Flávia Maria de Mello Bliska

Agronomic Institute (IAC),

Săo Paulo, Brazil

 

&

 

Celso Luis Rodrigues Vegro

Institute of Agricultural Economies (IEA)

Săo Paulo, Brazil

 

 

 

 

CÀ PHÊ, THU NHẬP CĂN BẢN VÀ

 

TƯ THẾ CÔNG DÂN:

 

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA

 

BRAZIL, UGANDA VÀ VIỆT NAM

 

 

 

Ngô Bắc dịch

 

H́nh Các Vùng Trồng Cà Phê Chính Yếu Trên Thế Giới, (tô màu vàng)

http://www.nationalgeographic.com/coffee/images/mapM.gif

 

 

Các quan hệ giữa thu nhập căn bản, tư thế công dân và sự sản xuất cà phê được phân tích bởi một cuộc nghiên cứu thực địa thực hiện tại các vùng cà phê chính của Brazil (Ba Tây), Việt Nam và Uganda.  Ba xứ sở này là các nhà sản xuất quan trọng của thế giới và đại diện cho ba châu, các hệ thống và cơ cấu khác biệt về sự sản xuất, các mô thức khác nhau về các tương quan xă hội và lao động, và các hệ thống chính quyền khác nhau.  Các tin tức then chốt được thâu nhận qua việc áp dụng một bảng câu hỏi được cấu trúc tại chỗ [in situ, tiêng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] giữa Tháng Ba và Tháng Năm 2008.  Các kết quả cho thấy các sự khác biệt đáng kể giữa 3 nước.  Tại Brazil, an ninh xă hội nông thôn, lương bổng tối thiểu và sự tiếp cận với giáo dục căn bản nổi bật trong tiến tŕnh thành đạt tư thế công dân, bất kể sự chỉ trích có thể có.  Hơn nữa, tại Brazil, có các dấu hiệu rằng trong ngắn và trung hạn, sự bảo đảm cho thu nhập căn bản có thể tạo ra thích nghi và sự thiếu quan tâm trong người trồng cà phê đến các trinh độ kỹ thuật cao hơn cùng sự độc lập của gia đ́nh ra khỏi sự trợ giúp của chính phủ.  Tại Việt Nam, ngoài sự tiếp cận đến trường học, sự tiếp cận ḥa b́nh đến đất đai xuyên qua pháp chế nổi bật lên, điều có thể xem như một ch́a khóa cho tư thế công dân tại một xă hội mang các nét nông thôn chủ yếu.  Tại Uganda, sự vắng mặt của các cơ chế bảo đảm thu nhập căn bản khiến cho sự tiếp cận với tư thế công dân lệ thuộc vào các sự thay đổi trong năng suất và các giá cả cà phê quốc tế, nguồn thu nhập chính của đất nước.  Sự thăng tiến trong tư thế công dân trông thấy tại Brazil và Việt Nam không được đạt tới tại phần lớn các nước Phi Châu, vốn có các đặc điểm rất giống với các tính chất được nh́n thấy tại Uganda.  Tuy nhiên, mặc dù sự tiếp cận đến giáo dục, nhà ở, sự b́nh đẳng giống phái, y tế, giải trí và văn hóa tiến xa hơn nhiều tại Brazil, điều này không c̣n có tính cách quyết định đối với xứ sở nữa, bởi cà phê không có cùng tiềm năng khai hóa như nó đă từng có trong thế kỷ trước.  Tuy nhiên, tại Phi Châu, đặc biệt tại Uganda, cũng như tại Việt Nam, sự phát triển của sự sản xuất cà phê vẫn c̣n có tính cách cốt yếu cho việc thành đạt tư thế công dân.

 

Từ ngữ then chốt: cà phê, chính sách nông nghiệp, sự an toàn thực phẩm

 

 

***

 

       Trong các mặt xă hội và kinh tế, cà phê là một trong các sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất trên thế giới.  Sự sản xuất cà phê trải rộng lên hơn 60 nước sản xuất tại 4 châu lục – Mỹ Châu, Á Châu, Phi Châu, và Đại Dương Châu [Oceania, hay c̣n gọi là Úc Châu, chú của người dịch].  Nó được sản xuất chính yếu tại các nông trại gia đ́nh ở các nước đang phát triển.  Việc tiếp thị của nó diễn ra trên toàn thế giới và sự tiêu thụ của nó được tập trung tại các nước đă phát triển.  Lợi tức phát sinh bởi cà phê được ước lượng hơn 15 tỷ Mỹ Kim và số thương vụ bán lẻ hàng năm được ước lượng là hơn 70 tỷ Mỹ Kim.  Điều được ước lượng rằng hơn 25 triệu người lệ thuộc vào cà phê để sinh tồn và dây chuyền sản xuất của nó liên can đến 100 triệu người.

 

       Ba Tây và Việt Nam là các nhà sản xuất lớn nhất của thế giới, lần lượt với 36% và 15% sản lượng cà phê thế giới.  Các nước sản xuất cà phê quan trọng khác là Colombia, Indonesia, Mexico, Ethiopia, India, Peru, Guatemala và Uganda.  Mặc dù trong các thập niên gần đây, tại phần lớn các nước, các nông dân đă đa dạng hóa các cây trồng của họ -- như tại Ba Tây và Mexico –, trở nên ít lệ thuộc hơn vào cà phê như một nguồn phát sinh ngoại tệ, nhiều nước vẫn c̣n bị xâm hại bởi các sự trồi sụt trong các giá cả cà phê trên các thị trường quốc tế, đặc biệt những nước nơi mà sản lượng vẫn đại điện một phần chia đáng kể của số thu hoạch ngoại tệ, chẳng hạn như Burundi, Ethiopia, Honduras, Nicaragua, Uganda và Guatemala (International Coffee Organization [ICO]: Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế ICO, 2010).

 

       Mối tương quan giữa cà phê và các chỉ số kinh tế xă hội, đặc biệt sự an toàn, bảo đảm đầy đủ  thực phẩm (food safety), được nhận thấy trong một cuộc nghiên cứu về viễn tượng trên số cầu cho việc trồng cà phê tại tiểu bang Săo Paulo, Brazil (Guerreiro Filho & Bliska, 2007).  Về mặt lịch sử, một sự kết hợp các yếu tố có tác động trong sự phát triển sự sản xuất cà phê tại tiểu bang đó, bởi cà phê đă dẫn đến sự sản xuất thực phẩm bởi các người nhập cư làm việc tại các trại trồng cà phê, cũng sản xuất ra một loạt rộng lớn các sản vật thực phẩm, được trợ lực bởi sự kiện rằng trào lượng của sự phân phối cà phê và thực phẩm được xây dựng cùng lúc đă bổ túc lẫn nhau.  Nhiều tác giả xem sự kiện này như một trong các cột trụ của sự công nghiệp hóa tại Brazil, bởi việc phát triển số cung thực phẩm cho các dân số thành thị tăng cao, vốn nhắm vào việc làm trong các kỹ nghệ và các dịch vụ (Cano, 1998).  Trong quan điểm về một giai đoạn cá biệt của sự bành trướng việc trồng cà phê, với sự thu hút lực lượng lao động từ các di dân gốc Âu Châu và Á Châu tại miền tây tiểu bang Săo Paulo, vấn đề bảo đảm thực phẩm khởi sự tương tác với kỹ nghệ cà phê Brazil.  Sau này, khi việc phân tích động thái và tầm quan trọng của sự sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ cà phê đối với nền kinh tế Brazil, một lần nữa đă xác định mối liên hệ khả hữu giữa cà phê và bảo đảm an toàn thực phẩm, ngoài mối liên hệ khả hữu giữa cà phê, số thu nhập căn bản và tư thế công dân (Bliska, Mourăo, Afonso Júnior, Vegro, Pereira, & Giomo, 2009).

