HUGH CLIFFORD, C.M.G.
CHƯƠNG VI
NHÂN VẬT FRANCIS GARNIER
Ngô Bắc dịch
Lời người dịch:
Dưới đây là bản dịch Chương VI trong quyển Further India, Being The Story of Exploration From The Earliest Times in Burma, Malaya, Siam and Indo-China, ấn phát bởi Công Ty xuất bản Frederick A. Stokes Company tai New York, năm 1904. Tác giả, Hugh Clifford, từng là Trú Sứ Anh Quốc tại Perak, và là một nhà thám hiểm đà vẽ bản đồ đầu tiên vùng Trengganu, thuộc Mă Lai ngày nay.
***
Trong những chương trước, sự hiểu biết thụ đắc được bởi người Âu Châu về các vùng đất miền đông nam Á Châu đă được dơi t́m kể từ thửa ban đầu xa xưa nhất, tại ḥn đảo Chryse (đảo Vàng) tưởng tượng, cho đến khoảng thế kỷ thứ mười bẩy, các bờ biển của toàn thể bán đảo Đông Dương rộng lớn đă trở nên quen thuộc đối với các nhà đia dư và thương nhân phương Tây. Tương tự chúng ta đă theo dơi sự tăng trưởng kiến thức về phần đất này của thế giới, và những diến biến đă góp phần vào sự tăng trưởng đó, cho đến thế kỷ thứ mười chín, sự lan truyền ảnh hưởng của Âu Châu tại Miến Điện, Mă Lai, và tại Nam Kỳ cùng Căm Bốt đă mở tung các cánh cửa cho việc điều tra và giúp cho sự thám hiểm khoa học vùng Nội Địa (Hinterlands) thành một điều khả thi. Địa h́nh khảo sát giờ đây nằm trong tay, và trong số tất cả các người đă tham dự trong đó và đă thành công trong việc để lại tên tưổi của họ một cách hiển hách trên bản đồ các vùng đất đó, Francis Garnier, người Pháp, sĩ quan hải quân, nhà hành chánh thuộc địa, nhà thám hiểm, một người vẽ địa đồ, người có học thức và kẻ mơ mộng các giấc mơ, có lẽ là nhân vật đáng lưu ư nhất.
Không có phần nào trong chương tŕnh hiện nay của tôi nhằm thử viết một tiểu sử về Francis Garnier; quan tâm của chúng ta là về thành quả chứ không phải về t́nh tính của anh ta. Song để có thể đạt được một sự tán thưởng chân thực về thành quả, chúng ta phải hiểu biết đôi chút về tính khí của anh ta. Điểm then chốt sẽ được t́m thấy nơi dự tưởng xây đắp mạnh mẽ của con người đó, nơi khả năng của anh ta để hoạch định và để tổ chức, trong năng lực không biết mệt mỏi của anh ta, về tinh thần cũng như thể chất, với một kích thước to lớn nào đó trong quan điểm và nhiệt t́nh không tàn lụi, và bởi thế, trong vẻ cao đẹp đáng kính của tinh thần. Garnier sinh ra tại Saint-Etienne năm 1839, nhưng ông đă lớn lên tại Montpellier kề cận biển cả, mà từ thuở ấu thơ đă gây ra trong anh ta một sự say đắm bao la. Anh theo học tại trường cao đẳng hải quân tại Brest, nơi mà ông đă thi đậu ở thừ mười một trong số một trăm ứng viên trúng tuyển, và từ đó anh đă phục vụ chính quy theo đúng hạn định sau khi đă đạt được điểm xuất sắc trong các kỳ thi [ra trường]. Ngay trước khi có chuyến hải hành đầu tiên với tư cách một sĩ quan hải quân, chúng ta có được tia nh́n lóe sáng đầu tiên, và theo tôi nghĩ, quan trọng nhất về nhân vật Francis Garnier. Nó đă đến từ một số lá thư chắc chắn mang nét trẻ con, gửi cho một người bạn và mặc dù các ư kiến của anh ta có phần nào đụng chạm đến ḷng tự trọng dân tộc của chúng ta, chúng có thể dựng lên h́nh ảnh của một thanh niên Pháp thuộc loại xuất sắc nhất ở độ tuổi thành niên. Có các sự thô lỗ và phi lư trong mọi hàng chữ. Các sự kiện và sự tưởng tượng được chấp nhận qua tay lần nữa mà không có sự điều tra hay khảo sát, không có thử nghiệm hay bằng cớ. Yêu nước một cách nhiệt t́nh, Garnier bị nh́n nơi đây như là nạn nhân của ḷng thù ghét vốn luôn luôn là vùng ven biên của t́nh yêu, và sự phi lư trắng trợn của các lời luận tội làm bộc lộ là anh ta đă phóng đại quá lố nhằm khơi động bất kỳ điều ǵ ngoại trừ sự thích thú. Tuy nhiên, các bức thư của Garnier, được viết ở tuổi hai mươi, có tính cách giáo huấn. Chúng biểu lộ tín điều của ḷng oán ghét nước Anh (Anglophobia) trong đó, đây là điều đáng sợ, quá nhiều thanh niên Pháp đă được dạy dỗ, và mặc dù đă có cơ may để tác giả các bức thư đó sau này trong cuộc sống thu lượm đủ kinh nghiệm nhờ đó điều chỉnh các cảm tưởng trước đây của ḿnh, điều đáng buồn là nhiều người khác, đă thấm nhuần cùng các ư kiến như thế hồi trẻ, không bao giờ có hoàn cảnh hay cơ hội để tái duyệt và sửa đổi chúng. Sự bất thiện cảm cố hữu và phi lư của một thiếu niên học sinh Anh Quốc b́nh thuờng đối với người Pháp th́ [cũng] mạnh mẽ, không thể phủ nhận được, nhưng nó là một loại cảm tính hoàn ṭan khác biệt với sự thù hận có thể được nhận thấy nơi đây, khởi hứng cho các ư kiến của Francis Garnier; và một người Anh b́nh thường trong thời đại của chúng ta sẽ gạt bỏ các thành kiến như thế khi đứng tuổi cùng với các sự việc khác của thủa c̣n là đứa trẻ. Sự độc ác bừng sôi của ḷng thù hận dữ dội được biểu lộ trong các sự trích dẫn kể sau không có chỗ đứng trong chính chúng ta, và riêng sự kiện rằng chúng ta có khuynh hướng cười khinh các sự điên cuồng như thế chắc chắn chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa. Chính sự lạnh lùng gần như khinh thị của người Anh trước sự bất thân thiện trong đó ḿnh là đối tượng, và sự vô khả năng trong việc đáp lại bằng cùng cảm tính như thế, đă góp phần lớn vào t́nh trạng không được ưa chuộng của người Anh ở hải ngoại.
