Julia Martinez
VIỆC MUA BÁN GẠO
VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
CỦA NGƯỜI HOA
TỪ HẢI CẢNG HẢI PH̉NG, BẮC VIỆT
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Đây là bài dịch thứ 3 trong loạt bài nghiên cứu về chủ đề Sông Biển Trong Lich Sử Việt Nam lần lượt được đăng tải trên gio-o:
4. Một Cái Nh́n Từ Ngoài Biển: Viễn Cảnh Về Bờ Biển Bắc Và Trung Phần Việt Nam Li Tana
6. Người Chàm Trong Hệ Thống Hàng Hải Đông Nam Á, Anthony Reid
8. Đại Việt và Mậu Dịch Vùng Biển Nam Hải từ Thế Kỷ Thư 10 đến Thế kỷ Thứ 15, Momoki Shiro.
Vùng biển Đông Hải với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một chuyên đề đặc biệt sẽ được giới thiệu riêng biệt.
Bài nghiên cứu tổng quát này về công việc mua bán của người Trung Hoa tại miền Bắc Việt Nam nhằm khảo sát vai tṛ các nhà mậu dịch Trung Hoa tại đó, đặc biệt tại Hải Pḥng, và các quan hệ của họ với Hồng Kông và miền nam Trung Hoa, trong suốt thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi. Sự nghiên cứu cho thấy họ không bao giờ chỉ là các trung gian mại bản ở thuộc địa mà là các tác nhân kinh tế có các mối ràng buộc với các quyền lợi kinh doanh của Đức Quốc và Anh Quốc, cũng như với Pháp. Bài viết này truy t́m những ǵ mà nhiều nguồn tài liệu khác nhau có thể cho chúng ta hay biết về lịch sử kinh doanh và cộng đồng của họ, cũng như phát hiện các sự ràng buộc kinh doanh phức tạp của các nhà xuất cảng gạo Trung Hoa với các công ty chuyển vận đường biển của Đức Quốc, cho măi đến tận Thế Chiến I.
Dẫn Nhập
Các thương nhân Trung Hoa khống chế ngành mua bán gạo từ Đông Kinh (Tonkin) (hay bắc Việt Nam ngày nay) cả trước lẫn trong suốt thời thuộc địa Pháp. Bài viết này truy t́m vận mệnh của các thương nhân lúa gạo người Trung Hoa tại hải cảng Hải Pḥng ở miền bắc và các quan hệ vận tải đường biển với Trung Hoa và Hồng Kông đă hỗ trợ cho việc mua bán gạo. Bài viết tŕnh bày một cái nh́n tổng quan. dĩ nhiên chỉ có tính cách khái quát, với t́nh trạng thiếu sót về cả các nguồn tài liệu chính yéu và thứ yếu trên đề tài này, nhưng nhắm vào việc bổ túc thêm một mảnh ghép mới vào việc chạm khảm hầu tạo thành bức tranh lịch sử của chúng ta về các mạng lưới phức tạp của công cuộc mậu dịch của người Trung Hoa. Trong các sự giải thích cổ điển về vai tṛ của doanh nghiệp Trung Hoa tại Đông Nam Á, các học giả đă nói lớp người Trung Hoa trung gian hay “đứng giữa làm môi giới” phục vụ cho lớp thực dân Âu Châu, và đă lập luận rằng mối quan hệ dần dần bị phá vỡ khi người Âu Châu dành được đầu cầu vững chắc hơn tại các thuộc địa và các ư thức hệ bài-Trung Hoa trở nên rơ rệt hơn. Trong trường hợp Đông Dương thuộc Pháp, người Pháp chắc chắn đă dựa vào người Trung Hoa trung gian, nhưng mối quan hệ không bao giờ chỉ có một chiều như thế trong thực tế: một số người Pháp tại Nam Kỳ (Cochinchina) hồi giữa thế kỷ thứ mười chín, thí dụ, đă hoạt đông vừa như một người hợp tư và vừa như các kẻ trung gian hay các khuôn mặt công khai cho các doanh nghiệp do Trung Hoa tài trợ, 1 trong khi trong ngành buôn bán gạo ở Bắc Kỳ (Tonkin), bằng cớ của tôi cho thấy rằng người Trung Hoa mua bán như các ngoại kiều với tư cách của chính họ, ít có sự liên quan với người Pháp. Điều đó không có nghĩa rằng đă không có các móc nối quan trọng với các doanh nghiệp thực dân Âu Châu, mà đúng hơn, bởi các sự xuất cảng của Bắc Kỳ chính yếu là xuất sang Hồng Kông và Trung Hoa, các sự cộng tác kinh doanh như thế của Trung Hoa với các công ty Pháp nhiều phần giống y như là đối với các công ty của Anh Quốc hay Đức Quốc.
Các Sự Khảo Cứu Lịch Sử Bắc Kỳ
Các sự khảo cứu lịch sử về vai tṛ của các nhà mậu dịch Trung Hoa tại bắc phần Việt Nam trong suốt thời kỳ thuộc Pháp đă bị che khuất bởi sự kiện rằng các quyền lợi thương mại và sự di dân Trung Hoa đă được nhắm chính yều đến Nam Kỳ và Căm Bốt tại phia Nam và ít nhắm hơn đến Trung Kỳ (An Nam) và Bắc Kỳ ở phía bắc. 2 Trong sự khảo sát tổng quát của ông về người Trung Hoa tại Đông Nam Á, tác giả Victor Purcell đă xem nhẹ ư nghĩa kinh tế của người Hoa tại bắc Việt Nam. Ông có trích dẫn sử gia người Pháp, Charles Robequain, người đă lập luận rằng “dân Bắc Kỳ” (Tonkinese) có một “năng lực thành thạo thực sự về buôn bán và công nghiệp” và rằng sự kiện này dần đến các cơ hội hạn chế cho di dân người Hoa ở đó. Hơn nữa, tác giả Purcell đă lập luận đúng rằng miền bắc đông dân, chỉ một số thặng dư nhỏ về nông nghiệp và do đó một nền ngoại thương hạn hẹp, vốn là “một trong các mối quan tâm lớn nhất của nguời Hoa”. 3 Sự lượng định của Robequain dựa trên sự so sánh của ông giữa các miền bắc và nam trong năm 1937, ghi nhận rằng đă có 171,000 người Trung Hoa tại Nam Kỳ và và chỉ có 35,000 người tại Bắc Kỳ. 4 Ông so sánh các thành phố miền nam gồm Chợ Lớn, Sàig̣n và Nam Vang (Phnom Penh) với số dân Trung Hoa tổng gộp là 106.000, với các thành phố miền bắc gồm Hải Pḥng, Hà Nội và Nam Định chỉ có 20,000 người. Về mặt các cơ hội mậu dich bị hạn chế, rơ ràng là khối lượng mua bán tại miền nam th́ lớn hơn. Các sự xuất cảng gạo từ hải cảng Hải Pḥng, vốn là hải cảng chinh của Bắc Kỳ trong giai đoạn này, hiếm khi nào vượt quá 200,000 tấn; các số xuất cảng từ Sàig̣n, tuy gồm cả gạo từ Căm Bốt, có khối lượng gấp năm đến sáu lần. 5 Ngay dù thế, tôi vẫn sẽ lập luận rằng các sự so sánh giữa các miền nam và bắc này đă được dùng làm nản ḷng các sử gia trong việc theo đuổi cuộc điều tra lịch sử sâu xa hơn về người Trung Hoa tại Bắc Kỳ và, một khi việc này không xảy ra, chúng ta tiếp tục dựa quá nhiều vào các kết luận của Robequain. Xuyên qua sự sưu tầm văn khố sâu rộng về công cuộc mậu dịch của cá nhân các thương gia Trung Hoa tại miền bắc, bài viết này dứt bỏ khỏi h́nh ảnh thời thuộc địa đă lỗi thời về người Trung Hoa như “các trung gian” để nhấn mạnh, thay vào đó, sự độc lập của doanh nghiệp Trung Hoa.
Trong khi các quyền lợi thương mại của Pháp thống trị các thị trường xuất cảng như đối với ngô (bắp) và than đá, trước thập niên 1930, các quan sát viên người Pháp đương thời đă sẵn thừa nhận rằng người Trung Hoa khống chế công cuộc mua bán lúa gạo tại Bắc Kỳ. Sự kiện này đă khơi dẫn sự quan tâm đáng kể về quyền lực kinh tế và chính trị của họ. 6 Vơi sự gần cận về mặt địa dư của Hải Pḥng với Trung Hoa và Hồng Kông, điều không mấy gây ngạc nhiên rằng Trung Hoa phải đóng vai tṛ nổi bật trong cuộc tranh luận công khai về Bắc Kỳ. Bất kể điều này, đă không có sự nghiên cứu toàn diện về các hoạt động kinh tế của Trung Hoa tại miền bắc trong suốt thời kỳ thuộc Pháp. Tác giả Chris Goscha đă khảo sát các năm ban đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, và đă ghi nhận tầm quan trọng của các Hoa Kiều (Huaqiao) tại Hải Pḥng trong các thập niên 1940 và 1950 trước đây. 7 Tuy nhiên, đối với phần lớn, chính giai đoạn tiền thuộc địa mới nhận được sự chú ư gần đây nhất của các học giả.
