HUGH CLIFFORD, C.M.G.

 

 

CHƯƠNG XII

 

CUỘC THÁM HIỂM XA HƠN VỀ XIÊM LA,

ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP VÀ

BÁN ĐẢO MĂ LAI

 

Ngô Bắc dịch

 

 

 

Lời người dịch:

 

Dưới đây là bản dịch Chương XII trong quyển Further India, Being The Story of Exploration From The Earliest Times in Burma, Malaya, Siam and Indo-China, ấn phát bởi Công Ty xuất bản Frederick A. Stokes Company tại New York, năm 1904.  Tác giả, Hugh Clifford, từng là Trú Sứ Anh Quốc tại Perak, và là một nhà thám hiểm đă vẽ bản đồ đầu tiên vùng Trengganu, thuộc Mă Lai ngày nay.  V́ thế, bài viết phản ảnh quan điểm của một viên chức da trắng, có thẩm quyền trong chính quyền thực dân tại vùng Đông Nam Á hồi cuối thế kỷ thứ mười chín, như được cô đọng nơi phần kết luận của Chương sách này:

 

“Trong mọi trường hợp ưu thế của người Âu Châu hay tầm mức ảnh hưởng của Âu Châu, bất luận trong lănh vực chính trị hay tư tưởng, đă là khúc dạo mở đầu cần thiết cho sự thăng tiến kiến thức.  Các vùng đất trong bài viết là quê hương của các người da nâu hay da vàng, nhưng trong mọi trường hợp. công tŕnh địa dư thực hiện tại đó đă được gợi ư, nếu không nói là đă được thi hành thực sự, bởi riêng người Âu Châu mà thôi.  Khoa học, trong một thời khoảng, là sự sở đắc độc quyền của các chủng tộc da trắng, …”

 

***

 

Sự hiểu biết tương đối nghèo nàn thụ đắc được bởi người Âu Châu liên quan đến địa lư của Xiêm La cho đến giữa thế kỷ trước [thế kỷ thứ 18, chú của người dịch] được tiêu biểu rơ rệt bởi bài viết về đề tài đọc trước Hội Đia Dư Hoàng Gia [Anh quốcc] (Royal Geographical Society) tại London hôm 10 tháng 12 năm 1855, bởi ông, sau này là Ngài (Sir) Harry Parkes, khi đó đang nắm giữ chức vụ Lănh Sự Anh tại Bangkok.  Các bản đồ trắc địa duy nhất về xứ sở đó được cung cấp khi đó, theo lời ông, là những bản đồ đă được lập ra trong diễn tiến các cuộc du khảo chuyên môn bởi Tiến Sĩ S. R. House và các tín đồ của ông thuộc các Phái Bộ [Truyền Giáo] Hoa Kỳ.  Các cuộc du khảo này luôn luôn được thực hiện bằng thuyền, và các sự trắc địa được thực hiện bởi hệ thống có phần hơi sơ sài được gọi là “dụng cụ bấm giờ và địa bàn [?]” (time and compass).  Bản đồ nhờ thế đă được biên tập, tuy thế đă chứa đựng, như lời Ngài Harry Parkes, “tất cả các thông tin địa dư chân thực chúng ta có được về phần quan trọng nhất của lănh địa Xiêm La, vùng thung lũng bao la của sông Menam”.  Song khi chúng ta tiến đến việc khảo sát nó, khu vực được phân định một cách rất nghèo nàn và bị hạn chế.  Nó chỉ bao gồm nhiều nhất la hai vĩ độ, và chỉ ôm lấy các vùng thung lũng hạ lưu các sông Menam và Meklong [cũng là sông Cửu Long?, chú của người dịch]   Giám Mục Pallegoix, người có công tŕnh quan trọng về nước Xiêm La được ấn hành năm 1852, đă xâm nhập phần nào sâu hơn vào trong nội địa, mặc dù Ngài Harry Parkes tin rằng các cuộc thám hiểm của giám mục chỉ nới rộng theo sông Menam đến vùng Pakprian, khoảng 30 dậm kể từ điểm mà sự khảo sát trắc địa của Hoa Kỳ chấm dứt, trên gịng sông Meklong cho một khỏang cách độ 120 dậm kể từ nơi phát nguyên của nó, và trên gịng sông Tachin, tới măi tận Supanburi, khoảng độ 180 dậm kể từ nơi con sông đổ nước ra (outfall).  Phần c̣n lại, pha6`n thuộc vĩ độ chạy qua Ayuthia, cố đô của Xiêm, và Lopburi, một thị trấn ngược gịng xa hơn trên thung lũng sông Menam, đă được phác thảo bởi Thuyền Trưởng Davis, người chỉ huy một chiếc tàu buôn, đă tháp tùng Quốc Vương đến các địa điểm này khoảng một hay hai năm trước thời điểm có cuộc nói chuyện của ông Parkes. 

 

     Các thông tin về địa h́nh và thống kê về Xiêm La, mặc dù chỉ mang tính chất tương đối chính xác, tuy thế, không thiếu sót.  Các thương nhân và các giáo sĩ truyền đạo giờ đó đang cư ngụ tại Xiêm La với nhân số khá đông đảo, và trong năm 1852, Frederick Arthur Neale, một người Anh từng sống nhiều năm tại Xiêm La, đă ấn hành một tác phẩm về xứ sở này.  Sự hiểu biết cá nhân của ông về Xiêm La không có vẻ là đi xa hơn một ít trung tâm mậu dịch, và trong cùng năm đó công tŕnh quan trọng hơn nhiều của Giám mục Pallegoix đă được xuất bản.  Các giáo sĩ truyền đạo Công Giáo La Mă tại Đông Nam Á đă làm đúng như lời tuyên bố của họ là họ sẽ được nh́n như nằm trong số các người phiêu lưu nhất trong hàng giáo sĩ, và Pallegoix, với vị thế của ông là người đứng đầu tố chức truyền giáo tại Xiêm La và từ sự hiểu biết sâu sắc của ông về người dân bản xứ và về ngôn ngữ của họ, đă có thể thu thập một khối lượng đáng kể các thông tin đáng tin cậy liên quan đến Xiêm La và cư dân của nó.  Quyển sách của ông, chính v́ thế, tượng trưng, đến nay, sự đóng góp quan trọng nhất vào kiến thức của Âu Châu về Xiêm La được công bố khi đó.  Nói chung, tác phẩm có sự chuẩn xác tuyệt vời, và cho đên ngay bây giờ, nó được xếp hạng như một tác phẩm tiêu chuẩn về nước Xiêm La nửa thế kỷ trước.  Ông đă hay biết, chính yếu xuyên qua các báo cáo bản xứ, danh hiệu và vị trị tương đối của tất cả các tỉnh của Xiêm La; ông đă mô tả từng tỉnh này với khối lượng khá lớn các chi tiết, từ Chieng Mai nằm bên sông Meping, và Luang Prabang nằm bên sông Cửu long, cho đến các Vương Quốc Mă Lai nằm trên Bán Đảo; và sự ước lượng của ông vể tổng số dân cư của xứ sở đó, 6,000,000 người, và sự phân chia giữa các chủng tộc, th́ khá chính xác cho đến mức có thể phán đóan giờ đây.  Về sông Cửu Long, ông không có các sự hiểu biết cá nhân, và ông chỉ lập lại tin tức được cung cấp cho ông bởi người dân bản xứ, nhưng ông thụ đắc được một ư tưởng khá đúng về kích thước của nó và về chiều nước mà nó chảy từ Luang Prabang xuyên qua nước Lào.

 

     Trong năm 1855 Sir John Bowring được phái tới Bangkok trong một phái bộ đặc biệt, và trong bản tường thuật được công bố của ông về cuộc thăm viếng một khối lượng thông tin đáng kể được phổ biến liên quan đến lịch sử đă qua của nước Xiêm La và các quan hệ của Xiêm La với khối Tây.  Tuy nhiên, Bowring đă không có cơ hội để bố túc về mặt tư liệu cho các sự kiện đă được thu thập bởi các người đi trước ông.

 

     Trong năm 1856, ông D. O. King quay trở lại Bangkok sau gần một năm sống tại Miền Đông Xiêm La và tại Kambodia (Căm bốt).  Ông đă đi ngược, từ Bangkok, lên vùng Bang Pa Kong đến Pachim và Muong Kabin, và từ đó, đă tiến bước trên một “quân lộ” (military road) vốn được kiến tạo năm và hai muơi năm trước, đến con sông Tasawai River.  Ông đă trải qua một thời gian tại Batambang, và từ đó đă đi thăm viếng Chantabun và đến các mỏ vàng tọa lạc giữa Batambang và thung lũng sông Menam.  Rời Batambang, ông đă đi ṿng hết bờ hồ của biển hồ vĩ đại Tonle Sap, thăm viếng Siem Reap và Angkor (vùng mà ông đánh vần là “Nakon”, kế đó, đi theo phụ lưu từ biển hồ xuống Udong và Pnom Penh.  Từ đó, ông sau hết xuyên qua Nam Kỳ (Cochinchina) để ra tới biển.  Ông không làm các sự khảo sát trắc địa, và sự tường thuật của ông về cuộc du hành của ḿnh, được viết theo một văn phong không có ǵ để giới thiệu nó với độc giả, một cách khá kỳ lạ đă không mang lại sự chú ư nào cả.  Trong năm 1859 các phế tích tại Đế Thiên Đế Thích (Angkor) được thăm viếng và mô tả bởi Tiến Sĩ James Campbell, một sĩ quan quân y của Hải Quân Hoàng Gia [Anh].

