Jon Mathieu
University of Lucerne, Switzerland
LỊCH SỬ TRƯỜNG KỲ
CỦA CÁC MIỀN NÚI:
SO SÁNH ĐÔNG NAM Á
VÀ NAM MỸ CHÂU
Ngô Bắc dịch
Đại Ư
Bài viết này so sánh các quỹ đạo lịch sử các khu vực núi non của Đông Nam Á và Nam Mỹ Châu hầu lượng định tác động của các sự kiềm chế môi trường qua thời gian. Hai khu vực này được lựa chọn bởi sư tương phản nổi bật mà chúng phô bày trong thời ban sơ hiện đại. Tại Đông Nam Á, khu vực dân cư cốt lơi tọa lạc tại các miền đất thấp, trong khi tại Nam Mỹ Châu, quyền lực và dân cư được tập trung tại các miền thượng du. Các thí dụ cấp miền này được bổ túc bởi bằng chứng hiện đại từ các lục địa khác nhau.
Tôi lập luận rằng chúng ta có thể phân biệt hai giai đoạn của sự phát triển miền núi: trong một giai đoạn đầu tiên, các quỹ đạo cấp miền có thể biến đổi một cách rộng răi, đặt ưu tiên ở hoặc các đồng bằng hay các miền thượng du. Tại các khu vực nơi mà giai đoạn đầu tiên của sự phát triển đă đặt ưu tiên ở các đồng bằng, giai đoạn thứ nh́ đă gia tốc khuôn mẫu này. Tại các khu vực nơi sự phát triển tập trung trước tiên ở khu vực núi non, giai đoạn thứ nh́ đă chứng kiến các miền đất thấp thay thế chúng ngày càng nhiều hơn thành các khu cốt lơi của sự phát triển hiện đại. Các lịch sử núi non chính v́ thế minh chứng cho một sự thay đổi từ “sự lệ thuộc đường lối: path dependence” thành “sự lệ thuộc khung cảnh: context dependence”.
DẪN NHẬP
Các biến thể trong sự sử dụng các khu vực núi non vạch ra tầm quan trọng tương đối của các sự kiềm hăm môi trường và đă được quan sát từ lâu bởi các học giả. Trong năm 1949, sử gia người Pháp Fernand Braudel đă chiếu rọi vào sự tiếp xúc thường trực giữa dân chúng của miền đồi núi Địa Trung Hải với dân chúng của các miền đất thấp. Ông đă đối chiếu sự tiếp xúc thường xuyên này với các khuôn mẫu Á Châu, ghi nhận rằng “Không rặng núi nào của Địa Trung Hải giống như các rặng núi không thể xâm nhập, được nhận thấy tại Viễn Đông, tại Trung Hoa, Nhật Bản, Đông Dương, Ấn Độ, và măi đến tại Bán Đảo Malacca”. 1 Để đạt tới sự lượng định này, Braudel đă dựa nhiều vào nhà đia dư học Jules Blache và tác phẩm của ông này nhan đề L’Homme et la Montagne (Con Người và Núi Non) xuất bản năm 1934. Một chương trong tác phẩm của Blache, nhan đề “Sự Cách Biệt Của Núi Non và Đồng Bằng tại Viễn Đông”, tŕnh bày các sự khác biệt lớn lao về mật độ dân cư và cường độ nông nghiệp của các miền đất thấp và các cao nguyên. Theo tác giả Blache, tại Á Châu, như một quy tắc, đă chỉ có ít sự trao đổi giữa hai khu vực. Các mối quan hệ rất thường được biểu thị bởi các ranh giới rơ rệt, các sự khác biệt về văn hóa, và các sự xung đột công khai. “Hai thế giới này nằm cạnh nhau nhưng không liên hệ với nhau, chúng không đếm xỉa và thù hận lẫn nhau.” 2
Sự điều tra của Blache có tính toàn cầu trong nhăn quan của nó, chính v́ thế khiến nó trở thành một sự khai phá tiên phong. Không tác giả nào cho đến thời điểm đó dám mạo hiểm khảo sát các quan hệ giữa dân chúng và núi non từ một quan điểm toàn thế giới. Ngoài việc quan sát các sự biến thể cấp miền, quyển sách cũng tŕnh bày sự thay đổi theo niên lịch. Một cách tổng quát, tác giả vẫn c̣n nghi ngờ về các triển vọng của sự phát triển cho các miền thượng du. Ông tin tưởng rằng một số đặc tính của chúng, nhất là địa h́nh hiểm trở của chúng, là các chướng ngại vật cho hoạt động kinh tế và sự giao thông. Quan trọng hơn, theo tác giả Blache, các sự bất lợi này đă gia tăng theo thời gian, và từ đó đă khuếch đại các sự chênh lệch giữa các miền cao nguyên và các miền đất thấp trong diễn tiến của lịch sử và sự hiện đại hóa. Quyển sách kết luận với một sự phát biểu buồn bă: “Trong khi các núi non đă đóng giữ một vai tṛ trọng yếu trong thời kỳ định cư ban sơ, giờ đây dân chúng xem ra quay lưng rời bỏ chúng”. 3
Một vấn đề quan trọng đối với Blache là sự cung ứng không đồng đều về tin tức. Khi ông khởi sự công tŕnh của ḿnh, Viện Địa Dư Alpine (Institut de Géographie Alpine) của ông tại Pháp đă sẵn thụ đắc kinh nghiệm nghiên cứu đáng kể tại miền tây rặng núi Alps. Các miền núi non Âu Châu khác có thể được tiếp cận xuyên qua nhiều ấn phẩm định kỳ. T́nh trạng hoàn toàn khác biệt tại những miền bên ngoài Âu Châu nơi địa lư học thực dân vẫn chưa thực hiện được nhiều sự tiến bộ và địa lư học miền nhiệt đới vẫn c̣n trong trạng thái sơ sinh. V́ thế, tin tức về các núi non tại các lục địa khác đă bị thu thập từ các nguồn gốc hỗn tạp và, trong một số trường hợp, đáng ngờ vực. Đây là một trong các lư do tại sao các núi non của thế giới đă bị tŕnh bày một cách không cân bằng biết bao trong quyển Con Người và Núi Non. Trong khi mục tiêu của Blache có tính cách toàn cầu, điều này lại là điều không thể có trong thực tế. Các miền nhỏ bé nằm trong tầm nh́n của viện này được thảo luận chi tiết, nhưng các miền núi non bao la của Á Châu – tại Trung Hoa, Nga, và Đông Nam Á – đă không được đề cập tới. 4
T́nh h́nh tin tức cung ứng và nghiên cứu uyên thâm hoàn toàn khác biệt ngày nay. Nếu chúng ta muốn tái cứu xét sự lư luận của thế hệ tiền phong này dưới các tiền đề của các tư tưởng hiện thời trong lịch sử môi trường, chúng ta có thể dựa trên một số lượng nhiều cuộc nghiên cứu về các khu vực núi non tại nhiều phần đất trên thế giới. Dĩ nhiên, chúng khác biệt tùy theo ngành học thuật và truyền thống, cũng như trong khung cảnh khảo cứu và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, một cách tổng quát, khả tính t́m hiểu một miền thượng du xác định và lịch sử của nó đă gia tăng một cách mạnh mẽ. Các cuộc nghiên cứu cấp miền gần đây cùng đă được bổ túc bởi các cuộc nghiên cứu toàn cầu, hay ít nhất có tính chất đối chiếu một cách quyết đoán, về lịch sử núi non. Một số trong đó là kết quả của các hội nghị về lịch sử, nhân chủng học và địa lư học và các ấn phẩm tập thể. 5 Một số được tạo ra trong các nhóm nhỏ hơn và bởi các tác giả duy nhất. 6
Bài viết này được thông tin bởi các chiều hướng nghiên cứu mới này. Tôi so sánh các quỹ đạo trường kỳ của các khu vực núi non hầu lượng định tác động của các sự kiềm thúc môi trường qua thời gian. Tôi lập luận rằng bởi các mối quan hệ con người – môi trường th́ phức tạp trong thực chất và khó khăn để gỡ rối, một quan điểm lịch sử sẽ đóng góp các cái nh́n thấu triệt quan trọng cho một cuộc thảo luận liên ngành. Thứ nh́, tôi lập luận rằng các cuộc nghiên cứu núi non phải bao gồm cả miền đất thấp chung quanh. Chỉ khi nào chúng ta nh́n chúng trong bối cảnh của các miền kề cận, chúng ta mói có thể hiểu được miền thượng du một cách thích hợp.
