PHÁN QUYẾT NGÀY 12 THÁNG 7, 2016

 

CỦA T̉A TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC

 

TRÊN VỤ KIỆN VỀ BIỂN ĐÔNG

 

GIỮA PHI LUẬT TÂN

 

VÀ TRUNG QUỐC

 

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

***

 

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Permanent_Court_of_Arbitration_-_Cour_permanente_d%27arbitrage.svg/225px-Permanent_Court_of_Arbitration_-_Cour_permanente_d%27arbitrage.svg.png

 

 

PCA Case Nº 2013-19

IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION

- before -

AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE

1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA

- between -

THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES

- and -

THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA

__________________________________________________________

AWARD

__________________________________________________________

Arbitral Tribunal:

Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator)

Judge Jean-Pierre Cot

Judge Stanislaw Pawlak

Professor Alfred H.A. Soons

Judge Rüdiger Wolfrum

Registry:

Permanent Court of Arbitration

12 July 2016

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fb/International_Court_of_Justice.jpg/330px-International_Court_of_Justice.jpg

 

Lời Người Dịch:

Ngày 12 Tháng Bảy 2016, Ṭa Trọng Tài Thường Trực, trụ sở đặt tại The Hague, Ḥa Lan, đă đưa ra một phán quyết lịch sử về vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông).  Đây là một quyết định pháp lư rất quan trọng đối với các nước ven vùng biển trọng yếu này, đặc biệt đối với Việt Nam.  Bản Phán Quyết dài hơn 500 trang này đă đặt định một nền tảng pháp lư vững chắc để giải quyết các sự tranh chấp giữa các nước ven biển, trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Gió O trích dịch để đăng tải dưới dây các phần quan hệ nhiều nhất đến Việt Nam, gồm Chương I: Dẫn Nhâp; Chương IV: “Đường Chín Đoạn” Của Trung Quốc; Chương VI: Quy Chế Pháp Lư Các Địa H́nh Tại Biển Nam Trung Hoa; Chương X: Các Quyết Định Chung Thẩm Của Phiên Ṭa.

Một ngữ vựng các thuật ngữ với định nghĩa chính thức được đặt trên cùng để người đọc tiện tra cứu và nắm bắt ư nghĩa chính xác của từ ngữ.  Các phần c̣n lại sẽ được lần lượt đăng tải khi thuận tiện./-

 

***

NGỮ VỰNG

CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA

 

Thuật ngữ   Định nghĩa

 

1948 Map                   Bản đồ 1948, chỉ vị trí của nhiều đảo khác nhau tại Nam Hải, được ấn hành bởi Ban Ranh Giới của Bộ Nội Vụ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948.

 

1958 Convention on the Continental Shelf:       Công Ước Về Thềm Lục Địa năm 1958, Điều 1, 25 Tháng Tư 1958, 499 UNTS 311.

 

1958 Convention on the Territorial Sea and The Contiguous Zone:        Công Ước năm 1958 Về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp, Điều 10, 29 Tháng Tư 1958, 516 UNTS 205

 

1994 Study                 Nghiên Cứu 1994, T. C. Huang và các tác giả khác, “The Flora of Taipingtao (Itu Aba Island),” Taiwania, Vol. 39, No. 1-2 (1994).

 

2009 Map                   Bản Đồ 2009, được đính kèm theo Thông Tư từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (7 Tháng Năm 2009).

 

Affidavit of R.Z. Comandante    Bản Thệ Chứng của ông Richard Comandante (12 Tháng Mười Một 2015)

 

Affidavit of T.D. Foronnes                      Bản Thệ Chứng của ông Tolomeo Foronnes (12 Tháng Mười Một 2015).

 

Affidavit of M.C. Lanog  Bản Thệ Chứng của ông Miguel Lanog (ngày 12 Tháng Mười Một 2015) .

 

Affidavit of J.P. Legaspi  Bản Thệ Chứng của ông Jowe Legaspi (ngày 12 Tháng Mười Một 2015).

 

Affidavit of C.D. Talatagod                    Bản Thệ Chứng của ông Crispen Talatagod (12 Tháng Mười Một 2015).

 

Affidavit of C.O. Taneo   Bản Thệ Chứng của ông Cecilio Taneo (ngày 12 Tháng Mười Một 2015).

 

Allen Report                     Báo Cáo Allen, của Giáo Sư Craig H. Allen (19 Tháng Ba 2014).

 

Arunco Report of  Báo Cáo Arunco ngày 28 Tháng Năm 2012.

28 May 2012                      Report from A.A. Arunco, et al., FRPLEU-QRT Officers, Bureau of

Fisheries and Aquatic Resources, Republic of the Philippines, to the

Director, Bureau of Fisheries and Aquatic Resources, Republic of the

Philippines (28 May 2012).

 

 

Area 3                         Lô dầu hỏa ngoài khơi được bỏ thầu ngày 30 Tháng Sáu 2011, như một phần của Phiên Kết Ước Năng Lượng Thứ Tư của Phi Luật Tân

 

 

Area 4                         Lô dầu hỏa ngoài khơi được bỏ thầu ngày 30 Tháng Sáu 2011, như một phần của Phiên Kết Ước Năng Lượng Thứ Tư của Phi Luật Tân

 

ASEAN                   Association of Southeast Asian Nations – Khối ASEAN

 

Award on Jurisdiction     Phán Quyết của Phiên Ṭa về Quyền Phán Quyết và Tịnh Khả Dĩ Thụ Lư đề ngày 29 Tháng Mười 2015.

 

 

CBD           Convention on Biological Diversity, Công Ước Sự Đa Dạng Sinh Học ngày 5 Tháng Sáu 1992, 1760 UNTS 79

 

 

\                           China                                  The People’s Republic of China: Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc.