 

       Nhận xét này được hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu và các thành viên khác trong dây chuyền sản xuất cà phê tại Ba Tây và các nước sản xuất khác.  Thời kỳ giá hạ của cà phê được trích dẫn là tác hại đối với các người trồng trọt và các nước sản xuất, với các tỷ suất cao hơn của nạn nghèo đói, thất nghiệp, di dân, và bỏ học (Bliska, Pereira, & Giomo, 2007).

 

       Các cuộc nghiên cứu của các tác giả Bussolo, Godart, Lay, và Thiele (2006) và Murekezi và Loveridge (2009) lần lượt cho thấy rằng đối với Uganda và Rwanda, các sự sút giảm trong giá cà phê đă làm gia tăng mức nghèo đói và cắt giảm sự an sinh của các người dân nông thôn ở những nước đó.

 

       Tại Brazil, sự sản xuất cà phê được trài rộng trên nhiều tiểu bang, nhưng nó tập trung vào các tiểu bang Minas Gerais, Espirito Santo, Săo Paulo, Paraná, Bahia và Rondônia.  Tại các Tiểu Bang Minas Gerais và Espirito Santa, 70% sản lượng cà phê đến từ các nông trại gia đ́nh.  Mặc dù sự góp phần của nó th́ quan trọng về mặt lịch sử đối với nền kinh tế quốc gia, bởi việc làm phát sinh sản phẩm, thu nhập và các việc làm, sau nhiều năm như là sản phẩm chính trong số xuất cảng của Brazil, cà phê đă bắt đầu mất đi tầm quan trọng.  Trong năm 1962, cà phê chiếm tới 50% số thu hoạch ngoại tệ của tổng số xuất cảng của Brazil, giảm xuống 35% trong năm 1970, 14% trong năm 1980, 4% trong năm 1990, 2.8% trong năm 2000 (Carvalho, 2001) và 2.4% trong năm 2008 (Embrapa Café, 2010).

      

Tuy nhiên, Brazil vẫn c̣n là nước sản xuất lớn nhất của thế giới về cà phê, với sự góp mặt vào sản lượng của thế giới được ước lượng khoảng một phần ba.  Ngoài ra, số thu hoạch về cà phê vẫn c̣n rất quan trọng cho xứ sở, bởi sự sử dụng sâu rộng nhân lực trong phần lớn các khu vực sản xuất, đặc biệt vào mùa gặt hái.  Số tiêu thụ trong nước th́ rất lớn.  Nó đă gia tăng 15% mỗi năm và có thể sẽ tiếp tục gia tăng ở nhịp độ này.  Trong năm 2009, số tiêu thụ nội địa đă đạt tới 4.81 kg cà phê đă rang trên mỗi đầu ngượi hay 81 lít/mỗi người/năm (ABIC, 2011).

 

       Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn nhất tại Đông Nam Á và là nước sản xuất lớn thứ nh́ trên thế giới.  Cà phê là sản phẩm xuất cảng lớn thứ nh́ của Việt Nam, chỉ bị qua mặt bởi gạo.  Vào khoảng 95% cà phê sản xuất được xuất cảng đến 50 nước, chính yếu là Hoa Kỳ, Đức Quốc và Nhật Bản.  Khác với điều xảy ra tại Brazil, thị trường nội địa th́ quá nhỏ.

 

       Tại Việt Nam, cà phê được tiêu thụ bởi các người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu xă hội ở các khu vực thành thị.  Hơn 70% dân số sinh sống tại các khu vực nông thôn và họ hiếm khi uống cà phê.  Trong thập niên 1980, chỉ có 50% trong 22,500 hectares (mẫu tây) cà phê từ Việt Nam có sản xuất, với tổng sản lượng là 8,400 tấn.  Trong thập niên 1990, đă có một sự tăng trưởng khổng lồ về diện tích trồng cà phê, với các số xuất cảng được đẩy mạnh bởi các giá sản phẩm lên cao hơn, một t́nh trạng đă tiếp diễn cho đến năm 2000, biến Việt Nam thành nước sản xuất lớn thứ nh́ trên thế giới.  Trong thập niên 1980, kỹ nghệ cà phê Việt Nam được phát triển trên căn bản cây cà phê Robusta [người Việt gọi là cà phê Vối, để phân biệt với cà phê Chè (Arabica), chú của người dịch], vốn đă thích nghi với các nhiệt độ cao và các t́nh trạng khống chế của sự ẩm ướt tại miền nam Việt Nam, với sự sự sản xuất thâm canh, hiệu năng và mật độ cao, sử dụng các khối lượng nước và phân bón khoảng sản lớn lao và trồng dưới ánh nắng hoàn toàn.

 

       Tại Việt Nam, hiện có 600,000 nhà sản xuất cà phê, đúng thực là các gia đ́nh, 200,000 công nhân bán thời gian và 200,000 người khác làm việc một cách gián tiếp trong sự sản xuất cà phê.  Xét rằng kích thước gia đ́nh trung b́nh là 5 người, 2.5 triệu người tại các khu vực nông thôn lệ thuộc vào cà phê cho sự sinh tồn của họ.  Một phần các nhà sản xuất này thuộc các dân tộc ít người, và nhiều người sống dưới mức nghèo đói chính thức.

 

       Uganda là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất tại Phi Châu và là một trong mười nước sản xuất hàng đầu của thế giới.  Sự sản xuất cà phê th́ thực sự có tính cách gia đ́nh, tập trung chính yếu tại miền trung nam, nhưng nó được trải rộng khắp nhiều địa hạt.  Sự thuê mướn các công nhân không đáng kể.  Cà phê là món hàng xuất cảng chính và nguồn ngoại tệ chính, mặc dù sản phẩm nông nghiệp chính của xứ sở là chuối, dành cho các sự tiêu thụ nội địa và là cách sinh nhai khác, nhưng số thu nhập sụt giảm khi giá quốc tế về cà phê đi xuống.

