B. Lee Cooper
Newman University
Chiến Tranh Việt Nam
Trên Các Đĩa Nhạc Mỹ,
1961-2008
Nguồn các ảnh trong bài dịch: https://www.bear-family.com/various-next-stop-is-vietnam-1961-2008-13-cd.html
Ngô Bắc dịch
Chiến Tranh Việt Nam là một bài học lịch sử kinh khiếp được viết bằng máu con người. Hơn 58 ngh́n binh sĩ Hoa Kỳ đă chết, và 270,000 người khác đă bị thương trong suốt cuộc xung đột 1964-1975. Các nhà phân tích Mỹ về sự giao kết Á Châu bi thảm này hiếm khi nh́n nhận rằng các cái chết của các chiến sĩ và thường dân cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam cũng buồn thảm và vô nghĩa y như các cái chết của các quân nhân Mỹ. Next Stop Is Vietnam không nói trực tiếp đến vấn đề này. Tuy thế, cuộc khảo sát phong phú về chiến tranh và hồi kết cuộc của nó mang lại một sự hồi tưởng bằng tai nghe thấu triệt và thâm trầm về các sự theo đuổi quân sự của Mỹ ở đó trước, trong và sau sự sụp đổ của Sàig̣n hồi 1975.
Viết nhân danh Bear Family Records, Richard Weize đưa ra hai sự phủ nhận về bộ sưu tập trong quyển sách đi kèm. Trước tiên, ông xin lỗi về việc không có thể đạt được các sự cấp phép để tái xuất bản vài bản nhạc thu âm then chốt của thời Chiến Tranh Việt Nam, kể cả các bài “We Gotta Get Out of This Place”, “Goodbye Saigon”, “Ohio”, và “Teach Our Children”. Ông cũng giải thích các phiên bản hát lại (cover versions) đă thay thế cho ít bản thu âm nguyên bản khác không thể tiếp cận được. Thứ nh́, và có tầm quan trọng hơn nhiều về mặt chính trị, ông nói chuyện trực tiếp với các quản thủ thư viện và các thày cô giáo có thể muốn sử dụng bài Next Stop Is Vietnam cho mục đích giảng huấn. Weize ghi nhận rằng trong khi nhiều bản nhạc tŕnh bày trong sưu tập đưa ra một tổng quan cân bằng về các nhận xét về lời ca và các ư kiến b́nh luận chính trị về cuộc xung đột, sự đồng thuận hiện thời giữa các sử gia và các cựu viên chức chính quyền rằng Chiến Tranh Vie6t. Nam đă là một “sự thất bại tệ hại” và “một thảm họa với một quy mô hùng tráng” (281). Sự thẳng thắn của giới hành pháp như thế th́ hiếm có. Song để thẩm định đầy đủ sự chấn thương nội địa đi kèm theo sự thất bại hải ngoại này, cần phải nghe nhiều tiếng nói đă tham gia vào sự tranh luận tai nghe thấy về sự can dự tại Việt Nam. Chưa hề có trước đây bằng chứng khẩu truyền phong phú đến thế, inh tai đến thế, và soi sáng đến thế.
