E. Thadeus Flood
CUỘC TRANH CHẤP BIÊN GIỚI
PHÁP-THÁI NĂM 1940 VÀ
SỰ CAM KẾT CỦA PHIBUUN SONKHRAAM
VỚI NHẬT BẢN
Ngô Bắc dịch và chú giải
Đây là bài dịch Cuối Cùng trong loạt bài có chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lănh thổ tại Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các nước Việt Nam, Lào và Căm Bốt thuộc Pháp bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 19, được đăng tải trên gio-o:
Bài 1. Sự Thiết Lập Chế Độ Bảo Hộ Pháp Trên Căm Bốt, của R. Stanley Thomson.
Bài 2. Xiêm La và Pháp, 1863-1870, của R. Stanley Thomson.
Bài 5. Cuộc Tranh Giành Các Bờ Sông Cửu Long, 1892-1896, của Claire Hirshfield
Bài 6. Sự Tranh Chấp Biên Giới Pháp-Thái Năm 1940 và Sự Cam Kết của Phibuun Sonkhraam với Nhật Bản, của E. Thadeus Flood.
-----
Ít lănh vực nào trong lịch sử cận đại của Thái lại là mục tiêu của nhiều sự phỏng chừng như là lănh vực các quan hệ ngoại giao của Thái Lan trong những năm ngay trước cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương (Pacific War). Sự ức đoán thông minh đă là phương sách duy nhất của các sử gia mạo hiểm bước vào khu vực này, bởi sự viện dẫn chứng liệu chuyên môn đă bị bỏ qua, không khai thác đến. Hậu quả, các sự đối xử thông thường về vai tṛ của Thái trong cuộc tranh chấp biên giới Pháp-Thái năm 1940 đă đi theo các nguồn tài liệu Tây Phương thù nghịch hay không đáng tin cậy và các chính sách của Thái vào lúc đó đă bị nh́n dưới một ánh sáng bất lợi. Trong một khía cạnh thực tế, quan điểm của Pháp về sự vụ đă được thừa nhận, bởi thiếu các nhăn quan khác biệt khác. 1
Một số nguồn tài liệu thứ yếu và văn khố liên hệ nào đó tại Nhật Bản và Thái Lan cung cấp các chi tiết mới mẻ về hoạt động ngoại giao của Thủ Tướng Phibuun Sonkhraam trong thời kỳ này. Chúng dĩ nhiên không tái duyệt toàn thể bức tranh nhưng đă làm thay đổi h́nh ảnh cũ về các chính sách của Thái đối với Pháp như chỉ hoàn toàn có tính cách cơ hội và không biện minh được. 2 Về vấn đề liên can đến các quan hệ của Phibuun với Nhật Bản, các nguồn tư liệu này cung cấp các chi tiết mới về cung cách theo đó cuộc tranh chấp sông Cửu Long [Mekhong trong nguyên bản, chú của người dịch] và thái độ của Đông Dương thuộc Pháp sau cùng đă bắt buộc Phibuun phải đưa ra các sự cam kết lịch sử với người Nhật hồi tháng Chín-Mười năm 1940, để đổi lấy sự ủng hộ ngoại giao của họ. Mặc dù nhiều lănh vực của sự không chắc chắn vẫn c̣n hiện diện trong câu chuyện này, bài viết này sử dụng một số trong bằng chứng mới này để có được một bức tranh xác thực hơn về giai đoạn phức tạp này trong lịch sử ngoại giao Thái Lan.
Bối Cảnh
Các vấn đề biên giới giữa Thái Lan và Đông Dương thuộc Pháp dẫn đến cuộc tranh chấp sông Cửu Long năm 1940 bị hiểu lờ mờ và cần một sự khai triển ngắn. Các điểm xung đột giữa Thái và Đông Dương thuộc Pháp trong cuộc tranh chấp sông Cửu Long lần ngược về bản hiệp ước căn bản Pháp-Thái ngày 3 tháng Mười, năm 1893.3 Để phục vụ cho bài viết này, các đặc điểm then chốt của bản hiệp ước này như sau: (1) Thái Lan từ bỏ mọi sự tuyên nhận lănh thổ nằm bên tả ngạn (phía đông) của con sông Cửu Long (có nghĩa bị mất Lào) cũng như mọi ḥn đảo nằm trên chính gịng sông, và (2) Thái Lan đồng ư không xây dựng bất kỳ công sự pḥng thủ quân sự nào trong khoảng hai mươi lăm cây số của bờ bên phải (bên Thái) sông Cửu Long. V́ thế, ở điểm này, biên giới giữa Thái Lan và các lănh thổ Đông Dương của Pháp là con sông Cửu Long chạy từ phía bắc xuống nam đến tận Căm Bốt.
T́nh trạng biên cương này đă trở nên phức tạp vào năm 1904 khi Thái bị ép buộc phải nhường lại một khoảnh (“túi”) đất tại miền bắc (bên phía bờ sông của họ, đối diện với thành phố Luang Prabang) và một khu đất khác sâu hơn phương nam gần biên giới Căm Bốt (bên phía bờ sông thuộc Thái, đối diện với Paksé) cho người Pháp. 4 Bởi v́ các giải đất này nguyên nằm bên bờ phía Thái của sông Cửu Long, sự nhượng bộ của họ cho Pháp có nghĩa sông Cửu Long không c̣n là biên giới tại các khu vực này. Sự việc này gây khó khăn cho nhà cầm quyền Pháp, đặc biệt trong trường hợp các người quốc tịch Thái muốn sử dụng gịng sông trong các miền này. Ngoài ra, bởi cách hành văn rất mơ hồ của bản hiệp ước năm 1893 và sự thiếu sót của nó trong việc xác định cụ thể đường trung phân gịng sông [thalweg, đường nằm giữa gịng sông lưu hành, dùng làm biên giới theo luật quốc tế, chú của người dịch] là biên giới quốc tế của gịng sông Cửu Long, người Pháp đă có thể trưng dẫn nó để biện minh sự luận giải sau đó của họ về toàn thể gịng sông, từ bờ bên này sang bờ bên kia như lănh thổ của Pháp. Sự kiện người Thái từ bỏ tất cả các cù lao trên sông cho người Pháp xem ra hỗ trợ cho lập trường của Pháp. Từ đó trở đi cũng v́ lư do này, các công dân Thái đă gặp nhiều khó khăn từ cảnh sát và nhà hành chánh thuộc địa Đông Dương khi sử dụng Sông Cửu Long. 5
T́nh trạng này tiếp tục gây ác cảm trong các quan hệ của Thái với Đông Dương thuộc Pháp cho đến Thế Chiến I, khi Thái Lan bước vào cuộc chiến như một đồng minh với Pháp để chống lại Đức. Chắc chắn là do công việc của họ trong chiến tranh, Thái đă có thể thuyết phục Pháp kư một hiệp ước mới và cả một định ước đặc biệt liên quan đến Đông Dương.6 Định ước ngày 5 tháng Tám năm 1926 này đă cải thiện hệ thống tư pháp cứng rắn mà người Pháp đă thiết định tại vùng biên cương sông Cửu Long. Pháp đồng ư lấy đường trung phân của Cửu Long làm đường ranh giới trên sông ngoại trừ nơi có các cù lao trên sông, khi đó ranh giới trên sông sẽ là luồng nước chảy giữa các ḥn đảo và bờ sông phía bên Thái, chứ không phải là đường trung phân. Pháp cũng đồng ư dành một khu vực phi quân sự rộng hai mươi lăm cây số bên phía bờ sông thuộc Pháp. Sau hết, một “ủy hội cao cấp thường trực Pháp-Xiêm về sông Cửu Long” đă được thiết lập để nghiên cứu các vấn đề phát sinh từ sự thi hành các định ước mới.
Bất kể các sự nhượng bộ của Pháp trong bản định ước năm 1926, nó vẫn chưa, trong quan điểm Thái, mang t́nh trạng sông Cửu Long đến sự phù hợp với các luật lệ và thông tục quốc tế. Nó không giải quyết hai vấn đề căn bản gây bối rối cho Thái ngay từ lúc ban đầu: (1) sự kiện rằng sông Cửu Long không phải là ranh giới quốc tế từ bắc xuống nam cho đên tận Căm Bốt (bởi có các khoanh đất [nhu túi dầu hỏa] đă nhường cho Pháp hồi năm 1904) và (2) sự kiện rằng nơi gịng sông là biên cương, đường trung phân ḷng sông không phải là ranh giới tại một số địa điểm nào đó – nổi bật là quanh nhiều cù lao. 7
Điều quan trọng cần ghi nhớ là cả hai vấn đề này đă từng là đề tài của các cuộc điều đ́nh với Pháp cả trước lẫn sau khi có định ước năm 1926 và khá lâu trước năm 1940. Nhưng Pháp đă từ chối đi xa hơn các điều khỏan của định ước năm 1926 trong bất kỳ vấn đề nào, bởi việc này sẽ được tiếp nối với sự hoàn trả lănh thổ cho Thái Lan – một điều ǵ đó mà chế độ thực dân Pháp không thể ưng chịu. Trong bất kỳ trường hợp nào, các vấn đề này rất quen thuộc đối với Pháp và không phải là ư tưởng đột xuất, mang tính cách cơ hội chỉ được nêu ra sau khi có sự thất trận của Pháp tại Âu Châu năm 1940.8
Sự tiến bộ nhỏ đă được thực hiện trên các vấn đề biên giới Pháp-Thái sau năm 1926. “Ủy hội cấp cao” đă không đạt được sự thỏa thuận trên các vấn đề then chốt và bị đ́nh chỉ hoạt động vào năm 1931.
Năm 1936, như một phần của bước tiến đến một sự tự trị tài chính và tư pháp toàn diện, Thái đă băi ước các hiệp định hiện hữu với các nước ngoài. 9 Trong việc thương thảo một thỏa ước mới với Pháp, Thái lại nêu lên vấn đề giải quyết các điểm khác biệt c̣n tồn đọng như đă nêu trên. Nhưng chính phủ mẫu quốc Pháp lại đặt vấn đề định ước mới trên các chủ điểm như thế vào tay chế độ bảo thủ tại Đông Dương. Chính quyền Đông Dương, luôn lo sợ về điều mà họ tin là một “chủ nghĩa đế quốc Xiêm La” bất khả sửa trị, đă t́m cách gạt bỏ bất kỳ sự thảo luận nào về các vấn đề ranh giới.10 Thỏa ước Pháp-Thái đă tu chỉnh ngày 7 tháng Mười Hai năm 1937 chỉ tái xác định t́nh trạng biên cương nguyên đă trở nên quá nhàm chán đối với phía Thái.11 Sự cứng ngắc của chính quyền Đông Dương Pháp về vấn đề này chắc chắn đă khuyến khích cho chủ nghĩa quốc gia hiếu chiến (chauvinism) của Thái, vốn tương đối ôn ḥa, dâng cao tại Bangkok trong thập niên 1930.
Một cơ hội mới cho Thái để thương thảo các vấn đề ranh giới đă nảy sinh khá bất ngờ hồi cuối tháng Tám năm 1939, khi đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp tại Bangkok, ông Paul Lépissier, chính thức đề nghị với Thủ Tướng (kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao) Phibuun một thỏa hiệp bất tương xâm (mutual non-aggression pact). Đề nghị này từ phía Pháp chắc chắn có liên hệ với cuộc khủng hoang/ Danzig-Polish và sự loan báo hôm 21 tháng Tám, năm 1939 rằng Đức và Nga sắp sửa kư kết một hiệp ước bất tương xâm chỉ có nghĩa là sẽ có một cuộc chiến tranh giữa Đức và Pháp. Trong t́nh h́nh đe dọa này, Pháp cảm thấy cấp thời nhu cầu cần giữ an ṭan nơi hậu cứ thuộc địa. 12
Thọat tiên chính phủ Phibuun đă không nh́n thấy bất kỳ nhu cầu nào để kư kết một sự cam kết như thế. 13 Tuy nhiên, nhu cầu của Pháp th́ to lớn, và cơ hội để rút tỉa một số nhượng bộ từ Pháp về các vấn đề biên giới chắc chắn đă phá tan sự miễn cưỡng ban đầu của Phibuun, và trong tháng Mười năm 1939, phía Thái thông báo với Pháp rằng họ sẽ vui ḷng để kư kết một thỏa hiệp như thế. 14 Trong việc đồng ư để điều đ́nh một thỏa hiệp, phía Thái nói thêm rằng các vấn đề tồn đọng từ lâu liên quan đến sự quản trị và sử dụng sông Cửu Long cần phải được giải quyết cùng một lúc. Một cách cụ thể, phía Thái đề nghị các cuộc thương thảo giữa hai bên sẽ dẫn đến sự tu chỉnh ranh giới trên sông sao cho phù hợp với đường trung phân ở khắp mọi nơi. Phía Thái đă đề nghị đây là một điểm để thương thuyết và không phải là điều kiện không có không được (conditio sine qua non) cho một thỏa hiệp bất tương xâm. 15
Một tác giả Thái cho rằng phía Thái cũng đề nghị vào dịp này là các cuộc điều đ́nh dự liệu sẽ phải bao gồm các vấn đề biên giới then chốt khác liên quan đến hiệp ước năm 1904: sự tu chỉnh toàn bộ biên giới từ bắc xuống nam cho đến Căm Bốt để phù hợp với điều mà người Thái từ lâu gọi là “biên giới tự nhiên”, có nghĩa, con sông Cửu Long. 16 Việc này sẽ liên quan đến sự hoàn trả Thái Lan các khoanh (túi) đất nằm đối diện với thành phố Luang Prabang và Paksé vốn đă nhường cho Pháp hồi năm 1904. Mặc dù như chúng ta đă ghi nhận, vấn đề này th́ không mới mẻ, và trong thực tế có thể đă được thảo luận lần này giữa các viên chức Thái và vị sứ thần Pháp thân thiện tại Vọng Các, có vẻ là vấn đề đă không được nêu ra một cách chính thức vào thời điểm này.
Cuối tháng Mười, 1939, phía Pháp đồng ư trên nguyên tắc để thương thảo vấn đề tu chỉnh ranh giới cho phù hợp với đường trung phân. 17
Khi sự thỏa thuận trên nguyên tắc đă đạt được từ phía Pháp, phía Thái cũng đă thảo luận về một thỏa hiệp tương tự với Anh Quốc, nước đang đối diện các t́nh huống tương tự tại Âu Châu và cũng chia sẻ một biên giới thuộc đia chung với Thái Lan. Thái cũng sử dụng cơ hộ này để mặc cả cho một số sự điều chỉnh không quan trọng biên giới với Anh quốc và sự thỏa thuận đă mau chóng được đạt tới với họ. 18
Đối với Pháp, t́nh trạng không đơn giản như thế. Sự thỏa thuận của Pháp về việc thường thảo các vấn đề biên giới đổi lại cho một thỏa hiệp bất tương xâm đă là kết quả của các nỗ lực thân thiện của viên sứ thần của Pháp tại Vọng Các, ông Lépissier. Viên chức này đă có một thái độ vô cùng ḥa giải đối với các đề nghị về biên giới của Thái và nói chung có khuynh hướng tán đồng với phía Thái. Ông là sứ thần [của Bộ Ngoại Giao Pháp] trên đường Quai d’Orsay và không phải bị bắt buộc tham khảo trong bất kỳ cách thức nào với các viên chức ở Đông Dương mặc dù có dính líu đến lănh thổ Đông Dương, bởi chế độ ở Đông Dương là một thực thể riêng biệt nằm dưới quyền bộ trưởng thuộc địa và tự nó không có nhân viên ngoại giao. Tuy thế, ông có tiết lộ một cách chậm trễ các cuộc thương nghị của ông với họ, theo đó các hoạt động của ông đă bị chỉ trích một cách toàn diện, đặc biệt bởi Nha Chính Trị Sự Vụ (direction des Affaires politiques), thành lũy của phe thực dân bảo thủ tại Hà Nội.