Hai phần đầu tiên của bai viết này phác họa các quỹ đạo lịch sử khác nhau về các khu vực núi non của Đông Nam Á và Nam Mỹ. Hai khu vực này đă được lựa chọn bởi sự tương phản nổi bật mà chúng phơi bày trong thời ban sơ hiện đại. Khu vực cư dân cốt lơi của Đông Nam Á là tại các miền đất thấp, trong khi dân số của Nam Mỹ lại tập trung tai các miền thượng du. Phần thứ ba bổ túc các quan điểm cấp miền này với các dữ liệu toàn cầu từ thời hiện đại cho đến ngày nay. Sau cùng, phần thứ tư đưa ra các kết luận về mô h́nh hai giai đoạn của sự phát triển và sự thay đổi từ sự lệ thuộc đường hướng đến sự lệ thuộc khung cảnh.
ĐÔNG NAM Á
Tại Trung Quốc, theo các sự ước lượng cung ứng, dân số đă gia tăng khoảng gấp 3 đến 6 lần giữa 1500 và 1800. Theo truyền thống, dân Hán định cư tại các thung lũng ven sông và các đại đồng bằng và họ ít sử dụng vô số miền núi non. 7 Khi áp lực dân số dâng cao trong nửa sau của thế kỷ thứ mười bảy và đế quốc đă khởi sự một chính sách bành trướng công khai dưới triều đại mới, nhà Thanh, sự định cư tại các miền núi non và sự hội nhập dân bản địa tại đó đă gia tăng. Tỉnh thượng du phía tây nam, Quư Châu – bao trùm khoảng 175,000 cây số vương nhưng phơi bày, theo tục ngữ, “không tới ba tấc đất bằng phẳng” – được cư trú bởi nhiều bộ tộc, trong số đó có người Miao (Miêu, Mèo).
Người Miêu định cư tại các ngôi làng kiên cố trên các đỉnh đồi, thường thực hành phép luân canh, và nói chung họ duy tŕ một khuynh hướng hiếu chiến. Trong một thời gian lâu dài, Trung Hoa của người Hán giói hạn sự cai trị của nó trên tính này vào các quan hệ triều cống với các gia tộc lănh đạo của khu vực. Nhưng sự nhập cư, với các sự tiếp xúc và xung đột gia tăng của nó, và khuynh hướng lớn mạnh tiến tới sự đồng hóa cưỡng bách vào văn hóa Trung Hoa đă dẫn dắt triều đ́nh trong năm 1726 đến việc xây dựng một sự hiện diện quân sự địa phương ồ ạt, và chấm dứt sự tự trị của dân Mèo. Kết quả là những năm nổi loạn, các cuộc tàn sát đẫm máu, và các hành động trả thù. Sau cùng, quân đội Trung Hoa đă giành được thế thượng phong, một phần bằng cách phân chia người Mèo thành các nhóm đă được đồng hóa, hay “nấu nhừ (Shu: thục), và nhóm nổi loạn, “chưa chín” (sheng: sinh). Song sự xung đột chưa bị dập tắt, bởi nó lại bùng nổ lại trong cuộc Đại Chiến Người Mèo giữa các năm 1795-1806 và cuộc nổi loạn của người Mèo từ 1854-73. 8
Tỉnh Quư Châu thuộc vào miền núi Đông Nam Á Zomia, một từ ngữ được đặt ra bởi sử gia Willem van Schendel và được sử dụng bởi James C. Scott trong quyển sách năm 2009 của ông, The Art Of Not Being Governed. Zomia bao gồm tất cả các lănh thổ trên cao khoảng 300 mét chạy từ Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam đến miền đông Ấn Độ, băng qua vài quốc gia ngày nay (xem H́nh 1). Nó trải dài hơn 2.5 triệu cây số vuông và theo tác giả, chứa một dân số khoảng 100 triệu người ‘thuộc về “một chuỗi chủng tộc và ngữ học khác nhau thực sự gây ra sự ngơ ngác”. “Luận đề của tôi th́ đơn giản, có tính chất gợi ư, và gây tranh căi”, Scott tuyên bố. “Zomia là miền c̣n lại rộng lớn nhất của thế giới có dân chúng chưa được kết hợp trọn vẹn thành quốc gia-dân tộc: nation-states. Thời c̣n lại của nó rất ngắn ngủi. Tuy nhiên, cách đây không quá lâu, các dân chúng tự quản trị như thế là đại đa số của nhân loại … Tôi lập luận rằng các người dân đồi núi được hiểu đúng nhất là các công đồng di hành, lẩn trốn, bị bỏ rơi, các kẻ, theo ḍng hai thiên niên kỷ, đă trốn chạy các sự trấn áp của các dự án tạo lập quốc gia tại các thung lũng – chế độ nô lệ, trưng binh, thuế khóa, sưu dịch, bịnh truyền nhiễm, và chiến tranh. Phần lớn các khu vực tại đó họ cư trú có thể được gọi một cách thích đáng là các mảnh vỡ vụn (shatter) hay các khu lẩn trốn (refuge)”. 9
Lập luận của Scott bắt đầu bằng việc đối chiếu các vương quốc dân cư đông đúc tại các miền đất thấp với các khu vực dân cư thưa thớt tại các miền thượng du. Tại các miền đất thấp, được phú cho một khung cảnh thuận lợi về sinh thái, với các thung lũng của ḍng sông và các mặt đất bằng được tưới nước rất đầy đủ, nền kinh tế thời tiền hiện đại bị khống chế bởi sự canh tác lúa gạo được tưới tiêu. Trước thế kỷ thứ hai mươi, h́nh thức này của nông nghiệp định cư là phương cách duy nhất để nuôi ăn một dân số đáng kể và để tập trung lực lượng lao động tại Đông Nam Á. Và sự tập trung lao động, tiếp đó, đă là ch́a khóa để xây dựng quốc gia và quyền lực chính trị. Các phần tử trung tâm của các guồng máy nhà nước được khai triển, chẳng hạn như các lực lượng quân sự và sự đánh thuế liên tục, đều lệ thuộc vào khuôn mẫu nhân khẩu học nông nghiệp (agro-demographic) này. Miền thượng du của Zomia, ngược lại, được đặc trưng bởi một dân số rải rác, một sự thừa thăi đất đai và sự luân canh (tức một h́nh thức tiết kiệm lao động song sử dụng nhiều đất đai của sự canh tác lưu động). Không giống như các vương quốc miền đất thấp thường trải rộng và có hệ cấp vững mạnh, các xă hội thượng du phần lớn đă phát triển trên các quy mô nhỏ hơn và các điều kiện b́nh đẳng hơn. Do đó, Zomia đă là một miền đất của sự đa trạng về văn hóa, trong khi các miền đất thấp đă trải qua một tiến tŕnh đồng nhất hóa về văn hóa được thúc đẩy bởi các triều đ́nh và giới tinh hoa. Cùng lúc, các trung tâm mở rộng đă phát triển một sự tự ư thức là văn minh, ngược với dân miền thượng du, những kẻ bị xem là man rợ. Trong thí dụ được nêu trước đây về Quư Châu, sự “nấu nhừ” dân Mèo “c̣n sống sượng” là dấu hiệu đặt chúng dưới sự cai trị của Trung Hoa. 10
H́nh 1: Miền Zomia như được tưởng kiến bởi James C. Scott. Miền này, ở đây được tô màu đỏ, bao gồm các phần đất cao hơn 300 mét tại Ấn Độ, Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Căm Bốt và Việt Nam. Cho đến giữa thế kỷ thứ hai mươi, theo tác giả Scott, nó là một miền ẩn náu và lẩn tránh nhà nước từ khu vực cốt lơi tại các miền đất thấp. Trích dẫn từ James C. Scott, Art of Not Being Governed: An Anarchist History of Upland Southeast Asia (New Haven: Yale University Press, 2010), 17 (bản vẽ tô màu bởi David Fohn).
