải phận bao quanh của chúng là các phần lănh thổ và lănh hải nội tại của Trung Hoa Dân Quốc dựa trên các bằng khoán chủ quyền bất khả tranh nghị được chứng minh bởi các căn bản lịch sử, địa dư và pháp lư quốc tế.  Theo luật quốc tế, Trung Hoa Dân Quốc hưởng dụng mọi quyền và quyền lợi trên các đảo nói trên, cũng như các hải phận bao quanh cùng đáy biển và lớp dưới đáy biển của nó.  Được cung ứng tại trạng Liên Mạng của Bộ Ngoại Giao, Trung Hoa Dân Quốc tại địa chỉ

www.mofa.gov.tw/webapp/content.asp?cultem=38077&ctNode=1036&mp=6.

Vào ngày 17 Tháng Tư 2011, Trung Hoa Dân Quốc đă tái xác nhận lập trường của nó về Biển Nam Trung Hoa.  Phần “News and Events”, số 125, ngày 18 Tháng Tư 2011, cũng được cung cấp tại trang Liên Mạng của Bộ Ngoại Giao (BNG) Trung Hoa Dân Quốc, trong đó có phát biểu: Bộ Ngoại Giao của Trung Hoa Dân Quốc đă ghi nhận các sự tranh chấp phát sinh trên các quần đảo Biển Nam Trung Hoa và các hải phận bao quanh chúng giữa các nước liên can.  Lập trường của Chính Phủ, được biểu lộ bởi phát ngôn viên BNG với báo chí hôm 17 Tháng Tư, rằng Trung Hoa Dân Quốc hưởng dụng mọi quyền trên Quần Đảo Nansha (tức Spartly hay Trường Sa), cũng như các hải phận bao quanh, đáy biển và lớp đất dưới dáy biển của chúng, vốn là một bộ phận nội tại thuộc lănh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)

26. Phi Luật Tân, Văn Thư, Số 11-0094, 000228, 5 Tháng Tư 2011, được cung ứng tại trang Liên Mạng của Ủy Hội, ghi ở chú thích số 22 bên trên.

27. Hersch Lauterpacht, Sovereignty over Submarine Areas, British Year Book of International Law 27 (1950): 397-398.  Ngay trước câu cuối cùng được trích dẫn ở trên, ông nói: Chính v́ thế, thí dụ nếu một quốc gia nào tuyên cáo một độc quyền về hải hành, quyền tài phán hay khai thác trên phần được nh́n bởi các quốc gia nói chung như một bộ phận của biển mở ngỏ, sự vắng bóng của sự phản đối khó tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào cho tư thế pháp lư – tương tự như tính bất hợp pháp hiển nhiên của bất kỳ hành động nào khác sẽ loại trừ nó trở thành một căn bản hiệu lực cho hành động trước đó.  Ab injuria jus nos oritur: hành động phi lư không thể tạo ra luật lệ.

28. Vụ Kiện Về Ngư Trường (Fisheries Case), [1951] I.C.J. Reports (Các Báo Cáo của I.C.J.), trang 132. Nguyên bản tiếng Pháp như sau: La délimitation des espaces maritimes a toujours un aspect international; elle ne saurait dépendre de la seule volonté de l’État riverain telle qu’elle s’exprime dans son droit interne.  S’il est vrai que l’acte de délimitation est nécessairement un acte unilatéral, parce que l’État riverain a seul qualité pour y procéder, en revanche la validité de la délimitation à l’égard des États tiers relève du droit international.

29. Juridical Regime of Historic Waters, UN Doc. A/CN.4/143, trong Yearbook of the International Law Commission, vol. II (1962), 1-26.  Đây là một cuộc nghiên cứu quan yếu về chủ đề, chứ không phải một bản ghi nhớ (thông tư) về các sự kiện.

30. Cùng nơi dẫn trên, trang 13, đoạn (para.) 80.  Đây là một sự liệt kê cẩn trọng, chứ không dễ dăi về các yếu tố đó, bởi tác giả của thông tư có nói ở trang 13, đoạn 80: “Xem ra có một sự đồng ư khá tổng quát rằng ít nhất ba yếu tố cần phải được cứu xét trong khi xác định là liệu một Quốc Gia có thụ đắc một bằng khoán lịch sử trên một khu vực hàng hải hay không”.