Tuy nhiên, trong mùa xuân năm 1940, Lépissier đă dành được sự ủng hộ của Georges Mandel, viên bộ trưởng các thuộc địa có khuynh hướng cấp tiến từ năm 1938 đến ngày 19 tháng Năm, năm 1940 và sau đó trở thành bộ trưởng nội vụ cho đến khi có sự thành lập chính phủ của ông Pétain vào ngày 16 tháng 6, 1940. Việc này đă được thực hiện với sự trợ lực của ông Marc Chadourne, người đă đi ngang qua Bangkok trong một phái bộ khảo sát sự vụ đặc biệt cho ông Mandel. Ngoài ra, Lépissier c̣n phải có sự hậu thuẫn của các thượng cấp của ông tại Bộ Ngoại Giao cho các cuộc thương thảo ḥa giải của ông với Thái. Điều rơ ràng là sự thù nghịch giữa Lépssier với các viên chức [Pháp] ở Đông Dương đă có các căn nguyên ở các sự khác biệt sâu rộng hơn đă làm phân hóa người Pháp trong những ngày tháng đó. 19
Bởi thế, bất kể đến sự chống đối ở thuộc địa này, chính quyền mău quốc đă thông báo với Thái qua ông Lépissier hồi đầu tháng Tư năm 1940 rằng giờ đây nó chấp nhận các đề nghị của Thái liên quan đên vấn đề đường trung phân, và rằng một phái bộ ngoại giao đặc biệt sẽ được phái đi từ Paris trước khi có sự phê chuẩn thỏa hiệp bất tương xâm để giải quyết các chi tiết chính xác. 20
Khi Thái thông báo với Anh Quốc về các cuộc nói chuyện với Pháp trong mùa thu năm 1939, họ cũng thông báo cho chính phủ Nhật Bản (ngày 4 tháng Mười năm 1939), nhằm né tránh sự ám chỉ về việc kết thân quá đáng với các cường quốc Âu Châu. Thoạt tiên Tokyo không quan tâm nhưng đă thay đổi ư nghĩ của nó vào mùa xuân năm 1940 và, v́ những lư do không có tầm quan trọng trực tiếp trong bài này, đă thương thảo một cách hăng hái hiệp ước riêng của nó với Thái. 21
Tóm tắt các yếu tố bối cảnh như sau:
1. Vấn đề đường trung phân và vấn đề các khoanh (túi) đất ở Luang Prabang và Paksé không phải là các vấn đề mới trong năm 1940.
2. Các cuộc đàm phán bất tương xâm trong các năm 1939-40 đă được đề xướng bởi Pháp, chứ không phải từ phía Thái.
3. Thái không có nhu cầu đặc biệt về một thỏa hiệp bất tương xâm nhưng thỏa thuận về nó với sự hiểu biết rằng Pháp sẽ đồng ư để kiểu chính một số sự bất công kéo dài từ lâu trên biên giới Pháp-Thái kể cả vấn đề đường trung phân và có thể (trên căn bản sự thỏa thuận bằng miệng với Lépissier) gồm cả vấn đề hoàn trả các túi đất ở Luang Prabang và Paksé cho Thái Lan nhằm biến sông Cửu Long thành biên giới chạy từ bắc xuống nam, đến tận Căm Bốt.
4. Sứ thần Pháp tại Bangkok và các viên chức tại Paris có thiện cảm với các yêu cầu của Thái, đă đồng ư sẽ gửi một phái bộ ngoại giao từ Paris để thương thảo với Thái và đem lại cho Thái lư do để tin rằng, khi đổi lấy thỏa hiệp bất tương xâm, các điều mong muốn của họ sẽ thành đạt được.
5. Chế độ thực dân ở Đông Dương đă chống đối quyết liệt các yêu cầu của Thái hay trước bất kỳ sự nhượng bộ lănh thổ nào đối với Thái.
Tất cả các điểm này cần phải được ghi nhớ trong đầu khi lượng định các biến cố của mùa hạ và mùa thu năm 1940.
Thóa hiệp bất tương xâm Pháp-Thái đă được kư kết một cách long trọng tại Bangkok hôm 12 tháng Sáu năm 1940. 22 Về các vấn đề biên giới quan tâm bởi phía Thái, các văn thư mật đă được trao đổi giải thích rơ ràng phần mặc cả của Pháp. Nội dung của các văn thư này, mới chỉ được công bồ gần đây tại Thái Lan, có tầm quan trọng trong đó chúng xác nhận rằng Pháp đă đồng ư di chuyển biên cương Thái-Lào trên sông Cửu Long đến đường trung phân gịng sông và thừa nhận bất kỳ lănh thổ nào nằm phía bên Thái kể từ đường trung phân là thuộc lành thổ Thái. 23 Các sự dàn xếp mới này sẽ được thực thi bởi một ủy hội hỗn hợp mới gồm đại diện của cả hai nước. Các văn thư mật tuyên bố một cách rơ ràng rằng toán thương thảo của Pháp sẽ được cầm đầu bởi một viên chức có cấp bậc đại sứ từ Paris là kẻ được ủy quyền để điều đ́nh cả về “những vấn đề khác” nữa. Mặc dù không tuyên bố công khai, nhiều phần điều này ám chỉ đến một sự hiểu biết của phía Thái rằng vấn đề hoàn trả các túi đất đối diện với Luang Prabang và Paksé sẽ được thảo luận.
Các văn thư mật đă mang một hàm ư then chốt khác cho một sự hiểu biết về các biến cố tiếp theo sau. Câu văn cuối cùng của cả hai văn bản cho hay rằng bất kỳ sự thay đổi nào phát sinh từ công việc của ủy hội hỗn hợp sẽ có hiệu lực ngay vào lúc thỏa hiệp được kư kết và phê chuẩn. 24 Điều này nhất thiết ám chỉ rằng các cuộc thương thảo về biên giới sẽ diễn ra trước khi có sự phê chuẩn bản thỏa hiệp.
Ngoài văn bản của văn thư mật này, chỉ được cung cấp bằng Thái ngữ không mấy chính xác, sự lư luận thuần lư [cũng] xác nhận việc này. Với lịch sử về các quan hệ Pháp-Thái kể từ giữa thế kỷ thứ mười chín, khó có thể tin rằng Thái sẽ kư một thỏa hiệp bất tương xâm với Pháp đổi lấy các sự nhượng bộ về biên giới và rồi lại không bảo đảm ǵ cho các sự nhượng bộ đó trước khi có sự phê chuẩn chung quyết bản thỏa hiệp. Trong bất kỳ trường hợp nào, chính tại đây mà phía Pháp sẽ thất hứa hồi mùa hè năm 1940.
Các Hậu Quả Của Sự Thất Trận Của Pháp
Thái độ đầy khích lệ của Pháp được đại diện bởi viên sứ thần Pháp tại Bangkok, đă bị biến đổi một cách sâu xa sau khi có sự thất trận của Pháp trước Đức Quốc và các sự thay đổi chính phủ diễn ra tại Pháp. Điềm báo hiệu đầu tiên của các sự việc diễn ra là sự thông báo tiếp đó đến phía Thái nhận được từ Pháp không lâu sau khi có sự đ́nh chiến hôm 22 tháng Sáu năm 1940: “… V́ các t́nh huống vượt quá sự kiểm soát của ḿnh, nước Pháp không thể gửi các viên chức chính phủ ở cấp bậc đại sứ cho các cuộc thương thảo. V́ thế, nước Pháp sẽ xuất tŕnh một danh sách danh tính các viên chức từ Đông Dương thuộc Pháp để đến điều đ́nh thay vào đó. Pháp đề cử sứ thần Pháp tại Bangkok làm trưởng phái đoàn thương nghị của Pháp.” 25
Hiển nhiên sự hỗn loạn thê thảm tại mẫu quốc Pháp sau khi đầu hàng Đức Quốc sẽ không cho phép chính phủ đó chu toàn lời cam kết của nó hôm 12 tháng Sáu, 1940 để gửi một phái đoàn cầm đầu bởi một đại sứ sang Bangkok hầu thương thảo về đường trung phân gịng sông và các vấn đề khác. Thay vào đó, Pháp bị bó buộc phải chuyển gánh nặng về các cuộc điều đ́nh cho chế độ Đông Dương, là bộ phận, cho đến khi đó, không đóng vai tṛ nào trong sự vụ. Ngoài ra, các nhân vật hậu thuẫn cho Lépissier trong chính phủ mẫu quốc (chẳng hạn như Georges Mandel, bộ trưởng các thuộc địa) bị mất tín nhiệm với chính phủ độc đoán của Pétain. Người đứng đầu mới của Bộ Ngoại Giao Pháp tại Quai d’Orsay trong chính phủ Pétain là một nhân vật bảo thủ, Paul Baudouin, nguyên đứng đầu Ngân Hàng Đông Dương, kẻ đă nghiêng về chính sách giữ lại càng nhiều thuộc địa của đế quốc Pháp càng tốt. 26
Quan trọng không kém là quan điểm của các viên chức thuộc địa thuộc chính quyền Đông Dương giờ đây có quy chế bán độc lập. Bằng chứng hay nhất của chúng ta nơi đây đến từ ng̣i bút của Đô Đốc Jean Decoux, toàn quyền mới của Đông Dương sau ngày 20 tháng Bảy năm 1940. Decoux và các cố vấn của ông đă nh́n bất kỳ các cuộc thương thảo nào với Thái bằng sự cực kỳ chán ghét. Ông đă xem Sứ Thần Lépissier tại Bangkok hoàn toàn nằm dưới sự mê hoặc của sứ thần Anh Quốc ở đó, ông Sir Josiah Crosby. Ông ta lấy làm rất chua chát về các sự cam kết mà Lépissier đă sẵn đưa ra đến nỗi ông nh́n Lépissier gần như một kẻ phản bội v́ đă có các đề nghị nhượng bộ đất đai cho Thái. Sau cùng, ông đă biểu lộ sự khinh thường dân Thái, dân tộc mà Lépissier và sứ thần Anh Quốc rơ rệt có cảm t́nh.
Lépissier, người cầm đầu phái đoàn thương thảo, bị ly cách khỏi chính phủ mới của Pétain và bị nghi ngờ sâu xa trong mắt nh́n của các giới chức thẩm quyền tại Đông Dương. Cho đến khi có biến chuyển đột ngột này, sự việc được tiến hành một cách êm xuôi và nếu đề xướng của phía Pháp vẫn nằm trong tay của các nhân vật chẳng hạn như Mandel và Lépissier, nhiều phần không có thêm các vấn đề khác nảy sinh ra nữa. Nhưng Mandel đă ra đi và Lépissier bị cô lập và sẽ sớm rời khỏi chức vụ để gia nhập lực lượng [lưu vong] của De Gaulle. 27 T́nh trạng không mang các tin hiệu tốt cho các hy vọng sửa đổi biên giới của Thái.
Các giới chức Thái vẫn tiếp tục, trong suốt thời gian từ cuối tháng Bảy và trong tháng Tám, kiểm tra với Lépissier về thời điểm khi nào toán thương thảo sẽ đến nơi. Nhưng viên sứ thần Pháp bị bắt buộc phải né tránh vấn đề với lời xin lỗi rằng Pháp đang ở trong t́nh trạng hỗn loạn lớn lao gây ra do sự đầu hàng trước quân Đức. 28
Cuộc Tấn Công Ngoại Giao Của Phibuun
Trong khi đó, giới lănh đạo Thái ngày càng trở nên cứng cỏi hơn. Thủ Tướng Phibuun tuyên bố với nội các ông rằng t́nh h́nh tại Đông Dương ngày càng trở nên nghiêm trọng và rằng nếu Thái để cho thuộc địa rơi vào tay của Nhật Bản mà không có một nỗ lực nào để dành lại các phần đất đă mất của ḿnh, chính phủ của ông không thể nào có thể tự biện minh được trước dân tộc Thái. 29 Các nỗi lo sợ của nhà lănh đạo Thái về việc này có thể được nhận thấy khi xét đến các quan hệ mật thiết và sự tiếp xúc thường xuyên của ông với người bạn nhiệt t́nh của ông, tùy viên quân sự của Nhật Bản, Đại Tá Tamura Hiroshi. 30
Tamura là một “tay kỳ cựu ở Bangkok”, đă đến đó hồi cuối năm 1935 làm tùy viên quân sự thường trực. Kể từ đó ông ta đă vun đắp một quan hệ vô cùng mật thiết với Phibuun. Ông thường trực thuyết giảng cho người bạn về học thuyết toàn-Á Châu (pan-Asianism) và chống Tây Phương khi đó đang được loan truyền trong quân đội Nhật Bản. Tamura có các móc nối cá nhân gần cận với nhóm năng nổ nhất trong bộ tổng tham mưu quân đội Nhật Bản: ban hành động của pḥng hành quân. Kể từ khi có sự thất trận của Pháp, nhóm này biện luận cho sự chiếm đọat tức thời Đông Dương thuộc Pháp, từ bắc xuống nam. Tamura cũng thúc dục các thượng cấp của ông ta làm điều này, và chắc chắn ông đă ảnh hưởng trên Phibuun, người bạn Thủ Tướng của ông tin rằng Nhật Bản sẽ làm như thế rất sớm. 31
Phibuun cảm thấy rằng các lănh thổ cũ của Thái Lan tại Đông Dương phải được trả về cho Thái Lan trong trường hợp Pháp mất quyền kiểm soát tại thuộc địa đó và điều rơ rệt rằng ông muốn các lănh thổ này được thu hồi trước khi có sự chiếm đóng của Nhật Bản. Không làm được điều này có nghĩa vụ đ̣i lại đất cũ của ông sẽ rơi vào tay quyết đoán của Nhật Bản và không có bằng cớ nào cho thấy ông lại cho phép một t́nh trạng như thế xảy ra nếu nó có thể tránh được. Chính v́ thế, áp lực gia tăng của Nhật Bản trên Đông Dương cũng là áp lực trên Phibuun để giải quyết các vấn đề biên giới với thuộc địa đó càng sớm càng tốt.