Sự phân tích của Scott thảo luận về trường kỳ và không cung cấp nhiều chỉ dẫn theo niên lịch. Theo ông, các vương quốc đầu tiên tại các miền đất thấp của Đông Nam Á đă xuất hiện khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất Sau Công Nguyên (SCN), phát triển theo mô h́nh của các quốc gia trước đó tại Trung Hoa và Ấn Độ và các văn hóa liên hệ của chúng. Kinh qua các quỹ đạo rất khác biệt của sự hưng thịnh và suy đồi, chúng giành đạt được sức mạnh trong thời kỳ trước, và đặc biệt sau, thế kỷ thứ mười sáu. Mặc dù các điều kiện vận tải phần nào được cải thiện, khuôn mẫu tổng quát của miền cốt lơi đất thấp và miền ngoại vi thượng du thực sự vẫn giữ y nguyên trong suốt thời kỳ thực dân. Sau Thế Chiến II và sự chấm dứt chính sách thực dân, các quốc gia độc lập đă triển khai các kỹ thuật vận tải và truyền thông mới. Chỉ khi đó các sự thay đổi thực sự mới xảy ra trong mối quan hệ giữa miền lơi cốt và miền ngoại vi. Scott lập luận rằng chính ở thời điểm này, sau khi độc lập, mô h́nh Zomia ngưng không được áp dụng. Các quốc gia-dân tộc giờ đây có thể kết hợp khu thượng du và phá vỡ sự cân bằng trước đây giữa các trung tâm và các dân tộc tự quản. 11
Quyển The Art of Not Being Governed: Nghệ Thuật Để Không Bị Cai Quản đă nhắm rất nhiều vào các chiến lược của sự thống trị về chính trị và sự đối kháng, về sự trấn áp của nhà nước và các phản ứng có chủ định đối với sự trấn áp. Scott nhiều phần tŕnh bày miền thượng du của Đông Nam Á như một sản phẩm của các sự phát triển của miền đất thấp. Ông c̣n đặt cả sự định cư của các khu vực núi non và h́nh thức canh tác miền núi nằm dưới tiêu đề của cơ cấu chống lại nhà nhà nước (anti-state agency). Toàn bộ Zomia, trong quan điểm của ông, là một khu ẩn náu, và các kẻ lẩn tránh nhà nước chạy trốn đă chủ ư lựa chọn sự luân canh như một h́nh thức “canh tác trốn chạy” với “các số thu hoạch trốn chạy: escape crops”. 12
Tầm mức địa dư và vị trí chính xác của Zomia cũng bị tranh luận. Thí dụ, nhà nhân chủng học Heinzpeter Znoj, mở rộng mô h́nh đến miền Đông Nam Á hàng hải và đưa ra một sự giải thích khác. Ông nh́n các mối quan hệ trường kỳ giữa miền cao nguyên Jambi tại miền trung đảo Sumatra với các quốc gia trên các bờ biển phía đông và phía tây của ḥn đảo và nhận thấy các sự tương phản tương tự như các điều mà Scott mô tả. Song ông đặt tiêu điểm ít hơn trên sự khống chế và kháng cự so với các nhu cầu và các cơ hội về môi trường. Với địa h́nh núi non bao phủ bởi rừng, một phần đầm lầy của miền nội địa, mật độ dân cư thấp, và các kỹ thuật thời tiền kỹ nghệ, khó có thể giúp cho các quốc gia miền đất thấp của Sumatra kiểm soát được các miền thượng du, hay cho các quốc gia thượng du xuất hiển tự bản thân chúng. Các mối quan hệ thời tiền thực dân được định h́nh bởi sự hợp tác hơn là sự đối nghịch, ngay dù sự hợp tác có phần nào không ổn định, một chiều, và đầy sự xung đột. Tuy nhiên, các cao nguyên đă mất đi sự tuyên nhận sự giàu có về khoáng sản của chúng và sự nắm giữ chiến lược của chúng trên mậu dịch đường trường, khi người Ḥa Lan xâm nhập vào các miền thượng du vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ hai mươi và xây dựng một hạ tầng cơ sở vận tải để phục vụ các mục đích của họ. Điều này đưa đến một sự đối nghịch mạnh mẽ của miền cao nguyên đối với nhà nước. Tác giả Znoj nêu ư kiến rằng đường phân cách thực dân có thể đă thay đổi một cách tương tự vị thế của các cao nguyên tại các nơi khác của Đông Nam Á, và ông kêu gọi một sự tái duyệt xuyên suốt về mặt lịch sử mô h́nh Zomia. 13
NAM MỸ
Nam Mỹ đặt ra một sự thách đố đầy khiêu khích đối với mô h́nh Zomia, bởi trên lục địa này, các quan hệ miền hạ du và trung du trong lịch sử gần như đối nghịch với những ǵ được nhận thấy tại Đông Nam Á. Trung tâm của dân chúng bản địa và quyền lực của Nam Mỳ nằm ở miền núi non, chứ không phải ở miền đất thấp. Nhiều học giả đă chiếu rọi vào hiện tượng đặc thù này và đưa ra các sự giải thích – thí dụ, nhà thiên nhiên học người Đức, Alexander von Humboldt trong tập khảo luận kinh điển năm 1807 của ông, quyển Essay on the Geography of Plants:
Từ mặt biển lên đến nơi có tuyết thường xuyên, rặng núi Andes được cư trú bởi người Indian (người Da Đỏ) có nước da màu đồng thau và bởi các dân định cư gốc Phi Châu và Âu Châu. Miền núi non được gọi là “Antisuyu” trong sự tổ chức chính trị của Inca [các dân tộc Da Đỏ Nam Mỹ đă thiết lập ra đế quốc Peru trước khi có cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha, chú của người dịch], và nói chung, nó được canh tác sâu rộng hơn nhiều so với miền đồng bằng (Cuntisuyu). Nồ lực canh tác của các sắc dân, và gần như tất cả nền văn minh sơ khai của loài người, tượng trưng cho một mối quan hệ nghịch đảo với sự ph́ nhiêu của thổ nhưỡng và phúc lợi của thiên nhiên chung quanh. Môi trường càng mỏng manh bao nhiêu, các trở ngại mà thiên nhiên mang lại càng khó khăn bao nhiêu, các nhân lực bị kích động càng mạnh mẽ hơn bấy nhiêu, và các điều này được phát triển xuyên qua sự áp dụng càng xảy ra sớm hơn. Các dân tộc miền núi của Anahuac [cao nguyên trung phần của Mexico, trung tâm của nền văn minh Aztec, chú của người dịch], Cundinamarca [một tỉnh vùng trung tâm nước Colombia, có thủ đô là Bogota, chú của người dịch] và Antisuyu [miền đông, một trong bốn vùng tạo thành Đế Quốc Inca, chú của người dịch] tạo lập ra các xă hội đă sẵn vĩ đại, được tổ chức hoàn hảo; chúng đă có một văn hóa tri thức gần giống với văn hóa của Trung Hoa và Nhật Bản, vào lúc khi mà người dân tại các đồng bằng ph́ nhiêu chạy từ phía đông rặng núi Andes cho tới biển vẫn c̣n điều hành một đời sống như thú vật, trần truồng và tản mác. 14
Với lập luận nhuốm bàu khí “thuyết định mệnh” và các giá trị “được khai hóa”, văn bản của Humboldt mang âm hưởng của các tư tưởng phổ biến về Thời Giác Ngộ Của Âu Châu (H́nh 2). Tuy nhiên, điều chắc chắc là đúng rằng miền núi non có nhiều dân cư và được trồng trọt nhiều hơn các miền đất thấp vào thời đại của ông, và rằng miền này đà có một lịch sử văn hóa và chính trị cổ thời lùi lại rất lâu trước thời Đế Quốc Inca (H́nh 3), Có một sự đồng thuận rằng sự thành lập mau chóng và thành công của Đế Quốc rặng núi Andes này trong các thế kỷ trước năm 1500 chỉ có thể khả hữu bởi v́ nó đă có thể xây dựng trên các điều kiện về nhân khẩu, kỹ thuật, và văn hóa đă được sản sinh qua một chuỗi các nền văn minh sớm hon. 15