 

       Giống như tại Việt Nam, thị trường trong nước tại Uganda th́ không đáng kể.  90% sản lượng được xuất cảng.  Các nhà sản xuất không có các nguồn tài chính để mua sắm các đồ tiếp liệu nông nghiệp để bước vào chu tŕnh sản xuất trọn vẹn (cultivation process) và, bất kể nhiều chương tŕnh quốc tế được thực hiện trong nước để trợ giúp sự tổ chức các nhà sản xuất và phát huy một sự chuyển giao kỹ thuật, tŕnh độ kỹ thuật c̣n rất thấp.

 

       Bởi tầm quan trọng của số thu hoạch cà phê đối với các nước trồng cà phê, bài viết này nhằm phân tích mối quan hệ giữa hoạt động nông nghiệp này, số thu nhập căn bản, và tư thế công dân đối với người trồng trọt và các công nhân nông nghiệp—chính yếu từ các quan điểm về giáo dục, nhà ở, sự b́nh đẳng giống phái, y tế, giải trí và văn hóa – xuyên qua sự nghiên cứu tại chỗ (in situ) tại ba nước sản xuất: Brazil, Việt Nam và Uganda.  Các nước này, cũng như các nước sản xuất quan trọng khác về cà phê, đại diện cho 3 châu, và các hệ thống cùng cơ cấu sản xuất, các mô thức về các quan hệ xă hội và lao động, và các hệ thống chính phủ khác nhau.   

 

 

PHƯƠNG PHÁP

      

Cuộc nghiên cứu này được đặt chính yếu trên sự nghiên cứu thực địa, với các cuộc phỏng vấn sắp đặt một phần, được thực hiện tại ba nước đang sản xuất cà phê, trong thời kỳ từ Tháng Ba – Tháng Năm 2008: Brazil (nước sản xuất lớn nhất trên thế giới), Việt Nam (lớn thứ nh́), và Uganda (nước sản xuất lớn thứ mười).  Các dữ liệu định tính và định lượng thu thập được có tính chất nền tảng cho việc tiêu biểu các khía cạnh chính của sự sản xuất cà phê về mặt kinh tế xă hội và kỹ thuật thực vật của chúng và đă thiết lập một mối tương quan giữa thu nhập căn bản và tư thế công dân.

 

       Tại cả 3 nước, các mẫu điều tra đă được tuyển chọn bởi các tham vấn và các chuyên viên về cà phê, có người đă gộp chung với nhau tính khả dĩ cung ứng về nhân sự và các doanh nghiệp, sự tiếp vận và các nhu cầu của cuộc nghiên cứu: các nhà sản xuất được hay không được chứng nhận, các nhà sản xuất và các đại diện của các công nhân thường trực và tạm thời, các hợp tác xă, các nhà tham vấn, các nhà cung cấp sự chứng nhận, các nhà xuất cảng, các đại lư trung gian, các nhà nghiên cứu và các nhân viên ngoại trương [extension workers, kinh  nghiệm cho thấy các nông dân khó bị thuyết phục để áp dụng các sự nghiên cứu khoa học và kỹ thuật canh tân mới bằng việc xem biểu diễn không thôi. Khảo hướng này bị xem là phí phạm thời giờ và tiền bạc tại nhiều khu vực mà nó được thi hành.  V́ thế một khảo hướng thứ nh́ sẽ phải là việc huấn luyện cho các nông dân bằng cách lập lên “các trường tập huấn tại hiện trường cho các nông dân” nơi mà các nông dân học cách để áp dụng, thích ứng và cải tiến các kỹ thuật nông nghiệp mới.  Các nhân viên ngoại trương là các người phu trách việc huấn luyện các nông dân tại chỗ về các kết quả nghiên cứu khoa học và các kỹ thuật nông nghiệp mới, theo các tài liệu của CácCơ Quan Liên Hiệp Quốc trợ giúp các nông dân, chú của người dịch] trong số nhiều thành tố khác của dây chuyền sản xuất cà phê và các môi trường tổ chức liên hệ đến chúng (Các Bảng 1 – 7).

 

       Tại Brazil, các cuộc phỏng vấn bao gồm các đại diện từ các tiểu bang sản xuất cà phê quan trọng: Minas Gerais, Espirito Santo, Săo Paulo, Paraná và Rondônia.  Tại Việt Nam, các tỉnh đă viếng thăm là Lâm Đồng và Dak Lak, và các cuộc phỏng vấn đă được thực hiện tại các tỉnh này và tại thành phố Hà Nội.  Các địa hạt thăm viếng tại Uganda là Masaka và Mukono, và các cuộc phỏng vấn đă được thực hiện tại các địa phận đó và tại thành phố Kampala.

 

 

 

 

Bảng 1

 

Cấu Trúc Tổng Quát Của Các Cuộc Phỏng Vấn Thực Hiện Trong Cuộc Nghiên Cứu:

Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

 

(01) Y tế & an toàn: phẩm chất và sự khả cung về thực phẩm và nước uống, điều kiện chỗ ở (các nhà suất / các công nhân) và nhà ở cho các công nhân tạm thời, y tế và an toàn nghề nghiệp

 

(02)  Sự tiếp cận với giáo dục và lao động thiếu nhi: các tŕnh độ tiểu học, trung học và đại học

 

(03) An sinh và các quan hệ cộng đồng: các quyền căn bản của các công nhân và các nhà sản xuất; sự tham gia tích cực vào các tổ chức tầng lớp, giải trí và văn hóa

 

(04) Thành quả của các chương tŕnh chính phủ và phi chính phủ

 

(05) Sự b́nh đẳng giống phái

 

(06) Sự tiếp cận đến đât đai

 

Chú thích: Nguồn: Khuôn khổ được khai triển trong cuộc nghiên cứu này.

 

---

 

 

Bảng 2

 

Sử Khả Cung Thực Phẩm và Nước Uống: Cấu Trúc Của Các Cuộc Phỏng Vân tại :

Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

 

(01) Số bữa ăn trung b́nh của các nhà sản xuất, các công nhân và gia đ́nh họ.

 

(02) Thực phẩm căn bản

 

(03) Nhận thức về phẩm chất của các bữa ăn hàng ngày (các thức ăn thông thường nhất)

 

(04) Sự khả cung các bữa ăn với protein từ súc vật [tức chất thịt, chú của người dịch]

 

(05) Sự khả cung sữa cho trẻ em (trong thời kỳ bảo dưỡng)

 

(06) Nuôi ăn trẻ em sau thời kỳ bú sữa

 

(07) Sự khả cung thực phẩm: canh tác, mua sắm, trao đổi lương thực

 

(08) Thực phẩm tại các trường học (trợ cấp nhà nước, lệ phí bữa ăn trưa tại trường, phẩm chất các bữa ăn, v.v…

 

(09) Sự khả cung nước uống và sự nhận biết các bệnh tật và sự ốm đau tổng quát

 

(10) Sự khả cung và phẩm chất thực phẩm: các sự hay biết về các miền không trồng cây cà phê

 

Chú thích: * Mọi đề mục đều bao gồm sự lượng giá trên giống phái

 

---

 

 

Bảng 3

 

Nhà Cửa Hay Các Điều Kiện Nhà Ở cho Các Công Nhân Tạm Thời:

Cấu Trúc Của Các Cuộc Phỏng Vân tại Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

 

(01) Các điều kiện thoáng khí và chiếu sáng tự nhiên

 

(02) Kính cửa sổ, tường hay mái nhà không có lỗ hổng

 

(03) Nhà xí công cộng: sự hiện diện và điều kiện sử dụng/sự sạch sẽ và khu biệt hóa

 

(04) Sự biệt lập giữa các khu vực nghỉ ngơi và ăn uống

 

(05) Sự biệt lập của môi trường sinh sông: nhà ở và các khu vực nhà kho nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp và súc vật nuôi

 

Chú thích: * Mọi đề mục đều bao gồm sự lượng giá trên giống phái.  Nguồn: Khuôn khổ được khai triển trong cuộc nghiên cứu này.

