John K. Whitmore
SỰ TRỔI DẬY CỦA MIỀN DUYÊN HẢI:
MẬU DỊCH, QUỐC GIA VÀ VĂN HÓA
THỜI BAN SƠ CỦA ĐẠI VIỆT
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Đây là bài dịch thứ 2 trong loạt bài nghiên cứu về chủ đề Sông Biển Trong Lich Sử Việt Nam lần lượt được đăng tải trên gio-o:
4. Một Cái Nh́n Từ Ngoài Biển: Viễn Cảnh Về Bờ Biển Bắc Và Trung Phần Việt Nam Li Tana
6. Người Chàm Trong Hệ Thống Hàng Hải Đông Nam Á, Anthony Reid
8. Đại Việt và Mậu Dịch Vùng Biển Nam Hải từ Thế Kỷ Thư 10 đến Thế kỷ Thứ 15, Momoki Shiro.
Vùng biển Đông Hải với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một chuyên đề đặc biệt sẽ được giới thiệu riêng biệt.
***
Để cứu xét tầm mức và tác động của công cuộc mậu dịch giữa Trung Hoa thời Tống và các phần đất khác của Á Châu, chúng ta cần khảo sát các khía cạnh chính trị và văn hóa cũng như kinh tế. Trải dài từ thời nhà Tống qua nhà Nguyên và cho đến nhà Minh, công cuộc mậu dịch quốc tế tăng trưởng nối kết vùng bờ biển đông nam của Trung Hoa với vùng Địa Trung Hải đă có một tác động quan trọng trên thế giới Đông Nam Á. Nó đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia cổ điển tại Angkor và Pagan, và đă mang lại sự thúc đẩy quan trọng cho Majapahit tại phía đông đảo Java và Vijaya (Chà Bàn) tại miền trung xứ Chàm. Như thế, đâu là vai tṛ của Đại Việt trong công cuộc mậu dịch này, và nó đă ảnh hưởng ra sao đến người Việt Nam? Tôi nghĩ rằng tác động của nó th́ lớn lao, về mật chính trị và văn hóa cũng như về mặt kinh tế.
Sứ kư tổng quát về Việt Nam có khuynh hướng vừa đánh giá thấp mậu dịch và thương mại quốc tế trong số người Việt Nam, lẫn xem “Việt Nam” như một nguyên khối. Bị xem theo truyền thống là “chịu ảnh hưởng Khổng học” và hướng về Trung Hoa tiếp theo sau ngàn năm dưới sự kiểm soát của phương Bắc, Đại Việt cần phải được khảo sát nhiều hơn trong hoàn cảnh của chính nó và với sự tham chiếu đến các vùng khác nhau của nó, và tôi hân hạnh tham gia cùng với tác giả Momoki Shiro trong việc nghiên cứu vấn đề này. 1 Từ thế kỷ thứ mười cho đến mười bốn, Đại Việt và kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay) của nó đă hoạt động trong nhiều cách tương tự như các cách thức của Angkor và Pagan. Song, Đại Việt cảm nhận được tác động của công cuộc mậu dịch của Trung Hoa sớm hơn và trong một đường hướng mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước láng giềng của nó ở phía tây. Công cuộc mậu dịch của nhà Tống đă dẫn đến một sự chuyển đổi quan trọng tại quốc gia Việt Nam và đánh dấu sự khởi đầu các sự thay đổi văn hóa quan trọng trong xă hôi Việt Nam.
Điều mà tôi đề xuất ở đây, xuyên qua sự thảo luận về công cuộc mậu dịch – cả quốc tế và nội đia – là một quan điểm khác biệt về lịch sử Việt Nam, một cái nh́n cùng nhịp với các tư tưởng về các phần khác của vùng lục địa Đông Nam Á. Trong năm 2004, lịch sử xứ Chàm đă được tái khảo sát tại một hội nghị đầy hứng khởi ở Singapore; bài viết này chuyên chở ư tưởng đó sang lịch sử của Đại Việt. 2 Sự nghiên cứu hữu ích về Việt Nam hiện đă đang được thực hiện cho giai đoạn ban sơ của thời hiện đại, và chúng ta cần khảo sát những năm trước kỷ nguyên đó, đặc biệt từ thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ mười bốn. Cộng vào sự nhấn mạnh thông thường theo trục bắc/nam, chúng ta cần bổ túc một sự giải thích theo trục đông/tây, một cách cụ thể hơn, một nhăn quan ven sông nói lên sự tương tác phía thượng nguồn/hạ lưu con sông. 3 Các sự giải thích như thế đă được thực hiện cho các thung lũn sông Chao Phraya và Irrawaddy, nay là lúc cũng phải làm như thế cho vùng thung lũng sông Hồng. Một cái nh́n như thế cung cấp một khúc xoắn khác biệt trong lịch sử Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu được các lực năng động của các triều đại Lư, Trần, cũng như một cái nh́n chi tiết hơn về bản chất của vai tṛ của Trung Hoa trong xă hội và văn hóa tại các nước láng giềng phương nam của họ.
Tiêu điểm nhắm vào hoạt động thương mại, thường không được để ư đến cho đến nay, cung cấp cho chúng ta cơ hội để tiến đến Việt Nam từ ngoài biển và vùng duyên hải, để khảo sát văn hóa vùng duyên hải phía đông, và để đo lường tác động của nó trên xă hội Việt Nam nói chung. Khảo hướng này cũng dẫn đến một cái nh́n phần nào khác biệt về sự tương tác của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ này. Bài viết này sẽ bắt đầu với một cái nh́n về cách thức mà Đại Việt đă được gộp chung lại như thế nào trong các thế kỷ thứ mười và mười một, làm thế nào các miền của nó được nối kết với nhau. Sau đó sẽ xem xét sự thay đổi về kinh tế và vai tṛ của hoạt động mậu dịch một khi Đai Việt đă được thành lập, trong các thế kỷ thứ mười hai và mười ba. Kế tiếp, chúng ta sẽ t́m hiểu về tác động của các sự thay đổi kinh tế và của hoạt động mậu dịch trong thế kỷ thứ mười ba trên chính trị và văn hóa của Đại Việt, đặc biệt, sự kiểm soát từ duyên hải của triều đại nhà Trần dựa trên sự phát triển thương mại. Sự phát triển này báo trước cho điều sẽ xảy ra sau này tại Pegu [thuộc Miến Điện] và Ayudhya [thuộc Thái Lan] ở phía Tây, trừ việc ở đây, kinh đô đă không được chuyển ra vùng duyên hải, đúng hơn, vùng duyên hải đă nắm quyền kiểm soát trên chính kinh đô cũ.
Với sự trổi dậy của một nền văn hóa duyên hải, hậu quả, của cải và quyền lực đă dẫn tới một sự phân cách với vùng hạt nhân trong nội đia, ở phía thượng nguồn của Đại Việt. Trong thế kỷ thứ mười bốn, các nỗ lực để kết hợp vùng hạ lưu với thượng nguồn, vùng nội địa với duyên hải của Đại Việt đă tiếp diễn trong khi văn hóa duyên hải thu hút các phần tử nội địa ngay cả khi nó đă loại bỏ chúng – một tiến tŕnh thường được nh́n như một cuộc đấu tranh giữa Phật Giáo và Nho học. Song vùng duyên hải và văn hóa trí thức của nó tiếp tục có một khuynh hướng phân chia theo các đường hướng biến đối với các sự trung thành bị trải rộng giữa các lănh địa cạnh tranh nhau – thân-Việt Nam, thân-Chàm, hay thân-Trung Hoa -- trong suốt thời kỳ từ ông hoàng Trần Ích Tắc trong các cuộc chiến tranh với quân Mông Cổ hồi cuối thế kỷ thứ mười ba cho đến các đồng minh của Chiêm Thành trong thế kỷ kế tiếp, rồi đến sự tán trợ của ḍng họ Mạc cho sự chiếm đóng của quân Minh hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm. Khảo hướng khác biệt này trên văn hóa và chủ nghĩa địa phương của Việt Nam cho phép có được một sự hiểu biết mới về các bước khởi đầu của một nước Việt Nam độc lập.
SỰ THÀNH LẬP NƯỚC ĐẠI VIỆT
Tiếp theo sau sự tan vỡ của triều đại nhà Đường bên Trung Hoa và sự xuất hiện của các quyền lực địa phương trong suốt thế kỷ thứ mười và bước sang thế kỷ thứ mười một, đă có sự thành h́nh tiệm tiến một quyền lực chính trị lớn mạnh sẽ được mệnh danh là Đại Viêt. Khảo hướng của tôi ở đây là khảo hướng của mô h́nh một vũ trụ quan (mandala) thu nhỏ, cho thấy làm thế nào mà một loạt các quyền lực địa phương tranh chấp nhau tiến đến việc nh́n nhận một trong các quyền lực đó như là kẻ thống trị và trở thành một phần của mạng lưới chính trị đang phát triển của nó. Sự nghiên cứu các quốc gia cổ điển của Đông Nam Á luôn luôn là một nỗ lực để giải đáp cho câu hỏi là làm thế nào mà một quyền lực trung ương có thể cấu thành từ các vùng khác biệt mà nó đă xúc tiến để gồm thâu. Chính v́ thế, bất kỳ sự nghiên cứu nào như thế cần am hiểu về các vùng địa phương này trước khi thảo luận về kinh đô và quyền lực của nó. Tại Việt Nam, quyền lực của triều đại nhà Đường đă hạn chế các khát vọng của địa phương trong gần ba thế kỷ, không cho phép các quyền lực cấp miền trổi dậy và tranh giành quyền kiểm soát. Một khi căn cứ phương bắc hùng mạnh này bị tan vỡ vào khoảng thế kỷ thứ mười, các quyền lực địa phương như thế bắt đầu xuất hiện, và nơi chúng, chúng ta có thể nh́n thấy mô thức của quyền lực vào lúc khởi đầu của Đại Việt.
Một cách cụ thể, chính giai đoạn “Thập Nhị Sứ Quân” (*a) hồi giữa thế kỷ thứ mười đă ấn định mô thức này. Theo sự nghiên cứu của Sakhurai Yumio, Trần Quốc Vượng và K. W. Taylor, chúng ta có thể nh́n mô thức đó như sau. 4 Một cách tỏng quát, sự tổ chức của nhà Đường nơi mà giờ đây chúng ta gọi là bắc phần Việt Nam phản ảnh chủ nghĩa cấp miền trong đó các quyền lực chính trị địa phương hoạt động. Ngược gịng về hướng mà sông Hồng phát nguyên từ các ngọn núi của phần ngày nay thuộc Vân Nam chính là châu Phong; miền này, nơi mà nông nghiệp và sự định cư vốn được thiết lập từ lâu trên các khỏang đất trũng và các con đê tự nhiên dọc theo gịng sông, đă chứng kiến một sự pha trộn sâu đậm các sắc dân Tai và Việt Nam nguyên bị phân tách trong suốt các cuộc chiến tranh v́ muối với nước Nam Chiếu (Nanzhao) trong thập niên 860. 5 Xuôi gịng, tại phía trên của Châu Thổ Sông Hồng, là châu Giao, với các ngọn đồi mọc lên và các con đê tự nhiên của các con sông chuyển hướng. Nơi đây tọa lạc khối đông dân cư Việt Nam, một cơ sở Phật Giáo lớn rộng và thành Đại La, thủ phủ cũ của tỉnh nằm dưới sự cai trị của Trung Hoa. Xuôi ḍng sâu xuống nữa, về hướng Đông và Đông Nam, là đồng bằng thấp hơn, ven bờ châu Giao, và chưa được định danh dưới thời nhà Đường bởi bản chất śnh lầy, bị thủy triều ngập tràn của nó, và dẫn đến mật độ dân cư thưa thớt. Đất Trường [sic Yên] bao gồm viền phía nam của đồng bằng và các khu vực núi đồi xa hơn đồng bằng. Các châu Ái, Diên, và Hoan trải dài xuống phía nam dọc theo bờ biển (các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh ngày nay) với các thung lũng thuộc các con sông ngắn của chúng.
Bản đồ Việt Nam
Thời Thập Nhị Sứ Quân
Nguồn Keith Taylor, “The “Twelve Lords” in tenth century Vietnam”
Như thế, đâu là khuôn mẫu của quyền lực địa phương nằm trong khung khổ của t́nh trạng khắp miền rộng lớn này. Địa điểm của mỗi quyền lực địa phương quan trọng (“Các Sứ Quân”) được chỉ nơi bản đồ của tác giả Taylor. Ngược ǵong, châu Phong được kiểm soát bởi gia tộc họ Kiều trên các khoảng đất bằng và các vùng đất thấp kế cận, là kẻ đă nắm giữ vũng chắc quyền lực của ḿnh chống lại các sứ quân vùng hạ lưu. Hai trong các sứ quân là hai anh em họ Kiều chiếm cứ phần đất thượng lưu này. Châu Giao tại phần trung lưu con sông có đến bảy sứ quân tọa lạc tại các núi đồi vươn cao và các con đê tự nhiên vươn xa đến mức chúng có thể vươn tới về hương đông. Đây đă là căn cứ quyền lực ban sơ cho gia tộc họ Ngô trong cuộc kháng chiến của họ chống lại các sự đe dọa từ phương bắc sau khi có sự sụp đổ của sự kiểm soát của nhà Đường. Vào khoảng giữa thế kỷ, năm Sứ Quân lănh đạo các địa phương rải rác khắp châu Giao, hai Sứ Quân khác cát cứ vùng ven châu này. Một trong hai Sứ Quân này ngược gịng lên tới châu Phong, một người anh em của hai trong năm sứ quân thuộc vùng trung tâm châu Giao; ba người có gốc tích từ một gia tộc Đường-Việt lâu đời. Một sứ quân khác, chiếm cứ đầu các lạch nước thủy triều bên bờ thấp hơn của phần trung lưu gịng sông, đối diện với vùng sâu hơn, hoang vu hơn của đồng bằng; gia tộc họ Phạm này xem ra đă kiểm soát và bảo vệ điểm giao liên giữa các khu vực trung và hạ lưu của đồng bằng. Trong vùng đồng bằng hạ lưu chưa được đặt tên và khu duyên hải, chỉ có một Sứ Quân, Trần Lăm, một người có gốc gác ở Quảng Châu, Trung Hoa. Căn cứ của ông ở Bố Hải, một cảng biển. (Tầm quan trọng của ông ở thời điểm này có thể đă được nâng cao trong sử sách triều Trần sau này như một tiền thân báo trước cho các sự phát triển của nhà Trần và vùng duyên hải sẽ xảy đến). Tại vùng ven biên phía nam của châu Giao là đất Trường, đia điểm không thuộc sứ quân xác định nào nhưng là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, kẻ sẽ đánh bại các Sứ Quân và được nh́n theo sử sách nhà Triều như vị “Hoàng Đế [Việt Nam] Đầu Tiên”, với sự trợ giúp của Trần Lăm. Về phía tây là các lực lượng tranh chấp ngược gịng xa hơn tại các đồi núi sau rốt được hỗ trợ bởi Nam Chiếu. Xa hơn về phía nam, các châu Ái, Diễn và Hoan tạo ra các khu vực ṿng ngoài của vương quốc Việt, đều là vùng ven biển và đều bị tranh chấp bởi lănh địa kề cận ở phương nam, xứ Chàm. Ở phía bắc, nơi vùng đồi núi, tọa lạc một lănh địa tiềm ẩn khác – đây là lănh địa của người Tai – sẽ tranh chấp khu vực này với cả Đại Việt lẫn nhà Tống Trung Hoa.