Khi người Tây Ban Nha đên nơi vào năm 1532, theo sử gia Carlos Sempat Assadourian, đất nước đă “đầy” người, một sự mô tả phù hợp với sự tự lượng định được t́m thấy trong truyền thống huyền thoại Inca. Các chi tiết chính xác hơn chỉ được cung ứng từ nửa sau của thế kỷ thứ mười sáu khi một cuộc tấn công ồ ạt đă sẵn gây ra sự tổn thương xuyên qua sự du nhập các chứng bệnh mới và sự khai thác tàn bạo. Vào năm 1570, theo các nguồn tài liệu cung ứng, đă có một dân số bản địa hơn một triệu người tại các cao nguyên của miền trung rặng Andes, trong khi bờ biển chỉ có khoảng 250,000 người. Trong năm mươi năm kế tiếp, số cư dân tiếp tục giảm sút đến 44 phần trăm tại miền núi và nhiều tới 65 phần trăm tại miền ven biển. Một khuôn mẫu tương tự có thể được thiết lập tại các phần của rặng núi Andes ngày nay thuộc về Ecuador và Colombia, mặc dù ở đây, nơi các miền đất thấp, như một quy luật, đă không có sự sút giảm dân số rơ rệt hơn so với các khu vực miền núi. 16
Một yếu tố đă dẫn đến sự thay đổi quyết định tại nhiều nơi là sự áp đặt của người Tây Ban Nha trên việc khai khoáng. Thí dụ ngoạn mục nhất là Potosi, một thành phố ở cao độ. 4,100 mét được thành lập hồi giữa thế kỷ thứ mười sáu và ước lượng có khoảng 120,000 cư dân trong những ngày tháng cuối cùng của nó; vào thời điểm dó nó nằm trong số các thành phố lớn của thế giới. Sự tăng trưởng mau chóng của nó phát sinh từ sự khám phá ra các mỏ bạc bao la và tầm quan trọng được gán cho loại quư kim này ở Âu Châu. Potosi làm phát sinh một nhu cầu khổng lồ về lao động, thực phẩm, và vốn liếng, theo đó tạo ra một khu vực tiếp tế đô thị rộng lớn cho chính nó. Các công nhân sưu dịch bản xứ từ nhiều nơi đă được gửi đến thành phố kim loại bạc để làm việc trong các phân khúc khai khoáng và biến chế. Để thỏa măn nhu cầu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, nhiều miền khác đă phải cắt giảm sự tự túc của chúng và thay vào đó đă sản xuất một phần thặng dư để được gửi đên Potasi. Dân chúng khuân vác các lố hàng hay dẫn đường cho các súc vật thồ hàng, du hành qua hàng ngh́n cây số để thỏa măn các nhu cầu của thành phố này. 17
Mặc dù các khuôn mẫu và sự phân phối sự định cư theo đó bị thay đổi, không nên sơ suất rằng người Tây Ban Nha, giống như người Inca trước họ, bị ràng buộc bởi các sự kiềm thúc lịch sử. Trong thực tế, họ đă áp đặt sự thống trị của họ, với phủ kinh lược toàn quyền tại Peru, phần lớn trên các miền đất định cư cũ, nơi họ có thể t́m thấy và sử dụng một lực lượng lao động bản địa. Sự hiện diện và vị trí của lực lượng lao động này là điều kiện tiên quyết về lịch sử của cơ cấu quyền lực thực dân được dựng lên bởi người Tây Ban Nha. Một sự phát triển như thế có thể được mô tả đúng nhất bằng mô h́nh về sự lệ thuộc đường lối. Mô h́nh này hiện hữu trong nhiều h́nh thức khác biệt, song ư tưởng trung tâm liên hệ đến sự liên kết lẫn nhau của các quyết định qua thời gian: một loạt các khả tính mà một người gặp phải trong bất kỳ t́nh trạng nào đó bị hạn chế bởi quyết định được đưa ra trong quá khứ, ngay dù các t́nh huống quá khứ có thể không c̣n quan hệ chút nào. 18
H́nh 2: Trong quyển khảo luận năm 1807 về địa dư của thảo mộc, tác giả Alexander von Humboldt đă bao gồm bảng h́nh màu to lớn này với một trắc diện (transect) của rặng núi Andes. Bảng này liết kê nhiều tên gọi cây cối và bao gồm các nhận xét đối chiếu về cao độ, độ khúc xạ, không khí, vùng có tuyết thường xuyên, và sự chăm sóc thổ nhưỡng. Tiêu điểm ở đây chỉ nhắm vào rặng núi, trong khi đồng bằng to lớn của Amazonia bị cắt bỏ một cách chủ ư. Nguồn: Alexander von Humboldt and Aimeé Bonpland, Ideen zu einer Geographie der Pflanzen nebst einem Naturgema lde der Tropenla nder (Tubingen: F.G. Cotta, 1807).
Trong ư nghĩa này, sự dịnh cư miền núi của người Tây Ban Nha tùy thuộc vào các tiền thân Inca của nó trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, giống y như các người Inca đă lệ thuộc vào các nền văn minh trước đó. V́ lư do này hay lư do khác – điều này nằm bên ngoài phạm vi của mô h́nh – một số của các nền văn minh này vào thiên niên kỷ thứ nhất SCN, đă sẵn “khai khẩn hơn một triệu mẫu (Anh) đất hoa màu từ các sườn núi mà gần như ở mọi nơi khác sẽ xem là khô cằn, dốc đứng, và lạnh không thể chịu được”, nhu một tác giả phát biểu. 19
H́nh 3: Sự dàn trải ước lượng của Đế Quốc Inca trước khi có sự đến nơi của người Tây Ban Nha vào năm 1532. Lănh địa, được tô màu đỏ nơi đây, trải dài hơn năm ngh́n cây số, chính yếu tại miền thượng du. Trung tâm của nó là Cusco, tọa lạc tại cao độ 3,300 mét trên mực nước biển. Sự bành trướng mau lẹ của Inca trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm đă trở nên khả d́ nhờ ở khung cảnh địa dư nông nghiệp được tạo lập bởi các nền văn minh sớm hơn (bản vẽ màu bởi David Fohn).
Và “các đồng bằng ph́ nhiêu chạy từ phía đông của rặng núi Andes đến biển” nơi mà Humboldt chỉ thấy các người dân “trần truồng và tản mác” th́ ra sao? Trong thực tế, mật độ dân cư tại các miền đất thấp của Nam Mỳ nói chung thấp hơn khá nhiều so với miền thượng du. Theo các sự ước lượng có hệ thống, dân số miền đất thấp vào khoảng phân nửa dân số thượng du trong thời kỳ quanh năm 1500, mặc dù miền đất thấp chiếm một lành thổ rộng lớn hơn nhiều. Ngay trong thời kỳ này, mật độ dân số và sự tổ chức chính trị khác nhau đă đưa đến một hệ cấp văn hóa. Nền văn minh trước tiên đă lập cư sở của nó tại miền cao nguyên; ngay trong thời Inca, người dân miền đất thấp của Amazon đă bị xem thường là dân “hoang dại”. 20
Có một sự phân tán rơ rệt trong ư kiến về sự phát triển tiềm năng của miền đất thấp Nam Mỹ, như được tŕnh bày bởi chủ nghĩa thực dân Âu Châu và sau này bởi phong trào môi trường. Trong khi một số nhà quan sát đặt tiêu điểm vào sự tăng trưởng thực vật mănh liệt của miền này, các người khác đă nhấn mạnh đến các khía cạnh thiếu lành mạnh của khí hậu nhiệt đới, sự suy kiệt mau lẹ thổ nhưỡng của nó. Vào lúc bắt đầu thế kỷ thứ hai mươi, thái độ tích cực hơn được lan truyền khá rộng, như được nh́n thấy, thí dụ, trong sự nghiên cứu hàng đầu của người Đức. Nhưng sau Thế Chiến II, ư kiến đă thay đổi, như được tiêu biểu bởi tác phẩm bi quan nổi tiếng năm 1971 của Betty J. Meggers, Amazonia: Man and Culture in a Counterfeit Paradise. Sự thay đổi lớn lao của sự thẩm lượng chắc chắn có liên hệ đến “sự chuyển hướng sinh thái” tổng quát hơn của thời khoảng này. Bất kể sự ngờ vực môi trường dai dẳng, sự nghiên cứu trong các thập niên gần đây xem ra quay trở lại các quan điểm sớm hơn, đặt nhiều sự nhấn mạnh đến tiềm năng của các miền đất thấp nhiệt đới. Có cả một ít dự án mới xuất hiện để khai phá một lịch sử con người phong phú hơn những ǵ được giả định trước đây. 21
Nhưng bất kể bên nào là hữu lư, đối với chúng ta, các ư kiến tương phản cũng là một dấu hiệu cho thấy việc chứng nhận sự thuận lợi hay bất lợi thiên nhiên của một miền và tác động của nó qua thời gian có thể gặp khó khăn ra sao.
