họa của Vơ Đ́nh
Huỳnh Sanh Thông
SỬ KƯ
CỦA DÂN GIAN
TẠI VIỆT NAM
Ngô Bắc dịch và chú giải
Người dịch đă làm một công việc đảo ngược với tác giả: có nghĩa ghi lại các thành ngữ bằng tiếng Việt đă được trích dẫn trong nguyên tác và giữ phần dịch sang tiếng Anh của tác giả, để độc giả tiện tham cứu và sử dụng sau này. NB
***
Người dân Việt Nam đă trải qua nhiều biến cố gây xáo trộn và đổ vỡ nhiều hơn nhiều khu vực khác của thế giới. Khi họ cố gắng xây dựng một góc nương náu cho chính họ tại Đồng Bằng Sông Hồng, họ đă phải vun xén nơi đó từ một môi trường khắc nghiệt – một công việc hệ trọng là ngăn giữ các nạn lụt. Để bảo vệ quê hương của ḿnh, họ đă phải tranh đấu chống lại các đối thủ hùng mạnh bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa ở phương bắc và Chàm ở phương nam. Ngoài ra, họ c̣n phải chiến đấu chống lại anh em của chính họ nhưng biến thành kẻ thù, chứng kiến các cuộc tranh chấp kéo dài giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, giữa cộng sản và phe chống cộng sản. Đó chỉ là điều tự nhiên khi người dân thường của Việt Nam, thường không đựoc đi học và mù chữ nhưng được ban cho một trí nhớ dai, đă phát triển một ư thức về những ǵ đă xảy ra cho tổ tiên của họ, những ǵ họ đă hoàn thành, từng thời đại này đến thời đại kia. Cảm thức mănh liệt về quá khứ đó, như được phản chiếu trong nhiều truyền thống phổ thông, có thể được gọi là “sử kư b́nh dân”, một bộ môn cần phải được nghiên cứu và lượng giá nếu chúng ta muốn hiểu biết sâu xa về hoàn cảnh xă hội và đặc tính tinh thần của Việt Nam. Trong thực tế, bởi v́ nó đem lại các quan điểm của người nông dân về các nhân vật và sự việc xảy ra từng có lần ảnh hưởng đến đời sống của họ, sử kư b́nh dân cung cấp các cái nh́n thấu triệt có tính chất kiểu chính không thể được nh́n thấy ở bất kỳ chỗ nào trong các khối lượng to lớn các sự kiện thu thập trong các niên giám hay biên niên sử chính thức với các thiên kiến của chúng. Trong khi sử kư dân gian thường là một sự phong thần các anh hùng văn hóa và dân tộc và chính v́ thế biểu lộ nhu cầu của dân chúng về đưc tin tôn giáo trong cuộc đấu tranh sinh tồn của họ, nó có thể chứa đựng nhiều ḥn quặng của sự thực bị chôn vùi dưới nhiều tầng lớp của sự tưởng tượng thơ mộng. Và, bất luận khi nói một cách cụ thể hay tổng quát, sử kư b́nh dân có được khả năng để nh́n thực tế bằng con mắt lạnh lùng vào cơ cấu thiết định của quyền lực và phát biểu một cách bộc trực những điều mà ít học giả theo Khổng học lại từng có can đảm ám chỉ đến trong các bản văn trước tác.
Để cho công bằng đối với các học giả Việt Nam viết bằng hán tự, cần nêu ra rằng một số tác giả trong họ đă gán tầm quan trọng cho các huyền thoại và thần thoại dân gian mà họ đă thu thập với mục đích đôi khi được phát biểu nhằm xác định lư lịch chủng tộc của lănh thổ phương Nam của họ, tương phản với kẻ khổng lồ phương Bắc, Trung Hoa. Trong thế kỷ thứ mười bốn, dưới các nhà cai trị triều Trần vốn là các người đă đẩy lui được vài cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, Lư Tế Xuyên đă ghi chép một số chuyện kể về các vị vua, các anh hùng, và các vị thần Việt Nam trong tập Việt Điện U Linh Tập (A Book of Stories about Occult Powers in the Vietnamese Domain). Cho đến cuối thế kỷ thứ mười lăm, dưới triều Lê có nhà sáng lập đă lănh đạo một cuộc chiến tranh gian khổ để giải phóng xứ sở khỏi sự đô hộ của nhà Minh, đă xuất hiện một tuyển tập các chuyện dân gian khác, quyển Lĩnh Nam Trích Quái (Selected Tales of Extraordinary Beings in Lingnan), mà trong lời đề tựa được gán là của ông, Vũ Quỳnh đă nêu câu hỏi về sự phân chia cứng rắn và nghiệm ngặt theo truyền thống giữa sử [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay lịch sử chính danh với truyện [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay huyền thoại và thần thoại như sự hư cấu. Bất kể các nỗ lực của ông để rập khuôn quốc gia Việt Nam tập quyền theo mô thức tân Khổng học của Trung Hoa, chính vị hoàng đế vĩ đại Lê Thánh Tông đă quan tâm sâu xa đến ngôn ngữ và văn hóa bản xứ, và, rơ ràng theo mệnh lệnh của ông, sử quan Ngô Sĩ Liên đă phải lo toan việc thu thập các câu chuyện từ thời cổ xưa được lưu truyền trong giới nông dân, và gồm chúng vào sự b́nh luận của ông khi ông biên soạn bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (The Complete History of Đại Việt).
Tuy nhiên cac văn bản bằng hán tự chỉ đưa ra các mẩu chuyện dân gian đă được tuyển chọn kỹ lưỡng, nhằm phát huy các quyền lợi của tầng lớp cai trị hay, ít nhất, không bao giờ làm trái với các quyền lợi như thế. Lịch sử dân gian Việt Nam phải được điều nghiên bằng việc làm sáng tỏ phức thể của các sự tin tưởng và sùng bái b́nh dân tạo thành truyền thống truyền khẩu. Thí dụ, các nhà xă hội học về tôn giáo, sẽ quan sát sự hiện hữu và hoạt động của hàng trăm các ngôi đền chùa dành cho việc tôn thờ các nhân vật huyền thoại hay thần thoại chẳng hạn như lạc Long Quân (Dragon Lord), cha đẻ ra vương quốc Việt Nam, Phù-Đổng Thiên Vương (Heavenly King of Phù-Đổng), cậu bé ba tuổi chậm phát triển đă trưởng thành qua đêm để cứu vớt xứ sở chống trả quân chinh phục phương bắc, Thần Núi (Sơn Tinh) Tản Viên, người đă dành thắng các cơn lụt dâng lên của kẻ thù chính, Thần Nước (Thủy Tinh), và nhiều nam nữ anh hùng lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Soái Lư Thường Kiệt, Đại Tướng Trần Hưng Đạo, v.v… Trừ khi bị phá hủy hay ngăn cấm, các đền, chùa như thế, liên kết với sự thờ phượng và nghi lễ cụ thể, sẽ làm sống măi các huyền thoại và thần thoại đó qua nhiều phiên bản có thể khác biệt từ nơi này sang nơi khác, nhưng luôn luôn giữ lại sự đóng góp căn bản của mỗi vị thần linh hay anh hùng cho phúc lợi chung. Song, sử kư b́nh dân của Việt Nam, trên hết, đă được gói ghém trong một chất liệu ít cụ thể, nhưng bền bỉ, hơn cả gồ hay đá, và chất liệu đó chính là lời nói.
