Dian H. Murray

 

HẢI TẶC TRUNG HOA

 

Ngô Bắc dịch

 

For I shall sing of battles, blood, and rage

Which princes and their people did engage, and haughty

Souls that moved with mutual hate,

In fighting fields pursued and found their fate.

 

John Dryden, Aenius, VIII (1)

 

Bởi tôi sẽ ca lên về các trận đánh, máu và cơn thịnh nộ

Mà các vị vua cùng quân dân của họ đã tham dự, và ôi cao ngạo

Những tâm hồn đã xung động bởi lòng thù hận lẫn nhau,

Trên những bãi chiến đã theo đuổi và tìm thấy số phận của mình.

 

 

Lời người dịch:

 

Tập nghiên cứu được dịch duới đây tuy có nhan đề là Hải Tặc Trung Hoa nhưng lại dính líu rất nhiều đến chính trị Việt Nam thời Tây Sơn và đời vua Gia Long nhà Nguyễn, bởi chính hòan cảnh đấu tranh chính trị ở Việt Nam vào thời khỏang đó đã đem lại động lực chính khiến cho hải tặc Trung Hoa có thể phát triển thành một liên hiệp hải tặc lớn nhất trong lịch sử thế giới.  Hầu như  tất cả các kẻ sáng lập ra liên hiệp hải tặc Trung Hoa này đều có liên hệ đến phong trào Tây Sơn, từ  lúc bắt đầu trổi dậy cho đến khi thành nghiệp đế và cả đến những giai đọan sau khi nhà Tây Sơn đã sụp đổ.  Đây là một tập nghiên cứu không hẳn chỉ có các dữ kiện khô khan như thường lệ, mà còn đầy dủ những tình tiết gây cấn, ly kỳ cho một kịch bản hay ngay cả cho một bộ phim dài, liên hệ đến các vị quân vương, máu, cơn thịnh nộ của con người và đất trời cùng định mệnh của của mỗi con người tham dự, như trong lời thơ trích dẫn mở đầu bài viết .  Người đọc sẽ tìm thấy có yếu tố hấp dẫn như  sau:

·         Sự liên hệ đến cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn tạo ra những biến động chính trị vô cùng lớn lao trong lịch sử Việt Nam hồi cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

·         Cuộc tranh bá đồ vương giữa nhà Tây Sơn và vị vua đầu tiên nhà Nguyễn, vua Gia Lọng và những yếu tố quốc tế, đặc biệt là với giới hải tặc Trung Hoa, như cuộc phục thù cho nhà Tây Sơn với mưu toan đánh chiếm Huế thời vua Gia Long của giới giang hồ hải tặc Trung Hoa mà hầu như không thấy được nhắc tới trong sử sách Việt Nam.

·         Các mối quan hệ quốc tế trải dài và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, từ Trung Hoa sang Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, với các trận đối đầu giữa hải tặc Trung Hoa cùng lúc vớI Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Thái Lan và triều đình nhà Thanh.

·         Vị nữ chúa hải tặc Trung Hoa lừng danh, với một đời sống tình ái ly kỳ, từ một gái giang hồ trở thành vợ một chúa tể hải tặc, và sau cùng một nữ chúa hải tặc, đúng đầu một tập đòan hải tặc lớn nhất trong lịch sử nhân lọai,  trong một xã hội và thời điểm còn coi nhẹ người đàn bà  và trong một thế giới phiêu lưu mạo hiểm đầy bạo lực của đàn ông.

·         Các con người lịch sử có thực và còn được hư cấu thành các nhân vật truyền kỳ trong tiểu thuyết, như gia tộc họ Trịnh lừng danh trong giới hải tặc với Trịnh Thành Công được phong vương trấn giữ đảo Đài Loan, một nhân vật cùng với con trai là Trịnh Khắc Sảng đã được nhắc nhở nhiều trong các bộ truyện của Kim Dung  v.v….

 

Một câu chuyện lớn gấp 1000 lần truyện Thủy Hử, trong mọi chiều kích!!! Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ được xem một kịch bản đầy lý thú như thế./-

 

***

 

 

Tại Trung Hoa, chúng ta thấy có cùng các áp lực làm phát sinh nạn hải tặc như ở các nơi khác, nhưng chúng ta cũng chứng kiến việc họ đã tự sắm cho mình các vai trò có phần khác biệt do ở các tình trạng địa lý chính trị bắt nguồn từ các khuôn mẫu vững chãi của nền hành chánh trên lục địa.

 

Vào thời đại của công cuộc khám phá và các cuộc đột kích đầu tiên của Âu Châu vào vùng Spanish Main [tức vùng vịnh Caribbean ngày nay, chú của người dịch] trong thời khỏang cuối thế kỷ mười lăm và đầu thế kỷ mười sáu, các động lực xây dựng quốc gia tại Trung Hoa phần lớn diễn ra trong hình thức của một nền hành chánh nông nghiệp thống nhất đặt trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Trọng Pháp Khổng Học nhằm củng cố một quyền lực đế quốc độc đóan vốn có những khu vực nguy hiểm nằm ở phía Tây bắc.  Từ cổ xưa, chính những nhóm dân du mục vùng đồng cỏ hoang hơn là các kẻ cướp biển đã tạo thành mối đe dọa quân sự lớn nhất của Trung Hoa dưới hình thức chinh phục tòan thể hay một phần Trung Quốc.

 

Khung cảnh địa lý chính trị của bờ biển Trung Hoa được tiêu biểu bởi một hệ thống chủ quyền duy nhất trải dài từ bán đảo Liêu Đông đến Việt Nam.  Sự kiện này làm nổi bật sự khác biệt vớI các tình trạng chính trị đa trung tâm, cạnh tranh nhau, vốn thịnh hành tại các vùng biển Địa Trung Hải, vịnh Caribbean, và các vùng biển tương đối nông bao quanh bán đảo Mã Lai và quần đảo Nam Dương nơi mà người Âu châu và Á Châu đua nhau tham gia vào một tiến trình cạnh tranh của việc xây dựng quốc gia và thực dân hóa.

 

Bởi vì phần lớn họat động này xảy ra vào một thời khoảng trước khi có sự xuất hiện của lực lượng hải quân to lớn, thường trực, các vị chúa tể, như chúng ta đã thấy, thường vận dụng các thủy thủ tư nhân có năng lực được đặc cách thu dụng bằng giấy phép cho chiếm giữ tàu địch và trả đũa và những kẻ, dưới danh nghĩa “tàu tư nhân được phép truy kích địch ”, nhận được sự khuyến khích đột kích đường hải vận của địch hay bờ biển các nước lân cận.  Tại những miền này, các trung tâm quyền lực hải thương cạnh tranh với nhau trong việc thu lợi từ hành vi cướp biển, tước đọat, và đột kích để cưỡng buộc các điều kiện mậu dich và thực dân hóa thuận lợi hơn.

 

Tuy nhiên, những điều kiện tương tự đã không thịnh hành tại Trung Hoa, nơi mà xuyên qua hầu hết dòng lịch sử, sự kiểm sóat các đại dương đã không phải là mối bận tâm lớn, và thẩm quyền của chính quyền ít khi vượt quá những gì mà tầm mắt có thể nhìn thấy.  Nếu có quan tâm đến, mục đích được nhắm vào việc giới hạn ảnh hưởng trong vòng các khu vực duyên hải cùng khả năng có thể gây ra sự khó khăn hơn là việc thu dụng các năng lực tiềm tàng của nó trong sự bành trướng ra bên ngòai hay một sự tìm kiếm sự giàu có hay quyền lực. Ít có nỗ lực để dàn trải ảnh hưởng Trung Hoa đến những khu vực chưa hề có dấu chân người trước đó, bởi có sự tin tưởng rằng lợi nhuận thu họach được từ bên ngòai có tiềm năng ít hơn những doanh lợi có thể được tạo lập ra từ bên trong.  Phần lớn những nhu cầu của Trung Hoa được thỏa mãn bởi họat động nội thương, vốn được tập trung hóa dưới sự giám sát của nhà nước. (2)

 

Những chuyến du hành bí ẩn của Trịnh Hòa (Cheng Ho)

 

Một ngọai lệ xảy ra vào hồi đầu thế kỷ thứ 15 với các cuộc du hành lâu dài của thái giám Trịnh Hòa.  Nhưng không giống như Âu Châu, nơi mà các nỗ lực hàng hải thường được khởi xướng bởi các cá nhân nhiều tham vọng cạnh tranh với nhau đề tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền, các chuyến du hành của Trung Hoa đã là một nỗ lực do nhà nước bảo trợ với mục đích tối hậu, mặc dù được bao phủ bởi sự bí ẩn, có vẻ là để thiết lập một trật tự thế giới của Trung Hoa tại Á Châu.  Sáu cuộc hải hành viễn thám đã được tổ chức để đến “các Tây Dương: Western Oceans”; cuộc viễn hành đầu tiên đầu tiên gồm một nhóm 317 chiếc thuyền và 27,870 người đi đến vùng Calicut trên bờ biển tây nam của Ấn Độ trong năm 1405; cuộc viễn hành thứ tư tiếp tục đi đến mũi Hormuz trong vịnh Ba Tư (Persian Gulf) năm 1413; trong khi cuộc viễn hành thứ năm đã vươn tới các hải cảng nằm trên bờ biển phía đông của châu Phi hồi năm 1417.  Sự mạo hiểm này đã thu hái được một bộ sưu tập to lớn các sản phẩm ngọai quốc và các đồ gia vị, cùng các cơ hội mậu dịch dưới hệ thống triều cống Trung Hoa (3).

 

Bất kể sự kiện Trịnh Hòa đã thực hiện các cuộc hải hành viễn thám vĩ đại nhất trước khi có các cuộc du hành khám phá của Âu Châu vào cuối thế kỷ 15, các cơ hội đã không diễn ra sau đó.  Phái bộ đột nhiên bị bãi bỏ; không ai biết tại sao, nhưng có lẽ là vì có các mối đe dọa tiếp diễn hay mới được tái lập của Mông Cổ từ phía tây bắc (4).

 

Sau đó vị thế của Trung Hoa về đại dương đã thay đổi khi mà chính quyền nhắm vào việc phòng ngừa hay ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn xuyên qua cùng lọai chiến lược áp dụng cho đất liền.  Bởi sự giao tiếp của Trung Hoa với các quốc gia có sức mạnh đáng kể bị giới hạn bởi cả đất liền và biển cả, sự tương tác của họ với các ngọai nhân được lái vào việc phòng ngừa sự tiếp xúc hơn là vào việc kiếm lợi từ đó.  Kiểm sóat ngọai nhân đáng làm hơn là cộng tác với họ.  ”Sự phòng vệ” được thu đạt xuyên qua các phương thức xen kẻ giữa đánh và đàm, “hải chiến” và bình định (5).

 

 

Mặc dù các cuộc hải hành của Trịnh Hòa đã tạo công việc cho hàng ngàn các cá nhân thủy thủ đi biển, chúng đã không đưa ra sự chuẩn y nào đối với những phái bộ riêng lẻ nhằm khám phá, cướp bóc, hay thủ lợi.  Trung Hoa chỉ cung cấp ít cơ hội cho một Columbus hay Drake tự tung tự tác..

  

 

Cướp biển lặt vặt

 

Trong bối cảnh này, nạn hải tặc, xuyên qua phần lớn lịch sử, chỉ là “nạn cướp biển vặt vãnh”, một chiến lược sống còn về kinh tế của những cá nhân không có thể kiếm sống bằng cách nào khác trong xã hội.  Hải tặc cướp vặt, trên hết, là những ngư phủ, độc thân và sung sức, đến từ các vùng hàng hải của bờ biển phía đông nam (6).  Thường không thể thanh thỏa các trách vụ tài chánh của mình, các ngư phủ nhận thấy họ bắt buộc phải bổ sung số thu nhập xuyên qua việc mua bán trên quy mô nhỏ.  Song ngay cả như thế, đời sống vẫn thường quá khốn khổ đến nỗi, đối với nhiều người, hành động cướp biển thành công trở thành hy vọng duy nhất cho một đời sống khá hơn (7). Đối với các người đánh cá bị đẩy đến bên bờ vực thẳm, hành vi cướp biển như một chiến lược sinh tồn tạm thời là một điều hữu lý.  Như được thực hành tại Trung Hoa, nạn cướp biển vặt là một hành vi mạo hiểm ăn khớp mật thiết với nghề đánh cá, một công cuộc săn bắt theo mùa chỉ bận rộn trong khỏang từ 120 ngày đến 150 ngày mỗi năm (8) .

 

Trong mùa hè khi việc đánh cá sút kém và nguy hiểm, các ngư phủ bị thúc ép về mặt tài chính đã lợi dụng đợt gió nam để lái thuyền ngược lên hướng bắc và cướp bóc dọc bờ biển.  Và rồi với gió đổi chiều và sắp vào mùa thu, họ sẽ lái tàu xuôi nam, quay về nhà, và trở lại việc đánh cá.   Với chu kỳ đều đặn hầu như có thể tiên đóan được, nạn hải tặc dọc bờ biển Nam Hải (South China Sea) gia tăng mạnh mẽ trong các tháng ba và tháng tư âm lịch (9).

