Keith W. Taylor

 

PHÙNG HƯNG

Vị Vua Như Cha Mẹ

Kiểu Học Thuyết Mạnh Tử

hay

Nhà Lănh Đạo Tối Cao

Kiểu Văn Hóa Úc Đa Đảo

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

       Trước đây 1 tôi đă khai triển một cuộc thảo luận về tước danh sau khi từ trần của Phùng Hưng, anh hùng Việt Nam trong thế kỷ thứ tám, như biểu trưng cho lư tưởng trong học thuyết của Mạnh Tử về vị vua có phẩm cách như cha mẹ.  Lập luận của tôi được dựa trên sự giải thích danh hiệu sau khi từ trần của ông được ghi chép trong quyển Việt Điện U Linh Tập, một quyển sách được biên soạn hồi đầu thế kỷ thứ mười bốn. 2   Tước hiệu được diễn tả theo truyền thống là Bố Cái Đại Vương .   Hai từ đầu tiên là các thí dụ sớm nhất của chữ nôm, lối viết chữ Việt, hay sự sử dụng các tiếng Hán thích ứng về mặt phát âm và/hay chữ viết, hay các sự kết hợp các chữ Hán, hay các chữ Việt Nam mới, để kư âm các từ ngữ Việt Nam. 3 Hai từ sau hoàn toàn là chữ Hán (Hán-Việt trong khung cảnh của chúng ta) có nghĩa “vị vua vĩ đại”.  Việt Điện U Linh Tập giải thích danh hiệu bằng cách ghi nhận rằng “theo tập tục của dân man di (có nghĩa, địa phương, phi Trung Hoa), người cha được gọi là bố và người mẹ được gọi là cái”; danh hiệu chính v́ thế trở thành một điều ǵ đó giống như “Vị Vua Như Cha Như Mẹ Vĩ Đại” hay “Vị Vua Cha Mẹ Vĩ Đại”, khiến người ta tức thời  nghĩ đến các ư niệm của Mạnh Tử về ngôi vua.  Sự giải thích của Việt Điện U Linh Tập có vẻ hợp lư bởi bố có nghĩa thực sự là người cha trong tiếng Việt, và cái ngày nay là một từ cổ của Việt Nam để chỉ người mẹ.

       Trong khi chấp nhận sự giải thích của Việt Điện U Linh Tập, tôi đă bác bỏ ư kiến được nêu ra bởi tác giả André G. Haudricourt rằng các chữ  phải được đọc là vua cái, có nghĩa “vị vua vĩ đại” trong tiếng Việt. 4 Tác giả John DeFrancis ghi lại ư kiến của Haudricourt như sau:

Haudricourt [thông tin cá nhân, 6 Tháng Tư 1974] … nêu ư kiến rằng âm tiết b’iu trong tiếng Hán không thể được xem tương đương với bố có nghĩa “người cha” mà tương đương với vua “quân vương”, và rằng âm tiết thứ nh́, cái không có nghĩa là người mẹ, mà là tiếng đồng âm có nghĩa “vĩ đại”.  Trong quan điểm của ông, vua cái, dịch sát nghĩa là “vị vua vĩ đại”, đơn giản là một phát biểu bản xứ, theo thứ tự các chữ trong tiếng Việt, để chỉ “Vị Vua Vĩ Đại”; và toàn thể danh hiệu phải được viết là Vua Cái Đại Vương và phải được phiên dịch như một sự lập lại nhóm chữ “Đại Vương: Great King” – bằng tiếng Việt trước, sau đó bằng tiếng Hán. 5

       Giờ đây tôi đă quyết định chấp nhận ư kiến của Haudricourt.  Tôi xin phép để khai triển các lư do khiến tôi làm như thế.

       Ngoài một sự ngờ vực rằng cuộc thảo luận của tôi về Phùng Hưng và ngôi vua theo học thuyết Mạnh Tử có nhiều ư nghĩa trong khung cảnh của việc chép sử Việt Nam sau này hơn là trong khung cảnh của điều mà chúng ta hay biết về xă hội Việt Nam ban sơ, hai luồng tư tưởng thu hái được các sự chỉ dẫn mang tính thuyết phục, một về ngữ học, và một về văn hóa chính trị.

       Ư tưởng của tác giả Haudricourt phù hợp với khuôn mẫu của thí dụ khác về chữ nôm trước thời nhà Lư, trong quốc hiệu được đặt bởi Đinh Bộ Lĩnh cho vương quốc của ông trong thập niên 960, không bị băi bỏ cho dến giữa thế kỷ thứ mười một.  Danh xưng là Đại Cồ Việt  𡚝 Đại là từ Hán-Việt và có nghĩa “vĩ đại: great”; cồ là một chữ Việt có nghĩa “to lớn, vĩ đại: great6, được kư âm bằng một chữ Hán có âm tương ứng.  Chúng ta nh́n thấy ở đây một khuôn mẫu phát biểu bao gồm một sự kết hợp của hai từ có nghĩa tương tự, một của tiếng Hán và một của tiếng Việt, tương tự như ư kiến của Haudricourt về danh hiệu sau khi từ trần của Phùng Hưng. 6 [? cùng với cước chú sát trên, hai cước chú này được đánh cùng số 6, chú của người dịch]

       Hơn nữa, sự phục chế tiếng Hán Cổ Thời (thế kỷ thứ 6) của tác giả Bernhard Karlgren chống đỡ cho ư tưởng rằng, trong khung cánh của thế kỷ thứ tám, từ ngữ th́ thích hợp như một sự kư âm cho từ vua hơn là từ bố.  Theo tác giả Karlgren, phát âm tiếng Hán Cổ Thời của chữpuo’, được nhận thấy tương tự với chữ vua hơn là chữ bố. 7

       Tôi tin tưởng rằng sự nhầm lẫn của chữ bố thay cho chữ vua khi từ ngữ tiếng Việt được biểu thị bởi mặt chữ xuất hiện trong các thế kỷ sau này, vào lúc chữ nôm được phát triển bởi giới văn nhân trí thức Việt Nam.  Các từ điển hiện đại cho thấy tại Việt Nam chữ được dùng để phiên dịch từ Hán Việt bố (tiêng Quan Thoại Trung  Hoa là pu), có nghĩa “tấm vải, miếng vải, mảnh vải” hay “thông báo/bố cáo”, và cũng được dùng như một chữ nôm cho từ ngữ tiếng Việt chỉ người cha, bố. 9 Sự sử dụng từ ngữ trong cách này hẳn phải có niên đại tương đối trễ, bởi nó phản ảnh một cách phát âm gần gũi với Tiếng Hán Hiện Đại hơn là sự phục chế tiếng Hán Cổ Thời của Karlgren, vốn nghiêng về từ vua.  