Sử gia chuyên nghiệp và nhà sưu tập đĩa nhạc Hugo Keesing đă biên soạn bộ sưu tập khổng lồ 13 đĩa các giai điệu liên quan đến chiến tranh trải dài 47 năm, đè bẹp sự biên tập gồm hai đĩa của Băng Tần Truyền H́nh Lịch Sử (History Channel), Vietnam: Songs from the Divided House (2001). Một cách thẳng thắn, Next Stop Is Vietnam đă áp đảo tất cả các nỗ lực trước đây để khảo sát một loạt các bài hát tŕnh bày về sự phân hóa chiến tranh đối diện với ḥa b́nh, ḷng yêu nước đối diện với sự phản đối của dư luận Mỹ. Toàn thể bộ sưu tập được sắp xếp theo chủ đề và được tŕnh bày theo một khuôn mẫu biên niên phần nào c̣n thiếu mạch lạc. Một cách xác định, 13 chương của quyển sách thính âm này là: ““Mister, Where is Vietnam?,” “Proud to Serve,” “Greetings (Uncle Sam Wants You),” “Hell No—We Won’t Go,” “It’s America—Love it or Leave It,” “War is Hell,” “‘In Country’ Voices,” “Peace Now,” “Searching for Closure,” “Beyond the Wall,” “In the Rearview Mirror,” “Vets Look Back,” và “Vietnam’s After-Effects.” Sự chuyên chú của Keesing trong việc khám phá các đĩa thu âm thời chiến tranh có quá tŕnh lâu dài. Ông là một diễn giả thường xuyên về âm nhạc Thế Chiến II và Việt Nam tại các hội nghị của Hội Văn Hóa Phổ Thông (Popular Culture Association) giữa các năm 1979 và 1987. Trong năm 1996, ông đă chứng tỏ thiên hướng của ông về việc khám phá các đề tài quân sự ít được khảo sát, trong hai tác phẩm được ấn hành một cách riêng tư: World War II’s Distaff Army: An Annotated Index of Original Songs about WACs and Nurses, và Yankee Doodle Girl: Sheet Music’s Description of Women in the Military during World War II.
Trong tuyển tập năm 2010 này, Keesing soi sáng tính nhị nguyên gây sửng sốt trong các đĩa nhạc về Việt Nam: chủ nghĩa lư tưởng (duy tâm) đụng chạm với t́nh trạng chiến tranh chực chờ diễn ra (“Where Have All the Flowers Gone,” “Universal Soldier,” “Eve of Destruction,” và “7 O’Clock News / Silent Night”); niềm hănh diện quân sự truyền thống và các ngh́a vụ phục vụ không bị tra vấn đă bị thách đố bởi các kẻ phản đối v́ lương tâm và các kẻ trốn tránh lệnh trưng binh (“It’s for God, and Country, and You Mom,” “The Ballad of the Green Berets,” “Gallant Men,” “The Draft Dodger Rag,” và “I-Feel-Like-I’m-Fixin’-to-Die Rag”); ḷng yêu nước của xứ sở tôi có thể đúng hay sai đối diện với nghịch lư phát sinh từ vụ Tàn Sát Mỹ Lai, thực tế xấu xa của cuộc chiến tranh trong rừng rậm, và Phong Trào Ḥa B́nh ((“Okie from Muskogee,” “The Fightin’ Side of Me,” “Battle Hymn of Lt. Calley,” “War,” và “Bring the Boys Home”); ḥa b́nh với danh dự tương phản với sự mất phẩm giá của việc trốn chạy khỏi Sàig̣n trong sự thất trận (“Unknown Soldier,” “What’s Going On,” “Give Peace a Chance,” và “Welcome Home POW”); và sau cùng, sự can đảm của các chiến sĩ bị ngă gục được vinh danh trên Bức Tường Tưởng Niêm Chiến Tranh Việt Nam tại Thủ Dô Hoa Thịnh Đốn đáp ứng kinh nghiệm của các người lính đối diện với các sự đón tiếp hỗn tạp khi trở về nhà của họ và tiếp tục chịu đựng các vết thương thể xác và sự chấn thương tâm lư bị gây ra ở hải ngoại ((“Still in Saigon,” “Who are the Names on the Wall,” “Walking Time Bomb,” và “VA Shuffle”).