SỰ ĐÔ THỊ HÓA NẮM QUYỄN CHỈ ĐẠO
Các thí dụ của Đông Nam Á và Nam Mỳ tượng trưng cho một sự đối phản rơ rệt trong lịch sử miền núi trong thời ban sơ hiện đại, từ thế kỷ thứ mười sáu đến thế kỷ thứ mười tám. Tại Đông Nam Á, khu vực cốt lơi với dân cư đông đúc và sự tổ chức quốc gia và văn hóa được khai triển tọa lạc tại các miền đất thấp; t́nh trạng ngược lại xảy ra tại Nam Mỹ.
Chúng ta hăy nhớ lại hai trường hợp được lựa chọn để phân tích. Chúng tượng trưng cho các đầu cực của một phổ trường trong lịch sử các miền núi và do đó đặc biệt dễ nhận thấy trong một nỗ lực so sánh. Sự tương phản nêu lên câu hỏi: Những ǵ đà xảy ra cho các quỹ đạo này, trong thời hiện đại, đặc biệt trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi? Phổ trường của các khả tính c̣n mở rông hơn nữa, hay nó đă khép lại và dẫn đến sự sự phát triển thuần nhất hơn? Và làm thế nào chúng ta có thể t́m được các sự chỉ dẫn và các nguồn cội giúp chúng ta giành đạt được một quan điểm phần nào có tinh cách đại điện của sự thay đổi hiện đại?
Khi các son số dân số đáng tin cậy cho một thời kỳ cổ xưa hơn và khi chúng có thể phân biệt giữa các khu vực địa dư khác nhau, chúng mang lại một sự khởi đầu tốt đẹp. Bolivia, với sự khác biệt khổng lồ về cao độ và truyền thống của nó về các trung tâm cao nguyên, là một trường hợp được nói đến. Trong năm 1847, các tỉnh miền đất thấp của xứ sở chỉ có 10 phần trăm tổng số dân chúng của xứ sở nhưng chiếm tới hơn phân nửa diện tích đất nước. Cho đến năm 1950, tỷ lệ miền đất thấp chỉ lên cao chút ít đến 12 phần trăm tổng sô dân chúng của xứ sở. Trong nửa sau của thế kỷ thứ hai mươi, dân số đă gia tăng một cách rơ rệt khắp Bolivia. Cho đến nay sự tăng trưởng mạnh nhất đă xảy ra tại miền đất thấp, vào năm 2001 đă chiếm tới 30 phần trăm dân số và giờ đây đang đ̣i hỏi một vai tṛ lớn hơn trong quyền lực chính trị. Sự phát triển này c̣n đáng lưu ư hơn hết bởi La Paz, thủ đô trong thực tế của xứ sở, tọa lạc tại miền thượng du. Với sự đô thị hóa tiến tới, các thành phố to lớn và có đặc quyền chính trị thường hành sử một ảnh hưởng quan trọng trên sự phân bố dân chúng. Nhưng trong thí dụ này, hiệu ứng đă bị qua mặt bởi sự thay đổi với tốc độ mau lẹ tại miền đất thấp. 22
Để có thể lượng định trường hợp Bolivia là ngoại lệ hay điển h́nh ra sao, tôi sẽ sử dụng dân số đô thị, không phải tổng số dân chúng, như một chỉ số cho sự phát triển miền và các sự chênh lêch (disparities). Có vài lư do cho quyết định này. Các tiến tŕnh đô thị hóa thường có các điều kiện và các hiệu ứng giống nhau. Thí dụ, khi mọi điều khác đều tương đồng, sự tăng trưởng đô thị được thuận lợi hơn bởi mật độ dân cư gia tăng. 23 Nhưng các thị trấn và các thành phố th́ dễ dàng để chấm định hơn là tổng số dân chúng, vốn rất quan trọng trong vấn đề cao nguyên-đồng bằng với các khó khăn của nó về việc phân định ranh giới. Hơn nữa, các nguồn tài liệu lịch sử cung ứng thường cung cấp nhiều tin tức về dân số đô thị hơn là về tổng số dân chúng.
Chúng ta trước tiên hăy xét đến lịch sử gần đây nhất. Bảng 1 liệt kê số các thành phố trong năm 2000 với cư dân từ 1 triệu trở lên, được xếp theo cao độ và lục địa. Sự phân bố thật chênh lệch; 323 trung tâm (metropolis), chiếm 82 phần trăm toàn thể các thành phố lớn, được t́m thấy tại mức cao độ thấp nhất từ 0 – 500 mét, với số thành phố sút giảm trước tiên một cách rơ rệt và sau đó tăng lên một cách tiệm tiến, ở mức cao độ cao nhất từ 2000 mét trở lên. Mỹ Châu La Tinh cho thấy một khuôn mẫu chệch hướng nhiều nhất so với số trung b́nh toàn cầu: ở đây chúng ta t́m thấy chỉ có 39 trung tâm đô thị chính yếu, hay 56 phần trăm các thành phố, ở cao độ thấp nhất; với một số lớn hơn số trung b́nh rất nhiều các trung tâm đô thị tọa lạc tại các cao độ cao hơn, một số c̣n được t́m tháy trong mức cao độ cao nhất. Thành phố trên cao nhất của thế giới, với hơn 1 triệu cư dân, là thủ đổ La Paz của Bolivia đă được đề cập tới bên trên, có cao độ khoảng 3,600 mét. 24
Bảng 1: Các Thành Phố Chính Theo Cao Độ và Lục Địa
Lục Địa Cao Độ (mét)
0-500 500-1000 1000-1500 1500-2000 2000+
Phi Châu 25 1 6 3 1
Bắc Mỹ 40 1 0 1 -
Mỹ Châu La Tinh 29 10 3 4 6
Á Châu 170 19 7 5 1
Âu Châu 53 3 - - -
Đại Dương Châu 6 - - - -
Toàn cầu 323 34 16 13 8
Ghi Chú: Số các trung tâm đô thị với cư dân từ 1 triêu người trở lên, theo các thống kê của Liên Hiệp Quốc cho năm 2001.
Các Miền: Bắc Mỹ đến Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ; Âu Châu đến Rặng Núi Ural.
Nguồn: United Nations, ed., Urban Agglomerations 2001 (New York: UN Population Division, 2003); Google Earth and diverse statements for the altitude classification of urban areas.
Để truy t́m sự phát triển lịch sử dẫn đến t́nh trạng đặc biệt này của năm 2000, chúng ta phải thay đổi các tiêu chuẩn bằng việc bao gồm các thành phố có kích thước nhỏ hơn và chấp nhận một sự phân định địa dư các khu vực miền núi khả ứng với các sự sửa đổi như thế. Các thành phố có kích thước nhỏ hơn nhiều trong quá khứ, và đôi khi không thể được sắp xếp tin tức thu thập về chúng theo các tầng lớp dựa vào cao độ. Trong một cuộc nghiên cứu đối chiếu trước đây, tôi đă thu thập các dữ liệu lịch sử về sự tăng trưởng đô thị tại các cao nguyên và các đồng bằng trên ba lục địa. Như các chuẩn mực cho sự bao gồm một khu đinh cư xác định vào mẫu đô thị khảo cứu, tôi đă sử dụng trị số làm ngưỡng là trên 20,000 cư dân hay, cho các thời kỳ về sau, hơn 100,000 cư dân. 25 Một cách tổng quát, các dữ liệu càng ít thường xuyên và ít tin cậy hơn khi chúng ta càng trở lùi thời gian xa hơn trong quá khứ. Do đó, chúng tôi để sang một bên các dữ liệu cho lúc khởi đầu của thời hiện đại và chỉ khởi đầu từ cuối thế kỷ thứ mười bẩy. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phần trăm các thành phố có kích thước đă nói đến tọa lạc tại một số miền núi nào đó của Nam Mỹ, tiểu lục địa Ấn Độ, và Âu Châu.
