Chủ Đề: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Lời Người Dịch:

 

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….

 

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”

 

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

 

1.Sun Dreyer
VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:
V̉NG XOÁY TRÔN ỐC SỰ VẤN ĐỀ VÀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM (1979)
One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War (1979)
.

 


2. Steven J. Hood,
BẮC KINH, HÀ NỘI, VÀ ĐÔNG DƯƠNG –
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI SỰ ĐỤNG ĐỘ
(Beijing, Hanoi, and Indochina – Steps to the Clash,
trong quyển Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War, 1992.

 


3. Zhang Xiaoming,
ĐẶNG TIỂU B̀NH VÀ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC
ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH
VỚI VIỆT NAM
(Deng Xiaoping and China’s Decision to Go to War with Vietnam),
Journal of Cold War Studies, Summer 2010, vol. 12, No. 3, 3-29.

 


4, Nicolas Khoo,
HỒI KẾT CUỘC CỦA
MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:
Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và
Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam, 1975-1979
trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination
of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

 

 

5. Herbert S. Yee,
CUỘC CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:
CÁC ĐỘNG LỰC, CÁC TÍNH TOÁN VÀ
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
trong quyển The Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives,
Calculations and Strategies, China Report (xuất bản
tại New Delhi, India), Bộ 16, số 1, 1980, các trang 15-32.

 

6. Edward C. ODow’d,
CHIẾN DỊCH NĂM 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.


 

7.  Edward C. ODow’d,
TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN, THÁNG HAI – THÁNG BA 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

 

8. Alexander Woodside, Chủ Nghĩa Dân Tộc và Sự Nghèo Đói Trong Sự Tan Vỡ Các Quan Hệ Trung Quốc Việt Nam (“Nationalism and Poverty in the Breakdown of Sino-Vietnamese relations”), Pacific Affairs 52 (Fall 1979)

 

9. John M. Peppers, Chiến Lược Trong Sự Xung Đột Cấp Vùng: Một Trường Hợp Nghiên Cứu Về Trung Quốc Trong Cuộc Xung Đột Đông Dương Thứ Ba Năm 1979 (Strategy In Regional Conflict: A Case Study of China In The Third Indochina Conflict of 1979), U.S. Army War College, Carlisle Barracks, 2001.

 

10. Chen C. King, Chiến Tranh của Trung Quốc Đánh Việt Nam: Một Sự Phân Tích Quân Sự (“China’s War Against Vietnam: A Military Analysis”), Journal of East Asian Affairs, no. 1 (1983): 233-63.

 

11. Harlan W. Jenks, Cuộc Chiến Tranh ‘Trừng Phạt’ của Trung Hoa Dành Cho Việt Nam: Một Lượng Định Quân Sự (“China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment”, Asian Survey 14, no. 8 (1979): 801-15.

 

12. William J. Duiker, “T́m Hiểu Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam (“Understanding the Sino-Vietnamese War”), Problems of Communism, 38, no. 6 (1989): 84-88.

 

13. Dennis Duncanson, Chiến Tranh Việt Nam của Trung Quốc: Các Yêu Cầu Chiến Lược Mới và Cũ (“China’s Vietnam War: New and Old Strategic Imperatives”), The World Today, 35, no. 6 (1979): 241-48

 

14. Douglas E. Pike, Cộng Sản Đấu Cộng Sản Tại Đông Nam Á (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.

 

15. Zhang Xiaoming, Chiến Tranh Năm 1979 Của Trung Quốc Với Việt Nam: Một Sự Tái Thẩm Định, (“China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”), The China Quarterly, các trang 851-874

 

16. Daniel Tretiak, Chiến Tranh Việt Nam Của Trung Quốc: Các Hậu Quả (“China’s Vietnam War and Its Consequences”), The China Quarterly 80 (1979): 740-67.

 

17. James Mulvenon, Các Giới Hạn Của Ngoại Giao Cưỡng Bức: Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979 (The Limits of Coercive Diplomacy: The 1979 Sino-Vietnamese Border War), Journal of Northeast Asian Studies; Fall 95, Vol. 14 Issue 3, từ trang 68, 21trang.

 

18. Henry J. Kenny, Các Nhận Thức Của Việt Nam Về Cuộc Chiến Tranh Năm 1979 Với Trung Quốc (“Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China”), trong quyển Chinese Warfighting: The PLA Experience since 1949, các trang 217-241, đồng biên tập bởi Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt.

 

19. Phụ Lục: Các tài liệu của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Trung Quốc về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979: Các báo cáo và kiểm điểm của 13 đơn vị quân đội Trung Quốc đă tham gia vào Chiến Dịch 1979 xâm lăng Việt Nam.

 

Các bài nghiên cứu quan trọng khác sẽ được cập nhật khi cần thiết.

 

 

Edward C. O’Dowd

Marine Corps University, Quantico

 

TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN

THÁNG HAI – THÁNG BA 1979

 

Ngô Bắc dịch

Lời Người Dịch:

       Tiếp theo đây là bản dịch Chương 4 trong nguyên bản tŕnh bày chi tiết về Trận Đánh Lạng Sơn, Tháng Hai – Tháng Ba 1979, và Chương 10: Kết Luận, của quyển Chinese Military Sreategy In The Third Indochina War – The Last Maoist War, công tŕnh nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến nay về Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Trung – Việt năm 1979 của tác giả  Edward C. O’Dowd.

       Mở đầu chương kết luận, tác giả đă ghi nhận rằng các tài liệu liên quan đên cuộc chiến ngày càng ít được ấn hành tại cả Trung Cộng lẫn Việt Nam.  Về phía Trung Cộng, tác giả nhận xét rằng v́ Trung Quốc bị bại trận, xét về mặt quân sự thuần túy, nên họ đă t́m cách tự giải tội một cách vội vă và không muốn bàn thảo hay nhác nhở ǵ đến sự xấu hổ này và mong thế giới v́ thế cũng sẽ quên đi.  Thái độ này chẳng khác ǵ việc từ lừa dối ḿnh.

       Độc giả cũng sè t́m thấy các lư do của sự vắng bóng một cách kỳ lạ các sự thảo luận và ấn hành tài liệu về cuộc chiến tranh này từ phía Việt Nam nơi  phần mở đầu  của chương kết luận.

***

 

“Friendship Pass.  How bitter the name …” :“Hữu Nghị Quan, cái tên sao chua chát …”1

Nguyễn Duy, “Lạng Sơn, 1989”.

 

       Hữu Nghị Quan, một khoảng trống hẹp nằm giữa các ngọn đồi thấp và các mỏm đá vôi trồi lên trên mặt đất, là một con đường thường được sử dụng bởi các đạo quân Trung Quốc t́m cách xâm lăng Việt Nam.  Khi các xe tăng của QĐGPNDTQ (PLA) lăn bánh xuống phía nam xuyên qua cửa ải trong Tháng Hai 1979 hướng tới Lạng Sơn, một thành phố nhỏ cách khoảng mười tám cây số phía nam biên giới là thị trấn đáng kể đầu tiên trên đường tiến quân, chúng đă đi theo một con lộ mà tất cả các đội quân nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh đều từng sử dụng.  Trong mỗi cuộc xâm lăng trong quá khứ, phía Trung Hoa đă bị đánh bại hay, khá nhất, đối diện với một chiến thắng đắt giá.  Lịch sử sắp sửa tự nó tái diễn (Bản Đồ 9).

       Khi các đội quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ tại Lạng Sơn trong năm 1979, các khuyết điểm của sự huấn luyện theo chủ thuyết họ Mao của QĐGPNDTQ đă bị bộc lộ một cách thô bạo.  Trong Cuộc Nội Chiến Trung Quốc, các chiến dịch đầu tiên tại Hàn Quốc trong năm 1950 và 1951, và Cuộc Chiến Tranh Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962, quân đội Trung Quốc đă giao tranh “các trận đánh tốc quyết: battles of quick decision”.  Tại Lạng Sơn, QĐGPNDTQ đă đánh một trận đánh chậm chạp, bất quyết sử dụng các chiến thuật phù hợp với thế kỷ thứ mười chín hơn là vào cuối thế kỷ thứ hai mươi.  Sự tiếp vận làm nó bị thất bại, và sự tiến quân do đó có tính cách lác đác, lẻ tẻ chứ không phải là các loạt tấn kích trôi chảy, có tiêu điểm như đă hoạch định.  Và nó đă không sử dụng pháo binh của nó một cách hữu hiệu, nhiều lần thất bại trong việc khai quang lối tiến cho các đợt tấn công của bộ binh Trung Quốc.  Hết lần này đến lần khác, bộ binh đă lao vào một trận băo của hỏa lực tự động mà sự khai pháo chính xác có thể dặp tắt được.

       Mối quan hệ giữa cấp lănh đạo và quân lính bị chỉ huy (guan bing yizhi: quan binh nhất trí?) trong các đoàn quân Trung Quốc tuy thế c̣n tốt, và sự ràng buộc mạnh mẽ giữa các cán bộ và lính trưng tập đă giữ được tinh thần cao: 2 các binh sĩ nhiệt thành tuân theo các mệnh lệnh của các lănh đạo của họ, và ngay cả khi các cuộc tấn công liên tiếp bị thất bại, họ vẫn sẵn sàng để tấn công một lần nữa.  Nhưng sự kết hợp này của động lực cá nhân cao độ với sự yểm trợ pháo binh yếu kém, một hệ thống tiếp vận khiếm khuyết, 3 và sự tin tưởng đặt sai chỗ của giới lănh đạo Trung Quốc vào các chiến thuật của các đội h́nh bộ binh tập trung đông đảo là một sự hỗn hợp chết người.  Trong năm 1979, QĐGPNDTQ cho thấy rằng, sau gần hai mười năm theo chủ thuyết họ Mao, nó là một quân đội vô hiệu năng một cách thê thảm.

       Chương sách này khảo sát chi tiết trận đánh Lạng Sơn đă được đề cập lần đầu nơi Chương 4 [trong nguyên bản, đă dịch và đăng tải trước đây, chú của người dịch] và xác định các khó khăn mà QĐGPNDTQ gặp phải trong cuộc giao tranh chua chát đó.  Với cả hai bên, Lạng Sơn đă là trận đánh quan trọng nhất của chiến dịch, và lực lượng tấn công Lạng Sơn th́ ngang bằng hay khá hơn các lực lượng mà Trung Quốc đă thảy vào các cuộc tấn công đánh vào Cao Bằng và Lào Cai.  Sự tiến hành chiến dịch tại khu vực Lạng Sơn và các kết quả của nó do đó là một chỉ dẫn có giá trị cho khả năng hay nhất mà QĐGPNDTQ có thể làm được trong năm 1979.

 

Bản Đồ 9: Trận Đánh Lạng Sơn (1979)

 

SỰ CỦNG CỐ

       Nh́n từ một quan điểm quân sự, Lạng Sơn, 18 kilomét nam Hữu Nghị Quan và chỉ cách 154 kilômét bắc Hà Nội, là địa điểm quan trọng nhất trên biên giới dài 1,281 kilomét giữa Trung Quốc và Việt Nam.  Dưới thời nhà Tống, các chiến lược gia Việt Nam đă ước lượng quân đội Trung Hoa sẽ chỉ cần có bốn ngày để băng qua khoảng cách từ cửa ải đến Hà Nội (lúc đó được gọi là Thăng Long) khi sử dụng con đường xuyên qua Lạng Sơn. 4 Trong năm 1979, chưa cần đến một ngày khi lái một chiếc xe vận tải hay du lịch xuyên qua quăng đường này. 5

       Lịch sử của Lạng Sơn như một con đường xâm lăng cho các đội quân Trung Hoa và sự gần cận của nó với Hà Nội là các yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn của Trung Quốc lấy thành phố này như trục chính yếu của các cuộc tấn công cho cuộc xâm lăng năm 1979.  Tuy nhiên, một yếu tố khác khiến cho nó hấp dẫn không thể cưỡng lại được: Lạng Sơn là điểm tụ họp cho các quốc lộ 1A, 1B, 4A và 4B của Việt Nam và đường hỏa xa sang Trung Quốc. 6 (Phía Việt Nam rất nhậy cảm về các tuyến giao thông này đến nỗi quyển Atlas of Land Routes, một quyển sách “bí mật” ấn hành bởi Tổng Cục Hậu Cần của QĐNDVN  trong năm 1980, không phơi bày các đường bộ và hỏa xa chạy tới biên giới.) 7

       Cuối năm 1978, Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPNDTQ đă giao phó cho các Quân Đoàn 55, 54, và 43 của Trung Quốc nhiệm vụ quan yếu là đánh chiếm Lạng Sơn.  Quân Đoàn 55, một đơn vị thuộc Quân Khu Quảng Châu, có một khoảng cách tương đối ngắn để di chuyển đến khu việc biên giới.  Các Quân Đoàn 54 và 43, thuộc Quân Khu Vũ Hán, ngược lại, phải đi 1,000 cây số bằng đường hỏa xa và đường bộ để đến các điểm xuất quân của chúng.  Mỗi quân đoàn trong các quân đoàn này có ba sư đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh, và một trung đoàn pháo pḥng không.  Với đầy đủ cấp số, mỗi quân đoàn sẽ gồm khoảng 43,000 chiến sĩ và cán bộ. 8 Quân Khu Thành Đô cũng góp sức vào lực lượng tấn công, ít nhất cung cấp ba trung đoàn, chỉ được xác định là Đơn Vị 56037, Đơn Vị 56039, và Đơn Vị 56229. 9 Tổng cộng, QĐGPNDTQ đă bố trí khoảng 130,000 binh sĩ để bảo đảm cho một sự tốc quyết tại Lạng Sơn.

       Phía nam biên giới, Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam đă giao phó hồi giữa năm 1978 việc pḥng thủ thị trấn cho Sư Đoàn 3 QĐNDVN.Sư Đoàn, được chỉ huy bởi Nguyễn Duy Thưởng [hay Thường, Thượng, Thương?], đă được thành lập trong Tháng Chín 1965 tại tỉnh B́nh Đinh, thuộc Việt Nam Cộng Ḥa trước đây.  Nó đă từng là một khó khăn thường trực cho quân Mỹ và Nam Việt Nam trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́, và trong Tháng Tư năm 1975, sau rốt nó đă tiên phong cho cuộc tấn công vào Sàig̣n. 10 Với đầy đủ cấp số, Sư Đoàn 3 có khoảng 9,950 quân nhân trong sổ điểm danh của nó, 11 phần lớn các thành viên gồm ba trung đoàn lính Bắc Việt sáng lập đă xâm nhập vào Nam Việt Nam hồi đầu thập niên 1960.  Để pḥng thủ Lạng Sơn, các tiểu đoàn thuộc lực lượng địa phương của Thành phố Lạng Sơn, các huyện Văn Lăng và Cao Lộc đă được gioo phó cho Sư Đoàn 3, và Trung Đoàn Pháo Binh 166 và Trung Đoàn Pháo Pḥng Không 272 đă được phái để bổ sung từ lực lượng trừ bị của Quân Khu Một. 12 Tổng số quân pḥng thủ có lẽ vào khoảng 13,000 binh sĩ.  Họ bị áp đảo bởi tỷ lệ 10 trên 1. 13 Mặc dù phía Việt Nam có thể trông chờ ở dân chúng địa phương thân thiện, xác xuất hy vọng không nhiều.

