Melda Malek

Centre for Ocean Law & Policy,

Maritime Institute of Malaysia.

 

 

Một Lượng Định Pháp Lư về

 

Các Sự Tuyên Nhận Lịch Sử của

 

Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa

 

 

Ngô Bắc dịch


 

Bản Đồ Đường Chín Vạch


Nguồn: Wikipedia

 

Đại Ư

       Bài viết này nhằm t́m hiểu sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc, mục địch và vị thế của bản đồ đường chín vạch  và phân tích các hàm ư pháp lư của sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc trên các ḥn đảo và các khu vực hàng hải thuộc Biển Nam Trung Hoa.  Từ nhiều sự tuyên nhận khác nhau, mặc dù mơ hồ, đề cập đến thành tố của “lịch sử” làm căn bản cho việc hậu thuẫn các tuyên nhận của Trung Quốc, điều có thể ức đoán rằng các tuyên nhận lịch sư/ của Trung Quốc bao gồm hai khía cạnh bao quát: một tuyên nhận “chủ quyền trên căn bản lịch sử” trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa, và một “sự tuyên nhận lịch sử trên các hoạt động/các khu vực hàng hải” tại Biển Nam Trung Hoa.  Bài viết kết luận rằng để lượng định các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, các sự tuyên nhận này sẽ phải được khảo sát một cách độc lập về bản đồ đường chín vạch  bởi bản đồ này có ít hay không có giá trị pháp lư để Trung Quốc thiết định các sự tuyên nhận khác nhau của nó.  Hơn nữa, sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc trên các khu vực hàng hải (cột nước, đáy biển và lớp đất nằm ngay bên dưới mặt đáy biển (subsoil), các cao điểm khi thủy triều xuống thấp và các địa h́nh ch́m bên dưới mặt nước) không thể thay thế cho các quyền hạn đă được thiết định một cách hoàn hảo của các quốc gia duyên hải khác trên các khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của chúng. 

***

 

Hôm 6 Tháng Năm 2009, Mă Lai và Việt Nam đă cùng nhau đệ tŕnh lên Ủy Hội về Các Giới Hạn Thêm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf: viết tắt là CLCS), (từ giờ trở đi gọi tắt là “joint submission: đồng đệ tŕnh”), một đơn xin các khuyến cáo của Ủy Hội về các giới hạn thềm lục địa ṿng ngoài thuộc Mă Lai và Việt Nam trên phần phía nam của Biển Nam Trung Hoa dựa trên các giới hạn được tuyên bố trong bản đồng đệ tŕnh.  Ngày kế đó, Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đă đệ tŕnh kháng thư [note verbale, tiếng Pháp trong nguyên bản, để chỉ văn thư ngoại giao viết ở ngôi thứ ba, không kư tên, chú của người dịch] đầu tiên của Trung Quốc phản đối bản đồng đệ tŕnh, tuyên nhận chủ quyền (sovereignty) bất khả tranh nghị trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, các quyền hạn về chủ quyền (sovereign rights) và quyền tài phán (jurisdiction) trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển (seabed) và lớp đất ngay dưới mặt đất (subsoil) ở đó.  Cùng với kháng thư, Trung Quốc có đính kèm bản đồ đường chín vạch của nó. 1

       Kháng thư đầu tiên của Trung Quốc đă khơi dậy các sự  phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia khác: Việt Nam, Phi Luật Tân và Nam Dương đă đệ tŕnh kháng thư riêng rẽ, giữa các văn thư khác (inter alia), phản đối sự tuyên nhận của Trung Quốc.  Trong sự đáp ứng, cả Mă Lai và Việt Nam đă đệ tŕnh các kháng thư riêng biệt tuyên bố rằng bản đồng đệ tŕnh là một sự bước tiến hành hợp thức trong sự thi hành các nghĩa vụ của mỗi quốc gia với tư cách là các quốc gia tham dự vào Công Ước và rằng sự đệ tŕnh đă không có làm phương hại các vấn đề liên quan đến sự phân định các ranh giới giữa các quốc gia có các bờ biển gần nhau hay đối diện. 3 Ủy Hội CLCS đă quyết định triển hạn hơn nữa sự cứu xét hồ sơ đồng đệ nạp và các kháng thư cho đến lúc hồ sơ đứng vào vị trí cứu xét kế tiếp như được sắp xếp theo thư tự hồ sơ tiếp nhận.  Lư do của quyết định là “để cứu xét bất kỳ các sự phát triển khác có thể xảy ra trong thời khoảng xen giữa trong đó các quốc gia có thể muốn tận dụng các phương sách cung ứng cho họ …” 4

       Đă có hai sự phân nhánh tức thời từ hồ sơ đồng đệ tŕnh và các kháng thư tiếp nối: thứ nhất, cộng đồng quốc tế bị chưng hửng về những ǵ bản đồ đường chín vạch tượng trưng, và thứ nh́, hồ sơ đệ nạp chung có thể bị triển hạn vô hạn định chiếu theo các sự tranh chấp khác biệt được chiếu rọi trong các kháng thư, ngăn chặn các quốc gia duyên hải không được thăm ḍ và khai thác các tài nguyên dưới đáy biển tại khu vực đó. 

       Trung Quốc chưa bao giờ giải thích một cách chính thức căn bản của bản đồ đường chín vạch của nó.  Đă có các bài viết được ấn hành về lịch sử của bản đồ này, nhưng nguyên ủy và căn bản của bản thân đường đứt đoạn này chưa bao giờ được giải thích một cách thỏa đáng.  5 Kháng thư đầu tiên của Trung Quốc đă không đề cập đến bất kỳ căn bản “lịch sử” nào đối với sự tuyên nhận của nó.  Tuy nhiên, kháng thư thứ nh́ của Trung Quốc đề ngày 14 Tháng Tư năm 2011, có nói đến “ …bằng chứng pháp lư và lịch sử đầy đủ” hậu thuẫn cho các tuyên nhận chủ quyền và các quyền chủ quyền của nó tại Biển Nam Trung Hoa.  Nhiều sự giải thích, giả định và phỏng đoán khác nhau đă được đưa ra về bản đồ đường chín vạch [hay đoạn]; hầu hết nối kết nó với sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc trên phần lớn Biển Nam Trung Hoa, kể cả các ḥn đảo, các mỏm cao khi thủy triều hạ thấp, các địa h́nh ch́m dưới mặt nước, đáy biển và lớp đất dưới mặt đáy biển và cột nước [water column: cột nước trong khái niệm tính từ mặt biểm đến lớp trầm tích dưới đáy, chú của người dịch].  Bài viết này nhắm t́m hiểu sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc, mục đích và quy chế của bản đồ đường chín vạch và phân tích các hàm ư của sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc trên các ḥn đảo và các khu vực hàng hải của Biển Nam Trung Hoa.

 

Bối Cảnh

       Đă có các nỗ lực nội bộ nhằm củng cố các sự tuyên nhận lănh thổ và các khu vực hàng hải trong các thập niên 1930 và 1940 bởi chính quyền Quốc Dân Đảng thuộc Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China) dẫn dắt đến sự tạo lập một bản đồ đường mười một vạch (hai vạch sau đó đă được lấy đi) trong năm 1948.  Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến thắng cuộc nội chiến và đảm nhận sự kiểm soát lục địa Trung Hoa và thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949, nó đă tiếp thu các sự tuyên nhận lănh thổ và trên biển trước đó của Trung Hoa Dân Quốc. 6

       Như một nước theo xă hội chủ nghĩa, hệ thống pháp lư nội bộ và các nguyên tắc pháp lư quốc tế của Trung Quốc được thừa nhận bị ảnh hưởng lớn lao bởi các nguyên tắc và hệ thống của Liên Bang Sô Viết, đặc biệt trong những năm ban sơ.  Trung Quốc cũng bị sa lầy vào trong các vấn đề nội bộ và đă không tham gia trong các cuộc thương thảo của Hội Nghị về Luật Biển đầu tiên năm 1958.  Tuy nhiên, trong năm đó, Trung Quốc có loan báo Tuyên Bố Liên Quan Đến Lănh Hải Trung Quốc 1958, tuyên bố một lănh hải 12 hải lư, nhấn mạnh đến phương pháp đường cơ sở thẳng cũng như tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên một số đảo nào đó, kể cả Quần Đảo Nansha (Nam Sa, tức Spratly, hay Trường Sa). 7