13 đĩa trong sưu tập Next Stop Is Vietnam có từ 17 đến 31 phần thu âm mỗi đĩa; 39 phần thu âm là các bản kư âm từ các bài diễn văn phát thanh và các bản tường thuật tin tức truyền h́nh của các tổng thống Hoa Kỳ, các viên chức trong nội các, các lănh tụ quốc hội, và các thông tín viên chuyên nghiệp. Chi tiết chứng liệu như thế bổ túc khung cảnh chính trị cho các lời ca b́nh luận đi trước hay sau. Các bài hát cá biệt được rút ra từ một loại nguồn gốc khác nhau, kể cả các băng thu âm chuyển thành làn sóng điện tương ứng (analogue) cũ, băng tráng chất acetate ngoài cùng, và các đĩa phát hành để thương mại. Nó là một sự tập hợp đáng chú ư của các câu chuyện kể. Bất kỳ ai đă sống trong thời kỳ khảo sát đều sẽ kinh ngạc để khám phá hơn 150 bài là “mới” với đôi tai. Điều này không có ư nói rằng nhiều đĩa thu âm phổ thông liên hệ đến cuộc xung đột Việt Nam đă bị bỏ sót. Nhà biên soạn Keesing bắt đầu với bài hát của ban Kingston Trio “Where Have All The Flowers Gone,” của Bob Dylan, bài “Masters Of War,” và của Buffy Sainte-Marie, bài “Universal Soldier,” sau đó có kèm thêm các bài bổ túc của Sgt. Barry Sadler, Senator Everett McKinley Dirksen, Phil Ochs, Country JoeMcDonald và ban nhạc The Fish, Edwin Starr, Merle Haggard, John và Yoko và ban nhạc the Plastic Ono Band, Marvin Gaye, Kenny Rogers và ban nhạc The First Edition, Gordon Sinclair, ban nhạc The Charlie Daniels Band, và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác. Nhưng Keesing mở rộng sự t́m kiếm ư nghĩa âm nhạc bằng việc bao gồm các sự nhận xét về lời ca của các binh sĩ có mặt trên đất Việt Nam như là các cựu chiến binh trở về từ cuộc xung đột. Trong khi tên tuổi của các người lính ca hát không có hào quang của các ngôi sao phổ thông, các lời b́nh luận ghi âm này mang lại độ tin cậy trên diễn trường vượt quá sự đo lường.
Bộ sưu tập Next Stop Is Vietnam nói những ǵ với các thính giả thế kỷ thứ hai mươi mốt về bản chất của quân dịch, các chiến lược chiến tranh, các sự đáp ứng của công dân đối với chiến tranh ở hải ngoại, và đời sống hậu chiến tranh của các người lính đi theo các cuộc xung đột ngoài nước? Sự phát lộ lịch sử chính yếu rằng h́nh ảnh Thế Chiến II về “cuộc chiến tranh tốt” hoàn toàn sụp đổ trong suốt cuộc giao tranh kinh khiếp tại Đông Nam Á này. Không chính quyền Liên Bang nào – các chính quyền của Johnson và Nixon – hay các thành viên của cái gọi là Thế Hệ Vĩ Đại Nhất có thể hiểu được độ sâu của sự nổi loạn, chiều cao của chủ nghĩa lư tưởng (duy tâm), hay sự vắng mặt hoàn toàn của sự biện minh hợp lư cho cuộc phiêu lưu quân sự này đă khích động phong trào phản chiến lan rộng, không kiềm chế này. Thứ nh́, không có trường hợp tương tự như Việt Nam trong lịch sử Hoa Kỳ. Dĩ nhiên một số chủ đề trong lời ca rơ ràng đồng nhất với các hoạt động quân sự trước đây. Các chủ đề này bao gồm tính trung lập và chủ ḥa thời trước chiến tranh, sự quan tâm ban đầu về các kẻ ra đi phục vụ quân đội ở nước ngoài, sự ngưỡng mộ ḷng can đảm của các quân nhân Mỹ, các sự truyền thông về sự ủng hộ từ hậu phương nơi quê nhà, sự chế riễu binh sĩ địch và các hành động vô nhân đạo của họ, sự phát huy sự ủng hộ của quần chúng đối với nỗ lực chiến tranh, sự trao đổi các lời nhắn nhủ lăng mạn đến các người thân yêu vắng mặt, và sự ca ngợi các biểu tượng lịch sử của sự đoàn kết quốc gia. Nhưng chiến tranh Việt Nam cũng khiêu khích một sự bột phát chưa từng có các phản ứng khác thường. Các h́nh ảnh ghi nhận bất thường này bao gồm các sự tương đồng đáng sợ liên can đến các sự xung đột quân sự của Mỹ trước đây, sự chỉ trích cay độc về việc áp dụng các giải pháp quân sự suy nghĩ đơn giản cho các t́nh h́nh chính trị phức tạp, các t́nh cảm chống chiến tranh mạnh mẽ một cách khó tin, các sự nghi ngờ về các động lực của phức hợp kỹ nghệ - quân đội, sự tức giận hùng hổ trong số các người yêu nước về các cuộc tuần hành phản đối và các kẻ trốn lệnh trưng binh, các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ về các cái chết rơ ràng vô nghĩa của các bạn hữu trên các chiến trường xa xôi, sự bất ổn trong nước và các sự nổi loạn chính trị trong thời chiến, và các sự sắp xếp lư tưởng mạnh mẽ hướng đến ḥa b́nh thế giới. Nhờ ở thời khoảng lịch sử và sự thu âm khổng lồ được biên soạn trong bộ sưu tập Next Stop Is Vietnam, tất cả các chủ đề khác biệt này đều được góp tiếng.