 

     Trong năm trước đó, Henri Mouhot, người có câu chuyện về các cuộc lăng du và cái chết gần Luang Prabang vốn đă được kể lại trong một chương trước đây, đă đặt chân tới Xiêm La, và giữa thời gian đó và năm 1861, đă thám hiểm vùng thung lũng hạ lưu sông Menam, phần lớn vùng Chantabun và Batambang, hồ Tonle Sap và vùng lân cận hồ, các phế tích của Angkor, nhiều vùng đồi núi của Kambodia được cư  trú bởi các bộ lạc sơ khai, và sau hết con đường đất nằm giữa Korat và Luang Prabang.  Mouhot, như chúng ta đă thấy, đă không sống sót để sửa chữa các bản ghi chép của chính ông, các vĩ độ của ông không chính xác, các dụng cụ của ông bị hư hại trong cuộc du hành trên con đường đất gồ ghề từ sông Menam đến sông Mekong.  Chính v́ thế ông bị tước đoạt mất các thành quả tốt đẹp nhất của công tŕnh khó nhọc làm ông mất đi sinh mạng; nhưng, dù sao chăng nữa, Henri Mouhot thuộc vào lớp người xuất chúng, cho đến nay, được nh́n nhận là người da trắng đầu tiên đi xuyên qua vùng đất nằm giữa Korat và Luang Prabang, và tác phẩm thú vị của ông, quyển sách mang nét đa sầu đa cảm sâu đậm, đă chiếu rọi ánh sáng trên vùng cho đến giờ này vẫn c̣n là một trong những khu vực u tối trên trái đất.

 

     Tuy nhiên, gần hai mươi năm trước thời điểm của Mouhot, một công việc tương tự đă được cung cấp cho các quận huyện phía trên của miền tây nước Xiêm La bởi ông Richardson, là kẻ, ngoài việc đóng giữ vai tṛ đă sẵn được tŕnh bày trong lịch sử các cuộc thám hiểm tại Miến Điện, đă lần bước trên con đường đất từ Maulmain đến Bangkok.  Như thường lệ, ông được ủy thác cho một công tác thương mại, và ông đă rời Maulmain bằng thuyền hồi tháng 12, năm 1838.  Vào ít ngày sau đó, ông đă đổi các thuyền để đi bằng voi, và theo con sông Zimi ngược lên vùng đồi núi.  Sự vươn dài của các đồi núi này xuống phía nam, như có thể nhận thấy, tạo thành rặng núi, y như nó hiện ra, là xương sống của Bán Đảo Mă Lai.  Đường đi th́ khó khăn, vùng đất được cư trú thưa thớt bởi các bộ lạc thô lỗ, và mưa đổ không ngớt, nhưng ông len lỏi t́m đường xuyên qua vùng cao nguyên với sự gan ĺ cố hữu của ḿnh, và vào ngày 14 tháng 1 năm 1839, thấy ḿnh đứng trên bờ phía đông sau một cuộc hành tŕnh năm hay sáu ngày đến Tavoi, như các người Karens vẫn đi lại”.  Từ địa điểm này, ông bước xuống thấp tiến vào thung lũng sông Meklong, đến vùng Kanaburi vào ngày 25 tháng 1, và xuôi gịng sông từ địa điểm đó, băng ngang qua sông Menam, mà ở một vài khỏang cách dưới đó, ông vươn tới được Bangkok.  Trong cuộc hành tŕnh, ông có được một ư tưởng tổng quát khá tốt về hệ thống núi đồi nằm giữa Tenasserim và Xiêm La, bố túc cho các thông tin khi đó đang được lưu hành về con sông Meklong và các phụ lưu của nó, nhưng mặt khác không đạt được kết quả vô cùng quan trọng nào; bởi công tác thương mại của ông không dẫn dắt tới đâu.  Các núi đồi với các cư dân man dại làm hiện ra một rào cản nghiêm trọng cho việc mua bán giữa Xiêm La và vùng Tenasserim.

 

     Năm 1859, Sir Robert Schomburgk, P. R. S., trong nhiệm kỳ đảm nhận chức vụ Lănh Sự Anh tại Bangkok, đă thực hiện một hành tŕnh dài và gian khổ, tuy nhiên ông chỉ để lại cho chúng ta một tài liệu ghi chép sơ sài.  Khởi hành từ Bangkok ngày 12 tháng 12, ông đă tới Raheng, thị trấn cực nam trong các thành phố của Lào nằm bên sông Menam, vào ngày 9 tháng 1, năm 1860.  Tại đây, ông cho các thuyền của ông quay trở lại Bangkok, và tiếp tục cuộc hành tŕnh bằng các con voi, đến Chieng Mai xuyên qua Lampun – hay Labun, như Richardson và các bạn đồng hành của ông thường gọi như thế -- vào ngày 11 tháng Hai,  Từ Chieng Mai, ông đi đến Maulmain theo con đường mậu dịch vốn đă từng được thám hiểm nhiều lần bởi các viên chức Anh Quốc từ phía bên Miến Điện.  Schomburgk chắc chắn nằm trong số người Âu Châu, nếu không phải chính là người đầu tiên, đă đến được Vịnh Bengal từ Vịnh Xiêm La, xuyên qua Chieng Mai, kể từ thời của viên đại lư thương mại xấu số, Samuel, hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy.  Từ Maulmain, Schomburgk lưu hành bằng tàu chạy bằng hơi nước đến Tavoi, từ đó ông băng ngang qua rặng núi bằng voi, và trong tám ngày đến được điểm giao tiếp của con sông Me-nam-noi với gịng sông Meklong.  Xuôi theo các bờ sông của con sông sau [Meklong] cho đến tận Kanburi, kế đó ông băng ngang qua để tới Bangkok, nơi ông đă quay trở về sau khi vắng mặt 135 ngày, với 86 ngày trong đó dành cho việc di chuyển thực sự.  Ông không thực hiện các cuộc khảo sát trắc địa lộ tŕnh đă đi qua, và các thông tin mà ông thu thập có tính chất tổng quát và thống kê hơn là địa dư.  Cùng nhận xét được áp dụng với cùng cường độ cho các hành tŕnh của lănh sự khác được thực hiện tại Xiêm La trong ṿng hai mươi năm kế đó, và các du khách không chính thức đến thăm xứ sở, các kẻ hoặc là các nhà truyền giáo hay các nhà mậu dịch, quan tâm đến các quyền lợi trực tiếp của họ hơn là với bổn phận bổ sung cho kiến thức về địa dư.  Sự thám hiểm và vẽ bản đồ một cách khoa học nước Xiêm đă không khởi sự cho măi đến năm 1881, khi ông James McCarthy, người mà các công tŕnh sẽ được tŕnh bày giờ đây, tham gia công việc của phía Xiêm La, bắt đầu một loạt các hành tŕnh đáng lưu tâm, và dần dà xây dựng thành một ban địa chính Nhà Nước hữu hiệu.

 

     Cùng lúc đó, tại các khu vực khác của bán đảo Đông Dương, các nhà thám hiểm Âu Châu cũng bận rộn.  M. J. Dupuis, một thương gia người Pháp, đă gặp gỡ Garnier tại Hankau (Hán Khẩu) hồi tháng Năm, 1868, và mặc dù ông tuyên nhận tính nguyên thủy cho ư tưởng của ḿnh, xem ra ít có sự ngờ vực rằng khái niệm khai thông một con đường mậu dịch giữa Vân Nam và Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tongking) bằng thủy lộ sông Hồng [Song Koi, tức sông Cái, trong nguyên bản, chú của người dịch] đă được nêu ra với Dupuis do các khám phá được t́m thấy bởi ủy hội Pháp.  Bất luận ra sao, Dupuis đă du hành trong tỉnh Vân Nam trong năm 1868 và 1869, nhưng t́nh h́nh xáo trộn của xứ sở gây ra bởi cuộc nổi loạn Muhammadan, đă ngăn trở ông ta vượt xa hơn Phủ Vân Nam (Yun-nan-fu).  Năm 1871, vào lúc ông ta đă trở thành một nhà thầu cho quân đội Trung Hoa, ông đă rời Phủ Vân Nam vào ngày 25 tháng Hai để đi sang Bắc Việt.  Du hành trên đường bộ theo hướng xuôi nam, ông đă gặp Sông Cái tại Mạn Hảo (Manghao), và đă dùng thuyền chèo đi từ địa điểm đó cho tới biển.  Ông ta có một hợp đồng để mang một chuyến tàu chở vũ khí và đạn dược đi ngược gịng sông lên đến Vân Nam, và việc này ông đă thực hiện thành công trong năm 1872, bất kể sự chống đối của các giới chức thẩm quyền tại Bắc Kỳ và các sự khó khăn của giang lộ mà ông đă lựa chọn cho các hoạt động của ông.  Tại Yun-nan-sen, ông đă mua một chuyến hàng gồm thiếc và đồng, và đă thực hiện việc mang trở lại một chuyến tàu hàng về gồm muối từ Bắc Việt.  Tuy nhiên, khi tới Hà Nội, các quan chức địa phương đă cương quyết từ chối không cho phép ông ta được mua và chở muối sang Trung Hoa, [bởi] muối là thị trường độc quyền quư giá của họ.  Dupuis cầu cứu Chính Quyền Pháp tại Sàig̣n, và người quen cũ của chúng ta, Francis Garnier, được phái với một lực lưoợng nhỏ ra Bắc Kỳ để điều giải giữa thương gia Pháp và các quan chức của Hà Nội.

 

     Garnier đă đến thủ phủ của Bắc Việt vào ngày 5 tháng Mười Một năm 1873, và mười ngày sau đó đưa ra lời cáo thị tuyên bố mở cửa Sông Cái cho công cuộc thương mại chung.  Điều này đă xác định, mặc dù có lẽ quá vội vă, hành động dẫn đến các sự giao chiến tức thời, và vào ngày 20 tháng Mười Một, Garnier đă mở cuộc tấn công để chiếm đoạt thành Hà Nội.  Đối với một người chỉ được hậu thuẫn bởi một lực lượng tí hon, chính sách của Garnier th́ táo bạo đến mức khinh xuất, bởi trong một lúc, nó đă quá thành công đến nỗi trong ṿng vài tuần, anh ta đă tự xưng ḿnh làm chủ năm thành tŕ bản xứ, và xem ra toàn thể vùng hạ lưu của Bắc Việt nằm trong sự kiểm soát của anh ta.  Người An Nam, nh́n thấy đất đai sở hữu của họ lọt ra khỏi sự kiềm giữ của ḿnh, giờ đây đă kêu gọi đến Quân Cờ Đen, nhóm các kẻ cướp bóc vô pháp đang t́m chỗ trú náu tại miền bắc Bắc Việt trong các sự xáo trộn kéo dài tại Vân Nam.  Những địch thủ mới này tức thời tấn công Hà Nội, và vào ngày 21 tháng Mười Hai, Francis bị hạ sát khi dẫn đầu một cuộc xuất quân đánh trả địch.  Hùng hổ, hăng say, cưong nghị và dũng cảm cho đến phút chót, ông ngă chết khi đi trước các đồng đội khá xa, và bởi sự từ trần của anh ta, nước Pháp đă bị tước đoạt mất ở một thời khắc hệ trọng một trong những đứa con đă tạo cho chính họ các tiếng tăm vĩ đại khi tham gia vào việc xây dựng đế quốc của nó vượt quá các đại dương.

