Geoffrey Francis Hudson
Oxford University
BẢN TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG
CỦA HỘI NGHỊ GENEVA
VỀ ĐÔNG DƯƠNG, 1954
Ngô Bắc dịch
Bản Tuyên Bố Cuối Cùng của Hội Nghị Geneva về Đông Dương năm 1954 đă không được kư kết bởi bất kỳ nước nào trong chín nước đă tham dự hội nghị. Sự kiện này khiến “giải pháp” đă đạt được thành một biến cố độc đáo trong lịch sử ngoại giao và nêu lên câu hỏi tại sao các Các Cường Quốc quan tâm chính yếu dường như đă t́m thấy một thủ tục khác thường đến thế nhưng khả dĩ chấp nhận được và đâu là quan điểm mỗi nước trong họ đă có về các hàm ư pháp lư và chính trị của nó.
Sự tường thuật của Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc dùng làm lời giới thiệu tập Documents relating to British Involvement in the Indo-China Conflict 1945-1956 1(Các tài liệu liên quan đến Sự Dính Líu Của Anh Quốc trong Cuộc Xung Đột Đông Dương 1945-1956) cho chúng ta biết rằng bản tuyên bố cuối cùng
không phải là một văn kiện chính thức trong h́nh thức hiệp định thông thường. Nó đă không được kư tên và xem ra có tính chất thích hợp của một lời phát biểu về ư định hay chính sách về phía các các quốc gia thành viên của Hội Nghị đă ưng thuận nó.
Sir Anthony Eden, trong hồi kư của ông, đă có sự giải thích này về thủ tục đă được chấp nhận. 2
Tôi đă sẵn bị cảnh cáo bởi Bedell Smith rằng Chính Phủ Hoa Kỳ không thể liên hệ bản thân ḿnh với bản tuyên bố cuối cùng. Điều tối đa mà họ có thể làm được là đưa ra một bản tuyên bố ghi nhận những ǵ đă được quyết định và cam đoan không gây xáo trộn cho sự giải quyết … phía Trung Quốc cho biết rằng họ sẽ đ̣i hỏi chữ kư trên bản tuyên bố cuối cùng bởi tất cả các phái đoàn. Tôi nghĩ rằng tốt hơn nên nêu vấn đề này ra với Molotov trước khi có phiên họp. Tôi đă đi gặp ông ta và chúng tôi sau hết đă đồng ư rằng để loại bỏ vấn đề chữ kư, bản tuyên bố sẽ có một tiêu đề trong đó mọi nước tham dự sẽ được liệt kê.
Theo sự tường thuật của Eden về vấn đề, v́ thế, phương thức liệt kê các thành viên của hội nghị thay cho việc có được các chữ kư của họ đă được chập nhận bởi các Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh và Nga để đối phó với sự nguy hiểm rằng Trung Quốc sẽ từ chối kư tên trừ khi Mỹ cũng sẽ kư tên. Eden và Molotov trong cuộc thảo luận của họ được nghĩ đă bác bỏ ư tưởng rằng sẽ có giá trị khi có một bản hiệp định được kư tên bởi Pháp, Anh và Nga ngay dù Mỹ và Trung Quốc từ chối, không chịu kư tên. Tuy nhiên, có thể chưa đủ măn nguyện khi có một sự thỏa thuận chỉ bao gồm ba trong năm Đại Cường, sẽ vẫn có giá trị lớn lao mười sáu tháng sau sự từ trần của Stalin, với một hiệp định sẽ ràng buộc người Nga cùng hai cường quốc dân chủ của Tây Âu trên một vấn đề quốc tế quan trọng; nếu có một sự thất bại sau cùng để đồng ư với nhau tại hội nghị, khi đó trong bất kỳ trường hợp nào, điều đó sẽ bao trùm lên toàn bộ cuộc Chiến Tranh Lạnh chứ không chỉ làm trầm trọng hơn cuộc xung đột giữa phe Cộng Sản và phe Tây Phương. Điều cũng có thể đă được thảo luận xa hơn rằng nếu Pháp, Anh và Nga bày tỏ một sự quyết tâm để kư kết bất luận thái độ của Trung Quốc là ǵ, ít có xác xuất rằng Trung Quốc sau cùng vẫn khăng khăng trong sự từ chối kư tên. Điều dễ hiểu rằng phía Trung Quốc, với sự ngờ vực sâu xa của họ về các ư định của người Mỹ, sẽ xem bất kỳ sự thỏa thuận nào không ràng buộc nước Mỹ là không đầy đủ từ cái nh́n của họ, và sẽ làm hết sức của họ để tạo áo lực trên phái đoàn Mỹ phải kư kết vào bản tuyên bố sau cùng bằng việc đe dọa sẽ giữ lại chữ kư của chính họ và chính v́ thế đem lại một sự tan vỡ của hội nghị. Nhưng nếu chiến thuật này không thành công, điều chắc chắn trong quyền lợi của Trung Quốc là gia nhập cùng Anh, Pháp, và Nga trong việc kư kết và từ đó đặt Hoa Kỳ vào khối thiểu số đơn độc một ḿnh trong số các Đại Cường.
Mặt khác, không c̣n thời giờ cho các sự thảo luận hơn nữa có thể dẫn dắt Trung Quốc đến việc thay đổi lập trường của họ. Hội nghị đang làm việc trong một giới hạn về thời gian, và khi Eden đến tham khảo với Molotov vào buổi sáng hôm 21 Tháng Bảy, một quyết định tức thời được yêu cầu. Mendès-France, kẻ đă trở thành Thủ Tướng của Pháp hôm 18 Tháng Sáu với một sự ủy nhiệm chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương, đă hứa hẹn một cách công khai sẽ từ chức nếu ông ta thất bại để đạt tới một giải pháp vào hôm 20 Tháng Bẩy. Vào hôm đó, ông ta đă có một bản thảo của một hiệp định ḥa b́nh khả dĩ chấp nhận được bởi Việt Minh và được ưng thuận bởi Anh, Nga, và Trung Quốc. Nhưng nếu vào ngày kế đó lại có một trở ngại mới về vấn đề các chữ kư, sẽ không có giải pháp và Mendès-France sẽ phải từ chức. Sự sụp đổ của ông sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong chính trị Pháp Quốc và nước Pháp có thể trong vài ngày trọng yếu không có một Thủ Tướng. Trong một t́nh trạng như thế điều duy nhất được ước định rằng phe Việt Minh sẽ phóng ra cuộc tấn công đáng sợ lớn lao của họ vào Hà Nội. Bởi không có thể có thắc mắc ǵ tại Đông Dương về một cuộc ngưng bắn mà không có một sự giải quyết ḥa b́nh. Sau đại thảm họa cho nước Pháp tại Điên Biên Phủ, và với người dân Pháp không sẵn ḷng gánh chịu các sự hy sinh và bất trắc sẽ bị yêu cầu cho một nỗ lực chiến tranh gia tăng, phe Việt Minh rơ ràng đă có một lợi thế quân sự quyết định. Họ đă được tái tập hợp và hiện đang sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn lao vào vị trí mà các lực lượng Pháp vẫn c̣n nắm giữ tại Hà Nội và Hải Pḥng. Họ đang sẵn ḷng để kiềm chế bàn tay của họ chỉ khi họ có được tức thời từ nước Pháp một hiệp ước thỏa măn các đ̣i hỏi căn bản của họ. Nếu các cuộc thương thảo tại Geneva bị đổ vỡ hay bị kéo lê vô thời hạn, họ sẽ ngả về phía chiến tranh và đánh vào những phần c̣n lại của quân đội Pháp tại Đông Dương mạnh mẽ tới mức tối đa mà họ có thể làm được. Không ai tin tưởng sau trận Điện Biên Phủ rằng người Pháp có thể cầm cự được lâu dài bởi chính họ để chống lại Việt Minh. Do đó, hậu quả của sự giao tranh tái diễn có lẽ hoặc sẽ là một loạt các thảm họa khác nữa cho phía người Pháp, kết thúc trong các vu di tản cưỡng bách bằng đường biển với tất cả các trang thiết bị hạng nặng và các nhà kho dự trữ bị bỏ lại cho địch quân, hay một sự can thiệp quân sự khác của Mỹ -- không yểm toàn diện và ba sư đoàn lục quân đă được đề nghị với người Pháp nếu Hội Nghị Geneva bị tan vỡ -- điều rất có thể liên can đrến một sự phản can thiệp của Trung Quốc, như tại Triều Tiên, và tạo ra một mối nguy hiểm mới của một cuộc đại chiến tranh. Cả hai viễn ảnh bị nh́n với sự kinh hăi bởi Eden, và Molotov, kẻ trong tâm trạng mới của Sô Viết thời Malenkov hoàn toàn không c̣n trong cùng cung cách cũ kỹ cứng ngắc của ḿnh và đă biểu lộ ngay từ lúc bắt đầu hội nghị một khuynh hướng hợp tác với Anh Quốc trong việc ngăn cản bất kỳ sự leo thang nào trong chiến tranh tại Đông Dương, không thể nh́n sự tiếp tục của nó mà không lo ngại. Đièu rơ ràng với các sự cứu xét này trong đầu óc mà các Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Quốc và Sô Viết đă nghĩ thực cần thiết để “loại bỏ vấn đề chữ kư” sao cho bản tuyên bố cuối cùng có thể đưa ra cho thế giới trong cùng ngày và cuộc chiến tranh đă được mang đến một sự kết thúc.
