Thomas Engelbert
“VỀ MIỀN TÂY” TRONG NAM KỲ:
CÁC HOẠT ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI VIỆT
TẠI VÙNG TRANSBASSAC
(trong khoảng 1860 đến thập niên 1920)
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Đây là bài dịch thứ 7 trong loạt bài nghiên cứu về chủ đề Sông Biển Trong Lich Sử Việt Nam lần lượt được đăng tải trên gio-o:
4. Một Cái Nh́n Từ Ngoài Biển: Viễn Cảnh Về Bờ Biển Bắc Và Trung Phần Việt Nam Li Tana
6. Người Chàm Trong Hệ Thống Hàng Hải Đông Nam Á, Anthony Reid
8. Đại Việt và Mậu Dịch Vùng Biển Nam Hải từ Thế Kỷ Thư 10 đến Thế kỷ Thứ 15, Momoki Shiro.
Vùng biển Đông Hải với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một chuyên đề đặc biệt sẽ được giới thiệu riêng biệt.
Đại ư
Hoạt động bất họp pháp có tính chất bản địa tại một vài khu vực duyên hải của Việt Nam thời tiền hiện đại. Bài viết này nhắm vào một vùng như thế, miền tây hay khu vực Transbassac của Miền Nam Việt Nam hiện đại và bờ biển kéo dài của nó từ Châu Thổ song Cửu Long cho đên các vùng Kampot và Kompong Som của Căm Bốt và Trat của Xiêm. Người Trung Hoa định cư tại đây hoạt động trong cả nền kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, như các nông dân và nhà mậu dịch cũng như là các kẻ buôn lậu, thổ phỉ và hải tặc. Bài viết này thảo luận về các yếu tố địa lư chính trị đă tán trợ cho các hoạt động phi pháp, và phác họa các t́nh hưống lịch sử đă uốn nắn người dân địa phương vào các tổ chức hay phong trào kinh tế, xă hội, tôn giáo hay chính trị khác nhau. Bất kể sự xâm nhập hành chính thực dân gia tăng, nhiều yếu tố trong các yếu tố này đă được thử thách và bảo đảm các hoạt động tương tự sẽ quay lại bất kỳ khi nào các t́nh hưống thay đổi, giống như trong suốt thời Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất.
DẪN NHẬP 1
Nạn hải tặc, thổ phỉ và mua bán phi pháp luôn luôn hiện hữu trong suốt lịch sử lâu dài của các sự tương tác chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Trung Hoa. Biên giới núi đồi của Việt Nam với Trung Hoa , và đặc biệt bờ biển dài hơn 2,000 cây số của nó đă lôi cuốn mọi loại người bên lề xă hội của Trung Hoa, như các kẻ buôn lậu, các người tỵ nạn né tránh sự ngược đăi, các di dân bất hợp pháp, các hải tặc và quân thổ phỉ. Cùng khuôn mẫu này đă hiện diện dọc theo bờ biển dài của Trung Hoa, nơi mà hoạt động mậu dịch, buôn lậu, đánh cá và hải tặc luôn luôn liên hệ với nhau. Điều này đặc biệt đúng cho các thời kỳ lịch sử khi hoặc Trung Hoa hay Việt Nam tự cô lập ḿnh, áp đặt sự cấm đoán một phần hay toàn diện trên mậu dịch quốc tế hay trên việc mua bán các sản phẩm đặc biệt hay đánh các sắc thuế thật cao để phát huy hang hóa của ḿnh hay để trục xuất các hàng hóa ngoại quốc ra khỏi thị trường của chúng. Trong các thời kỳ này, buôn lậu tức thời lấp kín khoảng trống, thường các tay bạt mạng [sui mano, tiếng La Tinh trong nguyên bản, nguyên được dùng trong các sổ hộ tịch của giáo dân trong giáo xứ, có nghĩa tự tay ḿnh, tức chỉ người tự tử, chú của người dịch] này được bảo vệ bởi các viên chức địa phương là các người ngăn trở sự truy tố đổi lấy sự dự phần vào lợi lộc phi pháp. 2
Khuôn mẫu của mậu dịch phi pháp này tại Đông Bắc và Đông Nam Á Châu cổ thời c̣n sống sót một cách mạnh mẽ cà vào thời kỳ thuộc địa, với một số sự biến đổi bởi có sự canh tân hóa phương tiện mua bán và sự kỉểm soát nó. Điều này cho thấy, một mặt, sự liên kết chặt chẽ và liên thuộc của các vùng vĩ mô kinh tế của Đông Bắc và Đông Nam Á châu. Mặt khác, nó biểu lộ sự bất lực của các cơ cấu nhà nước trong việc đối phó với thành tố căn bản này trong nền kinh tế của miền. Tự do mậu dịch – như được đ̣i hỏi bởi Samuel Baron [1632-1694 , sử gia và luật gia người Đức, là một trong các lư thuyết gia đầu tiên về luật quốc tế, cho rằng luật các dân tộc là một chi nhánh của luật tự nhiên là luật dựa trên khái niệm cho rằng con người là con vật xă hội, và mọi cá nhân đều phải đượcc hưởng sự b́nh đẳng và sự tự do, chú của người dịch] trong thế kỷ thứ mười bẩy, Sir John Bowring [1792-1872, nhà ngoại giao, ngữ học và văn gia Anh Quốc, thông thạo nhiều thứ tiếng, được ghi nhớ v́ các tuyển tập và bản dịch thi ca từ nhiều ngôn ngữ Âu Châu và Á Châu, chú của người dịch] hồi giữa thế kỷ thứ mười chín, và bởi vài thế hệ các nhà hành chính Pháp làm việc tại Đông Dương – vần chưa là cách nghĩ thịnh hành. Ngay cho dù quyền lực thực dân Pháp đă mở cửa Đông Dương cho các thị trường cấp miền và thế giới hơn bất kỳ chính quyền nào trước nó, ư thức hệ thực dân, chủ trương rằng nhiệm vụ của thuộc địa là cung cấp cho thị trường Mẫu Quốc nguyên liệu và bảo đảm cho việc bán các chế tạo phẩm, đă áp đặt các hạn chế trên mậu dịch tự do. Các thống đốc và nhà hành chính Pháp làm việc tại chỗ chỉ biết quá rơ đâu là các thị trường cổ truyền và tương lai của thuộc địa, và đă đă đ̣i hỏi nhiều lần, nhưng không mấy thành công, rằng Paris cần phải có đủ sự cứu xét đến các nhu cầu căn bản này. 3
Các sự ngăn cấm, các sắc thuế quá cao, và các độc quyền nhà nước, thí dụ về thuốc phiện, rượu, muối và diêm, đă tạo ra các cơ hội bằng vàng cho mậu dịch phi pháp, ngay từ lúc khởi đầu sự cai trị của thực dân cho đến hồi kết cuộc của nó. Khi mậu dịch phi pháp hiện hữu, nạn hải tặc và thổ phỉ bao giờ cũng đứng gần kề. Một nguồn gốc thứ nh́ của nạn hải tặc, và đặc biệt biến thể trên đất liền của nó tức nạn thổ phỉ, là sự phát triển kinh tế của các vùng đất trước đây c̣n sơ nguyên hay chưa phát triển, vốn lôi cuốn các người định cư, nông dân và các nhà mậu dịch lương thiện, nhưng cũng gồm cả mọi loại người bên lề, như các kẻ trốn thuế, buôn lậu, phiêu lưu, ngoài ṿng pháp luật, các kẻ bần cùng và những kẻ khác không bén nhậy để gánh chịu quá nhiều sự cực khổ hầu kiếm sống.
Liệu có thể xếp các người sống bên lề này nói chung như “các kẻ nổi lọan xă hội sơ khai” 4 hay không? Câu hỏi này dẫn trở về cuộc thảo luận phát sinh trong thập niên 1950 và được nung sôi bởi các công tŕnh nghiên cứu của Hobshawn và Chesnaux. Họ nêu câu hỏi là liệu các hội kín của Trung Hoa có phải là các nhóm thời tiền hiện đại, về mặt kinh tế, có nguồn gốc tiểu tư sản hay không, các lực lượng đối lập chính trị đă uốn nắn diễn tiến của lịch sử Trung Hoa cuối thời đế quốc nhưng luôn luôn ngăn cấm khuynh hướng cải cách chính trị hơn là sự thay đổi cách mạng. Sự thảo luận của giới học thuật Tây Phương phát triển trong các thập niên sau đó cho thấy, tuy thế, mô thức giải thích Marxist này th́ quá đơn giản và lăng mạng. Nó đă không cứu xét đến tính phức tạp của hiện tượng hay các sự biểu lộ khác nhau của nó, bởi t́nh anh em kết nghĩa thề nguyền nơi căn bản của các hội kín này đă là một phần trong sinh hoạt Trung Hoa hàng ngày và xă hội địa phương được chuyên biệt hóa, không khác ǵ với các nhóm giang hồ chuyên ăn cướp và hoạt động tôi phạm. Các hội này có thể, trong các t́nh huống nào đó, có tính chất bảo thủ hay cách mạng, hướng về kinh tế hay chính trị. Với bằng chứng từ văn khố được công khai hóa từ cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990, điều trở nên rơ ràng rằng các hội kín Trung Hoa không phải là những tổ chức tập trung hóa, mà là các nhóm tự trị và độc lập ở địa phương đă chia sẻ các nghi thức tương tự và thấm đậm các sắc thái tôn giáo mạnh mẽ trong sự tuyển mộ và trong các tiến tŕnh khởi phát của chúng. Với thời gian, các mục đích chính trị khó hiểu có thể đă hiện hữu trong thời kỳ thành lập đà nhường chỗ cho việc t́m kiếm lợi lộc kinh tế xuyên qua các phương thức tội phạm hay phi pháp. 5
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ ra sao chiếu theo các nguồn tài liệu từ Đông Dương thuộc Pháp? Câu trả lời là có, nhưng chỉ ở trong ư nghĩa rằng các người này nằm bên lề xă hội đă nổi loạn chống lại luật pháp và trật tự như thế. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ t́m thấy trong các người này một số các kẻ nổi loạn xă hội kiễu xưa theo định nghĩa của Hobsbawn, tức người có gốc chủ yếu ở nông thôn công khai kêu gào sự trả thù chống lại sự bóc lột, nhưng chúng ta cũng sẽ t́m thấy các hội viên của các tố chức kiểu anh chị mafia đă hành động như các công cụ quyền lực của các con người cá nhân, và sau hết, các môn đồ cứu thế [của các tổ chức ḥa b́nh một ngh́n năm dưới sự trị v́ của Thiên Chúa (milletarian trong nguyên bản, chú của người dịch] đă đạt được sự thành công nhất một khi sự lănh đạo và ư thức hệ phát sinh từ bên ngoài khu vực nông thôn nguyên thủy của họ. 6
Tuy nhiên, hai lập luận cảnh giác chúng ta chống lại bất kỳ khảo hướng tất nhiên (determinist) này sẽ vạch ra một lằn vạch đỏ giữa hoạt động thổ phỉ thời cuối thế kỷ thứ mười chin với cuộc cách mạng cộng sản của thế kỷ thứ hai mươi. Trước tiên, các hiện tượng buôn lậu, hải tặc, và thổ phỉ phải được nh́n trong một khung cảnh địa dư và lịch sử rộng lớn hơn. Một thời điểm đặc biệt, thời cuối thế kỷ thứ mười chin và đầu thế kỷ thứ hai mươi, và một địa điểm đặc biệt, miền nam của Việt Nam hay Nam Kỳ thuộc Pháp, là các đối tượng của bài nghiên cứu này, nhưng hiện tượng không bị hạn chế vào thời kỳ lịch sử này hay vào miền nam không thôi. Nó đă bắt nguồn từ lâu trước khi người Pháp đên và là một đường nét cấu thành và đặc trưng cho sự phát triển kinh tế - xă hội của vùng Châu Thổ sông Cửu Long, như hai thí dụ dưới đây cho thấy.
Đoàn người Hoa định cư lớn lao đầu tiên tại Châu Thổ sông Cửu Long hồi cuối thế kỷ thứ mười bẩy là các nhà mậu dịch và các hải tặc, trung thành với nhà Minh, những kẻ đă chạy trốn từ bờ biển phía nam khi nhà Thanh thống nhất Trung Hoa trong thập niên 1680. Họ đă không bỏ phí sự chiếm ngụ sinh lợi của ḿnh tại vùng đất mới này, được chỉ định cho họ bởi các v́ chúa nhà Nguyễn tại Huế, mặc dù về mặt chính thức, nó hăy c̣n thuộc vễ Vương Quốc Căm Bốt lân cận vào thời khoảng đó. Sau hết, hai chiếc tàu Anh Quóc đă được thuê bao bởi nhà vua Xiêm La để giúp vào việc trấn áp họ. Trong cuộc đột kích này, William Dampier đă tường thuật rằng các chiếc thuyền của Anh Quốc đă xâm nhập sâu vào “Con Sông Lớn của Căm Bốt” nơi mà chúng gặp một thị trấn có thành lũy kiên cố trên một ḥn đảo, có thể là tiền thân của Mỹ Tho Đại Phố sau này, sẽ trở thành một trong những trung tâm thu hút của cuộc thực dân tương lai của người Trung Hoa và Việt Nam tại vùng Châu Thổ sông Cửu Long. 7 Thí dụ thứ nh́ có niên kỳ năm 1791, khi Nguyễn Phước Ánh, tức Hoàng Đế Gia Long sau này, sắc dụ rằng tại Long Xuyên và các nơi khác, các người Hoa, “cũ hay mới” đến, được khuyến cáo một cách mạnh mẽ hăy khai khẩn đất mới, và họ sẽ đực miễn các sắc thuê”, quân dịch, và các nhiệm vụ khác. Nếu những “ngừoi dân nhà Đường, “cũ và mới’ không sẵn ḷng tự tổ chức thành các đồn điền (military plantations) để làm việc này, họ bị đe dọa với hàng loạt các sắc thuế và sưu dịch, kể cả việc trưng binh, “hầu làm nản ḷng các kẻ ham vui chơi và lang thang bất định”. 8 Các thí dụ tương tư từ các thời kỳ khác nhau có thể được t́m thấy trong các nguồn tài liệu về Việt Nam thời tiền thực dân. 9
Thứ nh́, chủ trương chống thực dân đă đóng một vai tṛ quan trọng hồi cuối thế kỷ thứ mười chin và đầu thế kỷ thứ hai mưoi. Sự cai trị của ngoại bang chưa bao giờ được ưa chuộng trong các tầng lớp hạ lưu và có học, trong số những người được gọi là dân bản xứ Á Châu của Đông Dương (Việt, Lào và Khmer) hay trong số những người được gọi là Á Châu ngoại kiều (căn bản là người Trung Hoa). Nhiều cuộc khảo cứu về chủ nghĩa chống thực dân của người Đông Dương, và đặc biệt của người Việt Nam, nh́n thấy ánh sáng kể từ cuối thập niên 1920, đă chứng minh nhiều lần điều này trong một cung cách thuyết phục. 10 Tuy nhiên, giống y như các hội kín Trung Hoa sử dụng chiêu bài “phản Thanh, Phục Minh!”, các kẻ cướp hay các người khác mà mọi xă hội loài người đều sẽ sắp loại như một số loại tội phạm, cũng có thể sử dụng các cảm tính chống thực dân như thế làm vỏ bọc hay duyên cớ cho các hoạt động phi pháp của họ, như cuộc thảo luận sau này về các hành vi của các hội kín ở Nam Kỳ sẽ bộc lộ. Loại các kẻ kết băng đảng này đă được nh́n nhận như các kẻ nổi loạn chống thực dân và do đó được ḷng giới b́nh dân hay không? Các nguồn tài liệu của Pháp, nói về “quân thổ phỉ” chung chung không có sự phân biệt nào, chỉ đưa ra các sự ám chỉ gián tiếp, v́ thế chúng ta phải phán đoán các hiện tượng này về mặt lịch sử theo từng trường hợp một, bằng việc lượng định một cách cẩn trọng tính chất xă hội của chúng và các hàm ư chính trị khả hữu của chúng. Bàu không khí của một xă hội biên cương thu hút các nông dân và các nhà mậu dịch, quân thổ phỉ và các lính đánh thuê, các kẻ nổi loạn và các lănh tụ cứu thế. Các t́nh huống lịch sử cụ thể đă khuôn đúc ra họ, và các mục tiêu cùng khát vọng của họ, thành các sự biểu hiện đặc biệt của các tổ chức hay phong trào kinh tế, xă hội, tôn giáo hay chính trị. Nói cách khác: giới hải tặc, quân thổ phỉ, các hội kín, các kẻ tin theo thuyết một ngh́n năm thịnh trị của Chúa, và các phong trào cách mạng đều là các cây đựoc phát triển lên từ mảnh đất ph́ nhiêu của Nam Kỳ thuộc Pháp. Chúng không khác nhau về không gian, chỉ khác nhau về thời gian và tính chất.
Tuy nhiên, như đă nói ở trên, nạn buôn lậu, hải tặc và thổ phỉ đă hiện diện trong một khung cảnh toàn miền rộng lớn về mặt lịch sử và địa dư nhiều hơn một ḿnh Nam Kỳ, hay ngay cả Việt Nam ngày nạy Các hoạt động trên biển chính yếu phát sinh từ ba khu vực, mỗi nơi có các đặc điểm riêng của nó. Trước tiên, và cổ xưa nhất về mặt lịch sử, là miền bắc Việt Nam, được gọi là Bắc Kỳ (Tongking) trong thời thuộc địa. Địa dư và khí hậu nơi đó tán trợ cho nạn hải tặc và buôn lậu tại nhiều ḥn đảo rải rác trong Vịnh Bắc Bộ mù sương đă tạo ra các điều kiện lư tưởng để ẩn trốn hay né tránh sự truy kích. Trong hồi cuối thế kỷ thứ mười tám, các hải tặc Trung Hoa c̣n đóng một vai tṛ chính trị và quân sự quan trọng qua việc gia nhập hải quân của quân nổi dậy Tây Sơn chiếm ngôi vua, giống y như một nhóm hải tặc khác sẽ làm ở sâu phía nam hơn đă hỗ trợ cho bên chiến thắng sau cùng là chúa Ngiuyễn trong một cuộc nội chiến kéo dài ba thập niên. 11 Thứ nh́ là một khu hoạt động phát tỏa từ Đảo Hải Nam. Các hạm đội thuyền buồm của nó thường mua bán với Macao, các bờ biển của Trung Hoa và Việt Nam, và các hải cảng tại vùng Đông Nam Á hải đảo. Dân chúng duyên hải gốc Hán của ḥn đảo chính yếu là các di dân hay người tỵ nạn từ Quảng Đông, với nhóm đặc biệt quan trọng là dân Hakka [người Khách, hay người Hẹ, như người Việt hay gọi, chú của người dịch]. Các ngư phủ ở đây, giống như các nơi khác, có thể tham gia vào hoọat động hải tặc tùy thời, khi có một cơ may thích hợp xuất hiện. Nhưng điều làm hoạt động mậu dịch nói chung của Hải Nam trở nên khác biệt, ít nhất là vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười chin, chính là sự chế ngự của các tổ chức bất họp pháp. Các mạng lưới của các hội kín của nó trải dài đến Hồng Kông, Thượng Hải và Tân Gia Ba. 12 trong khi hải vận của Hải Nam th́ đặc biệt quan trọng trong việc mua bán “cu-li: coolie” sang Vọng Các hay Tân Gia Ba. Người Triều Châu thống trị việc mua bán gạo giữa Sàig̣n và Swatow, nơi mà các thuyền buồm Trung Hoa vẫn c̣n nắm độc quyền thực sự trong thời thuộc đia. 13 Ngoài t́nh trạng này, các thuyền buôm nhỏ và chèo tay (manoeuvrable) của Hải Nam cũng tham gia vào mọi hoạt động phi pháp, kể cả việc bắt cóc các phụ nữ và trẻ em Việt Nam đem bán tại Lục Địa Trung Hoa. 14
Khu vực thứ ba của các hoạt động phi pháp, là tiêu điểm của bài viết này, trải dài từ các khu duyên hải thưa dân hay không có người ở của miền đông nam Căm Bốt (đặc biệt giữa Kampot và Ream), bao gồm các ḥn đảo trong Vịnh Xiêm La nằm ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Việt Nam, xuyên tới bán đảo Cà Mau. Giải đất này của vùng ven biển “biên cương” dài hơn nhiều đă vươn xa tới quanh vịnh Xiêm La 15 có thể được gọi là vùng Transbassac mở rộng, khi nó bao gồm miền Nam Kỳ đựoc gọi là Transbassac bởi người Pháp, hay “miền Tấy (Western part” của Nam Việt Nam trong các nguồn tài liệu Việt Nam đương thời, 16 với sự bành trướng kinh tế dọc theo bờ biển cho đến tỉnh Kampot và Kongpong Som của Căm Bốt.
Cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi, vùng Transbassac đích thực là một trong ba miền c̣n lại có thể được xếp là các biên cương nằm trong Nam Kỳ thuộc Pháp (French Cochinchina), như miền nam Việt Nam được gọi một cách chính thức trong thời khoảng từ 1859 đến 1945. Cùng với vùung Transbassac, các khu vực biên cương này gồm biên giới giữa Nam Kỳ - Căm Bốt và khu núi rừng phía bắc và đông bắc Sàig̣n, tại các tỉnh Biên Ḥa và Thủ Dầu Một. Tại các khu địa dư này, sự xâm nhập của con người, sự kiểm soát chính trị và sự phát triển kinh tế đều thấp, hay c̣n chỉ mới được bắt đầu xảy ra, và người Việt Nam chỉ cấu thành một trong vài nhóm chủng tộc cư trú, trong đó có người Hoa và người Khmer cùng con cháu của các cuộc kết hôn hợp chủng với người Hoa (hậu duệ phía con trai được gọi là Minh Hương [?], nếu cha là người Trung Hoa). Bởi cả lư do chính trị lẫn kinh tế, các thẩm quyền thực dân đă cố gắng thúc đẩy sự tiến bước của họ vào các địa điểm này, nhưng, sau hết, tiến tŕnh đ̣i hỏi có đủ thời gian của chính nó và vẫn chưa hoàn tất khi người Pháp bị buộc phải rút lui khỏi Đông Dương sau năm 1954. Các khu vực này từ lâu – hay nói đúng hơn, măi măi vẫn là – các vùng đất nuôi dưỡng mọi loại hoạt động phi pháp và đă cung cấp các nơi ẩn náu lư tưởng cho các kẻ trốn thuế, các kẻ trốn nợ, các nông dân không đất cày, các lănh tụ muốn cứu đời, các tội phạm, các kẻ chống đối chính quyền, và các người nổi lọan chính trị công khai.
Các nguồn tài liệu chính yếu cho bài viết này được rút ra từ các văn khố thực dân thời cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi. 17 Trong số các tài lieu được in ra, các tập chuyên khảo tỉnh hạt địa phương được ấn hành dưới danh nghĩa Hội Nghiên Cứu Đông Dương (SEI: Société des Études Indochinoises) tại Sàig̣n hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi, cũng đặc biệt quư giá. Một cách dễ hiểu, một bài nghiên cứu được viết về Đông Dương thuộc địa chỉ dựa trên các nguồn tài liệu Pháp (văn khố và bên ngoài) không thôi có thể mang sự nguy hiểm của việc du nhập nhăn quan thiên vị từ các nguồn tài liệu này, và từ đó thiếu mất tính vô tư. Sau hết, mọi sử gia đều có khuynh hướng, đến một mức độ nào đó, bị bắt giữ và trở thành tù nhân của các nguồn tin của họ, vốn là một trong các khí cụ làm việc của họ. Bởi v́ các kẻ ăn cướp và quân thổ phỉ không viết tài liệu về chính họ, ít nhất đến mức độ mà chúng ta hay biết ngày nay, chúng ta bị bắt buộc phải sử dụng các tài liệu của các “đối phương” của chúng, trong thực tế có thể tạo ra vấn đề trong nhăn quan và tính thiên vị. Tuy nhiên, nếu chúng ta luôn luôn nh́n vào các nguồn tài liệu này với cặp mắt chỉ trích, đâu là khí cụ chính yếu khác cho việc nghiên cứu của sử gia, khi đó làm giảm bớt được vấn đề thiên kiến đă được nhận thấy.
Hơn nữa, các nguồn tài liệu không bao giờ thông minh hơn các người đă viết ra chúng. Giống y như việc chúng ta phải tránh việc tưởng tượng rằng mọi thứ mà các nhà hành chính Pháp thu thập và chú giải đều phải là “sự thực”, chúng ta cũng phải né tranh như thế mối nguy hiểm đối nghịch của việc nghĩ rằng đó là “sai”, đơn giản chỉ v́ nó đă được viết bởi “các kẻ thực dân”. Giống như bất kỳ chính quyền nào khác trên thế giới, không khó khăn ǵ để xác định đựoc các nhân viên chuyên nghiệp và các viên chức thư lại xu thời tại Đông Dương thuộc Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng t́m thấy nhiều nhân vật với các năng lực trí thức và các tiêu chuẩn đạo đức cao, với một sự giáo dục khá thông thái, đôi khi với cả sự huấn luyện chuyên môn về đông phương học, trước khi họ sang Đông Dương. Họ làm việc ở đó trong nhiều năm dài và ở các khu vực khác nhau, thông thạo ít nhất một, hay đôi khi nhiều hơn, các ngôn ngữ cổ xưa hay hiện đại của Đông Dương, có một sự hiểu biết sâu xa về miền này và biểu lộ các t́nh cảm con người với người dân mà họ cai quản, cho dù phục vụ cho một lư cớ mà ngày nay bị nhất trí lên án. Trong bốn thập niên trước khi Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient) được thành lập như trung tâm nghiên cứu kinh viện đầu tiên tại Đông Dương, các nhà quản trị hành chính này, cùng với các nhà giáo sĩ truyền đạo Công Giáo, đă là các kẻ tiên phong và mở đường cho ngành học về Việt Nam, Khmer và Lào sau này. Trong các thập niên sau đó, nhiều công tŕnh mà họ sản xuất ra vẫn c̣n chứng thực được các năng lực trí thức cao siêu của họ. Điều này dĩ nhiên không có nghĩa rằng mọi điều họ đă viết ra đều là “đúng”, nhưng ít nhất chúng phải được xem trọng. Nh́n từ một nhăn quan thực tế, một khía cạnh đáng quân tâm khác trong các công tŕnh của họ là t́m biết xem họ đă phản ứng ra sao trước các thử thách lâu đời mà họ gặp phải trong các nhiệm vụ hành chính của họ, chẳng hạn như buôn lậu, hải tặc và thổ phỉ.
Bài viết này bắt đầu bằng việc ấn định các nền tảng kinh tế và địa lư – chính trị của vùng Transbassac mở rộng. Sau đó chúng ta duyệt xét những nguồn tài liệu nào phát hiện ra các hoạt động phi pháp ở đó. Quay sang một cái nh́n hơi khác biệt, chúng ta khi đó khảo sát Thiên Địa Hội [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] Trung Hoa (Chinese Heaven and Earth Society) tại Nam Kỳ thời ban đầu thuộc đị, đặc biệt liên quan đến vai tṛ của nó trong việc phổ biến ư tưởng và mô thức tổ chức các hội kín từ người Trung Hoa sang người Việt Nam. Bài viết sau đó kết thúc với một kết luận phản ảnh tính liên tục và sự thay đổi trong các hoạt động phi pháp tại miền này trong suốt thời c̣n lại của kỷ nguyên thuộc địa.
Các Điều Kiện Địa-Chính Trị Của Vùng Transbassac
Di chuyển theo hướng đông bắc xuống tây nam, ba phân khu địa chính trị thường được phân biệt tại Nam Kỳ thuộc Pháp: vùng đông và bắc Sàig̣n; vùng Cissbassac; và vùng Transbassac. 18 Tất cả ba phân khu này đều có chung một khuôn mẫu định cư tương tự: có các trung tâm đông người ở hơn và được kiểm soát chặt chẽ hơn, được bao quanh bởi các khu vực ven biên thưa dân hay kém phát triển hơn là nơi, từ rất lâu trước khi có người Pháp đến, mà các kẻ nổi loạn, các tội phạm, và các người tỵ nạn t́m thấy chỗ ẩn náu hay che dấu cho các hoạt động phi pháp.
Hai trong ba khu vực rộng lớn được xác định với sự tham chiếu đến sông Bassac, vùng Cissbassac, và vùng đất xa hơn về phía tây, băng qua con sông. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc nêu câu hỏi rằng đâu là sự khác biệt giữa hai vủng? Về mặt địa lư, chỉ có rất ít sự khác biệt: cả hai đều là đồng bằng, được đóng khung và chế ngự bởi ḍng chảy của nước – chính yếu bởi hai con sông quan trọng, sông Bassac (trong tiếng Việt, là sông Hậu Giang) và sông Mekong (Tiền Giang) 19 cùng các sông nhánh và các phụ lưu. Các sông nhỏ tuôn nước vào các sông lớn hơn, tạo thành các nơi sông giao nhau, trong khi các gịng nước nhỏ, hoạt động như các mương dẫn nước tự nhiên (rạch: tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], và các mương dẫn nước nhân tạo (kênh hay kinh, tiếng Pháp là arroyo, nguyên gốc là một từ ngữ của tiếng Tây Ban Nha), ngày càng được mở rộng ra mọi hướng. Tất cả các thuỷ lộ lớn nhỏ này đă tạo ra vô số mạng lưới các tuyến giao thông chằng chịt. Đất bồi phù sa của các con sông tạo thành nền đất, không ǵ ngoài một ít các đụn phù sa (giồng) làm gián đọan bức tranh phẳng ĺ của sông nước và các cánh đồng lúa. 20 Ở khoảng giữa biển và đất liền, nơi các môi trường nước mặn và nước ngọt gặp nhau, các rừng tràm (mangrove) mọc lên ở cửa các con sông. 21 Tại khu sinh thái đa dạng nhất, chúng tọa lạc tại các đầm ngập nước thủy triều dọc theo bờ biển của châu thổ sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau, nơi mà chúng vẫn thường xuyên bị ngập bởi nước biển hay nước lợ. Với các luồng nước duyên hải và đại dương đến từ phía nam và tây nam, các đầm tràm miền nam Việt Nam thường xuyên tiếp nhận các chồi nhánh của cây tràm từ các nơi xa xôi như măi tận các bờ biển Mă Lai và Nam Dương. 22
Sông Bassac luôn luôn là một mắt xích giao thông quan trọng giữa Nam Kỳ và Căm Bốt, cũng như là lối tiếp cận với biển quan trọng nhất của Phnom Penh trong thời tiền thuộc dịa và thời thuộc địa. Vào khoảng gần cuối thế kỷ thứ mười chin, các bờ cát gây trở ngại tại hai cửa chính của sông Cửu Long, ở Cửa Đại và Cửa Ba Lai, tạo ra một vài sự khó khăn cho việc lái các con tàu và thuyền buồm lớn hơn. 23 Mặt khác, sông Bassac đă nối liền nhau chứ không ngăn cách: các đảo lớn hơn hay nhỏ hơn nằm trong ḷng con sông – một số đảo có người ở, một số không – đă không gây trở ngại cho việc hải hành và tạo dễ dàng cho việc băng ngang con sông rộng này.
Sử dụng các bờ bên trái và bên phải sông Bassac như là một biên giới là tạo ra một tuyến để chỉ định miền đông và miền tây của Châu Thổ sông Cửu Long. Điểm khác biệt chính yếu giữa hai miền nằm ở khía cạnh xâm nhập của con người, sự pha trộn chủng tộc và kinh tế. Phần lớn của vùng Cissbassac vốn đă sẵn được mở ra cho sự canh tác bởi người Trung Hoa và người Việt Nam trong thế kỷ thứ mười tám, và sau đó chính yếu bởi người Việt Nam trong thế kỷ thứ mười chín, từ lâu trước khi người Pháp đến nơi vào năm 1858. Vào lúc đó người Việt là nhóm chủng tộc đông đảo nhất. Tuy nhiên, tại vùng Transbassac, sự phát triển nông nghiệp phần lớn đă diễn ra dưới thời thuộc địa, bắt đầu trong thập niên 1880 sau khi các quân nổi dậy chống thực dân sau cùng đă bị trấn áp. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi, dân số ở đây đă pha trộn rất nhiều so với miền đông, với người Việt nam, Trung Hoa, Khmer và người Minh Hương vẫn sinh sống gần cận nhau, như họ đă từng làm trong quá khứ. 24 Do tiến tŕnh lịch sử này, một sự khác biệt quan trọng khác đă phát sinh giữa hai miền trong thế kỷ thứ hai mươi: đất nông nghiệp định cư từ lâu tại miền Cissbassac thường được chia thành các mảnh nhỏ và được canh tác bởi các nông dân điền chủ, trong khi việc đào các con kinh thời thuộc địa, đặc biệt là tại miền Transbassac, đă giúp cho việc khai khẩn các giải đất lớn có thể đem đấu giá bán cho kẻ trả giá cao nhất, tạo các điều kiện cho sự phát triển các đại điền chủ và các khu trồng lúa được cầy cấy bởi các nông dân tá điền [thuê ruộng].
Tuy nhiên, trong mục đích tranh luận của tôi, tôi muốn nh́n vào một vùng Transbassac mở rộng, không chỉ phần đất ngày nay thuộc vào nam Việt Nam mà c̣n cả giải duyên hải nối dài đến miền đông nam Căm Bốt, với nó nhiều hải cảng nhỏ của bán đảo Cà Mau đă có quá nhiều ràng buộc về kinh tế. Khu vực này v́ thế được chia làm hai: phần đầu khảo sát về vùng Transbassac chính danh và phần thứ nh́ nh́n Transbassac như một vùng duyên hải kéo dài từ các hải cảng của Rạch Giá và Hà Tiên, thuộc Việt Nam ngày nay, đến Kampot, Ream, và Kongpom Som thuộc Căm Bốt ngày nay.
a. Vùng Transbassac Việt Nam
“Transbassac” là danh xưng thời thuộc địa chỉ khu vực vượt quá bờ sông bên phải của sông Hậu Giang, được biết từ lâu đối với người Âu Châu bằng tên của nó trong tiếng Khmer, Bassac. Phân vùng này chiếm một diện tích gần 15,000 cây số vuông nằm giữa Châu Đốc, tại biên giới Căm Bốt về phía bắc, Vịnh Xiêm La về phía tây, và biển Nam Hải (South China Sea) [tiếng Việt gọi là biển Đông Hải, chú của người dịch] về phía đông. Trong thời khoảng cứu xét này, khu vực được bao phủ bởi đầm lầy, rải rác với các giồng đất phù sa rộng lớn, một số giồng được dùng cho việc canh tác nhưng cũng thường bị che phủ với đồng cỏ và rừng thưa. Các giồng đất này là nơi cư ngụ của dân gốc Khmer, trong khi người Việt Nam thương đi khai khẩn đất mới dọc theo các thủy lộ. Người định cư gốc Hoa cũng thiết lập các chợ ở các cửa sông và các giao điểm thường được dùng làm các trung tâm thu hút mà quanh chúng là người Việt Nam sinh sống tại các khu định cư chen chúc hơn. So sánh với vùng Cissbassac, toàn vùng này hăy c̣n rất thưa dân vào cuối thế kỷ thứ mười chin, ngoại trừ một vài “túi định cư” của người Khmer. Các cộng đồng làng xă Việt Nam hiện diện nơi đây thường trẻ hơn và ít cố định hơn, 25 cơ cấu hành chính yếu kém hơn, và sự kiểm soát của người Pháp ít hơn. Tất cả các yếu tố này đă giúp biến vùng Transbassac trở thành một mảnh đất vun bồi thực sự mọi loại hoạt động phi pháp.