Người Trung Hoa tại Hải Pḥng trong thế kỷ thứ mười chín
Vị trí của Hải Pḥng trên sông Cửa Cấm, với sự tiếp cận cả với đại dương và các thông lộ với Hà Nội và các cảng khác của sông Hồng, khiến nó, về mặt đia dư, thích hợp với các nhu cầu vận tải đường biển quốc tế trong suốt thời cuối của thế kỷ thứ mười chín, khi nó được tuyên bố là một nhượng địa của Pháp. Vào khoảng thập niên 1920, với việc nh́n nhận rằng các khúc đường nối với sông chỉ có thể được duy tŕ bởi các công tác nạo vét thường trực để bốc lớp bùn đọng, tính chất thích nghi của Hải Pḥng như hải cảng chính đă bị đặt dưới sự thẩm sát. Vịnh Hạ Long đă được đề nghị như một địa điểm thay thế thích hợp hơn. Trước khi có sự cập bến của người Pháp, các trung tâm mậu dịch tại vùng châu thổ sông Hồng có tính cách khuếch tán hơn nhiều. Trong cuộc nghiên cứu gần đây của tác giả Li Tana về các con đường mậu dịch của Việt Nam, tác giả có nhắc nhở chúng ta rằng trước thế kỷ thứ mười lăm, thủy lộ chính nối liền kinh đô Đại Việt với Vịnh Bắc Việt, và do đó với bờ biển Trung Hoa, chính là sông Bạch Đằng. 8 Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ thứ mười bẩy, sự mua bán trên sông đă được chuyển sang phụ lưu bên phái tây của sông Hồng và hải cảng quốc tế chính yếu là Phố Hiến. Vào năm 1831, khi thị trấn được đổi tên là Hưng Yên, hải cảng này không c̣n là một trung tâm thương mại đáng kể nữa. Trong năm 1825, các tài liệu cho thấy có bốn mươi thuyền buồm của Trung Hoa đă đến mua bán tại Nam Định và Hà Nội, hai hải cảng này là các trung tâm xuất cảng chính cho vùng đồng bằng sông Hồng. 9 Hải Pḥng cũng là một hải cảng quan trọng hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Trong giai đoạn từ 1844 đến 1846, một nhà truyền giáo ḍng Dominicain (Đa Minh), Manuel de Rivas, đă báo cáo về số các thuyền buồm Trung Hoa cập bến Bắc Kỳ để chở gạo. Ông mô tả rằng tại hải cảng Hoa-phaong [viết sai trong nguyên bản, chú của người dịch] (Hải Pḥng) không thôi, ông đă nh́n thấy hơn ba trăm chiếc thuyền. Ông đă tính toán rằng mỗi chiếc thuyền buồm sẽ chuyên chở một trọng tải gạo trung b́nh là năm trăm quintals 10. Ông cũng ghi nhận rằng tại Hà Nội số lượng gạo xuất khẩu c̣n lớn hơn nữa. 11
Các chi tiết ban đầu về sự can dự của người Trung Hoa vào ngành mua bán gạo Bắc Kỳ có thể được t́m thấy nơi các thư từ của ông Pierre-André Retord, Đại Diện Ṭa Thánh địa phận miền Tây Bắc Kỳ. Ông đă viết hồi thập niên 1850 về sự lo ngại thường xuyên của ông về nạn đói tại Bắc Kỳ. Ông đă quy trách sự việc đó cho vua nhà Nguyễn. 12
Hệ thống của ông vua xem ra sẽ làm phần đất này trong vương quốc của ông ta ngày một nghèo hơn, [khi] ông đối xử với nó như một xứ sở bị chinh phục và các đại thần của ông khai thác [nó] để làm lợi cho ḷng tham lam của họ …[Nơi đây] các quan lại của chúng tôi … nghiêm cấm sự xuất cảng gạo từ tỉnh này sang tỉnh kia. Sự chuyên chở bị cấm đóan khi đó đă được thực hiện bằng các chiếc thuyền nhỏ, nhưng các quan chức, nương theo tội phạm này để làm giàu cho chính họ, đi lùng kiếm các kẻ buôn lậu, truy đuổi chúng ráo riết, tịch thu hàng hóa của chúng và áp đặt các khoản phạt nặng nề trên chúng hầu làm lợi cho chính ḿnh.
Ông Retord đă đối chiếu sự đối xử với dân chúng địa phương với các ưu đăi dành cho người Trung Hoa, có viết rằng: 13
Điều mà họ không cho phép dân chúng địa phương làm, họ chính thức chấp thuận cho người Trung Hoa là các kẻ, kể từ khi có cuộc nội chiến tại quê nhà, đến đây hàng năm để thu mua một khối lượng khổng lồ các đồ tiếp liệu. Các quan lại đặt ra một lệ phí chặn đầu sự thiếu thốn nhằm xua đuổi họ rời đi, nhưng các người ngoại quốc này đă bí mật biếu các quan vài món tiền lớn, và nhờ đó họ được hoàn toàn tự do để hoàn tất công việc của họ. Năm ngoái [1856], đặc biệt các người Trung Hoa đă đến Bắc Kỳ với một số lượng đông đảo, không mang hàng hóa sang để bán ở đó mà chỉ đơn thuần để mua gạo, bởi mọi hoạt động thương mại xem ra đă bị đ́nh chỉ tại Trung Hoa: các sự tàn phá của cuộc nổi dậy và chiến tranh với Anh Quốc đă triệt hủy nó.
Ông Retord đă kết luận bằng việc nói rằng năm 1857 sắp trở thành một năm đói khát nữa và rằng gạo đă đắt gấp hơn bốn lần so với bất kỳ thời điểm nào khác kể từ khi ông cập bến Bắc kỳ năm 1832. 14 Giống như mọi nhà truyền giáo người Pháp vào lúc đó, ông Retord đă sống gần với mức sinh hoạt cầm hơi ở địa phương và lời lẽ của ông chắc chắn phản ảnh các quan điểm phổ thông về các hoạt động mua bán gạo của người Trung Hoa tại Bắc Kỳ trong thập niên 1850. 15
Cuộc nghiên cứu của tác giả Li Tana về số thu thuế của nhà Nguyễn trên thương mại quốc tế từ năm 1865 đến 1868 cung cấp bằng cớ về các lợi nhuận thu họach được trên sự xuất cảng gạo, cũng như xuyên các sắc thuế về thuốc phiện, thiếc và gỗ cứng. Trong năm 1865 và 1866 thuế trên mỗi thuyền buồm tham gia vào sự mua bán trên sông tại Bắc Kỳ là 50 lạng bạc. Trong năm 1865 tổng số 157 thuyền buồm đă đóng 7850 lạng bạc và trong năm 1866 số thuế thu được là 5450 lạng. Thuế đă được tăng lên 75 lạng trên mỗi chiếc thuyền trong năm sau đó.
Trong năm 1865, sau khi khoảng 8000 người đă chết v́ đói tại tỉnh Hải Dương ở miền bắc, chính quyền Việt Nam đă đưa ra các sắc thuế trên việc xuất cảng gạo trong một nỗ lực để bảo vệ số cung về gạo. Dù thế, trong năm 1866 các nhà mậu dịch Trung Hoa đă yêu cầu rằng họ được phép để xuất cảng gạo miễn thuế trong 5 năm từ Hải Pḥng (các tài liệu đề cập đến hải cảng trên sông Cấm, v́ thế điều này có thể để chỉ Hải Dương [sic?, phải là Hải Pḥng, chú của người dịch]). Đổi lại, người Trung Hoa sẽ cung cấp sáu mươi chín thuyền buồm để trợ giúp chính quyền Việt Nam trấn áp hải tặc tại vùng vịnh Hạ Long, nơi cửa con sông Cấm. Đề nghị này được thỏa thuận, và sáu mươi chín thuyền này đă được miễn sắc thuế mới trên gạo. Ngoài số thuyền này, hai mươi sáu chiếc thuyền buồm khác đă được phái xuống Nam Định và bốn chiếc đến Hải Dương. Ba mươi sáu chiếc thuyền buồm này đă mua 1,364,260 cân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] gạo, 16 hay 818.5 tấn. Với sắc thuế định là 3 lạng bạc cho mỗi 1000 cân, chính quyền đă nhận được 4091 lạng bạc từ việc mua bán này. 17
Trong năm 1867, hải cảng Hải Dương đă chỉ thu được 310 lạng bạc từ ba chiếc thuyền buồm, chưa đến 10 phần trăm số thâu tại cảng Trà Ly, tỉnh Nam Định, nơi mà hai mươi lăm [sic? sáu] chiếc thuyền buồm đă đóng 5,563 lạng. Khi được hải tại sao có việc này, các thương nhân từ Trung Hoa nói rằng họ chỉ được phép có tám hay chín ngày để mua gạo, và rằng nếu họ kéo dài họ sẽ bị xem là các thương gia xảo quyệt [gian thương, có kèm tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] và bị trừng phạt. Hoàng Đế Tự Đức có hỏi các quan chức tại Hải Dương về việc này và các quan chức đă báo cáo rằng các thuyền buồm nhà Thanh th́ nhỏ và vốn liếng th́ khiêm nhường, v́ thế chúng đă miễn cưỡng đến mua bán. Các quan chức xin hoàng đế giảm bớt số thuế mới, nói rằng thuế quá nặng. 18
Tương tự, các nỗ lực sơ khởi của người Pháp để mua bán tại Bắc Kỳ bị giới hạn bởi triều đ́nh Việt Nam. Trong năm 1872, đại lư tự do Jean Dupuis đă cộng tác với các người Trung Hoa Peng Liji [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] và Guan Zuoting [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] để buôn gạo và muối về bán tại Vân Nam. Bởi v́ triều đ́nh Việt Nam đă ngăn cấm việc bán muối cho Vân Nam, cả hai ông Peng và Guan đều bị bắt giữ. Dupuis, kế đó, đă bắt giữ các quan chức Việt Nam tại Hà Nội và huyện Thọ Xương. Triều đ́nh Huế đă phái các quan chức đến nói chuyện với Dupuis, với các cuộc thương thảo để tháo gỡ t́nh trạng tế nhị này đă được tổ chức tại hội quán (huiguan) Quảng Đông tại Hà Nội. 20
Các sự ngăn cấm xuất cảng từ Hải Pḥng dẫn đến việc hải cảng hoàn toàn bị bỏ rơi bởi người Trung Hoa, và vào năm 1872 chỉ c̣n một sự hiện diện mậu dịch nhỏ bé của Trung Hoa trụ lại đó. 21 Hiệp ước năm 1874 với Pháp đă thay đổi toàn diện sự việc này qua việc tuyên bố Hải Pḥng được mở rộng cho công cuộc thương mại của Âu Châu và các nước khác và bởi việc cho phép sự bổ nhiệm một lănh sự Pháp và một sở quan thuế Pháp-Việt hỗn hợp. 22 Các công ty xuất cảng đă đến đặt cơ sở tại Hải Pḥng gồm có công ty Pháp Roque Frères, làm đại diện tương ứng địa phương cho công ty Denis Frères; công ty vận tải đường biển Pháp, A. R. Marty, có trụ sở đặt tại Hồng Kông; và nhiều tàu mang cờ Anh Quốc được thuê bao bởi các nhà mại bản Trung Hoa tại Hồng Kông. 23