 

Các kẻ cầm đầu vác nhóm cướp biển lặt vặt hầu hết luôn luôn là những ngườI đánh cá, ngòai việc sở hữu công cụ chính yếu cho nghề nghiệp, chiếc thuyền, tương đối không khác biệt gì với các đồng nghiệp của họ.  Các tổ chức của họ bao gồm các sự liên kết đặc nhiệm không chính thức, diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ hay, nhiều lắm, vài ngày khi có quyết định của một thủ lình nào đó muốn hành nghề hải tặc.  Các thủ lãnh tương lai, dựa trên mạng lưới của gia đình, bè bạn, và các sự liên kết tự nguyện, hiếm khi nào gặp khó khăn để tuyển mộ khỏang một tá người đồng sự cho một vụ cướp biển nào đó.

 

Một khi đã ở trên mặt biển, các nhóm như thế thường tăng cường nhân lực xuyên qua sự đóng góp lao động tự nguyện hay ép buộc của những người bị bắt cóc.  Những người bị bắt cóc xuất sắc được sự quan tâm của các thủ lãnh cũng có thể được cất nhắc lên các địa vị lãnh đạo.  Các sự thăng chức như thế đôi khi nảy sinh từ những quan hệ đồng tính luyến ái đề xướng bởi thủ lãnh nhóm cướp, sau đó đã tưởng thưởng người bị bắt cóc bằng sự bổ nhiệm người đó làm chủ hay thuyền trưởng một chiếc thuyền vừa lấy được. Ở mức tôi đa, các nhóm cướp biển vặt bao gồm không hơn ba mươi người và một hay hai chiếc thuyền buồm (10).

 

 

                                                                         
                         Woodblock print of Zheng He's ships
 

 

 

Thuyền và Vũ Khí

 

Nạn cướp biển vặt là một họat động với tổn phí thấp có thể được thực hiện với các trang cụ sẵn có.  Ngòai những chiếc thuyền đánh cá tiêu chuẩn thường cũng được dùng như chiếc tàu cướp biển, các giáo mác, chông tre vót nhọn, và các lưỡi cưa tạo thành kho vũ khí của hải tặc vẫn là các trang bị tiêu chuẩn trên phần lớn các thuyền buồm tại biển Nam Hải.   Trang bị cho một cuộc viễn chinh vì thế chỉ là việc tuyển mộ các kẻ đồng lõa, sẵn sàng các vũ khí, và thu mua thực phẩm.

 

Mục tiêu là một vụ cướp bóc, một cuộc tấn công ngắn, gọn, nhanh như chớp phóng ra đánh vào một chiếc tàu đơn độc trên biển.  Các người hay thuyền bị bắt cóc thường được chuộc lại với đồng tiền bằng bạc.  Những vật dụng dùng hàng ngày như cám đậu, cá khô, quần áo, rượu, hạt cau, rau dưa, dầu, gạo, củi đốt, đồ sứ, đinh sắt, lá trà, và đường có thể đem bán để lấy tiền mặt tại các cơ sở quen thuộc.

 

Những họat động cướp biển vặt này thì ngắn gọn.  Các chiến thuật giống nhu du kích chiến bao gồm việc phóng ra cú đánh mau lẹ và sau đó rút lui trước khi các nạn nhân sững sờ có thể hồi tỉnh hay đưa ra sự kháng cự.  Vào lúc mà các lực lượng tuần cảnh đến được phạm trường, các hải tặc thường đã biến mất.  Các kẻ cướp biển vặt thông thường chỉ ở trên biển vài ngày trước khi quay trở về hậu cứ của họ để thanh tóan chiến lợi phẩm và phân chia sự thu họach.

 

Sự phân chia chiến lợi phẩm cũng rất thẳng thừng: một phần cho mỗi đòan viên trong thủy thủ đòan và phần chia gấp đôi cho thủ lãnh đám cướp và ngườI cung cấp chiếc thuyền nếu họ không phải là cùng một người.  Ngòai việc đó, các quy lệ họat động, điều khỏan hợp tác, và cơ chế trừng phạt hiếm khi được xác định.  Sau một vụ cướp bóc khá thành công, nhiều nhóm cướp đã giải tán, không bao giờ tập họp lại lần nữa.  Một số nhóm khác có họat động rải rác xuyên qua một thời khỏang kéo dài vài tháng (11).  Mặc dù sự trả công cho những việc mạo hiểm như thế thường khiêm tốn, một vụ cướp biển như thế có vẻ mang lại cho các kẻ tham dự khỏang từ 10 đến 15 đồng tiền bạc, hay một tổng số tương đương với số thu nhập vào khỏang ba tháng rưỡi tiền kiếm được của một lao động nông nghiệp.

 

Trong khỏang từ thế kỷ mười tám đến thế kỷ mười chín, các kẻ cướp biển vặt đặt tổng hành dinh của họ ở ngòai biên đế quốc Trung Hoa chung quanh đảo Hải Nam và xuyên qua biên giới tại các thành phố duyên hải như Chiang-p’ing, phần đất mà về mặt kỹ thuật thuộc lãnh thổ Việt Nam cho mãi đến năm 1885 (12).

 

Như là một chiến lược sinh tồn cá nhân, được thực hiện trên một căn bản địa phương, nên đã có những hạn chế đối với tiềm năng của nạn cướp biển vặt để bành trường quá một mức độ nào đó.  Trong những thời kỳ có sự cùng quẫn kinh tế kéo dài, cùng với nạn nhân mãn và nền mậu dịch hàng hải bành trướng, đã gây ra việc gia tăng họat động, nhưng các phương thức họat động của  nạn cướp biển vặt này vẫn y nguyên khi mà các thủ lãnh, khó có thể phân biệt được với các kẻ tòng mưu, xem ra thiếu thốn các phương tiện để chuyển đổi quy mô và sự trường kỳ trong hành động mạo hiểm của họ.  Song, bất kể các điều kiện này, nạn hải tặc của Trung Hoa đã trải qua những thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ.  Trong hầu như mọi trường hợp, chắn chắn phải có một nguyên do nào đó, một vài tình huống kinh tế hay chính trị đã đem lại cho nó động lực và duy trì nó sau đó.

 

 

Hải Tặc Kinh Tế

 

Khi mà chính sách kinh tế của nhà nước đã nhận định sai lạc về các nhu cầu kinh tế và xã hội đến nỗi sự buôn bán đồ quốc cấm có một lý do thực sự để xuất hiện, “nạn hải tặc kinh tế” sẽ phát sinh cùng với nạn buôn lậu và một lọat các họat động hành hải đen tối khác.  Một thí dụ điển hình, trong một khía cạnh nào đó che lấp việc thông qua Các Đạo Luật Hải Hành (Navigation Acts) (13) tại Tân Thế Giới, đã xảy ra khi mậu dịch bị cấm đóan giữa Trung Hoa và Nhật Bản đã đưa đến một sự  trao đổi bí mật, sống động vào khỏang giữa thế kỷ 16 và đến các cuộc tấn công bởi wako (tiếng Trung Hoa là wa-k’ou) .

 

 

Cung và Cầu

 


Trong thời khỏang này, lực đẩy Trung Hoa tiến tới việc buôn lậu, có lẽ mạnh hơn bất kỳ động lực nào khác, là bởi nhu cầu về bạc, với sự chú mục ngày càng nhiều hơn vào Nhật Bản, tiếp theo sau sự khám phá hồi đầu thế kỷ kim lọai bạc, đồng và vàng bên bờ biển phía tây của nó.  Ngược lại có một số cầu to lớn tại Nhật Bản về lụa và hàng vải dệt của Trung Hoa.  Song chỉ có ít phương thức được thừa nhận theo đó các sản phẩm này có thể được trao đổi.  Do hậu quả của các cuộc du hành của Trịnh Hòa, các sự cấm đóan của Trung Hoa để cấm chỉ các nhà mậu dịch ven biển không được du hành ra hải ngọai với các mục đích riêng tư và không được thực hiện mậu dịch với “các ngọai nhân mọi rợ” đã được tái lập (14).

 

Điều này có nghĩa những cơ hội mậu dịch chỉ được thừa nhận dưới hệ thống triều cống, và vào khỏang giữa thế kỷ mười sáu mậu dịch triều cống hay “ghi nợ” giữa Trung Hoa và Nhật Bản đã gần biến mất (15). 

 

Việc buôn lậu nở rộ khi mà các số cầu thị trường ngày càng được thỏa mãn hơn xuyên qua hải hành bất hợp pháp thay vì qua các đường lối nhiêu khê hơn nhiều của lệ triều cống.  Với thời gian, việc buôn lậu đã bành trướng tới các tầm mức lớn lao đến nỗi cuối cùng nó đã thay chỗ cho chức năng của chính nền mậu dịch triều cống.  Cùng với sự kiện này, các mô thức trao đổi và các phương thức tài chánh mới đã xuất hiện (16).

 
Ban đầu, các căn cứ của các thương nhân này được đặt tại các hòn đảo nhỏ ngay ngòai bờ biển Trung Hoa (17).  Nổi bật nhất là căn cứ Shuang-hsu-kang (Shang-yu) tại đảo Chushan Islands gần Ningpo, vốn đã được phát triển vào khỏang năm 1540.  Nó được thống trị bởi anh em nhà họ Hsu, nhưng nổi tiếng nhất Hsu Tung người huyện She County, tỉnh Anhwei, kẻ có họat động trải dài từ eo biển Malacca sang đến tận Nhật Bản.

 

 

Wako: Các Hải Tặc “Nhật Bản”

 

Sự kiện đã khiến họat động này từ sự trao đổi ngầm trở thành hành vi hải tặc trắng trợn chính là sự hủy diệt căn cứ tại Shuang-hsu-kang năm 1547, sự sát hại Hsu Tung vào khỏang năm 1548-49,  và sự gián đọan các hệ thống thương mại tương đối ổn cố vốn đã được phát triển ở nơi đó.  Các hành động này đã thúc đẩy sự kháng cự ở địa phương lên các tầm mức cao hơn nữa và đã đem lại động lực cho sự vươn dậy của một hải cảng mới, Yueh-kang, như là trung tâm buôn lậu vượt trội trên bờ biển của tỉnh Phúc Kiến (Fukien) (18).  Cùng lúc sự sụp đổ của quyền lực Ouchi tại Nhật Bản hồi năm 1551 đã khiến cho các hải cảng của nhiều daimyo (đại gia quyền thế quân sự) tại phía tây Nhật Bản được cung ứng cho các wako.  Mặc dù từ ngữ wako có nghĩa đen để chỉ các hải tặc “Nhật Bản”, trong thực tế phần lớn việc đột kích của wako [hải khấu?, chú của ngườI dịch] thực sự được thực hiện bởi hải tặc Trung Hoa.

 

Thủ lãnh của họ, Wang Chih, là một ngườI Trung Hoa đã tạo ra một sản nghiệp bằng sư mua bán phi pháp tại Patanai, Thai Lan, và sở hữu các căn cứ an tòan tại đảo Goto Islands phía tây Hirado, Japan.  Cao trào của kỷ nguyên wako diễn ra trong khỏang từ năm 1549 đến năm 1561, với các thành phố vùng hạ lưu sông Dương Tử phải gánh chịu áp lực chính của các cuộc tấn công.

 

Chính phủ đã đáp ứng với những chiến địch đồng lọat về “hải chiến” và “bình định.”  Vào cuối năm 1557 các biện pháp tấn công chống lại hải tặc bắt đầu có hiệu lực, và Wang Chih được khuyến dụ để tham gia vào các cuộc thương thuyết với nhà nước.  Sau khi đạt được sự hứa hẹn cho hợp pháp hóa một phần mậu dịch hàng hải tại Chiết Giang (Chekiang), Wang Chih đã qui hàng quan chức đồng hương của ông ta, Hu Tsung-hsien.  Nhưng âm mưu cao cấp hơn tại cung đình đã khiến cho vị hòang đế phản lại các lời hứa hẹn đó và hành quyết cả Wang Chih vào năm 1559.

 

Sau đó các lực lượng hòang triều dần dà bắt đầu dành lại sự kiểm sóat vùng duyên hải Phúc Kiến hồi năm 1564 và vùng duyên hải Quảng Đông vào năm 1566.  Tuy nhiên, hiệu quả hơn các biện pháp quân sự, chính sự hợp pháp hóa năm 1567 việc mậu dịch với tất cả mọi nơi, trừ Nhật Bản, đã đưa đến việc chấm dứt nạn hải tặc.  Các hàng hóa, trước đây thiếu hụt trong số cung mà nhu cầu lại cao, nay xuất hiện thừa thãi.  Những sự hạn chế mậu dịch với Nhật Bản được bù đắp bởi các thương nhân Bồ Đào Nha, vốn đã có mặt tại hiện trường từ thập niên 1520, và là những người, sau các sự tiếp xúc sâu rộng với các giới chức thẩm quyền địa phương, cuối cùng đã được ban cấp sự thừa nhận “chính thức” các khu vực định cư của họ tại Ma Cao, nơi mà sau đó được sử dụng như  là một căn cứ để thực hiện mậu dịch giữa Trung Hoa và Nhật Bản.  Xuyên qua đại lý người Bồ Đào Nha, lụa Trung Hoa đã tới được Nhật Bản, và bạc của Nhật Bản, cùng với bạc từ các mỏ của Mễ Tây Cơ và Peru, đến được Trung Hoa.  Cùng lúc, Đài Loan cũng trở thành địa điểm mậu dịch sầm uất giữa các thương nhân Trung Hoa và Nhật Bản, và sau hết với các thương nhân Hà Lan.

