AUBARET VÀ HIỆP ƯỚC
NGÀY 15 THÁNG BẢY, NĂM 1867
GIỮA PHÁP VÀ XIÊM LA
Lawrence Palmer Briggs
NGÔ BẮC dịch
Lời người dịch:
Trong bài viết được dịch dưới đây có một chi tiết quan trọng liên hệ đến lời thỉnh cầu xin chuộc lại ba tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường của sứ bộ do ông Phan Thanh Giản cầm đầu, qua lời tuyên bố của Hoàng Đế nước Pháp khi tiếp kiến sứ bộ Việt Nam, xin trích lại như sau:
“Trong diễn văn từ trên ngai vàng hôm 6 tháng Mười Một năm 1863, Napoléon III cảm thấy cần thiết để xin lỗi về các cuộc viễn chinh xa xôi này và để giải thích rằng chúng đă không được dự liệu trước. Phan-Thanh-Giản, với sự trợ giúp của Aubaret, đă thỉnh cầu nội vụ lên Hoàng Đế và đă được bảo quay trở về An Nam với lời hứa hẹn rằng bản hiệp ước sẽ được sửa đổi đúng theo các ư muốn của ông.”
Đây hẳn phải là một yếu tố quan trọng để đánh giá công trạng của ông Phan Thanh Giản, người được ca ngợi bởi tác giả như một chính khách và nhà ngoại giao vĩ đại của Việt Nam thời bấy giờ. NB
---------
Đây là bài dịch thứ ba trong loạt bài có chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lănh thổ tại Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các nước Việt Nam, Lào và Căm Bốt thuộc Pháp bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 18, sẽ lần lượt được đăng tải trên gio-o:
Bài 1. Sự Thiết Lập Chế Độ Bảo Hộ Pháp Trên Căm Bốt, của R. Stanley Thomson.
Bài 2. Xiêm La và Pháp, 1863-1870, của R. Stanley Thomson.
3. Aubaret và Hiệp Ước Ngày 15 Tháng Bảy năm 1867 giừa Pháp và Xiêm La, của Lawrence Palmer Briggs
4. Hiệp Ước Ngày 23 Tháng Ba năm 1907 giữa Pháp và Xiêm La và Sự Hoàn Trả Battambang và Angkor cho Căm Bốt, của Lawrence Palmer Briggs
5. Cuộc Tranh Giành Các Bờ Sông Cửu Long, 1892-1896, của Claire Hirshfield
6. Sự Tranh Chấp Biên Giới Pháp-Thái Năm 1940 và Sự Cam Kết của Phibuun Sonkhraam với Nhật Bản, của E. Thadeus Flood.
-----
***
PHÁP TẠI AN NAM VÀ NAM KỲ, 1856-62
Gia Long (1802-20) đă mắc nợ ngai vàng của ông cùng sự thiết lập Đế Quốc An Nam nơi sự trợ giúp của người Pháp, đặc biệt là của giáo sĩ truyền đạo, Pierre Pigneau de Béhaine, Giám Mục địa phận Adran. Vào thời gian này, người Pháp chắc chắn có thể có một sự bảo hộ trên An Nam nếu yêu cầu. Vua Gia Long đă bảo vệ các giáo sĩ truyền đạo người Pháp và Tây Ban Nha trong thời trị v́ của ông và đă thử giao cho Pháp một số lợi thế thương mại; nhưng các người kế nhiệm Ngài, như vua Minh Mạng (1820-41), Thiệu Trị (1841-47) và Tự Đức (1847-83), đă ngược đăi các nhà truyền giáo và đóng cửa đất nước đối với công cuộc mậu dịch của Âu Châu. Trong năm 1856, Charles de Montigny, một nhà ngoại giao Pháp, trở vê nước từ nhiệm sở của ông tại Trung Hoa, được lệnh kư kết các hiệp ước thương mại với Xiêm La và An Nam và đạt được sự bảo vệ cho các nhà truyền đạo Pháp tại An Nam. Tại Tân Gia Ba, ông nhận được lệnh ghé ngang Căm Bốt, để đáp ứng với sự ướm hỏi mà Ang Duong, nhà vua của xứ sở đó (1842-59), đă đưa ra về một sự bảo hộ của Pháp. Trong năm 1856, Montigny đă kư kết một hiệp ước với Mongkut, nhà vua Xiêm La (1851-68), và mặc dù có dừng chân tại hải cảng Kampot của Căm Bốt, ông đă không thăm viếng thủ đô hay lập một liên minh với Ang Dương, làm cho nhà vua này buồn nhiều. Ông được đón tiếp một cách tồi tệ tại Tourane (Đà nẵng) và Huế, và đă không thành công trong việc kư kết bất kỳ loại hiệp ước nào với An Nam. (1)
Trong khi An Nam tiếp tục tàn sát các nhà truyền giáo Pháp và Tây Ban Nha, Phó Đô Đốc Charles Rigault de Genouilly đă xuất hiện tại Đă Nẵng trong tháng Tám-Chín năm 1858 với một lực lượng nhỏ và đă pháo kích cùng chiếm giữ hải cảng đó. Không xem một cuộc tấn công vào Huế là có tính khả thi, ông ta chuyển hướng về phía đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông chiếm giữ Sàig̣n, trong tháng Hai năm 1859. Với lực lượng nhỏ, hiển nhiên không nhằm làm ǵ khác hơn một cuộc biểu dương, Đô Đốc Rigault đă chỉ có thể giữ được mỗi một đồn nhỏ ở Sàig̣n và kiểm soát Đà Nằng từ hải cảng, cho đến khi được kế nhiệm bởi Đề Đốc Théogene Page, trong tháng Mười Một, 1859. Ông Page được chỉ thị thương thảo một hiệp ước, [theo đó] chấp thuận sự tự do truyền báo đạo Thiên Chúa, và đạt được quyền thiết lập lănh sự tại ba hải cảng và một đại biện tại kinh đô, mà không đ̣i hỏi ǵ về lănh thổ hay khoản bồi thường nào khác. (2) Các nỗ lực tại các cuộc thương thảo th́ kéo dài và vào cuối năm đó, Page được lệnh tái nhập hạm đội tại Trung Hoa, nơi mà người Pháp và người Anh đang hợp tác trong cuộc chiến tranh đánh vào Trung Hoa. Ông di tản khỏi Đà Nẵng và để lại một toán quân đồn trú nhỏ gồm các Thủy Quân Lục Chiến Pháp và Tây Ban Nha và một số người Phi Luật Tân (Tagalogs) đến từ Manila để trấn giữ Sàig̣n. Trong tháng Ba, 1860, lực lượng này đă bị tấn công bởi một lực lượng đông đảo của An Nam, cuộc bao vây kéo dài gần một năm. Cho đến giờ phút này, có vẻ vẫn chưa có bất kỳ đ̣i hỏi nào về đất đai.
Khi ḥa b́nh sau rốt đă được kư kết với Trung Hoa vào năm 1860, một lực lượng lục và hải quân đáng kể đă được phái xuống Nam Kỳ dưới sự chỉ huy của Phó Đô Đốc Léonard Charner. Lực lượng này đă đến Sàig̣n trong tháng Hai, 1861. Gần như tức thời, Charner đă gửi một sứ giả sang Căm Bốt để mở các quan hệ thân hữu với vương quốc này. Như chúng ta đă thấy, các nỗ lực của Ang Duong nhằm đạt tới một liên minh với Pháp đă thất bại bởi các sai lầm vớ vẩn của Montigny. Người con trai của Ang Duong, Norodom (1859-1904), th́ rất thân cận với Xiêm La. Anh ta đă được nuôi nấng như một con tin tại triều đ́nh Xiêm La và được tường thuật rằng thích nói tiếng Xiêm La hơn tiếng mẹ đẻ. Khi Norodom xuất gia đi tu, giống như tất cả các bé trai phái Phật Giáo Tiểu Thừa vẫn phải làm trong một thời kỳ, Mongkut (vị vua tương lai của Xiêm La), khi đó là một nhà sư, đă là cha đỡ đầu [sư phụ] của anh ta. (3) Tuy nhiên, vào năm 1861, Norodom xem ra đă sẵn ḷng lắng nghe sự chào mời của Pháp. Charner thông báo cho anh ta hay rằng Pháp đến Nam Kỳ để ở lại và bảo đảm với anh ta về t́nh hữu nghị của người Pháp. (4) Nhưng cuộc chinh phục vùng đồng bằng diễn ra chậm chạp. Người An Nam có tổ chức giỏi giang và được lănh đạo tốt, và đă kiên cường kháng cự. Khi lănh thổ được chinh phục, Charner đă bổ nhiệm các viên chức người Pháp, mà ông đặt danh hiêu là các Giám Đốc Sự Vụ Bản Xứ (Directors of Native Affairs), để thay thế các quan lại An Nam tại các phủ và các huyện [phủ and huyện, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch](các phân hạt hành chánh gần tương đương với cấp xă (communes) và quận (arrondissements) của Pháp). Các quan lại này trung thành với Hoàng Đế Tự Đức và đă ra đi khi quản hạt của họ bị chinh phục.