       Măi đến khi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc được chấp nhận vào Liên Hiệp Quốc trong năm 1971, các sự phát biểu cụ thể hơn về các chính sách liên quan đến các vấn đề hàng hải mới được tŕnh bày rơ ràng bởi Trung Quốc xuyên qua sự tham dự của nó vào Ủy Ban Đáy Biển Liên Hiệp Quốc (UN Seabed Committee) 1971-72, và đặc biệt xuyên qua sự tham dự của Trung Quốc tại Hội Nghị Lần Thứ Ba của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS III) về Luật Biển 1973-82.  Tác giả Greenfield đă viết rằng khi Trung Quốc thoát ra khỏi sự cô lập, nó đă đối phó với các vấn đề hàng hải trong một cung cách thực tiễn khi các vấn đề này phát sinh liên hệ đến các câu hỏi cụ thể.  Các vấn đề về an ninh quốc gia, quy chế của các ḥn đảo ngoài khơi, hiệu ứng của chúng trong việc sinh ra lănh hải, và sự thăm ḍ tiềm năng các nguồn tài nguyên ngoài khơi liên hệ đến các ḥn đảo và thềm lục địa đó đă soi sáng sự quan tâm của Trung Quốc về luật biển, và đă là chủ đề cho sự chú ư tức thời và trực tiếp nhất của nó. 8

       Sự khẳng định của Trung Quốc chủ quyền trên các đảo ngoài khơi và các khu vực hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa không có ǵ là mới mẻ và các sự đề cập đến điều đó và  đến bản chất lịch sử của các sự tuyên nhận của nó có thể được t́m thấy trong các pháp chế nội bộ và các lời tuyên bố.  Tuy nhiên, bởi tư thế xă hội chủ nghĩa và sự cô lập của nó cho đến thập niên 1970, các nỗ lực này nhằm vào việc thiết lập chủ quyền và quyền tài phán phần lớn có tính chất nội bộ, đứt đoạn và không được để ư tới bởi phần lớn thế giới.  V́ thế có thể hiểu được rằng trong các thập niên gần đây, theo sau Hội nghị UNCLOS III mà Trung Quốc có tham dự, đă có nhiều hành vi nhằm tái khẳng định các tuyên nhận lănh thổ và trên biển của nó tại Biển Nam Trung Hoa.

 

Nguyên Ủy Bản Đồ Đường Chín Vạch

       Theo các học giả Trung Quốc, bản đồ đường chín vạch là kết quả của một chuỗi các sự sửa đổi các bản đồ lâu hơn về các biên giới trên biển và đất liền của Trung Hoa có tŕnh bày các ḥn đảo mà Trung Hoa xem là dưới chủ quyền của nó. 9 Theo các tác giả Li và Li, các nỗ lực để khảo sát và bao gồm các ḥn đảo và rặng san hô tại Biển Nam Trung Hoa vào dưới chủ quyền của Trung Hoa đă khởi sự trong thập niên 1930, phần lớn để phản đối sự chiếm đóng của nước  Pháp chín đảo nhỏ tại quần đảo Spratly [tiếng việt là Trường Sa, chú của người dịch] và điều đă được quyết định khi đó rằng ranh giới cực nam của Trung Hoa phải vươn tới Bắc Vĩ Tuyến 40. 10 Biên giới đơn phương này đă đánh dấu Băi Cát James Shoal (một địa h́nh ch́m dưới mặt nước) là nằm trong biên giới truyền thống Trung Hoa. 11

       Lập trường của Trung Quốc là sau sự đầu hàng của Nhật hồi cuối Thế Chiến II, Trung Quốc đă giành lại sự sở hữu các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa gồm cả các Quần Đảo Paracel [là Hoàng Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] và Spratly.  Khi Nhật Bản kư kết Ḥa Ước San Francisco hôm 8 Tháng Chín 1951 và từ bỏ các sự tuyên nhận trên quần đảo Spratly, 12 không hề nói đến nước nào mà các ḥn đảo này sẽ tùy thuộc, làm phát sinh quan điểm rằng các ḥn đảo giời đây là “cuộc đấu b́nh đẳng” cho sự chiếm cứ.  Sự bộc phát của dầu hỏa Á Châu trong thập niên 1970 và sự khám phá ra dầu hỏa và hơi đốt tại một số bộ phận nào đó của Biển Nam Trung Hoa (đặc biệt ngoài khơi Mă Lai và Brunei) cũng trợ lực phần lớn cho “cuộc chạy đua chiếm đóng” giữa các nước tuyên nhận quần đảo Spratly. 13

       Trong năm 1947, các nỗ lực đă được thực hiện để điều chỉnh hay đặt lại tên cho các tên gọi của các đảo tại Biển Nam Trung Hoa dựa trên vị trí địa dư của chúng.  Với mục đích chỉ rơ khu vực lănh thổ của Trung Quốc ở đó, Ban Địa Dư thuộc Bộ Nội Vụ đă ấn hành Bản Đồ Vị Trí Của Các Đảo Biển Nam Trung Hoa [Nanhai zhudao weizhi tu: Nam Hải Chư Đảo Vị Trí Đồ?] trong năm 1947 (‘bản Đồ 1947’). 14 Trên bản đồ này, các nhóm đảo Pratas, Paracel, Spratly và Macclesfield Bank được tŕnh bày là được bao gồm bởi một đường mười một vạch. 15 Biên giới cực nam vẫn ở tại 40 Bắc Vĩ Tuyến.  Trong các cuộc thảo luận về các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Nrung Hoa và sự tạo lập ra bản đồ năm 1947, các kết quả khác gồm có:

i) Bộ Nội Vụ phải chứng tỏ thẩm quyền trên các quần đảo Paracel và Spratly bằng việc cung cấp một sự mô tả chi tiết các ḥn đảo, công bố chủ quyền Trung Hoa trên các ḥn đảo, và bảo đảm có sự cáo tri công khai về thẩm quyền của Trung Hoa trên các ḥn đảo.

ii) Hải Quân phải cố gắng hết sức ḿnh để cho nhân viên đồn trú trên các đảo.

iii) khi mùa đánh cá quanh Quần Đảo Paracel và Spratly đến, Hải Quân và chính quyền tỉnh Quảng Đông phải bảo vệ các ngư phủ ra khơi đến các khu vực quần đảo và cung cấp cho họ sự chuyển vận và các phương tiện truyền tin. 16

       Trong Tháng Hai năm 1948, bản đồ được công bố và Trung Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế đă không bày tỏ sự chống đối cũng như không có bất kỳ quốc gia nào phản đối.  Cuộc nội chiến của Trung Hoa đă chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Quốc Dân Đảng trong năm 1949 trước Đảng Cộng Sản Trung Hoa, có nghĩa các sự tuyên nhận đối với các ḥn đảo được đảm nhận bởi chính phủ mới.  Liệu đă có sự cáo tri có hiệu lực với cộng đồng quốc tế về một bản đố như thế, sao cho có thể mời gọi sự đáp ứng là điều khả dĩ tranh luận.  Điều cũng không rơ ràng rằng bất kể các sự tŕnh bày tỉ mỉ về việc làm sao bản đồ đă được sinh ra, chưa bao giờ có một sự giải thích chính thức được đưa ra về hàm ư và bản chất của đường đứt đoạn của bản đồ năm 1947.

       Trong khi không có lời giải thích chính thức nào từ Trung Quốc về đường chín vạch, trong các năm gần đây nó đă tăng cường các sự tuyên nhận của ḿnh trong phạm vi đường này.  Ngoài các hoạt động đánh cá được thực hiện bởi các ngư phủ Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đă thi hành nhiều hành động để hậu thuẫn cho đường vẽ này, kể cả việc tuần cảnh trên biển bởi cơ quan hải giám Trung Quốc, 17 pháp chế nội bộ thực thi sự tuyên nhận lịch sử của nó, 18 các vụ sang nhượng khai thác dầu hỏa, 19 thiết lập Thành Phố Tam Sa trên đảo Woody (Yongxing), 20 và tạo ra một bản đồ lộng ch́m gây nhiều tranh luận nước Trung Hoa với đường chín vạch trên sổ thông hành mới của họ. 21

 

Sự Tuyên Nhận Lịch Sử Của Trung Quốc

       Ngoài các sự tuyên nhận lịch sử trên lănh thổ và các khu vực hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa, kinh nghiệm của Trung Quốc về bằng khoán lịch sử gồm sự dẫn chứng của nó luật quốc tế trong sự tuyên nhận  Vũng Bột Hải [Bohai Wan: Bột Hải Loan, tiêng Anh là Pohai Bay; trong Anh ngữ Bay: Vũng là Vịnh (Gulf) nhỏ, chú của người dịch] như vũng lịch sử trong Tuyên Bố Lănh Hải năm 1958 của Trung Quốc và trong sự ủng hộ của nó cho sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử trước đó của Nga trên Vũng Peter the Great (Đại Đế Peter). 22