 

     Người kế tiếp được gửi đến Hà Nội thuộc loại khác.  Nhân vật đạo đức này, ông Philastre, không ngần ngừ trong việc đưa ra một bản tuyên bố trong đó ông không chỉ bài bác tất cả những hành vi của Garnier, mà c̣n đi xa hơn trong việc sỉ vả một cách công khai sự tưởng niệm người tiền nhiệm vĩ đại của ông.  Ông ra lệnh di tản khỏi Bắc Việt, và trong một lúc mất b́nh tĩnh, đă nhận lầm một số thuyền buôn bản xứ vô hại là hải tặc, bèn ra lệnh khai hỏa và đánh đắm chúng, cùng treo cổ các thuyền trưởng của chúng.  Về phía ông Dupuis đáng thương, các chiếc thuyền của ông ta bị tạm giữ, và sự triệt thoái của Pháp được tiếp nối bởi một sự tàn sát các đồng minh bản xứ của họ.  Trong tháng Ba năm 1874, một hiệp ước được kư kết giữa Pháp và An Nam theo đó Qui Nhơn [Kui Nhon trong nguyên bản, chú của người dịch], Hải Pḥng và Hà Nội được mở ngỏ cho công cuộc thương mại và các lănh sự Pháp được trú đóng tại các thành phố này.  Vị thế của các viên chức này, tuy thế, trái với sự mong muốn, bởi xứ sở của họ trong một thời khỏang đă rơi vào sự khinh thường, và họ đă phải gánh chịu các sự sỉ nhục lớn lao nhất.

 

     Dupuis dù thế đă thành công trong việc hoàn tất được điều ǵ đó, bởi ông ta đă thám hiểm gịng chảy của Sông Cái.  Bên trên Mạn Hảo, ông nhận thấy rằng gịng nước đă chảy qua khe núi dài, với các ngọn núi gần như thẳng đứng, dựng lên một cách đột ngột hai bên bờ, và ông ta c̣n nh́n nhận rằng thật là điều đáng nghi ngờ là nghĩ là gịng sông có thể lưu thông được, ngoại trừ các xuồng nhỏ nơi khúc sông này của lộ tŕnh.  Tuy nhiên bên dưới Mạn Hảo, nơi có chiều ngang con sông rộng tới một khoảng 100 thước Anh (yards), ông xem Sông Cái là một giang lộ tuyệt hảo, và ông đă ước lượng khoảng cách từ Mạn Hảo đến Hà Nội là 304 dậm, hay 414 dậm tính từ cửa biển của sông chi nhánh Thái B́nh ở vùng đồng bằng.  Sự kiện Sông Cái khả dĩ lưu thông được đối với Dupuis không có ǵ phải ngờ vực nữa, bởi ông thực sự chuyên chở chuyến hàng quân sự phẩm ngược gịng sông, và quay về với thiếc và đồng; nhưng mong muốn của ông để tạo lập một con đường mậu dịch đă dẫn ông đến việc ước lượng thấp các sự khó khăn, và phía trên Tuan-kuan [Tuần quan?] sự lưu thông là một việc không thực tế ngoại trừ trong khoảng từ tháng Tư đến tháng Mười Một.  Xét như một con đường mậu dịch, Sông Cái v́ thế phải bị xem là có ít giá trị, và nếu nền thương mại của miền nam Trung Hoa có khi nào sẽ được chở tới Vịnh Bắc Việt, điều này sẽ không xảy ra bằng đường thủy mà phải là đường hỏa xa.

 

     Ít năm sau đó nước Pháp một lần nữa tham gia vào sự giao chiến tích cực tại Bắc Việt, đối thủ của họ là quân Cờ Đen đáng gờm, giờ đây đang chiếm giữ phía trên của Bắc Việt và đă thực hiện nhiều cuộc đột kích xuống phía đồng bằng sông Mekong.  Chính ở thời điểm này các cuộc thám hiểm tại Xiêm La bắt đầu liên kết với các sự thám hiểm của các viên chức Pháp tại “Đế Quốc An Nam”, tên gọi chung cho cả Trung Kỳ (An nam) và Bắc kỳ (Tongking), và chúng ta phải hướng đến trong chốc lát các hành tŕnh của ông James McCarthy, là các móc nối đầu tiên trong một chuỗi sự việc.

 

 

 

 

 

     Chính trong năm 1881 ông McCarthy, kẻ, như được ghi nhận ở trên, đang phục vụ cho Quốc Vương Xiêm La, đă bắt đầu chuẩn bị cho việc vẽ một bản đồ cho xứ sở đó.  Công tác đầu tiên của ông là một sự khảo sát con đường cho đường dây điện tín nằm giữa Bangkok và Maulmain, xuyên qua Raheng và Tak.  Ông McCarthy đă ấn định vị trí của Raheng bằng một ít chuỗi h́nh tam giác trắc địa liên kết với một loạt các cuộc Khảo Sát Biên Giới Phía Đông được thực hiện bởi Chính Phủ Ấn Độ, và chạy theo hướng nằm ngang với dây đo trắc địa [thường là xich trắc địa Gunter dài 66 bộ Anh (feet), chú của người dịch] từ Kampangpet đến Nakon Sawan, một khoảng dài 90 dậm, nhưng sau đó bị bắt buộc quay về Bangkok bởi một cơn ốm nặng.  Kế đó ông đă tự ḿnh làm một cuộc trắc địa trên quy mô lớn vùng Sampeng, khu vực có mật độ dân cư đông nhất của Bangkok, và biến việc này thành một môi trường huấn luyện dành cho các thanh niên Xiêm La mà ông muốn đào tạo thành các người phụ tá của ông.  Sau công việc này ông lại hướng lên vùng trên thuộc sông Menam, và tiến vào khu Me-ping để khảo sát và vẽ bản đồ vùng nằm giữa Raheng và Chieng Mai, hầu làm dễ dàng cho sự giải quyết một cuộc tranh chấp về các biên giới; nhưng cơn nóng sốt, như ông nói một cách vui vẻ, giờ đây trở thành một “bạn đồng hành thường niên” của ông, một lần nữa buộc ông phải trở về Bangkok.  Năm 1883, McCarthy thực hiện một chuyến tham quan tại Bán Đảo Mă Lai kết hợp với một cuộc tranh chấp biên giới phát sinh giữa Bang Quốc Pérak, vốn nằm dưới sự bảo hộ của Anh Quốc, và Raman, một phần của vương quốc cổ xưa Petâni.  Tiếp xúc trước tiên với Champon – nơi đă được thăm viếng ít tháng trước đó bởi một đoàn kỹ sư người Pháp, những người đă mong ước báo cáo về khả tính xẻ một con kinh cho thuyền chạy xuyên qua eo biển ở Kra – ông tiếp tục đi đến Senggora, và từ đó đến cửa con sông Petâni.  Các kỹ sư người Pháp, đây là điều cần ghi nhận, đă t́m thấy một điểm có ngọn đồi cao nhất chỉ hơn mặt biển 250 bộ Anh (foot), 200 bộ thấp hơn đường đèo đă vượt qua bởi Richardson và Tremenheere năm 1839.  Ngược gịng lên trên, McCarthy đến Raman; Ngài Sir Hugh Low, Trú Sứ Anh tại Pérak, đă có cuộc họp với Ủy Viên Xiêm La được phái đến gặp ông; và McCarthy sau đó đă thực hiện một cuộc khảo sát trắc địa vùng đất tranh chấp, kể cả các chi nhánh thượng lưu của sông Perak.  Ông đă quay trở lại Bangkok xuyên qua ngă Singapore, nơi ông đến bằng chiếc tàu chạy với hơi nước.

 