Trong nước Việt nam cổ xưa, chữ được viết và in, gắn liền với hán tự, thuộc về giới thượng lưu vô cùng bé nhỏ. Hán tự đă là động cơ cho mọi h́nh thức diễn đạt chính thức; khi một người nào đó muốn viết bằng tiếng bản xứ, người đó phải dùng chữ nôm (Southern characters), văn tự phổ thông bao hàm một sự thông hiểu văn tự kiểu hội ư (ideograms) của Hoa ngữ. Khi việc in ấn c̣n kém phát triển và sự phát hành c̣n bị hạn chế nghiêm ngặt bởi các nhà cầm quyền, điều rơ ràng là đại đa số người dân Việt sống trong một thế giới không có sách vở và đă dựa chính yếu vào tiếng nói bản xứ để tạo lập, duy tŕ, và lưu truyền bất kỳ loại truyền thống nào.
Làm thế nào để ghi chép và truyền đạt các sự kiện, các tư tưởng, và các cảm nghĩ chỉ bằng lời nói, khi không có các phương tiện vật chất để bảo tồn -- đó là một sự thách đố. Điều đó đă được giải quyết bằng sự lựa chọn h́nh thái của cách nói có thể kháng cự hữu hiệu nhất chống lại sự xoi ṃn của thời gian và sự thay đổi, cách nói có thể đạt được một số mức độ của tính vĩnh cửu, và h́nh thái phát ngôn đó là thơ. Thơ truyền thống Việt Nam đă mang trong ḿnh, một cách đáng ngưỡng mộ, sự ghi nhớ dễ dàng và thú vị bởi một sự kết hợp may mắn nhiều đặc tính; một tiết điệu, có sẵn trong ngôn ngữ Việt Nam, tán trợ cho hai âm tiết hay sự thay đổi thường lệ của các vần nhấn mạnh [vần trắc: stressed syllables] được đi trước bởi âm tiết không nhấn mạnh [vần bằng: unstressed]; sự cung ứng cả các cước vận (end rhymes) lẫn yêu vận (internal rhymes); và sau hết, một sự ḥa âm trong âm sắc (tones). Chính v́ thế, thúc đẩy bởi nhu cầu, thơ đă xuất hiện như một phương tiện hiển nhiên cho bấy kỳ sự phát biểu nào về sự kiện hay ư kiến hoặc cảm nghĩ vốn khao khát sẽ tồn tại lâu hơn khoảnh khắc khi nó được thốt ra lần đầu. Thể thơ đó thấm nhập truyền thống truyền miệng tại Việt Nam được biểu hiệu bởi sự hiện diện của hàng ngàn câu tục ngữ (proverbs) hay cách ngôn (proverbial phrases) vốn phải được xem như các bài thơ ngắn nhất. Hăy thử khảo sát câu nói dưới đây, có thễ dẫn ta ngược về thời quá khứ xa xưa khi phụ nữ Việt Nam đă đóng giữ một vai tṛ quan trọng hơn nhiều so với vai tṛ dưới chế độ phụ hệ (patriarchy) theo Khổng học: câu “con dại cái mang” (the child misbehaves, the mother bears the blames). Câu cách ngôn chỉ gồm có bốn từ, song nó lại chất chứa mọi đặc điểm của nhịp điệu, vần và ḥa âm tiêu biểu cho một bài thơ đầy đủ.
Để dễ nhớ và truyền đạt trung thực bới lời nói, thơ dân gian Việt Nam đă đạt tới một h́nh thức toàn thiện được gọi là thơ lục bát, hay hai câu thơ “sáu-tám” chữ. * Nó được gọi như thế v́ câu đầu tiên phải gồm sáu từ và câu thứ nh́ phải gồm tám từ. Như một nhạc cụ đa năng kỳ diệu, nó đă chu toàn mọi chức năng truyền thông – mô tả, trữ t́nh, và kể chuyện – một cách tốt đẹp như nhau. Nó có thể sử dụng một cách riêng rẽ để tŕnh bày một sự kiện, phát biểu một ư kiến, hay biểu lộ một cảm xúc trong mười bốn từ. Hay nó có thể được sử dụng như một viên gạch xây dựng: các bài thơ được làm bởi từng cặp hai câu thơ lục bát nối liền nhau, từ các bài thơ tứ tuyệt (quatrains) cho đến các tác phẩm gồm hàng ngàn câu. Trong khi các tục ngữ làm theo thi vận và các câu cách ngôn hay các h́nh thức khác của thơ dân gian chứa đựng nhiều sử kư b́nh dân, kho tàng cất giữ chính yếu của nó là một tuyển tập to lớn các câu thơ lục bát và các bài thơ lục bát hay các phần của các bài thơ đó. Tổng hợp lại, chúng vẽ lên một bức tranh không phai mờ về xă hội được nhận thức dưới mắt nh́n của người nông dân hay những người khác không phải là thành viên của chế độ; chúng cung cấp các sự phán đoán không bị kiểm duyệt mà người bị trị tuyên phán trên kẻ cai trị.
Xuyên qua thế kỷ thứ mười lăm, hoàng triều Việt Nam xem ra được hưởng một uy tín chưa hề xảy ra trong quần chúng nếu chúng ta duyệt xét bằng chứng qua thi ca b́nh dân. Triều Lê đă được thành lập bởi một vị anh hùng cứu nguy dân tộc, và truyền thuyết bằng miệng đầy dẫy các sự ghi nhớ công ơn của các vua Lê, đặc biệt về chính vua Lê Thái Tổ hay Lê lợi. Trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng, ông được tuyên xưng là B́nh Định Vương (Pacifying King), người mà sự chiến thắng được mong chờ bởi dân chúng qua câu thờ sau đây: “Lạy Trời cho cả gió lên, / cho cờ vua B́nh Định bay trên kinh thành.” (Pray to Heaven that a high wind will rise, / and the Pacifying King’s flag will fly over the capital city). Khi quân sĩ của vua đến Bồ Đề để phóng ra cuộc tấn công tối hậu đánh vào bộ chỉ huy quân Minh tại Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay), dân chúng đă hát lên rằng: “Nhong nhong ngựa Ông đă về, / Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.” (Ting-a-ting, the Lord’s horses have come back, Cut the grass of Bồ Đề and feed the Lord’s horses). Câu thơ sau đây đề cập đến hai ngôi làng tại Thanh Hóa, nơi ông Lê Lợi đă khởi đầu chiến dịch chống lại quân Trung Hoa: “Ai lên Biên Thương, Lam Sơn, / Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.” (Whoever goes up to Biên Thượng and Lam Sơn, / Will remember that (there) Lê Thái Tổ barred the way to Ming troops). Người dân thường vẫn ngưỡng mộ hành động của một tùy tướng của Lê Lợi, kẻ đă hy sinh sinh mạng của ḿnh để giải cứu cho người lănh đạo khỏi bị bắt giữ bởi quân địch ngoại xâm. Theo truyền thống dân gian, vua Lê Thái Tổ sau này nhớ ơn [Lê Lai] đă ra sắc dụ rằng sự tưởng niệm cái chết của Lê Lai sẽ phải được cử hành một ngày trước ngày giỗ của ông, xảy ra trong tháng tám âm lịch, v́ thế đà có câu nói này: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.” (The twenty-first for Lê Lai, the twenty second for Le Lợi). (a) Nói chung, dân chúng có khuynh hương gắn liền triều Lê trong thời cực thịnh của nó ba9`ng sự ḥa b́nh và thịnh vượng, như đưo=.c biểu trưng bởi sự đông con trong câu thờ này: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, / Con bế con dắt con bồng con mang.” (In the times of King Thái Tổ and king Thái Tông, there were children to be held, children to be carried, and children to be led by the hand) (b). Ngay đến vua Lê Thần Tông, kẻ lên ngôi dưới sự bảo trợ của Chúa Trịnh Tùng và có niên hiệu trị v́ là Vĩnh Tộ, đă được ghi nhớ một cách tŕu mến trong thơ dân gian bởi v́ năm 1619, năm vua lên ngôi, đă là năm trong đó dân chúng được một mùa thu hoạch dồi dào: “Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi, / cơm nguội đầy nồi con trẻ chẳng ăn.” (When King Vĩnh Tộ mounted the throne, pots were so full of stale rice that children wouldn’t touch it). (c)
Vua Lê Thần Tông cho thấy một ngoại lệ hiếm có, bởi sau thế kỷ thứ mười lăm, phần lớn các vua Lê phải chịu một sự suy sụp mau lẹ trong ḷng yêu mến và tôn kính của quần chúng. Trong đầu thế kỷ thứ mười sáu, triều Lê đă sản sinh ra, một cách khá nhất, các nhà cai trị không có khả năng, và tệ nhất, các bạo quân hôn ám, như Uy Mục có biệt danh là Vua Quỷ (King Devil), như Tương Dực bị gán cho tên là Vua Lợn (King Pig). Dưới đây là h́nh ảnh cu/a dân gian về các nhà vua như thế: “Vua Lê băm sáu tàn vàng,/ Thấy gái đi đàng ngó ngó nom nom./ Cô nào óng ả son son,/ vua đóng cũi ḥm đem trảy về kinh.” (King Lê own thirty-six golden parasols./ When he sees girls in the streets, he stares and stares./ If any one of them happens to be young and lovely,/ the king locks her up in a cage and carries her back to the capital).