Việc Cấm Xuất Cảng Gạo Của Việt Nam
Khi chính quyền Việt Nam thiết lập một loạt các sự ngăn cấm hơn nữa trên sự xuất cảng gạo trong suốt các năm 1876 đên 1880, các thương nhân lúa gạo người Trung Hoa đă gửi các thư từ khiếu nại lên lănh sự Pháp tại Hải Pḥng, ông de Champeaux. 24 Trong năm 1878, lănh sự de Champeaux đă ghi nhận rằng các thương nghiệp Hồng Kông đă mất mọi hy vọng là sự ngăn cấm sẽ được gỡ bỏ. Ngoại lệ duy nhất là các quan chức cho phép gạo ở Bắc Kỳ sẽ được chuyên chở xuôi nam đến Đă Nẵng. 25 Trong suốt thời kỳ này dân số người Trung Hoa tại Hải Pḥng được ước lượng chỉ có 850 người. 26
Trong năm 1879 và một lần nữa trong năm 1880, các thương nhân gốc Trung Hoa tại Hải Pḥng đă gửi một thỉnh nguyện thư đến lănh sự Pháp, cho biết rằng nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng họ sẽ bị bắt buộc phải bỏ xứ ra đi. Họ yêu cầu rằng gạo được phép xuất khẩu đến mọi nơi trên thế giới; rằng sự hải hành trên mọi ḍng sông được tự do hoàn toàn; và rằng thuế quan nội địa phải bị băi bỏ. Khoảng hai mươi thương nhân Trung Hoa đă kư tên vào thỉnh nguyện thư. 27 Một trong những người thỉnh nguyện là Wang Tai [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], một nhà buôn gốc Quảng Đông nổi tiếng, đặt trụ sở tại Sàig̣n. 29 Một kẻ thỉnh nguyện khác là Ng Guan-Sing [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], một nhà buôn gạo gốc Hokkien [thường dùng để chi người nói thổ ngữ vùng Mân Nam, phía nam tỉnh Phúc Kiến, chú cua người dịch] cũng đặt cơ sở ở Sàig̣n. Vào thời điểm này, có dấu hiệu cho thấy mục đích chung giữa các nhà mậu dịch Trung Hoa và Âu Châu, như được biểu thị bởi sự kiện rằng người Trung Hoa đă liệt kê, trong số các yêu cầu của họ, sự mở cửa Nam Định cho mậu dịch Âu Châu. Sự cấm đoán xuất khẩu gạo chỉ áp dụng cho khu đặc nhượng người Pháp tại Hải Pḥng, và không áp dụng đối với các thương nhân Trung Hoa tại Nam Định. Các nhà mậu dịch Trung Hoa có quan hệ với Hồng Kông lo ngại rằng các chiếc tàu của họ sẽ không được phép mua bán ngoài Nam Định. Thí dụ, Công Ty Hải Hành Tàu Hơi Nước Của Thương Nhân Trung Hoa [The Chinese Merchants (Steam) Navigation Company: Chiêu Thương Cuộc, có các cổ đông là các cấp lănh đạo Trung Hoa trong ngành ngoại giao liên hệ đến Đông Dương và tại các tỉnh phia nam Trung Hoa, chú của người dịch] chạy dưới cờ nước Anh với các thuyền trưởng Âu Châu. 29
Tŕnh lên Thống Đốc Nam Kỳ năm 1880, lănh sự Pháp tại Hải Pḥng giải thích rằng đă có một số khá đông các thương nhân rời bỏ thị trấn. Người Trung Hoa, ông tuyên bố, đă thúc đẩy sự chiếm đóng của Pháp tại Bắc Kỳ nhằm mang lại các đặc nhượng lớn hơn cho công cuộc mậu dịch quốc tế. Dĩ nhiên, ông giải thích, người Trung Hoa nói rơ rằng họ không thể có thái độ thù nghịch công khai với chính quyền Việt Nam bởi v́ bản chất của các quan hệ lâu dài hàng thế kỷ của họ. Ưu tiên dành cho việc duy tŕ sự ưu đăi của các quan lại, họ lập luận, c̣n cần thiết hơn mọi thứ khác, với sự giả định rằng người Pháp có thể vẫn quyết định sẽ bỏ rơi Bắc Kỳ. 30
Sự cấm đoán xuất cảng gạo trong thời kỳ này không phải là toàn diện. Các số liệu xuất khẩu cho năm 1880 cho thấy 25,630 tấn gạo đă được xuất cảng, trị giá hơn 5 triệu Phật lăng (francs). 31 Lệnh cấm đă được tháo bỏ trong năm 1881, nhưng điều đă sẵn hiển hiện là khu đặc nhượng cho Pháp ở Hải Pḥng chưa bao giờ đạt được sự thành công về kinh tế khi mà chính quyền Việt Nam tiếp tục dành ưu tiên cho hải cảng ở Nam Định. 32 Tuy nhiên, trong ṿng một năm, người Pháp đă đến bằng vũ lực và khởi sự chinh phục Bắc Kỳ. Viên đại tá chỉ huy Henri Rivière đă đến Hải Pḥng hôm 2 tháng Tư năm 1882 với 450 thuộc hạ. Ông ta chiếm đóng Hà Nội hôm 25 tháng Tư. Các thương nhân Trung Hoa trốn chạy khỏi Hà Nội đă tạm trú tại Hải Pḥng nơi họ có thể dễ dàng vượt ra biển, và từ đó về Trung Hoa. Trong năm 1883, người Pháp chiếm đóng hải cảng Nam Định và tức thời quyết định rằng các sắc thuế quan nội địa sẽ được băi bỏ trên ḍng sông Hồng. 34 Trong tháng Tư năm 1883, quân đội Pháp tịch thu và chiếm đóng các nhà kho ở Hải Pḥng được sở hữu bởi Công Ty Hải Hành Tàu Hơi Nước Của Thương Nhân Trung Hoa. 35
Tác giả Robequain đă viết rằng hệ thống mua bán gạo tại vùng châu thổ sông Hồng khác biệt với miền nam. Tại miền bắc, nơi mà các cánh đồng lúa th́ nhỏ hẹp và đông đúc, các thương nhân Trung Hoa đă không thương thảo trực tiếp với người trồng lúa. Đúng hơn họ đă mua sỉ gạo tại các thị trường gạo ở Nam Định hay tại các trạm cuối trên sông và rồi chở gạo đến Hải Pḥng, nơi họ chuyển sang các tàu đi biển. 36 Ông đă không đề cập đến sự việc rằng chính sự chiếm đóng của Pháp tại Bắc Kỳ đă biến đổi sự phân phối địa dư của ngành buôn bán lúa gạo. Nhà cầm quyền quân sự Pháp bắt buộc mọi công cuộc mậu dịch phải chuyển hướng đi xuyên qua Hải Pḥng bằng việc ngăn cấm các tàu được sử dụng bất kỳ giang lộ nào khác để ra khơi, ngoài sông Cửa Cấm. Nam Định, giờ đây bị bác bỏ sự tiếp cận trực tiếp với biển, thôi không c̣n la hải cảng xuất khẩu chính yếu, bất kể lịch sử của nó như một trung tâm thu gom lúa gạo. Để kiểm soát sự vận tải của Trung Hoa, người Pháp loan báo một hệ thống giấy phép cho mọi chiếc tàu. 37 Ba nhà kho quan thuế của Pháp đă được thiết lập tại Hải Pḥng, Hà Nội và Nam Định và sản phẩm đầu tiên sẽ bị đánh thuế là gạo. Sau đó, trong tháng Mười Một năm 1884, người Pháp thông qua một luật lệ khác, giới hạn các sự xuất cảng vào Hải Pḥng, và do đó đă hoàn tất sự biến cải Hải Pḥng từ một cảng mậu dịch nhỏ thành cảng quan trọng của Bắc Kỳ. 38
Với việc nước Pháp đă được thiết lập một cách vững chắc tại Hải Pḥng, họ khởi sự việc tạo lập hạ tầng cơ sở để hỗ trợ cho công cuộc mậu dịch với quy mô lớn. Giữa các năm 1885 và 1887, một con kinh dài ba cây số đă được đào cắt ngang thị trấn. Tại Hải Pḥng mới được cải tạo, một hải cảng thương mại chính, được dành hầu như độc quyền cho người Âu Châu, tọa lạc trên sông Cửa Cấm, trong khi con sông nhỏ hơn, Tam Bạc [?], dần được xem là hải cảng của Trung Hoa. 39 Sông Tam Bạc là giang lộ dẫn đến Hà Nội và Nam Định. Trong năm 1884, hành tŕnh đến Hà Nội từ Hải Pḥng mất hai mươi tiếng đồng hồ bằng đường sông, chạy qua Lạch Tray, Lạch Văn Úc, Thái B́nh và Cửa Doc [? Đốc] trước khi sau rốt đến sông Hồng. 40 Trong những năm sau này, người Pháp đă hoàn tất đường xe hỏa Vân Nam – Hải Pḥng, cung cấp một thông lộ khác cho hàng hóa, đặc biệt hàng hóa quá cảnh để chở đến Hông` Kông. Nhưng về mặt mua bán gạo, các thuyền đi sông chất đống trên các con kinh và sông vùng châu thổ đă là phương tiện vận tải chính yếu đi đến Hải Pḥng.
Các Thương Nhân Trung Hoa Sau Khi Có Sự Chiếm Đóng Của Pháp
Hiệp ước Pháp-Trung Hoa tại Thiên Tân, được kư năm 1885, cho phép người Trung Hoa được nhập cảnh và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi sự chiếm đóng của Pháp tại Bắc Kỳ lúc ban đầu có gây xáo trộn trong dân số Trung Hoa, nó cũng tạo ra ảnh hưởng để tập trung người Hoa tại Hải Pḥng. Số người Trung Hoa ít hơn 1500 người trong năm 1883, nhưng con số này đă tăng lên 4,700 người vào năm 1886. Số người Trung Hoa tại Hà Nội ngược lại bị giảm xuống c̣n 850 người. Bắc Ninh, có thời là một thị trấn mậu dịch thịnh đạt với sô người Hoa là 1600 người vào lúc có cuộc xâm lăng của Pháp, chỉ c̣n có 70 người trong năm 1887. Nam Định, một thời là hải cảng chính cho các nhà mậu dịch Trung Hoa, giờ đây chỉ có một dân số 600 người Hoa mà thôi. 42 Sự gia tăng liên tục dân số người Hoa tại Hải Pḥng có thể được nhận thấy nơi bảng dưới đây:
Bảng Dân Số Trung Hoa tại Hải Pḥng 43
Năm Người Việt Người Hoa Âu Châu Sắc dân khác Tổng số
1890 8,700 5,600 600 200 15,100
1902 12,000 5,300 950 75 18,325
1913 45,385 8,532 1,822 72 55,811
1923 63,578 13,538 1,766 208 78,090
1929 74,599 20,186 2,130 705 97,620