 

---

 

 

Bảng 4

 

Tiếp Cận Với Giáo Dục:

Cấu Trúc Của Các Cuộc Phỏng Vân tại Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

      

(01) Các trẻ em ở lứa tuổi đi học có tham dự và hoàn tất giáo dục căn bản thông thương (hay bậc tiểu học tại Uganda và Việt Nam)

 

(02) Các trẻ em ở lứa tuổi đi học có tham dự và hoàn tất trung học (hay cấp hai tại Uganda và Việt Nam)

 

(03) Các trẻ em có di học và làm việc

 

(04) Cơ hội để tiếp cận giáo dục bậc đại học

 

Chú thích: * Mọi đề mục đều bao gồm sự lượng giá trên giống phái.  Nguồn: Khuôn khổ được khai triển trong cuộc nghiên cứu này.

 

---

 

 

Bảng 5

 

Các Quan Hệ An Sinh và Cộng Đông:

Cấu Trúc Của Các Cuộc Phỏng Vân tại Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

 

(01) Các quyền căn bản của các công nhân và các nhà sản xuất

 

(02) Sự tham gia tích cực vào các tổ chức giai cấp

 

(03) Y tế nghề nghiệp

 

(04) Giải trí và văn hóa

 

(05) Các chương tŕnh chính phủ và các tổ chức phi chính phủ

 

Chú thích: * Mọi đề mục đều bao gồm sự lượng giá trên giống phái.  Nguồn: Khuôn khổ được khai triển trong cuộc nghiên cứu này.

 

---

 

 

Bảng 6

 

Các Chương Tŕnh Của Chính Phủ và Các Tổ Chức Phi-Chính Phủ:

Cấu Trúc Của Các Cuộc Phỏng Vân tại Ba Tây, Việt Nam và Uganda (2008)

 

(01) Chính sách về đất đai

 

(02) Các chương tŕnh đặc biệt (thí dụ, Trợ Cấp Gia Đ́nh, Bảo Tŕ Sân Chơi Thanh Thiếu Nhi, Tại Phục Hoạt Sự Trợ Giúp Kỹ Thuật, Ánh Sáng Cho Mọi Người)

 

(03) Các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO): các chương tŕnh cấp chứng chỉ và tổ chức trợ giúp quốc tế

của các nhà sản xuất và chuyển giao công nghệ (thí dụ, Embden, Drishaus & Epping Consulting / Neumann Foundation, U.S. Agency for International Development – USAID, German Agency for Technical Cooperation – GTZ)

 

Chú thích: Nguồn: Khuôn khổ được khai triển trong cuộc nghiên cứu này.

 

---

 

 

Bảng 7

 

Các Định Chế Đă Thăm Viếng và Tổng Số Các Cuộc Phỏng Vấn

tại Brazil, Việt Nam và Uganda (2008)

 

 

                                                                                                                   Tổng số phỏng vấn

Các định chế thăm viếng và phỏng vấn                                                      Brazil   Việt Nam            Uganda

 

Các đại học, các viện nghiên cứu, phát triển và canh tân                               7             2                       0

 

Các định chế  liên quan đến sự chứng nhận và chứng thực cà phê                 4             1                       3

 

Các nghiệp đoàn và các giới chức chính phủ về các chính sách

nông nghiệp và sự sản xuất cà phê                                                              1                6                       4

 

Các hợp tác xă của các người trồng cà phê                                                  6               0                       2*

 

Trợ giúp kỹ thuật quốc nội và quốc tế và nới rộng về nông thôn

và các tham vấn                                                                                           9              3                       5

 

Các trung gian (các người thu gom, các lái xe), các người mua và

các nhà xuất cảng                                                                                        2               7                       2

 

Các người trồng cà phê

       Nông trại với diện tích > 50 hectares                                                   0                1                       1

 

       Nông trại với diện tích từ 10 ha đến 50 ha                                           0                0                       0

 

       Nông trại với diện tích lên tới 10 ha                                                     4**            4*                     4*

 

Tổng cộng                                                                                                  66            23                   21

 

Chú thích: * Các nông trại với diện tích tối đa 2 mẫu Anh ([?] acres); ** Các nông trại lớn hơn 2 mẫu tây (ha).  Nguồn: Các chuyên viên, các cơ quan và các nhà sản xuất được tuyển chọn cho cuộc nghiên cứu.      

 

       Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc trồng cà phê, thu nhập căn bản và tư thế công dân, các khía cạnh sau đây đă được khảo sát: tiền công và an sinh xă hội nông thôn, các chương tŕnh đặc biệt về sự cung ứng và thành quả cùng sự tiếp cận đên đất đai (khảo hướng thu nhập căn bản) và sự tiếp cận với giáo dục, nhà ở, y tế, b́nh đẳng giới tính, giải trí và văn hóa (tư thế công dân).

 

       Các sự phân tích kết hợp các kết quả nghiên cứu thực hiện tại chỗ v(in situ), xuyên qua các cuộc phỏng vấn có sắp xếp với 59 thành viên then chốt của dây chuyền sản xuất cà phê tại các vùng cà phê chính ở Brazil, giữa Tháng Tư và Tháng Chín 2006, mà các kết quả có tính chất bổ túc và có ư nghĩa để phân tích cuộc khảo cứu thực hiện trong năm 2008.

 

       Các dữ liệu kinh tế xă hội, dân số, các chỉ số văn hóa và có tính chất chu kỳ, thu lượm được từ các cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội chuyên nghiệp, sách báo khoa học và truyền thông chuyên môn hóa cũng được sử dụng để phân tích các diện mạo của sự sản xuất cà phê liên hệ của chúng và măi lực tương đương (purchasing power parity (PPP) của các vùng cà phê tại các nước này, chẳng hạn như giá của một bao 60 kg cà phê (các giá của nhà sản xuất), dầu cặn (diesel oil), muối, đường, và tiền công của các công nhân tạm thời.