Chính phủ [Pháp] mới ở Vichy, mặt khác, lại hành động theo chiều hướng ngược lại. Trong tuần lễ thứ nh́ của tháng Tám năm 1940, Lépissier, nhân danh chính phủ Vichy, đă yêu cầu rằng bản thỏa hiệp bất tương xâm trở nên có hiệu lực mà không cần các nghi thức thông thường của sự phê chuẩn. 32 Bước tiến này lại càng xác nhận cho phía Thái một sự nghi ngờ gia tăng rằng chính phủ mới của Pháp rất mong có được bản thỏa hiệp nhưng có thể bội ước trên các nhượng bộ đất đai đă hứa hẹn. Sự vô khả năng của Lépissier trong việc trao cho Thái bất kỳ tin tức cụ thể nào về thời biểu khi nào phái đoàn từ Đông Dương có thể được ước định sẽ đến, cộng với sự đe dọa gia tăng của Nhật Bản đối với thuộc địa, bắt buộc Phibuun phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với Pháp về vấn đề biên giới trước khi trở thành một biên giới của Nhật Bản với Thái Lan. Nhưng trước khi làm bất cứ việc ǵ, Phibuun đă t́m cách thăm ḍ thái độ của Nhật Bản, Đức, Ư, Anh và Hoa Kỳ về các kế hoạch ngoại giao của ông ta.
Thủ Tướng Thái đă công khai nói với viên thứ trưởng ngoại giao của ông, Direeg Chajjanaam, rằng ông ấy không cần bận tâm tiếp xúc với người Nhật v́ ông (Phibuun) đă sẵn có các đặc phái viên làm việc với Nhật. 33 Lời nói này ám chỉ đến nhóm thân Nhật Bản nhỏ nhưng then chốt (mà hiển nhiên Direeg không phải là một thành viên) ngày càng trở nên tích cực hơn dưới sự chỉ đạo của Phibuun kể từ khi các sự chiến thắng của Đức trong mùa xuân năm 1940 đă tăng cường một cách ngoạn mục các cơ may của Nhật Bản làm chủ Á Châu. 34 Phibuun thường hay sử dụng các người có cùng quan điểm này trong các sự tiếp xúc của ông với người Nhật Bản. 35 Vào thời điểm này các sự tiếp xúc này tập trung quanh một người thân cận khác của Phibuun tại sứ đoàn Nhật Bản: Xử Lư Thường Vụ Sứ Quán (Chargé d’affaires) Asada Shunsuke. Kể từ khi có sự rời nhiệm sở của Sứ Thần Murai Kuramatsu ngày 19 tháng Sáu năm 1940, Asada đă là quyền đại sứ Nhật Bản tại Bangkok và ông đă giữ chức vụ đó trong bốn tháng cực kỳ hệ trọng. 36
Cuối tháng Bẩy, Phibuun đă nói với Asada rằng ông sắp gửi một phái bộ thiện chí sang thăm Nhật Bản. Trong cùng cuộc nói chuyện, ông cho hay ông cũng đang nghĩ đến việc gửi viên thứ trưởng quốc pḥng nhiều uy thế của ông, Đại Tá Phrom Joothii, sang Tokyo để tách rời ông ta ra khỏi các người có thiên kiến thân Âu Châu gần gủi và làm cho ông ta dễ phục tùng với quan điểm thân Nhật Bản của chính Phibuun. Ông cũng nói rằng ông muốn cung cấp cho một số sĩ quan trẻ của ông một cơ hội tự làm quen với Nhật Bản. Asada nêu ư kiến rằng Phrom nên được đề cử làm trưởng phái bộ thiện chí và Phibuun đă đồng ư. Đây là nguyên ủy của phái bộ Phrom trong mùa thu năm 1940. 37
Nhưng Nhật Bản giờ đây đă quen thuộc với đường lối ngoại giao quanh co của Phibuun và họ ngờ rằng phái bộ này c̣n có nhiều sứ mạng khác chứ không chỉ đơn giản có tính cách thiện chí. Các sự nghi ngờ này đă được xác định trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tám khi một trong các phái viên thân cận khác của Phibuun giao tiếp với người Nhật, tham mưu trưởng hải quân, Đô Đốc Sinthusongkhraamchaj, đến tiếp xúc với Xử Lư Thường Vụ Asada. Ông đă bí mật bày tỏ với nhà ngoại giao Nhật rằng vào thời điểm đó Thái đang cứu xét việc lợi dụng cơ hội đem đến bởi áp lực của Nhật Bản trên Đông Dương để giành lại đất đai cũ của Thái ở đó. Ông cho Asada hay rằng phía Thái tin rằng Nhật vừa mới đưa ra các đ̣i hỏi quan trọng trên chế độ ở Đông Dương và chính v́ thế Thái đang xúc tiến các sự chuẩn bị quân sự đễ ứng trực trong bất kỳ trường hợp nào sẽ xảy ra. Viên đô đốc Thái cũng nhấn mạnh rằng bên phía ông ta thấy cần phải phối hợp hành động với Nhật Bản về bất kỳ kế hoạch thu hồi đất đai nào. Sau đó ông tiết lộ mục đích thực sự cho phái bộ Phrom khi ông ta nói rằng ông muốn các sĩ quan quân đội trong phái bộ sắp đến thảo luận vấn đề thu hồi đất đai với người Nhật. Ông đă yêu cầu “sự trợ giúp: good offices’ của Asada trong vấn đề này. 38
Khi xét đến địa vị cao cấp của Đô Đốc Sinthusongkhraamchaj trong thượng tầng cầm quyền của Thái ở thời điểm này, không có ǵ có thể nghi ngờ rằng các lời nói của ông ta lại không phản ảnh các ước muốn của nhà lănh đạo của ông, Phibuun. Điều xem ra rơ rệt là Phibuun đă nghe biết tin tức về các đề nghị của Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Matsuoka liên quan đến Đông Dương được trao cho viên đại sứ Pháp tại Tokyo hôm 1 tháng Tám năm 1940. 39 Trước các đ̣i hỏi của Matsuoka, các sự lo ngại của Thái cho tương lai sự kiểm soát của Pháp tại Đông Dương là điều dễ hiểu bởi ngay chính viên toàn quyền Đông Dương cũng phản ứng y như vậy. Khi ông nghe về các đ̣i hỏi ông ghi nhận rằng chúng sẽ, nếu được chấp thuận, nhượng bộ chủ quyền Pháp “một cách không thể phục hồi được; irrémédiablement” [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] trên thuộc địa. 40 Một sự nhận thức tương tự về phía Thái đă thúc đẩy Phibuun tiến tới hành động mạnh mẽ hơn.
Vào ngày 15 tháng Tám năm 1940, Thứ Trưởng Ngoại Giao Direeg, theo lệnh của Phibuun, đă thăm ḍ Đức, Ư, Anh và Hoa Kỳ về việc thu hồi bởi Thái Lan phần lănh thổ đă bị mất trước đây tại Đông Dương, trong trường hợp thuộc địa phải trải qua sự chia cắt hay sáp nhập bởi một nước thứ ba – có ngh́a Nhật Bản. Các sứ thần Đức và Ư hoàn toàn hậu thuẫn ước muốn của Thái để thu hồi các khu vực này trong trường hợp đó. Phản ứng đầu tiên của sứ thần Anh, ông Crosby, cũng có cảm t́nh, nhưng ông đă cảnh cáo một cách chính xác rằng Anh sẽ phải đi theo sự hướng dẫn của Hoa Kỳ trong vấn đề này. Sau cùng, Sứ Thần Hoa Kỳ, ông Grant, đă ngờ vực về các động lực của Thái nhưng đồng ư đánh điện cho chính phủ ông để xin chỉ thị. Khi các chỉ thị đến, chúng đề cập đến một bản tuyên bố chính sách đại cương, mơ hồ về sự giải quyết ḥa b́nh các cuộc tranh chấp được đưa ra năm 1937 bởi bộ trưởng ngoại giao. Sự phúc đáp của Hoa Kỳ, và của Sứ Thần Hoa Kỳ tại Bangkok để lại ít sự ngờ vực rằng Hoa Kỳ đă không hậu thuẫn hay tán thành các kế hoạch của Phibuun. 41 Anh Quốc bắt buộc phải đi theo sau [Hoa Kỳ].
Chi/ nhận được ít sự thành công với các cường quốc Tây Phương trong nỗ lực thâu tóm một số sự hậu thuẫn ngoại giao, Phibuun giờ đây quay lạị với Pháp. Vào ngày 20 tháng Tám năm 1940, thứ trưởng ngoại giao của ông đă nói thẳng thừng với sứ thần Pháp tại Bangkok rằng chính phủ Thái xét thấy cần phải giải quyết một số vấn đề tồn đọng, dứt khoát một lần cho xong. Direeg nhấn mạnh rằng Lépissier cần thông báo cho ông ta một cách chính xác rằng khi nào th́ Đông Dương sẽ gửi toán thương thảo của họ đến Bangkok để thảo luận các vấn đề biên giới như đă hứa. Một lần nữa Lépissier bắt buộc trả lời với sự xin lỗi rằng các giới chức thẩm quyền Đông Dương tiếp tục tŕ hoăn việc phái các nhà thương thuyết với duyên cớ rằng họ đă mắc bận các công việc quan trọng hơn. Ông cho thấy rằng chính ông cũng cảm thấy khổ sở bởi các hành động của họ, nhưng có nhắc nhở Direeg rằng Đông Dương đang ở trong một vị thế khó khăn. Lépissier cũng xác nhận các sự nghi ngờ của Thái rằng Đông Dương vừa nhận được một tối hậu thư từ Nhật Bản phải đón nhận quân đội Nhật và cho phép sử dụng các căn cứ hải quân ở đó. 42
Cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn tại Đông Dương và việc thiếu bất kỳ sự đối thoại trực tiếp nào từ thuộc địa đó về các vấn đề biên giới gây quan ngại cho Thái hiển nhiên đă thúc đẩy Phibuun bổ túc Hà Nôi vào hành tŕnh của phái bộ Phrom Joothii. Sự truyền thông hơn nữa với Pháp đă bị cắt đứt cho đến khi Phrom Joothii có thể báo cáo về các t́nh trạng thực sự tại Đông Dương. 43
Các Mục Tiêu Của Nhật Bản Tại Thái Lan
Trước khi thảo luận về số phận của phái bộ Phrom, điều cần thiết phải ghi nhận thái độ của Nhật Bản đối với các diễn tiến về biên giới sông Cửu Long trong tháng Bẩy và tháng Tám, năm 1940.
Viễn ảnh về một nước Ḥa Lan và nước Pháp bại trận và một nước Anh tŕ trệ một cách tệ hại đương nhiên đă chuyển sự chú ư của các nhà hoạch định quân sự Nhật Bản đến các thuộc địa Đông Nam Á bị bơ vơ trong mùa hè năm 1940. Về điểm này, ư niệm về sự bành trướng xuống phương nam vốn đă đưa loan truyền từ lâu trong các giới hải quân Nhật Bản và điều có thể kỳ vọng là hải quân sẽ dần đầu trong một sự chuyển động hợp thời xuống miền nam giờ đây khi cơ hội thực sự tự nó đă hiện ra. Tuy nhiên, một cách khá kỳ cục, các ư kiến b́nh tĩnh hơn đă thắng thế trong hải quân trên một số sĩ quan hăng máu hơn bằng một lập luận vững chắc rằng sự bành trướng xuống miền nam sẽ có nghĩa gây chiến tranh không chỉ với Anh Quốc mà với cả Hoa Kỳ. Trong năm 1940 cả lục quân và hải quân Nhật Bản đêu không muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ.
Nhưng lục quân nh́n thấy ít sự nguy hiểm hơn cho một cuộc chiến tranh Nhật Bản - Hoa Kỳ phát sinh từ sự bành trướng xuống phía nam và một sự chạm trán với Anh Quốc. Trong thực tế, ư tưởng hải quân truyền thống của sự bành trướng về phía nam (nanshin: nam tiến?) đă bám sát một cách triệt để các nhà hoạch định trung ương của lục quân tại Tokyo hồi giữa tháng Sáu năm 1940. 44
Vai tṛ then chốt mà Thái Lan sẽ đóng giữ trong một cuộc chạm trán Anh-Nhật tại Đông Nam Á được thấu hiểu rất rơ bởi các nhà hoạch định lục quân Nhật Bản. Kể từ 1938, lục quân đă có các kế hoạch cụ thể về việc sử dụng đất Thái để tấn công các phần đất chiếm đóng của Anh tại Mă Lai và Miến Điện, nhưng lục quân cũng được đặt dưới các mệnh lệnh nghiêm ngặt trực tiếp từ Hoàng Đế là không được vi phạm sự trung lập của Thái Lan. Trong năm 1938, Hoàng Đế, trong một hành vi bầy tỏ sự bất măn chưa từng có, đă ra lệnh cho bộ tổng tham mưu lục quân không được nghiên cứu bất kỳ sự di chuyển nào trên lănh thổ Thái mà không có sự thương thảo để có sự chấp thuận trước của chính phủ Thái. 45 Giờ đây, t́nh trạng vô cùng cấp thiết (trong sự hoạch định của lục quân) của cuộc chiến tranh Anh-Nhật khiến cho sự hợp tác của Thái Lan trở nên một vấn đề khẩn cấp.
Lục quân Nhật Bản lo âu về việc đạt được sự hợp tác này với một liên minh quân sự nếu có thể được. Cơ hôi tuyệt hảo để làm điều này xem ra đă tự xuất hiện hồi tháng Tám năm 1940. Vào đầu tháng đó bộ tổng tham mưu lục quân Nhật Bản lần đầu tiên đă nghe được các sự bí mật của Đô Đốc Sinthusongkhraamchaj thố lộ cùng Xử Lư Thường Vụ Asada, như ghi nhận ở rên. Không có ǵ thích hợp đối với bộ tổng tham mưu lục quân hơn là việc nghe biết rằng chính phủ Thái Lan đă lo lắng về việc có được sự trợ giúp của Nhật Bản trong sự thu hồi lănh thổ đă mất cho Pháp.