Thủ tục được chấp nhận có nghĩa trong thực tế các quốc gia đă tham dự hội nghị được xem là đồng ư với bản tuyên bố sau cùng trừ khi họ công khai tự tách ḿnh ra khỏi bản tuyên bố. Phía Trung Quốc khó có thể làm điều này, bởi họ đă chấp nhận nội dung của bản tuyên bố; chỉ có vấn đề chữ kư mà họ đă chuẩn bị để gây khó khăn, và bước tiến của Anh-Nga đă tước đoạt Trung Quốc cơ hội này. Phái đoàn Mỹ đă đưa ra một bản tuyên bố riêng biệt của chính nó trong đó nó chỉ “ghi nhận” rằng các sự thỏa thuận đă được đồng ư và tuyên bố rằng nó sẽ “kiềm hăm không đe dọa hay sử dụng vũ lực gây xáo trộn chúng [các thỏa thuận]”, nhưng đă báo trước một cách ảm đạm rằng nó sẽ “nh́n bất kỳ sự tái diễn sự gây hấn vi phạm các thỏa thuận nói trên với sự quan ngại nặng nề và như việc đe đọa một cách nghiêm trọng ḥa b́nh và an ninh quốc tế”. Điều này không bất ngờ; cả Eden lẫn Molotov đă sẵn hay biết rằng chính phủ Mỹ đă không chuẩn bị để ủng hộ các điều khoản đă được ưng thuận bởi Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc. Liên quan đến lập trường của Mỹ, điều đă không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào bất luận bản tuyên bố cuối cùng có được kư hay không kư tên bởi các Đại Cường khác, và sự tường thuật của Eden nói rơ rằng phương pháp ông chấp nhận với, tư cách Chủ Tịch của phiên họp sau cùng của hội nghị, đă được thiết kế nhằm ngăn ngừa không phải là sự không kư tên của Hoa Kỳ, điều đă được chấp nhận là tất nhiên, mà là việc không kư tên của Trung Quốc.
Sự chống đối của Mỹ đă không được xem quá nghiêm trọng bởi các Đại Cường khác bởi, cho dù John Foster Dulles có thể cảm thấy mạnh mẽ đến đâu sự chiến thắng của phe Việt Minh, rơ ràng không có bất kỳ điều ǵ có thể làm về việc đó ngoài sự phản kháng bằng lời nói. Người Mỹ đă ủng hộ người Pháp trong của chiến tranh của họ với tiền bạc và vũ khí và đă nói về sự can thiệp trực tiếp bằng các lực lựong của chính họ, nhưng giờ đây với người Pháp đă bỏ cuộc, điều khó có thể xảy ra rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành cuộc chiến một ḿnh chống lại Việt Minh, và bất kỳ khả tính nào để họ có thể làm như thế sẽ bị loại trừ bởi lời hứa hẹn của họ là sè không gây “xáo trộn” cho các sự thỏa thuận bằng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.
Trong sự vắng bóng của bất kỳ mối nguy hiểm nào về sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, sự thi hành các sự thỏa thuận Geneva xem ra tùy thuộc ḥan toàn trên thiện chí của người Pháp và phe Việt Minh với tư cách các kẻ tham chiến thực sự trong cuộc chiến tranh giờ đây đă kết thúc, và không bên nào trong họ biểu lộ bất kỳ sự lo sợ nào rằng hiệu lực của bản tuyên bố sau cùng có thể bị làm suy yếu bởi sự thiếu các chữ kư trên đó. Cả người Pháp lẫn phe Việt Minh trong thực tế đều tin tưởng rằng các sự thỏa thuận sẽ được thi hành bởi v́ việc đó nằm trong quyền lợi của cả hai bên khi làm như thế. Bản chất của các sự thỏa thuận này rằng các lực lượng đối nghịch sẽ phải được tập kết tại miền bắc và miền nam của một ranh giới gần vĩ tuyến thứ 17 tại ‘vùng eo” nhỏ hẹp của Việt Nam, sao cho Hà Nội và Hải Pḥng sẽ tức thời được chiếm đóng bởi phe Việt Minh, và rằng một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức cho toàn thể đất nước vào cuối hai năm sau đó – một điều khoản mà, như chúng ta sẽ nh́n thấy ngày nay, được hiểu ngầm bởi cả người Pháp lẫn Việt Minh có nghĩa rằng toàn thể Việt Nam khi đó sẽ được tái thống nhất dưới sự cai trị của Việt Minh. Người Pháp nh́n nhận rằng họ đă thua trận chiến tranh: công luận tại Pháp cũng như tinh thần của quân đội tại Đông Dương đều không cho phép bất kỳ sự tiếp tục đấu tranh nào. V́ thế, người Pháp đă sẵn sàng nhường Việt Nam lại cho bên chiến thắng; tại Geneva họ chỉ nhắm đến các điều khoản cho phép họ thực hiện một sự triệt thoái danh dự và trật tự các lực lượng vũ trang của họ và mang lại cho họ một sự nghi ngơi để giải quyết các công việc kinh doanh của họ tại miền Nam. Đây đúng là những ǵ mà các sự thỏa thuận Geneva đă mang lại cho họ. Nhưng các điều khoản cũng phù hợp với phe Việt Minh; họ phải chịu đựng từ một sự thiếu hụt lớn lao các cán bộ hành chính, và đă có mọi thứ sẽ được nói về một thủ tục theo từng giai đoạn giúp cho họ củng cố vị thế của họ tại miền Bắc trước khi tiến tới việc thâu đoạt miền Nam, nơi mà các kẻ ủng hộ họ yếu kém hơn nhiều. Trong thực tế, người Pháp đă giữ miền Nam cho họ cho đến khi họ sẵn sàng thâu tóm nó và khi đó chuyển giao cho họ đằng sau h́nh thức của “các cuộc bàu cử”. Phe Việt Minh tin tưởng rằng người Pháp sẽ làm điều này, bởi sự lựa chọn khác sẽ là một sự tái diễn chiến tranh, và họ hoàn toàn chắc mẩm rằng người Pháp không c̣n bụng dạ nào cho việc đó.
