Milton E Osborne

GIÁO DỤC và CHỮ QUỐC NGỮ

Một  Sự Chiến Thắng Hạn Chế

Ngô Bắc dịch

 

 

Lời người dịch:

 

Dưới đây là bản dịch của hai Chương trong quyển khảo cứu nổi tiếng của tác giả Milton E. Osborne, nhan đề The French Presence in Cochinchina and Cambodia, Rule and Response (1859-1905), thảo luận về vai tṛ và ảnh hưởng của Quốc Ngữ trong giai đoạn ban đầu của sự hiện diên của Pháp tại Việt nam, sẽ lần lượt được đăng tải trên Gió O:

 

Chương 4: Giáo Dục và Chữ Quốc Ngữ -- Sự Phát Triển Một Trật Tự Mới (bấm vào đây đọc)

Chương 8: Giáo Dục và Quốc Ngữ -- Một Sự Chiến Thắng Hạn Chế

 

***

 

 

Vào khoảng thập niên đầu tiên của thế kỷ hai mươi, các nỗ lực bền bỉ của chính quyền Pháp tại Nam Kỳ để thiết lập một chương tŕnh giáo dục hữu hiệu, sau hết, đă mang lại một vài sự thành công.  Pétrus Kư đă nh́n quốc ngữ như một phương cách chắc chắn để giải phóng xứ sở của ông ra khỏi các gông cùm của quá khứ.  Trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai mươi, nhiều người đă chia sẻ quan điểm của ông và đă nh́n định mệnh của Nam Kỳ là được nối kết với nước Pháp.  Sự giải thoát mà nhiều kẻ khác đă trải qua dẫn họ đến việc t́m kiếm một mục đích rất khác biệt.  Sự hợp lư của sự giao tiếp thực dân tại Nam Kỳ bảo dảm rằng các kẻ khởi xướng đầu tiên của tư tương dân tộc chủ nghĩa tân tiến đặc biệt phát sinh từ nhóm nhỏ các người Việt Nam có thể sử dụng quốc ngữ và tiếng Pháp.  Tác động của giáo dục hiện đại đă có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên Việt Nam vào các thập niên 1920 và 1930.  Trong cả hai thập niên đó và trước đó nữa, việc t́m cách thay đổi tại Nam Kỳ đă được lănh đạo, trong phần lớn, bởi các người đă trải qua nền giáo dục do người Pháp chỉ huy.  Hệ thống giáo dục này, ngày càng gia tăng nhiều hơn trong những năm sau năm 1879, đă nhấn mạnh đến phẩm chất trên số lượng.

 

Khuynh hướng này đă hiện hữu không có nghĩa rằng tất cả hy vọng về sự biến đổi quy mô quảng đại quần chúng Việt Nam thành các thần dân nói tiếng Pháp đă tan biến mất.  Các sự ước lượng thái quá cũng không hoàn toàn bị loại trừ. Điều được biểu hiện là các sự thất bại trong quá khứ đă mang lại một mức độ ngờ vực nào đó đối với các thành viên của chính quyền; các lời tuyên bố về sự thành công thường bị phản bác bởi các sự lượng định dựa trên thực tế khắc nghiệt. Đă có sự trông cậy nhiều hơn nơi các giáo chức người Pháp tại Nam Kỳ một khi giai đoạn cai trị dân sự đă bắt đầu, và các học tṛ Việt Nam được gửi sang các dịnh chế giáo dục tại Pháp và Algeria, mặc dù với số lượng ít hơn, nhưng đă lưu trú lâu hơn và đă thu gặt được nhiều sự thành công hơn so với những người đă được gửi đi theo các chương tŕnh xấu số thuộc giai đoạn sớm hơn.

 

Đă có nhiều sự thay đổi về chi tiết trong sự tổ chức hệ thống giáo dục tại Nam Kỳ trong thời khoảng từ 1879 đến 1905.  Tuy nhiên, một số khía cạnh cốt yếu vẫn được giữ nguyên trong suốt thời kỳ này.  Chính quyền đă nh́n nhận tính bất khả của việc cung cấp các học sinh có khả năng cho các trường cao cấp hơn tại Sàig̣n mà không phải trải qua giáo dục bậc tiểu học. Xây dựng trên sự tái tổ chức năm 1874, các giới chức thẩm quyền đă cố gắng chuyển học sinh qua hai mức độ. Giáo dục trước khi chúng khởi sự các lớp học tại Sàig̣n.  Tŕnh độ giáo dục tại Sàig̣n được mang nhiều mô tả khác nhau.  Đôi khi nó được gọi là bậc trung học, nhưng tính chất của nó là giáo dục bậc sơ học tiên tiến.  Một cách lư tưởng, một thanh niên Việt Nam sẽ gia nhập trường Cao Đẳng Collège Chasseloup-Laubat sau khi vượt qua được một trường cấp tổng và sau đó một trường ở cấp quận [arrondissement, tiếng Pháp trong nguyên bản, để chỉ đơn vị hành chính cấp quận hay huyện, chú của người dịch] trong đó các giảng khóa vừa bằng quốc ngữ lẫn tiếng Pháp đều được đặt dưới sự giám sát tổng quát của một giáo viên người Pháp.  Một khi lên được tới Sàig̣n, một học sinh sẽ nhận được phần lớn sự giảng dạy bằng tiếng Pháp (1).

 

Cùng với các trường nhà nước là các trường học ở làng xă ít bị giám sát một cách cẩn thận hơn. Các trường hàng tổng nằm ở giữa.  Các ngân khoản để bảo dưỡng chúng được cung cấp không phải bởi các thẩm quyền trung ương, mà bởi ngân sách của quận (arrondissement). Điều được giả định là phải có một mức độ giám thị nào đó trên các giảng khóa được dạy tại các trường học này, nhưng sự b́nh luận về chúng cho thấy rơ ràng rằng sự giám thị này này hiếm khi được thi hành trong bất kỳ một cung cách thường lệ nào.  Sự giảng dạy ở các trường cấp làng xă là bằng quốc ngữ và chữ nho (Hán tự).  Sự xung khắc của Pháp đối với chữ nho đă không biến mất, nhưng chính quyền nh́n nhận nhu cầu cần có các thông dịch viên, khi xét đến sự sử dụng tiếp tục chữ nho bởi các thành phần già cả hơn trong dân chúng.  Tuy nhiên, khi mà sự sử dung chữ nho và số học giả cung ứng để giảng dạy chúng ngày càng giảm sút, các tàn tích của học thuật cồ truyền dần dà phai nhạt.

 

Trong thập niên tám mươi, sự miễn cưỡng của dân chúng Việt Nam tại vùng nông thôn để gửi con em họ đến các trường giảng dạy bằng quốc ngữ vẫn c̣n dai dẳng.  Mặc dù giám đốc giáo dục có tuyên bố trong năm 1882 rằng không c̣n cần thiết để bắt buộc cha mẹ phải gửi con em họ nữa (2), các nhà b́nh luận khác đă không thừa nhận sự xác quyết của ông ta.  Chủ tịch một ủy ban được thiết lập trong năm 1884 để cứu xét việc tái tổ chức giáo dục tại thuộc địa đă có một quan điểm hoàn toàn khác biệt:

 

Nh́n chung, người An Nam vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục; tầng lớp người An Nam giàu có, có học không nh́n thấy đâu là sự hữu dụng mà nó có thể tao ra được cho người dân [chữ Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] có số mệnh làm lụng suốt đời trên đồng áng; và sự thay thế bằng mẫu tự La tinh cho chữ Hán c̣n lâu mới được chấp nhận một cách phổ quát. (3)

 

Hơn nữa, tŕnh độ giảng dạy, đặc biệt là tại các trường học cấp tổng, hăy c̣n rất thấp.  Khi Thống Đốc Filippini báo cáo điều này trong năm 1887, ông quy trách sự kiện này cho sự thất bại của chính quyền thuộc địa trong việc đưa ra một nỗ lực quả quyết để truyền bá sự sử dụng Pháp ngữ.  Bất kể đến nhiều nỗ lực khác nhau, “điều phải thừa nhận rằng nền giáo dục hiếm khi tạo ra được bất kỳ sự tiến bộ nào.” (4)

 

Các ư kiến của Toàn Quyền Richaud, trong năm kế tiếp, không có ǵ lạc quan hơn, nhưng chúng đă đưa ra nhiều chi tiết hơn về các lư do cho việc tiếp tục chỉ có sự tiến bộ chậm chạp.  Các nhận xét của ông cũng đề cập đến một trong những sự thất bại nền tảng trong chương tŕnh giáo dục của Pháp tại Nam Kỳ.  Không có ǵ nghi ngờ rằng trong ư nghĩ của Richaud, “nền giáo dục như chúng ta mang đến cho người dân bản xứ không liên hệ đến bất kỳ nhu cầu nào của họ.” (5)

 

Chúng ta lấy các trẻ em khỏi làng xă của chúng ở tuổi từ tám đến mười tuổi; chúng ta gửi chúng đến các trường hàng tổng của chúng ta, từ đó chúng ra trường sau khi học việc đánh vần một cách đầy khó nhọc ít hàng chữ từ tờ Gia Định Báo.