Bảng 2: Đô Thị Hóa Tại Các Miền Núi Của Ba Lục Địa, 1700 – 2000
Lục Địa//Miền Núi Tỷ lệ các thành phố lớn tại các miền núi
1700 1800 1900 2000
Nam Mỹ/Các nước rặng núi Andes 79 58 34 27
Tiểu Lục Địa Ấn Độ/Hy Mă Lạp Sơn 5 - 5 1
Âu Châu/Alps-Pyreneés 1 1 0 0
Nguồn: Jon Mathieu, “The Mountains in Urban Development: Lessons from a Comparative View,” Histoire des Alpes 8 (2003): 22.
Vào khoảng 1700, bốn phần năm các thành phố được ghi nhận tại Nam Mỹ tọa lạc tại các nước dọc răng Andes, và một số lớn trong chúng nằm trên chính rặng Andes. Tỷ lệ này đă sụt giảm từng bước xuống c̣n 27 phần trăm vào khoảng năm 2000. Các trung tâm tương đối trẻ như Rio de Janeiro, Sao Paolo, hay Buenos Aires đă tăng trưởng nhanh hơn các thành phố miền núi. Chúng được thành lập trong thời ban sơ hiện đại và có 10.8, 18.3, và 12.1 triệu cư dân, một cách lần lượt, trong năm 2000. Tại các nước thuộc rặng Andes, các sự chênh lệch tương tự đă gia tăng. Thành phố duyên hải Lima, được thành lập bởi người Tây Ban Nha vào năm 1535, đă sẵn có một dân số là 7.6 triệu người năm 2000, trong khi Cusco,trung tâm to lớn Inca trước đây, ở cao độ 3,300 mét, đạt tới một dân sứ chỉ vào khoảng 300,000 dân vào thời điểm đó. 26 Trên tiểu lục dịa Ấn Độ (kể cả rặng Hy Mă Lạp Sơn) và tại Âu Châu (với các rặng núi Alps và Pyrenées), từ ban đầu, đă có ít thành phố so với các miền chung quanh. Chính v́ thế, điểm khởi hành lịch sử lựa chọn hoàn toàn khác biệt: một mặt, tương đối ít thành phố miền núi, mặt khác, tương đối nhiều thành phố miền núi. Song sự hiện đại hóa xem ra đă có cùng các hiệu ứng trên ba lục địa. Sau 1800 hay 1900, số các thành phố gia tăng ít nhanh chóng tại các miền núi so với các miền đất thấp, làm gia tăng sự chênh lệch đô thị giữa các cao nguyên và các miền chung quanh của chúng. Và tôi xin nhắc lại rằng chúng ta đang sử dụng dân số đô thị như một sự thụ ủy cho tổng số dân chúng trong miền. 27
Điều có thể giả định rằng có các ngoại lệ nào đó đối với các khuynh hướng này trên mức độ toàn cầu. Song có các lư do để giả định rằng chúng bị giới hạn về mặt phạm vi. Bởi v́ sự đô thị hóa trở nên một yếu tố quan trọng cho sự phân bố dân chúng, đặc biệt trong thế kỷ thứ hai mươi, các ngoại lệ từ các khuynh hướng nêu trên có nhiều xác suất nhất sẽ được t́m thấy tại các nước với các trung tâm nằm trên cao. Trong năm 2000, người ta t́m thấy các thành phố với hơn 1 triệu cư dân ở cao độ hơn 2000 mét tại sáu nước.
Theo các dữ liệu cung ứng, mặc dù không đáng tin cậy nhiều, dân số miền núi và thượng du tăng trưởng nhanh hơn dân số miền đất thấp chỉ diễn ra tại hai nước trong chúng (Mexico và Yemen); tại bốn nước kia (Ethiopia, Colombia, Bolivia, và Ecuador), điều này rơ ràng không xảy ra. 28 Hơn nữa, vị trí cao độ thấp của phần lớn các trung tâm cùng thời điểm cho thấy sự chênh lệch thượng du – đất thấp đang lan rộng (xem Bảng 1). Jules Blache, nhà địa lư học người Pháp được trích dẫn nơi phần dẫn nhập, có thể đă đúng tám mươi năm trước đây khi ông giả định rằng dân chúng nói chung rời bỏ miền núi trong thời hiện đại.
KẾT LUẬN
Các thí dụ và các dữ liệu tŕnh bày cho đến giờ khiến chúng ta có thể phân biệt được hai giai đoạn của sự phát triển miền núi: trong một giai đoạn thứ nhất, được minh chứng ở đây chính yếu với bằng cớ từ thời ban sơ hiện đại tại Đông Nam Á và Nam Mỳ, các quỹ đạo cấp miền có thể biến đổi một cách rộng răi, đặt ưu tiên hoặc vào các đồng bằng hay vào các miền thượng du. Trong một giai đoạn thứ nh́, được phác họa với một số dữ liệu định lượng về sự đô thị hóa trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi, phần lớn miền thượng du không c̣n có thể cạnh tranh với các đồng bằng. Tại các khu vực nơi mà sự phát triển sớm hơn đă được tập trung tại miền núi, các miền bao quanh đă từng bước thay thế chúng thành các khu cốt lơi của sự phát triển hiện đại.
Những kết luận nào chúng ta có thể rút ra từ các sự quan sát này? Dĩ nhiên, có nhiều ư kiến cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến lịch sử của một miền xác định trong một thời kỳ xác định. Tôi sẽ tự hạn chế ḿnh vào một sự tuyển chọn ít ỏi các lư do và các sự giải thích khả hữu.
James C. Scott và Alexander von Humboldt, hai nhà b́nh luận chính yếu được thảo luận tại các phần bên trên, đă thận trọng trong các sự giải thích về sinh thái của họ. Scott lập luận rằng mối quan hệ giữa sự sản xuất lúa nước và các đặc tính môi trường tại các miền đất thấp của Zomia th́ quan trọng nhưng không có tính chất nhất quyết: “Các cánh đồng lúa gạo th́ dễ dàng hơn để tạo lập và duy tŕ tại các thung lũng của sông ng̣i và các mặt bằng được tưới nước đầy đủ. Nhưng chúng có thể và đă từng được tạo lập, xuyên qua các thành tích phi thường của việc tạo ra ruộng bậc thang, tại các khu vực núi non dốc đứng nơi mà chúng ta có thể ít mong đợi chúng nhất, chẳng hạn như trong miền dân tộc Hani [?] dọc các nhánh thượng lưu của Sông Hồng tại Việt Nam, trong miền dân tộc Ifugao tại miền bắc đảo Luzon, và tại Bali. Tương tự, có các khung cảnh môi trường thích hợp cho các đồng lúa nơi chúng đă không được phát triển”. 29 Dĩ nhiên, mặc dù có một sự nối kết giữa sự sử dung đất đai và các tính chất của đất, điều đó không bất biến. Alexander von Humboldt, nhân chứng thứ nh́ của chúng ta, đă tin tưởng rằng văn minh nông nghiệp được phát triển trước tiên tại các môi trường khó khăn, chẳng hạn như bắc bán cầu hay rặng núi Andes trên cao, hơn là giữa sự ph́ nhiêu của miền nhiệt đới. Nhưng khi các giai đoạn ban sơ của sự phát triển được hoàn thành, các động lực đă thay đổi, và câu hỏi phát sinh về lư do tại sao “con người canh tác, đă sẵn được khai hóa” lại không di chuyển đến các địa điểm nơi mà thiên nhiên tự động sản xuất ra mọi thứ vốn phải được sản xuất ra bởi sự lao động cực nhọc nhất tại khu vực lạnh lẽo hơn, nghèo khổ hơn: “Điều ǵ khiến cho người Da Đỏ cầy cấy một miền đất sỏi đá ở cao dộ 3,313 mét (1700 toises [đơn vị đo lường chiều dài, diện tích và thể tích tại nước Pháp thời tiền cách mạng, chú của người dịch]), dưới một bàu trời lạnh lẽo không thân thiện, trong khi có các đồng bằng rất ph́ nhiêu, không người cư ngụ cách chưa đầy một ngày đường từ túp lều của anh ta, ở chân các ngọn núi? Có điều ǵ hấp dẫn về một địa thế nơi tuyết đổ xuống trong mọi mùa, nơi mà nước đóng băng mọi buổi tối, và nơi mà nền đá chỉ được bao phủ bởi ít bụi cây c̣i cụt? Sự hấp dẫn này là sự lôi cuốn của quê cha đất tổ; các lư do nằm nơi sức mạnh của thói quen”. 30
