HIỆP ƯỚC NGÀY 23 THÁNG BA, NĂM 1907
GIỮA PHÁP VÀ XIÊM LA VÀ
SỰ HOÀN TRẢ BATTAMBANG VÀ ANGKOR
VỀ LẠI CĂM BỐT
Lawrence Palmer Briggs
Manton, Michigan
Ngô Bắc dịch
---------
Đây là bài dịch thứ tư trong loạt bài có chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lănh thổ tại Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các nước Việt Nam, Lào và Căm Bốt thuộc Pháp bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 18, sẽ lần lượt được đăng tải trên gio-o:
Bài 1. Sự Thiết Lập Chế Độ Bảo Hộ Pháp Trên Căm Bốt, của R. Stanley Thomson.
Bài 2. Xiêm La và Pháp, 1863-1870, của R. Stanley Thomson.
4. Hiệp Ước Ngày 23 Tháng Ba năm 1907 giữa Pháp và Xiêm La và Sự Hoàn Trả Battambang và Angkor cho Căm Bốt, của Lawrence Palmer Briggs
5. Cuộc Tranh Giành Các Bờ Sông Cửu Long, 1892-1896, của Claire Hirshfield
6. Sự Tranh Chấp Biên Giới Pháp-Thái Năm 1940 và Sự Cam Kết của Phibuun Sonkhraam với Nhật Bản, của E. Thadeus Flood.
-----
Để có sự thẩm định thích đáng việc ḥan trả vùng đất Battambang và Angkor về lại Căm Bốt như một hậu quả của hiệp ước ngày 23 tháng Ba, năm 1907 giữa Pháp và Xiêm La, cần phải hiểu biết đôi chút về lịch sử của Đế Quốc Khmer cổ xưa hay ít nhất lịch sử của các dân tộc vùng thung lũng sông Mékong (Cửu Long) và sông Ménam kể từ khi có sự xuất hiện sắc dân Tai [tên viết bằng Anh ngữ, có sách dịch là sắc dân Đại, xem chú thich số 15 dưới đây, chú của người dịch] tại miền trung Ménam hồi đầu thế kỷ thứ mười hai.
TẦM MỨC CỦA ĐẾ QUỐC KHMER CỔ THỜI
Đế Quốc Khmer cổ đại dưới thời nhà lănh đạo vĩ đại cuối cùng của nó, vua Jayavarman VII (1181 có lẽ đến khoảng năm 1215 sau Công Nguyên), bao gồm tất cả phần phía nam của bán đảo Đông Dương ngoại trừ phần bên Mă Lai. Kể từ hồi gần kết thúc của thời đại Chân Lạp, trong thế kỷ thứ tám, quốc gia của dân Tai tại Nam Chiếu (Nan Chao) (648-1253) – vùng Vân Nam ngày nay – đă là, với ít sự gián đoạn ngắn ngủi, biên giới phía bắc của Đế Quốc Khmer. Đế Quốc này dưới thời Jayavarman VII bao gồm tất cả vùng nay là Lào và Xiêm La ngoại trừ vương quốc của sắc dân Môn (Mon) có tên Haripunjai, tại thung lũng sông Méping, một vùng đất ph́ nhiêu miền đông bắc con sông Ménam. (1)
Kinh đô của Đế Quốc vĩ đại này – Yasodharapura, tại địa điểm có các phế tích của thành phố có tường thành bao quanh ngày nay gọi là Angkor Thom – tọa lạc tại bờ đông bắc của Biển Hồ của Căm Bốt, gần nơi đỉnh bên trên đầu hồ. Mặc dù vùng này đă là nơi đặt kinh đô trong nhiều thế kỷ, chính vua Jayavarman VII mới là kẻ đă xây dựng các bức tường thành ngày nay cho Angkor Thom và ngôi đền trung tâm ngày nay của nó, đền Bayon. Chung quanh kinh đô này như là trung tâm điểm, Jayavarman VII đă xây dựng nhóm các công tŕnh tuyệt diệu nhất chưa bao giờ được tiến hành từ đầu óc hay được kiến tạo dưới sự giám sát của một con người duy nhất. (2)
Vùng phía bắc và tây bắc của Angkor được cư ngụ bởi dân gốc Indonesians chưa văn minh, được tin là có liên hệ với người Khmers về huyết thống và ngôn ngữ, được gọi là dân Lawas bởi người Mon, dân Mọi bởi người An Nam, và dân Kha bởi người Lào sau này. Các phế tích của các thành phố Khmer nằm rải rác trên phần lớn miền này, và trải khắp phần lớn các thung lũng sông Cửu Long và sông Ménam, các công tŕnh kiến trúc Khmer thuộc một số loại được t́m thấy. Trong số 102 bệnh viện được duy tŕ bởi Vua Jayavarman VII, 14 bản bia khắc đă được khám phá. Hơn một nửa trong chúng là ở vùng đất ngày nay (trước năm 1940) thuộc Xiêm La, một (Say Fong) ở xa măi về phía bắc như Vạn Tượng. Các thành phố, các đền thờ và các bệnh viện này được nối kết với kinh đô bởi một màng lưới tuyệt diệu của các xa lộ, nhiều phần trong đó hăy c̣n đang được sử dụng. Thung lũng sông Sémun hoàn toàn thuộc Khmer. Các phế tích của một số trong các đền đài tinh tế nhất và điển h́nh nhất của Khmer được t́m thấy ở đó.
` SỰ XUẤT HIỆN CỦA SẮC DÂN TAI (3)
Thủa ban đầu của thế kỷ thứ mười hai – có thể sớm hơn thế một chút – một số người miền nam Mông Cổ, thường được biết theo danh xưng ngôn ngữ và văn hóa của họ là sắc dân Tai, bắt đầu dần dần chạy từ phương bắc xuống các thung lũng thượng lưu các sông Ménam và Méping. Họ xuất hiện trong h́nh ảnh chạm ch́m (bas reliefs) của đền Angkor Wat vào khoảng năm 1150 sau Công Nguyên, được phác họa như các lính đánh thuê trong quân đội Khmer, thuộc quyền chỉ huy của các chiếu vương (chao) riêng của họ, tức các thủ lĩnh, mặc các y phục man rợ của họ. Các chữ khắc kèm [h́nh chạm trỗ] gọi họ là người Sayam và Sayam-kut. (4)
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười ba, họ đánh bại viên chỉ huy Khmer tại vùng thượng lưu sông Ménam và thiết lập vương quốc Sukhothai – vương quốc Xiêm La đầu tiên của sắc dân Tai. Gần cuối thế kỷ thứ mười ba, Trung Hoa đă khởi sự nói đến các sứ đoàn đến từ Sien: Xiêm hay của Sien-lo: Xiêm La. (5) Vào thời điểm này, dân Tai tại Sukhothai đă bắt đầu tự gọi ḿnh là Thái (Thai), được nói có nghĩa “tự do.” Một Hoàng Tử vùng Thái Lu (Tai) đă chính phục vương quốc Haripunjai của dân Môn (Mon) và thiết lập thủ đô của ḿnh tại Chieng-Mai, vào năm 1296. Một Hoàng Tử gốc Tai đă cưới con gái của một Chiếu Vương (Chao) cầm đầu nước chư hầu của sắc dân Mon tại Uthong (có vẻ là thừa kế của các vương quốc Dvaravati và Louvo của dân Mon cổ thời), đă trở thành người kế ngôi của Chiếu Vương, thành lập kinh đô mới tại Ayuthia năm 1350 và khởi đầu trị v́ với vương hiệu Rama Thibodi I. Vương quốc mới này sớm bao trùm lên và thu hút Sukhothai và cung cấp một gịng các nhà vua cai trị Xiêm La (như chúng ta bây giờ gọi nó) cho đến gần cuối thế kỷ thứ mười tám. Năm 1353, Fa Ngom, vương quốc dân Lào lệ thuộc tại Luang Prabang, tuyên bố độc lập khỏi Sukhothai (6) và thành lập vương quốc Lào có tên Lan Chang, bao gồm toàn thể thung lũng sông Cửu Long chạy từ biên giới Trung Hoa xuống đồng bằng sông Sé Mun. Trước khi chấm dứt thế kỷ thứ mười bốn, đă có ba vương quốc của dân Tai phát triển trên lănh thổ trước đây của người Mon hay Khmer: vương quốc dân Yun tại Lan-na, hay Chieng Mai; vương quốc dân Xiêm La tại Ayuthia; và vương quốc dân Lào tại Lan Chang. (7)
Sau khi quân đội Khmer bị đánh đuổi ra khỏi thung lũng sông Ménam, họ có vẻ đă từ bỏ vùng thượng và trung lưu sông Cửu Long cho người Lào và đă rút lui về vùng đất cư ngụ chính yếu bởi người Khmer – với thung lũng sông Sé Mun và vùng Korat-Jolburi-Chantabun như một biên giới. Trong hai thế kỷ, họ đă chống trả một cách thành công người Xiêm để giữ ǵn các biên cương này. Một lần – trong khoảng 1430-31 – người Xiêm La đă chiếm đoạt Angkor và đặt một bù nh́n của Xiêm La lên ngôi vua. Nhưng người Căm Bốt đă tái chinh phục lại kinh đô của họ trong năm sau đó; và mặc dù đă dời thủ đô về Phnom Penh (Nam Vang), họ đă không từ bỏ các biên cương cũ, mà c̣n tiếp tục chiến đấu để bảo vệ chúng trong suốt thế kỷ thứ mười sáu, đôi khi liên minh với người Miến Điện, nước đă hai lần lục soát kinh đô của Xiêm La. (8) Sau cùng, trong khỏang 1593-94, nhân vật vĩ đại Phra Naret Suen, kẻ đă dành được độc lập từ Miến Điện, qua xâm lăng Căm Bốt, chiếm đoạt và lục soát kinh đô, ở Lovek, gần Phnom Penh. Cuộc chiến tranh kéo dài trong mười năm, trong đó Tây Ban Nha đă hai lần t́m cách can thiệp từ Manila để ủng hộ một nhà vua Căm Bốt. Sau hết, trong năm 1603, Xiêm La đă thành công trong việc sắp đặt ứng viên Căm Bốt của ḿnh, tên Soriyopor, lên ngôi vua.và đạt được sự thừa nhận chính nó như là quốc gia nắm quyền bá chủ.