Tháng Mười Một năm 1861, Charner được thay thế bởi Phó Đô Đốc Louis Bonard. Viên sĩ quan năng động và rất thông minh này đă từng có một kinh nghiệm sâu rộng tại những nơi như Algéria, Tahiti, và vùng Guiana thuộc Pháp, và đă học hỏi về nền hành chính của các xứ lệ thuộc vào các nước khác. Vào tháng Sáu, 1862, sáu tỉnh [Nam Kỳ] đă được chinh phục, và Bonard đă bổ nhiệm một bộ tổng tham mưu để cai quản các tinh này. Bộ phận này bao gồm một văn pḥng trung ương, có một pḥng thông tin về phong tục và các định chế An Nam đi kèm. Đứng đầu Văn Pḥng Các Sự Vụ Bản Xứ này, ông đă đề cử Linh Mục Théophile Le Grand de la Liraye, một nhà truyền giáo tại An Nam trong gần 20 năm, có một sự quen biết quư báu, và hiểu ngôn ngữ rành rọt. Bonard đă băi bỏ Các Chức Giám Đốc Các Sự Vụ Bản Xứ của Charner, và cố gắng tái lập chính quyền địa phương của An Nam bằng cách phục hồi các phủ và các huyện, do các người An Nam trung thành đảm trách, luôn luôn được giám thị bởi một số ít các Thanh Tra Các Sự Vụ Bản Xứ người Pháp, dưới quyền một Chánh Thanh Tra tại Sàig̣n. Trong chức vụ quan trọng này, ông đă bổ nhiệm một phụ tá của ông, Đại Úy Hải Quân Gabriel Aubaret.
Nhiệm vụ này rất khó khăn. Gần như không thể dẫn dụ được các người An Nam có uy tín trong số các đồng sự của họ ở lại và phục vụ dưới tay người Pháp. Công việc của các sĩ quan trẻ người Pháp bị trở ngại v́ không có kiến thức về phong tục và các định chế An Nam, v́ thế cần thiết lập một chính quyền được ḷng dân và thông minh. Các linh mục truyền giáo hiểu biết và có thể giảng dạy ngôn ngữ, nhưng một sự hiểu biết chính xác về các định chế và phong tục chỉ t́m thấy trong các kinh sách và bản thảo, thường viết bằng chữ Hán và chỉ có thể được tiếp cận với sự khó khăn. Hệ thống này thường bị xem là không thành công, và bị thay thế sau này; nhưng nó đă đào tạo được một nhóm tuyệt vời các nhà hành chánh, các kẻ thám hiểm, và các nhà nghiên cứu Á Châu học trẻ tuổi. Aubaret, Vial, Harmand, Philastre, Doudart de Lagrée, Garnier, Luro, Delaporte, Moura, Aymonier, Pavie – đây là một số nhân vật trong số các sĩ quan trẻ của Hải Quân Pháp đă đặt chân lên bờ biển Nam Kỳ dưới chế độ Các Đô Đốc-Thống Đốc (Admiral Governors). Các văn gia Anh Quốc và Mỹ cần khảo sát các thành quả của nhóm vô địch này trước khi kết luận – như đôi khi họ làm như thế -- rằng Pháp thiếu khả năng để cai trị các dân tộc có nền văn hóa và sự huấn luyện thấp kém hơn.
Gabriel Aubaret đă là kẻ đầu tiên trong các sĩ quan trẻ này tự trau dồi một cách hoàn hảo trong việc học hỏi ngôn ngữ và các định chế An Nam. Anh ta đă đến bờ biển Trung Hoa với tư cách một Trung Úy Hải Quân năm 1858 (5) và đă học tiếng Hán tại đó. Anh ta đă tới Nam Kỳ cùng với Đô Đốc Charner hồi đầu năm 1861, và trước cuối năm đó anh ta đă ấn hành một quyển ngữ vựng tiếng An Nam. Bản dịch của anh ta Bộ Luật An Nam gồm hai quyển (được ấn hành tại Paris năm 1865) có mang Lời Đề Tựa ghi nhật kỳ là ngày 1 Tháng Tám, 1862. Bản dịch của anh ta từ tiếng Hán quyển Lịch Sử và Sự Mô Tả Vùng Hạ Lưu Nam Kỳ (Histoire et Description de la Basse-Cochin-Chine) có ghi nhật kỳ năm 1863. Anh ta cũng ấn hành một quyển văn phạm tiếng An Nam trong năm 1864. Khi người An Nam cầu ḥa, anh ta đóng vai thông dịch viên trong các cuộc thương thuyết giữa Đô Đốc Bonard và nhà chính khách và ngoại giao vĩ đại của An Nam, ông Phan-than-Giảng [trong nguyên bản, tên lót và tên gọi bị viết sai là Than Giang, phải là Thanh Giản mới đúng chính tả, chú của người dịch].
Bản hiệp ước ngày 5 tháng Sáu năm 1862 (1) dành cho các nhà truyền giáo Pháp và Tây Ban Nha quyền được giảng đạo và hành đạo tôn giáo của họ khắp cơi An Nam, và dự liệu rằng người An Nam có thể đi theo đạo Thiên Chúa (Điều 2); (2) nhường các tỉnh Biên Ḥa, Gia Định (Sàig̣n) và Định Tường (Mỹ Tho) và đảo Côn Sơn (Poulo Condore) cho Pháp và dành cho các tàu thuyền Pháp quyền lưu hành trên sông Cửu Long và trên tất cả các phụ lưu của nó (Điều 3); (3) mở cửa các hải cảng Đà Nẵng (Tourane), Bà Lac [?Lạt] và Quảng An cho công cuộc thương mại của Pháp và Tây Ban Nha (Điều 5); và (4) dự liệu rằng An Nam phải trả một khoản bồi thường là $400,000 đô la (7) mỗi năm trong mười năm (Điều 8). Một thời kỳ là một năm được dành cho sự phê chuẩn, sau đó lễ trao đổi sự phê chuẩn sẽ diễn ra tại Huế (Điều 12). (8)
SỨ BỘ PHAN-THANH-GIẢN TẠI PARIS
VÀ CÁC QUAN ĐIỂM CỦA AUBARET, 1863-65.
Hiệp ước ngày 5 tháng Sáu, 1862 đă không được phê chuẩn, và chiến sự đă không ngừng khi, trong tháng Mười Hai, 1862, một phái đoàn An Nam đă đến Sàig̣n với phần thanh trả đầu tiên của khoản bồi thường. Họ đă đề nghị một sự tu chỉnh hiệp ước, theo đó sự cắt nhượng ba tỉnh sẽ được băi bỏ, thay vào đó là một khoản bồi thường to lớn. Lời yêu cầu này chắc hẳn không làm vui ḷng Đô Đốc Bonard, kẻ đă đưa một điều khoản liên quan đến sự cắt nhượng các tỉnh vào trong bản hiệp ước, mà không hề có các chỉ thị từ Paris và trái với sự cố vấn của Aubaret nhưng với sự chấp thuận đồng t́nh của phần lớn các sĩ quan khác tại Sàig̣n và với sự chấp thuận không công khai nhưng được hiểu ngầm của Bộ Trưởng Hải Quân, Hầu Tước Chasseloup-Laubat, và của Đô Đốc (giờ đây là Thượng Nghị Sĩ) Rigault de Genouilly. Chính v́ thế, các vấn đề đứng yên tại chỗ cho đến tháng Tư năm 1863, khi sự phê chuẩn đến từ Paris và được trao đổi tại Huế, Phó Đô Đốc Bonard quay về Paris trong cùng tháng đó để nghỉ dưỡng bệnh, giao quyền chỉ huy trong khi ông vắng mặt cho Đề Đốc Pierre de Lagrandière. Bonard mang theo ông ta một bản sao tờ hiệp ước đă được phê chuẩn. (9)
Nhưng người An Nam lấy làm bất b́nh sâu xa về sự cắt nhượng ba tỉnh. Aubaret chống lại sự cắt nhượng và đă đệ tŕnh một kế hoạch được gọi là “kế hoạch Aubaret”, sẽ chỉ dành cho Pháp thành phố Sàig̣n và cửa con sông, cùng một sự bảo hộ trên sáu tỉnh đă sẵn bị chinh phục. Tháng Mười Hai, 1863, một sứ bộ An Nam cầm đầu bởi Phan Thanh Giản rời đi Paris để nêu vấn đề lên Hoàng Đế Napoléon III. Aubaret tháp tùng phái bộ này và bênh vực kế hoạch của ḿnh trước chính phủ Pháp. Nội vụ không hoàn toàn vô vọng. Một phe đáng kể tại Pháp chống đối bất kỳ sự can thiệp nào tại các xứ sở xa xăm. Những người khác, kể cả Napoléon và nhiều bộ trưởng của ông, quan tâm sâu xa về vụ Maximilian tại Mễ Tây Cơ (Mexico), vừa phải gánh chịu một sự thất trận nghiêm trọng. Cuộc viễn chinh đó gây tổn phí một ngân khoản khổng lồ và nhiều người theo phe bành trướng nghiêng về việc đánh đổi Nam Kỳ lấy một khoản bồi thường lớn nhất mà họ có thể đ̣i được. Trong diễn văn từ trên ngai vàng hôm 6 tháng Mười Một năm 1863, Napoléon III cảm thấy cần thiết để xin lỗi về các cuộc viễn chinh xa xôi này và để giải thích rằng chúng đă không được dự liệu trước. (10) Phan-Thanh-Giản, với sự trợ giúp của Aubaret, đă thỉnh cầu nội vụ lên Hoàng Đế và đă được bảo quay trở về An Nam với lời hứa hẹn rằng bản hiệp ước sẽ được sửa đổi đúng theo các ư muốn của ông. (11) Ông về đến Sàig̣n hôm 18 tháng Ba năm 1864. (12)
Trước khi khởi hành đi Pháp, Aubaret, với tư cách Chánh Thanh Tra Các Sự Vụ Bản Xứ, có trợ lực vào việc soạn thảo hiệp ước ngày 11 tháng Tám năm 1863 với Norodom, trong đó Chế Độ Bảo Hộ của Pháp trên Căm Bốt được thừa nhận. Aubaret tán thành một chế độ bảo hộ hỗn hợp mềm mỏng của Pháp và Xiêm La trên Căm Bốt, tương tự như chế độ sau này được du nhập vào trong bản hiệp ước của ông. Chính ông là kẻ, đầu tiên và hầu như độc nhất trong số các viên chức Pháp tại Đông Dương, tán thành một sự thừa nhận lời tuyên xác của Xiêm La trên các tỉnh Battambang và Angkor. (13) Việc này gây ra một sự bất đồng giữa ông và Đô Đốc Lagrandière, và ông sớm được thay thế trong chức vụ phụ tá và Chánh Thanh Tra Các Sự Vụ Bản Xứ bởi Trung Úy Hải Quân Adrian (Henri) Rieunier, một người trẻ với các tư tưởng hoàn toàn khác biệt.