       Gắng sức để tạo hiệu quả tốt nhất của các cơ may của ḿnh, Sư Đoàn 3 đă đào hào bám trụ.  Đến Tháng Một 1979, binh sĩ của nó đă xây dựng được gần 20,000 công sự trên chiến trường, kể cả sáu mươi cây số đường hào pḥng thủ, và đă di chuyển một khối lượng đất được ước lượng là 113,500 mét khối.  Sự ngụy trang, các băi ḿn, và một loạt các chướng ngại vật được bố trí một cách tài t́nh làm cho các công sự pḥng thủ trở nên đáng nể sợ hơn nữa.  Các binh sĩ của sư đoàn cũng đă đổ mồ hôi qua sự huấn luyện về kỹ thuật và chiến thuật, và luôn luôn được chỉ dậy và phủ dụ bởi các cấp chỉ huy và các chính ủy của họ hăy quyết tâm trên chiến trường. 14

       Có năm hướng tiến tự nhiên đến Lạng Sơn, từ phía bắc, đông và nam, 15 mỗi hướng tiến có đường đi riêng của nó.  Phía Trung Quốc hoạch định tấn công dọc theo tất cả các con đường này, tràn ngập chúng với các lực lượng di chuyển nhanh của hai, ba sư đoàn hay nhiều hơn nữa.  Cuộc tấn công sẽ là một sự áp dụng phương châm của Mao Trạch Đông rằng các đội quân Trung Quốc phải giao tranh “các trận đánh tốc quyết trên các pḥng tuyến bên ngoài” (“wai xian de su juede jin gong zhan).  Sắp có một chiến thắng quyết định mau chóng tại Lạng Sơn. 16

       Tại mỏm cực tây bắc, Sư Đoàn 163 của Quân Đoàn 55, yểm trợ bởi một tiểu đoàn xe tăng bổ túc, sắp sửa di chuyển từ vị trí tấn công của nó tại biên giới, ở các cột mốc 15 và 16 để cắt đứt Xa Lộ 4A.  Việc này sẽ khước từ, không cho Lạng Sơn được có sự tái tiếp tế hay tăng viện từ Cao Bằng. 17 Một khi chiếm được xa lộ, Sư Đoàn 163 sẽ quay xuống phía nam để chiêm cứ Đồi 386 và Đồi 438.  Xa Lộ 4A cách xa chưa đầy 150 mét phía tây biên giới ở cột mốc 16 và khoảng cách theo đường chim bay từ cột mốc 16 đến Đồi 438 chỉ dài 3.5 kilômét.

       Sư Đoàn 164 của Quân Đoàn 55 và một tiểu đoàn xe tăng bổ sung sắp sửa tấn công phía nam từ Hữu Nghị Quan để chiếm giữ thị trấn Đồng Đăng (trong tiếng Hán kư âm là Tong Deng), cách xa chưa tới 4 cây số.  Một khi đạt được mục tiêu trung gian này, nó sẽ tiến tới Lạng Sơn, xa hơn mười lăm cây số về hướng nam.  Đường tiến của Sư Đoàn 164 sẽ dẫn nó trực tiếp xuống tới các tuyến đường bộ và hỏa xa tại thung lũng dài đến Lạng Sơn. 18

       Sư Đoàn thứ ba của Quân Đoàn 55, Sư Đoàn 165, không được sắp xếp để tham dự vào giai đoạn đầu tiên của chiến dịch và có lẽ đúng nhất được giữ làm quân trừ bị.

       Về phía đông của các vị trí của Quân Đoàn 55, Quân Đoàn 54 của Quân Khu Vũ Hán đă tập hợp gần các cột mốc biên giới số 19 và 20.  Quân Đoàn 54 sẽ phái một lực lượng di chuyển bên sườn cách xa đên phía đông của Đồng Đăng, để chiếm giữ thôn Tham Lung [Tam Lung?] nằm dọc hai bên Xa Lộ 4A và do đó cô lập Đồng Đăng khỏi Lạng Sơn. 19 Khoảng cách theo đường thẳng từ các cột mốc biên giới số 19 và 20 đến Tham Lung [?] không hơn tám cây số, nhưng địa thế đan xen bao gồm một dẫy các ngọn đồi có cao độ từ 600 đến 800 mét.  Để đến được Tham Lung đúng lúc hầu dựng lên một sự ngăn chặn hữu hiệu xa lộ, các binh sĩ của Quân Đoàn 54 sẽ cần phải di chuyển rất nhanh.  Để yểm trợ cho cuộc tấn công này, một đơn vị Trung Quốc khác sẽ tấn công và chiêm giữ thôn Ban Roi [?] để mở một con đường, theo phía Việt Nam, xuyên qua đó một đơn vị lừa, ngựa vận tải sẽ tái cung cấp cho các binh sĩ chung quanh Tham Lung. 20

       Vào khoảng hai mươi hay ba mươi cây số về phía đông nam, trách nhiệm cho một hướng tiến thứ nh́ quan trọng tới Lạng Sơn được giao phó cho Sư Đoàn 127 của Quân Đoàn 43.  Phóng ra cuộc tấn công của nó từ một vị trí nằm giữa các cột mốc biên giới 32 và 33, sư đoàn đă gặp một hướng tiến khó khăn nhất đến mục tiêu của nó so với bất kỳ đơn vị Trung Quốc nào được điều động đi đánh Lạng Sơn. Phía trước mắt là ba mười cây số đường chưa tráng nhựa, hẹp, uốn ḿnh từ biên giới Trung Quốc xuyên qua các ngôi làng tí hon Ban Xam [?] và Lục Quyên [?] và sau rốt đến một giao lộ với Xa Lộ 1A tại Cao Lộc.  Nếu nó thành công trong việc nhấn sâu đến đây, sư đoàn sẽ đoạt được một con đường tiến vào Lạng Sơn xuyên qua xă [? Subdistrict] Kỳ Lừa ở phía đông bắc của thành phố. 21

       Cuộc tấn kịch thứ ba của Trung Quốc vào Lạng Sơn sẽ đến từ phía nam của thành phố.  Đánh  ra từ các khu vực tập hợp của chúng gần các cột mốc biên giới 43 và 45, Sư Đoàn 128 và Sư Đoàn 129 của Quân Đoàn 43sẽ thúc quân xuyên qua Chi Mă (trong tiếng Hán kư âm Zhi Ma) và tấn công Lộc B́nh (tiếng Hán kư âm là Lu Ping), cách khoảng 10 cây số và là một thị trấn then chốt nằm dọc hai bên Xa Lộ 4B. 22 Chiếm giữ Lộc B́nh sẽ cô lập chiến trường Lạng Sơn khỏi bờ biển.  Một khi thị trấn đă chiếm đoạt được, các sư đoàn Trung Quốc sẽ hướng lên phía bắc để tấn công Lạng Sơn từ khu vực phía nam của nó.

       Quyền chỉ huy các cuộc hành quân của Trung Quốc tại Mặt Trận Lạng Sơn được giao cho XuShiyu (Hứa Thế Hữu?), tư lệnh Quân Khu Quảng Châu, và là nhân vật chịu trách nhiệm cho tất cả các lực lượng Trung Quốc sẽ tấn công từ tỉnh Quảng Tây.  Họ Hứa là một thành viên nổi tiếng của giới danh giá trong quân đội Trung Quốc.  Bảy mươi ba tuổi vào năm 1979, ông ta đă phục vụ trong quân đội trong Cuộc Nội Chiến và Chiến Tranh Chống Nhật Bản, chỉ huy một trung đoàn kỵ binh trong Cuộc Trường Chinh và trong năm 1937 đă phục vụ trong thời gian ngắn ngủi cùng Sư Đoàn 129 mà ông sắp chỉ huy trong năm 1979 như một bộ phận của Quân Đoàn 43.  Ông ta đă chỉ huy Quân Khu Nam Kinh từ 1954 đến 1974 và Quân Khu Quảng Châu từ 1974. 23 Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă nh́n nhận giá trị chính trị của sự phục vụ của họ Hứa trong năm 1969 bằng cách thăng cấp ông vào Bộ Chính Trị của Ủy Ban Trung Ương.

       Công tác chiến đấu sau cùng của họ Hứa là trong năm 1949, nhưng trong vai tṛ tư lệnh lực lượng xâm lăng, ông ta, trong bất kỳ trường hợp nào c̣n lâ mới được quyền tự quyết.  Ông ta đă có một khối lượng khổng lồ sự giám sát và trợ giúp, trước tiên và trên cùng từ Đặng Tiểu B́nh, Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trương Ương Đảng CSTQ.  Họ Đặng kiểm soát mọi khía cạnh của các cuộc hành quân của QĐGPNDTQ trên mọi mặt trận, 24 và theo tác giả Ruan Ming ông tin tưởng rằng cuộc xâm lăng Việt Nam sẽ diễn ra mau lẹ và trôi chảy như là các cuộc tấn công của Trung Quốc đă làm trong quá khứ. 25 Trong Cuộc Nội Chiến, họ Đặng đă phục vụ với tư cách chính ủy cho Đệ Nhị Quân Đoàn Dă Chiến của Liu Bocheng, khi ông ta tham dự vào các trận đánh tại miền trung Trung Hoa vốn thực sự là “các trận đánh tốc quyết”.  Phục vụ trong các chức vụ cao cấp trong đảng và chính phủ trong các thập niên 1950 và 1960, ông ta một lần nữa đă theo dơi sự thực hiện các chiến dịch mau lẹ, quả quyết của QĐGPNDTQ: trong cuộc xung đột năm 1962 với Ấn Độ  Thí dụ, phía Trung Quốc đă thực hiện hai cuộc tấn công riêng biệt, mỗi cuộc chiến kéo dài vài ngày, tại Cơ Quan Biên Cương Đông Bắc (Northeastern Frontier Agency) [? nhóm từ chỉ Cơ Quan này không rơ nghĩa trong toàn câu văn, hoặc do việc chấm câu sai, tạm phỏng đoán Cơ Quan Biên Cương Đông Bắc là nơi Đặng Tiểu B́nh theo dơi cuộc chiến tranh Trung – Ân năm 1962, chú của người dịch] và trong mỗi dịp đă xâm nhập khoảng 100 cây số sâu vào trong lănh thổ Ấn Độ. 26  Hơn nữa họ Đặng không thể nào không ghi nhận tốc độ mà các quân đội ngoại quốc đă thực hiện trong các chiến dịch gần đó.  Trong năm 1945, quân đội Sô Viết đă mau chóng đánh bại quân Nhật Bản tại Măn Châu trong một chiến dịch quyết định kéo dài từ ngày 9 đến 16 Tháng Tám, 1945. 27 Cuộc chiến tranh Ả Râp – Do Thái năm 1973 đă nh́n thấy các đội quân Do Thái chiếm được từ ba mươi đến bốn mươi cây số trong một ngày; và Bắc Việt Nam đă chinh phục Nam Việt Nam chưa đầy sáu mươi ngày; và gần nhất, cuộc tấn công gây tranh căi của Việt Nam tại Căm Bốt đă đạt được các mục tiêu của nó chỉ trong vài ngày giao tranh.  Đặng Tiểu B́nh cũng nhận thức được nhiều khó khăn đối diện với QĐGPNDTQ, nhưng ông rơ ràng cảm thấy rằng một cuộc tấn công mau lẹ quyết định vào Việt Nam vẫn nằm trong các khả năng của quân lực Trung Quốc.

       Sự giám sát của họ Đặng trên các cuộc hành quân có thể được đón mừng.  Trong nhiều phương diện, họ Hứa đă cần đến mọi sự giúp đỡ mà ông ta có thể có được.  Sự chỉ huy của ông bao gồm hai khu vực chính của các cuộc hành quân: Lạng Sơn và Cao Bằng, và tại khu vực Cao Bằng không thôi, ông có thể có năm quân đoàn hay các thành phần quan trọng của các quân đoàn đang hoạt động, rút ra từ hai hay ba quân khu riêng biệt.  Chỉ khoảng nhiều hơn một phần ba một chút các lực lượng Trung Quốc sắp xâm lăng Việt Nam từ các khu vực tập hợp của chúng trong tỉnh Quảng Tây là thuộc thường trực vào Quân Khu Quảng Châu của họ Hứa.  Hơn nữa, nếu cuộc chiến tranh kéo dài hơn một tuần lễ, các binh sĩ sẽ cần được tái tiếp tế -- và sự tái tiếp tế cho một lực lượng hỗn tạp, khổng lồ là một vấn đề phức tạp cho bất kỳ quân đội nào. 28

      Đối tác của họ Hứa về phía Việt Nam là một Nguytễn Duy Thương trẻ hơn nhiều.  Ông Thương đă chiến đấu tại Nam Việt Nam hồi đầu thập niên 1960, nhưng sự tham chiến đang ghi nhận đầu tiên của ông ta đă không xảy ra cho măi đên năm 1969, khi ông ta là tư lênh phó của Trung Đoàn 12, Sư Đoàn 3 đánh nhau với các binh sĩ của Nam Hàn tại tỉnh B́nh Định.  Ông thưởng đă trở thành tư lệnh Trung Đoàn 12 và trong cuộc tấn công của quân Bắc Việt hồi đầu năm 1972, ông ta đă hướng dẫn trung đoàn trong một cuộc tấn công ngăn chặn Quốc Lộ 19, cô lập các lực lượng Nam Việt Nam đang giao tranh tại Cao Nguyên Trung Phần.  Trong năm 1975, ông Thương được thăng làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 3, và với chức vụ này, ông ta đă hướng dẫn các cuộc tấn công của sư đoàn dọc theo Quốc Lộ 1 đưa đến sự sụp đổ của chính phủ Sàig̣n. Khi Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nh́ được kết thúc trong năm 1975, ông làm tư lệnh sư đoàn 3 khi sư đoàn này phục vụ như một sư đoàn trú đóng tại miền nam Việt Nam.  Vào Tháng Hai 1979, ông Thương đă có hơn mười năm kinh nghiệm chiến đấu với Sư Đoàn 3.

       Giống như họ Hứa, ông Thương chắc chắn đă nhận được sự cố vấn và giám thị.  Trong năm 1979, viên tướng nổi tiếng nhất của Việt Nam, Vơ Nguyên Giáp, đang ở vào năm phục vụ cuối cùng của ông ta với tư cách Bộ Trưởng Quốc Pḥng.  Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN là Văn Tiến Dũng, kiến trúc sư của “Đại Thắng Mùa Xuân” đă kết thúc một cách dứt khoát Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́, và Chu Huy Mân, một lănh tụ quan trọng trong cuộc tấn công sau cùng của cuộc chiến chống lại chính phủ Sàig̣n, là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chính Trị.  Cả hai ông Dũng và Mân đều đến thăm viếng Sư Đoàn 3 vào cuối năm 1978, và khi đến đó không có tài liệu về bất kỳ các buổi họp cao cấp nào mà họ có thể đă triệu tập, và gần như chắc chắn rằng các cuộc thăm viếng của họ có nội dung nhiều hơn là các sự củng cố tinh thần đơn giản cho các binh sĩ. 29 Ông Thương dù thế đă có một hồ sơ tốt với tư cách một tư lệnh chiến trường, và các tướng lĩnh Hà Nội xem ra bằng ḷng để cho ông ta đưa ra các quyết định riêng của chính ông.

       Kế hoạch pḥng thủ của phía Việt Nam th́ đơn giản.  Trung Đoàn 12 của Sư Đoàn 3 sẽ pḥng thủ khu vực bắc Lạng Sơn và chặn đứng sự tiến quân của Trung Quốc từ Hữu Nghị Quan dọc theo Xa Lộ 4A.  Trung Đoàn 141 sẽ pḥng vệ các hướng tiến phía đông và đông nam vào thành phố.  Tại ngay chính Lạng Sơn, Trung Đoàn 2 được giữ làm quân trừ bị của sư đoàn, được yểm trợ bởi Trung Đoàn Pháo Binh 68.  Sư Đoàn c̣n được yểm trợ tại Lạng Sơn bởi các thành phần của Trung Đoàn Pháo Binh 166 và Trung Đoàn Pḥng Không 272 của Quân Khu Một, bởi ba tiểu đoàn lực lượng địa phương, và bởi một số ít dân quân. 30 Các hoạt động dân quân được tổ chức duy nhất tại khu vực Lạng Sơn một cách khác xảy ra tại vùng phụ cận của Lộc B́nh và tại Mẫu Sơn và Long Dau [Long Đầu?], dọc theo tuyến sẽ là đường tiến quân của Sư Đoàn 128 của Trung Quốc.