SỰ TRANH GIÀNH XIÊM LA – AN NAM TẠI CĂM BỐT
Sự chiến thắng của Xiêm La chỉ có tính cách đoản kỳ. Con trai của Soriyopor lên nối ngôi ông năm 1618. Một trong những hành vi chính thức đầu tiên của anh ta là xóa bỏ mọi h́nh thức chư hầu đối với Xiêm La. Ít năm sau đó, anh ta cưới một Công Chúa An Nam, thuộc gia đ́nh chúa Nguyễn, một triều đại, với kinh đô gần tỉnh Quảng Trị ngày nay, đă cai trị vùng duyên hải An Nam (sau này được gọi là Nam Kỳ; Cochin-China) và tranh quyền với triều đại họ Trịnh tại Bắc Kỳ (Tonkin), với tư cách “các Đô Thống Cung Điện” của các Hoàng Đế nhà Lê suy đồi, tại Hà Nội, là các nhà cầm quyền trên danh nghĩa. Từ thời điểm này cho đến khi có sự can thiệp của người Pháp, trong hậu bán thế kỷ thứ mười chin, Căm Bốt là một cục xương giành giựt giữa Xiêm La và An Nam. Thoạt tiên, An Nam dành được ưu thế. Trong suốt phần lớn các thế kỷ thứ mười bẩy và mười tám, Căm Bốt được cai trị bởi một loạt các Nhà Vua “không làm ǵ cả”, và phần lớn các quốc vương Xiêm La trong cùng thời kỳ chỉ có thể tự hào là ít vô dụng hơn vua Căm Bốt một chút. Các đời chúa Nguyễn năng động, mặt khác, đă thu hút những ǵ c̣n lại của vương quốc Chàm cổ xưa, dẫn họ tiếp cận trực tiếp với Căm Bốt, và sau đó tiến hành việc sáp nhập và chiếm đóng toàn thể đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ gặp một sự tranh căi bằng miệng suông, từ Xiêm La, nước vẫn c̣n tuyên bố là chủ nhân và kẻ bảo hộ của Căm Bốt.
Cuộc cướp phá lần thứ ba của Miến Điện vào Ayuthia (1767) đă đưa đến việc lên ngôi vua Xiêm La một quân nhân lai Trung Hoa dũng mănh tên Tak-Sin (1767-1781). Vào khoảng cùng thời gian đó, một gia đ́nh hùng mạnh tức nhà Tây Sơn đă bắt đầu tranh chấp với chúa Nguyễn để giành quyền kiểm sóat miền nam An Nam. Trong khi cuộc tranh chấp diễn ra, Tak Sin đă can thiệp vào chuyện của Căm Bốt, sắp đặt ứng viên của ông ta lên ngôi vua, chinh phục Korat và miền thung lũng thượng lưu sông Sé Mun (1775), chiếm đoạt Vạn Tương (1778) và bắt đầu xác định quyền bá chủ của ông ta trên hai vương quốc Lào tại Luang Prabang và Vientian, nguyên được phân đôi ra từ vương quốc Lan Chang trong năm 1707. Tak-Sin bị lật đổ và giết chết trong năm 1787 và Phya Chakri, kẻ thành lập triều đại Xiêm La ngày nay, lên ngôi vua.
Trong năm 1783, trong một cuộc nổi dậy tại Căm Bốt, Nhà Vua thiếu niên, Ang Em, lên chin tuổi, đă chạy trốn sang Xiêm La cùng vơi đoàn tùy tùng của ḿnh, trong khi một thượng thư của Căm Bốt tên Ben nắm quyền cai trị với tư cách Nhiếp chính tại Oudong. Năm 1795, Phya Chakri (sau này được gọi là vua Rama I) tấn phong cho Ang Em – giờ đây 21 tuổi – tại Vọng Các và tái lập anh ta lên ngôi vua Căm Bốt. Cái giá của sự ủng hộ của Xiêm La cho Ang Em là thượng thư Ben, kẻ nằm dưới ảnh hưởng của Xiêm La, được đảm nhận thường trực chính quyền tại các tỉnh Battambang và Angkor. (9) Liệu vào lúc đó việc này có được hiểu như là một thái ấp với quyền thế tập hay không là một điểm gây tranh luận, có lẽ sẽ không bao giờ giải quyết được, bởi không có một văn bản nào về vấn đề này hiện c̣n có được. (Trong cách thức trực tiếp, cuộc tranh chấp được giải quyết bởi ông Ben, kẻ đă đổi ḷng trung thành qua bên Xiêm La, và quyền lực của Xiêm La đủ mạnh để bảo đảm sự thừa kế trong gia tộc ông ta cho đến khi nước Pháp được bảo đảm trên sự hoàn trả lănh địa này về Căm Bốt theo hiệp ước năm 1907). Đây là sự sáp nhập bởi sự dụ dỗ, không phải bằng hiệp ước hay sự thỏa thuận nào khác, thành văn hay bằng miệng, công khai hay mặc nhiên, khi đó hay sau này, giữa hai xứ sở.
Xuyên qua ảnh hưởng của một nhà truyền giáo Pháp, Pigneau de Béhaine, người Pháp đă trợ giúp chúa Nguyễn tranh quyền tại An Nam, và vào năm 1802, ông ta đă chiến thắng trên quân Tây Sơn, họ Trịnh và vua Lê, và vào năm đó, ông lên ngôi Hoàng Đế An Nam, đặt vương hiệu là Gia Long. Trong phần lớn nửa thế kỷ tiếp đó, ngôi vua Căm Bốt được nắm giữ bởi hai Nhà Vua, Ang Chan (Nặc ông Chân) (1806-1834) và Ang Duong (Nặc ông Dương) (1842-1859), các vua đă triều cống cả hai nước Xiêm La và An Nam, và một cách thẳng thừng, dùng nước này chống nước kia. Chính trong thời trị v́ của nhà vua nêu tên trước, Xiêm La đă chiếm giữ các tỉnh của Căm Bốt tại Mlu Prey, Tonlé Repu, và Stung Treng thuộc vùng đông bắc (1810-1815), (10) và, trong khi An Nam, đă tuyên bố chủ quyền trên Lào, vướng mắc vào một cuộc nổi lọan ở Nam Kỳ và với người Pháp về các sự ngược đăi tôn giáo, Xiêm La đă chiếm giữ Vientian (1828) và đưa ra lời tuyên nhận về lănh thổ của nó, đă giảm dân một cách có hệ thống hầu hết dân cư bên bờ phía tả sông Cửu Long bằng cách di dân sang bờ phía hữu của con sông hay đem giam giữ tại Vọng Các. (11)
Vào lúc có sự từ trần của Ang Chan năm 1834, An Nam đă ở thế thượng phong trên khắp nước Căm Bốt, ngoại trừ vùng được cai quản bởi gia tộc ông Ben, đă đặt một phụ nữ lên ngôi, tố chức xứ sở thành các phân hạt hành chánh của An Nam và công khai chuẩn bị việc sáp nhập nó. Với sự trợ giúp của Xiêm La, Căm Bốt đă thành công trong việc đánh đuổi người An Nam, và đặt Ang Dương lên ngôi vua (1842); nhưng các mưu toan của Xiêm La nhằm chinh phục vùng đồng bằng đă kết thúc trong sự thất trận thảm hại và vào năm 1847, Ang Duong tái lập t́nh trạng chư hầu đối với cả hai nước. (12)
SỰ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ BẢO HỘ CỦA PHÁP TRÊN CĂM BỐT (13)
Nghi ngờ các động lực của cả hai chủ nhân ông của ḿnh, Ang Duong đă t́m kiếm một sự bảo hộ của Pháp; nhưng, xuyên qua việc ứng xứ ngớ ngẩn của Montigny, nhà ngoại giao Pháp được phái sang để dàn xếp sự việc, lời đề nghị đă trôi đi và Pháp đánh mất cơ hội của ḿnh. Ang Duong chết vào cuối năm 1859 và được thừa kế bởi người con trai ông ta, Norodom, là kẻ được nuôi lớn lên như một con tin tại Vọng Các và được biết, c̣n thích nói tiếng Xiêm La hơn tiếng mẹ đẻ. Một cuộc nổi dậy bởi người em, tên Votha (1861-62) đă đánh đuổi ông ta ra khỏi nước. Cuộc nổi loạn đă bị dẹp tan bởi một người anh em khác, tên Sisowath, với vài sự trợ giúp của một chiếc tàu vũ trang Pháp. Người Pháp, trong khi đó, đă chinh phục Sàig̣n và ba tỉnh lân cận, mà họ tổ chức thành thuộc địa Nam Kỳ, với một Đô Đốc làm Thống Đốc. Xiêm La phái các binh lính đi để lập lại Norodom lên ngôi, nhưng Pháp đă dẫn Sisowath về Sàig̣n.