Tuy nhiên, đă có một trở ngại nhỏ, mặc dù vào lúc đó nó không được xem là nghiêm trọng ǵ cả. Trở ngại này là chính phủ Việt Nam dưới quyền của cựu Hoàng Đế Việt Nam, Bảo Đại, là chính phủ mà người Pháp đă lập lên tại Sàig̣n trong diễn tiến cuộc đấu tranh của họ chống lại Việt Minh. Người Pháp sau sự sụp đổ quyền bá chủ của Nhật Bản năm 1945 đă cho rằng các quyền chủ tể của họ tại Đông Dương, bao gồm “thuộc địa” Nam Kỳ, và bốn xứ bảo hộ tại Trung Kỳ (An Nam), Bắc Kỳ (Tongking), Căm Bốt và Lào, không bị tổn hại về mặt pháp lư. Nhưng sự kiểm soát hữu hiệu của họ trên lănh thổ đă bị chấm dứt khi người Nhật, hay biết được một âm mưu của phe De Gaulle muốn mang các lực lượng Pháp tại Đông Dương vào cuộc chiến chống lại Nhật Bản, đă chặn đứng hành động này bằng cách tấn công và hủy diệt các lực lượng này hồi Tháng Ba 1945. Chính v́ thế, sau khi loại bỏ căn bản quân sự của sự cai tri của Pháp, người Nhật đă khuyến khích Hoàng Đế Việt Nam, Bảo Đại, mặc dù triều đại của ông đă bị tước đoạt mọi quyền hành thực sự bởi chính quyền Pháp, song vẫn giữ ngôi vị và triều đ́nh của ông tại Huế, để tuyên bố Việt Nam, bao gồm ba miền đất thuộc chủng tộc Việt Nam là Nam Kỳ, Bắc Kỳ, và Trung Kỳ, là một quốc gia hoàn toàn độc olập. 3 Nhưng khi Nhật Bản đầu hàng trong Tháng Tám vị Hoàng Đế bị bỏ mặc không có binh sĩ của riêng ḿnh để duy tŕ một nền độc lập mà ông mắc nợ với người Nhật bị bại trận. Vào lúc này, các nhóm vũ trang của Việt Minh do cộng sản lănh đạo, vốn được trang bị bằng vũ khí của Mỹ, và tập hợp tại vùng núi non phía bắc Bắc Kỳ, đă tràn xuống đồng bằng và chiếm cứ Hà Nội. Vị Hoàng Đế, cảm thấy vị thế của ḿnh trở nên không chống đỡ được, theo đó đă thoái vị và chuyển giao thẩm quyền của ông cho Chính Phủ dân chủ cộng ḥa (Gouvernement républicain démocratique), được lập lên bởi Việt Minh. Đổi lại, ông đă được phong làm “Cố Vấn Tối Cao” cho chính phủ mới. Tuy nhiên, cuộc sống của ông đă không phải là một cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc dưới chế độ Việt Minh, và không lâu sau đó ông đă rời Việt Nam và sang sống tại Hồng Kông.
Trong khi đó, các lực lượng quân sự của Pháp đă được gửi sang Đông Dương để tái khẳng định thẩm quyền của Pháp, và họ đă đối đầu với quân đội lớn mạnh của Việt Minh. Người Pháp nhận thức được rằng sự việc không thể lại y nguyên tại Đông Dương như chúng đă diễn ra trước khi có chiến tranh và rằng các sự nhượng bộ phải được đưa ra cho các phong trào dân tộc chủ nghĩa, nhưng họ khăng khăng đ̣i sự thừa nhận quyền chủ tể tối cao của Pháp và vào việc tách rời Nam Kỳ ra khỏi phần c̣n lại của Việt Nam. Các cuộc thương thảo với Việt Minh đă không đem lại một sự thỏa hiệp khả dĩ chấp nhận được, và cuộc chiến tranh toàn lực giữa hai quân đội đă bùng nổ trong Tháng Mười Hai 1946. Người Pháp từ đó cần đến một số loại nhà chức trách Việt Nam được dựng lên chống lại Việt Minh, và họ đă quyết định thành lập một chính phủ Việt Nam tự trị, nhưng không có chủ quyền, chung quanh vị cựu Hoàng Đế. Như một điều kiện để quay về Việt Nam, Bảo Đại đă có thể giành dược sự tái thống nhất Nam Kỳ với phần c̣n lại của Việt Nam, nhưng ông đă chấp nhận sự lệ thuộc vào Liên Hiệp Pháp, bộ phận sẽ giữ quyền kiểm soát tối hậu trên tiền tệ, ngoại giao, và quốc pḥng. Ông đă không tái đảm nhận ngôi vị Hoàng Đế, chính yếu dường như người Pháp tin tưởng rằng nếu ông làm như thế sẽ làm giảm bớt viễn ảnh về một thái độ thuận lợi cho chế độ của ông tại Hoa Kỳ, nhưng quốc gia Việt Nam mới cũng không tuyên bố là một cộng ḥa; nó chỉ được gọi là Quốc Gia Việt Nam [QGVN] (State of Việt Nam) và Bảo Đại là Quốc Trưởng (Head of State). Tuy nhiên, ông chính thức được xướng danh là “His Majesty” [từ ngữ trong tiếng Anh được dùng để gọi vị Hoàng Đế khi nói chuyện hay trên văn thư chính thức, tạm dịch là Hoàng Thượng, chú của người dịch].
Nước Pháp đă yêu cầu các đồng minh của ḿnh sự thừa nhận ngoại giao quốc gia mới, và cả Anh Quốc lẫn Hoa Kỳ đă chấp thuận điều đó, nhưng với sự khác biệt rằng Anh Quốc chỉ thừa nhận Việt Nam như một quốc gia liên kết nằm trong Liên Hiệp Pháp, trong khi Hoa Kỳ thừa nhận nó như một quốc gia độc lập. Sự định danh nói sau cho thấy những ǵ người Mỹ nghĩ rằng nó phải như vậy, khác với những ǵ đă thực sự diễn ra, bởi công luận Mỹ vẫn c̣n ác cảm với chủ nghĩa thực dân Âu Châu tại Viễn Đông. Khi chiến tranh Triều Tiên đă mang Hoa Kỳ vào cuộc xung đột vũ trang với Cộng Sản Trung Hoa, người Mỹ tự cảm thấy có một chính nghĩa chung với nước Pháp chống lại Việt Minh do cộng sản lănh đạo, các kẻ được tiếp tế từ Trung Quốc ngang qua biên giới Bắc Kỳ, và Mỹ đă bắt đầu cung cấp cho nước Pháp các vũ khí để thực hiện chiến tranh. Tuy thế các mục đích của hai nước vẫn khác biệt; với người Pháp, đó vẫn c̣n là một cuộc chiến tranh để bảo tồn quyền bá chủ của Pháp tại Đông Dương và không phải, như đối với Dulles, chỉ là một phần của mặt trận ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế. Sự khác biệt trong quan điểm trở nên có ư nghĩa cao độ sau khi Pháp phải gánh chịu sự thất trận quân sự tại Đông Dương, bởi, một khi họ bị thuyết phục rằng họ đă không thể duy tŕ sự thống trị của ḿnh ở đó, họ đă chỉ quan tâm rất ít đến kẻ sẽ thừa kế họ, trong khi đối với người Mỹ chính nghia chống cộng sản vẫn luôn luôn quan trọng.