Trong khi ở Paris, Aubaret được bổ nhiệm làm Xử Lư Đại Biện ở Huế và Lănh Sự tại Vọng Các và nhận chỉ thị để thương thảo các hiệp ước ở cả hai nơi trong đó sẽ thể hiện các quan điểm của ông. Đây là một chiến thắng toàn diện cho Aubaret. Ông mang trở lại bản hiệp ước An Nam đă được sửa đổi cũng như bản hiệp ước Căm Bốt đă được phê chuẩn, là bản văn có lẽ ông đă cầm theo khi về Paris. Từ Singapore, ông đă gửi các bản hiệp ước về Sàig̣n, trong khi ít ngày sau đó ông đă lên tàu chở thư tín Entrecasteaux để đến Vọng Các nhằm chuyển giao một lá thư viết tay của Hoàng Đế [Napopléon III] gửi Quốc Vương Xiêm La. Ông đến Vọng Các hôm 14 tháng Tư năm 1864 và đă được tiếp đón với sự long trọng lớn lao bởi Quốc Vương và các quan chức trong ngày kế đó.(14) Phya Montrey Sorivong, nhà ngoại giao vĩ đại và anh em của Kralahome, lên chiếc tàu Entrecasteaux đến Sàig̣n trên đường đi Oudong, nơi ông sẽ đại diện cho Xiêm La tại buổi lễ đăng quang chính thức của Norodom lên làm Vua xứ Căm Bốt. Khi Aubaret làm xong công việc của ḿnh tại Vọng Các, ông tiếp tục sang Sàig̣n, nơi ông ta được đón tiếp rất lạnh nhạt bởi Đề Đốc de Lagrandière, giờ đây đảm nhận chức Thống Đốc Nam Kỳ.(15) Ông tiếp tục lên đường đến Huế bằng con tàu Entrecasteaux, nơi tại triều đ́nh ông được đón tiếp với sự hoan hô lớn lao và được phép cho ngồi ở bậc thang dẫn lên ngai vàng, một danh dự chưa từng được ban cho một người ngoại quốc nào trước đây.(16) Nhưng các sự thương thảo sớm bị đ́nh trệ, bởi An Nam không có tiền và đưa ra các sự phản đối về việc trả một khoản bồi thường lớn hơn. Giao tranh vẫn c̣n tiếp diễn ở một số địa điểm, và sự việc bắt đầu trở nên rơ rệt, ngay cả đối với Aubaret, rằng Vua Tự Đức đang mua thời gian, trong khi các mệnh lệnh đến từ Paris đă chỉ thị hăy đ́nh chỉ các sự thương thảo.
Hầu tước Chasseloup-Laubat, Bộ Trưởng Hải Quân, và Rigault de Genouilly tiếp tục tranh đấu cho sự sáp nhập các tỉnh, và vào cuối năm 1864, Đô Đốc Lagrandière đă phái Trung Úy Rieunier về Paris để thỉnh cầu cho lư lẽ của họ. (17) Anh trung úy này làm việc rất hiệu quả đến nỗi trong tháng Một năm 1865, sau khi nghiên cứu bản báo cáo của Bộ trưởng Hải Quân, Napoléon III đă gửi thư cho Aubaret loan báo sự từ chối dứt khoát của ông là không tán thành các đề nghị xin chuộc lại [các tỉnh đă mất] được đưa ra bởi phía An Nam. (18) Bởi thế, phe đ̣i sáp nhập sau cùng đă chiến thắng, và Pháp đă trụ lại ở Nam Kỳ. Đối với nhóm nhỏ này, và có lẽ chính yếu với Đô Đốc Lagrandière, việc đó thích ứng với sự hiện diện thường trực của Đế Quốc Pháp tại Đông Dương vào thời điểm này. Kẻ chống đối chính yếu chính sách đó, trong số các viên chức của Đông Dương, là Gabriel Aubaret, là kẻ, như được thấy, giờ đây đă thua trong cuộc đấu của ông ta tại An Nam. Hiệp ước ngày 5 tháng Sáu năm 1862 và sự sáp nhập ba tỉnh vẫn không bị thay đổi.
AUBARET VÀ HIỆP ƯỚC NGÀY 14 THÁNG TƯ NĂM 1865 VỚI XIÊM LA
Khi nhận được bản hiệp ước với Căm Bốt ngày 11 tháng Tám năm 1863 đă được phê chuẩn, Đại Úy Esnest Doudart de Lagrée, người được cử nhiệm làm Trú Sứ Pháp tại Căm Bốt, đă long trọng tuyên cáo Chế Độ Bảo Hộ Của Pháp hôm 12 tháng Tư, 1864 (hai ngày trước khi Aubaret đến Vọng Các) và cho áp dụng tức thời chế độ này. Ngày mồng 3 tháng Sáu năm 1864 được dành cho lễ đăng quang của Norodom. Một nghi thức ngoại giao được sắp xếp theo đó buổi lễ gia miện sẽ được thực hiện bởi các đại diện của Quốc Vương Xiêm La và Thống Đốc Nam Kỳ, với sự hiện diện của Trú Sứ Pháp. Như chúng ta thấy, Montrey Sorivong được phái tới từ Vọng Các cho dịp này. Đô Đốc Lagrandière đă cử Chánh Văn Pḥng của ḿnh, Đại Úy Désmoulins làm đại diện cho ông. (19)
Tất cả các nhượng bộ này đối với Xiêm La làm tức giận các viên chức Pháp tại Đông Dương, các kẻ ủng hộ bản hiệp ước với An Nam và chịu trách nhiệm về bản hiệp ước với Căm Bốt – Lagrandière, Doudart de Lagrée, Rieunier, và những người khác. Đối với họ, các lời tuyên xác của Xiêm La trong nội vụ có thể không cần xem xét đến. Nước Pháp thừa kế các quyền hạn của An Nam tại Căm Bốt, và Căm Bốt đă chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Đối với ho, Xiêm La không có dính dáng ǵ đến lễ đăng quang và không có các sự xác quyết hợp lư trên các tỉnh Battambang và Angkor, các phần đất có thể tái sáp nhập về Căm Bốt tùy ư ḿnh [tức của Pháp]. Nhóm này tố cáo Aubaret đă tŕnh bày sai lạc tại triều đ́nh Pháp về t́nh trạng thực sự tại Đông Dương, đă phóng đại các quyền hạn của Xiêm La và sự nguy hiểm nếu xúc phạm nó. (20) Xiêm La đă lợi dụng tối đa t́nh h́nh. Montrey Sorivong đă từng đến Âu Châu trong một sứ mệnh ngoại giao, đă gặp gỡ Napoléon III và có hay biết về các sự bất đồng tại triều đ́nh Pháp. Sau khi đội vương miện, trước sự ngạc nhiên của Pháp và không hề có sự dự liệu nào trong chương tŕnh, Montrey Sorivong đă đọc một văn bản, bằng tiếng Xiêm La, trong đó ông duyệt xét các quan hệ của Xiêm La với Căm Bốt và tái xác nhận các sự tuyên xác của Xiêm La trên Battambang và Angkor. (21)
Vài tuần sau đó, Đô Đốc Lagrandière và các đồng sự của ông tại Đông Dương c̣n gặp phải một sự bất ngờ khác khi họ đọc số ra ngày 20 tháng Tám, năm 1864 của tờ Straits Times ở Singapore, rằng Xiêm La đă kư kết một mật ước với Norodom hôm 1 tháng Mười Hai năm 1863, trao cho Xiêm La sự bảo hộ trên Căm Bốt, trong thực tế, tương đương với điều đă chấp thuận cho Pháp qua hiệp ước ngày 11 tháng Tám, năm 1863. Trong mật ước này, Căm Bốt được xem là nước chư hầu đối với Xiêm La và Norodom được gọi là “Phó Vương, Kinh Lược Sứ; Viceroy.” Lời tuyên nhận của Xiêm La xác định rằng Battambang và Angkor cùng lănh thổ khác của Căm Bốt thuộc quyền chiếm hữu của Xiêm La; và ngay cả các tỉnh Pursat và Kompong Svai cũng vẫn nằm trong tay của Xiêm La cho đến khi người Xiêm cảm thấy được đối xử với sự thỏa măn hoàn toàn. (22) Rơ ràng vào thời điểm này Xiêm La tùy thuộc vào sự chống đối của triều đ́nh Pháp đối với các hao tổn về sinh mạng và tiền bạc cho các cuộc mạo hiểm xa xôi như thế. Trong thực tế chắc chắn là Montrey Sorivong đă thuyết phục Norodom, hầu có thể khuyến dụ ông ta kư kết mật ước, rằng Pháp sẽ sớm lui khỏi Đông Dương. (23)
Sự công bố bản mật ước gây bối rối cho phe chủ trương sáp nhập của Pháp và đặt một luận điệu khác vào tay phe chống đôi. Để thỏa măn sự đối lập tại Paris, giờ đây cần đi đến một sự thỏa hiệp với Xiêm La hay từ bỏ chiến trường. Xiêm La phải hay biết rằng nó không thể ngăn cản Pháp thi hành chế độ bảo hộ trên Căm Bốt; nhưng xác định sự tuyên nhận của nó trên Battambang và Angkor và có hay biết về sự bất đồng quan điểm tại triều đ́nh Pháp, Xiêm La đă bảo vệ -- và lại c̣n phô trương – bản mật ước v́ trị giá mặc cả của nó tại pḥng họp chính phủ. Cái giá cho sự từ bỏ mật ước là sự thừa nhận lời tuyên xác của Xiêm La trên Battambang và Angkor. Viên thưốc đắng cay nhất đối với Đô Đốc Lagrandière và các người ủng hộ ông chính là Lănh Sự Aubaret, kẻ đă đề nghị một chế độ bảo hộ hỗn hợp trên Căm Bốt trong năm 1863 và tán thành việc thỏa măn lời tuyên xác của Xiêm La tại triều đ́nh Pháp và trong mùa đông kế đó, (24) đă được phép thảo lập một hiệp ước đúng theo các quan điểm của ông và để thỏa măn các đ̣i hỏi của Xiêm La. Và viên Lănh Sự lại không nằm dưới quyền kiểm soát của Đô Đốc-Thống Đốc Nam Kỳ.
Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng mặc dù nói chung Aubaret sẵn ḷng thừa nhận nhiều lời tuyên xác của Xiêm La trên Căm Bốt, ông ta đă thất vọng bởi điều ông xem là sự lọc lừa của bản mật ước. Sau khi nhận được các chi tiết của bản mật ước, ông đă yêu cầu, hồi cuối tháng Chín năm 1864, một sự giải thích từ Kralahome (Thủ Tướng Xiêm La). Một sự trao đổi quan điểm giữa Aubaret với Kralahome cho thấy rằng Xiêm La sẵn ḷng thực hiện các sự thay đổi trong mật ước. Aubaret đă báo cáo về Paris hôm 5 tháng Mười năm 1864 và trong tháng Một, năm 1865 ông nhận được các chỉ thị bổ túc cho phép ông thương thảo với Xiêm La về sự băi bỏ bản mật ước. (25)
Trong tháng Tư, năm 1865 Lănh Sự Aubaret – kẻ cũng kiêm nhiệm chức Xử Lư Đại Biện tại Huế -- đă quay trở lại Vọng Các để tái lập các cuộc điều đ́nh. Ông có vẻ đă từ Sàig̣n đi ngược gịng trên con tàu vũ trang Mitraille, đă đến nơi hôm 9 tháng Tư. (26) Vào ngày 14 tháng Tư, ông kư kết một bản hiệp ước với Phya Sorivong. (27) Như chúng ta sẽ thấy sau này, đă có một sự nhầm lẫn lớn lao trong đầu óc của một số tác giả Hoa Kỳ viết về đề tài này.(28) Bản hiệp ước này không được t́m thấy trong bất kỳ sưu tập tài liệu nào, bởi v́ nó không bao giờ được phê chuẩn bởi chính phủ Pháp và chính v́ thế, chưa bao giờ được mang ra thi hành. Các điều khoản của nó, như được tŕnh bày bởi Đại tá Bernard, như sau (theo bản dịch của tác giả bài viết này): (29)
Điều I: Quốc Vương Xiêm La thừa nhận và xác định một cách long trọng sự Bảo Hộ của Hoàng Đế nước Pháp trên vương quốc Căm Bốt.
Điều II: Hiệp ước được kư kết hồi tháng Mười Hai năm 1863 giữa Quốc Vương Xiêm La và Nhà Vua Căm Bốt được tuyên bố là bị hủy bỏ và không có giá trị, và chính phủ Xiêm La sẽ không dẫn chứng nó trong tương lai dưới bất kỳ t́nh huống nào.
Điều III: Hoàng Đế nước Pháp, mong muốn rằng vương quốc Căm Bốt sẽ phải được tự do và độc lập trong tương lai và giải kết khỏi mọi quy chế chư hầu, cam kết sẽ không chiếm giữ đất đai của vương quốc này để sáp nhập vào phần sở hữu của Pháp tại Nam Kỳ.
Điều IV: Các biên giới của các tỉnh Battambang và Angkor, cũng như các biên giới miền Lào thuộc Xiêm giáp ranh Căm Bốt, được chấp nhận và thừa nhận bởi Pháp như chúng hiện có vào ngày kư kết sự dàn xếp này. Sự phân ranh xác thực các biên giới này sẽ được thực hiện, với sự trợ giúp của các bảng đánh dấu và cột mốc, bởi một ủy hội các viên chức Xiêm La và Căm Bốt dưới sự giám sát của các sĩ quan Pháp. Sự phân ranh này có một mục đích đặc biệt là nhằm ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập quấy nhiễu của người Căm Bốt vào lănh thổ Xiêm La hay của người Xiêm La vào lănh thổ Căm Bốt.
Điều V: Vương quốc Căm Bốt được thừa nhận là tự do và độc lập. Vương quốc này không phải chịu dưới bất kỳ quyền bá chủ nào và do đó nằm giữa các phần đất sở hữu của Pháp một bên và vương quốc Xiêm La phía bên kia.
Tuy nhiên, và trong sự cứu xét đến các phong tục cổ truyền, Nhà Vua Căm Bốt sẽ có quyền bày tỏ ḷng tôn phục đối với Quốc Vương Xiêm La cùng lúc như đối với Hoàng Đế nước Pháp, nhưng điều cần phải được thông suốt rằng sự tôn sùng này chỉ là một biểu hiệu của ḷng kính trọng, không ảnh hưởng bất kỳ cách nào đến nền độc lập trọn vẹn của Căm Bốt.
Nếu Nhà Vua Căm Bốt mong muốn, như trong quá khứ, gửi các tặng phẩm lên Quốc Vương Xiêm La, chính phủ Pháp sẽ không xen vào bất kỳ trở ngại nào. Chính phủ này sẽ không chống đối trong bất kỳ phương cách nào các quan hệ thân hữu mà Căm Bốt có thể mong ước đem ra đối đăi với Xiêm La.
Điều VI: Các ḥang tử Căm Bốt quen cư trú tại vương quốc Xiêm La, chính phủ Pháp sẽ không ngăn cản điều này trong tương lai; và nếu các hoàng tử này muốn sống trong lănh thổ Pháp, chính phủ Xiêm La sẽ không chống lại điều này trong bất kỳ phương cách nào.
Điều VII: Chính phủ Pháp cam kết sẽ khiến cho Căm Bốt phải tôn trọng mọi mục khoản chứa đựng trong các điều khác nhau của bản thỏa thuận này.
Như nhiều người dễ dàng nhận thấy, bản hiệp ước này mang các dấu ấn của tư tưởng của Lănh Sự Aubaret. Xiêm La thừa nhận chế độ Bảo Hộ Pháp trên Căm Bốt và tuyên bố bản mật ước của nó bị hủy bỏ và vô hiệu. Đổi lại, Pháp chấp thuận sự tuyên xác của Xiêm La, không chỉ trên Battambang và Angkor, mà c̣n đối với tất cả các lănh địa khác mà Xiêm La đă chiếm đoạt từ Căm Bốt và Lào – Mlu Prey, Tonlé Repu, Stung Treng, và “miền Lào thuộc Xiêm La” – ngay cả, ít nhất trong tạm thời, các tỉnh Pursat và Kompong Svai, phần mà Xiêm La chưa bao giờ chiếm giữ trước đó, (30) nhưng Norodom đă dâng hiến cho sư phụ cũ của ông ta, nếu Mongkut sẽ bảo vệ cho phần lănh thổ c̣n lại của ông ta chống lại người An Nam và người Pháp. (31) Mongkut hiển nhên là không thể làm tṛn lời hứa này và thay vào đó cố t́m cách giữ nó, giờ đây ông ta đang cướp đoạt người bạn của ông ta một cách đầy xảo quyệt một phần đất lớn từ lănh thổ đó như một khoản tưởng thưởng cho việc thừa nhận quyền bá chủ của Pháp trên phần lănh thổ c̣n lại.