 

CUỘC TẤN CÔNG TỪ PHÍA BẮC

 

Bản Đồ 10: Hướng Tiến Từ Phía Bắc Đến Lạng Sơn: Khu Vực Đồng Đăng – Thẩm Mô (1979)

 

Bản Đồ 11: Hướng Tiến Từ Phía Bắc Đến Lạng Sơn: Khu Vực Tham Lung – Khấu Mă Sơn (1979)

Vào 5:00 sáng ngày 17 Tháng Hai, trong khi sương mù buổi sáng vẫn c̣n bao phủ các ngọn đồi và gịng suối dọc theo biên giới, các loạt đạn pháo binh Trung Quốc đổ xuống khu vực Lạng Sơn (Các Bản Đồ 10 và 11).  Trong buổi tối, quân Trung Quốc đă xâm nhập biên giới, cắt đứt các đường dây điện thoại và phá hoại các kiến trúc quan trọng tại Đồng Đăng.  Vào một khoảng trước nửa đêm, Lao Majiu, một thành viên của Đại Đội Thám Thính thuộc Sư Đoàn 165, có lẽ đă trở thành tên lính Trung Quốc đầu tiên chết trong trận dánh Lạng Sơn. 32 Giờ đây, khi phía Việt Nam đáp trả hỏa pháo của Trung Quốc, trận chiến đă khởi sự mở màn.

       Mục tiêu đầu tiên của Quân Đoàn 55 Trung Quốc là Đồi 386, khoảng 1.5 cây số nam cột mốc biên giới số 16.  Các binh sĩ QĐNDVN pḥng thủ ngọn đồi nói rằng họ “đă ngạc nhiên khi nh́n thấy địch quân từng hàng nối tiếp nhau xông đến các vị trí của họ giống như một đàn kiến”.  Các binh sĩ Trung Quốc tràn qua khu vực quang đăng bằng phẳng nằm giữa cột mốc 16 và quân pḥng thủ trên ngọn đồi “giống như một cơn lũ ồ ạt”, miệng la to “Da, da!” (“Đả, đả”) khi đang chạy.  Tiếng kèn và c̣i đi kèm theo cuộc tấn kích.  Làn sóng người này lướt nhanh tời quân pḥng thủ Việt Nam và tràn ngập các vị trí pḥng thủ của họ.  Sư kháng cự trên Đồi 386 kết thúc một cách mau chóng, với 118 binh sĩ Việt Nam bị giết chết.  Các kẻ sống sót lùi dần xuống phía nam về địa thế dễ pḥng thủ hơn. 33

       Phía Việt Nam tiếp tục bám giữ các ổ kháng cự lẻ tẻ gần Hữu Nghị Quan và trong thị trấn Đồng Đăng, nhưng số đông lực lượng Việt Nam đă đào hào chiến đấu xa hơn về phía nam, dọc theo một chuỗi các ngọn đồi thấp cắt ngang thung lũng khoảng ba cây số nam Hữu Nghị Quan và 1 cây số nam Đồng Đăng.  Thôn Thẩm Mô tọa lạc tại trung tâm của tuyến này, trên một ngọn đồi thấp khoảng vài trăm mét phía nam giao điểm của các Xa Lộ 4A và 1B với đường ray xe hỏa chạy từ Lạng Sơn ở Việt Nam sang Nam Ninh, thuộc Trung Quốc.  Một cây số đông Thẩm Mô là Đồi 423 và xa hơn là đồi cao nhất chế ngự bên phía đông, Đồi 505.  Khoảng 750 mét phía tây của Thẩm Mô, cắt ngang một ngọn đèo xuyên qua đó có Xa Lộ 1B và đường xe hỏa, là Đồi 339.  Một nhánh núi dài, thấp chạy theo hướng tây bắc từ Đồi 339 khoảng 1,000 mét, cung ứng một tầm nh́n khống chế xuống khu đất nằm thấp phía trước Thẩm Mô và khắp Dang Dong [?, có lẽ sắp chữ lộn ngược, tức chỉ Đồng Đăng, chú của người dịch].  Xa hơn khoảng 1,000 mét về phía tây của Đồi 339 là Đồi 438.  Tuyến Thẩm Mô không phải là một vị trí pḥng thủ hoàn hảo, nhưng nó rất gần cận.

       Sau khi chiếm Đồi 386, phía Trung Quốc tiến đánh tuyến Thẩm Mô, nhiều tiểu đoàn của Sư Đoàn 165 thăm ḍ các công sự pḥng thủ Thẩm Mô, trong khi các binh sĩ của Sư Đoàn 164 đă tấn công vào Pháo Đài Pháp (French Fort), một tập họp các kiên trúc bằng đá trên Đồi Thẩm Mô và Đồi 339.  Theo cùng cách mà họ đă tấn công Đồi 386, các binh sĩ QĐGPNDTQ đă chạy lên sườn đồi theo từng đợt.  Lần này họ cũng được yểm trợ bởi các xe tăng, đến trong các nhóm nhỏ hai hay ba chiếc từ phía bắc trên Xa Lộ 4A.

       Các binh sĩ Trung cộng đă bị đẩy lui với các tổn thất nặng nề và đă đáp ứng bằng việc toan tính mở hai cánh bao vây.  Về phía đông, một sự di chuyển với tham vọng đi bọc đàng sau pḥng tuyến Việt Nam đă sẵn được khởi sự, dưới h́nh thức một móc câu rộng lớn nhắm tới xă Tham Lung [?Tam Lung] 34 Đơn Vị 33980 của Quân Đoàn 54 được giao phó việc băng ngang mười hay mười hai cây số các ngọn đồi lởm chởm răng cưa đến chiếm giữ Tham Lung [?]. 35 Mưu toan thứ nh́ liên can đến một cuộc tấn kích thôn Cồn Khoang [?], phía sau Đồi 339, và nói chung không cần nhiều tưởng tượng, là điều cần thiết phải làm để di chuyển lực lương tấn công giữa Đồi 438 và Đồi 339.  Tuy nhiên, nếu Cồn Khoang [?] có thể bị lấy mất, phía Trung Quốc sẽ có khả năng tấn công từng ngọn đồi liên tiếp trên pḥng tuyến bằng một cuộc tấn công từ ba mặt.  

       Phía Việt Nam đă phát hiện được lực lượng bao vây của Trung Quốc. 36  Tư Lệnh Trung Đoàn Nguyễn Xuân Khanh và Chính Ủy Trung Đoàn Đồng Sĩ Tài, ra lệnh cho đại đội chưa được giao phó nhiệm vụ sau cùng trên Đồi 339, Đại Đội 3 của Tiểu Đoàn 6 (Đại Đội 63) di chuyển đến Cồn Khoang để chặn đứng sự bao vây.  Khi Đại Đội 63 tấn công, vào khoảng 9 giờ sáng, nó bắt gặp phía Trung Quốc lồ lộ trên vùng đất thấp và các cánh đồng lúa.  Mặc dù chiến đấu với tỷ lệ bất lợi bốn hay năm trên một, phía Việt Nam đă có lợi thế được che phủ và đuổi quân Trung Quốc lùi về phía một trung đội Việt Nam đă di chuyển vào một vị trí ngăn chặn dọc hai bên đường rút lui của Trung Quốc.  Kết quả thật là tàn khốc.  Theo phía Việt Nam, một tù binh Trung Quốc sau này đă nh́n nhận rằng “vào ngày 17 Tháng Hai, một trong các tiểu đoàn của chúng tôi bị hủy diệt gần như hoàn toàn tại chân Đồi 438”. 37

       Trấn đánh dọc tuyến Thẩm Mô kéo dài cho đến 20:00 giờ ngày 22 Tháng Hai, với sự chiến đấu dữ dội của Trung Quốc để chọc thủng pḥng tuyến.  Lịch sử Sư Đoàn 3 Việt Nam tường thuật., “Mỗi ngày, chúng [Trung Quốc] đă phóng ra bẩy đến mười cuộc tấn công khác nhau, đôi khi sử dụng gần cả một sư đoàn để tấn công các vị trí được chống giữ bởi chưa tới hai tiểu đoàn binh sĩ chúng ta … Khi chúng tôi đập tan một trong các trung đoàn của chúng, chúng đơn giản phái một trung đoàn mới đến thay thế”. 38 Mọi người lính khả cung được thẩy vào trong cuộc tấn công.  Mặc dù dân quân Trung Quốc thường thực hiện sự vận chuyển hay đóng vai tuần cảnh tại các khu vực hậu tuyến, trong trận đánh ở pḥng tuyến Thẩm Mô, chúng thấy ḿnh nằm ngay trong tâm điểm của sự giao tranh.  Chỉ trong một thí dụ, trung đội phó dân quân Lu Tiangui nhận thấy ḿnh chỉ huy các lính tuần cảnh hỗn hợp gồm các binh sĩ của Quân Đoàn 55 và các dân quân trên Đồi 339. 39

       Hỏa lực của địch quân không phải là thử thách duy nhất đối với binh sĩ Trung Quốc trên chiến tuyến.  Chưa đầy một tuần bước vào chiến dịch, khi sự giao chiến tại phía bắc của Lạng Sơn ở vào mức độ dữ đội nhất của nó, các đơn vị Trung Quốc bắt đầu báo cáo các sự thiếu hụt thực phẩm và nước uống.  Đơn Vị 53514, một đơn vị thuộc Quân Đoàn 55 tham gia vào cuộc tấn công vào Đồi 339, báo cáo rằng đơn vị cao hơn của nó đă không gửi đến thực phẩm trong nhiều ngày và rằng các binh sĩ của nó đă không có ǵ ăn trong hai ngày. 40 Đơn Vị 53515, một đơn vị khác thuộc Quân Đoàn 55, cũng đă báo cáo một sự thiếu hụt thực phẩm và nước uống.  Các cán bộ đă hành động “một cách anh hùng” để bảo đảm rằng các binh sĩ và các thương binh nhận được các mẩu thức ăn sau cùng và vài giọt nước c̣n lại, nhưng tuyến tiếp tế của Trung Quốc, bất kể chỉ trải dài có bốn hay năm cây số sâu vào lănh thổ Việt Nam và chưa đến ba mươi cây số từ trạm đầu mối xe hỏa Pingxiang (tiếng Việt là Bằng Tường), đă thất bại. 41

       Sự dẻo dai của quân pḥng thủ Việt Nam buộc phải có sự thay đổi chiến thuật về phía Trung Quốc, và vào ngày 22 Tháng Hai, các chiến thuật này đă mang lại kết quả  khi Sư Đoàn 163, sư đoàn trừ bị của Quân Đoàn 55, sau cùng đă phá vỡ pḥng tuyến Thẩm Mô.  Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Song Baoshun, và Phó Chính Ủy Sư Đoàn, Li Shengfu, thừa nhận rằng các cuộc tấn công trực diện ồ ạt đă thất bại và đă chỉ đạo các đơn vị của họ thay vào đó thực hiện các cuộc tấn kích với đơn vị nhỏ quanh các cạnh sườn của các vị trí phía Việt Nam. 42 Phía Việt Nam tức thời nhận thấy sự thay đổi, nhận xét rằng phía Trung Quốc đă “mất nhiệt thành” cho các cuộc tấn công bằng nhóm đông người. 43

       Các chiến thuật mới của phía Trung Quốc tuy thế không được áp dụng một. cách phổ quát.  Phía sau lưng pḥng tuyến Thẩm Mô, các đơn vị Trung Quốc tấn công Tham Lung [?] bám chặt lấy các cuộc tấn công bộ binh ồ ạt.  Lực lượng Trung Hoa bao vây đă đến gần Tham Lung [?] vào cuối ngày 17 Tháng Hai và từ các vị trí trên Đồi 409 đă tức thời tấn công nhiều ngọn đồi gần thôn này.  Vào ngày 18 Tháng Hai, một cuộc phản công của Việt Nam bởi trung đoàn trừ bị của Sư Đoàn 3, Trung Đoàn 2 Bộ Binh, đă đẩy lui quân Trung Quốc trở về các khu vực tập hợp của chúng trên Đồi 409, Đồi 611 và Đồi 675,  chính từ đó đă ấn định khuôn mẫu cho vài ngày kế đó.  Pháo binh của cả hai bên tiếp tục khai hỏa ṛng ră suốt thời gian.

       Tuy nhiên, phía Việt Nam đă có thể củng cố các vị trí của họ bằng việc tăng cường hai khu vực đóng quân tí hon, Ban Phan [?] và Phai Mon [?], ngay sát phía bắc và phía đông của Tham Lung.  Họ cũng đặt được một khẩu đội các súng 85 li bắn nhanh trên Đồi 417, ở một vị trí trên cao nhiều hơn 1000 mét một chút ở phía nam thôn này.  Vào ngày 23 Tháng Hai, phía Trung Quốc cố gắng chiếm cứ Phai Mon [?], với các kết quả sơ khởi thật thảm hại: hàng trăm toán lính QĐGPNDTQ được phái tiến lên phía trước trong sáu đợt, và mọi cuộc tấn cống đều đă thất bại.  Sau mười hai đợt tấn công nữa trong suốt ngày, Tham Lung [?] và các ngọn đồi chung quanh bị thất thủ, nhưng các số tổn thất của Trung Quốc th́ đáng khiếp sợ. 44 Theo một sự nghe lén được của Việt Nam sự chuyển giao thông tin vào tối ngày 23 Tháng Hai, hơn 1000 binh sĩ Trung Quốc đă chết vào ngày đó trong các cuộc tấn công Tham Lung [?]. 45

       Trong ba ngày kế đó, từ 24 đến 26 Tháng Hai, đă có ít sự giao chiến trong khu vực Lạng Sơn.  Bất kể sự tan vỡ của pḥng tuyến Thẩm Mô, binh sĩ Sư Đoàn 3 Việt Nam tiếp tục bám chốt các ổ kháng cự tại Đồng Đăng và các ngọn đồi chung quanh Xa Lộ 4A, phóng ra các cuộc tấn công quấy rối vào các tuyến giao thông của Trung Quốc. Các lực lượng xâm lăng của Trung Quốc bị buộc phải ngừng lại và truy lùng họ, nhưng trong lúc đó họ cũng tái tập hợp.  Sư Đoàn 160 và Sư Đoàn 161 thuộc Quân Đoàn 54 rơ ràng sẵn sàng để tiến tới các cuộc tấn công, cùng với Quân Đoàn 55 đă chuẩn bị để di chuyển đến đánh Lạng Sơn.  Phía Việt Nam đă rút số các binh sĩ có thể giải chiến và dựng lên một pḥng tuyến mới từ Cốc Chủ đến Đồi 417, bên phía tây của Xa Lộ 4A tại Tham Lung [?]. 46  Quân pḥng thủ trên tuyến này chịu trách nhiệm việc giới hạn sự xuất nhập của Trung Quốc từ Tham Lung [?] và bảo đảm rằng xa lộ vẫn c̣n bị khóa lại.