Viên Đô Đốc-Thống Đốc Pháp giờ đây thuyết phục Norodom hăy chấp nhận chế độ bảo hộ (ngày 11 tháng Tám, năm 1863), trao cho Pháp kiểm sóat các vấn đề đối ngoại của Căm Bốt, với một Trú Sứ Cao Cấp Pháp tại Nam Vang, dưới quyền Thống Đốc Nam Kỳ. Chế độ bảo hộ được tuyên cáo ngày 12 tháng Tư năm 1864. Nhưng điều mau chóng được tiết lộ là, vào ngày 1 tháng Mười Hai, năm 1863, Norodom đă kư kết một mật ước với Xiêm La, cũng trao cho xứ sở đó quyền bảo hộ trên Căm Bốt. V́ thế, một hiệp ước mới được lập ra tại Paris, vào ngày 15 tháng Bẩy năm 1867, theo đó, để đổi lấy sự tiêu hủy của Xiêm La bản mật ước của nó với Căm Bốt và sự thừa nhận của nó về chế độ Bảo Hộ của Pháp, Pháp đă nh́n nhận lời tuyên xác của Xiêm La trên hai tỉnh Battambang và Angkor và bảo đảm sự tuân hành hiệp ước của Căm Bốt.
VẤN ĐỀ LÀO VÀ HIỆP ƯỚC NĂM 1893
Cuộc tranh chấp giữa Pháp và Xiêm La nổ ra dọc bên cạnh sông Cửu Long, nơi miền thương và trung lưu. Nó bị thúc đẩy bởi sự tranh giành mậu dịch giữa Pháp và Anh. Người Pháp nghĩ rằng họ có thể đặt quan hệ mậu dịch với miền nam nước Trung Hoa bằng cách ngược gịng Cửu Long. Khi họ nhận thấy việc này là bất khả thực hành, họ đoạt lấy thủy lộ của Sông Hồng bằng cách thiết lập các sự bảo hộ trên Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam) (1884). Các hoạt động của Pháp tại Bắc Kỳ đă đem lại hai hậu quả quan trọng và tức thời – (1) sự xâm chiếm của Xiêm La trên Lào và (2) sự chiếm giữ của Anh Quốc trên vùng Thượng Miến (Upper Burma).
Trong suốt các thế kỷ mười tám và mười chín, Lào đă bị chia cắt thành các vương quốc Vientian và Luang Prabang. Trong phần lớn thế kỷ thứ mười tám, quyền bá chủ lỏng lẻo và đứt đoạn của An Nam hiếm khi bị dị nghị; nhưng trong khi người An Nam vướng mắc vào các cuộc tranh chấp giữa các triều đại và sau này với người Pháp, Xiêm La đă can thiệp. Trong năm 1828-32, như đă sẵn ghi nhận, Xiêm La đă kết liễu vương quốc Vientian (Vạn Tượng) bằng cách triệt hủy kinh đô, bắt đi Nhà Vua và các hoàng tử, di chuyển phần lớn từng loạt (en masse) người Lào sang bờ đối diện của con sông Cửu Long hay chuyển họ để giam giữ tại các nơi khác trong vương quốc. Trong khoảng giữa thế kỷ thứ mười chín, vùng Hạ Lào cũng giống như vùng Chaco trước khi có sự khám phá ra dầu hỏa ở đó – gần như bị bỏ hoang, bị xem không có giá trị, không ai hay biết hay quan tâm biên giới ở nơi đâu. Luang Prabang được cai quản bởi một hậu duệ của vương triều cổ truyền của Lan Chang, nằm dưới quyền bá chủ không liên tục của cả Xiêm La và An Nam, ngoại trừ vùng Trấn Ninh, đă được sáp nhập vào An Nam và được chia thành các quận huyện hành chánh An Nam. Nhưng trong khoảng 20 năm, vùng Thượng Lào bị cướp phá bởi các quân nổi dậy ngoài ṿng pháp luật thuộc sắc dân “Ho” hay “Haw” từ Trung Hoa, mà không có nhiều nỗ lực bảo vệ từ An Nam hay Xiêm La. (14)
Như thế khi Pháp giao chiến với An Nam, Xiêm La đă bắt đầu lưu ư. Chulalongkorn có một cô giáo người Anh trong thời trẻ, dưới ảnh hưởng của Anh Quốc và đă hấp thụ tư tưởng của chủ ngh́a Toàn Thái (Pan-Thaism) với Xiêm La có một thứ quyền bá chủ trên mọi nơi có người dân Thái (trong một số trường hợp, sự tuyên xác được chứng minh của nó là có tương đồng với chủng tộc Tai). (14) Do thế, trong năm 1885, Chulalongkorn đă gửi một đoàn viễn chinh để chiếm giữ đất Lào và vùng có dân Tai xa măi đến tận sông Đà (Black River) tại Bắc Việt, nơi không có một người Xiêm La nào cả và chưa bao giờ có. Pháp phản ứng lại bằng cách phái August Pavie làm Phó Lănh Sự cho nhiệm sở mới thiết lập tại Luang Prabang, và Pavie đă sớm (1887-88) thuyết phục người Lào và các tộc trưởng dân Tai khác của miền đó hăy chấp nhận quyền bá chủ của Pháp. Tron g khi đó, tin tưởng ḿnh sẽ được hậu thuẫn bởi Đại Anh Cát Lợi, Xiêm La đă sẵn ḷng – hầu như c̣n vui mừng -- thả ḿnh vào cuộc chiến tranh với Pháp. Sự trợ giúp của Anh đă không được thực hiện. Các chính khách, ngồi tại bàn giấy của họ tại các thủ đô, với sức nặng của các đế quốc đè lên vai họ, hiếm khi thỏa măn các sự kêu nài của các vai phụ nằm chầu ŕa quanh đế quốc. V́ thế, Xiêm La bị bó buộc phải kư một hiệp ước (ngày 3 tháng Mười, năm 1893), tuyên đọc bởi Pháp, nhưng được hạn chế bởi sự lo sợ của Pháp đối với Anh.