 

 

Hải Tặc Chính Trị tại Trung Hoa

 

Bất kể sự kiện là các nhà cai trị Trung Hoa không có thói quen bảo trợ hải tặc cho các mục đích mậu dịch, đột kích hay thực dân hóa, tiến trình chính trị của Trung Hoa đôi khi cung cấp các cơ hội cho sự bành trướng nạn hải tặc, đặc biệt trong các thời kỳ có sự xáo trộn chính trị và thay đổi triều đại.  Một thí dụ rõ rệt xảy ra trong thời chuyển tiếp từ nhà Minh bản xứ sang triều đai nhà Mãn Thanh (1629-84), khi các thành viên của một gia đình thương mại hàng hải đầy quyền thế họ Trịnh (Cheng) bị đưa đẩy gia nhập vào nhiều phe chính trị khác nhau, và trong tiến trình, đã thách thức tất cả những kẻ tranh chấp để kiểm sóat vùng duyên hải.

 

Trưởng tộc hải tặc của gia đình tiếng tăm này là Cheng Chih-lung, con trai một quan chức nhỏ tại Ch’uan-chou, vốn có được một chút danh tiếng của một gia đình giòng dõi trong xã hội, nhưng không đủ để ngăn bước chân du hành của ông ta sang Ma Cao, để xây đựng sản nghiệp với các người Âu Châu.  Sau khi đã móc nối với các thương gia tại Manila, Đài Loan, và Hirado (Nhật Bản), Cheng Chih-lung trong năm 1624 đã gia nhập một nhóm hải tặc vốn đã tấn công các nhà mậu dịch Hà Lan và Trung Hoa (20). 

 

Triều đình nhà Minh đang bị vây hãm đã đối phó với tình hình trong phương thức cổ truyền là cố gắng mua chuộc và thu hái lòng “trung thành qui phục” của hải tặc như là những kẻ trấn áp hải tặc và bảo vệ vùng duyên hải.  Sau cuộc ve vãn kéo dài ba năm, Cheng Chih-lung sau cùng đã qui phục và trong năm 1628 đã nhận được sự thăng chức chính thức do việc bắt giữ các hải tặc khác.  Trong năm 1629 ông được giao trách nhiệm bảo vệ thành phố Amoy và được phép giữ nguyên lực lượng của mình.  Cheng Chih-lung đã tài trợ họat động của mình xuyên qua “tiền mãi thủy lộ” và các lợi nhuận từ mậu dịch, và, cùng một lúc, giao nạp ngân quỹ về kinh đô như khỏan chi dành cho nhiều quan chức (21).  Tình tiết này đã phóng ông ta vào tầng lớp quan chức cao cấp, nơi mà ông ta được xác nhận như một viên chỉ huy quân sự đã sử dụng sự giàu có từ đế quốc hàng hải của mình để dành đạt uy tín tại triều đình.

 

Điều này đã thay đổi từ một thông lệ theo đó các triều đại Trung Hoa đặc cách thu dụng các năng lực độc lập từ vùng duyên hải chính là các chính sách thời chuyển tiếp Minh-Thanh, theo đó Cheng Chih-lung sau hết thấy mình được chiêu dụ bởi cả hai phía. Ông ta được phong làm “Bá Tước của Nam-An” bởi một trong những vị cai trị miền nam của nhà Minh và nhận lệnh cung cấp quân đội cho việc phòng thủ thành phố.  Thế nhưng, không thể chịu được sự tách biệt khỏi các căn cứ hàng hải của mình, Cheng Chih-lung từ chối việc hỗ trợ các cuộc viễn chinh trong nội địa của các chủ nhân của ông ta và thay vào đó khởi sự thương thảo với bên quân Thanh đối nghịch, là phía mà sau hết ông ta đã qui phục sau khi có sự chinh phục của họ tại Phúc Châu vào năm 1646.
 

Đội Quân Hải Tặc của Trịnh Thành Công (Cheng Ch’eng-kung)

 

Trong khi đó, con trai của Chih-lung tên Trịnh Thành Công (mà người Bồ Đào Nha gọi là Coxinga) từ chối đi theo người cha trong việc qui phục nhà Thanh.  Thay vì thế, ông ta đã gầy dựng một đội quân và tiếp tục phục vụ như một tướng lãnh của nhà Minh phương nam.  Trong thời khỏang từ năm 1654 và năm 1656, chính ông ta cũng được ve vãn bởi cả hai phe nhà Minh và nhà Thanh và hồi đầu năm 1655 đã kiện tòan sự tố chức các lực lượng của mình tại tỉnh Phúc Kiến bằng việc thiết lập bẩy mươi hai binh trạm. Ông ta cuối cùng đã nhận tước phong của nhà Minh phương nam làm “An Bình Vương (Yen-p’ing Prince)”.  Trong những cuộc chiến chống lại quân Thanh, ông bị đánh bại tại Nam Kinh năm 1659; sự kiện này bắt buộc ông phải lui quân sang Amoy.

 

Tuy nhiên, Trịnh Thành Công còn lâu mới bị kết liễu. Đế quốc của ông ta hãy còn giữ được các tiền đồn duyên hải quan trọng và trong năm 1660 các lực lượng của ông đã lật ngược thế cờ và đánh bại quân Thanh trong một chiến dịch lớn tại Amoy.  Tiếp theo sau, khi các cuộc thương thảo thất bại và Trịnh Thành Công vẫn từ khước sự đặc cách thu dụng, ông ta đã ép buộc nhà Thanh phải đáp ứng bằng một chiến dịch tốn kém và kéo dài rất lâu.  Trong hy vọng phân hóa hơn nữa các lực lượng của họ Trịnh, người Mãn Châu đã xử tử tộc trưởng, Cheng Chih-lung, trong năm 1661 (là kẻ, sau khi đã bị tách biệt khỏi các lực lượng của mình vào thời điểm đầu hàng hồi năm 1646, dã bị quản thúc tại gia tại Bắc Kinh).  Cảm nhận được sức ép, con trai của ông ta, Trịnh Thành Công, đã di tản tòan thể lực lượng của mình từ lục địa Trung Hoa sang đảo Đài Loan, mà ông ta đã thu hồi từ người Hà Lan trong năm 1661.

 

Thay vì cố gắng dành được sự hợp tác của ngườI Hà Lan, Bồ Đào Nha, hay các thành phần khác dọc duyên hải, nhà Thanh, tìm cách giảm thiểu tối đa các cơ hội tiếp xúc giữa bất kỳ đồng minh tiềm ẩn nào với các thành viên của gia đình họ Trịnh, đã áp đặt một cuộc di tản bắt buộc mọi cư dân duyên hải phải di chuyển vào trong đất liền khỏang mười đặm (16 km).  Các biện pháp này đã trải dài khắp Phúc Kiến trong năm 1661, và đến Quảng Đông và Chiết Giang trong các năm 1662-1663. Đến năm 1665, phần lớn vùng duyên hải đã bị bỏ hoang, với nhiều thị trấn và làng mạc bị thiêu hủy hòan tòan.  Sự nhẹ nhõm chưa xảy đến cho đến khi có sự thất trận sau cùng của họ Trịnh và sự bình định sau rốt đảo Đài Loan bởi nhà Thanh vào năm 1683. 

 

 

               The image “http://www.nmm.ac.uk/searchstation/images/fsnegs/x5/pz2625.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

                                         trận chiến với quân hải tặc Chui Apoo, 28 tháng 9 1849  
                                                                                                        www
. nmm.ac.uk

 

 

 

Nạn Hải Tặc Quốc Tế và Việc Đặc Cấp Quyền Chiến Tranh Cho Các Tàu Tư Nhân

 

Trong khi chính trị Trung Hoa có thể đã cung cấp ít sự khuyến khích cho hải tặc và việc ban cấp quyền chiến tranh cho thuyền tàu tư nhân trong ý nghĩa quen thuộc ở phương Tây, điều này không còn đúng khi vượt qua biên giới để sang Việt Nam, nơi mà các vị chúa tể đã tham gia vào sự sử dụng lâu đời hơn các tàu chiến tư nhân nhằm phát triển các mục đích xây dựng quốc gia, và trong diễn tiến đã ban cho các kẻ cướp biển vặt Trung Hoa một cơ hội để bành trướng quy mô họat động của họ.

 

Trong thời khỏang cuối thế kỷ thứ 18, Việt Nam bị tàn phá bởi một cuộc nổi dậy đã đưa đến sự kết thúc một sự dàn xếp chính trị lâu dài theo đó, kể từ thế kỷ mười sáu, xứ sở được đặt dướI sự trị vì trên danh nghĩa của nhà hậu Lê nhưng thực sự được cai trị bởi hai gia tộc cạnh tranh nhau: họ Trịnh ở phương bắc (tại Hà NộI) và họ Nguyễn ở phương nam (tại Huế).  Cuộc Khởi Nghĩa được gọi là Tây Sơn  đã lấy tên từ  ngôi làng bản quán của ba anh em, Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Nhạc, và Nguyễn Văn Huệ (23) là người lãnh đạo cuộc nổi dậy.   Là các thương nhân tham gia vào việc thương mại với dân tộc miền núi của tỉnh Bình Định, các anh em này đã tập họp một nhóm các người phục tùng và trong năm 1773 đã thành công trong việc chiếm giữ tỉnh lỵ Qui Nhơn.  Năm 1775, họ đã trục xuất họ Nguyễn ra khỏi kinh thành của họ tại Huế và bắt buộc kẻ thừa kế hiển nhiên của họ Nguyễn là Phúc Ánh phải tìm nơi tỵ nạn tại vùng vịnh Thái Lan.  Năm 1785, với miền nam được tạm thời yên ổn, quân Tây Sơn đã đánh đuổi họ Trịnh ra khỏi Hà Nội, và đã tiến vào thành phố này năm 1786.  Vào lúc này, vua Lê đã thỉnh cầu sự trợ giúp của Trung Hoa, và trong năm 1788 ba đội quân Trung Hoa đã xâm lăng Việt Nam để vãn hồi ngai vàng cho nhà vua này.  Cùng lúc Phúc Ánh và các kẻ phục tùng đã phát động một cuộc phản công tại miền nam.

 

Để đối phó với thử thách này, Tây Sơn đã tôn người lãnh đạo có khả năng nhất, Nguyễn Văn Huệ, lên ngôi hòang đế và đã hòan tòan trục xuất đòan quân viễn chinh của Trung Hoa; sau sự kiện này hòang đế Trung Hoa, Càn Long, đã thừa nhận Tây Sơn là chúa tể của đất nước, chính thức tấn phong Nguyễn Văn Huệ làm quốc vương An Nam (23) .

 

 

Hải Tặc Trung Hoa Dưới Thời Tây Sơn

 

Nỗ lực xây dựng quốc gia tại Việt Nam đã đem lại các cơ hội tuyệt vời cho các hải tặc Trung Hoa vốn đã sẵn lòng tham gia vào cuộc chiến.  Trước năm 1776, Chi T’ing và Li Ts’ai, hai thương nhân trỏ thành hải tặc, đã gia nhập quân Tây Sơn và đã lần lượt tuyển mộ hai đội quân Trung và Hòa.  Các nỗ lực của họ đã giúp cho quân Tây Sơn chiếm được Quảng Ngãi.

 

Giai đọan căng thẳng nhất của sự tuyển mộ của Tây Sơn xảy ra hồi năm 1792 khi mà sự duy trì ngôi vua mỗi ngày trở nên bấp bênh hơn, hòang đế Tây Sơn đã phái hạm đội gồm 100 chiếc thuyền buồm và ba binh đòan được chỉ huy bởi 12 phó đề đốc vượt biên giới để tuyển mộ các tàu chiến tư nhân từ đám “cặn bã tứ chiếng” dọc bờ biển.  Chỉ trong các tháng Sáu và tháng Bẩy không thôi, nhà lãnh đạo Tây Sơn đã ủy nhiệm cho bốn mươi chiếc thuyền buồm hải tặc Trung Hoa thực hiện các cuộc viễn chinh dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang.  Từ đó về sau, hải tặc Trung Hoa đã tham dự vào mọi cuộc hải chiến quan trọng của Tây Sơn (25) . 


Vào khỏang 1795, Cheng Ch’i và các phụ tá của ông ta, Huang Ta-shing và Ch’en Ch’ang-fa đã thành lập một nhóm họat động bên ngòai Chiang-p’ing, nằm ở vùng biên giới Việt Hoa.  Từ đó Cheng Ch’i vươn tay ra nhiều hứớng cho đến khi, ở cực điểm quyền lực, ông có ít nhất chín nhóm khác nhau nằm dưới sự chỉ huy của ông ta.   Sau khi thất trận tại Qui Nhơn hồi đầu năm 1801, Cheng Ch’i chạy trở về Trung Hoa và cư trú tại Quảng Đông (26).  Tại nơi đó, ông ta tấn công các đồn bót và bắt giữ các thuyền buôn muối cho đến tháng Giêng năm 1802.

 

Và rồi chỉ ngay trước khi có hồi kết cuộc của nhà Tây Sơn, Cheng Ch’i đã trở lại Việt nam và trình diện hạm đội hai trăm chiếc thuyền buồm để cho nhà Tây Sơn sử dụng trong nỗ lực tái chiếm Huế. Để đền đáp ông ta đuợc phong chức vụ nhiều uy danh “Chưởng Cơ Đội Kỵ Mã (Master of the Horses)”.  Trong nỗ lực này hơn 100 thuyền hải tặc đã được bố trí tại Nhật Lệ, một hải cảng gần Đồng Hới, nơi mà vào ngày 3 tháng Hai, 1802, các lực lượng của Phúc Ánh đã giao chiến cùng với các thuyền hải tặc.   Một luồng gió đông bắc bất ngờ đã giúp cho Phúc Ánh bắt giữ được 20 chiếc thuyền hải tặc và bắt buộc số thuyền còn lại chạy trốn về Tiên Cốc [?, chú của người dịch], nơi mà chúng lại bị tấn công lần nữa.