     Trong tháng Một năm 1884, ông lại rời Bangkok, và sau khi đi ngược lên trên sông Menam cho đến Saraburi, ông đă bỏ thuyền và đi đường bộ tới Korat xuyên qua “Dong Phia Fai,” hay Khu Rừng của Thần Lửa (Forest of the Lord of Fire), một miền nổi tiếng như một cái bẫy làm sốt khủng khiếp.  Ông vượt qua sông Pi-mun, trên các bờ có tọa lạc thị trấn Ubon, ở Mường Pi-mai, từ đó ông tiến tới Kunwapi, và sau khi băng ngang qua vùng rừng rú bước vào quận huyện đông đảo dân cư tại đó, Nong Kai, một thành phố mới, được dựng lên gần các phế tích của Vien-Chan (Vạn Tượng), tọa lạc.  Nơi đây lần đầu tiên McCarthy nh́n thấy gịng nước của sông Mekong, và phái người phụ tá của ông, ông Bush, đi ngược gịng sông đó, c̣n chính ông đă vượt qua sông để tiến vào vùng bị tàn phá bởi người Hồ (Haws), hay quân Cờ Đen.  Điều sẽ cần ghi nhớ rằng vùng đất nằm giữa Bắc Việt (Tongking) và sông Cửu Long đă từng có lần hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của An Nam, nhưng sau đó Xiêm La có đưa ra sự tuyên xác trên đó, và sau khi gánh chịu sự thất trận, đă quay lại kiểm soát, và bởi việc di chuyển toàn thể dân chúng vượt ngang qua sông khiến cho các đội quân An Nam không c̣n lư do để chiến đấu nữa.  Sau đó Xiêm La đă lặng lẽ tái chiếm vùng đất bị bỏ hoang, và phải chờ măi đến khi Pháp dành được sự thống trị trên An Nam, các quyền hạn của vương quốc đó trong vùng tranh chấp sau rốt mới được chấp hành, và con sông Mekong trở thành đường biên giới giữa Đông Dương thuộc Pháp và các Bang Quốc Lào nằm dưới sự kiểm soát của Xiêm La.  Vào lúc có cuộc thăm viếng của McCarthy, xứ sở xinh đẹp này trong thực tế bị bỏ trống, các xáo trộn gây ra bởi quân Hồ lan tràn khắp nơi; nhưng vượt qua sông Nam Tang, ông ngược lên trên, cho đến một cao nguyên, có diện tích khoảng 60 dậm vuông, ở cao độ 3,500 bộ Anh (foot) trên mặt biển.  Từ nơi đó ông tiến đến Chieng Kwang, hay Muong Puan, như nó được gọi bằng các tên khác nhau, tức quận lỵ của quận, và nhận thấy nó nằm dưới sự chế ngự của quân Hồ (Haws), cứ điểm của quân thổ phỉ đặt tại Tung Chieng Kam, cách xa trong khoảng ba ngày tiến quân bằng đường bộ.  Từ Chieng Kwang, ông tiến bước theo hướng đông nam tới Muong Ngan, nằm ở một cao độ 4,800 bộ Anh (foot).  Nơi đây ông khám phá rằng hai vị linh mục Pháp đă sống ở đó không lâu trước đó, nơi cũng đă được thăm viếng bởi ông Neiss, một nhà du lịch và nhân viên chính trị Pháp.  Người nêu tên sau đă gắng sức dành được sự nh́n nhận quyền chủ tể của An Nam từ dân chúng tại Muong Ngan, và sau khi ông rời khỏi, quân Hồ (Haws) đă tiến xuống và cướp bóc thị trấn nhỏ bé.  Ở Ta Tom, dịa điểm kế đó tới được, sông Nam Chan, nột phụ lưu của sông Cửu Long (Mekong), được khám phá là có thể lưu hành bằng các chiếc bè, và vào ngày 14 tháng Năm, McCarthy đến Pachum, nơi mà con sông Nam Chan đổ vào con sông lớn, và tiếp tục đi tới Nong Kai.  Lại khởi hành hôm 16 tháng Năm, ông lần đường đi ngược gịng sông lên đến Luang Prabang, nơi ông đến vào ngày 29 tháng Năm.  Mưa lớn bắt đầu đổ xuống, và đoàn thám hiểm phải gánh chịu cơn sốt dữ dội, ông Bush đă chết v́ nóng sốt hôm 29 tháng Sáu, song bổ sung thêm một tên vào danh sách dài những người đă hy sinh tính mạng cho mục đích thám hiểm vùng Đông Nam Á.  Vào ngày 5 tháng Bẩy McCarthy rời Luang Prabang, và xuôi gịng sông xuống tới Pak-Lai, dưới đó không xa con sông Mekong đột nhiên quay sang hướng đông, đặt chân và tiến bước ngang qua đường ranh phân chia đến Muong Wa, gặp sông Menam tại Yandu.  Lối thông hành từ sông Mekong đến các thung lũng sông Menam tại đây được xuyên qua bởi một thông lộ rất dễ dàng.  Từ Yandu McCarthy trở lại Bangkok ba9`ng cách xuôi theo gịng sông Menam.

 

     Trong tháng Mười Một ông lại khởi hành để đến vùng thung lũng sông Mekong, ngược gịng sông Menam le6n tới Nakon Sawan, và từ đó đến Pak-nam Po, nơi giao nhau với con sông Me-ping.  Tiếp tục hướng ngược lên trên theo gịng sông Menam, ông đă tới Utaradit, nơi các chiếc tàu sau hết đă bị bỏ lại, ông D. J. Collins và Trung Úy Rossmussen, một người Đan Mạch, đă tháp tùng ông, chia tay ông tại Nan và tiến bước tới Luang Prabang xuyên qua Muong Hung.  McCarthy, mặt khác, đi qua Tanun trên sông Mekong, trên đường có đên thăm miệng ngọn núi lửa được gọi là Pu Fai Yai, hay Đồi Của Ngọn Lửa Vĩ Đại, nơi đă làm thất vọng các sự ước mong của các thành viên trong phái bộ Pháp cầm đầu bởi de Lagrée để khảo sát nó.  Từ Tanun McCarthy, người đă từng đi ngang qua, kể từ Nan, một giải đất khá rộng của vùng chưa được thám hiểm, xuôi gịng xuống dưới Luang Prabang, có dừng lại trên đường để ngắm nh́n hang động vĩ đại đối diện với cửa con sông Nan Hu, nơi cũng đă từng được thăm viếng bởi Garnier và các bạn đồng hành của ông ta.  McCarthy, Collins và Rossmussen kế đó tiến tới để gia nhập cùng với quân đội Xiêm La nguyên được phái đến các quận huyện nằm phía đông sông Mekong để khuất phục quân Hồ (Haws);  họ đă tham gia vào cuộc giao tranh, và chứng kiến sự phong tỏa căn cứ địa của quân thổ phỉ tại Tung Chieng kam.  Nh́n thấy sự bao vây nhiều phần sẽ là một công việc kéo dài – chung cuộc phía Xiêm La bị bắt buộc phải gỡ bỏ nó – McCarthy vào lúc đó đă khởi sự một cuộc thăm viếng hướng về phía bắc.  Từ Ban Le ông đă chuyển Rossmussen và các người Xiêm bị ốm đau và thương tích về Luang Prabang, và tiếp tục du hành cùng với Collins đến Muong Son và Muong Kao, với ư định thăm viếng Muong Sop Et, nơi mà con sông Nam Et đổ vào Sông Mă, con sông nằm sâu phía nam dưới hai con sông lớn tại Bắc Việt [chỉ sông Hồng và sông Đà, chú của người dịch].  Tại Muong Kao, các chiếc bè được chế tạo, và gịng sông xuôi nam măi tới Sop Son, nhưng các bạn đồng hành bản xứ của McCarthy đă bày mưu để ngăn cản ông không đi xa hơn Nam Et, và các nhà thám hiểm đă bị bắt buộc quay trở lại thung lũng sông Mekong, gặp con sông Nam Hu tại Muong Ngoi.  Collins từ đó ngược gịng đi lên trên sông Nam Hu măi đến tận Muong Habin, không xa nơi phát nguyên của nó bao nhiêu, và như thế đă bổ túc đồng bằng của phụ lưu quan trọng của sông Mekong vào bản đồ của vùng.  Trong khi đó McCarthy đă tiến bước vào vùng rất gồ ghề phía bắc-đông-bắc đến Muong Teng, tọa lac tại vùng đồng bằng xinh đẹp có diện tích khoảng 60 dậm vuông nằm ở đầu thung lũng sông Nam Nua, một phụ lưu bên trái của sông Nam Hu.  Vào ngày 26 tháng năm, ông khởi sự xuôi nam trên con sông này bằng những chiếc bè, sau đó ông đă đánh dổi lấy các chiếc thuyền, và vào ngày 1 tháng Sáu đà đến Luang Prabang, nơi ông t́m thấy Collins đang sằn đón đợi ông.  Các nhà du hành sau đó đă trở lại Bangkok theo lối đi trước đây của McCarthy.

 

     Cuộc bao vây căn cứ địa quân Hồ (Haws) tại Tung Chieng-Kam đă được gỡ bỏ năm 1885, sau khi địa điểm này đă bị phong tỏa trong trọn ba tháng, và trong năm kế đó Chính Phủ tại Bangkok đă quyết định thực hiện nỗ lực sau cùng để trấn áp quân Hồ.  Vào lúc này một hiệp ước đă được kư kết giữa Đại Anh Cát Lợi và Xiêm La, vói những điều khỏan theo đó một viên lănh sự Anh Quốc đă được chỉ định để cư trú tại Chieng Mai.  Người Pháp đáp ứng liền theo đó bằng việc bổ nhiệm một lănh sự tại Luang Prabang, mặc dù không có một thần dân nước Pháp nào sinh sống tại thành phố đó hay trong quận huyện lân cận.  Viên chức được lựa chọn cho chức vụ sau này là ông August Pavie, người có danh tính nhất thiết trở thành liên hệ một cách mật thiết với công tŕnh thám hiểm thung lũng sông Mekong và vùng lân cận của nó hơn bất kỳ nhân vật Âu Châu nào khác cùng thời.  Không lâu sau khi có phái bộ thám hiểm của Garnier, ông Harmand đă thực hiện một số cuộc thám hiểm cặn kẽ tại Kambodia và tại các tỉnh lân cận của nó như Batambang và Siam-Reap.  Các công tŕnh này đă được bổ túc bởi ông Pavie, kẻ đương phục vụ Quốc Vương Xiêm La để khảo sát đường dây điện tín từ Bangkok đến Batambang.  Giờ đây ông chuẩn bị cho đến cuối năm 1885 để đảm nhận sự bổ nhiệm của ông tại Luang Prabang, khởi hành từ Bangkok cùng với đoàn của McCarthy, người cùng với Collins và Louis du Plessis de Richelieu, cả ba đang phục vụ cho nước Xiêm La.  Tại Pak Nam Po, McCarthy và Pavie chia tay nhau, mỗi người tự ḿnh đi đến Luang Prabang.  McCarthy, không muốn xen lấn vào các sự sắp xếp vận chuyển của quân đội Xiêm La -- đang mở đường tiến từ thung lũng sông Menam để đánh trả quân Hồ ngang qua sông Mekong – đă ngược lên sông Me-ping để đến Chieng Mai, và rồi từ đó chuyển theo hướng bắc đến Chieng Rai trên sông Nam Kok, một phụ lưu hữu ngạn của sông Mekong.  Xuôi xuống con sông này, ông gặp sông Mekong tại Chieng Hsen, và như  thế vươn tới Luang Prabang.  Từ đó ông tức thời khởi hành để đi tới Muong Teng, nơi ông gia nhập cùng một cánh của quân đội Xiêm La vào ngày 16 tháng Mười Hai, 1885.  Ông có ư định đi đến Muong Lai và khảo sát ranh giới thiên nhiên nằm giữa thung lũng sông Mekong và Bắc Việt, nhưng Phia Surasak, viên tướng lănh Xiêm La, lại muốn gửi ông đến Sop Et trên Sông mă hơn, từ đó ông sẽ khảo sát ranh giới huyện được gọi là huyện Hua Pan Tang Ha Tang Hok, sau chót ông t́m đường đến Nong Kai trên sông Mekong.  De Richelieu, bị đau ốm, được gửi về Luang Prabang.  Collins đi cùng với McCarthy.  Một cuộc tấn công của kẻ thù cũ của ông, cơn nóng sốt, tuy thế đă can thiệp vào các kế họach của McCarthy và ông bị bắt buộc phải quay trở về Luang Prabang và Bangkok.  Không lâu sau đó, quân Hồ, với khả năng khá hơn quân đội Xiêm La, càn quét xuống tới Luang Prabang, cuộc tiến quân của họ không gặp phải sự đối kháng nào, và đă lục sóat thành phố đó. 

