Erik Franckx*

 

CÁC NGƯ TRƯỜNG

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA:

MỘT LỰC LY TÂM

HAY HƯỚNG TÂM?

 

Bản Đồ 1: Hệ Thống Sinh Thái Biển Chính Yếu Tại Biển Nam Trung Hoa


Nguồn: http://www.eoearth.org/view/article/156129/

 

 

Ngô Bắc dịch

Về tác giả Erik Franckx:

Giáo sư nghiên cứu, Trưởng Ban Luật Quốc Tế và Âu Châu, Giám Đốc Trung Tâm Luật Quốc Tế và Phó Khoa Trưởng Phân Khoa Luật và Tội Phạm Học tại Đại Học Vrije Universiteit Brussel (VUB; Pleinlaan 2, B-1050, Brussels, Belgium; Erik.Franckx@vub.ac.be).  Ông phụ trách giảng dạy tại Vesalius College, VUB, Université Libre de Bruxelles, the Brussels School of International Studies tại Đại Học University of Kent at Canterbury, Chương Tŕnh Hợp Tác Pháp Lư Quốc Tế tại Viện Institute of European Studies, VUB và Université Paris-Sorbonne Abu Dhabi.  Ông được bổ nhiệm bởi nước Bỉ làm một hội viên của Ṭa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration, The Hague, The Netherlands; làm chuyên viên nghiên cứu khoa học về biển để sử dụng trong công việc trọng tài đặc biệt theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982; làm chuyên viên pháp lư trong Bộ Phận Cố Vấn của các Chuyên Viên về Luật Biển thuộc Ủy Hội Đại Dương Học Liên Chính Phủ của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa (UNESCO); và làm chuyên viên về sự phân định ranh giới trên biển cho Tổ Chức Thủy Văn Học Quốc Tế (International Hydrographic Organization).

       Bài b́nh luận này là một phiên bản được tu chỉnh và cập nhật dựa trên sự tŕnh bày tại Cuộc Hội Thảo Quốc Tế với chủ đề “Để Đạt Tới Ḥa B́nh Trên Biển tại Đông Á Châu: Vai Tṛ Của Luật Quốc Tế” được tổ chức tại Trường Lancashire Law School, Preston, UK (Anh Quôc) trong các ngày 23-24 Tháng Tư 2012.  Tác giả xin cám ơn ông Wesley Lepla về sự trợ giúp nghiên cứu đă nhận được trong lúc soạn thảo bài viết này.

***

 

Tóm Lược Đại Ư

Bài viết này có chủ định đưa ra một cái nh́n về các ngư trường đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa hầu khám phá rằng liệu đề tài đặc biệt này là một giải pháp cho vấn đề hay đúng hơn là một sự tạo dựng ra vấn đề tại vùng này vốn được đặc trưng bởi các mối quan hệ liên Quốc Gia căng thẳng hiện nay.  Tại phần này của đại dương trên thế giới, bị khống chế bởi các địa h́nh hàng hải chẳng hạn như Quần Đảo Paracel và Quần Đảo Spratly, tức, các khu vực nước nông, đôi khi chỉ khô ráo lúc thủy triều xuống thấp, và cũng đôi khi vào lúc thủy triều lên cao, cá là một tài nguyên phong phú được nương tựa bởi nhiều ngư phủ của các nước bao quanh như một nguồn lợi tức.  Nếu chúng ta lấy Âu Châu làm một thí dụ, các ngư trường dường như có năng lực nước đôi (hai mặt), hoặc châm ng̣i cho các sự tranh chấp giữa các Quốc Gia, đôi khi đưa đến các cuộc chiến tranh toàn diện, hay cung cấp một phương tiện cho sự hội nhập hơn nữa giữa các Quốc Gia, chẳng hạn như đă được hoàn thành bởi Chính Sách Các Ngư Trường Chung Âu Châu.  Tại Biển Nam Trung Hoa, một tính nhị phân tương tự có thể được chứng nhận.  Đôi khi, các ngư phủ đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ giữa một số Quốc Gia nào đó đến mức đột nhiên làm căng thẳng các quan hệ ngoại giao hoàn toàn bất tương xứng với biến cố đă châm ng̣i cho một sự việc cá biệt.  Nhưng các ngư trường cũng được dùng như một động cơ cho việc cố gắng hợp tác xa hơn cả cả các mức độ song phương lẫn cấp vùng.  Trong thực tế, rất thường các ngư trường được nh́n như một khu vực “trung lập” hơn có thể kích thích sự hợp tác một cách dễ dàng hơn, thí dụ, sự hợp tác trong lănh vực quân sự hay trên các vấn đề liên quan đến chủ quyền.  Bài viết này sẽ kết luận bằng việc xác định liệu Điều 123 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 có bổ túc bất kỳ nghĩa vụ pháp lư nào đối với các Quốc Gia ven bờ của một biển nửa khép kín trong khía cạnh này hay không.

***

Bản Đồ 2: Ngày 1 Tháng 1, 2014, chính quyền đảo Hải Nam đ̣i hỏi mọi tàu đánh cá ngoại quốc phải xin phép để vào vùng nhiều hơn phân nửa của BIển Nam Trung Hoa rộng 3.5 triệu cây số vuông (phần tô màu vàng trên bản đồ)


Nguồn: http://www.globalsecurity.org/military/world/war/south-china-sea-fishing.htm

 

I. Dẫn Nhập

1. Sự b́nh luận này phát sinh từ tiền đề rằng các ngư trường có thể là một yếu tố để mang các nước lại gần với nhau, cũng như chúng có thể là một yếu tố dẫn đến sự đối đầu giữa Các Quốc Gia.  Để hiểu rơ hơn tính nhị nguyên này từ một cái nh́n theo luật quốc tế, điều có thể có tính chất chỉ dẫn là quay trở về cách mà vấn đề này đă được du nhập vào luật quốc tế tổng quát hồi đầu thế kỷ thứ 17 bởi luật gia Ḥa Lan Hugo de Groot, hay Hugo Grotius trong tiếng La Tinh.  Lập luận căn bản của ông rằng các đại dương th́ quá bao la đến nỗi bất kỳ kẻ nào cũng muốn chiếm hữu một phần của chúng và do đó loại trừ các kẻ khác ra khỏi việc đánh cá ở đó, sẽ bị nh́n như một “kẻ t́m kiếm quyền lực thái quá” và “kẻ đó sẽ không tránh được vết ô nhục của tính tham lam kỳ quái”. 1 Lập luận này sau đó được viết lại trong kiệt tác (opus magnus) của ông được soạn thảo trong năm 1625, trong đó điều được tuyên bố rằng các đại dương th́ bao la đến nỗi có đủ chỗ cho mọi người để lấy nước, đánh cá và hải hành như họ mong muốn. 2 Khi luật biển sau cùng được điển chế trong năm 1958, 3 và sau này trong năm 1982, 4 các ư tưởng này đă được phản ảnh trong sự tự do đánh cá tại các biển khơi (biển mở ngỏ).  Tự do đó, như một nguyên tắc, vẫn được áp dụng ngày nay.

