Kazuya Yamamoto
Việt Nam Theo Quan Điểm Của
Cuộc Thăm Ḍ Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu:
Căn Cước, H́nh Ảnh Về Các Nước Ngoài, và
Các Quan Tâm Toàn Cầu
Ngô Bắc dịch
Dẫn Nhập
Về mặt lịch sử, Việt Nam là một khu vực bị ảnh hưởng sâu đậm bởi Trung Hoa, về văn hóa, chính trị và kinh tế trong hàng ngh́n năm. Sau khi trải qua một số thảm kịch hiện đại chẳng hạn như sự đô hộ của người Pháp, sự chiếm đóng của Nhật Bản, và Cuộc Chiến Tranh Việt Nam, Việt Nam ngày nay sau hết đă được củng cố vào năm 1976. Nó có một diện tích 329,000 cây số vuông và một dân số khoảng 80 triệu người. Phần lớn dân số nói tiếng Việt và nhiều người theo đạo Phật.
Trên nền tảng lịch sử này, Việt Nam ngày nay đang trải qua sự tăng trưởng kinh tế mau lẹ và các sự thay đổi chính trị liên hệ, có thể khởi sự cho các sự thay đổi xă hội quyết liệt trong xứ sở (1). Như được chỉ nơi Bảng 1, trong ít năm qua, Việt Nam đă chứng kiến một sự tăng trưởng hơn 5 % mỗi năm; đặc biệt trong các năm 2002 và 2003, sự tăng trưởng đă đạt được hơn 7% (2). Với các sự thay đổi kinh tế đang tiến tới, chínhquyền đối diện với một nhu cầu tức thời về các sự cải cách nội địa trong các định chế kinh tế,
Nhiều luật pháp quốc gia đă được ban hành cho sự gia nhập vào tố chức WTO (3), sự tái sắp xếp và cải tổ các tổ hợp quốc gia đă được phát huy, và các sự đầu tư, nội địa và ngoại quốc, đă được khuyến khích.
Bảng 1. Sự Tăng Trưởng Kinh Tế Và Toàn Cầu Hóa Tại Việt Nam
Mặt khác, các sự cải cách chính trị cũng đă được phát huy để thích ứng với các t́nh trạng kinh tế đang biến đổi. Liên quan đến các cải cách mới nhất, quy chế pháp lư của các nhà hành chính địa phương, thí dụ, vốn dĩ mơ hồ cho đến hồi gần đây, giờ đây đă được ấn định. Mặc dù các sự cải cách Đổi Mới từ 1980 trở đi phát huy chủ yếu các sự cải cách chính trị, các chuyển động thoái lui đôi khi có được nhận thấy; sự loan báo của đảng hồi Tháng Ba 2003 về việc phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh là một thí dụ cho điều này.
Đàng sau các sự thay đổi và cải cách này tại Việt Nam là ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu hóa, một trong những hiện tượng nổi bật nhất hiện nay được nhận thấy trên toàn thế giới. Dựa trên dự án Thăm Ḍ Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu, bài viết mô tả một vài khía cạnh trong thái độ của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu/quốc tế. Bài viết này được tŕnh bày trong sáu phần. Phần một, tŕnh bày chi tiết các đặc tính chung của các người trả lời cuộc thăm ḍ. Phần hai phân tích cung cách theo đó việc tự xác minh của người Việt Nam được h́nh thành: Người dân tự xác minh trên căn bản một quan điểm địa phương, quốc gia hay toàn cầu? Họ có một cảm thức mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc hay không? Các câu hỏi như thế sẽ được cứu xét trong phần này. Tại các phần ba và bốn, tôi sẽ lần lượt thảo luận về thái độ của Việt Nam đối với các nước khác và với các tổ chức quốc tế. Phần năm tŕnh bày về thái độ của họ đối với các vấn đề toàn cầu chẳng hạn như sự hủy hoại môi trường, hoạt động khủng bố, và sự suy thoái toàn cầu. Sau cùng, tôi sẽ tŕnh bày một vài nhận định để kết luận.