 

Sự giáo dục của các đứa trẻ này hiếm khi nào đi xa hơn thế.

 

Chúng không thu đạt được bất kỳ khái niệm nào về đạo đức, hay về nền giáo dục đặc biệt vốn được kính trọng biết bao bởi người An Nam.

 

Đa số quay trở về làng của chúng sau khi đă mất một hay hai năm trong cung cách này và mang lại cho gia đ́nh của chúng, xuyên qua cái vẻ tự măn và sự ngu dốt mà chúng biểu lộ, một h́nh ảnh đáng buồn về hệ thống giảng dạy công cộng của chúng ta.  Lại nữa, chúng ta thường nh́n thấy xảy ra việc mà Luro đă ghi nhận mười lăm năm trước đây: các cha mẹ đă gửi con em họ trở lại các trường dạy chữ nho sau khi chúng rời các trường học của người Pháp chúng ta. (6)

 

Sự thừa nhận của Richaud rằng nền giáo dục do Pháp bảo trợ không đáp ứng các nhu cầu của dân chúng Việt Nam đă là một sự giải thích căn bản cho những vấn đế của nhà cầm quyền.  Song, ngay vào lúc ông ta đưa ra sự nhận xét này, nhiều yếu tố đă tác động để chứng thực cho sự lượng định của ông.  Giáo dục của Pháp cung cấp một con đường tiến vào nền hành chính thuộc địa.  Trong thực tế, với ít ngoại lệ, không có chỗ cho những người Việt Nam không sử dụng quốc ngữ, ở mức tối thiểu.  Trừ khi một gia đ́nh Việt Nam giàu có đủ để gạt bỏ vấn đề công ăn việc làm, lối đi xuyên qua hệ thống giáo dục công lập đă cung cấp một con đường chắc chắn nhất để kiếm được một công việc và số thu nhập cho những người mong muốn nhiều hơn một cuộc đời sống bằng nghề nông.  Sự giảng dạy nhấn mạnh đến đạo đức có thể vẫn c̣n được ngưỡng mộ, nhưng các sự cứu xét thực tế đă đặt ra các đ̣i hỏi mạnh hơn.  Các số thống kê cung cấp về giáo dục tại thuộc địa thường không thỏa đáng, nhưng xem ra không có lư do để thắc mắc về sự sụt giảm mau lẹ số các trường học dạy Hoa ngữ vào lúc tiến đến cuối thế kỷ. (7)

 

Đă đủ thời gian trôi qua kể từ khi nền tảng của thuộc địa dành cho con em của một khối lượng gia tăng các nhân viên Việt Nam trong chính quyền Pháp để đ̣i hỏi [tŕnh độ] giáo dục.  Nhiều cha mẹ sẵn ḷng cho con em họ tham dự vào một nền giáo dục tại các trường học không có các sự nối kết với quá khứ của chữ nho và các lư tưởng Khổng học.  Các giới chức thẩm quyền Pháp đă cung cấp các học bổng cho các học tṛ Việt Nam tại nhiều định chế cao cấp hơn tại Sàig̣n, và những học bổng này đă được t́m kiếm, một cách thành công, bởi các cha mẹ là những người làm việc cho chính quyền. (8)

 

Các người Việt Nam theo học ở hải ngoại cũng đă góp phần vào việc xói ṃn sự kháng cự chống lại các h́nh thức mới của nền giáo dục.  Giống như các học tṛ theo học tại các trường thuộc địa với phí tổn đài thọ bởi chính quyền, chúng thường là con em của các nhân viên Việt Nam trong chính quyền Pháp.(9)  Số lượng hạn chế các người Việt Nam từ Nam Kỳ theo học Trường Thuộc Địa (École Coloniale) tại Paris có vẻ là một ngoại lệ của nguyên tắc này.(10)  Các lời cam kết trung thành từ sáu học sinh Việt Nam tại một trường trung học (lycée) ở Algiers có thể đă không phản ảnh sự cứu xét chín chắn về các quan hệ giữa người Việt Nam tại Nam Kỳ với nước Pháp.  Nhưng khi các thanh niên Việt Nam này đă viết về ước muốn của họ để t́m biết về “đất Pháp, sự phong phú của nó” và phát biểu rằng đây đă từng là “giấc mơ kể từ khi chúng tôi bắt đầu đánh vần chữ nước Pháp khi ngồi trên băng ghế của trường tiểu học” (11) chúng chắc hẳn đă làm một cắt đứt quan trọng với quá khứ.

 

Sự phê b́nh của Richaud về các trường học cấp làng xă và cấp tổng phần lớn đă vạch ra điều đó.  Lời phát biểu của ông rằng các giáo viên tại các trường cấp dưới này thường được rút ra từ hàng ngũ “gia nhân” (boys) và “đầu bếp” (cooks) là những kẻ đă học được dăm chữ Pháp trong công việc phục dịch trong nhà là một lờI xác quyết có giá trị.  Tuy thế, sự kết hợp quyết tâm của Pháp nhằm ghi khắc một hệ thống giao dục mới và sự tan biến chậm chạp các thày dạy chữ nho, trong một t́nh huống đă không mang lại chỗ đứng cũng như danh giá chính thức cho các nỗ lực của họ, đă có ảnh hưởng của nó.  Sự kiện rằng ông Bùi Quang Chiêu tốt nghiệp như một kỹ sư canh nông vớI đầy đủ các điều kiên học vấn trước cuối thế kỷ đă chứng nhận cho điều này.  Sự nhập học của một trong những đứa con trai của ông Đỗ Hữu Phương vào trường St. Cyr [trường vơ bị cao cấp và danh tiếng của Pháp, chú của người dịch] cũng là một sự việc tương tự.  Bất kể các sự nghi kỵ về các hậu quả xă hội của việc một người Việt Nam hội đủ điều kiện để được phong làm Bác Sĩ, Hội Đồng Thuộc Địa đă cung cấp các ngân khoản để cho phép một người Việt Nam theo học y khoa tại Pháp trong năm 1901.(12)  Số lượng người Việt Nam hoàn tất việc học của họ tại Algiers và tại Pháp và trong các định chế trung học ở thuộc địa vào khoảng thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi th́ không nhiều.  Tuy nhiên, nó là một sự biểu lộ quan trọng rằng, với tất cả cac khuyết điểm của nó, hệ thống mới đă cung cấp một sự thay thế cho hệ thống cổ truyền.