Chế độ Bảo Đại đă là một sự thất vọng đối với người Pháp trong sự chiến đấu của họ chống lại Việt Minh. Đă có ba lư do chính cho sự kiện này. Trước tiên, chế độ quân chủ cổ xưa, mặc dù nó vẫn thu hút được các cảm tính trung thành của nhiều người Việt Nam lớn tuổi và trung niên, nó không có hay chỉ có rất ít giá trị đối với thế hệ trẻ hơn, tầng lớp trong đó các phần tử tích cực nhất về mặt chính trị trong nước có thể được t́m thấy. Thứ nh́, sự chấp nhận của Bảo Đại việc lệ thuộc vào Liên Hiệp Pháp đă có hiệu ứng rằng chính phủ của ông vẫn c̣n bị nh́n chỉ là một công cụ của chính sách thực dân Pháp, trong khi Việt Minh, với sự khẳng quyết không khoan nhượng của nó về chủ quyền quốc gia không hạn chế, tiếp tục lôi cuốn được mọi kẻ theo dân tộc chủ nghĩa cấp tiến [sic]. Sau cùng nhưng không phải ít quan trọng nhất, chế độ đă trở thành một gương xấu cho sự bất tài và tham nhũng. Bảo Đại không phải là bạo chúa, nhưng trái tim của ông đặt nơi môn thể thao ưa thích của ông là đi săn hổ hơn là vào các chi tiết thông thường của sự quản trị quốc gia, và ông đă phó thác công việc của chính trị cho các thân nhân và bạn hữu của ông, những kẻ có mục tiêu chính nhằm làm giàu cho chính họ càng nhanh càng tốt bằng mô hôi nước mắt của quần chúng. Chính phủ Bảo Đại đă không có quân đội riêng của ḿnh, bởi các binh sĩ người Việt trong Liên Hiệp Pháp đánh nhau với Việt Minh được trả lương, trang bị vũ khí, huấn luyện, và chỉ huy bởi nước Pháp. Nhưng ngay trong khu vực kiểm soát quân sự của Pháp, chính quyền dân sự của chế độ Bảo Đại không hữu hiệu; rất ít lợi tức đă được nâng cao, nạn cướp bóc lan tràn, vào đỉnh điểm của xúc phạm đă bị vươn tới khi một nhóm cướp sông được gọi là B́nh Xuyên kiểm soát các đường phố Sàig̣n khi một người trong họ được cử làm Giám Đốc Cảnh Sát.
Trong khi đó chế độ Việt Minh, tự xưng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH), ngược với Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đă nhận được sự thừa nhận ngoại giao từ Liên Bang Sô Viết và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. Hai cơ cấu chính trị đối lập tại Việt Nam chính v́ thế đă được bảo trợ từ các phía đối chọi nhau của Bức Màn Sắt, và khi Hội Nghị Geneva được triệu tập hầu đem chiến tranh đến chỗ kết thúc, cả VNDCCH lẫn QGVN đều có đại diện tại bàn hội nghị. Trong việc thương thảo cuộc đ́nh chiến, không có ǵ thắc mắc về việc QGVN có được đại diện hay không, bởi các binh sĩ của QGVN đều nằm dưới sự chỉ huy của Liên Hiệp Pháp, và sự đ́nh chiến v́ thế đă được kư kết giữa các Tổng Tư Lệnh các lực lượng Liên Hiệp Pháp và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, cánh tay quân sự của VNDCCH. Tuy nhiên, về các cuộc thảo luận chính trị, sự hiện diện của phái đoàn QGVN được xem là thiết yếu bởi người Pháp, mặc dù nhiều phần nhằm tước đoạt VNDCCH lợi thế ngoại giao là đại biểu duy nhất của dân tộc Việt Nam, hơn là để có được các quan điểm của chính phủ Bảo Đại về các vấn đề liên hệ. Điêu được giả định bởi cả phía Pháp lẫn Việt Minh rằng QGVN, không có các lực lượng vũ trang của riêng ḿnh và lệ thuộc hoàn toàn vào nước Pháp, sẽ phải chấp nhận bất kỳ điều ǵ được thỏa thuận bởi các nước tham dự khác tại hội nghị.
Không may cho loại tính toán này, chính phủ Bảo Đại đột nhiên phục sinh trong khi hội nghị đang thực sự diễn ra. Lư do cho sự kiện này là sự bất măn sâu xa của Mỹ đối với cả chính phủ Bảo Đại như được thực sự cấu thành, lẫn sự không sẵn ḷng của Pháp để nh́n nhận nó như một chủ quyền trọn vẹn. Sự trợ giúp tài chính của Mỹ cho nước Pháp tại Đông Dương bao gồm không chỉ các đồ tiếp liệu quân sự mà c̣n cả viện trợ kinh tế được chuyển đến Việt Nam xuyên qua chính quyền Pháp, nhưng dù thế trở nên rất cần thiết để ngăn chặn sự sụp đổ toàn diện của nền kinh tế và mang lại cho Hoa Thịnh Đốn một đ̣n bẩy nhiều uy thế về chính sách. Người Mỹ giờ đây khẳng quyết rằng, nếu muốn viện trợ kinh tế của họ c̣n được tiếp tục, phải có các sự cải cách tại Quốc Gia Việt Nam, và họ đă có người được chỉ định của họ nhận trách vụ thực hiện các sự cải cách như thế. Người này là Ngô Đ́nh Diệm, một chính trị gia Việt Nam vừa chống Pháp lẫn chống cộng sản đă từng sống lưu vong một thời gian tại Hoa Kỳ. Ông Diệm trước tiên đă nổi bật lên trong năm 1932 khi, với tư cách đứng đầu một ủy hội được chỉ định bởi vị hoàng đế trẻ trung Bảo Đại ngay sau khi lên ngôi, ông đă cố gắng không thành công để cải cách chính quyền hoàng triều tại An Nam. 4 Nhiệt t́nh của ông đă mang ông đến sự xung đột với cả các thân nhân của Hoàng Đế lẫn giới công chức Pháp, và ông đă phải từ chức. Khi QGVN được dựng lên như một nước liên kết thuộc Liên Hiệp Pháp, ông Diệm đă từ chối không dính dáng ǵ với nó. Ông đă đ̣i hỏi sự độc lập chủ quyền trọn vẹn cho Việt Nam và giữ lư lịch của ḿnh không có bất kỳ sự cộng tác nào với chế độ thực dân Pháp; cùng lúc ông đă là một đối thủ chua chát đối với phe Cộng Sản, các kẻ đă ngẫu nhiên [sic?] hạ sát một trong những người anh của ông. Ông là một người khác biệt rơ rệt với Bảo Đại về tính khí và tư cách; trái với vị cựu Hoàng Đế lười biếng, ham vui, và dễ dăi, ông Diệm th́ cứng rắn, khắc khổ, không khoan nhượng, tận tụy, và tàn nhẫn. Người Mỹ chưa sẵn sàng để ủng hộ ông ta một cách không dè dặt, nhưng họ tin tưởng ông sẽ mang lại một số loại trật tự trong chính quyền Sàig̣n, sao cho tiền bạc của Mỹ sẽ không c̣n bị đổ vào lỗ không đáy của sự tham nhũng của các viên chức.
Cả Bảo Đại lẫn người Pháp đều không muốn có ông Diệm làm Thủ Tướng, nhưng họ không ở vào vị thế để kháng cự áp lực của người Mỹ sau thảm họa Điện Biên Phủ, và ông Diệm đă có thể áp đặt các điều kiện của ḿnh. Ông tuyên bố rằng ông sẽ không đảm nhận chức vụ trừ khi QGVN được phép rút ra khỏi Liên Hiệp Pháp và đạt được chủ quyền toàn vẹn. Các yêu cầu của ông đă được chấp nhận. Điện Biên Phủ bị thất thủ hôm 8 Tháng Năm, nước Pháp đă nh́n nhận chủ quyền đầy đủ của Quốc Gia Việt Nam hôm 4 Tháng Sáu, và hôm 19 Tháng Sáu, ông Diệm trở thành Thủ Tướng của Chính Phủ Bảo Đại. Tuy nhiên, tại Geneva, các biến cố này ở Sàig̣n th́ khó được chú ư bởi các nhà ngoại giao của Đại Cường là những kẻ đang gắng sức để đạt tới một giải pháp cho vấn đề kế nhiệm nước Pháp tại Đông Dương. Điều vẫn được xem là đương nhiên rằng QGVN hoàn toàn lệ thuộc vào Pháp và sẽ phải bị khuất phục trước bất kỳ các sự sắp xếp nào mà nước Pháp có thể chấp nhận nhân danh nó.