       Vào 06:05 ngày 27 Tháng Hai, các cuộc tấn công của Trung Quốc tái lập.  Giao tranh trong phần sớm sủa của ngày này có tính cách thăm ḍ và không quyết đoán, khi phía Trung Quốc t́m cách làm quen với sự thay đổi từ các hàng quân tấn công tập trung ồ ạt sang các nhóm tấn công nhỏ, nhưng vào 14:00, phía Trung Quốc t́m thấy một nhược điểm trong sự pḥng thủ của Việt Nam.  Bất luận do may mắn, hay nhờ kỹ năng và một sự quyết tâm đáng nể, một đơn vị Trung Quốc, có thể là Đơn Vị 53503, 47 đă chọc thủng pḥng tuyến Việt Nam và chiêm cứ Khấu Mă Sơn [?] (trong tiêng hán kư âm là Koumashan), một đỉnh cao 800 mét trọng yếu vào khoảng bốn cây số tây-tây bắc Lạng Sơn.  Từ Khấu Mă Sơn, gần như mọi giao lộ then chốt gần thành phố có thể được quan sát và ngăn chặn.  Đỉnh cao cũng nh́n xuống tuyến pḥng thủ của Trung Đoàn 12 Việt Nam từ Cốc Chủ đến Đồi 417, vào khoảng năm cây số về phía tây bắc.

       Sự chiếm cứ Khâu Mă Sơn đặt bộ binh Trung Quốc đàng sau tuyến pḥng thủ chính của Việt Nam, và chỉ cách Xa Lộ 4A ba cây số.  Nếu phía Trung Quốc hành động một cách mau lẹ, họ có thể tiến xuống các sườn đồi từ Khâu Mă Sơn, cắt đứt xa lộ, và khiến cho Trung Đoàn 12 bị mắc kẹt đàng sau các chiến tuyến của Trung Quốc.  Lạng Sơn sẽ bị bỏ ngỏ trước sự tấn công.  Nhưng chính phía Việt Nam đă phản ứng trước.  Tư Lệnh Sư Đoàn 3 đă di chuyển các binh sĩ từ tuyến Cốc Chủ – Đồi 417, giờ đây bị bộc lộ và không c̣n giá trị chiến thuật, đến một chuỗi các vị trí mới nối liền Quân Hạ [?] và Keo Cang [?].  Các vị trí mới một lần nữa chặn đứng sự tiếp cận của Trung Quốc tới xa lộ. 48

       Các cấp chỉ huy Việt Nam cũng đă tại phối trí các lực lượng của họ ở nơi khác trong Mặt Trận Lạng Sơn.  Vào ngày 28 Tháng Hai, Trung Đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 327 được di chuyển tới pḥng tuyến.  Sư Đoàn 327 cho đến giờ này được giữ làm quân trừ bị gần Chi Lăng, nam Lạng Sơn, để ngăn chặn bất kỳ sự chọc thủng nào của quân Trung Quốc.  Trung Đoàn 42 được bố trí chung quanh huyện Kỳ Lừa, vào khoảng một cây số bắc thành phố Lạng Sơn và năm cây số từ trung tâm của nó, để pḥng vệ chống laị các lực lượng tiến tới thuộc Quân Đoàn 43 Trung Quốc giờ đây đang tiến tới từ Ban Xam [?] và Lục Quyên [?].  Đào hào chiến đấu quanh Kỳ Lừa, Trung Đoàn 42 cũng yểm trợ Trung Đoàn 12 bị suy yếu nặng nề tại các vị trí pḥng thủ của nó trên tuyến Quần Hạ [?] - Keo Cang [?], khoảng hai cây số xa hơn về phía bắc.

       Sự tái phối trí của quân pḥng thủ Việt Nam chỉ để lại Sư Đoàn 3 và Trung Đoàn 42 mới vừa thành lập để bảo vệ Lạng Sơn.  Tất cả các đơn vị khác của Việt Nam tại Mặt Trận Lạng Sơn giờ đây được bố trí bên dưới và phía tây sông Kỳ Cùng, thủy lộ bao quanh thành phố cho đến phía nam của nó.  Quân Đoàn 1, bao gồm các Sư Đoàn 308, 312, và 320, được tập hợp dọc theo Xa Lộ 1A, trên đường tiến về Hà Nội. 50 Ở đàng sau Quân Đoàn 1, các đơn vị của QĐNDVN tại Hà Nội được đặt trong t́nh trạng báo động và dân chúng Hà Nội được điều động để xây dựng các công sự pḥng thủ dọc Sông Cầu và tại các ngọn đồi ở Tam Đảo.  Các nhà lănh đạo Việt Nam đă không mất cảnh giác về mục đích chiến lược của họ: pḥng vệ Hà Nội.

       Từ 28 Tháng Hai đến 4 Tháng Ba, hai phía đă giao tranh một loạt các trận đánh dữ dội khi Trung Quốc cố gắng chọc thủng vào Lạng Sơn.  Sau sự thất trận ở Khâu Mă Sơn, trận đánh dọc trục Đồng Đăng – Lạng Sơn bị chặt nhỏ ra thành một chuỗi các vụ giao tranh xem ra không liên hệ với nhau, nhưng đă không dễ dàng hơn chút nào cho phía Trung Quốc.  Mặc dù Trung Đoàn 42 Việt Nam giờ đây bị giảm sút nhiều về sức mạnh, nó tiếp tục tranh đấu một cách tích cực các ngọn đồi dọc theo Xa Lộ 1B: một tiểu đoàn đă phục kích một đơn vị Trung Quốc trên xa lộ vào ngày 2 Tháng Ba, và các đại đội và tiểu đoàn khác đă chiến đấu giành Đồi 607 và Đồi 649. 51 Xa hơn về phía tây, nơi sẽ được chứng minh là điểm sâu nhất của sự xâm nhập của Trung Quốc trong trận chiến, binh sĩ QĐGPNDTQ gần Ban Lan [?] tiếp tục đối diện với các khó khăn tiếp vận và chiến thuật.  Pḥng thủ một ngọn đồi không được xác định danh xưng chống lại các cuộc tấn công liên tiếp của Việt Nam, một đại đội của Đơn Vị 56037 đă mất đi một phần ba quân số của nó trong giai đoạn từ 2-10 Tháng Ba.  Các binh sĩ Trung Quốc hơn nữa đă giao tranh mà không có sự yểm trợ, khi đơn vị mẹ của đại đội ngừng không gửi thực phẩm đến các binh sĩ bị bao vây của nó. Viên chỉ huy đại đội đă cần phải thực hiện một chuyến du hành khứ hồi mười cây số, hai lần mỗi ngày, để mang 25-30 kilograms đồ tiếp tế hầu nuôi ăn toán lính của ông ta. 52

       Vào ngày 2 Tháng Ba, Bộ Tổng Tham Mưu tại Hà Nội đă tái phối trí các đơn vị pḥng thủ tại vùng Lạng Sơn thành Quân Đoàn 5 và đă ra lệnh cho Sư Đoàn 3 từ bỏ việc pḥng thủ thành phố.  Sư Đoàn 3 bị đánh tả tơi được biến thành quân trừ bị của quân đoàn và vào ngày 4 Tháng Ba được chỉ thị tái tổ chức cho các cuộc hành quân trong tương lai.  Trung Đoàn 12, tuy thế, vẫn c̣n bị cắt đứt khỏi đơn vị mẹ của nó, được lệnh bám chặt vị trí của nó tại các ngọn đồi dọc Xa Lô 1B. 53 Ít chi tiết được hay biết về số phận của Trung Đoàn 42 tại Kỳ Lừa, nhưng điều có thể giả định rằng nó đă được chỉ thị rút lui khỏi Lạng Sơn cùng lúc với Sư Đoàn 3.

 

CUỘC TẤN CÔNG TỪ PHÍA NAM

 

Bản Đồ 12: Hướng Tiến Từ Phía Nam Đến Lạng Sơn: Khu Vực Chi Mă – Lộc B́nh (1979)

 

Bản Đồ 13: Hướng Tiến Từ Phía Nam Đến Lạng Sơn: Khu Vực Lộc B́nh – Lạng Sơn (1979)

 

 

       Tấn công từ phía nam và phía đông của Lạng Sơn, Quân Đoàn 43 Trung Quốc đă băng ngang qua một khoảng cách xa hơn đến cùng mục tiêu so với các Quân Đoàn 55 và 54, nhưng các kinh nghiệm của nó trong hai tuần lễ rưỡi sau ngày 17 Tháng Hai một cách nào khác đều rất giống nhau (Các Bản Đồ 12 và 13).  Quân Đoàn 43 đă có hai con đường tiến vào Lạng Sơn từ biên giới: đi dọc qua các con đường này và với gần như các cơ hội không giới hạn cho sự phục kích dành cho Trung Đoàn 141 Việt Nam. 55

       Di chuyến từ phía tây trên đỉnh cực bắc của hai con đường, một con đường trải đá rời, dùng cho thời tiết tốt, chạy từ các cột mốc biên giới 32 và 33 đến Xa Lộ 4A tại Kỳ Lừa, Sư Đoàn 129 Trung Quốc tức thời gặp khó khăn.  Vào ngày 27 Tháng Hai, nó đă bị đánh trả một cách lê lết bởi Trung Đoàn 141 đến nỗi nó đă chỉ tiến được năm cây số tới Ban Xam.  Vào ngày 2 Tháng Ba, và đă tung ra các quân trừ bị cuối cùng của ḿnh, Sư Đoàn 129 đă đến được huyện Kỳ Lừa của Lạng Sơn, nhưng quá trễ để ảnh hưởng đến trận đánh.  Phía Việt Nam đă sẵn khởi sự di chuyển Sư Đoàn 3 ra khỏi thành phố. 56

       Tại hướng tiến phía nam tới Lạng Sơn, Sư Đoàn 127 và Sư Đoàn 128 băng qua biên giới tại Chi Mă (tiêng Hán phiên âm là Zhi Ma), đi sâu mười cây số trên một con đường dùng trong thời tiết tốt tới một thị trấn nhỏ, Lộc B́nh (tiêng Hán kư âm là Lu Ping). 57 Cũng giống như kinh nghiệm của Sư Đoàn 129, tiến độ th́ chậm chạp: Lộc B́nh đă chỉ thất thủ vào ngày 28 Tháng Hai, sau mười một ngày giao tranh.  Lạng Sơn hăy c̣n nằm cách xa hai mười cây số, phía bắc trên Xa Lộ 42. 58 Sự đề kháng của Việt Nam vẫn c̣n mạnh mẽ, nhưng điều bắt buộc đối với các dơn vị Trung Quốc rằng chúng phải gia tăng nhịp độ tiến quân, và chúng đă t́m cách làm như thế với các cuộc tấn công trực diện, tập trung đông đảo quân số nhất mực.  Họ đă tấn công bằng các thân xác binh sĩ xiết chặt hàng ngũ đến nỗi một kẻ ngă xuống một kẻ khác sẽ tức thời xuất hiện thay vào vị trí của kẻ ngă xuống (qian pu hou ji). 59

       Cuộc tiến quân của Trung Quốc băng ngang sông Kỳ Cùng tại Phiêng Phuc [?] (tiêng Hán kư âm là Pianfu), theo một tuyến xuyên qua các ngọn đồi phía tây Xa Lộ 4B.  Sự pḥng vệ của Việt Nam tại đồi Me Mai (tiêng Hán kư âm là Mimaishan) sau rốt bị sụp đổ trước sự tấn công của Trung Quốc: phi trường Mai Pho [?] và Đồi 391, phía đông nam Lạng Sơn, đă thất thủ vào tối ngày 4 Tháng Ba; và hai sư đoàn đă tiến vào thành phố hôm 5 Tháng Ba. 60 Quân pḥng thủ Việt Nam đă khởi sự cuộc triệt thoái của họ ba ngày trước đó.

       Sự kháng cự của phía Việt Nam bị áp đảo về quân số nặng nề trên đường tiến tới Lạng Sơn thật quá hữu hiệu và các sự tổn thất về phía Trung Quốc quá lớn đến nỗi QĐGPNDTQ đă bị buộc phải thực hiện sự tăng viện sớm sủa cho các đơn vị tiền tuyến của nó.  Trong số các đơn vị bị ném vào trận đánh một cách bất ngờ là các khóa sinh Trường Lục Quân Quân Khu Quảng Châu (Guangzhou junqu bubing xuexiao), các kẻ đă gia nhập Quân Đoàn 43 gần Lộc B́nh và đă giao chiến trên đường đến Lạng Sơn. 61 Các khóa sinh từ quân trường ít nhất đă thực hiện một sự góp phần đáng kể cho chiến dịch.

       Các huấn luyện viên pháo binh Zhang Shulin và Shi Ling ghi nhận rằng sự yểm trợ pháo binh của bộ binh Trung Quốc th́ yếu kém.  Lính pháo binh QĐGPNDTQ đă khai hỏa các khẩu súng của họ với ít sự hay biết về vị trí chính xác của các mục tiêu của họ.  Hướng khai hỏa của họ đôi khi chỉ dựa trên sự quan sát về nơi chốn mà bộ binh có vẻ sẽ bắn ra.  Ở những lúc khác, họ sẽ chỉ phóng ra một bức tường pháo yểm trợ tổng quát, trong một trường hợp đă ghi nhận 250 quả trong bẩy phút, 62 và sau đó sẽ ngừng bắn.  Khá nhiều quân pḥng thủ nhất định đă sống sót qua các loạt pháo yểm trợ này bởi phía Việt Nam đă tái lập sự pḥng thủ của họ gần như không suy suyển.  Hơn nữa, QĐGPNDTQ đă có ít sự hiểu biết về cách thức bố trí hữu hiệu nhất pháo binh của nó trên chiến trường.  Pháo binh ít hữu hiệu nhất khi được khai hỏa ở tầm ngắn  mà không sử dụng đến các sự quan sát và không có sự lựa chọn mục tiêu thích đáng, song các xạ thủ Trung Quốc, trưng dẫn nhiệt t́nh của họ Mao về việc “loại trừ kẻ địch ở tầm sát cận” (jin zhan jian di) thường sẽ đẩy khẩu pháo của họ sát gần quân Việt Nam từ 150 mét đến 200 mét. 63 Điều này không chỉ hạn chế sự chính xác của các xạ thủ, mà c̣n đặt họ trong tầm dễ dàng của sự khai hỏa vũ khí nhỏ của các đối thủ của chúng.  Trong sự nhiệt t́nh của nó đối với các nguyên tắc quân sự của họ Mao, QĐGPNDTQ đă cắt giảm tầm hữu hiệu của pháo binh của nó xuống bằng pháo binh của Napoléon 160 năm trước đây.  [Các huấn luyện viên] Zhang và Shi, từ lợi thế của họ ở tuyến đầu của cuộc tấn công của Trung Quốc, tŕnh bày cho các xạ thủ cách thức tính toán các dữ liệu khai hỏa, và nhờ đó, trong các giai đoạn sau này của trận đánh chiếm Lạng Sơn, cung cấp sự yểm trợ chính xác cho bộ binh gặp khó khăn tiến về phía trước. 64

SỰ PH̉NG THỦ CỦA VIỆT NAM

       Sự bố trí ngày 28 Tháng Hai Trung Đoàn 42 Việt Nam cho việc pḥng thủ Kỳ Lừa đă đánh dấu một sự khai triển quan trọng trong sự pḥng thủ Lạng Sơn.  Điều này làm bằng cớ rằng phía Việt Nam đă khởi sự xây dựng một sự pḥng thủ sâu dầy giữa Lạng Sơn và Hà Nội; đó cũng là sự bố trí đầu tiên một đơn vị trừ bị của Việt Nam, báo trước sự đến nơi của các sư đoàn mới tại các khu vực nam và tây Lạng Sơn.