 

 

China’s 2006 Declaration Tuyên Bố của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc theo Điều 298 Công Ước, đề ngày 25 Tháng Tám 2006, rằng Trung Quốc “không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào được quy định nơi Đoạn 2, Phần XV Công Ước về tất cả các loại tranh chấp được đề cập nơi đoạn 1(a), (b) và 9c) của Điều 298 Công Ước

 

 

China’s Position Paper    Bản Lập Trường của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Vấn Đề Thẩm Quyền Tài Phán trong Vụ Trọng Tài Biển Nam Trung Hoa Khởi Tố bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân, đưọc ấn hành bởi Trung Quốc ngày 7 Tháng Mười Hai 2014.

 

 

Chinese Embassy Ṭa Đại Sứ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc Tại Vương Quốc Ḥa Lan

 

CITES                   Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna

and Flora: Công Ước Về Mậu Dịch Quốc Tế Các Chủng Loại Có Nguy Cơ Diệt Chủng Của Hệ Động Vật và Thực Vật Thiên Nhiên, ngày 3 Tháng Ba 1973, 993 UNTS 243

 

 

CLCS        Commission on the Limits of the Continental Shelf: Ủy Hội Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa

 

CMS                                  China Marine Surveillance: Hải Giám Trung Quốc

 

CNOOC    China National Offshore Oil Corporation: Tổ Hợp Dầu Hỏa Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc

 

COLREGS                       Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at

Sea: Công Ước Về Các Quy Định Quốc Tế Ngăn Cản Sự Đụng Chạm Trên Biển ngày 20 Tháng Mười 1972, 1050 UNTS 1976

 

Convention            United Nations Convention on the Law of the Sea: Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, 10 Tháng Mười Hai 1982, 1833 UNTS 3 (hay “UNCLOS”)

 

DOC                                  2002 ChinaASEAN Declaration on the Conduct of Parties in the South

China Sea, Tuyên Bố năm 2002 của Trung Quốc – Khối ASEAN Về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, ngày 4 Tháng Mười Một 2002

 

EIA                                    Environmental impact assessment: Thẩm định tác động môi trường

 

FAO                            Food and Agriculture Organization of the United Nations: Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc

 

Ferse Report              Báo Cáo Ferse, Dr. rer. Nat. Sebastian C.A. Ferse, Professor Peter Mumby, PhD and Dr. Selina Ward, PhD, Assessment of the Potential Environmental

Consequences of Construction Activities on Seven Reefs in the Spratly Islands in the South China Sea (26 April 2016)

 

First Bailey Report    Báo Cáo Bailey Thứ Nhất, Dr. Ryan T. Bailey, Groundwater Resources Analysis of Itu Aba (9 Tháng Ba 2016)

 

First Carpenter Report    Báo Cáo Carpenter Thứ Nhất, Professor Kent E. Carpenter, Eastern South China Sea Environmental Disturbances and Irresponsible Fishing Practices and their Effects on Coral Reefs and Fisheries (22 March 2014)

 

First Motavalli Report     Báo Cáo Motavalli Thứ Nhất, Dr. Peter P. Motavalli, Soil Resources and Potential Self-Sustaining Agricultural Production on Itu Aba (9 Tháng Ba 2016)

 

FLEC                         Fisheries Law Enforcement Command of China: Bộ Chỉ Huy Chấp Pháp Ngư Trường của Trung Quốc

 

Forum Energy      Forum Energy Plc: Diễn Đàn Năng Lượng Plc.

 

GSEC101              Geophysical Survey and Exploration Contract 101 block (a Philippine

offshore petroleum block): Hợp Đồng Khảo Sát và Thăm Ḍ Địa Vật Lư Lô 101 (một lô dầu hỏa ngoài khơi của Phi Luật Tân).

 

Hainan Regulation    Quy Định của Tỉnh Hải Nam về sự Kiểm Soát An Ninh Biên Giới Duyên Hải. Tỉnh Hải Nam, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (31 Tháng Mười Hai 2012).

 

Hearing on Jurisdiction   Cuộc Điều Trần về Thẩm Quyền Tài Phán,  được tổ chức từ 7 đến 13 Tháng Bảy, 2015 để cứu xét vấn đề Thẩm Quyền Tài Phán của Phiên Ṭa và, như cần thiết, tính khả dĩ thụ lư các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân.

 

Hearing on the Merits      Cuộc Điều Trần Về Nội Dung, được tổ chức từ 24 đến 30 Tháng Mười Một 2015 để cứu xét bất kỳ vấn đề nào c̣n lại về thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa và tính khả dĩ thụ lư cùng các nội dung của Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân.

 

IHO                                    International Hydrographic Organization: Tổ Chức Thủy Văn Quốc Tế.

 

ISA                                     International Seabed Authority: Cơ Quan Thẩm Quyền Đáy Biê/n Quốc Tế.

 

IUCN                          International Union for Conservation of Nature and Natural Resources: Liên Hiệp Quốc Tế Bảo Toàn Thiên Nhiên và Tài Nguyên Thiên Nhiên.

 

IUU                             illegal, unreported, and unregulated (fishing): (việc đánh cá) bất hợp pháp, không được báo cáo, và không được quy định.

 

Malaysia’s Communication         Thông Tin của Bộ Ngoại Giao Mă Lai gửi Phiên Ṭa, (23 Tháng Sáu 2016).

 

McManus Report      Báo Cáo McManus, Professor John W. McManus, Offshore Coral Reef Damage, Overfishing            and Paths to Peace in the South China Sea (rev. ed., 21 April 2016).

 

Mora Report              Báo Cáo Mora, Professor Camilo Mora, Dr. Iain R. Caldwell, Professor Charles Birkeland, and Professor John W. McManus, “Dredging in the Spratly Islands: Gaining Land but Losing Reefs,” PLoS Biology Vol. 14(3) (31 Tháng Ba 2016).