Các phiên họp của các trưởng pḥng tại bộ chiến tranh và bộ tổng tham mưu lục quân tại Tokyo trong ngày 7 tháng Tám và ngày 9 tháng Tám nhằm thảo luận các vấn đề của Thái Lan và chứng thực cho tầm quan trọng được gắn cho xứ sở đó bởi các nhà hoạch định quân sự tại Nhật Bản. Điều đă được quyết định trong các phiên họp này là các nỗ lực t́nh báo sẽ được gia tăng tại Thái Lan. Nhiều sĩ quan hơn sẽ được phái sang Sứ Đoàn tại Bangkok. Về vấn đề liên minh quân sự, khả tính của sự áp dụng điều hai của bản hiệp ước hừu nghị Nhật-Thái ngày 12 tháng Sáu năm 1940 đă được thảo luận. Điều khỏan này quy định nguyên tắc của các cuộc thảo luận giữa hai nước trên các vấn đề thuộc quyền lợi chung, và điều hy vọng là các cuộc đàm phán như thế như được dự trù tron g bản hiệp ước có thể tạo ra bầu không khí cho các cuộc thương tháo về liên minh. Sau hết, điều được quyết định là cho triệu hồi “chuyên viên về Thái” của lục quân, Đại Tá Tamura, để có một báo cáo ḥan chỉnh về t́nh h́nh tại Thái Lan. 46
Các kết quả đầu tiên của các phiên họp này được thể hiện tại Bangkok hôm 12 tháng Tám khi Xử Lư Thường Vụ Asada nhận được các chỉ thị từ Tokyo thúc đẩy chính phủ Thái, trong số nhiều việc khác, sự thành lập một ủy ban hỗn hợp dựa trên điều 2 của bản hiệp ước ngày 12 tháng Sáu năm 1940. 47
Asada đă làm như thế trong một cuộc nói chuyện lư thú với Thủ Tướng Phibuun hôm 17 tháng Tám năm 1940. Thủ Tướng đă đón mừng đề nghị của Asada về sự thiết lập một ủy ban hỗn hợp nhưng ông phàn nàn về sự kiện rằng kể từ năm 1932 (năm có cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế), Thái Lan đă phải gánh chịu sự thiếu hụt các nhà ngoại giao có năng lực. Rơ ràng là với sự giả dối, ông đă tâm sự rằng số người mà ông cảm thấy hội đủ điều kiện để phục vụ trong một bộ phận như thế sẽ bị giới hạn vào chính ông ta, Đô Đốc Sinthusongkhraamchaj, Wanid Paananon, Đại Tá Prajuun Phamoonmontrii và Direeg Chajjanaam. Cả hai người đều hay biết trọn vẹn rằng những nhân vật này (ngoại trừ Direeg) đều là những người trong thực tế nổi bật không phải v́ sự tế nhị ngoại giao của họ mà bởi v́ t́nh cảm thân Nhật Bản của họ. Phibuun vừa mới liệt kê (trừ Direeg) toàn bộ giới lănh đạo của nhóm tích cực thân Nhật Bản trong chính phủ Thái.
Phibuun cũng cho hay sự chấp thuận của ông về một vài điểm khác mà Asada đă được chỉ thị bởi bộ ngoại giao tại Tokyo để đề nghị. Các điểm này bao gồm sự tăng cường các quan hệ kinh tế với Măn Châu Quốc và Nam Kinh, sự trao đổi các đại sứ giữa Nhật Bản và Thái Lan (nhưng ông cho hay rằng ông gặp khó khăn để kiếm được một ứng viên), sự kư kết một hiệp ước văn hóa Nhật-Thái, và sự thừa nhận ngoại giao dành cho Măn Châu Quốc. Chỉ trên điểm này mà ông đă ngập ngừng để đưa ra sự chấp thuận tức thời. Ông tuyên bố rằng một vài cách thức nào đó sè phải được t́m ra để thừa nhận xứ sở đó, nhưng bởi có vấn đề Hoa Kiều Hải Ngoại ở Thái Lan, nó sẽ phải bị đặt sang một bên trong một thời khoảng. 48
Một điều hệ trọng cần ghi nhớ trong đầu cho một sự lượng định các chủ định ngoại giao tối hậu của Phibuun rằng bất kể nhiệt t́nh mà ông đà biểu lộ cho các đề nghị này trong cuộc nói chuyện với Asada, ông đă không có hành động nào trên bất kỳ đề nghị này trong chúng cho măi đến mười hai tháng sau đó, khi quân đội Nhật Bản tràn ngập biên giới của ông hồi tháng Bẩy – tháng Tám năm 1941. Nói cách khác, đă có các giới hạn trong các t́nh cảm thân Nhật Bản của Phibuun. Ông ta không phải trong bất kỳ cung cách nào “nằm trong phe Nhật Bản”, như một số nhà quan sát đă nghĩ vào lúc đó, và đă nghĩ từ khi đó. Có lẽ bằng chứng chắc chắn nhất về sự kiện này là bản báo cáo được chuyển giao bởi tùy viên quân sự Nhật Bản, Đại Tá Tamura, cho các trưởng pḥng và bộ tổng tham mưu lục quân và bộ chiến tranh hôm 20 tháng Tám năm 1940.
Theo các tham dự viên cuộc hội họp này, Tamura đă báo cáo rằng có một nhóm thân Nhật rơ ràng trong chính phủ Thái nhưng ngay chính họ đều lo ngại về “sự bành trướng về phương nam” của Nhật Bản ở một mức độ nào đó. Ông xác nhận rằng Thái đang hy vọng thu hồi các vùng đất cũ tại Đông Dương và rằng ư niệm này th́ mạnh nhất trong giới quân sự Thái. Ông kều gọi sự ủng hộ của Nhật cho việc thu hồi đất cũ của Thái nhằm khuyến dụ Thái tiến tới liên minh quân sự mà Nhật Bản vô cùng cần thiết.
Kết quả của cuộc họp các sĩ quan trung cấp này hôm 20 tháng Tám là vấn đề liên minh quân sự tạm thời được xếp lại cho tới khi Tamura có thể trở về Bangkok và “làm việc từ bên trong” với Thủ Tướng Thái, Phibuun, là người mà ông ta thân thiện một cách đặc biệt.” Trước khi ghi nhận sự thành công đáng kể của Tamura về việc này, chúng ta phải lướt nhanh qua số phận của phái bộ được cầm đầu bởi thứ trưởng quốc pḥng Thái, Đại Tá Phromm Joothii, rời Bangkok hôm 30 tháng Tám năm 1940 đi Tokyo, có ghé ngang qua Sàig̣n và Hà Nội”. 50
Ư Nghĩa Của Phái Bộ Phrom
Chính phủ Thái vẫn chưa nhận được một lời nào từ chế độ ở Đông Dương về việc liệu có hay không và khi nào toán thương thảo sẽ được phái sang để thảo luận về các vấn đề biên giới gây quan tâm đối với phía Thái. Kể từ khi có buổi gặp mặt giữa Direeg và Lépissier ngày 20 tháng Tám trong đó Lépissier có nh́n nhận rằng các giới chức thẩm quyền ở Đông Dương đă khất lần về sự vụ, phía Thái đă có không các cuộc tiếp xúc quan trọng với các giới chức thẩm quyền Pháp. Như đă ghi nhận bên trên, Phibuun rơ ràng đang chờ đợi một báo cáo trực tiếp từ Đại Tá Phrom, người mà giờ đây có dự trù nói chuyện với viên ṭan quyền tại Đông Dương.
Sự thành cộng của các cuộc nói chuyện của Đại tá Phrom với Decoux đă bị bóp chết ngay từ khi khởi đầu bởi thái độ hống hách của người Pháp. Decoux t́m cách tránh không gặp mặt viên chức Thái và khi sau hết ông gặp viên chức đó, ông đă nh́n với vẻ khinh thị điều mà ông nghĩ là các nỗ lực của Phrom để vờ đóng kịch các cung cách giả trá và đóng vai “nhà đại sứ vĩ đại”. T́nh cảm chân thực [amour proper, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Decoux đă sẵn bị tổn thương bởi nhiều cú châm chọc trong mùa hè đó từ một dân tộc Á châu khác, người Nhật, dân tộc với họ bản Thỏa Ước Matsuoka-Henry ngày 30 tháng Tám năm 1940, mới vừa được kư kết. Ông ta không ở vào tâm trạng vuốt ve người Thái, là dân tộc mà như chúng ta đă ghi nhận bên trên, các bài viết của ông chỉ biểu lộ một sự khinh thị chua chát.
Decoux v́ thế không bày tỏ sự chú ư nào đến đề nghị đáng ngạc nhiên bởi Đại Tá Phrom về một liên minh giữa Đông Dương và Thái Lan chống lại Nhật Bản. Ư nghĩa của lời đề nghị này cho đến nay không được hiểu một cách chính xác bởi có sự thiếu thốn tin tức về chính trị nội bộ của Thái. Đề nghị này, xem ra không tương hợp với hoạt động ngoại giao của Phibuun, phải được giải thích chiếu theo sự kiện rằng Đại Tá Phrom là lănh tụ của phe chống Nhật, thân Tây phương trong quân đội Thái và có thể là một đối thủ cạnh tranh với chính Phibuun. 51 V́ thế nhiều phần là Đại Tá Phrom đă theo đuổi một số hoạt động ngoại giao riêng tư của chính ḿnh khi nêu ư kiến về một liên minh như thế. Trong bất kỳ trường hợp nào, các điều kiện của ông cho một liên minh Thái-Đông Dương chống lại Nhật không phải mới lạ hay kỳ quái, khi xét trong sự phác họa bên trên về các vấn đề biên giới Pháp-Thái. Đại Tá Phrom đă yêu cầu hoàn trả về Thái Lan các túi đất đối diện với Luang Prabang và Paksé đă được nhường cho Đông Dương thuộc Pháp năm 1904. Decoux, giống như phần lớn các đồng hương của ông trong chế độ ở Đo6ng Dương, chống đối ngay cả sự nhượng bộ nhỏ nhặt nhất phần nào lănh thổ Đông Dương và đă tiếp nhận đề nghị của Phrom “với một sự cực kỳ dè dặt: avec une extreme reserve… [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] mặc dù ông có hứa hẹn sẽ chuyển nó về cho [chính phủ Pháp ở] Vichy. 52
Mặc dù chúng ta không có chứng từ trực tiếp về việc này, nhiều phần là Đại Tá Phrom cũng có ấn tượng không mấy hay về Decoux y như Decoux nh́n về ông ta. Trong ư nghĩa này cuộc nói chuyện ở Hà Nội có thể đă thuyết phục giới lănh đạo Thái (dựa trên các báo cáo từ Đại Tá Phrom) rằng các giới chức thẩm quyền của Đông Dương không sẵn sàng để thi hành văn thư cam kết được kư kết hồi mùa xuân qua bởi chính phủ Pháp và đại diện của Pháp tại Bangkok. Nó xác nhận sự tin tưởng gia tăng của Thái rằng họ cần đến sự ủng hộ ngoại giao bên ngoài để xúc tiến việc đ̣i hoàn trả đất cũ mà nguyên thủy họ nghĩ có thể đạt được xuyên qua các cuộc thương thảo đơn giản với Pháp.
Mặt khác, cuộc thăm viếng được xem là “đe dọa bởi Decoux và chắc chắn đă khích động một vài đáp ứng ngoại giao đề xướng bởi Pháp với Thái không lâu sau khi Phrom rời đi Tokyo. 53 Trong suy tính của các giới chức thẩm quyền người Pháp, càng cần khẩn cấp hơn để phê chuẩn thỏa hiệp bất tương xâm trước khi Phrom bày vẽ ra bất kỳ kế họach liên hợp nào với người Nhật. Mặc dù các sự lo sợ này của người Pháp trong thực tế đă trở thành hiện thực, “sự pha chê’ đă không được thực hiện bởi Đại tá Phrom tại Tokyo mà bởi Thủ Tướng Phibuun tại Bangkok.
Đại tá Phrom đă mở các cuộc đàm phán với các viên chức bộ ngoại giao Nhật Bản vào ngày 23 tháng Chín năm 1940. Như đă được sắp xếp trước bởi một kẻ thân cận của Phibuun, Đô Đốc Sinthusongkhraamchaj, Phrom đă phóng tức thời vào các cuộc thảo luận về sự thu hồi đất cũ của Thái. Ông xác định sự mong muốn của Thái về sự ủng hộ của Nhật về điểm này. Phía Thái, ông ta nói, muốn Nhật Bản dùng ảnh hưởng của ḿnh trên Pháp và khiến họ phải hợp tác trong vấn đề các sự nhượng bộ ở biên giới. Phrom cho hay rằng nếu sự ủng hộ ngoại giao của Nhật Bản không được đưa ra, Thái sẽ không c̣n lựa chọn nào ngoài việc sử dụng đến vũ lực.
Không có bằng cớ nào rằng Phrom đă đưa ra bất kỳ sự đề cập nào đến bất kỳ việc nào khác hơn sự ủng hộ ngoại giao từ Nhật Bản, mặc dù chúng ta không có tài liệu về các cuộc đàm phán của ông ta với các giới chức quân sự. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nhấn mạnh được đặt vào sự ủng hộ ngoại giao của Nhật Bản. 54
Như đă ghi nhận trước đây, Nhật Bản đă nh́n toàn thể vấn đề tranh chấp biên giới như một cơ hội để đạt được sự hợp tác của Thái cần thiết cho cuộc chiến tranh sắp tới giữa Anh và Nhật. Các hành động của họ vào thời điểm này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu này. Bộ ngoại giao, sau các sự bảo đảm rất tổng quát về sự ủng hộ dành cho các nước anh em châu Á, nhấn mạnh rằng Đại tá Phrom phải được cấp cho các thẩm quyền ṭan diện sao cho ông có thể kư kết các thỏa ước cưỡng hành. Phía Nhật từ chối tiến bước cho đến khi điều này được thực hiện. 55 Tuy nhiên, Thủ Tướng Phibuun, rơ ràng ưa thích việc kiểm soát các đặc quyền như thế cho chính ông ta, và ông đă từ chối cung cấp cho viên thứ trưởng quốc pḥng của ông các quyền hạn toàn diện cần thiết. 56 Hậu quả phái bộ Phrom trở nên không có ư nghiă dưới mắt người Nhật và từ đó trở đi không hoàn thành được điều ǵ quan trọng, đă bị thu giảm trong thực tế thành một “phái bộ thiện chí”. 57 Nó đă lần lửa ở lại Nhật Bản cho đến ngày 12 tháng Mười, trong thời gian đó Thủ Tướng Phibuun tại Bangkok đă bí mật đưa ra chính các sự cam kết vơi đại diện quân sự Nhật ở đó điều mà người Nhật đă t́m kiếm từ phái bộ Phrom.
Phibuun Hướng Đến Nhật Bản
Hàng loạt các biến cố kế tiếp đă bắt buộc thủ tướng Thái phải cam kết xứ sở của ông hợp tác với Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Anh-Nhật, dính líu với một đợt các trao đổi ngoại giao hồi tháng Chín năm 1940 giữa Pháp và Thái Lan, rơ ràng đă bị khích động bởi cuộc thăm viếng Hà Nội của Đại Tá Phrom hồi đầu tháng Chín.
Bằng chứng đầu tiên về sự lo sợ của Pháp rằng Thái Lan có thể hướng đến Nhật Bản xảy ra hôm 10 tháng Chín, khi Sứ Thần Lépissier sau hết đă có thể trao cho Thái một danh sách các viên chức Đông Dương sẽ cấu thành phái đoàn thương thảo Pháp. Nhưng ông vẫn không thể nói khi nào th́ họ sẽ đến. 58 Tuy nhiên, trong cùng ngày, một kết quả ít may mắn hơn của cuộc thăm viếng của Phrom và nỗi lo sợ của Pháp tự thể hiện khi sứ thần Thái tại Vichy, ông Phra Phahidthaanukoon, đă báo cáo rằng Bộ Trưởng Ngoại Giao Baudouin có yêu cầu người Thái hăy phê chuẩn tức thời bản thỏa hiệp bất tương xâm mà kho6ng cần chờ đợi sự trao đổi thông thường các văn kiện phê chuẩn. 59 Sự yêu cầu của Baudouin chắc chắn đă dựa trên các nỗi lo sợ gia tăng của Pháp về một sự tiến gần lại với nhau giữa Thái và Nhật.