Từ miền hỗn độn này mọc ra vương quốc Đại Việt sau những năm 960 trong thế kỷ này. Các nhà lănh đạo đầu tiên trong thế kỷ thứ mười là Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, và sau hết là ba vị vua hùng mạnh của triều Lư – “triều đại” Việt Nam thành công đầu tiên ở nước Đại Việt được thành lập trong thế kỷ thứ mười một từ các miền đất này, đă phản công Nam Chiếu ở phía tây, thiết lập sự kiểm soát vùng ven phía nam bằng việc đánh bại xứ Chàm, và đè bẹp mưu toan của người Tầy đ̣i tự trị ở phía bắc. Các gia tộc họ Đinh và Lê đặt căn cứ tại Hoa Lư, nơi các đồi núi phía nam của đất Trường. Lư Công Uẩn (Hoàng Đế Lư Thái Tổ trong tương lai), hoạt đông ở châu Giao, vùng lơi cốt của đồng bằng trung lưu, đă di chuyển căn cứ của ông từ Hoa Lư ra thủ phủ cũ của nhà Đường (mà ông đă đặt lại tên là Thăng Long) và đă làm việc để thống hợp các địa phương của đồng bằng vào vương quốc của ông. Họ Đinh, xuyên qua hôn phối, vốn đă sẵn khởi sự việc liên kết các miền với nhau, với hoàng tộc cũ của nhà Ngô ở đất Giao và, hơn nữa, ông đă kết nạp cả các gia tộc họ Phạm và họ Trần ở vùng hạ lưu và vùng ven biển của đất Giao. Lê Hoàn đă đánh bại nỗ lực của nhà Tống nhằm đặt lănh thổ trở về đế quốc Trung Hoa và đă đẩy lui quân Chàm (liên minh với họ Ngô) ở phía Nam. 6
Tác giả James Anderson đă tŕnh bày cho chúng ta các sự phát triển tiên khởi của mậu dịch duyên hải trong thời kỳ hậu Đường. Trải dài từ miền đông nam Trung Hoa xuống dọc bờ biển của nước Đại Việt đương trổi dậy tiến đên xứ Chàm và tập trung ở Qinzhou [?], tỉnh Quảng Tây, công cuộc mậu dịch này liên can đến một loạt các dân tộc địa phương hầu như bất chấp các quyền lực chính trị đang xuất hiện ở thời đại đó. Các nhóm chủng tộc khác biệt tương tác và trở nên đính líu như Đế Quốc nhà Tống mới, và khởi sự phô bày một sự quan tâm đến mậu dịch quốc tế. Với sự tăng trưởng của công cuộc mậu dịch này, giới lănh đạo ở Hoa Lư đă hành động để khai thông hoạt động duyên hải gia tăng này (viện chứng Đinh Bộ Lĩnh và Trần Lăm) cùng sự giàu có của nó và để cải thiện các sự giao thông với bờ biển, đặc biệt tại Thanh Hóa và Nghệ An ở phía Nam. Lê Hoàn đă đặt các con trai của ông để cai quản tại các miền khác nhau, kể cả miền hạ lưu đồng bằng. 7
Ba nhà cai tri vĩ đại của nhà Lư (có các thời trị v́ trải dài từ 1009 đến 1072) đă thiết lập nước Đại Việt ở vùng thương lưu đồng bằng, nhào nặn hai châu Giao và Phong với nhau, xuyên qua vũ lực và hôn nhân, và đă tập trung tại phần trung lưu của gịng sông, gạt vùng duyên hải sau phía sau. Theo cách nói của tác giả James Anderson, họ có vẻ như quay trở lui khỏi mối liên kết trước đây giữa Hoa Lư và duyên hải, và đă đặt tiêu hướng về các tương quan mậu dịch trên đất liên và với vùng núi. 8 Trung tâm điểm của thành quả của triều Lư là cộng đồng Phật Giao, với nhiều ngôi chùa khắp châu Giao. Các vị vua nhà Lư này đă tích cực hỗ trợ và thực hiện sự xây dựng cơ sở tôn giáo này, sửa sang các chùa cũ và cho xây cất các chùa mới. Các tượng và chuông được cúng hiến, và các nhà sự được khích lệ. Các nhà lănh đạo này cũng theo đuổi sự liên kết các sự thờ cúng thần linh địa phương với các đền chùa Phật Giáo và với chính họ như là các vị thần bảo hộ. 9 Dần dà xuyên qua thế kỷ thứ mười một, vua nhà Lư đă trui rèn nước Đại Việt từ các miền khác nhau trên căn bản các truyền thống của vùng thượng lưu đồng bằng và đă tự củng cố một cách vững trăi chống lại các quyền lực địa phương. Lề cắt máu tuyên thệ trung thành và sự thờ phụng của hoàng gia [dành cho Đế Thích (Indra) chẳng hạn, đă đi đến việc đóng giữ các vai tṛ chủ yếu trong chế độ quân chủ nhà Lư. 10 Vào khoảng thập niên 1070, nước Đại Việt đă có khả năng vừa đưa một thiếu niên lên ngai vốn đă được củng cố rất vững chắc, và vừa đẩy lui được một cuộc tấn công của nhà Tống.
Như thế, làm sao miền đông – thuộc hạ lưu, vùng đồng bằng phía dưới, vùng duyên hải – đă thích nghi vào chế độ nhà Lư? Nó không có vẻ đă có một tầm quan trọng vô cùng lớn lao và có thể thuộc một chủng tộc nào khác. 11 Song các nhà lănh đạo triều Lư sau rốt đă thiết lập một số các cơ sở ṿng ngoài của triều đ́nh (“hành cung: travel palaces” [tíếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]) ở phía Đông và phía Nam kinh đô Thăng Long, xâm nhập sâu hơn vào vùng đồng bằng. Tác giả Momoki Shiro đă mô tả cách thức làm sao mà các quần thể này đă được đặt dọc các thủy lộ và đă được xây dựng chung quanh các chùa Phật Giáo (thường trên các đồi nhỏ), với các nhà ở của ḥang gia, các nhà kho và các trung tâm sản xuất (thí dụ, ngói lợp mái nhà). Các địa điêm này tạo thành vừa là các căn cứ địa phương cho các hoạt động của triều đ́nh, vừa là các trung tâm cho sự mua bán tại khu vực tiếp giáp. Được bắt đầu hồi giữa thế kỷ thứ mười một, chúng có vẻ đă phát triển một cách mạnh mẽ hơn trong thế kỷ thứ mười hai. 12 Các cuộc rước lễ của hoàng triều đến các địa điểm này sẽ mang sự hiện diện của nhà Lư đến các miền vượt quá sự kiểm soát trực tiếp của ngai vàng. Nhà lănh đạo thứ nh́ của triều Lư đă du hành hai lần đến một cửa sông và đă cử hành ở đó một nghi lễ cây ruộng [tịch điền]; người kế nhiểm vua đă du hành đến miền bờ biển nhiều lần. Một cách thú vị, các hành vi của nhà vua thứ nh́ có liên can đến nghi lễ đi liền với giới văn thân trí thức kiểu Trung Hoa, và vị vua thứ ba có cả một sự tiếp xúc với vùng duyên hải nhiều hơn lẫn một sự quan tâm lớn hơn đến đúng một nền học thuật kiểu Trung Hoa như thế. 13 Một cấu h́nh liên kết văn nhân trí thức / duyên hải như thế sẽ bùng nổ trong các thế kỷ sau này. Tuy nhiên, một cách tổng quát, Đại Việt triều Lư – giống như ở Angkor hay Pagan – đă chú tâm đến phần thượng lưu, trung lưu trong lănh thổ của nó, và đă ít để ư đến phần duyên hải đồng bằng hạ lưu phía dưới gịng sông.
Mậu Dịch và Sự Thay Đổi Kinh Tế
Khi h́nh thức chính trị mới của Đại Việt xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ thứ mười một, các sự thay đổi kinh tế diễn ra phụ tùy vào cơ cấu quyền lực đang phát triển. Các sự thay đổi quan trọng xảy ra trước tiên tại và quanh vùng hạt nhân bao bọc kinh đô Thăng Long. Vùng đất thấp trung lưu gịng sông này giống như các khu vực tương tự tại Angkor hay Pagan và liên hệ sự phát triển cơ cấu của các ngôi chùa quan trọng tại địa phương. Miền thứ nh́ của sự thay đổi kinh tế là vùng hạ lưu con sông và dọc theo bờ biển, được liên kết một cách chặt chẽ với sự gia tăng đột nhiên của mậu dịch quốc tế phát sinh từ Trung Hoa nhà Tống trong thời đại đó. Giai đoạn đầu tiên của sự tăng trưởng kinh tế này vẫn chưa được khảo sát một cách cặn kẽ -- theo sự hiểu biết của tôi – và tôi chỉ có thể xin đưa ra, bằng phép tỷ giảo (analogy), những ǵ có thể gần giống như thế. Bằng việc áp dụng học thuật về sự thay đổi kinh tế của các đế quốc lục địa quan trọng khác trong vùng ngày nay là Căm Bốt và Miến Điện, chúng ta có thể có được một sự nhận thức về cách thức mà Đai Việt đă phát triển ra sao vào cùng lúc đó. Điểm then chốt là các ngôi chùa nằm ở trung tâm điểm của sự tăng trưởng này.
Chưa có các cuộc nghiên cứu về hiện tượng này cho khu vực trung lưu sông Hồng, hạt nhân của sự phát triển nguyên thủy của nước Đại Việt. Chúng ta biết được từ các niên sử rằng tiền bán thế kỷ thứ mười một, đặc biệt trong các thập niên ban đầu của triều Lư, đă chứng kiến sự xây dựng nhiều ngôi chùa Phật Giáo mới. Thí dụ, vào khoảng năm 1030, “gần 1000” ngôi chùa được nói là đă được dựng lên trong các năm khởi đầu của thời trị vị của vị vua nhà Lư thứ nh́. Một ấn phẩm gần đây có liệt kê và chụp ảnh các sự hiện thân hiện thời của 38 ngôi chùa ban sơ như thế, chính yếu tại khu vực nội địa, vùng trung lưu. 14 Trong khi một số các khía cạnh chính trị, văn hóa và tôn giáo của các ngôi chùa này đă được thảo luận, có vẻ là chiều kích kinh tế của chúng vẫn chưa được nói tới. Cho đến khi có các cuộc nghiên cứu như thế diễn ra, chúng ta chỉ có thể nh́n vào các trung tâm trên đất liền khác để có ư tưởng khả dĩ. Tác giả Victor Lieberman, trong cuộc thảo luận gần đây về “các quốc gia sáng lập” (charter states) của ông, nh́n mạng lưới các ngôi chùa như một phần tử then chốt trong sự mỏ rộng nông nghiệp và từ đó sang kinh tế, gia tăng “một cách ngoạn mục trong tính chất phức tạp của sự tổ chức và trong số lựợng”. Trong tiến tŕnh, các mạng lưới này phục vụ ba chức năng chính yếu. Trước tiên, chúng tập trung và phân phối các nguồn tài nguyên, đất đai, gia súc và hạt giống. Thứ nh́, chúng cũng tập họp lại các cá nhân tài giỏi và các kỹ năng của họ như các học giả, nghệ nhân, và kỹ thuật gia. Thứ ba, chúng phát triển hạ tầng cơ sơ cho việc khai khẩn các vùng đất mới cho sự sản xuất. 15 Từ sự ổn định và thịnh vượng phát sinh từ hệ thống này dẫn đến mật độ gia tăng trong dân chúng và sự gia tốc kinh tế. Trong khuôn khổ của sự tăng trưởng về của cải và giới khách hàng bảo trợ, nhu cầu và công cuộc mậu dịch được nâng cao. V́ thế, xuyên qua phép tỷ giảo, chúng ta có thể giả thiết rằng sự tăng trưởng các quần thể nhà chùa tại khu vực trung lưu của sông Hồng có nghĩa mang lại sự ổn định chính trị nhiều hơn cho chế độ nhà Lư, có nhiều đất đai hơn cho sự canh tác, có sản lượng gạo nhiều hơn, nhiều người hơn liên hệ đến nền kinh tế trung ương và một nhu cầu về hàng hóa dâng cao.