       Một giả định hữu lư rằng tước danh sau khi từ trần của Phùng Hưng có niên đại từ một thời điểm khi chữ nôm ở vào giai đoạn ban sơ của sự phát triển, có lẽ khởi thủy để phiên dịch các từ ngữ có hiệu lực về mặt chính trị, và chỉ sau này nó mới được khai triển để cung cấp với một tầm mức rộng răi hơn kho ngữ vựng tiếng Việt.  Sự tiến hóa của cách phát âm tiếng Hán và sự thăng trầm của sự phát triển tiếng nôm hợp lại để sản xuất ở các thời điểm khác nhau sự sử dụng một từ tiếng Hán duy nhất nhằm diễn tả các từ ngữ tiếng Việt khác nhau.  Trong trường hợp này, sự sử dụng chấp nhận sau này được áp đặt lên phía trên sự sử dụng trước, với kết quả rằng ư nghĩa nguyên thủy của tước danh sau khi từ trần của Phùng Hưng đă bị mất đi.

       C̣n có cả các nguồn gốc sâu xa hơn của sự nhầm lẫn, bởi chữ Hán chỉ “người cha”:      là bộ phận ngữ âm trong chữ [bố, ND].  Trong tiếng Hán cổ của Karlgren, (tiếng Quan Thoại đọc là fu, Hán Việt: phụ/phủ) được phát âm là b’iu, có liên hệ về mặt ngữ âm với các phát âm của từ Hán cổ, puo; chữ [bố, ND], có nghĩa “tấm, mảnh vải”, nguyên thủy được tạo thành xuyên qua sự kết hợp của [cân, ND], có nghĩa “tấm khăn vải, miếng vái, và bộ phận ngữ âm. 10 Khi giới văn nhân trí thức Việt Nam phát triển sự nhận thức về từ nguyên học (etymology) điều có thể xem ra thích hợp đối với họ rằng chữ sẽ được dùng để diễn tả từ ngữ tiếng Việt chỉ “người bố”.

       Ngoài ra, nhóm chữ bố cái, có nghĩa “cha và mẹ” rơ ràng tự bản thân được tạo lập trong từ vựng tiếng Việt. 11 Liệu đây có phải là hậu quả của một sự hiểu lầm tước hiệu sau khi từ trần của Phùng Hưng hay đó là một sự phát triển từ vựng không có liên hệ, tôi không thể nói một cách chắc chắn, nhưng tôi ngờ vực rằng điều kể trước có lư hơn, bởi chữ 𡚝  đă không xuất hiện trong các từ điển tiếng nôm hiện đại, và giống như chữ cồ thế kỷ thứ mười trong danh xưng Đại Cồ Việt đă bị mất đi trong từ vựng tiếng nôm cổ truyền, chữ cái  có vẻ cũng như thế.    Điều này có nghĩa rằng vào thời điểm của quyển Việt Điện U Linh Tập, hay vào thời điểm khi các duyệt xét văn bản c̣n tồn tại của Việt Điện U Linh Tập được biên soạn, có lẽ không trước thế kỷ thứ mười lăm, sự tiến hóa của chữ nôm đă sản xuất ra một khung cảnh ngữ học mới, trong đó giải thích tước hiệu sau khi từ trần của Phùng Hưng, một khung cảnh ngữ học, tôi không thể nói liệu bởi có sự trùng hợp hay cố t́nh, đă cung cấp các sự nối kết thỏa đáng với tư tưởng Trung Hoa cổ điển cho giới Việt Nam học thức sống trong một thời đại khi các sự nối kết như thế trở nên quan trọng ở một mức độ chưa từng có.

       Nếu vua được phiên dịch với chữ trong thế kỷ thứ tám, mặt chữ của nó bị thay đổi khi chữ tiếp thụ các sự liên kết ghi nhận ở trên.  Hán tự chỉ “nhà vua: vương “ được chồng lên trên chữ sao cho, trong tiếng nôm truyền thống, chữ vua được viết như sau   http://www.nomfoundation.org/fonts/Nom149808.png    .  Chính v́ thế, điều hữu lư để nh́n thấy chữ như đại diện một giai đoạn ban sơ trong sự tiến hóa của cách đọc tiếng nôm cho từ vua.

       Tôi tin tưởng rằng thông tin ngữ học thảo luận ở trên hậu thuẫn mạnh mẽ cho sự diễn dịch tước danh sau khi từ trần của Phùng Hưng là Vua Cái Đại Vương.  Song, điều khởi thủy đă cảnh báo tôi sự cần thiết của việc tái duyệt sự thảo luận trước đây của tôi về “ngôi vua có tính chất phụ mẫu” là một sự hiểu biết mới về văn hóa chính trị tại Đông Nam Á ban sơ như được khai triển các các bài viết của tác giả O. W. Wolters. 12 Sử dụng bằng chứng từ Căm Bốt ban sơ, tác giả Wolters đă đề xuất một khái niệm về thẩm quyền chính trị đặt căn bản trên “các kẻ dũng cảm” và các giới trung thành mà các phẩm chất cá nhân của họ có khả năng duy tŕ.  Đây là một mô h́nh có sức thuyết phục thay thế cho các mô h́nh có tính chất lư thuyết và tĩnh lặng hơn của “các quốc gia tập trung hóa” và “guồng máy hành chính” của chúng.  Các tác giả Minoru Katakura và Yumio Sakurai đă tŕnh bày bằng chứng và các lập luận có sức thuyết phục chống lại ư tưởng về một “nhà nước tập trung hóa” tại Việt Nam thời nhà Lư (các thế kỷ thứ 11 và 12), cho thấy một điều ǵ đó gần với điều mà Wolters đế xuất hơn. 13 Tất cả sự kiện này chứa đựng các hàm ư cho sự hiểu biết của chúng ta về văn hóa chính trị bản địa tại Việt Nam thế kỷ thứ tám và khiến cho ư tưởng về ngôi vua theo học thuyết Mạnh Tử trong một khung cảnh như thế thật vô cùng đáng nghi ngờ.