2. Nhưng đă có nhiều sự thay đổi trong lănh vực này.  Sau một khuynh hướng tăng trưởng không ngừng cho đến đầu thập niên 1990 trong sản lượng ngư sản bắt được của thế giới, tức không kể số nuôi trồng nhân tạo, sản lượng đánh bắt đă đ́nh trệ và c̣n khá ổn định kể từ khi đó. 5 Hơn nữa, nếu người ta lọc lại các số thống kê này để chỉ gồm các loại cá mà Grotius đă nghĩ tới, tức số bắt được ở biển và do đó loại ra số bắt được trong đất liền, khuynh hướng này nói chung tiêu cực kể từ đầu thập niên 1990, 6 cho thấy rơ ràng rằng các giống cá biển không phải là không thể bị kiệt quệ.  Liệu điều này khi đó có nghĩa rằng một trong những tiền đề nền tảng trên đó Hugo Grotius đặt định lập luận của ông hóa ra sẽ có khuyết điểm kể từ cuối thế kỷ thứ 20? Đây là một giả định dễ dàng được đưa ra ngày nay.  Tuy nhiên, sẽ là điều không thật công bằng đối với sự khôn khéo của vị luật sư Ḥa Lan vô cùng tài năng này, bởi người ta không nên quên rằng Grotius chỉ bênh vực cho lập trường của thân chủ ông.  Thực ra, Phần XII của De Iure Praedate Commentarius: B́nh Luận về Luật Trên Phần Thưởng và Chiến Lợi Phẩm [phần thưởng (prize) là thuật ngữ trong Luật Biển để chỉ tàu địch và hàng hóa trên đó tịch thu được, chú của người dịch], vốn chứa đựng câu trích dẫn đầu tiên nêu trên, trong thực tế giống hệt, ngoại trừ một vài sự thích ứng cần thiết để biến nó thành một ấn phẩm riêng biệt, với bản văn nổi tiếng của ông Mare Liberum (Biển Tự Do Hải Hành), được ấn hành đầu tiên trong năm 1609 như một tập tài liệu nhỏ vô danh. 7 Lúc đó, Grotius làm việc cho chính phủ Ḥa Lan, 8 biện hộ cho các quyền lợi của Công Ty Great United Company of East Indies (Đại Công Ty Thống Nhất Đông Ấn) có các chiếc tàu cần có khả năng dựa vào sự tự do hải hành hầu đối đầu với các sự tuyên nhận độc quyền bởi người Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha vào lúc đó. 9 Hậu quả, ông chỉ sử dụng sự tự do đánh cá như một luận cứ thứ yếu trong sự lập luận hầu chứng minh một cách hùng hồn hơn cho luận điểm chính của ông, tức sự tự do hải hành. 10 Grotius thực ra đă sẵn thừa nhận trong tập Mare Liberum rằng sự lập luận của ông đặt trên các nguồn tài nguyên sinh động dựa vào các nền tảng yếu kém hơn các nền tảng liên quan đến sự hải hành, bởi ông đă lập luận rằng dù thế có thể cấm đoán việc đánh cá bởi “trong một khía cạnh, điều có thể được chống đỡ là loài cá có thể bị kiệt quệ”, song điều này sẽ không triệt hạ lập luận của của ông về sự hải hành bởi biển không bị “kiệt quệ” qua sự sử dụng này. 11

3.  Như thế cho dù nguyên tắc tự do đánh cá vẫn c̣n hiện diện ngày nay, nó đă được điều chỉnh cho phù hợp với bản chất khả dĩ kiệt quệ của chính thực chất của nó ít nhất trong hai phương cách chính yếu kể từ khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (“Công Ước 1982”) có hiệu lực.  Trước tiên, khái niệm tự do đánh cá tại các biển mở ngỏ đă bị làm suy yếu, bởi gần như toàn thế số lượng của các loại cá khai thác về mặt thương mại đă di chuyển từ một chế độ res communis: của chung, di sản chung của loài người, sang một chế độ theo đó các nguồn tài nguyên này được đặt dưới các quyền chủ quyền của Quốc Gia duyên hải xuyên qua sự tạo lập khu kinh tế độc quyền (KKTĐQ – exclusive economic zone: EEZ). 12 Thứ nh́, lănh vực áp dụng của nó đă bị hạn chế một cách nghiêm trọng, bởi đáy biển cũng như hải phận chồng bên trên cũng nằm trong khu vực 200 hải lư được đo từ bất kỳ phần đất liền hay ḥn đảo nào đă được loại trừ ra ngoài.  Ngày nay, các khu vực này tạo thành một phần của thềm lục địa, hay Hải Khu (the Area), và KKTĐQ, một cách lần lượt.   

4. Tuy nhiên, các sự thay đổi mạnh mẽ này đă không giải quyết được vấn đề đánh cá thái quá tại các biển mở ngỏ, bởi rất sớm 5 phần trăm c̣n lại của các tài nguyên khai thác về mặt thương mại sẽ phải chịu áp lực nặng nề, với Công Ước 1982 không được trang bị đầy đủ để đối phó một cách thích đáng vấn đề này. 13 Điều này sau hết đă gây ra một sự kiện rằng một số các thỏa ước bổ túc đă được thương thảo nhằm cố gắng ngăn chặn làn sóng đánh cá thái quá tại các biển mở ngỏ. 14

5. Điều cũng được nhận thức rằng t́nh trạng khan hiếm này đă đột nhiên làm gia tăng khả tính của vấn đề này tạo ra các sự căng thẳng giữa các Quốc Gia.  Chừng nào vẫn c̣n đủ các tài nguyên sinh động trên các biển mở ngỏ, các Quốc Gia có thể ḥa đồng một cách dễ dàng, trên điều kiện duy nhất rằng nước này không ngăn cản nước kia khỏi việc thực hiện sự sử dụng cùng quyền tự do tiếp cận.  Tuy nhiên, một khi các nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt, các Quốc Gia trở thành các kẻ tranh giành nhau.  Điều này đột nhiên làm gia tăng khả tính rằng các nguồn tài nguyên sinh động của các biển mở ngỏ sẽ trở thành cục xương tranh giành giữa các nước.  Tuy thế, nếu được giải quyết một cách thích hợp, các thách đố mới này cũng có thể đưa đến các t́nh trạng mọi bên đều thắng lợi, dẫn dắt các Quốc Gia đến việc hợp tác thay v́ tham gia vào cuộc chạy đua đến tận cùng trong đó mọi bên đều thua thiệt.

6. Kể từ cuộc hội thảo Preston hối Tháng Tư 2012, nơi mà các tư tưởng này lần đầu tiên được khai triển, nhắm vào vai tṛ của luật quốc tế, bài b́nh luận này sẽ khảo sát kỹ lưỡng hơn luật có tính chất cưỡng hành, bắt buộc (hard law) về các ngư trường đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa.  Nhưng để làm như thế trong một cách tập chú hơn, Đoạn II sẽ khảo sát kỹ hơn về đề tài nghiên cứu, tức Biển Nam Trung Hoa và các ngư trường đánh cá tại khu vực đó.  Đoạn III kế tiếp sẽ xem xét cách thức làm sao các ngư trường đánh cá có thể hành sử như một lực ly tâm hay hướng tâm trong mối quan hệ giữa các Quốc Gia láng giềng.  Đoạn IV sau đó sẽ phân tích khuôn khổ pháp lư quốc tế khả dĩ áp dụng tại Biển Nam Trung Hoa và cách thức mà nó đă được thực thi cho đến nay.  Đoạn V sau cùng sẽ cố gắng rút ra một số kết luận và đề nghị một số đường hướng khả hữu để tiến tới phía trước.

 

II. Biển Nam Trung Hoa và

Các Ngư Trường Đánh Cá

7. Để có thể xác định rơ ràng hơn phạm vi của bài b́nh luận này, đoạn này sẽ tóm lược hai vấn đề liên hệ đến nội dung chủ yếu bàn thảo đến, tức giới hạn không gian của Biển Nam Trung Hoa và một số nét đặc trưng của các tài nguyên sinh động được t́m thấy ở đó.  Hai tiểu đoạn sau đây lần lượt sẽ thảo luận về cả hai khía cạnh đó.

 

Bản Đồ 3: Khu Kinh Tế Độc Quyền Thực Sự Của Trung Quốc và Đường Chín Đoạn


http://www.heritage.org/research/reports/2014/04/a-national-strategy-for-the-south-china-sea

 

II.A. Giới Hạn Không Gian

8. Tiêu điểm của bài viết này nhắm vào Biển Nam Trung Hoa, được xác định bởi Tổ Chức Thủy Văn Học Quốc Tế năm 1953 là Hải Khu (Area) 49. 15 Điều cần phải được ghi nhận trong khía cạnh này rằng danh biểu cá biệt được dùng trong ấn phẩm này nhằm mô tả khu vực biển khảo sát, tức “Biển Nam Trung Hoa (Nan Hai, Nam Hải)”, với sự tham chiếu công nhiên đến Trung Hoa trong sự đặt tên cũng như tên bằng Hán tự trong ngoặc theo sau nó, không có bất kỳ hàm ư pháp định nào về quyền sở hữu pháp lư trên các khu vực biển này, 16 bất luận có nhiều tham chiếu đến Trung Hoa đến đâu đi nữa mà nó có thể chứa đựng.  Sự b́nh luận này v́ thế không có sự khó khăn trong việc sử dụng danh biểu chính thức này trong một bài viết đặt tiêu điểm vào các quy tắc của luật quốc tế khả dĩ áp dụng được cho Hải Khu này, bởi sự sử dụng danh biểu này, cho dù phổ biến đến đâu, không bao giờ tự bản thân nó lại có thể được dựa vào để quy kết cho Trung Quốc bất kỳ quyền pháp lư nào trên dải biển rộng lớn này. 17

