Michelin Lessard

University of Ottawa, Canada

 

“Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con”:

 Nguyễn Thị Giang và

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Ngô Bắc dịch

 

 


 

 

 

Vào rạng sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930, một phụ nữ trẻ tên là Nguyễn Thị Giang, cải trang thành một đàn bà nông dân, đứng bên rìa một bãi đất gần thị trấn Yên Báy, phía tây bắc Hà Nội. (Xem bản đồ 2 để biết những nơi được đề cập trong chương này.) Đứng lặng lẽ bên cạnh một số người xem, cô theo dõi khi một người đàn ông tên là Nguyễn Thái Học, cùng với 12 người “đồng mưu” của mình, bị giải tới một pháp trường gần đó để bị hành quyết bởi chính quyền thực dân Pháp. Ông Học những người khác đã bị bắt bị kết án tổ chức Cuộc Nổi Dậy tại Yên Báy, một trong những cuộc khởi nghĩa không thành công được hoạch định bởi Việt Nam Quốc Dân Đăng (VNQDĐ), Vietnamese Nationalist Party. 1 Theo một vài sự tường thuật của báo chí, nhà chức trách thực dân Pháp đã giữ bí mật ngày chính xác của vụ hành quyết. Để không thu hút quá nhiều sự chú ý, 13 người bị kết án tử hình được vận chuyển bằng chuyến tàu hỏa đặc biệt ngay đêm trước đó từ Hà Nội. 2 Hoàng Văn Đào, tác giả của một quyển sách về lịch sử của VNQDĐ, cho biết Nguyễn Thị Giang được hay tin từ một đồng chí cách mạng rằng Nguyễn Thái Hoc và 12 người khác đã bị giải lên Yên Báy. Mong muốn đến đó mà không bị phát hiện, cô ấy bước lên một chuyến tàu rõ ràng “được giúp đỡ bởi các đồng chí, những kẻ đã cải trang thành nhữngngười đốt than và thợ máy.“ 3 Không rõ Nguyễn Thị Giang có thể suy nghĩ những gì khi chứng kiến 12 lưỡi chém đầu tiên hạ xuống và trong khi cô chờ đợi vụ xử tử cuối cùng, tức cuộc hành quyết Nguyễn Thái Học. Khi cô lặng lẽ đứng nhìn cảnh tượng ghê rợn của cuộc hành quyết người yêu bằng máy chém, 4 không ai, kể cả chính quyền thực dân Pháp có mặt, nghi ngờ rằng người phụ nữ trẻ mặc quần áo nông dân là Nguyễn Thị Giang, người tự bản thân muốn liên kết với sự tổ chức Cuộc Nổi Dậy Yên Báy và cho nhiều hoạt động cách mạng của cô với tư cách một đảng viên của VNQDĐ. Lưu ý rằng Nguyễn Thái Học đã tỏ ra “bình tĩnh” ngay trong khoảnh khắc hành quyết, chánh sở cảnh sát và mật thám Pháp tại Bắc Kỳ (chef des services de police et de sûreté au Tonkin, tiếng Pháp trong nguyên bản, ND) chỉ ghi nhận rằng vụ hành quyết đã được được chứng kiến bởi khoảng 60 người, chủ yếu là phụ nữ và người trẻ tuổi.” Nguyễn Thị  Giang đã tìm cách, như cô đã từng làm vô số lần trước đó, để trốn tránh cảnh sát Pháp, những người đã tìm kiếm cô trong một thời gian khá lâu.6


 

 

 

Việt Nam dưới thời kỳ thuộc địa của Pháp


 

Theo sau vụ chặt đầu vị hôn phu của cô ấy theo lệnh của chính quyền thực dân Pháp và dưới bàn tay của một đao phủ Việt Nam, 7 cô Giang lặng lẽ ra đi, không bị nhà chức trách phát hiện. Hai ngày sau, tại Đông Khê (đôi khi còn được viết là Đông Vệ), 8 quê quán của Nguyễn Thái Học, một nông dân đã phát hiện ra thi thể của một phụ nữ trẻ tại một bãi ruộng gần đó. Người phụ nữ, mặc quần áo tang, rõ ràng chết vì một vết thương do súng tự bắn vào đầu. Hai lá thư tìm thấy trong túi áo của người phụ nữ trẻ cho phép các viên chức nhận dạng cô ấy Nguyễn Thị Giang. Một trong những chị em của cô Giang, Nguyễn Thị Tỉnh, cũng được gọi đến để xác định thi thể. Tại một trong những lá thư của cô, cô Giang giải thích về vụ tự tử, nói rằng cô ấy không thể sống được tiếp theo sau vụ hành quyết người chồng, và cô ấy muốn để theo anh ấy lên trời.” 10 Để đến được với người mình yêu một lần nữa, cô Giang đã sử dụng khẩu súng lục mà chính ông Học đã tặng cô. Nguyễn Thị Giang được cho hay là đã yêu cầu Nguyễn Thái Học cho phép cô mang theo khẩu súng lục để nếu anh ta gặp một kết cục mất mạng, cô sẽ dùng nó để tự sát. “ 11

 

Cái chết bi thảm của hai nhà yêu nước Việt Nam này, thường được kể lại bằng các lời lẽ lãng mạn hóa cao độ, cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng trong việc viết về lịch sử của phụ nữ Việt Nam. Đầu tiên, liên quan đến Nguyễn Thị Giang, các nhà sử học - Việt Nam cũng như phi Việt Nam - đã tập trung chủ yếu vào vụ tự tử và vào sự thừa nhận của cô rằng cuộc sống mà không có ông Học thì sẽ không thể chịu đựng được. Như thế đó, cô ấy đã trở thành một người nữa trong một đền thờ các phụ nữ yêu nước Việt Nam lựa chọn việc tự sát. 12 Theo các sử gia Việt Nam, trong thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, chị em bà Trưng đã chọn việc tự tử thay phải đầu hàng trước các lực lượng Trung Hoa. Hai thế kỷ sau, một người phụ nữ khác sẵn sàng cầm vũ khí vì chính nghĩa dân tộc, Bà Triệu, cũng chọn việc tự sát thay vì đầu hàng. Bà ấy cũng đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại quân đội Trung Hoa. Chị em bà Trưng và Bà Triệu có thể không lựa chọn việc tự tử bởi vì họ không thể tưởng tượng được về một cuộc sống không các người thương yêu, nhưng quyết định của họ để cầm khí sao cũng được xem là được thúc đẩy bởi ước muốn trả thù cho cái chết của chồng và cha họ dưới bàn tay của quân xâm lược Trung Hoa. Trong mỗi trường hợp, những người phụ nữ này được miêu tả những người con gái hoặc người vợ tận tụy. Tận tâm đối với dân tộc và sự tận tâm với những người đàn ông trong cuộc sống của họ được miêu tả đồng nghĩa với nhau, anh hùng như nhau, gia đình chỉ là một mô hình thu nhỏ của dân tộc. Và bất kể các thành tích xuất sắc của họ như những người yêu nước, tấm lòng hiếu thuận của họ là điều khiến cho các sự đột phá bên ngoài “khu vực sinh sống riêng tư” trở nên khả dĩ chấp nhận và thậm chí còn đáng kính trọng. Đối với các nhà sử học, một giải thích như thế không chỉ chuyển dời sự tập chú tách xa khỏi các thành quả của phụ nữ, mà còn có tính cách lỗi nhịp. Việc ghi chép lịch sử về chị em Bà Trưng và Triệu gán cho họ các lý tưởng và những phẩm chất Nho giáo vốn chưa hề được truyền đến Việt Nam vào thời điểm đó.

 

Chị em Bà Trưng và Bà Triệu là một phần tử thiết yếu của việc ghi chép lịch sử Việt Nam và bản sắc dân tộc Việt Nam. Sự sẵn sàng của phụ nữ Việt Nam cầm vũ khí khi quốc gia nguy biến nhấn mạnh đến nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam chống lại những kẻ thù thường hùng mạnh hơn nhiều về mặt quân sự, các cuộc đấu tranh do đó đòi hỏi sự sử dụng tất cả các tài nguyên cung ứng, kể cả phụ nữ. 13 Trong bối cảnh cụ thể của thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam (1858-1954), tiêu điểm của các nhà sử học nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam nhắm vào sự phát triển của một phong trào phụ nữ, và hầu như chỉ chuyên chú đến những phụ nữ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân thuộc Đảng Cộng Sản Đông Dương [ĐCSĐD] (ICP: Indochinese Communist Party). Một ví dụ nổi bật của hiện tượng viết sử này là cuộc nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về phụ nữ Việt Nam, quyển Women of Vietnam của Mai Thị Thu [sic, Tu] và Lê Thị Nhâm Tuyết. 14 Trong nghiên cứu của họ, các tác giả miêu tả những hành động anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ 19 và sau đó nhảy vọt đến sự tạo lập ĐCSĐD vào năm 1930, do đó bỏ qua hàng trăm phụ nữ tham gia các phong trào chống thực dân và các hoạt động từ năm 1900 đến 1930. Hơn nữa, câu chuyện cũng liên kết sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ với việc thành lập ĐCSĐD mặc dù chính VNQDĐ đã kêu gọi sự giải phóng phụ nữ và đã lập ra một phân bộ phụ nữ cũng như các nhóm và tổ phụ nữ.

 

Vị trí của Nguyễn Thị Giang trong lịch sử Việt Nam vì thế bị tuyên phán phần lớn bởi sự nhấn mạnh quá mức được đặt vào ĐCSĐD. Nguyễn Thị Giang, với tư cách một đảng viên của VNQDĐ, tham gia các hoạt động cách mạng tương tự như các hoạt động của các đối tác trong ĐCSĐD, song cô ấy hầu như đã bị bỏ lơ (cũng như VNQDĐ). Trong khi những người phụ nữ cách mạng thuộc ĐCSĐD, như Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Định, đã là chủ đề của rất nhiều hồi ký, tiểu sử và nghiên cứu uyên bác, những nỗ lực của Nguyễn Thị Giang để giải phóng Việt Nam khỏi sự cai trị của Pháp hiếm khi được khảo sát. Bởi vì các kẻ chiến thắng thường chỉ đạo sự phân tích lịch sử, những phong trào hay các đảng phái đó, chẳng hạn như VNQDĐ, không có mặt tại thời điểm thành công có xu hướng bị đẩy lùi ra phía sau, có hiện diện nhưng rất xa tiêu điểm. Các phụ nữ như Nguyễn Thị Giang, hoạt động chính trị đi trước việc thành lập ĐCSĐD, vắng mặt trong câu chuyện lịch sử. Dường như, “trong khuôn khổ này, ý thức chính trị của phụ nữ Việt Nam hầu như không thực sự hiện hữu trước khi có sự thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930”.15. Ngoài ra, phần lớn những gì được viết về cô ấy đi theo một đường hướng Marxist và tập trung chủ yếu về một “câu chuyện tình”, hơn là về sự tham gia của cô ấy vào các hoạt động chống thực dân. Một cách trớ trêu, sự giải thích và tiêu điểm theo đường lối Marxist miêu tả Nguyễn Thị Giang như một góa phụ Nho giáo lý tưởng hơn là một người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt như cô đã cưu mang.