 

     Trong năm 1887 người Pháp tại Bắc Kỳ đă thực hiện một nỗ lực cuối cùng để khuất phục các tỉnh ngoại vi, và đă tấn công quân Hồ trước khi đội quân Xiêm La thuộc quyền chỉ huy của Phia Surasak rời bỏ thung lũng sông Menam.  Giờ đây Pavie đă khởi sự một loạt các cuộc du hành xuyên qua vùng nằm giữa sông Mekong và Bắc Kỳ, sau hết đă bắt tay được với binh sĩ Pháp tại vương quốc nêu tên sau [Bắc Kỳ].  Năm 1888 ông có sự tham gia của Đại Úy Cupet và Trung Úy Nicolon, kẻ đă gặp ông gần Luang Prabang ngay khi ông trở về sau cuộc hành tŕnh đầu tiên của ông vào xứ Bắc Kỳ.  Nicolon ở lại Luang Prabang để khảo sát quận này, và Pavie cùng Cupet một lần nữa khởi sự đi đến Bắc Kỳ, mục tiêu của họ là vùng Tak-Khoa trên Sông Cái (Sông Hồng).  Từ nơi đây, Cupet quay về Luang Prabang bằng một con đường mới, và trong năm 1889 ông đă khảo sát vùng phía đông sông Mekong, sâu hơn về phía nam và đă thám hiểm toàn thể khu vực từ Lào và Căm Bốt cho đến An Nam và Biển Đông Hải [China Sea trong nguyên bản, chú của người dịch], bao gồm trong các hành tŕnh ngang dọc trong vùng tổng cộng hơn 5,500 dậm đường đi.  Trong năm 1888 ông cũng du hành vùng tả ngạn sông Mekong từ Pak Lai đến Pit Chai trên sông Menam, khảo sát vùng nằm ở giữa, và trong năm 1893 ông, cùng với Đại Úy Friquegnon và Đại Úy de Malglaive, được bổ nhiệm để biên tập đại bản đồ của Đông Dương đă được chuẩn bị dưới sự giám sát của ông Pavie.

 

     Đại Úy de Malglaive, người sẽ gắn liền ở một giai đọan nào đó sau này với “Phái Bộ Pavie”, đă thực hiện một loạt các cuộc thám hiểm quan trọng trong năm 1890 và 1891 vùng nằm giữa bờ biển Trung Kỳ (An Nam) và sông Mekong, mục đích của ông là khám phá các phương cách thông thương tốt nhất xuyên qua vùng.  Ông Harmand, người được nêu tên ở trên, đă thám hiểm một phần vùng này giữa các năm 1875-77, hành tŕnh chính yếu của ông trong năm kể trước (1875) là ngược gịng Mekong lên tới Khong, và từ đó xuyên qua các tỉnh của Xiêm La như Melu-Prey, Tonle Repu, và Kompang Soai, là vùng chưa từng được băng ngang bởi một người Âu Châu nào.  Từ cạnh sườn của rặng Dongrek đến gần Prea-Khan, ông thấy rất ít người Căm Bốt, hầu như toàn thể dân cư đều thuộc bộ tộc Kui.  Trong năm 1877, Harmand thám hiểm lưu vực phía nam của sông Se-mun, đă đi từ Pnom Penh (Nam Vang) đến Siem Reap, và từ đó cắt ngang đến Bassak và vùng nằm giữa địa điểm đó với sông Se-Dom.  Kế đó ông thám hiểm thung lũng sông Se Dom măi đến tận Atopeu, một phần công việc đă được hoàn tất đến mức độ nào đó bởi de Lagrée, và sau đó đă lần đường đi từ Nam Vang đến Lakon, và từ đó đến Nghệ An và B́nh Định, hoàn thành trong diễn tiến cuộc hành tŕnh của ông, việc nêu ra một số sự tu chỉnh quan trọng trong bản đồ của vùng đồng bằng sông Mekong.  Đây chính là công tŕnh mà Đại Úy de Malglaive giờ đây đă ḥan tất, băng ngang vùng đất phân chia nằm giữa sông Mekong với biển, không ít hơn năm lần, và thực hiện một loạt các sự khảo sát trên gỉải đất gồ ghề này bởi bốn con đường khác nhau.  Thành công của công khó của ông là sự khám phá một con đường tuyệt hảo từ bờ biển tiến vào nội địa qua hành lang Ai Lao.

 

     Trong các năm 1890-91, Đại Úy Rivière đă ḥan tất một số cuộc thám hiểm đáng chú ư dưới sự chỉ huy của Pavie vùng thượng lưu sông Mekong, đặc biệt tại quận phía đông nam của Luang Prabang, và trong năm 1894, ông được phái tham gia vào phái bộ Pavie nhằm khảo sát vùng thượng lưu sông Mekong, cộng tác với Ủy Hội sông Mekong của Ngài Sir J. G. Scott.  Rivière, giống như Henri Moulot trước ông, đà hy sinh tính mạng của ḿnh cho mục đích thám hiểm, và mặc dù các báo cáo của ông có được ấn hành bởi ông Pavie, các báo cáo này chỉ phơi bày một cách sơ sài công lao của ông đối với những công tác mà ông đă hoàn thành.  Một viên chức khác được phái tham gia Phái Bộ Pavie là ông Lefèvre-Pontalis, người đă tháp ùng ông Pavie trong nhiều h́nh tŕnh của ông và sau đó đă được bổ nhiệm vào Ủy Hôi sông Mekong năm 1894, trong diễn tiến công việc ông đă thám hiểm thung lũng vùng trung lưu của sông Nam Hu, cùng với Trung Úy Thomassin và Tiến Sĩ Lefèvre, một quận mà như chúng ta đă thấy, đă sẵn được thăm viếng và vẽ bản đồ bởi McCarthy và Collins.  Các cuộc thám hiểm quan trọng khác cũng được thực hiện dưới sự giám sát bởi ông Pavie, nhưng vào lúc viết bản văn này, các kết quả thu lượm được vẫn chưa được công bố, mặc dù tất cả tin tức, sau hết, đều sẽ xuất hiện trong công tŕnh nghiên cứu khổng lồ về Đông Dương thuộc Pháp được biên tập bởi ông Pavie, năm bộ sách khổ giấy gấp làm bốn đă sẵn được công bố.  Thành quả của mọi cuộc thám hiểm này là bản đồ có tỷ lệ xích lớn lỗng lẫy của Đông Dương giờ đây được ấn hành bởi Chính Phủ Pháp với sự biên tập của các nhân vật đă được nêu tên ở trên.  Đây là một công tŕnh vĩ đại của sự lao động khổ nhọc và chính xác, và không chỉ vượt qua bất kỳ công tŕnh cùng loại nào mà Anh Quốc đă thực hiện cho Mă Lai, mà c̣n được so sánh là đáng tán thưởng hơn so với các bản đồ to lớn được vẽ bởi Ban Khảo Sát Trắc Địa của Ấn Độ.

 