Hơn thế nữa, sau khi xác định Chế Độ Bảo Hộ của Pháp trên Căm Bốt, bản hiệp ước đà tiến hành sự tiêu hủy nó (1) bằng cách tuyên bố Căm Bốt được tự do và độc lập (Điều V), và (2) bằng cách cho phép Xiêm La (a) được nhận sự tôn phục của Căm Bốt (Điều V) và (b) tiếp tục giữ các hoàng tử của Căm Bốt làm con tin (Điều VI). Thật khó để nh́n thấy lư do tại sao một đại diện của một cường quốc Âu Châu, có thể áp đặt theo ư muốn của ḿnh, lại thảo lập ra một hiêp ược một chiều như thế, chống lại các quyền lợi hiển nhiên của chủ nhân ông, kể cả việc bỏ rơi các quyền lợi của kẻ được bảo trợ, để nghiêng về các quyền lợi của đối thủ của nó. Câu trả lời được t́m thấy nơi các ư tưởng cá nhân của Aubaret, được hậu thuẫn bởi sự đối lập của phe chống bành trướng tại Paris và có thể, đến một số mức độ nào đó, bởi nỗi lo sợ về các sự rắc rối với Anh Quốc.
SỰ TIẾP NHẬN “HIỆP ƯỚC AUBARET”
“Hiệp ước Aubaret” nổi tiếng như thế, hiếm khi được trích dẫn hay đọc tới, và xuất hiện nơi đây, với sự tin tưởng rằng đây là lần đầu tiên trong một ấn phẩm bằng Anh ngữ tại Hoa Kỳ. Landon nói rằng nó được phê chuẩn trong năm 1867. (32) Như sẽ được nhận thấy sau này, “hiệp ước Aubaret” đă không bao giờ được phê chuẩn, và đă bị thay thế bởi hiệp ước năm 1867, vốn được thương thảo tại Paris và được kư kết bởi Hầu Tước de Moustier về phía Pháp và hai sứ giả Xiêm La về phía Xiêm La. V́ thế, khó có thể nh́n thấy là chỉ với sự xuất hiện của chiến thuyền vũ trang Mitraille của Pháp trong tháng Tư năm 1865 lại đă “cưỡng bách” hay “khuyến dụ” được các nhà ngoại giao Xiêm La tại Paris kư kết vào một hiệp ước trong năm 1867, như Landon xem ra muốn bắn tin. (33) Bốn điều khoản Landon trích dẫn, nhưng không xác định từ bản hiệp ước nào mà chúng đă được rút ra, ngoài việc gọi đó là “bản hiệp ước mới’ mà không đưa ra nguồn gốc tin tức, th́ không phải đến từ “hiệp ước Aubaret” và chính v́ thế chỉ có thể liên kết một cách lung mung với sự xuất hiện của một chiếc thuyền vũ trang của Pháp tại Vọng Các hồi tháng Tư 1865.
Vua và các quan chức Xiêm không có vẻ phản đối bản “hiệp ước Aubaret.” Nó rất có lợi cho họ, và các quan hệ chính thức cho đến thời điểm đó giữa Pháp và Xiêm La xem ra không thiếu sự mật thiết. Sự sử dụng một chiếc thuyền vũ trang nhỏ để chuyên chở một viên chức không có ǵ phải kinh hoàng hay khác thường tại một vùng và ở một thời kỳ khi mà sự lưu thông hành khách thường lệ c̣n bị hạn chế, (34) và một cuộc thăm viếng của một chiếc tàu vũ trang không có ǵ phải báo động trừ khi được kèm theo bằng các sự đe dọa. Nhưng người Anh, mà ảnh hưởng đương gia tăng tại triều đ́nh Xiêm La, đă khai thác tối đa những ǵ họ có thể làm được từ sự vụ. Từ Montigny đến Aubaret, nước Pháp chỉ được đại diện một cách yếu kém tại Vọng Các, và ảnh hưởng của họ theo đó cũng suy giảm. Mặt kia, người Anh đă mở rộng ảnh hưởng của họ một cách lớn lao.(35) Ngoài ra, một cách tổng quát, họ được đại diện vững mạnh tại Vọng Các. Ngài (Sir) John Bowring, người đă thương thảo hiệp ước Anh Quốc năm 1855, giờ đây là một thứ đại sứ lưu động cho Xiêm La tại Âu Châu, và bà Anna Leonowens, một quả phụ Anh trẻ tuổi tại Singapore, kẻ làm cô giáo của các con của Quốc Vương Mongkut, đôi khi cũng phục vụ như thư kư cho Quốc Vương phụ trách thư từ với Âu Châu của ông. Một nhà truyền giáo y sĩ Hoa Kỳ, Dan Beach Bradley, là một trong các bác sĩ của Quốc Vương và vừa khởi sự cho ra một trong những tờ báo đầu tiên tại Xiêm La. Cả bà Leonowens và Bác Sĩ Bradley có vẻ là rất chống Pháp và, cùng với Lănh Sự Anh, ông Knox cũng như Kralahome (kẻ gặp khó khăn với Pháp tại Căm Bốt và chịu trách nhiệm về bản mật ước) đă t́m mọi cơ hội để làm mất uy tín Pháp.
Những người này đă khởi sự công kích Aubaret ngay từ trước khi bản hiệp ước được lập ra, và khi các điều khoản của nó được giả định phải giữ kín. Không có điều nào trong các bài viết của bà Leonowens, Bác Sĩ Bradley, hay bất kỳ ai trong số người theo họ cho thấy rằng bất kỳ người nào trong họ lại có được sự hiểu biết sâu sắc nhỏ nhoi nhất về tính khi thực sự của Aubaret hay nhiệm vụ thực sự của ông ta tại Vọng Các. Vào ngày 9 tháng Tư năm 1865, ông Bradley có ghi trong nhật kư của ông như sau: “Chiến thuyền Pháp Mistraille (Sic: giữ nguyên theo nguyên văn) đến nơi vào buổi sáng đúng là đă tạo ra một sự hoảng loạn bởi nó đến để cưỡng ép (compel) Chính Phủ Xiêm La phải băi bỏ hiệp ước mới nhất của họ với nhà vua Căm Bốt” (36) (chữ viết nghiêng là của tác giả). Bản hiệp ước Aubaret tức thời xuất hiện trên tờ báo mới được ấn hành gần đấy của Bradley, với một số nhận xét chê bai khiến cho một Aubaret nhạy cảm và tỉ mẩn tức thời phản đối với Quốc Vương Mongkut. (37) Việc này xem ra đă khởi đầu cho chiến dịch lăng mạ Aubaret, được tiếp tục trên tờ báo của Bradley và trong các bài viết của bà Leonowens (38) và mới được làm sống lại hồi gần đây bởi các tác giả Kenneth P. Landon và Margaret Landon, (39) nhưng trong đó xem ra chỉ có ít bằng chứng về sự tham gia của Xiêm La lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng khi Aubaret khởi hành về Pháp sau cuộc điều đ́nh cho bản hiệp ước, một “tập tài liệu chê bai ông ta đă được lưu hành dưới nhan đề “một thông tri liên quan đến tư cách của ông G. Aubaret, lănh sự của Hoàng Đế Oai Nghiêm của nước Pháp tại Vọng Các.” Tác giả tài liệu này được quy kết, bởi viên quyền lănh sự Pháp, cho nhóm thân Anh Quốc của Thủ Tướng Xiêm La và đă đổ lỗi việc xúi dục ấn hành nó cho viên lănh sự Anh Quốc.” (40) Trong thực tế, tất cả các cáo buộc chống lại Aubaret đều có thể truy nguyên đến Thủ Tướng Xiêm La hay phe Anh Quốc, hay ít nhất được xác quyết như thế bởi người Pháp, và xem ra có vẻ đúng như vậy. Các động lực của Kralahome có vẻ nhằm làm người Pháp mệt mỏi bằng cách kéo dài các cuộc thương thảo và bằng cách lợi dụng phe ở Paris chống đối sự bành trướng tại Đông Dương, cho đến khi người Pháp hoàn toàn rút ra khỏi bán đảo. Thoạt tiên điều này xem ra không phải là hoàn toàn vô lư. (41) Đương nhiên là phe Anh Quốc có trợ giúp với sự tuyên truyền của họ.
Bản hiệp ước dự phóng này được kư kết bởi Aubaret và Phya Sorivong và được gửi về Paris để xin phê chuẩn. Aubaret cũng quay trở về Paris. Khi tin tức lọt về Sàig̣n, nó đă tạo ra một sự náo động. Lagrandière và Doudart de Lagrée, không được tham khảo và ngay cả không được thông tin trước, lấy làm giận dữ. Đối với họ, sự bảo hộ của Pháp là một sự đă rồi: fait accompli, và sự thu hồi chung cuộc “các tỉnh đă mất” là một điều chắc chắn.(42) Họ không thấy có sự cần thiết về một hiệp ước bất cứ loại gi với Xiêm La cả.