 

 

CÁC KẾT QUẢ VÀ SỰ THẢO LUẬN

 

       Các kết quả nghiên cứu cho thấy các sự khác biệt đáng kể giữa 3 nước đó.  Một trong những sự khác biệt nền tảng liên quan đên luật pháp về lao động.  Trong khi tại Brazil luật ấn định một tiền công tối thiểu và an sinh xă hội tại các khu vực nông thôn, tại Uganda, nơi hơn 90% sản lượng thuộc gia đ́nh, không có tiền công tối thiểu hay an sinh xă hội và sự chăm sóc y tế do chính phủ cung cấp th́ bấp bênh hơn nhiều so với Brazil.  Hơn nữa, tại Uganda, sự hưu trí và thu nhập tỷ lệ trực tiếp với số con cái, những kẻ được giả định sẽ trợ giúp cha mẹ khi ốm đau và lớn tuổi.  Tại Việt Nam, các nông dân cũng không có một hệ thống trợ cấp, mặc dù sự chăm sóc y tế được bảo đảm.  Tại Brazil, đối với các tiểu điền chủ, không có lương tối thiểu, nhưng có an sinh xă hội (tiền hưu trí).  Với các công nhân được thuê mướn, có một tiền công tối thiểu và an sinh xă hội.  Với các công nhân tạm thời, có sự cạnh tranh t́m nhân viên trong thời gặt hái, nhưng không nhất thiết bảo đảm thu nhập căn bản suốt năm hay an sinh xă hội.  Tóm lại, an sinh xă hội nông thôn tại Brazil có một tầm quan trọng được nh́n nhận, bởi nó cho phép sự tiếp cân đến tư thế công dân, mặc dù trong một số khía cạnh, nó có thể vẫn c̣n bị chỉ trích.

 

       Liên hệ đến tính khả cung và phẩm chất của thực phẩm và nước, tại Việt Nam, ở các vùng cà phê, thực phẩm nói chung hoàn toàn được đa dạng hóa.  Cà phê được trồng trong một hệ thống độc canh,nhưng các nhà sản xuất có khuynh hướng dành một phần trong tổng số diện tích để trồng ngô (bắp), một vườn cây ăn quả (trái) và vườn rau, nuôi lợn (heo), vịt, cá và đôi khi một nơi làm chuồng nuôi ḅ sữa.  Việc trồng cà phê là một công cuộc kinh doanh gia đ́nh nhưng, trong lúc gặt hái, các công nhân tạm thời được thuê mướn.  Nói chung, các công nhân này đă di chuyển từ miền bắc đến vùng thu hoạch tại giữa miền nam và ở lại tại mỗi trại thường từ hai đến bẩy ngày.  Các chủ nhân cung cấp nơi ở và ba bữa ăn mỗi ngày.  Sự cung cấp và tính đa dạng của thực phẩm cho các nhà trồng trọt và các công nhân, ít nhất trong suốt lúc gặt hái, th́ giống nhau.  Một phần sản lượng của các thực phẩm khác có thể được bán tại các ngôi chợ địa phương, nhưng thường nó được dùng để nấu các bữa ăn cho các nhà sản xuất và các công nhân tạm thời.  Phần lớn nước cung cấp được dùng không phân biệt trong việc tưới tiêu của các đồn điền cà phê, với các máy bơm chạy bằng dầu cặn (diesel).  Các con sông hay các thủy lộ khác bị ô nhiễm và lẫn bùn.  Có các hệ thống thu và trữ nước, nhưng thường không có ống dẫn nước tại nhà ở vùng nông thôn.  Cà phê th́ rất quan trọng không chỉ cho việc bảo đảm sự chiếm dụng đất đai, mà c̣n đem lại nhiều tự do hơn cho nhà sản xuất để đa dạng hóa sự sản xuất của họ tại một số khu vực của các nông trại, khi so sánh với các nhà sản xuất của các nông trại quốc doanh, là các kẻ không được phép làm như thế.

 

       Tại Uganda, tính khả cung và đa đạng của thực phẩm th́ khá hơn một cách đáng kể tại vùng trồng cà phê so với miền bắc của xứ sở, một khu vực bị chế ngự bởi việc nuôi trâu ḅ rộng lớn và du mục.  Hai chỉ số xă hội nổi bật: tử suất trẻ sơ sinh tại vùng trồng cà phê th́ thấp hơn số trung b́nh toàn quốc, và sự  theo học tại trường th́ cao hơn tại vùng trồng cà phê.  Thực phẩm căn bản của dân chúng là “batoque” (chuối đă nấu được nghiền nhừ).  Trong khi miền trồng cà phê sản xuất nhiều chuối cho cả năm , nạn đói, hiểu theo nghĩa hẹp, không được nhận thấy, nhưng có các sự khiếm khuyết về dinh dưỡng.  Thực phẩm được bổ túc với sắn, khoai tây, khoai lang, và rau cỏ (herbs).  Tuy nhiên, khi các giá cả cà phê tụt xuống, các bữa ăn của các nhà sản xuất và gia đ́nh họ gần như chỉ toàn là “batoque: chuối nghiền nhừ”.  Nếu giá cà phê lên cao, “batoque” được bổ túc bằng các thực phẩm khác.  Heo (lợn) và gà được nuôi tại hầu hết mọi nông trại, đôi khi có một con ḅ cho sữa, nhưng các sản phẩm này được dùng chính yéu cho việc mậu dịch với các trung tâm đô thị, để bổ túc cho thu nhập gia đ́nh, và chúng chỉ được dùng đôi khi để thết đăi các công nhân.  Việc cho bú sữa mẹ thường diễn ra cho tới hai tuổi, khi các đứa bé bắt đầu ăn “batoque”, nhưng nó có thể được chấm dứt sớm hơn nếu người mẹ có một đứa con khác.  Hệ thống sản xuất thịnh hành trong nước trợ lực đáng kể cho sự an toàn về thực phẩm của các nhà trồng cà phê: cà phê cho ít bóng mát, được che phủ bằng cây chuối, sắn, khoai lang và các rau cỏ c̣n sót lại trên các luống cây.  Số các công nhân làm theo hợp đồng không đáng kể, nhưng thức ăn của họ đi theo cùng khuôn mẫu của các gia đ́nh nông dân cà phê: không có nạn đói, nhưng có nạn thiếu chất dinh dưỡng.  Không có hệ thống ống dẫn nước hay các hệ thống thu và trữ nước, nhưng có nhiều con suối tại vùng trồng cà phê và dân chúng đi bộ tới 2 cây số để lấy nước trong các thùng bằng nhựa, dùng cho mọi sinh hoạt gia đ́nh.  Việc khử nước được làm xuyên qua việc đun sôi hay dùng các viên thuốc có chất chlorine.