Nhưng sự đả kích của Garnier, bất kể đến ḷng thù hận rồ dại đối với nước Anh, bất kể tính chất trẻ con của nó, bất kể sự điên cuồng của nó, lại mang các dấu hiệu của các tính chất khác đáng quư hơn. Nơi đây có sự nhiệt thành, có sự lac quan, sự tự-tin vĩ đại, tham vọng bao la nuôi nấng tuổi trẻ và sự thiếu kinh nghiệm, và trên hết chúng ta nh́n Garnier trong tính chất đă làm anh ta trở nên vĩ đại, như một người mơ tưởng các giấc mộng song là một kẻ quyết tâm hành động để biến tưởng kiến của anh ta thành một h́nh thái cụ thể. Mục tiêu của anh ta không ǵ khác hơn là sự phá hủy trọn vẹn nước Anh, và anh ta đă hy vọng, để đạt được mục tiêu đó, thành lập một liên đoàn t́nh nguyện sẽ mang đến một sự triệt tiêu thiết tha mong ước.
“Tôi nói với bạn, “ anh ta viết cho ông Joseph Perre, một người suốt đời của anh ta, “rằng nếu có các nhà sản xuất có đủ tấm ḷng và sự thông minh để hiến dâng năng lực của ḿnh làm kiệt quệ một nước Anh Phản Thệ (Protestant England), -- những kẻ hiểu được rơ ràng các quyền lợi của nền văn minh và của nước Pháp để thu nhỏ nền thương mại và ảnh hưởng của Anh Quốc, -- cũng sẽ có những người trẻ có đủ sự dũng cảm, năng lực, và ư chí để làm việc cho một mục tiêu c̣n khó khăn hơn thế. Quá lư tưởng ư, bạn sẽ cho là như thế chăng? Nhưng không phải là điều bất khả đối với họ; và mục tiêu này là lật đổ nó [nước Anh, chú của người dịch] một cách toàn diện và xóa tên nó ra khỏi hàng ngũ các dân tộc.
“Điều mà tâm hồn trẻ trung và hăng hái có không phải, trong những giờ phút khát khao cái đẹp và sự vĩ đại, là việc động ḷng với một vài tư tưởng cao quí, với một số mục tiêu cao siêu và bao la hay sao? Điều mà thanh niên, kẻ trong sự cô độc của tâm hồn ḿnh, đă không mo ước các phương cách theo đó anh ta có thể đạt được vương miện thuần khiết và rực rỡ của sự vinh quang, bao quanh đôi lông mày của các nhà bác ái đă trải qua đời sống trong tăm tối của các công việc nhọc nhằn nhất nhằm cải thiện số phận của loài người hay sao? Nhưng không bao lâu sự đảo điên của thế giới và các quyền lợi ích kỷ chi phối thế giới sẽ xóa tan đi sự sinh động của các ấn tượng này, làm cho chúng tàn phai đi, khiến cho chúng bị lăng quên, và như thế, trở thành hiện tựợng, như được gọi, một kẻ thấy rằng ḿnh mất đi các ảo tưởng và các giấc mơ của tuổi trẻ.
“Những người tôi nói với bạn không phải như thế. Ư tưởng lôi cuốn họ là ư tưởng về nền văn minh nói chung và về sự tái tạo loài người tại một số xứ sở nào đó nói riêng.
Bản Đồ Further India 1840
“Nh́n xem nước Pháp, nước trọng tài của Âu Châu, áp dụng ảnh hưởng của nó chỉ để nhằm cho hạnh phúc và cho sự cải thiện tinh thần của các dân tộc. Hăy nh́n sự tỏa rộng của nó ra khắp mọi nơi, nơi mà các cánh tay của nó thọc tới, các phúc lợi và nền văn minh, b́nh định mọi sự rối loạn, ḥa giải mọi mối bất ḥa, khiến cho các dân tộc hải ngoại luôn lắng nghe giọng nói nghiêm trang của nó khi sự việc trở nên cần thiết để các người khác phải tôn trọng các quyền hạn của các người bị ngộ nhận.
“Giờ đây hăy nh́n nước Anh làm kinh ngạc thế kỷ thứ mười chin bởi ảnh hưởng và sự bành trướng của nó. Hăy đến Ấn Độ, thăm viếng xứ sở này đă bị tàn phá và bần cùng hóa bởi các sự cướp bóc của Công Ty Anh Quốc. Hăy nh́n các vùng đất bị bỏ hoang, các kinh đào khô cạn, người dân bản xứ bị đối xử tàn nhẫn bởi một gong cùm làm mất phẩm giá, tước đoạt hầu hết mọi quyền hạn của thổ dân và công dân, và tự vấn ḿnh không hiểu đây có phải là xứ sở cổ xưa vốn từng là trung tâm của nền văn minh Á Châu, đă nổi tiếng v́ sự thịnh vượng, sự màu mỡ và v́ uy thế của người dân của nó. Đây có phải là phần đất mà một dân tộc văn minh phải đùa bỡn đối với một sắc dân bị đánh bại? Nước Anh có hoàn thành bổn phận mà chính sự chinh phục đă đặt lên trên nó hay chưa? Hăy đi đến mọi nọi khác trong khắp các Thuộc Địa cũa Anh, và bạn sẽ chỉ t́m thấy sự thống khổ, tuyệt vọng và lao động cưỡng bách được thiết kế nhằm thỏa măn một mẫu quốc tham lam vô độ. Hăy khảo sát lịch sử hiện đại. Ai là kẻ không gờm tởm khi mà Nghị Viện ở Luân Đôn tuyên chiến với Trung Hoa bởi v́ vị Hoàng Đế của nó ngăn cấm thần dân không được sử dụng nha phiến là chất đang giết hại họ, hành vi được quyết định bởi sắc dụ làm giảm thiểu một cuộc buôn bán trong đó Anh Quốc giữ độc quyền và có lợi nhuận. Có tâm hồn lương thiện nào không lấy làm phẫn nộ khi, lợi dụng trong một cung cách hèn mạt ưu thế về vũ khi, Anh Quốc đă cưỡng ép Ḥang Đế Trung Hoa phải thu hồi sắc dụ của ḿnh, và như thế chấp thuận việc đầu độc ba trăm triệu con người? Nhưng vấn đề này đă làm ǵ cho Luân Đôn? Nó có được thêm ít triệu đồng. Tôi không nói ǵ với bạn về vai tṛ mà Nội Các Anh đă thủ và hiện đóng tại Ư Đại Lợi, cùng các sự sỉ nhục mà Ngài Lord Palmerston [tên thật là Henry John Temple, 1784-1865, Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh, 1830-1851, hai lần làm Thủ Tướng, 1855 đến 1865, nổi tiếng đối xử một cách cứng rắn với các chính phủ ngoại quoc, được xem là cha đẻ của chính sách ngoại giao bằng thuyền vũ trang (gunboat diplomacy), vũ khí chính của việc bành trướng thuộc địa, chú của người dịch] đă không tiếc lời dành cho một người lớn tuổi tóc bạc! Mọi sự bất công trong chính sách của Anh Quốc dành cho các kẻ khác đă bị tố cáo một cách hùng hồn bởi ông de Montalembert tại Pháp và ông Brownson tại Hợp Chúng Quốc, và tôi giới thiệu họ với bạn [để t́m đọc].