Thời kỳ này chứng kiến sự tấn cống của một hiện tượng sẽ trở thành đường nét nổi bật của xă hội Việt Nam trước thế kỷ thứ hai mươi: các cuộc nổi dậy của nông dân được lănh đạo hay xúi dục bởi các cá nhân nhiều tham vọng, các học giả bất măn hay các thành viên thất sủng của hoàng gia. Cuộc tiếm ngôi ngắn ngủi của nhà Mạc và hậu quả của nó, đặc biệt cuộc tranh giành quyền lực giữa họ Trịnh và họ Nguyễn, đă biến nội chiến trở thành quy chuẩn (norm), thành một lối sống. Thí dụ, mặc dù họ Trịnh đă chiếm lại kinh đô và chính thức chấm dứt sự trị v́ của các kẻ tiếm ngôi trong năm 1592, các thuộc hạ trung thành với nhà Mạc đă ẩn náu tại thành tŕ của họ tại Cao Bằng, để chống lại nó họ Trịnh đă phải phái các cuộc viễn chinh quân sự trong hơn bảy mươi năm kế đó. Như một âm vang các lời ta thán của dân chúng, bài thơ dân gian này cho con c̣ sắm vai một người vợ chịu gian khổ từ lâu của một nông dân-chiến sĩ sắp sửa ṭng quân đánh nhau với phe trung thành thuộc nhà Mạc: “Con c̣ lặn lội bờ sông./ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. / Nàng về nuôi cái cùng con. / Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.” (The heron wades along the river. / She carries rice, seeing her husband off, and she weeps and wails. / Woman, go back home and care for mother and the children. / Let me trek my way up to the streams and hills of Cao Bằng.)
Khi họ chiến đấu chống lại nhà Mạc tiếm ngôi, cả các Chúa Trịnh nơi đất Bắc lẫn các Chúa Nguyễn nơi phương nam đều tuyên thệ trung thành với vua Lê. Nhưng họ đă khai thác chính nghĩa phục hồi nhà Lê một cách sỗ sàng và đối xử với các người lên ngôi vua Lê một cách quá ti tiện đến nỗi, chẳng sớm th́ muộn, tính huyền nhiệm của nhà Lê bị bắt buộc phải trải qua một sự lu mờ trong tâm tưởng người dân. Từ thời đại vô liêm sỉ này, văn học dân gian có lưu giữ lại một nhân vật hài hước được gọi Chúa Chổm (Lord Chổm), một kẻ thường xuyên nghiện rượu vay mượn tiền mọi nơi để mua rượu và từ đó đang mang lại trong ngôn ngữ Việt Nam câu cách ngôn tỉ đối (simile) như sau: “nợ như Chúa Chổm” (to be in debt like Lord Chổm). Ông đóng vai chính như một con sâu rượu vô tư lự trong bài thơ lục bát gồm bốn câu như sau: “Vua Ngô băm sáu tàn vàng. / Chết xuống âm phủ chẳng mang được ǵ. / Chúa Chổm uống rượu t́ t́. / Chết xuống âm phủ kém ǵ vua Ngô?” (The king of China owns thirty six golden parasols. / When he dies and goes down to hell, he won‘t take a thing with him. / Lord Chổm just nips and tipples liquor. / When he dies and goes down to hell, will he be in any way outclassed by the king of China?) Chúa Chổm không phải là nhân vật hư cấu trong sự tưởng tượng của quần chúng – ông ta là con người có thực trở thành bất tử như một anh hề lâm ly mặc dù trong năm 1532 ông đă được tuyên xưng làm hoàng đế bởi Chúa Nguyễn Kim : như nhà vua Lê Trang Tông, ông trở thành người đầu tiên của một chuỗi vua bồ nh́n chẳng lấy ǵ làm vinh dự, được lập lên bởi hoặc họ Nguyễn hay họ Trịnh nhằm che phủ các tham vọng trơ trụi của họ bằng một vài dáng vẻ của tư cách chính thống.
Nếu dân chúng đă rút lại ḷng trung thành đối với nhà Lê suy yếu, họ xem ra chẳng ưa ǵ việc chuyển ḷng truung hành đó sang các nhà cai tri mới, những kẻ không mấy xứng đáng để hưởng điều đó. Tại Miền Bắc, nơi mà chế độ gia đ́nh trị và nạn bè cánh lan tràn, các chúa Trịnh đă ban phát tước quận công hay “ông hoàng” (prince) một cách bừa băi cho thân nhân và bè bạn họ, đến nỗi các câu chuyện tiếu lâm chua chát đă được đặt ra và loan truyền, chẳng hạn như câu chuyện sau đây: “Ỉa đồng một băi bằng vạn đại quân công” (He who drops a heap of dung in the fields is worth ten thousand generations of princes). Đối với những người khác có khả năng trả tiền các nhà cầm quyền họ Trịnh bán nhiều loại tước vị quư tộc linh tinh, với giá khá rẻ như lời đôi câu thơ này: “Mười quan th́ được tước hầu. / Năm quan tước bá ai hầu kém ai?” (For ten strings of coppers you get the title of marquis. / For five you get the title of count – who is to be outranked by anyone else?). Trịnh Sâm và các thành viên trong gia đ́nh ông, một cách đặc biệt, đă chuốc vào ḿnh các mũi tên của sự chống đối và khinh miệt của quần chúng. Ông cùng chia sẻ với nàng phi yêu quí của ông, Đặng Thị Huệ, một nhiệt t́nh trong việc xây dựng các chùa và tu viện Phật Giáo trong khi ông lại ít thành tâm hơn trong việc biểu lộ ḷng từ bi của Phật Giáo trong các chính sách của ông. Đôi câu thơ sau đây xem ra đă đưa ra một lời b́nh luận kín đáo cho khoảng cách biệt này: “Dù xây chin bấp phù đồ, / chi bằng làm phúc cứu cho một người?” (Even if you build a nine stories of a stupa, / would it do as much good as to save one single life?). (d) Em trai của Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân, một kẻ cướp phá phóng đăng và đă reo rắc kinh hoàng trong dân chúng đến nỗi anh ta có biệt danh là Cậu Trời (Uncle Heaven), như trong hai câu thơ sau: “Ấy ai vô phúc trên đời, / ra đường gặp phải Cậu Trời bắt đi.” (Oh, if any (girl) is unlucky enough in this world, / she will run into Uncle Heaven in the street and be carried off by him). Sau khi có sự từ trần của Trịnh Sâm, con trai ông là Trịnh Căn lên nối ngôi nhưng c̣n quá trẻ để cai trị -- thực quyền rơi vào tay người vợ góa của ông, Đặng Thị Huệ, và một trong các cận thần của ông, Hoàng Đ́nh Bảo, c̣n được gọi là Quận Huy. Quan hệ của họ trở nên quá mật thiết đến nỗi làm phát sinh các cáo giác về quan hệ t́nh dục vô luân được phát biểu trong hai câu thờ sau đây: “Trăm quan có mắt như mờ. / Để cho Huy quận vào sờ Chính-cung” (All palace officials have eyes, but they may as well be blind. / They let the Prince Huy come in and paw the Dowager).