Hiệp ước ngày 3 tháng Mười, năm 1893 quy định, ngoài các việc khác, rằng Xiêm La sẽ từ bỏ mọi sự xác quyết trên đất đai nằm bên bờ trái của sông Cửu Long và các ḥn đảo trên sông (Điều 1). Xiêm La đồng ư không xây đắp thành lũy tại các tỉnh Battambang và Siemreap (Angkor) hay trên một giải đất rộng 25 cây số dọc bờ bên phải của sông Cửu Long, và rằng tất cả các vùng đất trung lập hóa này phải được cảnh sát bởi các thẩm quyền địa phương (các Điều 2,3,4). Một định ước đính kèm kư cùng ngày quy định rằng các đồn trạm của Xiêm La bên bờ trái con sông Cửu Long phải được di tản trong ṿng một tháng (Điều 1); rằng mọi công sự kiên cố trong các khu vực trung lập hóa phải bị phá hủy (Điều 2); rằng người Pháp, người An Nam và người Lào thuộc bờ trái của sông Cửu Long và mọi người dân Căm Bốt bị giam giữ tại Xiêm La v́ bất kỳ lư do ǵ phải được trao trả cho các giới chức thẩm quyền Pháp tại Vọng Các hay tại biên giới và rằng không có trở ngại nào được đặt ra trên đường trở lại của các cựu cư dân trên vùng đất bên bờ trái con sông về căn nhà cũ của họ (Điều 4); và rằng Pháp sẽ tiếp tục chiếm đóng Chantabun cho đến khi nào mọi sự quy định trong định ước đă được chấp hành (Điều 6). (15)
Biên giới giữa Lào và Các Bang Quốc Shan thuộc Anh (nằm trong Miến Điện) được giải quyết bởi định ước London ngày 15 tháng Một năm 1896, chấp nhận sông Cửu Long, đoạn nằm từ biên giới Xiêm La lên đến Trung Hoa, làm đường phân chia giữa các khu vực ảnh hưởng của Pháp và Anh. (17) Định ước này cũng quy định về sự trung lập hóa nước Xiêm La chính danh; có nghĩa, vùng đồng bằng và lưu vực thoát nước của các sông Mékong (Cửu Long) và Ménam. Trong khi Anh Quốc và Pháp hứa hẹn tôn trọng sự toàn vẹn của Xiêm La trong các giới hạn đă đề cập ở trên và bảo đảm sự bảo vệ cho nó chống lại một quyền lực thứ ba, định ước đă thiết lập một loại bảo hộ hỗn hợp của hai cuờng quốc đó trên Xiêm La. Về mặt thực tế, một sự bảo hộ như thế đă sẵn hiện hữu trong một thời gian rồi.
QUYỀN TRỊ NGOẠI TÀI PHÁN CỦA NGƯỜI GỐC Á CHÂU
VÀ CÁC ĐỊNH ƯỚC NĂM 1902 VÀ 1904
Không bên nào hài ḷng với bản hiệp ước năm 1893. Xiêm La phàn nàn rằng người Pháp đă không trả lại Chantabun và rằng danh sách của họ về các người được bảo hộ (xem dưới đây) th́ quá dài và gồm thâu quá nhiều. (18) Pháp tuyên bố răng bên Xiêm La quá chậm chạp trong việc thực thi các điều khoản của hiệp ước, đặc biệt vê sự di tản người Lào và các cản trở sự hồi hương của người Lào đặt ra bởi phía Xiêm La. (19) Từ quan điểm của Căm Bốt, không hiệp ước nào về vấn đề này lại có thể xem là chung thẩm khi mà c̣n bỏ lại trong tay người Xiêm La các tỉnh Battambang và Angkor, nơi có nhiều người Căm Bốt nhất trong số các tỉnh Căm Bốt. (20) Sự chống đối của Anh Quốc đă ngăn cản Pháp khỏi việc đ̣i trả lại các tỉnh này cho Căm Bốt vào năm 1893. (21) Nhưng định ước London (1896) đă trao cho Pháp quyền tự do hành động trong miền này.
Nhưng điều làm cho Xiêm La khó chịu nhất là, ngay vào lúc mà Vua Chulalongkorn đang cố gắng canh tân hóa Xiêm La và sắp sửa khởi sự một sự vận động nhằm đạt được sự hủy bỏ thẩm quyền trị ngoại tài phán của người Âu Châu và Hoa kỳ, các quốc gia Âu Châu có thần dân lệ thuộc hay dân được bảo vệ gốc Á Châu tại Xiêm La bắt đầu giải thích các điều khoản trị ngoại tài phán được mở rộng để bao gồm cả dân lệ thuộc gốc Á Châu của họ. Điều này gây kinh hỏang. Trong năm 1907, de Caix (22) ước lượng rằng có khoảng 18,500 người Pháp gốc Á Châu tại Xiêm La. (22) Một số trong họ đă cư ngụ tại đó trong nhiều năm, ngay cả nhiều thế hệ, đă kết hôn dị chủng, và đă có doanh nghiệp ở đó. Phần lớn người Căm Bốt sinh sống tại các khu định cư nói tiếng Khmer ở thung lũng sông Sé Mun là hậu duệ của các cư dân Khmer sinh sống nơi các vùng đó khi chúng bị chinh phục bởi Xiêm La khoảng một thế kỷ hay lâu hơn thế. Garnier nói rằng khi ông ta đi ngang qua thung lũng đó hồi năm 1867, ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy rằng tiếng Khmer được thông hiểu ở hầu như mọi nơi và ở một số địa điểm, là ngôn ngữ duy nhất của cư dân, mặc dù có phần trong vùng này đă thuộc về Xiêm La từ cuối thế kỷ thứ mười bẩy. (24) Người Căm Bốt sống ở những nơi khác tại Xiêm La đă bị chuyển đi bởi các cuộc đột kích của Xiêm La trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chin, và hậu duệ của họ đă sinh sống ở đó từ bấy giờ. Tất cả những người Căm Bốt này đều thuộc thẩm quyền tài phán của các ṭa án Xiêm La chiếu theo hiệp ước năm 1867. Phần lớn người An Nam ở Xiêm La là hậu duệ của người An Nam theo đạo Thiên Chúa đă biết ơn khi được nương náu tại đó trong các thời kỳ ngược đăi tôn giáo dưới thời vua Minh Mạng và các vua kế vị ông (1820-1860). Phần lớn những người Lào – hoặc là họ hay tổ tiên của họ -- đă bị di tản bởi các cuộc đột kích của Xiêm La vào miền đông nước Lào trong suốt thế kỷ thứ mười chín.
Tất cả những người này và các hậu duệ của họ giờ đây được thúc dục đến đăng kư tại các ṭa Lănh Sự Pháp và các giới chức thẩm quyền Pháp nhấn mạnh đến việc mở rộng quyền trị ngoại tài phán đến họ. Sự áp dụng này một nguyên tắc dành cho các xứ sở mọi rợ hay lạc hậu đối với Xiêm la vào thời đại Chulalongkorn, đương thực hiện sự tiến bộ thật mau lẹ tiến tŕnh tây phương hóa, đặc biệt trong vấn đề pháp lư, chỉ làm xúc phạm rất nặng nề đến niềm tự hào dân tộc của người Xiêm La. Ít nhất, một số các viên chức Pháp xem ra đă kéo căng điều này đến mức tối đa, có thể với ư tưởng mang lại cho nó giá tri gây phiền nhiều lớn nhất trên thị trường mậu dịch. Khi đó, sự nắm giữ một số lượng gia tăng và lớn lao các thần dân bởi một kẻ thù tiềm ẩn ở các địa điểm chiến lược trong vương quốc cũng là một mối đe dọa cho chủ quyền của quốc gia đó. Theo tác giả de Caix, người Xiêm La kinh hỏang rằng người Nhật có thể đ̣i hỏi các quyền bảo vệ tương tự cho người Trung Hoa tại Xiêm La, cho phép Nhật được can thiệp vào sự vụ của Xiêm La. (25) H́nh thái mới và đáng ghê sợ mà vấn đề này khoác lấy vào lúc này chưa bao giờ được nhấn mạnh đúng mức như là một lư do của sự khứng chịu hăng hái của Xiêm La bản hiệp ước năm 1907 và ư muốn của nó để hoàn trả Battambang và Angkor về cho Căm Bốt.
Chulalongkorn đă kinh hoàng khi Đại Anh Cát Lợi bỏ rơi ông ta trong giờ phút nguy hiểm của ông vào năm 1893 và đă lo sợ thực sự khi Anh Quốc kư kết định ước London năm 1896. (26) V́ thế khi cuộc tranh chấp về trị ngoại pháp quyền trở nên cấp bách, ông ta quyết định đi tới Paris và giải quyết toàn thể vấn đề. Ông đă thực hiện cuộc du hành năm 1897 và được tiếp đón một cách tốt đẹp. Một sứ giả Xiêm La đă sang chào hỏi Toàn Quyền Doumer tại Sàig̣n trong tháng Ba năm 1899 và viên Toàn Quyền đă có cuộc thăm viếng đáp lễ trong tháng kế đó. Các điều kiện xem ra thuận lợi cho một cuộc cứu x’et mới tất cả các khía cạnh của vấn đề.