       Trong số các nỗ lực lập pháp gần đây của Trung Quốc nhằm tái khẳng định sự tuyên nhận của nó tại Biển Nam Trung Hoa có thể được t́m thấy nơi Điều 2 của Luật về Lănh Hải và Khu Vực Tiếp Giáp 1992 (Law on the Territorial Sea and the Contiguous Zone) có quy định, inter alia [tiếng La Tinh trong nguyên bản, có nghĩa giữa các điều khác, chú của người dịch], rằng:

Lănh thổ của CHNDTQ bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi của nó, Đài Loan và các đảo phụ thuộc khác kể cả Đảo Diaoyu (Điếu Ngư), Quần Đảo Bành Ho6` (Penghu Islands), Quần Đảo Đông Sa, Quần Đảo Tây Sa, Quần Đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc về Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. 23

       Trong một ppháp chế khác, Điều 14 của Luật Về Vùng Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa (Lwa on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf) quy định rằng “các điều khoản của Luật này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lịch sử (historic rights) thụ hưởng bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc”. 24 Hơn nữa, trong Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Hàng Hải (Law on Marine Environmental Protection) tu chỉnh, 1999, Điều 2 quy định rằng:

Luật này sẽ được áp dụng cho hải phận nội địa, lănh hải, vùng tiếp giáp, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc và các khu vực biển khác nằm dưới quyền tài phán của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. 25

       “Các khu vực biển khác …” có một sự mơ hồ nhất định với nó và có thể để nói đến các quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển.

       Trong các lời tuyên bố chính thức, các viên chức thường nêu ra lập trường của Trung Quốc như có chủ quyền bất khả tranh nghị trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa cũng như các hải phận kề cận của chúng. 26 Lịch sử được dùng để hậu thuẫn cho sự tuyên nhận “bất khả tranh nghị” của Trung Quốc. 27 Thí dụ, tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Spratly hàm ư được hậu thuẫn bởi bằng chứng lịch sử về việc:

i) Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá và đặt tên là Quần Đảo Nansha (Nam Sa)

ii) Trung Quốc là nước đầu tiên phát triển các ḥn đảo

iii) Trung Quốc là nước đầu tiên đă hành sử quyền tài phán trên các ḥn đảo. 28  

        Chính phủ Đài Loan (cũng tuyên nhận chủ quyền, các quyền chủ quyền, và các quyền lịch sử trên các khu vực được bao quanh bởi đường chín vạch) đă đưa ra quy chế của các hải phận lịch sử trên các vùng biển trong phạm vi đường chín vạch năm 1993 khi nó ban hành Các Sự Hướng Dẫn Chính Sách Biển Nam Trung Hoa (South China Sea Policy Guidelines), có tuyên bố rằng “vùng Biển Nam Trung Hoa trong phạm vi giới hạn biển lịch sử là khu vực hàng hải dưới quyền tài phán của Trung Hoa Dân Quốc, trong đó Trung Hoa Dân Quốc sở đắc mọi quyền hạn (rights) và quyền lợi (interests)”. 29

       Từ nhiều tuyên nhận khác nhau, cho dù mơ hồ, nói đến thành tố “lịch sử” làm căn bản hay hậu thuẫn cho các tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, có thể ức đoán rằng các tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc gồm hai khía cạnh bao quát: một “căn bản lịch sử historic basis) của sự tuyên nhận chủ quyền ” trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và một “tuyên nhận lịch sử (historic claim) trên các khu vực/hoạt động hàng hải” tại Biển Nam Trung Hoa.

 

Các Hải Phận Lịch Sử/

Các Quyền Lịch Sử Theo Luật Quốc Tế

       Luật quốc tế quy định năm phương cách theo đó chủ quyền trên lănh thổ có thể được thụ đắc:

i) chiếm cứ một terra nullius: vùng đất vô chủ;

ii) thời hiệu (prescription), hay duy tŕ sự kiểm soát hữu hiệu trong một thời khoảng đủ lâu dài

iii) nhượng địa, hay chuyển giao bằng hiệp ước

iv) bồi đắp, hay sự gia tăng lănh thổ xuyên qua các tác động của thiên nhiên

v) chinh phục (tuy nhiên, cách thức này trên lư thuyết, đă bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật bởi Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc). 30

       Trung Quốc tuyên nhận sự khám phá và kiểm soát ḥa b́nh liên tục các ḥn đảo và các khu vực hàng hải bao quanh các ḥn đảo.   Trung Quốc sử dụng bằng chứng lịch sử để hậu thuẫn sự tuyên nhận chủ quyền của nó đối với Quần Đảo Spratly. 31 Các nguyên tắc và các khái niệm pháp lư trên chủ quyền lănh thổ, kể cả sự liên hệ lịch sử với lănh thổ, không được bao gồm trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982: United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 (LOSC).  Thay vào đó, chúng được bao gồm trong một nhánh khác của luật và án lệ quốc tế tổng quát liên quan đến sự thụ đắc lănh thổ.

       Trong khi đó, các hải phận lịch sử/các quyền lịch sử là một khái niệm vẫn c̣n thiếu tính chắc chắn trong sự áp dụng và chấp nhận nó và cho đến nay, không có nhiều sự nghiên cứu được thực hiện trên đề tài này.

       Tác giả MacDorman đă tŕnh bày các hải phận lịch sử như “một chế độ pháp lư quốc tế ngoài khơi mồ côi: orphaned offshore international legal regime ” khi nó bị bỏ ra ngoài LOSC và Công Ước về Hải Phận và Vùng Tiếp Giáp 1958 (Convention on the Territorial Sea and Contiguous Zone 1958). 32 Công Ước LOSC đề cập đến “vũng lịch sử: historic bay” và “bằng khoán lịch sử: historic title” trong vài điều khoản của nó, tuy nhiên UNCLOS III đă không thảo luận đến vấn đề này. 33 Các quyền lịch sử/hải phận lịch sử tiếp tục bị chi phối bởi luật quốc tế theo thông lệ.  Nói chung, từ ngữ “lịch sử” hàm ư chỉ thành tố thời gian đàng sau học thuyết.

       Trong vụ kiện về Nghề Đánh Cá/Ngư Trường năm 1951 (Fisheries case 1951), Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice) đă đưa ra định nghĩa này: bởi “các hải phận lịch sử” thường có nghĩa các hải phận được đối xử như các hải phận nội bộ, nhưng các vùng sẽ không có tính chất như thể nếu không có sự hiện hữu của một bằng khoán lịch sử. 34

       Một định nghĩa thích đáng khác được đưa ra bởi Bouchez, người đă định nghĩa các hải phận lịch sử như:

Các hải phận trên đó quốc gia duyên hải, trái với các quy tắc khả dĩ áp dụng một cách tổng quát của luật quốc tế, một cách rơ ràng, hữu hiệu, và trong một thời khoảng đáng kể, hành xử các quyền chủ quyền với sự ưng thuận của cộng đồng các quốc gia. 35

       Các hải phận lịch sử là một khái niệm bao quát hơn các vũng lịch sử, với một vũng lịch sử thường được xem như một bộ phận (subset) của các hải phận lịch sử. 36 Một Thông Tư Liên Hiệp Quốc năm 1957 có phát biểu một cách bao quát rằng các hải phận quốc tế không bị giới hạn ở các vũng, mà cũng có thể được áp dụng “cho các eo biển (straits), cho các hải phận trong phạm vi ṿng cung các ḥn đảo (archipelagos), và một cách tổng quát, cho các khu vực khác nhau có thể được bao gồm trong lănh hải của quốc gia”. 37

       Phần lớn các tiền lệ về các sự tuyên nhận các hải phận lịch sử thường tham chiếu đến các sự tuyên nhận các vũng lịch sử (Vũng Peter the Great Bay, Vũng Bột Hải (Bohai Bay), các vịnh (Vịnh Gulf of Fonseca, Gulf of Sidra) và các eo biển (the Dardannelles).  Đây là những vùng biển nơi mà sự xuất hiện của luật hiện đại của các khái niệm về biển sẽ đặt chúng bên ngoài quyền tài phán quốc gia của nước duyên hải khẳng định sự tuyên nhận lịch sử.  Một sự tuyên nhận hải phận lịch sử thành công sẽ cho phép quốc gia duyên hải khẳng định sự tuyên nhận để đối xử các hải phận như thế như các hải phận nội bộ ngay dù kích thước của khu vực có vượt quá các giới hạn pháp định của nhiều chế độ khác nhau cho phép chiếu theo luật biển.  Tóm lại, “các hải phận lịch sử” là một ngoại lệ của các quy tắc và bởi v́ nó là một ngoại lệ đối với các quy tắc khả dĩ áp dụng một cách b́nh thường, bên khẳng định sự tuyên nhận có trách vụ dẫn chứng.