 

Điều đã bị biến mất trong cách khảo hướng nghiên cứu này về Nguyễn Thị Giang một cách đặc biệt là sự kiện rằng các hành động của cô không chỉ là các hành vi của một người phụ nữ thất tình. Cô ấy, theo tất cả các sự giải trình, là một thành viên quan trọng và có ảnh hưởng của VNQDĐ. Các hồi ký và các sự tường thuật lịch sử đã hoàn toàn gạt bỏ những đóng góp của cô cho phong trào dân tộc chủ nghĩa này trong hai phương cách đáng lưu ý. Thứ nhất, sự gắn bó của Nguyễn Thị Giang với VNQDĐ bị quy kết vào sự kiện rằng cô là hôn thê [fiancée, tiếng Pháp trong nguyên bản, ND] của một trong những người sáng lập đảng, Nguyễn Thái Học. Thứ nhì, công việc thực tế mà cô đã làm cho VNQDĐ hoặc đã bị loại bỏ khỏi các sự phân tích lịch sử hay hầu như chỉ được đề cập một cách sơ sài, trong khi cuộc tự tử của cô ấy được ca tụng. Bởi thế, những gì tiếp nối trên các trang này là một nỗ lực làm sáng tỏ cuộc đời của Nguyễn Thị Giang một người yêu nước, công việc của cô với tư cách một trong các thành viên quan trọng nhất của VNQDĐ. Một sự phân tích về nguồn tài liệu phát lộ rằng sự đóng góp của Nguyễn Thị Giang cho VNQDĐ bao gồm công việc của cô như một nhà tuyên truyền, một liên lạc viên, một kẻ chiêu mộ, một nhà tổ chức và một nhân viên tình báo. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào cuộc sống của cô, cần bình luận về các nguồn tài liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này.

 

Thứ nhất, các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan cụ thể đến Nguyễn Thị Giang thì khan hiếm. Không có chuyên khảo dành riêng về đời sống, tư tưởng chính trị của cô, hay vai trò và  các hoạt động cụ thể của cô trong VNQDĐ. Cho đến nay, nghiên cứu lớn duy nhất về VNQDĐ  là quyển Việt Nam Quốc Dân Đảng: Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954 của tác giả Hoàng Văn Đào.16 Trong khi Hoàng Văn Đào thừa nhận sự nổi bật của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ, và trong khi chuyên khảo của ông ấy chỉ lướt nhìn vào vào cuộc sống của cô như một đảng viên, sự tập chú rõ ràng không nhắm vào cô. Song, Nguyễn Thị Giang vẫn chiếm nhiều không gian trong cuộc nghiên cứu của Hoàng Văn Đào hơn là trong các ấn phẩm khác. Cô xuất hiện trong một chương nhan đề “Nguyễn Thị Giang”, trong một nghiên cứu lớn hơn về chủ nghĩa chống thực dân ở Việt Nam: quyển Những trận đánh Pháp: Từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học, 1885-1931 của tác giả Lãng Nhân.17 Tại đây, công tác của Nguyễn Thị Giang được công nhận tóm tắt, một cách tổng quát. Các sự kiện xung quanh cuộc hành quyết ông Học cũng được đề cập đến, nhưng hầu hết phần còn lại của chương này tập trung vào vụ tự tử của Giang, và về các bức thư tuyệt mạng của cô. 18


Đối với tài liệu lưu trữ, được xem xét từng tài liệu cá biệt, các nguồn cung ứng (Bản ghi nhớ và thư từ của chính quyền thực dân Pháp, thẩm vấn, hồi ký cách mạng Việt Nam) đều có vấn đề. Các nguồn tài liệu của thực dân Pháp mang thành kiến riêng của họ. Trong khi thông tin của các viên chức Sở Mật Thám Pháp (Sûreté) liên quan đến các hoạt động của các người yêu nước Việt Nam có xu hướng khá chính xác, các viên chức Pháp tuy thế đã tạo ra nhiều mối quan hệ của phụ nữ Việt Nam với các nhà cách mạng phái nam, giả định rằng những người phụ nữ này tham gia kháng chiến chỉ dựa trên một ý thức phục tùng từ lòng hiếu thuận.  Một ví dụ rõ ràng về điều này có thể được tìm thấy trong một báo cáo của cảnh sát năm 1929 được viết lên sau một vụ ám sát đã được thực hiện của các thành viên của VNQDĐ, như bị nghi ngờ, tại Vườn Bách Thảo Hà Nội. Trong khi liệt kê một danh sách các nghi phạm VNQDD có thể dính líu, bao gồm một số phụ nữ, các tác giả của báo cáo cảnh sát đơn giản mô tả những người phụ nữ liên quan như bạn đồng hành với các nam đồng chí tương ứng của họ: “tình nhân Nguyễn Thái Học người là Nguyễn Thị Gian (sic) [Giang, ND]; Phó Đức Chính có Nguyễn Thị Tham [Thắm ?, ND] tình nhân”. 19 Như tác giả này đã tuyên bố ở nơi khác, “điều hiếm khi xảy ra với các cơ quan chức năng này rằng nó có thể có cả lòng hiếu thuận lẫn ý thức chính trị.” 20 Như vậy, bức chân dung họ phác họa Nguyễn Thị Giang đúng là hình ảnh của một phụ nữ cách mạng trẻ tuổi có hôn phu là một sáng lập viên của VNQDĐ.. Vai trò quan trọng của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ đôi khi xuất hiện gián tiếp khi chúng tôi kiểm tra các cuộc thẩm vấn được thực hiện bởi Sở Mật Thám đối với các thành viên VNQDD bị bắt giữ. Tuy nhiên, nhất thiết rằng các động của “những lời thú tội” được rút ra từ những các cuộc thẩm vấn này phải được cứu xét. Hoàn toàn có khả năng rằng những người bị thẩm vấn và những người đã cung cấp thông tin về các hoạt động của Nguyễn Thị Giang có thể đã đổ tội cho cô ấy và những người khác để tự cứu mình. Cũng đáng ghi nhớ rằng những lời thú tội của các thành viên VNQDĐ này có thể có được thông qua các phương tiện cưỡng bức hay có tính cách bạo lực.  Do đó, điều cần thiết là thông  tin lượm lặt được từ những cuộc thẩm vấn hoặc thú tội này phải được chứng thực bởi các nguồn tài liệu khác.

 

Đối với các bản ghi nhớ và thư từ được viết bởi các nhà hành chính thực dân Pháp, họ có xu hướng phác họa, với những nét vẽ bao quát, những gì họ đã xem là các mối đe dọa cho sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam. Các mối đe dọa này bao gồm bất kỳ sự biểu lộ công khai nào  về tình cảm dân tộc hoặc bất kỳ phát biểu ủng hộ độc lập của Việt Nam.  Cái gọi là các kẻ thù  đối với sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam bao trùm một phổ trường chính trị rộng rãi, từ những người Việt Nam cộng tác tìm cách cải thiện điều kiện kinh tế và giáo dục cho đồng bào của họ thông qua phương tiện hiến định, đến các nhóm, chẳng hạn như VNQDĐ, tổ chức kêu gọi cuộc nổi dậy vũ trang chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và những người cũng bênh vực cho cuộc cách mạng chính trị và xã hội chẳng hạn như xóa bỏ chế độ quân chủ Việt Nam và thành lập một nước cộng hòa Việt Nam. Trong hầu hết các trường hợp, các viên chức thực dân Pháp  đã nhanh chóng bác bỏ những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc này là các kẻ thất bại, thiểu năng về trí tuệ và đạo đức.


Các hồi ký cách mạng Việt Nam tất nhiên có xu hướng tôn vinh các hành động của cách mạng. Trong hầu hết các trường hợp, hồi ký cách mạng (hoi ky cach manh [tiếng Việt trong nguyên bản, không bỏ dấu, nhưng sai khi viết mạng thành manh, ND] ) do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xuất bản sau năm 1945, và bởi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sau năm 1975, hầu như chỉ tập trung vào những người cách mạng là đảng viên của ĐCSĐD [hay  ĐCSVN, ND]. Chỉ có một ít tác phẩm đưa ra một thoáng nhìn vào cuộc đời và hành động của các thành viên VNQDĐ. Trong những hồi ký này, vai trò của Nguyễn Thị Giang được miêu tả bằng những từ ngữ chói sáng, nhưng cô vẫn được hình dung chủ yếu là hôn thê của Nguyễn Thái Hoc. Trong những cuốn hồi ký này, cũng có xu hướng tập chú vào số phận những đôi tình nhân xấu số [star-crossed lovers trong nguyên bản là cụm từ được dùng để chỉ Romeo và Juliet, tức các kẻ yêu nhau nhưng phải chịu cảnh chống đối của số mệnh, trong vở kịch bất hủ của William Shakespeare, ND] chứ không phải về nhiệt tình cách mạng và ý thức hệ chính trị của riêng Nguyễn Thị Giang. Hầu hết các hồi ký này chỉ nêu bật các sự kiện xung quanh cuộc đời của những người yêu nước, hay những sự kiện phản ánh những gì có thể được xem là một quan điểm hay quá khứ “cách mạng”. Như thế, nhiều thông tin bị loại trừ ra khỏi các sự tường thuật và các chân dung xuất hiện một cách khá đơn phương. Trong khi những cuốn hồi ký này cung cấp các chi tiết thú vị chung quanh các sự kiện, tuy thế chúng chỉ là các sự tường thuật theo trình tự thời gian các sự kiện với ít sự phân tích. Vấn đề gây thắc mắc không kém là sự nghèo nàn về số lượng trích dẫn và chú thích trong các tác phẩm về tiểu sử hay hồi ký này. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp các phiên bản mâu thuẫn về các sự kiện hay các chi tiết khác nhau. 21

 

Các bài tường thuật trên báo chí thì dễ dàng phân tích hơn bởi khi đó từ đó không có nỗ lực để cung cấp một cái nhìn khách quan về tin tức. Hình ảnh của những nhà cách mạng như Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang xuất hiện trên các tờ báo phụ thuộc vào thiên kiến chính trị của bản thân các tờ báo. Trong khi các tờ báo thuộc địa Pháp như tờ L'avenir du Tonkin gọi những người như cô Giang và ông Học là những kẻ khủng bố, các tờ báo chẳng hạn như tờ l’Humanité, xuất bản tại Pháp, đã miêu tả họ như liệt sĩ chết vì lý tưởng (martyrs). Tất nhiên, một phổ trường bao quát nằm giữa hai quan điểm cực đoan đó. Trong khi các nguồn tin này, tự bản thân chúng, có thể có vấn đề, nhưng kết hợp với nhau, chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ. Trong khi mục đích của khảo luận này là tập chú vào tầm quan trọng của vai trò của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ, trước tiên cần phải đưa ra một sự lượng định về lịch sử bối cảnh liên quan đến phong trào chính trị đó. Do đó,  chúng tôi sẽ khảo sát một cách vắn tắt vai trò của Nguyễn Thái Học trong sự hình thành của VNQDĐ cũng như các mục tiêu chính trị và sự tổ chức của chính đảng phái này. Điều này sẽ  cho phép hiểu rõ hơn về Nguyễn Thị Giang như một thành viên của VNQDĐ.