 

       Tại các vùng trồng cà phê ở Brazil, chế độ ăn uống căn bản của các nhà sản xuất th́ đa dạng.  Nói chung, nó bao gồm gạo và đậu với các tỷ lệ khác nhau và bột (sắn hay ngô) kèm theo nó.  Sư đa dạng hóa th́ nhiều hơn trong mùa gặt hái ngô và sắn, khoai tây, trái cây và các thứ rau khác.  Việc nuôi lợn (heo) và gia cầm th́ phổ biến trong số các nhà sản xuất cũng như về phía các công nhân, nhiều người trong họ có nuôi ḅ sữa.  Sự tiêu thụ cà phê th́ rất cao, cà phê được dùng thường có pha đường thật ngọt.  Trong số các nhà sản xuất cà phê, bất kể kích thước của trang trại, sự đa dạng và tính khả cung của thực phẩm th́ cao hơn so với công nhân nông thôn.  Và sự cung ứng thực phẩm th́ cao hơn trong số các công nhân thường trực so với các công nhân tạm thời, và trong số các công nhân thường trực, cao hơn so với những công nhân sống tại các trang trại.  Phần lớn các nhà sản xuất và các công nhân đều có một khu vực dành cho một vườn rau và một vườn cây ăn trái và các gia súc nhỏ.  Phẩm chất của thực phẩm tại các miền cà phê th́ liên hệ nhiều đến phong thái trồng trọt hơn là các điều kiện kinh tế.  Các trẻ em theo học tại trường, thường đóng góp cho phần ăn của chúng.  Một phần của sự cung ứng thực phẩm của nhà sản xuất, các công nhân và gia đ́nh của họ, tại một số miền cà phê của Ba Tây, có liên hệ với các chương tŕnh của chính phủ, chẳng hạn như tại Thung Lũng Jequitinhonha Valley, thuộc Tiểu Bang Minas Gerais.  Các chương tŕnh này thường phân phát các khoản trợ cấp (bằng tiền mặt), các giỏ thực phẩm và sữa.  Cà phê được xem là một nguồn phân phát thu nhập và các công nhân tạm thời có khuynh hướng để dành một phần tiền công từ mùa thu hoạch cà phê để bảo đảm cho thức ăn cho đến mùa thu hái kế tiếp.  Gần như mọi ngôi nhà của các nông dân và công nhân đều có ống dẫn nước, phần lớn trong đó có chuyển nước uống.

 

       Mối quan hệ giữa cà phê và tư thế công dân c̣n có thể nhận thấy trong sự tiếp cận với trường học.  Tại cả Brazil lẫn Việt Nam, sự tiếp cận với giáo dục căn bản (đến [hết ?] trung học: through high school) th́ quan trọng và không lệ thuộc vào thu nhập phát sinh bởi sự sản xuất cà phê.  Tại cả hai nước, các cơ hội cho sự tiếp cận việc học hành cho con gái và con trai th́ như nhau.

 

       Ngược lại, tại Uganda, việc thiếu thốn thu nhập căn bản khiến cho số trẻ em theo học và rời trường đi liền các tỷ số năng suất và các sự thay đổi trong giá cả cà phê.  Với các em gái, các cơ hội để có phúc lợi của sự giáo dục th́ thấp hơn so với các em trai, đặc biệt sau bậc cơ bản, khi số em gái tại trường học thấp hơn nhiều so với sĩ số của các em trai.  Nếu giá cà phê đi xuống, các trẻ em được rút khỏi trường học bởi không có nguồn tài nguyên cho các chi phí đi học – dân nông thôn không phải đóng học phí, nhưng phải trả cho đồng phục, vở ghi chép, bút chỉ, tẩy, và thức ăn phục vụ tại trường.  Nếu giá cà phê lên cao, các trẻ em quay trở lại trường học và có sự đa dạng nhiều hơn về thực phẩm.

 

       Bởi số trẻ em th́ rất đông tại Uganda nói chung, đứa con gái lớn nhất thường chăm sóc cho các đứa em nhỏ tuổi hơn.  V́ thế, thường các em trai đi đến trường học trong khi đứa chị cả chăm sóc cho các đứa trẻ chưa đến tuổi đi học.  Một lư do khác là độ tuổi mà từ đó các phụ nữ bắt đầu sinh con.  Phụ nữ nói chung lập gia đ́nh rất sớm, không lâu sau khi đến 14 tuổi và được thay thế, bởi giờ đây họ phải chăm sóc cho các đứa con của chính họ.

 

       Vấn đề giống phái rất quan trọng tại Uganda cũng như tại nhiều nước Phi Châu khác.  Tại Uganda các người vợ và các đứa con gái không thừa hưởng đất đai, mặc dù họ làm việc tại các đồn điền bằng hay nhiều hơn đàn ông.  Tại Việt Nam, cơ hội để tiếp cận với đất đai không tùy thuộc vào giới tính, nhưng vào nỗ lực cụ thể để sản xuất theo các chính sách của chính phủ.  Tại Việt Nam, các nông dân chọn lựa việc trồng cà phê có thể sử dụng đất trong 15 năm, được tái tục cho 15 năm nữa và  cứ tiếp diễn như thế, một cách vô hạn định, bởi nó là một hoa lợi vĩnh viễn, mang lại một nguồn quan trọng về ngoại tệ xuyên qua các sự xuất cảng.

 

       Lợi tức phát sinh từ cà phê cho phép các con em của các người trồng cà phê Việt Nam có được sự tiếp cận với đại học – mục đích chính của các nhà sản xuất được phỏng vấn – cũng như khả tính của việc có nhà ở và phương tiện đi lại tốt hơn – một chiếc xe gắn máy là một giấc mơ tiêu thụ đối với phần lớn người Việt Nam.  Tại một số vùng, có một số loại khuyến khích khác xuyên qua các chính sách công, thí dụ, sản xuất hoa để xuất cảng.  Mặc dù tỷ số thu nhập có thể được xem là “thu nhập căn bản” th́ lớn lao, từ các dữ liệu thu thập được tại Việt Nam, điều được kết luận rằng sự tiếp cận đến đai đai xuyên qua pháp chế, thật êm thắm, có thể được nh́n như một điều then chốt cho tư thế công dân tại một xă hội chủ yếu là nông nghiệp.

 

       Về các chương tŕnh bảo đảm mức thu nhập căn bản, tại một số vùng cà phê ở Ba Tây, như ở Jequitinhonha Valley, tiểu bang Minas Gerais, các nông dân có gia đ́nh là những kẻ nhận được khoản trợ cấp gia đ́nh cho thấy không chủ động để cải tiến tŕnh độ kỹ thuật cho cây trồng của họ.  Một số chuyên viên tin tưởng rằng sự thiếu sáng kiến này có thể được bù đắp bởi sự kiện rằng các trẻ em đi học lâu hơn có các cơ hội trong tương lai, học hỏi để t́m kiếm và sử dụng các kỹ thuật mới và trở thành các nhà kinh doanh.