 

Vào thời điểm này quân Tây Sơn đã gần bị tiêu diệt hết.  Trận đánh cuối cùng của họ xảy ra tại Hà Nội, nơi mà bốn mươi chiếc thuyền của Cheng Ch’i đã được tuyển dụng để phòng vệ hải cảng.  Các nỗ lực của họ chỉ là sự đóng góp nhỏ bé và không hòan tòan đủ sức để ngăn chặn bước tiến của địch quân.  Vào ngày 20 tháng Bẩy một Phúc Ánh chiến thắng tiến vào thành phố, bắt giữ hòang đế Tây Sơn, và nhốt vào một chiếc cũi đem diễu hành trên đường phố.  Một trong những hành vi đầu tiên của vị tân hòang đế là việc gửi một phái bộ triều cống sang Trung Hoa bao gồm cả ba viên thủ lãnh hải tặc bị bắt giữ  như là một tín hiệu cho thấy hải tặc Trung Hoa sẽ không còn được tán trợ tại Việt Nam.  Sáu tuần lễ sau đó các quan chức của Phúc Ánh còn giáng cho hải tặc một đòn gây sững sờ khác bằng việc chém đầu chủ tướng của chúng là Cheng Ch’i và tấn công căn cứ của chúng tại Chiang-p’ing (27).

 

Tuy nhiên, các hải tặc đã học được các bài học một cách sâu sắc.  Kết quả là một hệ thống hải tặc đã được bảo tồn một cách thật vững chắc đến nỗi ngay cả sự thất bại của nhà Tây Sơn, và sự từ trần của bốn trong số các thủ lãnh quan trọng nhất của họ, hay sự  thất thủ của căn cứ chỉ huy, cũng không có thể lọai trừ họ được.  Các hải tặc nay được tổ chức rất hòan hảo để tái sáp nhập một cách vô hình vào trong xã hội từ đó họ đã xuất phát.  Một cách đầy mỉa mai, cao điểm đối với cả sự  tham dự của gia tộc họ Trịnh vào họat động hải tặc cũng như đối với của chính giới hải tặc Trung Hoa, đã chỉ xảy ra sau khi có sự thất trận của nhà Tây Sơn, sau khi đã mất hết các kẻ đỡ đầu tại Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác, các hải tặc Trung Hoa đã trở về quê hương của họ và đã tổ chức thành một liên hiệp.  Liên hiệp này đã giúp họ tồn tại, không phải ở một vài xó xỉnh xa xôi trên thế giới để chờ tấn kích một chiếc tàu bất chợt, nhưng đúng hơn ở dưới những tình huống thù nghịch như là một quốc-gia-trong-một-quốc-gia, nằm giữa một trong những mạng lưới mậu dịch giàu có nhất  và những vùng đông đảo dân cư nhất của thế giới.  Nó cũng không phải là sản phẩm của những con người tự tại sáng chói thực hiện các cuộc đột kích màu mè hay các cuộc hải hành vòng quanh địa cầu, mà đúng hơn là công trình của những cá nhân đã đánh thắng chính phủ của họ trong việc động viên các tài nguyên sẵn có.

 

Tại phần lớn các miền trên thế giới, ngay cả các hải tặc họat động tại hải phận bản xứ của mình thường có khuynh hướng cướp bóc tàu chuyển vận và các hàng hóa của người ngọai quốc.   Vi phạm quy luật này thường  báo trứoc sự khởi đầu của cái chết của chính họ.  Ngược lại, điều sau hết xuất hiện tại Trung Hoa là sự kiện hải tặc Trung Hoa cướp bóc tàu chở hàng của Trung Hoa (và các nước khác), trên một quy mô rộng lớn.

 

Ban đầu, sau khi trở về Trung Hoa từ Việt Nam, các hải tặc Trung Hoa nhận thấy chính họ can dự vào một cuộc cạnh tranh tương tàn đễ dành giựt các tài nguyên.  Trong một bàu không khí của sự phân tranh, các băng nhóm đã có lần từng là đồng minh lỏng lẻo bây giờ quay lại chống nhau một cách tàn nhẫn trong một tình trạng vô cùng hỗn lọan kéo dài cho mãi đến năm 1805.  Vào lúc đó sự  lãnh đạo các hải tặc đã được chuyển sang, một cách đương nhiên, vòng tay chờ đợi của một thành viên khác trong gia tộc họ Trịnh, người anh em họ xa của Cheng Ch’i, tức Cheng I (Trịnh Nhất: Cheng the first) .

 

Trịnh Nhất là con trai cả của Cheng Lien-ch’ang, một người xây dựng chùa chiền, và trẻ hơn Cheng Ch’i năm tuổi.  Phần lớn thời niên thiếu của Trịnh Nhất không được tìm thấy trong lịch sử.  Chúng ta chỉ biết rằng ông ta đã gia nhập phong trào Tây Sơn, trở lại Trung Hoa hồi năm 1801, và liên kết với Cheng Ch’i trong một cuộc tấn công các đòan tàu chở muối hồi tháng Chín (xem phần thảo luận ở trên).  Chúng ta cũng biết rằng ông ta định cư ngắn ngủi tại Tung-hai, một ngôi làng trên một hòn đảo ở vịnh Quảng Châu, và kết hôn với một cô gái điếm tên là Shih Yang, người mà về sau được biết đơn giản là Cheng I Sao (vợ của Trịnh Nhất).

 

 

Liên Hiệp

 

Thành tích quan trọng của Trịnh Nhất và vợ ông ta là sự thống nhất các phe nhóm hải tặc kình chống nhau thành một liên hiệp đáng sợ mà, đến năm 1804, đã bao gồm khỏang 400 chiếc thuyền và bẩy mươi ngàn người (28).  Trái với những thủ tục đặc biệt làm phát sinh ra các nhóm cướp biển vặt, liên hiệp đã thành hình như là kết quả của một sự thỏa thuận thành văn (li-ho-yueh) được ký kết bởi bẩy thủ lãnh hải tặc quan trọng của Quảng Đông trong năm 1805.  Mục đích của nó là nhằm điều hòa những thủ tục điều hành nội bộ của các đơn vị thành viên, để ấn định các phương thức họat động và liên lạc liên nhóm khi đi trên biển, và để ước định cách thức mà các giao dịch doanh nghiệp với các người bên ngòai sẽ được thực hiên ra sao (29).

 

Để duy trì trật tự, mồi chiếc thuyền sẽ phải được đăng ký với một hạm đội và phải được xác định rõ ràng.  Bất cứ thuyền nào bị bắt ngụy tạo thủ tục đăng ký sẽ bị trừng phạt.  Các điều khỏan ngăn cấm hải tặc đánh nhau để dành giựt chiến lợi phẩm đã thu đọat được, và không được tự mình tiến hành các họat động không được cho phép, tìm cách ngăn chặn sự tranh chấp nội bộ, Bởi vì phần lớn lợi tức của họ sẽ phát sinh từ việc bán sự  bảo kê, các thành viên cũng đồng ý sẽ tôn trọng hợp đồng bán [bảo kê] của nhau.  Bao hàm trong văn kiện cũng có quan điểm của các hải tặc xem liên hiệp của họ như là một tổ chức tiến triển trong tương lai cũng như trong hiện tại.  Quan điểm này được dẫn chứng bởi các điều khỏan chấp thuận các khỏan thanh tóan triển hạn bởi các thành viên của liên hiệp thiếu tiền mặt trả cho các sự bồi thường hay các nghĩa vụ nội bộ khác.  Ngược lại, bởi liên hiệp là một thực thể tòan diện, có quyền hạn để phân phối tài sản tịch thu được và trừng trị kẻ vi phạm, các kẻ sáng lập đã thiết lập một tổ chức có chức năng như một đơn vị kế tóan tối cao và một tòa án trọng tài chung thẩm.

 

Trái với những nhóm lỏng lẻo của quân cướp biển vặt, liên hiệp được xác định trên các khái niệm về hệ cấp và sự gia nhập liên nhóm.  Khởi thủy liên hiệp bao gồm bảy đòan thuyền lớn, sau đó là sáu.  Mỗi đòan thuyền có từ bẩy mươi đến ba trăm chiếc thuyền, chúng thường được nói tới như đòan thuyền Cờ Đỏ, Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Lục, Cờ Xanh Da Trời, và Cờ Vàng. Đòan thuyền lớn nhất và quan trọng nhất, Đòan Cờ Đỏ, bao gồm hơn ba trăm chiếc thuyền buồm và khỏang từ hai mưoi ngàn đến bốn mươi ngàn hải tặc.

 

Các “đô đốc” chỉ huy các đòan thuyền phần lớn được rút ra từ hàng ngũ những người đã chiến đấu tại Việt Nam.  Wu-shih Er, thủ lãnh của Đòan Thuyền Cờ Xanh Da Trời đã trở thành một hải tặc sau khi bị bắt giữ.  Về việc làm lúc đầu của ông tạ, ông đã kiếm sống bằng cách đe dọa để tống tiền tại các hải cảng thuộc Quảng Đông.  Sau khi gia nhập phong trào Tây Sơn, ông ta cuối cùng đã được ban tước “Đại Đô Đốc Bình Định Các Đại Dương (Great Admiral Who Pacifies the Seas.”   Sau sự thất trận của Tây Sơn tại Huế (trong tháng Sáu năm 1801), Wu đã tạo ra một liên minh vớI Cheng Ch’i để tấn công các đòan tàu chở muối tại Tien-pai và liên kết sau đó với Trịnh Nhất trong một lọat các cuộc đột kích.  Với một đòan gồm 160 chiếc thuyền buồm, ông ta cuối cùng đã trở thành lãnh chúa bán đảo Lei-chou (30) .

 

                  Destruction of Chuiapoo's Pirate Fleet 30 September 1849 (Nam-Sing)

 

                                                       phá hủy đoàn tàu hải tặc Chui APoo năm  1849
                                                                                  nmm.ac.uk

 

Kuo P’o-tai, thủ lãnh Đòan Cờ Đen, là con trai của một ngư phủ thuộc huyện Pan-yu, tỉnh Quảng Đông. Ở tuổi mười bốn, anh ta bị bắt giữ trên biển bởi Trịnh Nhất, là người mà sau này anh ta cùng nhau gia nhập phục vụ nhà Tây Sơn.  Tại đó anh ta đã leo lên chức được phép phân phát các trọng pháo mới thụ đắc được cho các cấp thuộc hạ của mình.  Trở về Trung Hoa, anh ta sau hết đã chỉ huy một đòan gồm hơn 100 chiếc thuyền và mười ngàn người (31).  Tương tự, các thủ lãnh của các đòan tàu Cờ Vàng và Cờ Trắng cũng đã có sự quen biết với Trịnh Nhất tại Việt Nam khi phục vụ cho nhà Tây Sơn.  Thủ lãnh của Đòan Cờ Lục là một người quen biết với Trịnh Nhất, nhưng liệu ông ta có bao giờ phục vụ cho nhà Tây Sơn hay không thì không rõ.

 

Mỗi đòan tàu lớn, kế đó, bao gồm một số đội có từ mười đến bốn mươi chiếc thuyền.  Các đơn vị này được tạo thành bởi các nhóm độc lập đã có lần từng nở rộ tại Chiang-p’ing và sau này cấu thành căn bản cho các đòan tàu chiến tư nhân của Tây Sơn.  Như là những đơn vị trung gian giữa các Hạm Đòan và các thuyền cá nhân, các đội đã là “các viên gạch xây dựng” quan trọng của liên hiệp.  Mặc dù không thể nào biết được là có bao nhiêu đội thuyền ở một thời điểm nhất định nào đó, một đội tàu lớn nhất, với ba mưoi sáu thuyền buồm, đã khoa trương là có 1,422 đàn ông và ba mươi tư đàn bà (32) .

 

 

Cấp Chỉ Huy và Thủy Thủ Đòan

 

Bên dưới các đội là các thuyền cá biệt, dưới quyền của chủ hay thuyền trưởng được biết như lao-pan (lão bản?), là kẻ đôi khi có thể đã từng họat động như các cấp chỉ huy của các nhóm cướp biển vặt.  Lao-pan thường chịu trách nhiệm trông coi vài chiếc thuyền và thường được chỉ định chỉ huy các chiếc thuyền mới được bắt giữ.  Mỗi chiếc thuyền cũng có một trưởng tóan thủy thủ là kẻ chia xẻ trách nhiệm quản lý với lao-pan.  Trưởng tóan đễ dàng được phân biệt với các thủy thủ thường bởi có quần áo và khẩu phần khá hơn., và chính trưởng tóan sẽ chỉ huy con tàu khi giao chiến.  Những người được bổ nhiệm làm trưởng tóan là những cá nhân được nhận xét bởi thượng cấp là có khả năng đảm nhận trách nhiệm.  Trưởng tóan có một số quyền hành nào đó trong sự bổ nhiệm và thường giao phó công tác cùng sắp xếp các thủy thủ khác (33) .

