Lănh Sự Lawrence P. Briggs,
Sàig̣n, Nam Kỳ (Cochin China)
Phần Bổ Túc
BÁO CÁO THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO MẬU DỊCH VÀ LĂNH SỰ HÀNG NGÀY
ẤN HÀNH BỞI
PH̉NG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ QUỐC NỘI
BỘ THƯƠNG MẠI HOA KỲ,
WASHINGTON, D. C.
Ấn Phẩm Thường Niên Số 54c 17 Tháng Mười Hai, 1915
*****
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch
Dưới đây là bản dịch ba Phần Bổ Túc Các Báo Cáo Thương Mại của Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sàig̣n được ấn hành bởi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, trong các năm 1915, 1917 và 1918. Ba văn bản này mang lại các con số thống kê chính xác và hữu ích, phản ảnh các lănh vực hoạt động kinh tế và ngoại thương chính yếu của Việt Nam gần 100 năm trước đây, trong thời Thế Chiến I 1914-1918.
Hai bản văn năm 1915 và 1917 được soạn thảo bởi Lawrence Palmer Briggs, Lănh Sự của Hoa Kỳ tại Sàig̣n trong thời gian đó, và bản văn năm 1918 được soạn thảo bởi Horace Remillard, người kế nhiệm làm Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sàig̣n từ năm 1917 đến 1919. Tiểu sử ngắn gọn về hai tác giả này được ghi lại trước bài viết liên hệ.
*****
ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP
Soạn Thảo Bởi Lănh Sự Lawrence P. Briggs, Sàig̣n, Nam Kỳ (Cochin China)
Lawrence Palmer Briggs sinh tại Manton, Michigan, ngày 17 Tháng Mười, 1880, tốt nghiệp University of Michigan (Cử Nhân), 1905, University of Chicago (Cao Học), 1908; hiệu trưởng các trường công lập tại Grand Marais và St. Ignace, Michigan, 1900-1903; giảng viên môn lịch sử và chính quyền tại Muskegon, Michigan, 1905-6, và Seattle, Washington, 1908-1910; phụ giáo (teaching fellow), University of California, 1910-11, và là một phụ giáo của trường này tại Âu Châu, 1911-12; giảng viên tại Pennsylvania State College, 1912-14; được bổ nhiệm, sau kỳ khảo hạch (19 Tháng Một, 1914), làm Lănh Sự tại Sàig̣n từ ngày 27 Tháng Tư, 1914 [ND].
***
Liên Hiệp Đông Dương thuộc Pháp bao gồm thuộc địa Cochin China (Nam Kỳ), các xứ bảo hộ Căm Bốt, Lào, Anam [viết sai chính tả, phải là An Nam, tức Trung Kỳ, chú của người dịch], và Tonkin (Bắc Kỳ), và nhượng địa Kwang-Chou (Quảng Châu). Về mặt địa lư và thương mại, nó được phân chia thành ba địa hạt (districts):
(1) Châu thổ và lưu vực sông Mekong-Vaico (Vàm Cỏ) - Sagon (Sàig̣n) - Donnai (Đồng Nai) bao gồm Nam Kỳ, Căm Bốt, Lào và một phần thuộc phía nam Trung Kỳ. Ngoại trừ xứ Lào, vùng bảo hộ nhiều rừng và núi, sâu trong nội địa và hoang dại, có ít cư dân được khai hóa và trong thực tế không có hoạt động thương mại, địa hạt này phần lớn là một địa hạt nông nghiệp. Ngành quan trọng duy nhất khác là ngư nghiệp tại bờ biển và tại các hồ nội địa của Căm Bốt. Đến nay gạo là sản phẩm chính yếu và cấu thành khoảng 70 phần trăm tổng trị giá hàng xuất cảng. Các hàng xuất cảng khác, theo thứ tự quan trọng, là cá và các sản phẩm của cá, da sống (hides), da thuộc (leather) và trâu ḅ, ngô, hạt tiêu, bông vải, và cùi dừa khô (copra). Sàig̣n là hải cảng chính, và đứng thứ nh́ sau Rangoon [của Miến Điện] trong số các hải cảng gạo của thế giới.