 

       Kết quả này dẫn đến một sự nghịch lư: Thu nhập căn bản thực sự có lợi hay không? Điều này có nghĩa cần thiết để biết loại chính sách xă hội này trợ lực bao nhiêu cho việc kiến tạo các cánh cửa vào không thôi, không có lối ra, tức, nó góp phần bao nhiêu để tạo ra gia đ́nh độc lập khỏi sự hỗ trợ của chính phủ trong ngắn hạn.  Trong dài hạn, điều được kỳ vọng rằng sự độc lập này xảy ra xuyên qua việc giáo dục của các trẻ em, đưa đến một khả tính tuyển dụng gia tăng các chuyên gia tương lai.  Nhưng trong ngắn và trung hạn, có bằng chứng về sự thỏa măn và thiếu sự quan tâm trong các hoạt động cho phép nhảy lên một mức độ cao hơn của sự an sinh.

 

       Trong trường hợp cây cà phê, năng suất lao động có thể giải thích cho sự dị biệt trong t́nh trạng kinh tế được nhận thây giữa Brazil và Phi Châu.  Tại Brazil, thu hoạch trung b́nh th́ nhiều hơn 20 bao loại 60 kg đă biến chế trên mỗi mẫu tây, trong khi tại Phi Châu, ít hơn 10 bao.  Hơn nữa, nói chung, thị trường Brazil được cấu trúc nhiều hơn và thu nhập từ doanh nghiệp hay thu nhập được phân phối xuyên qua các chương tŕnh xă hội vươn tới các gia đ́nh có sự sinh tồn bị nguy ngập.  Sư thăng tiến của tư thế công dân này vẫn chưa đạt được bởi phần lớn các nước Phi Châu.

 

       Mức độ phát triển kinh tế có thể là yếu tố vượt trội để giải thích sự tŕ trệ trong lănh vực này tại Phi Châu.  Sự bền bỉ của những nước với năng suất lao động cao hơn th́ dĩ nhiên nhiều hơn trong các thời kỳ khủng hoảng.  Các trẻ em không cần phải bỏ học.  Hơn nữa khi sự thắt chặt tiền tệ xảy đến, các nông dân có gia đ́nh vững mạnh luôn luôn t́m cách cộng tác với nhau trong các công việc không chính thức bổ túc cho các thu nhập canh tác tại nông thôn.

 

       Hơn nữa, xét rằng một cách tổng quát sự sản xuất cà phê tại các nước Phi Châu khác th́ rất giống như sự sản xuất tại Uganda, cuộc xung đột chủng tộc đang tiếp diễn cũng phải được cứu xét đến, không cho phép có được sự lưu động đáng kể giữa các tác nhân kinh tế.

 

       Để trợ giúp sự phân tích các kết quả, các chỉ số kinh tế xă hội và dân số (Bảng 8), và giá cà phê (giá ở mức nhà sản xuất), dầu cặn (hay dầu nặng: diesel), muối, đường và tiền công của các công nhân tạm thời (Bảng 9) được dùng cho 3 nước.

 

        Tin tức cho thấy rằng: (1) Tại Brazil, lực lượng lao động nông nghiệp và phần đóng góp của nông nghiệp trong bách phân tổng sản lượng nội địa gộp (GDP) th́ thấp hơn tại Việt Nam và Uganda (Bảng 8); (2) sự bất b́nh đẳng xă hội tại Việt Nam th́ thấp hơn tại hai nước kia, cũng như bộ phận trong dân số bên dưới mức nghèo đói (Bảng 8); (3) măi lực của người dân Brazil nói chung và đối với các công nhân tạm thời tại các vùng trồng cà phê, th́ cao hơn tại Brazil (Bảng 9); và (4) các nhà sản xuất Brazil ở thế bất lợi, đặc biệt khi so sánh với các nhà sản xuất cà phê Việt Nam: thí dụ, một bao cà phê Chè (Arabica) th́ tương đương với 133 lít dầu cặn tại Brazil, trong khi tại Việt Nam cùng bao này tương đương với 220 lít (Bảng 9).

 

 

Bảng 8

 

Các Chỉ Số Kinh Tế Xă Hội (Brazil, Việt Nam và Uganda), 2008

 

 

Các chỉ dẫn                                    Brazil               Thứ      Việt Nam          Thứ       Uganda                       Thứ

 

PPP (US$)                                       1.998 trillion    100       242,3 billion    460       40.08 billion                950

 

PPP/đầu người (US$/hab)                10,200             1020     2,800               1680       1,300                           2040

 

Chỉ số Gini Index (%)                     56.7                 100       37                    780       45.7                               410

 

Thất nghiệp (%)                              71.9                 1090     4.7                   590       -*                               -

 

Tử suất trẻ sơ sinh **                      22.58               970       22.88               960       64.82                           330

 

Dân số dưới mực nghèo (%)           31                    -           14.8                 -           35                               -

 

Tuổi thọ ước định (năm)                 71.99               1210     71.58                    1270       52.72                           2000

 

 

Thành phần nghề nghiệp của                      Brazil                           Việt Nam                Uganda

lực lương lao động và GDP (%)      Lao động         GDP     Lao động         GDP     Lao động            GDP

 

Nông nghiệp                                   20                    6.7       55.6                 22        82                   21.5

 

Công nghiệp                                    14                    28        18.9                 39.9     5                   24.6

 

Dịch vụ                                           66                    65.3     25.5                 38.1     13                   53.9

 

Chú thich: * Không được cung cấp; ** Số trẻ bị chết/1000 đứa c̣n sống khi được sinh ra.  Nguồn: Central Intelligence Agency [CIA] (2009)

 

---

 

 

Bảng 9

 

Măi Lực Của Các Nhà Sản Xuất Cà Phê tại Brazil, Uganda và Việt Nam, Tháng Tư 2008

 

 

US$                                                                                     Brazil               Việt Nam       Uganda

 

Giá bao cà phê Chè 60 kg nhận được                                 128.1-152.4     143.2          90.0-97.2

 

Giá bao cà phê Vối 60 kg nhận được                                  115.1-132.2     82.3            66.0-71.4

 

Ước tính phí tổn bao cà phê Chè 60 kg                               90.5-169.0       -                  -

 

Ước tính phí tổn bao cà phê Vối 60 kg                               48.3-81.5         40.0-67.0       15.0-30.0

 

Dầu nặng diesel (lít)                                                            1.15                 0.65            1.27

 

 

Bao cà phê Chè/dầu nặng Diesel                                         111-113           220             71-77

 

Bao cà phê Vối/dầu nặng Diesel                                         100-115           126             52-56

 

Lương công nhân tạm thời                                                  10.7-17.8         3.0-4.0        2.0

Muối (kg)                                                                            0.71                 0.19            0.25

 

Đường (kg)                                                                          0.53                 1                 1.12

 

 

Bao cà phê Chè/muối                                                          180-215           754             360-389

 

Bao cà phê Vối/muối                                                          162-186           433             264-286

 

Bao cà phê Chè/đường                                                        242-288           143             76-81

 

Bao cà phê Vối/đường                                                        217-249           82               55-60

 

Lương công nhân tạm thời/muối (US$/kg)                          17-25               16-21          8

 

Lương công nhân tạm thời/đường (US$/kg)                         20-34               3-4              2

 

Chú thích: Nguồn: Thông tin của cuộc nghiên cứu, được thu thập tại chỗ.