 

Các trưởng tóan phụ trách sự quản trị tổng quát các cánh buồm và lái thuyền; thường mỗi thuyền có hai người phụ trách.  Vì nhu cầu cần có kinh nghiệm cầm tay lái, họ thường được thuê mướn từ bên ngòai.  Thể thức này phổ thông đến nỗi trong năm 1804 viên tổng đốc đã than phiền rằng tất cả các người lái thuyền giỏi giang đều đã rời bỏ các lực lượng hải quân bởi vì các hải tặc đã trả họ số lương cao hơn. (34).  Bên dưới lái thuyền là ba hay bốn người phụ trách các nhiệm vụ trên sàn tàu và hai hay ba ngườI phụ trách các khẩu đại pháo, thả neo, và việc đốt hương châm lửa.

 

Thủ quỹ theo dõi các hợp đồng bảo kê và chiến lợi phẩm.  Tất cả các chiến lợi phẩm đều sẽ được giao nạp vào quỹ chung để tái phân phối.  Những đồ vật như thế sẽ được đăng ký bởi thủ quỹ của hải tặc và được phân chia bởi thủ lãnh đòan thuyền.  Theo lệ thường, 20 phần trăm chiến lợi phẩm sẽ được hòan lại cho kẻ bắt giữ nguyên thủy, và phần còn lại, đuợc gọi là “quỹ chung,” sẽ được cất giữ tại một ngân khố chung hay nhà kho chung.  Tiền mặt cũng thế, sẽ được chuyển lên đội trưởng đội tàu, người sẽ giao nạp một phần nào đó cho thủ lãnh đòan tàu và một số nhỏ cho người bắt giữ được.  Phần còn lại được cất làm dự trữ để mua đồ tiếp liệu và cung cấp thực phẩm cho những chiếc thuyền không thành công trong việc truy kích của chính chúng (35).

 

 

 

                                                               The image “http://library.thinkquest.org/20176/images/chengho.gif” cannot be displayed, because it contains errors.

                                                                                             thinkquest.org

 

 

Các Căn Cứ Của Hải Tặc

 

Bởi vì phần lớn các họat động đặt căn bản trên biển sau hết tùy thuộc vào đất liền để có đồ tiếp liệu và nơi nương náu, các tổng hành dinh trên đất liền thì cần thiết cho sự thành công của cả các kẻ cướp biển vặt lẫn các hải tặc chuyên nghiệp.

 

Sau khi từ Việt Nam trở về Trung Hoa, hải tặc đã thiết lập căn cứ họat động đầu tiên của họ trên bán đảo Lei-chou, mà sự cô lập tương đối đã khiến căn cứ này, cũng giống nhu Chiang-p’ing, khó có thể trở thành một trung tâm quản trị mạnh.  Kế tiếp họ đã chiếm giữ Nao-chou và Wei-chou, hai hòn đảo ít ngườI lai vãng nằm hai bên cạnh sườn bán đảo và đem lại cho họ sự tiếp cận đễ dàng với cả đòan tàu chở muối của T’ien-pai lẫn các thuyền đi ngang qua eo biển chật hẹp của Hải Nam (36).  Từ đó họ đã di chuyển về phía đông dọc theo bờ biển để thiết lập tổng hành dinh thứ nhì trên đảo Lantao, kéo dài từ Bến Tàu Victoria Harbor (Hồng Kông) cho đến cửa sông Pearl River, và đã mang đến sự tiếp cận với các hải trình quan trọng của tỉnh Quảng Đông.  Từ Lantao, các hải tặc đã mau chóng bành trướng họat động của họ đến các hòn đảo nhỏ không có phòng thủ dọc theo vùng duyên hải cũng như dọc theo hai hành lang quan trọng của chính sông Pearl River (37). 

 

Sau khi liên kết các lực lượng, một yếu tố cứu xét quan trọng trong sự phân chia lãnh hải cho các lãnh đạo của liên hiệp có vẻ là tùy vào quê quán của thủ lãnh đòan tàu.  Các thủ lãnh các đòan Cờ Xanh Da Trời (Thanh Kỳ), Cờ Vàng, và Cờ Lục, là dân bản qúan nằm phía tây tỉnh Quảng Đông, đã đặt tổng hành dinh của họ tại Bán Đảo Lei-chou; trong khi các thủ lãnh của Đòan Cờ Đỏ, Cờ Đen và Cờ Trắng họat động xa hơn về phía đông, gần thành phố Quảng Đông (Canton) (38).

 

Không phải chỉ có phạm vi lãnh hải của các hải tặc chuyên nghiệp đã đuợc mở rộng hơn nhiều so với lãnh hải của các nhóm cướp biển vặt, mà chính các màng lưới tiếp tế của họ cũng bành trướng theo.  Thay vì chỉ dựa đơn độc trên một thành phố hay một căn cứ, những hải tặc chuyên nghiệp này đã kiện tòan [cơ sỏ] khắp tỉnh Quảng Đông.  Từ các đại lý họ đã mua được sắt, đại pháo, và đạn dược.  Mạng lưới này đã thâm nhập sâu rộng đến nỗi sự bắt giữ hàng năm trăm người tiếp tế trong năm 1805 khó có ảnh hưởng nào trên họat động của họ (39).

 

          A Trading Junk

                                                                         nmm.ac.uk

 

Các Thuyền Buồm và Vũ Khí

 

Đan kết bên dưới họat động của hải tặc là nhiều lọai tàu thuyền và vũ khí khác nhau.  Các chiếc tàu tư nhân bao gồm mọi lọai từ các thuyền buồm đi biển cho đến các thuyền chèo bằng mái.  Năm 1809, ở điểm cực thịnh, hai trăm chiếc trong đòan tàu thuyền của liên hiệp là các thuyền buồm đi biển (yang-ch’uan:dương thuyền), có khả năng chuyên chở từ ba trăm đến bốn trăm người và lắp đặt từ hai mươi đến ba mưoi đại pháo.  Các thuyền này có kích thước tương tự như các chiếc thuyền của Anh Quốc lái từ Ấn Độ sang Trung Hoa.  Số thuyền cận duyên (sea-going craft: hai-ch’uan: hải thuyền) nhiều hơn số dương thuyền gấp bội, cho phép các hải tặc thực hiện các họat động trên vùng duyên hải.  Phần lớn các thuyền thuộc lọai này bao gồm các thuyền buồm thương mại bắt giữ được, có chiều dài khỏang bốn mưoi bộ Anh (12 mét) và chiều ngang 14 bộ Anh (4mét2) có thể chuyên chở nhiều nhất 200 người và từ mười hai đến hai mươi lăm khẩu đại pháo.  Gộp chung liên hiệp khoe rằng có khỏang từ sáu trăm đến tám trăm thuyền thuộc lọai này, thuyền có thể so sánh gần nhất với các thuyền hai buồm hạng nhỏ hay thuyền hai cột buồm của Bồ Đào Nha (các thuyền hai cột buồm có sức trọng tải ít hơn hai trăm tấn) hiện diện trên hải trường khi đó (40).

 

Các hạm đòan của hải tặc được bổ túc bởi một lọat các thuyền buồm nhỏ đi sông có khả năng thọc sâu vào trong “hải phận nội địa” của đế quốc. Đứng đầu trong số các thuyền này là các lọai thuyền chèo nhỏ với một hay hai buồm, mười bốn hay hai mươi tay chèo, và thủy thủ đòan từ mười tám đến ba mươi người.  Chúng được trang bị từ sáu đến mười khẩu súng pháo được lắp lên thành tàu và có dự trữ rất nhiều các chiếc giáo dài để trèo lên thuyền và kiếm.  Những chiếc thuyền như thế được sử dụng trong việc truyền tin giữa các thuyền và cho việc đổ bộ vào buổi tối để triệt hạ các ngôi làng đã trốn không thanh tóan các khỏan phí bảo kê (41).

 

Các hải tặc đã bảo vệ các đòan thuyền của chúng với một lọat các vũ khí đáng nể.  Năm 1806 chiếc sóai hạm của Đòan Tàu Cờ Đỏ có gắn mười khẩu đại bác: hai khẩu dài bắn đạn mười tám cân Anh và tám khẩu nhỏ bắn đạn sáu cân Anh, nhưng vào năm 1809 số đại bác đã được tăng cường lên tới ba mươi tám khẩu trên một sàn tàu không thôi.  Hai khẩu bắn đạn hai mươi bốn cân Anh (11kg) trong khi tám khẩu bắn đạn mười tám cân Anh (8kg) (42).  Các đại bác của hải tặc thường nặng từ sáu mươi đến ba ngàn catties (một catty điển hình nặng bằng 1.75 cân Anh hay 0.8kg).  Một số súng làm bằng gỗ, với nòng súng bằng sắt, nhưng đa số được đúc từ quặng sắt nhiều hạng phẩm chất khác nhau và sắt vụn (43).

 

Kho vũ khí của họ bao gồm các khẩu pháo gắn trên thành tàu được chế tạo một cách thô sơ thường được gọi là gingalls [súng hỏa mai hay súng truờng dài được gắn như một khẩu súng xoay tròn được, chú của người dịch] hay súng ngắn miệng rộng kiểu Trung Hoa (Chinese blunderbusses).  Với nòng súng dài bẩy bộ Anh (2.1mét) và với một trọng lượng 12 cân Anh (5.5kg), súng hỏa mai gingall tương tự như súng xoay quanh của Âu Châu hồi đầu thế kỷ mười tám hay súng voi của thế kỷ mười chín (44).  Ngòai súng hỏa mai (gingalls), các hải tặc cũng có một lượng hỗn tạp các súng hỏa mai cũ và súng bắn chim.  Tuy nhiên, đa phần các vũ khí này không có mấy giá trị bởi các sở hữu chủ của chúng chỉ hiểu biết rất ít về việc bảo trì và sử dụng (45).

 

Vũ khí nguy hiểm nhất của hải tặc là ngọn giáo bằng tre với lưỡi giống như lưỡi kiếm, sắc bén đuợc sử dụng trong cuộc đấu tay không mà các hải tặc rất thiện chiến.  Phần lớn các ngọn giáo dài từ mười bốn đến mười tám bộ Anh (4.2 mét đến 5.5 mét) và được phóng ra như một ngọn trường thương.  Hải tặc cũng có những chiếc giáo ngắn hơn gắn vào cán gỗ với lưỡi hơi uốn cong và đôi khi cả hai mép lưỡi đều được vót cho sắc bén.  Ngòai ra, họ có đủ mọi lọai dao và bổ sung kho vũ khí của mình bằng cung và tên nữa (46).  Các hải tặc cũng được cung cấp rất đầy đủ thuốc súng và đạn bắn.  Kho đạn của họ thường có được từ những chiếc thuyền bắt giữ được hay được ăn trộm từ các đồn lũy của chính quyền và chuyển lậu đến họ bởi các nhân viên tại thành phố Quảng Đông hay Ma Cao.

 

Không thiếu hụt vũ khí, các đòan tàu được trang bị hùng hậu giống như các pháo đài nổi.  Trong năm 1805, một đôi tàu gồm mười một thuyền buồm với 310 người đã có một kho vũ khí gồm sáu mươi hai khẩu đại bác, bốn mươi đạn bằng chì, hai khẩu súng bắn chim, ba mươi sáu catties (sáu mươi ba cân Anh / 29 kg) thuốc súng, hai mươi bẩy catties (bốn mươi bẩy cân Anh / 21 kg) đạn sắt, 216 con dao, 180 ngọn mác bằng tre, 134 dao ngắn, hai mươi ba cái thuẫn (khiên che) bằng mây, và mười sợi xích bằng sắt (47).  Với một hạ tầng cơ sở như thế của một tổ chức hải tặc có tiềm năng hùng mạnh, nhưng vẫn cần đến sự  lãnh đạo để biến nó thành hữu hiệu và Trịnh Nhất đã không có số đễ cầm cương lãnh đạo lâu dài. Ông ta đã đột nhiên từ trần tại Việt Nam hôm 16 tháng Mười Một năm 1807, ở tuổi bốn mươi hai.  Theo một sự tường thuật ông ta đã bị gió thổi bay trên sàn tàu và chết đuối trong cơn gió bão; theo một sự tường thuật khác, ông ta bị bắn trúng bởi một viên đạn đại bác khi đánh nhau trong một mưu toan tái chiếm Việt Nam nhân danh các đồng minh Tây Sơn cũ của ông ta (48).

                                           The image “http://www.fscclub.com/gender/images/pirates-cheng.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

                                                        nữ chúa hải tặc Trịnh Nhất, được xem là

                                                         nữ hải tặc lẫy lừng nhất từ trước đến nay

 

 

Bà Trịnh, Nữ Chúa Hải Tặc

 

Mặc dù một vài người đồng sáng lập với Trịnh Nhất hẳn đã phải có khát vọng chỉ huy đòan tàu lớn nhất của liên hiệp, nhưng quyền hành đã được chuyển giao vào trong tay của quả phụ của Trịnh Nhất, Cheng I Sao (cũng còn được gọi là bà Cheng, hay bà Ching) mà thực sự  không có sự kháng nghị nào cả.  Tiếp theo sau sự từ trần của người chồng, Chang I Sao, kẻ đã tham gia trọn vẹn vào họat động hải tặc của người chồng, đã tiến hành việc tạo lập các quan hệ cá nhân nhằm hợp thức hóa vị thế của bà và cho phép bà hành sử quyền hành.

 

Nhưng điều mà sau cùng bảo đảm vị thế của bà đứng đầu hệ cấp hải tặc đã là sự tạo lập một thủ lãnh mới để thay thế chồng bà làm chỉ huy trưởng Đòan Tàu Cờ Đỏ hùng hậu nhất.  Về chức vụ này bà ta cần đến một người đàn ông mà bà ta có thể ủy thác thẩm quyền đáng kể trong sự điều hành hàng ngày tòan thể đòan tàu và trong việc đưa ra các mệnh lệnh cho các thủ lãnh hải tặc khác.  Bà ta cũng cần một người có thể thu hút được sự chấp nhận và lôi kéo sự hợp tác của các thuộc hạ tương lai và, cùng một lúc, một người, nhờ vì từ gia đình họ Trịnh mới có đầy đủ địa vị  trong hệ cấp hải tặc,  phải có lòng trung thành tuyệt đối.