 

Ngoài ra, cũng có một số sự khởi sự mới.  Sự bất măn kéo dài về phẩm chất của việc giảng dạy tiếng Việt tại các trường hàng tổng đă đưa đến việc thành lập một trường cao đẳng huấn luyện giáo viên.  Định chế được chấp thuận trong năm 1895 và hiển nhiên đă khởi sự hoạt động tức thời, bởi nó được cho hay đă ở vào năm thứ nh́ vào năm 1897.(13)  Vào những năm kết thúc thế kỷ thứ mười chín, các trường huấn nghệ đầu tiên để huấn luyện các tay thợ lành nghề Việt Nam cũng đă được thiết lập dưới sự kiểm soát của chính quyền.(14)  Đă có sự đa trạng hóa trong chương tŕnh giáo dục tiên tiến hơn dành cho các học sinh Việt Nam tại Sàig̣n.  Một số hạn chế các người Việt Nam nhập tịch [Pháp] đă nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Pháp tại trường Cao Đẳng Collège Chasseloup-Laubat, và tai Trường Sư Phạm (École Normale) và trường Cao Đẳng (Collège) ở Mỹ Tho.  Vào năm 1904, đă có hơn sáu trăm người Việt Nam theo học các trường của chính phủ bên trên cấp quận (arrondissement) hay, như chúng giờ đây được gọi, là các trường cấp tỉnh (provincial schools).  Hơn bốn trăm người Việt đă theo học tại các trường được duy tŕ bởi các thành phố Sàig̣n và Chợ Lớn. Đă có 4,000 học tṛ Việt Nam tại các trường cấp tỉnh, hơn 12,000 tại các trường hàng tổng, và khoảng 9,500 học tṛ tại các trường học được duy tŕ bởi Giáo Hội Công Giáo và các làng xă Việt Nam. (15)

 

Cần phảI đưa ra ngay một sự dè dặt rằng các con số ghi nhận về việc theo học tại một định chế cá biệt thường tượng trưng cho sĩ số tối đa.  Đặc biệt đối với các trường hàng tỉnh và hàng tổng, có ư kiến cho rằng sự theo học th́ bất thường và đă đưa đến việc giảng dạy rất kém hiệu quả.  Sự huấn luyện kém cỏi các giáo viên thường được trích dẫn trong cuộc nghiên cứu này.  Một thành viên Việt Nam trong Hội Đồng Thuộc Địa đă tin tưởng trong năm 1906 rằng chính phủ cần bổ nhiệm một thanh tra để theo dơi các hoạt động của các trường hàng tổng.  Ông đă phát biểu, và các lời tuyên bố của ông không bị bác bỏ bởi viên giám đốc giáo dục cùng hiện diện, rằng các nhà hành chánh Pháp thường đă sử dụng các giáo chức trường hàng tổng để thi hành các công tác hành chánh.   Để cho họ tự ư, các giáo chức trường hàng tổng thường không mở cửa các trường học.  Nếu có một cuộc thanh tra bởi một viên chức từ chính quyền trung ương, các giáo chức đă thực hiện các sự sắp xếp đặc biệt để bảo đảm rằng mọi ghế ngồi trong trường học sẽ được lấp kín trong ngày đó. (16)

 

Kiểu đóng kịch giả vờ này hiếm có thể được thực hiện tại các trường ở Sàig̣n, và chúng tiếp tục dạy dỗ một số lượng quan trọng người Việt Nam mỗi năm, một sự thành công đáng kể trong nỗ lực của Pháp để mở rộng nền giáo dục hiên đại khắp cơi Nam Kỳ.  Không phải các trị số tuyệt đối mang tính cách quan trọng trong việc lượng định nỗ lực giáo dục này tại Nam Kỳ, mặc dù khi so sánh với các t́nh trạng thuộc địa khác, chúng cũng đáng kể, nhưng đúng hơn là ở tác động giáo dục mà chính quyền Pháp đă đạt được trong một thời khoảng ngắn ngủi như thế.  Một sự thay thế năng hoạt dù không ḥan hảo đă được cung cấp cho hệ thống cổ truyền.  Nó đă phổ biến một hệ thống viết chữ mới, khiến cho điều có lúc chỉ dành riêng cho các tụ điểm Công Giáo nhỏ bé đă hoàn toàn thực sự trở thành chữ viết quốc gia của Việt Nam; và nó đă tiêm nhiễm một sự hiểu biết hạn chế, nhưng được loan truyền đáng ngạc nhiên, về tiếng Pháp.(17)  Chương tŕnh giáo dục Pháp đă không cung cấp một sự thay thế tức thời cho hệ thống đạo đức Khổng học. Điều này gây lo sợ cho nhiều người Việt Nam ưu tư, những kẻ tự thấy ḿnh vừa hướng đến tương lai vừa quay về quá khứ.  Trong những năm sau này, quyền tự do tư tưởng xă hội tại phương Tây, trở nên được hay biết xuyên qua các bản dịch và các ấn phẩm của Pháp, đă tương phản một cách chua chát với các hạn chế của nền cai tri thuộc địa của Tây phương.

 

Vai tṛ của Giáo Hội Công Giáo trong sự phát triển giáo dục tại Nam Kỳ ít khi mang lại ư kiến khách quan hồi cuối thế kỷ thứ mười chín.  Hậu quả, sự phân tích lịch sử phải tự mở lấy đường đi của nó xuyên qua các sự cáo buộc và phản bác được phóng ra và đáp lại bởi hai phe trong cuộc tranh luận.  Cho đến lúc có sự du nhập chế độ cai trị dân sự, các sư huynh Công Giáo tại Nam Kỳ đă thực hiện một sư đóng góp quan trọng qua việc cung cấp nhân viên giảng huấn cho trường Cao Đẳng Collège d’Adran.  Tuy nhiên trong năm 1880, Hội Đồng Thuộc Địa đă thu hồi sự trợ cấp của chính phủ vốn từng được cung cấp cho đến nhật kỳ đó, trước sự nhũng nhiễu dữ dội của các giáo phẩm thẩm quyền.(18)  Trong năm 1883 các giáo chức tu sĩ rút lui khỏi trường cao đẳng.  Từ thời điểm này, các nỗ lực quan trọng nhất của Giáo Hội trong lănh vực giáo dục diễn ra tại khu vực nông thôn, trong các phái bộ truyền giáo nhỏ.  Một số các sự tranh luận chua chát nhất phát sinh từ các sự cố gắng của Giáo Hội Công Giáo xoay quanh tầm mức theo đó sự giảng dạy tại các cơ sở phái bộ sẽ được dạy bằng tiếng Pháp.  Mọi bên trong cuộc tranh luận đều nh́n nhận rằng phần lớn sự giảng huấn đă được dạy bằng chữ quốc ngữ.  Các kẻ phê b́nh chống lại các tu sĩ lập luận rằng tiếng Pháp là động cơ thích hợp cho sự giảng huấn.  Giáo Hội đáp lại rằng các người Việt Nam trung thành [với nước] là những kẻ đă không nói tiếng Pháp. (19)  Phe phê b́nh chống tu sĩ cáo giác xa hơn rằng tŕnh độ giảng huấn, ngay cả bằng quốc ngữ, th́ thấp kém và rằng Giáo Hội đă không cung cấp giáo dục, mà chỉ là sự giảng huấn hạn chế vào các sự cầu nguyện và giảng đạo.(20)  Các hội viên Việt Nam trong Hội Đồng Thuộc Địa là các kẻ từng hưởng dụng một nền giáo dục Pháp đă phản đối sự cáo giác về sự bất trung; trong khi những người là thành viên của Giáo Hội đă biện hộ cho sự giáo dục của phái bộ.(21)  Sự lượng định hay nhất phải giảm trừ sự thái quá của cả hai phe.  Xem ra có lẽ các số thống kê của Giáo Hội đă được thổi phồng, không khác ǵ cách mà chính quyền đă thổi phồng các con số của nó.  Nếu sự giảng dạy có bị hạn chế, điều này cũng đúng như thế trong các trường của chính phủ.  Song, ngay cả kẻ hay ngờ vực nhất phải thừa nhận rằng các nỗ lực của Công Giáo tại vùng nông thôn đă giúp vào sự khuếch tán quốc ngữ.  Nam Kỳ là một cánh đồng tương đối khô cằn để cho các giáo sĩ truyền đạo canh tác, và nhiều lần Giáo Hội Công Giáo đă quy trách sự thất bại này cho tính chất du mục liên tục của người Việt Nam tại phía Nam.  Đôi khi đă có sự căng thẳng giữa các dân làng theo đạo Công Giáo và người không theo đạo.(22)  Bất kể các vấn đề này và sự tiến bộ hạn chế của chiến dịch cải đạo của Giáo Hội, sự cam kết của các giáo sĩ để mở rộng tầm mức của quốc ngữ đă không bị nao núng.