Các Sản Phẩm Của Châu Thổ Bắc Kỳ và
Đồng Bằng Duyên Hải Trung Kỳ
(2) Châu thổ và lưu vực sông Hồng (Rouge = Red) và các sông nhỏ hơn của Bắc Kỳ: bao gồm Bắc Kỳ và miền bắc Trung Kỳ và cung cấp ngơ ra duy nhất cho Tỉnh Vân Nam của Trung Hoa. Châu thổ, các cánh đồng ngập lụt, và các đồng bằng duyên hải có tính chất nông nghiệp. Gạo, ngô, hạt cánh hồi, chất benzoin [nhựa từ vỏ cây bồ đề (chủng loại Styrax), chú của người dịch], đường mía, và cunao [củ nâu?] là các nông phẩm hàng đầu. Hầm mỏ là một ngành quan trọng tại vùng đồi núi và dọc bờ biển. Than đá, kẽm, và đá chứa chất xi măng (ciment) là các khoáng sản hàng đầu của Bắc Kỳ, trong khi thiếc là sản phẩm quan trọng duy nhất chuyển vận theo đường Hỏa Xa Hải Pḥng – Vân Nam từ Vân Nam. Trong những năm gần đây Bắc Kỳ đă trở thành một địa hạt chế tạo quan trọng. Vải bông và chỉ, các sản phẩm về lụa, diêm, xi măng, bia, gạo, rượu, xà-pḥng, giấy, và bột giấy là các hàng hóa chính yếu của sự sản xuất. Trong thực tế tất cả thương mại của vùng này, chiếm vào khoảng 20 phần trăm thương mại của toàn thể Dông Dương thuộc Pháp, đều đi qua hải cảng Hải Pḥng.
(3) Đồng bằng duyên hải của Trung Kỳ có cửa ngơ xuyên qua hải cảng chính, Đà Nẵng (Tourane). Ngư nghiệp duyên hải cấu thành ngành hàng đầu, trong khi các thung lũng nội địa là các vùng nông nghiệp đa dạng. Quế, mía đường, gạo, ngô, da sống, trà, và hạt cau (arica nuts) là các lâm sản và nông sản chính. Các hàng hóa sản xuất bao gồm gỗ xẻ (lumber), diêm, lụa, và chất albumen [ḷng trắng trứng].
Các Phương Tiện Chuyên Chở --
Các Tàu Chở Hàng Không Có Lộ Tŕnh Cố Định
Chạy Bằng Hơi Nước
Đông Dương thuộc Pháp nằm dọc theo bờ biển hơi lồi lơm tạo h́nh bởi Biển Trung Hoa [Sea of China, tên gọi sai lạc vào thời điểm đó, chú của người dịch], và Sàig̣n, hải cảng an toàn duy nhất của nó cho các tàu biển to lớn, nằm khoảng 50 dặm ngược về phía thương lưu. Hậu quả các hải cảng này không được thăm viếng thường lệ bởi các tàu hơi nước, ngoại trừ các tàu của hai công ty của Pháp – hăng Messageries Maritimes và hăng Chargeurs Reunis. Công ty kể trước chạy hai tuần một chuyến chở hành khách, thư từ, và vận tải hàng hóa giữa Marseille và Yokohama, có ghé bến Sàig̣n. Các tàu cỡ trung b́nh của công ty này nối chuyến vào các tuần xen kẽ với tàu chỏ thư từ của Anh Quốc tại Singapore, nhờ đó bảo đảm dịch vụ thư từ hàng tuần đều đặn với Âu Châu. Các tàu hạng trung b́nh cũng nối kết Sàig̣n với Đà Nẵng, Hải Pḥng, và một ít các địa điểm khác trên bờ biển Đông Dương và đôi khi chạy tới Hồng Kông.
Hăng Chargeurs Reunis, chạy giữa Dunkirk [tiếng Pháp là Dunkerque, hải cảng ở miền bắc nước Pháp, chú của người dịch] và Hải Pḥng, chính yếu là một hăng vận tải hàng hóa, mặc dù các tàu của nó có chở hành khách và đôi khi chở thư từ từ Singapore và bờ biển Trung Hoa. Công Ty Compagnie de Messageries Fluviales de la Cochin China có dịch vụ chuyển thư từ và hàng hóa thường lệ đến Bangkok. Các hăng khác có dịch vụ ít thường xuyên hơn giữa các hải cảng của Đông Dương, Singapore, Batavia, Manila, Hồng Kông, và các hải cảng của Trung Hoa và Nhật Bản, mặc dù phần lớn các mậu dịch của các hải cảng này được thực hiện bởi các tàu hàng hóa không có lộ tŕnh cố định chạy bằng hơi nước.
Các tàu hàng hóa chạy bằng hơi nước đôi khi chở gạo và các sản phẩm khác tới Âu Châu, nhưng phần lớn mậu dịch Âu Châu được thực hiện bởi các tàu hơi nước chạy suốt của hai công ty Pháp hay được chuyển tàu tại Singapore. Tương tự, mậu dịch với Mỹ Châu và phần lớn mậu dịch với Trung Hoa và Nhật Bản được chuyển tàu tại Hồng Kông.