 

Memorial               Thông Tư của Phi Luật Tân, nạp ngày 30 Tháng Ba 2014

 

Nido                                   Nido Petroleum Ltd.

 

Parties                    Các Bên: Cộng Ḥa Phi Luật Tân và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc.

 

PCA           The Permanent Court of Arbitration (or “Registry”): Ṭa Trọng Tài Thường Trực (hay “Văn Pḥng Đăng Kư Kiện Tụng”).

 

Philippines                         Cộng Ḥa Phi Luật Tân.

 

PNOC                    Tổ Hợp PNOC Exploration Corporation

 

Registry                      Văn Pḥng Đăng Kư Kiện Tụng, tức Ṭa Trọng Tài Thường Trực: The Permanent Court of Arbitration (or “PCA”)

 

Request for Further Written Argument            Yêu Cầu Văn Bản Biện Luận Thêm Nữa: Lời yêu cầu của Phiên Ṭa muốn có Sự Biện Luận Bằng Văn Bản Thêm Nữa bởi Phi Luật Tân, chiếu theo Điều Article 25(2) của Các Quy Tắc Về Thủ Tục, phụ đính theo Phán Lệnh về Thủ Tục (Procedural Order) số 3 (16 Tháng Mười Hai 2014).

 

SARV Coastguard Report of 28 April 2012      Báo cáo của Sĩ Quan Chỉ Huy, SARV-003, Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Phi Luật Tân, gửi Tư Lệnh, Khu Pḥng Vệ Bờ Biển Tây Bắc Đảo Luzon, Lực Lượng Pḥng Vệ Bờ Biển Phi Luật Tân (28 Tháng Tư 2012).

 

SC58                           Service Contract 58 (a Philippine offshore petroleum block): Hợp Đồng Dịch Vụ 58 (một lô dầu hỏa ngoài khơi của Phi Luật Tân).

 

SC72                           Service Contract 72 (a Philippine offshore petroleum block): Hợp Đồng Dịch Vụ 72 (một lô dầu hỏa ngoài khơi của Phi Luật Tân).

 

Schofield Report       Báo Cáo Schofield: Professor Clive Schofield, Professor J.R.V. Prescott, and Mr Robert van de Poll, An Appraisal of the Geographical Characteristics and Status of Certain Insular Features in the South China Sea (March 2015).

 

Second Bailey Report       Báo Cáo Bailey Thứ Nh́: Dr. Ryan T. Bailey, Supplemental Report on Groundwater Resources Analysis of Itu Aba (20 April 2016).

 

Second Carpenter Report           Báo Cáo Carpenter Thứ Nh́: Professor Kent E. Carpenter and Professor Loke Ming Chou, Environmental Consequences of Land Reclamation Activities on Various Reefs in the South China Sea (14 November 2015).

 

Second Motavalli Report Báo Cáo Motavalli Thứ Nh́: Dr. Peter P. Motavalli, Second Supplemental Expert Report on Soil Resources and Potential Self-Sustaining Agricultural Production on Itu Aba (2 June 2016).

 

Singhota Report        Báo Cáo Singhota: Captain Gurpreet S. Singhota, Report of the International Navigational Safety Expert appointed by the Permanent Court of Arbitration, The Hague, The Netherlands (15 April 2016).

 

SOA                            The State Oceanic Administration of China: Cơ Quan Quản Trị Đại Dương Quốc Gia Trung Quốc.

 

SOA Report               Báo Cáo SOA: Feng Aiping and Wang Yongzhi, First Ocean Research Institution of State Oceanic Administration, “Construction Activities at Nansha Reefs Did Not Affect the Coral Reef Ecosystem” (10 June 2015).

 

SOA Statement          Tuyên Bố Của SOA: State Oceanic Administration of China, “Construction Work at Nansha Reefs Will Not Harm Oceanic Ecosystems” (18 June 2015).

 

Sterling Energy            Sterling Energy Plc

 

Submissions               Các Luận Điểm Đệ Tŕnh: Các Luận Điểm Đệ tŕnh của Phi Luật Tân được tŕnh bày tại các trang 271-272 trong Thông Tư của nó, được tái phát biểu trong Cuộc Điều Trần về Nội Dung và trong một Văn Thư từ Phi Luật Tân gửi đến Phiên Ṭa hôm 30 Tháng Mười Một 2015, như được tu chỉnh với sự cho phép của Phiên Ṭa được chuẩn cấp hôm 16 Tháng Mười Hai 2015.

 

Supplemental Written Submission          Văn Bản Đệ Tŕnh Bổ Túc: Văn Bản Đệ Tŕnh Bổ Túc của Phi Luật Tân, được đệ nạp hôm 16 Tháng Ba 2015, theo Điều 25 của các Quy Tắc Về Thủ Tục và Phán Lệnh Thủ Tục số 3.

 

Third Carpenter Report  Báo Cáo Carpenter Thứ Ba: Declaration of Professor K.E. Carpenter, para. 5 (24 April 2016) The South China Sea Arbitration Award of 12 July 2016.

 

Third UN Conference      Third United Nations Conference on the Law of the Sea: Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba về Luật Biển.

 

UKHO                        United Kingdom Hydrographic Office: Văn Pḥng Thủy Văn Vương Quốc Thống Nhất [nước Anh, ND].

 

UNCLOS                   United Nations Convention on the Law of the Sea, 10 December 1982, 1833 UNTS 3 (or “Convention”): Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, 10 Tháng Mười Hai, 1982, 1833 UNTS 3 ( hay “Công Ước”).

 

UNEP                         United Nations Environment Programme: Chương Tŕnh Môi Trường Liên Hiệp Quốc.          