9. Tầm mức không gian của Biển Nam Trung Hoa, nói cách khác, tương ứng grosso modo: một cách đại khái với sự chỉ dẫn thông thường khu vực biển này trên các bản đồ, với ngoại lệ duy nhất là Vịnh Thái Lan, được bao bọc bởi một đường thẳng hàng từ Mũi Cà Mau (Cape Ca Mau) trên bờ biển Việt Nam đến cửa sông Kelantan bên phía Thái Lan, được loại bỏ ra bởi nó được liệt kê như một mục từ hoàn toàn riêng biệt. 18 Một sự xác định như thế này, được đạt tới bởi các nhà thủy văn học, rơ ràng cũng có ư nghĩa cho một bài viết nhắm vào các ngư trường, bởi nó tương ứng một cách đại cương với hệ thống sinh thái biển rộng lớn được mô tả bởi dự án Biển Quanh Ta (Sea Around Us) của Đại Học British Columbia là Biển Nam Trung Hoa. 19 Hậu quả, các nước giáp ranh biển này là Brunei Darussalam, Trung Quốc, Indonesia, Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. 20

10. Taiwan (Đài Loan), tạo thành ranh giới đông bắc của Hải Khu 49, đáng được chú ư đặc biệt.  Bởi quy chế của nó như một Quốc Gia theo luật quốc tế đương đại c̣n được tranh luận, 21 người ta có thể lập luận rằng nó không thuộc vào nhóm các Quốc Gia giáp ranh Biển Nam Trung Hoa được nêu ở trên.  Mặt khác, điều không thể phủ nhận rằng Đài Loan rất tích cực liên can tối đa đến việc đánh cá tại các biển mở ngỏ, sở đắc điều được gán nhăn hiệu như “một trong những đội thuyền đánh cá xa bờ nổi tiếng nhất của thế giới”. 22 Không bao gồm Đài Loan trong một bài viết về việc đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa v́ thế sẽ hóa ra khá bất thường. 23 Cộng đồng quốc tế đă xử trí vấn đề cá biệt này bằng việc đưa ra một khái niệm mới về “các thực thể đánh cá”. 24 Cho dù sự áp dụng ư niệm mới này trong thực hành c̣n lâu mới được hoàn hảo, nó đă cho phép Đài Loan trở nên bị ràng buộc bởi một số nghĩa vụ theo hiệp ước đa phương nào đó, và đôi khi c̣n thu rút được các quyền từ chúng. 25 Chính với các cảnh báo này (caveat), bài b́nh luận này sẽ bao gồm Đài Loan vào trong sự thảo luận.

 

II.B. Các Ngư Trường Tại Biển Nam Trung Hoa

11. Biển Nam Trung Hoa hưởng lợi từ một số điều kiện thiên nhiên biến nó thành một vùng đánh cá rất phong phú khi so sánh với các miền biển khác của thế giới. 26 Các thời vụ gió mùa thay đổi đáng chú ư đặc biệt, bởi gió và các khuôn mẫu luồng chảy trên mặt nước thay đổi phát sinh từ khí hậu này được nói có tác động tích cực trên sự phân bố và ph́ nhiêu của hệ thực vật và hệ đông vật trong biển, biến nó thành một khu vực có sự đa trạng chủng loại nhiều nhất trên thế giới. 27 Khi so sánh với các khu vực biển bao quanh khác, Biển Nam Trung Hoa được đặc trưng hơn nữa bởi sự cộng sinh của nhiều chủng loại khác nhau và số lượng tương đối nhỏ trong mỗi nhóm.

12. Cùng lúc, các khuôn mẫu gió mùa và luồng chảy này giúp nó rơ ràng có thể phân biệt được các đơn vị xuyên ranh giới của các hiện tượng khí tượng khác nhau để quản trị các ngư trường tại Biển Nam Trung Hoa, với mỗi nước giáp ranh đại diện cho ít nhất hai đơn vị trong các phân khu này. 29 Điều cũng đáng để nhấn mạnh rằng hai điểm nóng theo quan điểm luật quốc tế, tức Quần Đảo Paracel và Quần Đảo Spratly, cùng một lúc được mô tả như các nhóm đảo có thể quan trọng xa hơn các ranh giới thiên nhiên của chúng như là một nguồn chiệu mộ cá tại Biển Nam Trung Hoa, 30 dẫn dắt một số tác giả đến việc thỉnh cầu sự tán đồng cho việc tạo lập các công viên biển ở các khu vực bị tranh chấp cao độ này. 31

13. Trái với chiều hướng đi xuống tổng quát của số cá bắt được trên biển toàn thế giới, 32 các số thống kê mới nhất từ Trung Tâm Phát Triển Các Ngư Trường Đông Nam Á (Southeast Asian Fisheries Development Centre (SEAFDEC) cho thấy rằng tại Biển Nam Trung Hoa giữa các năm 2003 và 2007, đă có một sự gia tăng vào khoảng 6.5 phần trăm về số lượng và c̣n chiếm vào khoảng 31 phần trăm về trị giá của các ngư sản biển bắt được. 33 Chiều hướng này dường như được chứng thực bởi thông tin thống kê gần đây hơn cho cả vùng Đông Nam Á rộng lớn hơn: Nếu số đánh bắt trên biển toàn cầu đă suy giảm, chiều hướng sản xuất tại vùng Đông Nam Á đang gia tăng với tỷ số vào khoảng 251,000 tấn thập phân mỗi năm. 34

14. Phần lớn các nước bao quanh Biển Nam Trung Hoa chính v́ thế có khả năng gia tăng một cách vững chắc số đánh bắt trên biển của họ cho đến ngày nay.  Nhưng như được nhận xét bởi Tổ Chức Lương Nông (Food and Agriculture Organization: FAO), người ta phải thận trong.: “Bất kể điều này rơ ràng là một t́nh trạng tích cực, vẫn có các lư do để quan ngại về t́nh trạng của các nguồn tài nguyên, với phần lớn giống cá hoặc bị khai thác tận t́nh hay thái quá (nhiều giống cũng cạn kiệt), đặc biệt tại phần phía tây của Biển Nam Trung Hoa”. 35

15. Nếu người ta bổ túc vào bức tranh toàn cầu này sự kiện rằng một số đáng kể các giống cá khai thác thương mại tại Biển Nam Trung Hoa có bản chất xuyên biên giới, 36 với các loại thường bị đánh bắt thường xuyên nhất về số lượng đánh bắt tại biển, tức 13.5 phần trăm tổng sản lượng toàn vùng, là cá ngừ (cá tuna), 37 một loại cá di động cao độ, điều trở nên hiển nhiên rằng sự hợp tác giữa các Quốc Gia giáp ranh th́ cần thiết nếu các nguồn tài nguyên này có khi nào được bảo tồn và quản trị theo một cách thức hữu hiệu và lâu bền.

 

III. Các Ngư Trường Như Một Yếu Tố Của

Sự Hợp Tác Hay Đối Đầu

16. Khi lấy Âu Châu như một điểm để so sánh, điều có thể được chứng tỏ rằng các ngư trường đánh cá có thể là một thành tố của sự hợp tác giữa các Quốc Gia cũng như một hoạt động mặt khác dẫn dắt đến sự đối đầu.

17. Khái niệm “chiến tranh cá tuyết: cod war” t́m được lối du nhập của nó vào luật quốc tế qua sự tranh chấp phát sinh giữa Iceland và Vương Quốc Thống Nhất Anh vào cuối thập niên 1950. 38 Các thí dụ khác về “các cuộc chiến tranh cá tuyết” như thế sau này đă xuất hiện tại Âu Châu, với Iceland thay đổi vị thế từ một Quốc Gia duyên hải thành một nước đánh cá ở hải phận xa xôi, 39 nhưng các loại cá khác cũng làm nảy sinh sự căng thẳng liên Quốc Gia nghiêm trọng, chẳng hạn như cuộc chiến tranh cá xô đẩy Âu Châu đánh nhau với Canada ngay bên ngoài khu 200 hải lư của Canada tại Đại Tây Dương, đưa đến trước hết sự bắt giữ tàu đánh cá Estai của Tây Ban Nha và về sau trong sự kư kết một thỏa ước. 40

18. Các sự tranh chấp này xảy ra không chỉ giữa các Quốc Gia có các quyền lợi đối chọi, chẳng hạn như các nước đánh cá ở hải phận xa xôi muốn có được sự tiếp cận nguồn tài nguyên trong khi các Quốc Gia duyên hải đúng ra có ư định quản trị nguồn tài nguyên cho sự sử dụng trong nước, nhưng đôi khi cũng xảy ra giữa những nước rất gần nhau có cùng một mục tiêu chính yếu.