“Và đây là kết luận mà các thanh niên tôi đă đề cập với bạn vừa đạt tới sau một cuộc khảo sát về một t́nh trạng mà tôi chẳng thể nào phác họa được cho bạn: đây chính là một xứ sở như thế, một bức tranh đáng ghê tởm của sự rối loạn và sự vô luân lư, một cảnh tượng của mọi sự thống khổ, diễn trường của mọi tội ác gây ra và làm hạ phẩm giá nhân loại, một xứ sở phà hơi thở hôi thối lên trên thế giới, một xứ sở mà Chính Quyền Bá Đạo Xảo Quyệt (Machiavellian Government) của nó mang đầy sự dối trá và hèn mạt trong chính sách của nó, đó là nước Anh, nói tóm vào một từ, một ḷ nấu hỗn hợp bỉ ổi trong đó sinh mạng của con người bị bóc lột để làm lợi cho một thiểu số, trong đó, để làm giàu cho hai triệu người cấu thành lớp quư tộc và Chính Quyền Anh Quốc, một trăm năm mươi triệu con người đang và măi măi phải đổ mồ hồi và máu của họ, để chỉ đối lấy sự thống khổ, niềm tuyệt vọng, và sự hôi thối cho chiếc giường nằm nghỉ của họ, sống và chết như các thú vật – rằng xứ sở này, tôi nghĩ, hiện phơi bày ngay trong chính thế kỷ thứ mười chin này sự triệt giảm nhân phẩm trên một tầm mức quá bao la, phải bị đặt dưới sự ngăn cấm của các dân tộc sao cho một sự lạm dụng vũ lực kỳ quái như thể sẽ phải bị đ́nh chỉ.
“Những người thanh niên này đă tự nhủ rằng Âu Châu sẽ không bao giờ ḥa b́nh hay an vui khi mà một con quái vật như thế vẫn c̣n máy động trong lồng ngực của nó và phà ra trên nó nọc độc, và họ tự hiến thân ḿnh cho một nhiệm vụ, từ tốn, kiên nhẫn, nhưng tích cực, nhiệm vụ lật đổ nước Anh! Để tạo một sự lôi cuốn đối với các chủng tộc chưa được biết đến hay đối với sự phẫn nộ của loài người, đối với những kẻ không có cứu cánh rơ rệt trong quan điểm, đối với những người mà năng lực cần một sự kích thích, họ hy vọng sẽ thành công. Chỉ có một thủy thủ “ – một sự tiếp cận ngây thơ và trẻ trung đầy thú vị với nhiệm vụ này! –“ là có thể thông hiểu triệt để mọi cơ may thành công của kế hoạch mà họ đă sẵn sàng để khởi sự thực hiện.
“Có thể chúng ta sẽ thất bại; nhưng chúng ta sẽ chết trong sự gắng sức, và rằng điều mà một dân tộc không dám thử hoàn thành, ít nhất, chúng tôi sẽ có sự vinh quang của việc đă dám thử thách. Trời ơi! [Mon Dieu!, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] Tôi biết ngay từ cái nh́n đầu tiên, công việc táo bạo này có vẻ điên rồ. Nước Anh, bạn sẽ nói, là một Pho Tượng Khổng Lồ (Colossus). Đồng ư, nhưng chân bức tượng bị rửa nát. Lắc nó và nó sẽ sụp đổ. Nước Anh đang bị nguyễn rủa khắp nơi, và trong thời đại chúng ta công luận tạo nên và đánh đổ các đế quốc. Khi mà Tell [có lẽ để chỉ William Tell, anh hùng trong truyền thuyết muốn giành độc lập cho Thụy Sĩ hồi đầu thế kỷ thứ 14, chú của người dịch] và hai chiến hữu của anh ta thề thốt trong bóng tối là sẽ mang lại sự tự do cho xứ sở của họ, toan tính này không mang vẻ điên rồ hay sao? Chúng ta, chúng ta mong muốn văn hồi sự tự do cho thế giới, và thế giới sè ở phía chúng ta, bởi nó đang rên siết và than thở dưới sự kiềm chế đau đớn, các sự xâm chiếm thường trực, mà cái ổ của quân hải tặc và thổ phỉ này, trở nên hùng mạnh, đang áp đặt trên thế giới và tấn công trong mọi dịp.”