 

Vienna Convention          Vienna Convention on the Law of Treaties, Art. 33(1), 22 May 1969,

1155 UNTS 331: Công Ước Vienna về Luật Các Hiệp Ước, Điều 33(1), 22 Tháng Năm 1969, 1155 UNTS 331.

 

Viet Nam               Socialist Republic of Viet Nam: Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

 

Viet Nam’s Statement      Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thỉnh cầu sự lưu ư của Phiên Ṭa trong vụ Tố Tụng giữa Cộng Ḥa Phi Luật Tân và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (14 Tháng Mười Hai 2014).

 

Written Responses of the Philippines (23 July 2015)    Trả Lời Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân Cho Các Câu Hỏi ngày 13 Tháng Bảy 2015 của Phiên Ṭa (23 July 2015)

 

Written Responses of the Philippines (11 March 2016)            Trả Lời Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân Cho Các Câu Hỏi ngày 5 Tháng Hai 2015 của Phiên Ṭa (11 Tháng Ba 2016).

 

Written Responses of the Philippines on Itu Aba (25 April 2016)       Trả Lời Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân Cho Lời Yêu Cầu ngày 1 Tháng Tư 2016 của Phiên Ṭa hỏi Ư Kiến về Các Tài Liệu Bổ Túc về quy chế của đảo Itu Aba (25 Tháng Tư 2016).

 

Written Responses of the Philippines on UKHO Materials (28 April 2016)       Trả Lời Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân Cho Lời Yêu Cầu ngày 1 Tháng Tư 2016 của Phiên Ṭa hỏi Ư Kiến về Các Tài Liệu từ Văn Khố Văn Pḥng Thủy Văn Vương Quốc Thống Nhất (28 Tháng Tư 2016).

 

Written Responses of the Philippines on French Archive Materials (3 June 2016) Trả Lời Bằng Văn Bản của Phi Luật Tân Cho Lời Yêu Cầu ngày 26 Tháng Năm 2016 của Phiên Ṭa hỏi Ư Kiến về Các Tài Liệu từ Văn Khố nước Pháp (3 Tháng Sáu 2016).

 

*****

 

CHƯƠNG I

 

DẪN NHẬP

1. Các Bên (Parties) trong vụ trọng tài là Cộng Ḥa Phi Luật Tân (“Phi Luật Tân”) và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (“Trung Quốc”) (gọi gồm chung “Các Bên”).

 

2. Vụ trọng tài này liên quan đến các sự tranh chấp giữa Các Bên về căn bản pháp lư của các quyền trên biển và các sự hưởng quyền tại Biển Nam Trung Hoa, quy chế của một số cấu h́nh địa dư (geographic features: địa h́nh) nào đó tại Biển Nam Trung Hoa, và tính hợp pháp của một số hành động nào đó được thực hiện bởi Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.

 

3. Biển Nam Trung Hoa là một biển nửa khép kín tại phía tây Thái B́nh Dương, băng qua một khu vực rộng gần 3.5 triệu cây số vuông, và được miêu tả ở Bản Đồ 1 (Map 1) nơi trang 9 dưới đây.  Biển Nam Trung Hoa nằm phía nam Trung Quốc, phía tây Phi Luật Tân, phía đông Việt Nam, và phía bắc Mă Lai, Brunei, Singapore, và Indonesia.  Biển Nam Trung Hoa là một tuyến hải vận trọng yếu, một ngư trường phong phú, nơi có một hệ thống sinh thái rạn san hô đa dạng sinh học cao độ, và được tin cất trữ các nguồn dầu hỏa và hơi đốt đáng kể.  Phần phía nam của Biển Nam Trung Hoa cũng là vị trí của Quần Đảo Spratly, một chùm các đảo nhỏ và các rạn san hô, hiện diện ngay bên trên hay dưới mặt nước, gồm các đỉnh của các ngọn núi dưới biển mọc lên từ đáy sâu của đại dương.  Được hay biết chính yếu từ lâu là một nơi hiểm nghèo cho sự hải hành và được xác định trong các bản đồ lái tàu là “khu nguy hiểm”, Quần Đảo Spratly là địa điểm của các sự tranh chấp lănh thổ từ lâu giữa một số quốc gia duyên hải của Biển Nam Trung Hoa.

 

4. Căn bản cho vụ trọng tài này là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là “Công Ước” hay “UNCLOS”). 1  Cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc đều là các nước đă kư kết vào Công Ước, Phi Luật Tân đă phê chuẩn nó vào ngày 8 Tháng Năm 1984, và Trung Quốc, ngày 7 Tháng Sáu 1996.  Công Ước đă được chấp nhận như một “hiến pháp cho các đai dương,” nhằm “ giải quyết mọi vấn đề liên hệ đến luật biển”, và đă được phê chuẩn bởi 168 nước.  Công Ước nhắm đến một loạt rộng răi các vấn đề và bao gồm như một phần kết hợp một hệ thống nhăm giải quyết ḥa b́nh các sự tranh chấp.  Hệ thống này được tŕnh bày nơi Phần XV của Công Ước, dự liệu một loạt các thủ tục giải quyết tranh chấp, gồm cả sự trọng tài cưỡng bách chiếu theo một thủ tục được ghi nơi Phụ Lục VII của Công Ước.  Chiếu theo Phần XV và Phụ Lục VII của Công Ước, Phi Luật Tân đă khởi kiện vụ trọng tài này chống lại Trung Quốc vào ngày 22 Tháng Một 2013.

 

5. Tuy nhiên, Công Ước không nhắm đến chủ quyền của Các Quốc Gia về lănh thổ [đất liền].  Theo đó, Phiên Ṭa này đă không được yêu cầu, và không có dụng ư, đưa ra bất kỳ phán quyết nào về Quốc Gia nào được hưởng dụng chủ quyền trên bất kỳ lănh thổ nào tại Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt liên hệ đến các sự tranh chấp liên quan đến chủ quyền trên Quần Đảo Spratly hay Băi Cạn Scarborough (Scarborough Shoal).  Không một trong các quyết định của Phiên Ṭa trong Phán Quyết này lại lệ thuộc vào một sự khám phá chủ quyền, hay không có bất kỳ điều ǵ trong Phán Quyết nào lại được hiểu là mặc thị một quan điểm về vấn đề chủ quyền lănh thổ.