Bối cảnh lịch sử

 

Việc thiết lập chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam bắt đầu bằng một cuộc tấn công của Pháp-Tây Ban Nha vào hải cảng Đà Nẵng năm 1858. Tiền đề cho cuộc tấn công này là sự bảo vệ cho các nhà truyền giáo Công giáo đã phải chịu sự đàn áp và ngược đãi nghiêm trọng được kêu gọi trong một số sắc lệnh của triều đình Nhà Nguyễn trong thập niên 1820. Đến năm 1862, phán quyết Triều đại nhà Nguyễn cai trị, nhìn nhận sự thấp kém về quân sự của mình, đã ký một hiệp ước (Hiệp ước Sài Gòn) nhượng lại cho Pháp Sài Gòn và ba tỉnh của miền nam Việt Nam. Nhà Nguyen sau đó đã ký các hiệp ước khác đã nhượng lại các tỉnh xa hơn cho Pháp và đến năm 1884, quân đội Pháp đã tiến bước đến miền bắc Việt Nam. Trong năm đó, một hiệp ước đã được ký kết, một cách cơ bản, đặt toàn bộ Việt Nam dưới sự kiểm soát của Pháp. Các nhà hành chính Pháp tại Việt Nam sau đó chia đất nước thành ba khu vực hành chính riêng biệt: Bắc Kỳ ở phía bắc, An Nam ở giữa và Nam Kỳ ở phía nam. Trong khi Nam Kỳ đã được chuyển thành thuộc địa dưới sự quản lý trực tiếp của Pháp, Bắc Kỳ và An Nam được quản lý như là các vùng đất bảo hộ. Ở An Nam và Bắc Kỳ chế độ quân chủ Việt Nam và bộ máy thư lại được duy trì, nhưng chúng chịu trách nhiệm trước chính quyền thực dân Pháp thành lập tại Hà Nội.

 

Kháng chiến của Việt Nam đối với sự cai trị và thống trị của Pháp đã diễn ra ngay lập  tức. Hiệp ước Sài Gòn đánh dấu sự khởi đầu của những gì sắp xảy ra được gọi là Phong trào Kháng Chiến Văn Thân (Scholars’ Resistance Movement). Một số học giả đã từng được bổ nhiệm vào các cấp khác nhau của bộ máy thư lại đế triều đã lựa chọn việc chống lại sự thống trị của thực dân bằng cách từ chối tiếp tục phục vụ triều đình nhà Nguyễn và bằng cách bác khước bất kỳ sự hợp tác nào với Pháp. Một số trong số này các văn thân này rút lui về quê quán bản địa của mình, nơi họ đã làm công việc của các thầy giáo. Những người khác, như Phan Đình Phụng, đã chọn con đường kháng chiến vũ trang, tiến hành các cuộc tấn công chống lại quân đội Pháp  và chống lại các làng Công giáo.

 

 

Phong trào dân tộc Việt Nam

 

1885 Phong trào Cần Vương (Trung thành với Phong Trào của Hoàng đế) bắt đầu bởi các học  giả ủng hộ Vua Hàm Nghi chống lại sự kiểm soát của Pháp.

 

1905 Phan Bội Châu khởi động Phong trào Đông Du (Phong Trào Hướng Về Phía Đông)

 

1907 Phan Chu Trinh khai trương Đồng Kinh Nghĩa Thục (Trường học miễn phí tại Bắc Kỳ) ở Hà Nội, quảng bá quốc ngữ, văn tự tiếng Việt được La Mã hóa, và phát triển một chương trình giảng dạy hiện đại, kiểu phương Tây


1917    Thành lập Đảng Lập Hiến bởi một nhóm trí thức người Việt sống tại Sàigòn. Đảng này kêu gọi cải cách trong giáo dục và các chính sách kinh tế

 

1925    Thành lập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội bởi Hồ Chí Minh, một đảng lấy cảm hứng từ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin

 

1927    Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] bởi Nguyễn Thái Học và những người khác.

 

1930    Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy, do VNQDĐ tổ chức

 

1931    Thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương [ĐCSĐD] bởi Hồ Chí Minh

 

1941    Tạo lập Việt Minh bởi Hồ Chí Minh, một liên minh các nhóm Việt Nam theo dân tộc chủ nghĩa, với mục đích lật đổ sự cai trị của Pháp ở Việt Nam

 

1945    Cách mạng Tháng Tám dẫn đến sự chiếm đoạt quyền lực của Việt Minh, theo sau sự đầu hàng của Nhật Bản. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam

 

Năm 1905, được truyền cảm bởi chiến thắng của Nhật Bản trước Nga, một người Việt Nam yêu nước tên là Phan Bội Châu khởi xướng Phong Trào Đông Du (Về phía Đông). Chủ nghĩa dân tộc của ông Châu tìm thấy sự biểu hiện trong điều mà ông tin là ba mối quan hệ thân thuộc của Việt Nam với Nhật Bản: chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Giống như Phan Đình Phùng, ông Châu tán thành việc vũ trang kháng chiến. Mục tiêu chính của ông là gửi thanh niên Việt Nam đến các trường quân sự Nhật Bản. Một người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc khác  và cùng thời với Phan Bội Châu Thông là ông Phan Chu Trinh, người tin rằng nền tự chủ của Việt Nam sẽ chỉ có thể có được sau khi có các sự cải cách giáo dục, chính trị và xã hội. Năm 1907, ông Trinh mở ra, cùng với các người đồng sáng lập như Lương Văn Cạn, Đồng Kinh Nghĩa Thục (Trường học miễn phí tại Bắc Kỳ), cung cấp một nền giáo dục hiện đại theo phong cách phương Tây cho cả nam nữ thanh niên Việt Nam. Trong khi chính quyền thực dân đóng cửa trường học vào năm 1908 vì giáo trình và các hoạt động bị cáo giác “có tính chất dân tộc của nghĩa” của nó, một thế hệ mới những người Việt Nam theo dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện, sản phẩm của hệ thống giáo dục thuộc địa Pháp.

 

Sự xuất hiện của những trào lưu dân tộc chủ nghĩa mới này trùng hợp với sự phát triển của báo chí đại chúng ở Việt Nam trong thập niên 1920. Xuyên qua nhiều tờ báo, giới trẻ Việt Nam được giáo dục theo kiểu phương Tây đã bày tỏ quan điểm chính trị của họ. 22 Các khuynh hướng chính trị của họ bao trùm một phổ trường rộng rãi rộng của quy mô chính trị. Một số chủ trương kinh tế dân tộc chủ nghĩa dựa trên sự phát triển của thương mại, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 23 Các đòi hỏi như vậy cũng đã được đưa ra bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc ôn hòa hơn như Bùi Quang Chiêu sau khi thành lập Đảng Lập Hiến vào năm 1917 tại Nam Kỳ, khu vực hành chính cực nam của lãnh thổ Việt Nam do Pháp kiểm soát. 24

 

Trong khi một số người ủng hộ quyền tự chủ của Việt Nam thông qua các phương tiện hiến pháp và thông qua sự hợp tác với nước Pháp, những người khác, bị ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng ở Trung Quốc và Liên Xô, triệt để hơn trong bản chất, kêu gọi không chỉ nền độc lập của Việt Nam mà còn cho cả một cuộc cách mạng chính trị và xã hội. Đó là trường hợp của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội [TNCMĐCH], một phong trào chính trị được thành lập bởi Hồ Chí Minh khi lưu vong ở Quảng Châu (Canton). Thanh Niên CMĐCH được truyền cảm hứng bởi khỏa hướng của chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh tiếp nhận khi ông ta là một sinh viên ở Moscow vào đầu thập niên 1920. TNCMĐCH sau này sẽ trở thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Việt Nam Quốc Dân Đảng, được thành lập tại Việt Nam vào năm 1927, mơ hồ hơn về khuynh hướng ý thức hệ. Các thành viên của nó dù sao cũng xem mình là các nhà cách mạng.

 

Việt Nam Quốc Dân Đảng

 

VNQDĐ được thành lập bởi một nhóm người Việt Nam được giáo dục kiểu Tây Phương trong đó có Nguyễn Thái Học, sinh năm 1903 và được đào tạo thành một giáo viên. Không thể thuyết phục chính quyền thực dân Pháp về nhu cầu cải cách, bao gồm tự do báo chí, ông đã  quyết định tổ chức một phong trào chính trị. VNQDĐ được mô hình hóa theo Quốc Dân Đảng Trung Hoa (Guomindang). Nó bắt nguồn từ năm 1925 với thành lập một hiệu sách tại Hà Nội (Nam Đồng Thư Xã), dự  định cung cấp một “trung tâm nghiên cứu và tuyên truyền”. 25  Theo nhà chức trách thực dân Pháp, hiệu sách được đặt tại nhà của một giáo viên tên là Phạm Tuấn Tài, cũng có ý định tham gia vào xuất bản. 26 Những người tham gia trung tâm nghiên cứu, kể cả Nguyễn Thái Học, đã bị ảnh hưởng lớn lao bởi Tôn Dật Tiên (Sun Ya Sen) và Cuộc Cách Mạng 1911 ở Trung Hoa. Nhóm tập trung chủ yếu vào chủ nghĩa dân tộc và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền và chiêu mộ - hầu hết là trong giới sinh viên ở khu vực thành thị, và ở một mức độ nào đó, trong giới công nhân nhà máy và nông dân nông thôn. 27 Từ trung tâm nghiên cứu đã  xuất hiện ra VNQDĐ vào năm 1927. Vào lúc đó, Guomindang “đã càn quét quyền lực chính trị  ở Trung Quốc”.28 Theo nhà sử học Alexander B. Woodside, những người trẻ Việt Nam theo dân tộc chủ nghĩa như Nguyễn Thái Học đã “nhiệt thành hy vọng”, rằng Guomindang sẽ “hỗ trợ cho một phong trào toàn châu Á đối đầu với chủ nghĩa thực dân của phương Tây. 29 Khi một phong trào như vậy không thành hiện thực, Nguyễn Thái Học đã tạo ra một phiên bản Việt Nam của Guomindang. Các viên chức thực dân Pháp, trong khi quan tâm nghiêm trọng về việc tạo lập ra một tổ chức chống thực dân khác, tuy thế đã nói một cách khinh thị về VNQDĐ như một bản sao chép “nô lệ” mô hình của Trung Hoa. 30


 

Nguyễn Thái Học


 

Hầu hết các thành viên VNQDĐ là những người Việt trẻ được giáo dục bởi người Pháp: sinh viên, giáo viên và nhà báo. 31 Tuy nhiên, đảng cũng có thể tuyển mộ thành viên trong số những người binh sĩ và thương nhân Việt Nam. Các nhà hành chính thực dân đã cố gắng giải thích sự tăng trưởng của VNQDĐ bằng cách cho rằng đó là sự đâm chồi của chất men chính trị trong năm 1926 tại các trường học Việt Nam. Trong thời gian một năm, học sinh Việt Nam đã tham gia vào các cuộc bãi khóa ở trường, chủ yếu là để phản đối sự kiện là họ không thể công khai để tang cái chết của nhà ái quốc Phan Chu Trinh.32

 