Không giống như Nam Kỳ, khởi đầu chỉ có một hiệp hội cho toàn thể các người Trung Hoa tại Bắc Kỳ. Măi đến năm 1899 người Phúc Kiến (nói tiếng Hokkien) mới được phép tách rời khỏi tổng hội do người Quảng Đông áp đảo nguyên thủy. để lập tổ chức riêng của họ. Mặc dù thưong gia Guan-Sing là người Phúc Kiến, phần lớn các thương nhân lúa gạo là người Quảng Đông, như Hang Wo [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], người đứng đầu bang hội Quảng Đông năm 1899. Như một dấu hiệu chỉ dẫn sức mạnh về số lượng tương đối của các thương nhân đến từ các nhóm có thổ ngữ khác nhau này, Câu Lạc Bộ Kah Oh của người Quảng Đông tại Hải Pḥng, mở ra trong năm 1894, có số hội viên là bốn mươi thương nhân và các nhân viên của họ, trong khi Câu Lạc Bộ Phoc On, mở năm 1896, chỉ có một số hội viên gồm 18 thương nhân nói tiếng Hokkien (Phúc Kiến). 44
Trong năm 1889, Pḥng Thương Mại Hải Pḥng đă được thiết lập với 8 hội viên người Âu Châu, 1 hội viên người Việt Nam và 1 hội viên người Phúc Kiến, chủ tầu và thương gia Guan Sing [có kèm chữ Hán, chú của người dịch (hay, ghi tên bằng 3 chữ Hán, [không có phiên âm, chú của người dịch] đă nói ở trên). 45 Guan Sing đă từng là một trong người đưa thỉnh nguyện vào năm 1880; và sự hiện diện của ông tại Pḥng Thương Mại cho thấy đă có một sự liên tục giữa những người Trung Hoa yêu cầu sự chiếm đóng của Pháp tại Hải Pḥng năm 1880 với những kẻ đă dành được chức vụ nổi bật tại Hải Pḥng trong những năm sau này. Từ năm 1892 đến 1896, Yuen Tai Ling thay thế ghế của Guan Sing tại Pḥng Thưong Mại và ông này cũng là một trong các kẻ thỉnh câu nguyên thủy từ năm 1880. Tuy nhiên, không rơ là chức vụ này có ǵ khác hơn là một tước hàm danh dự. Các biên bản của Pḥng Thưong Mại cho năm 1892 cho thấy Yuen Tai Ling [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] chỉ đến dự có một phiên họp và rồi xin phép được vắng mặt trong kỳ họp kế tiếp. Trong tháng Mười Một năm 1892 ông có viết để báo cho Pḥng Thương Mại rằng ông quay trở về Trung Hoa và sẽ không có thể tham dự bất kỳ cuộc họp nào khác nữa. Bất kể sự kiện này, tên của ông vân c̣n trên giấy tờ như một hội viên và các lời cáo lỗi của ông đă được ghi chép một cách hợp thức trong các biên bản. Trong năm 1899, Pḥng Thương Mại đă chỉ có toàn các hội viên là người Âu Châu. Dù thế, Pḥng Thương Mại Hải Pḥng vẫn tiếp tục ủng hộ cho sự mua bán lúa gạo, lên tiếng phản đối trong năm 1899 về thuế xuất khẩu trên gạo được nâng tại Bắc Kỳ cao hơn tại Nam Kỳ. 46
Ngoài ghế của họ tại Pḥng Thưong Mại, một chức vụ khác được nắm giữ bởi các thương nhân Trung Hoa là các nghị viên trong Hội Đồng Thành Phố Hải Pḥng. Hội Đồng sơ bộ trong năm 1887 bao gồm hai người Trung Hoa, Guan Sing và Tack-Long, hội trưởng hội người Trung Hoa. Guan Sing vẫn c̣n là hội viên trong năm 1892, cùng với Wing Sui Tai, khi đó là hội chủ tổng hôi người Hoa. Trong năm 1893, Guan Sing từ chức như là một nghị viên người Trung Hoa sau khi ông nhập tịch thành công dân Pháp. 47 Hai nghị viên Trung Hoa mới được bổ nhiệm trong năm 1895, Yuen Tai Linh và Nam Sing [có kèm chữ Hán (Nam Thanh), chú của người dịch] và hai người khác nữa trong năm 1899, Tack Hinh Luc và Charles Chong. Trong năm 1904, Kwong Sang Yuen [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] và Kwong Yu Long đă được bàu. 48
Sự Bành Trướng Của Công Cuộc Mua Bán Lúa Gạo
Trong năm 1889, có khoảng 65,000 tấn gạo được xuất cảng từ Hải Pḥng, hầu như toàn thể khối lượng đó được chở đến Hồng Kông. 49 Trong cùng năm đó, 237 tàu hơi nước và 207 chiếc thuyền buồm đă tiến vào hải cảng Hải Pḥng, không kể các chiến thuyền và thuyền đi sông. 50 Số thương nhân buôn gạo tại Hải Pḥng vào lúc đó c̣n khá nhỏ. Trong năm 1891 có ba thương gia lúa gạo Trung Hoa được liệt kê trong số sách chính thức của Hải Pḥng. 51 Tổng số dân Trung Hoa năm 1891 đă sụt giảm từ 5600 người trong năm trước xuống chỉ c̣n 2000 người. Vào năm 1894 có mười chín thương nhân lúa gạo gốc Trung Hoa, được sắp loại theo giấy phép kinh doanh từ hạng nhất đến hạng tư. Có ba công ty mua bán thuộc loại hạng nhất (Khien Yune [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], Shun Tai [có kèm chữ Hán, Thuận Thái, chú của người dịch], và Wing Tương Cat [có kèm chũ Hán, chú của người dịch], sáu thuộc loại hạng ba và mười thuộc loại hạng tư. 52 Công ty Shun Tai xuất hiện lần đầu trong danh sách công ty mua bán lúa gạo hạng nhất trong năm 1892, 53 và ông Tam Sec Sam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] của công ty Shun Tai vẫn c̣n xuất hiện trong danh sách năm 1911 như nhà xuất cảng và chủ tàu. Vào năm 1934, công ty Shun Tai đă là một trong những công ty lớn nhất ở Hải Pḥng. Các chi tiết hơn nữa về công ty này sẽ được thảo luận về sau, trong bài viết này.
Vào năm 1901, con số các doanh nghiệp mua bán gạo kên tới hai mươi ba, tất cả, trừ một công ty, đều tọa lạc trên con đường Chinoise, gần hải cảng Trung Hoa. Theo một thông tín viên viết cho tờ Hong Kong Telegraph, việc xuất cảng gạo từ Bắc Kỳ hoàn toàn nằm trong tay người Hoa và tổ chức của nó là “một trong các tổ chức hoàn hảo nhất tại vùng Viễn Đông.” Tuy nhiên, người viết đă chỉ trích nặng nề sự đối xử của chính quyền Pháp đối với người Trung Hoa tại Hải Pḥng, phàn nàn về lệ phí giấy phép cao, các sắc thuế cao, và điều kiện để mua và mang thẻ căn cước. Thông tín viên cũng chỉ trích các báo chí Pháp, phàn nàn rằng chúng thường xuyên đả kích các công ty người Hoa, tố cáo họ thông đồng với quân Cờ Đen. 54
Bản chất mang tính cách đầu cơ của ngành mua bán lúa gạo đă cổ vũ cho sự hoán chuyển hoạt động của các thương nhân. Bởi thế, sổ sách ghi các danh hiệu Trung Hoa được liệt kê như các nhà mậu dịch gạo trong mười hai năm kế đó đă thay đổi thường xuyên, trong khung cảnh tăng trưởng tổng quát của sự tham dự của Trung Hoa và đặc biệt một sự gia tăng trong số các chủ tàu cũng là các doanh nhân lúa gạo. Tài liệu năm 1911 bao gồm năm thương nhân lúa gạo cũng là các chủ tàu: Po-Yuen của Tchong-vai-Tchine [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], Kuong-Tac-Hing [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], Luen Tai [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] của Tam-Nang-Siou, Kong-Heng-Long [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], On Fat [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và Hang Vo [có kèm chữ Hán, chú của người dịch]. Cũng có sáu người Trung Hoa được liệt kê chỉ là chủ tàu, Kwong-Sang-Yuen [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] tức [chủ tàu] Luong-Meng [có kèm 2 chữ Hán, rồi 3 chữ án khác không có phiên âm, chú của người dịch], Tze-Soy-Cheong tức [chủ tàu Wah-On [có kèm chữ Hán, Hoa An, chú của người dịch], Loy-Sing [có kèm cữ Hán, chú của người dịch], Tam Sec-Sam [có kèm chữ Hán chú của người dịch], tức [chủ tàu] Shuan-tai [có kèm chữ Hán, Thuận Thái, chú của người dịch], Sine-One et Cie, Ly Minh et Cie. Đáng tiếc, trong năm 1917, các thông tin chi tiết này bị loại ra khỏi các quyển Niên Giám và vào khoảng thập niên 1920, hầu như mọi tài liệu về các công ty Trung Hoa cũng đều biến mất trong các quyển Niên Giám, ngay cả tên đường “rue Chinoise” cũng không c̣n xuất hiện trong danh mục chỉ dẫn tên đường.
Các Liên Hệ Vận Tải Đường Biển Đức Quốc – Trung Hoa
Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, các tham vọng mậu dịch thực dân trong miền đă được phản ảnh trong sự bành trướng lănh thổ, với các hải cảng ở vị trí chiến lược bi chiếm giữ, hoặc như thuộc địa hay khu đặc nhượng. Người Nhật tuyên bố chủ quyền trên Đài Loan trong năm 1894; người Đức sang nhượng đất từ Trung Hoa, kể cả hải cảng ở tỉnh Sơn Đông (Shantung) trong năm 1898 và mua các ḥn đảo Marshall và Caroline trong năm 1899; Hoa Kỳ, đă sẵn có các quyền lợi thương mại tại Trung Hoa, chiếm giữ Phi Luật Tân trong năm 1898. Vào lúc bước sang thế kỷ mới, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đức Quốc đă suy tính rằng sự cạnh tranh chính trị và thương mại sau rốt có thể dẫn đến cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và Đại Anh Cát Lợi. 55 Trong bối cảnh này, sự cạnh tranh thương mại của Pháp với các tuyến vận tải đường biển của Đức Quốc tại vùng biển Trung Hoa cũng hiển hiện hơn.