1. Dữ Liệu: Thành Phần Người Trả Lời
Cuộc thăm ḍ được thực hiện từ Tháng Mười đến Tháng Mười Một năm 2004. Mẫu thăm ḍ được thực hiện trên toàn quốc và một tổng số 800 mẫu phiếu đă được thu thập. Trong số này, 392 người là đàn ông và 408 là đàn bà. Tuổi của các người trả lời trong nhóm trả lời là từ 20 đến 59 . Bảng 2 tóm tắt các đặc điểm về các người đă trả lời cuộc thăm ḍ.
Bảng 2: Thành Phân Của Các Mẫu Thăm Ḍ
Tổng Số: 800
Giống Phái: Nam: 392; Nữ: 408
Tuổi: 20-29: 221; 30-39: 233; 40-49: 241; 50-59: 105
Giáo Dục: Không : 40; Thấp: 326; Trung B́nh; 267; Cao; 167; DK [? Không Rơ]
Nghề Nghiệp: Tự do: 30; Làm Công: 542; Không Nghề Nghiệp: 218; DK
Lợi Tức: Thấp: 372; Trung B́nh: 285; Cao: 132; DK
Tŕnh Độ Anh Ngữ: Thông Thạo / Biết Chút Ít (Tổng Cộng) 132; Thông Thạo: 20; Biết Chút Ít: 112; Không Biết: 647; DK
2. Sự H́nh Thành Căn Cước Dưới Sự Toàn Cầu Hóa
Nhiều học giả nêu ra rằng các căn cước của con người – theo dân tộc, theo miền, hay bất kỳ tiêu điểm nào khác – th́ luôn luôn biến đổi. Về mặt lịch sử, không có bằng chứng về các dân tộc hay nhóm chủng tộc với các căn cước cố định, ngay dù có một số các căn cước tồn tại lâu dài có vẻ là vĩnh cửu (Hobsbawm and Ranger 1983; Gellner 1983; Anderson 1983; Yamamoto 2007). Trong thời đại hiện tại của các sự thay đổi toàn cầu mau chóng, bản chất biến đổi của các căn cước này có thể c̣n được gia tốc hơn nữa.
Mặc dù các cuộc thăm ḍ dài hạn th́ cần thiết để giải thích phương cách theo đó các căn cước đă thay đổi và tái định h́nh, Cuộc Thăm Ḍ Dấu Hiệu Thay Đổi Á Châu mới chỉ bắt đầu; do đó nó không thể cung cấp các tin tức đầy đủ trên lịch sử của sự biến thể căn cước tại Việt Nam (hay Á Châu). Tuy thế, các kết quả thăm ḍ phát lộ một số đặc điểm trong các căn cước của người Việt Nam.
Bảng 3 và Bảng 4 chứng minh phương cách theo đó người dân h́nh thành căn cước dân tộc của họ. Câu Hỏi 15 đă được đặt ra như sau: “Khắp nơi trên thế giới, nhiều người dân đă tự xác minh ḿnh theo quốc tịch của họ. Thí dụ, Hàn Quốc, Ấn Độ v.v…. bạn có tự nghĩ về ḿnh như [NGƯỜI DÂN TẠI XỨ SỞ CỦA BẠN], hay bạn không nghĩ về ḿnh theo cách này? Các câu trả lời được biên soạn trong Bảng 3.
Bảng 3: Xác Định Với Quốc Tịch tại Việt Nam
Câu Hỏi 16 được đặt ra như sau: “Bạn hănh diện ra sao việc bạn là [NGƯỜI DÂN TRONG XỨ SỞ CỦA BẠN]?”. Bảng 4 tóm tắt các kết quả.