Tỉnh Sóc Trăng là một thí dụ thích đáng. Trong năm 1904, nó bao gồm 2,300 cây số vuông, nhưng chỉ có 105,000 cư dân, trong số đó 57,000 người Việt Nam và người Minh Hương (các kẻ không may đă không được thống kê riêng rẽ), 38,000 người Căm Bốt và Căm Bốt lai Trung Hoa, cùng 10,000 người Hoa. Trong số người Hoa, 7,000 người thuộc sắc dân Triều Châu (Teochiu), và các người khác là dân Quảng Đông (Canton) hay Phúc Kiến (Hokkien). Chúng ta biết rằng có ít người nói tiếng Hải Nam hay Hẹ (Hakka) tại Sóc Trăng vào lúc đó, bởi chính quyền Pháp bắt buộc mọi người Trung Hoa tại thuộc địa phải ghi danh tại các tổ chức dựa trên thổ ngữ được gọi là các bang hội (congrégations) 26 và không có nhóm nào như thế hiện hữu cho các người nói tiếng Hẹ hay Hải Nam tại Sóc Trăng hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi. Mật độ dân cư hăy c̣n thấp, chỉ có 2.2 người trên một cây số vuông. 27 Hai vùng khác nhau có thể được phân biệt tại Sóc Trăng. Trước tiên là vùng đất trọng tâm, giống như một hành lang chính giữa chạy từ bờ phía bắc của sông Bassac đến biên giới của tỉnh Bạc Liêu kế cận về phía tây nam, là một “cánh đồng lúa bao la”. Ở đó, bốn tổng (Định Ḥa, Nhiêu Khánh, Nhiêu Ḥa, và Nhiêu Phú) bao quanh trung tâm tỉnh lỵ. Trong năm 1904, chỉ có 50 người Âu Châu, 771 người Việt Nam, 600 người Trung Hoa và 30 người Ấn Độ sinh sống trong thị trấn Sóc Trăng, được quy hoạch theo phong cách Âu Châu, một loại kiểu thành phố “Sàig̣n” ở cấp tỉnh. Khu địa phương tương đương như “Chợ Lớn” là một hải cảng của người Hoa tại Băi Xàu, được xây cất sau khi bến tàu người Hoa cũ (Chợ Cũ hay Mỹ Xuyên) đă bị phế bỏ bởi có sự đọng bùn của con kinh gần đó. Băi Xàu cách vào khoảng mười cây số đông nam Sóc Trăng, dọc theo kinh Ba Xuyên. Trong năm 1904, 930 người Việt Nam và Minh Hương, 650 người Hoa và ít người Ấn Độ sống ở đó. Nơi thả neo này là một thị trấn sinh động và thường được lai văng từ cuối tháng Hai đến tháng Sáu, đặc biệt trong ba tháng sau vụ gặt mùa xuân, bởi các thuyền buồm lớn (ghe chài) [ tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] của các nhà mậu dịch ở Chợ Lớn. Họ đến đây để kiếm mua gạo Sóc Trăng, được xem là ngon nhất Nam Kỳ. Trong thời kỳ mà chúng ta lưu tâm đến, hơn 200 chiếc thuyền buồm thường hành nghề này và đă xuất cảng trung b́nh 180,000 giạ (piculs) gạo mỗi tháng. 28
Tỉnh sống nhờ gạo và chỉ trên gạo của nó. Mỗi tháng, khoảng 250 thuyền buồm đă chuyển trái cây, rau, và các tiêu thụ phẩm đến các chợ ở Sóc Trăng và Băi Xàu. Từ cuối thế kỷ thứ mười chin, dân số của Băi Xàu gia tăng từng năm một. Các hoạt động kỹ nghệ và thương mại, như cất rượu hay xưởng cưa bằng tay, bắt đầu mọc lên, xưởng cưa sử dụng gỗ nhập cảng từ Căm Bốt, Cà Mau và Rạch Giá. Người Hoa, và con cái của họ sinh ra bởi các phụ nữ Việt Nam hay Khmer, sinh sống tại đây với một nhân số đáng kể, không chỉ ở hai địa điểm nêu trên, mà c̣n ở tất cả các chợ trong tỉnh. 29
Nếu khoảng gần hơn phân nửa diện tích của tỉnh (1,410 cây số vuông) nằm dưới sự sản xuất nông nghiệp vào khi đó, 764 cây số vuông, đặc biệt kể cả các khu vực rộng lớn của phần phía tây và tây bắc, thuộc các quận Đ́nh Khánh (hay Kế Sách) và Nhiêu Mỹ, hăy c̣n chờ được sự khai khẩn. Khu rừng hoang này là nơi sinh sống của hổ, voi, và cá sấu. Châu thổ sông Bassac, tại phía đông bắc và đông nam Sóc Trăng, có đủ các tuyến giao thông đường sông và biển thuận tiện với một số tỉnh lân cận (Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, và Bến Tre); nhưng vào lúc đó, bờ biển của nó gần như không có người cư ngụ, cũng như tại một vài đảo nhỏ và bờ cát dọc gịng sông. Gộp chung, vào năm 1904 người Pháp chấm định chỉ có mười hai cây số đường trong tỉnh là thích hợp cho xe chạy. Giống như trong quá khứ, các tuyến giao thông tốt nhất vẫn c̣n là đường nước, và nhiều thuyền bản xứ cỡ nhỏ và xuồng Âu Châu lớn hơn đă di chuyển trên nhiều thủy lộ nông, các ḍng nước, và các kinh đào dẫn đến các cảng sông lớn hơn và ngôi chợ, cũng như đến tỉnh lỵ. 30
Chính quyền đương nhiên mong muốn phát triển các khu vực này, nhưng lao động th́ thiếu hụt, đặc biệt đối với các khu đặc nhượng khai khẩn bao la của người Pháp. Sự du nhập các công nhân từ miền trung Việt Nam đông dân hơn (thuộc địa An Nam) chỉ cho thấy các kết quả hỗn tạp. Các phu thợ (coolies) Việt Nam như thế thường cầm lấy tiền ứng trước và rồi bỏ trốn khỏi “các cai thầu” của họ. Trong khi các điều kiện làm việc của các nông dân tá điền Việt Nam trên các thửa đất trồng lúa tại Châu Thổ sông Cửu Long không vô nhân đạo như các t́nh trạng đă được lập chứng tại các đồn điền cao su ở Biên Ḥa, 31 họ vẫn c̣n bị đe dọa bởi các sự rủi ro từ thiên nhiên (như sự xâm nhập của nước mặn hay nước lợ vào các khu vực đă khai hoang) hay bởi số nợ chồng chất của họ với các điền chủ và với các nhà mậu dịch chủ nợ Trung Hoa. Của cải khổng lồ của các đại điền chủ cho phép họ, vào khoảng thập niên 1930, sinh sống ở nơi khác, phần lớn ở Cần Thơ hay Sàig̣n, và c̣n ở cả những nơi xa xôi như Paris; nhưng các cơ nghiệp này đă được mua với giá của sự bất ổn, bấp bênh, sự khinh xuất, và, dần dà, sự nghèo đói và thống khổ của hầu hết mọi nông dân tá điền, như viên chủ tỉnh Bạc Liêu đă cảnh cáo hồi năm 1937. 32
Một điểm đặc thù của khuôn mẫu định cư tại sáu tỉnh cũ của miền nam Việt Nam, giờ đây là Nam Kỳ thuộc Pháp, là một dân số lớn lao người dân không định cư, những người sống trên thuyền hay tại các khu định cư trôi nổi dọc bờ các con sông và các kinh đào. Thường họ kiếm sống như các công nhân ban ngày, hay họ có thể đi lượm củi, đánh cá hay tham gia vào mọi loại hoạt động phi pháp. Những người có thể gia nhập vào số người “bất định” hay, nói theo tiếng Việt, các lưu dân trôi nổi (floating) bởi v́ nghèo khó, nợ nần, mất mùa hay các sự bất hạnh khác. Vần thường xảy ra nhiều, hàng ngũ của họ cũng bao gồm các kẻ lông bông, các khách giang hồ, và các kẻ phiêu lưu không thích sự khó khăn và nhọc nhằn gắn liền với nông nghiệp và khai hoang đất mới. 33 Các làng nổi trôi như thế đặc biệt quen thuộc đối với người Việt Nam tại vùng hạ lưu sông Cửu Long. Thí dụ, tại tỉnh Châu Đốc, các tập hợp này có thể được t́m thấy dọc theo hầu hết các con sông và kinh đào. Một con thuyền, một túp lều tranh khốn khổ trên đất liền (paillot, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch), và một mảnh vườn vài mét vuông là tất cả những ǵ mà các người này sỡ hữu. Nhiều người Việt Nam lưu động từ các khu định cư như thế cũng lợi dụng biên giới Căm Bốt bên cạnh để trốn thuế (và sự kiểm soát chính thức chặt chẽ hơn), tạo ra nhiều điều làm phiền ḷng viên chủ tỉnh người Pháp hồi năm 1904. 34 Làm sao mà chính quyền thuộc địa lại có thể khiến cho các người dân thờ ơ này khai khẩn cánh đồng ph́ nhiêu bao la đằng sau các túp lều khốn khổ của họ được, ông ta hậm hực một cách vô vọng. 35 Các quyền sở hữu đất đai, thuế thấp, và các tín dụng trong giai đoạn khởi đầu có thể giúp trả lời câu hỏi của ông, nhưng các giới chức thẩm quyền Pháp ưa thích điều, trong thực tế, một hệ thống các biện pháp không khích lệ, nghiêng về các đặc nhượng được canh tác bởi các nông dân tá điền và một chế độ đánh thuế nặng cưỡng bách phần lớn các tá điền lâm vào sự lệ thuộc tài chính suốt đời. 36
Các thợ Trung Hoa nhập cảnh, các kẻ nói chung lao động tốt, có thể là một giải pháp cho vấn đề. Nhưng họ bị xem là kiêu ngạo, có đầu óc độc lập, và không chắc là sẽ che dấu sự thù nghịch của họ với người Pháp. 37 Ngay từ năm 1882, khuynh hướng các phu, thợ Triều Châu hay gia nhập các hội kín bị nh́n với sự ngờ vực bởi viên Thống Đốc Nam Kỳ, Le Myre de Vilers, người đă đề nghị thay thế họ bằng những người Việt Nam. 38 Tuy nhiên, bất kể mọi điều này, yếu tố quyết định là kinh tế: các phu, thợ Trung Hoa th́ đắt hơn nhiều. 39 Nói chung, và trong cái nh́n dài hạn, người Trung Hoa không được cần tới như một lực lượng lao động cho nông nghiệp Nam Kỳ. Cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi, người Việt Nam vẫn c̣n biểu lộ một số sự miễn cưỡng để làm việc như các công nhân và thợ cu-li ăn lương, nhưng họ vẫn có thề thực hiện tất cả các công việc liên quan đển việc trồng lúa dẫn nước tưới tiêu và đồn điền với giá rẻ hơn nhiều so với các công nhân ngừoi Hoa.
Điều thu hút phần lớn các người Hoa đến vùng Transbassac là việc được phép làm việc trong đất đai của chính họ hay làm cho chính ḿnh, theo một vài cách thức nào khác. Người Trung Hoa đă đến thăm viếng hay định cư tại vùng Transbassac muộn lắm từ cuối thế kỷ thứ mười tám. Mặc dù khu vực nằm trên các lộ tŕnh của nhiều nhà mậu dịch bằng thuyền buồm Hải nNm là các kẻ đă đến đó để mua cá và tôm từ các nhà sản xuất địa phương, 40 trong số các người Hoa định cư tại chỗ, người nói tiếng Triều Châu họp thành nhóm lớn nhất, giống như tại miền trung và đông Xiêm La và Căm Bốt. Họ đă đóng góp đáng kể vào việc khai hoang các miền đất mới và vào sự phát huy việc tiếp thị nông nghiệp, đặc biệt xuyên qua việc mậu dịch lúa gạo, nhưng cũng có tham gia vào việc trồng hạt tiêu, trái cây, và rau. Từ cuối thế kỷ thứ mười chin, các công nhân gốc Hải Nam cũng làm việc tại các đồn điền trồng hạt tiêu của Trung Hoa và Pháp trong vùng Transbassac, cũng như tại miền đông nam Căm Bốt, đặc biệt khoảng giữa Kampot và Kompong Som. V́ các lư do chính trị và kinh tế, các giới chức thẩm quyền thuộc địa đă nh́n sự canh tác tại phần lớn lănh thổ Đông Dương bởi các nông dân Trung Hoa như là một ư tưởng đáng ghê tởm, ngay dù điều đó ít nhất được dung chấp một cách mặc nhiên tại Căm Bốt và tại các khu vực có người Khmer cư ngụ ở Nam Kỳ, đặc biệt tại vùng Transbassac. 41
Nói chung, các thống đốc và quan đầu tỉnh người Pháp – giống như các quan triều đ́nh Việt Nam và các chính quyền hoàng gia Căm Bốt trước họ -- đă nh́n việc khai hoang đất đai và việc kết hôn với các người vợ “bản xứ” như một điều kiện tiên quyết thuận lợi cho một sự đồng hóa lâu dài mong muốn. Trong mắt nh́n của quan chức thực dân, các con lai [mestizos, tiếng Tây Ban Nha trong nguyên bản, chú của người dịch] này được ban cho tính cần cù siêu đẳng, tính tiết kiệm và một tinh thần kinh doanh khi so sánh với sô dân “bản xứ thuần túy”. Quan điểm này đă được tŕnh bày trong một cuộc tranh luận giữa các kẻ bênh và người chống việc nhập cảnh người Hoa vào lúc bắt đầu thế kỷ thứ hai mươi: hôn nhân liên chủng giữa người Trung Hoa và “dân bản xứ” sẽ “cải tiến ḍng máu’ của người bản xứ và khích lệ họ phát triển cảm thức của họ về sáng kiến kinh tế và sự cải thiện xă hội, phe bênh vực đă xác định như thế. 42 Dù thế, sự sở hữu của người Hoa tại vùng thôn quê phải được giới hạn vào các mảnh đất cỡ nhỏ và trung, như được tranh luận, bởi các khu đặc nhượng khai khẩn và đồn điền rộng lớn trên nguyên tắc được dành riêng cho các công dân Pháp và các tổ hợp tư bản. 43 Các sự tin tưởng này chứng kiến thấy chính quyền Pháp duy tŕ luật lệ về tư cách công dân cổ truyền, phát sinh từ thời nhà Nguyễn, càng lâu càng tốt: mài đến nằm 1933 tại Nam Kỳ và Trung Kỳ, và năm 1934 tại Căm Bốt. 44 Theo các điều khoản cổ truyền này, các con trai của một người cha gốc Hoa với một người mẹ bản xứ (người Việt hay người Khmer) được gọi là người Minh Hương và thụ hưởng, về mặt thuế khóa và các quyền công dân, một quy chế pháp lư đặc biệt nằm giữa các ngoại kiều Á Châu [Khách, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] với người bản xứ [dân đinh, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Hậu duệ của các cuộc hôn phối giữa người cha Minh Hương và người mẹ bản xứ, tuy thế, được đối xử như các người bản xứ đă hoàn toàn đồng hóa về mặt thuế khóa, quân dịch, sưu dịch (làm xâu: corvée và quyền được rời khỏi xứ sở, điều được đương nhiên chuẩn cấp riêng cho các ngoại kiều. Theo quy định này, sự đồng hóa hoàn toàn các hậu duệ phái nam của các cuộc hôn phối hợp chủng được bảo đảm ở thế hệ thứ ba.
Nếu các nông gia Triều Châu được đón tiếp, ngừoi Quảng Đông và Phúc Kiến lại bị nh́n với một mức độ nghi ngờ nào đó bởi khuynh hướng của họ là quần tụ với nhau tại các “phố Trung Hoa” hay “khu người Hoa”, và tham gia chính yêu vào mậu dịch, kinh doanh, thủ công nghệ và ngân hàng hơn là nông nghiệp. Các biện pháp để “trục xuất” họ ra khỏi các lănh vực kinh tế quan trọng này, hay kềm chế sự nhập cảnh của họ, được yêu cầu nhiều lần bởi các nhóm quyền lợi chính trị và các giới kinh doanh Pháp tại Sàig̣n, Hà Nội và Paris. Nhưng các hành động như thế không bao giờ được xem xét một cách nghiêm chỉnh bởi các giới chức thẩm quyền thực dân, các kẻ đă hiểu rơ rằng các chính sách như thế sẽ hủy diệt nền kinh tế Đông Dương, và đặc biệt của Nam Kỳ. 45
b. Bờ Biển Vùng Transbassac Mở Rộng, Từ Rạch Giá đến Kampot
Bờ biển này về mặt lịch sử là một ổ của các hải tặc và các kẻ buôn lâu. Giống như phần lớn Vịnh Xiêm La, nhiều ḥn đảo hiểm trở và các bờ biển hiếm có người cư ngụ của nó, với các truông đất xốp và các đầm lầy, đă mang lại các nơi ẩn náu lư tưởng cho các kẻ nôi dậy và các kẻ ngoài ṿng pháp luật gốc Hoa, Mă Lai, Xiêm La, Căm Bốt hay Việt Nam, và những kẻ đó di động theo thời cơ giữa các hoạt động phi pháp và hợp pháp. T́nh trạng này kéo dài từ cuộc di tản của các kẻ trung thành với nhà Minh từ Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười bẩy và mười tám xuyên qua thế kỷ thứ mười chin, cho măi đến tận các cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất và Lần Thứ Nh́. Nếu các tàu trang vị vũ khí của Pháp ngày càng có khả năng kiểm soát phần lớn bờ biển chính của Đông Dương sau năm 1865, các ḥn đảo trong Vịnh [Xiêm La], và đặc biệt đảo Phú Quốc đốí diện với Hà Tiên, từ lâu đă tạo thành ngoại lệ. Chúng tiếp tục cung cấp các nơi ân trốn an toàn cho các kẻ gặp rắc rối với nhà cầm quyền, như các người Trung Hoa trốn tránh pháp luật thực dân hay sự dẫn độ từ Đông Dương và sống trên các thuyền của họ như một “cộng ḥa độc lập”, 46 xa rời cặp mắt ḍ chừng của nhà chức trách. Những người này thường kết hôn hay lập các mối liên hệ với các phụ nữ Việt Nam, nhưng mặt khác vẫn sống biệt lập. Ngay con cái họ cũng lập ra các khu định cư riêng của ḿnh và được biết không ḥa nhập mấy với láng giềng của họ, ngoại trừ các dịp lễ tết địa phương. Những người Trung Hoa này bị e dè như các kẻ gây rối, đặc biệt trong số các đồn điền trồng hạt tiêu của người Hải Nam tại Kampot và Hà Tiên. 47 Dù sao, họ cũng rất khó khăn cho người Pháp kiểm soát. Nhiều thuyền buồm ngang qua trên đường đến Vọng Các và Singapore dễ dàng giúp cho các cá nhân bị truy nă tái xuất hiện hay biến mất dạng, khi cần thiết.
Bờ biển Căm Bốt và phần đất nội địa của nó được sử dụng như một sự nối dài địa h́nh tự nhiên của lănh thổ Xiêm La nơi phần tây nam của nó và của Nam Kỳ nơi phần đất phía nam. Phần lớn bờ biển Căm Bốt ở đây được bao che bởi núi cao, với rặng núi Đâu Khấu (Cardamon) ở hướng tây nam và răng Con Voi (Elephant) ở phía nam. Rất lâu sau khi có sự thiết lập thuộc địa, các dẫy núi này chỉ được cư ngụ thưa thớt bởi một sắc dân thiểu số gốc Mon-Khmer, người Pear, các kẻ đă ḥa lẫn với các người đào tẩu, kẻ nổi dậy, lưu vong Khmer, để tạo ra các người được gọi là Pol (các nô lệ). Họ chính thức bị bắt buộc phải giao nạp hạt đậu khấu (cardamom), đằng hoàng (gambodge) và thiết mộc [ironwood, như gô lim, chú của người dịch] cho các nhà chức trách Pháp-Căm Bốt để đổi lấy muối, gạo, và đồ bằng sắt. Nhưng các sự tiếp xúc mật thiết của họ với các đồng hưong bên biên giới phía Xiêm La có nghĩa người dân Pear thường buôn lậu phần lớn các sản vật giá trị của họ cho các mạng lưới người Xiêm gốc Hoa đặt tại Trat. 48 Giống như nhiều đảo nhỏ trong Vịnh, vùng nội địa núi non của các tỉnh này chứa chấp đủ mọi loại người bên lề bén nhậy trong việc nhảy vào hoạt động kinh tế của miền biển. Các thuyền buồm mậu dịch và đánh cá từ phía đông Xiêm La và miền nam Việt Nam vẫn đều đặn ghé bến Kampot và Kompong Som (ngoài khơi có đảo Koh Kong của Xiêm La). Trong hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi, Kompong Som vẫn có các quan hệ hàng hải với Xiêm La nhiều hơn với các cảng Đông Dương thuộc Pháp chẳng hạn như Kampot, Hà Tiên và Rạch Giá. Đồng tiền bath (ticul) của Thái, chứ không phải tiền đồng (piaster) Đông Dương là tiền tệ của nó. Hơn một phần ba thuyền buồm hay lui tới Kompong Som đă không đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của sở quan thuế, theo sự ước lượng của viên trú sứ địa phương của Kampot vào năm 1900. 49 Các người Trung Hoa và Việt Nam tại Kampot và Kompong Som cũng duy tŕ các quan hệ mậu dịch chặt chẽ với các hải cảng Nam Kỳ kế cận ở Hà Tiên và Rạch Giá, với đảo Phú Quốc, và, xuyên qua đường bộ và đường thủy, với Châu Đốc bên gịng sông Bassac, và từ đó với Sàig̣n-Chợ Lớn. Ngừoi Mă Lai cũng quan trọng ở đây. Vài làng Mă Lai có niên kỳ [thành lập] trở lùi muộn lắm từ thế kỷ thứ mười tám 50 nhưng, cho đến khi có sự chiếm đóng của người Pháp, các di dân mới cũng đến từ Bán Đảo Mă Lai để bán vũ khí và các đồ gia vị như galangal [thuộc giống gừng, chú của người dịch]. Họ dễ dàng ḥa nhập với các người gốc Chàm cùng tôn giáo, là các người mà họ cùng lập thành các cộng đồng.