Không Có Sự Giao Thông Giữa Các Vùng –
Các Thành Phố Chính
Đông Dương có các sự nối kết bằng bưu kiện (parcel-post) với hầu hết mọi trung tâm thương mại quan trọng của thế giới. [Trị giá của dịch vụ bưu kiện đến Đông Dương đă được thảo luận tại CÁC BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ngày 3 Tháng Tám, 1915] Thương mại giữa ba phân hạt thiên nhiên của Đông Dương thuộc Pháp được thực hiện toàn bộ dọc theo bờ biển bởi bởi các tàu của Công Ty Messageries Maritimes Co., bởi các tàu hàng hóa chạy bằng hơi nước, và bởi các thuyền buồm của Trung Hoa và bản xứ. Các đường hỏa xa tại mỗi miền này, nhưng không có đường hỏa xa, đường xe gọng (wagon roads), hay các đường thủy nối liền các miền với nhau. Các hàng hóa nội địa được vận tải chính yếu theo các con sông và các kinh đào, nhưng cũng bằng đường hỏa xa và đường xe gọng.
Các vùng châu thổ Nam Kỳ và Bắc Kỳ có các hệ thống trải rộng của các thủy lộ thiên nhiên và nhân tạo. Tại địa hạt Sàig̣n có 1,500 dặm thủy lộ thiên nhiên có thể hải hành cho tàu hơi nước đường biển và khoảng 4000 dặm nữa các thủy lộ thiên nhiên và nhân tạo có thể hải hành cho các tàu hơi nước đường sông, các xuồng lớn (launches), và các thuyền buồm. Trung Kỳ có khoảng 1,900 dặm đường thủy nội địa, và Bắc Kỳ có vào khoảng 2,500 dặm. Ngoài ra, khắp các vùng châu thổ các thuyền tam bản (sampan) mọi nơi len lỏi các con rạch và lạch nước nhỏ đến tận các cánh đồng và cửa nhà người trồng lúa gạo.
Các đường hỏa xa của Đông Dương được sử dụng chính yếu cho việc chuyên chở thư từ, hành khách, gỗ làm nhà, và các sản phẩm của các thị trường địa phương, chẳng hạn như các thứ rau, gà vịt, lợn v.v…
Các thành phố chính là: Sàig̣n, thủ phủ của Nam Kỳ (dân số 100,000), và vùng phụ cận người gốc Hoa của nó, Chợ Lớn (dân số 150,000); Hà Nội, thủ phủ của Bắc Kỳ và trụ sở của chính quyền Đông Dương (dân số 150,000), và hải cảng của nó, Hải Pḥng (dân số 30,000); Huế, thủ phủ của Trung Kỳ (dân số 80,000), và hải cảng của nó, Đà Nẵng (dân số 20,000); và Pnompenh, thủ phủ của Căm Bốt (dân số 60,000).
Pḥng Thương Mại – Các Cơ Sở Ngân Hàng
Tại các trung tâm kỹ nghệ hàng đầu của Dông Dương, có các pḥng thương mại và canh nông, có tính cách bán chính thức và ấn hành thông tin về các tài nguyên và t́nh trạng của xứ sở.
Các Pḥng Canh Nông của Sàig̣n và Hà Nội phát hành các ấn phẩm thường lệ liên quan đến các t́nh trạng canh nông và thu hoạch tổng quát. Các Pḥng Hỗn Hợp Thương Mại và Canh Nông của Trung Kỳ và Căm Bốt tại Đà Nẵng và Pnompenh kết hợp ở mức độ nhỏ các chức năng của hai lănh vực. Cũng có một pḥng thương mại địa phương tại Hà Nội.
Có ba định chế nghiệp vụ ngân hàng lớn được đại diện tại Đông Dương, mỗi định chế đều có một doanh nghiệp ngân hàng tổng quát khắp vùng Viền Đông. Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) có các chi nhánh tại Sàig̣n, Hà Nội, và Hải Pḥng và các đại lư tại Đà Nẵng và Pnompenh. Tổ Hợp Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hồng kông – Thượng Hải (Hongkong-Shanghai Banking Corporation) có các chi nhánh tại Sàig̣n và Hà Nội, và các đại lư ở Hải Pḥng và Pnompenh. Ngân Hàng Chartered Bank của Ấn Độ, Úc Đại Lợi, và Trung Hoa có một chi nhánh tại Sàig̣n và một đại lư tại Hải Pḥng.
Thương Mại Của Đông Dương Trong Năm 1914
Vào lúc kết thúc quư thứ nh́ của năm 1914, năm này đă mang lại mọi hứa hẹn sẽ là một năm kỷ lục trong thương mại của Đông Dương thuộc Pháp. Các t́nh h́nh thu hoạch th́ tuyệt hảo; các hầm mỏ và các xưởng chế tạo đang sản xuất trên thành quả năm trước của chúng. Các thị trường th́ phong phú và được giá cao. Sự thịnh vượng địa phương này đă hứa hẹn một thị trường tuyệt diệu cho các hàng hóa nhập cảng. Trong thực tế, ở cả mặt nhập cảng và xuất cảng, mọi bộ phận của Đông Dương thuộc Pháp đều qua mặt mọi năm trước đây.