       Mặt khác, thành ngữ vua cái th́ thích hợp trong một khung cảnh thế kỷ thứ tám.  Cái, ngoài việc chỉ có nghĩa “lớn lao: great”, c̣n có ư tưởng “chính yếu”, hay “chủ yếu” hay “tối cao”.  Chính v́ thế, sông Hồng, như khi nó chảy qua đồng bằng ra biển, được biết là Sông Cái, bởi nó là con sông “chính yếu” hay “tối cao” trong số tất cả các tuyến đường sông khác tại vùng đồng bằng.  Vua cái làm nảy sinh ư tưởng về một “lănh đạo của các nhà lănh đạo”, một “vị vua thứ nhất”, một kẻ “nắm quyền tối cao” được thừa nhận bởi các lănh đạo hay các vị vua khác như chúa tể của họ; ư tưởng này phù hợp một cách hoàn hảo với thông tin về chức nghiệp của Phùng Hưng cũng như với khái niệm về thẩm quyền chính trị được đề xuất bởi Wolters, điều mà chúng ta có thể liên kết một cách tổng quát với văn hóa Austric (tức Austroasiatic: Úc-Á và giống dân Autronesian: Úc đa đảo) của Đông Nam Á ban sơ.

       Cách thức truyền ngôi được thể hiện sau khi có sự từ trần của Phùng Hưng cũng phù hợp với ư niệm về “con người dũng cảm”.  Trong khi xem ra có một ư kiến tổng quát rằng sự thừa kế thích đáng là từ người anh truyền ngôi cho người em, người em của Phùng Hưng đă không làm tốt sự tuyên nhận của ḿnh và đă bị đánh đuổi bởi Bồ Phá Cần, một trong các tùy tùng của Phùng Hưng, kẻ xem ra đă chứng tỏ là một “con người dũng cám” tự bản thân của ông ta. 14 Theo sự tường thuật c̣n lưu truyền về các biến cố, Bồ Phá Cần đă tuyên nhận tính chính đáng như một kẻ theo pḥ con trai của Phùng Hưng và nguyên tắc thừa kế từ người cha xuống người con; tầm mức mà sự giải thích này về các biến cố bị uốn nắn đến đâu bởi ư thức hệ chính trị và xă hội của các thế hệ sử gia Việt Nam sau này đối với tôi là một điểm có thể bàn căi.    

       Để kết luận cuộc thảo luận ngắn này, tôi xin phép xuất tŕnh một bản phiên dịch câu chuyện về Phùng Hưng trong quyển Việt Điện U Linh Tập.  Ngoài ra, tôi có cung cấp một sự mô tả tổng quát các biến cố dẫn đến sự xuất hiện của Phùng Hưng trong lịch sử Việt Nam 15 và một sự thảo luận về các nguồn thông tin của chúng ta về Phùng Hưng. 16 Nơi đây, tôi xin phép cung cấp một sự dẫn nhập ngắn và một ít các chú giải cho bản dịch.  Để làm căn bản cho bản dịch của tôi, tôi đă sử dụng văn bản X.39 của Văn Khố Toyo Bunko, bản văn mà tôi tin tưởng tương tự như vản văn A.47 ở Hà Nội; trong khi văn bản này thiếu một số chi tiết của các văn bản khác, tôi tin tưởng rằng nó đại diện cho bản văn đă duyệt xét c̣n tồn tại gần sát với sự biên soạn hồi thế kỷ thứ mười bốn nhất. 17 Mặc dù, như tôi đă lập luận ở trên, tôi tin hai từ phải được đọc là vua cái thay v́ bố cái, tôi đă phiên dịch bản văn theo đúng nguyên bản của chính nó, và văn bản phản ảnh sự giải thích sai lạc về các từ này là bố cái.

 

Bản Dịch về Phùng Hưng trong Việt Điện U Linh Tập

Dẫn Nhập

       Cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn năm 755 khởi sự cho sự suy sụp kéo dài của nhà Đường và thẩm quyền Trung Hoa tại Việt Nam sau đó ơ/ vào thế pḥng thủ.  Trong hơn một thập niên, t́nh h́nh vẫn c̣n ổn định tại Việt Nam, ngay trong lúc các khu vực của Quảng Tây và miền tây Quảng Đông ngày nay có tạm thời bị mất vào tay các bộ lạc miền núi thổ phỉ.  Kế đó, vào năm 767, một cuộc xâm lăng vào bờ biển từ các ḥn đảo của Đông Nam Á đă tàn phá một cách ngắn ngủi các b́nh nguyên của Việt Nam.  Quân nhà Đường dưới Cao Chính B́nh đă đánh đuổi các kẻ xâm nhập, nhưng chỉ sau khi vùng nông thôn bị bỏ trống và thủ phủ, tại vùng lân cận Hà Nội ngày nay, bị phá hủy.  Một thành phố mới được xây dựng, nhưng chính quyền nhà Đường tại Việt Nam đă suy tàn khi các cuộc nổi loạn lớn tiếp tục lan tràn tại miền bắc Trung Hoa và các cuộc khởi nghĩa từng chập khiến cho thẩm quyền đế quốc bị mất quân bằng tại miền nam Trung Hoa.  Phải đợi cho đến khi có sự đáo nhậm của Triệu Xương (Chao Ch’ang) trong năm 791, thẩm quyền nhà Đường tại Việt Nam mới được phục hồi.  Trong suốt thời kỳ này, khi quyền lực nhà Đường suy sụp tại Việt Nam, một hệ thống chính trị Việt Nam bản địa đă xuất hiện, lănh đạo bởi gia tộc họ Phùng.  Chuyển kể về Phùng Hưng trong quyển Việt Điện U Linh Tập, dựa trên một tác phẩm không c̣n tồn tại của Triệu Xương, là nguồn tài liệu cổ xưa nhất c̣n sót lại về các biến cố của thời kỳ đó.