       Bộ Quốc Pḥng tại Hà Nội, đă tái lượng định sự đe dọa của Trung Quốc, bắt đầu tái duyệt sự pḥng thủ của nó.  Vào ngày 2 Tháng Ba, Hà Nội đă thành lập Quân Đoàn 5 tại Quân Khu Một, thu vén tất cả về dưới một chiếc dù duy nhất các sư đoàn 3, 327, 337, 338, và 347. 65 Cùng ngày, nó đă ra lệnh cho Sư Đoàn 3 từ bỏ sự pḥng thủ Lạng Sơn, và kéo về làm thành phần trừ bị của quân đoàn.  Hai ngày sau đó, bộ chỉ huy của quân đoàn mới ra lệnh cho Sư Đoàn 3 bắt đầu tự tái tổ chức cho các cuộc hành quân tương lai.

       Khác với việc ném các sư đoàn bổ túc vào trận đánh giữ Lạng Sơn, giới lănh đạo tại Hà Nội rơ ràng đă quyết định giới hạn sự xâm nhập của Trung Quốc vào thành phố.  Lạng Sơn đă bị hy sinh cho QĐGPNDTQ để đổi lấy cơ hội xây dựng một sự pḥng thủ mạnh hơn nhiều, sử dụng các sư đoàn mới, ở phía nam và phía tây sông Kỳ Cùng.  Như một phần của sự pḥng thủ này, phần c̣n lại của Sư Đoàn 327 được di chuyển đến khu vực nam Lạng Sơn, và Sư Đoàn 337 được lệnh dựng lên các vị trí pḥng thủ phía nam sông Kỳ Cùng gần cầu Khánh Khê. 66

       Các sư đoàn mới cũng được bố trí tại các vị trí pḥng thủ dọc theo Xa Lộ 1A trong vùng phụ cận Đồng Mô, 37 cây số nam Lạng Sơn.  Các ngọn núi dốc thẳng đứng chạy ven bờ xa lộ tại địa điểm này khi nó xuyên qua một thung lũng dài bốn cây số và rộng đến một cây số.  Đồng Mô là tên mới của Chi Lăng, nơi mà trong các năm 981, 1076, và 1427 đă chứng tỏ giá trị của nó như một vị trí pḥng thủ.  Ba đoàn quân xâm lăng của Trung Hoa đă từng bị phục kích tại Chi Lăng, và đă có mọi lư do cho phía Việt Nam để tin tưởng rằng đội quân thứ tư có thể rơi vào sự phục kích trong năm 1979. 67 Sau cùng, xa hơn về phía nam, Sư Đoàn 308 của Quân Đoàn 1 đă trú đóng vị trí nam sông Cầu, dọc theo pḥng tuyến Như Nguyệt. 68

CÁC BÀI HỌC CỦA LẠNG SƠN

       Với phía Trung Quốc, Hữu Nghị Quan đă trở thành một tên gọi “chua chát”.  Mặc dù QĐGPNDTQ đă có một lợi thế áp đảo mười trên một về quân số và đă có vũ khí tương tự với QĐNDVN, và mặc dù nó đă thiết lập một khả năng phi thường để đánh “các trận đánh tốc quyêt’, 69 nó đă thất bại trong việc giao tranh một chiến dịch với hiệu năng và có hiệu quả.  Nó đă thiếu khả năng bởi các chiến thuật của nó đă không chuyển dịch thành các sự tiến quân mau lẹ, và nó đă không có hiệu quả bởi nó bị mất các số lượng binh sĩ lớn lao để đạt được các lợi điểm nhỏ nhoi.

       Căn nguyên cho sự thiếu khả năng của QĐGPNDTQ là sự vô hiệu năng của các phân hệ thống (subsystems) của “guồng máy” QĐGPNDTQ.  Học thuyết pháo binh của QĐGPNDTQ bị gắn chặt trong thời đại nhắm vào mục tiêu tại khu vực được tập trung hóa, khước từ bộ binh sự yểm trợ pháo binh chính xác và phí phạm đạn dược trong các hàng rào pháo binh yểm trợ chống lại các công sự pḥng thủ rải rác của Việt Nam.  Hệ thống tiếp vận là một sự thất bại: trong trận đánh quan trọng nhất của QĐGPNDTQ trong hơn hai mươi lăm năm, bộ đội của nó trong ít ngày băng qua biên giới bị thiếu thức ăn, nước uống, và trang phục.  Và hệ thống nhân viên th́ khiếm khuyết: tái bổ sung các đơn vị có binh sĩ bị cạn kiệt bằng dân quân hay khóa sinh đang học tập, bất kể đến phẩm chất của cá nhân, là một dấu hiệu của một hệ thống bị hỏng hoc

       Trái lại, hệ thống chính trị hoạt động tốt.  Các cuộc tấn công trên tuyến Thẩm Mô và tại Tham Lung [?] chứng tỏ hiệu năng của các cán bộ trong việc động viên các binh sĩ của họ, các kẻ nhiều lần xông lên phía trước trong các đợt sóng người (trong Hán tự kư âm là ren hai zhan shu; trong tiếng Việt là chiến lược biển người) chống lại quân pḥng thủ Việt Nam quyết tâm và kiên cường không kém.  Bất kể bằng chứng ngược lại, bộ đội Trung Quốc đă tiếp tục tin tưởng rằng các cuộc tấn công tập trung đông đảo của họ có thể khắc phục bất kỳ cuộc xung đột nào.  Chính điều mỉa mai sau cùng của trận đánh Lạng Sơn rằng sự nhồi sọ học thuyết họ Mao này vào binh sĩ Trung Quốc – hành động then chốt để động viên người lính – cũng la căn nguyên của sự thiếu khả năng và vô hiệu quả trong chiến đấu.  Trong khi hệ thống chính trị có hiệu năng hoạt động, QĐGPNDTQ th́ không./-                       

____

CHÚ THÍCH

1. Nguyễn Duy, Distant Road (Willimantic, Connecticut: Curbstone Press, 1999), trang 163.  Friendship Pass được kư âm trong Hán tự là “Youyi Guan” và trong tiếng Việt được viết là “Hữu Nghị Quan” (Friendship Pass) hay “Nam Quan” (South Pass).

2. Các bộ phận khác của hệ thống chính trị, như được đại diện bởi “ba nguyên tắc căn bản của công tác chính trị”(zhengzhi gongzuo sanda yuanze), đă không hoạt động tốt.  QĐGPNDTQ chưa bao giờ tạo lập một liên hệ chặt chẽ với người dân Việt Nam (jun min yi zhi) và các hoạt động địch vận của QĐGPNDTQ (wajie dijun, hay “làm tan ră địch quân”) đă thất bại hoàn toàn.

3. Không có các báo cáo rằng các binh sĩ QĐGPNDTQ thiếu thốn đạn dược của các vũ khí nhỏ, pháo binh hay thiết giáp.  Bởi v́ cả hai bên đều sử dụng cùng các loại đạn dược và cùng gia đ́nh các vũ khí, điều được giả định là đă có nhiều sự sử dụng các đạn dược tịch thu được.  Tuyên truyền của Trung cộng cho hay rằng các vũ khí và đạn dược được dùng chống lại Trung Quốc bởi phía Việt Nam nguyên thủy được cung cấp cho Việt Nam bởi Trung Quốc, như các chiến hữu, để dùng cho cuộc giao chiến của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ.

4. Phan Huy Lê (biên tập), Our Military Traditions (Hà Nội: Xunhasaba, không ghi nhật kỳ ), trang 14.

5. Cùng chuyến đi bằng xe giờ đây kéo dài từ ba đến bốn tiêng đồng hồ.  Trong khoảng từ 1996 đến 1999, tác giả đă thực hiện hành tŕnh từ Hà Nội đến Lạng Sơn nhiều lần trên cùng các con đường đă được sử dụng trong năm 1979.  Trong các năm 2001 và 2002, tác giả đă thực hiện chuyến du hành trên xa lộ mới.  Thời lượng di hành được rút ra từ các hành tŕnh này.

6. Hà Nội và Trung Quốc chỉ được nối với nhau bằng hai đường xe hỏa.  Một đi ngang qua Lạng Sơn, và đường kia đi ngang qua Lào Cai.

7. Tổng Cục Hậu Cần QĐNDVN, Chỉ Dẫn Đường Bộ Việt Nam (Atlas of Land Routes of Vietnam) (Hà Nội: Tổng Cục Hậu Cần, 1980), rải rác.

8. Cơ Quan T́nh Báo Quốc Pḥng Hoa Kỳ (U. S. Defense Intelligence Agency: DIA) Handbook on the Chinese Armed Forces (Washington, D.C.: U. S. Government Printing Office, 1976), trang A-2.

9. Xem Zhong Yue Bianjing Ziwei Huanji Zuozhan Zhengzhi Gongzuo Jingyuan Xuanbian: Shangce (Biên Tập về Các Kinh Nghiệm của Công Tác Chính Trị Trong Cuộc Tự Vệ Hoàn Kích tại Biên Giới Hoa – Việt: Tập I) (Beijing: PLA Feneral Political Department Publishers, 1980), các trang 330-5 để có các kinh nghiệm của Đơn Vị 56229 trong chiến dịch, và Tập 2 (Xiace), các trang 29-32 và 78-83 để có các kinh nghiệm của các Đơn Vị 56039 và 56037.  Đơn Vị 56229 là một đơn vị tiếp vận và các đơn vị 56037 và 56039 là các đơn vị bộ binh, có thể được giao phái về Quân Đoàn 50.  Hai tập sách này từ giờ trở đi được viết tắt lần lượt là ZGJX-1ZYJX-2.

10. Bộ Quốc Pḥng Việt Nam, Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự, Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam (Military Encyclopedia of Vietnam) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản QĐND, 1986), trang 702.

11. Viện Quân Sử Việt Nam (The Military History Institute of Vietnam), Victory in Vietnam (Lawrence, Kansas: University Press of Kansas, 2002), trang 95.

12. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng (The Gold Star Division) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản QĐND, 1984), trang 14.

13. Nhận thức sai lạc thông thường rằng phía Việt Nam đă có các vũ khí hiện đại hơn và sát thương hơn phía Trung Hoa.  Có thể Việt Nam đă có các vũ khí mới hơn, nhưng các loại vũ khí được dùng bởi cả hai bên giống hệt nhau.  Nếu có ǵ khác biệt, đó là sự kiện rằng phía Trung Quốc đă có một thế thượng phong về khả năng sát thương.

14. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 413-14.

15. Sự tŕnh bày này về cuộc hành quân được rút ra từ sự tŕnh bày của tác giả Nguyễn Trí Huân trong quyển Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421, nhưng đă được tu sửa xuyên qua sự sử dụng các nguồn tài liệu của QĐGPNDTQ để chấm định các đơn vị Trung Quốc chính xác trong các nhiệm vụ của chúng tại chiến trường.  Thí dụ, quyển Sư Đoàn Sao Vàng gán cho sự cắt đứt Xa Lộ 4A và cuộc tấn công vào các đồi 386 và 438 cho Sư Đoàn 164 thuộc Quân Đoàn 55 Trung Quốc; thực tế, chính là các đơn vị của Sư Đoàn 165 đă hoàn tất nhiệm vụ này (xem Pḥng Cán Bộ Chính Trị Tiền Phương, Quân Khu Quảng Châu, Zhong Yue Bianjing Ziwei Huanji Zuozhan Ganbu Gongzuo Zilao Huibian (Sưu tập Tài Liệu về Công tác; Cán Bộ trong Cuộc Tự Vệ Hoàn Kích tại biên giới Hoa – Việt) (Guangzhou: Guangzhou Military Region Forward Political Cadre Department, 1979), các trang 132-42.  Ấn phẩm sau này từ giờ trở đi được viết tắt là GGZH.

16. Mao Zedong, “On Protracted War” (Về Tŕ Cửu Chiến), trong tuyển tập Selected Military Writings of Mao Tse-tung (Beijing: Foreign Language Press, 1972), trang 233.  Khảo luận “On Protracted War” được xuất bản lần đầu trong năm 1938.

17. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421 và GGZH, các trang 132-42.

18. QĐGPNDTQ đă chứng tỏ trong Cuộc Nội Chiến Trung Hoa, Chiến Tranh Hàn Quốc, và Chiến Tranh Trung-Ấn rằng nó có thể di hành và chiếm đoạt trong ṿng hai mươi bốn tiêng đồng hồ một mục tiêu cách xa đến ba mươi cây số.  Lạng Sơn, với thành tích lịch sử này, nằm trong tầm với dễ dàng của một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc.  (Xem DIA, Handbook, các trang 4-7 và 4-8.  Cơ Quan DIA cho hay rằng trong Chiến Tranh Hàn Quốc, các đội quân Trung Quốc nhiều lần đă di chuyển tới hai mươi lăm cây số trong một đêm để tấn công một mục tiêu.)

19. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421 và ZGJX-2, các trang 55-60.  Tác giả họ Nguyễn xác định lực lượng này là một trung đoàn bộ binh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (infantry regiment), nhưng tập ZGJX-2 chỉ nói rằng một sư đoàn không được xác định thuộc Quân Đoàn 54 đă hoạt động trong khu vực này.

20. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421.  Không có tài liệu về lực lượng đoàn vận tải tiếp liệu trong bất kỳ các nguồn tài liệu Trung Quốc cung ứng hiện nay.  Theo sự phân tích của Cơ Quân T́nh Báo Quốc Pḥng Hoa Kỳ trong năm 1984, một sư đoàn Trung Quốc tham gia vào sự chiến đấu nặng nề cần đến 500 tấn (508 tấn thập phân) đồ tiếp liệu mỗi ngày và một sư đoàn tham gia vào sự chiến đấu nhẹ cần đến 150 tấn (152 tấn thập phân) (DIA, Handbook, trang 51).  Một con ngựa vận tải của Lục Quân Mỹ trong thập niên 1920 chuyên chở 200 cân Anh (pounds) (91 kí-lô gam).  Dựa trên các con số này, QĐGPNDTQ sẽ phải cần đến 5,600 con ngựa, đi một ṿng khứ hồi mỗi ngày, để yểm trợ cho một sư đoàn tham gia vào việc chiến đấu hạng nặng.  Trung Quốc chắc chắn đă có số ngựa này, nhưng thất khó khăn để tưởng tượng rằng sự sử dụng một đoàn ngựa tiếp vận khổng lồ như thế lại có thể tiếp tế một cách hữu hiệu cho một sư đoàn di chuyển mau lẹ trong một trận đánh chớp nhoáng của Trung Quốc.

21, Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 421, 424-5.

22. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421.

23. Wolfgang Bartke, Who’s Who in the People’s Republic of China (Armonk, New York: M. E. Sharpe, 1981), trang 443.

24. Larry M. Wortzel, “Chinese Foreign Conflicts since 1949”, trong sách biên tập bởi David A. Graff và Robin Higham, A Military History of China (Boulder, Colorado: Westview Press, 2002), các trang 279-80.

25. Ruan Ming, Deng Xiaoping: Chronicle of an Empire (Boulder, Colorado: Westview Press, 1992), trang 54.  Tác giả Nguyễn Trí Huân, viết trong quyển Sư Đoàn Sao Vàng, lịch sử chính thức của Sư Đoàn 3 Việt Nam, cho hay rằng kế hoạch của Trung Quốc là nhằm chiêm giữ Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn trong hai ngày, 17 và 18 Tháng Hai.  Một cuối tuần đă được lựa chọn như thời khoảng được nhận định rằng báo chí thế giới sẽ ít chú ư hơn: vào Thứ Hai, 19 Tháng Hai, thế giới v́ thế sẽ bị đặt trước một sự đă rồi [fait accompli, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].  Sự kiện rằng nhiêu đơn vị QĐGPNDTQ thiếu thốn lương thực và nước uống trong cuộc giao tranh hậu thuẫn cho quan điểm này: chúng đơn giản đă không dự trữ cho một chiến dịch kéo dài hơn một tuần.