Trong năm 1903, công ty vận tải đường biển của Pháp A. R. Marty đă khiếu nại lên toàn quyền Đông Dương rằng nó bị đối diện với sự cạnh tranh dữ dội từ một liên hiệp Trung Hoa đă mở rộng khu vực mậu dịch của nó để bao gồm cả Hải Pḥng. 56 Theo Marty, liên hiệp Trung Hoa được thành lập hồi tháng Mười năm 1895 để cạnh tranh chống lại tuyến vận tải đường biển Pháp của họ, vốn đă sẵn hoạt động mua bán giữa Hồng Kông, Haikou và Beihai. Liên hiệp này được xúi dục bởi hội kín Tsap Yet. Công ty Trung Hoa Hop Sing [Hợp Hưng], có hai chiếc tàu chạy dưới cờ của Đan Mạch, trong khi hội Tsap Yet có bảy chiếc tàu chạy dưới cờ Đức Quốc, được thuê bao từ các công ty Đức Quốc là Sander, Wieler and Co. và Jebsen and Co. 57 Sự liên hệ về hoạt động vận tải đường biển giữa Trung Hoa và Đức Quốc đă có trước năm 1895. Trong năm 1891, thí dụ, chiếc tàu Triumph của Đức đă được ủy thác bởi doanh nghiệp Trung Hoa Wang-tai trong năm 1891 chạy trên thủy lộ Hải Pḥng – Beihai (Bắc Hải). 58 Trong thực tế, công ty Đức Quốc, Jebsen & Co. đă tham dự vào công cuộc mậu dịch duyên hải Trung Hoa sớm hơn nhiều. Người sáng lập công ty, Michael Jebsen, đă mở công ty vận tải đường biển của ông tạ Apenrade, Đức Quốc, trong năm 1882 và đă bước vào công cuộc buôn bán duyên hải Trung Hoa với sự giúp đỡ của một trung gian thuê tàu ở Hamburg và các sự trợ cấp của chính phủ Đức. Trong năm 1895, ông đă mở một đại lư tại Hồng Kông. 59 Theo tài liệu của Pḥng Thương Mại Hồng Kông, công ty Jebsen & Co. có trụ sở tại Hồng Kông đă được thiết lập trong năm 1895 bởi Jacob Jebsen và Heinrich Jebsen. 60
Các liên hệ kinh doanh chính xác giữa công ty vận tải đường biển Đức Quốc Jebsen and Co. với thương nghiệp Đức đặt cơ sở tại Đông Dương, Speidel and Co. không được biết rơ, nhưng suốt lúc khởi đầu thế kỷ thứ hai mươi, Speidel and Co. đă được liệt kê là chủ nhân các chiếc tàu của công ty Jebsen. Mối quan hệ giữa Công Ty Speidel và các doanh nhân Trung Hoa đi đến một vài sự căng thẳng trong năm 1908, do hậu quả của sự can dự gia tăng của Đức vào công cuộc mậu dịch với Nhật Bản. Trong năm đó, các thương nhân lúa gạo Trung Hoa tại Hải Pḥng đă tẩy chay hàng nhập cảng từ Nhật bản, đúng theo đường lối của một chính sách được đưa ra từ Trung Hoa. Trong tháng Năm 1908, tàu của công ty Speidel, chiếc Karl Đieerichsen, thường được thuê bao bởi phía Trung Hoa, đă cập bến Hải Pḥng với một khối sản phẩm của Nhật. Hội các thưong nhân lúa gạo Trung Hoa đă gửi một điện tín đến công ty Speidel, khuyến cao rằng nếu công ty chuyển vận các hàng hóa Nhật bản, các thương nhân Trung Hoa sẽ không chất hàng của họ lên các tàu của Đức nữa. Hậu quả, các chủ tàu đă bị buộc phải hoàn trả hàng hóa của Nhật Bản. Khi họ t́m cách bốc bốn thùng đèn của Nhật Bản xuống bến, các phu bốc dỡ Trung Hoa làm việc tại bến tàu Hải Pḥng đă từ chối không khuân vác món hàng, và các chủ tàu đă bắt buộc phải mang các công nhân Việt Nam đến để phá vỡ cuộc đ́nh công. 61
Vào thời điểm đó công ty Speidel đă có bốn chiếc tàu mua bán tại Hải Pḥng, tàu Karl Diederichsen, Holstein, Koenigsberg, và Triumph. 62 Một dấu hiệu chỉ dẫn về các liên kết mậu dịch chặt chẽ giữa Speidel và các thương nhân Trung Hoa là sự kiện rằng trong khi mọi tàu đi biển khác đều đến cập bến hải cảng thương mại của Pháp trên sông Cửa Cấm, chiếc tàu Karl Diederichsen và Triumph lại được liệt kê trong báo chí địa phương là đă thả neo tại hải cảng Trung Hoa bên bờ sông. Công ty Speidel, có các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Pḥng, Phnom Penh và Sàig̣n, đă từng được thành lập năm 1868 bởi thương nhân Theodore Speidel tại Sàig̣n. Điều có lẽ quan trọng là công ty này có mặt trước khi có sự chiếm đóng Bắc Kỳ và có thể các liên hệ mậu dịch sớm hơn của nó c̣n được lưu giữ tại Văn Khố Quốc tại Sàig̣n. Speidel rơ ràng có liên hệ mật thiêt với các thương nhân lúa gạo ở Sàig̣n, với sự kiện rằng ông ta đă thành lập nhà máy xay lúa Orient and Union tại Chợ Lớn. Bất kể là một công ty đặt trụ sở tại Sàig̣n, Speidel hẳn phải có một số liên hệ với Đức Quốc xuyên qua vai tṛ của ông như một viên lănh sự Đức Quốc. Ông mất đi tại Paris hồi tháng ba năm 1909 và doanh nghiệp được nắm giữ bởi F. W. Speidel. 63
Trong năm 1909, tất cả các nhà mậu dịch Âu Châu tại Hải Pḥng đă ra mặt cạnh tranh công khai trong công cuộc mua bán của họ với các thương nhân Trung Hoa. Một chất xúc tác khả hữu cho sự việc này là sự thay đổi trong chính quyền. Trong tháng Chín năm 1908, một toàn quyền mới, ông Antony Klobukowski, đă được bổ nhiệm. Klobukowski, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đă từng là chánh văn pḥng [chef du cabinet, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Paul Bert hai mươi năm trước đó và đă được bổ nhiệm làm lănh sự Pháp tại Yokohama (Hoành Tân, Nhật Bản] ở một vài thời điểm sau này trong chức nghiệp của ông, sau khi có sự từ trần khi tại chức của Paul Bert trong năm 1886. 64 Sự quay trở lại của ông đă được đánh dấu bởi sự quan tâm khác thường trong các thủ tục vận tải đường biển. Trong tháng Giêng năm 1909, ủy viên hàng hải tại Hải Pḥng có thông báo cho công ty vận tải đường biển Pháp là công ty Roque rằng một điệp văn đă được gửi đi từ viên toàn quyền mới, vạch ra rằng công ty Roque đă vi phạm Đạo Luật Hàng Hải năm 1902 bắt buộc các tàu phải có một thuyền trưởng người Pháp. Chiếc tàu Bến Thủy sắp sửa trương buồm với một thuyền trưởng Trung Hoa và hậu quả bị từ chối giấy phép rời cảng. 65 Công ty Roque không đếm xỉa đến lệnh cấm và con tàu đă trương buồm ra đị, bất kể bị từ chối các dịch vụ dẫn đường. Biến cố nhỏ này khiến ta nghĩ rằng viên toàn quyền mới có thể có các ư kiến mạnh mẽ về người Trung Hoa và rơ ràng hoàn toàn quyết tâm trong việc theo dơi để các quyền lợi của Pháp phải được bảo vê. Tầm mức theo đó lập trường chống Trung Hoa của Klobukowski có thể phản ảnh một lập trường thân Nhật Bản tương ứng là điểm đáng điều tra hơn nữa.
Trong tháng Tư năm 1909, các thương nhân Trung Hoa tại Hải Pḥng đă khởi sự một cuộc tẩy chay tất cả các công ty vận tải đường biển Âu Châu, tiếp theo sau sự loan báo của các công ty vận tải Đức, Anh và Pháp rằng họ nâng giá chuyển vận từ Hải Pḥng đến Hồng Kông lên 30%. Với t́nh trạng hầu như toàn thể số gạo của Hải Pḥng đều được xuất cảng sang Hồng Kông, sự kiện này có nghĩa mang lại một ảnh hưởng đánh gục ngành buôn bán lúa gạo. 66 Một thương nhân Trung Hoa được phỏng vấn bởi tờ báo Avenir du Tonkin phát biểu rằng với giá gạo quá thấp, họ không thể nào có khả năng chịu đựng được các phí tổn chuyên chở cao hơn. Hậu quả các thương nhân lúa gạo đă thành lập một hiệp hội để trở thành các chủ tàu sao cho họ có thể xuất cảng gạo của chính họ một cách trực tiếp sang Hồng Kông. 67
Sự cạnh tranh của Trung Hoa với các nhà mậu dịch Nhật Bản đă trở nên rơ ràng khi một thương nhân Nhật Bản, nh́n thấy một sự khai thông có tiềm năng trên thị trường, bày tỏ sự quan tâm trong việc mở rộng mậu dịch giữa Nhật Bản và Hải Pḥng. Ông đề nghị rằng trước tiên, cần phải cải thiện phẩm chất lúa gạo địa phương bằng cách mang các nông dân Nhật Bản sang huấn luyện cho các nhà sản xuất Việt Nam. 68 Tuy nhiên không việc ǵ đă xảy ra trên ư kiến này, và các con số vận tải cho thấy mậu dịch với Nhật Bản không trở thành đáng kể cho măi đến sau năm 1913. 69
Các thương nhân lúa gạo Trung Hoa đă thành công trong việc phóng ra tàu riêng của chính họ và v́ thế đă có thể duy tŕ sự tẩy chay của họ với các tuyến vận tải đường biển của Âu Châu. Vào ngày 25 tháng Tư năm 1909, chiếc tàu hơi nước Tri, thuộc “Hội Lúa Gạo của người Hoa” , đă rời bến đi Hông kông với 18,000 bao gạo. 70 Không hạt gạo nào được chuyên chở bởi các tàu của Âu Châu. Hành động này bởi người Trung Hoa đă đe dọa phá hỏng công cuộc mậu dịch của Âu Châu tại Hải Pḥng và điều không lấy làm ngạc nhiên khi thấy người Pháp đă t́m cách tự bảo vệ. Trong tháng Chín năm 1909, Pḥng Thương Mại Hải Pḥng đă yêu cầu chính phủ ngăn cấm việc xuất cảng gạo từ Bắc Kỳ. 71 Các sự tường thuật báo chí cho thấy viên toàn quyền đă áp đặt sự cấm đóan với chủ ư công khai nhằm phá vỡ cuộc tẩy chay của Trung Hoa. 72
Mậu dịch Trung Hoa đă quay trở lại sử dụng các tàu Âu Châu sau năm 1909. Thí dụ, trong tháng Năm năm 1912, hai chiếc tàu của hăng Speidel, chiếc Carl Diederichsen và chiếc Michael Jebsen, rời bến đi Hồng Kông lần lượt với 15,334 và 19,353 bao gạo, trong khi hai chiếc tàu của hăng Denis Frères, Singpan và Sungkiang, lái đến Hồng Kông với lần lượt 18,257 và 17124 bao gạo. 73 Trong suốt năm này, chiếc tàu Carl Diederichsen đă nhận được sự tường tŕnh báo chí khá tồi tệ từ tờ Courrier d’Haiphong tiếp theo sau một loạt các cuộc lục soát của cảnh sát khám phá ra các kiện hàng ẩn lậu chứa phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bắt cóc. Viên cảnh sát trưởng hải cảng, Gentil, bày tỏ sự hy vọng của ông rằng các chủ tàu sẽ đưa ra sự đ́nh chỉ nạn buôn người này, mà ông tuyên bố đă xảy ra trên các chiếc thuyền của Đức trong hai mươi lăm năm qua. Các bài tường thuật báo chí vạch ra rằng các thương nhân trong Bang Hội Quảng Đông phải chịu trách nhiệm về việc buôn lậu người, nhưng không có một thương nhân nào lại bị truy tố bao giờ. 74
Sự xuất hiện của chiến tranh năm 1914 đưa đến một sự đ́nh chỉ tức thời việc vận tải biển của Đức vào Bắc Kỳ. Trong năm đó, hăng Standard Oil [của Hoa kỳ, chú của người dịch] xuyên qua văn pḥng của nó ở Hải pḥng, đă đề nghị đảm nhận hoàn tất công việc của Speildel tại Vân Nam Phủ, Mengzi [Mông Tự?] và Hekou (Hà Khẩu) dưới danh nghĩa của hăng Standard Oil. Vào năm 1915, các đại diện của Standard Oil lo ngại về sự “bối rối” có thể có v́ các liên hệ như thế. Trong tháng Tư năm 1916, toàn quyền Đông Dương được thông báo về vai tṛ của công ty Standard Oil và được xuất tŕnh văn thư kinh doanh giữa hai công tỵ. Ông cũng được yêu cầu hăy trục xuất viên quản lư của Standard Oil tại Hải Pḥng, ông Acton Poulet. Vào thời gian này, F. W. Speidel được cho biết đang sống tại Sukabumi, miền tây đảo Java. 75 Một danh sách các tàu Đức Quốc bị tịch thu tại các hải cảng Hoa Kỳ trong năm 1917 gồm cả các chiếc Carl Diederichsen và Clara Jebsen của hăng Speidel. 76 Tại bến số 70 cảng San Francisco trong cùng năm đó, chiếc tàu chở dầu mới được đóng, chiếc Wilhelm Jebsen, được liệt kê như được sở hữu bởi công ty Standard Oil tại New Jersey. 77 Trong năm 1918, như để bù đắp cho sự mất mát các chiếc tàu của Đức, số tàu mang cờ Trung Hoa tiến vào Bắc Kỳ đă gia tăng từ tám đến sáu mươi tư chiếc và tiếp tục ở các mức độ cao hơn này.