Francis Garnier
Không thể tưởng tượng một bức thư như thế sẽ được viết từ ng̣i bút của một đứa trẻ Anh Quốc, và sự tự hào của dân ở đảo của chúng ta quyến rũ chúng ta đến sự ám chỉ rằng một điều ǵ đó giống như một tiềm thức của sự thua kém chịu trách nhiệm cho việc này và cho các sự đả kích tương tự khác. Có một sự ghi nhận gần như hoảng loạn trong việc tái diễn tiếng kèn thúc quân Delenda est Carthage” Phải Tiêu Diệt Thành Carthage của chính khách Cato trẻ tuổi này [Delenda est Carthago: thành ngữ bằng tiếng La Tinh, được cho là của chính khách La Mă Cổ Thời là Nguyên Lăo Cato (Cato The Elder). Trong cách dùng hiện đại để chỉ chiến tranh toàn diện nhằm hủy diệt một đối tượng, ở đây muốn ví với Francis Garnier c̣n trẻ tuổi và lớn tiếng kêu gọi tiêu diệt Anh Quốc, chú của người dịch] nhưng đàng sau sự khoác lác đă xuất hiện một con người có tư tưởng và nhiệt t́nh, một con người có thể suy tưởng các ư đồ lớn lao, một kẻ không thối chí v́ các khó khăn, và ngay cả bởi điều bất khả, và một kẻ, không hài ḷng với việc mơ mộng, thích có hành động tức thời, năng động và quyết liệt. Đây là một Francis Garnier, vào lúc trưởng thành chin chắn hơn, khi mà các sự điên rồ tự cao tự đại của tuổi trẻ đă được gạt sang một bên, và các quyền lực và quan điểm của an h ta đă được thử thách qua kinh nghiệm đă tạo thành công tŕnh rực rỡ cho nước Pháp và cho khoa học tại Các Vùng Nôi Đia (Hinterlands) của Đông Dương. Điều đáng lấy làm thỏa măn, và có thể quy chiếu cho tính khách quan vô tư, các năng lực quan sát và lương tri của Garnier, khi ở vào một nhật kỳ sau này anh ta đến thăm viếng Ấn Độ, nước mà trong thời niên thiếu, thật đáng thương đến nỗi anh ta đă phải viết một bài, anh ta đă gạt sang một bên các thành kiến dự tưởng và đă viết như sau cho chính quyền người Anh tại Hindustan.
“Nhờ ở thiên tài của Dupleix [tức Joseph Francois Dupleix, toàn quyền khu Cơ Sở Pháp (French Establishment) tại Ấn Độ hồi thế kỷ thứ 18, chú củ người dịch], nước Pháp đà có thể mơ ước về một thời kỳ giành được quyền chủ tể trên ṭan thể bán đảo bao la và giàu có này. Nhưng một dân tộc bền gan hơn và may mắn hơn đă thu gặt được những ǵ mà họ gieo trồng. Anh Quốc sau hết đă thành công trong việc tạo lập từ Mũi Cape Comorin [c̣n gọi là Thị Trấn Kanyakumari, thuộc miền Nam Ấn Độ, chú của người dịch] cho đến rặng Hy Mă lạp Sơn một đế quốc thịnh đạt gồm hai trăm triêu người. Được dạy dỗ bởi những bài học khó khăn của kinh nghiệm đắt giá, nước Anh đă khởi sự một cách nghiêm chỉnh việc ḥa giải nhánh già lăo hơn trong chủng tộc của chúng ta với nhánh Âu Châu non trẻ hơn của nó. Các sự bận tâm thuần túy về thương mại đă nhường chỗ cho các suy tư về một sự tŕnh bày cao cả hơn. Sự chinh phục tinh thần đă thay thế cho vật chất, tiến bước với ngọn đuốc khoa học trong tay, đang nỗ lực phá tan các thành kiến, tiêu trừ các sự ngộ nhận, và mời mọc kẻ thất trận hưởng thụ mọi lợi thế của một nền văn minh quảng đại. Người ta chỉ có thể ngưỡng mộ toàn bộ [ensemble, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] các cuộc nghiên cứu và các hành vi tô điểm cho các nỗ lực của chính sách thực dân của Anh Quốc. Các cuộc chinh phục chính v́ thế đă được chứng minh là một phúc lợi cho kẻ đă khuất phục trước họ và cho toàn thể nhân loại. Chúng là loại chinh phục duy nhất mà thời đại chúng ta thực mắt trông thấy.’
Trong đọan văn này chúng ta lại bắt gặp nhiêt t́nh, ḷng yêu mến điều tốt luôn luôn là nét nổi bật của Francis Garnier, và đối với những kẻ trong chúng ta hiểu biết về phương Đông, phải nh́n nhận rằng một lần nữa sự suy tưởng mănh liệt của anh ta và khuynh hướng đắm ḿnh trong các sự mơ mộng khiến anh ta đánh giá người dân chúng ta [Anh Quốc] một cách nào đó cao hơn, như trước đây anh ta đă đánh giá họ một cách nào đó thấp hơn, giá trị thường lệ. Nếu nhiệm vụ chính của Anh Quốc là ḥa giải các dân tộc ở phương Đông với các dân tộc ở phương Tây, câu hỏi có thể được nêu lên là liệu nó có hoàn thành được điều ǵ nhiều hơn một sự thất bại quảng đại và huy hoàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không ưa thích Francis Garnier kém đi chút nào, bởi khi ông biến cải thành một kẻ ngưỡng mộ Anh Quốc, bản chất bốc đồng và nóng nảy đă đem anh ta cách nào đó đi quá các sự kiện dung tục và đă dẫn anh ta đến một số sự thậm xưng. Chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc bị mơn trớn khi ở một nhật kỳ sau này chúng ta t́m thấy kẻ trước đây thù ghét nước Anh, kẻ có hàng ngàn bằng cớ chứng tỏ anh ta là một đứa con ái quốc, trung thành và đáng yêu của nước Pháp, đà kết hôn với một người vợ Anh Quốc, và một lần nữa trong sự chua chát của tâm hồn, vang vọng một cách vô thức cảm tính của một Voltaire vĩ đại, “Thật là một điều bất hạnh biết bao khi tôi không được sinh ra như một người Anh! Với họ tôi hẳn tức thời là một kẻ có quyền uy và được tôn kính! Tuy nhiên như điều bất hạnh sẽ phải ôm ấp lấy ḿnh, tôi không thể quyết đóan rằng tôi không c̣n là một người Pháp nữa!”
Đó là câu chuyện về con người có các cuộc thám hiểm ở bán đảo Đông Dương mà chúng ta sẽ khảo sát giờ đây, nhưng trước khi bước qua phần này của chủ đề, chúng ta phải truy t́m càng ngắn gọn càng tốt lịch sử về sự liên hệ của anh ta với các vùng đất mà với nó tên tuổi anh ta, bởi định mệnh, sẽ được nối kết một cách mật thiết biết bao.