Khi sự phát triển kinh tế này xảy ra tại khu vực trung tâm nơi vùng trung lưu con sông từ khoảng giữa thế kỷ thứ mười một, nó hẳn có một tác động lên các khu vực chung quanh, đặc biệt các khu vực xa hơn về phía thương lưu và hạ lưu. Một dân số nhiều hơn, sự trao đổi kinh tế và nhu cầu – có nghĩa, các lực lượng thị trường – tại các vùng đất thấp thuộc trung ương sẽ vươn tay lên tới các núi đồi bởi các hàng hóa sẽ được t́m thấy ở nơi đó, muối của duyên hải được trao đổi lấy ngựa vùng cao nguyên là một sự trao đổi cụ thể. Chắc chắn không có sự t́nh cờ ngẫu nhiên rằng vào thời kỳ này Đại Việt đă liên kết với nhà Tống để đập nát mưu toan đ̣i tự trị tại vùng thượng du của sắc dân Nùng. 16 Cùng lúc, như tại Angkor và Pagan, khu vực trung lưu được nối kết, xuyên qua khu vực hạ lưu, với thông lộ quốc tế quan trọng chạy theo trục đông-tây để thu hút hàng hóa ngược gịng từ bờ biển lên. 17
Xuyên qua các thế kỷ thứ mười một và mười hai, đặc biệt với sự di chuyển kinh đô của nhà Tống xuống phía nam trong năm 1126, đă có một sự can hệ sâu đậm của các thương nhân Trung Hoa vào công cuộc mậu dịch quốc tế này. Khi cao trào mậu dịch nhà Tống vươn tới dọc khu vực duyên hải của Đại Việt, nó tương tác một cách mạnh mẽ với các lực lượng kinh tế nội địa tại khu vực trung lưu cũng như cung cấp một sự kích thích nhiều hơn nữa trên miền thương lưu v́ các hàng hoa vùng thượng lưu được ưa chuộng một cách nồng nhiệt.18 Trào lưu này nâng cao sự tăng trưởng, sự thịnh vượng và của cải của vùng hạt nhân nước Đại Việt và sự kiểm soát chính trị của triều đại nhà Lư. Song cùng lúc, các lực lượng kinh tế này, cả trong nội địa hay trên b́nh diện quốc tế, đă dẫn đến các sự thay đổi quan trọng tại khu vực duyên hải, miền hạ lưu nước Đại Việt vốn chỉ được kiểm soát một cách lỏng lẻo. Một cách mạnh dạn hon, tôi sẽ giả định rằng vùng đất hạ lưu, tương đôi cởi mở trong mô h́nh Đại Việt này đă trở thành một khu vực tương tác đa văn hóa và phát triển kinh té. Các cư dân từ các tỉnh miền duyên hải đông nam nước Trung Hoa đổ xuống khu vực này và đă góp phần vào sự biến đổi nó về mặt kinh tế, văn hóa và chính trị. Cùng với trào lưu xuôi ngược thung lũng sông Hồng băng ngang khu vực này, cũng xuất hiện điều mà chúng ta có thể gọi là sự phát triển kỹ nghệ, sự sản xuất các sản phẩm cho cả sự tiêu thụ địa phương lần cho sự mậu dịch vùng thợng lưu và dọc theo các thông lộ quốc tê. 19
Vùng hạ lưu Đại Việt nằm ven bờ của một biển vô định h́nh, Giao Chỉ Dương (Jiaozhi Ocean) ở một vị trí trung gian dọc theo thủy lộ mậu dịch quốc tế, như tác giả Li Tana đă vạch ra đâu đó trong cùng tạp chí này. “Đại dương’ này kéo dài từ bở biển đông nam của Trung Hoa xuống nam xuyên qua Vịnh Đông Kinh (Bắc Việt) cho đến xứ Chàm. Nguyên thủy, với tất cả các sự biểu hiệu bên ngoài, phần phía nam của của miền duyên hải Đại Việt đă dính líu nhiều nhất với khung cảnh mậu dịch này, đặc biệt là Nghệ An. Tọa lạc tại trung tâm của Giao Chỉ Dương, khung cảnh mậu dịch này nối kết với xứ Chàm nằm phía dưới sâu hơn của bờ biển, với Angkor xuyên qua núi và xuôi theo gịng sông Cứu Long, với đảo Hải Nam ở phía Đông băng ngang qua đại dương và với vùng hạt nhân của Đại Việt ở phía Bắc. Vào khoảng thế kỷ thứ mười hai, t́nh trạng lâu đời này đă bắt đầu thay đổi với sự tăng trưởng của miền hạt nhân của Đại Việt và cao trào mậu dịch của nhà Tống. Giao điểm của hai lực lượng này xem ra đă kéo tiêu điểm thương mại lên phía bắc bờ biển, cùng lúc xảy ra sự cạnh tranh gia tăng giữa ba mô h́nh Đại Việt, Chàm và Angkor trên dải bờ biển này. Các biến cố như thế đă dẫn đến sự di chuyển hải cảng chính yếu, mà không hoàn toàn gỡ bỏ tầm mức thương mại của khu vực Nghệ An / Thanh Hóa. Phần mà giờ đây là miền bắc Trung Phần Việt Nam sẽ vẫn là một khu quan trọng của miền duyên hải. 20
Sau rốt, từ giữa thế kỷ thứ mười hai, trung tâm của các sự phát triển này đă diễn ra tại hải cảng Vân Đồn, xuất hiện từ khu vực mậu dịch Qinzhou nơi có sự pha trộn về chủng tộc và sự nối kết một mạng lưới các hải cảng thuộc một chuỗi các ḥn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của đồng bằng. 21 Về khung cảnh này, bộ Đai Việt Sử Kư Toàn Thư ghi nhận các sự tiếp xúc với các nhà mậu dịch từ đảo Java, thế giới Đông Nam Á duyên hải và vịnh Thái Lan. Cũng có các sự đề cập đến dân số Trung Hoa tại địa phương, như chúng ta sẽ thảo luận dưới đây. Một cách đáng lưu ư, hải cảng Vân Đồn và hải cảng mới của Chàm ở Thị Vải (Quy Nhơn) thuộc Vijaya xem ra đă xuất hiện lần lượt tại bờ biển giờ đây thuộc miền bắc và trung Việt Nam cùng một lúc (khoảng giữa thế kỷ thứ mười hai), đă phát triển trên sự mậu dịch quốc tế gia tăng giữa vùng phía đông đảo Java và miền nam Trung Hoa, và đă có các sự tiếp xúc văn hóa và chính trị với các khu vực bao quanh tức vùng Angkor đối với Vijaya và miền nam Trung Hoa đối với vùng bờ biển của Đại Việt. Ngoài ra, cùng lúc, đă diễn ra sự trổi dậy của Tambralinga nơi phần trên sườn phía đông bán đảo mă Lai và sự xâm lăng của nó vào Tích Lan (Sri Lanka).
Một hải quan chính cho công cuộc mậu dịch này của Đại Việt liên hệ các khối lựợng lớn tiền mặt bằng đồng từ nước Tống. Người Việt Nam đă sản xuất tiền đồng trong khoảng tiền bán thế kỷ thứ mười một, nhưng từ thời kỳ này về sau, có lẽ như một sự kết hợp của nhu cầu kinh tế lớn hơn và sự cung ứng của tiền đồng nhà Tống, tiền đồng kể sau đă trở nên tài nguyên chính yếu đối với nền kinh tế địa phương. Tiền đồng bằng đồng phát sinh từ bờ biển đông nam của Trung Hoa [chở] trên các chiếc thuyền buồm và được cung cấp cho nền kinh tế đang phát triển của Đại Việt. 23 Khi nền kinh tế đất liền phát đạt, nó thu hút hiện kim này và các sản phẩm khác xuyên qua khu vực duyên hải, trong tiến tŕnh làm giàu thêm cho vùng kể sau. Đại để, sự sản xuất địa phương các đồ dùng chẳng hạn như đồ gốm cũng đều phát sinh từ miền này. 24 Sự gia tăng số các hành cung [ngoài kinh đô] của hoàng gia tại miền hạ lưu châu thổ suốt đên giữa thế kỷ thứ mười hai xem ra cho thấy một sự quan tâm sâu xa của nhà Lư tại đó. 25
Tầm quan trọng trọn vẹn của sự phát triển miền duyên hải này – kéo dài từ hải cảng Vân Đồn phía bắc xuống tới Thanh Hóa – Nghệ An ở phía nam – có thể được nhận tháy trong các báo cáo hồi thập niên 1170 lập bởi các viên chức Trung Hoa thuộc tỉnh Quảng Tây giáp ranh phía bắc. Các báo cáo này, lập bởi các viên chức cấp tỉnh tên Fan Chengda và Zhou Qufei, xem ra quá lời khi áp dụng cho toàn thể lănh địa của Đại Việt (người Trung Hoa gọi là An Nam). Nhưng nếu chúng ta áp dụng chúng một cách cụ thể cho miền duyên hải của Đại Việt, toàn cảnh trở nên rơ ràng hơn. Ông Fan đặc biệt nhấn mạnh đến bản chất Trung Hoa của vùng tiếp xúc giữa hai bên – một ưu thế của hàng hóa và khối di dân Trung Hoa, lệ thuộc vào Trung Hoa về các vật phẩm như mực và bút viết. Ông lập luận lên triều đ́nh nhà Tống rằng trào lưu nhân lực (theo cách nói của ông về việc buôn lậu nô lệ), giới văn nhân trí thức và tiền đồng dọc theo bờ biển xuống khu vực phải bị ngăn chặn. Đối vơi ông, chính người Trung Hoa ven biển (một cách đích danh, các người Mân ở Phúc Kiến) là kẻ đă cung cấp tư tưởng; như chúng ta sẽ thấy, sự kiện này hiện ra đúng y như thế đối với miền duyên hải của Đại Việt. 26
Như ông Fan đă nêu ra, khu này đă là nơi gặp gỡ của “các kẻ buôn lậu tai tiếng từ nam phần đế quốc [nhà Tống]” với “các thương nhân ngoại quốc thuộc các vùng đất man rợ”. Các sản phẩm địa phương là kim loại (vàng, bạc, đồng) và các sản phẩm từ súc vật (ngà voi, sừng tê giác, lông chim bói cá) từ núi rừng và ngọc trai từ biển cả. 27 Ngoài ra, nhiều sản phẩm hơn đến từ mọi sắc dân nam man nằm ở phía tây các hải cảng Trung Hoa”, và các hải cảng này, đặc biệt là Qinzhou, khá gần cận. Trải dài khắp miền duyên hải cũng là một loạt các dân tộc. Tác giả quá cố Trần Quốc Vượng có nói đến các di tích của người Chàm và của các sắc dân Austronesians khác rải rác nơi đây, kể cả một loại b́nh, đồ gốm và các mỹ nghệ phẩm đặc biệt. 28
Điều đă xảy ra xuyên qua thế kỷ thứ mười hai là sự thành lập miền duyên hải này như một khu vực chuyển tiếp giữa quốc tế và quốc nội, giữa miền thượng lưu với hạ lưu của Đai Việt. Miền này mang nhiều tính chất thương mại hơn, được mở rộng với thế giới bên ngoài và can hệ trực tiếp với các sự phát triển tại Trung Hoa hơn là vùng Đại Việt trong nội địa. Nó giống như t́nh trạng đồng thời gần cửa khẩu sông Dương Tử, nơi mà thành phố Ninh Ba (Ningpo) (Mingzhou) cũng được thành lập đúng từ một miền duyên hải như thế, với sự trao đổi văn hóa liên hệ đến Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tác giả Ide Seinosuke, trong khi thảo luận các vấn đề về ảnh hưởng và lư lịch “dân tộc” cho các họa phẩm Phật Giáo, ghi nhận cách thức theo đó Ninh Ba đă là “một cửa ngơ của sự trao đổi văn hóa” và “một cửa ngơ” cho trào lưu các khuôn mẫu đa văn hóa băng ngang qua Biển Đông Hoa (East China Sea). Tại một khu mở ngỏ như thế, phơi bày ra trước các ảnh hưởng của một loạt các dân tộc và chiều hướng, điều trở nên vô cùng khó khăn, ông ghi nhận, để ấn định lư lịch cụ thể của một công tŕnh văn hóa. Trong phạm vị một khu vực như thế, các cá nhân có thể đan kết cùng nhau những ǵ lôi cuốn họ và tạo lập ra các sản phẩm đa văn hóa – xuyên qua sự hỗn hợp, nếu muốn -- mà sau đó tuôn trào ra nhiều hướng khác nhau. Một khu hỗn hợp như thế là một sự tương giao đa diện thu hút các yếu tố từ các nơi khác, tái chế chúng và và phân phát chúng một lần nữa, không chỉ là các sản phẩm hỗn tạp mà như các sự sáng tạo mới. 29
Miền đông của Đại Việt (có nghĩa miền hạ lưu Đai Việt) được tạo thành chính từ một khu hỗn hợp đăng sau mạng lưới hải cảng tại Vân Đồn. Đó là một khu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trào lưu từ các hải cảng duyên hải đông nam Trung Hoa, như Fan Chengda đă nêu ra, nhưng nó không chỉ có tính chất Trung Hoa không thôi. Trong các thế kỷ sau đó, sâu hơn về phía nam dọc theo bờ biển là Hội An, nó là sản phẩm của một nỗ lực chung liên can đến người Trung Hoa đến thăm viếng, người Trung Hoa ở địa phương, các du khách khác và các cư dân bản xứ khác nhau, tất cả đều tiếp thu trào lưu quốc tế nhiều loại hàng hóa và ảnh hưởng văn hóa. 30 Nó đă hiện hữu bên ngoài thế giới Phật Giáo cơ hữu của triều đại nhà Lư bao quanh kinh đô Thăng Long tại khu vực trung lưu của gịng sông, song không hoàn toàn tách biệt khỏi nó. Tại khu duyên hải này, kéo dài xuống phía nam đến Nghệ An, đă phát sinh mọt văn hóa mới, cởi mở với thế giới Trung Hoa hơn là miền kinh đô. 31 Ngày một gia tăng, từ thế kỷ thứ mười hai cho đến suốt thế kỷ thứ mười ba, trong phạm vi khu duyên hải mở ngỏ này, chúng ta nh́n thấy sự xuất hiện một văn hóa trí thức khác biệt với văn hóa đă tiến tới việc hiện hữu nơi vùng thượng lưu, trong khu vực nghiêng về Phật Giáo của kinh đô. Từ nền văn hóa duyên hải mới này, đưa đến một h́nh thức chính quyền mới và một sự chia cách văn hóa thượng nguồn và hạ lưu. Các sự trung thành về chính trị tại miền Đại Việt hạ lưu sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với các trường hợp ở miền thương lưu của nó.
Tiêu biểu cho khuôn mẫu này là khó khăn xảy ra cho ông hoàng Trần Khánh Dư trong các cuộc chiến tranh kháng Mông hồi thập niên 1280. Ông và quân sĩ của ông gặp rất nhiều khó khăn để phân biệt các cư dân duyên hải với binh lính phương bắc v́ trang phục của họ, v́ thế ông đă ra lệnh cho các cư dân phải thay nón kiểu bắc phương của họ bằng các chiếc nón có kiểu bản xư, khác biệt (nón Ma Lôi, có thể theo mẫu của Chàm [sic]). Trích dẫn theo Niên Sử, “dân chúng [chung quanh Vân Đồn] có thói quen lệ thuộc vào mậu dịch trong cuộc sinh hoạt của họ. Họ dựa vào “các thương khách từ phương bắc’ để mua mọi thức ăn, đồ uống, y phục. Và v́ lư do này, họ quen mang y phục “bắc phương.” 32 Cũng vậy, trong khu này, kéo dài xuống phía nam xuyên qua Thanh Hóa và Nghệ An, hiện ra một nền văn chương trí thức sử dụng giấy và bút viết được nhập vào phương Nam; trong thời kỳ này, như đă ghi nhận ở trên, có sự tiếp xúc nội địa với miền này bởi các mục đích nghi lễ, loại công việc tinh thông bởi giới văn nhân trí thức.