Bản Dịch

BỐ CÁI PHỤ HỰU CHƯƠNG TÍN ĐẠI VƯƠNG 18

       Theo quyển Giao Châu Kư của Triệu Công 19 [một số văn bản sao chép ghi là Triệu Công, có nghĩa là ông họ Triệu, các tác giả Tây Phương dịch là Triệu Duke, có nghĩa Quận Công họ Triệu, một số bản chép khác gọi là Triệu Vương, tức Vua họ Triệu, đều để chỉ Triệu Xương, chú của người dịch]: Họ của Vua là Phùng và tên riêng của ngài là Hưng.  Trong nhiều thế hệ, [tổ tiên của ngài] là các thân hào dân man di tại châu (tỉnh) Đường Lâm [phiên âm từ nguyên bản  là Biên-Khố-Di-Tù-Trưởng, chú của người dịch], có tước hiệu là Quan Lang. 20 Nhà Vua rất giàu có và có sức khỏe dũng mănh; ông có thể tấn công một con hổ bằng tay không. 21 Người em của ông tên là Hải, cũng khỏe mạnh, có thể vác một tảng đá ngh́n cân khi đi hơn mười lí. 22 Nhiều bộ tộc miền núi khác nhau v́ thế đều nể phục tiếng tăm của anh em ông. 23

       Dưới thời trị v́ của ĐườngThái Tông, trong niên hiệu Đại Lịch [766-779], Quân Đội của An Nam Đô Hộ Phủ nổi loạn. 24 Nhà Vua v́ thế đi tuần hành mọi vùng lân cận, giành được sự tuân phục và đă tiếp nhận các lănh địa này. 25 Nhà Vua đổi tên là Cự Lực [có bản ghi là Cự Lăo, chú của người dịch] và tự xưng là Đô Bảo (Metropolitan Guardian: Người Bảo Vệ Đô Thị). 26 Nhà Vua áp dụng kế hoạch của Đỗ Anh Hàn, một người dân Đường Lâm, và sử dụng các binh sĩ Trung Hoa để tấn công châu Đường Lâm. 27 Uy tín của nhà Vua chấn động sâu rộng.

       Vào lúc đó, quan Đô Hộ An Nam, Tướng Cao Chính B́nh đến tấn công [Phùng Hưng] nhưng bị thất bại; [Chính B́nh] ngă bệnh và buồn rầu rồi chết đi. 28 Kinh đô thành nơi vô chủ, Nhà Vua tiến vào thành phố, thiết lập trật tự, ông cai trị được bảy năm rồi mất. 29 Dân chúng muốn tôn ông [Phùng] Hải [nối ngôi], nhưng viên tướng của Nhà Vua là Bồ Phá Cần không đồng ư; bởi thế, viên thuộc tướng này đă tôn con của Nhà Vua là Phùng An làm lănh đạo dân chúng kháng cự lại Phùng Hải.  Phùng Hải v́ thế đă đi về Chu Nham, từ đó biến đi đâu không rơ. 30 Phùng An đă vinh danh vua cha là Bố Cái Đại Vương, bởi theo tập tục của dân man di, cha được gọi là bốmẹ được gọi là cái; đó là lư do cho tước hiệu này.31

       Nhà Đường phong Triệu Xương sang làm Thứ Sử An Nam Đô Hộ Phủ.  Triệu Xương đến nơi và đưa ra lời tuyên phạt.  Phùng An dẫn dân chúng đến thần phục.  Mọi thân thuộc của họ Phùng bị giải tán. 32

       Ngay sau khi Nhà Vua từ trần, năng lực siêu nhiên vĩ đại của nhà vua được biểu lộ một cách sáng chói.  Người dân xem Nhà Vua là một vị thần linh và đă dựng một ngôi đền [cho ông] tại phía tây kinh đô. 33 Bất kỳ khi nào có vụ trộm cướp trở thành một nghi án c̣n ngờ vực, một lời thề phải được tuyên trước ngôi đền, và sự đáp ứng siêu nhiên tức thời hiển hiện.  Các số lượng lớn lao hương đèn được thắp hàng ngày cho việc tuyên thệ. 34

Thời Ngô Tiên Chúa [First Lord Ngô: tức Ngô Quyền, chú của người dịch], quân phương bắc tràn xuống cướp phá. 35 Ngô Chúa lo phiền về chuyện này.  Buổi tối trong một giấc mơ, Nhà Vua hiện ra và chỉ dẫn cho Ngô Chúa mở cuộc tấn công.  Ngô Chúa xem đây là một điềm tốt và do đó cho tiến quân; kết quả, đă tạo ra một chiến thắng làm kinh ngạc trên sông Bạch Đằng. 36

Ngô Chúa ra lệnh xây cất một ngôi điện thờ trang nghiêm và cung cấp cho ngôi đền các cờ hiệu màu vàng, các trống đồng, các bài hát, các điệu múa, dàn nhạc, và các con vật tế lễ tạ ơn Nhà Vua [Phùng Hưng] và từ đó trở thành một cổ tục.

Thời nhà Trần, trong năm thứ nhất niên hiệu Trùng Hưng, 37 [Phùng Hưng] được phong là Phụ Hựu Đại Vương (Loyal Protector Great King); trong năm thứ tư 38 được gia thêm hai chữ Chương Tín (Manifesting Sincerity).  Trong năm thứ hai mươi mốt niên hiệu Hưng Long 39, lại được gia phong hai chữ Sùng Nghĩa (Reverencing Righteousness)./-    

_____

CHÚ THÍCH

1.      K. W. Taylor, The Birth of Vietnam (Berkeley: The University of California Press, 1983, các trang 204-08.

2.      Về điều đó, xem cùng nơi dẫn trên, các trang 352-54.

3.      Đặt sang một bên hai từ thích hợp về ngữ âm được sử dụng trong các nguồn tài liệu Trung Hoa thời nhà Hán để phiên dịch hai từ trong tiếng Việt là chết: “to die”, và chó: “dog”.  Xem Jerry Norman và Tsu lin Mei, “The Austroasiatics in Ancient South China: Some Lexical Evidence”, Monuments Serica 32 (1976): 277-80.