Vào ngày 9 tháng Một, năm 1860, Garnier, khi đó đang t́nh nguyện phục vụ trong cuộc viễn chinh hải quân sắp sửa trương buồm sang Trung Hoa, đă rời Toulon lên con tàu Duperré, và trong chuyến hải hành ra khơi đă mang lại một điểm đặc sắc phơi bày ḷng can đảm to lớn hơn b́nh thường. Vào lúc 11 giờ đêm ngày 30 tháng Năm, khi chiếc thuyền đang chạy ở tốc độ khoảng năm hải lư một giờ, và trời đêm th́ tối đen, tiếng kêu cứu vang lên cho hay rằng một người đă rớt xuống biển từ sàn tàu. Garnier tức thời phóng ḿnh xuống biển, nắm lấy chiếc phao được ném theo anh, dùng phao để bơi đến thủy thủ đang bị chết đuối, và đă thành công trong việc d́u đỡ người thủy thu/ cho đến khi một chiếc thuyền được hạ xuống từ chiếc tàu đă may mắn gặp được anh ta và người mà anh ta đă cứu vớt. Hành vi thuộc loại này, được gợi hứng không phải từ cảm nghĩ dâng hiến hay t́nh cảm cá nhân cho người đang gặp hiểm nguy khủng khiếp, không phát sinh từ sự hăng máu nơi băi chiến, không thu hút sự khích lệ nào từ sự tán thưởng của khán giả, chứng tỏ sự sở đắc một quyết tâm, một ḷng can đảm vững chắc và vô vị kỷ, [các tính chất] như thế chỉ được t́m thấy nơi các con người rất đặc biệt, và mọi người sẽ đều đồng ư rằng Garnier thật xứng đáng nhận sự thăng thưởng lên cấp thiếu úy vốn đă tức thời được trao cho anh như phần thưởng cho sự dũng cảm. Đây là cơ hội đầu tiên của việc công nhận công trạng của anh ta, và anh đă nắm lấy nó trong một cung cách cao quư. Phó Đô Đốc Charnier tức thời tuyển anh vào Bộ Tham Mưu của ông, trong cương vị đó anh ta đă phục vụ trong suốt cuộc chiến tranh với Trung Hoa.
Trong tháng Mười, 1860, hiệp ước ḥa b́nh được kư kết tại Bắc Kinh, và Chính Phủ Pháp sau hết đă có thể hướng sự chú ư của nó đến Sàig̣n. Địa điểm này đă từng bị chiếm giữ bởi một liên quân viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha hồi tháng Hai năm 1859, cũng như đă chiếm được hải cảng Đà Nẵng (Turon), nhưng v́ không có đủ lực lượng đặt dưới sự điều động của các giới chức thẩm quyền trong cuộc chiến tranh với Trung Hoa, địa điểm sau đă bị bỏ rơi hồi tháng Ba năm 1860, và sự triệt thoái tức thời khơi dậy nơi dân bản xứ Nam Kỳ niềm hy vọng rằng họ có thể thành công trong việc đánh đuổi người Pháp. Hoàng Đế [Việt Nam] đă ban bố một tuyên cáo trong đó ông có nói:
“Hăy xem chúng đă rời đi, các kẻ tham lam và độc ác này không có cảm nghĩ nào ngoài sự xấu xa, không có mục đích nào ngoài lợi lộc đê tiện! Chúng đă rời đi, các quân hải tặc này ăn thịt người, và đă may quần áo chúng bằng da của các người mà chúng đă ăn thịt! Bị đánh đuổi bởi quân sĩ dũng cảm của chúng ta, chúng đă phải trốn chạy trong nhục nhă!”
Được khích lệ như thế, các lực lượng của quân Nam Kỳ đă bao vây Sàig̣n, bằng quân số áp đảo, thành phố Sàig̣n khi đó chỉ được trú đóng bởi 800 quân, trong đó một phần tư là lính của Tây Ban Nha, với sự trợ lực của hai tàu hộ tống nhỏ (corvets) và bốn tàu chuyển thư. Trong tháng Bẩy hai cuộc tấn công vào buổi tối đă được thực hiện, nhưng lực lượng nhỏ hơn đă đẩy lui chúng với sự hạ sát đáng kể, và sau cuộc tàn sát đó, mặc dù Sàig̣n bị bao vây một cách chặt chẽ, không nỗ lực có tính cách quyết tâm nào để chiếm lại nó. Sự vô hiệu năng bẩm sinh của người Đông Phương, hơn là năng lực của các sắc dân da trắng, đă đưa đến sự chinh phục phương Đông bởi khối Tây, đă dẫn đến, như vẫn thường xảy ra như thế, sự tŕ hoăn trong khi mọi việc đều tùy thuộc vào việc không hoang phí thời gian, vào các cuộc thao diễn không mục đích khi mà cơ may duy nhất để thành công là cần phát động một trận đánh quyết liệt. Trong các tháng mà lực lượng nhỏ hơn, hoàn toàn bị cô lập, và không có một viễn ảnh được trợ giúp tức thời nào, nằm chịu đựng bên trong Sàig̣n, số phận của Nam Kỳ đă được định đoạt. Dân chúng của nó đă có cơ hội của họ, mà các t́nh huống tổng gộp mang lại sự thuận lợi hiếm có, và thất bại trong việc nắm cơ may tương tự của sự thành công sẽ không bao giờ lập lại một lần nữa.
Trong tháng Hai năm 1861, Đô Đốc Charnier, với Bộ Tham Mưu trong đó Francis Garnier vẫn đang phục vụ, đă tới Sàig̣n với một lực lượng lớn gồm cả 230 quân Tây Ban Nha và một đoàn quân ngướ bản xứ theo đạo Thiên Chúa được tuyển mộ tại Đà Nẵng. Cuộc bao vây được giải tỏa trong một cung cách chiến thắng, hơn một ngàn địch quân bị hạ sát trong một cuộc giao chiến trong đó Pháp chỉ có mười mạng bi giết và 213 người bị thương, và trong đó Garnier đă có may mắn để làm ḿnh nổi bật lên trong mắt nh́n của viên Đô Đốc. Anh ta hiện diện sau đó trong việc đánh chiếm Mỹ Tho, và đă cảm thấy thỏa măn được nh́n thấy công việc thực sự của cuộc chin h phục đă hoàn tất trước khi anh ta trở về Pháp cùng với Charnier trong tháng Mười sau đó.