Sự bùng nổ chiến tranh [Thế Chiến I, chú của người dịch] trong quư thứ ba tạm thời làm tê liệt công việc nhập cảng và đă hạn chế lớn lao một số loại hàng xuất cảng, đặc biệt là các sản phẩm của các hầm mỏ và các cơ xưởng. Một cách tự nhiên, Bắc Kỳ là nơi đầu tiên cảm nhận được các hiệu ứng của nó. Nơi đây các hầm mỏ và các nhà máy đóng cửa và các đơn đặt hàng về nguyên liệu bị đ́nh chỉ hay băi bỏ. Thương mại của phần đất bảo hộ này đă sút giảm gần 50 phần trăm trong quư thứ ba. Nam Kỳ và Căm Bốt, lệ thuộc chính yếu vào sự canh tác lúa gạo, đă có khả năng duy tŕ trị giá xuất cảng gần như mức b́nh thường.
Mậu dịch hàng nhập cảng của vùng này đă không bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quư thứ ba, bởi phần lớn các sản phẩm nhập cảng tại Sàig̣n trong Tháng Bảy và Tháng Tám đă được đặt hàng trước chiến tranh và đang trên đường đi từ Âu Châu. Điều này đặc biệt đúng cho các sản phẩm của hai thương nghiệp Đức Quốc to lớn đang chiếm một thị phần tốt trong hoạt động nhập cảng và xuất cảng của Sàig̣n.
Tổng Số Mậu Dịch –
Các Sự Trồi Sụt Giá Biểu Chuyên Chở Hàng Hóa
Bất kể các ảnh hưởng của chiến tranh, năm này đă kết thúc với tổng số trị giá xuất cảng lên tới $55,550,498, nhiều hơn gần $500,000 so với bất kỳ năm nào trước đây; và mặc dù số nhập cảng sụt giảm gần $5,000.000 so với số nhập cảng của năm 1913, tổng trị giá nhập cảng và xuất cảng đă đạt tới $96,225,141, thấp hơn các con số kỷ lục của năm trước hơn $4,000,000 một chút. Các giá biểu chuyên chở hàng hóa từ Sàig̣n sang Âu Châu, được chiết tính hôm 17 Tháng Bảy là 24.5 phật lăng (francs) mỗi tấn (1 franc = $0.193), đă tăng lên tới 32.5 phật lăng hôm 31 Tháng Bảy, 38 phật lăng hôm 28 Tháng Tám, 42 phật lăng hôm 28 Tháng Mười, 40 phật lăng hôm 20 Tháng Mười Một, và 48 đến 53 phật lăng hôm 31 Tháng Mười Hai. Tuy nhiên, măi đến cuối Tháng Hai 1915, số cầu trọng tải tại Âu Châu mới cướp mất từ bờ biển này các chiếc tàu khiến cho các giá biểu chuyên chở hàng hóa đă vươn tới con số đáng kể 100 phật lăng, mức mà chúng vẫn giữ nguyên từ đó đến nay.
Các Tài Nguyên Nội Địa
Của Đông Dương thuộc Pháp
May mắn là thương mại của Đông Dương thuộc Pháp được xây dựng trên một nền tảng ổn định. Gạo cấu thành 70 phần trăm số xuất cảng của các phần đất chiếm hữu này và luôn luôn có thể t́m thấy một thị trường tốt tại Phương Đông. Ngành kinh doanh này cung cấp một cuộc sống cho đa số mười tám hay hai mươi triệu cư dân của Đông Dương thuộc Pháp và được tài trợ gần như toàn bộ bởi người Trung Hoa. Do đó, với một thị trường tốt, một số thu hoạch cao nhất trong năm 1914, và một vụ thu hoạch kỷ lục được ước định cho năm 1915, dân chúng bản xứ hẳn có khả năng cung ứng cho các nhu cầu b́nh thường của họ.
Các thực phẩm khác cấu thành gần 20 phần trăm, trong khi ít nhất 5 phần trăm bao gồm các hàng hóa hữu dụng trong chiến tranh. Vào lúc cuối năm, mậu dịch đă bắt đầu tự điều chinh với các t́nh trạng mới, và tính chất của các tài nguyên của Đông Dương bảo đảm cho nó chống lại bất kỳ một sự sụp đổ tài chính nghiêm trọng nào.