4.      Taylor, Birth, trang 204, chú thích số 96.

5.      John DeFrancis, Colonialism and Language Policy in Vietnam (The Hague, 1977), trang 72.

6.      Dictionnaires Vietnamien Français (Paris: L’Asiathèque, 1977), trang 188.

7.      Bernhard Karlgren, Analytic Dictionary of Chinese and Sino-Japanese (Taipei: Ch’eng-Wen Publishing Company, 1966), trang 230.

8.      Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính, Tự Điển Chữ Nôm (Sàig̣n, Bộ Giáo Dục, 1965), trang 138.

9.      Cùng nơi dẫn trên, trang 138.  Ban Văn Học Hội Khai trí Tiến Đức khởi thảo, Việt Nam Tự-Điển (Hà Nội: Imprimerie Trung Bắc Tân Văn, 1931), trang 53. Đào Duy Anh, Hán Việt Tự Điển (Sàig̣n: Trường Thi Xuất Bản, 1957), trang 70.  Eugène Gouin, Dictionnaire Vietnamien Chinois Français (Sàig̣n: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1957), trang 105.

10.  Karlgren, trang 47.

11.  Xem sự tham chiếu được giới thiệu trong chú thích số 9.  Cũng xem, Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm, Tự Điển Tiếng Việt (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1977), trang 90, liệt kê bố cái như một thành ngữ “cũ: old” để chỉ “cha và mẹ”.

12.  O. W. Wolters, “Khmer ‘Hinduism’ in the Seventh Century”, trong sách đồng biên tập bởi R. B. Smith và W. Watson, Early South-East Asia (New York and Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1979), các trang 427-42; O. W. Wolters, History, Culture, and Religion in Southeast Asian Perspective (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1982), các trang 1-33.  Tôi cũng xin cảm ơn một cuộc đàm thoại trong Tháng Năm 1984 với Giáo Sư Trần Quốc Vượng, của Đại Học Hà Nội, và các ư nghĩ của ông về tước hiệu sau khi từ trần của Phùng Hưng theo chiều hướng tư tưởng của Giáo Sư Wolters.

13.  Minoru Katakura, “Betonamu: Richo keiho ko” (Nghiên Cứu về H́nh Luật Thời Nhà Lư tại Việt Nam), Shigaku-Zasshi LXXXII, 11 (Tháng Mười Một 1973): 43, 55; Minoru Katakura, Betonamu no rekishi to higashi Ajia [ Lịch Sử Việt Nam và Đông Á] (Tokyo: Sugiyama shoten, 1977), trang 64; Yumio Sakurai, “Richo-ki deruta kaitaku shiron” [Đồng bằng sông Hồng trong thời nhà Lư], Tonan Ajia Kenkyu 18, 2 (Tháng Chín 1980): 274-75, 297-304, 312-13.

14.  Theo bản chép tay kư số A. 751 của quyển Việt Điện U Linh Tập, Bồ Phá Cần là một người có sức mạnh phi thường, can đảm, và cương quyết; điều được nghĩ rằng ông có thể làm nghiêng núi và cử các đỉnh bằng đồng khổng lồ.  Xem bản dịch ra tiếng Việt của Lê Hữu Mục quyển Việt Điện U Linh Tập (Sàig̣n: Nhà Sách Khai Trí, 1960), phần văn bản tiếng Hán, trang 5.

15.  Taylor, Birth, các trang 194-204.

16.  Cùng nơi dẫn trên, các trang 331-33.

17.  Muốn có một sự thảo luận về các văn bản của quyển Việt Điện U Linh Tập, xem bài viết “Các Ghi Nhận về Việt Điện U Linh Tập” của tôi [Keith Taylor] trong cùng số này của Tạp Chí The Vietnam Forum.

18.  Tước hiệu này bao gồm tước hiệu sau khi từ trần (Bố Cái Đại Vương) với các sự xưng tụng kính cẩn được phong bởi triều đ́nh nhà Trần trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn.  Muốn có một bản dịch sang tiếng Pháp câu chuyện về Phùng Hưng từ các văn bản A. 47, xem Maurice Durand, “Recueil des Puissances Invisibles du Pays de Việt de Lư Tế Xuyên”, Le Peuple Vietnamien [Dân Việt Nam] 3 (1954), các trang 13-19.  [Muốn có bản dịch sang tiếng Anh, xin xem …., chú của người dịch].

19.  Triệu là cách phát âm họ tiếng Hán là Chao; sự đề cập đến Triệu [Quận] Công (Duke Triệu) [Công theo nghĩa thông thường là ông (Mister), chứ không có nghĩa là Quận Công: Duke như nhiều tác giả Tây Phương hay phiên dịch, chú của người dịch] là nói đến Triệu Xương: Chao Ch’ang, viên thứ sử của nhà Đường tại Việt Nam từ 791 đến 802 và từ 804 đến 806.  Họ Triệu vun quén được một tiếng tốt trong dân Việt Nam và được thừa nhận bởi hoàng đế nhà Đường như một chuyên viên về Việt Nam.  Ông đă quan tâm đến văn hóa địa phương và đă viết một quyển sách nhan đề Giao Châu kư (Chiao Chou chi): Giao Châu là một tên gọi cổ truyền của Trung Hoa để chỉ đồng bằng sông Hồng tại miền bắc Việt Nam, các phần đất thấp chung quanh Hà Nội ngày nay.  Quyển sách này không c̣n tồn tại trong h́nh thức nguyên thủy của nó; nó chỉ sống sót xuyên qua hai sự trưng dẫn trong quyển Việt Điện U Linh Tập.