Trong suốt cuộc chiến tranh, các liên hệ giữa các công ty Trung Hoa và Đức Quốc vẫn chưa trở nên lư do khác khiến cho Pháp phải chỉ trích các phương thức làm ăn của Trung Hoa. Trong năm 1916, một chủ tàu người Pháp, Paul Roque, có báo cáo rằng chiếc tàu Ping On, được nghĩ là sở hữu bởi Po Yune, là tài sản của Pou Hing Tai, qua sự trung gian của công ty Charles & Co., đại diện mại bản của Ngân Hàng Đông Dương tại Hải Pḥng. Ông tố cáo Công ty Charles & Co. về việc cộng tác với các người Đức, Speidel và Jebsen. 78 Nếu đúng thế, lời tuyên bố này mang lại một vài dấu hiệu chỉ dẫn về các liên hệ phức tạp của các thương nhân Trung Hoa và các sự khó khăn tiềm ẩn liên hệ trong việc cố gắng ước lượng sức mạnh của công việc mậu dịch Trung Hoa, chỉ từ các danh sách vận tải đường biển không thôi.
Các Sự Đáp Ứng Của Pháp Đối Với Các Nhà Mậu Dịch Trung Hoa, 1925-1934
Các cảm nghĩ dân tộc tính của giới cức thẩm quyền Pháp tại địa phương có thể được nhận thấy trong một văn thư khiếu nại gửi cho Công Ty Shun Tai trong năm 1925 từ thị trưởng Hải Pḥng. Bức thư tố cáo công ty không tôn trọng các truyền thống của Pháp bởi việc không treo cờ để tôn vinh ngày quốc khánh. Người trẻ tuổi Tam Seng Sec, tự kư tên đại diện cho Shun Tai, trả lời bằng một văn thư nhă nhặn và tỏ ư xin lỗi, nói rằng đối với hai chiếc tàu của ông, chiếc New Mathilde và Borneo, ông giả thiết rằng các thuyền trưởng phải hay biết về các yêu cầu đó mà không cần được nhắc nhở vào mỗi dịp lễ bởi ông, và rằng ông lấy làm tiếc đă quên không đến và kiểm tra các chiếc tàu trên bến. Mặc dù ông tự hạ bút kư tên xưng là một công bộc khiêm tốn của ông thị trưởng, giọng điệu của ông khiến người ta nghĩ rằng ông đă xem lời phàn nàn như thế là chuyện tầm phào. 79 Trong thực tế, đoạn đường từ của hiệu của Shun Tai (số 149-151, rue Chinoise) đến bến chỉ là một cuộc rảo bước rất ngắn. 80 Chúng ta không biết là liệu các công ty vận tải đường biển của Đức Quốc có c̣n duy tŕ một sự quan tâm nào tại Đông Dương trong thời kỳ này hay không, nhưng tên của hai chiếc tàu này, Borneo và Malthide, đă từng thuộc các chiếc tàu Đức có liên hệ với các thương nhân Trung Hoa trước khi có cuộc chiến tranh, v́ thế, khiến người ta liên tưởng đến một vài sự liên tục nào đó.
Như trong các năm ban đầu, vấn đề các sự ngăn cấm trên sự xuất cảng gạo tiếp tục c̣n là một đề tài có sức mạnh tương đối trong hoạt động mậu dịch lúa gạo. Trong năm 1925, sự xuất cảng gạo từ Hải Pḥng lại bị cấm chỉ một lần nữa và các nhà mậu dịch lúa gạo bị buộc phải làm đơn lên thống sứ Bắc Kỳ để xin phép xuất cảng gạo. May mắn thay, thủ tục này cung cấp cho các sử gia một số bằng chứng về sức mạnh của công cuộc mậu dịch của Trung Hoa, với sự ghi nhớ rằng vào thời gian này phần lớn các tài liệu chi tiết của các doanh nghiệp Trung Hoa không c̣n được gi chép trong các quyển Niên Giám nữa. Nhiều đơn thỉnh cầu cho việc xuất cảng 1,000 tấn, nhưng các lời yêu cầu lớn nhất trong năm 1927 đến từ Kwang Man Yuen tại Hồng Kông, xin xuất cảng 10,000 tấn, và từ Shun Tai, để xuất cảng 10,000 tấn sang Hồng Kông. Một đơn thỉnh cầu thứ nh́ được đệ tŕnh từ Tam Seng Sec [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] giám đốc công ty Shun Tai (Thuận Thái), nhưng được viết dưới danh nghĩa giám đốc nhà máy xay lúa Rizerie Tchoune Yeck tại Hà Lư, ngoại ô thành phố Hải Pḥng. 81
Các quan hệ giữa các quan chức Pháp và thương nhân Trung Hoa tại Hải Pḥng đă vươn đến t́nh trạng một cuộc khủng hoảng vào tháng Tám năm 1927 khi các cuộc bạo động chống lại Trung Hoa bùng nổ tại Hải Pḥng, kéo dài trong vài ngày. Một lá thư mô tả sự khốn khổ của họ, từ các cư dân gốc Trung Hoa tại Hải Pḥng đă được đăng tải trên một tờ báo tại Quảng Dông, tờ Lingdong Minguo ribao. 82
Các người già 70 tuổi hay các trẻ con mới vài tuổi bị giết, bất kể đến tuổi tác của họ. Đôi khi, các binh sĩ An Nam đă cộng tác với đám đông để tàn sát các người Trung Hoa. Trong toàn thể cuộc xáo trộn, khoảng 200 người Trung Hoa đă bị giết hay mất tích, không kể số người bị thương. Tại sao các người Trung Hoa lại phải chịu sự độc ác như thế? Quân thổ phỉ đang hàng ngày rao bán các chiến lợi phẩm tước đoạt được và dạo bước một cách hănh diện trên các đường phố mà không có sự can thiệp nào từ các binh sĩ người Pháp vốn được kinh sợ …Nhiều gia đ́nh bị hủy diệt hoàn toàn. Nhiều người không nhà ở và tạm trú tại các bang hội hay phường xóm Trung Hoa.
Chi Bộ Hải Pḥng của Quốc Dân Đảng đă kêu gọi lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, yêu cầu họ phái một tàu chiến sang để bảo vệ cho các công dân của họ. Điều này đă không được thực hiện vào lúc đó, nhưng trong năm 1928, Chu Chao Hsin, Thứ Trưởng Ngoại Giao của chính phủ Dân Quốc tại Trung Hoa, có gửi một phái đoàn đến Hải Pḥng để điều tra về các sự tổn thất tài chánh phải chịu đựng bởi các thương nhân Trung Hoa và để đ̣i hỏi chính quyền Đông Dương bồi thường các khoản thiệt hại.
Các giới chức thẩm quyền Pháp đă đọc lén và phiên dịch các lá thư, thường được gửi đi từ Nam Định, cảng ven sông gần nhất với Hải Pḥng và nơi mà người Trung Hoa trốn về đây để được an toàn. Một bức thư được gửi cho cha mẹ ở Macao, một bức thư khác gửi về Sàig̣n, và bức thư thứ ba gửi về thành phố Quảng Châu. Tầm mức của các mạng lưới Trung Hoa trong thời kỳ này sâu rộng đến nỗi Ủy Ban Trung Ương của Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh khi đó đă gửi thư cho mọi khu bộ của Quốc Dân Đảng, kể cả những nơi như Nam Vang (Phnom Penh), mô tả sự khốn khổ của “các anh em di dân” của họ tại Hải Pḥng.
Giới chức thẩm quyền Pháp đă biên sọan một danh sách sáu mươi chín cửa hàng, xí nghiệp, công ty, tàu và thuyền buồm Trung Hoa bị cướp phá, ghi rơ chi tiết về các chủ nhân và tầm mức thiệt hại, kể từ các cửa sổ bị phá vỡ cho đến sự triệt hủy toàn diện; một doanh nghịep ước lượng sự thiệt hại của nó khoảng 6000 đồng. Luong-Cheong-Hoi và Kwong Vo Hinh, các chủ nhân nhà máy xay lúa, có các bao gạo bị lấy trộm; hai thuyền buồm tại cảng Trung Hoa trên sông Tam Bạc bị cướp phá và một chiếc thuyền buồm từ Quảng Yên trên kinh đào Bonnal bị đốt cháy hoàn toàn; nhà máy xay lúa Fong Ly Seng bị mất trộm 600 bao gạo và 3000 đồng tiền mặt.
Các cuộc tấn công đă được nhắm vào toàn thể người Trung Hoa, chứ không chỉ riêng vào các doanh nghiệp lớn. Các nạn nhân bao gồm nhà hàng thịt, các hiệu thuốc bắc, và các kẻ bán thuốc phiện. Alexander Woodside, trong khi mô tả ‘cuộc tàn sát hôm 17 tháng tám”, đă tŕnh bày Hải Pḥng như một thành phố “nơi mà các sự phân biệt chủng tộc ít bị tăng cường hay phóng đại nhất bởi các khoảng cách kinh tế hay bởi một sự liên kết về chủng tộc và giai cấp. Người Trung Hoa ở Hải Pḥng có khuynh hướng gồm các công nhân, thủy thủ, và nhân viên cửa hàng, không giống như các chủ nhà máy xay lúa hay các nhà kinh doanh Trung Hoa giàu có hơn tại quần thể thành thị miền nam ḥa b́nh hơn, vùng Sàig̣n-Chợ Lớn”. 83 Esta Ungar ghi nhận tương tự rằng chính quyền Pháp đă nhập cảnh 2000 công nhân Trung Hoa vào Hải Pḥng trong năm 1926 và rằng tầm mức nghiêm trọng của các cuộc bạo động đă được quy kết vào sự kiện rằng các công nhân Trung Hoa đă được trả mức lương cao hơn các công nhân Việt Nam. Các báo cáo của Pháp cũng cho thấy rằng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế (Comintern) đă quyết định kích thích hoạt động cách mạng cộng sản tại Đông Dương từ giữa các ngày 15 đến 20 tháng Tám năm 1927, đưa đến một số thắc mắc là liệu họ có liên hệ đến các cuộc bạo động hay không. 84
Ngay dù thế, tác giả Woodside đă ước lượng thấp sự giàu có của các thương nhân lúa gạo tại Hải Pḥng và tầm mức theo đó tư bản Trung Hoa bị nhắm tới trong suốt các cuộc bạo động. Theo tác giả Ungar: 85
Trong số 13 người bị chết, mười hai người là Trung Hoa và một người là Việt Nam. Con số người bị thương vượt quá một trăm người. Hai mươi người Trung Hoa bị bắt giữ so với 145 người Việt Nam tính đến ngày 29 tháng Tám. Theo một báo cáo bởi người Trung Hoa tại Hải Pḥng đă được gửi cho Văn Pḥng Hải Ngoại Vụ tại thành phố Quảng Châu, 320 người cũng bị phá sản về mặt tài chính và các thiệt hại được tính toán lên hơn 307,000 đồng … Nhiều cư dân Trung Hoa bị xúc động bởi kinh nghiệm đến nỗi họ đă quyết định quay trở về Trung Hoa.