Trị Giá Của Các Hàng Hóa Nhập Cảng Và Xuất Cảng.
Các thống kê đầy đủ của thương mại Đông Dương thuộc Pháp chưa được cung ứng, nhưng các số thống kê một phần từ các hải cảng khác nhau cho thấy các sự so sánh kể sau cho năm 1913 và 1914:
Các Mặt Hàng Nhập Cảng 1913 1914
Các Sản Phẩm Từ Bông Vải $7,038,238 $5,350,000
Túi Sợi Đay 2,140,384 3,200,000
Các Sản Phẩm Từ Lụa 2,485,206 2,250,000
Giấy và Ứng Dụng Từ Giấy 1,709,251 1,700,000
Đồ Kim Khí Nặng 1,724,156 1,630,000
Vàng Lá 1,637,477 1,360,000
Thuốc Phiện 250,000 1,320,000
Đồ Sứ và Đồ Gốm 1,577,000 1,200,000
Vũ Khí và Đạn Dược 1,096,968 1,169,000
Dầu Hỏa và Sản Phẩm Từ Dầu Hỏa 1,205,154 1,160,000
Rượu Nho và Rượu Mạnh 1,163,752 1,000,000
Thuốc Lá và X́ Gà 802,166 1,000,000
Máy Móc 888,851 930,000
Sợi Vải và Cuộn Vải 539,667 900,000
Đường, Kẹo, Sirup 1,218,785 850,000
Bông Vải (cotton) 894,638 735,000
Bột Ḿ 1,007,546 675,000
Hạt Cau 876,394 640,000
Trà 1,227,348 600,000
Sản Phẩm Bằng Len 520,420 480,000
Các Mặt Hàng Xuất Cảng 1913 1914
Gạo và Phó Phẩm Từ Gạo $34,038,853 $37,000,000
Cá và Sản Phẩm Từ Cá 3,213,039 3,225,000
Ngô 3,086,603 2,400,000
Da Sống và Da Thuộc 2,628,953 2,100,000
Than Đá 1,285,035 1,340,000
Cuộn Vải 660,854 830,000
Hạt Tiêu 726,146 550,000
Cùi Dừa Khô 323,965 490,000
Xi Măng 596,216 475,000
Kẽm 657,449 465,000
Bông Vải 862,896 400,000
Quế 288,659 390,000
Cỏ Khô 100,889 340,000
Lụa và Sản Phẩm Từ Lụa 454,766 330,000
Súc Vật Sống 309,785 300,000
Thảm, chiếu Bắc Kỳ 290,559 230,000
Vỏ Rùa 219,765 190,000
Cao Su 185,803 170,000
Trà Bản Xứ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) 125,727 165,000
Củ Nâu [?] 129,457 155,000
Đường 149,174 155,000
Các Số Nhập Cảng
Các Sản Phẩm Bông Vải, Lụa, và Len v.v…
Các sản phẩm bông vải nhập cảng được cấu thành bởi các tỷ lệ gần như bằng nhau của các sản phẩm nhuộm màu, đă tẩy hay chưa tẩy trắng. Các hàng hóa nhuộm màu nói chung là màu đen. Người Căm Bốt mặc các màu ḷe loẹt, nhưng dân Trung Kỳ và Bắc Kỳ bám lấy màu trắng tinh hay đen xám. Hơn 90 phần trăm các sản phẩm này là của Pháp. Khía cạnh tiêu cực của ngành mậu dịch này là v́ các hạn chế về tín dụng. Các hàng lụa được mặc nhiều bởi người Trung Hoa và người dân Trung Kỳ. Khoảng 90 phần trăm loại hàng này được nhập cảng từ Trung Hoa bởi các thương nhân Trung Hoa, do đó ngành mậu dịch này ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Hàng len được mặc chính yếu bởi người Âu Châu và người dân Bắc Kỳ, nhưng chăn (mền) len được dùng tại mọi phần của Đông Dương. Chúng được nhập cảng từ Pháp.
Sự nhập cảng các túi đay, vàng lá, và thuốc phiện biến đổi lớn lao cùng với t́nh h́nh. Sự gia tăng đáng kể các túi sợi đay là do các số thu hoạch gạo kỷ lục của các năm 1913 và 1914. Các túi này đến từ Calcutta. Vàng lá nhập qua Hồng Kông. Thuốc phiện chính yếu đến từ Ấn Độ.