Kampot bao giờ cũng là “biến thể khác” (alter ego) của Hà Tiên, và nó là cửa ngơ quan trọng nhất của Căm Bốt để thông ra biển một khi Việt Nam chiếm đóng cửa sông Bassac. Trong thời kỳ có sự chiếm đóng trực tiếp của Việt Nam (cho đến năm 1847), Kampot đă là một đồn quân sự, trung tâm hành chính và một sở quan thuế của Việt Nam. Ngay sau khi các đội quân triều đ́nh triệt thoái khỏi Căm Bốt, một số lượng đáng kể người Việt Nam vẫn ở lại đó trong các làng canh nông hay đánh cá. Cho đến năm 1860, tỉnh được cai trị bởi một người lai Trung Hoa tên là Thong [?], kẻ đă trồng mía và thiết lập một nhà máy lọc đường kéo bằng lừa khá thành công. Một người Trung Hoa nổi tiếng khác vào thời đó là Mun Sui. Trước đây bị xem là một hải tặc đáng sợ tại khắp vùng Vịnh Xiêm La, Mun Sui đă về hưu tại Kampot sau khi bị đánh bại bởi một hải tặc khác. Ở đó ông ta trở thành một kẻ điều giải các công việc của người Hoa, được nể trọng cho đến khi từ trần vào năm 1878. Trong các thời tiền và ban đầu của chế độ thuộc địa, trách vụ thuế của Kampot th́ thấp – một phần mười số thu hoạch – và xứ sở đă sản xuất hạt tiêu, mía đường, thuốc lá, và lúa gạo để xuất cảng. Các trái cây th́ đầy răy và được chuyển lên Nam Vang cho hoàng gia. Khu vực đủ thịnh vượng để trả cho ba nhóm diễn tuồng phục vụ cho các nhóm khách hang khác nhau của chúng: một cho Trung Hoa và một cho Việt Nam, cùng với một đoàn ca múa Xiêm La-Căm Bốt. 51
Tỉnh lân cận Kampot về phía đông nam là Péam hay Banteay Meas. Trong năm 1887, nó chỉ bao gồm mười làng, nơi mà 2,400 người Khmer, 250 người Trung Hoa, 20 người Trung Hoa và 7 người thọ thuế Chàm-Mă Lai sinh sống. Sản phẩm chính của nó là hạt tiêu Trung Hoa. Các tuyên giao thông đường bộ với Kampot tồi đến nỗi các người trồng trọt gốc Hoa đă phải mua bán hoa màu của họ với ba chiếc thuyền bán rong nhỏ đến Châu Đốc thuộc Nam Kỳ. 52
Trong năm 1865, sau một cuộc thám sát Hà Tiên và Kampot, Thống Đốc Nam Kỳ, Đô Đốc de la Grand́ière, hạ lệnh cho các tàu trang bị vũ khí của Pháp tận diệt “nạn hải tặc” Việt Nam và Trung Hoa (theo đó ông ta cũng nghĩ là các hoạt động vũ trang chống Pháp, nếu có dính líu đến người Việt Nam) tại vùng Vịnh Xiêm La. Bởi người Pháp tin rằng các hoạt động như thế phần lớn phát sinh từ hai nơi này, 53 họ đă thiết lập một đồn quân sự và một trạm quan thuế tại Kampot. Các nhà mậu dịch bán hạt tiêu địa phương cho Sàig̣n – Chợ Lớn từ đó trở đi phải trả thuế quan tại trạm quan thuế của Pháp. Vài năm sau đó, vai tṛ của Kampot trong cuộc nổi dậy chống Pháp trên toàn quốc trong các năm 1885-1886 đă làm thoái bộ ngắn ngủi các nỗ lực dành quyền kỉểm soát nhiều hơn này, và cũng tàn phá các mảnh đất rộng lớn của các đồn điền trồng tiêu. Khi ḥa b́nh trở lại, vào cuối thập niên 1880, thuế của ttriều đ́nh trên nông dân đă đánh một mức thuế quá cao trên các nhà sản xuất hạt tiêu địa phương, từ 17.5 đến 23 đồng trên mỗi 400 cây tiêu, kích động các sự chống đối bạo động từ các nhà trồng trọt Trung Hoa ở địa phương. 54 Từ đây trở đi, Kampot khó dành lại được sự thịnh vượng trứoc đây của nó. Dưới chế độ thuế khóa hà khắc và chế độ quan thuế hồi cuối thập niên 1880, dân chúng địa phương đă bắt đầu rời bỏ khu vực. Vài ngôi làng cùng tạo thành chinh vùng Kampot trước đây đă có được 3,000 dân trong năm 1860 và đă vươn tới từ 5-7,000 người thọ thuế vào khoảng đầu thập niên 1870 (trong đó có 900 người Trung Hoa, 300 người Mă Lai và Chàm, 40 người Việt Nam và 30 người Xiêm La), nhưng sau cuộc nổi dậy, trong năm 1889, dân số chỉ gồm 2,500 người, và sau đó tụt xuống chỉ c̣n 1,500 người vào đầu thập niên 1890. Trong một thời khoảng ngắn, tṛ cờ bạc của người Trung Hoa đă trở thành một sự hấp dẫn mới nhưng điều này chỉ gia tốc sự sụp đổ kinh tế của nhiều người c̣n trụ lại. Một yếu tố khác đặc biệt chắc chắn đưa đến sự suy tàn kinh tế của Kampot: các hàng xuất cảng chính của Căm Bốt —gạo và cá cũng được xuất cảng, đặc biệt từ sau năm 1907, từ Battambang), bông vải, ngô (bắp), gỗ và các sản phẩm tự nhiên khác – một lần nữa lại di hành xuyên qua sông Bassac hay Cửu Long đến Sàig̣n – Chợ Lớn, giờ đây đă trở thành cửa ngơ chính của Căm Bốt để thông ra biển. Kampot bị thu giảm xuống thành một trạm trung chuyển cấp vùng. 55 Từ đó về sau, phần lớn hạt tiêu của nó được chuyển vận bởi các thuyền buồm Trung Hoa đến Sàig̣n – Chợ Lớn xuyên qua Hà Tiên, mặc dù một số thuyền buồm của người Hải Nam vẫn c̣n cất tiêu để đem bán tại Hải Nam hay Singapore. Các thuyền buồm từ Xiêm La trước đây chế ngự ngành buôn bán này thấy ḿnh bị gạt ra bởi thuế khóa và chế độ quan thuế mới. Từ thập niên 1890, các quan hệ thương mại trực tiếp với các Bang Quốc Mă Lai, Singapore, Vọng Các và Hải Nam trở nên hiếm hoi, nhưng chúng vẫn c̣n hiện diện, như sự mua bán phi pháp. 56
Để kích thích sự sản xuất hạt tiêu suy giảm tại vùng Transbassac và miền nam Căm Bốt, trong thập niên 1890, chính quyền Pháp đă mở cửa thị trường Mẫu Quốc (Metropolitan) cho hạt tiêu Đông Dương với biểu thuế ưu đăi. Trị giá tổng cộng của “món quà từ đất mẹ này dành cho thuộc địa” được ước lượng là bẩy triệu Phật lăng mỗi năm. Các nhà trồng trọt tại Xiêm La nh́n thấy một cơ hội để kiếm tiền từ quan thuế biểu mới, do đó các thuyền buồm Trung Hoa đă bắt đầu buôn lậu hạt tiêu đến khu vực duyên hải Transbassac mở rộng này, trục lợi từ chế độ ưu đăi thuế này. Một khi việc này được khám phá ra, các nhà chức trách t́m cách trả đũa bằng cách thắt chặt sự kiểm soát trên các đồn điền trồng tiêu và sự mua bán của chúng. Để kiểm soát bờ biển Căm Bốt, cần phải lập một vài đồn mới, cắt cử các nhân viên quan thuế Âu Châu, nhưng, sau hết, các lư do tài chính và “khí hậu không tốt cho sức khóe” khiến chỉ có một đồn [được lập], trong năm 1897, được đảm nhận bởi một viên chức Âu Châu duy nhất. 57 Các kết quả của nó khó khả quan. Ngay dù thế, Nha Quan Thuế và Thuế Công Quản (Direction des Douanes et Régies) đặt tại Hà Nội đă bác bỏ lập luận của trú sú Kampot Leclère rằng sự mở ngỏ việc mua bán hạt tiêu và sự khai thông của nó đến Đông Nam Á là các biển pháp hữu hiệu duy nhất cho việc gia tăng sức sản xuất và ngăn chặn sự giả mạo và buôn lậu. 58
Người Trung Hoa cũng định cư tại một số các đảo lớn nhỏ trong Vịnh Xiêm La. Trong năm 1887, thí dụ, đă có một thuộc địa của các nhà trồng tiêu Trung Hoa, vào khoảng ba mươi gia đ́nh, trên ḥn đảo nhỏ Koh Kor, đối diện với Koh Rung. Các thuyền buồm nhỏ của họ chính yếu thông thương với Kampot. Một đảo khác gần bên, Koh Padaon, có mười lăm nông dân và ngư phủ Trung Hoa sinh sống, tất cả đều kết hôn với phụ nữ Căm Bốt. Họ trồng lúa cho sự tiêu dung của chính họ và bán sản phẩm của họ, một cách chính thức là gia cầm và cá, tại Hà Tiên và Rạch Giá. 59
Với tất cả các t́nh huống nêu trên, không có ǵ đáng ngạc nhiên khi thấy người Pháp chưa bao giờ t́m cách xóa bỏ sự buôn bán phi pháp và các mạng lưới nhập cảnh bất hợp pháp đă nối liền vùng Transbassac và bờ biển Căm Bốt với Singapore, Xiêm La và Bán Đảo Mă Lai. Các mạng lưới này đă đan kết với các hoạt động phi pháp có tầm hệ trọng chính trị, hành chính và kinh tế cụ thể đối với dân chúng địa phương, như thí dụ sau này về việc buôn lậu bông vải và lụa sẽ cho thấy. Trong năm 1931, khi mà Cuộc Đại Suy Thoái [Kinh Tế} ập đến Đông Dương, các hăng dệt của Pháp khiếu nại chính thức về các sự nhập cảng trái phép bong va/I Ấn Độ và lụa của Trung Hoa, được vận chuyển bởi các thuyền buồm Trung Hoa từ Singapore và Vọng Các đến các hải cảng nhỏ của vùng Transbassac (đặc biệt đến Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng), và từ đó, dọc theo hàng ngàn thủy lộ đến phần c̣n lại của Nam Kỳ. Thông Đốc Nam Kỳ tức thời ra lệnh đóng cửa tạm thời các bến tàu này và tổ chức các cuộc đột kích các thị trường của chúng, đưa đến sự sụt giảm số hàng lậu tức thời đến 75 phần trăm. Nhưng, như các viên chức điều khiển các tỉnh phàn nàn, đă có các hậu quả kinh tế tiêu cực. Các sản phẩm địa phương từ các tỉnh của họ, chẳng hạn như cá khô, than đá, và lông vịt, vốn b́nh thường được trao đổi để lấy hàng lụa và vải bông buôn lậu, khiến sự trấn áp các hang này v́ thế đă tác động một cách tệ hại trên các ngành thủ công nghệ địa phương. Tuy nhiên, Nha Quan Thuế tại Sàig̣n không động tâm. Nó đă trả lời với sự quyết đóan đáng ngờ về các hiệu quả trong trường kỳ của sự ngăn cấm: bờ biển Nam Kỳ, và đặc biệt của Căm Bốt, rất khó để kiểm soát, Nha này đă lập luận, đến nỗi mậu dịch phi pháp sẽ dễ dàng thẩm nhập xuyên qua các ngả khác. 60 Bất kể là liệu các công nghiệp địa phương tại vùng Transbassac có thể sống sót với sự tái chuyển hướng hoạt động chợ đen này hay không không phải là mối quan tâm của Nha.
Chúng ta giờ đây hăy rời khỏi các t́nh huống kinh tế và địa-chính trị của vùng mở rộng để cứu xét đến nạn thổ phỉ tại miền tây Nam Kỳ.
Nạn Thổ Phỉ Trung Hoa và Việt Nam tại vùng Transbassac
Trong năm 1895, Thống Đốc Nam Kỳ có báo cáo các nhóm vũ trang đang cướp bóc các thuyền buồm mậu dịch sử dụng các thủy lộ của vùng Transbassac để giao thương với các thị trường lớn hơn, đặc biệt với Chợ Lớn. Theo ông, một “trận lụt các di dân mới” đă đến từ Hồng Kông sau khi người Pháp gỡ bỏ một lệnh cấm tạm thời trên sự nhập cảnh của người Trung Hoa từ thuộc địa của Anh Quốc, đuợc thúc đẩy bởi một dịch bệnh bùng nổ tại đó. Các sự nhập cảnh ồ ạt như thế luôn luôn mang đến một khối lớn “các kẻ bất kham” trong số các di dân mới. 61 Dù sao, đây chỉ là một trong nhiều báo cáo về nạn hải tặc trong thập niên cuối của thế kỷ thứ mười chin và trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mu=ơi, chính yếu tại vùng Transbassac, nhưng cũng có xảy ra, ở một mu=’c đsô, thấp mức, tại vùng Cisbassac. Nạn hải tặc này phần lớn liên hệ đến chu kỳ thu gặt, với nhiều vụ cướp nhất được báo cáo sau vụ mùa đầu tiên (từ tháng Hai đến tháng Sáu) khi các thuyền buồm và tàu chuyên chở gạo đê[‘n các chợ bên sông và từ đó đến Chợ Lớn. Vù mua thứ nh́, trong tháng Mười, cũng đă lôi cuốn một sự tái phát của hoạt động hải tặc. 62
Các văn khố thuộc địa chứa nhiều thí dụ, theo đó sự việc sau đây kể từ năm 1891 trở nên điển h́nh. Trong tháng Hai năm đó, thí dụ, một nhóm vũ trang gồm mườ`i tên Triều Châu Trung Hoa đă tấn công chợ Ô Môn (tỉnh Cần Thơ), nhưng đă phải rút lui tay không sau khi gặp phải sự kháng cự. Sau đó trong tháng Na, viên phó tổng (sous-chef, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch) của tổng Bảo Thuận (tỉnh Bến Tre) đă trở thành nạn nhân của một nhóm hai mươi người Hoa vũ trang, đă lấy đi 3,500 đồng và một khẩu sung nhỏ, mà không gây ra tổn hại nào khác. Tại Sóc Trăng, trong cùng tháng, một cuộc tấn công tương tự đưa đến cái chết của nạn nhân, được ức đóan bởi cùng băng đảng đó. Trong khi đó, cũng trong tháng Ba, một nhóm khác gồm mười ba người Hoa từ Sàig̣n đă tấn công vào đ́nh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] của làng sản xuất ra đồ gấm kiểu Trung Hoa tại Lái Thiêu, lấy mất 583 đồng. Trong trường hợp này, nhà chức trách đă t́m cách bắt được một nghi can không lâu sau đó, nhưng không t́m thấy dấu vết của các tên chính phạm. 63
Trong năm 1893, viên trú sứ của Sóc Trăng có báo cáo một nhập lượng đông đảo các di dân Trung Hoa vào tỉnh ông: từ tháng Ba đến tháng Năm không thôi, 700 người Trung Hoa thuộc mọi nhóm thổ ngữ tượng trưng cho nhiều địa phương đă nhập vào tỉnh, nhưng đại đa số là các người Triều Châu. 64 Trong năm đó, Sóc Trăng và tỉnh lân cận Bạc Liêu, cùng với tỉnh Cân Thơ ngược sâu hơn trên gịng Bassac, là các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn hải tặc. Diện tích tương đối lớnvà mật độ dân cư thưa thớt của chúng, cùng với sự giao thương theo bờ biển và gịng sông đễ dàng, bảo đảm rằng các kẻ bất lương có thể biến mất từ lâu trước khi bất kỳ sự đáp ứng chính thức nào có thể diễn ra. Chính quyền đă lập ra một toán canh gác ban đêm, hy vọng đối phó được lợi thế của các thổ phỉ, nhưng phần lớn không có hiệu quả. Sự vô hiệu năng, thiếu quan tâm và nói chung không thích hợp của họ phát sinh chính yêu, như được nghĩ, v́ các nhân sĩ địa phương, các kẻ cai quản làng xă của ḿnh, nằng nặc đ̣i các kẻ canh chừng này cũng phải thi hành công việc khác trong ban ngày. Dĩ nhiên, ư đồ này có thể đă thất bại bởi các nông dân tá điền, các kẻ tạo thành các dân quân này và là các kẻ lệ thuộc vào lớp điền chủ giàu có hơn, đă không có quyền lợi kinh tế trong việc phục vụ các ông chủ của ḿnh vào ban đêm, cũng như trong ngày, mà không có sự bồi đáp nào. Như các kẻ rất nghèo, họ đâu có phải lo sợ nhiều quân cướp. Bất kỳ lư do là ǵ, sự thất bại của các toán tuần tra đia phương sau này đă khiến các nhà hành chính Pháp t́m kiếm ngân khoản để lập ra các đội cảnh sát lưu động, được cung cấp với tàu gắn động cơ và các vũ khí hiện đại. 55
Nạn hải tặc tại vùng Transbassac vươn đến đỉnh cao từ năm 1901 đến 1903, với các báo cáo từ mọi tỉnh miền tây về các hoạt động liên tục của các băng đảng đượ.c tổ chức hoàn bị và vũ trang đầy đủ. Thí dụ, một băng đảng được cầm đầu bởi một người mang tên Hùynh Văn An nào đó, cùng hai anh em thuộc gia đ́nh họ Trương, đă kiểm soát con kinh Sóc Trà và đánh thuế xuyên quá trên các tàu chạy ngang qua. Các thành viên của nhóm cũng mua bán gỗ lậu, và phụ nữ bị bắt cóc, hoạt động kể sau cho thấy một sự bất cân bằng nhân số tại vùng đất mới khai khẩn này. Sau khi Huỳnh Văn An bị bắt và tuyên án mười lăm năm tù, khu vực dành lại sự yên tĩnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi anh ta t́m cách trốn khỏi nhà lao tỉnh Cần Thơ, các hoạt động của băng đảng này lại tái diễn. 56
Tất cả các tỉnh trong vùng Transbassac nêu trên cho đến giờ đă trở thành, kể từ thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mừoi chin, các trung tâm của các hoạt động kinh tế dâng cao. Chính quyền thực dân gia tăng nhịp độ đào kinh, làm đường, và lập hải cảng, trong khi các chợ mới được thành lập và các đặc nhương khai thác đất đai được phân phối. Các đặc nhương khai thác đất đai, trên nguyên tắc, chỉ được dành cho người Pháp và các điền chủ Việt Nam đă nhập tịch, những ngừoi Trung Hoa đă t́m cách thụ đắc đất đai xuyên qua các phương cách gián tiếp, đặc biệt xuyên qua các người vợ và con lai Việt của họ. 57 Thật sôi nổi nhịp độ phát triển và thật quá ít dân số đên nỗi ngay người Trung Hoa, có quy chế thuế khóa đặc biệt miễn trừ cho họ các yêu cầu lao động cưỡng bách, giờ đây có thể “được mời”. như các tài liệu văn khố đă viết ra, để tham gia “một cách tự nguyện” vào các công tŕnh công chánh này bởi có nạn thiếu hụt lao động tạm thời. 58
Vào năm 1909, mối nguy hiểm của nạn hải tặc đă giảm bớt một cách đáng kể. Sự phát triển kinh tế tại vùng Transbassac đă bảo đảm rằng các đơn vị cảnh sát lưu động, được yêu cầu trở lại hồi năm 1902, đă được đặt túc trực tại địa phương. Như viên thống đốc Nam Kỳ đă báo cáo một cách hănh diện, các đồn cảnh sát vũ trang mới (postes de gendarmerie) đă được thiết lập tại một số yếu điểm, như ngă tư đường, các đoạn nối các con sông với các kinh đào, và các ḥn đảo biệt lập, hay tại các khu vực khác từng đặc biệt tán trợ cho nạn hải tặc. Các đồn này cho phép có lưu động tính nhiều hơn trong sự truy kích các băng nhóm tội phạm. Các tàu có gắn động cơ cũng tuần tra các con sông và các kinh đào, ngày và đêm. Dân số nông dân địa phương, ngày càng tin tưởng hơn rằng các nhà chức trách có thể bảo vệ cho họ, đă bắt đầu từ chối không nộp tiền cho các băng đảng, và trong một số trường hợp c̣n trợ lực với nhà chức trách, hoặc bởi việc kháng cự các cuộc tấn công hay bằng việc tố cáo và bắt giữ quân thổ phỉ. 59
Nhưng sự lạc quan của vị thống đốc đến quá sớm. Chỉ một tháng sau đó, các báo cáo mới về nạn hải tặc lại xuất hiện. Tuy nhiên, lần này các khu vực duy nhất bị ảnh hưởng là các nơi với nhân số người Hoa Triều Châu đông đảo, đặc biệt tại các tỉnh trong vùng Transbassac như Sóc Trăng, Cần Thơ và Bạc lieu. Một băng đảng người Hoa tại đó, được báo cáo là đặc biệt nguy hiểm, gồm hai mươi người có vũ trang, và có các nơi ẩn nấp trên vài đảo nhỏ, không người ở tại cửa sông Bassac. Họ tấn công các thương thuyền Trung Hoa và đ̣i tiền bảo kê từ các làng trong khu vực. Cần đến một chiến dịch cảnh sát phối hợp của ba tỉnh lận cận (Sóc Trăng, Cần Thơ và Trà Vinh) trước khi băng đảng này sau hết bị tiêu diệt, mặc dù nhiều thành viên vẫn c̣n chạy thoát được. Dù thế, viên hành chánh quản trị tỉnh Sóc Trăng đă lập luận, vẫn tuyệt đối cần thiết để cải tiến các sự giao thông tại khu vực xa xôi này, c̣n được cư trú nhiều phần bởi người Khmer. Tuy nhiên, chỉ riêng tại Sóc Trăng, chỉ có quá ít công nhân cho các công tác công chánh thiết yếu như thế, khi các chủ nhân các khu đặc nhương khai khẩn từ chối không “cho mượn” các tá điền của họ đề làm việc cho các công tŕnh đó. (Chỉ có các thương gia Trung Hoa tại cảng sông ở Băi Xàu đă tạo ra một ngoại lệ đáng tán dương trước sự thiếu vắng của ư thức công dân này, khi họ cung cấp cả ngân khoản và lao động cho việc xây cất bến cảng, kinh đào và đê chắn sóng mới). Như viên tỉnh trưởng đă thúc dục trong bản báo cáo của ông, chỉ sự gia tăng các đường bộ, sự kiểm tra ngày và đêm các thủy lộ, sự tạo lập các quận hạt hành chánh mới, và sự động cơ hóa đội tuần cảnh mới có thể hy vọng giải quyết vấn đề hải tặc tại vùng Transbassac. 70
Tỉnh duyên hải Rạch Giá không thoát khỏi tai ách chung của nạn thổ phỉ vào thời điểm này. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, một băng đảng quân cướp, cầm đầu bởi một người Việt Nam tên Lê Văn Lợi, đă gây kinh hoàng Rạch Giá. Chúng đặc biệt tích cực tại quận G̣ Quao, nơi mà nhiều nhánh sông, kinh đào, đầm lầy, và rừng đă tạo ra vô số khả tính cho sự ẩn náu và trốn thoát an toàn. Như văn khố cho thấy, không chỉ v́ nhu cầu kinh tế mà c̣n do t́nh h́nh an ninh địa phương phức tạp đă buộc chính quyền phải gia tăng chương tŕnh đào các con kinh mới tại các khu vực bị ảnh hưởng ở đây, với viên phó thống đốc Nam Kỳ tuyên bố với viên Toàn Quyền rằng Rạch Giá đă thực sự bị cắt ĺa với phần c̣n lại của thuộc địa bởi có sự khó khăn trong việc giao thông với nó. 71 Sau khi các kinh đă được đào, giống như ở các miền khác của vùng Transbassac, cơ cấu hành chính của nông thôn Nam Kỳ thuộc địa đă tức thời mở rộng các khu canh tác mới. Việc này bao gồm sự tạo lập các cộng đồng nông thôn, các hội đồng xă (conseils des notables: hội đồng các thân hào nhân sĩ) và sự xây dựng các ngôi đ́nh (communal halls), được tài trợ một phần bởi chính quyền. Đối với người Trung Hoa, điều này có nghĩa sự du nhập hệ thống bang hội vào đến tận các góc cạnh hẻo lánh nhất của Đông Dương.