 

Trong quyết định của nó vào năm 1878, chính quyền Pháp đă ra sắc lệnh rằng sau năm 1882 quốc ngữ sẽ là h́nh thức văn tự chính thức duy nhất tại thuộc địa, ngoài tiếng Pháp.(23)  Trong hai thập kỷ kế tiếp, đă có đầy bằng cớ rằng quyết định này đă không được cưỡng hành trọn vẹn và rằng sự sử dụng chữ nho vẫn c̣n dai dẳng, ngay dù trong một cung cách giảm thiểu.  Nhưng sự cam kết mạnh mẽ với quốc ngữ sau cùng đă mang lại sự chiến thắng của chính nó. Đă có sự sử dụng phương tiện chữ viết mới gia tăng hơn bao giờ hết.  Cũng có một cuộc tranh luận liên tục trong nhiều năm về hiệu quả của việc đào tạo người Việt Nam tại Pháp, hơn là về sự kư tự.  Một câu hỏi khác được thảo luận nhiều, đôi khi có liên kết với vấn đề thứ nhất, là đến tầm mức nào giáo dục cần giảng dạy về đạo đức.  Sự lo âu liên tục của thành phần cộng tác viên [collaborateur, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] rằng cần phải có một nội dung đạo đức trong giáo dục chứng thực cho sức mạnh của tư tưởng Khổng học trong đời sống người dân Việt Nam, và năng lực của nền giáo dục bằng quốc ngữ để truyền dẫn các đức tính tinh thần thường được thảo luận.

 

Bô ba văn học Pétrus Kư, Paulus Của và Trương Minh Kư đă đóng góp khối lượng đồ sộ các bản văn mới bằng quốc ngữ, nhưng trong sự phát triển cách kư tự, sự đóng góp của người Pháp th́ đáng kể: chỉ riêng họ đă tham gia vào cuộc thảo luận gay gắt về các sự thay đổi có thể được du nhập vào sự kư tự chuyển âm tiếng Việt.

 

Vấn đề có tầm quan trọng hơn nhiều được đề cập đến là liệu quốc ngữ sẽ trở thành h́nh thức chữ viết tiêu chuẩn trên toàn cơi Việt Nam hay không.  Các học giả, các nhà hành chính, và các giáo sĩ truyền đạo đă tranh luận về phương cách thích hợp để la mă hóa tiếng Việt, nhưng ít có ảnh hưởng thực tế.  Aymonier, một người t́m hiểu thâm sâu về lịch sử và bia kư Căm Bốt, biện luận mạnh mẽ cho một cách kư tự mới mang nhiều cách phát âm của Pháp ngữ hơn hệ thống đương thời, vốn du nhập các giá trị phát âm từ tiếng Bồ Đào Nha.(24)  Nhà truyền giáo học giả tiếng tăm, Linh Mục Léopold Cadière đă chia sẻ một sồ quan điểm của Aymonier, và đă tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Viễn Đông Học (International Congress of Far Eastern Studies) năm 1902 khi cơ quan đó kêu gọi Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (École Francaises d’Extrême-Orient) hăy phát kiến ra một cách kư âm chuyển âm “hợp lư” hơn cho tiếng Việt.(25)  Trong thực tế, đă không có ǵ xảy ra.  Bất kể các khiếm khuyết nào đi nữa của cách kư tự tiêu chuẩn, nó đă trở thành h́nh thái được thiết định.

 

Cuộc đấu tranh thực sự, một lần nữa với người Pháp như các kẻ tham dự chính yếu, đă được diễn ra trên vấn đễ cũ xưa là liệu có nên thúc đẩy cho việc thay thế toàn diện tiếng Việt bằng Pháp ngữ hay không tại Nam Kỳ.  Noi đây một lần nữa, Aymonier đă là một trong những nhân vật chính của cuộc tranh luận.  Thỉnh thoảng có các biểu lộ sự bất măn, từ các người Việt Nam, về sự áp dụng quốc ngữ tại Nam Kỳ.  Một thí dụ nổi bật về việc này là một sự thỉnh cầu trên tờ Saigonnais ngày 10 tháng Mười Hai, 1885.  Lời thỉnh cầu này, được kư tên bởi một số người Việt Nam, lập luận rằng Hội Đồng Thuộc Địa cần phải trấn áp điều mà họ mô tả như là “quốc ngữ tàu: quốc ngữ chinois,” bởi v́ nó chứa đựng một khối lượng lớn các chữ Hán không được hay biết bởi người Việt Nam b́nh thường.(26)  Landes, người đă dùng nhiều thời giờ của ḿnh tại Việt Nam để phiên dịch các chuyện tích dân gian Việt Nam sang tiếng Pháp và là người đă biên tập một trong những sưu tập vĩ đại nhất các tài liệu bằng quốc ngữ, tin tưởng rằng lời thỉnh cầu ít có sự ủng hộ cụ thể và ghi chú sự lượng định của ông rằng các từ ngữ tiếng Hán, một cách bất khả truất băi, đă trở thành một phần của ngôn ngữ Việt Nam.(27)

 

Đây không phải là quan điểm của Aymonier.  Lời thỉnh cầu năm 1885 là phần của một tràng các sự chỉ trích mà ông nhắm chống lại quốc ngữ.  Nó là một thổ ngữ, một ngôn ngữ địa phương [patois, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], một sự pha trộn hỗn tạp các từ ngữ Việt Nam và Trung Hoa.  Ông Aymonier cảnh cáo là nó đặt ra sự rủi ro, trong một lời chỉ trích không hoàn toàn nhất quán với lập luận trước đây của ông, về việc khích động cảm thức dân tộc chủ nghĩa của dân chúng.  Ngay chính danh từ quốc ngữ (ngôn ngữ dân tộc) có thể thúc đẩy sự khẳng quyết nền độc lập đối với Pháp.  Ông cho rằng mục đích của nước Pháp, là cải tạo chủng tộc Việt Nam và mở rộng đầu óc của họ để đón nhận các phúc lợi của nền văn minh Âu Châu. Để đạt được mục đích này, phương thức an toàn nhất là dạy tiếng Pháp và phổ biến sự sử dụng ngôn ngữ đó ở bất kỳ nơi đâu có thể làm được.(28)  Các ư kiến bộc trực của ông được đáp lại bởi các kẻ biện hộ hùng hồn không kém một quan điểm khác.  Người đứng đầu trường Cao Đẳng Chasseloup-Laubat tại Sàig̣n đă lập luận một cách nồng nhiệt tán thành sự tiếp tục sử dụng quốc ngữ như một “công cụ” có giá trị bất khả dị nghị, sau rốt có thể dẫn đến sự sử dụng nhiều hơn tiếng Pháp. Ông ghi nhận rằng các học sinh Việt Nam tại trường cao đẳng của ông đă sẵn quen với việc pha tiếng Pháp vào với quốc ngữ khi viết thư từ. (29)

 

Các sự trao đổi này nhấn mạnh đến vai tṛ quan trọng của người Pháp trong sự tiến hóa liên tục của quốc ngữ trước khi tiến tới sự kết thúc thế kỷ thứ mười chín. Điều này đă được phơi bày nhiều hơn từ phía các người Pháp đă tham gia trong sự ấn hành các báo chí bằng quốc ngữ.  Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ thứ mười chín, một số người Việt Nam đă khởi sự nêu ư kiến trên vấn đề này, cho đến lúc đó vẫn là một khu vực dành riêng chính yếu của người Pháp.  Các ư kiến của họ đă phản ảnh quan tâm của họ về nội dung đạo đức của giáo dục.