Ông Diệm nói rơ ngay từ lúc khởi đầu rằng chính phủ của ông sẽ không tự xem ḿnh bị ràng buộc trong tương lại bởi bất kỳ quyết định nào của Hội Nghị Geneva không có sự đồng ư trọn vẹn của chính phủ của ông. Nếu bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị đ̣i hỏi chữ kư phái đoàn QGVN sẽ từ chối kư tên trên đó. Như chúng ta đă nh́n thấy, chiến thuật được thỏa thuận giữa Eden và Molotov về việc liệt kê thay v́ kư tên có chủ ư làm hỏng không phải sự từ chối không kư tên của Việt Nam mà là của Trung Quốc. Nhưng một cách ngẫu nhiên đă có hiệu ứng che dấu thế giới sự kiện về sự chống đối của QGVN. Nếu các chữ kư được yêu cầu và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam từ chối không chịu kư, sự chú ư của công luận sẽ bị thu hút trong một cung cách làm bối rối đến sự không sẵn ḷng của một trong hai chính phủ Việt Nam để hợp tác trong các kế hoạch được đặt ra cho tương lai của nó. Như đă xảy ra, đại diện QGVN có yêu cầu tại phiên họp sau cùng rằng một điều khoản dành cho các quyền hạn của QGVN phải được gồm trong bản tuyên bố sau cùng, nhưng ông ta đă bị gạt bỏ bởi Eden với tư cách chủ tịch. Thế giới chính v́ thế có cảm tưởng rằng bản tuyên bố sau cùng được tán thành bởi tất cả các chính phủ tham dự hội nghị ngoại trừ Hoa Kỳ.
Nước Pháp đă không dự liệu bất kỳ khó khăn nào đến từ Bảo Đại. Người Pháp không nghĩ xấu về ông ta, nhưng họ thừa nhận không có nghĩa vụ để bảo vệ chế độ của ông; họ xem rằng họ đă làm điều tốt đẹp cho ông ta trong cuộc mặc cả mà họ đă có với phe Việt Minh. Ông ta đă sẵn mất ngôi trong năm 1945; được mang trở lại bởi người Pháp, ông đă có năm năm để làm gia tăng tài sản gia đ́nh, và giờ đây ông sẽ có hai năm nữa, sau đó ông ta có thể rút về Nice hay Cannes và, ngay dù phải xa cách các con hổ thân yêu của ḿnh, sẽ sinh sống trong một phong cách thích hợp bới một vi vua về hưu. Không có lư do để tin rằng Bảo Đại đă nh́n vấn đề một cách rất khác biệt. Nhưng sẽ không dễ dàng để loại bỏ ông Diệm. Ông ta đă cương quyết để cai trị và đang tiến hành việc cai trị. Ông ta cũng quyết tâm giữ phe Việt Minh vĩnh viễn bên ngoài Nam Việt Nam và đây là nguyện vọng mà ông có thể trông mong t́nh cảm của vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ. Ông đă sẵn hy vọng để tự khiến ḿnh độc lập với sự ủng hộ của Pháp và để tiếp nhận viện trợ kinh tế và quân sự một cách trực tiếp từ Mỹ. Điều này người Pháp dường như đă không nhận thức được rằng, một khi ông ta đă mang QGVN ra khỏi Liên Hiệp Pháp, không có ǵ về mặt pháp lư lại ngăn cản ông ta không làm như thế.
Điều khoản chính trị trọng yếu của bản tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Geneva liên quan đến Việt Nam là khoản dự liệu các cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc vào Tháng Bảy 1956 [trong nguyên bản in sai là 1966, chú của người dịch] và cho các cuộc tham khảo về việc tổ chức các cuộc bàu cử này giữa “các giới chức đại diện có thẩm quyền của hai miền” từ ngày 20 Tháng Bảy 1955 trở đi. 5 Điều được giả định nói chung rằng Việt Minh sẽ thắng các cuộc tuyển cử này ngay dù các cuộc bàu cử được thực sự tự do, bởi nó có vào lúc đó tổ chức chính trị hữu hiệu duy nhất trong nước và uy tín của sự chiến thắng quân sự trên người Pháp. Nhưng Việt Minh trong bất kỳ trường hợp nào đă có một sự bảo đảm cơ hữu cho sự thắng cử nhờ dân số, và do đó số cử tri, th́ nhiều hơn tại phía bắc của giới tuyến so với miền nam giới tuyến. Việt Minh đă không chấp nhận bất kỳ sự đối lập chính trị nào trong các khu vực mà họ kiểm soát, và giờ đây họ sẽ kiểm soát toàn thể Bắc Việt Nam, sao cho họ có thể nắm chắc đa số 97 hay 98 phần trăm ở đó trong cung cách cộng sản thường lệ; ngay dù phía QGVN cũng hữu hiệu không kém trong việc quản trị khối cử tri tại miền Nam, điều nhiều phần không xảy ra, nó vẫn c̣n bị áp đảo về số lượng cử tri. Bản tuyên bố sau cùng trong thực tế có dự liệu việc giám sát các cuộc bàu cử bởi một ủy hội gồm các đại diện của cùng ba nước được lựa chọn để giám sát cuộc đ́nh chiến, tức Canada, Ba Lan, và Ấn Độ, nhưng không ai quen thuộc với các t́nh trạng thực sự tại Việt Nam lại có thể xem xét điều này một cách nghiêm chỉnh như một sự bảo đảm cho hoạt động chính trị tự do tại cả hai miền. Điều khoản về các cuộc tuyển cử chắc chắn được hiểu ngầm bởi cả người Pháp lẫn phe Việt Minh như một công thức cho một sự chiếm đoạt của Việt Minh trên miền Nam trong năm 1956. Nếu Việt Minh đă không hiểu ngầm điều đó, họ sẽ không đồng ư sự đ́nh chiến, mà sẽ tiếp tục chiến tranh với bất cứ giá nào cho đến khi họ chiếm được Sàig̣n.
Điều cần phải được nhấn mạnh rằng trước khi có sự đ́nh chiến, đă không có các thực thể chính trị như Bắc Việt và Nam Việt. Đă có Quốc Gia Việt Nam với thủ đô của nó tại Sàig̣n và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa với nơi đặt chính phủ của nó tại vùng đồi núi của Bắc Kỳ, quốc gia kể tên trước được thừa nhận bởi Pháp, Anh, và Hoa Kỳ, và nước kể tên sau được thừa nhận bởi Nga và Trung Hoa Cộng Sản, như là thẩm quyền chính trị hợp pháp (de jure) duy nhất tại Việt Nam. Cuộc chiến tranh giữa Liên Hiệp Pháp và Việt Minh đă được thực hiện trên khắp lănh thổ Việt Nam; người Pháp kiểm soát Hà Nội và Hải Pḥng và có các đơn vị du kích Việt Minh hoạt động gần Sàig̣n. Cuộc đ́nh chiến, với việc tập kết các lực lượng vũ trang của mỗi bên tại phía bắc và nam ranh giới ở vĩ tuyến 17, đă tạo ra lần đầu tiên một sự phân chia trong thực tế (de facto) Việt Nam giữa VNDCCH và QGVN, đă trở thành “các giới chức đại diện có thẩm quyền” của vùng liên hệ của họ. Liên Hiệp Pháp đă được giải tán trong phạm vi liên quan đến đến Đông Dương, nước Pháp đă không c̣n bất kỳ chủ quyền nào trong khu vực. Sự phân chia, dĩ nhiên, không có chủ định sẽ mang tính chất vĩnh viễn, bởi xứ sở sẽ được tái thống nhất qua các cuộc tổng tuyển cử toàn quốc trong năm 1956. Nhưng nếu chính phủ của QGVN, không phải là một bên của bản tuyên bố sau cùng của Hội Nghị Geneva, quyết định sẽ không gia nhập các cuộc tổng tuyển cử toàn quốc mà lại kéo dài sự hiện hữu riêng biệt của ḿnh tại lănh thổ phía nam giới tuyến ngừng bắn, sự việc sẽ ra sao? QGVN đă được thừa nhận bởi Pháp, Anh, và Hoa Kỳ như chính phủ hợp pháp của Việt Nam, và họ đă không thể phản đối về mặt pháp lư chủ quyền của QGVN để làm theo ư thích của nó về các cuộc tuyển cử tại khu vực thuộc quyền tài phán thực sự của nó.