Trong khoảng từ giữa đến cuối thế kỷ thứ mười hai, các bia kư xuất hiện tại khu này đă chứng tỏ bản chất trí thức của thế giới duyên hải. Trước tiên (tại tỉnh Thái B́nh ngày nay) có bia kư năm 1159 về vị thượng thư trong triều nhiều quyền thế, ông Đỗ Anh Vũ, với các sự tham chiếu quan trọng, uyên thâm về thời đại cổ điển của Trung Hoa – đặc biệt về Chu Công (Duke of Chou), nổi tiếng v́ vai tṛ nội thần phụ tá cho một nhà vua trẻ tuổi. Điều chúng ta có được, theo cách nói của tác giả Keith Taylor, là sự sử dụng “ngữ vựng của sự giáo huấn luân lư Khổng học” và không có sụ tham khảo đến Phật Giáo của khu trung lưu. Bia kư này đề cập đến “các thương nhân đến từ phương xa”, về sự cai trị của Đỗ Anh Vũ tại Nghệ An và Thanh Hóa, các phần quan trọng của khu duyên hải; và về các thày giáo và văn nhân – trí thức nhiều phần thuộc cùng khu vực, về những ǵ mà cả hai nhóm này đă liên hệ với chính quyền. “Các người của bút và mực” đă tham gia vào một cuộc lễ lớn. Song nhân vật vĩ đại này, ông Đỗ Anh Vũ, lại sẽ bị sỉ nhục trong các sử sách sau này. Mặc dù ông có các móc nối với miền duyên hải, ông vẫn thuộc vào thế giới nội địa của kinh đô Thăng Long. Kế đến, các học giả từ bên ngoài – như tác giả Taylor gọi họ -- chắc chắn là từ khu duyên hải – đă lưu trữ tài liệu tại các thư viện và văn khố của họ để sẽ được thu gom lại trong thế kỷ thứ mười ba, trước tiên bởi Trần Phổ trong quyển Việt Chí (Record of Viet) của ông, và sau dó bởi ông Lê Văn Hưu trong bộ sử chính thức của ông, Đại Việt Sử Kư năm 1272 (xem thêm bên dưới). BởI thế, khung cảnh trí thức nẩy nở của khu duyên hải thịnh vượng vẫn đứng bên ngoài triều đ́nh và bối cảnh văn hóa Phật Giáo nội địa. Một văn bia thứ nh́, từ nằm 1157 tại tỉnh Hưng yên ngày nay, đến từ phía gia đ́nh bên mẹ của ông Đỗ Anh Vũ, và xác nhận khuôn mẫu căn bản của bia kư thứ nhất; nó cũng có chứa đựng các điển tích Trung Hoa cổ điển. Văn bia thứ ba, khoảng cuối thế kỷ thứ mười hai và cũng tại tỉnh Hưng Yên, đă được biên soạn bởi học giả đứng đầu trong một cuộc khảo thí năm 1185. 33
Trong khi Đại Việt được tạo lập tại khu vực trung lưu của sông Hồng từ thế kỷ thứ mười cho đến hậu bán thế kỷ thứ mười một, triều đ́nh nhà Tống ở phương Bắc đă thống nhất Trung Hoa và khởi sự một sự can dự ồ ạt vào công cuộc thương mại quốc tế. Nỗ lực này sẽ được nâng cao trong thế kỷ thứ mười hai với sự dời đô về vùng thung lũng sông Dương Tử. Điều ảnh hưởng đến Đại Việt chính là một sự tăng trưởng quan trọng của khu duyên hải trống vắng của nó và một sư hiện diện của Trung Hoa gia tăng mạnh mẽ tại khu vực này. Sự hiện diện này sau rốt sẽ dẫn đến một sư chuyển đổi lớn lao về quyền lực tại Đại Việt và sự can dự gia tăng ở đó của một nhóm trí thức mới, có chiếu hướng nghiêng về Trung Hoa cổ điển hơn là Phật Giáo.
Suốt trong thế kỷ thứ mười hai cho đến lúc bước vào thế kỷ thứ mười ba, hai lực lượng kinh tế quan trọng đă tác động, mặc dù riêng rẽ, chúng xoắn bện và tăng cường cho nhau. Thứ nhất là sự phát triển nông nghiệp được nối kết với sự vươn cao của quốc gia nhà Lư và các chùa Phật Giao cùng các điền trang đă cung cấp nền tảng vững chắc cho quốc gia này. Việc này xảy ra tại phần trung lưu gịng sông tạo thành hạt nhân của Đại Việt. Sự kiện thứ nh́ xảy ra tại và gần bờ biển và được nối kết với cao trào mậu dịch từ và đén nước Trung Hoa nhà Tống; sự kiện sau này tự nhiên đă có một thành tố Trung Hoa mạnh mẽ. Sự kiện thứ nhất đă tạo ra một nhu cầu nội địa gia tăng về hàng hóa ngoại quốc được chở ngược gịng từ bờ biển lên, trong khi sự kiện thứ nh́ tương ứng với nhu cầu ngoại quốc gia tăng về các sản phẩm, đặc biệt từ vùng cao nguyên. Các sản phẩm này được xuôi gịng xuống bờ biển hay được chế tạo tại khu duyên hải phía đông đang tăng trưởng. Tổng quát, sự kết hợp kinh tế tăng trưởng tại lănh thổ Đại Việt sẽ dẫn đến sự thay đổi văn hóa và chính trị quan trọng.
Chính v́ thế, suốt các thế kỷ thứ mười hai và mười ba, khu phía đông dọc theo bờ biển của Đại Việt đă tăng trưởng một cách không cân đối trong sức mạnh kinh tế. Hải cảng Vân Đồn xuất hiện và trở nên một căn cứ cấp miền mạnh trong phạm vi Đông và Đông Nam Á. Với trào lượng hàng hóa ngược xuôi trên hệ thống sông Hồng, kể cả trào lượng tiền đồng băng đồng của nhà Tống, hạ tầng cơ sở và dân số của khu duyên hải này sẽ gia tăng một cách lớn lao. Một phần đáng kể của sự tăng trưởng này liên quan đến một dân số Trung Hoa di chuyển xuống bờ biển từ các hải cảng của Quảng Đông, Phúc Kiến và Triết Giang. Như một phần của mạng lưới thương mai Trung Hoa đang tăng trưởng tại vùng Biển Nam Hải, phần đất này bắt đầu nắm giữ quyền lực nhiều hơn tại Đại Việt. Vào khoảng thế kỷ thứ mười ba, quyền lực bắt đầu được di chuyển và, cùng với nó, một lực lượng văn hóa mới khởi sự xuất hiện trong xă hội Việt Nam.
Sự Kiểm Soát Khu Duyên Hải, Sự Thay Đổi Hành Chánh và Giới Trí Thức
Vào khoảng 1200 vùng hạ lưu Đại Việt, khu duyên hải, đă trở thành một trung tâm thịnh vượng về mậu dịch quốc tế và một miền văn hóa thu hút nhiều ảnh hưởng ngoại lại, đặc biệt xuống từ bờ biển đông nam của Trung Hoa. Từ tập hợp văn hóa và kinh tế này, nảy sinh ra sự trổi dậy về quyền lực chính trị của gia tộc họ Trần, trước đây đến từ Phúc Kiến và nguyên gốc là các ngư phủ của khu duyên hải này. Nhà Trần đă thiết lập căn cứ của họ ban đầu tại châu thổ hạ lưu phía nam và sau đó mở rộng thế lực của họ -- chính yếu là hải quân – lên miền bắc, phía sau Vân Đồn. 34 Mặc dù không liên kết một cách minh danh với các lực lượng thương mại quốc tế và quốc nội thời thế kỷ thứ mười hai, gia tộc hậu duệ người Trung Hoa vùng duyên hải này xuất hiện giữa các lực lượng này, và có vẻ như đă lợi dụng chúng để sau rốt, rèn đúc thành một sự thống nhất chính trị trên cả hai vùng Đại Việt thượng nguồn và hạ lưu. Trong khi ở nước khác nơi phía tây (tại Ayudhya và Pagan) quyền lực địa phương trổi dậy và di chuyển thủ đô ra bờ biển, tại Đại Việt, quyền lực duyên hải xuất hiện và nắm giữ quyền hành tại chính kinh đô Thăng Long, ḥa nhập vào đời sống nghi lễ của vùng hạt nhân nội địa.
Các lực lượng thương mại duyên hải tại Đại Việt trong các thế kỷ mười hai và mười ba đă là các bước mở đầu cho các động lực lan tràn dọc theo bờ biển của miền Đông Nam Á lục địa. Vào thời điểm này, chính bờ biển phía đông của lục địa cảm nhận thấy tác động chính của cao trào mậu dịch Trung Hoa. Cả miền đông của Đại Việt lẫn bờ biển miền trung của xứ Nagara Champa ở phía Nam đă chứng kiến các sự biến chuyển kinh tế và thay đổi quyền lực quan trọng. Đối với xứ kể tên sau [Chàm], đó là sự xuất hiện của hải cảng Thị Nại ở Quy Nhơn và thành phố Vijaya trong nội địa của nó (tại miền trung của xứ sở này); miền nam đă liên kết với các phần tử tại Angkor để thống trị xứ Chàm và gạt sang một bên hải cảng cũ (giờ đây là Hội An) và quyền lực chính trị tại Amaravati (tại miền bắc của Chàm). 35 Trong các thế kỷ sau, các quyền lực ven biển hay ven sông như Phnom Penh (Nam vang), Ayudhya và Pegu cũng sẽ dẫn đầu cho các sự di chuyển kinh đô khỏi Angkor và Pagan.
Đối với Đại Việt, sẽ không có sự dời đô như thế, không có sự di chuyển quyền lực trung tâm xuống phía bờ biển. Thay vào đó, quyền lực duyên hải vươn lên thượng nguồn và dành được sự kiểm soát kinh đô, giữ nguyên nó ở lại địa điểm cũ và du nhập các thành phần mới vào đó. Tại sao điều này đă xảy ra? Có lẽ một phần là v́ sự gần gũi của kinh đô cũ đối với bờ biển ở Đại Việt, nhưng tôi ngờ rằng, chính yếu là bởi có sự quan tâm mạnh mẽ của nhà Trần trong sự phát triển nông nghiệp và trong cấu h́nh về nghi lễ của vùng hạt nhân. Trong tiến tŕnh, các khuôn mẫu duyên hải cùng với sự tham gia nhiều hơn của Trung Hoa sẽ khởi đầu trong hơn hai thế kỷ cho điều về sau sẽ trở thành một sự chuyển hóa quan trọng của Đại Việt.
Sự chuyển tiếp quyền lực từ nhà Lư sang nhà Trần, từ sự kiểm soát nội địa sang duyên hải, chưa được nghiên cứu chi tiết (Thực ra, một cách lạ lùng, các kẻ sáng lập triều đại tại Việt Nam vẫn chưa được khảo sát như thế, dù ở bất kỳ mức độ nào). Tác giả O. W. Wolters đă chú mục vào sự chuyển tiếp Lư-Trần này trong bài viết thảo luận các sự khác biệt giữa các niên sử của thế kỷ thứ mười ba (được biên soạn lại trong thế kỷ 15) với các niên sử của thế kỷ thứ mười bốn, một bộ sử rơ ràng là tác phẩm của một nhà học giả miền duyên hải. 36 Bất kể các sự khác biệt đáng lưu ư, cả hai văn bản nói chung đều bênh vực cho gia tộc họ Trần mới, và đồng ư rằng nhà Lư có nhiều khó khăn, đặc biệt là chủ nghĩa địa phương và các lănh tụ địa phương tự xác định ḿnh chống lại kinh đô. Nhà Lư đă sẵn tự ḿnh nối kết với quyền lực đang lên của họ Trần tại vùng Đại Việt phía dưới, và trong phần tư đầu tiên của thế kỷ thứ mười ba là câu chuyện làm sao các sự tranh chấp quyền lực cấp miền khắp châu thổ sông Hồng đă được giải quyết. Khu vực sông Hồng giáp ranh các khu trung lưu và hạ lưu nằm giữa đường từ kinh đô xuống bờ biển đă là một thành phần quan trọng trong vấn đề này, khi mà các lănh tụ của nó, đặc biệt là Nguyễn Nộn, đă đứng lên chống lại cả quyền lực ở thưuợng nguồn lẫn hạ lưu. Đây không chỉ là một vấn đề chính trị không thôi; các sự gián đoạn thông thương dọc theo các thủy lộ của vùng châu thổ đă ảnh hưởng đến các thương nhân và công cuộc mậu dịch trên sông của họ. Nhà Trần tại bờ biển hẳn nhiên đă có một sự quan tâm mạnh mẽ đến việc duy tŕ sự tiếp cận với trung tâm dân cư chính yếu và sự giàu có nằm trên thượng nguồn của họ. Kết quả là xuyên qua các t́nh huống và sự thương thảo vô cùng căng thẳng với nhà Lư, quyền lực duyên hải này đă thong dong trên con đường nắm giữ sự kiểm soát kinh đô và khu vực hạt nhân nội địa.