       Các nguồn tài liệu pháp lư trên các sự tuyên nhận lịch sử được t́m thấy trong sự thực hành của một ít quốc gia liên quan đến các hải phận lịch sử, được bổ túc bởi các sự thảo luận trong các tài liệu Liên Hiệp Quốc, luật trường hợp điển h́nh của Hoa Kỳ và trong các bài viết của các nhà b́nh luận.  Một tài liệu Liên Hiệp Quốc, ngoài Thông Tư Liên Hiệp Quốc năm 1957, nằm trong một cuộc nghiên cứu năm 1962, được soạn thảo bởi Ban Điển Chế Văn Pḥng Pháp Lư Sự Vụ (Codification Division of the Office Legal Affairs) theo lời yêu cầu của Ủy Hội Luật Quốc Tế (International Law Commission). 38 Cuộc nghiên cứu này đề ra ba thành tố phải được cứu xét trong việc xác định rằng liệu một quốc gia có thụ đắc một bằng khoán lịch sử hay không, và chúng như sau:

i) Sự hành xử thẩm quyền trên khu vực bởi quốc gia tuyên nhận quyền lịch sử.

       Nếu một quốc gia đang tuyên nhận các hải phận nào đó kề cận bờ biển của nó như hải phận lịch sử (kể cả một vũng, eo biển hay vịnh lịch sử), phải có một sự hành xử thẩm quyền liên tục và hữu hiệu trong h́nh thức chủ quyền trên hải phận.  Điều kiện này phải có, bởi quốc gia đang tuyên nhận phần nào đó của một vùng biển như bộ phận thuộc lănh vực quốc gia của nó.

ii) Tính liên tục của sự hành sử thẩm quyền này.

       Điều phải được chứng minh là có “sự sử dụng liên tục trong thời gian lâu dài”.  Một bằng khoán lịch sử của một vùng biển phải được dựa trên sự hành Sử hữu hiệu chủ quyền trên khu vực bởi quốc gia cá biệt tuyên nhận nó.  Hoạt động từ đó sự sử dụng bắt buộc phải xuất hiện do đó phải là một hoạt động được lập lại hay liên tục của cùng quốc gia này.  Sự trôi qua của thời gian có tính chất thiết yếu mặc dù không có ư kiến thỏa thuận về một thời khoảng phải kéo dài trong bao lâu cho một sự tuyên nhận lịch sử; quốc gia phải duy tŕ sự hành Sử chủ quyền của nó trên khu vực trtong một thời gian đáng kể.

iii) Thái độ của các nước ngoài sau khi hay biết về một sự tuyên nhận như thế.

       Điều này liên hệ đến sự ưng thuận bởi các quốc gia khác đối với sự tuyên nhận lịch sử này.  Bởi v́ “hải phận lịch sử” là một ngoại lệ đối với các quy tắc tổng quát, một sự “thụ đắc đối nghịch: adverse acquisition” nơi một quốc gia đang tuyên nhận chủ quyền trên các vùng biển mà một cách khác là bộ phận của các biển mở ngỏ [high seas, trong Anh ngữ, chỉ biển rộng mở của thế giới, nên ngoài quyền tài phán của bất kỳ nước nào, chú của người dịch] và do đó, thuộc res communis omnium: di sản chung của toàn thể nhân loại và không phải res nullius: vật vô chủ, sự ưng thuận hay chấp nhận của các nước khác th́ cần thiết để sự tuyên nhận có hiệu lực.

       Các nguồn tài liệu khác cũng bao gồm một thành tố thứ tư.

iv) Sự cần thiết của việc công bố sự tuyên nhận lịch sử -- sự ấn hành/cáo tri sự tuyên nhận đến các nước khác. 39

       Để cho một tuyên nhận cho là lịch sử được phát sinh, điều cần thiết rằng “t́nh trạng hiển nhiên” đầy đủ phải đạt được.  Các quốc gia khác phải được hay biết về bản chất hay tầm mức của sự tuyên nhận lịch sử để họ ưng thuận hay phản đối.  Trong vụ kiện US v Alaska (Hoa Kỳ chống Alaska), điều được tuyên bố rằng với sự mơ hồ trong lập trường của chính phủ liên bang trong vụ án, “một vài điều ǵ đó nhiều hơn việc không phản đối không thôi phải được biểu lộ”, bởi “sự không phản đối của các quốc gia khác không có ư nghĩa trừ khi được biểu lộ rằng các chính phủ của các nước khác đă hay biết hay một cách hợp lư hẳn phải hay biết về thẩm quyền được khẳng định”. 40

       Một khía cạnh khác của sự tuyên nhận lịch sử là sự liên hệ đến “các quyền lịch sử: historic rights”.  Các quốc gia có thể thụ đắc “các quyền lịch sử” tại các vùng biển mở ngỏ (high seas) cho các hoạt động truyền thống nào đó, chẳng hạn như đánh cá, nhưng không thụ đắc chủ quyền trên các vùng như thế.  Thí dụ, tại (Thềm Lục Địa) Tunisia/Libya Arab Jamahiriya, Tunisia đă tuyên nhận rằng nó sở đắc các quyền lịch sử được thiết lập vững chắc kể cả “các ngư trường cố định và ít di chuyển: fixed or sedentary fisheries” tại một số vùng biển nào đó, chẳng hạn như các quyền lịch sử từ các hoạt động đánh cá đă được thiết lập từ lâu với sự ưng thuận hay chấp nhận của các quốc gia khác liên hệ. 41 Quyền này được nh́n nhận trong LOSC, Điều 62(3) trao sự tiếp cận với loài cá tại khu kinh tế độc quyền cho các quốc gia có các công dân đă từng đánh cá thường xuyên trong khu vực đó.  Quyền này thường được nh́n nhận xuyên qua một hiệp định giữa các quốc gia.

       Bất kể các thành tố tương tự với “các hải phận lịch sử” – sự sử dụng yên hàn liên tục, kéo dài, sự ưng thuận của các quốc gia khác – các tuyên nhận về các quyền lịch sử khác biệt trong bản chất với các sự tuyên nhận hải phận lịch sử.  Trước tiên, các quyền lịch sử, thí dụ, việc đánh cá truyền thống sẽ chỉ ảnh hưởng quoad hunc (đến một (số các) quốc gia lân cận khác nào đó), chứ không erga omnes (đối với tất cả mọi nước).

       Thứ nh́ và quan trọng hơn, như đă nói trước đây, các quyền lịch sử không ban cấp chủ quyền cho quốc gia tuyên nhận các quyền lịch sử, trên biển mở ngỏ hay trên khu kinh tế độc quyền của các quốc gia khác.  Như Thẩm phán De Castro đă nói trong các vụ kiện Quyền Tài Phán Các Ngư Trường (Anh Quốc chống Iceland), các quyền lịch sử của các quốc gia liên quan đến “việc đánh cá ở các vùng biển mở ngỏ” không đem lại cho chúng “sự thụ đắc trên biển bằng thời hiệu”; chỉ có các quyền “được tôn trọng” nhờ ở “sự sử dụng lâu dài”. 42 Trong một thí dụ khác, tại Qatar/Bahrain, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă cho rằng, liên quan đến các quyền lịch sử được nghĩ của Bahrain trên các bờ biển nuôi ngọc trai tại một khu vực có sự tranh chấp đáy biển, các quyền này chưa hề dần dắt tới sự nh́n nhận một quyền gần (giống) như quyền lănh thổ đối với các vùng đánh cá hay các mặt nước trên đó. 43

       Một sự khác biệt khả hữu thứ ba giữa các khai niệm về các quyền lịch sử và các hải phận lịch sử là các hải phận lịch sử tuyên nhận phải nhất thiết nằm kế cận với quốc gia tuyên nhận.  Bouchez, thí dụ, đă cho rằng sẽ là điều “bất khả cho một quốc gia phi duyên hải được có bằng khoán trên một vùng biển lịch sử tọa lạc gần bờ biển của các quốc gia khác.” 44

 

Giá Trị Bằng Chứng Của Các Bản Đồ

       Liệu bản đồ đường chín vạch có là bằng chứng thích đáng của bằng khoán lịch sử của Trung Quốc trên các ḥn đảo và các khu vực hàng hải được bao gồm trong đó hay không?