Các báo cáo chính thức của Pháp tiết lộ rằng Trung Hoa đă quyết định vào hôm 8 tháng Tám năm 1927 nhằm khích động một cuộc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Một số người Trung Hoa nghi ngờ rằng người Nhật, một cách nào đó, có đứng đằng sau các cuộc bạo động này. 86 Chắc chắn các cuộc bạo động được nhắm hoàn toàn đặc biệt vào doanh nghiệp Trung Hoa, với khu doanh nghiệp Pháp tuyệt đối không bị đụng tới. Trong số hai mươi hai xí nghiệp do người Âu Châu làm chủ, chỉ có nhà máy xay lúa Rizerie Indochinoise đă đóng cửa trong mười hai ngày. Trong số 20 xí nghiệp do người Trung Hoa làm chủ, tất cả đều đóng của hôm 20 tháng Tám và phần lớn c̣n đóng cửa cho đến ngày 28 tháng Tám. Các xí nghiệp này bao gồm năm nhà máy xay lúa sở hữu bởi các công ty Shun Tai, Hop Long, Shun-Fat-Yune, Fong-Ly Seng, và Luong Cheong Hoi. 87
Không lâu sau biến cố này, Chính Quyền Dân Quốc Trung Hoa đă hành động để bảo đảm vị thế của cộng đồng người Hoa sống ở nước ngoài bằng cách kư kết định ước Nam Kinh năm 1930 dành cho các cư dân Trung Hoa tại Việt Nam quy chế ngoại kiều với các ưu đặc quyền. 88 Tuy nhiên, các ưu đặc quyền này ít có sự hữu dụng, trong việc bảo vệ các thương nhân Trung Hoa khỏi sự tấn công của cuộc suy thoái thế giới. Trong suốt cuộc suy thoái, các thương nhân Trung Hoa phải gánh chịu các tổn thất tài chánh nặng nề, và bị buộc phải bán gạo với các giá thấp để thanh thỏa các món nợ với các ngân hàng thực dân. Tác giả Martin Murray ghi nhận rằng trong thời khỏang giữa các năm 1929 và 1932 đă có 236 vụ phá sản và hai mươi bốn vụ thanh lư pháp định tại Sàig̣n-Chợ Lớn. 89
Tương tự, Thống Sứ Tholance của Bắc Kỳ, có viết cho toàn quyền rằng các kẻ bị thiệt hại nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tại miền bắc thuộc địa liên can đến hoạt động mậu dịch xuất cảng tại Hải Pḥng, vốn gần như hoàn toàn nằm trong tay người Trung Hoa. Nhưng trong số tất cả các công ty bị dồn đến chỗ phá sản, sự thất bại chực chờ bùng nổ của hăng Shun Tai sẽ thực sự là thảm họa cho ngành mậu dịch tại Hải Pḥng, ông cảnh cáo như thế. Công ty đă phải gánh chịu các sự khó khăn trong năm 1921, khi Tam Tsec Sam, chủ công ty, mất đi, và Shun Tai được kiểm soát bởi bà vợ góa và người con trai trưởng của ông ta, Tam Seng Sec. Nhưng món nợ hiện thời của nó với Ngân Hàng Đông Á (Bank of East Asia) là $120,000 và, bởi ngân hàng đă đóng cửa chí nhánh tại Hải Pḥng, ngân hàng không muốn cứu xét bất kỳ đề nghị nào của Tam Seng Sec. Viên toàn quyền đă viết thư trong ṿng ít ngày cho lănh sự Pháp tại Hồng Kông, yêu cầu ông ta tiếp xúc với Ngân Hàng Đông Á để xin họ hăy gỡ bỏ sự phủ quyết, và lắng nghe những ǵ mà Tam Seng Sec đă phải đề nghị. Viên toàn quyền nói thêm rằng nếu ngân hàng hiểu được thị trường tại Bắc Kỳ nhiều hơn, nó có thể có một lập trường thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại của người Trung Hoa. 90 Đă có một vài sự mỉa mai khi mà chính quyền thuộc đia Pháp bị bắt buộc phải thỉnh cầu các điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại của người Trung Hoa, và cho các sự thương thảo giữa một ngân hàng Quảng Đông với một thương nhân Quảng Đông. Khía cạnh này trong sự hợp tác Trung Hoa – Pháp rơ ràng là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng thấy bị gây ra bởi sự suy thoái trên thế giới.
Trong cuộc nghiên cứu của họ về doanh nghiệp Trung Hoa tại xứ Mă Lai thời thuộc địa, các tác giả Lian Kwen Fee và Koh Keng We mô tả giai doạn giữa các năm 1900 và 1940 như một thời kỳ đă “chứng kiến một sự chuyển đổi quan trọng ra khỏi sự hợp tác giữa các doanh nhân Trung Hoa và các nhà cai trị Anh Quốc”. 91 Có vẻ như đă có một sự chuyển biến tương tự tại Đông Dương thuộc Pháp, với chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch của Pháp tự biểu lộ dưới h́nh thức của sự quy định nghiêm ngặt hơn đối với sự kinh doanh của người Trung Hoa. Mặt khác, tại cảng Hải Pḥng, nơi mà người Trung Hoa nắm giữ một thị trường độc quyền rơ rệt trên ngành mậu dịch xuất cảng, các thái độ của các quan chức Pháp nhất thiết phái được điều ḥa bởi các sự cứu xét thực tiễn và rộng răi hơn như khi so sánh với các sự cứu xét dành cho doanh nghiệp Pháp.
Kết Luận
Cuộc khảo sát tổng quát này về mậu dịch của Trung Hoa tại miền bắc Việt Nam giúp chúng ta nhận thấy một số cảm nghĩ về tính liên tục trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp Trung Hoa với các viên chức thuộc đia người Pháp. Trong năm 1880, các thương nhân lúa gạo Trung Hoa ở Hải Pḥng đă yêu cầu các giới chức thẩm quyền Pháp hăy can thiệp nhân danh họ chống lại sự cấm đoán trên cuộc mậu dịch lúa gạo, trong trường hợp này, yêu cầu Pháp hăy thuộc địa hóa Bắc Kỳ nhằm tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho việc mua bán của người Trung Hoa. Trong thập niên 1930, đối diện với sự suy thoái toàn cầu và cùng với một mối đe dọa khác cho công cuộc mậu dịch của Trung Hoa, các thương nhân Trung Hoa một lần nữa t́m kiếm sự can thiệp của người Pháp. Chắc chắn người Pháp bị thúc đẩy để trợ giúp bởi v́ họ nhận thức được rằng, không có việc mua bán của người Trung Hoa, hải cảng Hải Pḥng sẽ chỉ mang lại ít lợi nhuận cho đế quốc Pháp.
Tuy nhiên, tách biệt hoàn toàn ra khỏi các sự qua tâm của người Pháp, điều rơ ràng là có một mức độ đáng kể trong sự quan tâm mua bán quốc tế tại Đông Dương, bao gồm cả các quyền lợi của Nhật Bản, Đức Quốc và Hoa Kỳ. Trong trường hợp Đức Quốc, có bằng cớ cho thấy rằng họ đă cộng tác chặt chẽ với các thương nhân Trung Hoa ở địa phương, không chỉ ở Hải Pḥng mà c̣n ở Hồng Kông và Trung Hoa Lục Địa. Người Nhật, mặt khác, là các kẻ tranh dành mậu dịch với Trung Hoa. Cuộc khảo cứu sa6u xa hơn nữa về sức mạnh tương đối của sự hợp tác của Âu Châu với người Nhật Bản, để đối trọng với người Trung Hoa, th́ cần thiết để giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của người Nhật trong công cuộc mậu dịch tại miền bắc Việt Nam vào thời điểm này.
Trong khi các thưong nhân lúa gạo Trung Hoa nhất thiết bị bắt buộc phải làm việc trong khuôn khổ các sự hạn chế của hệ thống thuộc địa của Pháp, xem ra các công ty quan trọng chẳng hạn như công ty Shun Tai c̣n lâu mới phục tùng trước các quyền lợi của Pháp. Đúng hơn, các sự giao tiếp giữa các công ty Đức và Trung Hoa, đặc biệt trong bối cảnh của các sự tẩy chay các hàng hóa của Nhật Bản, khiến chúng ta nghĩ rằng người Trung Hoa tự nhận ra rằng họ ở vào vị thế có một số sức mạnh. Họ cung cấp hàng hóa cho phép các tuyến vận tải đường biển Âu Châu kiếm được một lợi nhuận và khi các quan hệ đó trở nên căng thẳng, họ c̣n sẵn sàng cung cấp cả các chiếc tàu chuyên chở nữa./-
_____
CHÚ THÍCH:
1. Về các t́nh trạng phức tạp của sự kinh doanh thủa ban đầu ở thuộc địa Nam Kỳ, xem Étienne Denis, Bordeaux et la Cochinchine, sous la restauration et le second empire, S-I, Impr. Delmas, 1966.
2. Victor Purcell, The Chinese in Southeast Asia, Second Edition, Oxford University Press, Kuala Lumpur, 1965, trang 6.
3. Robequain, được trích trong sách dẫn trên, trang 173.
4. Charles Robequain, The Economic Development of French Indo-China, Oxford University Press, London, 1944, trang 34.
5. Gilles Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions et Modalités du Développement jusqu‘à 1921”, Luận Án Tiến Sĩ, Université de Provence, France, 1994, trang 334.
6. Revue Indo-Chinoise, 15 August 1908, no. 87, các trang 153-4.
7. Christopher E. Goscha, “The Borders of Vietnam‘s Early Wartime Trade with Southern China: A Contemporary Perspective”, Asian Survey, vol. 40, no. 6, 2000, trang 108.
8. Li Tana, “A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnam Coast”, Journal of Southeast Asian Studies, 37 (1), 2006, trang 95.
9. Li Tana, “The late 18th century Mekong delta and the world of the Water Frontier”, trong quyển “Vietnam Beyond Borders”, do Nhung Tuyết Trần và Anthony Reid chủ biên, University Press of Wisconsin, 2006, trang 154.