 

Ngay cả cộng tác viên Công Giáo [Trần Bá] Lộc đă bày tỏ sự dè dặt về sự thiếu vắng nội dung đức dục trong một hệ thống giáo dục được giảng dạy xuyên qua quốc ngữ. Ông ta không quan tâm cho các đồng đạo Công Giáo; họ đă có một tín ngưỡng thay thế cho các châm ngôn của triết lư Khổng học.  Nhưng với sự băi bỏ việc giảng dạy chữ nho, đă có một nhu cầu, ông đă lập luận trong năm 1879, để cung cấp cho các “kẻ ngoại đạo” (pagans) một văn chương bằng quốc ngữ để khắc ghi năm đức tính về t́nh nhân loại, lẽ công bằng, phép lịch sự, sự cẩn trọng, và ḷng trung thành.(30)  Đến một số mức độ, đây cũng là điều mà Pétrus Kư và các cộng tác viên của ông cố gắng muốn làm như thế.  Đă có một âm điệu đức dục mạnh mẽ trong các tập tiểu luận của họ.  Nhưng vào lúc bước sang thế kỷ mới đă có bằng có rằng các thành viên thuộc giới tinh hoa Việt Nam tại thuộc địa ở Nam Kỳ đă lấy làm bất măn bởi sự khiếm khuyết nôi dung đạo đức trong các ấn phẩm hiện hữu.  Người con trai của ông Lộc, tên Thọ, phàn nàn về sự thiếu sót của ấn phẩm chính thức, Gia Định Báo, nhận xét, một cách khá chính xác, rằng nó không c̣n chứa đựng điều ǵ ngoài các thông báo chính thức và các sự quảng cáo các dược phẩm có cầu chứng bằng sáng chế.  Nó “không c̣n giảng dạy được bất cứ điều ǵ cho người An Nam.” (31)

 

Trong năm 1908, không lâu trước khi từ trần, ông Thọ đă ấn hành một bài nghiên cứu dài trong đó ông đă cố gắng trích tập nhiều câu chuyện đă được dùng để giảng dạy các đức tính Khổng học nhưng không được cung cấp bằng quốc ngữ.(32)  Trong lời đề tựa công tŕnh này, ông lập luận rằng việc thiếu sự lễ độ được biểu lộ bởi người Việt nói tiếng Pháp phát sinh từ sự cô lập của họ khỏi sự giảng dạy bằng chữ nho, với lớp tô trát đức dục của nó. Để cho trọn vẹn, người con trai của Trần Bá Lộc giờ đây lập luận cho sự quay về một số việc giảng dạy bằng chữ nho để ngăn chặn trẻ em đánh mất hoàn toàn sự tiếp xúc với quá khứ của đất nước và các phong tục của nó.  Phản ảnh các sự quan sát của người cha, ông chấp nhận rằng có thể giảng dạy luân lư đạo đức Khổng học bằng quốc ngữ, nhưng ông ghi nhận một sự thiếu sót các sách dạy để làm việc như thế.(33)

 

Không phải mọi người thuộc thế hệ ông Thọ đều chia sẻ quan điểm của ông ta. Ông Hôi Đồng Diệp Văn Cương, phát biểu tại Hôi Đồng Thuộc Địa năm 1906, nh́n thấy không có lư do ǵ khiến không thể giảng dạy các châm ngôn của triết lư Khổng học bằng tiếng Pháp, “công cụ của nền văn minh.”(34) Ông Lê Văn Phát, bất kể sự nhấn mạnh trước đây của ông về nhu cầu cho người Pháp phải học hỏi một số điều ǵ đó của đời sống gia đ́nh nơi xứ sở mà họ đến cai trị, nh́n thất ít giá trị trong việc giảng dạy các giá trị đạo đức cổ truyền tại các trường học. Ông nêu câu hỏi, giá trị đạo đức và nội dung đức dục của tư tưởng Pháp có bất kỳ điều ǵ kém giá trị hơn hay sao?  “Khi đó, tại sao chúng ta không t́m học về luân lư đạo đức này, tấm bùa linh thiêng mới này đă tác động để mang lại rất nhiều điều kỳ diệu tại Pháp, hầu tự ḿnh đồng hóa toàn diện vào chúng, trong tư tưởng cũng như hành động.” (35)

 

Trong khi diễn ra các cuộc tranh luận này giữa các kẻ biện hộ cho tiếng Pháp và quốc ngữ, giữa các nguyên lư triết học Đông và Tây phương, bộ phận các ấn phẩm bằng quốc ngữ dần dà tăng trưởng nhiều hơn.  Các quyển sách, hay một cách chính xác hơn, các tập tiểu luận của Pétrus Kư, Paulus Của, và Trương Minh Kư đă được ấn hành một cách đều đặn.  Phần lớn các ấn phẩm này là các công tŕnh biên tập các truyện tích cổ truyền và các văn bản đức dục ngắn.  Một số tác phẩm khác biệt hơn chẳng hạn như bài viết của ông Pétrus Kư về cuộc thăm viếng Bắc Kỳ của ông và các bài thơ của ông Trương Minh Kư về các cuộc thăm viếng của ông tại nước Pháp.  Có thể bởi v́ ông đă khởi sự viết vài năm sau khi có sự nhập cảnh của người Pháp, ông Trương Minh Kư đă khảo luận về những đề tài mang nhiều tham vọng hơn, chẳng hạn như một kịch thơ về Joseph [?] bằng quốc ngữ và sự thông dịch các tác phẩm từ tiếng Pháp.  Khi chúng ta nhớ rằng ba nhân vật này đă đóng một vai tṛ quan trọng trong hoạt động hành chính thường lệ, các công tŕnh trước tác của họ th́ đáng kể.  Song khối lượng lớn lao nhất của các tài liệu bằng quốc ngữ vẫn tiếp tục được ấn hành dưới h́nh thức báo chí, và ở đây, sự hỗ trợ của Pháp cả từ phía công quyền lẫn tư nhân có tầm quan trọng cao nhất.

 

Gia Định Báo đă khởi sự ấn hành năm 1865.  Phải đợi măi đến năm 1897 mới có một tờ báo bằng quốc ngữ khác được thiết lập và đă xuất bản tại Nam Kỳ trong một thời khoảng kéo dài đáng kể.  Tính chất của tờ Gia Định Báo đă thay đổi cùng với ḍng thời gian.  Khuôn khổ tường tŕnh bao quát của giai đoạn ban đầu của nó từ từ bị giảm lược xuống thành các sự tŕnh bày thuần túy có tính cách chính thức các quyết định và thông báo của chính quyền, thỉnh thoảng mới có một bài thơ ngắn làm nhẹ sự đơn điệu. Ư kiến của Trần Bá Thọ đă là một ư kiến đúng: không c̣n bất kỳ điều ǵ liên quan đến một người Việt Nam trong tờ báo, ngoài một sự loan báo ảnh hưởng trực tiếp đến một cá nhân.  Chính quyền Pháp đă biện hộ về tính chất của tờ báo mà không đưa ra sự cáo lỗi nào cả.  Khi ông Thọ đưa ra nhận xét, ông có yêu cầu rằng tờ báo chính thức cần phải bao gồm các bài tường thuật về các phiên họp của Hội Đồng Thuộc Địa trong các trang báo của nó.  Nếu không làm điều này, ông nêu ư kiến rằng một khoản trợ cấp cần phải được giao cho tờ báo Nam Kỳ (The Southern Region), bắt đầu được ấn hành vào năm 1897.  Phúc đáp, phó thống đốc đă nhận xét:

 

Tờ báo [chính thức] này được chuyển sang sự kiểm soát của thẩm quyền cao hơn, và mọi điều mà nó ấn hành đều có một bản chất được khảo sát [kỹ càng]; người An Nam không thảo luận vế nó.  Gia Định Báo là một tờ báo chính thức, trong khi tờ Nam Kỳ có thể ấn hành những ǵ mà nó muốn phổ biến, tuy thế, không khuấy động các vấn đề chính trị có thể dẫn dắt người dân bản xứ của chúng ta lạc hướng và gây tổn hại đến nền an ninh mà chúng ta đă phải mất đến hai mươi năm mới đạt tới tại xứ sở này … Ông Thọ quá thông minh để không thể không hiểu rằng tại các làng xă, nếu chúng ta cố gắng giúp người bản xứ hay biết về các cuộc thảo luận của chúng ta tại Hội Đồng Thuộc Dịa, chúng ta sẽ không đạt được mục đích của ḿnh.  Người dân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] không hiểu ǵ hết, và họ tự lừa dối ḿnh trong phần lớn thời gian. (36)

 