Đoạn trích dẫn này từ năm 1807 nghe như một sự h́nh dụng trước của các lập luận lư thuyết về sự lệ thuộc đường lối của các thập niên gần đây hơn. Như đă đề cập bên trên, sự lệ thuộc đường lối, như đối nghịch với sự lệ thuộc vào khung cảnh (context dependence), nhấn mạnh đến mối quan hệ trong niên lịch giữa các hiện tượng. Đôi khi, nó có dạng thức của ngạn ngữ “các nguyên nhân nhỏ, hậu quả lớn”: một chùm các hiện tượng xác định, có thể “không đáng kế” và “trùng hợp” về mặt lịch sử lại có thể có một ảnh hưởng quyết định trên sự phát triển, bởi thiên kiến về một chiều hướng tiến tới chỉ sẽ bị băi bỏ sau này dưới áp lực hoàn cảnh mạnh mẽ. Điều này ám chỉ, giữa các điều khác, rằng mối quan hệ đồng bộ thường mang một tính chất dưới tiêu chuẩn cao nhất. Đối với mối quan hệ giữa xă hội con người và môi trường, sự thích nghi được trưng dẫn nhiều, do đó, có thể trong nhiều trường hợp là sự ứng biến và chắp vá hơn là một sự đă rồi (fait accompli). 31
Điều dễ bị cám đỗ để đặt sự tương phản đă khảo sát giữa các quỹ đạo cấp miền tại Đông Nam Á và Nam Mỹ thời ban sơ hiện đại vào trong khuôn khổ này. Sự lựa chọn đầu tiên dành cho miền đất thấp hay cho miền thượng du có thể đúng ra nên được để ngỏ. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kể cả các cấu h́nh của quyền lực, hệ cấp xă hội, và chiến tranh vốn khó để tái dựng theo sau sự kiện. Về mặt sinh thái, có các nhiệm ư khác nhau, và khi một h́nh thức của sự chiếm cứ đất đai khởi sự và mở rộng, nó phát triển một động lực của riêng nó và được liên tục bởi “sức mạnh của thói quen”, theo lời của Humboldt. Bằng cớ lịch sử cho thấy với một sự trong sáng lớn lao rằng, trong trường hợp rặng núi Andes, các khối lượng khổng lồ của đất trồng hoa màu và các sườn núi đă được khai hoang, duy tŕ, và mở rộng sẽ bị phán đoán là không thích hợp dưới các t́nh huống khác. Tuy nhiên, trong diễn tiến của sự phát triển nhân khẩu và kỹ thuật, các t́nh huống đă thay đổi và tác động của khung cảnh đă gia tăng. Dưới áp lực của một dân số đang tăng trưởng, điều thường có thể xảy ra là nâng cao nâng suất của đất trong thực chất, mặc dù điều này thường đ̣i hỏi kinh phí lớn lao và sự chấp nhận một sự sút giảm trong năng suất lao động. Có nhiều thí dụ cho thấy rằng một tiến tŕnh như thế của sự tăng trưởng nông nghiệp tượng trưng cho một nhiệm ư đối vởi cả miền núi, mặc dù chỉ đến một mức độ nào đó của cường độ; sau rốt, khung cảnh miền núi đặt ra một trở ngại. Đây là điểm phân cách lư thuyết của chúng ta giữa giai đoan 1 và giai đoạn 2 của sự phát triển miền núi. Thí dụ, sự sản xuất lúa gạo, là điều có thể xảy ra tại các môi trường khác nhau. Tuy nhiên, sự sản xuất lúa gạo thật thâm canh, với một tŕnh độ cao của nhiều vụ thu hoạch, không là một sự lựa chọn thực tế cho miền thượng du. Do đó, trong quan điểm này, trở ngai của miền núi phơi bày một tính chất đặc thù thời kỳ. Nó đă phát triển với sức mạnh chỉ trong giai đoạn thứ nh́ của sư chuyển tiếp sang thời hiện đại khi sự tăng cường sự sử dụng đất đai trở thành một hiện tượng được tổng quát hóa. 32
Quan trọng không kém, và đi đến cùng chiều hướng, là các sự thay đổi trong sự truyền thông và giao thông, được ám chỉ bởi Jules Blache trong tác phẩm tiên phong của ông về các miền núi của hành tinh này. Trong một thời kỳ ban sơ, địa h́nh hiểm trở của các cao nguyên có thể ngăn trở sự trao đổi, làm gia tăng giá cả của nó và phát huy sự biệt lập. Nhưng yếu tố này trở nên quan trọng hơn nhiều trong thời hiện đại khi các hệ thống vận tải chẳng hạn như đường rầy xe hỏa đă trở nên trọng yếu cho sự phát triển và vừa tốn kém hơn và ít thích hợp hơn đối với địa thế khó khăn. Chúng ta có thể giả định rằng sự chệnh lệch gia tăng trong sự đô thị hóa giữa các cao nguyên và các miền đất thấp mà chúng ta có thể quan sát trong các tài liệu của các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi là kết quả đáng kể của hiệu ứng này. Trong một thế giới liên lập, sự tiếp cận tốt đẹp với các sự kết nối dễ dàng là các yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế, một sự thách đố đối với nhiều miền núi.
Tác động của các sự kiềm chế môi trường trên xă hội th́ phức tạp và khó để gỡ rối. Trên mức độ chiến lược nghiên cứu, bài viết này đă nêu ra một trường hợp cho việc đặt tiêu điểm trên chiều kích thời gian qua việc sử dụng các mấu chốt đối chiếu. Nếu các kiềm chế môi trường thay đổi qua thời gian – và chúng thường xảy ra như thế -- các sử gia ở vào một vị thế tốt để đưa ra một sự đóng góp quan trọng vào cuộc thảo luận liên ngành đang tiếp diễn./-
Jon Mathieu là giáo sư về lịch sử tại Đại Học University of Lucerne, Thụy Sĩ. Ông đà ấn hành một cách rộng răi các bài viết về các miền núi trong thời hiện đại.
-----
CHÚ THÍCH
Giai đoạn ban sơ của cuo6.c điều tra này được yểm trợ bởi một cấp khoản từ Hiệp Hội Khoa Học Quốc Gia Thụy Sĩ (Swiss Natinal Science Foundation) (2007-9). Trong suốt cuộc nghiên cứu tôi đă nhận được sự trợ giúp của vài đồng sự tại Á Châu và Mỹ Châu La Tinh, đặc biệt Chetan Singh, Heraclio Bonilla, và Raquel Gil Montero. Hai nhà duyệt xét ẩn danh và các biên tập viên của tạp chí này đă cung cấp các ư kiến hữu ích cho một phiên bản trước đây của bài viết này.
.
1. FernandBraudel, The Mediterranean and the MediterraneanWorld in the Age of Philip II, vol. 1 (Berkeley: University of California Press, 1995), 41.
2. Jules Blache, L’Homme et la Montagne (1934; bản in lại, Paris: Gallimard, 1950), 111–23; trích dẫn trên trang 112 (nguyên bản tiếng Pháp); về tác giả và tác phẩm, xem Jon Mathieu,“Gibtes eine Geschichte der Berge? L’Homme et la Montagne von Jules Blache neugelesen,” Historische Anthropologie 14, no. 2 (2006): 305–16.
3. Blache, Homme, 181 (original in French).
4. Căn bản thư tịch của Blache được tŕnh bày chi tiết bởi Anne Sgard, “Voyage dans les montagnes du monde. Sur les traces de Jules Blache en 1934,” Revue de Géographie Alpine 89 (2001): 107–20; here 110–3.
5. Benjamin S. Orlove và David W. Guillet, đồng biên tập, Convergences and Differences in Mountain Economies and Societies. A Comparison of the Andes and Himalaya (International Mountain Society, 1985); Thomas Busset và các tác giả khác, đồng biên tập, Andes–Himalaya–Alpes, biên tập bởi Thomas Busset và các tác giả khác (Histoire des Alpes 8, 2003); Terres hautes, terres basses: histoire des disparités, biên tập bởi Reto Furter và các tác giả khác (Histoire des Alpes 17, 2012).