10. Một tạ (quintal) Tây Ban Nha bằng 40 kí lô, như thế trọng tải trung b́nh là 23 tấn.
11. E. Toda, “Annam and its Minor Currency”, Journal of the North-China Branch of the Royal Asiatic Society, 17, 1, 1882, trang 72.
12. Annales de la Propagation de la Foi, Vol. 30 (1858): 210-77, thư đề ngày 24 June 1857, từ Đức Ông Mgr Pierre-André Retord, gửi Linh Mục Laurens (Pháp), trích dẫn trang 224.
13. Sách dẫn trên, trang 224-5.
14. Sách dẫn trên, trang 275.
15. Cảm tạ tác giả Nola Cooke về thông tin này. Muốn biết về cuộc thảo luận sâu hơn nguồn tài liệu này, xem Nola Cooke, “Early Nineteenth-Century Vietnamese Catholics and Others in the Pages of the Annales de la Propagation de la Foi”, Journal of Southeast Asian Studies, 35, 2 (2004), các trang 261-285.
16. 1 cân = 600 grams.
17. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Tứ Kỷ (Primary Compilation of the Veritable Records of the fourth reign of Imperial Vietnam), Keio University, Tokyo, Quhyển 32, trang 6373; Quyển 35, trang 6437. Xin cám ơn tác giả Li Tana về việc piên dịch các dữ kiện từ tiếng Hán.
18. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Tứ Kỷ, quyển 36, trang 6463
19. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Tứ Kỷ, quyển 40, trang 6556 cung cấp thông tin về người Trung Hoa mang tên Peng Tingxiu [có kem chữ Hán, chú của người dịch] có đóng 50,000 quan [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] tiền mặt trong năm 1869 vào số thu nông nghiệp cho việc vận tải tại hai hải cảng Nam Định và Trà Lư. Peng Liji [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] có thể là tên của công ty của Peng Tingxiu. Xin cảm ơn tác giả Li Tana về việc cung cấp thông tin này.
20. Yuenan huaqiao nianjian / Annuaire du commerce chinois du Vietnam [Việt Nam Hoa Kiều Niên Giám], (Cholon: Nanyue Zhong hua zong shang hui, 1953), trang 34.
21. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, các trang 41-49.
22. Robequain, Economic Development of French Indo-China, trang 117.
23. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, các trang 113-114.
24. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, các trang 84-85.
25. Le centre des archives d’outre-mer (CAOM), Indochine, Fonds amiraux 13177, Consulat de France à Haiphong à l’Amiral Gouverneur et Commandant en chef, 13 August 1878.
26. N. B. Dennys, Report on the Newly-Opened Ports of K’iung-Chow (Hoi How in Hainan and of Hai Phong in Tonquin, Hongkong, Noronha & Sons, 1876, trang 41.
27. CAOM, Fond ministerials, Série géographique, Indochine, Ancien Fonds, AOO (16). Các cữ kư bao gồm Guan-Sing và Yuen tai Sing.
28. Li Tana, ghi chú từ tập Wang Qing Hai wai bi ji xuan (Overseas Travelers’ account in the late Qing period), Beijing: Hai yang chu ban she: 1983, trang 34.
29. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, trang 130.
30. Champeaux, Consulat de France à Haiphong to Monsieur le Gouverneur, 1 may 1880. Indochine, FM SG. Ancien fonds, Carton 1, Dossier A00 (16), CAOM.
31. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions” trang 122.
32. CAOM, Indochine, GGI Amiraux 13229, Consulat de France à Haiphong au … Gouverneur, 26 July 1881.
33. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, các trang 148-149.
34. Cùng nơi dẫn trên, trang 150.
35. Cùng nơi dẫn trên, trang 158.
36. Robequain, The Economic Development of French Indochina, trang 310.
37. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, các trang 170-171.
38. Cùng nơi dẫn trên, trang 173.
39. L’Annuaire de l’Annam et du Tonkin pour l’année 1887, trang 259.
40. Paul Bourde, 1885, trang 113.
41. Alain G. Marsot, The Chinese Community in Vietnam Under the French, Edwin Mellen Press, San Francisco, 1993, trang 114.
42. L’Annuaire de l’Annam et du Tonkin pour l’année 1887, các trang 257-264.
43. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, trang 338.
44. CAOM, GGI 1896, Le Résident Maire, Hanoi à Monsieur le Secrétaire Générale de l’Indochine, 20 July 1896.
45. Cùng nơi dẫn trên, trang 201.
46. “Rapport de la commission, Chambre de Commerce de haiphong”, Revue Indo-Chinoise, no. 25, 1899, trang 133.
47. CAOM, RS Tonkin, 3819. Démission [resignation] du Chinois Guan-sing, conseilleur municipal de Haiphong du fait de sa naturalization francaise, 1893.
48. L’Annuaire, 1887, trang 267; 1892, trang 126; 1895, trang 223; 1899-1906; 1907, trang 267.
49. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, trang 216.
50. L’Annuaire, 1890, trang 974.
51. L’Annuaire, 1891, trang 76.
52. L’Annuaire, 1894, các trang 126-27.
53. L’Annuaire, 1892, trang 129.
54. “Les Chinois au Tonkin”, Revue Indo-Chinoise, Nọ. 226, 1902, trang 143.
55. Peter Overlack, “German war plans in the pacific, 1900-1914”, The Historian, vol. 60, no. 3, Spring 1998, trang 578.
56. CAOM, GGI 6153, A. R. Marty to GGI, 2 June 1903.
57. Các tàu mang cờ Đan Mạch là Alwine và Activ, và các tàu Đức Quốc là Cosmopolit, Triumph, Mathilde, Apenrade, C. Diederichsen, J. Diederichsen, Michael Jebsen.
58. “Chronique Locale”, Le Courrier d’Haiphong, 11 January 1891, trang 2.
59. Nghiên cứu về Jebsen, của Ernest Hieke, được trích dẫn bởi P. J. Meier trong bài “The Work of the Hamburg Research Center in Entrepreneurial History”, The Journal of Economic History, vol. 21, no. 3, Sep. 1961, trang 368.
60. Công ty vẫn c̣n hiện hữu đến ngày nay, bất kể là các tích sản của nó đă bị thanh lư trong Thế chiến I, khi Jacob Jebsen bị giam giữ tại Australia. Trong năm 1919, biên giới giữa Đức và Đan Mạch đă được vẽ lại và hải cảng nơi quê quán của họ ở Apenrade đă trở thành một phần của Đan Mạch. Trong năm 1921, Jebsen & Co. được thừa nhận như một thương nghiệp của Đan Mạch. Trong năm 1931, Heinrich Jebsen bị chết và người con trai, Heinz, đă nắm sự kiểm soát công ty hợp tư này. Trong năm 1941, Jacob Jebsen mất đi, con trai ông là Michael Jebsen nắm quyền kiểm soát và kư thành lập một tổ hợp mới tại Thượng Hải trong năm 1944. Hongkong General Chamber of Commerce, “Member Profile”, http://www.chamber.org.hk/info, tiếp cận ngày 16 Decemeber 2006.
61. “Le boycottage des produits japonais”, Avenir du Tonkin, 10 May 1908, trang 2.
62. Avenir du Tonkin, Edition du Soir, 9 January 1909.
63. Weekly Press, 29 March 1909. Carl Smith Collection, Hong Kong Public Record Office, Image for 1015/00143481.GIF
64. “Chronique de Haiphong”, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 30 January 1909, trang 2.
65. Edition du matin, 28 January 1909, trang 2; “L’Inscription Maritime, “Chronique de Haiphong”, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 19 March 1909, trang 2.
66. AT du Matin, “Boycottage des Chinois”, Chronique de Haiphong, 11 April 1909, trang 2.
67. “Boycottage des Chinois”, Chronique de Haiphong, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 14 April 1909, p. 2.
68. “Le commerce du riz”, Chronique de haiphong, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 15 April 1909.
69. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, trang 602.
70. “Le Boycottage des Chinois”, Chronique de Haiphong, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 25 April 1909, trang 2.
71. “Chronique de Haiphong”, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 9 September 1909.
72. “Chronique de Haiphong”, Avenir du Tonkin, Edition du Matin, 16 September 1909, trang 2.
73. “Le Commerce”, Le Courrier d’Haiphong, 7 May 1912.
74. “Rapt d’enfants, Chronique Locale”, Le Courrier d’Haiphong, 30 January 1912.
75. CAOM, GGI, 2009. Report from the Resident Superior of Tonkin to the Governor General of Indochina, 5 April 1918.
76. “Executive Order taking over German vessels in American Ports, Joint Resolution adopted by Congress, June 30, 1917”, The American Journal of International Law, vol. 11, no. 4, Supplement: Official Documents, các trang 199-201.
77. http://pier70sf.org/history/shipsBuilt/ShipsBuiltAll.html. Tiếp cận ngày 15 December 2006.
78. Raffi, “Haiphong, Origines, Conditions”, trang 375.
79. Archives diplomatiques de Nantes, RSTAF, 36457, Shun Tai to Momsieur l’Administrateur maire de la ville de Haiphong, 16 November 1925.
80. L’Annuaire, 1905. Liste Générale de fonctionnaires, commercants, industries, etc. de la Ville de Haiphong.
81. Hanoi National Archives no. 1, RS Tonkin, 33677, 40864, 40880.
82. Archives diplomatiques de Nantes, Pekin Ambassade, Serie A, 288, 6 September 1927.
83. Alexander Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, Houghton Mifflin Company, Boston, 1976, trang 66.
84. Esta S. Ungar, “The Nationalists and an Overseas Chinese Community: Vietnam, 1927”, trong tập sách do John Fitzgerald chủ biên, nhan đề The Nationalists and Chinese Society 1923-1937: A Symposium, Parkville, History Department, University of Melbourne, 1989, các trang 95-99.
85. Ungar, “The Nationalists and an Overseas Chinese Community”, trang 102.
86. Cùng nơi dẫn trên, trang 99.
87. Ghi nhận rằng trong năm 1899 danh xưng “Luong-Cheong-Hoi dit Shun Ly” xuất hiện trên danh sách của Niên Giám như một thương nhân lúa gạo, các trang 246-47. Trong Niên Giám năm 1901, Shune Ky [sic] dit Luong-cheong-hai [sic] được liệt kê như một thương nhân lúa gạo tại địa chỉ số 156, rue Chinoise.
88. Marsot, The Chinese Community, trang 53.
89. Martin J. Murray, The Development of capitalism in Colonial Indochina (1870-1940), University of California press, Berkeley, 1980, trang 459.
90. Archives diplomatiques de Nantes, Hong Kong Consulate, 64 liasses (27), Resident Superior of Tonkin to Governor General of Indochina 11 Ju;y 1934; General Governor of Indochina to French Consul, Hong Kong, 17 July 1934.
91. Lian Kwen Fee và Koh Keng We, “Chinese Enterprise in Colonial Malaya: the case of Eu Tong Sen”, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (30, trang 417.
_____
Nguồn: Julia Martinez, Chinese Rice Trade and Shipping from the North Vietnamese Port of Hải Pḥng, Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 1, 2007, các trang 82-96.
Ngô Bắc dịch
17/11/2008
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2008 gio-o