Chúng ta giờ đây hăy nh́n đến các hội kín, như đối lập với giới thổ phỉ hay các kẻ nổi loạn bị thất bại biến thành tội phạm, trong thế giới ven biên phi pháp của Nam Kỳ thủa ban sơ của chế độ Thực dân.
Các Hội Kín Trong Dân Trung Hoa và Việt Nam
Vào khoảng thập niên 1880, các nhà chức trách Pháp đă bắt đầu lo âu về các hoạt động bất hợp pháp đă có, nếu có, một ít mối liên kết với sự đối lập chính trị đối với sự cai trị của Pháp. Các băng đảng tội phạm xem ra đang lên cao tại Nam Kỳ, như chúng ta sẽ sớm nh́n thấy dưới đây. Nhưng hoạt động phi pháp này không chỉ là một yếu tố về thời cơ và địa h́nh; nó cũng phải được nh́n trong khung cảnh một chuỗi các các tật xấu hợp pháp hay trước đây hợp pháp của thời đại, đặc biệt “tam đổ tường’ của việc hút thuốc phiện, cờ bạc, và đĩ điếm có tổ chức. Vào khoảng cuối thập niên 1880 và đầu thập niên 1890, chính quyền địa phương quan tâm nghiêm trọng về một vài hoạt động mờ ám. Các tàu đánh bạc do người Hoa điều hành đă vươn tới mọi ngóc ngách của Nam Kỳ, trong khi các ṣng bài tại Chợ Lớn , vốn hoạt động hợp pháp trong một vài thời khoảng dưới danh nghĩa các câu lạc bộ người Hoa, hay các tổ chức tương trợ (cercles d’entraide mutulle chinois) – và trong đó tất cả các nhóm thổ ngữ Trung Hoa chính thức đều có dự phần – đă từ chối không chịu tan biến sau khi các hội quán bị xóa bỏ. Thay vào đó, các ổ cờ bạc bí mật đă phát triển, và thường gắn liền với các ổ điếm tại các ttrung tâm của tỉnh. Tất cả các điều này đă khiến cho nhà chức trách Pháp phải quan tâm lớn lao. Phe chỉ trích lo sợ sự phát triển thành một nền kinh tế ngầm và ngay cả thành một quốc gia trong một quốc gia. Các chính sách Pháp đă biến đổi từ những năm 1860 giữa sự dung chấp các hoạt động như thế v́ mục đích góp phần cho ngân sách thuộc địa với các mức độ cấm đoán lên xuống. Câu trả ḷi cuối cùng cho sự đe dọa này đă được đưa ra trong năm 1882 khi viên thống đốc dân sự đầu tiên, Le Myre de Vilers, xiết chặt các luật lệ liên quan đến ba “tật xấu xă hội” này trên khắp cơi Nam Kỳ. Pháp chế của ông sau này đưọc mở rộng trên toàn thể Đông Dương, nhưng một ḿnh pháp chế không thôi khó đủ để giải quyết các vấn đề này.
Le Myre de Vilers cũng xiết chặt các luật lệ liên quan đến các di dân Trung Hoa, các luật lệ có lẽ nghiêm khắc nhất trên toàn vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ. “Các Ngoại Kiều Á Châu” trong đó người Trung Hoa luôn luôn chiếm đại đa số, các kẻ bị cáo buộc với các vi phạm tương đối nhỏ như hội viên các hội kín giờ đây sẽ phải chịu sự trục xuất tức thời và vĩnh viễn khỏi Đông Dương, và trong các trường hợp quan trọng, tài sản của họ cũng có thể bị tịch thu. Ngoài ra, các bang mà họ lệ thuộc có thể bị phạt nặng nề. Trong một cuộc trấn áp quan trọng các hội kín tại Nam Kỳ, viên Thống Đốc đă tuyên phán các khoản phạt sau đây trong các năm 1881-82: các bang Triều Châu tại Chợ Lớn, Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long phái đóng góp 5,000 đồng vào chương tŕnh trấn áp chung nạn hải tặc tại vùng nông thôn; trong khi tại Sóc Trăng, phí tổn 3,000 đồng đi liền với sự thiết lập một lực lượng cảnh sát bổ túc 30 người được áp đặt trên các bang Triều Châu tại Sóc Trăng, Băi Xàu và Bạc Liêu. Một làng cá biệt, Tân Quới tại Cần Thơ, bị phạt 2,000 đồng v́ bị chứng minh có tham gia vào các hoạt động của Thiên Địa Hội (Heaven and Earth Society). 72
Một khi được chứng minh, các kẻ bị cáo buộc h́nh sự sẽ bị trừng phạt theo luật pháp; nhưng ngay cả trong các trường hợp này, chừng nào không có các tội tử h́nh liên lụy, các nhà chức trách thường tán thành sự trục xuất hơn là sự giam giữ quá dài và tốn kém. Chỉ có các chính phạm Trung Hoa và các ṭng phạm Việt Nam là bị tống vào nhà giam, thường trên đảo Poulo Condore (Côn Sơn). 73 Ngoài ra, Le Myre de Vilers có đưa ra một sự cải cách tư pháp trong năm 1882. Tại Biên Ḥa, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Châu Đốc, các ṭa án tư pháp được thành lập, chủ tŕ bởi các viên chức người Pháp được giả định nói thông thạo tiếng Việt và am hiểu văn hóa và xă hội địa phương. Mục đích của chúng là giám sát một cách hữu hiệu bộ phận bản xứ trong chính quyền, gồm có các quan lại và thông dịch viên, bị lo sợ, lại quá thường cộng tác với các kẻ phạm tội. 74
Các nỗ lực ban đầu của Pháp nhằm kiểm soát khó thành công được. Thiên Đia Hội, được chia làm hai nhánh, Nghĩa Ḥa và Nghĩa An, hăy c̣n rất mạnh, đặc biệt trong người nói tiếng Triều Châu và Phúc Kiến. Bang Phúc Kiến có nhân số ít, nhưng lại gồm các người Hoa giàu có nhất trong thành phần hội viên của nó. Theo các tài liệu văn khố mà tôi đọc được cho đến nay, họ không bị nh́n như một mối nguy hiểm đặc biệt đối với luật pháp và trật tự. Sự băi bỏ các hoạt động của các hội của họ đúng ra là một tính toán kinh tế khôn ngoan hơn, với sự lo ngại liên can đến sự điều hành các khu lĩnh canh và nạp tiền thuế khóan cho ngân sách, đặc biệt là thị trường độc quyền về thuốc phiện, và chính v́ thế, là một vấn đề về nguyên tắc chính trị hơn là v́ nhu cầu khẩn cấp. 75 Tuy nhiên , người Triều Châu lại là một trường hợp khác. Họ hoạt động như các thương nhân lúa gạo tại Chợ Lớn và như các trung gian tại miền nông thôn Nam Kỳ, nhưng cũng được đại diện trong giới nông dân tại vùng Transbassac, và tất cả đều sẵn lấy vợ Việt nam và Khmer. Dưới các t́nh huống này sự lan tràn các tổ chức hội kín của họ trong phạm vi Nam Kỳ và Căm Bốt, và sự bành trướng của chúng đến dân “bản xứ”, không phải là điều gây ngạc nhiên, và đă bị đón nhận với sự nghi ngờ và lo sợ bởi các nhà chức trách thực dân là các kẻ c̣n dự đoán đến một tổ chức “Á Châu Quốc tế” trước khi truởng thành [avant la letter, thành ngữ Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]. V́ thế, trong năm 1882, sau các sự xáo trộn ở thôn quê trong suốt mùa khô, viên thống đốc đă quyết định một màn biểu dương sức mạnh để đối phó với mối đe dọa vừa phát sinh này. Các tỉnh thuộc vùng Transbassac như Rạch Giá, Bạc Liêu và Sóc Trăng đă là các mục tỉêu chính của sự đàn áp. Le Myre de Vilers đă đến thăm khu vực và đích thân chỉ huy các biện pháp chống lại tội phạm Trung Hoa (hay Triều Châu) có liên quan đến băng đảng.
Trong bản báo cáo năm 1882 gửi về Paris của ông, Le Myre de Vilers yêu cầu đặt các sắc thuế mới để đài thọ cho các công tác nhằm mang vùng Transbassac, và đặc biệt bán đảo Cà Mau, nằm dưới sự kiểm soát trọn vẹn của chính phủ. Khu vực này cư trú bởi người việt Nam, Trung Hoa, Khmer và Minh Hương, và nó thụ hưởng các nối kết đường biển dễ dàng với Trung Hoa và các nước khác trong miền. Từ các thời xa xưa, nó đă là một nơi ấn náu an toàn cho các phạm nhân, các kẻ gây xáo trộn, và các kẻ giang hô Trung Hoa, và cho các người tỵ nạn từ các tỉnh khác của Nam Kỳ. Dân số bất kham này cho thấy khuynh hướng dễ tham gia vào các hội kín, vốn hành động thay cho các cơ cấu chính quyền chưa hiện diện đầy đủ tại cvác khu vực này, nơi có sự lo ngại rằng người Pháp không chịu đựng nổi khí hậu không lành mạnh này. Như viên thống đốc đă lập luận, việc khởi sự các biện pháp vệ sinh tại các trung tâm thành thị để tỉêu diệt muồi, đào các kinh rạch phục vụ nông nghiệp và mở rộng các cộng đồng làng xă và các bang hội Hoa Kiều, tất cả đèu cần thiết để đặt địa điểm bất trị này dưới sự kiểm soát trọn vẹn. 77
Theo tôi, các hành động này không đặc biệt chống lại người Trung Hoa hay phản ảnh sự lo ngại về các ảnh hưởng của người Hoa trên văn hóa Việt Nam, như các tác giả khác đă kết luận. 78 Hai sự giải thích xem ra quan trọng. Trước hết, chính quyền Pháp lo ngại một sự kết hợp của giới hải tặc truyền thống với quân thổ phỉ, nh́n các hội kín như một h́nh thức mới của sự tổ chức chống chính quyền và v́ thế chống thực dân. Đây là trường hợp người Triều Châu và các tổ chức liên hệ của họ, các kẻ đă hành động trong sự thông đồng với dân chúng bản xứ. Thứ nh́, các biện pháp được nhắm chống lại một sự kiềm giữ của người Hoa, đặc biệt người Phúc Kiến, trên nền kinh tế. Le Myre de Vilers đă thừa kế từ các thống đốc tiền nhiệm thuộc hải quân một hệ thống thuế khóa được dựa trên các độc quyền nhà nước, được nhượng lại cho các sở hữu chủ các nông trại lănh trưng nạp thuế người Hoa; khu nông trại lănh trưng thuốc phiện không thôi đă đóng góp 20 phần trăm toàn thể ngân sách của thuộc đia. Nếu định mệnh của Pháp là phải phát triển các vùng thuộc địa sỡ hữu của ḿnh tại Viễn Đông, việc cung cấp ngân khỏan là điều cần thiết. Bởi v́ Paris sẽ không cung cấp ngân khỏan, vốn liếng đă phải được t́m kiếm tại địa phương. Điều này có nghĩa gia tăng các sắc thuế trên “các con ḅ sữa của Nam Kỳ”, người Hoa, 79 một sự khai triển khó được đón tiếp với sự vui mừng bởi các thành phần liên can trong dân số. 80 Mở rộng khu vực trồng lúa, và thay thế các nông trại lănh trưng nạp thuế do người Trung Hoa điều hành bằng các thị trường độc quyền của nhà nước (công ty công quản) trên thuốc phiện và rượu, là các câu trả lời của viên thống đốc cho các câu hỏi nóng bỏng của thời điểm đó. Các độc quyền nhà nước vẫn có thể được điều hành bởi các nhà thầu phụ, nhưng người Pháp biết rằng người Trung Hoa đă không cấu thành một khối độc nhất. Ngừoi Triều Châu là các kẻ thù không đội trời chung với người Phúc Kiến, đặc biệt khi liên quan đến sự kiểm soát mậu dịch lúa gạo, trong một sự thù hận có lẽ phải quay trờ lùi lại trước năm 1882, khi nhóm kể sau [Phúc Kiến] đă kiểm soát được hoạt động thương mại trong nông nghiệp như một lợi lộc phụ thuộc ngoài các thị trường lĩnh trưng thuốc phiện. 81 Sự trấn áp các hội kín và sự kiểm sóat nghiêm ngặt trên sự nhập cảnh cũng phải được nh́n trong khung cảnh mở rộng này. Người Pháp mong gia tăng số thu nhưng cũng biểu thị rằng họ là các ông chủ. 82
Khi có liên can đến bản thân các hội kín, các hoạt động tôi phạm như tống tiền và cướp bóc có thể đan kết với các động lực chính trị, như trường hợp kể sau của Thiên Địa Hội tại xă Tân Quới (tỉnh Cần Thơ) cho thấy. Các tài liệu văn khố cung cấp một cái nh́n thấu triệt hiếm hoi vào cơ cấu và các phương pháp của tổ chức này tại đây. Xă – chợ này bao gồm chính yếu các nông dân và nhà mậu dịch lúa gạo Triều Châu, cũng như các nông dân Việt Nam. Trong tháng Sáu 1882, một nhân sĩ Việt Nam, Phạm Văn Vui, đă từ chối gia nhập Thiên Địa Hội và kế đó bị đe dọa giết chết. Bản án được treo công khai tại ngôi chùa làng, kư tên bởi “đội vệ sĩ lănh binh” [tiếng Việt trong nguyên bản, được dịch sang tiếng Anh là captain, commander of the troops, có phần sai nghĩa, chú của người dịch]. Phạm Văn Vui yêu cầu sự trợ giúp của nhà chức trách. Một nông dân và nhà mậu dịch Triều Châu giàu có, Trần Ngăi, được giả định là kẻ thành lập ra Thiên Địa Hôi trong tỉnh. Ông ta sống tại thuộc đia đă mười năm, và đă kết hôn với một phụ nữ Việt Nam và có năm đứa con. Trần Ngăi sở hữu 100 mẫu tây đất tại các tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, ba ngôi nhà, và hai thuyền chạy đường sông. Một cuộc lục soát cơ nghiệp của ông khám phá ra một ấn tín hội kín dấu trong đống gạo gần giường năm của một phu cu-li chuyên chở gạo đến Chợ Lớn và hay biết rằng người anh (em) của kẻ bị tố cáo, chủ nhân trước đây các thuyền chạy đường sông, đă đi về Trung Hoa. Trần Ngăi từ chối không hợp tác với các nhà chức trách, v́ thế sự trục xuất tức thời ông đă được ra lệnh cùng sự tịch thu toàn bộ gia sản của ông. Chỉ có vợ và các con ông được phép ở lại. 83 Dù thế, có vẻ nhiều nhất là nhà chức trách mới chỉ trục xuất một cai đội, chứ không phải một thủ lĩnh cao cấp của hội kín.
Trong năm 1904, các tài liệu cho thấy rằng cánh Kèo Vàng [Yellow Flag branch, sic] của hội, đặc biệt vững mạnh trong người Triều Châu, muốn kiểm soát mậu dịch lúa gạo vùng Transbassac và thu nhận các hôi viên mới từ người Việt Nam. Tại Trà Ôn (tỉnh Cần Thơ), các nhà chức trách khám phá ra các ngừoi buôn lẻ gạo gốc Triều Châu loan truyền các tin đồn sai lạc từ làng này sang làng khác, nói rằng giá gạo đă sụt giảm mạnh mẽ bởi có sự chiến thắng của Nhật trên nước Nga. Hơn nữa, họ c̣n nói thêm, rằng người Nhật giờ đây tự do đến Nam Kỳ để đuổi thực dân Pháp đi. Sau khi chiến thắng, các hội viên Thiên Địa Hội sẽ được trao bằng khen, tước hiệu và của cải, kể cả các đất đai sở hữu của người Pháp đă ra đi. Người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp đă đổ xô vào tổ chức – một số v́ các lư do chính trị hay kinh tế, số khác, đặc biệt các người giàu có hơn, v́ sự sợ hăi. Gạo được bán với giá thấp một cách lố bịch, buộc người dân nghèo hơn phải mua gạo cho sự tỉêu dùng của chính họ sau khi đă bán số thu hoạch của ḿnh. Thành viên của các tầng lớp thấp nhất trong xă hội, các thành phần cặn bă và các tội phạm, cũng sử dụng cái dù che chở của hội để theo đuổi các hoạt động phi pháp. Như “các anh em kết nghĩa”, họ biết rằng các đồng chí của họ sẽ không dám báo cáo họ cho nhà chức trách, đặc biệt nếu các viên xă trưởng và các nông dân giàu có là các hội viên đồng hội. 84 Các nguồn tài liệu Pháp được tham khảo đến nay không nói rằng tổ chức hay các thủ lĩnh của nó phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tôi phạm nghiêm trọng như cướp của và thổ phỉ. Đứng hơn, một bức tường im lặng trong tổ chức ngăn cản người Pháp bắt giữ được các thủ lĩnh chủ chốt, những kẻ được giả định là trong số các thương nhân lúa gạo hàng đầu gốc Triều Châu có mạng lưới và các sự quan hệ có thể vươn tới tận Trung Hoa. Tuy nhiên, với sự tuyển mộ nhiều đến thế từ số người nghèo và các phần tử phản xă hội của nông thôn, khuynh hướng nghiêng về tội phạm không có ǵ đáng ngạc nhiên.