 

6. Tương tư, mặc dù Công Ước không chứa đựng các điều khoản liên quan đến sự phân định các ranh giới trên biển, Trung Quốc đă đưa ra một sự tuyên bố trong năm 2006 để loại trừ sự phân định ranh giới trên biển ra khỏi sự chấp nhận của nó sự giải quyết tranh chấp cưỡng bách, một vài điều mà Công Ước công khai cho phép đối với các ranh giới trên biển và một số vấn đề khác nào đó.  Theo đó, Phiên Ṭa đă không được yêu cầu, và không có dụng ư, phân định bất kỳ ranh giới trên biển nào giữa Các Bên hay liên can đến bất kỳ Quốc Gia nào khác giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa.  Đến tầm mức mà một số các sự tuyên nhận nào đó của Phi Luật Tân liên hệ đến các biến cố tại các vị trí cá biệt tại Biển Nam Trung Hoa, Phiên Ṭa sẽ cứu xét chúng chỉ đến mức mà các quyền và nghĩa vụ tương ứng của đôi Bên không tùy thuộc vào bất kỳ ranh giới trên biển nào hay nơi mà sự phân định một ranh giới không cần thiết bởi sự áp dụng của Công Ước sẽ không dẫn đến bất kỳ sự chồng lấp nào của các sự hưởng quyền tương ứng của hai Bên.

 

7. Các sự tranh chấp mà Phi Luật Tân nêu ra trước Phiên Ṭa một cách tổng quát nằm trong bốn loại.  Thứ nhất, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa giải quyết một sự tranh chấp giữa Các Bên liên quan đến nguồn gốc của các quyền trên biển và các sự hưởng quyền tại Biển Nam Trung Hoa.  Một cách cụ thể, Phi Luật Tân t́m kiếm một sự tuyên phán từ Phiên Ṭa rằng các quyền và sự hưởng quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa phải được đặt căn bản của Công Ước chứ không dựa vào bất kỳ sự tuyên nhận nào về các quyền lịch sử.  Về khía cạnh này, Phi Luật Tân t́m kiếm một sự tuyên phán rằng sự tuyên nhận các quyền của Trung Quốc trong phạm vi “đường chín đoạn” được đánh dấu trên các bản đồ Trung Quốc không có hiệu lực pháp lư ở tầm mức chúng vượt quá các sự hưởng quyền của Trung Quốc như được cho phép bởi Công Ước.

 

8. Thứ nh́, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa giải quyết một tranh chấp giữa Các Bên liên quan đến các sự hưởng quyền đối với các khu trên biển sẽ được phát sinh theo Công Ước bởi Băi Cạn Scarborough Shoal và một số địa h́nh tại biển nào đó ở Quần Đảo Spratly vốn được tuyên nhận bởi cả Phi Luật Tân lẫn Trung Quốc.  Công Ước quy định rằng các cồn cát ch́m dưới nước và các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp tự chúng vô khả năng làm phát sinh bất kỳ sự hưởng quyền nào đối với các khu vực trên biển và rằng “các mỏm đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của chính chúng” không làm phát sinh một sự hưởng quyền của một khu kinh tế độc quyền hay của một thềm lục địa.  Phi Luật Tân t́m kiếm một sự tuyên phán rằng tất cả các địa h́nh được tuyên nhận bởi Trung Quốc tại Quần Đảo Spratly, cũng như tại Băi Cạn Scarborough, nằm trong một loại này hay loại khác trong các loại này và rằng không một trong các dịa h́nh này lại làm phát sinh một sự hưởng quyền của một khu kinh tế độc quyền hay một thềm lục địa.

 

9.  Thứ ba, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa giải quyết một chuỗi các sự tranh chấp giữa Các Bên liên quan đến tính hợp pháp của các hành động của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.  Phi Luật Tân t́m kiếm các sự tuyên phán rằng Trung Quốc đă vi phạm Công Ước qua việc:

       (a) can thiệp vào sự hành sử các quyền của Phi Luật Tân theo Công Ước, kẻ cả về việc đánh cá, thăm ḍ dầu hỏa, hải hành và sự xây dựng các ḥn đảo nhân tạo và các sự thiết trí cơ sở;

       (b) không bảo vệ và bảo tồn môi trường biển với việc dung chấp và tích cực yểm trợ các ngư phủ Trung Quốc trong sự thu bắt các chủng loại có nguy cơ diệt chủng và sự sử dụng các phương pháp đánh cá phương hại gây tổn hại hệ thống sinh thái rạn san hô mong manh tại Biển Nam Trung Hoa; và

(c) gây ra sự phương hại nghiêm trọng cho môi trường biển với việc xây dựng các đảo nhân tạo và tham gia vào sự cải tạo đất đai sâu rộng ở bảy rạn san hô tại Quần Đảo Spratly.

 

10. Thứ tư, Phi Luật Tân đă yêu cầu Phiên Ṭa tuyên phán rằng Trung Quốc đă làm trầm trọng và mở rộng các sự tranh chấp giữa Các Bên trong suốt diễn tiến của vụ trọng tài này qua việc hạn chế sự tiếp cận đến một toán biệt phái của thủy quân lục chiến Phi Luật Tân đồn trú tại Băi Cạn Second Thomas và qua việc tham gia vào sự xây dựng quy mô lớn các ḥn đảo nhân tạo và sự cải tạo đất đai tại bảy rạn san hô thuộc Quần Đảo Spratly.