Trong khi định hướng ý thức hệ của đảng không tinh vi cũng như không phức tạp, một động lực của nó là lời kêu gọi độc lập của Việt Nam thông qua đấu tranh vũ trang nếu cần thiết. Đảng cũng kêu gọi việc thành lập một nước cộng hòa Việt Nam. VNQDĐ, tự bản thân, không phải là một phong trào Cộng sản, nhưng cấu trúc của nó, tuy thế, cũng tương tự như cấu trúc của các tổ chức Cộng sản. Đó cũng là trường hợp của đối tác Trung Quốc, Guomindang, ở Quảng Châu (Canton) đã thụ hưởng từ lời khuyên được đưa ra bởi sự hiện diện của các cố vấn chính trị từ Liên Xô. 33 Tuy nhiên, bất kể các ảnh hưởng như thế, VNQDĐ, theo tác giả Vũ Văn Thái, được đặc trưng bởi “sự mơ hồ trong các chương trình xã hội của nó”, và bởi sự kiện là nó “không có cơ sở học thuyết vững chắc”. 34. VNQDD được tổ chức thành các chi bộ địa phương gồm khoảng 19 thành viên. Bên dưới các chi bộ địa phương là các tổ gồm ba thành viên. 35 Chi bộ cũng có các tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chính, tình báo. 36 Một phần của chương trình hành động của đảng là sự giải phóng phụ nữ. Có những chi bộ phụ nữ ngoài các các chi bộ tổng quát. Mục đích của chi bộ này là quy tụ phụ nữ để giáo dục họ về các vấn đề như bình đẳng giải phóng. Mặc dù không thể định lượng được mức độ của sự tham gia của phụ nữ vào VNQDĐ, điều rõ ràng từ tài liệu văn khố rằng không chỉ có phụ nữ có mặt trong các chi bộ phụ nữ mà còn, như trường hợp của Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị Bắc, một số phụ nữ phục vụ đảng bên ngoài các chi bộ phụ nữ và giữ các vị trí lãnh đạo trong đảng.

 

Tất cả các thành viên được yêu cầu tuyên thệ trung thành và sẵn sàng hy sinh “cuộc đời và tài sản cho đảng”. 37 Sự phản bội đảng hoặc thành viên của đảng có thể dẫn đến sự trừng phạt nghiêm trọng, bao gồm cả tử hình. Từ năm 1928 đến 1929, đảng mở rộng nhanh chóng. Ông  Học và đồng chí cách mạng của ông đã thành công trong việc tuyển mộ sinh viên, chủ doanh nghiệp nhỏ và công chức. 38 Đến năm 1929, đảng tự hào có 1.500 thành viên và ít nhất 120 tổ đảng. Đến năm 1930, đảng được ước tính, có đến 70.000 thành viên, chứng thực tài năng và thành công của các nhà tuyển mộ và tuyên truyền của đảng. 40

 

VNQDĐ đã hoạch định cuộc cách mạng của mình sẽ diễn ra trong bốn các giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên có bản chất tổ chức. Điều này bao gồm việc tuyển mộ và thành lập các chi bộ và các tổ đảng. Chính trong giai đoạn đầu tiên này các thành viên được giáo dục về các lý thuyết và các sự thực hành cách mạng. Giai đoạn thứ hai bao gồm nhiều các loại hoạt động bí mật, chẳng hạn như đánh bom và ám sát có chủ đích, mà cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc nổi dậy lớn lao. Các hành động bạo lực này nhằm phục vụ hai mục đích. Trước tiên, các mục tiêu là những kiến trúc, những định chế và các nhân vật được coi là biểu tượng của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Cũng hy vọng rằng các cuộc tấn công như vậy sẽ gây mất ổn định chế độ thực dân Pháp. Giai đoạn thứ ba đó là cuộc nổi dậy chính yếu. 41  Hy vọng là sự kích động đã được đắp  bồi trong giai đoạn hai sẽ huy động đông đảo người Việt vào một cuộc tổng tấn công có vũ  trang.  Giai đoạn thứ tư và cuối cùng sẽ là “ tái thiết”, khi mà VNQDĐ sẽ chiếm giữ quyền lực  và thành lập một quốc gia Việt Nam độc lập.42

 

Tuy nhiên, các điềm chỉ viên đã tìm cách lọt vào một số chi bộ của VNQDĐ. Trong thực tế, các tài liệu chính thức của chính quyền thực dân tiết lộ rằng đã có các điềm chỉ viên trong đảng kể từ lúc thành lập vào năm 1927. Vì điều này, Sở Mật Thám Pháp đã hay biết được gần như tất cả các cuộc họp đảng, về những người tham dự các cuộc họp, và về các quyết định được lấy tại các cuộc họp này. Điều này giải thích lý do tại sao, không lâu sau khi đảng được thành lập, Nguyễn Thái Học đã bị theo sát bởi Sở Mật Thám Pháp tại Việt Nam. 43 VNQDD còn lớn hơn nữa theo dõi kỹ càng hơn nữa sau tháng 2 năm 1929, khi René Bazin, một người Pháp tuyển dụng nhân công người (làm việc tại các đồn điền), bị ám sát. Tin rằng VNQDĐ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Bazin, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng vây bắt các đảng viên VNQD. 44 Là một kẻ thành tâm ngưỡng mộ Tôn Trung Sơn, ông Học đã phác họa một cảnh huống tương tự giữa tình trạng này với tình huống của Guomindang vào năm 1911, đặc biệt “cái chết hào hùng của người 72 Anh Hùng Trẻ Tuổi trong một cuộc nổi dậy thất bại ở Quảng Châu (Canton) ngay trước cuộc cách mạng Trung Hoa năm 1911. 45 Ông Học quyết định rằng thời gian đã chín muồi để chuẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy. Nhận thức được sự hiện diện của các kẻ xâm nhập và để đảm bảo sự tồn tại của mình, đảng, do đó, đã tổ chức, vào năm 1929, việc ám sát các thành viên bị xem là đã phản bội chính nghĩa của đảng. 46 Bất chấp các biện pháp như vậy, sự an toàn của đảng bị phá hủy hơn nữa bởi một loạt các tai nạn liên quan đến các vụ nổ tại nhà của các thành viên VNQDĐ sản xuất chất nổ. 47 Các biến cố này, tất nhiên, đã báo động hơn nữa Sở Mật Thám Pháp tại Việt Nam và Nguyễn Thái Học tin rằng nếu đảng muốn tồn tại, cuộc cách mạng phải được khởi sự càng sớm càng tốt. Chính trong bối cảnh như thế, một số vụ tấn công liên tiếp, bao gồm cả vụ ở Yên Báy, đã được hoạch định.

 

Cuộc Nổi Dậy Yên Báy, còn được gọi là Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy, đã xảy ra trong tháng 2 năm 1930. Sau nhiều tháng trù hoạch, vào ngày 10 tháng 2, 1930 quân nổi dậy có trang của VNQDĐ đã tấn công đồn trại của quân đội Pháp tại Yên Báy. Mặc dù cuộc nổi dậy  sau cùng bị thất bại, những gì được chứng minh là đáng lo ngại nhất đối với chính quyền thực dân Pháp là thực tế VNQDĐ đã thành công trong việc tuyển mộ binh sĩ gốc Việt Nam và rằng cuộc tấn công ở Yên Báy được theo sau bởi một loạt các cuộc tấn công khác vào các nơi đồn trú của Pháp. Các cuộc tấn công tương tự đã được thực hiện trong năm ngày sau ở Phú Đức [?], Vĩnh Bảo và một số thị trấn khác, với sự tham gia của binh sĩ gốc Việt Nam. Trong các cuộc tấn công, một số các sĩ quan Pháp bị giết chết và quân nổi dậy đã có thể tịch thu các vũ khí. Một  viên tri phủ người Việt, Hoàng Gia Mô, được báo cáo là “đã bị bắt giữ, xét xử và kết án bởi dân chúng và bị đánh đến chết. 48 Các cuộc tấn công được theo sau bởi các cuộc biểu tình, các vụ phản đối và tình trạng bất ổn chung.

 

Tất cả các cuộc tấn công do VNQDĐ thực hiện đã nhanh chóng bị đẩy lùi bởi dân quân địa phương do các sĩ quan Pháp chỉ huy. Cuộc đàn áp chống lại VNQDĐ đã diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính quyền thực dân Pháp cũng đã sử dụng các cuộc tấn công ném bom ở các vùng nông thôn chung quanh để ngăn chặn hơn nữa cuộc nổi dậy. Mười một ngày sau cuộc nổi dậy, một tờ báo cho biết đã có hơn 300 vụ bắt giữ. 49 Đến ngày 20 tháng 2 Nguyễn Thái Học đã bị bắt ở tỉnh Hải Dương, phía đông Hà Nội, sau khi một cuộc săn lùng 40 ngày. 50 Một tháng sau, bản án tử hình đã giáng xuống cho ông Học và 12 đồng chí của ông.

 

 

Nguyễn Thị Giang

 

Nguyễn Thị Giang sinh năm 1906 51 tại làng [?] Bắc Giang, gần Phủ Lạng Thương ở  miền bắc Việt Nam. Cô Giang là một trong ba chị em, và tất cả họ cuối cùng đều tham gia vào các phong trào dân tộc chủ nghĩa. Rất ít thông tin về hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình. Với sự kiện rằng rằng cả cô Giang và chị gái, cô Bắc, đều biết chữ, thật an toàn khi cho rằng họ đã thời gian đi học trong hệ thống giáo dục Pháp-Việt và gia đình họ có thể đại thọ việc cho con đến trường. Cô Giang lần đầu tiên gặp Nguyễn Thái Học vào năm 1929, một thời gian ngắn trước khi VNQDĐ được biết đến một cách rộng rãi bởi chính quyền thực dân Pháp và trước khi nhiều đảng viên của nó bị bắt giữ hoặc phải rút lui vào vòng bí mật. 52 Cô chỉ mới 22 tuổi khi ông Học thuyết phục cô và cô Bắc tham gia VNQDD. 53 Chức năng ban đầu trong đảng của hai chị em  liên quan đến “ việc liên lạc và tuyên truyền”. 54 Bởi Nguyễn Thị Giang đã sớm thể hiện cam kết và khả năng của mình đối với đảng, trách nhiệm của cô trong đảng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Rõ ràng là Nguyễn Thái Học đã tin tưởng cô một cách tuyệt đối với các thông tin nhạy cảm. 55

 

Nếu lịch sử đã bỏ qua công việc của Nguyễn Thị Giang như một thành viên  của VNQDĐ, chính quyền thực dân Pháp hay biết rất nhiều được chiều sâu của sự tham gia của và ảnh hưởng của cô trong phong trào đó. Trong báo cáo của mình về các phong trào chống thực dân, Chánh Sở Mật Thám Louis Marty tuyên bố rằng VNQDĐ có bộ phận phụ nữ và rằng những người phụ nữ tham gia vào đó đã đóng một vai trò “không phải là không đáng kể”. 56 Đặc biệt,  về Nguyễn Thị Giang, Marty mô tả cô là một người có “hoạt động cách mạng vượt trội các hoạt động của Nguyễn Thái Học”. 57 Một trong những vai trò quan trọng của cô Giang là vai trò một nhà tuyên truyền. Công tác tuyên truyền của VNQDĐ bao trùm nhiều mặt. Một trong những mục tiêu của nó là viết lách, xuất bản và phổ biến sách, tạp chí và truyền đơn giải thích các mục tiêu và các nguyên tắc của đảng. Ngoài ra, một ban “binh vận” của công tác tuyên truyền đã được thành lập để tuyển mộ các binh sĩ gốc Việt Nam trong quân đội thực dân gia nhập  VNQDĐ. 58