     Trong năm 1895, một đoàn viễn thám dưới sự chỉ huy của ông Hoàng Prince Henri vùng Orleans để khám phá phần rộng lớn thuộc giải đất dài ven sông Mekong nằm trong địa phận tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và sau đó quay sang hướng tây, đă mang lại các sự đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về gịng nước đầu nguồn của con sông Irawadi.  Các thành viên Âu Châu của đoàn gồm, ngoài ông Hoàng Henri, ông Roux, người giám thị công tác vẽ bản đồ, và ông Briffaud.  Sau khi xâm nhập vào nội địa qua ngả Sông Hồng, đoàn thám hiểm quay sang hướng tây từ Isse, một thị trấn phía bắc của biên giới của Pháp, và đă lần đường xuyên qua vùng đất chưa được khảo sát cho đến sông Mekong, đến được một nơi gọi là Ti-an-pi ở vĩ độ Bắc 22 độ 38’.  “Con sông nơi đây”, theo lời ông Hoàng Henri, “có chiều ngang rộng từ 350 đến 500 bộ Anh (foot).”  Nó chảy qua một phần giữa các ngọn đồi nhiều cây cối có cạnh sườn ít dốc hơn các ngọn đồi tạo thành thung lũng sông Hồng.  Nước chảy xiết khiến cho việc giang hành trở nên bất khả thi tại một số địa điểm.  Lần theo con sông theo từng khúc một, đoàn thám hiểm đă du hành lên hướng bắc xuyên qua vùng đất nằm bên hữu ngạn sông Mekong cho măi đến tận Bắc vĩ độ 24 độ 45’.  Nơi đây, một cuộc băng qua sông đă được thực hiện, và các khách lữ hành tiến bước đến Ta-li-fu.  Sau một sự nghi ngơi tại địa điểm dừng chân giờ đây rất nổi tiếng này, đoàn thám hiểm lại hướng về phía tây sông Mekong, và bắt gặp Fei-long-kiao, ở Bắc vĩ độ 25 độ 50’.  Một cuộc du ngọan đă được thực hiện xa hơn về phía tây, đến con sông Salwin, và sau đó đoàn thám hiển tiến lên thung lũng sông Mekong, bám sát ít nhiều với gịng sông cho măi đến tận Tseku, trên biên giới của Tây Tạng, bắc vĩ tuyến 28.  Trong đoạn này của hành tŕnh, các dụng cụ khoa học bị lấy trộm, và từ đó trở đi, đường đi chỉ được phác họa theo địa bàn.  Phía bắc của Tseku, gịng chảy của sông Mekong đă được in dấu chân của các giáo sĩ truyền đạo  người Pháp, và tại nơi đó sự thăm ḍ của đoàn thám hiểm của ông Hoàng Henri thực sự đi đến chỗ kết thúc, mặc dù một chuyến đi có được thực hiện cho cuộc du hành kéo dài ba ngày xa hơn về phía bắc, đến tận Atense.  Quẹo sang phía tây một lần nữa, đoàn thám hiểm đă thực hiện một hành tŕnh quan trọng xuyên qua một vùng đất khó khăn đến Sadiya, tọa lạc nơi khúc uốn cong rộng lớn của con sông Brahmaputra.  Lối thông hành của giải đất này đ̣i hỏi các sự khổ nhọc nghiêm trọng trong mọi khía cạnh liên hệ, nhưng như một kết quả của hành tŕnh, ông Hoàng Henri đă được dẫn dắt đến nhiều hơn một kết luận đáng lưu ư.  Trước tiên, ông nhận thấy con sông Salwin, ở cùng vĩ độ với Tseku, là “một con sông lớn, có độ sâu khá sâu, phát sinh từ nơi rất xa,” và xác nhận rằng bằng chứng của các giáo sĩ truyền đạo và dân bản xứ, cộng với sự quan sát của riêng đ̣an thám hiểm của ông, cho thấy con sông Oi Chu của Tây Tạng, sông Lu-tze-kiang, và con sông Salwin, là một phần của một và cùng gịng sông.  Thứ nh́, ông báo cáo rằng nước đầu nguồn của con sông Irawadi bao gồm ba gịng nước chính, sông Kiu-kiang và sông Telo ở phía đông, và sông Nam Kiu ở phía tây.  Trong các nguồn này sông Kiu kiang có khối lượng nước lớn nhất,” và nguồn của nó xa măi về phía bắc tại một ngọn núi nổi tiếng tại Tsarony, cách hai ngày đường từ Menkong, có nghĩa ở bắc vĩ độ 28 hay 29 độ.  Sông Telo phát nguyên từ một ngọn núi mà chúng ta đă nh́n thấy xa hơn về phía nam.  Ngọn núi mà từ đó con sông Nam Kiu có nguồn gốc có thể nh́n thấy từ Khamti, và được biết rơ đối với người Anh.”  Về phía bắc nơi bao gồm toàn thể lưu vực sông Irawadi, ông Hoàng Henri c̣n tuyên bố rằng, bởi có một rặng nhiều ngọn núi, hiển nhiên tạo thành một sự tiếp nối của dẫy núi Hi Mà Lạp Sơn (Himalaya).  Các ngọn núi này bị cắt ngang bởi các khe núi xuyên qua đó các con sông Dibong và Lohit xuôi chảy.  Về khối lượng vĩ đại của con sông Irawadi nơi các chi nhánh thượng lưu của nó, một đặc điểm của con sông có một trọng lượng lớn lao khiến cho một số các nhà địa lư hoc tán thành quan điểm rằng các nguồn gốc chính của con sông Irawadi sẽ được t́m thấy rất xa nơi phương bắc, tại con sông San-po ở Tây Tạng, ông Hoàng Henri vạch ra rằng lập luận phát sinh từ chiều ngang tương đối của thung lũng vùng thượng lưu sông Irawadi, chiều ngang mà, được bănng qua bởi đoàn thám hiểm, ông đă ấn định là khoảng 115 dậm, trong khi ở cùng vĩ độ, chiều ngang cu/a thung lũng sông Salwin không lớn hơn 25 dậm.  Nếu bằng chứng này được chấp nhận, và không có lư do ǵ để nghi ngờ sự chính xác của nó, ông Hoàng henri có thể xác nhận một cách hợp lư rằng đoàn thám hiểm của ông trong thực tế đă giải quyết được vấn đề các nguồn gốc của sông Irawadi.

 

 

 

 

     Tạm quay về với McCarthy và công việc của ông tại Xiêm La, chúng ta nhận thấy trong năm 1887 và 1889 ông đă tham dự vào việc vạch đường hỏa xa mà giờ đây đă được hoàn tất từ Bangkok đến Korat xuyên qua Ayuthia, và vào một việc vạch đường tương tự đến Chieng Mai xuyên qua Utarit, nằm trên sông Menam, và Muong Pre, một thị trấn của Lào nằm trên sông Nam Yom.  Trong năm 1890 McCarthy thực hiện công tŕnh trắc địa vùng tây bắc, để phân định ranh giới giữa Xiêm La và Miến Điện, nhưng vấn đề quốc tịch của ông khiến ông bị nghi ngờ, và ông đă từ bỏ công việc khó chịu này ngay khi làm được.  Vào cuối năm 1890, được trợ giúp bởi các trắc địa viên Xiêm La do chính ông đă huấn luyện làm công việc địa chính, ông đă thực hiện một loạt các cuộc khảo sát giá trị vùng phía bắc nước Xiêm La, ấn định chiều cao của ngọn núi Doi Intanon (8,450 bộ Anh), một ngọn núi phía tây của Chieng Mai, với đỉnh cao nhất tại Xiêm La, và sau đó đă xây dựng một trạm trắc địa tại Pahom Pok, một đỉnh núi trên rặng núi phân chia Xiêm La với Miến Điện, đỉnh cao đă vươn tới được sau nhiều công phu khổ nhọc lớn lao vào ngày 24 tháng Hai năm 1891.

 

     Đỉnh núi này đă đuợc ấn định bởi các trắc địa viên Ấn Độ trong khỏang 1889-90, vào thời kỳ mà một Ủy Hội Anh Quốc-Xiêm La , trong đó Anh Quốc được đại diện bởi Sir James Scott, Giám Sát Các Bang Quốc dân Shan phía Bắc, đă phân định ranh giới giữa Miến Điện và Xiêm la.  McCarthy do đó đă lấy đây làm khởi điểm của ông, và từ đó đă đo vẽ các tam giác trắc địa của ông, khởi đầu cho một lọat tam giác trắc địa vùng bắc Xiêm La.  McCarthy, với một ít các phụ tá gốc Âu Châu, người nổi bật nhất là ông Smiles, song cũng là một nạn nhân khác trong công cuộc thám hiểm các vùng này, tiếp tục đẩy các cuộc khảo sát của ông tiến tới cho măi đến giữa năm 1893, phần lớn sự trợ giúp sè được cung cấp cho ông là từ các nhân viên địa chính bản xứ mà ông đă huấn luyện.  Không lâu sau đó ông đă có thể ấn hành bản đồ đầu tiên thực sự đáng tin cậy của vương quốc, mà, cho đến ngày nay [tức năm 1904, năm ấn hành quyển sách này, chú của người dịch] vẫn không có các sự bổ túc tài liệu nào được công bố thêm.  Một sự khảo sát bản đồ này cho thấy vùng bắc Xiêm La, khu vực công tác đặc biệt của McCarthy, giờ đây được khám phá một cách cẩn thận và trọn vẹn, cũng có một khu vực hẹp chạy dài theo thung lũng sông Menam và các chi nhánh của nó, và các rặng núi phân chia lănh thổ Anh Quốc với Xiêm La.  Miền Đông Xiêm La, nằm giữa vùng hạ lưu sông Menam và sông Mekong, ít được vẽ địa đồ một cách đầy đủ hơn, mặc dù tất cả các địa điểm có tầm quan trọng thực sự đă được thăm viếng và các vị trí của chúng đều được chấm định.  Thung lũng sông Meklong th́ khá nổi tiếng, nhưng phần c̣n lại vùng phía dưới của Xiêm La, nam con sông Tenasserim, th́ hăy c̣n được biết là không đầy đủ, các cuộc khảo sát của McCarthy tại Raman, được thực hiện trong năm 1883, là công tŕnh chính xác nhất về trắc địa được thực hiện trong vùng cho đến nay.

 

     Điều đă sẵn được vạch ra rằng, sau khi cuộc chiến tranh năm 1885 cuối cùng đă đi đến chỗ kết thúc, sự khảo sát địa chính có hệ thống của Miến Điện và các bang quốc dân Shan nằm dưới sự cai trị của Miến Điện đă được khởi sự.  Chính v́ thế vào lúc kết thúc thế kỷ thứ mười chín, người ta đă chứng kiến nhân viên địa chính có huấn luyện len lỏi đến tận trung tâm các khu vực ảnh hưởng của Anh, Pháp và Xiêm La.  Trong thực tế, có thể nói rằng Ủy Hội Biên Giới Anh Quốc-Xiêm La năm 1889-90, và Ủy Hôi Biên Giới Miến Điện – Trung Hoa năm 1898-1900 – trong cả hai Ủy Hội, Sir James Scott đều là thành viên – thực sự hoàn tất công cuộc thám hiểm các vùng đó trong đó chúng ta đă quan sát sự tăng trưởng một cách tiệm tiến, sự khám phá từ những bước khởi đầu sơ khai.  Công việc khổ nhọc của các Ủy Hội này không thể tŕnh bày một cách chi tiết được nơi đây.  Trong nhiều trường hợp vùng đất băng qua vốn đă từng được thám hiểm và mô tả bởi các khách du hành có hành tŕnh mà chúng ta đă khảo sát; phần c̣n lại các Ủy Hội này đă nối kết các cuộc thám hỉểm cá nhân và độc lập, và đă làm công việc với một sự xác thực vượt quá tầm với của các nhà địa lư trước đây.  Với thời đại của các Ủy Hội Biên Giới có nhiều cuộc phiêu lưu, sự quyến rũ và anh hùng tính lăng mạng của sự thám hiểm tất nhiên bị biến mất.  Sự khám phá, trong nghĩa cũ của từ ngữ, đi đến hồi kết liễu, và công tŕnh, nhờ tất cả tầm quan trọng về chính trị và địa dư của nó, nhuốm vẻ buồn bà hơn của công việc dung tục, được thực hiện với sự tương đối thoải mái và dễ dàng hơn trong một phong cách có phương pháp, nhưng tẻ nhạt, như công việc bắt buộc phải làm như thế.  Các thành quả của các Ủy Hội này được tán thửong một cách hay nhất bằng việc nghiên cứu các bản đồ gần đây về vùng Nội Địa (Hinterland) của Đông Dương, phơi bày một kho chi tiết gần như làm ngơ ngác trong mọi khu vực nằm dưới sự thống trị hữu hiệu của Âu Châu, có nghĩa, trong mọi phần của nó, ngoại trừ các phần thuộc Trung Hoa và Xiêm La và một ít dải đất không hay chi có ít người cư trú.