Bảng 3 rơ ràng minh chứng rằng người dân tự xác định họ một cách mạnh mẽ như một dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, từ Bảng 4, điều rơ ràng rằng người Việt Nam có một cảm thức mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc (giống như người dân từ các nước đang phát triển khác). Tuy nhiên, các kết quả thăm ḍ theo sau (Bảng 5và Bảng 6) phát lộ rằng căn cước Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với các cảm tưởng có được từ Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 4: Căn Cước Dân Tộc Và “Chủ Nghĩa Dân Tộc Tại Các Nước Á Châu
Ngoài các câu hỏi liên quan đến quốc tịch, chúng tôi cũng đặt các câu hỏi liên quan đến các căn cước cấp miền và siêu quốc gia. Câu Hỏi 17-1 được đặr ra như sau: “Trên khắp thế giới, một vài dân tộc cũng tự xác minh họ thuộc vào một nhóm siêu quốc gia (chẳng hạn, người Á Châu (Asian), người thuộc tộc Trung Hoa, người nói cùng một ngôn ngữ hay thực hành cùng một tôn giáo). Bạn có xác minh ḿnh với bất kỳ nhóm siêu quốc gia nào hay không?” Kết quả được tŕnh bày tại Bảng 5.
Bảng 5: Sự H́nh Thành Căn Cước Siêu Quốc Gia Tại Các Nước Á Châu
Bảng 5 chứng minh rằng người Việt Nam trả lời Câu Hỏi 15 bằng việc phát biểu rằng họ tự xác minh với quốc tịch của họ, và cũng tự xác định với một nhóm siêu quốc gia. Hơn nữa, bảng dưới đây (Bảng 6) phát lộ ra một kết quả đáng lưu ư hơn. Câu Hỏi 17-2 được đặr ra như sau: “Một số người tự xác định ḿnh với một miền hay một nhóm địa phương khác và cảm thấy rằng miền hay nhóm mang đến cho họ các đặc điểm phân biệt họ với các người khác trong đất nước. Bạn có xác định ḿnh với bất kỳ miền/nhóm nào không?”
Bảng 6: Căn Cước Cấp Miền Và “Chủ Nghĩa Cấp Miền” Tại Việt Nam
Bảng 6 cho thấy các người tự xác minh ḿnh không chỉ trên căn bản quốc tịch mà c̣n cả trên căn bản căn cước miền/địa phương của họ nữa. Kết quả quan trọng nhất được biểu lộ trong Bảng 6 là sự kiện rằng tỷ lệ phần trăm số người trả lời đă lựa chọn giải pháp “không xác định với bất kỳ miền nào” nhỏ một cách đáng lưu ư (4.8 %). Mặc dù cùng chiều hướng được nhận thấy tại nhiều nước đă thăm ḍ khác, kết quả này khác biệt một cách nổi bật với các kết quả có được tại các nước chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc (lần lượt là 59.2 % và 13.9 %).
Các kết quả này mặc thị rằng người dân tại Việt Nam hẳn có một căn cước dân tộc, nhưng họ cũng có cả một căn cước địa phương/cấp miền mạnh mẽ cùng với một căn cước Á Châu siêu quốc gia. Do đó, chúng ta không thể kết luận một cách dễ dàng rằng tiến tŕnh xây dựng dân tộc của Việt Nam đă thành công đến đâu.