Sử dụng các cuộc trao đổi hôn nhân với gia tộc cầm quyền nhà Lư để đặt môt thanh niên từ chính gia đ́nh của họ lên ngôi tại Thăng Long trong năm 1225, nhà Trần cũng đă phải giải quyết vấn đề các quyền lực cấp miền để chấp nhận sự vươn lên của họ; đặc biệt, châu Hồng ngăn chặn bước đường của họ. Trong suốt các thập niên 1210 và 1220, các lực lượng liên hợp Lư/Trần đă khuất phục được các quyền lực địa phương cho đến khi sau rốt châu Hồng bị sụp đổ và – nói theo niên sử thế kỷ thứ mười lăm – “quốc gia trở thành một”. 37 Việc này thường được đón nhận để chỉ cho thấy sự thống nhất thông thường của triều đại mới, nhưng tôi muốn nêu ư kiến rằng trong trường hợp này, nó c̣n mang nhiều ư nghĩa hơn thế. Đúng ra, nơi đây, nó cho thấy sự gỡ bỏ bất kỳ rào cản nào giữa Đại Việt hạ lưu với thượng nguồn, và trong thực tế, lần đầu tiên hai khu vực này đă được liên kết thực sự với nhau. Điều này được xác nhận nơi một sự ghi nhận trong quyển An Nam Chí Lựợc hồi thế kỷ thứ mười bốn rằng khi nhà Trần nắm giữ quyền hành, họ đă kết hợp quê hương của họ -- vùng châu thổ hạ lưu (Long Hưng, Thiên Trường, cũng như Trường An ở bờ biển phía dưới) – vào miền hạt nhân của Đại Việt thượng nguồn (kinh đô và quê hương họ Lư). 38 Trong mọi lúc, họ Trần vẫn duy tŕ trung tâm chính trị của chính họ tại Thiên Trường nằm sâu trong vùng châu thổ và sinh hoạt nhiều thời giờ ở đó như là kinh đô thứ nh́ của họ. 39
Trong khi nhà Trần và các lực lượng duyên hải của họ nắm giữ sự kiểm soát kinh đô, họ đă mau chóng ḥa nhập vào khuôn khổ lễ nghị hiện có của miền hạt nhân nội địa. Cử hành việc cắt máu ăn thề trung thành với nhau năm 1227, nhà Trần đă thu tóm các miền của Đại Việt lại với nhau như nhà Lư đă làm hai thế kỷ trước đó, và họ cũng tiếp tục các nghi lễ hoàng triều thờ phụng Đế Thích (Indra) vốn đă được thiết lập bởi nhà Lư hồi giữa thế kỷ thứ mười một. 40 Tuy nhiên, nhà Trần, hơn thế, c̣n tiến hành một cách mau chóng việc thay đổi khuôn mẫu cho phép họ đoạt được ngôi vua, có nghĩa sự dàn xếp quyền lực cấp miền và sự trao đổi hôn nhân với các quyền lực đó. Trong tiến tŕnh, có vẻ họ đă hấp thụ văn hóa duyên hải Hán hóa từ đó họ vừa mới trồi lên. Như tác giả O. W. Wolters đă mô tả về nó, nhà Trần đă thiết lập chế độ phụ hệ và quyền ngành con trưởng làm các quy luật then chốt cho sự thừa kế, cùng với một ư thức mạnh mẽ về gia tộc và sự kết hôn nghiêm ngặt trong ṿng gia tộc. Để thực hành điều này, họ cũng thiết lập định chế thái thượng hoàng, nhà vua đă nhường ngôi nhưng vẫn cai trị trong khi người con trai trưởng c̣n trẻ, làm hoàng đế, chỉ trị v́. Các thành viên khác của gia đ́nh, đàn ông và đàn bà, đều hỗ trợ cho ngai vàng. 41
Văn hóa duyên hải có bao gồm các phần tử không phải Trung Hoa, như chúng ta có thể ước định. Một lần nữa lấy gia tộc nhà Trần như đại diện của ít nhất một phần của văn hóa phức tạp đó, chúng ta xem xét các phần tử mà người Trung Hoa đương thời và sau đó sẽ nh́n như bất thường và mọi rợ. Tục xâm h́nh vẽ lên ḿnh nổi bật ra ở đây; nó có vẻ như đă ăn sâu tại vùng duyên hải, với h́nh con rồng làm họa tiết chính. Các sinh vật này tượng trưng cho truyền thống chiến sĩ “từ vùng hạ lưu”, như nhà Trần công nhiên phát biểu, và giúp cho họ né tránh các con rắn nước và giông băo ngoài biển. Đối với nhà Trần, tục lệ này mang âm hưởng từ những ngày đi biển của họ lấn sâu vào vùng châu thổ. Một thành tố quan trọng khác là chế độ nội hôn (endogamy: đồng tộc kết hôn) và các tập tục t́nh dục của nó, đă bị kết tội một cách mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ sau này. Tầm quan trọng của một vị vua là cung cấp một con trai kế ngôi đứng hàng đầu và đă miễn chấp nhiều chuyện trong nỗ lực để hoàn thành việc đó. Ngay trong thập niên 1230, nó đă dẫn đến sự tráo đổi một v́ công chúa đă có thai giữa hai anh em để khiến cho việc này xảy ra. (Hơn một thế kỷ sau, một phương thuốc t́nh dục [như thế] sẽ lại diễn ra với cùng lư do.) Để giải quyết sự căng thẳng phát sinh từ sự tráo đổi, cũng như để bảo đảm rằng không có quyền lực địa phương nào khác đóng giữ được một vai tṛ ǵ (như nhà Lư đă cho phép họ Trần làm như thế), chi hoàng tộc này sẽ kết hôn với nhánh khác trong ḍng tộc (anh chị em họ cùng thế hệ: parallel cousins). Trong khi rơ ràng không mang tính chất Trung Hoa, sự kiện này phải chăng đă là một sự lựa chọn thực tiễn? Hay nó cũng có nguồn gốc từ sự sinh hoạt đa văn hóa (có lẽ mang tính chất Austronesian (Nam Á) của miền châu thổ bên dưới? Hay cả hai? 42
Nắm giữ được triều đ́nh, nhà Trần đặc biệt đă tuyển chọn các phần tử Trung Hoa để phụ tá trong việc cai trị quốc gia, những phần tử này chắc chắn cũng đến từ văn hóa duyên hải của họ. Một sự khảo thí nghiêm ngặt hơn về Trung Hoa cổ điển đă dần dần thay chỗ kỳ thi Tam Giáo được tổ chức không định kỳ dưới thời nhà Lư, với nội dung bao gồm các sự giảng dạy về Khổng học, Đạo Phật và Lăo (Đạo) Giáo. 43 Cho đến giữa thế kỷ tứ mười ba, nhà Trần đă hành động để đẩy sự kiểm soát trung ương đến các khu vực cấp miền, bởi lần đầu tiên đă tuyển dụng các học giả từ các cuộc khảo thí để điền khuyết một số trong các chức vụ này. Tiếp theo sau, có vẻ từ một mô thức nông nghiệp Trung Hoa tổng quát, họ đă khai triển các sổ đăng tịch dân số và đă làm việc để thu gọn các hệ thống đê điều trên cả sông Hồng lẫn sông Mă (con sông sau này ở Thanh Hóa). 44
Căn bản cho các sự thay đổi hành chính giữa thế kỷ này (vẫn chưa được khảo sát một cách cặn kẽ ǵ cả) là do giới văn nhân trí thức bắt đầu ngoi lên xuyên qua các cuộc khảo thí. Trong suốt thế kỷ thứ mười ba cho đến khi bước sang thế kỷ thứ mười bốn, các học giả về Trung Hoa cổ điển này hầu như hoàn toàn đến từ khu duyên hải, ở phía Đông và phía Nam kinh đô. Cao trào trí thức này xuất hiện từ miền Đại Việt hạ lưu, trải xuống phía nam đến Thanh Hóa, khu chuyển tiếp về thương mại và văn hóa đă được cấu thành trong thế kỷ trước. Xét bề ngoài, như Fan Chengda đă lớn tiếng, các gia đ́nh người Hoa ḍng dơi trí thức đă đi theo ḍng chảy dọc duyên hải xuống miền châu thổ phía dưới để t́m kiếm cơ hội ở đó và đă khởi sự mang theo học thức của họ đến với cư dân địa phương khác. 45 Chính v́ thế, có vẻ rằng tác động chính yếu của mậu dịch nhà Tống trên Đại Việt là việc thành lập khu vực này và dẫn đến sự truyền bá kết sinh nền văn hóa của nó đến kinh đô và chính quyền tại Thăng Long.
Các cuộc khảo thí mới – bắt đầu trong các năm 1232, 1239 và 1247 – đă sản sinh ra các người trúng tuyển gần như chỉ từ khu duyên hải, miền có các tỉnh phía đông và nam như Hải Dương, Sơn Nam, và Thanh Hóa. Dần dần, các học giả duyên hải này đảm nhận các chức vụ hành chính cả ở kinh đô lẫn ở các tỉnh, và dần dà cho đến hết thế kỷ, họ đă dành được tầm quan trọng lớn hơn, bởi niên sử năm 1323 có liệt kê 13 nhân vật ảnh hưởng kéo dài từ cuối thế kỷ thứ mười ba cho đến giữa thế kỷ tứ mười bốn. 46 Các học giả này đến từ khu duyên hải, và một số trong họ đă thách thức trực tiếp khuynh hướng Phật Giáo của vùng hạt nhân nội địa cũ. Điều đă phát sinh là một sự phân chia văn hóa giữa khu vực hạt nhân này bao quanh kinh đô cùng cơ sở Phật Giáo mạnh mẽ của nó với vùng duyên hải mang các tin điều Trung Hoa cổ điển của ḿnh. Ngoài ra, có vẻ như đă có một sự tương liên giữa văn hóa trí thức duyên hải này với sự xuất hiện của văn chương chữ Nôm trong cùng các năm này; nền văn chương này, sử dụng Hán tự để biểu lộ ngôn ngữ Việt Nam, xem ra đă nối kết với tỉnh Hải Dương ở phía Đông. 47
Trong năm 1253, nhà Trần đă thiết lập một Trường Đại Học Quốc Gia (Quốc Học Viện / Quốc Tử Viện [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] với các ảnh tượng của Khổng Tử, Chu Công (Duke of Zhou), Mạnh Tử và 72 vị thánh hiền, các học giả được lệnh hướng đến các kinh sách Trung Hoa cổ điển. 48 Vào khoảng năm 1272, họ ra lệnh cho một học giả miền duyên hải, ông Lê Văn Hưu người tỉnh Thanh Hóa, biên soạn bộ niên sử chính thức nhan đề Đại Việt Sử Kư, bao trùm gần hết 1500 năm lịch sử của xứ sở. Trong bộ sử này, ông Hưu – cũng là thày dạy học cho một ông hoàng họ Trần quan trọng (Quang Khải) – đă mang lại một cảm thức mạnh mẽ về tư tưởng vùng duyên hải; thuật phong thủy là một phần trong đó, và sự sử dụng lịch sử để nêu y kiến chỉ trích người khác. Trong khi khảo sát quá khứ, ông Hưu đă lên tiếng chống lại văn hóa nội địa, nh́n nó như là thiếu mất phong thể trie6`u đ́nh và hệ cấp, không đếm xỉa đến tác phong thích đáng và đặt ra một gương xấu cho dân chúng. Tục đa thế, thiếu ḷng hiếu kính với bên phụ hệ, thời gian để tang quá ngắn đối với sự băng hà của nhà vua – cũng như các tập tục văn hóa khác – ông nh́n như là các vấn đề dị biệt. Ông Hưu đă khởi đầu quyển sử của ông từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên với Triệu Đà (Zhao Tuo), đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển chế độ quân chủ Việt Nam. Đây là một nhân vật kiểm soát khu duyên hải, bắc cũng như nam, là tinh tuy Hán-Việt, bảo vệ phương Nam chống lại phương Bắc; và là người mà ông Hưu xếp vào cùng khung bậc với các vị minh quân của Trung Hoa. Nhân vật then chốt kế đó là Đinh Bộ Lĩnh (với người giao tiếp thuộc vùng duyên hải của ông, Trần Lăm), là kẻ đối với ông Hưu, c̣n quan trọng hơn cả họ Ngô và họ Lư của vùng hạt nhân nội địa. 49
Trong khi đó, hoàng tộc nhà Trần mở rộng căn bản nông nghiệp của châu thổ phía đông trong một quy cách rộng lớn khi nó thiết lập các điền trang và tạo ra một hệ thống đê điều phối hợp và trải khắp khu hạ lưu. Các ông hoàng, bà chúa kiểm soát và duy tŕ các thái ấp tại các giao điểm ven sông, tập trung quanh các ngôi chùa Phật Giáo. Tác giả Nguyễn Thị Phương Chi chỉ cho chúng ta thấy tầm mức lớn lao mà các thái ấp này chiếm cứ tại khu duyên hải; chúng tọa lạc tại các thủy lộ quan trọng và sẽ hiện diện tại trung tâm của sự phát triển thương mại và nông nghiệp của miền. Với kỹ thuật sâu rộng hơn (có lẽ hấp thụ từ miền nam Trung Hoa), nhà Trần đă gia tốc sự khai khẩn đất đai vùng châu thổ, cả ở nội địa lẫn duyên hải, và cùng với nó, sự gia tăng dân số, thu hút dân chúng đên từ vùng châu thổ thượng nguồn. các thái ấp này nguyên thủy được đặt tại các địa điểm chiến lược – đặc biệt giữa Thăng Long và Thiên Trường, hai kinh đô – và được kiểm soát bởi các ông hoàng tài giỏi, một thí dụ then chốt là Trần Quốc Tuân, Hưng Đạo Vương, tại phần đông bắc của châu thổ. Các thái ấp này tự túc về mặt kinh tế, bao gồm các làng nông nghiệp, đánh cá, thủ công mỹ nghệ, và thương mại. Chúng có khả năng tự pḥng vệ và trong các cuộc chiến tranh chống Mông Cổ, chúng đă hoạt động như các căn cứ kháng chiến. Chúng phục vụ như các nơi cư ngụ chính yếu của hoàng tộc, các nơi mà các thành viên hoàng tộc sinh sống phần lớn thời giờ ở đó. Chính v́ thế, các khu trang trại của họ đă là các trung tâm xă hội, kinh tế, chính trị và văn hóa địa phương. Ḍng tộc cũng thiết lập các ngôi chùa Phật Giao tại các thái ấp. 50
Gia tộc nhà Trần có vẻ đă hấp thụ một h́nh thức Trung Hoa đương thời về Phật Giáo ((Phái Thiền: Dhyana/Can/Son/Zen) được du nhập bởi các nhà sư Trung Hoa vào miền duyên hải và đă giới thiệu nó với vùng hạt nhân nội địa với sự nhấn mạnh vào việc ngộ đạo Phật nơi chính ḿnh. Trong thế kỷ thứ mười ba, đă có một sự kết hợp mạnh mẽ học thuyết Phật Giao này với tư tương Trung Hoa cổ điển. Trong thế kỷ thứ mười bốn, vua Trần Nhân Tông đă nối kết với người Chàm và các địa điểm Phật Giáo của họ, và nhà Trần t́m cách tổng hợp các nhánh khác nhau trong Phật Giáo Việt Nam bản địa thành một phái duy nhất tức Phái Thiền Trúc Lâm và căn cứ vũng chắc của nó nằm ở phía Đông (Núi Yên Tử). 51
Các ông hoàng nhà Trần của thế kỷ thứ mười ba chính v́ thế đă đóng giữ một vai tṛ sinh động trong nền văn hóa duyên hải, thông thạo ngôn ngữ và viết một loại thơ khác biệt với thi ca của các thế kỷ trước. Trong khi thơ văn nội địa thời Lư đặt trọng tâm vào sự biểu lộ Phật Giáo, h́nh thức thi ca mới này trộn lẫn các sự mô tả thiên nhiên với một cảm nhận mạnh mẽ về lịch sử xứ sở của họ. 52 Một trong những ông hoàng họ Trần, Ích tắc, đă thành lập trường đầu tiên được hay biết dành cho sự học hỏi về Trung Hoa cổ điển tại thái ấp của ông ta, nơi phát nguyên của một số các học giả Việt Nam nổi tiếng. Các học giả này, dĩ nhiên, phần lớn đến từ khu duyên hải. 53 Song cũng chính ông hoàng này, Trần Ích tắc, người bày tỏ một sự trung thành cởi mở với khu duyên hải, một sự trung thành không ràng buộc trực tiếp với Đại Việt và kinh đô nội địa của nó tại Thăng Long. Hiện diện tại khu hỗn hợp chuyển tiếp này, các cá nhân có thể ràng buộc ḷng trung thành của họ và theo đuổi các quyền lợi của họ theo các đường hướng khác ngoài hướng thượng nguồn. Trần Ích Tắc, lựa chọn đi với các lực lượng Mông Cổ -- không chỉ, theo tôi nghĩ, v́ sự tin tưởng mănh liệt của ông nơi tư tưởng Trung Hoa cổ điển, mà c̣n v́ các ràng buộc của khu duyên hải với phương bắc. Lănh đạo một nhóm gia đ́nh, Trần Ích Tắc đă hành động xuyên qua một thương nhân ở Vân Đồn để tiếp xúc với các nhà cai trị mới gốc Mông Cổ ở Trung Hoa và để cổ vũ sự can thiệp của họ tại phía nam. Khi sự can dự này bị thất bại, bị ngăn cản bởi thân nhân ông hoàng, ông ta mang theo ḷng trung thành của ḿnh về phương bắc cùng với các lực lượng triệt thoái. Một thí dụ khác tương tư là học giả Lê Tắc, sau này là tác giả bộ sử kư Nam Chí Lược, cũng giống như ông Lê văn Hưu, có gốc gác từ Thanh Hóa. 54
Các cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ này trong thập niên 1280 đă dẫn đến sự can dự sâu rộng hơn của các ông hoàng nhà Trần, các thân nhân thắng trận của Trần Ích Tắc, trong chính quyền trung ương và địa phương của Đại Việt. Sự thử nghiệm hành chính hồi giữa thế kỷ thứ mười ba theo đó được thay thế bởi sự cai trị của các hoàng này. Giới văn nhân trí thức, như chúng ta đă ghi nhận, tiếp tục sự vuơn cao của họ, nhưng giờ đầy nói chung nằm trong nhóm tùy tùng của các nhân vật thần thế, đặc biệt trong số các ông hoàng. Vào khoảng 1300, tiếp theo sau sự thành công có căn cứ tại vùng duyên hải của nhà Trần và sự chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, sự thống hợp chính trị các vùng Đại Việt hạ lưu với thượng nguồn đă đạt được. Những ǵ c̣n lại là các sự khác biệt văn hóa giữa hai khu vực. Thế kỷ kế tiếp sẽ giải quyết vấn đề này.