Như đă ghi nhận trước đây, không phải tất cả các đĩa nhạc thương mại mà Keesing từng hy vọng bao gồm trong bộ sưu tập Next Stop Is Vietnam lại được cung ứng. Một số bài hát vắng mặt trong bộ sưu tập này nhưng thiết yếu trong cấu trúc kể chuyện của âm nhạc liên hệ đến Chiến Tranh Việt Nam là bài “Billy and Sue” của B. J. Thomas (1966), “Billy, Don’t Be a Hero” của Bo Donaldson và ban nhạc The Heywoods (1974), “Born in the U.S.A.” của Bruce Springsteen (1984), “Chicago” của Graham Nash (1971), “For What it’s Worth (Stop, Hey What’s that Sound)” của Buffalo Springfield (1967), “Fortunate Son” của ban nhạc Creedence Clearwater Revival (1969), “God Bless the U.S.A.” của Lee Greenwood (1991), “Goodnight Saigon” của Billy Joel (1983), “Imagine” của John Lennon và ban nhạc The Plastic Ono Band (1971), “Ohio” của Crosby, Stills, Nash and Young (1970), “Stop the War Now” của Edwin Star (1970), “2 + 2 = ?” của The Bob Seeger System (1968), “War” của Bruce Springsteen (1986), “We Gotta Get Out Of This Place” của ban nhạc The Animals (1965), “With God on Our Side” của Bob Dylan (1964), “Won’t Get Fooled Again” của ban nhạc The Who (1971), và bài “Woodstock” của Crosby, Stills, Nash and Young (1970).
Trong phần quảng cáo bán lẻ khởi thủy của nó cho tuyển tập này, công ty tiếp thị của Mỹ, Collector’s Choice Music, đă ghi nhận: “Bear Family một lần nữa tŕnh làng một toàn bộ giảng khóa đại học hóa trang như một bộ đĩa nhạc”. Sự mô tả khôi hài này xác thực một cách rơ rệt. Văn bản b́a cứng dầy 304 trang đi kèm với gói 13 đĩa nhạc là một phần bổ sung tuyệt diệu, tŕnh bày các ảnh chụp thời chiến cũ; các khảo luận lịch sử nguyên thủy bởi Lois T. Vietri, Doug Bradley, và Craig Werner; và lời b́nh luận mô tả từng bài, từng nghệ sĩ bởi Keesing. Sự phong phú về tin tức tập hợp nơi đây hẳn phải tạo ấn tượng nợi bất kỳ giáo chức hay quản thủ thư viện nào. Khuyết điểm duy nhất trong ấn phẩm là sự ngắn ngủi không ngờ của phần tham chiếu văn liệu. Thư tịch hai trang này (248-9) bỏ sót quá nhiều cuộc nghiên cứu then chốt thảo luận về lịch sử Chiến Tranh Việt Nam, cũng như các h́nh ảnh hậu chiến của sự giao tranh tại Đông Nam Á trong các phim ảnh Mỹ và trên truyền h́nh, và – quan trọng nhất – âm nhạc của thời đại Việt Nam.