19. Trong khía cạnh này, mối quan hệ thay đổi mau chóng giữa Estonia và Latvia ngay sau khi có sự tan biến của Liên Bang Sô Viết trước đây khỏi bản đồ thế giới chính trị có thể là một bài học.  Hai nước này, cùng với Lithuania, đă thành lập một mặt trận chung chống lại Liên Bang Sô Viết cũ trong sự theo đuổi việc tái lập nền độc lập.  Tuy thế, ngay sau khi độc lập, sự căng thẳng về các ngư trường tại Vịnh Riga đă mau chóng nổi lên giữa Estonia và Latvia, cuối cùng đưa đến một cuộc chiến tranh toàn diện v́ cá trong mùa xuân 1995, diễn tiến cho tới Tháng Bảy 1996 mới được giải quyết một cách dứt khoát, 41 tức bằng việc kư kết một thỏa ước ranh giới trên biển. 42

20. Mặt khác, chỉ cần nhắc lại rằng Chính Sách Các Ngư Trường Chung Âu Châu (European Common Fisheries Policy) như là động cơ cho sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa các Quốc Gia hội viên của Liên Hiệp Âu Châu trên chủ đề các ngư trường. 43

21. Tại Biển Nam Trung Hoa, người ta t́m thấy các khuynh hướng ngược hẳn lại.  Một mặt, đă sẵn có nhiều sự đối đầu tại biển về các tàu đánh cá.  Các sự tham chiếu có thể được đưa ra, thí dụ, sự đụng độ giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân quanh Băi Cạn Scarborough Shoalhồi đầu Tháng Tư 2012. 44 Vào ngày 10 Tháng Tư, các tàu Trung Quốc đă ngăn cản Hải Quân Phi Luật Tân khỏi việc bắt giữ các ngư phủ Trung Quốc  bị buộc tội săn bắt trộm các san hô có nguy cơ tuyệt chủng, các con trai khổng lồ và các con cá mập (shark) c̣n sống.  Sau một sự bế tắc kéo dài bốn ngày giữa một tàu hải giám Trung Quốc và một tàu tuần duyên Phi Luật Tân, các tàu đánh cá Trung Quốc sau cùng đă rời khỏi khu vực. 45 Như đă được nói, các sự đụng độ như thế không phải là ngoại lệ tại Biển Nam Trung Hoa 46 và đôi khi chúng gây ra sự tổn thất nặng nề về nhân mạng. 47 Một yếu tố làm gia tăng hơn nữa xác suất của các sự đụng độ tương tự tại Biển Nam Trung Hoa chắc chắn có bản chất tranh chấp về nhiều trong các địa h́nh ngoài khơi được t́m thấy ở đó, không chỉ về việc nước nào sở hữu chúng mà c̣n về các khu vực biển chính xác phát sinh bởi các địa h́nh theo Điều 121 Công Ước 1982.

22. Nhưng khu vực Biển Nam Trung Hoa cũng có câu chuyện thành công của nó về sự hợp tác có liên quan đến lănh vực các ngư trường, tức tại Vịnh Bắc Việt. 48 Vịnh này, tọa lạc tại mút cực tây của Biển Nam Trung Hoa, được đặc trưng bởi các điều kiện thiên nhiên tương tự như Biển Nam Trung Hoa, biến nó thành một khu vực rất phong phú theo cái nh́n về việc đánh cá.  Các ngư phủ của cả hai nước có truyền thống đánh cá trong khu vực, nhưng như sự việc diễn tiến, hầu hết cá trưởng thành được t́m thấy bên phía Việt Nam. 49 Khi các quan hệ giữa hai bên trở nên tồi tệ, các vụ nổ súng bắt đầu diễn ra. 50 Một thỏa ước đă đạt được vào ngày Giáng Sinh năm 2000 (Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam), 51 nhưng cần đến hơn ba năm để văn kiện này có hiệu lực cùng với một hiệp ước biên giới trên biển, được kư kết cùng ngày trong năm 2000 như hiệp ước đánh cá (Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc – Việt Nam). 52 Mối quan hệ địch xác giữa hai hiệp ước th́ đặc biệt và làm phát sinh ra các khó khăn giữa hai bên: Trung Quốc muốn bao gồm vấn đề đánh cá vào trong Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc – Việt Nam, trong khi phía Việt Nam lại nh́n sự việc như hai vấn đề riêng biệt.  Các cuộc thương thảo dẫn đến hai hiệp ước này, do đó đă được gán nhăn hiệu là ‘song hành nhưng độc lập vơi nhau”. 53

Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc – Việt Nam chỉ có một điều khoản duy nhất liên quan đến việc đánh cá, ngoài ra không hề tham chiếu một cách công khai đến Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam, 54 trong khi hiệp ước kể sau chứa đựng một sự tham chiếu tổng quát đến Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc – Việt Nam trong lời nói đầu của nó và một số tham khảo kỹ thuật tại hai trong các điều khoản của nó. 55 Ngay dù cả hai hiệp ước có được gọi là ‘một vụ điều đ́nh trọn gói”, 56 cần phải ghi nhớ rằng Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam được giới hạn về thời gian.  Nó đă được thương thảo cho một thời khoảng 12 năm và một sự gia hạn tự động ba năm sau đó, có nghĩa nó sẽ kéo dài cho một tổng số 15 năm sau đó sẽ cần đến các sự thương thảo mới nếu sự hợp tác được tiếp tục. 57 Ngay dù Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt nam gây ra nhiều khó khăn cho phía Trung Quốc, 58 nó nói chung được xem bởi cả hai phía là một sự phát triển tích cực 59 và được lượng định bởi các người bên ngoài là “hoạt động tốt”. 60

 

IV. Luật Quốc Tế Khả Dĩ Áp Dụng

Tại Biển Nam Trung Hoa Về

Các Ngư Trường Đánh Cá

23. Tài liệu đầu tiên bật ra trong đầu khi nói đến luật nặng [hard law, luật có tính cách cưỡng hành, trái với luật mềm: soft law, không có ràng buộc, chú của người dịch] khả dĩ áp dụng tại Biển Nam Trung Hoa là Công Ước 1982, cũng được gọi là Hiến Pháp cho các Đại Dương. 61 Tài liệu này được thi hành  trọn vẹn tại Biển Nam Trung Hoa, như được xác định trong bài viết này, bởi mọi Quốc Gia giáp ranh đều đă phê chuẩn văn kiện pháp lư quốc tế này, với ngoại lệ là Đài Loan bị gạt ra ngoài, không trở thành một thành viên chiếu theo Các Điều 305-307.

24. Trái với các Phần khác được chứa đựng trong Công Ước 1982, Phần VII, nhan đề “Các Biển Mở Ngỏ [Biển Khơi: High Seas]”, không có tính chất thật mới mẻ.  Cộng đồng quốc tế đă phản ứng trước khuyết điểm này và vấn đề đánh cá thái quá trên các biển mở ngỏ đă sớm xuất hiện xuyên qua sự chuẩn thuận một số tài liệu pháp lư ràng buộc và không ràng buộc. 62 Như đă sẵn nói ở trên, chỉ có các tài liệu ràng buộc mới tạo thành các phần của sự phân tích này.  Ba văn kiện bổ túc cần phải được đề cập đến vốn đă được soạn thảo một cách chuyên biệt để giải quyết vấn đề này: Điều được gọi là Thỏa Ước Thi Hành FAO năm 1993, 63 Thỏa Ước Các Giống Cá LHQ năm 1995: UN Fish Stocks Agreement of 1995 64 và sau cùng Thỏa Ước Quốc Gia Hải Cảng FAO: FAO Port State Agreement năm 2009. 65 Cả ba đều cố gắng giải quyết vấn đề chính yếu của mỗi văn kiện theo một góc nh́n khác nhau, tức quốc gia mà thương thuyền đăng kư (flag State), các tổ chức quản trị các ngư trường trong vùng, và Quốc Gia hải cảng, một cách lần lượt.  Nhưng bất kể sự kiện rằng tại Biển Nam Trung Hoa phần lớn các loài cá, và một cách chắc chăn, các loại cá quan trọng nhất liên can đến sự khai thác thương mại, là giống cá cưỡi trùm cả hai bên của đường phân ranh (straddling) hay di động cao độ trong bản chất, điều đáng ghi nhận rằng rất ít các Quốc giáp ranh khu vực này hoặc đă là một bên đối với văn kiện thứ nhất 66 hay văn kiện thứ nh́ 67 hay một nước đă kư kết vào văn kiện thứ ba 68 như được chỉ dẫn tại Bảng 1. 