31. Trong vụ kiện Đảo Palmas, 1928, 2 Báo Cáo Của Liên Hiệp Quốc Về Các Phán Quyết Trọng Tài, số 869 và 870, thẩm phán trọng tài nhận thấy không có bằng khoán tuyên nhận nào trên đảo Palmas của các bên đối tụng đă đă được thiết lập đầy đủ.  Thẩm phán trọng tài v́ thế đă so sánh hai bằng khoán “sơ sinh” và đă chấp nhận bằng khoán tương đối vững chắc hơn sẽ thắng thế bên kia.  Thẩm phán trọng tài tuyên bố: Trong vụ án này, không bên nào đă thiết lập các sự tuyên nhận chủ quyền của ḿnh trên Ḥn Đảo và quyết định của Trọng Tài sẽ phải được đặt trên lư lẽ tương đối vững chắc của các bằng khoán được viện dẫn bởi mỗi bên.  Bằng khoán lúc khởi đầu như thế, dựa trên sự biểu lộ thẩm quyền Quốc Gia, sẽ, theo ư kiến của Trọng tài, thắng thế trước một bằng khoán sơ khai phát sinh từ sự khám phá, đặc biệt nếu bằng khoán kể sau này đă để một thời gian rất lâu dài trôi qua mà không có sự hoàn tất bởi sự chiếm cứ; …. 

32. “Chế Độ Pháp Lư Của Các Hải Phận Lịch Sử: Juridical Regime of Historic Waters, chú thích số 29 bên trên, trang 15, đoạn 100, có tuyên bố:

Điều kiện thứ nhất sẽ phải được thỏa măn để thiết lập một căn bản cho một bằng khoán đối với “hải phận lịch sử” v́ thế có thể được mô tả như sự hành sử hữu hiệu chủ quyền trên khu vực bằng hành động thích hợp về phía Quốc Gia tuyên nhận (phần in nghiêng làm nổi bật do tác giả bổ túc). 

Điều này được tuyên bố sau một sự duyệt xét các ư kiến của một số các chuyên viên luật biển nổi tiếng, kể cả Gilbert Gidel, Maurice Bourquin, và Antonio Sanchez de Bustamante.  Cùng nơi dẫn trên, các trang 14-15, các đoạn 89-91, 98.  Điều kiện này về sự hành sử hữu hiệu thẩm quyền đă được lập lại, và đó đó đă được xác nhận, trong một số vụ án quốc tế sau này.  Xem Masahiro Miyoshi, Considerations of Equity in the Settlement of Territorial and Boundary Disputes (Dordrecht: Martinus Nijhoff, 1993), 103104.

33. Li và Li, chú thích số 1 bên trên, trang 290, có phát biểu: “Trên sự tuyên bố đường chín vạch, cộng đồng quốc tế chưa lúc nào biểu lộ sự chống đối.  Không nước nào trong số các quốc gia kế cận đưa ra một sự phản kháng ngoại giao.  Sự im lặng này trước một sự tuyên bố công khai có thể được nói là tương đương với sự ưng thuận, và điều có thể được khẳng định rằng đường vạch rời nhau đă được thừa nhận trong nửa thế kỷ”.

34. British-Guiana/Venezuela Arbitration Treaty, 2 February1897-89 British and Foreign State Papers 89(1897): 60.

35. “Chế Độ Pháp Lư Của Các Hải Phận Lịch Sử: Juridical Regime of Historic Waters, chú thích số 29 bên trên, trang 22, đoạn 155, có tuyên bố:

Xem ra không có sự hồ nghi rằng Quốc Gia tuyên nhận khu vực phải phô diễn rằng nó đă hành sử chủ quyền đ̣i hỏi.  Để làm điều đó, nó sẽ phải chứng minh một số các sự kiện nào đó chẳng hạn, thí dụ, trong một số trường hợp nào đó, nó đă thi hành các luật lệ và các quy định của nó tại hay liên quan đến khu vực.  Các sự kiện này Quốc Gia phải chứng minh thỏa đáng đối với vị trọng tài (hay Ṭa Án hoặc bất kỳ người phải phán quyết rằng liệu bằng khoán có hiện hữu hay không).  Quốc Gia (hay Các Quốc Gia) đối tụng có thể cáo giác các sự kiện khác với ư định tŕnh bày rằng sự hành sử chủ quyền bắt buộc đă không xảy ra, và Quốc Gia kể sau kế đó phải tŕnh bày các sự kiện này sao cho vị trọng tài được thỏa măn.  Mỗi bên đối tụng v́ thế có trách vụ dẫn chứng về các sự kiện mà họ viện dẫn.   