Vào đầu năm 1866, Doudart de Lagrée đă thảo một báo cáo về Bộ Hải Quân,(43) trong đó ông đă đưa ra một sự phác họa lịch sử các sự thay đổi về lănh thổ, trái với dự án của Aubaret và để phúc đáp văn thư của Montrey Sorivong nguyên đă được đọc trong buổi lễ đăng quang của Norodom (xem các chú thích số 20 và 21 ở trên). Lănh thổ tranh chấp rơi vào một vài nhóm, mỗi nhóm có một lịch sử khác nhau: (1) Battambang và Angkor đă được ban cấp khoảng năm 1795 làm lănh địa của một vị thượng thư Căm Bốt tên là Ben, kẻ sau đó chạy theo Xiêm La. Nó đă được cai trị như một thái ấp bởi gia tộc ông Ben, theo luật lệ và phong tục Căm Bốt, và luôn luôn được giải quyết một cách hầu như chuyên độc bởi người Căm Bốt; (2) Các tỉnh Mlu Prey, Tonlé Repu, Stung Treng và Basak, miền đông bắc Căm Bốt, đă bị chinh phục bởi người Xiêm La do hậu quả của sự phản kháng của các tổng đốc của chúng, trong thời khoảng 1810-15. Vùng này là chiếc nôi của dân tộc Khmer và được cư trú bởi người Căm Bốt, với một dân tộc bản xứ đáng kể là sắc dân Kha (gịng Indonesian), trên vùng núi đồi, và với số dân Lào khá lớn, mới tràn xuống từ phương bắc hồi gần đó. (3) Pursat và Kompong Svai là cái giá đ̣i của Xiêm La cho việc lập lại ngôi vua cho Norodom sau khi người anh em tên Votha đă đánh đuổi Norodom ra khỏi nước trong thời khoảng 1861-62. Kompong Svai nằm phia đông tỉnh Angkor, thuộc miền bắc Biển Hồ. Pursat nằm phía đông tỉnh Battambang, thuộc phía nam, gần với Oudong. Chúng được cai quản xuyên qua hai tỉnh đó, và v́ thế, là các điểm phản bác đối với Điều IV bản hiệp ước Aubaret (thừa nhận các ranh giới “như chúng hiện hữu vào ngày kư kết”) bởi các viên chức Pháp tại Đông Dương là các kẻ am hiểu t́nh h́nh. (44)
Ư nghĩa nhóm chữ “miền Lào thuộc Xiêm La (Lào-Xiêm): Siamese Laos” trong hiệp ước Aubaret th́ khó hiểu. Vương quốc Lào cổ xưa tại Lan Chang (1353-1707) đă bị chia cắt, vào năm 1707, thành Luang Prabang và Vientian (Vạn Tượng). Xiêm La đă chinh phục Vạn Tượng trong các năm 1827-32 và đă di tản phần lớn cư dân ở phía đông gịng sông về giam giữ bên bờ phía tây, giờ đây được gọi là vùng Lào-Xiêm, hay về vùng thung lũng sông Ménam, vùng gần như không có người cư ngụ ngoại trừ sắc dân Kha sống trên đồi núi. Không vùng nào trong lănh thổ này lại có bao giờ được cư trú bởi người Xiêm La, và chỉ có vùng tây nam của nó là được sáp nhập thành một phần của Xiêm La, hay được đặt dưới luật lệ hay chính quyền Xiêm La. (45) Sự đề cập đến Chieng-Mai như vùng Lào-Xiêm, như Thomson (46) cho biết là Aubaret đă làm trong khi thương thảo, biểu lộ sự nhầm lẫn trong đầu óc của họ trong chủ điểm này, bởi Chieng Mai đă là kinh đô của vương quốc sắc dân Yun cổ xưa tại Lan-na, vùng đất không kề cận và, do đó, không phải là miền “Lào-Xiêm” được bao trùm bởi hiệp ước. Trong thực tế, Lan-na là vùng duy nhất thuộc Xiêm La chưa bao giờ nằm dưới sự cai trị của Khmer và người Căm Bốt cũng chưa từng bao giờ đưa ra bất kỳ sự tuyên nhận nào. Mặc dù người Xiêm gọi, hay quen gọi, vùng này là Tây Lào, và gọi các cư dân là người Lào, sắc dân Yun không phải là người Lào chính tông, đúng hơn pha lẫn nhiều với các sắc dân Lawa, Karen và Mon vốn là sắc dân đă có một vương quốc tại đó – tên gọi là Haripunjai (47) – từ lâu trước khi lănh thổ bị chiếm đóng và chinh phục, trước tiên bởi sắc dân Tai [tên giống dân bằng Anh ngữ, trong dó gồm các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Choang v.v…, có khu vực sinh sống trải từ miền nam nước Trung Hoa xuống tới các nước Thái lan, Miến Điện, Lào và Bắc Việt, chú của người dịch] từ vùng thượng lưu sông Cửu Long và sau này bởi người Lào chính tông. (48)
Bộ Ngoại Giao Pháp đă nhận được bản hiệp ước Aubaret và tờ báo cáo của Doudart de Lagrée và đă nghe các lập luận của cả đôi bên. Mặc dù Aubaret đă biện hộ cho sự sử dụng từ ngữ “miền Lào thuộc Xiêm (Lào-Xiêm), Bộ Ngoại Giao Pháp đă bác bỏ bản hiệp ước (Bernard cho biết chính yếu là v́ nó đă không hiểu nhóm chữ “Lào thuộc Xiêm La” là ǵ) (49) và đă chỉ thị Aubaret tái lập các sự thương thảo. Aubaret trở lại Vọng Các hồi tháng Sáu năm 1866 và một lần nữa đặt vấn đề với Kralahome và người anh em của ông ta; nhưng phe thân Anh Quốc, trong đó phải kể đến Bác Sĩ Bradley, đă rất tích cực chống lại Pháp và đă dựng lên một sự chống đối đáng kể đối với Aubaret. Lợi dụng t́nh trạng này, chính phủ Xiêm La đă yêu cầu rằng các cuộc điều đ́nh phải được chuyển về Paris. (50) Montrey Sorivong có hay biết tại Paris về sự bất đồng ư kiến trong triều đ́nh Pháp và đă dạy cho người Xiêm La chơi tṛ chính trị của chính người Pháp.
Như chúng ta nhận thấy, Xiêm La không bị cưỡng bách từ bỏ mật ước với Căm Bốt. Đúng hơn, Aubaret đă đến nơi đó đúng theo các ư muốn riêng của ông và để thỏa măn phe đối lập tại Paris, và, sau khi đến, ông nhận thấy ông phải đạt được sự hủy bỏ một hiệp ước (mà hiệu lực c̣n là một việc đáng nghi ngờ) với giá trả rất cao của việc hậu thuẫn cho sự tuyên xác của Xiêm La không chỉ đối với các tỉnh Battambang và Angkor và các tỉnh vùng đông bắc, cùng miền Lào thuộc Xiêm La” (đối với tất cả vùng đất này, sự tuyên xác của Xiêm La rất đuối lư), mà c̣n vươn đến cả Pursat và Kompong Svai (vùng khi đó là một phần kết hợp của Căm Bốt và chưa bao giờ được tuyên nhận bởi Xiêm La). Hiệp ước Aubaret ngày 14 tháng Tư năm 1865 đă thiên vị Xiêm La quá mức đến nỗi Bộ Ngoại Giao Pháp đă không đệ tŕnh nó để xin phê chuẩn. Bác Sĩ Bradley, kẻ được giả định là đă đưa ra một sự ghi nhận trên tờ báo của ông vào lúc sự việc xảy ra, có thể được thứ lỗi về việc nghĩ rằng chiếc tàu Mitraille đến để “cưỡng bách” chính phủ Xiêm La phải bỏ rơi hiệp ước Căm Bốt, nhưng Landon, kẻ viết 76 năm sau, phải hay biết rằng nó đă không “bắt buộc” chính phủ Xiêm La phải làm điều ǵ đó, bởi hiệp ước Aubaret chưa bao giờ được phê chuẩn. Hiệp ước theo đó Xiêm La hủy bỏ mật ước của nó với Căm Bốt đă được, theo lời yêu cầu của Xiêm La, thương thảo và kư kết tại Paris. Giá trả cho Xiêm La về việc từ bỏ hiệp ước th́ thấp hơn nhiều so với giá đề nghị trong bản hiệp ước Aubaret, như có thể nhận thấy khi so sánh hai tài liệu, nhưng vẫn c̣n quá cao một cách lố bịch.