Bảng 1: Sự Tham Gia vào Các Hiệp Ước Ngư Trường Đánh Cá Tại Biển Mở Ngỏ

 

                               FAO Implementation              UN Fish Stocks           FAO Port State

                               Agreement 1993                     Agreement 1995         Agreement 2009

                               Chấp Nhận                              Kư tên Phê chuẩn        Kư tên Phê chuẩn

Brunei                                             /                                        /           /                       /            /

Trung Quốc                                    /                                        ٧          /                       /            /

Indonesia                            /                                        ٧          ٧                      ٧          /

Mă Lai                                            /                                        /           /                       /            /

Phi Luật Tân                                   /                                        ٧          /                       /            /

Taiwan                                            /i                                       /ii          /iii                     /iv         /v      

Việt Nam                            /                                        /           /                       /           /

__________

i Bị loại ra khỏi sự chấp nhận chiếu theo Điều 10(1).

ii Bị loại ra khỏi việc kư tên chiếu theo Điều 37.  Tuy thế, theo Điều 1(3) hiệp ước áp dụng với sự thay đổi cần thiết: mutatis mutandis đối với các thực thể đánh cá.

iii Bị loại ra khỏi việc phê chuẩn chiếu theo Điều 38.  Tuy thế, theo Điều 1(3) hiệp ước áp dụng với sự thay đổi cần thiết: mutatis mutandis đối với các thực thể đánh cá.

iv Bị loại ra khỏi việc kư tên chiếu theo Điều 25.

v Bị loại ra khỏi việc phê chuẩn chiếu theo Điều 26.

 

Ngoài ra, tỷ suất tham gia yếu kém tại Biển Nam Trung Hoa vào các văn kiện này có tính cách chỉ dẫn cho sự thành công tổng quát bị hạn chế cho đến nay.  38 Quốc Gia thành viên của Thỏa Ước Thi Hành FAO năm 1993 và 78 Quốc Gia thành viên của Thỏa Ước Các Giống Cá LHQ năm 1995, tương phản một cách rơ rệt với 163 quốc gia thành viên của Công Ước 1982, các con số mỗi lần được nâng cao nhờ ở một tổ chức quốc tế, tổ chức Liên Hiệp Âu Châu.  Do đó, điều xem ra đặc biệt không có hiệu quả để cố gắng dựa trên các khía cạnh mới mẻ của Thỏa Ước Các Giống Cá LHQ năm 1995, chẳng hạn như Điều 8(4) của nó khước từ các nước không phải thành viên sự tiếp cận đến các nguồn tài nguyên ngư trường được quản trị bởi một tổ chức quản trị ngư trường cấp vùng trừ khi họ đồng ư áp dụng các biện pháp bảo tồn và quản trị được thiết lập bởi tổ chức như thế. 69 Một sự lập luận như thế phủ nhận quy tắc hiệp ước chỉ ràng buộc các bên kư kết chứ không ràng buộc bên thứ ba: pacta tertiis căn bản trong luật quốc tế cũng như ngôn từ được soạn thảo một cách cẩn trọng của chính bản thỏa ước. 70

25. Để né tránh sự khó khăn này, một số người đă lập luận rằng bản thân Công Ước 1982 rất có thể được hiểu nhằm hạn chế sự tự do của các Quốc Gia thứ ba liên quan đến các quyết định quản trị được đưa ra bởi một tổ chức quản trị ngư trường cấp vùng hơn những ǵ thường được tin tưởng.  Nhưng ngay dưới sự giải thích đặc biệt này của Công Ước 1982, người ta phải kết luận rằng việc áp đặt một “nghĩa vụ trên các quốc gia thứ ba phải chấp nhận các biện pháp bảo tồn và quản trị được chuẩn thuận bởi một tổ chức quản trị ngư trường cấp vùng RFMO [regional fisheries management organization] có thể sẽ được kéo dài để phủ trùm bổn phận phải hợp tác và nghĩa vụ thương thảo trong Công Ước LOS. 71

26. Các người khác đă hướng đến các tổ chức quốc tế, được thiết lập cho một mục đích không liên hệ ǵ với việc đánh cá ngoài biển khơi, nhưng là tổ chức có tiềm năng có một tác động trên sự bảo tồn và quản trị các nguồn tài nguyên đánh cá tại biển mở ngỏ.  Để khắc phục các khiếm khuyết của ba thỏa ước được nhắm một cách cá biệt vào việc đánh cá tại biển mở ngỏ, được liệt kê nơi Bảng 1, ba điều kiện cần phải được thỏa măn: (1) tổ chức phải có thành viên rộng răi, (2) nó phải có một hệ thống đă được trắc nghiệm và hữu hiệu trong sự giải quyết tranh chấp và (3) lănh vực áp đụng của nó không được loại bỏ các nguồn tài nguyên sinh động của các biển mở ngỏ.  Người ta có thể nghĩ, về khía cạnh này, đến một số các công ước chẳng hạn, theo thứ tự niên lịch, Công Ước về Mậu Dịch Quốc Tế đối với Các Loại Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng thuộc Hệ Sinh Vật và Thực Vật (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora: CITES) năm 1973, 72 Công Ước Đa Trạng Sinh Vật: Convention on Biological Diversity (CBD) năm 1992, 73 và Thỏa Ước WTO năm 1994. 74 Với con số 176, 193 và 157 hội viên hiện diện, một cách lần lượt, tất cả chúng xem ra đă vượt qua rào cản đầu tiên mà không gặp khó khăn.  CITES và FAO, đặc biệt, có một hệ thống phát triển cho sự giải quyết tranh chấp, 75 và trong hai tổ chức này, CITES sau này đă trở nên dính líu rất nhiều trong sự bảo vệ các giống hải sản khai thác thương mại và đă theo đuổi sự hợp tác với FAO trong khía cạnh này. 76

 27. Tất cả điều này chuyển dịch tới Biển Nam Trung Hoa như thế nào?  Bảng 2 bên dưới xem ra trong suốt như pha lê. Nếu Bảng 1 được đặc trưng bởi sự thiếu vắng sự quan tâm gần như hoàn toàn của các Quốc Gia giáp ranh Biển Nam Trung Hoa, 77 Bảng 2 chuyên chở một h́nh ảnh hoàn toàn trái ngược, tức tất cả các Quốc Gia liên can đều là bên kư kết vào tất cả các hiệp ước đă liệt kê.  Ngay cả Đài Loan cũng là một thành viên của một trong các hiệp ước.

 

Bảng 2: Sự Tham Gia Các Hiệp Ước Có Tác Động Tiềm Năng

Trên Việc Đánh Cá Tại Biển Mở Ngỏ

00000000000000000000

                               CITES 1973               CBD 1992                  WTO Agreement 1994

                               Hội Viên                     Hội Viên                     Hội Viên

Brunei                                 ٧                                  ٧                                  ٧

Trung Quốc                        ٧                                  ٧                                  ٧

Indonesia                ٧                                  ٧                                  ٧

Mă Lai                                ٧                                  ٧                                  ٧

Phi Luật Tân                       ٧                                  ٧                                  ٧

Taiwan                                / i                                 /ii                                 ٧iii      

Việt Nam                ٧                                  ٧                                  ٧

__________

i Bị loại không được trở thành một hội viên chiếu theo Điều 1(h).

ii Bị loại không được trở thành một hội viên chiếu theo Các Điều 34-35.

iii Hội viên kể từ 1 Tháng Một 2002 theo Điều 12 (“lănh thổ quan thuế riêng biệt sở đắc sự tự trị hoàn toàn trong sự thực hiện các quan hệ thương mại đối ngoại của nó và các vấn đề khác được dự liệu trong Hiệp Ước này và Các Hiệp Ước Mậu Dịch Đa Phương”) dưới danh xưng “Lănh Thổ Quan Thuế Riêng Biệt của Taiwan, Penghu (Bành Hồ), Kinmen (Kim Môn) và Matsu (Mă Tổ (Chinese Taipei)”.

 

28. Do đó không thể xem là vô lư để nêu ư kiến rằng các Quốc Gia tại Biển Nam Trung Hoa nên nghiêm chỉnh thăm ḍ đường hướng này như một phương thức khả dĩ xúc tiến việc bảo tồn và quản trị các giống cá cưỡi hai bên hải khu và di động cao độ của khu vực.  Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, tác giả này đă cố gắng khảo sát kỹ lưỡng hơn phương cách trong đó CITES đă được áp dụng một cách cá biệt cho đên nay đối với vùng Á Châu-Thái B́nh Dương. 78 Nó không cung cấp lợi ích của một phương thức dễ dàng để xúc tiến, nhưng ít nhất nó cho thấy các nỗ lực đă sẵn được thực hiện, và số phận của chúng là ǵ cho đến nay.  Sự tương tác giữa, một mặt, Tổ Chức FAO đưa ra sự cố vấn, và Tổ Chức CITES mặt khác, lấy các quyết định, là một sự phát triển đáng chú ư nhất.