36. Xem Cùng nơi dẫn trên, trang 19, đoạn (para.) 128.

37. Guokai Zhao, Analysis of the Sovereignty Dispute over the Spratlys Under the Present Law of the Sea (in Chinese), Asian Review 9 (1999): 22, như được trưng dẫn trong sách của các tác giả Li và Li, chú thích số 1 bên trên các trang 292-293.

38. Mei Zhi, An Unreasonable Claim of the Historic Sovereignty”, Journal of China’s Southeast Asian Studies 4 (1995), như được trích dẫn trong sách của các tác giả Li và Li, chú thích số 1 bên trên, các trang 292:4.

39. Xem, một cách tổng quát, “Juridical Regime of Historic Waters, chú thích số 29 bên trên, trang 23, các đoạn 166, 167.

40. Keyuan Zou, Historic Rights in International Law and in China’s Practice, Ocean Development and International Law 32 (2001): 161.

41. Xem Renmin Ribao (People’s Daily: Nhân Dân Nhật Báo), ngày 4 Tháng Mười Hai 1970, 5.

42. K.O.Emery, và các tác giả khác, “Geological Structure and Some Water Characteristics of the East China Sea and the Yellow Sea, CCOP Technical Bulletin 2 (1969): 41.

43. Xem, thí dụ, “Sovereignty over the Diaoyu Islands” (bằng tiếng Hán), Renmin Ribao, 18 Tháng Mười 18 1996, 8.

44. Tuyên Bố Ngày 4 Tháng Chín 1958 (The Declaration of 4 September 1958), đoạn (para. 1), Peking Review, 9 Tháng Chín 1958, 21.  Nguyên bản bằng tiếng Hán của bản Tuyên Bố đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, 5 Tháng Chín 1958, 1.

45. Luật về Lănh Hải và Khu Vực Tiếp Giáp ngày 25 Tháng Hai, 1992, được cung ứng tại trang Liên Mạng của Cơ Quan DOALOS, chú thích số 8 bên trên.

46. Điều đáng ghi nhận một sự cố gắng biện minh cho sự thiếu sót không đề cập đến các đảo nhỏ Senkaku trong bản Tuyên Bố năm 1958, chú thích số 44 bên trên, bằng cách tuyên bố rằng chỉ cần thiết để bao gồm một cách đạc biệt Đài Loan và các đảo chung quanh nó dưới các t́nh huống thích đáng (prevailing).  Xem Liyu Wang và Peter H. Pearse, “The New Legal Regime for China’s Territorial Sea”, Ocean Development and International Law 25 (1994): 435, trong đó các tác giả cho rằng: Trong Bản Tuyên Bố năm 1958, vốn bị thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng tại Eo Biển Đài Loan, điều được xem là cần thiết để tŕnh bày lănh thổ được tuyên nhận bởi Trung Quốc có bao gồm một cách đặc biệt Đài Loan và các đảo chung quanh nó -- Quần Đảo Bành Hồ và bốn nhóm đảo tại Biển Nam Trung Hoa.  Sau này, trong các thập niên 1960 và 1970, khi các nguồn tài nguyên dầu khí đáng kể được khám phá quanh Quần Đảo Diaoyu và tại Biển Nam Trung Hoa, các quốc gia lân cận đă đưa ra các sự tuyên nhận lănh thổ tại các khu vực này.  Như thế, trong khi Bản Tuyên Bố năm 1958 đă không đề cập một cách cụ thể đến Quần Đảo Diaoyu (mặc dù chúng có được gồm trong nhóm từ “Đài Loan và các ḥn đảo chung quanh của nó”), các kẻ soạn thảo Luật năm 1992 [về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp] xét thấy cần thiết để ghi rơ rằng các đảo này thuộc lănh thổ Trung Quốc.