Giấy và Sản Phẩm Giấy, Dầu Hỏa,
Đồ Nặng Bằng Kim Khí v.v…
Mậu dịch về giấy, đồ sứ và đồ gốm, và dầu hỏa thường khá ổn định. Phần lớn giấy nhập cảng từ Trung Hoa. Nó bao gồm giấy viết và phong b́ dành cho sự sử dụng của người Trung Hoa và dân bản xứ, và giấy được dùng trong sự thờ phụng Đức Phật. Loại giấy tốt hơn và gần như tất cả sản phẩm về giấy đến từ Pháp. Khối lượng đồ sứ và đồ gốm bao gồm các đồ sứ có trang trí của Trung Hoa và Nhật Bản. Hoa Kỳ và Đông Ấn thuộc Ḥa Lan chia nhau mậu dịch dầu hỏa với các số lượng khá đồng đều.
Sự phát triển dần dần các tài nguyên của Đông Dương biến nó thành một lành vực nhiều hứa hẹn cho đồ kim khí nặng và máy móc. Bất kể chiến tranh, trị giá mậu dịch chỉ sút giảm đôi chút so với các con số của năm trước, một phần v́ chiến tranh đă không có một ảnh hưởng nghiêm trọng trên công việc xây dựng và một phần do thị trường tăng trưởng về một số loại máy móc, đặc biệt các dụng cụ canh nông.
Một quan thuế biểu cao, các lợi thế trong giá biểu chuyên chở, ngôn ngữ, các quan hệ kinh doanh, và các phương thức đă hạn chế cho đến nay phần lớn mậu dịch này rơi vào tay nước Pháp, mặc dù trong năm qua nước Đức đă giành được hơn 30 phần trăm mậu dịch về các dụng cụ nông nghiệp và máy móc tổng quát, Anh quốc cung cấp khoảng 50 phần trăm lưới dây thép (wire netting), và hơn 50 phần trăm các sản phẩm đồng thau đến từ Hồng Kông. Chiến tranh đă cắt đứt các nguồn cung cấp thông thuờng về các sản phẩm này và thị trường đang mở ngỏ. Các lợi thế hiển nhiên đang mang phần lớn mậu dịch này đến cho Nhật Bản và các nhà đại diện chi nhánh của Anh Quốc đặt tại Hồng Kông và Singapore.
Sản Xuất Bản Xứ về Đường và Trà –
Bông Vải, Cuộn Bông Vải, và Bột Ḿ Hoa Kỳ.
Sự sản xuất đường và trà bản xứ được mở rộng tại Đông Dương tới một mức độ các sản phẩm đó đang hất chân các hàng hóa ngoại quốc, đặc biệt đối với người tiêu dùng bản xứ và người Trung Hoa. Sự sụt giảm trong số tiêu thụ các sản phẩm này một phần là v́ dân số gốc Âu Châu giảm bớt đến gần 50 phần trăm trong nửa sau của năm 1914 và, trong trường hợp về đường mía, bởi một khối lượng lớn lao nhập cảng trong thực tế là một sự hoàn trả sản phẩm bản xứ từ các nhà máy tinh lọc của Hồng Kông. Các hạn chế về các sản phẩm thực phẩm đă đ́nh chỉ mậu dịch này.
Mậu dịch về bông vải, vải cuộn, và bột ḿ là điều đáng chú ư đối với Hoa Kỳ bởi nước này đă cung cấp một tỷ lệ lớn lao trong số cung các loại hàng này. Trong thực tế tất cả bông vải đều đến từ Hồng Kông; phần lớn trong đó từ Hoa Kỳ. Nó đi dến Bắc Kỳ, nơi nó được dệt thành tấm vải hay được quấn thành một cuôn/ thích hợp cho việc dệt, và trong dạng này được xuất cảng sang Vân Nam. Sự sút giảm trong các số nhập cảng bông vải một phần là v́ sản lượng sụt giảm của các nhà máy này sau khi chiến tranh bắy đầu và một phần v́ sự gia tăng tương đối trong số nhập cảng vải cuộn.
Trị Giá Các Sản Phẩm Mua
Từ Hoa Kỳ Trong Năm 1914.