Vấn đề đà được mang ra cứu xét tại Paris và một định ước đă được kư kết ngày 7 tháng Mười, năm 1902. Xiêm La đồng ư: (1) thừa nhận sự tuyên nhận của Luang Prabang đối với giải đất trên bờ tây của con sông Cửu long (Điều 1) và (2) trả lại các tỉnh Mlu Prey, Tonlé Repu và Stung Treng (Điều 1-2), nguyên đă chiếm đọat của Căm Bốt trong khoảng từ 1810 – 15, để đổi lấy (1) sự băi bỏ khu vực trung lập bên phải con sông Cửu Long (Điều 3), (2) sự di tản của vùng Chantabun (Điều 2), (3) sự phục hồi quyền trị ngoại tài phán của các người được bảo hộ gốc Á Châu của Pháp cho những người sinh ra trên lănh thổ thuộc vùng bảo hộ của Pháp, trước hay sau sự thụ đắc của Pháp, và cho con cái của những người đó, nhưng không kể các cháu (Điều 5) và (4) sự duyệt xét lại các danh sách của Pháp cho phù hợp với Điều 5 (Điều 6). Một thời hạn bốn tháng được ấn định cho sự phê chuẩn (Điều 10). (27) Quy ước này gây lên một cơn băo chống đối tại Pháp đến nỗi nó không hề được đệ tŕnh để phê chuẩn. Các lập luận của phe chống đối tập trung chính yếu vào sự bỏ rơi của Pháp các quyền của một số người dân bảo hộ gốc Á Châu của nó. (28)
Các cuộc thương thuyết lại được dựng lên và một định ước mới được kư kết tại Paris hôm 18 tháng Hai năm 1904. Xiêm La nhường vùng đất nó chiếm giữ cho đến phía nam rặng núi Dangkrek Mountains (Điều 1) – có nghĩa, vùng Mlu Prey, Tonlé Repu, và Basak – và từ bỏ mọi sự tuyên nhận trên phần đất nằm bên bờ tay phải của sông Cửu Long đối diện với Luang Prabang (Điều 4). Xiêm La đồng ư chỉ sử dụng các binh sĩ địa phương để làm việc cảnh sát tại Battambang và Angkor (Điều 6) và đồng ư tham khảo với Pháp liên quan đến các công tŕnh công chánh tại thung lũng sông Cửu Long và sự tuyển dụng các kỹ sư không phải người Xiêm ở đó (Điều 7). Xiêm La chấp nhận, với một số sự dè dặt, các danh sách các thuộc dân và người được bảo hộ của Pháp cho đến nhật kỳ bấy giờ (Điều 10). Pháp đồng ư (1) gạt bỏ thế hệ cháu của các thuộc dân và người được bảo hộ gốc Á Châu ra khỏi các đặc quyền trị ngoại tài phán (Điều 11), (2) thẩm quyền tài phán bản xứ đối với một số vấn đề nhỏ nhặt và (3) di tản khỏi Chantabun khi mọi điều khỏan của định ước được thi hành. Một ủy hội hỗn hợp được thành lập để phân định các ranh giới (Điều 3). Một thời hạn bốn tháng được ấn định cho sự phê chuẩn (Điều 16). Trong nghị định thư cùng ngày với bản định ước, Xiêm La cắt nhượng, như các sự sửa đổi lại các biên giới, hải cảng Krattt, trên vùng Vịnh Xiêm la, và giải đất Dan-Sai, thuộc miền Lào-Xiêm, bên dưới Luang Prabang. (29) Định ước, cùng với nghị định thư của nó, đă được phê chuẩn bởi Nghị Viện Pháp hồi tháng Mười Hai, năm 1904, sau một sự tŕ hoăn kéo dài 10 tháng, thời hạn dành cho sự phê chuẩn đă được gia hạn hai lần.
Một trong những hậu quả của định ước này là Quốc Vương Chulalongkorn đă khởi sự, lần đầu tiên, cho bao gồm cả người Pháp trong số các cố vấn ngoại quốc của ông. Năm 1902, de Caix nói rằng “trong số 190 người ngoại quốc được mời làm việc bởi Chính Phủ ở Vọng Các, có 95 người Anh, 42 người Đức, 35 người Đan Mạch, và chỉ có 2 người Pháp, một người là một kỹ sư ở vị thế thứ yếu, người kia chỉ là một thuộc cấp” trong khi thành phố Vọng Các được tuần cảnh bởi người dân Sikh dưới quyền các sĩ quan chính quy người Anh. (30)
Hai sự bổ nhiệm được thực hiện như hậu quả của bản định ước này đă có một ảnh hưởng quan trọng trên việc thương thảo và phê chuẩn bản hiệp ước xác định sẽ diễn ra trong vài năm sau đó:
(1) Từ năm 1897, một ủy hội hỗn hợp – người Xiêm La, Bỉ, Anh và Nhật Bản – đà cố gắng phác thảo một bộ luật h́nh sự, dựa trên các bộ luật tiến bộ nhất của Âu Châu, và vừa đệ tŕnh một dự án không làm thỏa măn được mọi người. Các bộ luật khác – dân sự và thương mại, các bộ luật về thủ tục tố tụng và một đạo luật về sự tổ chức các ṭa án – đă được dự phóng. Một luật gia nổi tiếng của Pháp, Georges Padoux, người được Chính Phủ Pháp bổ nhiệm làm Tổng Lănh Sự tại Vọng Các, đă được cử làm Cố Vấn Lập Pháp bởi Quốc Vương Chulalongkorn, đảm trách vai tṛ chỉ đạo việc sọan thảo các bộ luật này. Padoux đă đến Xiêm La năm 1905 và bắt đầu làm việc trên một dự án đă được tu chỉnh của bộ h́nh luật. (31)
(2) Đứng đầu ủy hội biên giới, dự liệu nơi điều 3 của bản định ước, người được củ nhiệm là Đại Tá Fernand Bernard, một sĩ quan thông minh và nhiệt thành với cái nh́n thấu triệt sắc bén các vấn đề ngoại giao và chính trị. Bernard tức khắc khởi sự thám hiểm các miền sẽ được phân ranh và đă ở nhệm vụ này trong ba năm kế đó.
CÁC CUỘC THƯƠNG THẢO CHO MỘT HIỆP ƯỚC MỚI
Định ước ngày 13 tháng Hai năm 1904, vẫn không được tán thưởng giống như các bản định ước trước đó và sự khích động cho một hiệp ước mới đă khởi sự ngay cả trước khi nó được phê chuẩn. Hai vấn đề quan trọng là: (1) sự hoàn trả các vùng Battambang và Angkor cho Căm Bốt và (2) sự giải trừ quyền trị ngoại tài phán của các thuộc dân Á Châu của Pháp tại Xiêm La. Bất kỳ hiệp ước nào không mang lại một sự giải quyết rơ ràng hai vấn đề kể trên sè không thể nào được xem là có tính cách vĩnh viễn.
Nhận thấy bản định ước năm 1904 không phải là một giải pháp chung cuộc cho vấn đề nêu ra, Bernard đă khởi sự t́m kiếm các căn bản cho một sự giải quyết rành mạch. Ông nhận thấy rằng, bởi có sự hành văn sai lạc trong bản định ước, bởi có sự thiếu hiểu biết về địa h́nh, vùng Dan-Sai, được chuẩn cấp cho Luang Prabang, là một mũi giáo dài thọc vào nội địa Xiêm la, không có giá trị ǵ mấy đối với Pháp hay vùng Luang Prabang, nhưng lại cực kỳ đe dọa đến Xiêm La một khi Pháp lựa chọn việc củng cố nó. Ông nhận thấy, một cách tương tự, rằng hải cảng Kratt không phải là cửa ngỏ tự nhiên của bất kỳ phần lănh thổ nào của Căm Bốt và rằng cư dân của miền đó đa số là người Xiêm La. Bởi thế khi Bernard quay trở về Paris trong tháng Sáu năm 1906, ông đă đệ tŕnh một văn thư lên Bộ Trưởng các Thuộc Địa., đề nghị Pháp: (1) phục hồi vùng Dan Sai và Hải Cảng Kratt cho Xiêm La; (2) từ bỏ, với một số sự dè dặt nào đó, tư cách trị ngoại pháp quyền đối với dân bảo hộ gốc Á Châu của Pháp và (3) yêu cầu sự hoàn trả các tỉnh Battambang và Angkor. Văn thư này tức thời được đệ tŕnh sang Bộ Ngoại Giao. Victor Collin de Plancy, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, được cử làm Sứ Thần tại Xiêm La để đảm nhận các cuộc thương thảo với ông Hoàng Devawongse, anh em của Vua Chulalongkorn và là Bộ Trưởng Ngoại Giao, cho một hiệp ước mới.
Một vài điều kiện thuận lợi cho các sự thương thảo lần này:
(1) Pháp sẵn ḷng từ bỏ trị ngoại pháp quyền lấy một đối khoản thích đáng, trong khi Xiêm La đang cải cách các ṭa án của nó và một ủy hội mới, đứn g đầu bởi một người Pháp (ông Padoux) vừa mới hoàn tất một dự án mới về một bộ luật h́nh sự, dựa trên các bộ luật Âu Châu tân tiến nhất, đến mức độ mà chúng có thể áp dụng được cho các hoàn cảnh của Xiêm La. Khi mà các điều kiện được cải thiện tại Xiêm La, quyền trị ngoại tài phán trở nên ít quan trọng hơn đối với Pháp. Điều có thể nói rằng ở thời điểm này, quyền trị ngoại tài phán của các thuộc dân Pháp gốc Á châu đối với Pháp đă trở thành một vật phẩm đổi chác, sẽ được đánh đổi cho điều ǵ mà nó có được nhờ vật phẩm đó. Mặt khác, đối với Xiêm La sự kiện đó đang ngày càng trở nên một vết ô nhục của t́nh trạng yếu kém mà các quốc gia Âu Châu đă chậm chạp một cách không thể hiểu được trong việc gỡ bỏ đi.