Tại Pháp anh ta cắm đầu vào việc học, chính yếu về các môn lịch sử, địa lư và khoa học, và cho một nhiệm kỳ buồn tẻ của các công việc thường lệ. Các kinh nghiệm mới đây chỉ làm kích thích khát khao phiêu lưu; sự quyến rũ của phương Đông đă làm say mê anh ta; sự huyền bí của những vùng đất trên đó chưa có người da trắng nào đặt chân tới từ thời khai thiên lập địa nung nấu sự tưởng tượng của anh ta; ḷng ước muốn du hành gây bức xúc trong anh ta, thôi thúc anh ta khôn nguôi. Phản ứng của sự bất động cưỡng hành mà anh ta giờ đây bị bắt buộc tuân hành làm anh ta cảm thấy khó chịu, có vẻ là sự hụt hẫng sâu thẳm nhất, sau các kinh nghiệm của những ngày gian lao mà anh ta lấy làm hứng thú. “Tôi đang ở vùng Lower Brittany,” anh ta viết cho người bạn tên Perre, “bận rộn cho việc huấn luyện các xạ thủ hải quân bẩy giờ mỗi ngày, một nhiệm vụ phát triển sự thông minh của một người rất ít và càng khó làm thỏa măn tâm hồn người ta!” Quá buồn nản về cuộc sống mà giờ đây anh ta đang sống đến nỗi anh ta phát biểu, theo một cung cách trung thực của người Pháp, về sự xuống thấp chung cuộc “số phận” của anh ta, và có vẻ c̣n nghĩ đến việc rời khỏi binh chủng hải quân.
Tuy nhiên, viên sĩ quan trẻ, đă sẵn tạo được ảnh hưởng và khi cuộc chinh phục Nam Kỳ được hoàn tất, và bản Hiệp Ước tháng Sáu năm 1862 đă được kư kết giữa Pháp và Triều Đ́nh Huê, Garnier đă được nhớ đến, và nay được bổ nhiệm làm thanh tra Bản Xứ Sự Vụ tại thuộc địa mới. Theo bản Hiệp Ước này, các tỉnh Biên Ḥa, Gia Định (Sàig̣n), Định Tường (Mỹ Tho) và đảo Côn Sơn (Kondor) được nhường lại cho Pháp; sự tự do hành đạo Thiên Chúa bởi mọi người muốn thừa nhận nó được chính thức cho phép; các tàu chiến của Pháp đưọc cấp quyền tiếp cận với sông Cửu Long, và các thương gia Pháp được cấp quyền mua bán dọc bờ sông của nó. Một khỏan bồi thường bốn triệu đô la cũng được trả bởi Hoàng Đế An Nam.
Garnier đến Sàig̣n năm 1863, và mặc dù anh hăy c̣n là một thanh niên ở tuổi hai mươi bốn, anh ta được bổ nhiệm phụ trách vùng Chợ Lớn (Cholen), một vùng ngoại ô của Sàig̣n, Chức vụ của anh ta giờ đây chúng ta nên gọi là chức vụ của Quận Trưởng, mặc dù anh ta thiếu nhân viên hơn cả các chính quyền thiếu cấp số của chúng ta, và có vẻ đă tổng gộp trong con người riêng của anh ta, các nhiệm vụ của nủa tá văn pḥng. Anh ta chú trọng đặc biệt đến các công tŕnh về công chánh, và sự cai trị của anh ta trên thị trấn nhỏ được tiêu biểu bởi năng lực, sự nhiệt thành và sự tưởng tượng thể hiện trên mọi việc mà anh ta đảm nhận. Anh ta sớm nhận thức rằng xứ sở nhường cho Pháp không có các biên giới thiên nhiên, và rằng một sự bành trướng lănh thổ là một nhu cầu khẩn thiết cho các quyền lợi của tân thuộc địa. Quan điểm này anh ta đă phát biểu nhiều lần trong cả các văn bản riêng tư hay chính thức, và mặc dù [đă có] một sứ đoàn An Nam sang Paris năm 1863 song không thành công trong việc thuyết phục Pháp từ bỏ các vùng đất chinh phục của nó, Đô Đốc de la Grandière, Thống Đốc Nam Kỳ, vẫn t́m cách trong năm 1867 để có được cho phép sáp nhập cả Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc và Hà Tiên.
Chính trong lúc ở tại Chợ Lớn mà tư tưởng thám hiểm cặn kẽ vùng đất Sâu Xa (Hinterland) của Đông Dương lần đầu tiên tự xuất hiện trước Francis Garnier như một dự án xác định. Nước Pháp giờ đây đă thiết lập quyền chủ tể của nó trên đồng bằng sông Cửu Long – “Con Sông Cả Của Mọi Con Sông: Captain of all the Rivers”, như Linschoten đă gọi nó – và đối với Garnier, con người với sự tưởng tượng mạnh mẽ, gịng nước vĩ đại đó chảy ra từ trái tim của trái đất, từ nơi nào đó không ai biết chính xác, đă là tác nhân nêu lên một câu đố phi thường. Sự mê hoặc của Vùng Đất Chưa Biết Đến (Unknown), đối với những người mà nó không có quyền lực bắt phải kinh sợ hay làm thối chí, có lẽ là một sức mạnh lớn hơn điều ǵ khác, và với bản chất của Garnier nó c̣n lôi cuốn nhiều hơn một sức sinh động b́nh thường. Là một kẻ mơ tưởng các uớc mộng, anh ta nh́n thấy các dự kiến về một đế quốc giành được cho nước Pháp có thể ngang bằng, nếu không nói là vượt quá, đế quốc mà Clive [tức Robert Clive, hay Clive of India, 1725-1774, cùng với Warren Hastings là các người Anh có công nhiều nhất trong việc tạo lập thuộc địa Ấn thuộc Anh. Clive đă tranh chấp với Dupleix, toàn quyền Pháp về vùng đất ph́ nhiêu miền nam Ấn Độ, chú của ngườ dịch] đă thu đoạt được từ sự kiểm soát của Dupleix; là một chính khách có khuynh hướng nghiêng về việc khai triển các tài nguyên của các thuộc địa mà Pháp đă chinh phục xong, anh ta nghĩ cách t́m kiếm tại các vùng thượng lưu của sông Cửu Long một con đường buôn bán hẳn sẽ làm chuyển hướng công cuộc thương mại của Đế Quốc Trung Hoa từ các hải cảng ven biển của chính nó sang các hải cảng của Đông Dương thuộc Pháp; là một con người của khoa học yêu mến kiến thức để mở rộng hiểu biết, anh ta khao khát để học hỏi các bí mật ẩn dấu thật thâm sâu kể từ thủa ban sơ bởi vùng hoang dại chưa dấu chân người đó. Các văn thư chính thức của anh ta bao gồm các đề nghị sớm nhất về cuộc thám hiểm vùng thung lũng sông Cửu Long, và vấn đề đă khích động các sự lưu tâm của các giới chức thẩm quyền tại Pháp và tại địa phương. Phải chờ măi đến ngày 1 tháng Sáu, 1866, các sự xướng xuất của ông mới được chuyển thành hành động, và khi đó anh ta bị xem c̣n là thiếu thâm niên về tuổi tác và công tác để được ủy thác làm vị chỉ huy chính cho cuộc thám hiểm mà sự phát khởi có được là nhờ ở sự năng động và dự kiến nhiều mộng tưởng của anh ta.