26. Ruan Ming, Deng Xiaoping: Chronicle of an Empire, trang 54.

27. David M. Glantz, August Storm: Soviet Tactical and Operational Combat to Manchuria, 1945 (Fort Leavenworth, Kansas: Combat Studies Institute, 1983), các trang 2-3.

28. DIA, Handbook, trang 52.  Mỗi người lính Trung Quốc đều được cấp phát từ năm đến bẩy ngày khẩu phần chiến đấu trước khi có một cuộc hành quân quan trọng.  Các tiểu đoàn và trung đoàn dự trữ khoản tiếp tế thêm một tuần lễ nữa; sư đoàn, mười ngày, và các quân đoàn, hai đến bốn tuần.  Các đơn vị QĐGPNDTQ chịu trách nhiệm về các sự tiếp tế nước uống của chính ḿnh.  Quân đội Hoa Kỳ ước lượng rằng mỗi người lính cần khoảng từ 1.5 gallons trong các vùng khí hậu ôn đới và 3 gallons (nhiệt đới) (từ 5.7 đến 11.4 lít) nước uống mỗi ngày.  Tháng Mười Hai, Tháng Một và Tháng Hai là mùa khô tại khu vực Lạng Sơn, sẽ chỉ có rất ít nước chảy tự nhiên được cung ứng cho các binh sĩ Trung Quốc.

29. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 418.

30. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 412, 424-5.

31. Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân (tạp chí chính thức của QĐNDVN), Tháng Ba 1984, trang 45.

32. GGZH, trang 141.

33. ZGJX-2, các trang 19, 21-2; Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 427.

34. Trạm Tam Lung ở chín cây số bắc trạm hỏa xa Lạng Sơn và sáu cây số phía nam Đồng Đăng.  Tuyến đường Thẩm Mô cắt ngang đường xe hỏa ở khoảng bốn cây số bắc Tam Lung.

35. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 421.

36. Không thể nào xác định với bất kỳ sự chắc chắn nào lư lịch của đơn vị Trung Quốc đă cố gắng bao vây Con Khoang [?].  Tường thuật của GGZH (trang 141) về Sư Đoàn 165 nói rằng Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 493 đă bị “phục kích” (zaoi di fuji) nằm sâu trong lănh thổ địch hôm 17 Tháng Hai và viên tư lệnh phó trung đoàn và chính ủy đă bị giết chết.  Tiểu Đoàn 3 đă rời khỏi chiến trường trong sự vội vă, và không xác chết  nào được thu hồi cho đến sau này trong chiến dịch.

37. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 435.

38. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 443.

39. ZGJX-2, trang 15.  Tác giả Harlan Jencks cũng ghi nhận rằng các tiểu đoàn pháo binh và bộ binh của dân quân có phục vụ trong cuộc xâm lăng (Harlan W. Jencks, From Muskets to Missiles, Politics and Professionalism in the Chinese Army, 1945-1981 (Boulder, Colorado: Westview Press, 1982), trang 170.)

40. ZGJX-2, trang 161.

41. ZGJX-1, trang 195.

42. GGZH, trang 192.

43. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 443.

44. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 463.

45. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 462.  Các phần tường tŕnh phía Trung Hoa không cung cấp các con số tổn thất cho bất kỳ trận nào trong các cuộc tấn công này.

46. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 466.

47. Đơn vị này có lẽ là một phần của Sư Đoàn 163 của Quân Đoàn 55, ZGJX-2 (các trang 339-44) và ZGJX-1 (trang 25) cung cấp một sự thảo luận sâu rộng về các hoạt động của Đơn Vị 53503 trong việc chiếm giữ ngọn đồi quan trọng này.  Các đơn vị khác của Quân Đoàn 55 đă tham dự vào các cuộc tấn công gần Khâu Mă Sơn.  Trung Đoàn 493 của Sư Đoàn 165 chiếm giữ Đồi 559, thí dụ, cách xa khoảng năm cây số một trong các lối phía tây của hướng tiến tới Khâu Mă Sơn.

48. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 466.

49. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 467.

50. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng,  các trang 467-8; Tổng Hành Dinh, Quân Đoàn 1 Việt Nam, Lịch Sử Quân Đoàn Một, 1973-1990 (History of the First Corps, 1973-1998). (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1998), các trang 122-3.  Trái với các sự tường thuật của một số các phân tích viên Tây Phương, và đánh bại các chủ định của Trung Quốc, ít có bằng cớ rằng có nhiều đơn vị Việt Nam đă được rút về từ Căm Bốt để tăng cường cho sự pḥng thủ Lạng Sơn.

51. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 474-5.

52. ZGJX-2, trang 28.

53. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 474.

54. Không có nguồn tin Trung Quốc nào xác nhận sự triệt tiêu Trung Đoàn 42 của Việt Nam, v́ thế được giả định chắc c̣n sống sót qua trận chiến.  Nhiều phần rằng các tư lệnh của Quân Đoàn 5 mới thành lập đă ra lệnh cho trung đoàn này rời khỏi Kỳ Lừa hôm 2 Tháng Ba.

55. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 424-5.

56. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 470.  Không có sự đề cập trong các sự tường thuật bằng Hoa ngữ cung ứng về Sư Đoàn 129.  Có thể giả định thành quả của sư đoàn được cảm thấy tốt nhất nên làm lơ đi.  Bởi thế xem ra có vẻ hữu lư để chấp nhận các bản tường thuật của Việt Nam về sự xấu hổ của nó là chính xác.

57. Các bản đồ ngày nay xác định con đường từ Chi Mă đến Lộc B́nh là Xa Lộ 236.  Con đường giờ đây được tráng nhựa.

58. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 422.

59. ZGJX-1, trang 140.

60. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 476.  Cũng xem, Li Jian, Xin Zhongguo Liuce Fan Qinlue Zhanzheng Shilu (Lịch Sử Chân Thực Sáu Trận Đánh Chống Xâm Lược của nước Trung Quốc mới) (Beijing: Chinese Broadcast Publishers, 1992), trang 324, và xem ZGJX-1, các trang 137-45 để có thêm chi tiết về cuộc tiến quân của Sư Đoàn 127.  ZGJX-1 chỉ định Đồi 391 là Đồi 390.

61. GGZH, trang 221.

62. ZGJX-2, trang 336.

63. ZGJX-2, trang 339.

64. GGZH, trang 221.

65. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Fifty Five Years of the People’s Army of Vietnam) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1999), trang 404.

66. Không rơ rệt từ các nguồn tài liệu cung ứng về vị trí mà Sư Đoàn 347 được bố trí.

67. Phan Huy Lê, biên tập, Our Military Traditions, các trang 94-5.

68. Phỏng vấn của tác giả với các sĩ quan tham mưu của Sư Đoàn 308, Tháng Hai 1997.

69. Mao Zedong, “On Protracted War”, trang 453.

_____

 

(Chương 10)

KẾT LUẬN

DI SẢN CỦA

MỘT “CUỘC CHIẾN TRANH CO RÚT,

KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC”

Vào ngày 21 Tháng Một, 2001, Đại Sứ Trung Quốc Qi Jianguo và Tùy Viên Quân Sự của ông ta, Thượng tá Han Yujia, đến thăm viếng Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, Thượng Tướng Phạm Văn Trà tại sảnh đường tiếp tân Bộ Quốc Pḥng Việt Nam số 33 đường Phạm Ngũ Lăo, Hà Nội.  Mặc dù phần lớn buổi gặp gỡ bị chiếm bởi các lời thăm hỏi xă giao và các sự trao đổi các lời chúc tốt đẹp nhất cho dịp Tết Âm Lịch sắp tới, họ Qi đă có một nhiệm vụ quan trọng.  Giữa các lời tán dương và chuyện vặt, họ Qi lôi kéo ông Trà lưu ư đến một thông điệp mà họ Qi đă trao cho các bộ khác của Việt Nam những tuần gần đó.  Lời nhắn nhủ của họ Qi, được chuyển giao theo các mệnh lênh trực tiếp từ Bắc Kinh, đă giải thích cho phía Việt Nam rằng Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm v́ sự kiện rằng các sách giáo khoa của Việt Nam vẫn c̣n thảo luận về các sự thù nghịch Trung – Việt của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba, những cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam, và sự ủng hộ của Trung Quốc cho phe Khmer Đỏ tại Căm Bốt.  Thông điệp đặc biệt phản đối sự phác họa chân dung các nhà lănh đạo Trung Quốc như  một “khối thống nhất … cố ư trong các hành động làm phương hại đến cảm nghĩ của nhân dân hai nước” (“zhongguo lingdao ceng yixie ren … shanghai yue zhong liang guo renmin ganqing de xingdong”). 1 Ông Trà đă ghi nhận quan điểm của họ Qi, và buổi họp đă kết thúc một cách thân thiện.  Vào một lúc khi Trung Quốc và Việt Nam đang làm việc để sửa chữa mối quan hệ bị xây xát của họ bằng việc gia tăng mậu dịch giữa hai xứ sở, trao đổi các cuộc thăm viếng cấp quốc gia, và thương thảo các hiệp ước biên giới, phía Trung Quốc đă đưa ra một chướng ngại vật khác cho t́nh hữu nghị.

       Các cảm nhận của Trung Quốc đă không khá hơn trong các tháng kế tiếp.  Khoảng một năm sau đó, sau các ngày nghỉ Tết Âm Lịch năm 2002, Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đă viếng thăm Việt Nam.  Họ Giang ca ngợi t́nh hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam, và trong khi ghi nhận rằng hai dân tộc đă trải qua “các thời kỳ khó khăn” trong quá khứ đă nhấn mạnh rằng hai nước vẫn luôn luôn duy tŕ một “t́nh hữu nghị tiềm ẩn nền tảng” (underlying). 2 Nhưng vào ngày 27 Tháng Hai, giữa cuộc thăm viếng quốc gia của ông, họ Giang đă thúc dục Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh, và Chủ Tịch Trần Đức Lương, hăy thay đổi lời lẽ trong các sách giáo khoa về lịch sử của Việt Nam.  Họ Giang khuyến cáo phía Việt Nam tu chỉnh sự giải tŕnh của họ về chiến dịch của Trung Hoa tại Bắc Việt Nam trong năm 1979 và làm dịu bớt các sự tŕnh bày về sự ủng hộ của Trung Quốc cho phe Khmer Đỏ.  Ông ta cũng yêu cầu ông Mạnh và ông Lương hăy xem nhẹ các cuộc xâm lăng của Trung Hoa vào Việt Nam trong thời đế quốc (trước năm 1911) và đánh bóng sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho [cộng sản] Việt Nam trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nh́ (1954-75).3

       Các chiến sự giữa Trung Quốc – Việt Nam trong các năm 1978-91 th́ sâu rộng, dữ dội, và tốn kém hơn những ǵ chúng được tŕnh bày trong phần lớn các sử sách gần đây.  Song, các sự bàn luận mới của Trung Quốc, và ở một mức độ ít hơn đối với Việt Nam, về cuộc chiến ngày càng trở nên khó t́m thấy hơn.

VIẾT LẠI LỊCH SỬ

       Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba ngày nay hiếm khi được đề cập đến trong sự bàn luận của Trung Quốc.  Các tự truyện, các bộ bách khoa toàn thư, và các lời tuyên bố công khai ngày càng xem nhẹ hay tảng lờ cuộc chiến này.  Có thể là các tác giả Trung Quốc bỏ sót sự tham chiếu đên cuộc chiến nhằm làm cho tác phẩm của họ phù hợp với sự nhận thức đang phát triển của Trung Quốc về vị thế của nó trên thế giới, hay có thể là họ đơn giản tin tưởng rằng không có điều ǵ để học hỏi từ sự nghiên cứu một cuộc chiến tranh bị thua trận.  Nhưng Hoa Kỳ, bị thua cuộc chiến tranh của nó với Việt Nam, đă phát triển một lănh vực nghiên cứu sâu rộng bàn thảo về sự phân tích các nguyên nhân xă hội, quân sự, ngoại giao cho sự thất trận.  Trung Quốc bị thua trận chiến, và khó mà t́m được một sự đề cập nào đến điều đó trong tài liệu viết của nó.

       Một số ít các nhà lănh đạo chính trị, các chỉ huy quân sự, hay ngoại giao cao cấp Trung Quốc có ấn hành các tập hồi kư bao gồm các năm của cuộc chiến.  Trong số các người viết các quyển sách về thời cuối thập niên 1970 và thập niên 1980, c̣n có ít tác giả hơn nữa thảo luận chi tiết về hoạt động của họ trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba.  Thí dụ, nhà ngoại giao Trung Quốc, Yun Shui, có ấn hành một sự tường thuật về cuộc vượt thoát của ông Sun Hao (Tôn Hạo), Đại Sứ Trung Quốc tại Căm Bốt thời Khmer Đỏ, từ Nam Vang đến biên giới Thái Lan.  Tôn Hạo  đang chạy trốn cuộc tấn công của Việt Nam hồi 1978-79. 4 Mặc dù bản văn bao gồm thời kỳ từ ngày 2 Tháng Một 1979 đến ngày 11 Tháng Tư 1979, với rất nhiều chi tiết, nó đă không nói ǵ về chiến dịch của Trung Quốc tại miền bắc Việt Nam.  Họ Yun viết rằng phía Căm Bốt có yêu cầu họ Tôn mang theo một máy truyền tin … để làm dễ dàng sự tương tác thông thường liên tục giữa hai nước” 5 và rằng mọi buổi sáng toán nhân viên ṭa đại sứ Trung Quốc đă truyền tin về Bắc Kinh.  Họ Yun cho hay, “Mỗi sáng, công tác khẩn yếu của ṭa đại sứ là tiếp xúc với Bắc Kinh.  Trung ương [các nhà lănh đạo ở Bắc Kinh] đă mong muốn nắm t́nh h́nh tức thời và truyền đạt tin tức quan trọng cho giới lănh đạo Căm Bốt’”. 6 Cuộc xâm lăng vào Việt Nam bởi 400,000 binh sĩ Trung Quốc chắc chắn có thể được xếp vào loại “tin tức quan trọng”, song không có sự đề cập nào trong quyển sách về chiến dịch Tháng Hai – về sự thông tin của Bắc Kinh cho đại diện của nó tại Căm Bốt về cuộc tấn công hay phản ứng của các nhà lănh đạo Khmer Đỏ.