 

Là một cán bộ tuyên truyền, Nguyễn Thị Giang đi du hành rộng rãi khắp miền bắc Việt Nam để thông báo cho người dân Việt về sứ mệnh và hoạt động của VNQDĐ. Cô Giang sẽ giải thích về chương trình hoạt động và các chiến lược chính trị của VNQDĐ hoặc với các cá nhân có cảm tình với chính nghĩa độc lập của Việt Nam, hoặc với các nhóm, thậm chí với cả làng. Việc truyền bá ý tưởng của đảng cũng đòi hỏi việc xuất bản bí mật của nhiều tài liệu và truyền đơn chính trị, nhiều tài liệu trong số đó đã được viết bởi chính Nguyễn Thị Giang. Vai trò của cán bộ tuyên truyền mang theo nó những nguy hiểm đáng kể, bởi tại thuộc địa Việt Nam không có tự do ngôn luận hay tự do hội họp. Bất kỳ nhóm nhỏ người Việt nào tụ tập để tham gia thảo luận chính trị đều có nguy cơ bị bắt giữ và bỏ tù. Các diễn giả tại các cuộc tụ họp như thế được coi là các lãnh tụ của một phong trào chống Pháp và phải đối mặt với các hình phạt nặng nề, chẳng hạn  như bị tù dài hạn và khổ sai. Nếu họ bị kết án vì đã kích động bất kỳ hình thức nào của hành động chính trị bạo lực, họ có thể bị xử tử. Các sự di hành của Nguyễn Thị Giang đã được thực hiện đều gặp khó khăn hơn bởi việc chính quyền thực dân Pháp đã bắt đầu thực hành sự đòi hỏi phải có các giấy tờ nhận dạng đối với người Việt Nam du lịch khắp Đông Dương thuộc Pháp. Nguyễn Thị Giang, một khi cô được biết đến như một thành viên của VNQDĐ, sẽ phải dùng đến các sự cải trang cũng như giấy tờ tùy thân giả mạo. Cô đã thực sự tham gia vào công tác nhiều rủi ro. Từ năm 1929 đến 1930, chính quyền thực dân Pháp, phần lớn thông qua việc sử dụng điềm chỉ viên, đã hay biết về các cuộc di hành của Nguyễn Thi Giang và về công tác của cô với tư cách là cán bộ tuyên truyền cho các ý tưởng chính trị của VNQDĐ. Sau đã tìm thấy một số chất nổ ở làng Nội Viên ( tỉnh Bắc Ninh), các viên chức Sở Mật Thám đã báo cáo với thượng sứ Bắc Kỳ ( résident supérieur du Tonkin) rằng Nguyễn Thị Giang là vị khách thường xuyên đến làng, nơi cô đã tham gia vào “các hội nghị cách mạng”. 59 Trong diễn tiến của các chiến dịch tuyên truyền này, cô Giang thươ,c được tháp tùng bởi người chị gái, Nguyễn Thị Bắc. Như đã nêu trong một trong các báo cáo của mình, Sở Mật Thám Pháp thừa nhận thành công của VNQDĐD trong công tác tuyên truyền:

 

Tuyên truyền được đón nhận nồng nhiệt bởi các công chức trẻ, đặc biệt là các giáo viên và sinh viên, Nó cũng tìm thấy sự tán đồng to lớn trong các giới quân sự. Nhiều hạ quan bản địa trong pháo binh, bộ binh, quản trị tài chính và không quân đã gia nhập đảng.

60

 

 

Như học giả Oscar Chapuis đã ghi nhận, “một số lượng đáng kể những lính phòng vệ Đông Dương đó đã tập hợp với VNQDĐ nhờ ở mạng lưới tuyên truyền lãnh đạo bởi hai người phụ nữ, Cô Giang (Nguyễn Thị Giang), và Cô Bắc (Nguyễn Thi Bắc)” 61.


 

 

 

 


Bản Đồ 3: Các Tỉnh ở Bắc Việt (Tonkin ) dưới thời cai trị của Thực Dân Pháp

 

Trong khi đi du hành khắp Bắc Kỳ, Nguyễn Thị Giang cũng đã có khả năng thực hiện các chức năng khác. Là một trong những liên lạc viên của đảng, cô đảm bảo cho sự liên lạc hiệu quả giữa các tổ, các chi bộ và các thành viên khác của VNQDĐ. Công tác liên lạc của cô Giang cho phép VNQDĐ thông báo cho các thành viên dàn trải của mình về các hành động sắp tới, về những nguy cơ tiềm ẩn (chẳng hạn như sự hiện diện của các điềm chỉ viên trong các tổ đảng hay các chi bộ), và về việc bắt giữ và giam cầm một số các đảng viên đồng chí. Ngoài ra, thay vì sử dụng hệ thống bưu chính (nơi thư có thể dễ dàng bị tịch thu bởi chính quyền thực dân), các liên lạc viên mang theo họ bằng chỉ thị viết tay và thư từ giữa các thành viên của VNQDĐ. Mỗi tài liệu này bị kết tội rất nặng, vì nội dung và vì bản thân tài liệu.. Theo quyển lịch sử VNQDĐ của Hoàng Văn Đào, Nguyễn Thị Giang cũng đã có thể thực hiện thành công “bất kỳ công tác nào mà đảng giao phó cho cô”, do đó nâng cao vị thế của cô trong hàng ngũ của đảng: “Khi Nguyễn Thái Học ngụy trang và ẩn mình ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Phú Thọ [xem bản đồ 3], nơi những ngọn núi cung cấp thêm sự khó khăn và nỗi nguy hiểm, cô luôn mang đến cho ông tin tức và thông tin và truyền đạt các chỉ thị của ông cho các chi bộ địa phương của đảng. 62 Công tác  của Nguyễn Thị Giang với tư cách một liên lạc viên do đó cho phép VNQDĐ tiếp tục lập kế hoạch và để thực hiện các mục tiêu của mình mặc dù nhiều thành viên của nó, đặc biệt là cấp lãnh đạo của nó, đã bị buộc rút vào bí mật vì họ đã sẵn là các mục tiêu tấn công của Sở Mật Thám Pháp. Nếu không có khả năng liên lạc, VNQDĐ không thể thực hiện một số lượng đáng kể hoạt động theo kế hoạch của nó. Đó là một sự đánh giá của các viên chức SỞ Mật Thám tuyên bố trong một báo cáo năm 1934 rằng Nguyễn Thị Giang đã từng là một liên lạc viên giữa người yêu của cô, Nguyễn Thái Học đang bị cầm tù, và các lãnh đạo mới của đảng. 63 Sau vụ bắt giữ Nguyễn Thái Học hồi Tháng 2 năm 1930, Lê Hữu Cảnh đã nắm quyền lãnh đạo VNQDĐ. Nhờ Nguyễn Thị Giang, ông Cảnh đã có thể liên lạc thực sự với ông Học trong khi ông Học bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. 64 Đến thời điểm này, cô Giang đã trở thành cố vấn chính yếu  của VNQDĐ. 65 Chánh Sở Mật Thám Pháp Louis Marty đã nêu trong một trong những báo cáo của mình rằng Nguyễn Thị Giang đã từng là một liên lạc viên “không mỏi mệt; indefatigable”. 66

 

Ý nghĩa về các nỗ lực của Nguyễn Thị Giang để tiếp tục các hoạt động của VNQDĐ để thiết lập các liên lạc giữa Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Thái Học cần phải được làm nêu bật đây, bởi các nỗ lực phát hiện nhiều về sự tận tụy của cô Giang với chính nghĩa độc lập quốc gia của Việt Nam. Trước cuộc nổi dậy của Yên Bay, vào cuối năm 1929, một số sự bất đồng đã nảy nở trong hàng ngũ VNQDĐ. Một số thành viên đã phản đối lập trường của Nguyễn Thái Học rằng cuộc khởi nghĩa vũ trang nên diễn ra ngay tức thời. Những người bất đồng chính kiến tin rằng thời gian chưa chín muồi cho những hành động như thế, rằng chúng có thể gây nguy hiểm cho đảng và cho chính nghĩa Cánh thiểu số này được lãnh đạo bởi Lê Hữu Cảnh. Một trong những người theo phe ông Cảnh, Nguyễn Đoàn Lâm, thậm chí còn đã phá vỡ lời thề với VNQDĐ bằng cách từ chối, trong một số trường hợp, thực hiện mệnh lệnh giao phó cho anh ta bởi Nguyễn Thái Học. Ông Học tức giận ông Cảnh đến nỗi ông gọi ông Cảnh là kẻ phản bội và ra lệnh ám sát ông này. Tuy nhiên, vụ ám sát đã thất bại, nhưng sự cố này tuy thế đã. tạo ra sự rạn nứt trong đảng giữa những người ủng hộ Nguyễn Thái Học và những người đồng ý với ông Cảnh. 67 Một khi ông Học bị bắt sau cuộc nổi dậy ở Yên Báy và Lê Hữu Cảnh đã tiếp quản sự lãnh đạo của VNQDĐ, Nguyễn Thị Giang đã lựa chọn việc cộng tác với đối thủ của Học nhằm đảm bảo sự sống còn của VNQDĐ.  Bằng cách trở thành liên lạc viên giữa ông Học và ông  Cảnh, Nguyễn Thị Giang đã có thể giữ nguyên vẹn lòng trung thành của cô với cả ông Học lẫn VNQDĐ. Cô cũng có thể không chỉ thông báo cho ông Học về các hành động của VNQDĐ, mà còn để giữ cho ông Học tham gia đầy đủ với tư cách một người lãnh đạo đảng và một đảng viên, vị thế trong đó chắc chắn đã bị tổn thương bởi sự giam cầm của ông. Hơn nữa, cô đã đóng góp lớn lao vào khả năng của đảng tiếp tục các hoạt động của nó trong khi bị đe dọa đàn áp nặng nề từ chính quyền thực dân Pháp. Bằng cách đảm bảo thông tin liên lạc đã xảy ra giữa ông Học ông Cảnh, cô Giang cũng góp phần hàn gắn sự rạn nứt giữa các phe phái trong đảng. Những hành động này chứng minh rằng Nguyễn Thị Giang không chỉ đơn thuần là một “tín đồ” của Nguyễn Thái Học, mà cô còn là một chiến lược gia có khả năng cao độ

 