Doudart de Lagrée
Sự lănh đạo đoàn được giao phó cho ông Doudart de Lagrée, một vị chi huy tàu chiến (post- captain) thuộc hải quân Pháp, người khi đó đang nắm giữ chức vụ quan trọng mà chúng ta phải gọi là “Phái Viên Chính Trị: Political Agent” tại Triều Đ́nh của Norodom, Vua xứ Căm Bốt, một chế độ bảo hộ trên xứ sở đă được tuyên cáo bởi nước Pháp phần lớn như là kết quả của ảnh hưởng mà phái viên của nó đă thụ tạo được. Garnier giữ vị trí thứ nh́ trong hệ thống chỉ huy, và anh ta được giao phó các công việc về địa dư, thiên văn và thời tiết của cuộc thám hiểm. Anh ta nhận được chỉ thị cần xác định các vị trí chính xác của mọi địa điểm quan trọng, thực hiện các cuộc thăm ḍ và chứng thực tính khả dĩ hải hành của các gịng sông, ghi nhận các phương tiên lưu thông được sử dụng bởi các bộ lạc bản xứ khác nhau, và so sánh các lợi điểm được đưa ra bởi đường sông và các đường đất kề cận. Các thành viên khác của đoàn thám hiểm là ông Thorel, một sĩ quân quân y hải quân, nhà thực vật học của đoàn; ông Louis Delaporte, một thiếu úy hải quân, là một họa sĩ sắc sảo; ông Eugene Joubert, một sĩ quan quân y khác, một nhà địa chất học; và ông Louis de Carné, một sĩ quan biệt phái sang Bộ Ngoại Giao, kẻ được lựa chọn là nhờ có quan hệ với Toàn Quyền Đông Dương. De Lagrée cũng mang theo một trung sĩ thủy quân lục chiến tên Charbonnier, người nói được tiếng Xiêm và tiếng An Nam, một binh nh́ thủy quân lục chiến và hai thủy thủ. Đ̣an thám hiểm c̣n được tháp tùng bởi một số các thông dịch viên bản xứ.
Vào ngày 5 tháng Sáu năm 1866, một toán nhỏ người da trắng rời Sàig̣n cho hành tŕnh thám hiểm có tổ chức đầu tiên được thực hiện bởi các người Âu Châu tiến vào các phần đất sâu xa hơn của Nội Địa chưa hề được biết đến, từ bờ biển của Đông Hải./-
-----
Nguồn: Hugh Clifford, C. M. G., Further India, Being The Story of Exploration From The Earliest Times In Burma, Malaya, Siam and Indochina, New York: Frederick A. Stokes Company, 1904, Chương VI, các trang 129-144.
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
1. Tác giả chương sách được dịch ở trên là một viên chức cao cấp của chính quyền thực dân Anh Quốc tại thuộc địa Mă Lai, đă ngợi ca Francis Garnier, là một sĩ quan hải quân Pháp như là một trong những nhân vật đáng lưu y nhất đă đóng góp vào sự thiết lập chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ở phần đầu tác giả đă trích dẫn chính lời của Francis Garnier khi c̣n ở tuổi thanh niên hăng máu, rất thù ghét và chỉ muốn tiêu diệt nước Anh qua các lời chỉ trích thậm tệ dành cho chính sách của Anh tại Ấn Độ và Trung Hoa. Các sự đả kích nặng nề này được trích dẫn cốt ư làm tăng thêm “giá trị của sự tán thưởng sau này của chính Garnier dành cho nước Anh. Tác giả cũng cho hay Francis Garnier đă kết hôn với một người vợ gốc Anh. Chương sách này là có thể được xem như một sự biện hộ tiêu biểu cho chế độ thực dân mà người da trắng khối Tây đă áp đặt trên phương Đông hồi đầu thế kỷ thứ 20.
2. Trong khi đó, phản ứng chính thức của người Pháp đối với Francis Garnier lại có tính cách đối nghịch. Theo tác giả Nguyễn Xuân Thọ, trong quyển Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897), xuất bản năm 1994 tại Hoa Kỳ và Pháp, nơi chú thích số 12, trang 202, có ghi như sau:
[Bắt đầu trích] (12) Dupré [Thống Đốc Nam Kỳ khi đó, chú của người dịch] xin cho Garnier thăng chức thiếu tá hải quân ngày 21/11/1873, ngày hắn ta chiếm thành Hà Nội, nhưng nội các Broglie từ chối không truy thưởng thăng chức cho hắn, như ông đô đốc xin. Vợ góa của Garnier cũng đă khó khăn mới xin được một khoản trợ cấp.
Trong giới quan chứcc, người ta kể chuyện về Francis Garnier như “một gă phiêu lưu ồn ào và nguy hiểm, một tên lính vô kỷ luật.”