3. H́nh Ảnh Của Các Nước Ngoài
H́nh ảnh phản chiếu của sự tự xác minh của một dân tộc sẽ là các h́nh ảnh của các nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác. Trong phần này, các h́nh ảnh của các nước ngoài, như được nhận thức bởi người Việt Nam, đă được khảo sát, và trong phần kế tiếp, chúng ta sẽ khảo sát các h́nh ảnh được nhận thức về các tổ chức toàn cầu/quốc tế. Câu Hỏi 25 được đặt ra như sau: “Bạn có nghĩ các quốc gia sau đây có một ảnh hưởng tốt hay một ảnh hưởng xấu trên đất nước của bạn? Xin vui ḷng chọn câu trả lời gần nhất với ư kiến của bạn đối với từng nước được liệt kê.” Bảng 7 tóm tắt các kết quả (cũng xem H́nh A1 được cung cấp trong phần Phụ Lục)
Bảng 7: H́nh Ảnh Của Các Nước Ngoài Tại Việt Nam (%)
Người Việt Nam đặc biệt có các h́nh ảnh tốt đối với cả Nga và Nhật Bản (30.1 % và 20.4 % người trả lời đă chọn lời giải đáp tốt cho Nga và Nhật Bản, một cách lần lượt). Trung Hoa và Nam Hàn theo sau (13.4 % và 11.8 %). Tuy nhiên, h́nh ảnh của họ về Trung Hoa khá mâu thuẫn. Mặc dù người dân chỉ có các h́nh ảnh tốt về các nước như Nga, Nhật Bản và Nam Hàn, và ít người trong họ đánh giá “khá xâu” hay “xấu” cho các nước này (lần lượt 2.2 %, 2.9 %, và 3.3 %), 18.5 % người trả lời đă đánh dấu “khá xấu” hay “xấu” cho Trung Hoa. Thái độ mâu thuẫn này đối với Trung Hoa phản ảnh sự kiện rằng Việt Nam, như một nước láng giềng, đă có các quan hệ phức tạp với Trung Hoa trong suốt quá tŕnh lịch sử lâu dài của họ.
Mặt khác, Hoa Kỳ bị xem là có một h́nh ảnh đặc biệt xấu trong người Việt Nam. Các sự giải đáp “khá xấu” hay “xấu” được lựa chọn lần lượt bởi 22.0 % và 9.8 %. Kếu quả thăm ḍ này rơ ràng phản ảnh lịch sử bất hạnh của cuộc chiến tranh lạnh (nóng) giữa hai nước.
4. Các H́nh Ảnh Về Các Tổ Chức Quốc Tế / Toàn Cầu
H́nh 1 tóm tắt thái độ của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế và các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam (cũng xem Bảng A1 nơi phần Phụ Lục).
H́nh 1chứng minh rằng người dân có một mức độ tin tưởng cao hơn nơi các tổ chức quốc tế / toàn cầu: mọi tổ chúc đều nhận được hơn 50.0 % các câu trả lời thuận lợi. Khuynh hướng này có thể được xác nhận từ sự so sánh quốc tế như được biểu lộ nơi H́nh 2 (cũng xem Bảng A2 nơi phần Phụ Lục), trừ ngoại lệ của Căm Bốt, người Việt Nam có một mức độ tín nhiệm cao hơn về các tổ chức quốc tế / toàn cầu khi so sánh với dân chúng tại các nước khác.
Tin tưởng nhiều Tin Tưởng Một Phần Nào Không thực sự Tin Tưởng Không Tin Tưởng Ǵ Cả Không Rơ (DK)
H́nh 1: Tín Nhiệm Nơi các Tổ Chức Quốc Tế / Toàn cầu
***
H́nh 2: Tín Nhiệm Nơi Các Tổ Chức Quốc Tế / Toàn Cầu:
So Sánh Quốc Tế (Tỷ Lệ “Tin Tưởng Nhiều”)
5. Các Vấn Đề Toàn Cầu
Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát loại các vấn đề toàn cầu gây ra sự lo ngại trong người Việt nam. Câu Hỏi 24 được đặt ra như sau: “Vấn đề nào, nếu có, trong các vấn đề kể sau khiến bạn lo âu nhiều? Xin chọn tất cả các vấn đề khiến bạn lo âu nghiêm trọng.” Trong mọi vấn đề được bao gồm bởi câu hỏi này, H́nh 3 tóm tắt các kết quả về các vấn đề được lựa chọn có liên kết chặt chẽ nhất với các sự thay đổi toàn cầu, mặc dù không dễ dàng để phân biệt một cách tách bạch các vấn đề toàn cầu với các vấn đề khác.