Tại miền Nam, các Chúa Nguyễn cũng chẳng kha hơn bao nhiêu đối với quần chúng. Nguyễn Khải, cũng được biết là ông Hoàng Đằng, muốn có một ngôi đền thờ của chính ông được xây cất tại Thanh Hóa và vào khỏang năm 1800 đă trưng tập nhiều nông dân làm công dịch không lương. Sự bất măn của họ được thổ lộ trong đôi câu thơ này: “Cơm ăn mỗi bữa một lưng. / Bao giờ gánh đá ông Đằng cho rồi?” (There‘s less and less rice as you eat each day. / When will you ever be through with carrying rocks for Prince Đằng?). Kể chung như một nhóm, các Chúa Nguyễn bị tố cáo là đă lưu tâm về các lễ hội và các cuộc tŕnh diễn nhiều hơn đến các nhu cầu của dân chúng, về việc chi tiêu quá nhiều cho kịch nghệ, thí dụ, như đôi câu thơ sau đây đă lên án: “Ai ơi ngẫm lại mà coi. / Ngọc vàng con hát, tôi đ̣i thằng dân” (Oh, folks, just think it nover and see! / Actresses are (treated like) jade and gold, the little folk work and slave).
Ngay cả sau khi các Chúa Nguyễn đă chiến thắng trước mọi đối thủ, thống nhất đất nước và thành lập triều đại riêng của ḿnh, họ cũng không tránh khỏi sự chỉ trích của dân chúng. Gia Long đă ra lệnh phá bỏ mọi cung điện và đền thờ cũ gợi ông nhớ lại các kẻ thù xa xưa và cho xây dựng các đài kỷ niệm mới dành cho chính ông -- ông có phần phải chia sẻ sự quở trách trong câu tục ngữ của dân gian: “Phá đền rồi lại làm đền. / Nào ai cướp nước tranh quyền chi ai?” (He‘s destroyed temples, the he builds them all over again. / Why does anyone have to fight for power and grab the country like that?). Minh Mạng được phác họa như một nhà vua độc đoán, vô cảm bởi v́ trong năm 1828 và 1838 ông cấm việc mang váy bởi phụ nữ và đă tạo ra sự khó khăn to lớn trong số các người nghèo không có khả năng mua vải để may quần như quy định: “Tháng tám có chiếu vua ra. / Cấm quần không đáy người ta hăi hùng. / Không đi th́ chợ không đông. / Đi th́ phải lột quần chồng sao đang?” (In the eighth month the kings edict came out. / It forbade skirts and threw (woman) folk into a dither. / If you don‘t go out, you will miss the market. / If you must go, how can you bring yourself to strip your husband of his trousers?). Nhưng, trong tất cả các vị vua nhà Nguyễn, Tự Đức rơ ràng phải gánh chịu mũi dùi của sự khinh miệt và oán hận của quần chúng. Ông ra lệnh cho hàng trăm binh sĩ và nông dân xây dựng một lăng mới được đặt tên là Vạn Niên (Eternity), một công tŕnh khiến nhiều người thiệt mạng và trong năm 1866 đă khích động một cuộc nổi loạn nhưng nhanh chóng bị dẹp tan. Đôi câu thơ sau đây mô tả câu chuyện: “Vạn Niên là vạn niên nào? / Thành xây xương lính, hào đào máu dân.” (What kind of eternity is this Eternity? / Its walls are built of soldiers’ bones, its moats are filled with the people‘s blood.) Nhà vua bị quy trách cá nhân về những sự khó khăn mà đất nước đang trải qua. “Từ ngày Tự Đức lên ngôi, / cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri. / Bao giờ Tự-Đức chết đi, / thiên hạ b́nh th́ lại dễ làm ăn.” (Since the day Tự Đức mounted the throne, / not enough rice has filled the pot, children have cried like sparrows. / When Tự Đức drops dead, / the people will enjoy peace and find it easy again to make a living.)
Chính trong suốt các thời kỳ xung đột tàn sát dưới nhà Mạc và sau nhà Mạc kéo dài trong nhiều thế kỷ mà câu cách ngôn nổi tiếng này có lẽ đă được đặt ra và được loan truyền rộng răi như một chân lư đương nhiên: “Được làm vua, thua làm giặc.” (Win, and you become king; lose, and you become a bandit). Khi các ông vua bị tước bỏ nhiều sự oai nghiêm và tính cách thiêng liêng của họ, ước muốn của người dân cho một sự thay đổi, ngay dù một cuộc nổi dậy bằng bạo động, được phát biểu trong lời cầu nguyện giữa chừng đột nhiên biến thành lời nguyền rủa của một kẻ nổi loạn: “Trời mưa cho lúa thêm bông, / cho nước thêm cá, cho sông thêm thuyền, / cho dù cho lọng găy then, / cho vơng cho cáng một phen nhuộm bùn.” (May Heaven send rain so that rice plants will grow more ears, / so that the water will have more fish and the river more boats, / so that canopies and parasols will break their locks, / and palanquins and sedan-chairs will get stained with mud for once). Các vơng, lọng nghi lễ là các biểu tượng của quyền uy, chỉ được dùng bởi vua và các quan, nhưng được khiêng cho họ sử dụng bởi các người dân thấp kém là những kẻ b́nh thường sẽ trồng lúa, đánh cá hay chèo thuyền. Bằng vũ lực, một sinh vật thấp kém nhất có thể chiếm đoạt được địa vị cao nhất, như đôi câu thơ này ám chỉ trong một ẩn dụ sống động: “Con cóc nằm ngóc bờ ao. / Lăm le lại muốn đớp sao trên trời.” (Head cocked, the toad’s lying on the pond’s edge. / It threatens to snap at the star in the sky.) (e)
Các sử quan và nhà chép sử biên niên viết bằng hán tự không thể phớt lờ mọi cuộc nổi dậy của nông dân khi nhiều cuộc nổi dậy trong đó đặt ra các sự đe dọa thực sự đến ngai vàng hoặc c̣n tiến hành một cách quá mỹ măn như cuộc khởi nghĩa được lănh đạo bởi anh em nhà Tây Sơn. Nhưng các cuộc nổi dậy như thế chỉ được thảo luận một cách tổng quát và luôn luôn bị phán xét một cách tiêu cực. Để có một cái nh́n đối lập, chúng ta phải tra cứu mảnh vụn của câu thơ hay, trong một số trường hợp, các bài thơ dài kể chuyện mà truyền thống truyền khẩu đă cứu vớt chúng khỏi sự quên lăng. Bằng chứng như thế, dù mong manh đến đâu, mang lại cho chúng ta ấn tượng không thể lầm lẫn rằng ư kiến về chính trị xă hội và sự phản đối thường được thực hiện trong giới nông dân xuyên qua một loại thi ca b́nh dân được gọi là vè. Thi ca của vè không tự xác định nhiều bởi các h́nh thức mà nó khoác lên ḿnh, bởi chúng thay đổi, nhưng mục đích của nó nhằm thực hiện trong một xă hội không học thức các chức năng chính yếu được thi hành ngày nay bởi các nhật báo và các tạp chí hay, ở một mức độ ít hơn, bởi hệ thống truyền thanh và truyền h́nh: tường thuật và b́nh luận xă hội (editorialize). Các người đặt vè không nhắm làm các công tŕnh của họ có tính cách thi vị hay văn chương, nhưng là làm báo, báo miệng, trong đó sự quan tâm về văn thể và tu từ học đă bị phủ định bởi nhu cầu của sự cấp bách và việc đưa câu chuyện ra ngoài quần chúng khi nó c̣n là tin tức nóng hổi. Chính v́ thế, phạm vị lưu hành b́nh thường của chúng là làng xă hay quận huyện – chúng loan tin về các sự tranh căi hay các vụ tai tiếng ở địa phương, những trường hợp bất công trắng trợn thực hiện bởi một số chỉ huy, quan huyện, hay địa chủ. Để biên soạn các mẩu tin của họ, họ thường chọn các h́nh thức đơn giản, thô sơ của thi ca b́nh dân: các câu có bốn hay năm từ với cước vận không theo quy ước. Nhưng, đôi khi họ nhắm đến mục tiêu cao hơn, muốn vươn đến khối thính giả sâu rộng hơn về một số biến cố ảnh hưởng đến một khu vực to lớn như một tỉnh hay ngay trên cả nước, trong trường hợp đó họ sẽ chấp nhận thể thơ lục bát.