Vào hôm 29 Tháng Sáu, trong thời khoảng nhóm họp Hội Nghị Geneva, Eden và Dulles đă đồng ư trên văn bản thông tin gửi chính phủ Pháp cho hay các điều kiện theo đó họ sẽ ủng hộ một sự giải quyết của Pháp với phe Việt Minh. 6 Bản văn có quy định rằng một giải pháp như thế phải “bảo vệ ít nhất phân nửa phía nam của Việt Nam”, và không được “chứa đựng các điều khoản chính trị sẽ tạo nguy cơ làm mất khu vực giữ lại lọt vào sự kiểm soát của cộng sản”. Nhưng sự hứa hẹn các cuộc tuyển cử toàn quốc trong hai năm, với t́nh h́nh tại Việt Nam, lại đúng là một điều khoản chính trị thuộc loại này. Sự nhấn mạnh về việc “bảo tồn” Nam Việt Nam và sự lo sợ về các điều khoản có tạo nguy cơ làm “mất” nó vào tay Cộng Sản rơ ràng phản ảnh các mối bận tâm của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ hơn là các sự quan tâm của Ngoại Trưởng Anh. Nhưng, đă đồng ư với Dulles về công thức này, thật khó để nh́n làm sao mà Eden lại có thể đi đến việc hậu thuẫn công thức về các cuộc tuyển cử được gồm vào trong bản tuyên bố cuối cùng. Sau lần quay lại Geneva của Eden hôm 12 Tháng Bảy, Dulles có nói với ông ta rằng ông lo sợ “trong trường hợp nước Pháp sẽ bị buộc phải tách rời bảy điểm [công thức Eden-Dulles hôm 29 Tháng Sáu] và Hoa Kỳ khi đó sẽ phải tự tách ḿnh ra khỏi sự thỏa thuận phát sinh”. Khi bản tuyên bố cuối cùng sau hết được soạn thảo, Bedell Smith đă cảnh cáo Eden, như đă sẵn đề cập, rằng Hoa Kỳ không thể tham dự vào đó. Eden b́nh luận trong tập hồi kư của ông rằng “bởi Dulles ít nhất cũng chịu phần trách nhiệm như chúng ta về việc triệu tập Hội Nghị Gebneva, điều này đối với tôi xem ra không hợp lư”. Tuy nhiên, sự quy trách đă không nhắc lại rằng bản tuyên bố cuối cùng, dựa trên sự thỏa thuận giữa người Pháp và phe Việt Minh, th́ không phù hợp với chính sách cố gắng “bảo tồn” Nam Việt Nam là điều Dulles đă gắn cho tầm quan trọng chính yếu và là điều mà ông nghĩ ông đă có được sự ủng hộ của Eden.
Sau khi Hội Nghị Geneva kết thúc, các biến cố đă phát triển một cách mau chóng trong chiều hướng theo đó các nguyên tắc chính trị của Ngô Đ́nh Diệm đă vạch ra trong ngày đầu tiên đảm nhận chức vụ của ông. Ông đă xem rằng Pháp đă bán xứ sở của ông cho Việt Minh, và ông cương quyết mang Nam Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của người Pháp và đi vào qũy đạo của Mỹ. Bằng nghị lực mà ông đă dùng để giải quyết các khó khăn hành chính đối diện ông khi về đến Sàig̣n, ông đă tạo ra một ấn tượng thuận lợi nhất trên các nhà quan sát chính thức của Mỹ và đă tạo lập danh tiếng của ḿnh như một nhân vật đă sử dụng tiền bạc của Mỹ cho các mục đích kinh tế và chính trị đă thỏa thuận thay v́ đút nó vào túi riêng của ông. Trong Tháng Mười Hoa Kỳ đă khởi sự trao cho chính phủ của ông viện trợ trực tiếp bằng mỹ kim thay v́ viện trợ gián tiếp xuyên qua các đường dây tài chính của Pháp. Vào cuối Tháng Mười Hai ông đă mang Nam Việt Nam ra khỏi khu vực đồng Phật Lăng và đặt nền kinh tế của Nam Việt Nam đứng vào hàng ngũ của Mỹ. Ông đă có thể phớt lờ sự thù nghịch của nước Pháp bởi giờ đây ông không chỉ nhận đầy đủ viện trợ kinh tế của Mỹ để củng cố chính quyền của ông, mà c̣n cả các vũ khí và huấn luyện viên Mỹ cho các binh sĩ Việt Nam đă được rút khỏi sự chỉ huy của Liên Hiệp Pháp và được tái tổ chức như một quân đội quốc gia. Các binh sĩ Pháp được di tản theo từng giai đoạn về Pháp hay bắc Phi Châu. Trong ṿng một năm sau Hội Nghị Geneva người Pháp không c̣n quyền lực để làm cho ư muốn của họ thắng thế tại Nam Việt Nam và chính v́ thế cũng đă không có khả năng thực hiện đúng các cam kết với phe Việt Minh chiếu theo các điều khoản của bản tuyên bố cuối cùng.
Ngày 20 Tháng Bảy 1955 là kỳ hạn được ấn định trong bản tuyên bố sau cùng cho sự khởi đầu của các cuộc tham khảo giữa hai chính phủ Việt Nam về các cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong Tháng Bảy 1956. Vào hôm 7 Tháng Sáu 1955 chính phủ VNDCCH có đưa ra một sự phát biểu viện dẫn bản tuyên bố sau cùng của Hội Nghị Geneva, kêu gọi các cuộc hiệp thương đă được dự liệu trong đó, và nói thêm rằng “nhân dân Việt Nam giữ sự cảnh giác thường trực và pḥng vệ chống lại bất kỳ thủ đoạn nào của phe đế quốc chủ nghĩa Mỹ nhằm chia cắt Việt Nam”. Năm tuần lễ sau đó, ông Diệm cho phát thanh một lời phát biểu từ Sàig̣n trong đó ông tuyên bố: 7
Chúng tôi không kư kết Các Hiệp Định Geneva. Chúng tôi không bị ràng buộc theo bất kỳ cách nào bởi các hiệp định này … Chúng tôi không bác bỏ nguyên tắc các cuộc bàu cử tự do như phương cách dân chủ và ḥa b́nh để đạt được sự thống nhất đó [của Việt Nam] … nhưng đối diện với một chế độ đàn áp như được thi hành bởi Việt Minh, chúng tôi vẫn nghi ngờ về khả tính của việc hoàn thành các điều kiện cho các cuộc bàu cử tự do tại miền Bắc.