Công tác liên lạc cũng cho phép VNQDĐ lập kế hoạch cho các hành động phối hợp chống lại các mục tiêu cụ thể. Bởi Nguyễn Thị Giang là một liên lạc viên, sự an toàn của cô ấy dựa trên khả năng của cô ấy để né tránh các điềm chỉ viên, các sĩ quan Sở Mật Thám và cảnh sát. Theo tiểu sử ngắn không ký tên về Nguyễn Thị Giang, công tác của liên lạc viên đã là một “nhiệm vụ làm kiệt sức” đới với cô ấy. 68 Giống như nhiều liên lạc viên khác của các đảng phái hay phong trào chính trị bất hợp pháp, Nguyễn Thị Giang đã tiến hành nhiều công việc của mình trong sự ngụy trang. Cho đến khi qua đời vào tháng 6 năm 1930, cô đã có thể né tránh khỏi các nhân viên an ninh. Tại một thời điểm, khi cô đang hội họp một nhà lãnh đạo khác của VNQDĐ, ông Đoàn Trần Nghiệp, cảnh sát đột nhập vào nhà và ông Nghiệp đã bị bắt ngay lập tức. Nguyễn Thị Giang bằng cách nào đó đã trốn thoát giữa sự lộn xộn. 69 Đây không phải là một chiến công nhỏ với sự kiện rằng công tác của cô trong VNQDĐ đã nổi tiếng với Sở Mật Thám và rằng “bản miêu tả về cô đều đã được hay biết đối với tất cả các nhân viên đặc vụ thực dân”.70 Cô Giang thể dễ dàng được xác định vì cô ấy có một đặc điểm cơ thể cụ thể: cô bị lác mắt nặng. Khả năng của cô để đánh lừa và trốn tránh Sở Mật Thám tỏ ra quan trọng cho VNQDĐ khi cô thường giúp đỡ các đảng viên VNQDĐ khác trong nỗ lực của họ để ẩn giấu khỏi nhà chức trách thực dân Pháp. Trong cuộc săn lùng diễn ra sau cuộc nổi dậy của Yên Báy, ví dụ, Nguyễn Thị Giang đã giúp đỡ thành viên VNQDĐ Nguyễn Văn Hiền bằng cách đi tìm và đưa ông ta về nhà của một người đồng chí đảng viên VNQDĐ khác, Thi Truyen [?], nơi ông sẽ ở ẩn cho đến khi an toàn đê di hành. Cô Giang sau này đi cùng Hiền khi cô.đưa ông đến một ngôi nhà biệt lập ở Hải Phòng, từ đó ông đã có thể thoát khỏi Việt Nam sang Trung Hoa. 71 Sự trợ giúp như thế, được cung cấp cho các thành viên bị truy nã, đã chứng minh tính chất trọng yếu cho sự tồn tại của VNQDĐ bởi vì sau sự đàn áp nặng nề đã xảy ra sau cuộc nổi dậy ở Yên Báy và sau đó cuộc hành quyết Nguyễn Thái Học và sự tự sát của Nguyễn Thị Giang, VNQDĐ đã có thể tập hợp lại bằng cách chuyển các cơ sở hoạt động của nó sang miền Nam Trung Quốc.

 

Công tác của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ cũng bao gồm việc lập kế hoạch và tổ  chức các hành động bí mật và âm mưu chống lại cả các nhân vật lẫn các và thể chế chính trị của Pháp, và chống lại người Việt Nam bị coi là các kẻ phản bội VNQDĐ. Vào tháng 12 năm 1929, ví dụ, Sở Mật Thám Pháp tìm thấy, tại một con mương ở làng Nội Viên, Tỉnh Bắc Ninh, ít nhất 150 thiết bị nổ giấu trong chum đựng nước. Sở Mật Thám đã bắt giữ sáu người đàn ông bị tình nghi là đã chế tạo ra các thiết bị nổ. Một trong những bị cáo, một người đàn ông tên là Đặng Xuân Liên, tuyên bố rằng những quả bom đã được chế tạo tại nhà của một giáo viên tên là Thang [?} theo sự chỉ dẫn và các mệnh lệnh của Nguyễn Thị Giang. 72


Trong cuộc nổi dậy ở Yên Báy, Nguyễn Thị Giang không chỉ là một người ngoài cuộc hoặc bạn đồng hành với vị hôn phu của cô. Nguyễn Thái Học đã kêu gọi cô và người chị gái Nguyễn Thị Bắc, và một người phụ nữ thứ ba tên là Đỗ Thị Tâm [?], thành lập đơn vị binh sĩ Yên Báy. 73 Có mặt trong suốt các giai đoạn lập kế hoạch, chính Nguyễn Thị Giang đã thông báo cho Nguyễn Thái Học rằng ĐCSĐD, không muốn bị lấn lướt bởi VNQDĐ, cũng đang lập kế hoạch cho các hành động quân sự và chính trị trong cùng khu vực.74 ĐCSĐD cũng đã phân phát một số truyền đơn thông báo cuộc tấn công sắp xảy ra của VNQDĐ vào đồn quân ở Yên Báy. 75 Vào ngày nổi dậy, trong khi Nguyễn Thị Bắc và những người khác, cải trang thành phụ nữ nông dân Việt Nam buôn bán sản phẩm, vận chuyển các thùng vũ khí bằng tàu hỏa từ Phú Thọ đến Yên Báy, Nguyễn Thị Giang đã có mặt ở Yên Báy, chỉ huy các đơn vị quân sĩ đến nơi an toàn trong Núi Rung [?] Sơn gần đó. 76 Từ đó cô giữ sự liên lạc thường trực, trực tiếp với các chỉ huy của các đơn vị quân đội.77 Bất kể sự thất bại sau cùng cùng của nó, Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy  đã có thể tiến hành nhờ các nỗ lực của Nguyễn Thị Giang.

 

Sau cuộc nổi dậy ở Yên Báy năm 1930, rõ ràng là các thành viên của VNQDĐ đã gặp nguy hiểm. Chính quyền thực dân Pháp ngay lập tức phá vỡ phong trào, tìm kiếm và bắt giữ các người bị nghi ngờ là đảng viên của đảng.  Không chỉ là Nguyễn Thái Học và các lãnh đạo khác  bị bắt, mà cả Nguyễn Thị Bắc, chị cô Giang cũng bị bắt. Cô Bắc bị đưa đến nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trước khi có phiên tòa trong đó cô bị kết án đã gây nguy hiểm cho an ninh của Đông Dương thuộc Pháp. Cô Bắc bị kết án 20 năm tù.78 Sau đó cô bị tống xuất đến nhà tù Côn Đảo (Poulo Condore), nơi cô ở lại cho đến năm 1936, khi Mặt Trận Bình Dân Pháp (French Popular Front) ở mẫu quốc đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị thuộc địa.79 Sau khi được phóng thích, cô Bắc vẫn tiếp tục hoạt động cho nền độc lập của Việt Nam, bởi cô được tường thuật cho phép các nhà cách mạng Việt Nam tập trung tại cô nhà ở Bắc Ninh (ngay phía bắc Hà Nội).80

 

Ngay lập tức sau cuộc nổi dậy ở Yên Báy, chính quyền thuộc địa đã yêu cầu Sở Mật Thám Pháp tại Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra về nguyên nhân và trình tự của các sự kiện. Các biên bản của các phiên điều tra tiết lộ rằng Nguyễn Thị Giang là một nhân vật then chốt trong Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy. Cuộc thẩm vấn một người bị nghi ngờ là đảng viên VNQDĐ, Lê Văn Cảnh [?], xoay quanh một âm mưu ám sát Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Ông Cảnh có chứng nhận rằng ông đã có một tài liệu viết tay, được đọc bởi Nguyễn Thị Giang, trong đó vụ ám sát Pasquier cũng như nhiều người khác (các nhà hành chính cao cấp của Pháp, các quan lại Việt Nam, và những người Việt Nam phản bội VNQDĐ) được ủy nhiệm. Tài liệu này đã được viết bằng mực vô hình trên các lệnh của Nguyễn Thị Giang và tuyên bố rằng đã đến lúc gỡ bỏ ách tư bản đang đàn áp Việt Nam và vụ ám sát của Pierre Pasquier sẽ phục vụ như một bài học. 81 Lê Văn Cảnh giải thích hơn nữa rằng các chỉ thị của Nguyễn Thị Giang bao gồm cả các ý kiến về các chính sách tích cực và tiêu cực. Chính sách tích cực kêu gọi việc tuyển mộ càng nhiều đảng viên càng tốt, trong khi các chính sách tiêu cực kêu gọi sự ám sát càng nhiều kẻ thù của đảng càng tốt. 82


Bản án tử hình dành cho Pasquier, theo lệnh được đọc bởi của cô Giang, vang vọng ý thức hệ và mục đích của đảng: “Đất nước bị mất, gia đình phân tán, nòi giống đã tàn lụi trong gần một thế kỷ, người An Nam Mít ( Annamite) 83 của chúng ta bị chà đạp một cách tàn nhẫn dưới gót giày của đế quốc và các nhà tư bản Pháp, và bị hạ ,một cách đau đớn, xuống hàng của những con vật phải gánh vác nặng nề. 84 Những từ ngữ mà cô Giang dùng để biện minh cho việc xử tử Pasquier rất tương tự như những gì cô đã viết trong một trong những lá thư tuyệt mệnh của mình. Trong Bức thư, gửi đến bố mẹ Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang ám chỉ nỗi đau mất chủ quyền quốc gia:

 

Thưa thày mẹ,

Con chết vì hoàn cảnh bó buộc, con không báo được thù cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con.

Đứa con dâu thất hiếu kính lạy. Nguyễn Thị Giang. 86

 

Trong thư của cô Nguyễn Thị Giang cũng bày tỏ sự hối tiếc vì đã không được có thể chết dưới quốc kỳ của đất nước mình và để lại “nguy hiểm” cho các đồng chí cách mạng của cô.87

Nhiều phần là ngoài các nhà hành chính cao cấp thực dân Pháp, Nguyễn Thị Giang cũng chịu trách nhiệm về việc ám sát của các thành viên VNQDĐ bị nghi ngờ đã phản bội đảng. Theo các báo cáo tình báo thực dân Pháp, cô Giang hoàn toàn có khả năng đã ra lệnh ám sát Nguyễn Văn Ngọc, một kẻ bị tình nghi là điềm chỉ viên của Sở Mật Thám. 88 Ông Ngọc, người đã bị bắt với các đảng viên VNQDĐ khác, được phát hiện bị siết cổ trong nhà tù năm 1930. Vài ngày sau, theo các viên chức Sở Mật Thám, cô Giang đã ra lệnh ám sát một kẻ phản bội VNQDĐ khác: Phạm Thành Dương [?]. Dương đã rõ ràng cung cấp thông tin cho Sở Mật Thám Pháp dẫn họ đến nơi cất trữ bom nổ của Đảng. 89 Theo Sở Mật Thám Pháp, Nguyễn Thị Giang là cũng liên quan trực tiếp đến vụ ám sát một người đàn ông tên là Nguyễn Bình. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1930, hai thành viên VNQDĐ đã tấn công và giết Bình, một quản trị viên chịu trách nhiệm “các khoản thanh toán” là kẻ đang cầm giữ 10.000 đồng.  Bình bị giết dưới ánh sáng ban ngày trên một đường phố ở Hà Nội. 90 Vào buổi đêm hôm ám sát Bình, một cuộc họp đã diễn ra trong đó Nguyễn Xuân Huân, một trong những kẻ đồng mưu trong vụ ám sát, nhận dạng một người phụ nữ tên là Thị Lê [?] cũng có mặt tại cuộc họp. Khi bị bắt, Huân được cho xem một bức ảnh của cảnh sát chụp hình Nguyễn Thị Giang, người mà anh ta xác định là Thị Lê. 91 Cảnh sát sau đó nhận ra rằng Thị Lê là một trong nhiều bí danh của Nguyễn Thị Giang. Mục đích của cuộc họp  để xác định phải làm với số tiền lấy được từ Nguyễn Bình. 92  Theo Sở Mật Thám Pháp, 5.000 đồng đã được gửi đến phân bộ Vân Nam của VNQDĐ và phần còn lại của số tiền đã được gửi đến các doanh nghiệp ở Hà Nội và Hải Phòng có mục đích và lợi nhuận nhằm tài trợ cho các hoạt động của VNQDĐ. 93