       Tuy nhiên, như đă được vạch ra trong bản văn ở trên, thật kỳ lạ trong sự thảo luận về các sự tuyên nhận lănh thổ lại bỏ ra ngoài tên gọi của các đảo nhỏ tranh căi đó khỏi lănh thổ của quốc gia, trong khi tất cả tên gọi của các đảo khác lại được đề cập một cách rơ ràng.  Ngoài ra, bài báo năm 1953 được nói đến phần dưới bản văn (chú thích số 47 bên dưới) ám chỉ lập trường chính thức của nhà nước [Trung Quốc] lúc đó rằng các đảo nhỏ đó thuộc Nhật Bản.  Bản Tuyên Bố năm 1958 về việc nới chiều rộng của lănh hải đến 12 hải lư v́ thế, một cách hợp lư phải bao gồm cả các đảo nhỏ Senkaku làm các điểm căn bản từ đó lănh hải được đo lường.  Không có các đảo nhỏ đó làm các điểm cơ sở, lănh hải của CHNDTQ đương nhiên sè có một diện tích nhỏ hơn nếu nó có bao gồm chúng làm điểm căn bản, điều hoàn toàn không thể tưởnng tượng được để CHNDTQ chấp nhận, nếu nó hay biết các đảo nhỏ này thuộc lănh thổ của chính nó.

47. Phiên dịch của tác giả từ nguyên bản tiếng Hán đăng tải trên tờ Renmin Ribao, ngày 8 Tháng Một 1953, 4.

48. Một sự phân tích có thẩm quyền về vấn đề chủ quyền các đảo nhỏ Senkaku có thể được t́m thấy trong bài viết của tác giả Shigeyoshi Ozaki, “Territorial Issues on the East China Sea: A Japanese Position”, Journal of East Asia and International Law 3 (2010): 151-174.  Đây là phiên bản tóm lược bằng Anh ngữ công tŕnh nghiên cứu sâu rộng hơn của tác giả (bằng tiếng Nhật) về vấn đề quy chế pháp lư của các đảo nhỏ Senkaku dựa trên sự khảo cứu của ông trong hơn 25 năm.  Nhan đề của bài viết này đă bị thay đổi bởi chủ biên của tạp chí để đối chiếu bài viết với các sự đóng góp cùng lúc của hai tác giả Trung Quốc.

49. Xem Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Văn Thư, 6 Tháng hai 2009, CML/17/2009, được đưa ra về Sự Đệ Nạp của Nhật Bản lên Ủy Hội Về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa, Bản Tóm Lược Ư Chính, 12 Tháng Mười Một 2008, được cung ứng tại trang Liên Mạng của Ủy Hội, ghi tại chú thích số 22 bên trên.

50. Zhiguo Gao, Consideration and Proposal on Socotra Rock and ‘Oki-no-Tori’ Rocks, trong  A Study of the Trend and Development of the International Law of the Sea (bằng tiếng Hán), đồng biên tập bởi Gao Zhiguo, Zhang Haiwen và Jia Yu (Beijing: Haiyang Publishing Co., 2007), 6-8.

51. Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, 1833 U.N.T.S. 397, Điều 121(3) quy định: “Các Ḥn Đá không thể duy tŕ sự cư trú của con người hay sinh hoạt kinh tế tự bản thân chúng sẽ không có vùng kinh tế độc quyền hay thềm lục địa”.

52. Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia), 24 Tháng Hai 1976, 1025 U.N.T.S. 316, điều 13.

53. “Sự Hợp Tác ASEAN-Trung Quốc Hướng Tới Thế Kỷ Thứ 21” (ASEAN-China Cooperation Towards the 21st Century), Bản Tuyên Bố Chung Của Kỳ Họp Các Nguyên Thủ Quốc Gia/Chính Phủ Của Các Quốc Gia Thành Viên khối ASEAN và Chủ Tịch Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc ngày 16 Tháng Mười Hai, 1997, đoạn 8.

54. Tuyên Bố về Sự Ứng Xử CỦa Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, 4 Tháng Mười Một 2002, Lời Nói Đầu, các đoạn 2 và 3, các đoạn 4 và 5 về sự thi hành, được cung ứng tại www.aseansec.org/13163.htm.

55. Xem, thí dụ, tin Tân Hoa Xă từ Bắc Kinh, 23 Tháng Mười Hai 2010: “China, ASEAN Agree to Foolow South China Sea Declarayion”, được cung ứng tại news.xinhuanet.com/english2010/china/2010-12/23/c 13662098 ... (tiếp cận ngày 4 Tháng Năm 2011)

56. Dường như là một lư do tốt để nghi ngờ rằng sự né tránh việc giải quyết các tranh chấp bởi đệ tam nhân và nghiêng về các sự thương thảo trực tiếp với các đối phương của họ từng là chính sách truyền thống của các chế độ Cộng Sản, Liên Bang Sô Viết cở trong số đó.