Được bảo vệ bởi tính chất vô danh, các người đặt vè về lịch sử dân gian dễ hướng đến sự tuyên truyền chống chính phủ. Sự ca ngợi tưởng nhớ các vị vua trong quá khứ có thể được đặt câu theo một cách thế nào để vạch ra các khuyết điểm của các nhà cai trị hiện tại. Nhưng điều nguy hiểm nhất của khuynh hướng của các người đặt vè là hay vinh danh các cuộc nổi loạn có thực và các người nổi loạn, về những người mà chúng ta hăy c̣n có đủ các cặp hai câu thơ lục bát và các bài thơ để ngờ vực rằng sử kư b́nh dân thường chất chứa một đường hướng khuynh đảo như thế. Thí dụ, một ít các câu thơ lục bát hăy c̣n tồn tại đến nay, có lẽ là phần c̣n sót lại của một bài thơ dài hơn nhiều, mô tả hoạt động sáng chói của kẻ nổi dậy gốc nông dân, Phan Bá Vành, giữa các năm 1821 và 1827, dưới thời vua Minh Mạng, là kẻ thực sự cai trị các vùng đất bao la của miền đông nam Bắc Việt cho đến khi ông bị bắt giữ và hành quyết. Đôi câu thơ này nối kết cuộc khởi nghĩa của ông với sự xuất hiện của sao chổi mà theo sự tin tưởng của dân chúng, nhất thiết báo trước các sự thay đổi lớn lao trong thế giới: “Trên trời có ông sao tua. / Dưới làng Minh Giám có vua Ba Vành” (In heaven there is a fringed star. / Here below, in Minh Giám village, there is King Ba Vành). Nhưng sử kư dân gian khiến chúng ta tin rằng nhân vật lư tưởng và được yêu mến nhất trong tất cả các người nổi dậy gốc nông dân đó là một người chưa bao giờ được đề cập đến trong bất kỳ sử sách chính thức nào, một chàng thanh niên chỉ được biết đơn giản là anh Lía. Mặc dù không hiện diện đối với các sử gia chỉ dựa hoàn toàn trên các văn bản, Miền Trung Việt Nam có truyền bá một câu chuyện dân gian phong phú về chàng ta, gồm trong một bài vè dài, ḥan chỉnh, đến nỗi chúng ta phải kết luận rằng chàng ta có hiện hữu thực, ngay dù chàng không có đủ các đức tính được gán cho chàng ta: anh chắc hẳn sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười tám tại một khu vực ở Quảng Ngăi, hành động giống như một hiệp sĩ Robin Hood, cướp của nhà giàu và trợ giúp người nghèo, lănh đạo một nhóm bao gồm hai người lớn tuổi hơn, được gọi một cách triu mến là Cha Hổ và Chú Nhẫn.
Sự kiện rằng tiếng bản xứ, được dùng trong các bài ca ngắn và vè để thảo luận về những việc nằm ngoài phạm trù của học thuyết Khổng học chính thống, có thể triệt hạ và phá vỡ trật tự đă được thiết lập không lọt qua mắt nhà cầm quyền. Câu cách ngôn thường hay được trích dẫn dưới đây tóm lược sự ngờ vực và lo sợ của họ: “Nôm-na là cha mách qué.”(The Southern vernacular is the father of villains and scroundrels). Sự chỉ danh chính thức cho các ấn phẩm có tính cách khuynh đảo: “yêu ngôn yêu thư” (fiendish words and fiendish books), được nhắm vào hoặc thơ dân gian truyền khẩu hay thơ chữ nôm dươi h́nh thức viết hay in ấn. Các ấn phẩm như thế bị cấm đoán, trấn áp hay hủy diệt. Các nhà cai trị như Trịnh Tạc và Trịnh Cương đă bị mang tiếng như các kẻ đốt sách trong nỗ lực của họ nhằm kiểm soát sự sử dụng văn tự b́nh dân để loan truyền các ư tưởng có thể làm cho dân chúng nghĩ đến các điều không thể nghĩ đến và làm đảo lộn nguyên trạng. Trong năm 1663, Chúa Trịnh Tạc có ra lệnh cho ông Phạm Công Trứ thảo ra 47 điều giáo huấn (commandments) chỉ rơ cho dân chúng phải ứng xử ra sao và yêu cầu họ hăy né tránh “tà thuyết dị đoan.” (crooked words and strange thoughts).
Mặc dù các nhà cai trị Việt Nam muốn ngăn chặn tà thuyết bằng cách tán trợ hán tự và hy sinh ngôn ngữ bản xứ, tất cả họ đều đi đến việc nhận thấy sẽ không thể thông đạt một cách hữu hiệu với quảng đại quần chúng thất học nếu không hạ ḿnh sử dụng tiếng nói vốn được giả thiết là “cha mách qué.” (father of villains and scroundrels). Chính v́ thế, trong năm 1780, khoảng một trăm năm sau khi 47 điều giáo huấn của Trịnh Tạc được viết theo ngôn ngữ của Khổng Tử và được ban bố, Chúa Trịnh Doanh đă giao cho ông Nhữ Đ́nh Toản chuyển dịch chúng thành thể thơ lục bát và khiến chúng dễ được tiếp cận hơn đối với thường dân. Chính các nhà cai trị triều Nguyễn đă phải vứt bỏ theo chiều gió sự thuần túy về ư thức hệ và thích ứng với thế giới thực tế. Vua Tự Đức, một người yêu thích thơ nôm, đến mức độ tự ḿnh chuyển thành thơ theo tiếng bản xứ các châm ngôn và huấn lệnh mà vua Minh Mạng đă viết ra bằng hán tự nhằm giáo hóa các thần dân của ông.
Chính chủ định của các người cầm quyền nhằm cạnh tranh chống lại các người đặt vè hay các sử gia b́nh dân ngay trong lănh địa của các người kể tên sau đă sản sinh ra hai quyển sử kư dài của Việt Nam được viết bằng tiếng bản xứ và trong phương tiện dân gian tinh túy đó: thể thơ lục bát. Các sử kư bằng thơ khác của đất nước có thể đă được biên soạn và hy vọng sẽ được khám phá. Cho đến giờ, chỉ có hai quyển loại này c̣n hiện hữu: quyển Thiên Nam Ngữ Lục: TNNL (Chronicles of Heaven‘s South), được viết dưới thời Chúa Trịnh, và quyển Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca: ĐNQSDC (A Verse History of Đại Nam), được viết dưới thời nhà Nguyễn.