Các số nhập cảng trực tiếp từ Hoa Kỳ trong năm 1914 lên tới $522,553. Các sản phẩm chính là: dầu hỏa, $435,900; gỗ thông Oregon, $57,634; các máy may, $16,609; dầu nhớt, $14,196; và bột ḿ, $8,632. Tuy nhiên, con số này chỉ tượng trưng một phần nhỏ số nhập cảng từ Hoa Kỳ, bởi phần lớn các sản phẩm Hoa Kỳ, đặc biệt bông vải và bột ḿ, được chuyển tàu tại Hồng Kông, trong khi máy móc Hoa Kỳ đôi khi được mua xuyên qua các đại lư ở Paris. Số ước lượng dưới đây về các sản phẩm Hoa Kỳ được nhập cảng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, vào Đông Dương thuộc Pháp năm 1914 th́ gần chính xác;
Các Mặt Hàng Trị Giá
Dầu Hỏa và Dầu Nhớt $600,000
Bông Vải và Cuộn Bông 550,000
Bột Ḿ 500,000
Sắt và Thép 50,000
Gỗ Thông Oregon 60,000
Máy May 25,000
Máy Móc và Đồ Kim Khí Nặng 10,000
Các Sản Phẩm Từ Bông Vải 10,000
Đồ Hộp 5,000
Máy Chữ 4,000
Xe Ô-Tô (Xe Hơi) 4,000
Các Mặt Hàng Khác 17,000
Tổng Cộng 1,835,000
Khả Tính Của Việc Gia Tăng
Số Nhập Cảng Từ Hoa Kỳ
Dưới các t́nh trạng thông thường, rất khó để Hoa Kỳ mở rộng một cách lớn lao các hàng bán của nó tại thị trường này. Thuế quan cao, các ràng buộc và phương thức thương mại, dịch vụ trực tiếp, và các giá biểu chuyên chở thấp hơn thường mang lại cho Pháp một thị trường độc quyền trong khoảng từ 40 đến 50 phần trăm doanh nghiệp nhập cảng của khu vực này. Trong khoảng từ 50 đến 60 phần trăm thị phần c̣n lại, có đến 35 phần trăm đại diện cho các sản phẩm có nguồn gốc Á Châu hoặc không thể được sản xuất nơi nào khác hay trong đó Âu Châu hay Hoa Kỳ không thể cạnh tranh được. Chỉ có khoảng từ 10 hay 12 phần trăm số mậu dịch nhập cảng này, lên tới $5,000,000 hay $6,000,000, thường được mở ngỏ cho sự cạnh tranh của Âu Châu và Hoa Kỳ.
Số nhập cảng chủ yếu từ chúng ta vào Đông Dương thuộc Pháp là dầu hỏa, bột ḿ, bông vải, máy may, bàn đánh máy chữ, và một ít các sản phẩm khác, với các chuyến bất thường xuyên chuyên chở sắt và thép, và gỗ làm nhà. Chiến tranh đă cắt đứt nguồn cung cấp sắt và thép, máy móc và đồ nặng kim khí, các sản phẩm bông vải và các sản phẩm khác từ Pháp và đă mở ra một thị trường tạm thời cho các sản phẩm này. Trong mậu dịch này, Nhật Bản thuận lợi hơn nhờ khoảng cách và các giá biểu chuyên chở và Anh Quốc qua các nhà chi nhánh của nó đặt tại Hồng Kông và Singapore, cùng các đại lư của Anh tại chỗ, trong khi Hoa Kỳ đă gắng sức chống lại sự trở ngại về khoảng cách, các giá biểu chuyên chở, thiếu sót các sự liên hệ trực tiếp, và các phương thức kinh doanh dài hạn. Kết quả không thuận lợi cho Hoa Kỳ.
Các Sản Phẩm Nông Nghiệp – Mậu Dịch Xuất Cảng.
Năm 1914 là một năm tốt đẹp cho các nông phẩm. Các số xuất cảng gạo phá tất cả các kỷ lục trước đây, và một tỷ lệ to lớn bất thường của số thu hoạch vẫn c̣n giữ trong tay vào cuối năm. Số thu hoạch ngô là một số tuyệt hảo, đặc biệt tại Bắc Kỳ, nơi mà sự trồng trọt loại ngũ cốc này xem ra đă trở nên được thiết lập một cách vững chắc.
Sự so sánh với năm trước là một điều sai lạc, bởi số thu hoạch năm 1913 là một con số phi thường. Pháp cung cấp một thị trường tốt đẹp về ngô, trong khi các hạn chế nặng nề nhất trên sự xuất cảng gạo đă sớm được gỡ bỏ. Mặt khác, số thu hoạch hạt tiêu kỷ lục phải gánh chịu sự thiếu thốn thị trường. Sản phẩm cùi dừa khô của Nam Kỳ ở trên mức b́nh thường, nhưng số thu hoạch bông vải của Căm Bốt th́ nhỏ một cách bất thường và thị trường th́ yếu kém. Trong khoảng đầu năm, các khối lượng đáng kể rơm rạ đă được chở sang Đức và các nước Âu Châu khác. Quế của Trung Kỳ t́m được thị trường tốt thường lệ của nó tại Trung Hoa. Trà và đường bản xứ đang dần dần hất cẳng các sản phẩm nhập cảng, và điều này chịu trách nhiệm một phần cho sự gia tăng tương đối thấp trong sự xuất cảng các sản phẩm này.