29. Trước khi kết thúc phần này, một nhận xét sau cùng xem ra được cho phép liên hệ đến một lập luận thường đối nghịch trong văn liệu và hội nghị chuyên ngành đă thu thập được trong khía cạnh này, tức Điều 123 của Công Ước 1982, nhan đề “Sự Hợp Tác của các Quốc Gia giáp ranh các biển khép kín hay nửa khép kín”, 79 đ̣i hỏi một nghĩa vụ pháp lư đối với các Quốc Gia thuộc một biển nửa khép kin, chẳng hạn như Biển Nam Trung Hoa, phải hợp tác với nhau, kể cả trong lănh vực các ngư trường đánh cá. 80 Điều này sẽ là một lối thoát dễ dàng đối với Biển Nam Trung Hoa, bởi Điều 123 không phân biệt giữa các khu vực biển liên can, chính v́ thế đứng bên ngoài các vấn đề điều kiện pháp lư và chủ quyền khó khăn của các địa h́nh ngoài khơi tại Biển Nam Trung Hoa. 81 Tuy nhiên, một sự phân tích cặn kẽ Điều 123 cho thấy rằng điều rất đáng ghi nhận rằng điều này là một trong hai thí dụ duy nhất nơi mà Công Ước 1982 sử dụng sự tổng hợp các từ “phải hợp tác: should cooperate”, trong khi tại phần lớn các trường hợp khác, nó dùng các từ “sẽ, cần, nên hợp tác: shall cooperate”. 82 Tác giả này gần đây có lập luận rằng điều này của Công Ước 1982 không phải là nơi để t́m kiếm một nghĩa vụ pháp lư áp đặt lên trên các Quốc Gia giáp ranh một biển nửa khép kín. 83 Các nghĩa vụ khác có thể được áp đặt bởi luật quốc tế tổng quát trên các Quốc Gia lân cận nói chung, không chỉ riêng biệt liên hệ đến các biển nửa khép kín, nhưng là các quốc gia có lư do sinh tồn được thích nghi một cách tốt đẹp để bị áp dụng một cách mạnh hơn nữa (a fortiori) tại các hải phận gượng ép như thế.  Đây không phải là nơi để phát triển các tư tưởng này chi tiết hơn, bởi việc này sẽ được làm sau này trong một ấn phẩm riêng biệt.  Chỉ cần nói giờ đây rằng bổn phận hợp tác đă t́m thấy sự giải thích sâu rộng nhất của nó đến nay trong lănh vực luật môi trường, hơn là tại khu vực cá biệt của các ngư trường.

 

V. Kết Luận

30. Tại một khu vực bị tranh chấp nhiều như Biển Nam Trung Hoa, sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lănh vực ngư nghiệp/ngư trường xem ra là một phương cách đáng mong ước để xúc tiến.

31. Nếu người ta xem xét một cách kỹ lưỡng công cụ pháp lư quốc tế để phát triển sự hợp tác như thế, một vài văn kiện được t́m thấy ở đó rơ ràng thích hợp hơn là các văn kiện khác.  Các phần có lẽ ít sử dụng hơn là Điều 123 Công Ước 1982 cũng như, trong khi chờ đợi sự phê chuẩn bởi các nước bao quanh Biển Nam Trung Hoa, trong hiện tại, các văn kiện kể sau: Hiệp Ước Thi Hành FAO năm 1993, Hiệp Ước Các Giống Cá LHQ năm 1995 và Hiệp Ước Quốc Gia Hải Cảng FAO năm 2009 – văn kiện sau cùng c̣n đang chờ trở nên có hiệu lực.  Nhiều hứa hẹn hơn là, trong khuôn khổ Công Ước 1982, Các Điều 74(3) và 83(3), 85 và bên ngoài khuôn khổ đó một số các công ước đă được phê chuẩn rộng răi chẳng hạn như WTO và CITES.  Sự kiện rằng Đài Loan là một thành viên của WTO có thể tạo thuận lợi cho tổ chức này.  Trong thực tế nó là hiệp ước đa phương duy nhất liệt kê trong các Bảng 1 và Bảng 2 theo đó Đài Loan là một thành viên.  Tuy thế, điều đựoc tin tưởng rằng CITES có thể chứng tỏ đặc biệt hữu dụng, bởi nó dựa trên một loại quyền tài phán của Quốc Gia hải cảng xuyên qua hệ thống giấy phép xuất cảng và nhập cảng của nó, đích xác là điều mà Hiệp Ước Quốc Gia Hải Cảng FAO năm 2009 cố gắng để du nhập lúc này liên quan đến các ngư trường.

32. Sự lo sợ rằng nếu không có sự hợp tác nào như thế được khởi sự phát triển, nhiều biện pháp đơn phương hơn chẳng hạn như lệnh cấm đánh cá hàng năm của Trung Quốc kể từ 1998 86 có thể được ước định, ngay dù hiệu quả của chúng không mấy chắc chắn. 87

33. Các trường hợp của sự hợp tác thành công trong khu vực có hiện hữu và có thể phục vụ tốt đẹp như một thí dụ cho các sự thỏa thuận song phương khác và, nào ai hay biết đựoc, có thể ngay cả cho các thỏa thuận đa phương trong tương lai.  Một rào cản cực kỳ khó khăn mà Hiệp Ước Đánh Cá Trung Quốc – Việt Nam đă không khắc phục là cái gọi là sự tuyên nhận đường chín vạch (đoạn) của Trung Quốc,  bởi ngay dù đường vẽ này nguyên thủy gồm 11 vạch, hai vạch trong đó tọa lạc bên trong Vịnh Bắc Việt, hai vạch này đă được xóa bỏ một cách bí hiểm trong thập niên 1950, như đă được viết ở nơi khác bởi tác giả này. 88 Như được chỉ dẫn bởi các khó khăn mà Trung Quốc và Việt Nam đang phải đối đầu hiện nay khi cố gắng nới rộng sự hợp tác đánh cá ra bên ngoài Vịnh Bắc Việt, điều sẽ có lợi cho bất kỳ sự hợp tác tương lai nào trong lănh vực ngư nghiệp tại Biển Nam Trung Hoa nếu Trung Quốc sau cùng sẵn ḷng nói rơ lập trường của nó chiếu theo luật quốc tế về ư nghĩa đích xác của đường vẽ này.

34. Sau một thời gian dài tập trung vào các nguồn tài nguyên phi sinh động như thế, 89 thời gian xem ra chín muồi cho các Quốc Gia duyên hải hướng sự chú ư của họ một cách nghiêm chỉnh đến sự hợp tác trong lănh vực ngư nghiệp, trước khi sự đánh bắt hải sản tại Biển Nam Trung Hoa cũng khởi sự suy giảm, theo sau khuynh hướng chung trên toàn cầu.  Bởi nếu điều này xảy ra, người ta có thể ước định các lực ly tâm sẽ gia tăng, dẫn đến nhiều căng thẳng hơn giữa các Quốc Gia giáp ranh./-       

__

CHÚ THÍCH

1. Hugo Grotius, De Iure Praedae Commentarius [B́nh Luận Luật về Giải Thưởng và Chiến Lợi Phẩm], phiên dịch bởi Gwladys L. Williams và Walter H. Zeydel (Geoffrey Cumberlege 1950), tập 2, 239. Quyển sách này có lẽ được viết cuối năm 1604 đến đầu năm 1605, chỉ được t́m thấy trong năm 1864 và được ấn hành bốn năm sau đó.  Nguyên bản La Tinh như sau: “In tanto mari si quis usu promiscuo solum sibi imperium et dicionem exciperet, tamen immodicae dominationis affectator haberetur; si quis piscatu arceret alios, insanae cupiditatis notam non effugeret” (cùng dẫn chứng nêu trên, 105).

 

2. Hugo Grotius, De Iure Belli Ac Pacis Libri Tres [Về Luật Chiến Tranh và Ḥa B́nh: Ba quyển], phiên dịch bởi Francis W. Kelsey (Clarendon Press 1913), tập 1 1, 190. Nguyên bản La Tinh như sau: “Est enim tanta maris magnitudo, ut ad quemvis usum omnibus populis sufficiat, ad aquam hauriendam, ad piscatum, ad navigationem” (cùng dẫn chứng nêu trên, 114).

 

3. Công Ước về Biển Mở Ngỏ: Convention on the High Seas. Công ước đa phương, được kư vào ngày 28 Tháng Tư, 1958, Art. 2 (2), 450 UNTS 11, 82-102. Công Ước này có hiệu lực kể từ ngày 30 Tháng Chín 1962

(untreaty.un.org/ilc/texts/instruments/english/conventions/8_1_1958_high_seas.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

4. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: United Nations Convention on the Law of the Sea. Công ước đa phương, được kư vào ngày 10 Tháng Mười Hai, 1982, Art. 87 (1)(e), 1833 UNTS, 397–581. Công Ước này có hiệu lực kể từ ngày 16 Tháng Mười Một 1994

 (www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/unclos_e.pdf

(tiếp cận  8 Tháng Mười Một 2012)) (từ giờ trở đi gọi tắt là Công Ước 1982).