Việc thảo ra tập thơ thứ nh́ được cổ xúy bởi các nhà cầm quyền nhà Nguyễn ở mức độ cao nhất là một điều chắc chắn, được ghi trong sử sách. Theo mệnh lệnh của vua Tự Đức, hai quan chức triều đ́nh, Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào, đă soạn ra bản thảo đầu tiên trong năm 1860. Nó đă được biên tập và viết lại bởi một vài tác giả khác, nhưng sản phẩm sau cùng xuất hiện khoảng năm 1865 và đă tồn tại dưới nhan đề ĐNQSDC, mang trên hết bút tích của một tác giả, ông Phạm Đ́nh Toái.
Mặc dù tác giả địch xác của quyển TNNL vẫn chưa được xác định, sự bảo trợ chính thức của nhà Trịnh cho tập thơ có thể được suy luận ra từ một số đầu mối trong văn bản. Tác giả bắt đầu bằng việc loan báo rằng ông đă viết lịch sử để tuân hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh từ cấp trên. Ông chỉ đưa ra các sự ám chỉ hời hợt nhất đến các thành quả của triều Lê, nhưng kết thúc với một thi khúc gọt dũa ca tụng điều được gọi là sự trị v́ của “Trịnh-Lê”, đặt chúa đứng trước vua. Ông cũng cho chúng ta hay rằng ông đă thi trượt các kỳ thi làm quan, rằng gia đ́nh ông luôn luôn nhận được sự ưu đăi và ân thưởng từ bên trên, khiến chúng ta ức đoán rằng ông ta có liên hệ cách nào đó với họ Trịnh. Các học giả đă suy đoán rằng tập thơ phải được viết ra dưới thời chúa Trịnh Căn, giữa các năm 1682 và 1709.
Điều quan trọng nhất về sự tự bạch của tác giả là sự kiện rằng ông đă trải qua phần lớn cuộc sống của ḿnh tại vùng thôn quê, cách xa kinh đô, và tập thơ của ông phản ảnh sâu sắc căn bản đồng ruộng của ông. Trong khi ông là một học giả thông làu các kinh điển Trung Hoa và không phải là kẻ quê mùa dốt nát, ông c̣n lâu mới giao kết với các cung cách văn minh, tinh tế của tác giả chính của quyển ĐNQSDC, ông Phạm Đ́nh Toái, một quan chức trong triều.
Không có ǵ ngạc nhiên khi thấy tập thơ của Phạm Đ́nh Toái không đáng tán thưởng như là sử kư dân gian cho bằng quyển TNNL. Ông không bỏ qua các huyền thoại và các thần thoại, nhưng ông nh́n chúng với một sự thờ ơ chẳng khác ǵ một sự hoài nghi hay không tin tưởng thẳng thừng. Ông tuân theo các sự giải thích chính thống, ước lệ về các biến cố chẳng hạn như của khởi nghĩa của chị em bà Trưng, mà ông đă quy chiếu cho sự thù hận cá nhân của bà Trưng Trắc đôi với viên thái thú Trung Hoa, Tô Định, kẻ đă bị cho rằng đă hạ sát chồng bà. Như một kẻ tuyên truyền cho triều Nguyễn, ông đă dành các từ ngữ khắc nghiệt nhất cho các anh em nhà Tây Sơn -- và bởi ông công kích các người nổi dậy đó, ong đă phải ca ngợi sự can thiệp quân sự của Trung Hoa chống lại phe khởi nghĩa. Văn phong của ông là văn phong của một quân tử theo Khổng học ngẫu nhiên phải viết bằng một thứ văn tự b́nh dân, né tránh một cách quá cẩn trọng bất kỳ ư kiến nào về sự thô tục hay thiêu đứng đắn: điều ai cũng hay biết là khi duyệt xét một bản văn trước đây viết bởi một người nào khác, ông đă xóa bỏ sự đề cập đến đôi vú đài ḷng tḥng của Bà Triệu (e) và thay vào chỗ đó một vài sáo ngữ vô thưởng vô phạt. Đôi vú to khổng lồ của vị nữ tướng đó mới đúng là một phần của sử kư dân gian, nhưng một học giả Khổng học khó tính sẽ phải kéo tấm màn để che đậy chúng đi. Nói chung, ĐNQSDC có thể được tán thưởng đúng nhất như một tác phẩm văn học, nổi bật bởi sự thanh nhă nhất quán trong lời thơ của nó và một số tia lóe sáng của vẻ đẹp chân thực.
Mặt khác, quyển TNNL tượng trưng cho sử kư b́nh dân hoàn chỉnh nhất: lối kể chuyện phổ thông được áp dụng cho các cuộc phiêu lưu và nhân vật giả định hay có thể chứng thực trong thực tế. Trước tiên, chúng ta lấy làm ấn tượng, nói riêng về kích thước của tập thơ không thôi: với 4,068 cặp đôi câu thơ hay 8,136 câu, nó lă tập thơ lục bát dài nhất c̣n tồn tại đến nay. Dài khoảng hơn bốn lần quyển ĐNQSDC, nó lại tŕnh bày một thời khoảng lịch sử ngắn hơn nhiều, phần lớn liên quan đế các biến cố từ thời Hồng Bàng cho đến khi kết thúc sự xâm chiếm của quân Minh. V́ thế, nó có thể dành nhiều chỗ hơn cho mỗi câu chuyện khi so với ĐNQSDC. Lấy một thí dụ cụ thể, quyển ĐNQSDC dành cho huyền thoại Phù Dổng Thiên Vương vào khỏang 20 câu thơ – quyển TNNL đă kể lại câu chuyện một cách trọn vẹn với 254 câu.
Bất kể một số thiếu sót rành rành – thí dụ không đề cập ǵ đến Lư Thường Kiệt – tác giả quyển TNNL đă sử dụng bộ Đại Việt Sử Kư Ṭan Thư như nguồn tài liệu chính thức của ông ta, nhưng đi xa hơn ông Ngô Sĩ Liên nhiều trong việc vay mượn từ văn học dân gian khi ông du nhập hơn hai mươi huyền thoại và thần thoại vào trong quyển sử kư của ông. Điều quan trọng hơn, ông chấp nhận hoàn toàn và không dè dặt tín điều của các người nông dân trong các câu chuyện tưởng tượng đó như là các sự kiện lịch sử, nơi các sự nhiệm màu như các sự can thiệp của thần linh để trợ giúp họ trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, đặc biệt để chống lại các kẻ xâm lăng đến từ bên ngoài. Như là một sử gia binh dân chân thực, ông bác bỏ ư kiến chính thức cho rằng hai bà Trưng đă tự vẫn bởi việc trầm ḿnh dưới nước sau khi bị thất trận trước Mă Viện (Ma Yuan): không, cả hai bà đă lựa chọn để bay lên Trời và trở thành các nữ thần sẽ làm mưa cho dân chúng. Các vị anh hùng dân tộc, trước tiên và sau cùng, các người yêu nước vô vị lợi và các vị cứu tinh của dân chúng là một nguyên lư được chấp nhận trong lịch sử dân gian. Như thế, trong sự tương phản rơ nét với sử quan Phạm Đ́nhToái, sử gia vô danh của TNNL ghi rằng ư muốn đánh đuổi quân ngoại xâm là động lực đầu tiên thúc đẩy bà Trưng Trắc nổi dậy, chứ không phải mong ước trả thù cho cái chết của người chồng. Từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc, phản ảnh tinh thần dân gian, tập thơ chứa chất một cảm giác mănh liệt về cá tính chung trong các dân bản xứ như “người răng đen” (folks with black teeth) đối lập với ngoại nhân, những người xâm nhập từ phương bắc, những “thằng răng trắng” (fellows with white teeth). Tại nước Việt Nam cổ truyền, nhuộm răng đen không phải chỉ là một phong tục – nó là một nghi lễ chủng tộc làm cho người Việt Nam khác biệt với mọi ngoại nhân không nhuộm răng, đặc biệt từ Trung Hoa.