Ngành ngư nghiệp gần như hoàn toàn nằm trong tay người Trung Hoa và do đó ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Số xuất cảng da thuộc không dưới quá xa mức b́nh thường, nhưng mậu dịch xuất cảng da sống bị hoang mang bởi sự bùng nổ chiến tranh. Sự xuất cảng súc vật sống vẫn thường xuyên, sự sụt giảm trong sự chuyên chở các con lợn từ Sàig̣n sang Singapore được bù đắp bởi sự gia tăng các chuyến hàng chở trâu ḅ và trâu nước (carabao) từ Pnompenh sang Phi Luật Tân.
Ngành hầm mỏ Bắc Kỳ phải gánh chịu nặng nề bởi sự bùng nổ chiến tranh. Than đá gánh chịu ít nhất, nhưng bị sút giảm thấy rơ trong quư cuối cùng. Than Bắc Kỳ là một dạng anthracite và số xuất cảng chính yếu sang Vân Nam và các nơi khác của Trung Hoa. Sản lượng của nhà máy xi măng Hải Pḥng bị cắt giảm một cách lớn lao. Kẽm bị gánh chịu nhiều nhất. Khoáng sản này, nói chung được xuất cảng sang Dunkirk và Antwerp [thuộc nước Bỉ, chú của người dịch], đă sớm mất thị trường của nó sau khi có sự khai diễn chiến tranh, và vào cuối năm các nhà xuất cảng kẽm đi t́m kiếm một thị trường cho sản phẩm của họ tại Hoa Kỳ.
Sự Xuất Cảng Các Sản Phẩm Chế Tạo và Cao Su.
Trong thực tế tất cả các ngành chế tạo của Đông Dương đă bị tê liệt một cách nghiêm trọng bởi chiến tranh. Ngành se bông và dệt của Bắc Kỳ ít bị ảnh hưởng, mặc dù phần lớn các cuộn bông xuất hiện trên danh sách các hàng xuất cảng bao gồm cuộn bông được tái xuất cảng sang Vân Nam. Ngành lụa của Trung Kỳ bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Nhà máy dệt to lớn tại Qui Nhơn đă ngưng các hoạt động bởi thiếu thị trường cho các sản phẩm của nó. Lụa sống bản xứ, vốn được xuất cảng sang Pháp và các nước khác của Âu Châu, bị sụt giảm từ $358,591 trong năm 1913 xuống c̣n $195,000 trong năm 1914. Tuy nhiên các các khung cửi dệt tư gia rải rác khắp các làng xă bản địa của Trung Kỳ và Bắc Kỳ vẫn được sử dụng thường trực và sự xuất cảng hàng lụa chế tạo và có thêu đă gia tăng từ $96,195 lên $135,000.
Ngành cao su tại Nam Kỳ đang phát triển dần dần, và trong ít năm sản lượng của các đồn điền cao su sẽ hiện diện trong số các sản phẩm hàng đầu của thuộc địa. Sự sụt giảm trong các số xuất cảng là v́ không có thị trường. Cho đến Tháng Một 1915, ngay trước khi sự cấm đoán xuất cảng loại hàng này được nới rộng đến Đông Dương, các nhà xuất cảng cao su hàng đầu đang đi t́m kiếm một thị trường cho sản phẩm của họ tại Hoa kỳ.
Mậu Dịch Xuất Cảng Với Hoa Kỳ và Phi Luật Tân
Thực tế không có hàng nào được xuất cảng một cách trực tiếp từ Đông Dương thuộc Pháp sang Hoa Kỳ, nhưng trong năm qua chính người Hoa Kỳ đă tham dự vào các nỗ lực để thiết lập các sự liên hệ nhằm mua gạo, da chưa thuộc, cao su, và một ít sản phẩm khác.
Phi Luật Tân tiếp nhận từ 5 đến 15 phần trăm số xuất cảng từ Đông Dương. Các mặt hàng chính là: Gạo từ Sàig̣n qua Manila và Cebu; ḅ và trâu nước từ Pnompenh sang Manila, Hoilo và Cebu; và xi măng từ Hải Pḥng qua Manila. Trị giá của mậu dịch này trong năm 1914 vào khoảng $2,650,000, được phân chia như sau; Gạo, $2,500,000; ḅ và trâu nước, $100,000; xi măng, $40,000; và các sản phẩm khác, $10,000. Các con số này có tổng số thấp hơn khoảng $500,000 được đưa ra bởi Pḥng Quan Thuế Phi Luật Tân. Sự sai biệt có lẽ do có sự sai biệt trong các trị giá theo thuế quan.
_____
Nguồn: Lawrence P. Briggs, Consul Saigon, Cochin China, Supplement to Commerce Reports, Daily Consular and Trade Reports, Issued by The Bureau of Foreign and Domestic Commerce, Department of Commerce, Washington, D. C., Annual Series, No. 54c, December 17, 1915, 8 trang.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
17.08.2015
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2015