 

11. Trung Quốc đă khăng khăng bác bỏ sự thỉnh cầu xin trọng tài của Phi Luật Tân và bám chặt lấy một lập trường không chấp nhận cũng như không tham gia vào các tố tụng này.  Nó đă nói rơ lập trường này trong các lời phát biểu công khai và trong nhiều văn thư ngoại giao, cả với Phi Luật Tân lẫn Ṭa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration: viết tắt là “PCA” hay “Registry”), phục vụ như Cơ Quan Đăng Kư Kiện Tụng trong vụ trọng tài này.  Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh trong các lời phát biểu, các lần thuyết tŕnh báo chí và các cuộc phỏng vấn của nó rằng nó xem sự không tham gia vào vụ trọng tài là quyền hợp pháp của Trung Quốc chiếu theo Công Ước.

 

12. Khả tính của một bên kiềm chế không tham dự vào các tố tụng giải quyết tranh chấp được tŕnh bày một cách công nhiên bởi Công Ước, quy định nơi Điều 9, Phụ Lục VII của Công Ước rằng “sự vắng mặt của một bên hay sự thiếu sót của một bên để biện hộ vụ kiện của ḿnh sẽ không cấu thành một sự cản trở các sự tố tụng.” Phiên Ṭa chính v́ thế cho rằng sự không tham gia của Trung Quốc không ngăn cản vụ trọng tài khỏi việc tiếp diễn.  Phiên Ṭa cũng nhận định rằng Trung Quốc vẫn là một Bên của sự trọng tài và, theo các sự quy định của Điều 296(1) của Công Ước và Điều 11 của Phụ Lục VII, sẽ bị ràng buộc bởi bất kỳ phán quyết nào mà Phiên Ṭa đưa ra.  Tuy nhiên, t́nh trạng của một Bên không tham dự đặt ra một trách nhiệm đặc biệt trên Phiên Ṭa.  Phiên Ṭa, trong sự vắng mặt của Trung Quốc, không thể đơn giản chấp nhận các sự khiếu tố của Phi Luật Tân hay đưa ra một phán quyết khiếm diện.  Đúng hơn, Điều 9 đ̣i hỏi Phiên Ṭa, trước khi đưa ra phán quyết của ḿnh, phải chứng minh rằng “không chỉ nó có quyền tài phán cuộc tranh chấp, mà c̣n rằng sự khiếu tố phải được dựa vững chắc trên sự kiện và luật pháp (fact and law: t́nh và lư)”.

 

13. Bất kể quyết định của nó không xuất hiện một cách chính thức tại bất kỳ thời điểm nào trong các sự tố tụng này, Trung Quốc đă tiến hành để làm sáng tỏ một cách không chính thức quan điểm của nó rằng Phiên Ṭa không có thẩm quyền phán quyết để cứu xét bất kỳ sự khiếu tố nào của Phi Luật Tân.  Vào ngày 7 Tháng Mười Hai 2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc có ấn hành một “Bản Lập Trường của Chính Phủ Nhân Dân Trung Quốc Về Vấn Đề Thẩm Quyền Tài Phán trong Vụ Trọng Tài Biển Nam Trung Hoa Khởi Tố bởi Cộng Ḥa Phi Luật Tân” (viết tắt là “Bản Lập Trường Của Trung Quốc: China’s Position Paper”). 2 Trong Bản Lập Trường của nó, Trung Quốc đă lập luận rằng Phiên Ṭa không có thẩm quyền tài phán bởi (a) “bản chất của vấn đề chủ yếu trong vụ trọng tài là chủ quyền lănh thổ trên các địa h́nh trên biển liên hệ tại Biển Nam Trung Hoa”; (b) “Trung Quốc và Phi Luật Tân đă đồng ư, xuyên qua các văn kiện song phương và Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa, để giải quyết các sự tranh chấp liên hệ của họ qua các sự thương thảo”; và (c) các sự tranh chấp đệ tŕnh bởi Phi Luật Tân “sẽ cấu thành một phần kết hợp của sự phân ranh trên biển giữa hai nước.”  Đại Sứ Trung Quốc tại Ḥa Lan cũng đă gửi một vài sự thông tin đến cá nhân các thành viên của Phiên Ṭa, một cách trực tiếp và qua Văn Pḥng Đăng Kư Kiện Tụng, để lưu ư các thẩm phán trọng tài đến một số sự phát biểu nào đó của các viên chức Bộ Ngoại Giao và các viên chức khác, trong khi cùng lúc nói rơ rằng các sự thông tin như thế không nên được giải thích như sự tham gia của Trung Quốc vào trong các tố tụng trọng tài.

 

14. Phiên Ṭa đă quyết định xem Bản Lập Trường và các sự thông tin từ Trung Quốc tương đương với một sự phản đối thẩm quyền tài phán và thực hiện một cuộc điều trần riêng biệt và phán quyết về thẩm quyền tài phán của nó như một vấn đề sơ bộ, ngoại trừ đến mức độ một vấn đề của thẩm quyền tài phán “không sở đắc một tính chất sơ bộ chuyên biệt”.  Phiên Ṭa đă đưa ra Phán Quyết của nó về Thẩm Quyền Tài Phán và Tính Khả Dĩ Thụ Lư (gọi tắt là “Award on Jurisdiction: Phán Quyết về Quyền Tài Phán”) hôm 29 Tháng Mười 2015, nhắm vào các sự phản đối thẩm quyền tài phán được nêu ra trong Bản Lập Trường của Trung Quốc, cũng như các câu hỏi khác liên quan đến phạm vi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa.  Trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh, Phiên Ṭa đă đi đến các kết luận rằng liên hệ đến bảy trong số Mười Lăm Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân, trong khi triển hoăn các quyết định về bảy Luận Điểm Đệ Tŕnh khác để cứu xét thêm cùng với nội dung của các sự tuyên nhận của Phi Luật Tân.  Phiên Ṭa cũng yêu cầu Phi Luật Tân làm sáng tỏ một trong các Luận Điểm Đệ Tŕnh của nó.  Các câu hỏi đó về phạm vi thẩm quyền tài phán của Phiên Ṭa đă không được quyết định trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán đều đă được cứu xét và thảo luận trong diễn tiến của Phán Quyết này.