Sau khi nổi dậy và sau sự bắt giữ Nguyễn Thái Học và thành viên VNQDĐ khác, Nguyễn Thị Giang, người đã trốn thoát nhưng cũng đang bị Sở Mật Thám Pháp truy tầm, đã đề xuất một kế hoạch tấn công Nhà Tù Hỏa Lò ở Hà Nội để giải thoát cho ông Học và những người khác. Không thể để thực hiện điều này vào thời điểm xử tử ông Học, Nguyễn Thị Giang tìm đường đến khu hành quyết ở Yên Báy - nhưng không chỉ đơn thuần trở thành một nhân chứng thầm lặng cho cuộc hành quyết vị hôn phu của cô. Cô đã khai triển một kế hoạch đánh bom khu vực hành quyết và giải thoát cho ông Học và các đồng chí của ông. Lo sợ về khả năng của những hành động như thế, chính quyền thực dân Pháp đã chuyển thêm 400 binh sĩ để cung cấp an ninh và để giám sát khu vực. Do đó, cô Giang đã không thể theo đuổi các kế hoạch của cô.

 

Kết Luận

 

Mục đích của chương này là để chứng minh rằng sự tham gia và công việc của Nguyễn Thị Giang tại VNQDĐ rất đáng kể. Công việc của cô Giang với tư cách một nhà tuyên truyền, một liên lạc viên và một nhà tổ chức cho phép VNQDĐ phát triển một chương trình chính trị, tuyển mộ số lượng đáng kể các đảng viên và phóng ra một số hành động “quân sự” chống lại sự cai trị của thực dân. Quan điểm ở đây không phải là để tôn vinh những hành động bạo lực của Nguyễn Thị Giang và VNQDĐ hoặc suy ngẫm về sự cần thiết của một cuộc nổi dậy vũ trang chống thực dân. Như đã nói ở trên, các viên chức thực dân Pháp công nhận vai trò nổi bật của Nguyễn Thị Giang trong VNQDĐ, thậm chí nói rằng cô ấy có thể có tinh thần cách mạng hơn hay tích cực về mặt chính trị nhiều hơn cả Nguyễn Thái Học. Một cách mỉa mai, mặc dù công nhận như vậy, các báo cáo của Sở Mật Thám Pháp hầu như chỉ tập trung vào Nguyễn Thái Học và nam đồng chí của ông ấy trong VNQDĐ, rõ ràng có một thành kiến về giới tính. Với sự nổi bật và mức độ hoạt động của cô trong VNQDĐ, Nguyễn Thị Giang phải được xem xét, ở mức  độ ít nhất, ngang bằng với Nguyễn Thái Học. Những đóng góp của Nguyễn Thị Giang cho chính nghĩa dân tộc chủ nghĩa Việt Nam xứng đáng là một bộ phận của cảnh quan lịch sử. Trong khi các nguồn tài liệu thì khan hiếm và biến đổi, chúng, tuy thế, rõ ràng chỉ ra rằng cô là một người yêu nước và cô đã chọn VNQDĐ làm phương tiện tiến tới giành cho độc lập cho dân tộc. Các bằng chứng cũng chứng minh rằng cô ấy là một đảng viên quan trọng và có ảnh hưởng trong đảng.

 

Trong khi cô đã đính hôn (ngay cả có lẽ đã kết hôn) với Nguyễn Thái Học, phần lớn công việc của cô đã được hoàn thành một mình, bởi vì các hoạt động cách mạng của đôi lứa  hiếm khi cho phép họ có thời gian cùng với nhau. . Cô không chỉ là tín đồ thần phục của Nguyễn Thái Học mà là một chiến hữu đồng hành đích thực. Trong khi sự tự tử của cô thực sự là một ngoạn mục cử chỉ, và trong khi một trong những lá thư cuối cùng của cô là một minh chứng cho tình yêu của cô dành cho Nguyễn Thái Học cũng như một sứ phát biểu tiếc nuối rằng cô không thể trả thù được sự tai hại vụ hành quyết ông Học đã gây ra gia đình của họ, điều mà hầu hết mọi người đều đã bỏ qua là giọng điệu yêu nước của những lá thư đó cũng như các lời cam kết của cô với các mục đích của VNQDĐ: “Tôi có không khôi phục được sự vinh quang của đất nước, tôi chưa báo thù cho gia đình. Mặc dù tôi vẫn còn trẻ nhưng tôi đã hy sinh bản thân mình cho chính nghĩa của dân tộc. Nhưng con đường tiến bộ còn dài.” 94

 

Chỉ tập chú vào sự tận tâm của cô dành cho Nguyễn Thái Học phần nào có tính cách  đánh giá thấp xuống . Rõ ràng là Nguyễn Thị Giang đã cống hiến không kém cho chính nghĩa độc lập của Việt Nam và là một nhân vật theo dân tộc chủ nghĩa tự bản thân của chính cô./- nguyên nhân của sự độc lập của Việt Nam và là một người theo chủ nghĩa dân tộc quyền riêng

 


 

CHÚ THÍCH

 

1.                  Cuộc nổi dậy ở Yên Báy, còn được gọi là Cuộc Khởi Nghĩa Yên Báy, đã diễn ra vào tháng 2 năm 1930 khi các thành viên của Việt Nam Quôc Dân Đảng tấn công trại đồn trú của quân đội Pháp tại Yên Báy. Xem Nicola Cooper, France in Indochina: Colonial Encounters (Oxford: Berg Publishers, 2001), các trang 93-4.

 

2.                  Les treize exécutions de Yen-Bay, Le petit parisien (18 tháng 6 năm 1930), trang 1. Cũng được tường thuật trên một tờ báo tiếng Việt: “Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính”, Phụ Nữ Tân Vân (26 tháng 6 năm 1930).

 

3.                  Hoàng Văn Đạo, Việt Nam Quốc Dân Đảng: Lịch sử đấu tranh cận đại, 1927-1954, dịch sang Anh ngữ bởi. Huỳnh Khue (Pittsburgh: Rose Dog Books, 2009), trang 491.

 

4.                  Không có bằng chứng nào cho thấy Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thái Học đã kết hôn, mặc dù cô Giang đã đề cập đến một buổi lễ của cô ấy thư tuyệt mệnh. Các nhà sử học đã gọi cô Giang là hôn thê (fiancée) của Nguyễn Thái Học, trong khi các nguồn tài liệu khác, chẳng hạn như các nguồn thuộc địa chính thức, đã đề cập đến cô như tình nhân của ông Học.

 

5.                  Archives nationales d’outre mer (từ giờ về sau viết tắt là ANOM), Fonds ministériels (từ giờ về sau viết tắt là FM), Nouveaux Fonds (từ giờ về sau viết tăt; là NF), Hồ sơ 2626, Police de l’Indochine, Service de la Sûreté du Tonkin, Note confidentielle 7880.

 

6.                  Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình hôm 17 Juin. Cô Giang là vợ Nguyễn Thái Học đã tự vẫn theo chồng và theo đảng [Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính Executed June 17 . Cô Giang, Wife of Nguyễn Thái Học, Commits Suicide to Follow Hwe Husband and the Party], Phụ Nữ Tân văn [Tin tức Phụ nữ], ngày 26 tháng 6 năm 1930.


 

7.                  Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính đã bị hành hình hôm 17 Juin. Trong một trong những thư của cô, cô Giang đã ám chỉ đến một buổi lễ và lời thề có nghĩa là cô ấy có thể đã kết hôn với ông Học. Trong mọi trường hợp, điều này sẽ là một cuộc hôn nhân thứ nhì đối với ông Học bởi vì ông đã kết hôn với một người phụ nữ khác trước khi gặp Nguyễn Thị Giang.

 

8.                  Một nguồn tin giấu tên trưng dẫn Thổ Tang là làng quê ông Học: Co Giang: Follow Him to Heaven, Virtual Vietnam Archive, Douglas Pike Collection: Unit 08 Biography, Item #48929. Mặt khác, nhà xã hội học Trịnh Văn Thảo tuyên bố ông Học sinh ra ở làng Vĩnh Tường: Trịnh Văn Thảo, Vietnam:: Du Confucianisme au Communisme [Vietnam: From Confucianism to Communism] (Paris: L’Harmattan, 1990), trang 43.  Một nguồn tin khác giải thích rằng Thổ  Tang là một ngôi làng nằm cạnh Đồng Khê (hay Đồng Vệ): Lãng Nhân, Những Trận Đánh Pháp: Từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học, 1885 Từ 1931, (Houston: Zieleks, 1987), tr. 208.

 

9.                  Một nguồn tin cho rằng cô Giang đã tự bắn vào tim mình: Co Giang: Follow Him to Heaven. Tuy nhiên, hình ảnh được tìm thấy trong kho lưu trữ thuộc địa, và phát hiện ra cơ thể của cô,  thay vào đó. là một vết thương cái đầu.

 

10.  Co Giang: Follow Him to Heaven.

 

11.  Hoàng Văn Đạo, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tr. 490.

 

12.              Để biết phân tích về sự gia tăng tỷ lệ tự tử của phụ nữ trong những năm 1920, xem Linh Vũ, “Drowned in Romances, Tears, and Rivers: Young Women’s Suicide in Early Twentieth Century Vietnam”, Explorations 9 (2009): 35–46.

 

13.              Khái niệm này được kiểm tra chặt chẽ trong sách của Kathleen Gottschang Turner và Phan Thanh Hao, Even the Women Must Fight (New York: John Wiley and Sons, 1998).

 

14.              Mai Thị Thu [?] và Lê Thị Nhâm Tuyết, Women of Vietnam (Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1978).

 

15.              Micheline Lessard, “More than Half the Sky: Vietnamese Women and Anti-French Political Activism, 1858–1945”, trong quyển Vietnam and the West: New Approaches, biên tập bởi Wynn Wilcox (Ithaca: Southeast Asia Program, Cornell University, 2010), trang 92.

 

16.  Hoàng Văn Đạo, Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

17.  Lãng Nhân, Những trận đánh Pháp.


 

18.  Điều cũng cần ghi nhận rằng nghiên cứu đặc biệt này bị thiếu các trưng dẫn.

 

19.              ANOM, Gouvernement général de l’Indochine (từ giờ về sau viết tắt là GGI), Dossier 65537, Notes de l’inspecteur René Veyrenc sur le meurtre commis dans la nuit du 5 au 6 octobre au jardin botanique de Hà Nội sur la personne de l’émissaire de la commission criminelle nommé Nguyễn Văn Kinh.