       Các bản đồ được viện dẫn làm bằng chứng trong các cuộc tranh chấp lănh thổ/biên giới và một số đă được chấp nhận là có giá trị làm bằng.  Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trước các pháp đ́nh quốc tế, giá trị làm bằng chứng của các bản đồ đă bị rút xuống mức chỉ có tính chất “minh họa” trong bản chất.  Các bản đồ có giá trị làm bằng thường là các bản đồ đă tạo thành một phần của một hiệp ước hay sự thỏa thuận.

       Các bản đổ chỉ cấu thành tin tức biến đổi tính xác thực từ vụ án này sang vụ án án; tự bản thân, và chỉ y cứ vào sự hiện hữu của chúng, chúng không thể cấu thành một bằng khoán lănh thổ, tức, một văn kiện được ban cấp bởi luật quốc tế với hiệu lực pháp lư nội tại dành cho việc thiết lập các quyền lănh thổ.  Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể thụ đắc hiệu lực pháp lư như thế, nhưng khi chuyện xảy ra như thế, hiệu lực pháp lư không chỉ phát sinh từ các giá trị nội tại của chúng: đó là v́ các bản đồ như thế thuộc vào loại các sự phát biểu cụ thể ư chí của quốc gia hay nhiều quốc gia liên can.  Đây là trường hợp, thí dụ, khi các bản đồ được phụ đính vào một văn bản chính thức mà với nó các bản đồ tạo thành một phần liên hợp.  Ngoại trừ trong trường hợp được xác định một cách rơ ràng này, các bản đồ chỉ là bằng chứng ngoại tại của một loại bằng chứng gián tiếp (circumstantial), để thiết lập hay tái dựng các sự kiện cụ thể. 45

       Đường h́nh chữ U đứt đoạn trong bản đồ của Trung Quốc là một hành vi đơn phương bởi chính phủ Trung Quốc tuyên nhận nhiều hơn những ǵ một quốc gia có thể được quyền thụ hưởng chiếu theo luật quốc tế.  Khi bản đồ được vẽ, luật đương thời (intertemporal) liên hệ đến quyền được hưởng của một quốc gia một hải phận chỉ tới 3 hải lư.  Phần c̣n lại của các biển mỏ ngỏ là res communis (của chung).

 

Hiệu Lực Của Sự Tuyên Nhận Lịch  Sử Của Trung Quốc

       Trung Quốc là một trong các nền văn minh cổ xưa nhất của thế giới.  Trung Quốc đă có một lợi thế hơn số nước tuyên nhận c̣n lại trong cuộc tranh chấp Biển Nam Trung Hoa nhờ truyền thống hàng hải lâu dài của nó.

      Một sự tuyên nhận các quyền và các hải phận lịch sử theo luật quốc tế, tuy nhiên, là một tuyên nhận pháp lư buộc phải hoàn tất một số thành tố nào đó để nó có hiệu lưc.  Trách vụ dẫn chứng nằm nơi Trung Quốc để chứng tỏ rằng sự tuyên nhận của nó ngược lại được ưng thuận bởi cộng đồng thế giới và đặc biệt bởi các quốc gia duyên hải của Biển Nam Trung Hoa.  Không có tiền lệ hay trạng thái tương tự của một sự tuyên nhận các quyền lịch sử/hải phận lịch sử phản ảnh sự tuyên nhận của Trung Quốc theo cách của đường chín vạch, nếu thực sự đó là những ǵ họ đang tuyên nhận.  Đường chín vạch bao gồm các hải phận tạo thành khu kinh tế độc quyền của các quốc gia duyên hải khác, kể cả Mă Lai.

       Điều không chắc rằng Trung Quốc có thể tuyên nnhận “quy chế lịch sử” trên thềm lục địa hay khu kinh tế độc quyền bởi cả hai chế độ đều là các khái niệm khá hiện đại.  Các quyền thềm lục địa xuất hiện lần đầu tiên với Tuyên Bố của [Tổng Thống Hoa Kỳ] Truman hôm 28 Tháng Chín 1945.  Ngay khi đó, trong các thập niên ban đầu, quyền này vẫn chưa vươn tới một quy chế luật pháp thông thường.  Chế độ vùng kinh tế độc quyền là một khái niệm c̣n hiện đại hơn nữa, đă được tạo lập để thay thế vùng các ngư trường theo Công Ước LOSC.  Điều cũng đáng ghi nhận rằng mặc dù Điều 15 Công Ước LOSC có đề cập đến bằng khoán lịch sử trong các quy tắc liên quan đến sự phân định lănh hải, không có ngoại lệ như thế được đưa ra trong các điều khoản liên quan đến sự phân định vùnh kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.

       Nếu Trung Quốc đang tuyên nhận một vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa từ các ḥn đảo mà họ tuyên nhận họ có chủ quyền chiếu theo Điều 121 Công Ước LOSC, các tuyên nhận khu vực sẽ tỏa từ ḥn đảo ra bên ngoài và không phải trong h́nh dạng của đường chín vạch và phương châm “đất liền khống chế biển” sẽ có thể áp dụng.  Chủ quyền trên ḥn đảo phải chứng minh trước tiên trong một vụ tranh chấp.  Khi đó Trung Quốc sẽ phải đưa ra một lập luận thuyết phục rằng ḥn đảo được hưởng một vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa trước khi bất kỳ động tác phân định ranh giới nào có thể được thực hiện tại các khu vực nơi mà các giới hạn vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa chùm lên các vùng được thiết lập từ đất liền của các quốc gia duyên hải khác.   

       Bất kể các sự tuyên nhận của Trung Quốc rằng không quốc gia nào đă phản đối bản đồ đường chín vạch khi nó được công bố lần đầu tiên trong năm 1947, hay đă không có sự phản đối nào đối với sự sử dụng được cho là không gián đoạn, ḥa b́nh và liên tục của nó các ḥn đảo và các hải phận bao quanh các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa, cơn giông băo của các kháng thư, các cuộc đấu khẩu hay đối đầu và phản đối nóng bỏng từ nhiều quốc gia khác nhau chứng tỏ sự sai lầm của sự khẳng định này.  Bởi v́ Trung Quốc tỏ ra cứng rắn không chịu đệ tŕnh cuộc tranh chấp trước một pháp đ́nh quốc tế, và đă bác bỏ sự khởi xướng của Phi Luật Tân về các thủ tục trọng tài chống lại Trung Quốc, các câu hỏi pháp lư chẳng hạn như niên hạn quan trọng và sự hoàn thành các thành tố thiết yếu của một sự tuyên nhận lịch sử vẫn c̣n mở ngỏ cho sự tranh luận. 46

       Theo truyền thống, người Trung Quốc có thành kiến không tốt đối với vụ kiện pháp lư.  Sự thỏa hiệp được xem quan trọng hơn y không khác sự viện dẫn đến các quyền, và sự điều giải vẫn c̣n là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống pháp lư hiện đại của Trung Quốc. 47

`Trung Quốc đă tuyên bố nhiều lần rằng cuộc tranh chấp phải được giải quyết bằng nguyên tắc được nh́n nhận một cách phổ quát của các luật lệ quốc tế kể cả Công Ước LOSC và xuyên qua sự tham khảo thân thiện. 48 Họ đă hành sử quyền của họ chiếu theo Điều 298 Công Ước LOSC để tuyên bố rằng họ không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào được quy định nơi Mục 2, Phần XV của Công Ước liên quan đến tất cả các loại tranh chấp được nói đến nơi Điều 298, các câu (1) (a), (b) và (c), có bao gồm các tuyên nhận liên quan đến bằng khoán lịch sử.