20.  Sự sử dụng từ ngữ “man rợ: di” ở đây để chỉ bộ phận của Việt Nam chưa bị giao tiếp một cách nghiêm chỉnh bởi ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.  Đây là vùng dọc theo biên cương núi đồi của các b́nh nguyên.  Việt Điện U Linh Tập rơ ràng đă thừa kế từ ngữ “man di” từ Triệu Xương; rằng từ ngữ đó đă được giữ lại khiến ta nghĩ rằng nó có thể có một ư nghĩa tích cực đối với người Việt Nam, trong cảm nhận là không bị ô nhiễm bởi ảnh hưởng Trung Hoa.  Tỉnh Huyện Đường Lâm dưới thời nhà Đường nằm tại trên cương vực của xứ Chàm, trong vùng lân cận của Rặng Núi Hoành Sơn, phía nam đồng bằng sông Cả; nhưng trong thời kỳ độc lập, khởi đầu trong thế kỷ thứ mười, địa danh này mất đi sự liên kết của nó với địa phương đó và thay vào đó được dùng để chỉ một khu vực dọc theo hữu ngạn sông Hồng phía tây Hà Nội (về vấn đề địa danh này, xem Taylor, Birth, các trang 327-30).  Khu vực này gần vị trí của các vua Hùng trong truyền thuyết, các kẻ được nói đă cai trị Việt Nam trước khi có sự tràn đến của anh hưởng Trung Hoa.  Hai chị em Bà Trưng, các người đă lănh đạo một cuộc khởi nghĩa chống Trung Hoa trong năm 40 Sau Công Nguyên (SCN) cũng từ khu vực này.  Quan lang [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], theo truyền thống Việt Nam, là một tước hiệu được trao cho các con trai của các vua Hùng; nó tồn tại măi cho đến thế kỷ thứ hai mươi trong dân tộc Mường, các người anh em  họ trên cao nguyên của dân tộc Việt Nam, là các kẻ cư trú tại một khu vực kề cận với Đường Lâm (xem Taylor, Birth, trang 201).  Điều được tin tưởng rằng người Mường và người Việt Nam đă khởi sự sự phát triển ngữ học riêng biệt của họ trong các thế kỷ thứ chín và thứ mười (Taylor, Birth, các trang 179-81).

21.  Một bia kư từ ngôi làng sinh quán của Phùng Hưng có niên đại năm 1390 cung cấp một sự tŕnh bày chi tiết hơn về sự dũng cảm của Phùng Hưng trong việc vật trâu, và hạ sát một con hổ.  Nhiều chi tiết này đă được nhập vào một vài văn bản của quyển Việt Điện U Linh Tập.

22.  Một của Trung Hoa thường tính bằng 360 bước.

23.  Sự đề cập đến dân bộ lạc vùng núi nể sợ tiếng tăm anh em họ Phùng khiến nghĩ rằng gia tộc họ Phùng có thể đă đóng giữ vài loại vai tṛ như các kẻ giám hộ biên cương dưới chính quyền nhà Đường.  Văn bản kư số A.751 nói rằng Phùng Hưng có giữ chức thế tập là “Đường Lâm Châu Biên Khố Di Tù Trưởng: Đường Lâm Province Frontier Garrison Barbarian Tribal Leader”.

24.  An Nam Đô Hộ Phủ (Protectorate of An Nam) được tổ chức trong năm 679 và được chính thức băi bỏ trong năm 866.  Tin tức cụ thể duy nhất về một cuộc nổi loạn của quân đội vào khoảng trị v́ của niên hiệu Đại Lịch (được ghi niên đại bởi các nguồn tài liệu Trung Hoa là năm 782.  Trong năm đó, Thái Thú đất Phong [Châu] và một viên chỉ huy quân sự đă nổi loạn, bị bắt giữ bởi các quan chức nhà Đường và bị chặt đầu (Hsin T’ang shu: Tân Đường thư [bản in Pai-na], 7:3b).  Đất Phong Châu là một quản hạt của nhà Đường bao gồm cả khu vực nơi mà gia tộc họ Phùng phát sinh.

25.  Điều này khiến nghĩ rằng Phùng Hưng đă lợi dụng sự suy tàn của thẩm quyền nhà Đường tại Việt Nam để mở rộng ảnh hưởng của ông lên các khu vực lân cận.

26.  Tác giả Maurice Durand đă phỏng đoán rằng Khu Lăo và Cự Lực là các danh hiệu địa phương được kư âm thành chữ Hán; ông nghĩ Khu Lăo có thể tương đương với Ch’u Kuan, hay Ch’u Ch’ang trong tiếng Hán, có nghĩa “quận trưởng cảnh sát: district police chief” (Recueil”, trang 28, các chú thích số 7 và 8).  Văn bản A.751 ghi Cự Lăo thay v́ Khu Lăo; Cự Lăo có thể được phiên dịch “Đại Lăo: Great Elder” và Cự Lực là “Đại Lực: Great Strength”.  Đô Quân: Metropolitan Lord” là một tước hiệu được dùng trong các văn bản cổ điển chỉ Vua Nghiêu, vị hoàng đế thông thái và hiếu thảo trong huyền thoại Trung Hoa (Morohashi Tetsuji, Dai Kanwa Jiten [Shukusha ban; Tokyo, 1966-68], 11:279).  Đô Bảo: Metropolitan Guardian là một chức vụ quân sự được lập ra bởi các sự cải cách của Vương An Thạch tại Trung Hoa thời nhà Tống trong thế kỷ thứ mười một (Morohashi, 11:284).  Các tước hiệu này, Đô Quân và Đô Bảo gần như chắc chắn đă được tự ư thêm vào bởi giới văn nhân trí thức Việt Nam trong thời kỳ độc lập.