(2) Nước Pháp bắt đầu nh́n thấy rằng một chính sách thiện ư sẽ được đền bù tại Xiêm La. Một Cố Vấn Lập Pháp người Pháp (ông Padoux) đă được bổ nhiệm để giám sát sự soạn thảo các bộ luật khác nhau liệt kê ở trên. Tiếng Pháp được giảng dạy trong các trường học bởi các giáo viên Pháp. Các kỹ sư Pháp được tuyển dụng trong các công tŕnh công chánh. Ư tưởng đă bắt đầu thẩm thấu đến các nhà làm chính sách của Pháp rằng họ nên chuộc lỗi cho sự chậm trễ của họ trong việc nh́n nhận sự tiến bộ của Xiêm La bằng cách là kẻ tiên khởi thực hiện các bước tiến cho việc gỡ bỏ vết ô nhục của t́nh trạng trị ngoại tài phán.
(3) Khi vấn đề hoàn trả Battambang và Angkor được nêu lên lần đầu tiên – một cách t́nh cờ, bởi không thể t́m thấy đâu là các ranh giới tự nhiên – người Pháp đă ngạc nhiên về sự sẵn sàng mà với nó người Xiêm La vui ḷng thảo luận toàn bộ vấn đề. Người Xiêm la đă không có mưu toan nào để thực dân hóa các tỉnh này hay muốn biến cải các cư dân thành thần dân của Xiêm La. Trong suốt thời kỳ chịu quyền bá chủ của Xiêm La, vùng này đă là một lănh địa thế tập của một gia tộc Căm Bốt (32) và đă được cai trị theo các phong tục của Căm Bốt. Như đă sẵn được ghi nhận, nó c̣n được canh gác bởi binh sĩ địa phương (có nghĩa người Căm Bốt). Sau hơn một thế kỷ dưới sự đô hộ của Xiêm La, Bernard nói người ta sẽ thất vọng để t́m kíếm ngay dù một viên chức cấp thấp có thể nói được tiếng Xiêm La. (33) Khi đó, Quốc Vương Xiêm La cũng lấy làm kinh hoảng về con số người được bảo hộ đến đăng kư tại Ṭa Lănh Sự Pháp tại Battambang, lên tới 4,500 người tính đến đầu năm 1906. Có tin cho hay một hay nhiều cố vấn Pháp kiểm soát các hành động của vị tổng đốc thế tập. Một viên chức Pháp tên Ponsot thực sự đă được bổ nhiệm bởi Vua Chulalongkron làm Ủy Viên Khấm Sứ Hoàng Gia Xiêm La tại Battambang. Viên chức đó đă sẵn thảo luận vấn đề với Quốc Vương Xiêm La và họ đă quyết định sẽ thanh lư toàn thể vấn đề, nếu Pháp trả giá đúng mức cho họ. (34)
(4) Một lư do tại sao là điều dễ dàng cho Xiêm La để đạt tới kết luận này liên quan đến sự hoàn trả Battambang và Angkor chính là thái độ đă được chấp nhận một cách tổng quát rằng số phận của các tỉnh này đă sẵn được tiên định. Trong thực tế, một khu vực ảnh hưởng thường được xem là có tiềm năng sáp nhập. Khi A nh quốc, kẻ đă chống đối kịch liệt một sự bảo hộ của Pháp trên lănh địa này vào năm 1893, đă vui ḷng xem nó nằm trong khu vực của Pháp năm 1896, và sự tin tưởng này được củng cố hơn khi Anh Quốc kư kết Thỏa Ước Thân Hữu (Entente Cordiale) với Pháp vào ngày 6 tháng Tư năm 1904.
(5) Cố vấn đầu tiên về Ngoại Giao cho Quốc Vương Chulalongkorn, một luật gia người Bỉ, tên Rolin-Jacquemyns, kẻ mà Pháp nghĩ rằng chịu ảnh hưởng của Anh Quốc, đă mất đi và được kế nhiệm trong năm 1903 bởi Giáo Sư Edward H. Strobel, thuộc Đại Học Harvard, là kẻ mau chóng tạo được ảnh hưởng lớn lao trên Quốc Vương. Strobel rất sẵn ḷng để nghe các đề nghị của Pháp liên quan đến Battambang và Angkor và đồng ư với Pháp về mong ước để loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây ra sự đụng chạm. Mặc dù hiệp ước năm 1907 được kư kết bởi Collin de Plancy và ông Hoàng Devawongse, thư tín được công bố bởi Bernard (35) cho thấy rằng các nguyên tắc của nó đă được đồng ư trước bởi Bernard và Strobel trong một cuộc đàm thoại mà Bernard cho hay đă kéo dài trong mười tiếng đồng hồ. Ernest Outrey, khi đó là Đại Biểu cho Nam Kỳ và Căm Bốt trong Nghị Viện Pháp, nói rằng Bernard đă nhận công cho ḿnh quá nhiều về các cuộc thương thảo này, và rằng sự hoàn trả Battambang và Angkor cho Căm Bốt là nhờ hầu như hoàn toàn ở một bản báo cáo dài mà Strobel đă đệ tŕnh lên Quốc Vương, (36) thúc dục sự hoàn trả. (37)
(6) Một biến cố khác góp phần lớn cho đ̣i hỏi của Pháp về sự hoàn trả các tỉnh này là sự lên ngôi vua Căm Bốt của ông Hoàng được ḷng dân, Sisovath, hôm 25 tháng Tư năm 1904, kế nhiệm Norodom. Một tháng sau ngày đăng quang của ông (ngày 26 tháng Tư năm 1904), Nhà Vua mới khởi hành sang Pháp, nơi ông được đón tiếp nồng nhiệt. Ông đă ở tại nước Pháp trong suốt thời kỳ có sự tiến hành các cuộc thương thảo.
(7) Không phải là một nguyên nhân ít quan trọng nhất dẫn đến sự giao hoàn Battambang và Angkor chính là quyết tâm của mọi bên liên hệ nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai dứt khoát một lần cho xong. Không đâu thể hiện rơ quyết tâm này cho bằng lời mở đầu của bản hiệp ước. Trong khi mục đích của các Định Ước ngày 7 tháng Mười năm 1902 và ngày 13 tháng Hai năm 1904 được phát biểu là “nhằm điều ḥa một số khó khăn nào đó đă phát sinh trong sự giải thích Hiệp Ước và Định Ước ngày 8 tháng Mười năm 1893,” mục đích của bản hiệp ước ngày 23 tháng Ba năm 1907 là nhằm “để bảo đảm sự quy định chung quyết (38) mọi vấn đề liên quan đến biến giới chung của Đông Dương với Xiêm La.”
(8) Sau hết, Quốc Vương Chulalongkorn đang sắp sửa thăm viếng Âu Châu và mong muốn rằng mọi tranh chấp rắc rối được giải quyết trước ngày khởi hành của ông.
HIỆP ƯỚC NGÀY 23 THÁNG BA NĂM 1907 VÀ SỰ TIẾP NHẬN NÓ.
Vào ngày 23 tháng Ba năm 1907, một bản hiệp ước dựa trên sự thỏa thuận được đạt tới bởi Bernard và Strobel, đă được kư kết tại Vọng Các bởi Victor Collin de Plancy đại diện cho Pháp và ông Hoàng Devawongse đại diện cho Xiêm La.