Sự Kết Hợp Văn Hóa
Với các sự bất quân bằng cấp miền nằm trong Đại Việt và các áp lực và các sự căng thẳng khắp vương quốc, đă có một nhu cầu mạnh mẽ cho Thăng Long để đem các phần riêng rẽ của xứ sở lại với nhau một cách quyết liệt hơn. Thế kỷ thứ mười bốn chứng kiến hai nỗ lực quan trọng trong chiều hướng này, thứ nhất, việc sử dụng một căn bản Phật Giáo nội địa, và thứ nh́, là sự sử dụng căn bản của nền văn hóa duyên hải mới hướng đến Trung Hoa. Vào cuối thế kỷ, nỗ lực thứ nhất (Phật Giáo) sẽ tàn lụi trong khi nỗ lực thứ nh́ (Trung Hoa cổ điển) vươn cao, sáp nhập các yếu tố của nhánh thứ nhất nhưng bác bỏ khuôn mẫu Phật Giáo.
Suốt trong một phần ba đầu tiên của thế kỷ thứ mười ba, các vua nhà Trần đă t́m cách kết hợp nhiều thành phần Phật Giáo khắp đất nước vào một lực lượng độc nhất chống đỡ cho ngai vàng và ổn định hóa vương quốc. Việc này đặt nền tảng trên phái Trúc Lâm (Bamboo Grove), một phái Thiền theo Phật Giao. Được thiết lập bởi thái thượng hoàng Trần Nhân Tông vào lúc khởi đầu thế kỷ, giáo phái này tiếp tục nằm dưới sự bảo trợ của con và cháu ông, các vua Anh Tông và Minh Tông. Mặc dù liên kết với một vị trí tại miền Đại Việt hạ lưu ở phía Đông, phái này xem ra là một phần của văn hóa nội địa đến từ vùng kinh đô nhiều hơn. Một văn bản quan trọng của nỗ lực này, tôi tin, là quyển Việt Điện U Linh Tập (Secret Poers of Việt) từ năm 1329, kể lại các câu chuyện về các thần linh siêu nhiên đă được triệu tập để bảo vệ ngai vàng và cơ sở Phật Giáo, và điều đó tượng trưng cho vùng nội địa trung lưu. Bài viết của tác giả Keith Taylor về quyển sách này cho thấy là sự thờ cúng các thần linh này liên hệ mạnh mẽ hơn nhiều với vương quốc nội địa của nhà Lư và trong thực tế đă được tôn vinh một cách cụ thể về sự trợ giúp của các vị thần linh trong việc đánh bại các nỗ lực duyên hải thân Mông Cổ; Triệu Đà không cách chi hiện diện nơi đây. 55
Song vào khoảng thập niên 1330, áp lực và sự căng thẳng gia tăng khắp vương quốc tỏ dấu hiệu cho thấy nỗ lực này để hội nhập vùng đất áp dụng ư thức hệ Phật Giáo nội địa không hữu hiệu. Ở lúc này, vua Trần Minh Tông đă hướng đến nền văn hóa duyên hải trí thức để t́m các câu trả lời mới. Bằng việc lựa chọn học giả Chu Văn An và việc mời ông từ ngôi trường quê nổi tiếng của ông phía nam kinh đô đến hoàng cung, vị vua này, lần đầu tiên, đă chọn lựa một ư thức hệ dựa trên tư tưởng Trung Hoa cổ điển. Ông Chu Văn An (thuộc ḍng dơi Trung Hoa duyên hải), các đồng sự và học tṛ của ông đă hướng đến Thời Xa Xưa Cổ Điển (tại Trung Hoa) để t́m kiếm các câu trả lời của các vấn đề hiện tại. Thi ca của họ phản ảnh một sự quan tâm mạnh mẽ đến các vấn đề này. Họ đă phát ngôn một cách mănh liệt để chống lại cơ sở Phật Giáo nội địa và đă t́m cách đễ dẫn dắt ư thức hệ duyên hải nhập vào quốc gia Đại Việt. 56 Suốt từ giữa cho đến cuối thế kỷ thứ mười bốn, khi Đại Việt bị ch́m sâu hơn bao giờ hết vào các khó khăn, loại tư tưởng này vươn sâu hơn nữa vào trong triều đ́nh và quyền lực nổi dậy từ một nhân vật duyên hải khác. Vị thượng thư đại thần Lê (Hồ) Quư Ly, cũng thuộc ḍng dơi Trung Hoa duyên hải từ Thanh Hóa, đă xây dựng quyền lực của ḿnh trong suốt thập niên 1370 và 1380, xuyên qua các năm tai họa của các cuộc xâm lăng bởi xứ Chàm (với sự hỗ trợ của riêng nó tại khu bờ biển), sau hết, đă chiếm đoạt ngai vua vào năm 1400. Ư thức hệ về quyền lực của ông sẽ là đỉnh cao nhất của tư tưởng Trung Hoa cổ điển được khai triển bởi giới văn nhân trí thức duyên hải. 57
Nỗ lực thứ nh́ của sự tổng hợp văn hóa sẽ thành công nơi mà cánh Phật Giáo nội địa tiền nhiệm đă thất bại. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười bốn, các học giả khởi sự trổi lên từ miền hạt nhân nội địa, lên đến phía Bắc và phía Tây kinh đô (và sự chiếm đóng của nhà Minh sớm diễn ra sẽ xúc tiến tiến tŕnh này). 58 Sử sách từ thập niên xáo trộn 1380 cho thấy sự tái định h́nh đă xảy ra trong huyền thoại và văn hóa Đại Việt. Cuộc khủng hoảng lớn lao này sau hết dẫn đến sự hỗn hợp các nền văn hóa nội địa và duyên hải, liên kết với tư tưởng Trung Hoa cổ điển và được nh́n như giáng xuống từ các nhân vật của huyền thoại và thần thoại cổ xưa ở phương bắc. Quyển Việt Sử Lược, đă được nói đến bên trên, đă thiết lập diễn trường cho sự kiện này với phả hệ của các vị vua trong huyền thoại, nhưng chính quyển Lĩnh Nam Chính Quái (Wonders plucked from the dust south of the Passes) mới là tác phẩm quan trọng nhất cho cuộc thảo luận của chúng ta. 59 Tuyển tập các câu chuyện này có một chiếu kích duyên hải bị thiếu mất trong quyển Việt Điên U Linh Tập vốn mang màu sắc Phật Giáo nội địa khoảng nửa thế kỷ trước đó. Giống y như một nam nhân họ Trần miền duyên hải kết hôn với một cô công chúa nhà Lư miền nội địa để khởi đầu một triều đại và sự hội nhập của lănh thổ mới hơn 150 năm trưóc đây, hai câu chuyện nổi tiếng từ tuyển tập này phản ảnh cùng chủ điểm đó. Câu chuyện nổi tiếng nhất liên can đến Lạc Long Quân (Dragon King Lạc) từ miền biển và cuộc thành hôn của ông với Âu Cơ, cô công chúa từ miền núi – được xem như huyền thoại về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Câu chuyện này kể lại hoàn toàn công khai về một người nam duyên hải và một phụ nữ miền nội địa, quan hệ quyền lực giữa hai người và sự quan hệ của họ với các nhân vật huyền thoại của Trung Hoa. Câu chuyện thứ nh́, “Nhất Dạ Trạch” (One Night Marsh), cũng liên can đến một người nam vùng duyên hải và một công chúa nội địa, liên kết với các thương nhân hảỉ ngoại, công cuộc mậu dịch và Phật Giáo, nó phản ảnh bản chất của khu hỗn hợp duyên hải. 60 Các sự thờ cúng hăy c̣n hiện diện tại khu vực này trong thế kỷ thứ mười chín xem ra xác nhận điều này: tỉnh Hưng Yên, nằm sâu trong vùng châu thổ, bao gồm các tập tục thờ phượng Lạc Long Quân và Nhất Dạ Trạch. 61
Thế kỷ thứ mười bốn chính v́ thế chứng kiến một sự thay đổi văn hóa ngọa mục, một “rănh phân đôi gịng nước”, dùng theo từ ngữ của tác giả O. W. Wolters, trong sự phát triển nền văn minh của Việt Nam. 62 Dần dần, hạt nhân cũ của Đại Việt tại miền trung lưu trở nên hợp nhất với miền duyên hải hạ lưu, và các lực lượng văn hóa của mỗi miền ḥa nhập vào. Vào khoảng 1400, một nền tảng huyền thoại mới đă nảy sinh cho nền văn minh Việt Nam. Tất cả điều này đă khởi đầu với cao trào mậu dịch của nhà Tống và sự thành h́nh kết sinh của khu hỗn hợp duyên hải. Thế kỷ thứ mười hai chứng kiến sự hội nhập kinh tế gia tăng của miền duyên hải với nội địa, miền Đại Việt bên dưới với Đại Việt bên trên. Từ sự tăng trưởng kinh tế này đă đưa đến sự hợp nhất chính trị của hai miền dưới sự cai trị của nhà Trần trong thế kỷ thứ mười ba và sự bành trướng kết sinh của văn hóa duyên hải trí thức. Sau cùng, thế kỷ thứ mười bốn mang lại sự hội nhập của Đại Việt duyên hải với Đại Việt nội địa, với tư tưởng trí thức của vùng duyên hải sau rốt thay thế cho cơ sở Phật Giáo của miền nội địa.
Sự chiếm đóng của nhà Minh hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm sẽ vừa phơi bày sự mong manh của ḷng trung thành của miền duyên hải (với gia tộc họ Mạc và các trí thức khác tích cực hỗ trợ Trung Hoa) và khắc sâu hơn tác động của giới trí thức khắp vùng đồng bằng Đại Việt. 63 Vào khoảng thập niên 1430, Nguyễn Trăi và các đồng sự của ông trong tập Địa Dư Chí của họ đă tŕnh bày điều sẽ trở thành đỉnh cao nhấtt của sự kết hợp và cấu h́nh thời nhà Trần. Giờ đây, có tỉnh thuộc triều đ́nh [kinh trấn, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] ở phía Đông, Tây, Nam và Bắc Thăng Long, với trấn đầu tiên trong bốn tỉnh là Hải Dương bên bờ biển, hoàn toàn khác biệt với hai trăm năm trước đây.Vùng đất châu thổ thưa dân hai thế kỷ trước giờ đây trở nên đất canh tác vô cùng hiệu quả, như các năng suất của đất đai trong quyển sách này cho thấy. 64 Cơ cấu hành chính bao gồm nơi đây sẽ được thay đổi trong các thập kỷ sắp đến; giới quư tộc miền núi của triều đại mới, nhà Lê, các chiến sĩ chiến thắng từ các cao nguyên phía tây nam Đồng Bằng sông Hồng đă đánh bại quân Minh, đă chuyển hướng và kinh đô thứ nh́ được dời về quê nhà của họ tại phía tây Thanh Hóa.
Mặc dù cuộc nghiên cứu này đă làm nổi bật tầm quan trọng của mậu dịch và vùng bờ biển trong các thế kỷ thứ mười hai và mười ba và sự đâm nhánh của các sự thay đổi kết sinh từ Đại Việt bên dưới, vẫn có nhu cầu để nhấn mạnh rằng khu hạt nhân nội địa tiếp tục c̣n là trung tâm và tiêu điểm của các hoạt động của chính thể. Đối với Đại Việt, một nền nông nghiệp nội địa mở rộng đă được tạo lập trên nền tảng của nó, và điều này sẽ tiếp diễn, mang thêm đến một sự bổ sung bằng các liên hệ thương mại. Trong thực tế, sự tăng trưởng thương mại của các thế kỷ này sẽ xuất hiện để thôi thúc sự bành trướng nông nghiệp lớn lao ở vùng châu thổ bên dưới, khiến cho miền này sẽ trở thành vùng thâm canh và rất đông dân ngày nay.