 

     Nhưng chúng ta vẫn c̣n phải tái duyệt xét sự tiến bộ của cuộc thám hiểm tại Bán Đảo Mă Lai trong phần tư thế kỷ vừa qua.  Điều cần ghi nhận là măi cho đến năm 1874, phần nội địa trong thực tế không được hay biết ǵ đối với người Âu Châu, mặc dù Newbolt, Crawfurd và Logan đă thu thập một khối lượng thông tin khổng lồ về nó từ các nguồn tin bản xứ.  Trong năm 1874, Lănh Chúa (Sultan) vùng Perak đă thỉnh cầu sự cố vấn và trợ giúp lên vị Thống Đốc các Khu Định Cư trên Eo Biển (Governor of the Straits Settlements), và ông J. M. Birch, Thư Kư Thuộc Địa tại Singapore, đă được phái đến trú đóng tại Triều Đ́nh của ông Lănh Chúa.  Không lâu sau đó Lănh Chúa và đối thủ tranh ngôi vua đă giải quyết các sự khác biệt của họ trên căn bản của sự chán ghét chung đối với người da trắng và ông Birch đă bị hạ sát một cách xảo trá.  Với sự kiện này, binh sĩ Anh đă đổ bộ lên Perak, và sau một cuộc chiến tranh ngắn, Lănh Chúa Abdullah bị đày đến đảo Seychelles, và thân nhân của ông là Raja Muda Jusuf được lập làm Nhiếp Chính.  Ngài Sir Hugh Low, một viên chức có rất nhiều kinh nghiệm về Mă Lai, người đă hấp thụ từ vị đệ nhất Raja Brooke các nguyên tắc vững chắc về vấn đề các trách nhiệm của Âu Châu đối với và các phương pháp cai trị dân bản xứ, đă được bổ nhiệm là Trú Sứ tại Perak, và dưới sự hướng dẫn khôn ngoan và khéo léo của ông sự yên tĩnh hoàn ṭan đă mau chóng được văn hồi.

 

     Cộc nội chiến kéo dài và các hành vi hải tặc và xâm lược dẫn đến một chính sách tương tự tại Selangor và Sungei Ujong – hai Bang Quốc Bản Xứ nằm xa hơn về phía nam, bên bờ phía tây của Bán Đảo – và trong năm 1887 một hiệp ước đă được kư kết với vị Lănh Chúa của Pahang, bên bờ biển phía đông, theo đó một nhân viên Anh Quốc, chính là tác giả này, đă được bổ nhiệm làm trú sứ tại Pekan, thủ đô, và được ban cho các thẩm quyền lănh sự.  Trong năm kế tiếp, một thuộc dân Anh quốc, một người gốc Trung Hoa, bị hạ sát tại Pekan trong những t́nh huống rất rơ rệt, và Chính Phủ Anh Quốc, nhận định rằng sự hiện diện của một Trú Sứ Anh tại Pahang là sự bảo đảm hữu hiệu duy nhất cho sự an ṭan về  nhân mạng và tài sản, đă khuyến dụ vị Lănh Chúa đặt xứ sở của ông dưới sự bảo hộ của Anh Quốc.  Năm 1891, các sự xáo trộn đă bùng nổ tại Bang Quốc, kéo dài trong khoảng mười hai tháng, khi đó các lănh tụ nổi lọan đă bị truy đuổi phải t́m nơi trú ẩn tại vùng biên giới các Bang Quốc độc lập ở Trengganu và Kelantan.  Một cuộc đột kích vào Pahang cầm đầu bởi các kẻ ngoài ṿng pháp luật này đă diễn ra trong năm 1894, và trong năm kế đó một đoàn viễn chinh, bao gồm lính bản xứ tuyển mộ dưới sự lănh đạo của Âu Châu, đă được phái đến Kelantan và Trengganu với mục đích thực hiện việc bắt giữ các kẻ cầm đâu.  Các thủ lĩnh lần lượt rơi vào tay các ủy viên Xiêm La được phái từ Bangkok để trợ giúp việc bắt giữ họ, và sau khi một trong các thủ lĩnh của họ bị hạ sát một cách xảo trá bởi các viên chức Xiêm La, các kẻ sống sót đă được chở sang Xiêm La.  Từ lúc đó ḥa b́nh tại phần đất bảo hộ của Anh Quốc không hề bị phá vỡ.

 

     Chính là sau những cuộc chiến tranh tại Perak và Sungei Ujong và cuộc pháo kích Kuala Selangor bởi một chiếc thuyền Anh Quốc mà công tác thám hiểm vùng nội địa đă được khởi sự một cách sôi động.  Trong cuộc chiến tranh ở Perak các binh sĩ Anh Quốc đă tiến lên gịng sông đến tận Kota Lama, nhưng xuyên qua một người Ư Đại Lợi, ông Bozzolo, phục vụ trong Chính Quyền Perak, kẻ đă tham gia vào các hoạt động hầm mỏ tại Perak, đă thám hiểm vùng đất từ điểm đó đến Bang Quốc nhỏ bé Raman giữa các năm 1880 và 1883, phải chờ măi đến năm kể sau [1883] gịng sông Perak, vốn đă được ngược gịng bởi Ngài (đă quá cố) Sir William Maxwell hồi năm 1875, mới được vẽ họa đồ gần đến tận nguồn gốc của nó, một phần bởi ông St. George Caufield,  và một phần, như chúng ta đă nh́n thấy, bởi ông McCarthy.  Một ít năm trước sự kiện này, Bán Đảo đă được băng ngang từ Sungei Ujong đến cửa sông Pahang bởi các ông Daly và O‘Brien, các người đă đi theo con đường dẫn ngang qua các ngọn núi đến Bra, một chi nhánh hữu ngạn sông Pahang.  Trong các năm 1884-85, ông William Cameron, một nhà thám hiểm làm việc cho Chính Phủ, đă lần đường đi từ thung lũng Kinta tại Perak xuyên qua rặng núi chính để tiến vào thung lũng sông Telom, một trong những chi nhánh thượng lưu của sông Pahang, xuôi gịng Telom xuống nơi giao tiếp của nó với con sông Jelai và từ con sông kể tên sau [Jelai] tới Kuala Tembeling.  Tại điểm này, các gịng sông hợp nhất bắt đầu mang tên Pahang, và Cameron tiếp tục xuôi xuống gịng sông đó cho đến biển, làm cuộc khảo sát địa h́nh đường đi của ông bằng la bàn bấm giờ [?].

 

     Trong năm 1884 ông, giờ đây là Ngài Frank Swettenham, kẻ vào lúc đó tạm thay quyền của Ngài Sir Hugh Low làm Trú Sứ tại Perak, đă băng gang Bán Đảo đến cửa sông Pahang với Đại Úy Giles, R.A. và Ngài Hon. Martin Lister.  Con đường đi dẫn lên tới con sông Berman, một gịng nước đă từng được thám hiểm đầu tiên bởi Ngài Sir Frank Swettenham vài năm trước đó, và sau đó lên đến phụ lưu của nó, sông Xiêm la.  Từ điểm này, đoàn đă được chuyên chở trên đất liền bởi các thớt voi đến đầu nguồn sông Lipus, phụ lưu chính bên hữu ngạn của sông Jelai.  Hai con sông cùng chảy với nhau khoảng hai mươi dậm bên trên Kuala Tembeling, và từ nơi họp lưu của chúng đoàn thám hiểm đă xuôi gịng sông Pahang đến cửa sông của nó, và trở về bờ biển phía tây bằng đường biển.  Đại Úy Giles đă cải thiện cách nào đó bản đồ trắc địa theo la ban bấm thời giờ vốn được thực hiện bởi ông Cameron.

 

     Một ít năm trước khi có sự việc này, Nam Tước Mikioucho-Maclay, đă lần đường ngược gịng sông Pahang đến Kuala Tembeling, và ngược gịng sông đó đến Kuala Sat, từ đó ông đă đi đường bộ băng qua đường phân ranh tiến vào thung lũng Lebir, một trong những chi nhánh chính của con sông Kelantan.  Tuy nhiên những cuộc khảo sát như thế mà ông đă thực hiện, rất không chính xác và đóng góp ít vào sự hiểu biết về vùng này vốn thụ đắc được từ các nguồn tin bản xứ.