 

Chỉ có một người đáp ứng được chức vụ này: Chang Pao, một thanh niên bị bắt giữ.  Chang Pao, con trai một ngư phủ, đã gia nhập đám hải tặc hồi 15 tuổi, sau khi bị bắt giữ bởi Trịnh Nhất.  Trịnh Nhất đã trước tiên đề nghị Chang Pao bước vào thế giới hải tặc qua một sự liên hệ đồng tính luyến ái và sau đó giao phó cho Chang Pao chỉ huy một chiếc thuyền buồm.  Sau cùng, ông ta đã chấp nhận Chang Pao làm con nuôi.  Nhờ đó, trong năm năm, Chang Pao, như một cánh tay nối dài của gia đình kẻ lãnh đạo, đã họat động như thành viên thứ cấp của liên hiệp. Có lúc nào đó Chang Pao còn đuợc nhà Tây Sơn phong tước “Đại Thống Tướng  (Great Generalissimo)” (49).

 

Kết quả trong năm 1807, khi bà Trịnh Nhất cần một người phụ tá, thanh niên Chang Pao hai mươi mốt tuổi là một sự lựa chọn tự nhiên.  Gia nhập liên hiệp như là một kẻ vòng ngòai, Chang Pao đã không phải mắc nợ lòng trung thành với các thủ lãnh khác, nhưng cùng một lúc đã biểu lộ các phẩm chất của sự lãnh đạo.  Một khi đã quyết định, bà Trịnh Nhất đã hành động một cách bạo đạn và quyết đóan để củng cố hơn nữa sự liên minh với Chang Pao xuyên qua một quan hệ tình dục của chính bà ta.  Trong vòng vài tuần lễ hai người đã trở thành tình nhân và, vào một thời điểm nào đó sau này, trở thành vợ chồng (50).

                                                                         
                        Flag of Tien Hou Sheng, Empress of Heaven  

                                                                              Cờ Hải Tặc Tàu

                                                                                   nmm.ac.uk

 

 

Bộ Luật Hải Tặc

 

Sau khi trở thành lãnh đạo của liên hiệp, bà Trinh Nhất có đưa ra một bộ luật đã góp phần hơn nữa vào việc chuyển hóa mối quan hệ chủ-khách cá nhân giằng kết nền tảng của liên hiệp thành các quan hệ quyền hành chính thức hơn, nhưng liệu các quy luật này có được viết xuống thành văn hay không là điều không thể xác định được.  Bộ luật thì ngắn ngủi và nghiêm khắc.  Bất kỳ ai bị bắt gặp là đã tự mình đưa ra mệnh lệnh hay bất tuân lệnh của cấp trên sẽ bị chém đầu. Ăn trộm từ ngân khố chung hay quỹ chung cũng như ăn trộm từ những dân làng tiếp tế thường xuyên cho các hải tặc cũng là những tội bị xử trảm. Đào ngũ hay vắng mặt không có phép đưa đến việc bị cắt một tai và bị đem đi diễu hành khắp đội thuyền.  Hiếp dâm các phụ nữ bị bắt giữ cũng là một tội bị tử hình, và nếu là sự thông dâm có sự đồng ý của đôi bên, hải tặc sẽ bị chém đầu và nữ tù nhân bị bỏ lên trên khoang tàu với chân bị mang cùm nặng (51).

 

Không phải chỉ một lần, các người Tây Phương có nhìn thấy các hải tặc vi phạm quy luật bị đánh roi, bị cùm gông xiềng bằng sắt, hay bị xử trảm.  Theo một người Tây Phương bị cầm tù, bộ luật của hải tặc đuợc chấp hành một cách nghiêm ngặt và các sự vi phạm bị trừng trị với một sự hữu hiệu có vẻ “hầu như khó tin được”.  Sự nghiêm khắc như thế, ông ta kết luận, làm nảy sinh một lực lượng gan dạ khi tấn công, quyết liệt khi phòng thủ, và không khoan nhượng khi bị áp đảo (52).

 

Bà Trịnh Nhất đã biểu lộ quyền lực vươn xa hơn nữa bởi việc nhận lãnh trách nhiệm tạo dựng các cơ cấu quân sự và tài chính không thể thiếu được cho sự sống còn của hải tặc.  Trái với các kẻ cướp biển vặt, những người mà hành vi hải tặc đã là một chiến lược sống còn về kinh tế, họat động hải tặc đối với các thành viên của liên hiệp là một hình thức kinh doanh kinh tế được tượng trưng bởi các sự điều hành tài chính tinh vi.  Trong khi những kẻ cướp biển vặt hòan tòan tùy thuộc vào cơ may bắt giữ các con tàu trên biển, với sự tạo lập của liên hiệp, họat động hải tặc đã trở thành một doanh nghiệp trong đó sự cướp bóc chỉ là một khía cạnh.  Ngay khi đó, trái với các cuộc tấn công không có phối hợp của các kẻ cướp biển vặt, các cuộc kích chiến của hải tặc chuyên nghiệp đều được họach định trước và được thi hành một cách có hệ thống.  Liên hiệp đã khiến cho các hải tặc chuyên nghiệp có thể áp đảo ngay cả với các thuyền buồm đi biển lọai lớn bằng sức mạnh và đã họat động tự do trên các giang lộ nội địa miền Nam nước Trung Hoa.  Nó cũng giúp vào việc có thể thực hiện các cuộc tấn công trên bờ biển vào những đối tượng như  cướp phá các làng mạc, chợ búa, đồng lúa, và các đồn lũy nhỏ (53).

 

Với liên hiệp, việc cho chuộc các tù nhân bị bắt giữ, các chiếc thuyền và ngay cả các làng xã trở nên có hệ thống và chuyên nghiệp, và được nới rộng đến tận các người ngọai quốc nay không còn thóat khỏi sự tấn công.  Các chiếc thuyền không được hải tặc sử dụng có thể được chuộc với biểu suất tiêu chuẩn là năm mươi đồng nguyên (yuan) bằng bạc cho các thuyền buồm đánh cá và 130 đồng nguyên cho tàu chuyên chở hàng hóa.  Các tù nhân bị bắt giữ ít khi nào được phóng thích với số tiền chuộc dưới chín mưoi lạng mỗi đầu người, trong khi đối với ngọai kiều số tiền chuộc có thể lên cao tới bẩy ngàn đô la Tây Ban Nha (54). 

 

Việc Trả Tiền Bảo Kê

 

Tuy nhiên, chính là trong việc bán sự bảo vệ mà các hải tặc đã điều hòa được các họat động tài chính của họ một cách thành công nhất.  Với sự trợ lực của các hội kín, các hải tặc ban đầu đã chú ý đến ngành buôn muối khi mà các thương nhân của ngành này sớm nhận ra rằng mọi việc sẽ thuận tiện hơn nếu thương thuyết trực tiếp hay giao nạp một khỏan tiền lớn để mua hải trình an tòan cho các chiếc thuyền của họ hơn là phải trả gíá đắt sau một cuộc tấn công.  Vào khỏang năm 1805, hải tặc đã chế ngự ngành buôn muối mạnh đến nỗi hầu như mọi chiếc thuyền muốn đến thành phố Quảng Đông đều thấy cần thiết để mua sự bảo kê với biểu suất tiêu chuẩn là năm mươi đồng nguyên bằng bạc cho mỗi 100 bao (pao) muối.  Đôi khi các hải tặc còn cung cấp dịch vụ hộ tống, như trong năm 1805 khi một đòan tàu chỏ muối đã trả hai trăm đồng đô la Tây Ban Nha cho một đòan hải tặc hộ tống đến thành phố Quảng Đông (55) .

 

Xuyên qua việc thâu các khỏan phí định sẵn, các hải tặc đã thiết lập một hệ thống thu họach các lợi nhuận có thể tiên đóan được từ mùa này sang mùa khác.  Họ đã đạt tới đỉnh cao của quyền lực khi họ có thể mở rộng doanh nghiệp của họ đến tất cả các thuyền hải hành và đến một số làng mạc trên đất liền. Đổi lại với một khỏan tiền xác định, các thương nhân, chủ thuyền, lái tàu, và các ngư phủ sẽ nhận được văn kiện được ký tên bởi các thủ lãnh hải tặc.  Thường các lệ phí này sẽ được thu hằng năm, mặc dù các chứng từ tạm thời có thể được mua cho từng giai đọan xác định.  Trong một số khu vực, các chiếc thuyền thương mại được tài định theo trị gía hàng hóa chuyên chở của họ với các biểu suất từ năm mươi đến năm trăm đồng nguyên bằng bạc mỗi chuyến.  Tại các khu vực khác, gía biểu cho một tàu thương mại đi biển là bốn trăm đồng đô la Tây Ban Nha cho tàu rời bến và tám trăm cho tàu cập bến (56) .

 

Các văn kiện bảo kê được cung cấp rộng rãi từ các thủ lãnh hải tặc khi lên trên thuyền và từ các nhân viên đại diện của họ trên bờ.  Khi mà các họat động của họ bành trướng, các thành viên của liên hiệp đã thiết lập các trạm tài chính dọc theo bờ biển và còn dựng cả một phòng thuế tại thành phố Quảng Đông như một điểm thu các lệ phí.  Tuy nhiên, tổng hành dinh tổng quát cho họat động của họ có vẻ là ở Ma Cao, nơi mà các người giúp việc đã bán bảo kê và tiếp tế cho hải tặc các vũ khí và đạn dược.  Các thủ lãnh hải tặc lưu tâm đến việc tuân thủ theo các điều khỏan của các văn kiện bảo kê, vốn sẽ được tôn trọng một cách phổ quát trong liên hiệp.  Trong trường hợp bị chặn xét, các thuyền bè chỉ cần xuất trình các văn kiện làm bằng cho việc nạp tiền và sau đó sẽ được tiếp tục hành trình (57).  Nhờ ở sự thành công của các nỗ lực này, liên hiệp ít khi thiếu tiền, và các sóai hạm của chúng thường mang theo khỏan tiền mặt từ năm mươi ngàn đến một trăm ngàn đô la (56).

 

Khả năng của các hải tặc trong việc điều hòa tài chính đã giúp cho sự chuyển hóa của họ thành các hải tặc chuyên nghiệp thực sự.  Hơn nữa, họat động hải tặc trong liên hiệp có nghĩa là sự tuyển dụng dài hạn, tòan thời gian cho cả các thủ lãnh lẫn các tùy tùng đến mức mà vào khỏang 1807, các thủ lãnh đã từ chối thâu nhận những cá nhân không đồng ý ở lại trong vòng ít nhất là tám hay chín tháng (59).  Giống như các kẻ cướp biển vặt, nhiều thành viên của liên hiệp là các ngư phủ, là những kẻ đã đầu quân “hàng trăm người một”, nhưng ngòai ra cũng còn những ngườI khác nữa, những người hy vọng trốn thóat được chế độ tàn bạo và các sự hành hình của quan chức nhà Thanh trên bờ có thể có các lý do phần nào nặng về chính trị để xin gia nhập.

 

Hơn bất kỳ điều nào khác, có lẽ điều cho phép liên hiệp hải tặc tồn tại mà không có sự đỡ đầu và không được bảo vệ ngay ở trung tâm điểm của các khu vực mậu dịch giàu có nhất của Trung Hoa chính là nhờ năng lực quân sự khác thường mà nó đã vận dụng được.  Như là một chiến lược gia quân sự có khả năng, bà Trịnh Nhất đã điều động các lực lượng của mình lên xuống dọc theo bờ biển, họach định và phối hợp tốt đẹp các cuộc tấn công của mình từ trước đến nỗi các kế họach của bà thường đều thành công.  Kết quả, bà có khả năng, không chỉ ở việc cưỡng hành sự tuân phục hệ thống bảo kê của bà, mà còn cả trong việc áp đảo lực lượng hải quân của tỉnh và đối đầu với các đồn lũy trên đất liền.

 

Ngay từ đầu năm 1804, các hải tặc đã chiếm giữ bến tàu Taipa của Ma Cao, và vào tháng Tư đã cắt giảm thành phố xuống chỉ còn 2 ngày tiếp tế về gạo (60). Ít tháng sau đó, các hải tặc đã khủng bố các lực lượng hải quân trong tỉnh đến nỗi các thủy sư đô đốc Trung Hoa, lo ngại một cuộc chạm trán, trải qua phần lớn thời gian ngoài biển để chờ đợi các luồng gió thuận lợi.  Các đội tuần tiễu, không muốn giao chiến, chỉ việc bắn súng khi có sự tiến tới của các hải tặc sao cho các hải tặc, khi nghe được tiếng đạn bắn, có thể né tránh sự đụng độ.  Vào cuối thập kỷ, tình hình tồi tệ đến mức các nhân viên quân sự, lo sợ cả việc ra biển, đã phá họai ngay chính thuyền bè của mình (61).  Các hải tặc đầy tự tin đã khoa trương rằng một chiếc thuyền của họ bằng bốn chiếc thuyền của hải quân.