Next Stop Is Vietnam là một sự phân tích tai nghe xác định về sự can dự kéo dài của Mỹ và các sự hồi tưởng buồn bă về các chiến trường Đông Nam Á. Được cân bằng mặt lịch sử, có t́nh đại diện rộng răi trong giới nghệ sĩ, và sự xác thực cần mẫn về các vấn đề có thực, cuộc khảo sát uyên thâm tráng lệ này qua các sự thu đĩa âm thanh là một sự đóng góp tiêu biểu vào lănh vực b́nh luận chiến tranh. Kinh nghiệm giao chiến vô tận (cho dù mănh liệt và can đảm tại các vùng đất xa lạ để thu đạt các mục tiêu chính trị biến đổi và mơ hồ vẫn c̣n, một cách đáng tiếc, là một thực tế của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Thật quá tệ hại rằng các bài hát của Việt Nam đă bị phớt lờ. Có lẽ sự biên soạn của Bear Family này sẽ nhắc nhở cho các người Mỹ về các giới hạn của các mục đích chính trị quốc tế và sự đau đớn cá nhân phát sinh từ sự vận dụng quân sự vô nghĩa./-
B. Lee Cooper, Newman University © 2011 B. Lee Cooper
_____
Các Tài Liệu Tham Khảo Bổ Túc
Adams, William. “War Stories: Movies, Memory, and the Vietnam War.” Comparative Social
Research 11 (Jan. 1989): 165–186. Print (Bản In Giấy) (Bản In Giấy).
Anderegg, Michael, biên tập, Inventing Vietnam: TheWar in Film and Television. Philadelphia: Temple UP [University Press], 1991. Print (Bản In Giấy).
Anderson, Terry H. “American Popular Music and the Vietnam War.” Peace and Change 11 (July 1986): 51–65. Print (Bản In Giấy).
Auslander, Ben H. “‘If Ya Wanna End War and Stuff, You Gotta Sing Loud’: A Survey of Vietnam-Related Protest Music.” Journal of American Culture 4 (Summer 1981): 108–113. Print (Bản In Giấy).
Bindas, Kenneth J. và Craig Houston. “‘Takin’ Care of Business’: Rock Music, Vietnam, and the Protest Myth.” The Historian 52 (Nov. 1989): 1–23. Print (Bản In Giấy).
Clymer, Kenton J., biên tập. The Vietnam War: Its History, Literature, and Music. El Paso: Texas Western Press, 1998. Print (Bản In Giấy).
Cooper, B. Lee. “I’ll Fight for God, Country, and My Baby: Persistent Themes in American Wartime Songs.” Popular Music and Society 16 (Summer 1992): 95–111. Print (Bản In Giấy).
———. “Popular Music’s Dilemma during the Vietnam War: Presumed Patriotism Versus Democratic Dissent.” Proceedings of the University of Great Falls Vietnam Symposium, April 3–7, 2000. Ed. William Furdell. Great Falls, MT: U of Great Falls P, 2000. Print (Bản In Giấy). 79–107.
———. “Rumors of War: Lyrical Continuities, 1914–1991.” Continuities of Popular Culture. Biên tập bởi Ray B. Browne và Ronald J. Ambrosetti. Bowling Green, KY: Bowling Green State University Popular Press, 1993. Print (Bản In Giấy). 121–42.
DeBenedetti, Charles, với Charles Chatfield. An American Ordeal: The Anti-War Movement of the Vietnam Era. Syracuse, NY: Syracuse UP [University Press], 1990. Print (Bản In Giấy).
Devine, Jeremy M. Vietnam at 24 Frames a Second: A Critical and Thematic Analysis of over 400 Films about the Vietnam War. Jefferson, NC: McFarland, 1995. Print (Bản In Giấy).
Ellison, Mary. “War—It’s Nothing But A Heartbreak: Attitudes to War in Black Lyrics.” Popular Music and Society 10 (Fall 1986): 29–42. Print (Bản In Giấy).