Chủ nhân và chủ biên của tờ Nam Kỳ là một người Pháp có tên là Schreiner, một kẻ có một chức nghiệp nhiều thay đổi trong vai tṛ một nhà xuất bản tại Việt Nam.  Schreiner không có ư định rằng tờ báo sẽ cung cấp cho người Việt Nam có thể đọc nó với bất kỳ tin tức nào về “các vấn đề chính trị có thể … dẫn đắt người dân bản xứ của chúng ta lạc hướng.”  Quan điểm của ông về giáo dục được nêu ra trong một bài viết mà ông đóng góp cho tập san Bulletin of the Society of Indochinese Studies năm 1908.  Theo ư kiến của ông, tiếng Việt phải là động cơ để giảng dạy cho dân chúng bản xứ tại Nam Kỳ, và nó phải được dùng để truyền bá tư tưởng Pháp và kiến thức Tây Phương. (37)

 

Tờ Nam Kỳ thực hiện các đề nghị của chủ nhân của nó.  Giống nhiều cung cách của tờ Gia Định Báo trong thủa ban đầu của nó, tờ báo mới ấn hành các bài viết loại “kiến thức hữu dụng”, thường được soạn thảo bởi chính ông Schreiner.  Các chủ đề được thảo luận trong một cung cách đơn giản:

 

Kỳ cuối cùng tôi đă viết về địa dư Âu Châu.  Tôi có nói lần tớo tôi sẽ tŕnh bày với các bạn của tôi một cách rơ ràng về chính quyền, mậu dịch và nhiều vấn đề khác tại các xứ sở Tây Phương.

 

Thông thường, khi nhiều người đàn ông, đàn bà, và trẻ em liên kết với nhau và chung sống với nhau họ phải có một người mà họ đề cử thay mặt cho cả nhóm.  Khi chỉ có một người duy nhất, khi ấy người đó sẽ tự ḿnh đảm trách các hoạt động riêng của chính ḿnh.  Nhưng khi một người, với vợ và các con, sống cùng với người khác, khi đó anh ta không c̣n có thể hành động theo như ư muốn riêng của ḿnh nữa.(38)

 

Bài viết này tiếp tục bàn luận về các vấn đề như chế độ quân chủ lập hiến, các nước cộng ḥa thống nhất, và các liên bang.  Phải có một sự giải khuây, sau những bài viết như thế, và các bài khác bàn thảo về các bệnh tật và cuộc đời của Nữ Hoàng Catherine của nước Nga và Bá Tước Assas, dành cho độc giả t́m gặp chuyện kể nhiều kỳ về Ali Baba và Bốn Mươi Tên Trộm. (39)

 

Các bài viết có bản chất chính trị nhiều hơn xuất hiện trong tờ báo quốc ngữ không chính thức thực sự quan trọng đầu tiên, Nông Cổ Mín Đàm (The Tribune of Old Agricultural People), bắt đầu sự ấn hành vào năm 1901.  Giống như tờ Nam Kỳ, có một bên quan hệ là người Pháp trong sự ấn hành.  Một người Pháp tên Canavaggio là chủ báo, nhưng sự điều hành tờ báo nằm trong tay người Việt Nam.  Vào khoảng 1907, một người Việt Nam tên Gilbert Chiếu làm chủ biên của tờ báo.  Một năm sau đó, khi ông ta là chủ biên của một tờ báo khác, Lục Tỉnh Tân Văn (News of Six Provinces), ông Chiếu bị bắt giữ về tội đồng lơa trong phong trào một phần th́ bảo hoàng và một phần mang chủ nghĩa dân tộc hiện đại vận động để tôn Hoàng Thân Cường Để lên ngôi vua của một nước Việt Nam phục hưng.(40)  Sau năm 1905, đă có những dấu hiệu rơ ràng của sự xôn xao chính trị.  Sự thất trận nhục nhă của lực lượng Nga dưới tay người Nhật trong Chiến Tranh Nga-Nhật đă có một ảnh hưởng sâu đậm trên giới học thức Việt Nam. Ông Chiếu, một cựu nhân viên của chính quyền Pháp và một công dân nhập tịch Pháp, đă là một trong những người đáp ứng với bầu không khí mới của dư luận.  Các bài báo của ông trên tờ Nông Cổ Mín Đàm thường xuyên cổ vũ người dân Việt Nam ở Nam Kỳ hăy hành động trong một cung cách thống nhất để cải thiện vị thế kinh tế của họ.  Các nỗ lực bởi người Việt Nam để dành sự độc lập kinh tế, đặc biệt từ nhóm dân Trung Hoa thiểu số, đă đặc biệt nổi bật lên.(41)  Các bài báo kêu gọi các sự đóng góp tài chính cho nhiều doanh nghiệp thương mại khác nhau mà ông Chiếu lập lên tại Sàig̣n và tại một số trung tâm cấp tỉnh, sau này bị tố cáo bởi chính quyền Pháp như các diễn đàn phản loạn.(42)

 

Sự sử dụng báo chí của ông Chiếu và các nỗ lực của ông để liên kết hoạt động chính trị với sự phát triển sức mạnh kinh tế trong số các cư dân Việt Nam tại Nam Kỳ là các dấu hiệu của một tinh thần mới trong chủ nghĩa dân tộc hiện đại.  Về mặt các kết quả tức thời, chúng là một sự thất bại.  Trong thực tế, sự đáp ứng của Pháp trước một loạt các biến cố và sự biểu hiện mang tính cách dân tộc chủ nghĩa trong các năm sau năm 1905 là việc chấp nhận các chính sách đàn áp nhiều hơn bao giờ hết.  Tuy nhiên, đến mức quan hệ đến sự phát triển của quốc ngữ, sự xuất hiện của các tờ báo trực tiếp đưa ra các lời kêu gọi chính trị đối với các độc giả có thể được xem như một dấu hiệu trung thực của giai đoạn trưởng thành của cách kư tự [Việt ngữ].  Mọi sự đều đă được chuẩn bị giờ đây cho điều mà một sinh viên Việt Nam nghiên cứu về lịch sử báo chí tại xứ sở của cô sinh viên đó gọi là “thời kỳ nở hoa.”(43)  Con đường th́ dài và hiểm trở, và các bộ phận lớn lao trong dân chúng có lẽ vẫn c̣n chưa bị đụng chạm bởi sự sử dụng quốc ngữ trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi.  Dù thế, sự sử dụng về mặt chính trị ngôn ngữ dưới dạng kư tự theo mẫu chữ la mă khiến ta nghĩ đến một sự tăng trưởng đột nhiên, điều có thể đă không được kỳ vọng trên căn bản các ư kiến được đưa ra trong thập niên chín mươi [của thế kỷ trước, người dịch chua thêm cho rơ nghĩa].

 

Trong suốt hai thập kỷ sau cùng của thế kỷ thứ mười chín, sự phê b́nh nhắm vào hệ thống giáo dục thường mang sự b́nh luận công khai, và luôn luôn có sự quan tâm mặc nhiên, rằng sự giảng dạy yếu kém đă làm ngăn trở sự phổ biến quốc ngữ.  Điều này chắc chắn là đúng.  Hơn nữa, ngay dù các thành viên trẻ tuổi hơn của dân số đă dành được một số kiến thức sơ đẳng về cách viết mới cho ngôn ngữ của chúng, phần to lớn trong dân chúng Việt Nam tại Cochinchina vẫn chưa được tiếp cận với sự sử dụng quốc ngữ.  Cho măi đến năm 1901, ba hội viên người Việt của Hội Đồng Thuộc Địa đă soạn thảo một đề án ghi nhận rằng chỉ có một số rất nhỏ người dân Việt Nam tại nông thôn là có khả năng đọc được cách kư tự mới.  Sự thông dịch các quyết định sang quốc ngữ và sự ấn hành tờ Gia Định Báo, họ ghi nhận, là những biện pháp đáng ngưỡng mộ, nhưng chúng không đủ để cung cấp cho dân chúng tin tức về các quyết định của chính quyền.  Thay vào đó, các hội viên người Việt này đă yêu cầu mọi quyết định cần được đọc to tại các làng xă sau khi dân chúng đă được triệu tập bởi việc gơ chiêng.(44)

 

Lời kêu gọi của ông Gilbert Chiếu về sự phát triển sức mạnh kinh tế, các sự tố giác của ông về sự kiểm soát đoanh nghiệp của Hoa kiều, và sự lưu hành các quan điểm này bằng quốc ngữ thật đă khác xa với điều này.  Trong năm 1907 số người Việt Nam có thể sử dụng cách kư tự [mới] vẫn c̣n nhỏ, nhưng gia tăng mau lọe.  Những năm dài của sự chuẩn bị sau cùng đă mang lại kết quả.  Nhưng giống như trong nhiều khía cạnh khác của lịch sử Nam Kỳ, thành quả th́ khác biệt với những ǵ được mong đợi khi hạt mầm được gieo trồng.  Đă có nhiều sự thực trong sự lượng định của một nhà quan sát phê b́nh người Pháp đến khảo sát thuộc địa thay đổi một cách chóng vánh trong năm 1905 và đă phàn nàn về những ǵ ông ta trông thấy:

 

Tất cả đều là công việc của chúng ta, và nguyên do chính yếu của nó, là sự ám ảnh của chúng ta về việc truyền giáo, sự si mê của chúng ta về việc đồng hóa.