Như biểu thị tại H́nh 3, nhiều người Việt Nam quan tâm về nạn khủng bố, sự hủy hoại môi trường, cùng chiến tranh và các sự tranh chấp. Kết quả này cho thấy rằng người Việt Nam chia sẻ gần như cùng các mối quan tâm về các vấn đề toàn cầu với dân chúng tại các nước khác (cũng xem Bảng A3 nơi phần Phụ Lục).
H́nh 3: Các Lo Ngại Lớn Lao Trong Kỷ Nguyên Toàn Cầu Hóa
Liên hệ đến sự hủy hoại môi trường, một sự khác biệt đáng kể được ghi nhận giữa người Việt Nam với dân chúng của các nước khác. Cụ thể hơn, Câu Hỏi 3 được nêu ra như sau: “Đến mức độ nào, nếu có, những loại ô nhiễm nào kể sau có một ảnh hưởng tiêu cực trên đời sống hàng ngày của bạn?” H́nh 4 cho thấy tỷ lệ những người trả lời bằng việc lựa chọn câu giải đáp “ảnh hưởng rất tiêu cực” (cũng xem Bảng A4 nơi phần Phụ Lục).
H́nh 4: Các Sự Lo Âu Về Ô Nhiễm Trong Đời Sống Hàng Ngày
(Phần trăm trả lời “ảnh hưởng rất tiêu cực”)
Như được biểu thị nơi H́nh 4, trong số tất cả các nước được thăm ḍ, người Việt Nam cảm nghiệm sự bất măn mạnh mẽ một cách nổi bật đối với môi trường trong đời sống hàng ngày của họ. Mặc dù không thể nói một cách chắc chắn, nhiều phần sự bất măn này khiến cho họ ư thức được các mối nguy hiểm của sự hủy hoại môi trường toàn cầu.
Kết Luận
Bài viết này khảo sát ba khía cạnh của các kết quả thăm ḍ dưới t́nh trạng toàn cầu hóa. Trước tiên, nó biểu thị cung cách theo đó người Việt Nam đ́nh h́nh căn cước của chính ḿnh. Trong khi họ được nhận thấy có một căn cước dân tộc mạnh mẽ, họ cũng có một căn cước cấp miền / địa phương và một căn cước siêu quốc gia chẳng hạn như là một người Á Châu. Như đă nêu ra trước đây, điều quan trọng rằng tỷ lệ những người lựa chọn câu giải đáp “không xác định với bất kỳ miền nào” trong Câu Hỏi th́ nhỏ. Điều này ám chỉ rằng các căn cước cấp miền / địa phương có bắt rễ vào trong các căn cước của người dân và rằng sự thống hợp dân tộc tại Việt Nam chưa bao giờ được thực hiện một cách trọn vẹn.
Thứ nh́, cuộc nghiên cứu này khảo sát các h́nh ảnh về các nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Các kết quả thăm ḍ cho thấy trong khi dân chúng có các h́nh ảnh tốt về các nước như Nga, Nhật Bản, Trung Hoa, và Nam Hàn, họ có một h́nh ảnh xấu về Hoa Kỳ. Ngoài ra, người dân biểu lộ các cảm nghĩ mâu thuẫn đối với Trung Hoa; các kết quả cho thấy rằng người dân có một h́nh ảnh xấu cũng như một h́nh ảnh tốt về Trung Hoa. Các h́nh ảnh này rơ ràng phản ảnh lịch sử giữa Việt Nam và các nước khác.
Thứ ba, bài viết này khảo sát các sự quan tâm toàn cầu của người Việt Nam. Các kết quả thăm ḍ cho thấy rằng người dân quan tâm đến các vấn đề chẳng hạn như khủng bố, hủy hoại môi trường, cùng các cuộc chiến tranh và tranh chấp. Mặc dù các sự trả lời tại Việt Nam gần giống như các sự trả lời ở những nước khác, mối quan tâm của người Việt Nam đối với các sự ô nhiễm môi trường (Câu Hỏi Q3) th́ cao hơn một cách nổi bật so với các nước khác; v́ thế, mối quan tâm hàng ngày này có thể là lư do đưa đến một tỷ lệ đông đảo các người Việt Nam quan tâm đến sự hủy hoại môi trường toàn cầu.