Sự phúc đáp của Thái hôm 12 tháng Chín cho thấy rằng nó sẽ tuân thủ nếu có sự thỏa thuận sẽ được đạt tới trên những vấn đề hăy c̣n chờ đợi các cuộc thương thảo: 1. vấn đề đường trung phân; 2. sự thừa nhận sông Cửu Long như biên giới Thái-Lào, có nghĩa hoàn trả cho Thái hai “khoanh [túi]” đất đối diện với Luang Prabang và Paksé. Văn thư của Thái cũng bao gồm một lời yêu cầu rằng Pháp hăy cung cấp cho Thái Lan một văn thư bảo đảm về sự hoàn trả Lào và Căm Bốt trong trường hợp có sự thay đổi chủ quyền ở đó – ám chỉ một sự chiếm hữu khả hữu của Nhật Bản. 60 Điều cần nhấn mạnh rằng việc này được nêu ra không phải như là một điều kiện cho sự phê chuẩn bản thỏa hiệp; nó chỉ đơn giản là một lời yêu cầu. 61
Ngoài lời yêu cầu này của Thái, dựa trên các sự lo sợ của Thái rằng Đông Dương có thể không c̣n của Pháp trong bao lâu nữa, điều có thể nhận thấy là không có ǵ thực sự là mới hay có tính cách cơ hội trong văn thư của Thái. Ngay cả vấn đề hoàn trả hai “khoanh túi đất đă nhường cho Pháp năm 1904 đă từng được thảo luận trong nhiều thập niên, và các ước muốn của Thái về điểm này chắc chắn đă được hay biết đối với viên sứ thần Pháp tại Bangkok. Nhưng đây là lần đầu tiên (được hay biết đối với tác giả này) rằng điểm này được chính thức nêu lên bằng văn bản kể từ khi có sự khởi đầu các cuộc thương thảo này vào năm 1939.
Sự phúc đáp của [chúnh phủ Pháp ở] Vichy đề ngày 18 tháng Chín cho văn thư này phủ nhận rằng Pháp đă từng yêu cầu để bản thỏa hiệp trở nên có hiệu lực mà không cần đến sự trao đổi thông thường các văn kiện phê chuẩn. [Chính phủ ở] Vichy chỉ đơn giản mong muốn, phúc thư viết, tố chức lễ trao đổi sự phê chuẩn ngay khi các văn kiện về sự phê chuẩn đến được Bangkok. 62 Vichy nhấn mạnh rằng ủy ban đă hứa hẹn trước đây sẽ nhóm họp tại Bangkok vào cùng lúc có lễ trao đổi sự phê chuẩn.
Sự nhấn mạnh này trái ngược với tinh thần các sự thỏa thuận của Lépissier với Thái và không đếm xỉa một cách rơ ràng các tiền đề trên đó Thái đă thỏa thuận từ nguyên thủy để kư kết tjỏa hiệp với Pháp. Nó sè có nghĩa rằng Pháp sẽ đạt được bản thỏa hiệp trước khi Thái có thể thực hiện được bất kỳ lợi lộc ǵ đă thúc đẩy họ đồng ư về bản thỏa hiệp vào lúc khởi đầu. Sau đó sự thu hồi đất cũ của Thái sẽ nằm trong tay quyết đoán của các nhà thương thảo từ Đông Dương thuộc Pháp: một t́nh trạng đă được chứng minh là không có bồi thưởng ǵ cho Thái trong quá khứ.
Sau hết, tư tưởng triết lư của chính phủ mới của Pétain và bộ trưởng ngoại giao của nó đă biểu lộ trong văn thư một sự phát biểu vang dội của quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Đông Dương chống lại mọi sự tấn công. “Đ̣i hỏi” của Thái, như người Pháp lựa chọn để giải thích về nó, về sự hoàn trả các “túi” đất đối diện với Luang Prabang và Paksé do đó bị bác bỏ. 63 Điểm này trong thực tế không phải là một “đ̣i hỏi” mà đă được đưa ra bởi phía Thái trong văn thư đề ngày 12 tháng Chín của họ như một vấn đề để thảo luận.
Với sự tiếp nhận sự phúc đáp từ Vichy đề ngày 18 tháng Chín này, điều khá rơ rệt với Thái là chính phủ mới của Pétain muốn có bản thỏa hiệp bất tương xâm có hiệu lực trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào về sự tu chỉnh ranh giới đạt được kết quả cụ thể. Điều cũng rơ ràng là chính phủ mới của Pháp sẽ giới hạn các cuộc đàm phán về biên giới này vào vấn đề đường trung phân. Sự hoàn trả các “túi” đất nằm bên bờ hữu (tay phải, phía tây hay bên Thái) của con sông Cửu Long sẽ không được cứu xét.
Bất kể sự phúc đáp đột ngột này, chính phủ Thái loan báo hôm 20 tháng Chín một danh sách các nhân vật Thái cầm đầu bởi Thủ Tướng Phibuun, cấu thành thành phần phía Thái trong ủy ban thương thảo. 64 Vào ngày 25 tháng Chín, Thái đă gửi một phúc thư với giọng điệu vô cùng ḥa giải cho văn thư mới nhất của Pháp, chỉ vạch ra sự hợp lư của con sông Cửu Long như là biên cương (có nghĩa hoàn trả cho Thái hai “túi” đất nằm bên bờ phía tây) và phát biểu hy vọng rằng nó sẽ được thảo luận tại phiên họp sắp tới của ủy ban hỗn hợp. Phía Thái c̣n rút lại lời yêu cầu trước đây của họ về một văn thư bảo đảm từ Pháp về Lào và Căm Bốt trong trường hợp có một sự thay đổi chủ quyền tại Đông Dương. 65
Vào ngày 28 tháng Chín, thứ trưởng ngoại giao Thái có triệu vời sứ thần Pháp và đưa ra cùng các lập luận này, tán thành một sự tu chỉnh biên giới Thái-Lào cho phù hợp với sông Cửu Long. Điều này cho thấy sự cách biệt giữa các chính phủ Pháp trước và sau ngày đầu hàng mà Sứ Thần Lépissier đă nói với thứ trưởng Direeg rằng ông ta có cảm t́nh và đồng ư với phía Thái. 66 Chính bởi lư do này mà ông bị nghi ngờ dưới mắt nh́n của các viên chức ở Đông Dương và sẽ sớm bị băi nhiệm khỏi chức vụ. Nhưng cũng chính bởi lư do này mà người Thái từ nguyên thủy đă phóng ra “đ̣i hỏi thu hồi đất cũ” của họ: họ đă có mọi lư do để tin rằng họ có thể đạt được các mục đích của họ không mấy khó khăn.
Bất kể các thiện ư của Lépissier, mọi việc đă quá trễ. Rơ ràng là đối với Thái, ông ta có ít ảnh hưởng trên các hội đông bảo thủ của Đông Dương và tại Vichy, những kẻ quyết tâm kháng cự sự nhượng bộ nhỏ nhoi nhất lănh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Giờ đây Thái cũng không thể an tâm rằng các yêu cầu của họ liên quan đến đường trung phân sẽ c̣n được tôn trọng hay không.
Thái độ không nhượng bộ của các giới chức thẩm quyền tại Đông Dương và Vichy đă đặt Phibuun vào t́nh trạng nghịch lư khó xử. Ông không thể bỏ rơi phần đất cũ muốn thu hồi, giờ đây được gắn liền với uy tín của chính ông như một anh hùng quân đội lôi cuốn của dân Thái. Mặt khác, cuộc tấn công ngoại giao của chính ông đă thất bại trong việc thúc đẩy các viên chức ở Đông Dương và Vichy. Ông cũng không thành công trong việc thu góp sự ủng hộ của các cường quốc Tây Phương, mặc dù Anh Quốc bày tỏ t́nh cảm một cách không chính thức. Chỉ c̣n một giải pháp duy nhất, và các tùy viên quân sự Nhật Bản tại Bangkok đă tăng cường các nỗ lực của họ hồi gần đây để thuyết phục thủ tướng Thái hăy chấp nhận nó, như được ghi nhận trên đây.
Kể từ khi có cuộc đảo chính quân sự ngày 20 tháng Sáu năm 1933, các nhà lănh đạo quân sự Thái Lan đă duy tŕ một mối quan hệ khá đặc biệt với người Nhật, được nuôi dưỡng bởi một ác cảm được chia sẻ một cách tế nhị đối với các cường quốc Tây Phương tại Á Châu. 67 Các giới hạn của mối quan hệ đặc biệt này được phản ảnh qua sự kiện rằng trong suốt các sự trao đổi ngoại giao Pháp-Thái được kể lại ở trên, người Thái không lúc nào tiết lộ các chủ định ngoại giao của họ cho người Nhật hay biết trước hay toan tính phối hợp hành động với họ, ngoại trừ các nỗ lực quanh co nhằm thu góp sự ủng hộ của họ như đă sẵn mô tả. Sự kiện này (bị nghi ngờ từ lâu bởi các quan sát viên Tây Phương) đă làm phiền ḷng Sứ Đoàn Nhyật Bản tại Bangkok, bởi v́ họ đă cố để tự xác định ḿnh như các nhà lănh đạo của phong trào chống thực dân (Tây Phương) tại Á Châu trong hơn thập niên. Hồi ức của tùy viên quân sự Tamura phản ảnh sự thất vọng của người Nhật về điểm này. Nhưng tiếp theo sau sự quay trở lại Bangkok vào cuối tháng Tám năm 1940, sau khi đă báo cáo về t́nh h́nh tại Thái Lan cho các thượng cấp của ông tại Tokyo, các nỗ lực của ông đă đạt được nhiều sự thành công hơn. 68
Vào ngày 28 tháng Chín, năm 1940, phái viên riêng của Phibuun, Wanid, đă bí mật tiếp xúc với tùy viên hải quân Nhật Bản kỳ cựu tại Bangkok, Thượng Tá (Commander) Torigoe Shin’ichi, và thông báo ông ta nhân danh thủ tướng Thái rằng thủ tướng Thái đă lấy quyết định dựa vào Nhật Bản. Các sự ḍ hỏi kế tiếp của Torigoe cho thấy, nhận định kín đáo này có nghĩa rằng Thủ Tướng Phibuun giờ đây sẵn sàng đưa ra sự cam kết đầu tiên để tán thành “Trật Tự Mới Tại Á Châu” của Nhật Bản.
Thượng Tá Torigoe, người, cùng với đồng sự của ông bên lục quân, đă làm việc cho chính mục đích này từ năm 1938, khó tin rằng các lời của Wanid thực sự phản ảnh một quyết định nghiêm trọng đến thế về phía Thủ Tướng Thái. V́ thế ông t́m cách gặp Phibuun hôm 1 tháng Mười năm 1940 để xác nhận trực tiếp những ǵ Wanid đă nói. Phibuun phá tan mọi sự nghi ngờ về các chủ định của ông bằng cách tuyên bố thẳng thừng rằng; “những lời của Naaj Wanid tượng trưng cho cảm nghĩ thực sự của tôi …”
Trong cuộc nói chuyện lịch sử này với Thượng tá Torigoe, thủ tướng Thái đă phác họa những sự cam kết mà ông chuẩn bị đưa ra với Nhật Bản. Ông nói với Torigoe rằng ông sẽ cho phép quân đội Nhật băng qua lănh thổ Thái nếu cần thiết. Ông cũng nói rằng ông sẽ cứu xét việc cung cấp cho các đội quân Nhật Bản sử dụng lănh thổ của ông các đồ tiếp liệu cần thiết. Sau cùng, ông đồng ư cung cấp cho Nhật Bản các nguyên liệu mà Nhật cần đến.
Tất cả các sự cam kết này này đă được đưa ra trên giả thiết rằng Nhật Bản sẽ hỗ ứng và trợ giúp Thái trong sự thu hồi đất cũ. Phibuun nhấn mạnh với Thượng Tá Torigoe quyết tâm của ông muốn nh́n thấy vấn đề thu hồi đất cũ đi đến chỗ kết thúc. 69
Tóm Tắt và Kết Luận
Từ bằng chứng kể trên, câu chuyện về cuộc tranh chấp sông Cứu Long xuất hiện dưới một ánh sáng mới. Trước tiên, rơ ràng là nước Pháp, từ một nhu cầu thực sự nhằm bảo toàn các khu vực thuộc địa của nó, đă đề xướng các cuộc thương thảo bất tương xâm vào giữa năm 1939. Cho đến khi đó Thái Lan chưa cứu xét đến một thỏa hiệp như thế nhưng Thai đồng ư về nó với sự hiểu biết được trao cho họ bởi các giới chức thẩm quyền Pháp tại Paris và Bangkok rằng, đổi lại, các nguyện vọng: desiderata [tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] về sông Cửu Long sẽ được cứu xét một cách thuận lợi. Sự việc tiến hành một cách êm xuôi cho đến khi có sự thất trận của Pháp tại Âu Châu không lâu sau khi bản thỏa hiệp được kư kết. Sự xuất hiện của chính phủ Pétain đă mang lại một sự thay đổi trong nhân viên Pháp chịu trách nhiệm về các cuộc điều đ́nh với Thái, và sự chủ động để đàm phán giờ đây được giao cho chính quyền Đông Dương thuộc Pháp.
Toàn quyền mới của Đông Dương, Đô Đốc Decoux, và các thuộc viên tại thuộc địa của ông đă mạnh mẽ phản đối các cuộc thương thảo được khởi sự bởi đại diện bộ Ngoại Giao tại Bangkok, đặc biệt bởi v́ các sự nhượng bộ được đưa ra bởi viên sứ thần Pháp có liên can đến sự cắt nhượng lănh thổ thuộc địa. Từ sự miền cưỡng tôn trọng các sự cam kết được bảo đảm bởi chính phủ Pháp trước khi có sự đầu hàng, các giới chức thẩm quyền tại Đông Dương đă t́m cách lảng tránh. Khi các lời hứa hẹn trước đây được đưa ra cho phía Thái không được thực hiện trong suốt mùa hè, và khi Pháp bất đầu nhấn mạnh rằng bản thỏa hiệp cần được phê chuẩn tức thời, Phibuun bắt đầu t́m kiếm sự ủng hộ khác để hậu thuẫn cho vụ khiếu kiện của ḿnh.
Người Anh nói chung ủng hộ cho sự kêu nài của Thái, bởi có sự quen thuộc nhiều hơn với dân tộc Thái và bởi họ nhận thức được rằng chỉ có Nhật sau cùng sẽ hưởng lợi từ một cuộc tranh chấp như thế nếu Thái không được ủng hộ bởi Tây Phương. Nhưng Hoa Kỳ không sẵn ḷng làm ǵ khác hơn là các lời tuyên bố tổng quát về sự duy tŕ nguyên trạng (status quo) và người Anh bị bắt buộc phải theo sau Hoa kỳ. Không có sự ủng hộ nào cho vụ khiếu kiện của Thái được đưa ra ngoại trừ từ phía Nhật Bản.