Sự lan truyền các hội kín trong dân Việt Nam tiếp tục cho đến lúc bước sang thế kỷ mới, và không chỉ ở các khu vực có mức độ cao của xâm nhập của người Hoa giống như vùng Transbassac. Theo các tài liệu văn khố, phần lớn nói về các tỉnh miền đông Nam Kỳ, 85 các tiến tŕnh cũng tương tự như t́nh trạng Transbassac được tŕnh bày ở trên. Các hội kín Việt Nam thường được thành lập bởi các cá nhân xuất thân từ hàng ngũ nông dân giàu có, t́m cách kiểm soát kinh tế hay xă hội. Họ ấn định mức đóng góp trên các thành viên tùy theo t́nh trạng cá biệt của mỗi người (từ ba đến năm mươi đồng Đông Dương mỗi năm), với các ngân khỏan được dùng để trang trải các phí tổn pháp lư hay nhu cầu của gia đ́nh các thành viên bị bắt giữ. Những người không sẵn ḷng gia nhập bị đe dọa trả thù, trong khi sự lo sợ đă ḱềm giữ nhiều nông dân giàu có hay “lương thiện” không đảm nhận các công việc hành chính chính thức, như xă trưởng hay hương hào, để ngỏ chúng cho các hội viên. Với giới lănh đạo làng xă do thế ủng hộ họ, các băng đảng hội kín mọc lên có thể hoạt động gần như không bị ngăn trở bởi các thẩm quyền địa phương, bởi không ai dám báo cáo chúng. Chính v́ vậy, giữa ban ngày sáng tỏ, các băng đảng đă xuất hiện tại các chợ ở Chợ Lớn trong năm 1905 để đ̣i tiền bảo kê từ các nhà mậu dịch bị dọa nạt. 86
Tại tỉnh này, như tại tỉnh Biên Ḥa trong năm 1906, nơi mà một hội kín Việt Nam đă khủng bố các làng dọc theo đường xe hỏa đến Phan Thiết, các thành viên hội kín Trung Hoa đă hành động như các sư phụ của người Việt Nam. Các thành viên hội kín có địa vị xă hội xuất hiện trong làng, với bốn hay năm đồng đảng tháp tùng, đến “mời” các nông dân giàu có hơn thành lập một tổ, với sự đe dọa tử h́nh hay đốt cháy ngồi nhà của họ để cổ vũ các kẻ c̣n ngần ngại. Khi vào khoảng năm mươi người đă được khuyến dụ gia nhập, lúc đó họ được quy tụ cho buổi lễ gia nhập, thường được tổ chức vào buổi tối tại một ngôi đền hay chùa trong làng. Các kẻ gia nhập cắt máu ăn thề [(thích huyết) [sic], tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], và sau đó một văn thức của hội đă được đọc to trên xác một con gà đen: {“Bất kỳ ai phản bội anh em ḿnh sẽ bị chặt đầu như con vật này”. 87 Vị chủ tế các nghi lễ này thường là người Hoa — tại Biên Ḥa là người Hẹ -- có kẻ rất thuộc ḷng các nghi lễ. 88
Tại chi hội Biên Ḥa của Thiên Địa Hội, ba trong bốn thủ lĩnh, được gọi là “Tứ Đại” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], là người Hẹ, và một là người Việt Nam. Bên dưới họ là “Bách Xin” hay “Tiên”, một thân hào Việt Nam trong xă, vài thầy làm lễ, một phán quan ḥa giải, và một thủ quỹ. Sau cùng có một nhóm đồng đảng và chấp pháp, được gọi là Ngũ Hổ, các người chịu trách nhiệm về việc tuyển mộ các hội viên mới. Các nông dân giàu có thường chỉ có thể được miễn trừ với khoản đóng bằng tiền mặt, trong khi các hội viên thông thường được tổ chức thành ba đội quân: cờ đen, cờ đỏ, và cờ vàng. Mọi thành viên đều có cấp bực của riêng ḿnh, từ cấp đại tá và đại úy xuống các trung sĩ và tân binh trơn. Vào buổi tối, hội tổ chức các phiên họp mặt trong các làng, nơi mà các hội viên được huấn luyện vơ thuật. Như kết quả của hoạt động hội kín này, cả một phong trào phản kháng hoàn toàn mới mọc lên một cách âm thầm và lan tràn như một ngọn lửa hoang. Trong một vài tháng, các nhà chức trách Pháp đă không thể bắt giữ các nghi can, bởi họ gặp phải một sự im lặng toàn diện tại các làng liên hệ. Nếu các nhà hành chính có thể tuyên bố một cách hănh diện trong một bản báo cáo hàng tháng rằng các quản hạt thẩm quyền của họ tuyệt đối yên tĩnh, một tháng sau một tội phạm, một vụ cướp hay tấn công mới không được giải quyết sẽ làm hoen ố tài liệu của họ. Khi các đơn vị quân sự Pháp và Việt Nam quay về tay không sau cuộc trinh sát của họ, điều này đă làm gia tăng một cách vĩ đại uy tín của các hội kín. Không lâu, toàn thể các xă đều dính líu vào. 89
Sau cùng, các bức thư nặc danh đă đánh thức các sự nghi ngờ của nhà chức trách tỉnh và đă phối hợp các sự bắt giữ và lục soát để khám phá bằng chứng về các hoạt động của hội kín. Chỉ sau khi có điều này, khi các cai tổng và xă trưởng và các nông dân giàu có cảm thấy được bảo vệ đầy đủ bởi các nhà chức tranh, các làng xă đă kháng cự lại các đ̣i hỏi của các hội kín và chính v́ thế khiến chúng có thể trở thành mục tiêu của sự độc ác cùng cực. Tại Biên Ḥa trong năm 1906, người Pháp đă bắt giữ hon một trăm thành viên băng đảng hội kín , chin mươi tám người trong họ bị tuyên án tù từ bốn ngày đến bốn năm. Các chính phạm tung ra sự kháng cáo, chỉ thấy rằng bản ăn của họ bị tăng án gấp đôi. 90
Vấn đề các hội kín Trung Hoa và Việt Nam và sự đe dọa chính trị tiềm ẩn , đặc biệt của người Việt Nam, vẫn c̣n làm bận tâm ca;’c nhà chức trách cho đến lúc các năm khởi đầu của thập niên 1920. 91 Tuy nhiên, các nơi ẩn trốn của họ tại Châu Thổ sông Cửu Long và dọc theo bờ biển giờ đây phần lớn bị đặt dưới sự canh gác, sao cho sự truy nă thành công các kẻ ngoài ṿng pháp luật là điều khả thi, ít nhất trên mặt lư thuyết. Đối với nhà chức trách, một khi đă hay biết vấn đề, việc gây bận tâm nhất là tạo lập một hệ thống công phu để kiểm soát và canh chừng bí mật nhằm bắt kịp các sự phát triển mới và nhằm bóp chết các hành động phi pháp từ trong trứng nước. Hậu quả trong nhiều năm số lượng các báo cáo về các hoạt động như thế bắt đầu gia tăng, từ số lương bắt đầu nhỏ lúc đầu thập niên 1880 và sau này trong thập niên 1890 tại vùng Transbassac. Vào khoảng thập niên 1900, các báo cáo về các hoạt động như thế xuất hiện cho Biên Ḥa và sau đó, vào đầu thập niên 1910, dọc theo biên giới Nam Kỳ - Căm Bốt, cho thấy không có nhiều dấu hiệu của t́nh trạng phạm pháp gay gắt mà đúng hơn là sự cảnh giác và hoạt động cảnh sát được nâng cao. Như thế, nếu hoạt động thổ phỉ vẫn tiếp tục nơi đây đó, nó dần dà được đối phó với nhiều sự hữu hiệu hơn, khi mà quân cướp và các kẻ phạm pháp bị bắt giữ và mang ra xét xử. Cũng vậy, vào lúc bước sang thế kỷ thứ hai mươi, các nhà chức trách đă xiết chặt sự kiềm chế của họ tại các khu vực dân thiểu số ở cao nguyên, bởi trên nguyên tắc, không có chỗ nào nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Phụ lực vào kết quả này, từ cuối thập niên 1910, nhiều phần của cao nguyên cũng dần trở nên ḥa nhập hơn vào nền kinh tế thuộc dịa.
Tuy nhiên, khởi đầu với cuộc cách mạng Trung Hoa năm 1911, một đe dọa mới hiện ra nơi góc nhà – chủ nghĩa dân tộc hiện đại. Được phổ biiến bởi một tầng lớp trí thức hay “bán trí thức” (semi-intellectuals) [?] được huấn luyên theo tây phương và trẻ trung, như các thẩm quyền Pháp thường nh́n họ, họ đă tuyển mộ các người ủng hộ từ thường dân, đặc biệt trong giới công nhân thành phố và người nghèo ở nông thôn. Trấn áp các đe dọa chính trị mới này, và không liên đới ǵ đến nạn thổ phỉ hay nổi loạn cổ truyền, đă trở thành mục tiêu chính của công tác cảnh sát của thực dân trong các thập kỷ kế tiếp. Một “phong trào Á Châu Quốc Tế” có thực giờ đây đang được cấu tạo từ khoảng 1920, nhưng vẫn c̣n cần thời gian để thành h́nh.
Như đựoc nêu ra ở trên, các lư do của nạn thổ phỉ và hải tặc tại vùng Transbassac và dọc theo bờ biển hải hành Việt Nam – Căm Bốt không liên quan đến tính đặc thù về chủng tộc mà là một sự đáp ứng với nhiều lớp các yếu tố địa - chiến lược truyền thống đặc trưng cho khu vực này, và đă tạo ra các cơ sở “khách quan” cho các hoạt động như thế. Các khu vực rộng lớn của vùng Transbassac và khu duyên hải nối dài của nó chưa được phát triển, nhưng dễ tiếp cận xuyên qua một mạng lưới chằng chịt các thủy lộ khó mà kiểm soát và là nơi mà các chỗ ẩn trốn hay phục kích có thể được tổ chức một cách dễ dàng. Hơn nữa, liên quan đến hải tặc Trung Hoa, đă có sự gần cận của Căm Bốt, Xiêm La và các ḥn đảo hải tặc cổ xưa trong Vịnh Xiêm La.
Như các nguồn tài liệu về một vài tỉnh ở Nam Kỳ cho thấy, trong khi các thành viên của một băng đảng có thể là các nông dân nghèo, đói, và thất học, các thủ lĩnh không phải như vây. Họ không nhất thiết thuộc vào các tầng lớp cai trị truyền thống và giàu có đă đuợc thiết định của xă hội nông thôn, bởi các thành viên dân chúng như thế sẽ có khuynh hương tự xếp hàng với quyền lực chính thức và chỉ gia nhập một đoàn thể phạm pháp v́ sợ hăi. Các thủ lĩnh của các băng đảng tôi phạm và các hội kín, như các thí dụ từ Sóc Trăng và Biên Ḥa cho thấy, nhiều phần là các kẻ mới gia nhập mạng lưới xă hội đă được thiết định vào một tầng lớp xă hội mới sắp sửa xuất hiện tại một vùng đất mới. Họ tạo ra uy tín riêng của ḿnh và một sự phục tùng xuyên qua sự kính trọng và một sự chăm sóc có tính cách gia trưởng dành cho các thành viên đệ tử. Với sự trợ lực của các đệ tử, các thủ lĩnh này đă sử dụng sự dọa nạt và lo sợ hầu kiểm soát các khu vực nông thôn về mặt kinh tế và chính trị. Các binh sĩ và các thủy thủ giải ngũ trở về các làng xă sinh quán của họ đă là các khí cụ lư tưởng, như các kẻ cầm đầu các băng đảng vũ trang, “lính-thổ phỉ”, và như các luồng chuyển tải các ảnh hưởng ngoại lai. Như các thí dụ từ các tỉnh Sóc Trăng và Biên Ḥa cho thấy, các kẻ cầm đầu băng đảng đặc biệt không được ngưỡng mộ hay yêu mến bởi dân chúng, nhưng được nể trọng v́ sợ hăi và v́ không có sự lựa chọn nào khác. Nơi mà sự kiểm soát thấp, yếu, hay không liên tục, các nhà hành chính bản xứ hay các nhà lănh đạo cộng đồng địa phương có khuynh hướng nhượng bộ, dung chứa hay cộng tác với các tổ chức bất hợp pháp này: kêu gọi sự can thiệp của nhà nước bị xem, trên hết, là bằng chứng của sự bất lực của chính họ, và bị nh́n như gây rắc rối và không hữu hiệu bởi cộng đồng và bởi chính các nhà lănh đạo cộng đồng ở đia phương. Chỉ khi nhà nước vận dụng sự kiểm soát hữu hiệu của nó trên lănh thổ tạm thời bị mất (hay mới), khi đó nạn thổ phỉ mới có thể được giải quyết tận gốc rễ qua việc triệt hạ bức tường im lặng đă bao quanh và bảo vệ nó. 94
Nếu cách khía cạnh phong tục địa phương, lịch sử chính trị, và đia h́nh đều góp phần vào việc lôi kéo các cá nhân bất măn vào các hoạt động bên lề` xă hội hay bất hợp pháp hoàn toàn hồi cuối thế kỷ thứ mười chin và đầu thế kỷ thứ hai mươi, một yếu tố thu hút khác cũng cần phải được nh́n nhận trong bất kỳ sự tường thuật nào về sự gia tăng các hoạt động phi pháp tại khu vực này. Đây là sự phát triển kinh tế gia tăng của miền, đặc biệt của vùng Transbassac. Số lượng và tần số các sự vận tải lúa gạo xuyên qua các kinh đào và sông ng̣i của nó tăng cao một cách liên tục, trong khi một tầng lớp giàu có của các phú nông Việt Nam và Trung Hoa, các thân hào nhân sĩ ở làng xă, các nhà mậu dịch, và các thương nhân xuất hiện, tất cả họ hoặc đă chở gạo, trâu ḅ, tiền và vật quư giá trên thuyền của họ, hay cất giữ chúng tại nhà của hpọ. Nếu sự di dân của ngừoi Trung Hoa và Việt Nam vào vùng Transbassac đă tạo ra các khả tính cho các nông dân không đất cầy tự cải thiện xuyên qua việc khai khẩn đất mới – với phí tổn của chính họ hay, với nhiều xác xuất hơn, như các nông dân tá điền của một chủ nhân khu đặc nhượng – các thành phần bên lề xă hội hay bị truất hữu và các kẻ bị khai trừ khỏi các nhóm chủng tộc chính sinh sống tại đó, người Việt, Trung Hoa hay Khmer và các người lai giống, cũng t́m kiếm nơi nương náu và, ít nhất trong một lúc nào đó, cơ hội để kiếm sống bằng các phương cách phi pháp. 95
Lời Kết: Một Vài Suy Tưởng Về Các Hoạt Động Phi Pháp Vào Lúc Chấm Dứt Thời Thuộc Địa
Cánh Đồng Sậy [Plain of Reeds: Đông Tháp Mười], cho đến biến giới Việt Nam – Căm Bốt và từ đó vào miền đông Căm Bốt, quận G̣ Quao trong vùng Transbassac thuộc tỉnh Rạch Giá, phần sâu bên trong Sóc Trăng, vùng Thất Sơn tại Châu Đốc, các núi đồi hướng đông bắc Sàig̣n hay biên giới Việt Nam – Căm Bốt – tất cả các địa danh này và nhiều địa danh tương tự khác nghe rất quen thuộc với một người nghiên cứu nạn thổ phỉ, hải tặc, các cuộc nổi dậy, và các phong trào chống chính trị trong suốt thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi. Trong những giai đoạn có sự kiểm soát của chính quyền bị suy yếu, chúng gần như tức thời lại trở thành các điểm nóng. Các nơi trú ẩn của thổ phỉ và các kẻ ngoài ṿng pháp luật này sau đó cũng sẽ đóng các vai tṛ tương tự như trong thời chiến tranh giải thực [decolonization) có vũ trang, bắt đầu vào năm 1940 với cuộc nổi dậy tại Nam Kỳ bị thất bại của Đảng Công Sản Đông Dương (ICP: Indochinese Commusnist Party). Tuy nhiên, đă có sự khác biệt quan trọng giữa thời kỳ tiền 1920 với giai đọan sau đó. Trong thời kỳ tiền 1920, khó phân biệt được hoạt động thương mại phi pháp hoàn toàn khỏi các hoạt động chống thực dân hay chính trị, bởi chúng đan kết vào nhau. Thổ phỉ hay hải tặc cổ truyền có thể mang một ư nghĩa chính trị hay các hoạt động chính trị thoái hóa thành ra chỉ có tính chất tội phạm, như phần tường thuật về hội kín ở Biên Ḥa đă cho thấy.
Các phong trào mới sau năm 1920 – như Trung Hoa Quốc Dân Đảng, mạnh nhất ở miền nam Việt Nam, 96 Việt Nam Quốc Dân Đảng, hầu như chỉ tập trung trong số các di dân từ mien bắc tại Nam Kỳ, nhiều giáo phái tôn giáo – chính trị khác nhau của miền nam, và đảng Cộng sản Đông Dương, và các nhóm khác – vẫn tuyển mộ các thành viên từ các thành phần cặn bă của xă hội hay đă sử dụng các móc nối mờ ám của các nhà mậu dịch, quân thổ phỉ hay các tội phạm khác. Các thành viên bị giải tán của các băng đảng trước đây có thể trở thành các đệ tử của các tổ chức chính trị hay tôn giáo cứu đời sau này, bởi sự hiểu biết về địa phương và mạng lưới của họ là một di sản quư báu. Các phương thức phạm tội như tống tiền hay bắt giữ người giàu có đ̣i chuộc tiền cũng đă được áp dụng bởi các phong trào tôn giáo hay chính trị. Tuy nhiên, nếu các phong trào hiện đại muốn thành công ngoài khuôn khổ nguyên thủy được xác định rơ ràng và dành được sự hấp dẫn ṭan quốc, chúng phải giữ vững các mục tiêu tích cực và lư tưởng hơn là về thương mại. Trong khía cạnh này, đang Cộng Sản Đông Dương được chứng tỏ là tinh ranh hơn các đối thủ tôn giáo và chính trị của nó. Các tội phạm đă phải bị kỷ luật và từ bỏ các cách thức cũ, đặc biệt đối với thường dân, môi trường “nước” giả định nuôi sống “cá” du kích.