Một số các câu hỏi nhạy cảm (thí dụ các câu hỏi về chủng tộc, tôn giáo, hay chính trị) đă không được gồm vào cuộc thăm ḍ thực hiện tại Việt Nam. Thí dụ, Câu Hỏi 27 được đặt ra như sau: “Bạn nghĩ chính phủ [NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN THĂM D̉] đối phó tốt đẹp ra sao đối với [thí dụ, các cuộc tranh chấp chủng tộc]?” Tuy nhiên, câu hỏi này không được bao gồm tại Việt Nam. Cuộc Thăm Ḍ Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu là một dự án rất nhiều triển vọng. Tôi kỳ vọng chứng kiến một ngày nào đó khi chúng ta có thể t́m thấy các câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào tại khắp các nước này và khi các cuộc nghiên cứu đối chiếu đầy đủ sẽ có thể giúp đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về chủ đề được khảo sát trong bài viết này./-
___
CHÚ THÍCH
Bài viết này nguyên thủy được soạn thảo để tŕnh bày tại Cuộc Hội Thảo Về Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu (Asia Barometer Symposium), Đại Học University of Tokyo, 15-16 Tháng Ba, 2005. Bản tu chỉnh bằng Nhật Ngữ có thể t́m thấy trong loạt bài Asia Barometer Project Series (Dự Án Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu). Mọi dữ liệu ngoại trừ dữ liệu trong Bảng 1 của bài viết này đều lấy Asia Barometer Survey 2004 Project (Dự Án Thăm Ḍ Dấu Hiệu Thay Đổi Ở Á Châu, 2004).
1. Sự mô tả dưới đây trong đoạn này phần lớn dựa trên “Teramoto 2004”.
2. Sự tăng trưởng này vẫn c̣n tiếp tục đến hiện nay.
3. Việt Nam đă chính thức gia nhập Tố Chức WTO vào Tháng Một 2007.
***
THAM KHẢO
The Institute of Developing Economies, 2005, Ajiken World Trend, No. 114 (bằng Nhật ngữ)
Anderson, Benedict, 1991 [1983], Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, Revised Edition, London: Verso.
Gellner, Ernest, 1983, Nations and Nationalism, Oxford: Blackwell.
Hobsbawm, Eric and Terence Ranger, eds., 1983, The Invention of Tradition, Cambridge: Cambridge University Press.
Sonoda, Shigeto, 2005, Vietnam: Social Life under development and Globalization, trong sách biên tập bởi Inoguchi, Takashi và các tác giả khác, Values and Life Styles in Urban Asia, Mexico City: Siglo XXI Editores.
Teramoto, Minoru, 2004, Vietnam, trong The Institute of Development Economies, Ajia Doukou Nenpou 2004, Tokyo, Ajia Keizai Shuppankai (bằng Nhật ngữ).
Yamamoto, Kazuya, 2007, Nation-Building and Integration Policy in the Philippines, Journal of Peace Research 44(2).
___
PHỤ LỤC
H́nh A1: Các H́nh Ảnh Của Các Nước Ngoài ở Việt Nam
***
Bảng A1: Tín Nhiệm Nơi Các Tổ Chức Quốc Tế / Toàn Cầu (%)
***
Bảng A2: Tín Nhiệm Nơi Các Tổ Chức Quốc Tế / Toàn Cầu (So Sánh Quốc Tế)
(%)” Đă Trả Lời “Tín Nhiệm Nhiều”
***
Bảng A3: Các Mối Lo Âu Lớn Trong Kỷ Nguyên Toàn Cầu Hóa (So Sánh Quốc Tế) (%)
***
Bảng A4: Các Lo Âu Về Nạn Ô Nhiễm Trong Đời Sống Hàng Ngày
(%): Đă Trả Lời Như “Ảnh Hưởng Rất Tiêu Cực”
Ngô Bắc dịch
26/10/2009
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2009