 

20.  Lessard, “More than Half the Sky” trang 92.

 

21.              Hầu hết các khác biệt liên quan đến ngày cụ thể. Trong một số trường hợp các nguồn khác biệt khi nói đến ngày sinh hoặc tuổi của các thủ lĩnh. Trong những trường hợp khác các nhật kỳ chính xác không cung ứng.

 

22.              Muốn có một sự phân tích kỹ hơn về vai trò của báo chí Việt Nam trong tạo ra một khu vực công cộng cho sự tranh luận chính trị, xem Shawn Frederick McHale, Print and Power: Confucianism, Communism, and Buddhism in the Making of Modern Vietnam (Honolulu: University of Hawaii Press, 2004).

 

23.              ANOM, GGI, Dossier 65517, Rapport du président de la commission criminelle, Việt Nam Quốc Dân Đảng et Việt Nam Thanh Niên Cách Menh Đồng Tri [sic, Chí, ND]Hội, trang 12.

 

24.  Cùng nơi đã dẫn.

 

25.              Nghiên cứu của Văn Phòng Liên Lạc Cao Cấp - Study by the Senior Liaison Office, U.S. Embassy, Vietnam, “Nationalist Politics in Vietnam”, Douglas Pike Collection, Unit 06 Democratic Republic of Vietnam, Item #2321601006.

 

26.  ANOM, GGI, Dossier 65517, Rapport du président de la commission criminelle, trang 12.

 

27.  Cùng nơi đã dẫn.

 

28.              Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, (Boston: Houghton Miffl in, 1976), trang 59.

 

29.  Cùng nơi đã dẫn.


30.              Louis Marty, Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’Indochine Francaise [Contribution to the History of French Indochinese Political Movements] (Hanoi: Imprimerie d’ExtrÍme Orient, 1933), trang 8.

 

31.              Một nghiên cứu được thực hiện bởi Gail Kelly vào năm 1971 đã chứng minh rằng các thành viên của VNQDĐ có xu hướng “biết chữ và được giáo dục tốt hơn so với các đảng viên cộng sản” và cho đến đó được giáo dục tốt hơn nhiều so với toàn bộ dân số. Gail P. Kelly, “Education and Participation in Nationalist Groups: An Exploratory Study of the Indochinese Communist Party and the VNQDD, 1929–1931”, Comparative Education Review 15, 2 (June 1971): 232.

 

32.              Muốn có sự phân tích chi tiết hơn về các cuộc bãi khóa tại các trường học, xem Micheline Lessard, “We Know the Duties We Must Fulfill: Modern ‘Mothers and Fathers’ of the Vietnamese Nation”, French Colonial History 3 (2003): 119–41; và Micheline Lessard, “The Colony Writ Small: Vietnamese Women and Political Activism in Colonial Schools during the 1920s”, Journal of the Canadian Historical Association 18, 2 (2007): 3–23.

 

33.  Senior Liaison Office, U.S. Embassy, Vietnam, “Nationalist Politics in Vietnam”.

 

34.              Vũ Văn Thái, “Vietnam: Nationalism under Challenge”, Vietnam Perspectives 2, 2 (Nov. 1966): 5.

 

35.  Cùng nơi đã dẫn.

 

36.  Cùng nơi đã dẫn.

 

37.  Cùng nơi đã dẫn.

 

38.  Senior Liaison Office, U.S. Embassy, Vietnam, “Nationalist Politics in Vietnam”.

 

39.              Scott McConnell, Left ward Journey: Th e Education of Vietnamese Students in France, 1919–1939 (New Brunswick: Transaction Books, 1989).

 

40.  Senior Liaison Office, U.S. Embassy, Vietnam, “Nationalist Politics in Vietnam”.

 

41.  Cùng nơi đã dẫn.

 

42.  Marty, Contribution à l’histoire, trang 14.


43.              Nguyễn Thái Học. The Schoolteacher Patriot (Virtual Vietnam Archive, Texas Tech University, Douglas Pike Collection, Unit 08: Biography, Item #2361209096), trang 30.

 

44.  Cùng nơi đã dẫn.

 

45.  Senior Liaison Office, U.S. Embassy, Vietnam, “Nationalist Politics in Vietnam”.

 

46.  Cùng nơi đã dẫn.

 

47.  Cùng nơi đã dẫn.

 

48.  Cùng nơi đã dẫn.

 

49.  “Les événements du Tonkin,” La tribune indochinoise (21 Feb. 1930), trang 1.

 

50.  Cùng nơi đã dẫn.

 

51.              Phương Bùi Tranh [?], “Femmes vietnamiennes pendant et après la colonisation française et la guerre américaine: réflexions sur les orientations bibliographiques” [Vietnamese Women during and after French Colonisation and the American War: Reflections on the Bibliographical Orientations], trong quyển Histoire des femmes en situation coloniale [History of Women under Colonialism], biên tập bởi Anne Hugon (Paris: Karthala, 2004), trang 78.

 

52.  Lãng Nhân, Những trận đánh Pháp, trang 205.

 

53.  Co Giang: Follow Him to Heaven, trang 33.

 

54.              Phut Tan Nguyen, A Modern History of Vietnam, 1802–1954 (Hanoi: Nha San [sic, Sách] Khai Tri, 1964), trang 380.

 

55.  Lãng Nhân, Những trận đánh Pháp, trang 205.

 

56.  Marty, Contribution à l’histoire.

 

57.  Cùng nơi đã dẫn.

 

58.  ANOM, GGI, Dossier 65517, Rapport du président de la commission criminelle, trang 32.


59.              ANOM, Service de liaison avec les originaires des territoires français d’outre-mer (từ đây về sau viết tắt là SLOTFOM), Série 3, Carton 131.

 

60.  Marty, Contribution à l’histoire, trang 24.

 

61.              Oscar Chapuis, The Last Emperors of Vietnam: From Tu Duc to Bao Dai (Westport: Greenwood Press, 2000).

 

62.  Hoang Van Dao, Việt Nam Quốc Dân Đảng, trang 488.

 

63.  Marty, Contribution à l’histoire, p. 20.

 

64.  Cùng nơi đã dẫn.

 

65.  Hoang Van Dao, Việt Nam Quốc Dân Đảng, trang 127.

 

66.  Marty, Contribution à l’histoire.

 

67.  Cùng nơi đã dẫn, trang 20.

 

68.  Co Giang: Follow Him to Heaven, trang 34.

 

69.  Cùng nơi đã dẫn

 

70.  Cùng nơi đã dẫn

 

71.              ANOM, GGI, Hồ sơ 65444, Déclarations de Nguyễn Văn Hiền, dit Nguyễn Huy Hiền, dit Thien Nhien, dit Vương Tiên Vinh, dit Hong The Hương, Octobre 1937.

 

72.  ANOM, SLOTFOM, Série 3, Carton 131.

 

73.  ANOM, SLOTFOM, Série 3, Carton 131, trang 73.

 

74.  Cùng nơi đã dẫn, trang 90.

 

75.  Cùng nơi đã dẫn

 

76.  Cùng nơi đã dẫn, trang 91.


77.  Cùng nơi đã dẫn

 

78.              Thu Hà (biên tập), Danh Nữ Trong Truyền Thuyết và Lịch Sử Việt Nam [Women in Legend and History of Vietnam] (Hanoi: Nha Xuat Ban Lao Dong, 2009), trang 112. Một số nguồn tin cho rằng Nguyễn Thị Bắc đã từng bị kết án tử hình. Sự khác biệt nhiều pha6`n có thể phản ánh sự kiện rằng mức án đã giảm xuống còn 20 năm tù tại Côn Đảo sau khi kháng cáo. Tài liệu lưu trữ thuộc địa Pháp đầy ắp sự cắt giảm các bản án của người bị kết tội sau khi kháng cáo.

 

79.  ANOM, Résidence Supérieure du Tonkin (từ giờ về sau viết tắt là RST), Dossier 2244.

 

80.  Cùng nơi đã dẫn.

 

81.  ANOM, Police de Sûreté, Commissaire Spécial, Procès verbal, RST, 1930.

 

82.  Cùng nơi đã dẫn.

 

83.              Người Pháp gọi người Việt là An Nam (Annamites), từ danh xưng Annam, được người Trung Quốc sử dụng trong các thời chiếm đóng trong quá khứ và có nghĩa Phương Nam Đã Được Bình Định (Pacified Nam). Mặc dù có ý nghĩa xấu xa và tiêu cực trong từ ngữ này  (pacification: bình định đực dùng như một uyển ngữ cho chủ nghĩa thực dân), tên gọi này không chỉ được sử dụng bởi người Pháp mà cả bởi người Việt Nam.

 

84.              ANOM, Déclaration du VNQDD sur la sentence de mort d’un serviteur de capitalistes impérialistes français à Gouverneur général de l’Indochine Pasquier.

 

85.  Từ ngữ “native land; sinh quán” nơi đây chỉ làng nơi sinh ra: native village.

 

86.  Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, trang 490.

 

87.              ANOM, GGI, Dossier 65536, Police de l’Indochine, Service de la Sûreté du Tonkin, Suicide de Nguyen Thii Giang.

 

88.  Marty, Contribution à l’histoire, trang 20.

 

89.  Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, trang 79.

 

90.  Marty, Contribution à l’histoire, trang 21.

 

91.  ANOM, RST, Commissariat spécial de la Sûreté, 21 Août 1930.


92.  Cùng nơi đã dẫn.

 

93.  Marty, Contribution à l’histoire, trang 21.

94.              ANOM, GGI, Dossier 65536, Police de l’Indochine, Service de la Sûreté du Tonkin, Suicide de Nguyen Thi Giang.


 

PHỤ LỤC CỦA NGÔ BẮC:

 

Theo tác giả Lãng Nhân, trong quyển Hương Sắc Quê Hương (Làng Văn xuất bản, Canada, 1993), cô Giang có để lại 2 thư ngắn và một bài thơ trước khi tự sát. Thư ngắn thứ nhất gửi song thân Nguyễn Thái Học đã được ghi lại trong bài viết. Dưới đây là bức thư thứ nhì gửi Nguyễn Thái Học và bài thơ tuyệt mạng của Nguyễn Thị Giang:

 

Thư thứ nhì gửi Nguyễn Thái Học:

 

Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng  nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh phải phấn đấu thay Anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.

 

 

Bài thơ tuyệt mệnh

 

Thân không giúp ích cho đời,

Thù không trả được cho người tình chung.


Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.

Con đường tiến bộ mông mênh.
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!

Bây giờ hết kiếp thơ đào.
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây.


Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên.
Chết đi dạ những buồn phiền

Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình.

Quốc kỳ phất phới trên thành

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.


Cực lòng lỡ bước sa cơ,

Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa.

Thế ru? Đời thế ru mà?

Đời mà ai biết, người mà ai hay.

 

 

 


Nguồn: Mecheline Lessard, “I Die Because of My Circumstances”: Nguyễn Thị Giang and Việt Nam Quốc Đảng, trong quyển Women in Southeast Asian Nationalist Movements, đồng biên tập bởi Susan Blackburn và Helen Ting, Singapore: National University of Singapore. Các trang 48-74.

 

NGÔ BẮC dịch và chú giải

  

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

 

© 2020 gio-o