 

Xă hội An Nam cổ truyền, được tổ chức quá hoàn hảo để thỏa măn các nhu cầu của người dân, nói cho cùng, đă bị phá hủy bởi chúng ta.(45)

 

Sự kiên quyết của Pháp đối với các mục đích đồng hóa trong chính sách giáo dục đă giúp cho chính quyền thuộc địa khắc phục được các trở ngại một cách khác có thể đă ngăn trở các nỗ lực của họ.  Sự tin tưởng rằng một số lượng quan trọng người Việt Nam sẽ phải nói tiếng Pháp không bao giờ biến mất.  Niềm tin rằng một cách kư âm bằng mẫu chữ la mă tiếng Việt th́ đáng mong ước trong thực tế và là một vũ khí hữu hiệu để đối đầu với tư tưởng Khổng học đă mang lại sự chiến thắng tối hậu cho quốc ngữ.  Phần lớn các nhà quan sát Pháp đương đại tin tưởng rằng chính sách của họ là một sự thành công.  Các sự khó khăn được ghi nhận, nhưng bị bác bỏ như là có tính cách nhất thời hay tầm thường.  Sự loại bỏ nội dung đạo đức ra khỏi nền giáo dục mới là một sự tổn thất từ sự “tiến bộ.”  Đây chính là t́nh trạng trước nó, nhà quan sát vô danh đă phản ứng khi ông ta phàn nàn về sự phá hủy toàn bộ xă hội Việt Nam.  Song, sẽ là sự sai lầm nếu không đếm xỉa đến sự chiến thắng phần nào trong các mục tiêu giáo dục của Pháp và đi đến sự kết luận với một sự ghi nhận hoàn toàn tiêu cực.  “Nỗi si mê cho việc đồng hóa” đă mang kiến thức mới đến Việt Nam, và sự khuếch tán của nó xuyên qua sự sử dụng rộng răi cách kư âm theo mẫu tự la mă đă đóng một vai tṛ sinh tử trong sự thành h́nh một Việt Nam hiện đại.  Các biến cố của thế kỷ thứ hai mươi, mặc dù phần lớn không được ghi chép trong cuộc khảo cứu này, tạo thành hồi kết cuộc mang tính chất bản thể của những sự thay đổi đă được trui rèn trong năm chục năm đầu tiên của sự giao tiếp thời thuộc địa./-   

 

__

 

CHÚ THÍCH:

 

1.                  AOM Indochine X-00 (1) “Renseignements fournis par le directeur de l’enseignement – Siuation en 1882,” Saigon, 12 April 1882.

2.                  Cùng nơi dẫn trên.

3.                  Cochinchine Francaise: Réorganisation de l’instruction publique en Cochinchine (Saigon, 1884), 4.

4.                  AOM Indochine A-20 (21) “Gouvernement de la Cochinchine, M.A. Filippini, Gouverneur, Rapport général de fin d’année, Situation extérieure et intérieure de la Cochinchine en Mai 1886-1887.”

5.                  Conseil Colonial (khóa họp thường lệ năm 1888), 19 November 1888, 6.  Cũng xem, AOM Indochine A-30 (80), Văn thư của Toàn Quyền Richaud gửi Bộ Trưởng Các Thuộc Địa, Saigon, 27 August 1888, No. 33, Mật, báo cáo một chuyến tham quan mà Richaud đă thực hiện khắp cơi Nam Kỳ và bao gồm cả các ư kiến phê b́nh về giáo dục.

6.                  Conseil Colonial (khóa họp thường lệ năm 1888), 19 November 1888, 6.

7.                  Các thống kê đầy đủ nhất được chứa trong ấn phẩm chính thức Cochinchine Francaise, État de la Cochinchine (Saigon, hàng năm).  Không may, các số thống kê các trường dạy bằng chữ nho được kể chung vào con số các trường của phái bộ truyền giao.  Tuy nhiên, xem các ư kiến về các trường dạy bằng chữ nho trong État năm 1903, trang 72, ghi nhận một sự sút giảm.  Cũng xem, République Francaise, Conseil Supérieur de l’Indochine, 1ère commission, Fonctionnement de l’enseignement publique (khóa họp thường lệ, 1906).

8.                  Sự chấp thuận về việc cấp các học bổng chính phủ phải được cho phép bởi Hội Đồng Thuộc Địa.  Các biên bản về các phiên họp Hội Đồng do đó cung cấp một hồ sơ về lư lịch gia đ́nh của từng đứa trẻ.  Xem, đơn giản như một thí dụ, Conseil Colonial (khóa họp thường lệ, 1893-1894), 21 December 1893, 136-141.

9.                  Sự khảo sát các biên bản của Hôi Đồng Thuộc Địa đă dẫn đến kết luận này.  Cần phải ghi nhận rằng số người Việt Nam được cấp phát học bổng để theo học tại Pháp và Algeria th́ rất nhỏ, thường không hơn ba hay bốn người mỗi năm.

10.              Trường Thuộc Địa (École Coloniale) đă được thành lập với ư định tuyên bố nhằm cung cấp giáo dục cho các nhóm thượng lưu tại Đông Dương.  Sổ ghi danh, hiện c̣n lưu trữ như một phần của văn khố AOM Indochine tại Paris, ghi nhận rằng mười hai người Việt Nam đến từ Nam Kỳ trong thời khoảng giữa các năm 1885 và 1913 có cha là các viên chức cấp thấp, nông dân, và thương gia.

11.              AOM Indochine X-02 (3), được trích dẫn trong một lá thư từ ông Le Myre de Vilers gửi Bộ Trưởng Các Thuộc Địa, Paris, 8 April 1894.  Le Myre de Vilers vào thời gian này là đại biểu của Nam Kỳ tại Nghị Viện Pháp.

12.              République Francaise, Journal Officiel de l’Indo-China, 1901, có gồm các biên bản của Hội Đồng Thuộc Địa (khóa họp thường lệ, 1901).

13.              Hội Đồng Thuộc Địa (khóa họp bất thường 1897), 7 May 1897, 48.

14.              Các trường chuyên nghiệp (écoles professionelles), hay các trường dạy nghề, đă là một đề tài hay được thảo luận đối với các hội viên người Pháp trong Hội Đồng Thuộc Địa.  Tuy nhiên, măi đến thời ban đầu của thế kỷ thứ hai mươi mới thấy đạt được bất cứ một sự thành công cụ thể nào trong các nỗ lực để thành lập các định chế này.

15.              Các số thống kê về giáo dục không được thỏa đáng chính yếu là v́ cung cách biến đổi theo đó chúng được đệ tŕnh từ năm này sang năm khác, ngay dù ở trong cùng một nguồn tài liệu.  Các tin tức được cung cấp cho năm 1904 trong tập État de la l’Indochine là một số thông tin đầy đủ nhất được cung cấp.  Các trang 71 đến 74 được tóm lược như sau:

 

Trường Học                                         Số Giáo Viên    Pháp    Việt      Sĩ số học tṛ

Chasseloup-Laubat                                           22                    12        10        112*

Cao Đẳng Mỹ Tho                                           12                    06        06        179

Trường Sư Phạm                                               8                      2          6        60 

Trường Sơ Học (Saigon)                                    8                      1          7        270 

Trương Chuyên Nghiệp                                     9                       3          6          60

 

·                    Có 141 học tṛ Âu Châu tại trường Chasseloup-Laubat.