6. Bernard Debarbieux và Gilles Rudaz, Les faiseurs de montagne. Imaginaires politiques et territorialités: XVIIIe–XXIe siècle (Paris: CNRS Editions, 2010); Jon Mathieu, The Third Dimension. A Comparative History of the Modern Era (Cambridge: The White Horse Press, 2011); Fabrice Mouthon, Histoire des anciennes populations de montagne. Des origines à la modernité. Essai d’histoire compareé (Paris: L’Harmattan, 2011).
7. Muốn có các ước lượng dân số, xem Jean-Noel Biraben, “Essai sur l’évolution du nombre des hommes,” Population 34 (1979): 13–25, nơi đây, trang 16; và Colin McEvedy và Richard Jones, Atlas of World Population History (Harmondsworth: Penguin, 1978), 171. Muốn có một sự khảo sát tổng quát về lịch sử Trung Hoa trong thời kỳ này với một cái nh́n về các vấn đề môi trường và núi non, xem Mark Elvin và Liu Ts’ui-jung, đồng biên tập, Sediments of Time. Environment and Society in Chinese History (Cambridge: Cambridge University Press, 1998); và John F. Richards, The Unending Frontier -- An Environmental History of the Early Modern World (Berkeley: University of California Press, 2005), 112–47.
8. Claudine Lombard-Salmon, Un exemple d’acculturation chinoise. La province du Gui Zhou au XVIII siècle (Paris: Ecole francaise d’Extrême Orient, 1972); về các khía cạnh môi trường, Mark Elvin, The Retreat of the Elephants. An Environmental History of China (New Haven: Yale University Press, 2004), 216–72.
9. Willem van Schendel, “Geographies of Knowing, Geographies of Ignorance: Jumping Scale in Southeast Asia,” Environment and Planning D: Society and Space 20, no. 6 (2002): 647–68; James C. Scott, The Art of Not Being Governed -- An Anarchist History of Upland Southeast Asia (New Haven: Yale University Press, 2009), ix–x.
10. Scott, Art, passim.
11. Scott, Art (thí dụ, các trang xii, 4–5, 80–5, 111–13, 253).
12. Nhiều học giả phê b́nh các khía cạnh này trong sự phân tích của Scott, nêu ra sự thiếu bằng chứng thực nghiệm và các sự giải thích thay thế khác mà họ tranh luận rằng hợp lư hơn; xem, thí dụ, tuyển tập các bài viết được ấn hành trong tạp chí Journal of Global History 5, số 2 (2010) với nhan đề “Zomia and Beyond,” đặc biệt phần điểm sách chi tiết tác phẩm của Scott bởi Victor Liebermann (333–46).
13. Heinzpeter Znoj, “Die koloniale Transformation der Hochland-Tiefland-Beziehungen in Zentralsumatra,” Histoire des Alpes 17 (2012): 35–53.
14. Alexander von Humboldt và Aimé Bonpland, Ideen zu einer Geographie der Pflanzen nebst einem Naturgemalde der Tropenlander (Tu¨bingen: F.G. Cotta, 1807), 168 (nguyên bản bằng tiếng Đức); các địa danh “Anahuac” và “Cundinamarca” chỉ các vùng của Mexico và của Santa Fé de Bogota.
15. Một bản tóm tắt xác thực bởi Heraclio Bonilla, “Las civilizaciones precolombinas,” cùng nơi dẫn trên, El Futuro del Pasado. Las coordenadas de la configuracion de los Andes, vol. 1 (Lima: Fondo Editorial del Pedagogico San Marcos, 2005), 45–86.
16. Carlos Sempat Assadourian, “Agriculture and Land Tenurek,” trong quyển The Cambridge Economic History of Latin America, tập 1 (Cambridge: Cambridge University Press, 2006), 275–314, phần trích dẫn tại trang 276; Linda Newson, “The Demographic Impact of Colonization,” trong The Cambridge Economic History of Latin America (Cambridge: Cambridge University Press, tập 1 (2006), 143–84; Noble David Cook, Demographic Collapse. Indian Peru, 1520–1620 (Cambridge: Cambridge University Press, 1981), 253; Juan và Judith Villamarın, “Native Colombia: Contact, Conquest and Colonial Populations,” Revista de Indias 63, no. 227 (2003): 105–34.
17. Heraclio Bonilla, “El rol historico de Potosı en los sistemas de intercambio,” trong El Futuro del Pasado. Las coordenadas de la configuracion de los Andes, tập 1 (Lima: Fondo Editorial del Pedagogico San Marcos, 2005), 503–14.
18. Lư thuyết lệ thuộc đường lối (path dependence) không được gắn liền với một tác giả duy nhất mà đúng hơn được (tái) định h́nh và sử dụng một cách tập thể bởi các nhóm khác nhau thuộc các lănh vực khác biệt trong khoa kinh tế và xă hội; một tác phẩm thường được trích dẫn là của Douglass C. North, Institutions, Institutional Change, and Economic Performance (Cambridge: Cambridge University Press, 1990); một phần dẫn nhập cho sự thảo luận được cung cấp, thí dụ, bởi Laurent Tissot và Béatrice Veyrassat, đồng biên tập, trong quyển Technological Trajectories, Markets, Institutions. Industrialized Countries, 19th–20th Centuries; from Context Dependency to Path Dependency (Bern: Peter Lang, 2002).
19. Charles C.Mann, 1491 – New Revelations of the Americas before Columbus (NewYork: Alfred A. Knopf, 2009), 227.
20. William M. Denevan, biên tập, The Native Population of the Americas in 1492 (Madison: University of Wisconsin Press, 1992), xxviii; Heraclio Bonilla và các tác giả khác, “Los Andes y la Amazonıa: La metamorfosis y los particularismos de una region” (Maestrıa internacional de estudios andinos yamazonicos; tài liệu chưa được ấn hành, Bogota 2004), 15.
21. Muốn có thí dụ, xem các dự án nghiên cứu được tŕnh bày trong số đặc biệt của tờ Geographica Helvetica 3 (2011); một sự khảo sát về lịch sử nghiên cứu được cung cấp bởi Mann, New Revelations, 280–311.
22. Cho các năm 1950-2001: Instituto Nacional de Estadıstica, Bolivia (www.ine.gov.bo); các tỉnh đất thấp là Santa Cruz, Beni, Pando; cho năm 1847: Jose Marıa Dalence, Bosquejo-estadıstico de Bolivia (1851; in lại, La Paz: Universidad Boliviana, 1975), 182; trong thời kỳ đó, tỉnh dân cư thưa thớt Cobija ven Thái B́nh Dương vẫn c̣n thuộc vào các vùng đất thấp.
23. Xem Ester Boserup, Population and Technology (Oxford: Basil Blackwell, 1981), 63–75.
24. United Nations, Urban Agglomerations 2001 (New York: UN Population Division, 2003); dĩ nhiên, có nhiều vấn đề về sự đo lường liên quan đến cả các khu vực đô thị lẫn cao độ của chúng; một trường hợp cực đoan chính là La Paz, nơi mà sự khác biệt giữa các khu thành phố cao nhất và thấp nhất vào khoảng 1000 mét.
25. Jon Mathieu, “The Mountains in Urban Development: Lessons from a Comparative View,” Histoire des Alpes 8 (2003): 22.
26. United Nations, Urban Agglomerations 2001.
27. Về rặng núi Alps và các khu vực chung quanh nó, tiến tŕnh đô thị hóa không đồng đều này được tŕnh bày một cách tường tận, bởi Jon Mathieu, History of the Alps 1500–1900. Environment, Development, and Society (Morgantown: WestVirginia University Press, 2009; ấn bản đầu tiên bằng tiếng Đức năm 1998), 83–134, 222–28.
28. Các dữ liệu khác biệt về các khuynh hướng dân số tại sáu nước được đề cập đến (Bolivia, Colombia, Ecuador, Ethiopia, Mexico, Yemen) cho nửa sau của thế kỷ thứ hai mươi (Mathieu, Third Dimension, 82).
29. Scott, Art, 64.
30. Humboldt, Ideen, 169 (nguyên bản bằng tiếng Đức).
31. Xem chú thích số 18.
32. Mathieu, Third Dimension, 86–108.
_____
Nguồn: Jon Mathieu, “Long-Term History of Mountains: Southeast Asia and South America Compared,” Environmental History (2013): 1–19.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
18.01.2016
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2016