Sau khi Thế Chiến II bắt đầu tại Âu Châu, các sự xáo trộn nổ ra tại Nam Kỳ. Sự thất trận của Pháp ở Âu Châu có nghĩa là chính quyền thực dân địa phương “bị mất mặt”. Các tin đồn lan rộng ở thôn quê về một phong trào nổi dậy mới, tương tự như phong trào nổi dậy cứu đời của Phan Xích Long năm 1913, trong khi nạn hải tặc và thổ phỉ lại nổi lên tại khắp các sào huyệt cũ trong vùng Transbassac, như Tri Tôn (Châu Đốc), Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng trong vùng Transbassac, và cũng tại Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre tại vùng Cisbassac kề bên. Trong một số trường hợp, nó c̣n vươn tới các khu vực bao quanh Sàig̣n, chẳng hạn như G̣ Vấp. Các băng đảng tội phạm, như nhóm đă quấy phá Châu Đốc và Prey Veng, lan tràn ở cả hai bên của biên giới Việt Nam – Căm Bốt. Như trong các thời kỳ trước đây, các cá nhân ngừi Pháp không bị tấn công. Các mục tiêu được ưa thích là nhà của các nông dân Việt Nam giàu có và các thuyền của các nhà mậu dịch Trung Hoa. Như trước đây, mọi nhóm chủng tộc chính đều có mặt trong các băng đảng này: Việt Nam, Trung Hoa, Khmer và Minh Hương. Các băng đảng vũ trang từ năm đến mười người di chuyển thoải mái trên các chiếc thuyền và xuồng của họ, và giống như trong quá khứ, cảnh sát và các nhà hành cvhính Pháp đối diện với các khó khăn trong việc bắt giữ các kẻ phạm tội bởi v́ các người canh chừng ở dịa phương, các thân hào nhân sĩ trong làng, và các người cầm đầu bang hội không dám báo cáo chúng, 97 lo sợ sự trả thù của chúng khi ngôi sao thực dân có vẻ tàn lụi.
Trong các thập niên đầu tiên của chế độ thực dân Pháp vào cuối thế kỷ thứ mười chin, quân nổi dậy chống Pháp đă tụ tập tại Đồng Tháp Mừoi. Trong cuộc đàn áp tiếp sau vuộc nổi đậy bị thất bại của cộng sản Nam Kỳ năm 1940, vài nhóm quân nổi lọan đă chạy trốn vào các đầm lầy của Đồng Tháp Mười, cũng như hơi hướng lên phía bắc đến Svay Rieng tại miền đông Căm Bốt. Tại Đồng Tháp Mười, quân nổi dậy đă trú ẩn cùng với băng đảng của Phan Văn Kư, tự Mười Kư. Băng đảng thổ phí này đă khống chế khu vực từ năm 1925 đến 1937. Bất kể tên cầm đầu đă bị bắt giữ về tội trộm trong bẩy lần, anh ta luôn luôn được tha bổng v́ thiếu bằng cớ. Quân nổi loạn cộng sản cũng hưởng lợi điểm nhờ khí hậu: mưa nặng có nghĩa các cuộc lục soát của Pháp v́ đ́nh hoăn trong vài tháng, 98 giúp họ né tránh được các kẻ truy kích.
Ngay sau khi xảy ra cuộc Cách mạng Tháng tám 1945, các thủ lĩnh cộng sản miền nam, chưa có một lực lượng quân sự của riêng ḿnh, đă phải dựa, trong nhiều nhóm, vào nhóm B́nh Xuyên, một băng đảng chính trị và tội phạm, là các kẻ, nhờ ở các hoạt động lâu dài tại đó, hiểu biết khu vực Sàig̣n – Chợ Lớn và khu vực ngoại biên của nó rất rơ. 99 Mô thức này đă được lập lại trong giai đoạn giữa năm 1956 và cuộc tổng nổi dậy năm 1959. 100
Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1948, bộ chỉ huy của Việt Minh miền nam được đặt tại giữa Đồng Tháp Mựi (Long An ngày nay). Sau hết, vào cuối năm 1948 sự cập bến của các xe bọc thép thủy bộ của Pháp, có thể xâm nhập cánh Đồng trong mùa khô, đă đuổi giới lănh đạo Việt Minh đến một nơi ẩn náu mới trong rừng tràm tại Rạch Giá – Cà Mau. Né tránh các thủy lộ chính, được canh gác cẩn thận bởi người Pháp, họ đă đi bộ qua miền đông nam Căm Bốt nơi mà các khu vực rộng lớn đă sẵn nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Khmer Issarak vốn được thành lập bởi Việt Minh. Từ Căm Bốt, các thủ lĩnh [cộng sản] miền nam đă băng ngang tới khu Thất Sơn thuộc Tri Tôn (Châu Đốc). 101
Trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất (1945-1954), phần nội địa của vài tỉnh vùng Transbassac một lần nữa được dùng làm các nơi ẩn trú an toàn cho quân cộng sản, và cũng cho các lực lượng chống chế độ khác trước tiên đă chiến đấu bên cạnh Việt Minh, như giáo phái Cao Đài tại Tây Ninh hay dân quân Ḥa Hảo tại Long Xuyên, nhưng sau này quay lại chống lại cộng sản. Giống như thời trước đây, một hoạt động mậu dịch thuyền buồm phát triển đă lợi dụng các thủy lộ nhiều lỗ hổng của vùng Transbassac để buôn lậu vũ khí, thuốc men, và các vật dụng quân sự khác từ miền nam Trung Hoa xuyên qua Phi Luật Tân, hay từ Xiêm La và Mă Lai. Được chuyển vận đến “Các Khu Giải Phóng” Việt Minh , đặc biệt tại miền tây Nam Kỳ, các hàng hóa thiết yếu này đă được đổi lấy gạo, hạt tiêu, lông vịt, da dê, và sản vật nông nghiệp. Cùng với một vài thuyền trưởng thuyền buồm Thái-Việt Nam, các chủ nhân thuyền buồm Triều Châu và các thủy thủ nói tiếng Hải Nam đă phục vụ như các kẻ trung gian giữa bên cung cấp và khách hàng tiêu thụ. Tại các khu vực do Việt Minh kiểm soát, người Hoa địa phương, hay con cháu lai Hoa-Việt hay Hoa-Khmer của họ, đă góp sức thành lập các chợ và các tổ hợp mậu dịch để tạo sự thuận lợi cho hoạt động thương mại. Cũng giống như trong quá khứ, Bangkok và Chantaburi tại Thái Lan, và các đảo Koh Kong ngoài khơi Căm Bốt và đảo Phú Quốc đối diện với Rạch Giá, đă được dùng làm các trạm thông quá và các kho hàng tạm thời cho hoạt động mậu dịch phi pháp này của doanh nhân và phụ nữ Trung Hoa, Hoa-Thái, và Hoa-Khmer. Hạt tiêu của Kampot được t́m mua bởi cả người Pháp lẫn Việt Minh. Các tướng lănh và chính trị gia Thái Lan và Phi Luật Tân, hay gia đ́nh của họ, hoạt động như các đại lư và các kẻ bảo vệ của mạng lưới mậu dịch Việt Minh tại Căm Bốt, Bangkok và Manila. Các móc nối của Trung Hoa và Việt Minh tại Đông Nám Á, về phần họ, cũng đă có thể khai thác các quan hệ gần gũi của họ với thân nhân tại Sàig̣n – Chợ Lớn là các kẻ, kế đó, giúp vào việc tổ chức các mạng lưới mậu dịch của Việt Minh xâm nhập sâu vào trong các khu vực do Pháp kiểm soát tại Đông Dương. 102
Mậu dịch phi pháp và gián tiếp này đă phát triển đến nỗi nó đă buộc cả hai đối thủ chính yếu trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất phải thay đổi các chính sách kinh tế của ḿnh. Việt Minh đă phải chấp nhận các thực thể kinh tế và giữ tiền đồng Đông Dương thuộc Pháp, cho các sự giao dịch với thế giới bên ngoài, kể cả các khu vực do Pháp kiểm soát, và ngay cả các phần thuộc các khu đă giải phóng của chính họ. Các thực thể địa phương đă buộc cộng sản phải sửa đổi hay ngay cả việc tái duyệt phần lớn các chính sách của họ vốn được bắt nguồn từ lâu tại các Khu Giải Phóng Trung Hoa và sau đó được áp dụng cho các khu vực họ kiểm soát tại miền bắc và trung Việt Nam. Các chính sách này phát huy chínmh sách tự túc, tự cấp, sự khắc khổ, và một sự biến thể kinh tế của cộng sản. Tuy nhiên, tại miền nam, doanh nghiệp và mậu dịch tư nhân trên đó sự sống c̣n của Việt Minh phần nào dựa vào phải được chấp nhận như một thực tế. Về phần ḿnh, trong năm 1952 các thẩm quyền Pháp, đối diện với thực tế không chót lọt mà, trước tiên, không hoạt động khi nó mở rộng cửa cho việc buôn lậu, và thứ nh́, nó đă tác động quá mạnh mẽ trên các kẻ ủng hộ của chính họ và trên các khu vực do Pháp kiểm soát thuộc vùng Transbassac. 103
Trong thời cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 sau đó, và bất kể thời tiết hành chính và chính trị đă thay đổi, bờ biển mở cửa và màng lưới chằng chịt của các thủy lộ Nam Kỳ tiếp tục cung ứng một không gian quyến rũ trong đó việc buôn lậu, chống chế độ, và các hoạt động phi pháp khác có thể nẩy nở, giống y như các thời điểm khác trong thế kỷ trước. Và giống như trong quá khứ, người Trung Hoa, và các hậu duệ Hoa-Việt và Hoa-Khmer địa phương của họ, đă có thể khai thác các sự tiếp xúc của họ khắp biển Nam Hải để duy tŕ một nền kinh tế chợ đen phát tài./-
_____
CHÚ THÍCH:
1. Đây là bản đă tu chỉnh của một tham luận được tŕnh bày tại kỳ hội thảo về Ranh Giới Trên Sông Biển Lần Thứ Nh́, tại Phuket, Thái Lan, 18-19 Tháng Hai, 2006. Tác giả đă thu lượm được rất nhiều từ các nhận xét phê b́nh từ Nola Cooke và hai vị duyệt xét ẩn danh. Các ư kiến và tư tưởng tŕnh bày trong bài viết này là của chính tác giả.
2. Một thí dụ soi sáng là sự phức tạp toàn diện trong mậu dịch phi pháp và nạn hải tặc của Nhật Bản và Trung Hoa dưới triều đại nhà Minh. Xem Kwan-wai So, Japanese Piracy in Ming China during the 16th century, Ann Arbor: Michigan State University Press, 1975. Đặc biệt về Hải Nam, xem, Feray M., “Les Japonais à Hai-nan sous la dynastie des Ming (1368-1628)”, T’ung Pao, Série II, Vol. VII, 1906, các trang 369-379.
3. Đề tài này đă được thảo luận sâu và rộng bởi Giacometti, Jean-Dominique trong tập “La question de l’autonomie de l’Indochine et les milieu coloniaux francais 1915-1928”, Aix/Marseille: Université de Provence. Luận án tiến sĩ Đệ tam cấp, 1996. Về vấn đề tiền tệ, xem Giacometti, Jean-Dominique, La Bataille de la Piastre. Réalités économiques et perceptions politiques dans l’Empire colonial Francais. Berlin: Humboldt-Universitat zu Berlin, SUDOSTASIEN Working Paper Nr. 9, 1998.
4. Xem định nghĩa, xem Hobsbawn, E. J. Primitive Rebels. Studies in Archaic Forms of Social Movement in the nineteenth and twentieth Centuries. Manchester: Manchester University Press, 1971 (in lại với lời tựa mới và các sự tu chỉnh nhỏ), trang 5-6.
5. Sự thảo luận từ thập niên 1950 cho đến thập niên 1990 đă được theo dơi cặn kẽ bởi Dian Murray trong quyển The Origins of the Tiandihu. Stanford, California: Stanford University Press: 1994, các trang 103-15.
6. Cùng nơi dẫn trên.
7. Voyage au Tonkin en 1688 (suite et fin)”, Revue Indochinoise 13 (1910) 14, các trang 323-334.
8. Xem Đại Nam Thực Lục Chính Biên (Dynastic veritable records, Gia Long reign), Tập II, Hà Nôi: NXB Sử học, 1963, trang 133. Phần in nghiêng là của tác giả.
9. Tác giả đă thảo luận đề tài này một cách sâu rộng trong chương đầu tiên trong quyể sách của ḿnh: Die chinesische Mindeheit im Suden Vietnams (Hoa) als Paradigma der kolonialenund nationalistischen Nationalitatenpolitik. [The Chinese Minority in Southern Vietnam (Hoa) as a paradigm of colonial and nationalist ethnic politics]. Frankfurt am Main/Bern: Peter Lang, 2002, các trang 31-136.
10. Muốn có một sự tŕnh bày ban sơ về sự h́nh thành của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam tại Nam Kỳ hồi cuối thập niên 1920, và về việc nh́n Trung Hoa như một mẫu mực bởi lớp người Việt Nam có học và giới b́nh dân, xem Werth, Léon, La Cochinchine (voyage), Présentation de Jean Lacouture. Paris: Vivian Hamy, 1997. Các cuộc nghiên cấu thâm sâu về đề tài này th́ quá nhiều để liệt kê ra hết, nhưng bao gồm ba tác phẩm chính của David Marr cùng các tác phẩm của Georges Boudarel, Pierre Berocheux, Philippe Devillers, William Duiker, Charles Fourniau, Daniel Hémery, Huệ tâm Ho6` Tài, Huỳnh Kim Khánh, và Paul Mus.
11.Về vấn đề nạn hải tặc tại Trung Hoa và Việt nam trong khoảng cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chin, xem Murray, Pirates of the South China Coast, rải rác.
12. Seagrave, Sterling, The Soong Dynasty. New York: Harper and Row, 1985, các trang 18-20.
13. Labrusse, Serge. Politique du cabotage en Indochine. Saigon: Imprimerie Francaise d’Outre-Mer 1950, p. 63.
14. M. Périgand, Réceveur des Douanes et Régies at Cát Bà to the Résident at Quảng Yên, 16 juin 1912. Trong National Archives of Vietnam No. I (từ giờ trở đi, gọi tắt là: QG I), RST (Résidence Supérieure du Tonkin) 01376.
15. Li Tana gọi miền này là “biên giới trên nưóc: water frontier” của Trung Hoa tại Đông Nam Á. Xem “”The Water Frontier, An Introduction”, trong quyển Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750 – 1880, biên tập bởi Nola Cooke và Li tana, Boulder, Col.: Rowman and Littlefield, 2004, các trang 1-17.
16. Về các danh xưng khác nhau và ư nghĩa của chúng trong lịch sử, xem Brocheux, Pierre. The Mekong Delta Economy, Ecology and Revolution. Madison: University of Wisconsin – Madison, Center for Southeast Asian Studies, 1995, các trang 1-17.
17. Các nguồn tài liệu văn khố chính là từ Archives d’Outre Mer ở Aix-en-Provence (từ giờ trở đi gọi tắt là AOM), Văn Khố Quốc Gia I và II (QG I hay QG II) và Văn Khố Quốc Gia Căm Bốt (ANC)
18. Người Pháp bắt chước lối dùng chữ này theo Đế Quốc la Mă, theo đó các bộ tộc Gallic được chia thành các khu vực địa lư gọi là vùng “Trước Khi Đến Rặng Núi Alps” (Cisalpine) và “Vượt Quá Rặng Núi Alps” (Transalpine). Tôi xin cám ơn tác giả Nola Cooke về sự giải thích này. Mặc dù có nguồn gốc thực dân, thuật ngữ này không được tôn trọng cứng ngắc trong tất cả văn học thực dân.
19. Bassac là danh xưng bằng tiếng Khmer. Ngừoi Pháp cũng gọi nó là Fleuve postérieur (Con sông đằng sau). Danh xưng cho một nhánh khác của Sông Cửu Long là Grand Fleuve [Sông Lớn] (từ tiếng Khmer Tonlé Thom) hay Fleuve antérieur (Con Sông Đằng Trước) (từ tiếng Việt là Tiền Giang).
20. Bouault, J. Géographie de l’Indochine, P. III: La Cochinchine. Hanoi/Haiphong: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1927, các trang 2-5.
21. Danh từ gọi chung, Tràm (mangrove), không chỉ một nhóm phân loại thảo mộc nhưng là một nhóm tổng hợp bởi sinh thái chung và sự thích ứng để tăng trương tại các môi trường nước mặn. Muốn biết thêm chi tiết, xem Sterling, Eleanor Jane / Hurley, Martha Maud/ Lê Đức Minh. Vietnam: A Natural History. New Haven and London: Yale University Press, 2006: 91-95.
22. Cùng nơi dẫn trên. Về một sự mô tả hồi thế kỷ thứ mười chin về khu vực này, xem Brière, “Rapport sur la circonscription de Ca-mau”, Excursions et Reconnaissances. Vol. 1, 1879, các trang 5-25.
23. Monographie de la province de My Tho. Saigon: Imprimerie L. Menard, 1924, trang 7.
24. Nola Cooke trưng dẫn một vài thí dụ từ cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín trong bài “Water World, Chinese and Vietnamese on the Riverine Water Frontier, from Ca Mau to Tonle Sap (c. 1850-1884)”, ở quyển Water Frontier, 2004, các trang 139-43.
25. Muốn có vài thí dụ về sự bât ổn này, xem cùng nơi dẫn trên.
26. Congrégations (tiếng Việt-Hán: Bang), từ thời triều Nguyễn của Việt Nam, là các thực thể pháp lư cho mọi Hoa Kiều, các kẻ không liên quan cá nhân đến các thẩm quyền mà chỉ là các thành viên của các nhóm này, dưới trách nhiệm cá nhân của “bang trưởng” (chefs de congregation). Sau một sự thí nghiệm ngắn nhưng không thành công với sự quản trị cá nhân và trực tiếp của ngựi Trung Hoa, người Pháp đă tái lập hệ thống truyền thống này vào năm 1863 tại Nam Kỳ. Tại Sàig̣n và Chợ Lớn, có năm bang theo nguyên quán địa phương: Phúc Kiến (Fujian), Quảng Đông (Canton), Triều Châu (Teochiu), Hải Nam (Hainan) và Hẹ (Hakka). Tại các tỉnh thuộc Nam Kỳ, và sau này ở các nơi phần khác trong Đông Dương thuộc Pháp, số lượng các bang tùy thuộc có đủ túc số hội viên ở địa phương hay không, bởi các cơ quan này phải tự túc và nâng cao số thu phí để điều hành. Nếu các bang chấp nhận người mới khi đến nơi, các bang sẽ phải chịu trách nhiệm, cá nhân các bang trưởng, về các hành vi của hội viên mới trong suốt thời kỳ cư ngụ của họ, và phải trả các số thuế c̣n thiếu hay khoản phạt cho mọi việc bất hợp thức. Các người mới tới không được chấp nhận bởi một bang sẽ phải rời thuộc địa tức khắc, với phí tổn của bang đă cự tuyệt họ. Chính v́ thế, chính quyền Pháp đă dành một phần quan trọng của việc canh gác nhóm thiểu số này cho các thủ lănh của chính họ. Sự hợp tác của các bang có tính cách sinh tử và hữu hiệu trong việc ngăn chặn các hoạt động của các hội kín trong thế kỷ thứ mười chín và các hoạt động chính trị không mong muốn trong thế kỷ thứ hai mươi. Sau khi người Pháp mở rộng chính sách bang hội đến mọi phần của Đông Dương, họ đă canh tân hóa (với sự trợ lực của Sở Nhập cảnh (Service de l’Immigration) và cơ quan lưu trữ dấu tay trung ương của Sở) và đă biện hộ nó một cách cứng rắn trước mọi sự chỉ trích từ nhiều chính quyền Trung Hoa liên tiếp cho đến tận ngày cuối của sự thống trị của họ (1954). Xem Engelbert, 2002, các trang 118-130, 185-192, 300-324, 505-514.
27. Xem Monographie de la province de Sóc Trăng. Saigon: Imprimerie Commercial Ménard et Rey 1904, trang 73. Các con số này cần phải được so sánh với Căm Bốt, nơi mà các băng đảng tội phạm, thổ phỉ và hải tặc vẫn c̣n lan tràn trong suốt thời thuộc địa. Điều đáng lưu tâm hơn cả các con số tổng quát là sự phân chia không đồng đều dân số tại các tỉnh khác nhau, thường bao gồm các khu vực to rộng hơn, và có một mức độ định cư thấp tại những nơi cách xa các trung tâm tỉnh và các thủy lộ lớn. Xem Annuaire Général de l’Indochine, Hanoi/Haiphong 1925, trang 13; Annuaire statistique de l’Indochine 1947-1948, Saigon 1949, trang 19.