Như thế, khi Đại Việt phát triển trong những thế kỷ ban đầu này, nó dần dần tăng trưởng và thay đổi – về mặt kinh tế, chính trị, và văn hóa. Sự tương tác của khu hạt nhân nông nghiệp nội địa, khu thương mại duyên hải và khu núi đồi ngoại vi với các sản phẩm phong phú ớ đó đă dẫn đến một động lực trước tiên đem chúng lại gần nhau về mặt kinh tế trong thế kỷ thứ mười hai, kế đó, đă hợp nhất chúng về mặt chính trị trong thế kỷ thứ mười ba và sau hết đă hỗn hợp chúng về mặt văn hóa trong thế kỷ thứ mười bốn. Mậu dịch quốc tế của cao trào nhà Tống hiển hiện một cách lớn lao trong bức tranh này. Song, tối hậu, chính hành động được thực hiện bởi khu vực hạt nhân nội địa mới là yếu tố then chốt. Trong suốt các thế kỷ này, khu nằm ở đoạn giữa gịng sông sẽ vẫn c̣n duy tŕ một mật độ dân số cao hơn và một căn bản nông nghiệp vững chắc cũng như các trung tâm tôn giáo đă được thiết lập lâu đời, các ngôi chùa Phật Giáo và các ngôi đền thờ các thần linh. Về điểm này, tôi đông ư với tác giả Michael Aung-Thwin khi ông ta nói về Miến Điện, rằng “một vùng nội địa nông nghiệp có hiệu năng cao, dễ tiên đóan, có được dẫn nước hoàn hảo, dân cư đông đúc vẫn đóng vai tṛ chế ngự. 65 Tại Đại Việt; nhà Trần, sau hết, đă lựa chọn việc giữ kinh đô nơi nó đă tọa lạc – khu hạt nhân nằm đoạn giữa gịng sông – và phát triển hơn nữa tiềm năng nông nghiệp của nó. Giờ đây chúng ta có một sự hiểu biết khá hơn về vùng Đại Việt bên dưới và vùng duyên hải trong những thế kỷ ban sơ này, chúng ta cần quay trở lại vùng Đại Việt bên trên và khu hạt nhân nội địa và tái khảo sát bản chất và yếu tính của nền văn minh và các định chế của Đại Việt./-
CHÚ THÍCH:
1. Momoki Shiro, “Đại Việt and the South China Sea Trade from the Tenth to the Fifteenth Century”, Crossroads 12, 1 (1998): 1-34
2. Symposium on New Scholarship on Champa (Hội Thảo Về Một Nền Học Thuật Mới Về Xứ Chàm), Asia Research Institute, National University of Singapore, August 2004.
3. Công tŕnh nghiên cứu mới nhất của Michael Aung-Thwin, The Mists of Ramanna: The Legend That Was Lower Burma (Honolulu: University of Hawaii Press, 2005), cung cấp một thí dụ tuyệt hảo về điều này.
4. Sakhurai Yumio, “Land, Water, Rice and Men in Early Vietnam: Agrarian Adaptation and Socio-Political Organization”, chủ biên bởi Keith W. Taylor và phiên dịch bởi T. A. Stanley (bản thảo chưa được ấn hành), chương 2; Keith W. Taylor, “The ‘Twelve Lords’ in Tenth centurt Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies (từ giờ trở đi viết tắt là JSEAS), 14, 1 (1983): 46-62; Taylor, The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), các trang 274-5; Việt Sử Lược, phiên dịch và biên tập bởi Trần Quốc Vượng (từ giờ trở đi viết tắt là VSL) (Hà Nội: Văn Sử Địa, 1960), các trang 44-7.
5. John K. Whitmore, “Colliding Peoples: Tai / Viet Interactions in the 14th and 15th Centuries”, bài tham luận tŕnh bày tại Hội Association of Asian Studies, San Diego, 2000.
6. Keith W. Taylor, “The Rise of Đại Việt and the Establishment of Thăng Long”, trong quyển Explorations in Early Southeast Asian History, chủ biên bởi Kenneth R. Hall và John K. Whitmore (Ann Arbor: University of Michigan Center for South and Southeast Asian Studies, 1976), các trang 157-70; Henri Maspero, “La Geographie Politique de l’Empire d’Annam Sous Les Ly, les Tran, et Les Ho ([X. sup. e] – XV sup. e]), Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient [từ giờ trở đi viết tắt là BEFEO], 16, 1 (1916): 29-30; Li Tana, “A View From the Sea: Perspectives On The Northern and Central Vietnamese Coast”, trong tạp chí cùng số này.
7. James Anderson, “Political alliances and trade networks along the Sino-Vietnamese frontier from the tenth to the mid-eleventh century”, bài tham luận tŕnh bày tại Hội Association of Asian Studies, Chicago, March 2005; cùng xem, Li, “View from the sea…”
8. Anderson, “Political alliances”; Li, “View from the sea”.
9. Taylor, “Rise of Đại Việt”, các trang 172-6; Anderson, “Political Alliances”. Về các sự liên kết với các thần linh, xem Keith W. Taylor, “Authority and Legitimacy in Eleventh Century Vietnam”, trong quyển Southeast Asia In the Ninth To Fourteenth Centuries, chủ biên bởi David G. Marr và Anthony C. Milner (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1986), các trang 139-76.
10. John K. Whitmore, “Elephants Can Actually Swim”, trong sách chủ biên bởi Marr và Milner, Southeast Asia, các trang 126-7; Taylor, “Rise of Đại Việt”, các trang 175-81.
11. Maspero, “Geographie politique”, các trang 30-40; Sakhurai, “Land, Water …”; Li, “View from the Sea …”; Anderson, “Political Alliances …”.
12. Nishimura Masanori và Momoki Shiro, “Nam Định and the Lower Red River Delta in the Lư-Trần period, seen from archaeological and historical evidence”, tham luận được tŕnh bày tại hội nghị về đề tài Các Hoạt Động Của Nông Dân Việt Nam, Một Tương Tác Giữa Văn Hóa và Thiên Nhiên (Vietnamese Peasant Activities, an Interaction between Culture and Nature), trong International Institute for Asian Studies, Leiden, 2002; Momoki, “Nam Định trong thời Lư Trần, tham luận tŕnh bày tại kỳ Hội Thảo Bạch Cốc [?], Hà Nội, July 2003; Momoki, thông tin cá nhân; Sakhurai, “Land, Rice …”, chương 3.
13. VSL, các trang 84, 95-8; Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (từ giờ trở đi viết tắt là TT) (ấn bản năm 1597) (Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1998), 2: 25b, 30a, 37a; 3: 17b-25a; Taylor, “Rise of Đại Việt”, các trang 176-7; Keith W. Taylor, “Looking behind the Vietnamese Annals”, Vietnam Forum, 7 (1986): 58-9.
14. Vơ Văn Tường, “Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Việt Nam” [Vietnam‘s Famous Pagodas] (hà Nội: Văn Hóa – Thông Tin, 1994), các trang 74-211; con số 1000 lấy từ bài của Taylor, “Rise of Đại Việt”, các trang 174-5.
15. Victor B. Lieberman, Strange Parrallels (Cambridge: Cambridge University Press, 2003), vo. 1, các trang 95-7, 227-8, 358, 362-5; Kenneth R. Hall, Maritime Trade and State Development In Early Southeast Asia (Honolulu: University of Hawaii press, 1985), các trang 148-61; Hall, “Economic History of Early Southeast Asia” trong quyển Cambridge History of Southeast Asía chủ biên bởi Nicholas Tarling (Cambridge: Cambridge University Press, 1999), vol. I, các trang 229-45; Michael Aung-Thwin, Pagan: The Origins of Modern Burma (Honolulu: University of Hawaii Press, 1985), các trang 172-82.
16. Li, “View from the Sea …”; James Anderson, The Rebel Den of Nùng Trí Cao (Seattle: University of Washington Press, sắp xuất bản).
17. Lieberman, “Strange Parallels …”, các trang 93-5, 221-3; Hall, “Maritime Trade …”, các trang 173-7; Aung-Thwin, Pagan, các trang 104-5, 113-4; tác giả Augn-Thwin mang lại một quan điểm thích đáng về mối liên hệ của vùng trung lưu với vùng châu thổ của Miến Điện vào thời điểm này.
18. Huang Chuyuan, Songdai Haiwai Maoyi [Tống đại hải ngoại mậu dich] (Beijing: Shehuin Kexue Wenxian Chubanshe, 2003). Cũng xem các bài tham luận tŕnh bày tại Hội Thảo kỳ IV về Mậu Dịch Tại các Biển Phía nam Trong Triều Đại Nhà Tống, Hội Nghị Quốc Tế Thứ 50 Về Á Châu Học (Toho Gakkai), Tokyo, 20 May 2005; Shiba Yoshinobu, “A Comparison of the Song Junk Trade with that of late Imperial Times: Menagerial Aspects In Particular”; Huang Chuyuan, “The prosperity of China‘s Maritime Trade and the Development of a Market in Southeast Asia in the Eleventh to Thirteenth Centuries’ (bằng Hoa ngữ); Fukami Sumio, “Tambralinga and the “Southeast Asian Commercial Boom”, and Karashima Noboru, “Medieval Commercial Activities in the Indian Ocean as revealed from Chinese cereamic Sherds and South Indian and Sri Lankan Inscriptions”. Cũng xem, Momoki, “Đại Việt …”; Kenneth R. Hall, “Local and international Trade and Traders in the Straits of Melaka Region, 600-1500”, Journal of Economic and Social History of the Orient [từ giờ trở đi viết tắt là JESHO), 48, 2 (2005): 213-60; Sufumi So và Billy K. L. So, “Population Growth and Maritime Prosperity: The case of Ch’uan-chou in Comparative Perspective, 946-1388”, JESHO, 45, 1 (2002): 96-127.
19. Li, “View from the Sea …”.
20. Cùng nơi dẫn trên; Momoki Shiro, thông tin cá nhân.
21. TT, 4: 6b, 20a; John K. Whitmore, “Vietnam and the Monetary Flow of Eastern Asia, 13th-18th centuries, trong quyển “Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds”, biên tập bởi J. F. Richards (Durham, NC: Carolina Academic Press, 1983), trang 374; Li, “View from the Sea …”; Yamamoto Tatsuro, “Vân Đồn, A Trade Port in Vietnam”, Memoirs of the Research Department of the Toyo Bunko, 39 (1981): 1-28 (nguyên bản ấn hành bằng Nhật ngữ năm 1939); Momoki Shiro, thông tin cá nhân.
22. John K. Whitmore, “The Last Great King of Classical Southeast Asia: “Chế Bồng Nga” and the 14th Century Champa”, tham luận tŕnh bày tại cuộc Hội Thảo Symposium on New Scholarship on Champa, Singapore, August 2004; Fukami Sumio, “The Long Thirteenth Century of Tambralinga, from Javaka to Siam”, Memoirs of the Research Department of the Toyo Bunko, 62 (2004): 45-79.
23. Whitmore, “Vietnam and the Monetary Flow …”, các trang 365-6; Robert S. Wicks, Money, Markets, and Trade in Early Southeast Asia (Ithaca: Cornell University Southeast Asia program, 1992), các trang 54-61; Yamamoto, “Vân Đồn …”, các trang 19-23; Valerie Hansen, “The Open Empire (New York: Norton, 2000), các trang 262-3, 266, 290-1.
24. John S. Guy, “Vietnamese Ceramics and Cultural Identity Evidence from the Lư and Trần Dynasties”, trong quyển sách chủ biên bởi Marr và Milner, “Southeast Asia …”, các trang 256-60; Li, “View from the Sea”; Yamamoto, “Vân Đồn …”, các trang 19-20, 23-8; Momoki, “Đại Việt…” trang 20.
25. Nishimura và Momoki, “Nam Định …”; Momoki, “Nam Định …”
26. Whitmore, “Elephants Can Actually Swim”, các trang 119-23, 129-31; Whitmore, “Vietnam and the Monetary Flow …”, các trang 374-5; Momoki, “Đai Việt …”, các trang 11-16; Li, “View from the Sea …”.
27. Whitmore, “Elephants Can Actually Swim”, trang 121.
28. Trần Quốc Vượng, “Champa‘s Cultural Influences In Northern Vietnam From The Eleventh Century to the Sixteenth”, tham luận tŕnh bày tại Symposium on New Scholarship on Champa, Singapore, August 2004.
29. Ide Seinosuke, “The Question of Identity in Chinese and Korean Paintings Imported to Medieval Japan”, tham luận tŕnh bày tại Trung Tâm Center for Chinese Studies, University of Michigan, 4 November 2004. Tôi xin cảm ơn Giáo Sư Ide về việc đă cho phép sử dụng bài tham luận này.
30. Li, “View from the Sea …”; Li Tana, Nguyễn Cochinchina (Ithaca: Cornell University Southeast Asia Program, 1998); Hall, “Local and International”.
31. Whitmore, “Elephants can Actually Swim”, các trang 130-1; Emile Gaspardone, “Deux Inscriptions du Musée de Hanoi”, BEFEO, 32.2 (1932): 475-80; Hall, Maritime Trade …”, các trang 173-5, 184; Yamamoto, “Vân Đồn …”, trang 3.
32. TT, 5: 53a-b, như được phiên dịch bởi Yamamoto trong bài “Vân Đồn …”, các trang 2, 5. Ư kiến cho rằng từ ngữ Ma Lôi có thể để nói đến người Chàm xuất hiện trong bài của Trần Quốc Vượng, “Cultural Influences …”.
33. Keith W. Taylor, “Voices Within and Without: Tales from Stone and Paper about Đỗ Anh Vũ (1114-1159), trong quyển Essays into Vietnamese Pasts, chủ biên bởi Keith W. Taylor và John K. Whitmore (Ithaca: Cornell University Southeast Asia program, 1995), các trang 59-80; Hà Văn Tấn, “Inscriptions from the Tenth to the Fourteenth Centuries Recently Discovered in Vietnam”, trong của quyển sách nêu trên, các trang 53-4. Về các quyển Việt Chí và Đại Việt Sử Kư, xem Taylor, Birth of Vietnam, trang 351, và Taylor, “Looking Behind …”, các trang 49-50, 60-3.