Ngay cả trong trường hợp có sự ủng hộ của Nhật Bản, Phibuun đă phải mua nó với giá cam kết chính xứ sở của ông sẽ hợp tác với Nhật Bản trong cuộc đối đầu sắp tới của Nhật đối với Anh Quốc. Bất kể mối quan hệ lâu dài của ông với người Nhật và tư thế của ông như nhà lănh đạo phe thân Nhật nổi tiếng tại Thái Lan, Phibuun đă là một con người thận trọng và chắc chắn đă miền cưỡng đưa ra một sự thỏa thuận bằng miệng bí mật với người Nhật như ông đă thực sự làm như thế. Song, trong mắt nh́n của ông, giải pháp duy nhất sẽ là sự từ bỏ các sự tuyên nhận trên sông Cửu Long mà trước đây ông tin rằng có thể được thực hiện một cách dễ dàng. Việc này kế đó sẽ làm ông mất mặt đối với đồng bào ông, và có sẵn các đối thủ chính trị trong nước đang chờ chực để lợi dụng một diễn biến như thế.
Ư nghĩa của các sự cam kết bằng miệng của nhà lănh đạo Thái với Nhật Bản trong tháng Chín - tháng Mười, năm 1940 th́ hiển hiện khi nh́n nối kết với các biến cố của ngày 8 tháng Mười Hai năm 1941 [?] và những ngày tháng sau đó. Mười bốn tháng trước khi có sự bùng nổ cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương (Pacific War), Nhật Bản đă sẵn được bảo đảm các nhu cầu chiến lược căn bản của họ tại Thái Lan. Sẽ là điều quá đáng để xem câu chuyện được cứu xét trong bài viết này như một sự giải thích đầy đủ cho sự hợp tác chung cuộc của Thái Lan với Nhật Bản. Song rơ ràng đó là một cột mốc quan trọng trên một con đường dài sau cùng đang mang hai nước Á Châu lại với nhau để chống lại phương Tây. 70
_____
CHÚ THÍCH:
1. Những cuộc nghiên cứu ban đầu chuyên chở trong căn bản quan điểm của Pháp về cuộc khủng hoảng sông Cửu Long bao gồm các khảo luận của Virginia Thompson, Thailand: The New Siam (New York, 1941)), đặc biệt nơi phần dẫn nhập, trang xxviii; John L. Christian và Nobutake Ike, “Thailand in Japan‘s Foreign Relations”, Pacific Affairs, XV, (1942, đặc biệt, trang 214; Roger Levy, Guy Lacom và Andrew Roth, French Interests and Policies in the Far East, (New York, 1941), đặc biệt trang 64-66; 171-75; 184-89; Sir Josiah Crosby, Siam: The Crossroads (London, 1945) đặc biệt các trang 117-21 có bổ túc thêm chi tiết nhưng không công bằng đối với trường hợp của Thái Lan, tất cả càng trở nên kỳ lạ khi mà chính Crosby lại bị tố cáo bởi Pháp như là một trong những kẻ ủng hộ chính yếu cho phía Thái. Quan điểm cổ điển của Pháp thể hiện một cách rơ ràng trong tập khảo luận của Đô Đốc Decoux, À la Basse de l’Indochine (Paris, 1940), các trang 128-47, và của Francois Charles-Roux, Cinq mois tragiques sur Affaires étrangères, (Paris, 1949), các trang 264-66. Các tác phẩm bằng ngôn ngữ Âu Châu tiếp theo sau nói chung đi theo các luận đề trong các tập khảo cứu trên.
2. Xem phần Thư Tịch (Bibliography) của Edward Flood, “Japan‘s Relations with Thailand: 1928-41”, luận án không ấn hành, (University of Washington, 1967).
3. Văn bản của Pensri Duke, Les Relations entre la France et la Thailand, (Bangkok, 1962), các trang 283-85. Cuộc thảo luận của (Luan) Sidthisajaamkaan, trong tập Sanjaa thaan Phvavaadchamajtrii rawaang Sajaam kab Taang Pratheed, (ấn bản thứ nh́, Bangkok, 1963), từ trang 59 trở đi th́ xuất sắc
4. Văn bản của Duke, các trang 289-92. Cung xem Sidthisajaamkaan, từ trang 71 trở đi.
5. Direeg Chajjanaam, Thaj kab Sonkhraam Loog Khrang Thii Soong, (Bangkok, 1966), I, trang 53; Sidthisajaamkaan, trang 303; (Krommamyyn) Naraathibphongpraphan, Prawad Kaanthuud Khoong Thaj, (Bangkok, 1964), trang 53; Crosby, trang 177.
6. Các văn bản của bản hiệp ước và định ước đặc biệt nêu ra được t́m thấy tại Bộ Ngoai Giao Hoàng Gia, British and Foreign State Papers, (London), Vol. 124, từ trang 576 trở đi. Xem sự phân tích thấu triệt của Sidthisajaamkaan, các trang 288-348.
7. Direeg, I, các trang 55-57; Naraathibphongpraphan, 53-55; Paul Le Boulanger, Histoire de Laos francais, (Paris, 1931), 351-52.
8. Direeg, I, 53.
9. Naraathibphongpraphan, 55-58, trên các vấn đề hiệp ước của Thái.
10. Cùng nơi dẫn trên. Về “chủ nghĩa đế quốc” của Thái, xem trong số nhiều tác giả, Đại Tá Bernard, La Sécurité de l’Indochine et l’Impérialisme siamois, (Paris, 1937), rải rác trong sách. Các nhận xét của Decoux, 128-47, có cùng một giọng điệu.
11. Văn bản trong Levy và những tác giả khác, trang b76-81. Cũng xem Direeg, Ị 88.
12. Các tác giả Tây phương về đề tài này (quá nhiều để trưng dẫn) thường gán động lực này cho các cuộc thương thảo hiệp ước bất tương xâm với Thái Lan, và theo đó giải thích sai lạc về bản chất của sự tranh chấp xảy ra sau đó.
13. Theo lời chứng thực của chính Thủ Tướng Phibunn trong một bài diễn văn được truyền thanh hôm 20 tháng Mười, năm 1940, được in lại trong tác phẩm của Direeg, I, 88-103. Một bản tóm tắt bằng Anh ngữ nằm trong tác phẩm của Luang Vichitr Vadakarn, Thailand’s Case, (Bangkok, 1941), 40-41.
14. Direeg, I, 42.
15. Direeg, I, 42-43; Witheedsakoranii (bút hiệu), Jugthamin, (Bangkok, 1960), 452-54. Điểm sau thường bị hiểu lầm bởi các tác giả Tây Phương.
16. Witheedsakoranii (1960) và bởi cùng tác giả, Mya Toojoo Thung Khween Khoo, (Bangkok, 1965), 322-23. Trong bài diễn văn ngày 20 tháng Mười năm 1940 của ông, Phibuun cho rằng đă có một sự “thỏa thuận bằng miệng rằng “biên giới tự nhiên” (kheeddeenthammachaad) sẽ được thảo luận tại các cuộc thương thảo. Direeg, I, 88.
17. Direeg, I, 43.
18. Direeg, I, 43-44; Witheedsakoranii (1960), 453; Luang Vichitr, 40-41, 44.
19. Decoux, 130 (về tài liệu trên sự kiện được xuất tŕnh). Liên quan đến các vấn đề gây phân hóa phe “cấp tiến: liberals” (chẳng hạn như Lépissier và Mandel) với phe “bảo thủ: conservatives” (chẳng hạn như Decoux và người theo Pétain tại Vichy), xin tham khảo phần thảo luận trong tác phẩm do Levy và các nhà biên tập khác, 122, II. Cũng xem Robert Aron, The Vichy Regime, 1940-41, (phiên dịch bởi Humphrey Hare, (New York, 1958), 3-67.
20. Phần nói trên được viết lại từ Direeg, I, 44; Witheedsakoranii, Jugthamnin, 323; Tướng Catroux, Deux actes du drame indochinoise, (Paris, 1959), 58-59; Decoux, 130-132; Vichitr, 40-41; Nan‘yo Kyoku Dai Ni Ka, “Showa Ju Go nendo Shitsumu Hokoku” (từ giờ trở đi gọi tắt là “Shitsumu Hokoku”), 126-27.
21. Xem Flood, 239-59, xem chi tiết.
22. Văn bản chính thức bằng tiếng Thái Direeg, II, 769-72.
23. Các văn bản trong Direeg, II, 773-74 (Phibuun gửi Lépissier) và 775-76 (Lépissier gửi Phibuun), bản dịch sang tiếng Anh trong Flood, 260-261. Cũng xem Charles-Roux, 264.
24. Direeg, II, 774.
25. Bản dịch từ Witheedsakoranii, Mya Toojoo, 324. Cùng văn bản đă được ghi lại trong tác phẩm trước đây của cùng tác giả, Jugthamin, 454, mà không có các dấu trích dẫn. Đây là các văn bản duy nhất được cung cấp của văn thư này. Cần phải ghi nhận rằng danh sách các danh tính được đính kèm ngay bên dưới văn bản trong hai tác phẩm nêu trên đến từ một sự thông tin về sau này (ngày 10 tháng Chín, năm 1940), từ Pháp, rơ ràng như trong sách của Direeg, I, 74-75. Nhật kỳ của sự thông báo trích dẫn được suy đóan từ nguồn tại liệu ghi chú, mặc dù không nguồn nào đưa ra một nhật kỳ cụ thể cho nó.
26. Levy, et al, 155; Paul Baudouin, The Private Diaries, phiên dịch bởi Sir Charles Petric, (London, 1948), Ch. VI, 27). Về số phận bi thảm của Mandel, xem Robert Aron, The Vichy Regime, đặc biệt trang 484. Về quan điểm của Decoux về người dân Thái, Lépissier, Crosby, và các cuộc đàm phán bất tương xâm Pháp-Thái, xem Decoux, 123-30.
27. [?] [Trong văn bản, tuy có đánh số nhưng nơi phần chú thích, không thấy có chú thích số 27 này, liên quan đến Sứ Thần Lépissier, kẻ sau khi bị băi nhiệm ở Bangkok, đă gia nhập lực lượng lưu vong của Tướng De Gaulle, chú của người dịch].
28. Các cuộc tiếp xúc này trong khoảng tháng Sáu và tháng Bẩy được thực hiện bởi Direeg theo lệnh của Phibuun, Direeg, I, 63.
29. Direeg, I, 63.
30. Chu-Tai taishikan-tsuki Bukan Rikugun Taisa Tamura Hiroshi, “Taikoku Kankei Tamura Bukan Memo Sono Ichi: Bibo Roku” (Từ giờ trở đi viết tắt là Tamura, “Memo Sono Ichi), unpạ
31. Tamura, “Memo Sono Ichi”; Flood, 171, 604 các trang tiếp theo sau và các chú thích (xem thêm các chi tiết) và tài liệu).
32. Direeg, I, 96-9. Tôi đă suy đoán ra nhật kỳ từ nội dung.
33. Direeg, I, 69.
34. Về phe thân Nhật trong chính phủ Thái, xem “Shitsumu Hokoku”, 102, Gaimusho, “Kiroku” (Từ giờ trở đi, gọi tắt là GKR), Hồ sơ số L-3-3-0, N0. 8-12. Tối Mật, Memo, không đề ngày (nhưng thuộc tháng Bẩy, 1940) bởi Oa, Kyoku, Dai San-ka Cho Ishizawa, liên quan đến cuộc thăm viếng của Wanid Paananon; G.K.R., File No. A-6-0-0 No. I-27, Vol. II, Taiwan Nanpo Kyokai Kaicho Morioka Jiro to Oa Kyoku, Dai San-ka, không ghi nhật kỳ (nhưng vào khoảng cuối năm 1940); đây là một bản báo cáo t́nh báo bởi một điệp viên; Direeg, I, 108.
35. Một thí dụ tuyệt hảo về việc này là chuyến du hành của Wanid Paananonsang Tokyo hồi giữa tháng Bẩy năm 1940, bề ngoài có các lư do thương mại nhưng thực sự là để thăm ḍ các ư định của nội các mới của Konoye liên quan đến Á Châu và Anh Quốc. Wanid được tái bảo đảm bởi bộ ngoại giao Nhật rằng Nhật Bản thực sự giáp chiến với quyền lực của Anh Quốc tại Á Châu. G.K.R., File No. L-3-3-0, No. 8-12, Tối Mật, Memo, không ghi ngày (nhưng khoảng giữa tháng Tám, 1940), bởi Oa Kyoku, Dai San-ka Cho Ishizawa. Cũng xem Flood, 281-84.
36. Asada được mô tả bởi một đồng sự biết rơ ông như một kẻ ương ngạnh khác thường cho một nhà ngoại giao, nhiều mưu kế cá nhân để thúc đẩy các quan hệ với người Thái và có sự giao hảo đặc biệt với Tùy Viên Lục Quân Tamura và Thủ Tướng Thái, Phibuun. Xem Amada Rokuro, “Fibunsan no Omoide”, Nihon Keizai Shinbun, June 30, 1965.
37. “Shitsumu Hokoku”, 103-104.
38. Cùng nơi dẫn trên, 104.
39. Xem Nihon Kokusai Seiji Gakkai (Hen), Taiheiyo Senso e no Michi (từ giờ trở đi viết tắt là TSM), VI, 204-205.
40. Decoux, 97.
41. Direeg, I, 67-70; U.S. Dept. of State, Foreign Relations of the United States, Diplomatic Papers, The Far East (Từ giờ trở đi, viết tắt là USFR), Washington, D.C. 1940, IV, 74-75, 79-80, và 84 (U.S. reply).
42. Direeg, I, 70.
43. USFR, 1940, IV, 111-12. Liên quan đến hai “phái bộ thiện chí” khác, Phibuun đă phái sang Âu Châu và các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc vào lúc này. Xem Flood, 288.
44. Về tư tưởng của hải quân Nhật Bản, xem TSM, VI, 156-58; VII, 16-20. Về thái độ của lục quân, xem Inter alia TSM, VI, 162.
45. Về chi tiết và tài liệu, xem Flood, 191-95, và các chú thích.
46. TSM, 101, 246; VII, 89; Tanemura Seko, Daihon‘ei Kimitsu Senso Nishi, (Tokyo, 1952), 22, 29, 30. Xem Flood, 312, ve6` tài liệu bổ túc.
47. “Shitsumu Hokoku”, 134.
48. Cùng nơi dẫn trên, 134-35.
49. TSM, VI, 246; VII, 89; Flood 313 (tài liệu bổ túc).
50. Nhật báo viết bằng tiếng Thái, Prachaachaad, August 31, 1940. Cũng xem, cùng nơi dẫn trên, September 4, 1940, về cuộc họp báo của Phrom tại Sàig̣n.
51. Về điểm này, xem Flood, 274-75, để biết thêm chi tiết và tài liệu.
52. Decoux, 132-33 có ghi các chi tiết về cuộc thăm viếng của Phrom. F.C. Jones, Japan‘s New Order in East Asia, 1937-45 (London, 1954), 235, chú thích số 2 đưa ra một bức tranh không trung thực về cuộc thăm viếng này.
53. Decoux, 133.
54. “Shitsumu Hokoku”, 106. Tài liệu này là nguồn tin căn bản cho sự thăm viếng của Phrom tại Tokyo.
55. Phrom sau này có nói với Sứ Thần Lépissier rằng người Nhật đă đề nghị cung cấp cho Thái hầu như bất kỳ điều ǵ mà họ muốn có tại Đông Dương, chỉ cần ngươi Thái chấp thuận các mong ước của Nhật. Phrom nói ông đă bác bỏ đề nghị này. USFR, 1940, IV, 197. Từ bằng chứng được viện dẫn trong bản văn, lời tường thuật của Phrom có vẻ quá đáng.