 

5. Food and Agriculture Organization, The State of World Fisheries and Aquaculture 2010, Rome, FAO (2010), trang 5 and trang 6, Figure 3

(http://www.fao.org/docrep/013/i1820e/i1820e.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)) (từ giờ trở đi gọi tắt là SOFIA 2010).

 

6. SOFIA 2010, chú thích số 5 bên trên, trang 5, Bảng 1 (cho giai đoạn 2004–2010), kết hợp với các báo cáo trước đây của Tổ Chức FAO cho giai đoạn từ 1990 đến 2003

(http://www.fao.org/fishery/publications/sofia/en

(tiếp cận  8 Tháng Mười Một 2012)).

 

7. Hugo Grotius, Mare Liberum Sive De Iure Quod Batavis Competit Ad Indicana Commercia [Tự Do Của Các Biển và Quyền Thuộc Ḥa Lan Để Tham Dự Vào Mậu Dịch Đông Ấn Độ] phiên dịch bởi Ralph van Deman Magoffin (Clarendon Press 1916) (từ giờ trở đi gọi tắt là Mare Liberum). Chỉ sau khi tác phẩm De Iure Praedae Commentarius của ông được t́m thấy (chú thích số 1 bên trên), tập sách nhỏ vô danh này mới có thể chắc chắn được quy kết cho Grotius bởi nội dụng giống hệt nhau. Sự phát biểu trưng dẫn ở trên về các ngư trường đánh cá (chú thích số 1 bên trên) không phải là ngoại lệ, bởi nó có thể t́m thấy ở đoạn 38.  Cũng xem ấn bản trên liên mạng của quyển sách nguyên thủy, được chuyển tải vào dịp kỷ niệm 400 năm sự ấn hành của nó trong năm 2009, trang 30. 

(http://www.kb.nl/bladerboek/mareliberum/browse/book.html

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

8. Sau này trong cuộc đời của ḿnh, ông đă phải chạy trốn khỏi Ḥa Lan, sau cùng c̣n trở thành một sứ giả của chính phủ Thụy Điển tại Pháp năm 1634.  Trong tư cách đó, ông đă phải điều chỉnh lập trường của ḿnh để cứu xét khu vực bốn hải lư được tuyên nhận bởi nước đó nhằm cấm đoán giữa nhiều điều khác (inter alia) việc đánh cá đối diện với bờ biển của nó. Chỉ có sự móc nối với một bức thư của Grotius đề ngày 20 Tháng Năm 1637, trong đó ông b́nh luận về bản văn Mare Clausum của John Selden, mới có thể suy luận rằng ông đă đi đến việc chấp nhận một khu vực dọc theo bờ biển có chiều rộng không được xác định trong đó Quốc Gia duyên hải sẽ có các quyền đánh cá chuyên độc. Frans Eric René De Pauw, Het Mare Liberum van Grotius en Pattijn (Die Keure 1960), 79–80.

 

9. Sau này khi có lúc ông đă phải dựa vào cùng các tác phẩm này để bênh vực cho nguyên nhân của sự độc quyền mậu dịch của Ḥa Lan với Đông Ấn Độ chống lại người Anh, các kẻ đă đặc biệt đối đầu với ông bằng chính các tác phẩm trước đây của chính ông, điều này đ̣i hỏi một số sự vận dụng sắc sảo các lập luận trước đây của ông như được biểu lộ bởi De Pauw (cùng dẫn chứng ở trên, 49-65).

 

10. Như được nhấn mạnh bởi Tullio Scovazzi, “Dici quodammodo potest pisces exhauriri”: Fishing in the Mare Liberum [Đánh Cá Tại Biển Tự Do], trong sách đồng biên tập bởi R. Casado Raigon và G. Cataldi, L’évolution et l’état actuel du droit international de la mer. Mélanges de droit de la mer offerts à Daniel Vignes (Bruylant 2009), 861.

 

11. Mare Liberum, chú thích số 7 bên trên, 35. Nguyên bản La Tinh như sau: “Et si quicquam eorum prohibere posset, puta piscaturam qua dici quodammodo potest pisces exhauriri, at navigationem non posset, per quam mari nihil perit.”

 

12. Như được phát biểu một cách súc tích bởi David Freestone, nơi bài viết Fisheries, High Seas, trong quyển: Max Planck Encyclopedia of Public International Law Online (2009), 2 (www.mpepil.com): “Ư nghĩa chủ yếu của điều này [KKTĐQ trở thành một bộ phận của luật quốc tế thường lệ] đối với luật về các ngư trường đánh cá tại các biển mở ngỏ rằng có đến 95% giống cá có thể khai thác được đă di chuyển từ chế độ các biển tự do sang chế độ thuộc quyền tài phán duyên hải”.

 

13. Louis B. Sohn, Kristen Gustafson Juras, John E. Noyes, và Erik Franckx, Law of the Sea in a Nutshell (ấn bản lần thứ nh́. West Publishing Company 2010), 424–435.

 

14. Muốn có một tổng quan ngắn gọn xem cùng dẫn chứng ở trên, 435–454.

 

15. International Hydrographic Organization, Limits of Oceans and Seas (Special Publication N828), (3d edn. Mone´gasque1953), 30–31

(http://www.iho.int/iho_pubs/standard/S-23/S23_1953.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)). Các giới hạn của Hải Khu (Area) 49 được ấn định như sau:

 

Về hướng Nam, các giới hạn phần phía đông và phía Nam của Singapore và Eo Biển Malacca xa về hướng Tây cho tới Tanjong Kedabu (1006’ N, 102058’ E), xuống bờ biển phía Đông của Sumatra cho tới Mũi Lucipara Point (3014’ S, 106005’ E) từ đó tới Tanjong Nanka, đầu mút Tây Nam của Đảo Banka, xuyên qua đảo này tới mũi phía Đông của Tanjong Berikat (2034’ S, 106051’E), tiếp tục tới Tanjong Djemang (2036’ S, 107037’ E) tại Billion, dọc theo bờ biển phía Bắc của đảo này đến Tanjong Boeroeng Mandi (2046’ S, 108016’ E) rồi từ đó thẳng một đường đến Tanjong Sambar (3000’ S, 110019’ E) điểm cuối hướng Tây Nam của đảo Borneo.  Về hướng Đông, từ Tanjong Sambar xuyên qua bờ biển phía Tây của đảo Borneo đến điểm phía Bắc của Tanjong Sampanmangio, từ đó thẳng một đường đến các điểm phía Tây của Balabac và Secam Reefs, tiếp tục đến điểm phía Tây của Đảo Bancalan và đến Mũi Cape Buliluyan, điểm phía Tây Nam của Palawan, xuyên qua đảo này tới Mũi Cabuli. điểm phía Bắc ở đó, từ đó đến điểm Tây Bắc của Đảo Lubang và đến Mũi Fuego (14008’ N) tại Đảo Luzon, xuyên qua đảo này tới Mũi Cape Engano, điểm ở phía Đông Bắc của đảo Luzon, dọc theo một đường nối mũi này với điểm phía Đông của Đảo Balintang (200 N) và tới điểm phía Đông của Đảo Y’Ami (21005’ N) từ đó tới Garan Bi, điểm phía nam của Taiwan (Formosa), xuyên qua đảo này tới Santyo (250 N) tại điểm Đông Bắc của nó.  Về hướng Bắc, từ Fuki Kaku, điểm phía Bắc của Formosa đến Kiushan Tao (Đảo Turnabout) tiếp tục tới điểm phía Nam của Haitan Tao (25025’ N) và từ đó theo hướng Tây đến vĩ độ 25024’ Bắc đến bờ biển của …

 

16. Muốn đọc cách tổng quát hơn về điểm này, xem: Erik Franckx, Marco Benatar, Nkeiru Joe và Koen Van den Bossche, The Naming of Maritime Features Viewed from an International Law Perspective, 11 China Oceans LR (2011), 1.

 

17. Trong khía cạnh này, một lập luận nữa từ vô số các luận cứ (ex abundanti) có thể được t́m thấy trong sự phát biểu công khai ở Lời Nói Đầu của ấn bản lần thứ ba của ấn phẩm này, chứa đựng nơi đoạn thứ ba, nơi điều đó được nói rằng “các giới hạn này không có ư nghĩa chính trị v́ bất kỳ lư do ǵ” (International Hydrographic Organization, chú thích số 15 bên trên, 2).  Sự cảnh báo tương tự cũng được t́m thấy trên các bản đồ đi kèm (cùng dẫn chứng ở trên, các tờ 1-3, các chú thích tóm lược trên cùng bản đồ).  Tuy thế, xem FengbingWU, “Historical Evidence of China’s Ownership of the Sovereignty over the Spratly Islands”, trong sách biên tập bởi China Institute for Marine Development Strategy, Selected Papers of the Conference on the South China Sea Islands (Ocean Press 1992), 111 [bằng tiếng Hán], như được đề cập đến bởi tác giả Keyuan Zou, “China and Maritime Boundary Delimitation: Past, Present and Future”, trong sách đồng biên tập bởi R. Amer và K. Zou, Conflict Management and Dispute Settlement in East Asia (Ashgate 2011), 161 fn.98.