 

15. Phiên Ṭa đă phác họa trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán của ḿnh các bước tiến mà nó đă tiến hành để chứng minh thẩm quyến tài phán của nó, kể cả việc xem các sự thông tin của Trung Quốc như một lời phản biên về thầm quyền tài phán, tách đôi sự tranh chấp để mở một cuộc điều trần riêng biệt và trao đổi các câu hỏi và các câu trả lời về các vấn đề thẩm quyền tài phán và tính khả dĩ thụ lư, thẩm tra Phi Luật Tân về các câu hỏi thẩm quyền tài phán vượt quá ngay cả các câu hỏi trong Bản Lập Trường của Trung Quốc, và trong sự liên hệ với bảy vấn đề không được quyết định trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán, triển hoăn để cứu xét sau này các vấn đề thẩm quyền tài phán vốn được đan kết với các nội dung đến nỗi chúng thiếu một tính chất sơ bộ chuyên biệt.  Trong giai đoạn cứu xét nội dung của sự tranh chấp, như được nêu ra với nhiều chi tiết hơn ở nơi nào khác trong Phán Quyết này, Phiên Ṭa đặc biệt thận trọng về việc xác định rằng liệu các sự tuyên nhận của Phi Luật Tân có căn bản vững chắc về t́nh và lư hay không.  Nó đă làm như thế, thí dụ, bằng việc thuê mướn các chuyên viên độc lập về các vấn đề kỹ thuật được nêu lên bởi các sự thỉnh cầu của Phi Luật Tân; mời gọi ư kiến từ cả hai Bên về các tài liệu nguyên thủy không phải là một bộ phận của hồ sơ được đệ tŕnh lên Phiên Ṭa bởi Phi Luật Tân; và đặt các câu hỏi với các tham vấn và chuyên viên của Phi Luật Tân trước, trong, và sau cuộc điều trần về nội dung được tổ chức tại The Hague từ 24 đến 30 Tháng Mười Một 2015. Trong khi Trung Quốc không tham dự cuộc điều trần, nó đă được cung cấp bản kư âm hàng ngày và tất cả các tài liệu được đệ tŕnh trong suốt diễn tiến của cuộc điều trần và được dành cho một cơ hội để nêu ư kiến theo đó.  Ngoài một phái đoàn đông đảo từ Phi Luật Tân, các đại diện từ Úc Đại Lợi, Công Ḥa Indonesia, Nhật Bản, Mă Lai, Singapore, Vương Quốc Thái Lan, và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă tham dự cuộc điều trần với tư cách các quan sát viên.

 

16. Trong Phán Quyết này, Phiên Ṭa thảo luận các vấn đề về thẩm quyền tài phán và tính khả dĩ thụ lư c̣n sót lại sau Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán, cũng như nội dung của các vấn đề trong các sự tuyên nhận của Phi Luật Tân mà Phiên Ṭa có thẩm quyền tài phán.  Phán Quyết được bố cục như sau:

 

17. Chương II tŕnh bày lịch sử tố tụng của sự trọng tài, nhắm vào các biến cố đề ngày lùi lại sau sự công bố Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán.  Chương này chứng tỏ rằng, phù hợp với bổn phận của Phiên Ṭa chiếu theo Điều 5 Phụ Lục VII nhằm “bảo đảm mỗi bên đều có một cơ hội đầy đủ để được nghe và để tŕnh bày vụ kiện của ḿnh”, Phiên Ṭa đă thông tri với cả Đôi Bên tất cả các sự phát triển trong vụ trọng tài này và cung cấp cho họ cơ hội để nêu ư kiến về thực chất và thủ tục.  Phiên Ṭa đă nhất quán nhắc nhở Trung Quốc rằng Phiên Ṭa vẫn mở cửa cho Trung Quốc tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào, và đă ghi nhận Bản Lập Trường, các lời phát biểu công khai, và nhiều sự thông tin từ Đại Sứ của Trung Quốc tại Ḥa Lan.  Phiên Ṭa cũng thực hiện các bước tiến, phù hợp với bổn phận của nó theo Điều 10 của Các Quy Tắc về Thủ Tục (Rules of Procedure), để “tránh sự tŕ hoăn và chi phí không cần thiết và để cung cấp một tiến tŕnh hợp lư và hữu hiệu cho việc giải quyết cuộc tranh chấp của Các Bên.”  

 

18. Chương III tŕnh bày các yêu cầu xin trợ giúp của Phi Luật Tân, bao gồm mười lăm Luận Điểm Đệ Tŕnh chung cuộc như được tu chỉnh vào ngày 30 Tháng Mười Một 2015, với sự cho phép từ Phiên Ṭa được thông tri vào hôm 16 Tháng Mười Hai 2015.  Chương này ghi nhận rằng trong khi Trung Quốc không tham dự vào các tố tụng, Phiên Ṭa đă t́m cách để nhận biết từ các lời tuyên bố chính thức của Trung Quốc lập trường của nó về từng sự khiếu tố của Phi Luật Tân.

 

19. Chương IV bao hàm các vấn đề sơ bộ.  Nó tŕnh bày chi tiết các hậu quả pháp lư và thực tế của sự không tham gia của Trung Quốc, tóm tắt và kết hợp các tuyên phán trong Phán Quyết về Thẩm Quyền Tài Phán, và nói về quy chế và hiệu lực của Phán Quyết đó cùng các phản ứng của Trung Quốc đối với nó.