       Tập tự truyện năm 2000 của Wang Hai, cựu tư lệnh không lực QĐGPNDTQ, cũng minh chứng tương tự một sự giải tội vội vă được mang lại bởi các tác giả Trung Quốc viết về biến cố và quanh Tháng Hai 1979. 7 Họ Wang đă chỉ huy các đơn vị không lực Trung Quốc dọc biên giới Trung – Việt vào lúc có sự đột nhập quan trọng năm 1979.  Ông cũng ở vào một ví trí tuyệt hảo để quan sát hay lấy các quyết định đă định h́nh chiến lược không lực trong chiến dịch và chắc chắn có hay biết về các kế hoạch trên đất liền và trên không cho cuộc hành quân.  Ông ta đă không đề cập dù chỉ một lần sự phục vụ của ḿnh trong chiến dịch tiến đánh Việt Nam. 8

       Các tham chiếu trong các bộ bách khoa toàn thư Trung Quốc về cuộc chiến cũng được cắt xén.  Sách càng mới hơn, một cách tiêu biểu, càng chứa ít tin tức hơn.  Ấn bản 1989 của bộ Zhongguo Da Baike Quanshu (Trung Quốc Đại Bách Khoa Toàn thư) đă có một bài viết dài hơn 1,100 từ nói đến chiến dịch tại Bắc Việt Nam, được minh họa với hai ảnh chụp các binh sĩ Trung Quốc. 9 Trong ấn bản năm 1997,  Zhongguo Junshi Baike Quanshu (Trung Quốc Quân Sự Bách Khoa Toàn Thư) , bộ bách khoa về QĐGPNDTQ có một bài viết chỉ vào khoảng 350 từ, với một h́nh duy nhất in lại từ một trong hai bức ảnh được ấn hành trong ấn bản 1989.  10 Đây cũng chưa phải hoàn toàn câu chuyện.  Bộ bách khoa ấn bản năm 1989 đă không đề cập đến cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, nhưng trong bộ bách khoa chị em của nó năm 1997 đă có một bài viết dài, vào khoảng 1400 từ về chiến dịch này. 11

       Trong khi chiều dài của các đề mục thay đổi, chiều hướng của nội dung cũng thay đổi theo.  Trong đề mục về chiến dịch biên giới Trung – Việt ấn bản 1989 nói rằng chiến tranh đă xảy ra bởi v́ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đă trở nên tồi tệ và rằng chỉ riêng trong năm 1978 đă có 1,108 vụ bạo động tại biên giới.  Bản văn viết tiếp rằng bộ đội biên pḥng (trong tiếng Hán kư âm là bianfang budui) đă băng ngang qua biên giới vào ngày 17 Tháng Hai, 1979 và đă xâm nhập sâu từ 20 đến 40 cây số vào lănh thổ Việt Nam, tấn công các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, và Lào Cai và hơn hai mươi thị trấn khác.  Bản văn giải thích rằng lực lượng Trung Quốc đă rút lui vào ngày 16 Tháng Ba, 1979, tuyên bố rằng cuộc hành quân là một đại thắng lợi (tiêng Hán kư âm là da shengli”), và kết luận với việc nói rằng chiến dịch của Trung Quốc đă góp phần vào ḥa b́nh thế giới bởi việc chống lại “bá quyền”.  Đề mục không đề cập ǵ đến Căm Bốt.  Trong đề mục năm 1997, ngược lại, cung cấp một sự tŕnh bày ngắn gọn về sự giúp đỡ mà Trung Quốc đă mang lại cho Việt Nam trong bẩy mười năm đầu tiên của thế kỷ, trước khi đơn giản nói rằng các binh sĩ biên pḥng Trung Quốc đă tấn công từ Vân Nam và Quảng Tây vào ngày 17 Tháng Hai 1979, và rút lui hôm 16 Tháng Ba 1979.  Đề mục này không tuyên bố chiến thắng và một lần nữa không nói ǵ về Căm Bốt.

       Phần viết năm 1997 về cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, một cách tương tự, cũng có tính chất lọc lựa các sự kiện mà nó chọn để đưa ra.  Các vai tṛ của Trung Quốc trong t́nh trạng này – đặc biệt, sự ủng hộ của nó cho chế độ Pol Pot, các đe dọa lập lại nhiều lần của Trung Quốc về một “bài học thứ nh́” dành cho Việt Nam, và các hoạt động quân sự của nó dọc biên giới Trung – Việt – được dẫn chứng kỹ lưỡng bởi các nguồn tài liệu khác, nhưng trong bộ bách khoa, không có sự đề cập ǵ cả về Trung Quốc.  Đề mục này phân chia cuộc chiến tranh thành các giai đoạn và giải thích chiến lược của Việt Nam một cách bao quát, và nó tố cáo phía Việt Nam là “bá quyền cấp miền” (“diqu baquan”) đă mưu toan và thất bại trong việc sáp nhập Căm Bốt vào một liên bang Đông Dương do Việt Nam lănh đạo.  Bài viết kết thúc với việc phát biểu rằng cuộc chiến đă là một chương trong sự tranh giành ảnh hưởng giữa Sô Viết và Mỹ tiếp nối Thế Chiến II.

       Ấn tượng mà các bài viết mà các bộ bách khoa này để lại rằng biến cố địa lư chính trị quan trọng trong vùng vào cuối thập niên 1970 và suốt thập niên 1980 là cuộc xâm lăng ồ ạt vào Căm Bốt của Việt Nam như một phần của Cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Sô Viết và Mỹ.  Ừ, cứ xem là đúng như vậy đi,  một trận đánh biên giới nhỏ đă xảy ra giữa các lính biên pḥng Trung Quốc và Việt Nam trong năm 1979, nhưng sự kiện này không có ǵ dính dáng đến biến cố chính.  Trung Quốc pḥng vệ biên giới của nó, nhưng một cách nào đó, đứng bên ngoài trong khi các nước khác đánh nhau.

       Không có một chữ nào sẽ làm người đọc liên tưởng đến việc Bắc Kinh đă ủng hộ phe Khmer Đỏ.  Phía Trung Quốc muốn quên đi, và sẽ ưa thích phần c̣n lại của thế giới cũng sẽ quên đi, rằng họ đă giao chiến từ 1978 đến 1991 để pḥng vệ cho phe Khmer Đỏ.  Khi Pol Pot thực hiện các hành vi quá độ một cách lớn lao nhất, Trung Quốc là người bạn thân cận nhất của ông ta. [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch].

       Quân đội Trung Quốc cũng sẽ muốn quên đi rằng nó đă thất bại một cách thê thảm như thế nào trong mưu toan của nó để nâng cao cái giá của sự chiếm đóng Căm Bốt của Hà Nội đến một mức độ không chấp nhận được.  Chiến lược của Bắc Kinh tương đối thẳng thắn: xây dựng một liên hiệp các nhóm kháng chiến tại Căm Bốt để quấy rối quân đội Việt Nam; xây dựng một liên hiệp quốc tế gồm các quốc gia để chống lại chính sách bành trướng của Việt Nam, và xuyên qua các phương tiện quân sự quy ước gây ra đủ sự chết chóc, hỗn loạn, và bối rối tại miền bắc Việt Nam để buộc QĐNDVN lui binh vào trong biên giới của chính nó.  Hai thành tố đầu của chiến lược đă được thực hiện một cách thành công, nhưng QĐGPNDTQ đă không làm tṛn phần vụ của nó.

TỪ VINH QUANG BAN ĐẦU ĐẾN SỰ LỖI THỜI:

SỰ SAO LĂNG CỦA QĐGPNDTQ

       Sự thành công hay thất bại ở mực độ chiến lược của cuộc chiến được xây dựng trên vô số các thành quả diễn ra ở mức độ chiến thuật. 12 Trong chiến dịch biên giới 1979 và các cuộc đụng độ biên giới sau đó, chính thành quả không thích đáng của hàng ngh́n cán bộ và lính trưng tập đă làm cho QĐGPNDTQ trở nên vô hiệu năng như một công cụ của sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.  Các binh sĩ Trung Quốc nói về cá nhân có thể can đảm, chịu khó, và cương quyết, nhưng họ bị vướng mắc vào một mớ ḅng bong rối rắm về các chiến thuật, các sự tổ chức, và chính trị.  Hệ thống công tác chính trị của QĐGPNDTQ bị teo lại và chỉ trợ giúp nhỏ nhoi trên chiến trường.  Trong các điều kiện đ̣i hỏi các chiến thuật di động và khai hỏa tản quyền hóa, QĐGPNDTQ lại theo đuổi cách tấn công tập trung nhân số, và các nỗ lực tốt đẹp nhất của các binh sĩ đă bị lăng phí.

       Từ 1979 đến cuối thập niên 1980, QĐGPNTQ, định chế kiểu mẫu của Học Thuyết họ Mao tại Trung Quốc, đă chứng tỏ sự bất lực trên diễn trường trong nhiệm vụ quan trọng nhất của nó – tại chiến trường.  Nó đă từng là một lực lượng hiệu nghiệm trong cuộc cách mạng của Trung Quốc và trong các cuộc chiến tranh Hàn Quốc và Ấn Độ, nhưng sau vượt qua các hiệu lực tối đa của kỷ nguyên họ Mao, QĐGPNDTQ đă không có khả năng để hoàn thành các công tác quân sự của nó trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba.  Kết cục thu nhỏ lại vào việc rót cầu âu các số lượng lớn lao đạn pháo binh vào một ít ngọn đồi biệt lập của Việt Nam.

       Các chết của họ Mao và sự trổi dậy của Đặng Tiểu B́nh là một khúc ngoặt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.  Đặng Tiểu B́nh đă bất đồng với họ Mao trên một loạt các vấn đề và chính sách, và với sự từ trần của họ Mao, họ Đặng đă nắm lấy cơ hội để thúc đẩy việc cải cách.  Ông ta chỉ đưa ra các bước nhỏ lúc ban đầu (thí dụ, trong năm 1978 khuyến khích sự cơ giới hóa [nhiều hơn công việc canh tác], nhưng mục đích dài hạn của ông là tháo dở xă hội Trung Quốc, tẩy sạch nó các thái độ và định chế theo học thuyết họ Mao, và tái xây dựng nó theo một đường lối rất khác biệt.  Một trong những định chế nổi bật của Trung Quốc theo học thuyết họ Mao, QĐGPNDTQ là mục tiêu trung tâm cho sự cải cách của họ Đặng.

       Từ sự thành lập của nó trong năm 1927 xuyên qua Cuộc Nội Chiến Trung Hoa (1946-50), chiến tranh Hàn Quốc và Ấn Độ, QĐGPNDTQ theo các tiêu chuẩn riêng của chính nó và các quân đội khác, đă xây dựng được một thành tích phi thường của sự thành công.  Trong thời Nội Chiến, các tướng lĩnh cộng sản như Lâm Bưu (Lin Biao) và Chu Đức (Zhu De) đă vận dụng các chiến dịch tinh khôn, cẩn trọng gây rối loạn và làm hoang mang các đối thủ Quốc Dân Đảng do Tây Phương huấn luyện và Hoa Kỳ trang bị và đă chứng tỏ rằng họ không thua kém bất kỳ tướng lĩnh nào trên thế giới.  Các binh sĩ của QĐGPNDTQ th́ cứng cỏi, có kỷ luật và năng lực thi hành hầu hết mọi kỳ tích siêu nhân của sự chịu đựng trên chiến trường.  Hệ thống công tác chính trị đă khuôn đúc các nhà lănh đạo chính trị, các tướng lĩnh, và các binh sĩ vào một công cụ thống nhất và có hiệu năng của chiến tranh.  Viên Tướng người Pháp, Lionel M. Chassin, nơi các trang cuối cùng của quyển sách về lịch sử Chiến Tranh Cách Mạng của ông năm 1965, đă dành cho QĐGPNDTQ một sự tán dương rực sáng:

Hồng Quân Trung Hoa cấu thành một lực lượng chiến đấu hữu hiệu một cách xuất sắc … vào năm 1949, quân đội này đă tạo thành một kỳ tích độc nhất trong lịch sử quân sự của thế giới: sự chinh phục hoàn toàn một xứ sở khổng lồ với một nhịp độ mau lẹ trung b́nh sáu dặm Anh (miles) mỗi ngày, một sự tiến quân đă càn quét từ Mukden [Thẩm Dương: Shenyang] hôm 8 Tháng Mười Một 1948 đến sự chiếm giữ Quảng Châu (Canton) hôm 15 Tháng Mười 1949. 13

       Theo tác giả Chassin, “Một số trong các trận đánh mà [QĐGPNDTQ] đă chiến đấu … hiện ra như các mô h́nh đích thực về chiến lược và chiến thuật đáng để nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các sĩ quan của các nước Tây Phương”. 14 Ông cũng nói rằng QĐGPNDTQ, nêu được yểm trợ bởi một không lực hiện đại, sẽ ‘tự chứng tỏ sẽ là một đối thủ thực sự đáng sợ ngay cho cả các nước đối nghịch hùng mạnh nhất”. 15

       Cuối năm 1950, QĐGPNDTQ tiến vào Cuộc Chiến Tranh Hàn Quốc và chưa đầy một tháng (từ 25 Tháng Mười Một đến 24 Tháng Mười Hai) đă đẩy các lực lượng của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Hàn.  Các lục lượng Liên Hiệp Quốc đă chặn đứng cuộc tiến quân và đ́nh chỉ chiến tranh, nhưng sự thành công ban đầu gây kinh ngạc của QĐGPNDTQ chống lại các đội quân của Hoa Kỳ và các nước đă kỹ nghệ hóa khác đă là một dấu ấn không thể tẩy xóa được cho hiệu năng của lực lượng Trung Quốc.  Tác giả T. R. Fehrenbach có viết trong quyển This Kind of War: A Study in Unpreparedness rằng người lính Trung Quốc là một chiến sĩ sung sức, được động viên cao, có kinh nghiệm. 16 Lịch sử chính thức của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Hàn Quốc ghi nhận cùng quan điểm trong nhiều dịp: “Mặc dù Hồng Quân Trung Quốc được đại diện bởi một quân đội nông dân, nó là một quân đội hạng nhất khi được phán đoán bởi các tiêu chuẩn chiến thuật và chiến lược của chính nó”.  Lịch sử Thủy Quân Lịch Chiến c̣n ghi nhận thêm rằng người lính Trung Quốc “có thể làm một việc tốt hơn bất kỳ người lính nào trên trái đất: anh ta có thể xâm nhập quanh một vị trí địch quân trong bóng đêm với sự bí mật không thể tin được. 17 Rơ ràng, tại Hàn Quốc, QĐGPNDTQ đă hoạt động [hữu hiệu].  Các tướng lĩnh Trung Quốc sánh ngang với các tướng lĩnh Mỹ và đồng minh, các binh sĩ th́ kiên cường, và hệ thống công tác chính trị lôi kéo các tướng lĩnh và các binh sĩ lại với nhau thành một đơn vị chiến đấu hữu hiệu.

       Chiến tranh của Trung Quốc với Ấn Độ năm 1962 đi theo một khuôn mẫu tương tự.  QĐGPNDTQ đă thực hiện một cuộc tấn công mau lẹ trong hai tháng giao tranh từng chập đă đạt được tất cả các mực tiêu của nó và cho phép Bắc Kinh loan báo một sự đ́nh chiến đơn phương.  Đă không c̣n điều ǵ đáng để chiến đấu nữa: QĐGPNDTQ lại chiến thắng một lần nữa.

       Tuy nhiên, sau Cuộc Chiến Tranh Trung – Ân, QĐGPNDTQ bắt đầu thay đổi trong các cung cách quan trọng.  Từ 1954 đến 1959, QĐGPNDTQ, dưới sự lănh đạo của Bành Đức Hoài (Peng Dehuai) đă tham gia một cách ngắn ngủi vào một cuộc tranh luận về học thuyết chuyên nghiệp được cải tiến và trang bị hiện đại, nhưng khi Mao Trạch Đông băi chức họ Bành trong năm 1959 và thay thế ông ta bằng Lâm Bưu, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đă làm một bước thụt lùi tai hại.  Họ Lâm, với sự chấp thuận của họ Mao, đă thay đổi QĐGPNDTQ để phản ảnh quan điểm của ông về mối quan hệ giữa chiến tranh, xă hội, và ư thức hệ.  Trong ba mươi năm, QĐGPNDTQ với một cảm thức yếu ớt về tinh cách chuyên nghiệp và kỹ thuật thấp kém, nhưng có một hệ thống chính trị mạnh, đă phát triển.  Họ Mao và họ Lân đă lư luận rằng các lực lượng vũ trang có thể có hiệu năng hơn nếu chính trị được nhấn mạnh đến một mức độ nhiều hơn nữa.  Họ Mao và họ Lâm theo đó đă hạ bớt tầm quan trọng của các chương tŕnh kỹ thuật và chuyên môn của QĐGPNDTQ và tái nhấn mạnh đến công tác chính trị và ư thức hệ.  Đối với QĐGPNDTQ, sụ biến đổi chính sách này là bước khởi đầu cho sự “quay trở lại học thuyết họ Mao”.  Họ Mao và họ Lâm đă thay đổi các quy ước quân sự mặt ngoài như các cấp bậc, huy chương, và các từ ngữ xưng hô, nhưng họ cũng đào sâu hơn hệ thống công tác chính trị, vốn chưa hề bị suy yếu, được tăng cường, và sự thiếu thốn kỹ thuật quân sự hiện đại của QĐGPNDTQ rồi đây sẽ được xác định không phải là nhược điểm, mà là điểm mạnh.  Thời gian trảỉ qua sự huấn luyện quân sự giảm xuống, và để phù hợp với dự kiến xă hội của học thuyết họ Mao chủ trương mọi người đều b́nh đẳng, QĐGPNDTQ đă từ bỏ bất kỳ tư tưởng nào về cấp bậc, phần thưởng cá nhân, và các lực lượng chuyên biệt hóa.