 

 

Cướp Bóc Bờ Biển

 

Ít bị ngăn chặn ngòai biển, các hải tặc đã sớm có thể tập hợp các lực lượng để tấn công trên đất liền.  Các mục tiêu mong muốn là các đồn lính duyên hải, vốn có nhiều kho dự trữ và thực phẩm. Điều không phải là khác thường khi thấy ba trăm hải tặc tràn ngập một bến tàu và áp đảo tất cả các quan chức đang làm việc.  Trong những dịp như thế, các hải tặc, những kẻ thiện chiến khi giao đấu tay không, sẽ sử dụng các tàu lớn để cung cấp một hỏa lực yểm trợ trong khi dùng các thuyền nhỏ hơn tiến vào để mở cuộc tấn công trực tiếp.  Có lúc các hải tặc mở rộng các họat động của họ đến cả các nơi cư trú dọc bờ biển.  Tại đó họ cướp phá các làng xã, chợ búa và các cánh đồng lúa.

 

Vào khỏang năm 1808, các hải tặc đã nắm giữ thế chủ động quân sự dọc theo bờ biển và đã biểu lộ quyền lực của họ bằng việc hạ sát viên quân trấn trưởng của tỉnh Chiết Giang, là viên chức đã đi thuyền về tỉnh Quảng Đông trong một công tác đặc biệt (62).  Sáu tháng sau, các hải tặc đã phá hủy phần lớn các chiếc tàu được cấp phát để phòng thủ thành phố Quảng Đông và đã thu nhỏ các lực lượng chính phủ đến nỗi hải quân đã phải củng cố hàng ngũ của mình bằng cách thuê mướn ba mươi chiếc thuyền đánh cá tư nhân.  Khi mà các hải tặc tràn vào các phụ lưu trong nội địa, chính sách chính thức gặp khó khăn.  Nỗ lực của quan tổng đốc đối đầu với hải tặc trên biển đã thất bại. Đòan tàu của tỉnh bị giảm xuống chỉ còn phân nửa.  Tàu nằm ụ ở xưởng đóng tàu chờ sửa chữa nhiều hơn số tàu ra biển và thành phố Canton (Quảng Đông) chỉ còn ít sự bảo vệ.  Các nguồn lực của tỉnh xuống thấp hơn bao giờ hết (63).

 

Khi mà các chính sách “hải chiến” cho thấy không mấy hiệu quả, chính quyền cố gắng nhiều lần “chính sách bình định” với hy vọng khuyến dụ các hải tặc lên bờ đình chiến để kết thúc. Đối với các thủ lãnh, sự mở lời của chính quyền ban đầu bị làm ngơ, trong khi ở cấp dưới có xảy ra trò chơi của những cá nhân nhận các trợ cấp định cư nhưng rồi quay lại biển sau đó không lâu.  Trong năm 1809 niềm hy vọng của chính quyền lên cao với xuất hiện của viên tổng đốc mới Pai-ling.  Trong khi bổ sung lại lực lượng hải quân, ông ta cố gắng kèm theo một chính sách “hải chiến” tái tục bằng một sự cấm vận nhằm ngăn chặn hay cắt giảm quyết liệt sự tương giao tại vùng duyên hải, nhưng không đi đến sự di tản thực sự hay tái định cư  các cư dân duyên hải.  Sự thi hành chính sách này đã khiến cho hải tặc phải đối đầu vớI sự sụt giảm nghiêm trọng các nguồn tiếp tế và thu nhập, nhưng thay vì làm họ chết đói, có vẻ nó lại chỉ xô đẩy hải tặc tiến sâu vào nội địa hơn.

 

Các hải tặc tiến sâu vào trung tâm của tỉnh đã ném thành phố Quảng Đông vào một sự hỏang lọan thực sự khi mà trong tháng Tám 1809, họ dán cáo thi tuyên bố ý định mở cuộc tấn công.  Vài tuần sau đó, chỉ trong nội một ngày các hải tặc đã bắt năm chiếc thuyền của Hoa Kỳ phải bỏ chạy thóat thân trong tầm khai hỏa gần trong gang tấc tại Ma Cao.  Họ cũng bắt giữ một chiếc thuyền hai cột buồm của viên thống đốc Bồ Đào Nha tại đảo Timor, và đã phong tỏa cửa sông Pearl River chống lại một phái bộ triều cống vừa mới đến từ nước Xiêm La (64).

 

 

Các Cuộc Thương Thuyết Của Triều Đình Với Người Âu Châu

 

Với các hành động này các hải tặc đã ép buộc các quan chức Trung Hoa phải dùng đến lá bài cuối cùng – liên minh với người ngọai quốc.  Nhưng chính phủ đã làm như thế trong một cung cách cổ truyền nhằm cố giữ các ngọai kiều đứng ngòai xa trong khi muốn vận dụng các dịch vụ của họ.  Sau gần một thập kỷ từ chối sự trợ giúp từ cả Anh Quốc lẫn Bồ Đào Nha, các thẩm quyền Trung Hoa, không thể tự mình trấn áp các hải tặc, đã phải hướng về các “kẻ mọi rợ”.  Đầu tháng Chín 1809, họ kêu gọi Anh Quốc, mở lời muốn thuê mướn một chiếc tàu để giải thóat các thuyền triều cống đến từ nước Xiêm.  Sau hai tuần có các cuộc thảo luận phức tạp, các tàu chuyên chở hàng hóa siêu hạng của Công Ty Đông Ấn đưa ra sự đồng ý miễn cưỡng và vào ngày 15 tháng Chín, chiếc tàu Mercury, được trang bị với hai mươi khẩu đại bác và năm mươi người Hoa Kỳ tình nguyện, đã trương buồm lên (65).  Đồng thời Trung Hoa có ký kết một hiệp ước với Bồ Đào Nha nhằm thuê mướn sáu tàu chiến  (men-ó-war) để lái đi cùng với hải quân Trung Hoa trong sáu tháng (66).

 

Hành động thực sự xảy ra hôm 19 tháng Mười Một khi các hải tặc tỉnh dậy thấy mình bị vây quanh tại một vịnh ngòai bờ biển phía bắc của đảo Lantao.  Súng pháo đã khai hỏa liên tục trong hai tiếng đồng hồ.  Tiếp theo sau đó, các lực lượng phối hợp của chính phủ và Bồ Đào Nha vẫn duy trì một sự phong tỏa có nghĩa báo hiệu cho sự kết thúc của các hải tặc.   Các báo cáo bay ngược về thành phố Canton và các tin đồn về sự hủy diệt sắp đến của hải tặc đã được loan truyền sâu rộng.  Vào ngày 28 tháng Mười Một, tất cả mọi điều kiện đã được sắp xếp xong.  Với sự dự đóan vĩ đại, các tàu phóng hỏa của chính phủ được phóng ra.  Ngay lúc đó, gió lại đổi chiều, và  hồi kết cuộc được mở ra là các tàu phóng hỏa lại làm cháy hai trong số các thuyền buồm nguyên thủy đã phóng chúng đi (67).

 

 

Hồi Kết Cuộc Của Liên Hiệp

 

Các người Tây Phương cũng như người Trung Hoa cho thấy không có khả năng để hủy diệt liên hiệp.  Tuy nhiên, sau hết, sự bất hòa giữa Đòan Tàu Cờ Đỏ và Đòan Tàu Cờ Đen đưa đến một “đảo ngược lòng trung  thành” của mọi người trừ những phần tử thủ cựu nhất.   Do kết quả của sự thương thảo khéo léo về phía bà Trịnh Nhất và những phụ nữ khác trong liên hiệp, các hải tặc được phép giữ lại tòan khối các chiến lợi phẩm của họ.  Các hải tặc cấp dưới nếu muốn được phép gia nhập quân đội, và một số các thủ lãnh hải tặc được tưởng thưởng với ngạch trật chính thức.  Nhưng, một lần nữa, các hải tặc đã không được sử dụng để thực dân hóa các tiền đồn xa xôi của nền văn minh hay đi viễn thám các thế giới mới với hy vọng về các nguồn lợi nhuận và quyền lực chưa được khai phá cho đến giờ.  Thay vào đó, họ được sử dụng vào những việc gần cận, dưới sự kiểm sóat của chính phủ, để tuần tiễu những bờ biển gần cận.

 

Song bất kể các sự khoa trương bâng quơ của họ về việc có khả năng lật đổ nhà nước, các hải tặc đã không làm được như thế.  Sau cùng, họ đã không thể thu hút được một số lượng đáng kể nào từ giới thượng lưu quý tộc, giới mà sự ủng hộ mang tính chất thiết yếu cho sự thiết lập thành công quyền lực chính trị Trung Hoa.  Họ cũng không thể thiết lập được một tổ chức thực sự phi cá nhân, tự tồn tại được.  Chính vì thế, khi các thủ lãnh của nó về hưu, liên hiệp đã bị khép lại.  Sự tiêu vong của liên hiệp là hồi kết cuộc của một sự  kiện rất có thể là một  thí dụ có tầm quan trọng nhất của thế giới về hành trạng hải tặc đúng với tư cách là hải tặc (piracy qua piracy): họat động hải tặc mà không có một vài nguyên do bao trùm chính trị, kinh tế hay xã hội nào khác cho sự hiện hữu của nó.  Tôi có thể nói cho đến lúc này, các hải tặc của các đòan tàu thuộc Sáu Lá Cờ đã không có một lý do nào khác cho sự hiện hữu hơn là năng lực đích thực của các thủ lãnh mạnh mẽ là những người, trong gần một thập niên, đã họat động hữu hiệu hơn các viên chức của chính nhà nước trong việc cuốn hút tài nguyên từ nền kinh tế địa phương và cưỡng hành “quyền” của mình để làm như thế với sức mạnh quân sự.

 

Hai mươi năm sau đó, trong thập niên 1830, quả lắc nghiêng trở lại đến mức độ mà một lần nữa kinh tế học đã mang lại cho con cháu của các hải tặc này một lý do hiện hữu mới dưới hình thức nha phiến./-

 

 

Chú thích:

 

Một số tài liệu đuợc trích dẫn từ quyển Pirates of the South China Coast, 1790 to 1910, [của Dian H. Murray , cũng là tác giả bản văn được dịch bên trên, chú của ngườI dịch]. Bản quyền 1987 của Board of Trustees, Leland Stanford Junior Universitỵ. Được phép sử dụng lại từ Stanford University Press.

 

Tiền tệ Trung Hoa:

Tất cả các sự tham chiếu về đồng đô la trong bản văn là đồng đô la Tây Ban Nha.

10 cash (li hay wen)                  =          1 candareen (fen)

10 candareen                            =          1 mace (ch’ien)

10 mace                                    =          1 tael (liang)

1 tael                                        =          vào khỏang 1.33 đô la Tây Ban Nha

1 đô la ngọai quốc (yuan) hay

đô la bằng bạc của Tây Ban Nha           =          720 – 750 cash

 

Các trị giá tương đương này không thể được chấp nhận một cách chắc chắn, bởi có sự thay đổi đáng kể tùy địa phương và các miền.  Thí dụ, trong năm 1805, hai mươi yuan đồng bạc ngọai quốc bằng mườI bốn lạng, 1 mace.  Nếu bằng bạc nguyên chất, cùng khỏan trên sẽ tương đương với mười ba lạng, 1 mace, 4 candareens, 8 cash.

 

Các Niên Hiệu và Trích Dẫn Của Trung Hoa:

Các sự trích dẫn từ các tuyển tập tài liệu được theo sau bởi một nhật kỳ gồm năm trị vì, tháng và ngày âm lịch theo lịch của Trung Hoa.  Thời trị vì của vua Càn Long (Ch’ien-lung 1736-95) được viết tắt là CL.  Thời trị vì của vua Chia-ch’ing (1796-1820) được viết tắt là CC.  “CL 58/8/11 vì thế sẽ được đọc là thời Càn Long, năm thứ 58, tháng Tám, ngày 11. Dấu hoa thị (* ) bên cạnh tháng để chỉ tháng nhuận tiếp theo sau nó.  Chữ “E” để chỉ một văn bản đính kèm theo tài liệu gốc.  Nhan đề đầy đủ của tác phẩm trích dẫn được liệt kê trong phần Thư Tịch.

 

============

 

1.       J. Dryden, Aenius, VIII.

2.       J.F. Wills, Jr., 1974, các trang 208, 211

3.       Dẫn trên, trang 211.

4.       Chan Hok-lam, “The Chien-Wen, Yung-lo, Huan-his and Huan-te reigns, 1399-1455,” trong The Cambridge History of China (1988), vol. 7, phần I, trang 236.

5.       J.F. Wills, Jr., Pepper, Guns, and Parley (1974), trang 206.

6.       Muốn có thêm tin tức xin đọc D. Murray, Pirates of the South China Coast, 1790-1810 (1987), trang 6.

7.       Về các thí dụ về sự nghèo khổ của dân đánh cá, xem C.T. Downing, The Fan-Oui in China in 1836-7 (1838, 3 vols.), vol. I, các trang 106, 144, 210 và vol. 2, các trang 222, 223.

8.       H. Kam, A General Survey of the Boat People in Hong Kong (1967), trang 70.

9.       KTHFHL, @:17-17b, 23:30 và 25:7; Wang C. “I hai-k’oun Ch’ing-hsing shụ” (Thảo luận về tình trạng hải cảng) trong Huang-ch’ao Ching-shih wen-pien (Statecraft writings of the Ch’ing period), (Ho Ch’ang-ling, comp, 120 chuan, 1827, 85:36

10.   D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), các trang 24-26.

11.   Dẫn trên, các trang 26-27.

12.   Sau này, trong thế kỷ 19, khi sự kiểm sóat của Trung Hoa dọc bờ biển bị suy yếu và sự hiện diện của Anh Quốc tại Hồng Kôngl àm phức tạp quyền tài phán hơn nữa, Hồng Kông đã thay thế Chiang-p’ing làm tổng hành dinh chính của các kẻ cướp biển vặt.