27.  Từ ngữ chỉ các binh sĩ Trung Hoa, Ngô binh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] có tinh chất đặc thù đối với Việt Nam trong thế kỷ thứ mười lăm.  Ngô (âm tiếng Hán là Wu) để chỉ quốc gia cổ thời, nước Ngô (Wu), tọa lạc tại Chiết Giang ngày nay, phía nam của Giang Tô, và phía nam An Huy; kẻ sáng lập ra nhà Minh phát sinh từ khu vực này.  Trong thời chiếm đóng của nhà Minh trong hai mươi năm ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, các nhà lănh đạo kháng chiến Việt Nam để đề cập đến Trung Hoa là quân Ngô v́ các lư do chính trị; muốn có một sự thảo luận đầy đủ về điểm này, xem bài viết của Stephen O’Harrow, “Nguyễn Trăi’s ‘B́nh Ngô Đại Cáo’ of 1428: The Development of Vietnamese National Identity”, Journal of Southeast Asian Studies 10, 1 (March 1979): 159-74.  Bản văn của chúng ta rơ ràng đă phải gánh chịu một ít sự thay đổi sau thế kỷ thứ mười lăm.  Các bản tái duyệt sau này quyển Việt Điện U Linh Tập không chứa đựng sự tham chiếu này về “các binh sĩ Trung Hoa”, có lẽ bởi v́ từ ngữ Ngô binh không c̣n được sử dụng và cũng bởi ư tưởng về Phùng Hưng sử dụng các binh sĩ Trung Hoa th́ mờ mịt.  Sự sụp đổ của thẩm quyền nhà Đường xem ra đă đưa đến việc các binh sĩ Trung Hoa tự đặt ḿnh vào thị trường như các lính đánh thuê cho các anh hùng địa phương.

28.   Cao Chính B́nh (Kao Cheng p’ing) đă chỉ huy binh sĩ chống lại cuộc xâm lăng từ ngoài biển trong năm 767 và rơ ràng đă là viên chức nhà Đường quan trọng tại khu vực sau đó.

29.  Cái chết của Cao Chính B́nh dường như đă mở đường cho một sự chuyển tiếp quyền lực một cách ḥa b́nh cho Phùng Hưng.  Thành ngữ “thiết lập trật tự: establishing order”, theo nghĩa đen “: ban bố vải vóc: to hand down clothing”, có nghĩa cưỡng hành các sự khác biệt xă hội bằng việc ấn định ai là kẻ được phép mặc loại vải nào.  “Thời trị v́” bảy năm của Phùng Hưng xem ra đă từ năm 783 đến 789 nếu người con tên An của ông đă trị v́ được hai năm, cho đến khi có sự đến nơi của Triệu Xương vào năm 791, như được tường thuật trong một số văn bản.

30.  Vị trí của Chu Nham không được hay biết.  Danh xưng Chu Nham, có nghĩa bờ dốc đá màu đỏ: Red Cliff”, hay Động Đá Màu Đỏ: Red Grotto” khiến ta liên tưởng rằng nó trong vùng núi non.  Đoạn này hàm ư sự xung đột giữa sự thừa kế từ anh sang em, thí dụ, có tính chất điển h́nh tại Sri Lanka (Tích Lan) đương thời,  với sự thừa kế theo phụ hệ.

31.  Tôi tin tưởng rằng sự giải thích này về tước hiệu sau khi từ trần của Phùng Hưng th́ không đúng và một sự bổ túc muộn vào bản văn v́ các lư do đă được tŕnh bày trong cuộc thảo luận ngay trước bản dịch này.

32.  Triệu Xương được bổ nhiệm làmThái Thú An Nam Đô Hộ Phủ, trong tháng bảy năm 791; các nguồn tài liệu Trung Hoa tảng lờ Phùng Hưng và chỉ nói về Đỗ Anh Hàn, một “lănh tụ An Nam” đă nổi loạn trong tháng tư năm 791.  (Chiu T’ang shu: Cựu Đường thư) [ấn bản: Pai-na], 13:6a; Tân Đường thư, 7:7b).  Tiểu sử của Triệu Xương xác định Đỗ Anh Hào như “nhà lănh đạo dân Lào tại An Nam: Annam Lao leader”(Tân Đường Thư, 170:8a); Lào là một từ ngữ được dùng bởi người Trung Hoa để chỉ dân bộ lạc miền núi.  Các nguồn tài liệu Trung Hoa nói rằng Cao Chính B́nh đă chết v́ buồn phiền khi Đỗ Anh Hào tấn công vào thủ phủ trong tháng tư năm 791 và rằng “dân man di đă tản mác” khi Triệu Xương đên nơi.  Niên kỳ của cuộc tấn công của Đỗ Anh Hào và sự từ trần của Cao Chính B́nh trong năm 791 th́ đáng nghi ngờ, bởi một trong các tước hiệu được phong cho Triệu Xương trong năm đó là “Đại Biểu Đi Tuyên Phạt: Proclaiming and Punishing Legate”, và một nguồn tài liệu đồng thời, Yuan Ho chun hsien chih, 38, ghi niên kỳ của sự tạo lập một Ban Tuyên Phạt; Proclaiming and Punishing Department” với một đại diện đặc biệt cho An Nam trong năm 790.  Tháng thứ tư của năm 791 có thể là lúc mà triều đ́nh nhà Đường chính thức ghi chép các biến cố đă xảy ra trước đó.  Sự tảng lờ của họ về gia tộc Phùng Hưng khiến ta nghĩ rằng các viên chức Trung Hoa thiếu thông tin về các biến cố tại Việt Nam, có lẽ bởi thẩm quyền của họ đă không được hành sử tại đó trong vài thời khoảng.  Điều này được xác nhận bởi một báo cáo từ viên thống đốc quân sự tại Canton (Quảng Châu) trong năm 792 phàn nàn rằng các thương gia ngoại quốc trong vài năm gần đây đă từ bỏ Quảng Châu mà sang Việt Nam và yêu cầu rằng các ngôi chợ An Nam phải bị đóng cửa (Tư Mă Quang, quyển Tzu chih t’ung chien, 234), ám chỉ rằng mậu dịch quốc ngoại đă chuyển từ Canton (Quảng Châu) sang An Nam đi ngược với các ước muốn của các viên chức nhà Đường ở địa phương và rằng An Nam vượt quá thẩm quyền của họ trong một khoảng thời gian trước khi có chuyện này.  Muốn có một sự thảo luận chi tiết hơn về các vấn đề này, xem Taylor, Birth, các trang 208, 331-33.