Xiêm La đă nhường các tỉnh Battambang, Sisophone và Siemreap (39) (Điều 1) và nhận lại hải cảng Kratt và lănh thổ vùng Dan Sai (Điều 2). Pháp đồng ư rằng tất cả các thuộc dân gốc Á Châu hay các người được bảo hộ của nó đăng kư sau ngày kư kết hiệp ước sẽ phải chịu thẩm quyền tài phán tại các pháp đ́nh thường luật (regular tribunals) của Xiêm La. Những người đă sẵn đăng kư và con của họ, nhưng không kể các cháu (grandchildren), sẽ phải chịu quyền tài phán tại các phiên ṭa thường luật (regular courts) của Xiêm La, như được dự liệu nơi Điều 12 của định ước năm 1904, cho đến khi các bộ luật mới của Xiêm La được mang ra chấp hành, khi đó tất cả họ đều phải chịu xét xử bởi các pháp đ́nh thường luật của Xiêm La (Điều 5). (40)
Xiêm La không có vẻ vào lúc đó quan tâm lớn lao đến sự đánh mất vùng Battambang và Angkor. Các vùng đất này chỉ có ư nghĩa nhỏ bé đối với họ. Lunet de Lajonquière, người thực hiện một cuộc khảo sát khảo cổ ở đó lúc đương thời, ước lượng dân số Xiêm La của hai tỉnh này lúc chuyển giao vào khỏang 2,000 người. (41) Ông ta có thể đă ước lượng quá lố con số đó. Theo tập tài liệu Annuaire general de l’Indochine cho năm 1921 (trang 300) – mười bốn năm sau đó, đă không có một người Xiêm La duy nhất nào cư ngụ tại đó. Một số ít người Hoa Kỳ sinh sông gần đây tại Xiêm La và chỉ hay biết với vài trang cuối cùng của lịch sử vùng này, đă tạo ra cảm tưởng sai lạc tại Hoa Kỳ rằng vùng đất này là thuộc “Xiêm La.” Năm 1907, theo ông Outrey, (42) Xiêm La đă chỉ nhận sự triều cống tượng trưng, một ít đặc quyền đánh cá và một số chức vị cho một số thanh tra.
Căm Bốt từ lâu đă thôi không là một kẻ tranh dành nguy hiểm đối với Xiêm La. Có thời nó đă từng là một quốc gia trái độn nằm giữa Xiêm La và An Nam. Khi Pháp thay chỗ An Nam tại Nam Kỳ, giá trị này không c̣n nữa. Vấn đề mới về quyền trị ngoại tài phán biến Battambang trở thành một điểm nguy hiểm. Xiêm La th́ vui sướng đánh đổi vùng đất rắc rối này, vô dụng với nó, cho bước đầu tiên để xóa bỏ vết ô nhục của t́nh trạng hèn yếu hàm ư trong quyền trị ngoại tài phán của người gốc Á Châu. Xiêm La cảm thấy hài ḷng với bản hiệp ước. Theo de Caix, (43) tờ Siam Observer, mà ông cho hay là cơ quan chính thức của Chính Phủ, có tuyên bố ngày kế đó: “Nếu kết số của sự trao đổi đất đai có vẻ mang nhiều lợi lộc cho bên Pháp, t́nh trạng quân bằng sẽ được tái lập bởi sự nhuợng bộ đưa ra bởi Pháp liên quan đến thẩm quyền tài phán trên các thuộc dân và kẻ được bảo hộ gốc Á Châu.” (44) Hiển nhiên, Xiêm La đă không đưa ra sự phản đối chống lại bản hiệp ước cho đến khi nó nằm dưới ảnh hưởng của Nhật Bản ba mươi năm sau đó.
Sự hoàn trả Battambang và Angkor có nhiều ư nghĩa đối với Căm Bốt. Ngoài dân số và đất đai, với các cánh đồng lúa và ngư nghiệp của chúng, Angkor c̣n là sự nối kết duy nhất của Căm Bốt với quá khứ huy hoàng nhất mà bất kỳ dân tộc Đông Dương nào đă từng có. Nó là kinh đô của Đế Quốc Khmer cổ xưa trong suốt thời kỳ mang vẻ vĩ đại của nó. Nó vẫn c̣n gần cận trung tâm địa dư của sắc dân Khmer tại Đông Dương. Sau hơn một thế kỷ dưới sự thống trị của Xiêm La, các tỉnh này là các địa phương đồng nhất về mặt chủng tộc nhất – và nhiều tính Căm Bốt – của xứ sở đó.
Các điều khoản của Hiệp Ước ngày 23 tháng Ba năm 1907 dự liệu sự băi bỏ thẩm quyền trị ngoại tài phán của thuộc dân Pháp gốc Á Châu ngay khi các đạo luật tương ứng được ban hành, đă là bước tiến vĩ đại đầu tiên để giải thoát Xiêm La ra khỏi t́nh trạng nô lệ quốc tế tủi nhục này, một sự tùng phục hẳn phải mang lại nhiều nhức nhối cho người Xiêm La hơn quyền trị ngoại tài phán dành cho người Âu Châu và người Hoa Kỳ, bởi người gốc Á Châu th́ đông và rắc rối hơn nhiều, và nó hẳn c̣n làm người Xiêm La cảm thấy nhục nhă hơn khi mà các người gốc Á Châu khác, những người mà họ xem là thấp kém hơn họ , đ̣i hỏi quyền được xét xử tại các ṭa án Âu Châu.
Anh quốc sớm đi theo sự dẫn đường của Pháp (năm 1909), và đă đ̣i giá của nó, là sự cắt nhượng các tiểu bang Kelantan, Trenganu, Kedah, Perlis và các ḥn đảo kề cận Bán Đảo Mă Lai. (45) Các quốc gia khác có các thuộc dân hay người được bảo hộ gốc Á Châu tại Xiêm La cũng đi theo chiều hướng này. Bộ h́nh luật đă được ban hành năm 1908. Công việc sọan thảo các bộ luật khác đ̣i hỏi nhiều năm. Ngay khi bất kỳ phần nào được hoàn tất, các điều khoản của nó trở nên khả dĩ thi hành đối với các thuộc dân hay kẻ được bảo hộ gốc Á Châu cho đến khi chung cuộc tất cả các người trong họ đều phải chịu thẩm quyền tài phán của các ṭa án thường luật của Xiêm La.
Vấn đề c̣n lại là sự hủy bỏ quyền trị ngoại tài phán của người Âu Châu và người Hoa Kỳ. Sự vân động đến mục tiêu này được khích động phần lớn bởi một chuỗi các cố vấn Hoa Kỳ -- Strobel, Westergard, và James. Sau cùng, khi các bộ luật gần hoàn tất, vào ngày 16 tháng Mười Hai năm 1920, Hoa Kỳ đă đưa đề xướng về sự từ bỏ quyền trị ngoại tài phán của người Hoa Kỳ và Âu Châu tại Xiêm La. Trong khoảng năm 1924-25, Francis B. Sayre, khi đó là Cố Vấn Ngoại Giao, đă thực hiện một chuyến du hành sang Âu Châu cho mục đích hoàn tất công tác kư kết bản văn sau cùng của các hiệp ước này. Câu chuyện về sự hủy bỏ quyền trị ngoại tài phán của người Âu Châu và người Hoa Kỳ tại Xiêm La đă được kể lại trong tạp chí American journal of international law bởi tiến sĩ C.C. Hyde (1921) và Tiến Sĩ F.B. Sayre (số tháng Giêng năm 1928). Tuy nhiên, không có người nào đă ghi nhận công trạng của Pháp v́ công tác mở đường và quan trọng hơn của sự loại bỏ quyền trị ngoại tài phán của các thuộc dân và người được bảo hộ gốc Á Châu hay cho việc cải cách ngành tư pháp của Xiêm La bằng việc sọan thảo các bộ luật tân tiến, dựa phần lớn trên các bộ luật của Âu Châu, tạo dễ dàng cho việc thuyết phục người Hoa Kỳ và Âu Châu hăy giao phó các công dân và thuộc dân của họ cho các ṭa án Xiêm La. (45)
Đề cập đến bản hiệp ước ngày 16 tháng Mười Hai, năm 1920, Tiên Sĩ Hyde đă đưa ra lời phát biểu: “Điều cần ghi nhớ trong đầu rằng món nợ của Xiêm La đối với các cố vấn và luật gia ngoại quốc không chỉ giới hạn vào những người mang quốc tịch Hoa Kỳ. Người ta biết rằng các luật sư người Anh đă cung cấp sự phục vụ to lớn trong công việc mà xứ sở đó phải đối đầu.” (47) Sự kiện xem ra là đúng rằng dự án sau cùng của bộ luật h́nh sự năm 1908 chính yếu là công tŕnh của một người Pháp, ông Padoux và rằng ủy ban đă mất nhiều năm để soạn thảo các bộ luật khác và luật tổ chức các ṭa án đă bao gồm toàn các thành viên người Pháp, trong vài năm (1908-1914) dưới sự chủ tọa của ông Padoux. Ủy ban này tiếp tục là một ngôi trường về chính tri học trong đó ngành luật học được giảng dạy bởi các luật gia người Pháp cho đến khi có cuộc cách mạng và hiệp ước theo sau trong năm 1938./-
_____
CHÚ THÍCH:
1. Georges Maspero có cố gắng để tŕnh bày các giới hạn của Đế Quốc Khmer vào năm 960 sau Công Nguyên (Études Asiatiques [Hanoi, 1925], quyển 2, các trang 79-123), nhưng ông nghĩ vương quốc người Mon tại Haripunjai là của Khmer.