56. “Shitsuma Hokoku”, 106-107.
57. “Shitsumu Hokoku”, 107-23; G.K.R., File No. A-1-6-1 No. F/S11-2 (Bessatsu) Tai Futsuin Kokkyo Funso Chotei Kaigi Chosho” (Từ giờ trở đi gọi tắt là CKC), 338-39 (theo sự phân trang nguyên thủy, chứ không theo số trang trên vi phim). Cũng xem thư tín trong G.K.R., File No. L-3-2-1, No. 3-7 liên quan đến cuộc Yết Kiến tại Hoàng Cung của Phrom. Sự tường thuật cuộc thăm viếng của Phrom tại Tokyo trong tác phẩm của F.C. Jones, Japan‘s New Order, 235, th́ sai lạc bởi Nhật Bản không có khi nào trong suốt các cuộc đàm phán cổ vơ cho sự trung lập. Cũng không có bằng cớ nào cho thấy Thái Lan đ̣i trả lại Căm Bốt. Tác giả Jones dựa trên tờ New York Times, vốn tường thuật vấn đề không được chính xác, và ông cũng dựa trên tập International Military Tribunal for the Far East, “Transcript of Proceedings”, 6873, căn cứ vào IPS Document No. 1411 (Exhibit 618-A), lần lượt lại là một bản tóm lược sai lạc (bằng một bản dịch sang Anh Ngữ kém cỏi) của tập tài liệu dài hơn nhiều, nhan đề “Shitsumu Hokoku” được trích dần theo nguyên bản nơi đây. Tương tự, tác giả David J. Lu trong quyển From the Marco Polo Bridge to Pearl Harbor, (Washington, D.C., 1961), 144-45 đă đảo ngược vấn đề khi nói phía Nhật Bản “… đă gạt sang một bên bất kỳ cuộc nói chuyện nào về một liên minh [quân sự].” Không mong muốn t́m kiếm một liên minh, chính Thái mới là bên đă gạt sang một bên bất kỳ cuộc đàm phán nào [về chủ đề đó] và chính Nhật Bản mới là bên tích cực t́m kiếm một liên minh, như trong bài viết này đă vạch ra.
58. Direeg, I, 74; Witheedsakoranii, Jugthamin, 454. Xem, Flood, 348, về danh sách các danh tính.
59. Direeg, I, 75-76; Vichitr, 44-45; USFR, 1940, IV, 113-14.
60. Bản văn thư trả lời ngày September 12 trong Direeg, I, 77. Sự tháo luận trong tác phẩm của Caruuh Kuwaanon, Chiwid Kaantoosuu khoong coomphon P. Phibuun Songkhraam (Bangkok, 1953), 110-11 th́ cực kỳ hữu ích. Tờ báo Prachaachaad, September 14, 1940 có đăng các nhận định của Phibuun về sự vận động hôm 12 tháng Chín (ngày 11 tại Bangkok) với một số ư kiến đáng lưu ư về các bài tường thuật quá đáng xuất hiện trên báo chí thế giới liên quan đến các yêu cầu của Thái trong thời kỳ này. Một cách không may, các sự tường thuật như thế đă được chấp nhận là chính xác bởi nhiều tác giả Tây Phương về vấn đề này.
61. David Lu, From the Marco Polo Bridge … 144 và TSM, VI, 102, có sự nhầm lẫn về điểm này, rơ ràng v́ căn cứ trên căn bản cùng nguồn tài liệu – Bản Báo Cáo của Cơ Mật Viện bị cắt xén một cách tồi tệ.
62. Khi viên sứ thần Thái tại Vichy được trao tận tay văn thư này, ông có phản đối bằng miệng sự phủ nhận của Pháp. Nhưng sự nhấn mạnh của ông rằng ông Baudouin thực sự có đưa ra một lời yêu cầu như thế đă bị gạt sang một bên với sự xác định rằng trong bất kỳ trường hợp nào, nó chỉ là vấn đề nhỏ nhặt. Direeg, I, 79.
63. Văn bản tiếng Anh bản thông tư của Pháp đề ngày 17 tháng Chín được in lại trong Vichitr, 46-47. Bản văn bằng tiếng Thái trong Direeg, I, 78-79. Charles-Roux, 204, xuyên tạc các điểm này.
64. Direeg, I, 75; Witheedsakoranii, Jugthamin, 455-56. Xem, Flood, 349, về danh sách các nhân vật bên Thái Lan.
65. Văn bản tiếng Thái ngày 25 tháng Chín ghi nhận trong Direeg, I, 80-82; Bản dịch sang tiếng Anh trong Vichitr, 47-50. Cũng xem bài viết bởi Ông Hoàng Prince Wan (viết dưới bút hiệu “Wajwan”) trong tờ Prachaachaad, ngày 14 tháng Chín, năm 1940, phác họa sự việc về phía Thái trong việc biến sông Cửu Long thành biên giới từ bắc xuống nam cho đến Căm Bốt. Ông Hoàng Prince Wan là vị cố vấn chính cho bộ ngoại giao Thái ở thời điểm này.
66. Direeg, I, 83-85. Về cảm t́nh của Lépissier đối với trường hợp Thái Lan, cũng xem USFR, 1940, IV, 117, ghi nhận sự tán thành của ông với sự ước lượng hệ trọng của Thái Lan rằng nguyên trạng của Đông Dương đă sẵn bị thay đổi do hậu quả của Bản Thỏa Ước Matsuoka – Henry ngày 30 tháng Tám, 1940. Điều này trái ngược với quan điểm của sứ thần Hoa Kỳ, ông Grant, cho rằng nguyên trạng theo đó được bảo đảm.
67. Về chi tiết, xem Flood, 44 và các trang kế tiếp.
68. Tamura, “Memo Sono Ichi”, unpag.
69. Đô Đốc Torigoe Shin‘ichi, phỏng vấn, (December 5, 1964); Tamura, “Memo Sono Ichi”; TSM, VI, 106, 246; VII, 90. Xem Flood, 350, về các trích dẫn khác nữa.
70. Xuyên qua sự thỏa thuận với các giới chức thẩm quyền của Cơ Quan Tự Vệ Nhật Bản [tức Bộ Quốc Pḥng Nhật Bản, chú của người dịch], một khối lượng khá lớn các tài liệu từ Ban Lịch Sử Chiến Tranh (Senshi-shitsu) được sử dụng trong sự soạn thảo bài viết này đă không được trích dẫn nơi đây.
___
Nguồn: E. Thadeus Flood, The 1940 Franco-Thai Border Dispute and Phibunn Sonkhraam‘s Commitment To Japan, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. X, No. 2, September 1969, các trang 304-325.
_____
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
1. Loạt bài dịch với chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lănh thổ Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các phần Tonkin (Bắc Kỳ), An Nam (Trung Kỳ), Cochinchina (Nam Kỳ), Lào và Căm Bốt khởi sự từ hậu bán thế kỷ thứ mười chin giúp chúng ta rút ra được các sự kiện chính yếu như sau:
11. Đông Nam Á trong đó có Đông Dương đă là đấu trường tranh giành ảnh hưởng của hai đế quốc thực dân lúc bấy gị là Anh và Pháp, và hai đế quốc đă có lúc gần đi đến chiến tranh với nhau v́ sự tranh giành sông Cửu Long. Cũng chính hai nước này đă chủ động hay sắp xếp các sự chia cắt đất đai trong vùng cho phù hợp với quyền lợi của mỗi bên.
12. Ranh giới của các nước Đông Dương sau này, ngoài hai tác nhân chính yếu là Anh và Pháp, c̣n liên hệ đến Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, và xa hơn, đến cả Hoa Kỳ, Nhật Bản. Đức và Ư Đại Lợi cũng được hỏi ư kiến bởi Thái Lan.
13. Căn cứ trên bản đồ từ thời vua Minh mạng, lănh thổ Việt Nam khi đó đă bao gồm phần lớn lành thổ của Ai Lao và Căm Bốt ngày nay.
2. Biên giới của Việt Nam đă bị Pháp chủ động ấn định bởi các văn kiện pháp lư cùng tham chiếu các tài liệu quan trọng kể sau:
21. Biên giới Việt Nam – Căm Bốt:
Quyển Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên (Giải Nhất Phóng Sự 1969, Trung tâm Văn Bút Việt Nam) của tác giả Lê Hương, ấn hành bởi nhà xuất ba/n Đại Nam, Sàig̣n, 1969, nơi các trang 42-46 có ghi các chi tiết như sau:
a. [bắt đầu trích]“ … Khi vào Sàig̣n để đáp tàu đi sứ bên Pháp lo việc chuộc ba tỉnh miền Đông, cụ Phan Thanh Giản có trả lời câu hỏi của Thống Soái De La Grandière về ranh giới trong phần đất Tây Ninh với Cao Miên như vầy:
“Muốn biết đúng chắc ranh giới vùng ấy th́ phải xem xét tai chỗ. Tuy nhiên về nguyên tắc hễ chỗ nào người Nam ở thành xóm là đất Đại Nam, chỗ nào rừng rú là đất Miên.”
Căn cứ theo số kiểm tra của người Pháp năm 1862 th́ người Việt ở miền Nam có 1.732.316 người c̣n người Miên chỉ có 146.718 người: Như vậy chứng tỏ rằng miền Nam tuy là đất Miên nhưng người Miên quá ít. Trong khoảng 204 năm, tính từ 1658 đến 1862, mà người Việt di cư và sanh sôi nẩy nở ngót hai triệu rồi.” [hết trích]
b. [bắt đầu trích] “… Với sự đồng ư của Quốc Vương Cao Miên Norodom, một ủy ban phân ranh được thành lập vào tháng 3 năm 1870 gồm có ba ông Rheinart, Labussière và de Bastard, Thanh tra bổn xứ sự vụ miền Tây Ninh, Trảng Bàng, và Tân An với các quan Cao Miên do Nhà Vua đề cử. Ủy ban xem xét kỹ càng khắp làng, ấp các vùng gần ranh giới hai xứ, thâu thập các ư kiến và lời khiếu nại của dân chúng. Sau khi bàn căi và ưng thuận với các quan Miên, Ủy viên Pháp cho cắm trụ đá lập thành biên bản rành rẽ để tránh sự tranh tụng, rắc rôi về sau. Ủy ban làm việc liên tiếp 34 ngày, đi hơn một trăm hai mươi lăm cây số từ Tây Ninh đến Hà Tiên xuyên sông Cửu Long.
Ranh giới được hoạch định theo sông rạch, g̣ nổng thiên nhiên, theo xóm làng của hai dân tộc Việt Miên, tất cả có 124 trụ đă được cắm làm mốc giới theo thứ tự từ Đông sang Tây.
Trong bản quyết định phân chia ranh giới số 166 ngày 9-7-1870 kư kết giữa viên Toàn quyền Đông Pháp Đề Đốc De Cornulier Lucinière với Quốc vương Norodom có ghi:
“Biên giới giữ nguyên t́nh trạng như đă vạch sẵn không một điểm nào thay đổi từ trụ số 1 (tại Vàm sông Puach Prien) đến trụ số 16 (ở Tasang trên kinh Cái Cáy).
Vùng đất ở khoảng giữa hai ngọn rạch Cái Rạch và Cái Cáy trong đất Pháp (mà số thu hằng năm được lối 1,000 quan) sẽ nhường cho Cao Miên để bù lấy lối 486 căn nhà hợp thành những làng ở khoảng Srociranh và Bang Chrum.
Trụ đá số 17, 18 và các trụ kế tiếp sẽ nhổ bỏ đến Hưng Nguyên, Cao Miên giữ tất cả phần đất hiện có người Miên ở trong các tỉnh Prewend, Bonifuol, Sroc Thiet.
Lằn ranh sẽ vạch sau này và dăy đất dọc theo sông Vàm Cỏ do người Việt ở hoặc khai khẩn thuộc về Pháp” [có kèm tiếng Pháp trong nguyên bản đoạn trích dẫn nêu trên, chú của người dịch] [hết trích].
c. [Bắt đầu trích] “ …Sau ba năm đo đạc, lấy địa đồ, cắm trụ đá, ranh giới chắc chắn giữa hai xứ Nam Kỳ và Cao Miên được chánh thức nh́n nhận theo Nghị Định kư kết ngày 15-7-1873 giữa viên Toàn Quyền Đông Pháp Đề Đốc Marie Jules Dupré và Quốc vương Norodom như sau:
“Với ư muốn phân định dứt khoát và cùng một sự thỏa thuận chung, biên giới giữa Vương Quốc Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp sau khi đă nghiên cứu địa h́nh của lănh thổ hầu chấp nhận lằn ranh theo các kinh, rạch hoặc những cuộc đất lồi lơm đă đánh dấu chắn chắn để tránh mọi khiếu nại sau này, đă chấp thuận và kư nhận bản hiệp ước với những điều dưới đây:
“Biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Cao Miên sẽ được đánh dấu bằng những cột trụ có mang một hàng chữ. Tổng số trụ là 124. Trụ mang số 1 sẽ được đặt ở cuối biến giới về hướng Đông tiến lần qua hướng Tây theo số thứ tự đến trụ thứ 124 …
Trụ số 1 khởi đầu tại Tây Ninh dựa mé rạch Tonly Tru. Trụ đá số 124 chấm dứt tại làng Ḥa Thạnh, tỉnh Châu Đốc, ở phía Bắc, cách kinh Vĩnh tế 209 thước, từ đó thẳng ra Hà Tiên tới vịnh Thái Lan th́ dọc theo con đường sứ sẵn có.” [hết trích]
d. [bắt đầu trích] “… Từ đó về sau, thỉnh thoảng có những vụ điều chỉnh một vài điểm ở biên giới. Chánh phủ Pháp đều có ra Nghị Định ghi rơ từng phần đất của người nào thuộc về Cao Miên hoặc ngược lại như:
- Nghị định ngày 31-7-1914 của viên Toàn quyền Đông Pháp do viên Tổng thư kư Van Vollenhoven kư tên.
- Nghị định ngày 3-12-1935 của Toàn quyền René Robin.
- Nghị định ngày 11-11-1936 của Toàn quyền Silvestre.
- Nghị định ngày 26-7-1942 của Toàn quyền Decoux … v.v… “[hết trích]
22. Biên giới Việt Nam – Lào:
Tất cả các sự kiện dưới đây được rút ra từ phần viết về Biên Giới Việt Nam – Lào, từ trang 733 đến 761, trong quyển Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Tại Việt Nam (1858-1897), của tác giả Nguyễn Xuân Thọ, Bản In Lần Thứ 2, có bổ sung, xuất bản tại Paris năm 2002.
a. [bắt đầu trích] “Ngay từ thế kỷ thứ XV, đời vua lê, biên thùy Việt Nam bên kia dăy Hoành Sơn, suốt từ biển Nam Hải qua Nghệ An, đến tận bên kia bờ sông Cửu Long, bao gồm Khone và Kemmarat. Một con đường giao thông từ Nghệ An đến bờ sông Cửu Long, xe cộ, kẻ buôn, người bán tấp nập qua lại rộn rịp.