33.  Đền thờ Phùng Hưng tọa lạc tại làng Cam Lâm, Huyện Phúc Thọ, Tỉnh Hà tây (trước là Sơn Tây) (xem Taylor, Birth, các trang 329-30.

34.  Muốn có một thí dụ về việc tuyên thệ trước đền thờ một vị thần linh để xác nhận ḷng trung thành với nhà vua Việt Nam trong năm 1028, xem ấn bản Đại Việt Sử Kư Toàn Thư  biên tập bởi Trần Kính Ḥa (Ch’en Ching-ho) (Tokyo, 1984-86), trang 218.

35.  Chúa Ngô Đầu Tiên là chỉ Ngô Quyền, nhà lănh đạo Việt Nam đầu tiên trong thế kỷ thứ mười đă vứt bỏ các tước hiệu kiểu nhà Đường và tự xưng là vua.  Ngô Quyền, sinh ra từ cùng một địa phương với Phùng Hưng.  Năm 938, nhà Nam Hán tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây đă phái một đoàn quân viễn chinh sang Việt Nam, hy vọng thủ lợi nhờ sự xáo trộn chính trị ở đó.  Nhà lănh đạo Việt Nam, Dương Đ́nh Nghệ, bị hạ sát bởi Kiều Công Tiễn, kẻ đă mời gọi sự can thiệp của quân Nam Hán; Ngô Quyền, con rể của Dương Diên Nghệ, đă giết chết Kiều Công Tiễn và lănh đạo dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lăng của nhà Nam Hán.

36.  Trận đánh sông Bạch Đằng, trong mùa thu năm 938, đă được ghi nhớ bởi người Việt Nam như bước khởi đầu cho nền độc lập của họ.  Đoàn quân viễn chinh Nam Hán, được chỉ huy bởi Liu [trong nguyên bản đanh máy sai là Lui, chú của người dịch] Hung-ts’ao, con của Liu Kung, Hoàng Đế Nam Hán, đến bằng đường biển ngoài khơi cửa sông Bạch Đằng, hải lộ trực tiếp nhất tiến vào Việt Nam từ Trung Hoa.  Ngô Quyền cho quân của ông dựng một hàng rào bằng các cọc lớn cắm tại ḷng sông; đầu của các chiếc cọc chỉ vươn đến ngay mức nước lúc thủy triều lên cao và được vót nhọn và bọc đầu cọc bằng sắt.  Khi Liu Hung-ts’ao xuất hiện, Ngô Quyền sai các thuyền nhỏ, có sống tầu nông, vào lúc thủy triều lên cao để khiêu khích một sự giao tranh và rồi rút lui về phía thượng nguồn, lôi kéo hạm đội Trung Hoa chạy theo truy kich.  Khi thủy triều xuống thấp, các chiến thuyền nặng nề của Trung Hoa đều bị vướng vào các chiếc cọc; phía Việt Nam đă tấn công và hơn phân nửa quân Trung Hoa, kể cả Liu Hung-ts’ao, bị chết đuối (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, trang 171).  Muốn có một bản dịch phiên bản A.751 với nhiều chi tiết hơn về đoạn văn này, xem Taylor, Birth, trang 269.

37.  1285, thời trị v́ Trùng Hưng là từ 1285 đến 1292.  Cuộc xâm lăng thứ nh́ của quân Mông-Nguyên đà bị đẩy lui trong năm 1285.

38.  1288; cuộc xâm lăng lần thứ ba của quân Mông-Nguyên đă bị đẩy lui trong năm này.

39.  1313; thời trị v́ Hưng Long là từ 1293 đến 1314.  Trong năm 1312, Việt Nam đă xâm lăng thành công xứ Chàm.

 

TỪ VỰNG                                                     

An Nam Đô Hộ Phủ                                             

Bạch Đằng                                                

Bố Cái Đại Vương                                    

Bồ Phá Cần                                                           

Chao Ch’ang: Triệu Xương                                  

Chiao Chou chi: Giao Châu kư                 

Chiu T’ang shu: Cựu Đường thư              

Ch’u Ch’ang: Khu Trưởng                        

Ch’u Kuan: Khu Quan                              

Chương Tín                                                           

Cự Lăo                                                      

Cự Lực                                                      

Di                                                                                                                      

Dương Đ́nh Nghệ                                    

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư                         

Đỗ Anh Hàn                                                          

Đô Bảo                                                      

Đô Quân                                                    

Đường Lâm                                                           

Đường Lâm Châu Biên Khố Di Tù Trưởng         

Giao                                                                       

Hsin T’ang shu: Tân Đường thư               

Hưng Long                                                

Kao Cheng-p’ing: Cao Chính B́nh                       

Khu Lăo                                                    

Kiều Công Tiễn                             

Lao: liêu                                                    

Liu Hung-ts’ao                                                

Liu Kung                                                   

Ngô binh                                                   

Ngô Quyền                                                

Nôm                                                                       http://www.nomfoundation.org/fonts/Nom21891.png

Phong                                                                    

Phụ Hựu                                                    

Phùng An                                                  

Phùng Hăi                                                 

Phùng Hưng                                                          

Quan Lang (văn bản viết , phần lớn văn bản viết là )

Sùng Nghĩa                                                            

T’a li: Đại Lịch                                          

T’ang Tai Tsung: Đường Đại Tông                       

Trần                                                                       

Trùng Hưng                                                           

Tzu-chih t’ung chien                                              Tư Tri Thông Giám

Vua                                                            

Vương                                                       

Yuan-ho chun hsien chih                            Nguyên Ḥa Quận Huyện Chí

____

Nguồn: Keith W. Taylor, Phùng Hưng, Mencian King or Austric Paramount?, The Vietnam Forum 8, Council on Southeast Asia Studies, Yale University, 1986, các trang 10-25.

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

04.01.2016

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2016