Kỳ hạn đặt ra trong bản tuyên bố cuối cùng ở Geneva đă trôi qua không có bất kỳ sự chuyển động nào của chính phủ Nam Việt Nam để mở các cuộc hiệp thương về các cuộc bầu cử, và VNDCCH sau đó đă kháng cáo với Anh Quốc và Liên Bang Sô Viết với tư cách hai đồng chủ tịch của Hội Nghị Geneva. Trong Tháng Mười nó đă nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. Trong một lá thư gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, Chu Ân Lai đă viết: 8
Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm tại miền nam Việt Nam vẫn từ chối tổ chức một hội nghị tham khảo vốn đă phải khởi sự hơn ba tháng trước đây. Hơn nữa, sự vi phạm trắng trợn này đối với Hiệp Định Geneva bởi chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă nhận được sự ủng hộ công khai của Hoa Kỳ … sự khẳng định rằng Hiệp Định Geneva không ràng buộc Chính Phủ Ngô Đ́nh Diệm th́ không thể biện hộ được. Khi nước Pháp kư kết Hiệp Định Geneva, nước Pháp cũng kư kết nhân danh miền nam của Việt Nam … Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc cho rằng hai vị Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva cần phải mau chóng chấp nhận mọi phương thức cần thiết sao cho Hiệp Định Geneva sẽ được tôn trọng.
Sự tuyên xác rằng “Hiệp Định Geneva”, có nghĩa bản tuyên bố sau cùng của hội nghị, bị “vi phạm” bởi sự từ chối của Nam Việt Nam việc thi hành Điều 7 của bản tuyên bố luôn luôn được chủ trương từ đó bởi các nước Cộng Sản. Tuy nhiên, Chu Ân Lai đă sai khi nói nước Pháp đă kư kết bản tuyên bố nhân danh Nam Việt Nam hay trong thực tế đă có kư kết vào đó. Không nước nào đă kư tên trên bản tuyên bố và theo luật quốc tế nó không ràng buộc bất kỳ chính phủ nào. Tuy thế, nếu nó được xem là có ràng buộc về mặt tinh thần đối với nước Pháp, vẫn không thể nói rằng vào ngày 21 Tháng Bảy nước Pháp đă có quyền hạn để ràng buộc QGVN. Nếu Việt Minh và các nước Cộng Sản tại Geneva đă nghĩ rằng nước Pháp đă có một quyền hạn như thế, họ đă sai lầm. Nhưng nhiều phần họ đă không nghĩ về điều đó hay trong thực tế họ có quan tâm chút nào về các điểm của luật hiến pháp; đơn giản rằng họ đă nh́n QGVN chỉ như một bù nh́n của Pháp tất nhiên sẽ sụp đổ nếu người Pháp đồng ư sự thanh lư nó. Họ đă quen đồng nhất chế độ này với một Bảo đại nhă nhặn và vô hiệu năng, kẻ không được ước định sẽ có sự kháng cự nào. Khi Hội Nghị Geneva kết thúc, họ chưa có thời giờ để thẩm định ư nghĩa của sự xuất hiện như Thủ Tướng tại Sàig̣n một tháng trước đó của một người, bất kể các khuyết điểm của ông, đă là một trong những nhân vật cứng cỏi nhất của lịch sử cận đại.
Nước Anh, như một trong các Đại Cường chịu trách nhiệm cho sự soạn thảo bản tuyên bố sau cùng của Hội Nghị Geneva, bị bối rối nghiêm trọng bởi chính sách của Nam Việt Nam, nhưng đă nhận thức rằng việc thi hành các điều khoản của bản tuyên bố vựot quá sự phản kháng ngoại giao không thôi, có nghĩa sự cưỡng bách một chính phủ có chủ quyền nhận được sự hậu thuẫn trọn vẹn của Hoa Kỳ. Anh Quốc, v́ thế, đă bác bỏ một đề nghị của Liên Bang Sô Viết rằng Hội Nghị Geneva cần phải được tái nhóm nhằm t́m kiêm các đường lối thi hành bản tuyên bố sau cùng Tháng Bảy 1954, và đă tuyên bố trong một Văn Thư gửi Liên Bang Sô Viết hôm 9 Tháng Tư 1956: 9
Chính Phủ Hoàng Gia Anh Quốc luôn luôn xem là điều đáng mong ước rằng các cuộc bàu cử này sẽ phải được tổ chức và đă khuyến cáo Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa 10 hăy tham dự các cuộc hiệp thương với các nhà cầm quyền Việt Minh hầu bảo đảm rằng mọi điều kiện cần thiết sẽ đạt được cho một sự phát biểu tự do của ư muốn dân tộc như một bước sơ bộ của việc tổ chức các cuộc tổng tuyển cử tự do bằng phiếu bầu kín. Tuy thế, Chính Phủ Hoàng Gia Anh Quốc không đồng ư rằng Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa bị ràng buộc về mặt pháp lư để theo đuổi diễn tiến này … Họ tiếp tục hy vọng rằng sẽ có thể mang lại sự thống nhất sau rốt nước Việt Nam trên căn bản các cuộc bàu cử tự do như được dự liệu trong bản tuyên bố sau cùng của Hội Nghị Geneva 1954. Mặt khác, họ xem là điều có tầm quan trọng tối thượng trong lúc này là việc duy tŕ ḥa b́nh giữa Miền Bắc và Miền Nam tại Việt Nam.
Các biến cố từ 1956 làm thất vọng các hy vọng của Chính Phủ Anh Quốc cả về sự thống nhất Việt Nam trên căn bản các cuộc bàu cử tự do lẫn việc duy tŕ ḥa b́nh giữa Miền Bắc và Miền Nam. Chiến tranh đă diễn ra ác liệt tại Nam Việt Nam với bạo động gia tăng kể từ cuối năm 1960, và đă tiến tới việc thu hút một phần lớn các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, đă là hậu quả của sự bổ nhiệm ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ Tướng tại Sàig̣n hồi Tháng Sáu 1954. Chính sự xuất hiện của ông đă làm đảo lộn sự dàn xếp ở Geneva (Geneva apple-cart). Chính sách căn bản của nước Pháp sau thảm họa Điện Biên Phủ là nhường Việt Nam lại cho phe Việt Minh, và nếu đă không có ông Diệm, Quốc Gia Việt Nam đă bị thanh toán một cách lặng lẽ, Điều 7 của Bản Tuyên Bố sau cùng sẽ được thi hành, và vào cuối năm 1956, Hồ Chí Minh sẽ cai trị từ biên giới Trung Hoa đến Mũi Cà Mau. Bảo Đại sẽ làm những ǵ ông ta được bảo và mọi việc sẽ được dàn xếp giữa Pháp và Việt Minh theo sự thỏa măn hỗ tương của họ. Một kết cuộc như thế khi nh́n lại có thể hay không thể được xem là đáng mong ước, nhưng như một vấn đề của lịch sử, điều đó đă không xảy ra. Khi người Pháp chấp thuận, mặc dù không mong muốn, sự bổ nhiệm ông Diệm, họ đă để kẻ lạ vào nằm trong ổ (the cuckoo into the nest). Ông đă thách thức họ ngay từ lúc khởi sự, và một khi ông có được viện trợ Mỹ trực tiếp, ông ta hoàn toàn thoát ra khỏi sự kiểm soát của Pháp. Thật là một trong các sự mỉa mai của lịch sử rằng ư chí của Pháp để trao Việt Nam lại cho kẻ thù mà Pháp đă giao chiến trong bảy năm lại bị phá hỏng trong diễn tiến bởi chế độ mà Pháp đă tạo lập ra để ủng hộ chính nó trong cuộc đấu tranh đó./-
G. F. Hudson 1967
___
CHÚ THÍCH
1. Miscellaneous no. 25 (1965); Cmnd. 2834. Từ giờ trở đi, được trưng dẫn là Documents.
2. Full Circle, trang 142.
3. Philippe Devillers, Histoire du Viet-nam de 1940 à 1953, trang 125. Danh xưng An Nam, trong tiếng Hán, được dùng chỉ toàn thể nước Việt Nam trong suốt thế kỷ thứ 19, nhưng bị giới hạn, sau năm 1885, vào phần miền trung của xứ sở, không kể Nam Kỳ (Cochin-China) và Bắc Kỳ (Tongking).