Hall, Mitchell K. Crossroads: American Popular Culture and the Vietnam Generation. Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2005. Print (Bản In Giấy).
Herring, George C. America’s Longest War: The United State and Vietnam, 1950–1975. Ấn bản lần thứ 3, New York: McGraw Hill, 1996. Print (Bản In Giấy).
Hesbacher, Peter và Les Waffen. “War Recordings: Incidence and Change, 1940–1980.” Popular Music and Society 8 (Summer–Fall 1982): 77–101. Print (Bản In Giấy).
Hillstrom, Kevin and Laurie Collier Hillstrom. The Vietnam Experience: A Concise Encyclopedia of American Literature, Songs, and Films. Westport, CT: Greenwood, 1998. Print (Bản In Giấy).
Holsinger, Paul M., biên tập. War and American Popular Culture: A Historical Encyclopedia. Westport, CT: Greenwood, 1999. Print (Bản In Giấy).
James, David E. “The Vietnam War and American Music.” The Vietnam War and American Culture. Biên tập bởi John Carlos Rowe và Rick Berg. New York: Columbia UP [University Press] [University Press], 1991. Print (Bản In Giấy). 226–54.
Jeffreys-Jones, Rhodri. Peace Now! American Society and the Ending of the Vietnam War. New Haven, CT: Yale UP [University Press], 1999. Print (Bản In Giấy).
Katzman, Jason. “From Outcast to Cliché´: How Film Shaped, Warped, and Developed the Image of the Vietnam Veteran, 1967–1990.” Journal of American Culture 16 (Spring 1993): 7–24. Print (Bản In Giấy).
Louvre, Alf và Jeffrey Walsh, đồng biên tập. Tell Me Lies about Vietnam: Cultural Battles for the Meaning of the War. Philadelphia: Open UP [University Press], 1988. Print (Bản In Giấy).
McNamara, Robert S. và Brian VanDeMark. In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam. New York: Times Books, 1995. Print (Bản In Giấy).
Pratt, Ray. “‘There Must Be Some Way Outta Here!’: The VietnamWar in American PopularMusic.” The Vietnam War: Its History, Literature, and Music. Biên tập bởi Kenton J. Clymer. El Paso: Texas Western Press, 1998. Print (Bản In Giấy). 167–89.
Scodari, Christine. “Johnny Got His Gun:Wartime Songs of Pacificism, Patriotism, and Life Style in 20th Century American Culture.” Popular Music and Society 18 (Spring 1994): 1–17. Print (Bản In Giấy).
Storey, John. “Bringing It All Back Home: American Popular Song and the War in Vietnam.” The Vietnam Era: Media and Popular Culture in the U.S. and Vietnam. Biên tập bởi Michael Klein. London: Pluto Press, 1990. Print (Bản In Giấy). 82–106.
Tomes, Robert R. Apocalypse Then: American Intellectuals and the Vietnam War, 1954–1975.
New York: New York UP [University Press] [University Press], 1998. Print (Bản In Giấy).
Van Devanter, Lynda và Joan Furey, đồng biên tập. Visions of War, Dreams of Peace: Writings of Women in the Vietnam War. New York: Warner Books, 1991. Print (Bản In Giấy).
Wells, Tom. The War Within: America’s Battle over Vietnam. Berkeley: U of California P, 1994. Print (Bản In Giấy).
Williams, William Appleman, Thomas McCormick, Lloyd Gardner và Walter LaFeber, đồng biên tập. America in Vietnam: A Documentary History. New York: Anchor Books, 1985. Print (Bản In Giấy).
Wolfe, Charles K. và James E. Akenson, đồng biên tập. Country Music Goes to War. Lexington: UP [University Press] of Kentucky, 2005. Print (Bản In Giấy).
_____
Nguồn: B. Lee Cooper, Audio Review Essay ….Next Stop Is Vietnam: The War on Records, 1961-2008, Various Artists, 2010, 13 CDs, Bear Family Records 16070 MS, Popular Music and Society, Vol. 34, No. 4, October 2011, các trang 507-511.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
22.02.2016
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2016