 

Kết Luận

       Một sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử là một sự mô tả tổng quát để tŕnh bày một tuyên nhận pháp lư có các thành tố của lịch sử và đă được thiết lập trong một thời khoảng lâu dài hay đáng kể.  Trong khung cảnh một sự tuyên nhận chủ quyền trên lănh thổ, bằng chứng lịch sử th́ trọng yếu đối với một sự tuyên nhận dựa trên sự khám phá, chiếm cứ và thời hiệu – tất cả các điều đó đều có một thành tố về “thời gian”.  Trong khung cảnh các sự tuyên nhận hàng hải lịch sử, các hải phận lịch sử là một khái niệm bao quát có thể bao gồm các vũng lịch sử hay các khu vực hàng hải khác chẳng hạn như các eo biển, vịnh hay hải phận quần đảo.  Từ những ǵ là tập tục quốc gia của ít nuớc, án lệ điển h́nh, và các điều khoản Công Ước LOSC đề cập đến bằng khoán hay hải phận lịch sử, điều hiển hiện rằng ít có khả tính là các khu vực bao la của vùng kinh tế độc quyền/các biển mỏ ngỏ/thềm lục địa lại có thể được tuyên nhận chiếu theo khái niệm này. Mặc dù điều được chấp nhận rằng một sự tuyên nhận hải phận lịch sử là một sự tuyên nhận đảo ngược, một ngoại lệ đối với các quy tắc tổng quát có thể được áp dụng: bất kỳ sự tuyên nhận nào bị xem là không hợp lư hay thái quá đối với cộng đồng thế giới sẽ không được ưng thuận,

       Các tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa có thể được nh́n trong hai phương diện.  Thứ nhất, đó là căn bản lịch sử của Trung Quốc đối với các sự tuyên nhận chủ quyền trên nhiều nhóm đảo khác nhau tại Biển Nam Trung Hoa kể cả nhóm đảo Spratly.  Khía cạnh thứ nh́ là sự tuyên nhận lịch sử của nó trên các khu vực hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa bao quanh các nhóm đảo khác nhau, có thể gồm cả một sự tuyên nhận hải phận lịch sử trên cột nước, các địa h́nh ch́m dưới mặt nước, đáy biển và lớp đất dưới mặt đất đáy biển, hay một sự tuyên nhận các quyền lịch sử đối với các hoạt động truyền thống trong ngư trường đặc biệt, hay cả các sự tuyên nhận hải phận lịch sử lẫn các quyền lịch sử.

       Tuy nhiên, sự mơ hồ của TrungQuốc về bản chất và tầm mức của các sự tuyên nhận lịch sử của nó có thể ảnh hưởng bất lợi đến hiệu lực của chúng khi các quy tắc được chấp nhận một cách tổng quát liên quan đến các sự tuyên nhận lịch sử bao gồm cả nhu cầu công bố tầm mức và bản chất sự tuyên nhận của nó sao có thể giúp cho các quốc gia khác để hay biết những ǵ họ đang phản đối hay ưng thuận.  Khi Trung Quốc đính kèm một bản đồ cổ với đường chữ U đứt đoạn và cung cấp ít sự giải thích về cách thức hay đâu là căn bản để họ vẽ đường đứt đoạn, nó đă bổ túc thêm một tầng hoang mang đối với bản chất của sự tuyên nhận của nó.

       Sự tuyên nhận lịch sử của Trung Quốc trên các khu vực hàng hải (cột nước, đáy biển và lớp đất dưới mặt đáy biển, các cao điểm khi thủy triều xuống thấp và các địa h́nh ch́m dưới mặt nước) không thể thay thế các quyền đă được thiết lập hoàn hảo của các quốc gia duyên hải khác trên vùng độc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ.  Hơn nữa, các tuyến đường giao thông trên biển xuyên qua Biển Nam Trung Hoa được qua lại tự do và không có sự ngăn trở bởi phần c̣n lại của thế giới trong nhiều thế kỷ.  Điều đáng ngờ cao độ rằng các quốc gia cắm cờ chủ quyền (flag states) đó lại có bao giờ sẽ ưng thuận cái gọi là sự tuyên nhận hải phận lịch sử của Trung Quốc.  Trong khi không có sự nghi ngờ rằng các ngư phủ Trung Quốc đă từng đánh cá tại các hải phận của Biển Nam Trung Hoa trong nhiều thế kỷ, cùng điều này có thể được nói về các ngư phủ từ các quốc gia duyên hải khác.  Luật hiên đại về sự hành nghê trên biển là để cho các quốc gia láng giềng thừa nhận việc đánh cá truyền thống này, và nếu cần, cho Trung Quốc để tiến tới một sự thỏa thuận với các quốc gia láng giềng để các ngư phủ truyền thống của họ sẽ được phép để đánh cá tại các hải phận này, giống như các thỏa ước mà Mă Lai đă có với Indonesia hay sự thỏa thuận mà Indonesia có với Úc Đại Lợi.

       Để lượng định các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, các sự tuyên nhận này sẽ phải được khảo sát một cách độc lập về bản đồ đường chín vạch.  Bản thân bản đồ này chỉ có ít hay không có giá trị pháp lư cho Trung Quốc để thiết lập chủ quyền hay các sự tuyên nhận các quyền lịch sử của nó.  Ngay dù như thế, trừ khi Trung Quốc và các quốc gia tuyên nhận khác đồng ư và làm sáng tỏ các sự tuyên nhận khác nhau một cách ḥa b́nh với cái nh́n nhằm giải quyết cuộc tranh chấp thay v́ đặt sang một bên các vấn đề thực sự.  Các hành vi liên tục và gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của họ tại Biển Nam Trung Hoa sẽ tiếp tục khiêu khích và chọc giận các quốc gia duyên hải khác, cùng đe dọa ḥa b́nh trong vùng./-    

___

* Melda Malek là Chuyên Viên Nghiên Cứu Cao Cấp tại Trung Tâm Luật và Chính Sách Đại Dương (Centre for Ocean Law & Policy), Viện Hàng Hải Mă Lai (Maritime Institute of Malaysia).

-----

 

CHÚ THÍCH

1. Kháng thư (note verbale) của Trung Quốc đề ngày  7 Tháng Năm 2009.

2. Indonesia không phải là một nước tuyên nhận trong cuộc tranh chấp tại Quần Đảo Spratly.  Tuy nhiên các ranh giới và quyền lợi trên biển của Indonesia tại Biển Nam Trung Hoa cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự tuyên nhận theo đường chín vạch của Trung Quốc.  Xem  D. Dzurek, The Spratly Islands Disputes: Who’s On First?, IBRU Maritime Briefing, Vol 2, No 1, 1996,  trang 12.  Việt Nam và Phi Luật Tân cũng tuyên bố các sự tuyên nhận của họ tại Quần Đảo Spratly.  Kháng thư đề ngày 4 Tháng Tám 2009 của Phi Luật Tân cũng bao gồm sự tuyên nhận lịch sử của Phi Luật Tân trên vùng Sabah. 

3. Xem kháng thư của Mă Lai đề ngày 20 Tháng Năm 2009 và 21 Tháng Tám 2009; các kháng thư của Việt Nam đề ngày 8 Tháng Năm 2009 và 18 Tháng Tám 2009.

4. Tuyên bố của Chủ Tịch Ủy Hội Về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa về sự tiến triển trong công việc của Ủy Hội, CLCS/64, 1 Tháng Mười 2009,

http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N09/536/21/PDF/N0953621.pdf?OpenElement.

5 Trung Quốc nhất định không phải là nước tuyên nhận duy nhất có sự tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa không sáng tỏ.  Việt Nam tuyên nhận toàn thể Quần Đảo Spratly nhưng không nói rơ những địa h́nh nào được bao gồm trong sự tuyên nhận của nó; Brunei được xem một cách tổng quát như một nước tuyên nhận nhưng đă lựa chọn giữ im lặng về bản chất của sự tuyên nhận của nó; các giới hạn ṿng ngoài của Mă Lai tại Biển Nam Trung Hoa và căn bản của sự tuyên nhận trên một vài địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly cũng bị tra vấn bởi cộng đồng quốc tế.

6. Chính phủ Quốc Dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc đă rút ra đảo Đài Loan, và quy chế của nó như một quốc gia có chủ quyền đă không được thừa nhận và chủ quyền được hành sử bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc theo chính sách “Một Nước Trung Hoa: One China”.  Tuy nhiên, Đài Loan có chiếm giữ đảo Itu Aba hay Đảo Thái B́nh (Taiping Island)  (đảo lớn nhất trong quần đảo Spratly) và toàn thể nhóm đảo Pratas (Đông Sa) tại Biển Nam Trung Hoa.

7. Bản Tuyên Bố được đưa ra bởi Thủ Tướng Chu Ân Lai.  Muốn có sự thảo luận về bản Tuyên Bố 1958 của Trung Quốc và sự sử dụng một đường căn bản liền nhau, xem D Dzurek, The People’s Republic of China Straight Baseline Claim’, IBRU Boundary and Security Bulletin, Summer Edition, 1996. Liên Bang Malaya đă giành được sự độc lập từ Anh Quốc hôm 31 Tháng Tám 1957.  Sabah (Bắc Borneo thuộc Anh), Sarawak và Singapore đă gia nhập vào Liên Bang Malaya để thành lập ra Malaysia hôm 16 Tháng Chín 1963.  Liên Bang Malaya đă tán thành Công Ước Geneva về Luật Biển 1958 (Geneva Conventions on the Law of the Sea 1958) hôm 21 Tháng Mười Hai 1960 trước khi Sabah và Sarawak gia nhập để lập thành Malaysia.  Không chắc chắn liệu Malaya hay Malaysia có biết hay nhận thức được Bản Tuyên Bố năm 1958 của Trung Quốc, nhưng có thể an toàn để giả định rằng những vấn đề liên hệ đến Biển Nam Trung Hoa không phải là các vấn đề hàng đầu trong nghị tŕnh của quốc gia trong thời gian này.