Trước khi kết thúc cuộc thảo luận ngắn ngủi về tập trường thi, nên bổ túc rằng văn phong của nó hoàn toàn phù hợp với truyền thống truyền khẩu. Các câu thơ của nó thường thô sơ và vụng về, nhưng nó tiết ra một sự thú vị vô chừng bởi chúng ḥa nhập các đặc tính hấp dẫn nhất của cách diễn đạt b́nh dân, sử dụng các tục ngữ và cách ngôn nhiều sắc thái, không bao giờ t́m cách né tránh bằng lối nói trại nhợt nhạt mà luôn luôn nêu chính danh sự vật. Tác giả cũng biểu lộ sự dửng dưng đối với các chuẩn mực Khổng học qua việc trích dẫn nhiều biểu tượng và điển tích văn học không phải từ Tứ Thư hay Ngũ Kinh mà lại từ các tác phẩm không kinh điển, không quá nghiêm túc chẳng hạn như truyện Tam Quốc Chí hay The Tso Chronicles [?].
Trong một thời khoảng, sự chinh phục của người Pháp đă mang lại sự thúc đẩy mới cho sử kư b́nh dân. Hồi cuối thế kỷ thứ mười chin và đầu thế kỷ thứ hai mươi, với các âm mưu và phong trào kháng Pháp thật sôi động, đă khuyến khích sự soạn thảo các áng thơ kể chuyện ca ngợi các hành vi của các người nổi dậy hiện đại hay tái diễn các chiến công của các anh hùng cổ xưa để làm các bài học và gương mẫu cho người dân lại một lần nữa sống dưới sự cai trị của ngoại quốc. Nhưng thể thơ lục bát tùy thuộc vào truyền thống truyền khẩu, và khi truyền thống truyền khẩu chết đi với sự thừa nhận chính thức chữ quốc ngữ hay văn tự Việt Nam viết theo mẫu tự la mă, sử kư dân gian bằng thơ cũng mờ nhạt dần để rơi vào quên lăng. Khá tiêu biểu, tác phẩm quan trọng đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ và phát hành khoảng năm 1925 hóa ra là một mẫu chuyện trong sử kư dân gian được tiểu thuyết hóa: chuyên về Mai An Tiêm là người, theo truyền thuyết, du nhập trái dưa hấu vào xứ sở. Nhưng Nguyễn Trọng Thuật đă viết tác phẩm của ông, Quả Dưa Đỏ (The Red Melon), bằng văn xuôi – một loại văn xuôi rỗng tuếch ráng sức t́m cách dứt bỏ lối diễn đạt cũ bằng thơ trong văn chương bản xứ.
Tuy nhiên, trong một khía cạnh về bản chất, quyển Quả Dưa Đỏ mang truyền thống của sử kư dân gian. Nó không cố sức để mô tả và giải thích một cách khách quan những ǵ xảy ra, nhưng là một nỗ lực có chủ định muốn lấy quá khứ phục vụ hiện tại, thỉnh cầu người chết giúp đỡ người c̣n sống. Trong trường hợp này, Nguyễn Trọng Thuật đă khai triển một sự trùng hợp huyền bí và làm thành một ngụ ngôn hiện đại từ câu chuyện cũ về các con chim trắng từ phương tây tha đến một ḥn đảo hoang vu các hạt giống sẽ nẩy nở và tăng trưởng và kết trái với phần ruột màu đỏ và hạt màu đen. Người viết văn xuôi, vốn là một kẻ cộng tác với thực dân Pháp, đă so sánh một cách mặc thị các kết quả này với phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, được phác họa theo truyền thống như là có “má hồng răng đen” (rosy cheeks and black teeth). Chính từ đó, ông đă thúc dục một cách kín đáo đồng bào ông hăy thủ lợi từ sự rủi ro của nền cai trị của Pháp, học lấy cái tốt đẹp nhất của nền văn minh Pháp, và, không bỏ quên cá tính chủng tộc của ḿnh, tạo ra một sự tổng hợp Đông và Tây, một văn hóa hài ḥa hơn trước các đ̣i hỏi của thế giới ngày nay./-
-----
* Về một sự thảo luận đầy đủ hơn thể thơ lục bát, xin đọc phần Giới Thiệu trong quyển The Heritage of Vietnamese Poetry, biên soạn và thông dịch bởi Hùynh Sanh thông (Yale University Press: New Haven and London, 1979), các trang xxv-xlv.
Nguồn: Huỳnh Sanh Thông, Folk History in Vietnam, The Vietnam Forum – A Review of Vietnamese Culture, No. 5, Winter-Spring 1985, Yale Southeast Asia Studies, New Haven, CT., các trang 66-70.
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
Tất cả các chi tiết dưới đây đều được trích từ quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam qua ca dao tục ngữ có nhan đề Việt Nam Phong Sử của Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại soạn thảo bằng chữ hán, hoàn tất năm 1914, bản dịch của Tạ Quang Phát, do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản tại Sàig̣n năm 1972.
(a) và (b): Nguyên bản gồm 6 câu như sau (các trang 194-195):
Đời vua Thái Tổ Thái Tông
Con dắt con bế con bồng con mạng
Ḅ đen húc lăn ḅ vàng,
Hai con húc chắc (1) đâm quàng xuống sông.
Thằng bé chạy về bẩm ông,
Ḅ đen nó đă xuống sông mất rồi.
(1) Chắc, lẫn nhau (tiếng quê miền Bắc), như đánh chắc là đánh nhau.
Thơ phong sử này thuộc phú.
Ư nghĩa thơ này chưa rơ.
Sách Quang Phong tạp của Vương Vơng-Châu chép: “Thơ này nói về việc thời sự đời Vua Lê Chúa Trịnh. Nhưng ḅ vàng ḅ đen không thấy chép trong sử sách. (Ḅ vàng ḅ đen xuất xứ ở Ngụy thư do Tào Thực làm ra trong Bắc sử).
Lại tra cứu ở sách Nam Phong tập của Trần-Liễu-Am thấy có câu:
Kỳ này lúa mọc đồng đồng,
Đổ mưa Thái Tổ, Thái Tông rầm rầm.
được giải thích là ngày kỵ giỗ cúng tế Vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông th́ trời mưa.
Theo phong tục ở Bắc kỳ mỗi khi đến ngày 21, 22 tháng chạp [?] th́ trời mưa nhiều. Nhân dân gọi đó là mưa Thái Tổ, Thái Tông.
Ngạn ngữ có câu:
Hai mươi mốt Lê Lai,
Hai mươi hai Lê Lợi.
V́ rằng đó là những ngày kỵ giỗ của Vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông [? phải là Lê Lai và Lê Thái Tổ theo ngạn ngữ trên, chú của người dịch].
Thường thường gặp trời mưa th́ trâu nghé về trước, v́ nó có tính sợ mưa, th́ thơ phong dao này giống như là lời hát của trẻ mục đồng, không c̣n nghi ngờ nữa. Hai chữ đời vua là đọc sai ra trời mưa. [hết trích]
Lời giải thích trên xem ra không rơ nghĩa, nếu không muốn nói c̣n làm rắc rối thêm, v́ có sự hàm hồ, lẫn lộn giữa các nhóm chữ như “Đời vua Thái Tổ Thái Tông” với câu “Đổ mưa Thái Tổ Thái Tông rầm rầm”, hay giữa ngạn ngữ “Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi” với ngày kỵ giỗ của vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, và giữa tháng Tám (âm lịch) với tháng Chạp (tháng mười hai âm lịch) .Ngoài ra hai câu đầu và bốn câu sau rơ ràng thuộc về hai câu chuyện khác nhau.
Bài thơ cần phải được lư giải một cách hợp lư và rơ nghĩa hơn, mong thay.
(c): Trang 225:
Đời vua VĩnhTộ lên ngôi,
Cơm gạo đầy nồi, trẻ chẳng ăn cho.
Thơ phong sử này thuộc phú.