 

 

CÁC KẾT LUẬN

 

       Mặc dù chúng ta có thể liệt kê dưới đề mục “sự tiếp cận đến tư thế công dân” các yếu tố như giáo dục, nhà ở, sự b́nh đẳng giống phái, y tế, giải trí và văn hóa dựa trên việc trồng cà phê và kết luận rằng các yếu tố này đă tiến xa hơn nhiều tại Brazil so với tại Phi Châu, chúng ta cũng phải nói rằng việc trồng cà phê có tính cách quyết định cho xứ sở ở thời cực thịnh của cà phê Ba Tây, giờ đây không c̣n nữa.  Ngoại trừ Tiểu Bang Rondonia, cà phê hiện thời không có cùng tiềm năng khai hóa cho Ba Tây như nó đă từng có trong thế kỷ qua.  Tuy nhiên, các kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng tại Phi Châu và Á Châu, đặc biệt lần lượt tại Uganda và Việt Nam, sự phát triển số thu hoạch cà phê vẫn c̣n tính chất quyết định cho việc thành đạt tư thế công dân.  Hơn nữa, sự tiếp cận đến đất đai xuyên qua pháp chế, được thực hiện một cách ôn ḥa như nh́n thấy tại Việt Nam, có thể được xem là một ch́a khóa cho tư thế công dân tại một xă hội có các đường nét nông thôn chính yếu. /-

 

---

 

Liên lạc với tác giả: Flávia Maria de Mello Bliska, Agronomic Institute (IAC), Agriculture Secretariat of Săo Paulo State; các lănh vực nghiên cứu: kinh tế học xă hội (socioeconomics), phát triển nông thôn, phát triển cấp miền.  Email: bliska@iac.sp.gov.br

 

Celso Luis Rodrigues Vegro, Institute of Agricultural Economics (IEA), Agriculture Secretariat of Săo Paulo State; các lănh vực nghiên cứu: kinh tế học xă hội (socioeconomics), nghiên cứu thị trường, phát triển nông thôn.  Email: celvegro@iea.sp.gov.br

 

_____

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

ABIC (Associaҫăo Brasileira da Indústria do Café) (Brazilian Association of Coffee Industry).  (2011).  Estatísticas: Oaumento do consume em 2010 (Statistics: The increase in consumption in 2010: Thống Kê: Sự gia tăng tiêu thụ trong năm 2010 ).  Thu thập trong Tháng Một 2011, từ http://www.abic.com.br/publique/cgi/cgilua/exe/sys/start.htm?sid=61#472

 

Bliska, F.M.M. & Guerreiro Filho, O. (Orgs). (2007). Prospeccҫăo de demandas na cadeia produtiva do café no Estado de Săo Paulo (Prospecting of demands in the coffee productive chain in Săo Paulo State: Thăm ḍ các nhu cầu trong dây chuyền sản xuất cà phê tại Tiểu Bang Săo Paulo) (các trang 35-48).  Campinas: Instituto Agronômico (Agronomic Institute).

 

Bliska, F.M.M., Mourăo, E. A. B., Afonso Júnior, P. C., Vegro, C. L. R., Pereira, S. P. & Giomo, G. S.  (2009).  Dinâmica fitotécnica e socioeconomic da cafeicultura brasileira (Agricultural and socio-economic dynamics of coffee production in Brazil: Các động lực kinh tế xă hội và nông nghiệp của sự sản xuất cà phê tại Ba Tây).  Informaҫơes Econômicas (Economic Information: Thông Tin Kinh Tế), 39(1), 15-18

  
Bliska, F.M.M., Pereira, S. P. & Giomo, G. S. (Orgs) (2007).  Do grăo à xicara: como a escolha do cosumidor afeta cafeicultores e meio ambiente (From bean to cup: How consumer choice impacts on coffee producers and the environment: Từ hạt đến tách cà phê: Sự lựa chọn của người tiêu thụ tác động như thế nào trên các nhà sản xuất cà phê và môi trường).  Campinas: Instituto Agronômico (Agronomic Institute).

 

Bussolo, M., Godart, O., Lay, J., & Thiele, R. (2006, August 12-18).  The impact of coffee price changes on rural households in Uganda (Tác động của các sự thay đổi giá cả cà phê trên các gia đ́nh nông thôn tại Uganda), 2006 Annual Meeting of International Association of Agricultural Economists (Phiên Họp Thường Niên năm 2006 của Hiệp Hội Quốc Tế Các Nhà Kinh Tế Nông Nghiệp), Queensland, Australia.  Thu thập trong Tháng Một 2009, từ  http://ideas.repec.org/p/ags/iaae06/25345.html

 

Cano, W. (1998).  Desequilibrios regionais e concentraҫăo industrial no Brasil 1930/1995 (Industrial concentration and regional imbalance in Brazil 1930/1995: Sự tập trung kỹ nghệ và sự mất cân bằng cấp vùng tại Ba Tây 1930/1995) (ấn bản thứ nh́).  Campinas: IE/UNICAMP.

 

Carvalho, G. R. (2001, November 3-4).  Cresce participaҫăo do café brasileiro no exterior (Growing participation of Brazilian coffee abroad: Sự tham dự gia tăng của cà phê Ba Tây tại hải ngoại).  Gazeta Mercantil, trang B-14.

 

Central Intelligence Agency [CIA].  (2009, January), The World Factbook.  Thu thập từ http://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook

 

Embrapa Cafẹ  (2010).  Histórico: Consórcio pesquisa café (History: Coffee research consortium: Lịch sử: Tổ hợp nghiên cứu cà phê).  Thu thập trong Tháng Năm 2010, từ http://www22.sede.embrapa.br’cafe/unidade/historico.htm

 

ICO (International Coffee Organization).  (2010).  A crise econômica mundial e o setor cafeeiro (The global economic crisis and the coffee sector: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lănh vực cà phê).  Thu thập trong Tháng Một, 2010, từ http://www.ico.org/documents/ed-2059p-economic-crisis.pdf

 

Murekezi, A., & Loveridge, S. (2009, July 26-28).  Have coffee reforms and coffee supply chains affected farmers’ income? The case of coffee growers in Rwanda (Các sự cải cách cà phê và các dây chuyền cung cấp cà phê có ảnh hưởng đến thu nhập của các nông dân hay không? Trường hợp các nhà trồng cà phê tại Rwanda) .  2009 Annual Meeting of Agricultural and Applied Economics Association (Phiên Họp Thường Niên Năm 2009 của Hiệp Hội Kinh Tế Ứng Dụng và Nông Nghiệp).  Thu thập trong Tháng Một 2009 từ http://purf.umn.edu/49597

   
_____

 

Nguồn: Flávia Maria de Mello BliskaCelso Luis Rodrigues Vegro, Coffee, Basic Income and Citizenship: Parallelism Among Brazil, Uganda and Vietnam, Journal of US-China Public Administration, February 2011, Vol. 8, No. 2, 136-145.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

19.12.2011    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2011