57. Nhận xét được đưa ra bởi Hasjim Djalal, khi đó là đại sứ lưu động của Indonesia, trong một diễn văn vào ngày đầu tiên của Hội Nghị Ba-Miền của SEAPOL về Các Vấn Đề Hiện Thời trong Luật Đại Dương, Cảnh Sát và Sự Quản Trị: Đông Nam Á, Bắc Thái B́nh Dương và Tây Nam Thái B́nh Dương, Bangkok, 13 Tháng Mười Hai 1994.  Hasjim Djalal, “The Spratly Islands Dispute: Prospects for Settlement”, bài diễn văn chưa được ấn hành (mimeo: bản in roneo), 5.

58. Muốn có sự thảo luận về khuynh hướng của quốc gia thiên về sự kiểm soát sự giải quyết các vụ tranh chấp trong luật quốc tế nói chung, xem Masahiro Miyoshi, “The State’s Propensity for Control over Proceedings in the Settlement of Disputes”, trong quyển Summary and Selected Papers of the SEAPOL Tri-Regional Conference (Tóm Lược và Các Bài Tuyển Chọn của Hội Nghị Ba-Miền của SEAPOL), biện tập bởi Kathleen I. Matics và Ted L. McDorman, (Bangkok: South-East Asian Programme in Ocean Law, Policy and Management, 1995), 106-112.

59. Hiệp Ước Hữu Nghị, chú thích số 52 bên trên.  Nhóm chữ này được lập lại, đôi khi có bổ túc thêm “các sự tham khảo: consultations” trong các sự thỏa thuận hay các lời tuyên bố chung sau này với CHNDTQ.  Xem Bản Tuyên Bố Chung Của Kỳ Họp Các Nguyên Thủ Quốc Gia/Chính Phủ Của Các Quốc Gia Thành Viên khối ASEAN và Chủ Tịch Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc ngày 16 Tháng Mười Hai, 1997, đoạn 8, và Bản Tuyên Bố về sự Ứng Xử Của các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, đoạn 4 về sự thi hành.

60. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đồng ư một sự thỏa thuận đa phương chính thức về Biển Nam Trung Hoa.  Xem Aileen S. P. Baviera, “The South China Sea Dispute After the 2002 Declaration: Beyond Confidence-Building”, trong quyển ASEAN-China Relations: Realities and Prospects, đồng biên tập bởi Saw Swee-Hock, Sheng Lijun, and Chin Kin Wah (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 2005), 347. Tại các trang 347-350, Baviera đề cập đến ba sự cam kết cụ thể có ư nghĩa tiềm tàng: một sự cam kết kiềm chế hành động định cư trên các ḥn đảo, các rặng san hô, các băi cát ch́m, các băi cát và san hô thấp và các địa h́nh khác hiện không có người sinh sống; một sự hứa hẹn tiếp tục các cuộc tham khảo thường lệ về sự tôn trọng bản tuyên bố; và sự thỏa thuận làm việc cho sự chấp thuận chung cuộc một bộ luật ứng xử trung thực và ràng buộc trên căn bản đồng thuận.

61. Cùng nơi dẫn trên, trang 353.

62. Japan Times, 3 Tháng Năm 2011, 4.

63. Cùng nơi dẫn trên.

64. Cùng nơi dẫn trên.

65. Trong khi giữ bề ngoài một thái độ nhỏ nhẹ đối với sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, như một viên chức chính phủ cao cấp đă viết trong bài đóng góp của ḿnh vào tuyển tập các bài khảo luận về các quan hệ ASEAN-China, Trung Quốc chưa bao giờ nhường bước trước một nỗ lực đa phương cho một giải pháp khả hữu.  Xem  Zhiguo Gao, “South China Sea: Turning Suspicion into Mutual Understanding and Cooperation, trong quyển ASEAN-China Relations: Realities and Prospects, đồng biên tập bởi Saw Swee-Hock và các tác giả khác, chú thích số 60 bên trên, các trang 329-342\.

____

Nguồn: Masahiro Miyoshi, China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?, Ocean Development & International Law, 43:117, 2012.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

30.06.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014