 

     Giữa các năm 1884 và 1887, một số các nhà đầu cơ bân rộn về việc thụ nhận các đặc nhượng từ vị Lănh Chúa Bang Quốc Pahang, và Bán Đảo đă được băng ngang bởi nhiều nhân viên của họ từ cửa sông Klang cho đến cửa sông Pahang, xuyên qua Kuala Kubu, Raub, và thung lũng Lipis của sông Pahang, giải đất trên đó đường hỏa xa Selangor và đường xe vận tải Pahang ngày nay đi ngang qua.  Trong năm 1887 người viết này đă đi theo bước chân của Ngài Sir Frank Swettenham, băng ngang Bán Đảo bởi con đường (sông) Xiêm La [?] và xuôi gịng sông xuống tới biển, và trong năm kế tiếp, người viết đă thực hiện một hành tŕnh sâu rộng xuyên qua các quận nằm ở sườn phía đông của rặng núi chính trong lănh thổ Pahang, quay trở lại sông Pahang qua phụ lưu hữu ngạn của nó, tức sông Semantan.  Vào khỏang cùng lúc, Bán Đảo được băng ngang từ Kedah đến cửa sông Petani bởi một vài nhân vật quan tâm đến việc đào hầm mỏ, người đầu tiên trong họ có thực hiện một cuộc khảo sát trắc địa đường đi là ông H. M. Becher, người trong năm 1895 đă bỏ mạng khi cố trèo lên ngọn Gunong Tahan, được tin là đỉnh cao nhất tại Bán Đảo Mă Lai.

 

     Trong khi đó tại Perak, Selangor và Sungei Ujong, công việc khảo sát địa chính chi tiết và thám hiểm tiến bước một cách đều đặn dưới sự bảo trợ của các chính quyền địa phương, và trong năm 1887 vùng bảo hộ của chúng ta được mở rộng đến Negri Sembilan, hay Chín Bang Quốc, tạo thành phần Nội Địa của Malacca.  Dần dà toàn thể xứ sở bên bờ biển phía tây, từ các biên giới của Kedah đến sông Muar, hiện nằm dưới chủ quyền của bang Johor, đă được vẽ bản đồ với sự chính xác đáng kể, và từ khi đó vùng đất này đă được mở mang bởi các đường hỏa xa và các đường bộ tuyệt hảo.  Trên bờ biển phía đông một dịch vụ tương tự được thực hiện cho Pahang, và trong năm 1895 người viết này, trong khi cầm đầu một đ̣an viễn chinh vũ trang trên các biên giới của Anh Quốc, đă băng ngang và vẽ bản đồ toàn thể thung lũng Trengganu từ các ngọn núi cho đến biển, là người da trắng đầu tiên băng ngang Bán Đảo bởi con đường này.  Ông R. W. Duff, người đi theo đoàn thám hiểm, bổ túc bản đồ các thung lũng của sông Stiu và sông besut, hai con sông đổ vào biển phía bắc Kuala Trengganu, và trong cùng dịp vùng Lebir và một phần lớn con sông Kelantan cũng được khảo sát một cách khái quát.  Ba năm trước đó ông W. W. Bailey đă vượt qua đường ranh phân chia giữa các gịng nước thượng lưu của con sông Jelai và các phụ lưu của con sông Galas, chi nhánh chính của con sông Kelantan, và đă xuôi gịng và khảo sát một cách khái quát con sông kể sau cho tới cửa sông của nó.  Trong năm 1896 ông D. H. Wise đă quá cố, trong khi tạm quyền Trú Sứ Pahang, đă đi tới đường ranh phân chia giữa các sông Pahang và Kinta, đi theo một chiều hướng ngược lại với con đường mà mười hai năm trước đă đi qua bởi ông Wilkiam Cameron.  Sông Kelantan kể từ đó đă được thám hiểm với một số chi tiết bởi ông R. W. Duff và các nhân vật liên kết với ông trong sự khai thác các hầm mỏ của Kelantan.

 

     Sự tóm lược ngắn này sè đủ để chuyển tải một ư tưởng về tầm mức theo đó sự thám hiểm đă từng được thực hiện cho đến thời điểm ngày nay tại Bán Đảo Mă Lai.  Tại các bang quốc phía tây nằm dưới sự bảo hộ của Anh Quốc công cuộc khảo sát địa chính trong các giai đoạn tổng quát có thể được nói là đă hoàn tất, mặc dù công tác trắc địa tam giác khởi sự từ năm 1883 tại Perak có tiến độ chậm chạp.  Bên bờ phía đông, Pahang giờ đây được khám phá trọn vẹn, và Trengganu, Kelantan và Petani, một phần, mặc dù ngay cả tại Bang Quốc được nêu tên đầu tiên vẫn c̣n các khu rừng lớn chưa bao giờ bị xâm nhập bởi một người da trắng, và các khu vực khác có thể chưa hề có một người Mă Lai nào đặt chân tới.  Các khu vực được khảo sát ít đầy đủ nhất là các quận nằm dưới sự cai trị của Lănh Chúa vùng Johor, bao gồm toàn thể phần phía nam của Bán Đảo Mă Lai, mặc dù vùng đất nằm giữa các con sông Endau và Pahang đă được thăm viếng vài lần bởi ông H. B. Ellerton trong năm 1897, và ông E. Townley trong năm 1900.  Tương tự tại phía bắc, từ Kedah đến Eo Biển Kra, và trên bờ biển phía đông bên trên sông Petani, sự hiểu biết mà chúng ta thụ đắc về vùng nội địa th́ rất thiếu sót, mặc dù khu vực nêu ra không lớn và các duyên hải đă được xác định bởi các cuộc khảo sát của Bộ Hải Quân.  Cuộc thám hiểm Skeat trong các năm 1899-1990, mặc dù mục tiêu của nó chính yếu là về chủng tộc học, đă bổ túc một cách đáng kể các chi tiết cho sự hiểu biết của chúng ta liên quan đến Kelantan, Petani, và các quận huyện lân cận; nhưng trong dịp này tương đối ít có vùng đất mới được khai phá.

 

     Gunon[g] Tahan, như đă được mô tả, được tin là ngọn núi cao nhất ở Bản Đảo Mă Lai, tọa lạc tại rặng núi từ đó nhiều con sông của các thung lũng Jelai và Lebir phát nguyên.  Một vài nỗ lực không thành công đă được thực hiện để đạt tới đỉnh núi cảa nó trước khi kỳ công này được hoàn thành bởi ông Waterstradt trong năm 1901.  Các ông Davidson và Ridley đă cố gắng trèo lên đó từ phía bên Tembeling qua ngả sông Tahan trong năm 1893, nhưng họ bị bắt buộc phải quay trở lại, bởi thiếu đồ tiếp liệu cần thiết, ở ngay giai đọan ban đầu của hành tŕnh của họ.  Ông H. M. Becher đă lập lại nỗ lực, đi theo cùng con đường, trong năm 1894, nhưng không may ông bị chết đuối trong một cơn lũ đột xuất của con sông Tahan trước khi ông làm được điều ǵ khác hơn là trông thấy đỉnh núi từ xa.  Ông Skeat đă thực hiện một cuộc thử thách táo bạo đơn độc leo lên ngọn núi Gunong Tahan trong cuộc hành tŕnh của ông, nhưng cũng bị thất bại.  Ông Waterstradt đă tiến tới Gunong Tahan từ phía bắc, và đă gặp một số sự khó khăn trong việc xác định ngọn núi.  Trước tiên ông cố gắng leo lên từ bên phía Pahang, nhưng sau khi trèo lên 4,000 bộ Anh, đă phải ngừng lại bởi một bức tường đá thẳng đứng, đổ một khối lựong nước khổng lồ xuống con sông Tahan.  Tuy nhiên, sự thành công sau hết đă chụp lên đầu các nỗ lực của ông tại phía bắc hay bên phía Kelantan của ngọn núi, nơi mà trở ngại nghiêm trọng nhất để tiến bước là khu rừng rậm vốn tiêu biểu cho vùng đất bao quanh.  Theo ông Waterstradt, Gunong Tahan ít cao vời hơn dự tưởng, chỉ có chiều cao vào khỏang từ 7,500 đến 8,000 bộ Anh.

 

     Trong chương này, chúng ta đă khảo sát sự tiến bộ của công cuộc thám hiểm tại Đông Dương, Xiêm La và tại Bán Đảo Mă Lai, vào những năm kết thúc thế kỷ thứ mười chin.  Khuôn khổ thường ngăn cấm một sự khảo sát chi tiết hơn về công việc đó, được phác họa tổng quát nơi đây, từ đó sự quan tâm về thực chất của nó xứng đáng cho sự khảo cứu tường tận hơn; nhưng hy vọng rằng những điều cần thiết đă được nói lên để giúp cho độc giả có được một ư tưởng khá tổng quát về những ǵ đă được hoàn thành tại các khu vực này.  Trong mọi trường hợp ưu thế của người Âu Châu hay tầm mức ảnh hưởng của Âu Châu, bất luận trong lănh vực chính tri hay tư tưởng, đă là khúc dạo mở đầu cần thiết cho sự thăng tiến kiến thức.  Các vùng đất trong bài viết là quê hương của các người da nâu hay da vàng, nhưng trong mọi trường hợp. công tŕnh địa dư thực hiện tại đó đă được gợi ư, nếu không nói là đă được thi hành thực sự, bởi riêng người Âu Châu mà thôi.  Khoa học, trong một thời khoảng, là sự sở đắc độc quyền của các chủng tộc da trắng, và trong khi tại nhiều vùng đất, những người thuộc giống dân Âu Châu đang mang lại luật pháp và trật tự, ḥa b́nh và sự phú túc, đến các nơi chốn hỗn loạn, một nhiệm vụ khác nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về thế giới đang tiến hành một cách nhanh chóng, và mỗi năm nhiều ánh sáng hơn sẽ được đưa ra để chọc thủng bóng tối từ lâu đă che khuất tầm nh́n của chúng ta về phần ít được tiếp cận hơn của Á Châu.  Một cách chính xác, ánh sáng đó đến nay đă phát hiện những ǵ sẽ là đề tài của chương sách kết luận kế tiếp của chúng ta./-

 

____

 

 

Nguồn: Hugh Clifford, C. M. G., Further India, Being The Story of Exploration From The Earliest Times In Burma, Malaya, Siam and Indochina, New York: Frederick A. Stokes Company, 1904, Chương XII, các trang 299-330.     

 

 

 

Ngô Bắc dịch và chú giải                                                                                                                                              

các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o         

 

© 2007 gio-o