HIỆP ƯỚC NGÀY 15 THÁNG BẨY NĂM 1867
Sau một số cuộc thương thảo, một hiệp ước mới đă được kư kết tại Paris vào ngày 15 tháng Bẩy, năm 1867, bởi Hầu Tước Marquis Léonel de Moustier, Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp và hai đại sứ Xiêm La. (51) Xiêm La nh́n nhận sự Bảo Hộ của Pháp trên Căm Bốt và hủy bỏ mật ước của nó kư ngày 1 tháng Mười Hai năm 1863. Pháp nh́n nhận chủ quyền của Xiêm La đối với Battambang và Angkor, bỏ đi mục dễ bị dị nghị trong Điều IV bản hiệp ước Aubaret và chỉ đơn giản dự liệu việc phân ranh chúng cũng như ranh giới của “các tỉnh khác của Xiêm La kề cận với Căm Bốt như chúng được nh́n nhận trong thời đại chúng ta.” Xiêm La từ khước mọi cống phẩm, hay các dấu hiệu khác của t́nh trạng chư hầu của Căm Bốt, và khoản mơ hồ trong hiệp ước Aubaret về sự tự do và nền độc lập của Căm Bốt (trong thực tế hủy bỏ Chế Độ Bảo Hộ Pháp) bị gạch bỏ. Pháp bảo đảm sự tôn trọng của Căm Bốt đối với hiệp ước. Có một số điều khỏan không t́m thấy trong bản hiệp ước Aubaret. Sông Cửu Long, và tất cả mọi phụ lưu của nó trong lănh thổ Xiêm La được mở ngỏ cho sự hải hành của các tàu thuyền của Pháp. Tự do lưu thông và mậu dịch sẽ có tính chất hỗ tương. Người Căm Bốt tại Xiêm La sẽ phải chịu thẩm quyền tài phán của xứ sở đó, và ngược lại. Hiệp ước này như thế, ít thuận lợi hơn cho Xiêm La so với hiệp ước Aubaret, vốn hủy bỏ Chế Độ Bảo Hộ của Pháp trên Căm Bốt (và cùng một lúc lại xác định nó) và tuyên bố Căm Bốt th́ tự do và độc lập (trong khi cùng lúc xác định sự lệ thuộc của nó với cả Pháp và Xiêm la).
Đúng thế, bản hiệp ước ngày 15 tháng Bẩy năm 1867 là một sự thỏa thuận man trá, và Aubaret có lẽ phải chịu trách nhiệm chính yếu cho sự phản bội của nó; bởi các phần có thể bị dị nghị xuất hiện trước tiên trong bản hiệp ước ngày 14 tháng Tư, năm 1865, được điều đ́nh bởi ông ta, và được thừa nhận sau đó bởi hiệp ước ngày 15 tháng Bẩy năm 1867, và chỉ một ḿnh ông ta trong toàn thể các viên chức Pháp nổi bật tại Đông Dương là biện hộ cho chúng. Nhưng sự bội bạc không phải là sự chiếm đoạt Xiêm La bởi nước Pháp, như Landon và các tác giả khác cố làm chúng ta tin theo, mà là sự thông đồng cướp bóc bởi Pháp và Xiêm La trên Căm Bốt [đúng ra có nghĩa trên Việt Nam, bởi Căm Bốt đă được sáp nhập hẳn vào Việt Nam bởi vua Minh Mạng, khoảng 30 năm trước khi có sự xâm lăng của Pháp vào Nam Kỳ, chú của người dịch, (xem thêm các bài dịch khác về Căm Bốt hay Trấn Tây đă đăng tải)]. Ngay cả Norodom, kẻ trong năm 1862 đă đồng ư giao các tỉnh này và các vùng đất khác cho Xiêm La để đổi lấy sự trợ giúp của Xiêm La nhằm bảo vệ ông chống lại nước Pháp, giờ đây đă phản đối sự điều đ́nh phản phúc theo đó Xiêm La có nhận được một bằng khóan được bảo đảm đối với phần lănh thổ hoàn toàn thuộc về Căm Bốt tức hai tỉnh Battambang và Angkor, nhằm đền đáp cho sự thừa nhận của Xiêm La đối với Chế Độ Bảo Hộ của Pháp trên phần đất c̣n lại của Căm Bốt (52), một sự bảo hộ đă được áp dụng trọn vẹn trong hơn ba năm mà không có sự thừa nhận của Xiêm La. Căm Bốt, chứ không phải Xiêm La, đă là nạn nhân của bản hiệp ước ngày 15 tháng Bẩy năm 1867. Xiêm La đă là kẻ đắc lợi chính yếu./- [Các kết luận này bị dị nghị bởi các nhà nghiên cứu hiện đai, chẳng hạn như Dennis Duncanson, trong bài viết nhan đề “Cambodia – an elusive nationahood”, ấn hành trong năm 2001, chú của người dịch]/-
___
CHÚ THÍCH:
1. Charles Meyniard, Le second empire en Indo-Chine (Paris, 1881), các trang 353-447; Prosper Cultru, Histoire de la Cochinchine francaise des origins à 1883 (Paris, 1910), các trang 55-56; R. Stanley Thomson (Far Eastern quarterly, 4 [August 1945], 313-18) có viết một bài tường thuật đầy đủ về các cuộc thương thảo bất thành của Montigny với Căm Bốt.
2. Henri Galos, “L’expédition de Cochin Chine et la politique francaise dans l’Extrême-Orient,” Revue des deux mondes (March 1, 1864), 179-80; Albert Septans, Les commencements de l’Indochine francaise (Paris, 1887), trang 147.
3. Septans, đă dẫn trên, trang 181; Paulin Vial, Les premières années de la Cochinchine, colonie francaise (Paris, 1878), quyển 1, trang 240.
4. Septans, đă dẫn trên, các trang 155-56.
5. Antoine Brébion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale ancienne et moderne de l’Indochine francaise (Paris, 1935).
6. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, trang 188.
7. Đồng đô la được tính tương đương với 72 phần trăm của một lượng (Điều 8).
8. Lucien de Reinach, Receuil des traités conclus par la France en Extrême-Orient (Paris, 1902), quyển 1, các trang 94-98; Alfred Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam (Saigon, 1906), các trang 441-46.
9. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 191-214.
10. Cultru, đă dẫn trên, các trang 91-92; Schreiner, đă dẫn trên, các trang 261-64.
11. Septans, đă dẫn trên, trang 182.
12. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, trang 255.
13. Điều này được thể hiện bỏi hiệp ước mà ông thảo ra, là sự thừa nhận đầu tiên của Pháp đối với sự tuyên xác của Xiêm La trên các tỉnh Battambang và Angkor. Thomson (đă dẫn trên, trang 335) nói rằng Aubart được ủy nhiệm gắng hết sức để xoa dịu Xiêm La.
14. Vial, đă dẫn trên, các trang 291-94; tờ Le courier de Saigon ngày June 10, 1864 có một bài tường thuật dài về sự tiếp đón này.
15. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 255-60; Cultru, đă dẫn trên, trang 85.
16. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, trang 282.
17. H. Abel [Rieunier], La question de Cochinchine au point de vue des interest francaise (Paris, 1864).
18. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, trang 356.
19. Thomson (đă dẫn trên, trang 338) nói rằng Aubaret đă đề nghị lễ đăng quang hỗn hợp.
20. A. de Villemereuil, Explorations et missions de Doudart de Lagrée: extraits de sus [?] manuscripts (Paris, 1883). Lagrée (các trang 443-49) nhấn mạnh rằng Xiêm La có sự tuyên xác không chính đáng trên Battambang và Angkor hay bất kỳ phần lănh thổ nào khác mà nó đă chiếm đoạt từ Căm Bốt và đă trích dẫn mật ước cùng các hành vi khác như các nỗ lực để biến các sự tuyên xác của họ thành sự đă rồi: faits accomplis. Cultru (đă dẫn trên, trang 110), quảng diễn một lời phàn nàn của Lagrandière, nghi ngờ Aubaret mong muốn Paris từ bỏ toàn bộ Căm Bốt, như ông ta muốn đối với các tỉnh của An Nam.
21. Villemereuil, đă dẫn trên, các trang 112-14. Thomson (đă dẫn trên, trang 340) nói, mà không xác định [nguồn tin] thẩm quyền cho lời phát biểu của ông, rằng “bài diễn văn mà sứ giả Xiêm La [ông này đọc một văn bản] dễ dàng được chấp nhận đối với Pháp bởi nó không nêu lên các sự phản bác gây bất tiện nào.” Doudart de Lagrée, kẻ hiện diện ở đó, nói rằng điều đó làm ngạc nhiên người Pháp, và bài diễn văn bằng tiếng Xiêm La, họ không hiểu ǵ cả. Sau này, Lagrée có viết một văn thư dài (hiển nhiên là một báo cáo lên thượng cấp của ông) đề ngày 8 tháng Một, năm 1866 (xem trang 135 [trong nguyên bản] dưới đây). Cả hai văn thư trên đă được tŕnh bày chi tiết trong tác phẩm của Villemereuil (các trang 112-14, 443-49). Một cách rơ ràng, văn thư dài của Lagrée (xem chú thích số 20), chứa đựng một sự phủ nhận công khai và quả quyết gần như mọi điểm trong bài diễn văn dài của Montrey Sovirong, là một sự bác bỏ toàn bộ sự mô tả của tác giả Thomson. Henri Froidevaux, “Les origins du protectorat francais du Cambodge,” Bulletin mensuel du comité de l’Asie francaise (1906), 109, trích dẫn Vial (quyển 1, các trang 273-74) và báo Courrier de Saigon, sô ra ngày 25 tháng Sáu, 1864, có thông tín viên hiện diện ở đó, nói rằng bài diễn văn th́ hoàn toàn bất ngờ, và rằng không người Pháp nào có mặt hiểu được ngôn ngữ hay tầm quan trọng của nó.