34. Sakhurai, “Land, Water, Rice …”, chương 3.
35. Whitmore, “Last Great King …”.
36. O. W. Wolters, “Narrating the Fall of the Lư and the Rise of the Trần Dynasties”, trong tạp chí Asian Studies Association of Australia Review, 10, 2 (1986): 24-32. Niên sử thế kỷ thừ 13 là quyển Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu (xem bên dưới), được biên soạn lại trong thế kỷ thứ 15 thành bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư bởi các ông Phan Phù Tiên và Ngô Sĩ Liên; niên sử thế kỷ thứ 14 là quyển Việt Sử Lược. Cũng xem, Sakhurai, “Land, Water, Rice …”, chương 3.
37. TT, 5: 5b; O. W. Wolters, “On Telling A Stoty of Vietnam In the Thirteenth and Fourteenth Centuries”, JSEAS, 26, 1 (1995): 66; Sakhurai, “Land, Water, Rice …”, chương 3.
38. Lê Tắc, An Nam Chí Lược (từ giờ trở đi viết tắt là ANCL) (Huế: Viện Đại Học Huế, 1961), các trang 28-9, 19 (tiếng Hoa).
39. Li, “View from the Sea …”.
40. TT, 5: 4a-b; Whitmore, “Elephants Can Actually Swim”, các trang 126-7, 132; ANCL, trang 46; Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (từ giờ trở đi viết tắt là LTHCLC) (Hà Nội: Sử Học, 1961), tập II, trang 206.
41. Wolters, “On Telling …”, các trang 63-74; O. W. Wolters, History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives, ấn bản đă tu chỉnh (Ithaca: Cornell University Southeast Asia Program, 1999), các trang 143-51, 229-37.
42. Shawn Mchale, “Texts and Bodies: Refashioning the Disturbing Past of Tran Vietnam (1225-1400)”, JESHO, 42, 4 (1999): 503-9; Trần Quốc Vượng, “Traditions, Acculturation, Renovation: the Evolution Pattern of Vietnamese Culture”, trong quyển biên tập bởi các ông Marr và Milner, “Southeast Asia …”, trang 274; Momoki Shiro, thông tin cá nhân.
43. LTHCLC, tập II, các trang 69, 87; tập III, các trang 6-8; TT, 5: 7b, 11b.
44. LTHCLC, tập II, trang 7; tập III, trang 48; TT, 5: 4b-5a, 8a, 11b, 17a, 20a.
45. Hansen, “Open Empire …”, các trang 293-6, có nói đến sự thăng dư số văn nhân trí thức tại Trung Hoa thuộc triều Nam Tống, đặc biệt những kẻ không có các quan hệ gia đ́nh, và các khả tính khác về sự tuyển dụng. Tác giả ghi nhận (trang 297) rằng “người ta di chuyển ngày càng xa hơn …” Mặc dù tác giả đă không liên kết giới văn nhân lạc lơng này với sự di chuyển, khả tính xem ra hoàn toàn có thể xảy ra là các phụ giáo lang thang này hẳn sẽ di chuyển xuống bờ biển phía dưới sang vùng đất của Đại Việt.
46. TT, 6: 41b; Wolters, “On Telling …”, các trang 69, 71. Về các cuộc khảo thí, xem LTHCLC, tập III, các trang 7-8 và quyển Đại Việt Lịch Triều Đăng Khoa Lục (từ giờ trở đi viết tắt là ĐKL) (Saigon: Bộ Quốc Gia Giao Dục, 1962), các trang 12-17, 22-4.
47. TT, 5: 30a, 6: 41b; ĐKL, trang 16. Về các học giả này, xem LTHCLC, tập I, trang 188 và TT, 7: 17b-18a, 36a-b.
48. TT, 5: 17a.
49. O. W. Wolters, “Lê Văn Hưu‘s Treatment of Lư Thần Tôn‘s Reign (1127-1137), trong quyển Southeast Asian History and Historiography, chủ biên bởi C. D. Cowan và O. W. Wolters (Ithaca: Cornell University Press, 1976), các trang 203-26; Wolters, “Historians and Emperors in Vietnam and China: Comments Arising out of Lê Văn Hưu‘s History, presented to the Trần court in 1272”, trong quyển Perceptions of the Past in Southeast Asia, biên tập bởi Anthony Reid và David Marr (Singapore: Heineman, 1979), các trang 69-85; John K. Whitmore, “The Vietnamese Confucian Scholar‘s View of His Country’s Early History”, trong quyển sách biên tập bởi Hall và Whitmore, “Explorations in Early Southeast Asia”, các trang 193-7; Esta S. Ungar, “From Myth To History: Imagined Polities in Fourteenth Century Vietnam”, trong quyển sách chủ biên bởi Marr và Milner, “Southeast Asia …”, trang 179; James A. Anderson, “The ANCL as Common Ground: Lê Tắc’s Private History and its Sino-Vietnamese Audience”, tham luận tŕnh bày tại Hội American Historical Association, Boston, 2001.
50. Nguyễn Thị Phương Chi, Thái Ấp Điền Trang thời Trần [Fiefs and Estates of the Trần Period] (Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 2002), các trang 122-39, 210, 235-43 (các vị trí), 199-212, 236-41 (các đặc điểm); Lieberman, Strange Parallels, các trang 362-4; Hansen, “Open Empire”, trang 264. Cũng xem, Nishimura và momoki, “Nam Định …”, và Momoki, “Nam Định …”.
51. Cường Tự Nguyễn, “Zen In Medieval Vietnam (Honolulu: University of Hawaii Press, 1997), các trang 20-1, 49-50, 94, 342 (n. 47-51), 347 (n. 78-9), 359 (n. 148), 437-8 (n. 66); History of Buddhism in Vietnam, chủ biên bởi Nguyễn Tài Thu (Hà Nội: Social Sciences Publishing House, 1992), các trang 171-214; Wolters, “Historians and Emperors …”, trang 84; Li, “View from the Sea …”.
52. Li, “View from the Sea …”; John K. Whitmore, “From Classical Scholarship to Confucian Belief in Đại Việt”, Vietnam Forum, 9 (1987): 50-2; Huỳnh sanh Thông, The Heritage of Vietnamese Poetry (New Haven: Yale University Press, 1979), các trang 3-5, 116-18.
53. TT, 5: 31a; LTHCLC, tập IV, trang 64.
54. Anderson, “ANCL as Common Ground: …”; về Trần Ích tắc xem TT, 5: 47b-48a; Yamamoto, “Vân Đồn …”, các trang 1-5.
55. Keith W. Taylor, “Notes on the Viet Điện U Linh Tập”, Vietnam Forum, 8 (1986): 26-59; Taylor, Birth of Vietnam, các trang 352-4; Ungar, “From Myth …”, các trang 179-80; Wolters, “Historians and Emperors …”, trang 77.
56. Whitmore, “From Classical Scholarship …”, các trang 53-6; Wolters, “On Telling …”, các trang 70-1; John K. Whitmore, “Chu Văn An and the Rise of “Antiquity” in Fourteenth Century Đại Việt”, Vietnam Review, 1 (1996): 50-61, và O. W. Wolters, “Chu Văn An: An ExemplaryRetirement”, trong cùng tạp chí nêu trên, trang 88.
57. John K. Whitmore, Vietnam, Hồ Quư Ly, and the Ming, 1371-1421 (New Haven: Yale University Southeast Asian Studies, 1985), các chương 2-4.
58. Cùng nơi dẫn trên, các trang 66-7; ĐKL, các trang 17, 20-1, 24-5; LTHCLC, tập I, các trang 192, 290, 293.
59. VSL, các trang 13-15; về quyển Việt Sử Lược, xem Wolters, “Narrating the Fall …”, trang 28; Taylor, Birth of Vietnam, các trang 309-11, 351-2; và Ungar, “From Myth …”, các trang 180-1.
60. Taylor, Birth of Vietnam, các trang 5-6, 82-3, 303-5, 354-7; Ungar, “From Myth … ‘, các trang 181-2; Eric Henry, “Chinese and Indigenuos Influences in Vietnamese Verse Romances of the Nineteenth Century”, Crossroads, 15 Suppl. (2001): 13-14.
61. Đại Nam Nhất Thống Chí (Huế: Thuận Hóa, 1996), Tập III, các trang 308-9.
62. Wolters, History, Culture and Region, trang 146.
63. Whitmore, Việt Nam, Hồ Quư Ly … , chương 6.
64. Nguyễn Trăi, “Dư Địa Chí”, trong Nguyễn Trăi Ṭan Tập, (Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1969), các trang 194-202.
65. Aung-Thwin, Mists, trang 301.
John K. Whitmore cộng tác với Đại Học University of Michigan. Bài viết này để kính tặng cố học giả O. W. Wolters. Tôi xin cảm ơn các tác giả Li Tana và Momoki Shiro về công tŕnh tuyệt hảo của họ đă giúp rất nhiều cho bài nghiên cứu này, và xin cảm ơn Momoki Shiro và Victor Lieberman về các ư kiến hỗ trợ nhiều nhất. Bài viết này nguyên thủy được tŕnh bày tại Phiên Họp Kỷ niệm 50 Năm của the Toyo Gakkai, Tokyo, ngày 20 tháng Năm 2005.
-----
Nguồn: John K. Whitmore, The Rise of the Coast: Trade, State and Culture in Early Đai Viet, Journal of Southeast Asia Studies, 37.1 (Feb. 2006), các trang 103-123.
_____
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
*a: Thập Nhị Sứ Quân:
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, dịch theo bản khắc năm Chính Ḥa thứ 18 (1697), do Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội ấn hành tại Hà Nội, 1998, nơi tập I, các trang 205-209 có ghi như sau:
NGÔ SỨ QUÂN
(Phụ: CÁC SỨ QUÂN)
[Bắt đầu trích] Tất cả 2 năm [966-967].
Họ Ngô, tên húy là Xương Xí, khi Thiên Sách Vương lánh nạn, lấy vợ ở Nam Sách Giang (theo An Nam Chí Lược là tên lộ thời Lư. Nay là vùng đất thuộc các huyện Chí Linh và Nam Thanh, tỉnh Hải Dương) sinh ra, là cháu gọi Nam Tấn Vương bằng chú.
Bính Dần, năm thứ 16 [966], (Tống Càn Đức năm thứ 4). Nam Tấn [Vưoơng] mất, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ: Ngô Xương Xí chiếm B́nh Kiều (nay ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa); Kiều Công Hăn (xưng là Kiều tam Chê chiếm Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú); Nguyễn Khoan (xưng là Nguyễn Thái B́nh) chiếm Tam Đái (nay ở vùng huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nay ở Xă Minh Tâm, huyện Vĩnh Lạc, có di tích thành cũ, và ở xă Vĩnh Mỹ (cùng huyện có đền thờ của sứ quân Nguyễn Khoan); Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lăm Công) chiếm Đường Lâm (nay ở huyện Ba V́, tỉnh Hà Tây) (có sách chép là chiếm Giao Thủy (nay ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà); Đỗ Cảnh Thạc (xưng là Đỗ cảnh Công) chiếm Đỗ Động Giang (Cương Mục chú: “Sông Đỗ Động phát nguyên từ các đầm lớn ở xă Đào Viên thuộc huyện Thanh Oai, chảy qua các xă Sinh Quả. Úc Lỵ đi khuất khúc đến xă Thượng Cung, huyện Thanh Phúc th́ hợp với sông Nhuệ” (CMTB5, 29b). Ngô Th́ Sĩ ghi thêm: “Nay ở làng Bảo Đa, huyện Thanh Oai c̣n vết cũ của thành sứ quân” (Việt Sử Tiêu Án). Đỗ Đông Giang có thể là phần đất vào khoảng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây ngày nay); Lư Khuê (xưng là Lư Lăng Công) chiếm Siêu Loại (nay là đất huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Băc); Nguyễn Thủ Tiệp (xưng là Nguyễn Lệnh Công) chiếm Tiên Du; Lữ Đường (xưng là Lữ Tá Công) chiếm Tế Giang (nay thuộc đất huyện Mỹ Vân, tỉnh Hải Hưng); Nguyễn Siêu (xưng là Nguyễn Hữu Công) chiếm Tây Phù Liệt (nay ở huyện Thanh Tŕ, Hà Nội); Kiều Thuận (xưng là Kiều Lệnh Công) chiếm Hồ Hồi (Nay ở xă Trần Xá huyện Hoa Khê vẫn c̣n nền thành cũ) (Hồ Hồi, Hoa Khê: Cương Mục chú: Cẩm Khê xưa là Hoa Khê, ở xă Trương Xă, huyện Cẩm Khê c̣n có vết đất cũ của thành sứ quân. Cẩm Khê nay thuộc đất huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú); Phạm Bạch Hổ (xưng là Phạm Pḥng Át) chiếm Đằng Châu (nay là đất huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, ở xă Xích Đằng có đền thờ Phạm sứ quân.; Trần Lăm (xưng là Trần Minh Công) chiếm Bố Hải Khẩu (nay là vùng thị xă Thái B́nh. Năm Thiên Thành thứ 3 (1030), Lư Thái Tông đi cày ruộng tịch điền ở Bố Hải Khẩu là nơi này (bấy giờ ở đây c̣n là cửa biển nên gọi tên như vậy); gọi là 12 sứ quân.
Đinh Măo, năm thứ 17 (967), (Tống Càn Đức năm thứ 5). Bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không ai chịu thống thuộc vào ai. Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức mà không có con nối, bèn cùng con là Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Bộ Lĩnh dáng mạo khôi ngô lạ thường, lại có khí lượng, mới nuôi làm con. Ơn yêu đăi ngày càng hậu, nhân đó giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác, đều thắng được cả. Phạm Pḥng Át đem quân về hàng (dưới triều nhà Đinh, Pḥng Át làm Thân Vệ tướng quân). Khi Minh Công mất, gặp lúc bọn con em của Ngô Tiên chúa ở Đỗ Động Giang hơn 500 người đem quân đến đánh, mới vào đến đất Ô Man th́ bị người làng ấy là Ngô phó sứ đánh bại phải trở về. Bộ Lĩnh nghe tin, liền cất quân đi đánh vùng sông và động ấy, không bộ lạc nào mà không hàng phục. Từ đó lại dân ở kinh phủ đều khâm phục theo về. Nhà Ngô mất.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: vận trời đất, bỉ rồi ắt thái, Bắc Nam đều cùng một lẽ ấy. Thời Ngũ Đại bên Bắc triều [Trung Quốc] suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam triều [nước ta], 12 sứ quân phân chia quấy rối, rồi Đinh Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy [hết trích] ./-
Ngô Bắc dịch
08/11/2008
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2008 gio-o