8. J. Greenfield, China’s Practice in the Law of the Sea,  Clarendon Press, Oxford, 1992, trang 16. Trung Quốc đă phê chuẩn Công Ước LOSC hôm7 Tháng Sáu 1996.

9. Muốn có các sự thảo luận về căn nguyên của bản đồ đường chín vạch, xem thí dụ, K Zhou, The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and Its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands’, International Journal of Marine and Coastal Law¸ Vol 14, No 1, 1999, các trang 27-55; Li Jinming &Li Dexia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note’, Ocean Development and International Law¸ Vol 34, No’s 3-4, 2003, các trang 287-295; NA Hu, ‘South China Sea: Troubled Waters or a Sea of Opportunity?’, Ocean Development and International Law, Vol 41, No 3, 2010, các trang 203-213; và K. Wang, The ROC’s Maritime Claims and Practices with Special Reference to the South China Sea’, Ocean Development and International Law, Vol 41, No 3, 2010, các trang 237-252.

10. Điều này bao gồm việc chấp thuận cả tên gọi bằng tiếng Hán lẫn Anh ngữ cho các ḥn đảo và rặng san hô bởi Ủy Ban Kiểm Tra Các Bản Đồ Đất Liền và Biển (Land and Water Maps Inspection Committee) vốn được thành lập và bắt đầu làm việc hôm 7 Tháng Sáu 1934.  Theo tạp chí số đầu tiên của Ủy Ban ấn hành trong Tháng Một 1935, tên gọi của 132 ḥn đảo, các rặng san hô và các cao điểm ở mức thủy triều xuống thấp tại Biển Nam Trung Hoa đă được liệt kê; xem Li & Li,  ‘The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note.

11. Li & Li, ‘The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note’. James Shoal (Băi Cát Ngầm James) là một địa h́nh ch́m dưới nước tọa lạc chưa tới 60 hải lư từ các bờ biển của Mă Lai.  Lập trường của Mă Lai rằng Băi Cát Ngầm James Shoal là một phần của thềm lục địa của Mă Lai và do đó không chịu các sự tuyên nhận chủ quyền bởi các quốc gia khác. . 

12. Điều 2(f) của Ḥa Ước San Francisco 1951 (San Francisco Peace Treaty 1951).  Toàn văn bản Hiệp Ước Ḥa B́nh được cung ứng tại:

http://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20136/volume-136-I-1832-English.pdf.

13. Xem B Murphy, Dangerous Ground: The Spratly Islands and International law’, Ocean and Coastal Law Journal, Vol 1, No 2, 1995, các trang 187-212.

14. Li & Li, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note’. Trong thời gian này, chính quyền Quốc Dân Đảng đang nắm quyền kiểm soát và khởi xướng các nỗ lực để củng cố các sự tuyên nhận trên biển tại Biển Nam Trung Hoa.  Khi CHNDTQ chiếm quyền kiểm soát, nó gồm thâu bản đồ năm 1947 cũng như các sự tuyên nhận chủ quyền và lịch sử.

15. Hai vạch đánh dấu Vịnh Bắc Việt được xóa bỏ chiếu theo sự chấp thuận của Thủ Tướng Chu Ân Lai năm 1953 được nghĩ bởi có sự chuyển giao chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ (Bai Long Wer island) từ Trung Quốc sang Việt Nam.  Xem Li & Li, ‘The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note’ và Zhou, ‘The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and Its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands.

16. Li & Li, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note.

17. Được thiết lập trong năm 1998 để thi hành các công việc kể sau: tuần cảnh để bảo toàn các quyền lợi quốc gia trên biển; theo dơi và duy tŕ sự giám sát môi trường biển; điều tra và thanh tra các vụ ô nhiễm kể cả từ sự thăm ḍ và khai thác dầu khí; thi hành chống lại việc đổ rác trên biển; sẽ phụ trách các dây điện và ống dẫn dầu dưới biển; và sẽ phụ trách sự nghiên cứu khoa học về biển tại các hải phận của Trung Quốc.  Thẩm quyền tài phán của nó trải dài từ cửa sông Áp Lục đến Băi Cát Ngầm James Shoal (khu vực bao phủ bởi đường chín vạch). Xem  www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/default.asp. 

18. Pháp chế đối nội này bao gồm Điều 2, Luật Lănh Hải và Khu Kề Cận 1992 (Law on the Territorial Sea and the Contiguous Zone 1992); Điều 14 Luật về Vùng Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa 1998; Điều 2 Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển tu chính năm 1999 (Law on Marine Environmental Protection 1999), và gần đây hơn, hôm 27 Tháng Mười Một 2012, Tỉnh Hải Nam (phân hạt hành chính phụ trách tất cả các ḥn đảo Biển Nam Trung Hoa được tuyên nhận bởi Trung Quốc) có đưa ra các quy định cho phép cảnh sát biên giới của nó được kiểm soát, lên tàu, bắt giữ và trục xuất các tàu nước ngoài xâm nhập trái phép vào lănh hải của tỉnh đảo này; xem

www.chinadaily.com.cn/china/2012-11/28/content_15967981.htm. 

19. Trong Tháng Năm 1992, Trung Quốc có chấp thuận một đặc nhượng cho Công Ty Năng Lượng Crestone được thăm ḍ dầu hỏa một khu vực rộng 7,347 dậm vuông nằm giữa Cồn Cát Vanguard Bank và Cồn Cát Prince of Wales Bank, 160 hải lư từ bờ biiển Việt Nam.  Khối này tọa lạc quanh một cồn cát thường trực ch́m dưới nước, khó để tuyên nhận trừ khi nó được tuyên nhận như thuộc hải phận lịch sử hay trong phạm vi vùng kinh tế độc quyền hay thềm lục địa của Trung Quốc có thể được được phát sinh từ các địa h́nh ḥn đảo tại Quần Đảo Spratly.  Xem K Zhou, China’s U-Shaped Line in the South China Sea Revisited’, Ocean Development and International Law, Vol 43, No 1, 2012, các trang 18-34.

20. Thành phố Tam Sa (Sansha) được chính thức thành lập vào ngày 24 Tháng Bảy 2012, là một huyện thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị Quần Đảo Paracel, Quần Đảo Spratly và Cồn Cát Macclesfield Bank.  Xem www.globaltimes.cn/content/722984.shtml. 

21. Xem    www.washingtonpost.com/blogs/worldviews/wp/2012/11/26/heres-the-chinese-passport-map-thats-infuriating-much-of-asia/.

22. K. Zhou, Historic Rights in International Law and in China’s Practice’, Ocean Development and International Law, Vol 32, No 2, 2001, các trang 149-168.

23. Được ban hành ngày 25 Tháng Hai1992.

24. Được ban hành ngày 26 Tháng Sáu 1998. Một cách khả dĩ tranh căi, điều có thể được nói rằng điều khoản đặc biệt này bởi Trung Quốc đă có một kết quả không đáng mong muốn trong việc tạo ra một “ngoại lệ” cho cái gọi là “các quyền lịch sử” của Trung Quốc từ các quy chế vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa của Trung Quốc như được cho phép chiếu theo Công Ước LOSC và  trong việc “sửa đổi” hiệu lực pháp lư của các điều khoản trong Công Ước LOSC, đặc biệt các điều khoản liên hệ đến vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, trong sự áp dụng của chúng đối với Trung Quốc trái với Các Điều 309 và 310 Công ƯỚc LOSC.

25. Tu chính Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển năm 1999 được chấp thuận ngày 25 Tháng Mười Hai 1999 và có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Tư năm 2000.  Cũng xem, K. Zou, ‘Implementing Marine Environmental Protection Law in China: Progress, Problems and Prospects’, Marine Policy, Vol 23, No 3, 1999, trang 211.

26. Muốn có các thí dụ, xem các lời tuyên bố họp báo thường lệ của Trung Quốc được đưa ra bởi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của họ, Hồng Lỗi (Hong Lei) vào các ngày 29 Tháng Hai 2012 và 29 Tháng Ba 2012, được cung cấp tại trang nhà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc

 www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2535/.