2. Một số trong các công tŕnh kiến trúc này được mô tả bởi Larry [L.P.] Briggs, trong quyển A Pilgrimage to Angkor (Oakland, Calif, 1943), trong đó cũng bao gồm một sự thảo luận ngắn về các nguồn cội của sự hiểu biết của chúng ta về Đế quốc Khmer cổ xưa.
3. Lawrence Palmer Briggs, “Dvaravati, the most ancient kingdom of Siam”, Journal of the American Oriental society, 65 (April-June 1945), các trang 105-106.
4. Briggs, A pilgrimage to Angkor, trang 84; Georges Coèdes, “Les bas-reliefs d’Angkor Vat”, Bulletin de la commission archéologique Indochinoise (1911), các trang 170-220; E. Aymonier, Le cambodge (1903), quyển 3, các trang 262-263. Syam, Cyame, hay Sayyam được nói có nghĩa nâu đậm hay màu đen trong vài ngôn ngữ tại Đông Nam Á.
5. [Chú của chủ biên. Hsien hay Hsien-lo là các kư âm bằng mẫu tự la mă tiêu chuẩn của Wade-Giles cho từ Xiêm La (Siam) trong tiếng Hán.]
6. Trước khi Sukhothai bị thu đoạt bởi Ayuthia.
7. Về sự thành lập vương quốc Lan Chang của dân tộc Lào, xem Paul Le Boulanger, Histoire du Laos francaise (Paris, 1931).
8. Về các cuộc xâm lăng của Miến Điện vào Xiêm La, xem G.E.Harvey, History of Burma (London, 1925).
9. J. Moura, Le royaume du Cambodge (Paris, 1883), quyển 2, các trang 90-97; A. Leclere, Histoire du Cambodge (Paris, 1914), các trang 401-402.
10. Moura, đă dẫn trên, các trang 104-105; Leclere, đă dẫn trên, các trang 411-412.
11. F. Garnier, Voyages d’exploration en Indochine (Paris, 1873), quyển 1, các trang 247-262.
12. Moura, đă dẫn trên, các trang 111-120; Leclere, đă dẫn trên, các trang 419-430.
13. Moura, đă dẫn trên, các trang 136-164; Leclere, đă dẫn trên, các trang 443-459; A. de Villemereuil, Explorations et missions de Doudart de Lagrée … Extraits de sus manuscripts (Paris, 1883), các trang 112-114, 116, 443-449. Cũng xem bài viết của R. Stanley Thomson, trong tạp chí Far Eastern quarterly, 4 (August 1945), các trang 313-340 và No. 5 (Novermber, 1945), các trang 28-46.
14. Le Boulanger, đă dẫn trên, các trang 149-151, 166-179; 192-204; Capitaine de Pelacot, “Le Tran Ninh historique”, Revue Indo-Chinois (Hanoi, 1906), các trang 755-56.
15. Tai [như được viết trong Anh ngữ, chú của người dịch] là một tên gọi tổng quát giống dân cư trú tại miền nam Trung Hoa, Miến Điện, Xiêm La, Lào và Bắc Việt. Thái [Thai trong nguyên bản viết bằng Anh ngữ, chú của người dịch], trong nghĩa nghiêm ngặt nhất của nó, để chỉ riêng người Tai chính tông tại vùng thung lũng các sông Mékong và Ménam và các vùng kề cận con sông mà thôi. Nhưng có các ư niệm khác về ư nghĩa của từ Thái. Một bài diễn văn từ Quốc Vương, được nói là được đưa ra bởi Quốc Vương Chulalongkorn ngày 21 tháng Chín năm 1884, cùng cuộc viễn chinh của ông ta trong năm 1885 để chiếm giữ Lào và xứ dân Tai tại Bắc Kỳ, cho thấy rằng chủ thuyết Toàn Thái: Pan-Thaism đă có một khái niệm bao quát hơn về ư nghĩa của từ ngữ Thái (Xem Đại Tá Col. F. Bernard, À l’école des diplomats [Paris, 1935], trang 92). [Quốc hiệu Thái Lan ngày này được đặt và gọi theo Anh ngữ: Thailand, có nghĩa vùng đất (land) của sắc dân Thái, với ư nghĩa bao trùm ở những nơi có sắc dân này cư ngụ, tức có thể gồm các phần lănh thổ thuộc miền nam Trung Hoa, Miến Điện, Lào và một phần Bắc Việt. Quốc hiệu Thái Lan này mới chỉ được tuyên cáo vào ngày 11 tháng 5 năm 1949, thay cho danh xưng trước là Xiêm La, chú của người dịch].
16. L. de Reiniach, Receuil des traits conclus par la France au Extrême-Orient [Paris, 1902, 1907], quyển 1, các trang 315-317; Bulletin de la comité de l’Asie francaise (Paris, Jan. 1902), các trang 13-16. Từ giờ trở đi ghi tắt là BCAF.
17. Reinach, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 338-340.
18. BCAF (Jan. 1902), trang 13.
19. Livre jaune. Affaire de Siam, 1891-1902 (Paris, 1902), các trang 8-9.
20. Theo quyển Annuaire genérale de 1921 (trang 300), người Căm Bốt tiếp tục chiếm tới 90% cư dân của các tỉnh này, trong khi không có người Xiêm La nào cư ngụ ở đó cả.
21. A. Berjoin, Le Siam et les accords franco-siamois (Paris, 1927), các trang 119-120.
22. Robert de Caix là chủ biên của tạp chí BCAF.
23. BCAF (1907), các trang 113-114.
24. Garnier, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 234-235.
25. Questions diplomatiques et colonials (Paris, March 16, 1907), trang 615.
26. F. Bernard, đă dẫn trên, các trang 138-139; Berjoin, đă dẫn trên, trang 83.
27. Reinach, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 439-442.
28. Bernard, đă dẫn trên, trang 161; BCAF (1907), trang 113-114.
29. British and foreign state papers (1904), bộ 97, các trang 961-963.
30. BCAF (Jan, 1902), 16.
31. Lawrence Palmer Briggs, “The codification of the laws of Siam (1897-1924) and its effects on the extinction of extraterritorial jurisdiction”, American journal of international law, sắp được ấn hành trong tương lai gần đây.
32. Villemereuil, đă dẫn trên, trang 116.
33. Bernard, đă dẫn trên, các trang 203-204.
34. Cùng nơi dẫn trên, các trang 188-189.
35. Cùng nơi dẫn trên, Phụ Lục (Appendix).
36. E. Outrey, “Un nouveau traité franco-siamois”, Revue politique et parliamentaire, 121 (Paris, October, 1924), các trang 113-116.
37. Frances B. Sayre, cũng thuộc trường Đại Học Harvard và một trong những người kế nhiệm Tiến Sĩ Strobel làm Cố Vấn Ngoại Giao cho Quốc Vương Xiêm La, trong một bài viết trong tạp chí American journal of international law” (January 1928) nói rằng “các giải đất rộng lớn của Đông Dương thuộc Pháp được cắt xẻo nhiều lần khác nhau từ đất Xiêm La” (trang 77), và nói về “sự cắt nhượng của Xiêm La cho Pháp nhiều đất của Xiêm La hơn nữa, có nghĩa, đất vùng Battambang, Siem Reap, và Sisophon” (trang 97), lại không để ư đến sự kiện rằng hai người Pháp quan tâm nhất đến sự hoàn trả lănh địa này đă ghi hầu như toàn thể công lao cho việc hoàn trả của nó cho một trong hai kẻ tiền nhiệm nổi danh của Tiến Sĩ Sayre, tức Tiến Sĩ Edward H. Strobel.
38. Chữ in nghiêng là của tác giả.
39. Sisophon được lập ra từ tỉnh Battambang. Siemreap là một danh xưng đôi khi được dùng để chỉ tỉnh Angkor.
40. BCAF (1907), trang 131.
41. E. Lunet de Lajonquière, “Les provinces recouvrés du Cambodge”, BCAF (1907), trang 159.
42. E. Outrey, đă dẫn trên, các trang 113-116.
43. BCAF (1907), các trang 113-114.
44. Tác giả đă không thể t́m được một bản sao của ấn phẩm này cho đến nay để chứng thực cho lời tuyên bố này.
45. British and foreign state papers (1909), quyển 102, các trang 126-128.
46. G. Padoux, Code penal du royaume de Siam, Promulgué le 1 juin, 1980 (Paris, 1909); R. Guyon, L’Oeuvre de codification au Siam (Paris, 1919); Briggs, “The codification of the laws of Siam …” đă trích dẫn trong chú thích số 31.
47. American Journal of International law (1921), trang 430. Chữ in nghiêng là của tác giả./-
_____
Nguồn: Lawrence Palmer Briggs, The Treaty of March 23, 1907 between France and Siam and the Return of Battambang and Angkor to Cambodia, The Far Eastern quarterly, Vol. V, August 1946, No. 4, các trang 439-454.
Ngô Bắc dịch và chú giải
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2007 gio-o