28. Hay vào khoảng 10,800 tấn. Xem Monographie de la province de Soc Trang. Saigon: Imprimerie Commercial Ménard et Rey 1904, trang 45.
29. Cùng nơi dẫn trên.
30. Cùng nơi dẫn trên.
31. Về các đồn điền cao su, xem, thí dụ, Trần Tu B́nh [?]. The Red Earth: A Vietnamese Memoir of Life on a Colonial Rubber Plantation. Bản dịch bởi John Spragens Jr., biên tập bởi David G. Marr. Athens, Ohio: Ohio University Monographs on International Studies, 1985. Về quan điểm chính thức, xem Delamarre, E. L’émigration et l’immigration ouvrière en Indochine. Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1931. Cũng xem, bản báo cáo phê b́nh của Delamarre lên chính quyền Pháp được trưng dẫn ntrong Ngo Van [?], 1986, Annex 1.
32. Xem Notice sur la province de Baclieu. Tournée de M. le Gouverneur Général, 25 aout 1937. AOM, Indo., RST 01377. Cũng xem một cách sâu rộng về chủ đề này, Brocheux n1995, các trang 173-208.
33. Milles-Lacroix, Administrateur d’Hatien, to Gouverneur de la Cochinchine. Hatien, 6 novembre 1935. Trong: QG II, Goucoch 1,211.
34. Monographie de la province de Châu Đốc. Saigon: Imprimerie L. Ménard 1902, trang 47.
35. Cùng nơi dẫn trên.
36. Các ngoại lệ đă được thực hiện với các khu đặc nhượng của Công Giáo, cư trú bởi các người định cư từ Bắc Kỳ. Các nông dân khai khẩn đất mới sẽ được miễn thuế trong sáu năm, và sau đó trả đủ số thuế trong ba năm. Khi đó đất trở thành tài sản của họ. Trong Création des villages de colonization indigene. QG II, Goucoch 1,211.
37. Cùng nơi dẫn trên.
38. Xem Gouvernement de la Cochinchine. Cabinet du Gouverneur. Saigon, 19 Juin 1882. Au sujet de la Sie. secrete du Ciel et de la Terre (signé: le Myre de Vilers). AOM, Indo., Nouveaux Fonds [NF] 31,449. Tôi xin cám ơn Nola Cooke về việc nhắc tôi để ư đến tài liệu này.
39. Trong năm 1909, một phu thợ, cu-li Trung Hoa tại Đông Dương kiếm được từ 60 xu đến 1 đo9^ng` một ngày. Xem, Lafargue, Jean-André. L’immigration chinoise en Indochine. Sa règlementation, ses consequences économiques et politiques. Paris: Henri Jouve, éditeur, 1909, trang 275.
40. Brière, “Ca Mau”: 18, 24; và Benoist, “Note de M. Benoist, ancient inspecteur de Rach-gia, au sujet de l’exploitation d’une pêcherie de crevettes à Ca-mau”, Excursions et Reconnaissances, Vol. 1, (1879), trang 29.
41. Muốn có một cuộc thảo luận sâu rộng về đề tài này, xem Engelbert, 2002, các trang 204-08.
42. Schreiner, A. “Étude sur la constitution de la propriété foncière en Cochinchine”, Bulletin de la Société des Études Indochinoises (BSEI), Vol. 1, (1902), các trang 9-303, trích, trang 28.
43. Đây là tinh thần hướng dẫn. Trong thực hành, pháp chế thay đổi tùy theo các t́nh huống khác nhau, chính yếu được quyết đóan bởi số cung và cầu. Về chủ điểm này, xem Brocheux, 1995, các trang 17-51.
44. Sau nhật kỳ này, các người Minh Hương được xem là dân bản xứ chỉ ở An Nam [Trung Kỳ]. Tại Căm Bốt, họ bị xem là các ngoại kiều nhưng có thể xin trở thành công dân Căm Bốt, và thường được chấp thuận. Tại Nam Kỳ (Vochinchina), họ có quyền xin nhập quốc tịch ngoại quốc, nếu sinh trong khoảng từ 1883 đến 1933 và sẵn có nó. Việc này phát sinh từ sự thỏa hiệp trong Điều Ước tại Nam Kinh (Convention of Nanjing) năm 1930 giữa Trung Hoa và Pháp: Trung Hoa muốn nhận tất cả các người Minh Hương sẽ trở thành người Trung Hoa, trong khi Pháp muốn xem họ là người bản xứ. Sau cùng hết, việc không đạt được thỏa thuận này đă tạo ra một căn bản cho đạo luật cưỡng bách nhập tịch năm 1956 của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Xem Engelbert, 2002, các trang 505-56.
45. Muốn có sự thảo luận chi tiết hơn, xem cùng nơi dẫn trên, các trang 204-08.
46. Monographie de l’Isle de Phú Quốc, province d’Ha-Tiên. Saigon: Imprimerie Saigonaise, 1906, trang 44.
47. Cùng nơi dẫn trên, trang 11.
48. “Les “Pols” de la Région de Pursat”, Revue Indo-Chinoise, 1903, các trang 1,025-1,028.
49. Résident de France à kampot à Monsieur de Résident Supérieur à Phnom Penh (Rapport de M. Leclère sur la province de Kompong Som), 25 avril 1900. ANC, RSC 1700.
50. Xem Yumio Sakurai, “Eighteenth-Century Chinese Pioneers on the Water Frontier of Indochina”, trong Water Frontier, 2004, các trang 43-45 về ngừi mă lại dọc theo bờ biển này.
51. Monographie de l’Isle de Phú Quốc, trang 9.
52. Leclère, Rapport sur mon voyage à Romang Chol, 17 mai 1887, ANC, RSC 5,955.
53. Monographie de la province d’Ha Tiên Saigon: Imprimerie L. Ménard 1901, trang 60.
54. Leclère, Kampot, 19 septembre 1889, ANC, RSC 5,938.
55. Cùng nơi dẫn trên.
56. Leclère, Histoire de Kampot et de la rebellion de cette province de 1885-1887. ANC, RSC 5,181. Cũng xem bản tóm lược, “L’insurrection de Kampot en 1885”, Études Cambodgiennes 9 (1967), các trang 23-38.
57. Rapport au Gouverneur Général de l’Indochine, 27 janvier 1887 au sujet de la creation de nouveau bureau de Douane et Régies dans la Colfe de Siam. ANC, RSC 2,595.
58. Administration des Douanes et Régies de l’Indochine. Nọ 271/h. M. A. Frezouls, Directeur des Douanes et Régies de l’Indo-Chine à M. le Gouverneur Général à Hanoi. Hanoi, 18 mars 1900. ANC, RSC 4,785.
59. Résidence de Kampot. Objet: Rapport sur une voyage à Kompong Trach, 24 mars 1887. ANC, RSC 5,956.
60. Fermeture du port de Camau avec importations au long cours, 1931. Trong QG II, Goucoch 2,862.
61. Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine, M. Duros, à M. le Gouverneur Général, Rapport du mois d’octobre, 1895. AOM, Indo., Gouvernement Générale (từ giờ trở đi, gọi tắt là Gougal) 64,321.
62. Lieutenant-Gouverneur à M. le Gouverneur Général, Saigon 23 mars 1891. AOM, Indo., Gougal. 64,317.
63. Cùng nơi dẫn trên.
64. Xem Rapport mensuels de la Cochinchine, 1893. AOM, Indo., Gougal. 64,319.
65. Xem Rapport mensuels de la Cochinchine, 1902, AOM, Indo., Gougal. 64,324.
66. Xem, cùng nơi dẫn trên. Quốc tịch của các thành viên băng đảng không được báo cáo. Bởi người Pháp đă dung các dấu trong tiếng Việt khi viết các danh tính Trung Hoa, các thủ lănh có thể là người Trung Hoa hay Việt Nam.
67. Như một quy lệ chung, các đặc nhượng khai thác lớn nhất thuộc vào các công ty Pháp hay các cá nhân (hoặc Pháp hay ngừoi bản xứ) có quốc tịch Pháp, là các kẻ đă sở hữu một số lượng hạn chế các tài sản rất lớn, lớn và cỡ trung b́nh. Các sở hữu chủ bản xứ hay ngoại kiều Á Châu (chính yếu là Trung Hoa) sở hữu một số rất ít tài sản rất lớn, nhưng nhiều đồn điền cỡ trung và nhỏ. Vào năm 1938, thí dụ, đă có 52 điền chủ cỡ nhỏ có gốc ngoại kiều Á Châu tại Sóc Trăng, với tài sản không quá hai mươi mẫu tây (hectares), trong số đó có 48 ngừoi Trung Hoa và bốn người Ấn Độ, đối với 196 tiểu điền chủ bản xứ. Tuy nhiên, theo họ của gia đ́nh, nhiều sở hữu chủ “bản xứ”có thể có tổ tiên người Trung Hoa (Diệp, Giang, Kiêm, Lâm, Liêu, Ông, Qúch, Tào, Thâm, Vưu, v.v…) Indochine. Aresses 1938-1939. Saigon: Imprimerie Albert Portail 1938, các trang 1005-013. Các chính sách đất đai thay đổi theo thời gian, nhưng b́nh thường, các Ngoại Kiều Á Châu (Trung Hoa, Ấn Độ v.v…) không được phép sở hữu các đặc nhượng khai khẩn rộng lớn, và đă phải đăng kư họ dưới tên các bà vợ Việt Nam hay hay các đứa con trai lai (mestizo). Xem, thí dụ, Rachgia, Chef de province à M. le Gouverneur de la Cochinchine, 22 juillet 1937. QG II, 1,211.
68. Xem Rapport mensuels de la Cochinchine, 1902. AOM, Indo., Gougal. 64,324.
69. Xem Rapport mensuels de la Cochinchine, 1909. AOM, Indo., Gougal. 64,330.
70. Cùng nơi dẫn trên.
71. Văn thư của Phó Thống Đốc Ducos gửi Toàn Quyền, AOM, Indo., Gougal, 64,322.
72. Xem Le Myre de Vilers, 19 Juin 1882, AOM, Indo, N.F, 31,449.
73. Về đề tài này, xem Sngelbert, 2002, các trang 192-204.
74. Ministre de la Marine et des Colonies, Rapport au Président de la République Francaise, 25 Mai 1881, AOM, Indo., NF, carton 31,449.
75. Về chính sách đối với thuốc phiện, xem Descours-Gatin, Quand l’opium financait la colonization en Indochine. Paris: L’Harmattan, 1992; Guermeur, Henri, Le régime fiscal de l’Indochine. Paris: L’Harmattan 1999 (ấn hành lần đầu năm 1909).
7t6. Xem Affairs des congregations chinoise de Triều Châu, 1882. QG II, Cochinchine, IA 15/155 (17). Tôi cảm ơn Tracy Barrett về việc chia sẻ tài liệu này với tôi.
77. Le Myre de Vilers à M. le Minidstre de la Marine et des Colonies, 12 juin 1882. AOM, Indo., NF 31,449.
78. Xem, thí dụ, Descours-Galin, 1992, trang 90.
79. Chỉ riêngtừ 1876 đến 1885 không thôi, đă có 18 thông tư loan báo các sự thay đổi về thuế khóa đánh vào người Hoa (thuế thân, giấy phép (patentes), giấy tờ đăng kư, và các sắc thuế đặc biệt, thí dụ cho Chợ Lớn). Xem Lasfasrgue, 1909, trang 67. Đây là một sự thử nghiệm tế nhị, để xem họ có thể đi xa tới đâu mà không gây phương hại đến nền kinh tế lẫn sự nhập cảnh của người Hoa.
80. Sự gia tăng trong việc kiểm soát hành chính, thuế khóa và làm xâu cũng là nguyên do chính cho các hoạt động nhiều hơn của các hội kín và các cuộc nổi dậy của người Trung Hoa tại vùng Bornéo thuộc Ḥa Lan, nơi mà ngay cả các thổ dân Dayaks cũng gia nhập các kẻ nổi loạn. Xem, Somers-Heidhues, Marỵ Golđiggers, Farmers and Traders in the “Chinese districts” of West Kalimantan, Indonesia. Ithaca, NY: Cornell University SEAP Papers 2003, các trang 108-112, 181-82.
81. Gouvernement de la Cochinchine, Cochinchine Francaise. Rapport au Conseil Colonial. Année 1880. Saigon: Imprimerie Colonial 1880, trang 21.
82. Xem Engelbert, 2002, các trang 185-204. Điều cần ghi nhận rằng, trong các thập niên 1870 và 1880, ba quyền lực thực dân chính tại Đông Nam Á (Anh, Pháp, và Ḥa Lan) đă có các biện pháp để xiết chặt sự kiểm soát sự nhập cảnh của người Trung Hoa, để gia tăng số thu từ người Trung Hoa, và kiềm chế các hội kín. Sự nhập cảnh tăng cao gắn liền với sự phát triển thuộc địa đă tạo ra các thử thách mới cần phải được đáp ứng. Về chính sách của người Anh tại Singapore, xem Jackson R. N., Pickering: Protector of Chinese. Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1965.
83. Béliard au Gouverneur en Conseil Privé. Saigon, 17 juin 1882. AOM, Indo., NF. 31,449.
84. Xem AOM, Indo., NF. 21,536. Tôi xin cảm ơn Nola Cooke về việc đă chia sẻ tài liệu nào với tôi.
85. Các báo cáo tương tự xuất hiện từ Long Xuyên và Rạch Giá (Transbassac). Xem Engelbert, 2002, các trang 192-203.
86. Biên Ḥa. Rapport politique de la province pour les mois de Mai et Juin 1906. QG II, II A 45/295 (1)
87. Nghi thức cắt máu ăn thề và căn bản Đạo (Lăo) Giáo của nó được giải thích bởi Ter Haar, Bared. Ritual and Mythology of the Chinese Triads. Leiden/Boston/Kôlin: Brill, 1998, các trang 151-79.
88. Người ta có thể thắc mắc tại sao người Hakka (Khách, hay Hẹ) lại đă cố gắng thành lập một hội kín cùng với người Việt Nam thay v́ gia nhập các hội Trung Hoa đang có sẵn hay thành lập một hội riêng của họ. Dân số nhỏ và vị thế xă hội và kinh tế thấp kém có thể là nguyên do.
89. Hồ Sơn Đài: “Về một tháng mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp” (On the fiurst month of the anti-French struggle), trong quyển Mùa thu rồi, ngày hăm ba [Words in autumn], T. 2, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 1996, các trang 192-198.
90. Cùng nơi dẫn trên.
91. Sử gia của đanbg Trần Huy Liệu tuyên bố rằng Thiên Địa Hội Việt Nam có “vài ngh́n” hội viên được tổ chức thành các đội h́nh (kèo) gồm 50 thành viên, mặc dù không cho hay là các đội này đă hoạt động một cách tự trị hay như các chi hội của một tổ chức trung ương tập quyền. Người Pháp sau hết chỉ việc dập tắt nó trong các năm 1924-1926. Cách mạng Cận Đại Việt Nam, T. 3. Hà Nội: Ban nghiên cứu văn sử địa, 1956, các trang 118-22.
92. Xem Li Tana, “Introduction”, trong Water Frontier, 2004, các trang 7-8.
93. République Francaise. Province de Bien Hoa. Rapport politique de la province pour les mois de Mai et Juin 1906. QG II, II A 45/295 (1)
94. Về hiện tượng tương tự tại nông thôn Trung Hoa, xem Billingsley, Philip Richard. Banditry in China, 1911 to 1928, with particular reference to Honan Provine. Leeds: University de Leeds, PhD thesis, 1974, các trang 3-5.
95. Cũng xem Brocheux, 1995, các trang 22-29.
96. Xem Engelbert, 2002, các trang 217-246, 352-357.
97. Xem Notes mensuelles sur les activités subversives en Cochinchine. AOM, GG I, 65490.
98. Notice sur l’activité des intrigues politiques de tendances subversives dans les milieu indigènesde la Ciochinchine pendant le mois de juin 1940. AOM, Indo., GG I, 65490.
99. B́nh Xuyên nguyên thủy là một băng đảng tội phạm, đặt căn cứ chính yếu trong Chợ Lớn và vùng bao quanh. Trong những ngày khởi đầu của cvuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp, nó đă thành một một quân đội và chiến đấu với danh nghĩa một đồng minh của Việt Minh tại các khu vực đầm lầy phía nam và tại các khu ổ chuột (bidonvilles) đông bắc Sàig̣n. Hồ Sơn Đài, “Về một tháng mở đầu cuộc kháng chiến”, 1996, các trang 196-198. Về một sự tŕnh bày của Pháp, xem L’Administrateur-délégúe de Tân B́nh à M. l’Administrateur, Chef de Province de Gia Định, Tân B́nh, 19 juillet 1947. AOM, Indo., CP 272. Từ 1948, một số thành viên B́nh Xuyên dưới quyền của Lê Văn Viễn (Bẩy Viễn) đă xoay chiều và trợ giúp người Pháp giữ Chợ Lớn được tự do, ngoài sự kiểm soát của cộng sản. Xem “Selected Biographies of Vietnamese Army Personnel” trong Hồ sơ Bộ Ngoại Giao, Department of State: Indochina 1945 – 1954 Files, Reel 16/44; USMINISTER SAIGON VIETNAM FROM SANA SGD HEATH; JOINT WEEKA 48, 4 DEC, 1951, cùng nơi dẫn trên, Reel 17/44. Cũng xem Devillers, Philippe. Histoire du Vietnam de 1940 à 1952. Paris: Éditions du Seuil 1952, các trang 156-66, 247; và Ngo Van. Vietnam: 1920-1945. Révolution et contre-révolution sous la domination colonial. Paris: L’insomniaque 1986, trang 348.
100 Sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cưỡng bách giải tán các dân quân của các giáo phái hồi năm 1956, một số thành viên cấp thấp của B́nh Xuyên gia nhập hàng ngũ Việt Cộng, Trong năm 1957, giới lănh đạo VC (Việt Cộng) tại miền nam đă sử dụng họ để bảo vệ các nơi ẩn náu của ḿnh tại Biên Ḥa và tại Đồng Tháp Mười (Plain of Reeds). Xem Hồ Sơn Đài, “Quá tŕnh chuyển hóa một bộ phận vũ trang B́nh Xuyên thành lực lưo=.ng cách mạng sau năm 1954” [Transforming the B́nh Xuyên militia into a revolutionary force after 1954], trong Nghiên Cứu Lịch Sử, II-IV (1995), các trang 31-36.
101. Xem Huỳnh Minh Hiền, “Nhớ Đồng Tháp Mười, “thủ phủ” của Nam Bộ. Trong những năm đầu kháng chiến” [Commemorating Đồng Tháp Mười, the “capital” of the South in the early years of the First Indochina War] trong quyển Mùa thu rồi, ngày hăm ba, 1996, các trang 366-375. Giống như các ấn phẩm tương tự về lịch sử cách mạng Việt Nam, chắc chắn nó là một loại dật sử đề cao nhân vật tha6`n thánh [hagiographic] và có thực [apodictic] nhằm kỷ niệm cuộc cách mạng tháng Tám, sau đó cuộc kháng chiến của cộng sản. Tuy nhiên, từ các hồi ức cá nhân của các kẻ tham dự chúng ta thu lượm được nhiều chi tiết quư báu có thể được dùng để kiểm chứng và cân bằng sự hiểu biết phát sinh từ các nguồn tài liệu văn khố Pháp.
102. Muốn có một cuộc thảo luận sâu rộng về đề tài này, xem Engelbert, 2002, các trang 281-497..
103. Cùng nơi dẫn trên./-
_____
Nguồn: Thomas Engelbert, “Go West” in Cochinchina, Chinese and Vietnamese Illicit Activities in the Transbassac (c. 1860-1920s), Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 1, 2007, các trang 56-82.
Muốn xem bản đồ lớn, click vào đây
Ngô Bắc dịch
2/4/2009
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2009 gio-o