13.   Các Đạo Luật Hải Hành được áp đặt bởi Anh Quốc để cấm đóan việc chuyển vận của Hà Lan cho các thuộc địa Hoa Kỳ trong năm 1651.

14.   Trong năm 1371, sắc lệnh đầu tiên trong một lọat các sắc lệnh ngăn cấm các nhà mậu dịch ven biển không được du hành ra hải ngọai với các mục đích riêng tư được ban hành.

15.   “Hệ thống triều cống: Tribute systẹm là từ ngữ được dùng bởi ngườI tây phương để mô tả các quan hệ ngọai giao của Trung Hoa thời đế quốc.

16.   Chang Pin-tsun, “Maritime trade and local economy in late Ming Fukien, “ trong Development and Decline of Fukien (1990). Các trang 67-8. R. Liu, “Fu Kiéns Private Sea Trade in the 16th and 17th Centuries,.” trong Development and Decline of Fu Kien,” (1990), các trang 177-8.

17.   J. Elisonas, “The inseparate trinity: Japáns relations with China and Korea,” trong The Cambridge History of Japan (1991) vol. 4, các trang 249, 257.  Người triệt hạ căn cứ là Chu Wan.

18.   K.So, Japanese Piracy in Ming China (1975), trang 66: Chang Pin-tsun, “Maritime trade and local economy in late Ming Fukien, “ trong Development and Decline of Fukien (1990) trang 69.

19. Daimyo có nghĩa đen là các “đại danh” và để chỉ các gia đình quân sự nhiều thế lực đã kiểm sóat lãnh địa Nhật Bản và đã hành động như là các nhà cai trị địa phương từ thời Sengku (1467-1568) cho đến lúc chấm dứt chế độ tướng quân Tokugawa hồi năm 1867.

20. Li-Tan, ngườI thừa kế căn cứ của Wang-Chih tại Hirado, đã thương thuyết với người Hà Lan về việc di chuyển họ ra khỏi Pescaderos, mà họ đã chiếm đóng từ 1622, để đi sang đảo Đài Loan, sự việc đã được hòan tất vào năm 1625.  Cheng Chih-lung đã là đạI diện của ông ta và là ngườI thừa kế hiển nhiên.

21. J.K. Wills,Jr., Pepper, Guns and Parley (1974), trang 218.

22. Những người này thuộc một gia đình khác với gia đình họ Nguyễn tại Huế.

23.   Muốn hiểu thêm về Cuộc KhởI Nghĩa Tây Sơn, xin đọc C. B. Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, 1592-1820 (1919), các trang 150-350 và D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), các trang 32-40.

24.   G. Devens, Histoire des relations de la Chine avec l’Annam – Vietnam du XVIe au XiCe sìecle (1880), trang 48; Wei Yuan, Sheng-wu-chi (Record of Ch’ing military exploits), 14 chuan, (1846, in lại năm 1849), 8, 24b-25; TKHC 26:5b; TKHC 33:21b-22; DNTL, 6: 5b.

25.   D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), trang 65.

26.   Hsiao Wan-om (Hsiao Yun-han), “Research in the History of the Pirates on the China Sea 1140-1950” bản thảo chưa được xuất bản viết bằng tiếng Trung Hoa (1976), fos. 23, 27; Hu Chieh-yu (Woo Kit-yu) “Hai Ying-P’an and the end of the ravages of the pirate Chang Bao-tsai” trong Hongkong and its external communications before 1842 (1959), trang 161; YCFC, 8:186; RCT 008517, CC7/7/14.

27.   Về một sự  tường thuật của phái bộ này, xin xem Trịnh Hòai Đức, Collected Poems of Can Trai (1962), các trang 129-31.

28.   Canton Consultations, March 24, 1804.

29.   Một bản dịch của tòan thể hợp đồng này có thể tìm thấy trong D. D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), các trang 57-59.

30.   CHFC 1:3; 10b; CF 1121/17, CC 1/7/12.

31.   KTHFHL 42:31b-32; CC15/1; NHHC, 14:20-20b; Hsiao Wan-om (Hsiao Yun-han), “Research in the History of the Pirates on the China Sea 1140-1950” bản thảo chưa được xuất bản viết bằng tiếng Trung Hoa (1976), fo. 20; Hu Chieh-yu (Woo Kit-yu) “Hai Ying-P’an and the end of the ravages of the pirate Chang Bao-tsai” trong Hongkong and its external communications before 1842 (1959), trang 164; CHFC 1:3; NYC 13:60; CC10/11/6; CP 1139/5; CC11/4/30; và CP 1121/08, CC12/11/11.

32.   NYC 13:57, CC10/11/6.

33.   D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), trang 61.

34.   CSL 137:176, CC9/11/24.

35.   CHFC 1: 5b, 6b, và P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 29.

36.   CHFC 1: 4b KTHFHL 42: 32-3; P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 12.

37.   D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), các trang 68-9.

38.   CHFC 1:14-14b; J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 67; NYC 13: 1b, CC 10/9/4.

39.   NYC 12: 51-52b, CC10/7/1; NYC 12: 67b-68a, CC 10/7/25.

40.   C. A . Montalto de Jesus, Historic Macao (1926, 2nd edn), trang 231; trang 63, 65); Maughan (1812), các trang 24, 25.

41.   J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 65

42.   Cùng nơi dẫn trên, trang 49, và R. Glasspoole, “Glasspoolés letter to the president of the East India Company ‘s factory” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 33.

43.   NYC 12: 81b, C10/8/28 và C. L. F. F. Renouard de Sainte-Croix, Voyage commercial et politique aux Indes Orientals (1810, 2 vols.), vol, 2, trang 56.

44.   J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 63; G. R. G. Worcester, Sail and Sweep in China (1966), 1966: trang b44; E. Brown, Cochin-china and My Experience of It (1861, reprinted Taipei 1971), trang 79.

45.   R. Glasspoole, History of the Pirates Who Infested the China Sea from 1807 to 1810 (1831, trans. Neumann, K.F,), trang 112.

46.   J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), các trang 63, 64; Maughan, 1812; trang 25; C. L. F. F. Renouard de Sainte-Croix, Voyage commercial et politique aux Indes Orientals (1810, 2 vols.), vol, 2, trang 56; NYC 12: 53, CC 10/7/1.

47.   NYC 12: 81b-82; CC: 10/8/28; NYC 13: 35b-36, CC 10/10/2.

48.   CHFC 1: 15; KCT 010975, CC13/5*/19; NHHC 25: 20b.

49.   KTHFHL, 42: 26b; CHFC 1:5a; Hsiao Wan-om (Hsiao Yun-han), “Research in the History of the Pirates on the China Sea 1140-1950” bản thảo chưa được xuất bản viết bằng tiếng Trung Hoa (1976), fo. 28.

50.   CHFC 1: 5a-b; Hsiao Wan-om (Hsiao Yun-han), “Research in the History of the Pirates on the China Sea 1140-1950” bản thảo chưa được xuất bản viết bằng tiếng Trung Hoa (1976), fo. 28; NHHC, 14: 20b; Lin Tse-hsu, memorial of TK 20/5/15 (July 14, 1840); được in lại trong L. Yeh, The Legends and facts about Chang Pao-tsai (1970), trang 69.

51.   CHFCN 1: 5b-6b; J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 71 và P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 29.

52.   R. Glasspoole, “Substance of Mr. Glasspoole‘s relation” trong Further Statement of the Ladrones (1812), các trang 44-5.

53.   D. Murray, Pirates of the South China Coast 1790-1810 (1987), các trang 80, 81.

54.   KCT 000981, CC 1/7/29; NYC, 12: 41, CC 10/7/1; Renouard de Sainte-Croix, 1810, vol. 2, trang 54; NYC 14: 23, CCn 10/4/20, và J. Turner, trong Further Statement of the Ladrones (1812), các trang 49-61,

55.   NYC 12: 31b-32, CC 10/6/15; April 4, 1805.

56.   P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), các trang 30, 69; A. J. Von Krusenstern, Voyage Round the World (1812), 2 vols, trans. A. B. Hoppner), vol. 2, trang 310; NYC 12:32; cc 10/6/15.

57.   J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 69; A. J. Von Krusenstern, Voyage Round the World (1812), 2 vols, trans. A. B. Hoppner), vol. 2, trang 310.

58.   P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 30; J. Turner, “An Account of the Captive of J. Turner” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 72.

59.   Cùng sách dẫn trên, trang 66;

60.   Canton Consultations, April 3, 1804.

61.   CSL 137: 16b, CC 9/11/24.

62.   KCT 009666, CC 13/1/6; KCT 09669, CC 13/1/7; RCT o09676, CC 13/1/8.

63.   P. Maughan, “An Account of the Ladrones Who Infested the Coast of China” trong Further Statement of the Ladrones (1812), trang 19; RCT 013354, CC 14/2/16

64.   CHFCB 1: 7b; Canton Consultations, September 1st/2nd/5th, 1809; KCT 015184, CC 14/8/23; L. G. Gomez, Páginas da historia de Macau (1966), các trang 140, 141; J. Andrade, Memoria dos feitos macaenses (1835), trang 34.

65.   Canton Consultations, September 1809.

66.   A. L. Gomes, Esboco da historia de Macau, 1511 a 1849 (1957) trang 309; J. Andrade, Memoria dos feitos macaenses (1835), các trang 44 –5; L. G. Gomez, Páginas da historia de Macau (1966), trang 160.

67.   R. Glasspoole, History of the Pirates Who Infested the China Sea from 1807 to 1810 (1831, trans. Neumann, K.F,), trang 123; Sự tường thuật của Trung Hoa về cuộc bao vây này có thể tìm thấy trong KTHFHL, 42: 216-22 và CP 1120/01, CC 14/10/29 .

 

NGÔ  BẮC dịch

 

 

Nguồn: PIRATES – Terror on the High Seas from the Caribbean to the South China Sea, Chapter Ten: Chinese Pirates, consulting editor: David Cordingly; Atlanta: Turner Publishing, Inc, 1996.

 

 

 

              The image “http://www.pacific-tall-ships.com/Bigshipimages/Chipirate161.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

   

 

PHỤ LỤC: THUYỀN BUỒM VŨ TRANG, 1800

 

Đây là một thí dụ về một thuyền buồm đi biển thuộc hạng nhỏ được sử dụng bởi các hải tặc họat động tại vùng biển đông nam Trung Hoa.  Một chiếc thuyền như thế này nguyên thủy được đóng để chuyên chở hàng hóa, nhưng sau khi bị bắt giữ bởi các hải tặc, nó sẽ được cải biến thành một tàu chiến vũ trang bằng cách gắn thêm các bệ cho các giàn súng đặt trên sàn tàu và bởi việc ráp các giá súng xoay vòng vào các thành tàu. 

 

Liên hiệp hải tặc tại vùng bờ biển Nam Hoa vào đầu thế kỷ mười chín đã có khỏang từ 600 đến 800 chiếc thuyền tương tự như chiếc thuyền này. Đối với cái nhìn của phương tây, họa đồ thiết kế thuyền buồm đơn giản và hình thể vỏ thuyền uốn cong có vẻ còn thô sơ, nhưng sự bài trí trên thuyền thì cực kỳ hữu hiệu và các thuyền này vững chãi để đi nhanh trên biển.  Với một thủy thủ đòan đông đảo được trang bị nhiều vũ khí, nó đã là một mối đe dọa đáng sợ cho một con tàu thương mại không vũ trang, và khi các đòan thuyền của hải tặc ra tay hành động, nó sẽ nuốt gọn mọi đối thủ đối diện với chúng.  Cho mãi tới khi có sự du nhập của các tàu chạy bằng hơi nước có vũ trang của Hà Lan và Anh Quốc tiến vào khu vực các chiến thuyền hải tặc mới gặp được đối thủ.

 

Chú giải:

 

1.       Thanh lách (mèn) bằng tre để củng cố và hỗ trợ cho khuôn khổ của cánh buồm.

2.       Trụ giá ở đuôi thuyền để treo xuồng nhỏ của thuyền.

3.       Trục tời để nâng bánh lái.

4.       Trụ (cọc) nối dài của bánh lái.

5.       Bánh lái lớn, được giữ đúng vị trí bằng dây thừng, sao cho nó tác động như một sống [trục chính chạy từ mũi đên đuôi tàu, chú của người dịch] thả xuống nước nhằm ngăn chặn việc tàu bị trôi đi hay giạt nghiêng về một bên.

6.       Phòng bếp với bếp than.

7.       Súng xoay vòng được gắn trên thành tàu.

8.       Súng bắn đạn nặng sáu cân Anh được lắp trên một giá đẩy.

9.       Đá giằn dưới lòng thuyền [để giữ thuyền thăng bằng, chú của người dịch].

10.   Súng bắn đạn nặng 4 cân Anh.

11.   Thùng nước.

12.   Hòm kho chứa các đồ vật quý gía cướp đọat được.

13.   Dây thả neo.

14.   Trục tời thả, kéo neo.

15.   Giá treo đàng mũi tàu.

16.   Neo chính đầu mũi tàu.

 

Ngô Bắc dịch

© 2006 gio-o

đọc các bản dịch khác của Ngô Bắc