27. Các sự tham chiếu lịch sử bao gồm các sự tiếp xúc mà người dân Trung Hoa đă có với các hải đảo ít nhất kể từ triều đại nhà Hán (220 đến 206 Trước Công Nguyên), các bản đồ cổ của Trung Hoa, các tài liệu về các chuyến du hành của Trung Hoa, các chế tác phẩm của Trung Hoa được t́m thấy trên các đảo và sự hiện diện liên tục của các ngư phủ Trung Hoa trong khu vực.  Xem, thí dụ,  G. Ji, The Spratlys Disputes and Prospects for Settlement, ISIS Issue Paper, Institute of Strategic and International Studies Malaysia, 1992; J. Shen, China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective’, Chinese Journal of International Law,  Vol 1, No 1, 2002, các trang 94-157. 

28. Xem, ‘Historical Evidence to Support China’s Sovereignty over Nansha Islands’,

www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19231.htm#.

29.  K. M. Sun, ‘Policy of the Republic of China towards the South China Sea’, Marine Policy, Vol 19, No 5, 1995, trang 408.

30. R. Jennings, The Acquisition of Territory in International Law, Manchester, University Press 1963, các trang 6-7; và A Burghardt, The Bases of Territorial Claims’, Geographical Review, Vol 63, No 2, 1973, trang 225. Điều 2 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc quy định  “Mọi hội viên phải kiềm chế trong các quan hệ quốc tế của ḿnh sự đe dọa hay sử dụng vũ lực chống lại sự vẹn toàn lănh thổ hay sự độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào.  Không điều khoản nào gồm trong Hiến Chương hiện tại sẽ cho phép Liên Hiệp Quốc được can thiệp vào các vấn đề trong thực chất thuộc phạm vi tài phán đối nội của bất kỳ quốc gia nào”.

31. Muốn có sự thảo luận về quan điểm lịch sử đối với sự tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Biển Nam Trung Hoa, xem Shen, ‘China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective.

32. T. McDorman, Notes on the Historic Waters Regime and the Bay of Fundy’, trong sách đồng biên tập bởi A Chircop, T. McDorman và S. Rolston, The Future of Ocean Regime Building: Essays in Tribute to Douglas M Johnston, Martinus Nijhoff, Leiden/Boston, 2009, các trang 701-722. Cũng xem S. Kaye, ‘The South Australian Historic Bays: An Assessment’, Adelaide Law Review, Vol 17, 1995, trang 270.

33. Điều 10(6) liên hệ đến “cái gọi là các vũng lịch sử”, Điều 15 liên hệ đên bằng khoán lịch sử như một ngoại lệ đối với các quy tắc phân định, Điều 35(c) liên hệ đến các quy ước quốc tế từ lâu về các eo biển, và Điều 298(1) cho phép sự loại trừ “các sự tranh chấp” liên can đến “các vũng hay các bằng khoán lịch sử” ra khỏi các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc.  Vào ngày 25 Tháng Tám 1996, Trung Quốc đă đưa ra một sự tuyên bố chiếu theo Điều 298(1) Công Ước LOSC rằng nó không chấp nhận bất kỳ tố tụng nào được quy định trong Mục 2, Phần XV về mọi loại tranh chấp được đề cập tới trong các đoạn (1)(a), (b) và (c) của Điều 298.

34. [1951] ICJ Reports 116, trang 130

35. L. Bouchez, The Regime of Bays in International Law, Sythoff, Leyden, 1964, trang 281.

36. C. Symmons, Historic Waters trong quyển the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal, Publications on Ocean Development, Vol 61, Martinus Nijhoff, 2008, trang. 1.

37. Historic Bays: Memorandum by the Secretariat of the United Nations, 1957, trích dịch từ Các Tài Liệu Chính Thức của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc ve6` Luật Biển, Tập 1 (Tài Liệu Chuẩn Bị),

http://untreaty.un.org/cod/diplomaticconferences/lawofthesea-1958/docs/english/vol_I/4_A-CONF-13-1_PrepDocs_vol_I_e.pdf. 

38. Pháp Chế Của Các Hải Phận Lịch Sử, kể cả các Vũng Lịch Sử (Juridical Regime of Historic Waters, including Historic Bays). Tài Liệu Document A/CN.4/143, Niên Giám Ủy Hội Luật Quốc Tế năm 1962 (Yearbook of the International Law Commission 1962), tập2 (Vol 2). Các tài liệu của kỳ họp thứ mười bốn bao gồm cả báo cáo của Ủy Hội lên Đại Hội Đồng.

39. Symmons, Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal, các trang139-160.

40. US v Alaska. (1975) 422 US 184, các trang 199-200, 203,

http://laws.findlaw.com/us/422/184.html. Here the necessity to ‘inform foreign governments’ of the claim was stressed - a statement broad enough to imply the necessity for more than a mere initial domestically-based action or statement.

41. [1982] ICJ Reports 18, các trang 32, 63, 71.

42. [1974] ICJ Reports 3, trang 29. Cũng xem Symmons, Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal, trang 4.

43. [2001] ICJ Reports 40, trang 112.

44. Bouchez, The Regime of Bays in International Law, trang 238; và Symmons Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal, trang 6.

45. Burkina Faso/Repub. of Mali (Frontier Dispute Case) (Vụ Tranh Chấp Biên Cương giữa Burkina Faso/Cộng Ḥa Mali) [1986] ICJ Report, trang 554 đoạn 54, cũng được trưng dẫn với sự chấp thuận trong vụ án Botswana/Namibia (Kasikili/Sedudu Island) [1999]; Malaysia/Indonesia (Sipadan and Ligitan case [vụ án Sipadan và Ligitan] [2002]; Benin/Niger (Frontier Dispute case) (Vụ tranh chấp biên cương giữa Benin/Niger [2005]; Nicaragua/Honduras (Maritime Disputes in the Caribbean Sea case) Vụ án Tranh Chấp Biển tại Biển Caribbean giữa Nicaragua/Honduras) [2007].

46. Phi Luật Tân đă khởi xướng tố tụng trọng tài theo Phụ Lục VII Công Ước LOSC chống Trung Quốc bằng Cáo Tri và Tuyên Bố Sự Tuyên Nhận đề ngày 22 Tháng Một 2013 chứa đựng các sự khẳng định chống lại, trong số nhiều điều khác (inter alia), bản đồ “đường chín vạch” của Trung Quốc.  Sự cự tuyệt thẳng thừng của Trung Quốc Bản Cáo Tri và Bản Tuyên Bố Về Sự Tuyên Nhận xảy ra hôm 19 Tháng Hai 2013, xem, www.dfa.gov.php/index.php/newsroom/dfa-releases/7465-the-department-of-foreign-affairs-statement-on-chinas-response-to-the-philippines-arbitration-case.

47. Điều này không có nghĩa chúng trái ngược với bản thân luật quốc tế --  mà chỉ với thủ tục pháp lư chẳng hạn như cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.  Kinh nghiệm của Trung Hoa về một ư tưởng bao quát hơn về luật của các quốc gia khởi sự ngay từ năm 1661 dưới h́nh thực một hiệp ước với thống đốc Ḥa Lan tại Đài Loan.  Tuy nhiên, nỗ lực tích cực đầu tiên của Trung Hoa  để viện dẫn luật quốc tế về biển đă xảy ra trong năm 1864 khi các nguyên tắc quốc tế chi phối lănh hải được viện dẫn bởi Trung Hoa liên hệ đến một ḥa ước giữa Prussia và Trung Hoa, như kết quả của việc Trung Hoa vận động sự trao trả của Prussia các chiếc thuyền của Đan Mạch, vốn bị bắt giữ trong “nội hải: inner ocean” của Trung Hoa.  Đă có các nỗ lực được thực hiện để phiên dịch các tác phẩm về luật quốc tế, thí dụ quyển Le Droit de gens của Vattel và quyển Elements of International Law của henry Wheaton, đă được phân phối rộng răi giữa các viên chức Trung Quốc.  Xem Greenfill, China’s Practice in the Law of the Sea, các trang 2-16; và K. Zou, ‘International Law in the Chinese Domestic Context’, Valparaiso University Law Review, Vol 44, 2009-10, trang 935.

48 Thí dụ bản lời tuyên bố về Công Ước LOSC của Trung Quốc nhân dịp phê chuẩn hôm 7 Tháng Sáu 1996 và trong các sự tuyên bố chính thức khác được đưa ra về sự tranh chấp..

____

Nguồn, Melda Malek, A legal assessment of China’s historic claims in the South China Sea, Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs (2013) Vol. 5(1), các trang 28-36.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

23.06.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2014