Tháng 12/1875, khi hài cốt của Francis Garnier được chôn tại Sàig̣n, ông Đô Đốc Dupré đă đi tới mức độ cám các sĩ quan không cho đi đám tang của hắn. [hết trích]
3. Tác giả Đào Đăng Vỹ, trong quyển Nguyễn Tri Phương, Nhất Gia Tam Kiệt, do nhà xuất bản H. T. Kelton ấn hành tại Sunnyvale, California, Hoa Kỳ, không ghi nhật kỳ xuất bản, nơi các trang 218-220 có ghi nhu sau:
[Bắt đầu trích] Hà Nội và các tỉnh được trả lại. – Tin lấy thành Hà Nội, rồi tin Garnier chết làm náo động chánh giới Paris. Chính phủ Pháp đánh điện cấm Dupré không được làm rắc rối ở Bắc Kỳ và gây sự với Triều Đ́nh Huế. Chính Dupré tuy trong thâm tâm cũng muốn lấy Bắc Kỳ nhưng không muốn làm táo bạo và ồn ào như bọn Garnier đă làm, và việc cần nhất cho ông trước khi hết nhiệm kỳ ở Sàig̣n là làm sao kư được một hiệp ước với Triều Đ́nh Huế để ổn định t́nh thế ở Nam Kỳ và mở giao thương ở Bắc Kỳ. Sau cái chết của Garnier và sự khiển trách của Paris, ông ta hoảng hốt muốn dàn xếp chóng yên chuyện và không gây hấn với người Nam thêm nữa. Ông muốn gởi người ra giàn xếp tại Huế và Hà Nội. Người ấy không ai khác hơn Đại Úy Philastre, (Philastre từ khi mới đến Nam Kỳ đă học tiếng Việt và chữ Hán rất thông thạo. V́ vậy ông rất am tường văn hóa Đông Phương và lễ nghĩa Đông Phương và không thích lối đối xử ngang ngược và táo bạo của người da trắng đối với người bản xứ. Ông thân thiện với người Nam và bạn đồng nghiệp của ông đă ghét và nghi kỵ ông) Thanh Tra hành chánh tại Soái phủ và năm 1873 ông cầm đầu việc thống soái h́nh vụ. Philastre có tiếng là thân với người Nam và có thể nói cho Triều Đ́nh tin lời được. Dupré gọi Philastre đến và than thở:
“Với những lệnh rơ ràng như thế, làm sao tôi có thể xâm chiếm Bắc kỳ được? Tôi không trách nhiệm ǵ về những việc đă xảy ra trên sông Hồng Hà. Garnier đă vượt quá quyền hạn của anh ta; tôi chẳng lúc nào cho phép anh ta dùng bạo lực, anh ta làm tôi nguy mất … Tôi là người hỏng rồi, và chỉ có anh mới cứu tôi được thôi.”
quân Pháp tấn công Cửa Nam thành Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1873
Ngay lúc đó th́ các sứ thần của Huế vừa vào đến Sàig̣n. Mấy vị này cho ông hay là Triều đ́nh Huế sẵn sàng kư hiệp ước theo các điều kiện Soái phủ đă đ̣i hỏi, nhưng những vụ bạo động ở Bắc-Kỳ đă làm hỏng hết mọi việc. Vậy ông phải cho trả mấy tỉnh do Garnier chiếm th́ mọi việc sẽ thanh thỏa ngay. Dupré đồng ư và cho Philastre cùng đi với Phó sứ Nguyễn Văn Tường ra Hà Nội điều đ́nh công chuyên. Hai người đến Hải Pḥng ngày 24-12-1873, ngày 29-12 họ đến Hải Dương. Philastre truyền lệnh trả tỉnh này lại cho quan chức người Nam, ông cũng ra lệnh trả luôn Nam Định và Ninh B́nh. Ngày 2-1-1874, ông truyền lệnh cho quân Pháp phải rút đi trong vài ngày và trả lại thành Hải Dương. Nhiều ś quan đang giữ các thành chiếm đựợc phản đối và cho là Philastre đang phá hoại công tŕnh vĩ đại mà Garnier và bọn họ đă thực hiện được. Philastre trả lời là Garnier chỉ là tên cướp. Bọn kia không chịu, bảo ông ta: thế th́ ở Nam Kỳ, chúng ta cũng là ăn cướp hay sao? Philastre thẳng thắn trả lời: Nous sommes en Cochinchine des brigands et des voleurs. Les Annamites sont chez eux: les envahisseurs c’est nous … Garnier, mais c’est un forban et un pirate qui serait passé en Conseil de guerre s’il n’était pas mort.” (Ở Nam Kỳ, ta là những tên ăn cướp, những tên ăn trộm. Người Nam ở trên xứ sở họ: bọn xâm lăng là chúng ta … Garnier, đó là một tên hải tặc, một tên hải khấu có thể đă bị xử ở ṭa án quân sự nếu anh ta không chết)…[hết trích] [In đậm để làm nổi bật bởi người dịch].
4. Tác giả Lăng Nhân, trong quyển Giai Thoại Làng Nho, Nam Chi Tùng Thư xuất bản tại Sàig̣n, năm 1966, có ghi lại bài Văn Tế Francis Garnier của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, phản ảnh ít nhiều cảm nghĩ của lớp sĩ phu Việt Nam đương thời đối với Garnier, nơi các trang 464-465 như sau:
[Bắt đầu trích] Năm 1873, sau khi Francis Garnier bị quân Cờ Đen giết, triều đ́nh nghị ḥa với Pháp, các quan ta ở Hà Nội muốn gây một hoàn cảnh thuận tiện cho việc giải ḥa, bèn tổ chức lễ truy điệu viên sĩ quan tử trận. Tổng Đốc Hà Nội Trần Đ́nh Túc cử Yên Đỗ làm một văn tế. Ông viết mấy câu như sau:
Nhớ ông xưa:
Tóc ông quăn, -- Mũi ông lơ
Ông ở bên Tây ngang tàng. – Ông sang bên Nam bảo hộ.
Quan ông to, ông có lon vàng đeo tay; -- Công ông cao, ông có mề đay đeo cổ.
Mắt ông chiếu kính thiên lư, đít ông cưỡi lừa – Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông huưt chó.
Tháng ….. ngày hai ….. ông ở huyện Thụy Anh,
Tháng ….. ngày mồng ….. ông sang Thiên B́nh phủ.
Ông: định giết thằng Đen, -- để yên con đỏ,
Nào ngờ: Nó chém đầu ông đi – nó bêu ḿnh ông đó.
Khốn nạn thân ông – Đ .. mẹ cha nó.
Nay tôi:
Vâng mệnh các quan – Tế ông một cỗ
Xôi một mâm – Rượu một hũ
Chuối một buồng – Trứng một ổ
Ông ăn cho no – Ông uống cho đủ
Hồn ông lên Thiên Đường – Phách ông vào địa hộ
Ông ơi là ông – Nói càng thêm hổ!
Sở dĩ lời văn mỉa mai đến sỗ sàng mà không ai “hót” với Tây, v́ bấy giờ Tây c̣n ở trong lúc mua chuộc ḷng dân, mà Yên Đỗ th́ lại là bậc đại khoa có uy tín trong quần chúng, không ai dám đá động đến. Vả chăng những lối trào lộng như đít đối với miệng (đít cưỡi lừa, miệng huưt chó), người Pháp đâu có hiểu lắt léo như ta, dù có người dịch ra tiếng Pháp! Tuy vậy mặc ḷng, bài văn tế này các quan cũng không cho đọc, chỉ được phổ biến bằng khẩu truyền. [hết trích]./-
Ngô Bắc dịch và chú giải
© 2008 gio-o