 

20. Trong Chương V, Phiên Ṭa cứu xét các thỉnh cầu của Phi Luật Tân xin có một sự tuyên phán rằng các quyền và các nghĩa vụ liên hệ của Các Bên về các hải phận, đáy biển, và các cấu h́nh địa dư trên biển của Biển Nam Trung Hoa bị chi phối bởi Công Ước (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 1 của Phi Luật Tân) và một sự tuyên phán rằng các sự tuyên nhận chủ quyền và các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các khu vực biển bao gồm bởi “đường chín vạch” th́ trái với Công Ước và do đó không có hiệu lực pháp lư (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 2 của Phi Luật Tân); 

 

21. Trong Chương VI, Phiên Ṭa cứu xét các thỉnh cầu của Phi Luật Tân liên quan đến quy chế, và các sự hưởng quyền trên biển phát sinh, của một số địa h́nh trên biển xác định tại Biển Nam Trung Hoa (Các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 3 đến số 7 của Phi Luật Tân), tức Rạn San Hô Cuarteron [Châu Viên, ND], Fiery Cross Reef [Chữ Thập], Gaven Reefs [Gaven], Johnson Reef [Gạc Ma], Hughes Reef [Hu gơ], McKennan Reef, Mischief Reef, Scarborough Shoal, Second Thomas Shoal, và Subi Reef.  Trong việc đạt đến các quyết định của ḿnh về Các Luận Điểm Số 3, 5, và 7, Phiên Ṭa cũng thảo luận trong Chương VI rằng liệu bất kỳ địa h́nh nào tại Quần Đảo Spratly có cấu thành một ḥn đảo đúng danh nghĩa, có khả năng trong t́nh trạng tự nhiên của nó duy tŕ được sự cư trú của con người hay một đời sống kinh tế của chính nó theo định nghĩa của Điều 121(30 Công Ước, như thế sẽ được hưởng quyền có được các khu trên biển tiềm năng có thể chồng lấn với các khu vực biển của Phi Luật Tân hay không.

 

22. Trong Chương VII, Phiên Ṭa cứu xét nhiều cáo giác khác nhau bởi Phi Luật Tân rằng Trung Quốc đă vi phạm các điều khoản của Công Ước, gồm;

       (a) Sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền chủ quyền của Phi Luật Tân trên các tài nguyên sinh động và phi sinh động (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 8 của Phi Luật Tân);

       (b) Sự thiếu sót của Trung Quốc để ngăn cản sự khai thác các nguồn tài nguyên sinh động của Phi Luật Tân bởi các tàu đánh cá của Trung Quốc (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 9 của Phi Luật Tân);  

       (c) Sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động đánh cá truyền thống của các ngư phủ Phi Luật Tân tại Băi Cạn Scarborough (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 10 của Phi Luật Tân);

       (d) Sự thiếu sót của Trung Quốc để bảo vệ và bảo tồn môi trường biển xuyên qua (a) sự dung chấp và yểm trợ tích cực của nó cho các tàu đánh cá Trung Quốc trong việc thu bắt các chủng loại có nguy cơ diệt chủng và tham gia vào các phương pháp đánh cá gây phương hại; và (b) sự bồi đắp đất đai sâu rộng của Trung Quốc, việc xây dựng đảo nhân tạo, và các hoạt động xây dựng tại bảy rạn san hô tại Quần Đảo Spratly (Các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 11 và 12(b) của Phi Luật Tân);

       (e) Sự xây dựng các đảo nhân tạo, các cơ sở thiết trí, và các kiến trúc của Trung Quốc tại Rạn San Hô Mischief Reef mà không có sự cho phép của Phi Luật Tân (Các Luận Điểm Đệ Tŕnh số 12(a) và 12(c) của Phi Luật Tân); và

       (f) Hoạt động của các tàu chấp pháp của Trung Quốc trong một cung cách tạo ra sự bất trắc nghiêm trọng của sự đụng chạm và nguy hiểm cho các tàu Phi Luật Tân tại vùng lân cận Băi Cạn Scarborough Shoal trong hai biến cố hồi Tháng Tư và Tháng Năm 2012 (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 13 của Phi Luật Tân); 

 

23. Trong Chương VIII, Phiên Ṭa cứu xét khiếu tố của Phi Luật Tân rằng Trung Quốc xuyên qua các hoạt động của nó gần Băi Cạn Scarborough Shoal và các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại bảy rạn san hô thuộc Quần Đảo Spratly, làm trầm trọng và mở rộng các sự tranh chấp của Các Bên kể từ lúc khởi đầu vụ trọng tài (Luận Điểm Đệ Tŕnh số 14 của Phi Luật Tân).

 

24. Chương IX khảo sát Luận Điểm Đệ Tŕnh số 15 của Phi Luật Tân về sự ứng xử tương lai của Các Bên và thảo luận các nghĩa vụ của cả Đôi Bên hướng đến việc giải quyết các sự tranh chấp của họ một cách ḥa b́nh và để tuân hành Công Ước và Phán Quyết này với thiện chí.

 

25. Chương X đưa ra các quyết định chính thức của Phiên Ṭa.

 

***

------

1 United Nations Convention on the Law of the Sea, 10 December 1982, 1833 UNTS (hereinafter

Convention”): Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (từ giờ về sau được gọi tắt là “Công Ước”). Trong suốt Phán Quyết này, các sự tham chiếu đến các Điều đặc biệt là của Công Ước, trừ khi được nói một cách khác.

 

2 Position Paper of the Government of the People’s Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South China Sea Arbitration Initiated by the Republic of the Philippines (7 December 2014), available at www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1217147.shtml

(hereinafter “China’s Position Paper”: từ giờ về sau được gọi tắt là “Bản Lập Trường Của Trung Quốc”)

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

18.07.2016

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2016

.