       Họ Mao và họ Lâm có thể thay đổi QĐGPNDTQ bởi v́ QĐGPNDTQ là một quân đội của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chỉ trung thành với ư thức hệ của đảng và với các lănh tụ đảng.  Bởi việc kiêng cử kỹ thuật và chủ thuyết chuyên nghiệp, nhân mạnh đến công tác chính trị, và theo đuổi chính sách b́nh đẳng tuyệt đối, hai nhân vật này đă biến QĐGPNDTQ trở thành một kiểu mẫu cho xă hội Trung Quốc.  Các nhân viên chính trị và các binh sĩ được giải ngũ của QĐGPNDTQ tràn ngập khắp Trung Quốc để giảng dạy chương tŕnh công tác chính trị, các hệ thống khích lệ về ư thức hệ, và các chính sách b́nh đẳng mà, theo họ Mao và họ Lâm, là nền tảng cho sự thành công của QĐGPNDTQ.  QĐGPNDTQ đă được biến thành người thày và đối tượng kiểu mẫu cho xă hội Trung Quốc theo học thuyết họ Mao, và người Trung Quốc ở mọi nơi đều được hô hào hăy “học tập từ QĐGPNDTQ”. 18

       Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản kế đó (1965-1975) đă chứng kiến hiệu năng của QĐGPNDTQ tiếp tục suy giảm.  Mặc dù QĐGPNDTQ đă sử dụng bạo lực chống lại một số kẻ thù chính trị của nó, bạo lực hiếm khi cần đến việc huấn luyện hay hoạch đinh sâu rộng và không bao giờ đ̣i hỏi bất kỳ điều ǵ khác hơn tŕnh độ thấp nhất của kỹ năng quân sự.  Các cán bộ điều hành chính quyền và các tổ chức đảng, và các chiến sĩ QĐGPNDTQ thi hành việc hộ tống, tuần cảnh và công việc chính trị.  Các kỹ năng và các thái độ phân biệt một quân đội với lực lượng cảnh sát trở nên vô dụng, và hiệu năng quân sự gánh chịu tổn thất.  Bất kỳ sự thúc đẩy nào có thể nhằm cải tổ sau rốt đă biến mất khi Lâm Bưu bị thất sủng và họ Mao cùng các đồng minh chính trị của ông ta, giờ đây không tin tưởng QĐGPNDTQ, đă quyết định rằng sẽ điều điên cuồng để cải thiện các kỹ năng quân sự cho một đối thủ tiềm ẩn.

       Trong Tháng Chín 1976, họ Mao qua đời.  Một cuộc đấu tranh nội bộ cho các chức vụ đảng thượng tầng tiếp diễn, nhưng tư thế của QĐGPNDTQ chỉ thay đổi chút ít trong những năm từ 1976 đến 1979.  Giới lănh đạo Trung Quốc, xă hội Trung Quốc, và bản thân QĐGPNDTQ tiếp tục tin tưởng rằng QĐGPNDTQ là một lực lượng chiên đấu hữu hiệu y như nó đă từng chứng minh trong lịch sử của nó cho đến năm 1962.  Cho măi đến tận Tháng Sáu 1978, Đặng Tiểu B́nh, ủy viên Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản và Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ, có nói tại Hội Nghị Toàn Quân về Công Tác Chính Trị rằng việc cải thiện phẩm chất của công tác chính trị của QĐGPNDTQ sẽ trực tiếp nâng cao hiệu năng chiến đấu của nó. 19 Đây là một ảo tưởng.

       “Sự Quay Trở Lại Học Thuyết họ Mao” đă kết thúc vào giữa thập niên 1980, khi điều trở nên rơ ràng rằng QĐGPNDTQ đă vổ khả năng để trợ giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu chiến lược của nó trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba.  Cuộc hiện đại hóa quân sự thực sự sau rốt đă có thể khởi sự.

KẾT LUẬN

       QĐGPNDTQ đă trở nên vô hiệu một cách tuyệt vọng bởi các chính sách quân sự của thời theo học thuyết họ Mao.  Các nhà lănh đạo QĐGPNDTQ đă ném các binh sĩ của họ về phía trước trong các cuộc tấn công tập trung đông đảo quân số giữa ban ngày bởi v́ họ không có giải pháp lựa chọn nào khác; lính của họ không được huấn luyện trong các chiến thuật của đơn vị nhỏ.  Hệ thống công tác chính trị đă thu hút mất quá nhiều th́ giờ, năng lực, và sự chú ư đến nỗi không c̣n lại điều ǵ để đưa ra huấn luyện trong các kỹ thuật khác.  Vấn đề quan trọng không phải như thế: niềm tin tưởng của các lư thuyết gia th́ không thể lay chuyển được nghĩ rằng con người th́ ưu việt hơn các vũ khí và chiến thuật.

       Tuy nhiên, hệ thống công tác chính trị tự nó phô bày các dấu hiệu của sự yếu kém.  Mối quan hệ giữa các cán bộ và lính trưng tập không vững mạnh như nó đă từng có, và trong khi mối quan hệ giữa QĐGOPNDTQ với nhân dân Truung Quốc, ít nhất trên bề mặt, vẫn c̣n vững mạnh, các nỗ lực để giành đoạt sự ủng hộ quan yếu của nhân dân Việt Nam đă thất bại hoàn toàn.  Các cán bộ, các kẻ đóng vai tṛ then chốt cho sự thành đạt các nhiệm vụ quân sự và chính trị, đă không chuẩn bị cho các bổn phận của họ hay họ đă không chuẩn bị cho binh sĩ của họ.

       Thay v́ dạy dỗ Hà Nội rằng nó đă sai lầm trong việc xâm lăng Căm Bốt, cuộc xâm lăng xấu số của Trung Quốc năm 1979 đă chỉ dạy cho Việt Nam thấy rằng Trung Quốc th́ yếu kém.  Xét lại phương tŕnh chính trị - quân sự, Hà Nội có thể tính toán với sự chắc chắn sau khi có sự triệt thoái của Trung Quốc rằng giá của các cuộc tấn công của phe Khmer Đỏ vào các thị trấn Việt Nam th́ cao hơn là phí tổn đánh trả lại.  Theo đó, Việt Nam đă duy tŕ sự kiểm soát của nó tại Phnom Penh và trong tám năm sau đó tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh của nó chống lại các nhóm kháng chiến Căm Bốt.  Hơn nữa, nó cảm thấy đủ an tâm chống lại các sự đe dọa của Trung Quốc để truy kích quân du kích sang tận Thái Lan, một đồng minh của Bắc Kinh.

       Trung Quốc đă đáp ứng với các sự de dọa và khoa trương hung hăng.  Trong năm 1981 và 1984, QĐGPNDTQ xem các cuộc đánh nhau ở biên giới trên các ngọn đồi là mờ nhạt. Khi chúng xảy ra quá nhiều, nhưng trong phần lớn thập niên 1980, chiến lược của Trung Quốc là pháo như mưa vào các làng xă biên giới Việt Nam và đưa ra các sự đe dọa bí hiểm về một “bài học thứ nh́” khủng khiếp.  Phía Việt Nam đă không triệt thoái khỏi Căm Bốt, và bài học thứ nh́ đă không bao giờ diễn ra.  Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba sau cùng đă kết thúc không phải v́ Trung Quốc giành được thắng lợi, mà bởi v́ Việt Nam trong thực chất đă loại trừ được phe Khmer Đỏ, v́ thế khi Liên Bang Sô Viết trong năm 1986  loan báo một sự chấm dứt viện trợ quân sự cho Việt Nam, Hà Nội đă cảm thấy đủ thoải mái để sau cùng rút lui về bên trong các biên giới của chính nó.

       Ba thập niên sau cùng của thế kỷ thứ hai mươi đă là một thời khoảng của sự thay đổi khổng lồ trong xă hội Trung Quốc.  Trong các năm từ 1965 đến 1976, Trung Quốc đă được định h́nh bởi các chính sách của Mao Trạch Đông.  Khi họ Mao chết đi, các năm 1977 và 1978 được đánh dấu bởi sự đối nghịch phe nhóm và bấp bênh, với Đặng Tuểu B́nh sau đó xây dựng quyền lực chính trị của ông xuyên qua một thời kỳ chuyển tiếp từ 1978 đến 1982.  Biến cố quân sự quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự khởi đầu của Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba, 20 và sự phát hiện có ư nghĩa nhất của phần đầu trong sự chuyển tiếp là QĐGPNDTQ đă bị suy yếu một cách nguy kịch bởi các năm theo Chủ Thuyết họ Mao.

       Ngay từ Tháng Tám 1977, họ Đặng có nói rằng quân đội cần gắn tầm quan trọng lớn hơn cho sự giáo dục và huấn luyện để khắc phục sự kiện rằng QĐGPNDTQ đă bị “phá hoại trong thời gian quá lâu bởi Lâm Bưu”.21 Khi họ Đặng và nhân dân Trung Quốc lượng giá di sản của học thuyết họ Mao, họ đă nhận ra được rằng, ngoài sự thất bại của các chính sách kinh tế và xă hội theo học thuyết họ Mao, chính sách quân sự theo học thuyết họ Mao đă thất bại.  Một số các học giả Trung Quốc và Tây Phương đă không nh́n một cách kỹ lưỡng vào các sự thất bại quân sự của Trung Quốc trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba.  Cuộc nghiên cứu này hy vọng đem chúng đặt trở lại vào vị trí thích đáng của chúng trong lịch sử Trung Quốc gần đây./-      

___

CHÚ THÍCH

1. Tác giả có được một bản sao chụp các phần liên hệ của kháng thư [démarche, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] trong Tháng Hai 2000.  Họ Qi đề cập một cách cụ thể hai quyển sách giáo khoa Việt Nam: Yuenan Gongchang Dang De Lishi (Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam)Yeunan Lishi Da Gang (Lịch Sử Việt Nam Đai Cương).  Trong khi báo chí Việt Nam ghi nhận cuộc gặp gỡ giữa Bộ Trưởng Trà và Đại Sứ Qi, họ không nói ǵ đến kháng thư nhạy cảm (Foreign Broadcast Information Service: FBIS, “SRV Defense Miniter Holds Talks with Chinese Ambassador, Military Attaché”, Hanoi Voice of Vietnam Vietnamese broadcast, 23:00 GMT, January 21, 2001).

2. FBIS, “AFP Report Views Jiang’s Speech in Hanoi; Jiang Makes No Referencce to ’79 Border War”, Hong Kong Agence France Presse (AFP), phát thanh bằng Anh ngữ, 07:31 GMT, February 28, 2002.

3. FBIS, “Kyodo Learns Vietnam Urged To Be More China-Friendly in Textbooks”, Tokyo Kyodo English broadcast, 06:44, March 17, 2002.

4. Yun Shui, “An Account of Chinese Diplomats Accompanying the Government of Democratic Kampuchea’s Move to the Cardamon Mountains”, trong tạp chí Critical Asian Studies 34:4 (New York and London: Routledge, 2002), các trang 496-519.

5. Yun Shui, “An Account of Chinese Diplomats”, trang 502.

6. Yun Shui, “An Account of Chinese Diplomats”, trang 511.

7. Wang Hai, Wang Hai Shangjiang: Wode Zhandou Shengya (Thượng Tướng Wang hai: Chức Nghiệp Chiến Đâu Của Tôi) (Beijing: Central Literature Publishers, 2000).

8. Tác giả mắc nợ ông Kenneth W. Allen, một phân tích gia hàng đầu về các vấn đề không lực Trung Quốc, về tin tức này.

9. Ủy Ban Biên Tập Bách Khoa Tự Điển Trung Quốc, Zhongguo Da Baike Quanshu (Trung Quốc Đại Bách Khoa Toàn Thư: The Chinese Encyclopedia, Tập 1) (Beijing: Chinese Encyclopedia Publishing Company, 1989), các trang 222-3.

10. Chinese Academy of Military Sciences (AMS), Zhonggup Junshi Baike Quanshu (Trung Quốc Quân Sự Bách Khoa Toàn Thư: Chinese Encyclopedia of Military Affairs, Tập 9) (Beijing: PLA Publishing Company, 1997), trang 1627.

11. AMS, Zhongguo Junshi Baike Quanshu, Tập 9, trang 1432.

12. Chiến tranh thường được phân tích ở các mức độ chiến lược, các hoạt động quân sự, và chiến thuật.  Phạm vi của cuộc nghiên cứu này không vượt quá sự phân tích về mức độ hành quân của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba.

13. Lionel Max Chassin, The Communist Conquest of China: A History of the Civil War, 1945-1949 (Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1965), trang 258.

14. Lionel Max Chassin, The Communist Conquest of China, trang 258.    

15. Lionel Max Chassin, The Communist Conquest of China, trang 259.

16. T. R. Fehrenbach, This Kind of War: A Study in Unpreparedness (New York: Macmillan, 1963), trang 454.

17. Lynn Montross, U. S. Marine Operations in Korea, 1950-1953 (Washington, DC: U. S. Government Printing Office, 1962), trang 35.

18. Muốn có một sự tóm lược của phong trào “Learn from the PLA: Học Tập Từ QĐGPNTQ”, xem Byung-joon Ahn, Chinese Politics and the Cultural Revolution: Dynamics of Policy Processes (Seattle, Washington: University of Washington Press, 1976), các trang 129-34.

19. Deng Xiaoping, Selected Works of Deng Xiaoping, 1975-1982 (Beijing: Foreign Languages Press, 1984), trang 127.

20. Sự chuyển tiếp của họ Đặng bắt đầu từ Phiên Họp Khoáng Đại của Ủy Ban Trung Ương Lần Thứ Mười Một trong Tháng Mười Hai 1978, khi điều trở nên rơ ràng rằng các chính sách của ông đă có sự ủng hộ lớn hơn trong giới tinh hoa của Đảng so với các chính sách của người cạnh tranh với ông, Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hoa Quốc Phong.  Họ Hoa được cho rằng là người kế vị được lựa chọn của Mao Trạch Đông.  Giai đoạn chuyển tiếp của họ Đặng kết thúc tại phiên họp Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần Thứ Mười Hai trong Tháng Chín 1982, khi ông và các đồng minh chính trị của ông thay thế phần lớn các viên chức thân Mao ở các chức vụ trong Đảng có thẩm quyền.

21. Deng Xiaoping, Selected Works of Deng Xiaoping, trang 73.  

___

Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 10: Conclusion: The Legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166 .

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

23.04.2012    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2012