22. Fernan Bernard, À l’école des diplomats: la perte et le retour d’Angkor (Paris, 1933), các trang 44-45; Thomson, Far Eastern quarterly, 5 (Nov. 1945), các trang 28-31. Bản hiệp ước được ghi lại trong tác phẩm của Villemereuil, đă dẫn trên, các trang 95-101.
23. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 260-61; Adhémard Leclere, L’histoire de Cambodge (Paris, 1913), trang 454, có nói: “Niềm tin của mọi dân tộc Đông Dương, trong thực tế, là Pháp sẽ không giữ vùng đất đă chinh phục của nó và các đại biểu Xiêm La không bao giờ ngừng lập lại điều này ở mọi âm độ với Nhà Vua Căm Bốt.” Theo Thomson (đă dẫn trên, trang 30), Chasseloup-Laubat “đă đổ lỗi v́ có cuộc thương thảo về việc hoàn trả các tỉnh đă chinh phục được [của An Nam] cho hiệp ước này.”
24. Bản hiệp ước của Aubaret năm 1865 với Xiêm La có ư nghĩa trong thực tế một sự bảo hộ hỗn hợp. Theo Cultru (trang 110), Lagrandière trong thực tế tố cáo Aubaret về việc bỏ rơi Battambang và Angkor cho Xiêm La tại Paris, điều mà ông ta đă làm sau này trong bản hiệp ước của ông.
25. R. Stanley Thomson, “Siam and France 1863-1870”, Far Eastern quarterly, 5 (November 1945), các trang 28-31.
26. Như được nêu ra bởi Thomson (đă dẫn trên, các trang 28-29, các cước chú) thư từ trao đổi giữa Aubaret và Kralahome được chấm dứt với điện văn của Aubaret gửi về Paris hôm 5 tháng Mười năm 1864. Nó đă không được tái lập cho măi đến ngày 10 tháng Tư năm 1865 (Thomson, đă dẫn trên, trang 31, chú thích số 20), một ngày sau khi chiến hạm Mitraille đến Vọng Các. (Theo Tiến Sĩ Bradley chiếc tàu đến Vọng Các hôm 9 tháng Tư. Xem G.H. Fetus, biên tập, Abstract of the Journal of Dr. Dan Beach Bradley [Cleveland, 1936], trang 244). Chiếc thuyền vũ trang nhỏ này hiển nhiên được đặt dưới sử khiển dụng của Aubaret cho các mục đích sau: bởi nó c̣n ngược gịng lên từ Sàig̣n, cùng với chiếc tàu chở thư Entrecasteaux, trong khi Aubaret trao cho các Quốc Vương Xiêm La sắc phong huy chương Danh Dự Bội Tinh (Legion of Honor) vào ngày 29 tháng Sáu, 1865, và nhân dịp đó, đă chuyên chở em trai của Norodom, tên là Sisowath, về Sàig̣n (Septans, đă dẫn trên, trang 189; Vial, đă dẫn trên, quyển 2, các trang 18-20). Tàu này đă quay trở lại và chở Aubaret đến Sàig̣n hôm 10 tháng Chín, 1865, khi ông khởi hành về Âu Châu (Vial, đă dẫn trên, quyển 2, trang 29). [Đọan này trong nguyên bản viết lủng củng, không rành mạch nên không rơ nghĩa, xin đọc lại tài liệu gốc nếu cần, chú của người dịch].
27. Bernard, đă dẫn trên, trang 50.
28. Kenneth F. Landon, “Thailand’s quarrel with France in perspective”, Far Eastern quarterly, 1 (November 1941); John L. Christian, “Thailand renascent”, Public affairs (June 1941), các trang 185-97.
29. Bernard, đă dẫn trên, các trang 44-50.
30. Xem chú thích số 22 và văn bản liên hệ.
31. Septans, đă dẫn trên, trang 88. Leclere (trang 454) nói vào ngày 2 tháng Ba năm 1863, Norodom đă đề nghị giao các tỉnh này cho Mongkut để làm vừa ḷng Quốc Vương Xiêm La và xin hăy để yên cho Norodom được tự do điều đ́nh với Pháp.
32. Landon, đă dẫn trên, trang 31.
33. Cùng nơi dẫn trên; và Landon, “Thailand’s struggle for national security,” Far Eastern quarterly, 4 (November 1944), trang 13.
34. Như được ghi nhận nơi trang 127 (nguyên bản) bên trên, Aubaret đă đến Vọng Các trên chiếc tàu chở thư tín Entrecasteaux, đôi khi được gọi là tàu có vũ trang (Septans, đă dẫn trên, trang 189) vào ngày 14 tháng Tư, năm 1864. Theo Đại Úy Sauve, Montigny đă phàn nàn rằng nước Pháp bị sút giảm uy tín của nó bởi việc gửi bản hiệp ước của ông ta đến Vọng Các để phê chuẩn trên một thương thuyền thông thường, trong khi lần lượt các hiệp ước của Anh và Hoa Kỳ trong các năm 1855 và 1856 đă đến với nghi thức trang trọng trên các chiến thuyền (Capt. Sauve, Les relations de la France et du Siam, 1680-1907 [Paris, n.d.], trang 37.)
35. Vial, đă dẫn trên, quyển 1, trang 183, kẻ đă phục vụ tại Đông Dương cùng thời gian đó, nói rằng trong năm 1862, viên Lănh Sự Pháp tại Vọng Các tự cảm thấy nhỏ nhoi trước tầm quan trọng của Lănh Sự Anh đến nỗi ông ta thường sinh sống tại Singapore hay tại Âu Châu. Aubaret có vẻ đă dùng Sàig̣n như một địa điểm đứng giữa, trong khi chia sẻ phần lớn sự lưu tâm của ông cho Huế và Vọng Các.
36. Tờ Journal của Bradley, trang 244; Thomson, đă dẫn trên, trang 31, chú thích số 22, trích dẫn Lănh Sự Anh Quốc, ông Knox, là có soạn một báo cáo tương tự gửi về London. Trong năm 1941, khi không dựa vào một trích dẫn có thẩm quyền nào khác hơn sự ghi nhận trên, tác giả Landon lập lại: “Vào ngày 9 tháng Tư, năm 1865, chiến thuyền Mistraille (Sic) của Pháp xuất hiện tại Vọng Các và cưỡng bách chính phủ Xiêm La phải từ bỏ hiệp ước của nó với Căm Bốt vào ngày 14 tháng Tư” (chữ in nghiêng của tác giả; Landon, Far Eastern Quarterly, November 1941, trang 31).
37. Tờ tạp chí Journal của Bradley, trang 244.
38. Bà Anna H. Leonowens, The English governess at the Siam court (Boston, 1870), các trang 258. 259.
39. K.P. Landon, Far Eastern quarterly, November 1941, các trang 41-42; Margaret Landon, Anna and the King of Siam (New York, 1944), các trang 260-65; 324-26; 370-74.
40. Thomson, đă dẫn trên, trang 34.
41. J. Moura, Le Royaume de Cambodge (Paris, 1881), quyển 2, trang 147; Leclere, đă dẫn trên, trang 454; Schreiner, đă dẫn trên, trang 257. Cũng xem trang 126 [nguyên bản] của bài viết này.
42. Lagrée trong Villemereuil, đă dẫn trên, các trang 443-49; Thomson, đă dẫn trên, trang 33; Moura, đă dẫn trên, quyển 2, trang 167.
43. Villemereuil, đă dẫn trên, các trang 443-49; Sauve, đă dẫn trên, trang 49.
44. Lagrée kêu gọi sự lưu tâm đến điều này và đă đưa ra một sự tŕnh lày chống lại nó trên văn thư của ông (Villemereuil, đă dẫn trên, các trang 443-49; cũng xem, Bernard, đă dẫn trên, các trang 44-52.
45. Lawrence Palmer Briggs, “The treaty of March 23, 1907 between France and Siam and the return of Battambang and Angkor to Cambodia”, Far Esatern quarterly, 5, (August, 1946), các trang 440-43.
46. Thomson, đă dẫn trên, trang 33.
47. Lawrence Palmer Briggs, “Dvaravati, the most ancient kingdom of Siam”, Journal of the American Oriental society, 65, (April-June, 1945), các trang 104-05.
48. Sự định cư trên bán đảo Đông Dương bởi nhiều chi nhánh khác nhau trong sắc dân Tai chưa hề được thảo luận sâu rộng hay thấu đáo. Tác giả ước vọng sẽ dành một bài viết riêng về đề tài này trong tương lai gần.
49. Bernard, đă dẫn trên, trang 52; Thomson, đă dẫn trên, các trang 32-34.
50. Bernard, đă dẫn trên, các trang 50-52; Thomson, đă dẫn trên, các trang 34-38.
51. Reinach, đă dẫn trên, quyển 1, các trang 31-32.
52. Bernard, đă dẫn trên, trang 61; Leclere, đă dẫn trên, trang 459.
---
Nguồn: Lawrence Palmer Briggs, Aubaret and The Treaty of July 15, 1867 between France and Siam, The Far Eastern Quarterly, Vol. VI, February 1947, No. 2, các trang 122 – 138.
Ngô Bắc dịch và chú giải
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2007 gio-o