4. Devillers, sách đă dẫn, trang 63.
5. Documents, trang 84.
6. Eden Memoirs: Full Circle, trang 132.
7. Documents, trang 107.
8. Documents, trang 113.
9. Documents, trang 125.
10. Quốc Gia Việt Nam (State of Vietnam) đă trở thành Việt Nam Cộng Ḥa (Republic of Vietnam) trong Tháng Mười 1955 khi ông Diệm sau cuộc trưng cầu dân ư đă lật đổ Bảo Đại và tuyên cáo một Cộng Ḥa với chính ông là Tổng Thống.
_____
Nguồn: G. F. Hudson, The Final Declaration of The Geneva Conference On Indo-China, 1954, St Antony’s Papers, Numnber 20, Far Eastern Affairs, Number Four, Oxford University Press, 1967, các trang 73-87.
*****
PHỤ LỤC: Nguyên Văn Bằng Anh Ngữ Bản Tuyên Bố Cuối Cùng Của Hội Nghị Geneva Về Vấn Đề Tái Lập Ḥa B́nh Tại Đông Dương, Ngày 21 Tháng Bảy, 1954
Indochina - Final Declaration of the Geneva Conference
on the Problem of Restoring Peace in Indo-China,
July 21, 1954 (1)
FINAL DECLARATION, dated the 21st July, 1954, of the Geneva Conference on the problem of restoring peace in Indo-China, in which the representatives of Cambodia, the Democratic Republic of Viet-Nam, France, Laos, the People's Republic of China, the State of Viet-Nam, the Union of Soviet Socialist Republics, the United Kingdom, and the United States of America took part.
1. The Conference takes note of the agreements ending hostilities in Cambodia, Laos and Viet-Nam and organizing international control and the supervision of the execution of the provisions of these agreements.
2. The Conference expresses satisfaction at the ending of hostilities in Cambodia, Laos and Viet-Nam; the Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present declaration and in the agreements on the cessation of hostilities will permit Cambodia, Laos and Viet-Nam henceforth to play their part, in full independence and sovereignty, in the peaceful community of nations.
3. The Conference takes note of the declarations made by the Governments of Cambodia (2) and of Laos (3) of their intention to adopt measures permitting all citizens to take their place in the national community, in particular by participating in the next general elections, which, in conformity with the constitution of each of these countries, shall take place in the course of the year 1955, by secret ballot and in conditions of respect for fundamental freedoms.
4. The Conference takes note of the clauses in the agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam prohibiting the introduction into Viet-Nam of foreign troops and military personnel as well as of all kinds of arms and munitions. The Conference also takes note of the declarations made by the Governments of Cambodia (4) and Laos (5) of their resolution not to request foreign aid, whether in war material, in personnel or in instructors except for the purpose of the effective defence of their territory and, in the case of Laos, to the extent defined by the agreements on the cessation of hostilities in Laos.
5. The Conference takes note of the clauses in the agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam to the effect that no military base under the control of a foreign State may be established in the regrouping zones of the two parties, the latter having the obligation to see that the zones allotted to them shall not constitute part of any military alliance and shall not be utilized for the resumption of hostilities or in the service of an aggressive policy. The Conference also takes note of the declarations of the Governments of Cambodia (6) and Laos (7) to the effect that they will not join in any agreement with other States if this agreement includes the obligation to participate in a military alliance not in conformity with the principles of the Charter of the United Nations or, in the case of Laos, with the principles of the agreement on the cessation of hostilities in Laos or, so long as their security is not threatened, the obligation to establish bases on Cambodian or Laotian territory for the military forces of foreign Powers.
6. The Conference recognizes that the essential purpose of the agreement relating to Viet-Nam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that the military demarcation line is provisional and should not in any way be interpreted as constituting a political or territorial boundary. The Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present declaration and in the agreement on the cessation of hostilities creates the necessary basis for the achievement in the near future of a political settlement in Viet-Nam.
7. The Conference declares that, so far as Viet-Nam is concerned. the settlement of political problems, effected on the basis of respect for the principles of independence, unity and territorial integrity, shall permit the Viet-Namese people to enjoy the fundamental freedoms, guaranteed by democratic institutions established as a result of free general elections by secret ballot. In order to ensure that sufficient progress in the restoration of peace has been made, and that all the necessary conditions obtain for free expression of the national will, general elections shall be held in July 1956, under the supervision of an international commission composed of representatives of the Member States of the International Supervisory Commission,(8) referred to in the agreement on the cessation of hostilities. Consultations will be held on this subject between the competent representative authorities of the two zones from 20 July 1955 onwards.
8. The provisions of the agreements on the cessation of hostilities intended to ensure the protection of individuals and of property must be most strictly applied and must, in particular, allow everyone in Viet-Nam to decide freely in which zone he wishes to live.
9. The competent representative authorities of the Northern and Southern zones of Viet-Nam, as well as the authorities of Laos and Cambodia, must not permit any individual or collective reprisals against persons who have collaborated in any way with one of the parties during the war, or against members of such persons' families.
10. The Conference takes note of the declaration of the Government of the French Republic (9) to the effect that it is ready to withdraw its troops from the territory of Cambodia, Intros and Viet-Nam, at the request of the governments concerned and within periods which shall be fixed by agreement between the parties except in the cases where, by agreement between the two parties, a certain number of French troops shall remain at specified points and for a specified time.
11. The Conference takes note of the declaration of the French Government (10) to the effect that for the settlement of all the problems connected with the re-establishment and consolidation of peace in Cambodia, Laos and Viet-Nam, the French Government will proceed from the principle of respect for the independence and sovereignty, unity and territorial integrity of Cambodia, Laos and Viet-Nam.
12. In their relations with Cambodia, Laos and Viet-Nam, each member of the Geneva Conference undertakes to respect the sovereignty, the independence, the unity and the territorial integrity of the above-mentioned states, and to refrain from any interference in their internal affairs.
13. The members of the Conference agree to consult one another on any question which may be referred to them by the International Supervisory Commission, in order to study such measures as may prove necessary to ensure that the agreements on the cessation of hostilities in Cambodia, Laos and Viet-Nam are respected.
(1) Geneva Conference doc. IC/43/Rev. 2; reprinted in Report on Indochina: Report of Senator Mike Mansfield on a Study Mission to Vietnam, Cambodia, Laos, Oct. 15, 1954 (Senate Foreign Relations Committee print, 83d Cong., 2d sess.), pp. 26-27. Back
(2) Doc. IC/44/Rev. 1; ibid., p. 27. Back
(3) Doc. IC/45/Rev. 1; ibid., p. 28. Back
(4) Doc. IC/46/Rev. 2; ibid., p. 28. Back
(5) Doc. IC/47/Rev. 1; ibid., pp. 28-29. Back
(6) Doc. IC/46/Rev. 2; ibid., p. 28. Back
(7) Doc. IC/47/Rev. 1; ibid., pp. 28-29. Back
(8) The member states are Canada, India, and Poland. Back
(9) Doc. IC/48/Rev. 1; Report on Indochina, p. 29. Back
(10) Doc. IC/49/Rev. 1; ibid., p. 29. Back
Source:
American Foreign Policy 1950-1955
Basic Documents Volumes I and II
Department of State Publication 6446
General Foreign Policy Series 117
Washington, DC : U.S. Governemnt Printing Office, 1957
Ngô Bắc dịch và phụ chú
16.03.2015
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2015