·                    Tại các trường cấp tỉnh, có 17 giáo chức người Pháp, 74 giáo chức người Việt, và 5,060 học sinh người Viêt.

·                    Tại ba trường thành phố được duy tŕ ở Sàig̣n và Chợ Lớn, có 15 giáo chức người Pháp, 11 giáo chức người Việt, 192 học tṛ người Pháp và 434 học tṛ người Việt.

·                    Có 164 trường hàng tổng, với 311 giáo chức và 12,000 học tṛ; 76 trường cấp làng xă, với 89 giáo chức và 2700 học tṛ; và 304 “trường tự do: free schools”, chính yếu là các trường ḍng họ đạo, nhưng bao gồm một số trường dạy chữ nho được duy tŕ bởi làng xă, với 9458 học tṛ.

16.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ, 1906), 17 November 1906, 7.  Các ư kiến này được đưa ra bởi ông Hội Đồng tên Phong.

17.              Ư kiến được đưa ra bởi ông D’Enjoy trong quyển La Colonisation de la Cochin-Chine (trang 31) có thể phải được bàn luận với một số sự dè dặt, bởi nó xuất hiện trong một “Cẩm Nang Của Một Thực Dân: Colonist’s Manual.”  Dù thế, nó cung cấp một số cảm nghĩ về tầm mức theo đó tiếng Pháp được phổ biến tại Cochinchina.  “Một kẻ thực dân, khi đó, sẽ không cảm thấy ḿnh là một kẻ xa quê. Ông ta có khả năng, hầu như ở mọi nơi, làm cho ḿnh được thông hiểu bằng tiếng mẹ đẻ, dự liệu rằng ông ta nói rất chậm.  Và chính ông ta sẽ hiểu được những người An Nam nói chuyện với ông ta khi họ trả lời bằng tiếng bồi.”

18.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ, 1882) 13 December 1882, 187-188.  Về phản ứng của Công Giáo, xem Thư Cộng Đồng, Paris, 13 December 1884.

19.              Cuộc tranh luận đặc biệt sôi nổi trong các khóa họp năm 1897 và 1902 của Hội Đồng.

20.              E. Roucoules, “Étude sur l’instruction publique en Cochinchine,” BSEI, 1889, 2nd semester, 27.

21.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ, 1902), 14 October 1902, 136-137.

22.              Các hoạt động giáo dục của các phái bộ truyền giáo được mô tả bởi Giám Mục Colombert, sau khi ghi nhận rằng chúng được thực hiện chính yếu bởi các linh mục Việt Nam: “Tại vùng thôn quê, các linh mục này đưa ra một sự giảng dạy cẩn thận về Cơ Đốc Giáo, với sự giáo dục bằng tiếng Việt, để giữ các trẻ em trong một t́nh cảnh thích hợp với chúng, mà không biến chúng thành các cá nhân không giai cấp.”   Vị giám mục đă dùng chữ déclassés, mất giai cấp, có thể bị phiên dịch một cách khác thành “không có gốc rẽ, bị bật rễ: rootless.” (Về khuynh hướng du mục của người Việt, xem, như một thí dụ, Thư Cộng Đồng, số 41, Paris, 31 December 1904).  Hồ sơ AVN Tanan 33 mô tả các sự căng thẳng có thể phát sinh giữa các dân làng người Việt theo Công Giáo và không theo Công Giáo.

23.              AOM Indochine D-450 (6).  “Cochinchine Francaise; Conseil Privé, Extrait du registre des délibérations,” 1 December 1879.

24.              Aymonier, Nos Transcriptions: Études sur les systèmes d’écriture en caractères européens en Cochinchine francaise (Saigon, 1886).

25.              L. Cadière, “La Question de quốc ngữ,” Revue Indo-Chinoise, 9 (15 May 1904), 784-788; 12 (30 June 1904) 872-876; 1 (15 July 1904), 58-63.

26.              A. Landes, “Notes sur le quoc ngu,” BSEI, 1886, 1st semester, 5-22, trích dẫn từ sự thỉnh cầu này.

27.              Cùng nơi dẫn trên.  Cũng xem, bài viết của Landes, “Notes sur la langue et la litérature annamite,” Excursions et Reconnaissances, VIII (1884), 119-130.

28.               Các quan điểm của Aymonier được tŕnh bày trong một số các ấn phẩm.  Ngoài quyển La Langue francaise en Indochine (Paris, 1891), xem La Langue francaise et l’enseignement en Indochine (Paris, 1890), “L’Enseignement en Indo-Chine” (một bài viết trong tờ báo ở Paris, tờ Le Temps. Ngày 17 October 1889), và AOM Indochine A-00 (32) “Situation politique en Indochine,” Vichy, 18 August 1889.

29.              E. Roucoules, “Le Fransais, le quoc-ngu et l’enseignement publique en Indochine: Réponse à M. Aymonier,” BSEI, 1890, 1st semester, 6-10.

30.              AVN S. L. 394 Thư ông [Trần Bá] Lộc gửi Thống Đốc Le Myre de Vilers, 17 December 1879.

31.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ, 1897-1898), 2 December 1897, 152.  Sự tŕnh bày của ông Thọ về tờ báo là chính xác.  Các số phát hàng trong các năm sau này có đăng tải nhiều quảng cáo về dược phẩm cầu chứng, vốn tự mô tả là thuốc toàn khoa trị đủ thứ bịnh.

32.              Tran Ba Tho, “La Piété filial (Préceptes de la morale confucéence).” BSEI, LIV (1908). 1st semester, 57-156.

33.              Cùng nơi dẫn trên, trang 57-59.

34.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ 1906), 17 November 1906, 143-144.

35.              Le Van Phat, “Intreoduction des caractères chinoisdans le programme de l’enseignement indigène,” BSEI, LIV (1908, 1st semester, 189.

36.              Conseil Colonial, (khóa họp thường lệ 1897-1898), 2 December 1897, 152.

37.              A. Schreiner, “Conférencesur l’enseignement en Indochine,” BSEI, LIV (1908) 1st semester, 171-172.

38.              Nam Kỳ (quoc ngu ed.) 18 November 1897.

39.              Phần này xuất hiện trong năm 1898.

40.              Về một số bài tường thuật về biến cố này, xem Coulet, Les Sociétés secrètes, 12-13, và Bulletin du Comité de l’Asie Francaise, 93 (December 1908).

41.              Thí dụ, xem các số ra ngày 3 và 17 December 1907.  Tờ báo cũng ấn hành một phụ trương bằng tiếng Pháp tố cáo sự chế ngự kinh tế của Hoa Kiều.  Phụ trương ngày 10 December 1907 có đề cập đến các thương gia Hoa kiều như các “ác quỷ hút máu bẩn thỉu.”

42.              Nông Cổ Mín Đàm, 3 December 1907.

43.              Đoàn Thị Do [?], Le Journalisme au Viet Nam et les périodiques vietnamiens conservée à la Bibliothèque Nationale (Paris, 1958).

44.              Conseil Colonial (khóa họp thường lệ 1901), 2 November 1901, 130.

45.              Anon, La Pollitique indigène en Cochinchine (Saigon, 1905)./-

 

 

----

Nguồn: Milton E. Osborne, The French Presence in Cochinchina and Cambodia, Rule and Response (1859-1905), Ithaca and London: Cornell University Press, 1969, Chương 8: Education and Quốc Ngữ, A Qualified Triumph, các trang 156-171.      

 

Ngô Bắc dịch và chú giải

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o

© 2007 gio-o

 

 

giới thiệu tài liệu qúi: bấm vào đây để đọc và tải xuống "Sách Quan Chế", sách cổ in năm 1888 của Paulus  Của. V́ là tài liệu qúy nên có thể Google không cho tải nhiều lần. Qúi vị lưu ư