Vĩnh Tộ là niên hiệu vua Lê Thần-Tông (1620-1628).
Trong khoảng niên hiệu Lê ca/nh Hưng (1740-1786) và Lê Chiêu Thống (1781-1788) có lắm năm mất mùa đói khó, nhân dân lưu-ly tứ tán, cha con không thể nuôi nhau, anh em không thể dựa nhau, cho nên họ nhớ lại những ngày trúng mùa trong niên hiệu Lê Vĩnh Tộ mà than thở kiếp sống của họ không gặp thời.
Đây cũng là lời của quan chức than thở không được vua hậu đăi bằng nhà cao cửa rộng với bữa cơm đầy đủ dồi dào, như ở thiên Quyền-dư thuộc phần Tần phong trong Thi kinh đấy chăng? [hết trích].
Lời giải thích trên khó thuyết phục được người đọc v́ không có ǵ chứng minh là câu phong dao đă được đặt ra dưới thời các vua Lê Cảnh Hưng và Lê Chiêu Thống, cách xa đời Lê Vĩnh Tộ cả khoảng một thế kỷ rưỡi. Cho dù có xuất hiện trong thời khoảng này đi nữa, e rằng người b́nh dân cũng chẳng thể nhớ rơ việc được mùa vào thời Vĩnh Tộ để so sánh.
(d): Các trang 238-239:
Dầu xây chin tháp phù đồ,
Chi bằng làm phúc cứu cho một người.
Thơ phong sử này thuộc phú.
Phù đồ, tháp của tăng đồ ở chùa Phật. Một người, chỉ Thái Tử Lê Duy Vĩ.
Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, Thái tử nhà Lê là Duy Vĩ bị Chúa Trịnh Sâm vu cáo và thắt cổ giết chết.
Về sau hồn của Thái tử Lê Duy Vĩ rất linh thiêng. Chúa Trịnh Sâm nằm ở long sàng thấy Thái tử đứng đầu sàng. Chúa Trịnh Sâm ở trong phủ thấy Thái Tử ở trong cửa phủ. Có khi Chúa Trịnh Sâm đi ra ngoài th́ thấy Thái tử ở bên câu hay ở trên thành.
Chúa Trịnh Sâm lo hàng trăm cách ếm trừ mà không ngăn dứt được.
Một hôm Chúa Trịnh Sâm và Đặng thị Huệ cùng ngồi thuyền dạo chơi hồ Tây, thấy Thái-tử hiện lên ở mặt nước trước mũi thuyền. Chúa lấy sung bắn th́ không thấy Thái Tử đâu nữa, một lát lại thấy Thái Tử hiên ra nữa.
Khi Đặng-thị-Huệ có thai và sinh ra Trịnh Cán, có người bảo dáng mạo của Trịnh Cán giống hệt như của Thái Tử.
Về sau Trịnh Cán đau, chỉ nhắm mắt gật đầu và lắc đầu giống như trạng thái của người bị thắt cổ vậy.
Chúa Trịnh Sâm sai người đi cầu thầy ở khắp bốn phương chữa trị, mấy năm cũng không hiệu nghiệm.
Chúa Trịnh Sâm bèn cầu đảo ở khắp đền chùa linh hiển và cho lập đàn chay ở trong cung, ngày đêm đốt hương cầu khấn cũng không thấy bịnh của Trịnh Cán khỏi được.
Cho nên người ngoài mới đặt lời hát như thế.
Nói ngày nay phải tiêu vô số để đốt hương cầu khấn, dựng không buết bao tháp phật sao bằng lúc đầu cứu mạng cho một người bị giết oan?
Đó là thương xót Thái-tử phải vô tội mà chết oan và cũng là làm sáng tỏ việc chúa Trịnh đă tạo nhiều ác nghiệt vây.[hết trích]
(e) Các trang 76-78:
Con cóc nằm nép bờ ao
Lăm le lại muốn hấp sao trên trời.
Thơ phong sử này thuộc tỷ.
Đỗ Thích lúc đầu làm chức lại ở Đồng-quan, ban đêm nằm trên cầu, chợt chiêm bao thấy sao băng rơi vào miệng, tự cho là điềm lành, mới âm thầm mưu toan chí khác.
Niên hiệu Thái B́nh thứ 10 (979) đời vua Đinh Tiên Hoàng, Đỗ Thích làm chức Chi-hậu nội nhân ở trong cung, thừa lúc Vua sau buổi dạ yến say rượu nằm ở trong sân, bèn giết vua và Nam Việt vương Liễn.
Tin thí vua phát ra, quân binh vây bắt nghịch tặc rất gấp. Đỗ Thích lén nằm trốn ở máng xối trong cung, qua ba ngày quá khát nước, lại gặp lúc trời mưa, bèn đưa tay ra bụm nước uống. Cung nữ trông thấy cáo với Định Quốc công Nguyễn Bặc. Đỗ Thích bị bắt và bị chém đầu, thân thể bị xắt nhỏ từng miếng, người trong nước tranh nhau ăn.
Lúc ấy có lời sấm rằng:
Đỗ Thích thí Đinh Đinh.
Lê gia xuất Thánh minh.
Cạnh đầu đa hoạnh nhi.
Đạo tộ tuyệt nhân hành.
nghĩa là:
Đỗ Thích giết Đinh Tiên Ḥang và Đinh Liễn.
Nhà họ Lê (Lê Hoàn) làm Thánh chúa.
Nhiều đứa phản nghịch tranh nhau (ư nói các đại thần là Đinh Điền, Nguyễn Bặc chống nhau với Lê Hoàn).
Đường lộ không có người đi. (ư nói nghe tin quân nhà Tống sắp tràn sang xâm chiếm nước ta, nhân dân tản cư, đường xá vắng lặng).
Người ta tin đó là số trời đă định.
Câu phong dao này trách hạng bầy tôi ôm ḷng phản nghịch. Con cóc chỉ Đỗ Thích. Bờ ao chỉ cái máng xôi trong cung.
Sao sa vào miệng là việc ngẫu nhiên. Đỗ Thích lại nhân đó không đoái đến danh phận ḿnh, dám làm việc thí nghịch để cuối cùng phải bị bắt.
Chi-hậu Đỗ Thích cũng là con ếch ở đáy giếng nh́n trời bằng vung đấy thôi. [hết trích]
(f) Các trang 51-53: Phong dao về bà Triệu.
Ru con con ngủ cho lành,
Cho mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng.
Thơ phong sử này thuộc phú…
… Lúc nước Nam ta bị Bắc thuộc, có Bà Triệu, người làng Trung-sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, ḿnh cao 9 thước, vú tḥng 3 thước (?) tuổi 20 chưa lấy chồng, có chí lớn ….
… Mọi người thấy Bà có tài làm tướng súy, bèn lập Bà làm Chúa và xin cử sự ngay.
Bà liền dấy binh chống cự quân Ngô. Bà mặc áo vàng ngồi ở đầu voi, thường buộc vú ra phía sau lưng và dùng lụa bó lại, uy phong lẫm liệt. Quân sĩ gọi Bà là Nhụy Kiều tướng quân. Người Tàu Đông Ngô gọi Bà là Lệ-hải Bà vương….
Sau khi mất, Bà hiển linh. Vua Tiền Lư Nam đế phong Bà làm Bật chính Anh liệt hùng tài trinh nhất Phu nhân.
Ư nghĩa thơ phong dao này nói về lúc bà Triệu dấy quân, người phần nhiều đều vui thích theo bà, đàn ông con trai th́ phụng sự trong hàng ngũ, đàn bà con gái th́ làm công việc giúp quân đội. Lời hát có thú vị đượm vẻ vui tươi xua nhau làm việc mà không có ḷng oán hận. Do đó có thể nhận thấy lúc bấy giờ Bà Triệu rất được ḷng người./-
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2007 gio-o