Dưới đời vua Minh Mạng, ở phía Bắc, biên thùy ta đến tận bờ sông Cửu Long, đến Vạn Tượng. Nước Lào lúc đó, dưới quyền đô hộ của Triều đ́nh Huế…
… Sau 1885, Pháp lấy đất đai này, làm một xứ gọi là “xứ Lào-Pháp” (Le Laos Francais), để tranh dành ảnh hưởng chính trị ở vùng trung bán đảo Đông Dương, với Anh, vừa chiếm Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm, nằm ở giữa, vô t́nh, làm nước đệm (État Tampon) và v́ vậy được Anh và Pháp nh́n nhận cho độc lập …
… Pavie, một viên chức Pháp coi về việc đặt đường giây điện tín ở Nam Kỳ, được chính phủ Pháp giao cho việc tổ chức đưa xứ Lào vào ṿng Pháp. Muốn cho tiện việc giao dịch với chính quyền bổn xứ, bộ Ngoại Giao Pháp cho ông ta chức Lănh sự hạng nh́ (Consul de 2è classe). Tháng 06/1886, Pavie đặt chân đến Vạn Tượng (Vientiane).
Dựa theo lời truyền khẩu Sử Lào: “Từ ngày mà Theng Fa Koun, Vua Trời Đất, từ nguyên thuở các Mường, tất cả những sông nướ’c chảy về Lam Chlang đều trên những đất Lào và những sông nước chảy về phía biển Đông, thuộc về đất An Nam”. Pavie lấy đường ranh chia nước (ligne de partage des eaux) làm biên giới với Việt Nam và xứ Lào-Pháp mà ông ta có bổn phận giao cho, tạo ra.
“Xứ Lào-Pháp” mà Pavie tạo ra, có biên giới như sau: Ở phía bắc, giáp ranh với Tàu và Bắc Kỳ, mà v́ lư do dân sự, phải rời ra, không kể ǵ đến địa thế thiên nhiên của đất đai, cho đến bên kia Sông Cả, về phía Đông. Đường phân chia nước của sông Cửu Long, chia cách xứ Lào ở phía Đông và phía Nam An- Nam, sông Se Bang Khang chia cách biên giới này, về phía nam với Cao Miên. Phía Tây, sông Cửu Long làm biên giới với Xiêm, và với đế quốc Anh ở Ấn Độ từ ngă sông Nam Huot cho đến Namla, từ Namla khởi đầu với biên giới Tàu. Sau khi biên giới này đi ngang qua sông Nam Youn, theo con đường phân chia nước giữa sông Cửu Long và hai con sông Nam ta và Nam Hou cho đến Hắc Giang. (Frontières Lao et Annam, Mission Pavie, tome VII, p. 274).
Về Thượng Lào, ngày 23.06.1895, Pháp kư với Tàu, tại Bắc Kinh, một thỏa ước: Tàu nh́n nhận biên giới với Pháp, từ vĩ tuyến 23.” [hết trích]
b. Tiếp theo là các văn kiện quan trọng cần tham khảo như sau:
* Giấy Ủy Quyền Vua Thành Thái Giao Cho Pavie Đặt Trụ Biên Giới Việt Nam – Lào, đề ngày 18 tháng 12 năm 1889, trong đó có ghi:
[bắt đầu trích] “… Đúng vậy, vài địa phận miền thượng du Annam, kề cận với Xiêm và sông Cửu Long, như ba phủ Trấn Định, Trấn Tịnh và Lạc Biên, cũng như huyện Cam Môn, Cam Cát, Cam Linh, Yên Sơn, Mường Sơn và Thái Nguyên, thuộc về Hà Tịnh, phủ Trấn Ninh và tám huyện của phủ này, cũng như phủ Trấn Biên, thuộc về Nghệ An, chin Châu của phủ Cam Lộ, của Quảng Trị, tất cả những đất đai này đều là của Annam, như đă chỉ trên địa đồ và những văn khố của chúng tôi; những đất này đều bị quân Xiêm chiếm đóng từ mấy năm nay và cần phải định lại việc ranh giới rơ ràng hơn….” [hết trích] (Nguồn: Mémoires et Documents Asie, Tome 89, Pages 282-283, Tài liệu chưa xuất bản).
* Tóm tắt về quân số và các đồn quân Xiêm chiếm đóng tại Trấn Ninh, Sông Cẩm, Phủ Quảng Ninh (Quảng B́nh), Phủ Cam Lộ (Quảng Trị), Phủ Trấn Biên và Trấn Nam (Thanh Hóa) cũng như về lịch sử vùng hạ lưu sông Cửu Long và sự xâm chiếm của quân Xiêm từ khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ (Nguồn: Mémoires et Documents Asie, Tome 84, pp. 13 à 21. Tài liệu chưa xuất bản).
* Tờ Tŕnh của Khâm Sứ Trung Kỳ Briere, đề ngày 15 tháng 6 năm 1893, “Tŕnh Bày Về Chủ Quyền Sở Hữu Sử Kư Của An Nam Trên Đất Trung Lào”, phác họa lịch sử của các vùng Luang Prabang (Nam Chương) và Vạn Tượng từ thế kỷ thứ XV, cùng sự h́nh thành các tỉnh:
- Thanh Hóa, gồm các Phủ Trấn Man, có ba huyện Lào là Trinh Cơ, sâm Na và mang Duy),
- Nghệ An và Hà Tịnh, gồm các Phủ Trấn Biên (bốn huyện Lào là Sâm Tô, Mường Lan, Man Tuyên và Xa Hô); Phủ Trấn Ninh, đất của dân tộc Bôn Man; Phủ Trấn Định, gồm các huyện Cam Môn, Cam Cát, (hợp lại thành phủ Đức Thọ, thuộc Hà Tịnh sau này), Cam Linh; Phủ Lạc Biên, dưới thời Lê có tên là phủ La Hoan (La Khone), bao trùm trên cả hai bờ sông Cửu Long, tỉnh lỵ là Tha Khách …
- Quảng B́nh và Quảng Trị, gồm chin Châu: Nang Vang, Na Bôn, Thường Kư, Trần Bôn, Xương Khâm, Pha Bang, Lang Th́nh, Mường Bông và Ba Lan…. (Nguồn: Mémoires et Documents Asie, Tome 85, pp. 275-286 Document Inédit).
* Tờ Tŕnh của Khâm Sứ Trung Kỳ Briere đề ngày 20 tháng 6 năm 1893, bố túc lịch sử của hai xứ Vạn Tượng (Vientiane) và Luang Prabang (Nam Chương) từ năm 1827 trở về sau. (Nguồn: Mémoires et Documents Asie, Tome 83, p. 286. Document Inédit). Cũng xem bản đồ Đế Quốc của vua Minh mạng trong cùng sách dẫn trên.
23. Biên giới Việt Nam – Trung Hoa:
a. Xin xem Hậu Quả 12, Phụ Lục 1, trong bài dịch nhan đề Quân Cờ Đen, Lưu Vĩnh Phúc và Cuộc Chiến Tranh Trung Pháp 1884-1885 của Henry McAleavy, về các văn kiện kư kết giữa Pháp và Trung Hoa liên quan đến sự phân ranh biên giới giữa Trung Hoa và miền Bắc Việt Nam trên đất liền. Việc phân ranh trên biển Đông Hải là một chủ đề nghiên cứu riêng biệt và quan trọng khác.
b. Các tài liệu cần tham khảo:
- Biên Giới Việt Trung 1885-2000, Lịch Sử Thành H́nh Và Những Tranh Chấp, của Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng, xuất bản tại Paris, năm 2005.
- Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp tại Việt Nam (1858-1897), của Nguyễn Xuân Thọ, ấn bản lần thứ nh́, Paris. 2002, phần “Biên Giới Việt Nam – Tàu”, trang 695-732.
3. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Theo tác giả Thái Văn Kiểm, trong bài viết nhan đề Lịch Sử Bang Giao Giữa Việt Nam và Thái Lan, nơi quyển Đất Việt Trời Nam, Nhà Xuất Bản Nguồn Sống: Sàig̣n, 1960, các trang 410-416 có ghi như sau:
Về nguồn gốc nước Xiêm La, tức Thái Lan: [bắt đầu trích] “Thoạt tiên nước này có tên là Phù Nam. Vào thế kỷ thứ VI, thứ VII, đất này chia ra làm hai: nửa phía đông gọi là Chân lạp, nửa phía tây gọi là Xích Thổ. Vào thế kỷ XI, XII, nước Xích Thổ lại chia ra làm hai: một nước gọi là La Đẩu, một nước gọi là Tiêm. Về sau nước La Đẩu gồm cả nước Tiêm, mới gọi là nước Tiêm la Đẩu. Đến đầu nhà Minh (cuối thế kỷ XIV) vua nước ấy sang cầu phong bên Tàu, nhà Minh mới phong là nước Tiêm La. (1): theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim).
Về bang giao giữa Việt Nam và Thái Lan: [bắt đầu trích] “ …Những mối bang giao giữa Việt Nam và Thái Lan xem chừng không xưa lắm. Theo sử ta th́ những mối bang giao ấy chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVIII mà thôi….
… Quân Việt và quân Tiêm giao chiến như vậy rất nhiều lần, ai cũng nêu việc bảo vệ vua Chân Lạp làm chính nghĩa. V́ những cuộc xung đột liên tiếp như vậy mà hai bên không chịu thông sứ với nhau. Cho nên, năm 1750, chúa Vơ Vương sai sứ đem thư sang trách nước Tiêm La dung túng nghịch thần quấy rối nước Chân lạp.
Chúng ta có thể nói rằng năm 1750 là năm đầu tiên nước Việt chính thức giao thiệp với nước Tiêm-la vậy…” [hết trích]
4. Quan hệ Việt Nam – Miến Điện
Cuộc tranh giành vùng thượng lưu sông Cửu Long cũng liên hệ đến Miến Điện. Trong cùng tác phẩm Đất Việt Trời Nam dẫn trên, nơi các trang 417-420, bài viết nhan đề Lịch Sử Bang Giao giữa Việt Nam và Miến Điện có ghi như sau:
[bắt đầu trích] “Hiện nay Văn khố quốc gia tại Ấn Độ c̣n có tài liệu viết tay, bằng tiếng Anh, hăy c̣n tốt, với hàng chữ ngoài b́a: “Sứ bộ tại Nam Kỳ 1822” mà cuốn Mục lục thư tịch của Chính phủ Ấn coi như một kư ức kỳ lạ của một sứ bộ phái qua Nam Kỳ năm 1822, theo lệnh vua xứ Ava. Bản thảo có ghi nhiều chi tiết về người Pháp tại Nam Kỳ (Cochinchina) và phái bộ gồm có G. Gibson làm trưởng đoàn cùng một số người bản xứ…
…về phái bộ Gibson, hai tài liệu của Việt Nam thời cổ cũng có đề cập đến. Theo “Khâm-Định hội điển sự lệ”, phái bộ Miến Điện đă đến nước ta, trong những trường hợp sau đây: …
… Trong “Đại Nam Thật lục” phần chính có ghi như sau:
Vào cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823) vua Miến Điện phái vị đại diện đến nước ta tỏ ḷng thần phục…” [hết trích]
Xin xem thêm bài dịch nhan đề Vài Nhận Xét Về Ngoại Giao Đông Dương Hồi Đầu Thế Kỷ Thứ 19” của giáo sư Nguyễn Thế Anh, đă được đăng tải nơi đây.
5. Sự Thỏa Thuận Giữa Nhật Bản và Pháp
Bài dịch trên cho thấy có sự cam kết bằng miệng của Thủ Tướng Thái Phibuun sẽ ủng hộ chủ thuyết toàn Á Châu tức Á Tế Á của Nhật Bản, với hy vọng thu hồi lại đất cũ mà Thái cho rằng thuộc về họ. Bài viết không nói ǵ về sự hứa hẹn của Nhật Bản dành cho Thái Lan. Về mặt văn bản chinh thức, chỉ ít tháng sau lời cam kết của Thủ Tướng Thái, ông Phibuun, Nhật Bản đă kư kết với Pháp một nghị định thư xác nhận việc duy tŕ nguyên trạng tại Đông Dương với nguyên văn được dịch ra như sau:
Nghị Định Thư Pháp-Nhật Liên Quan Sự Pḥng Thủ Chung Vùng Đông Dương,* ngày 29 tháng Bảy, 1941
Chính Phủ Hoàng Gia Nhật Bản và Chính Phủ Pháp
Cứu xét t́nh h́nh quốc tế hiện tại:
Bởi thế, nh́n nhận trong trường hợp nền an ninh của Đông Dương thuộc Pháp bị đe dọa, Nhật Bản sẽ có lư do để xem rằng t́nh trạng yên t́nh chung tại Đông Á và nền an ninh riêng của Nhật bị lâm nguy:
Tái xác định nhân dịp này các cam kết đă được đưa ra, một bên bởi Nhật Bản nhằm tôn trọng các quyền hạn và quyền lợi của Pháp tại Đông Á Cháu và đặc biệt sự vẹn toàn lănh thổ của Đông Dương thuộc Pháp và các quyền chủ tể của Pháp trên mọi phần của Liên Hiệp Đông Dương, và bên kia bởi Pháp sẽ không kư kết liên quan đến Đông Dương bất kỳ hiệp ước nào hay sự thỏa thuận nào với một nước thứ ba dự liệu sự hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự có bản chất chống lại Nhật Bản một cách trực tiếp hay gián tiếp [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]:
Đă đồng ư các sự sắp xếp như sau:
(1) Hai chính phủ hứa hẹn sự hợp tác quân sự cho sự pḥng thủ chung vùng Đông Dương thuộc Pháp.
(2) Các biện pháp sẽ được thực hiện cho mục đích hợp tác này sẽ là đối tượng của các sự sắp xếp đặc biệt.
(3) Các sự sắp xếp nói trên sẽ chỉ có hiệu lực chừng nào mà các t́nh huống cấu thành duyên cớ cho sự chấp nhận chúng c̣n hiện hữu.
Để làm bằng, các người kư tên dưới đây, được ủy quyền một cách hợp thức bởi Chính Phủ liên hệ của họ, đă kư tên vào bản Nghị Định Thư này, sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay, và đă đóng dấu ấn tín của họ.
Được lập thành hai bản giống nhau, bằng Nhật ngữ và Pháp ngữ, tại Vichy, ngày 29 tháng Bảy, 1941, tương ứng với ngày 29 tháng Bảy năm Chiêu Ḥa thứ 16.
Kata Sotomatsu (kư tên và đóng dấu)
F. Darlan (kư tên và đóng dấu)
(Nguồn: Archives in the Japanese Ministry of Foreign Affairs, 1868-1945 (microfilm), International Military Trubunal No. 158, IPS Doc. No. 1030, Reel WT28)
* Được kư kết tại Vichy hôm 29 tháng Bảy năm 1941, niên hiệu Chiêu Ḥa (Showa) thứ 16; có hiệu lực từ cùng ngày tháng năm đó; đă được ấn hành (trong Công Báo số thứ nh́ của Tháng Tám) ngày 1 tháng Tám, 1941, niên hiệu Chiêu Ḥa thứ 16)./-
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2007 gio-o