 

18. Tức Hải Khu (Area) 47. Xem International Hydrographic Organization, chú thích số 15 bên trên, 23.

 

19. Muốn có một sự hiển thị, xem bản đồ cung ứng tại

http://www.seaaroundus.org/lme/36.aspx (tiếp cận  8 Tháng Mười Một 2012).

Theo định nghĩa này, khu vực phần nào nhỏ hơn, bởi đường khép kín của Vịnh Thái Lan có cùng điểm ra vào với phía Việt Nam, tức Mũi Cà Mâu, nhưng sau đó nó chạy theo hướng gần như chính nam đến mỏm phía nam của Tây Mă Lai.  Cũng vậy, tại phía bắc hệ thống sinh thái biển rộng lớn này không bao gồm toàn thể bờ biển phía tây của Taiwan, mà chỉ một phần của nó trước khi nối kết nó với lục địa Trung Hoa.  Tuy thế nói chung các khu vực tương tư nhau, cả hai đều gạt bỏ ra ngoài Vịnh Thái Lan.

 

20. Tân Gia Ba không được liệt kê bởi v́ chính yếu nó tọa lạc ở Hải Khu 46(b), tức Eo Biển Malacca.  Xem International Hydrographic Organization, chú thích số 15 bên trên, 23.  Sau khi Ṭa Án Công Lư Quốc Tế gần đây có quy kết chủ quyền trên Pedra Branca cho Singapore (Vụ Kiên Liên Quan Chủ Quyền trên Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge (Malaysia/Singapore), Phán quyết ngày 23 Tháng Năm 2008, ICJ Reports (2008), 93), quốc gia này ngày nay chắc chắn sở hữu lănh thổ nằm ngay bên trong Biển Nam Trung Hoa như được xác định bên trên (xem chú thích số 15 bên trên).  Tuy thế, tác động của khu vực biển trên đó nó có khả năng tuyên nhận chủ quyền hay các quyền chủ quyền trong khu vực xem ra nhiều nhất chỉ ở mức tối thiểu (như được lập luận bởi các tác giả Robert C. Beckman và Clive H. Schofield, “Moving Beyond Disputes Over Island Sovereignty: ICJ Decision Sets Stage for Maritime Boundary Delimitation in the Singapore Strait”, 40 Ocean Development and IL (2009), 1–35), đặc biệt khi nh́n từ quan điểm ngư trường đánh cá tại Biển Nam trung Hoa như một tổng thể, vốn tạo thành tiêu điểm chính của bài viết này.  Nước này v́ thế sẽ không được nói đến một cách cá biệt trong bài b́nh luận này.

 

21. Đây không phải là nơi để thảo luận vấn đề này với bất kỳ chi tiết nào.  Chỉ cần nói rằng quy chế của nó được mô tả như “một thực thể lành thổ phi-quốc gia có năng lực hành động một cách độc lập trên khung cảnh quốc tế, nhưng nhiều xác suất nhất như một phần theo pháp lư thuộc Trung Hoa”.  Xem Malcolm N. Shaw, International Law (ấn bản lần thứ 6, Cambridge University Press 2008), 235.   Đài Loan không phải là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, và cơ hội để nó có bao giờ trở thành một hội viên khá mong manh, như được cho thấy qua các nỗ lực bị thất bại đă qua, như được nhấn mạnh bởi  Peter Malanczuk, Akehurst’s Modern Introduction to International Law (ấn bản lần thứ 7. Routledge 1997), 372.

Bởi nhiều công ước quốc tế đa phương chỉ mở ra cho các thành viên của Liên Hiệp Quốc, các cơ quan chuyên môn lệ thuộc và Các Quốc Gia, Taiwan đă không có khả năng trở thành một bên đối với phần lớn các văn kiện đa phương liên quan đến các ngư trường đánh cá, trừ khi các điều khoản đặc biệt có dự liệu đến mức độ đó trong bản thân các hiệp ước.

 

22. Huang-Sheng Tseng và Ching-Hsiewn Ou, “Taiwan and China: A Unique Fisheries Relationship”, 34 Marine Policy (2010), 1156.

 

23. Liên quan đến trị giá thực sự phát sinh từ việc đánh cá tại hệ thống sinh thái biển rộng lớn của Biển Nam Trung Hoa, số thu hoạch của Taiwan tương tự như số thu hoạch của Indonesia, Mă Lai và Phi Luật tân, và chỉ bị đè bẹp bởi Việt Nam (gấp 6 lần) và của Trung Quốc (gấp 14 lần).  Xem các số thống kê gần đây nhất (20050 như được biên soạn bởi dự án Sea Around Us Project ( xem chú thích số 19 bên trên và văn bản đi kèm)

(http://www.seaaroundus.org/lme/36/14.aspx (tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

24. Sự đặt tên này trong bản thân đáng chú ư, bởi trong luật quốc tế, khái niệm về thực thể được định nghĩa theo cung cách kể sau: “Élément dont la qualification juridique est douteuse, non précisée —souvent à dessein— par le locuteur ou sur laquelle il ne veut pas se prononcer.” Jean Salmon (biên soạn), Dictionnaire de droit international public (Bruylant 2001), 432.

 

25. Muốn có một tổng quan súc tích với các khuyến cáo để cải thiện, xem Erik Franckx, “Fisheries Enforcement. Related Legal and Institutional Issues: National, Subregional or Regional Perspectives”, (FAO 2001), 161–167

(ftp://fttrangfao.org/docrep/fao/007/y2776e/y2776e00.pdf (tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)). Cũng xem Andrew Serdy, “Bringing Taiwan into the International Fisheries Fold: The Legal Personality of a Fishing Entity”, 75 British YBIL (2004), 183–221.

 

26. David Rosenberg, “Fisheries Management in the South China Sea”, trong sách đồng biên tập bởi S. Bateman and R. Emmers, Security and International Politics in the South China Sea: Towards a Cooperative Management Regime (Routledge 2009), 61, 61–62.

 

27. Carmen A. Ablan và Len R. Garces, “Exclusive Economic Zones and the Management of Fisheries in the South China Sea”, trong sách đồng biên tập bởi S. A. Ebbin, A. H. H. Hoel and A. K. Sydnes, A Sea Change: The Exclusive Economic Zone and Governance Institutions for Living Marine Resources (Springer 2005), 136, 137–138. Kể từ đầu thế kỷ thứ 21, các khoa học gia đă hợp tác để liệt kê hàng loạt rộng răi t́nh trạng đa dạng sinh vật biển.  Xem, thí dụ, Peter K. L. Ng và K. S. Tan, “The State of Marine Biodiversity in the South China Sea”, Raffles Bulletin of Zoology, Supplement No. 8 (2000),3

(http://rmbr.nus.edu.sg/exanambas/rbzs8-scs/ng%26tan.html

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một, 2012)). Muốn có chi tiết cụ thể hơn về các loài cá, xem John E. Randall và K. K. P. Lim, A Checklist of the Fishes of the South China Sea, Raffles Bulletin of Zoology, Supplement No. 8 (2000), 569

(http://rmbr.nus.edu.sg/rbz/biblio/s8/s08rbz569-667.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)) (liệt kê 3,365 loại cá đă được ghi chú tại Biển Nam Trung Hoa (cùng dẫn chứng nêu trên, 570), và S. H. Tan and I.-S. Chen, A Checklist of the Fishes of the South China Sea, Raffles Bulletin of Zoology, Supplement No. 19 (2008), iii

(http://rmbr.nus.edu.sg/rbz/biblio/s19/s19rbziii_Preface.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)) (đại diện cho sự đóng góp của các khoa học gia Taiwan hàng đầu trong nỗ lực này).

 

28. Shuo-lin Huang, Wen-lu Guo và Zhanhua Zhu, “Regional Co-management of Fisheries Resources in the South China Sea”, trong sách đồng biên tập bởi M. H. Nordquist, J. N. Moore và K. C. Fu, Recent Developments in the Law of the Sea and China (Martinus Nijhoff Publishers 2006), 203, 205.

 

29. Carmen A. Ablan và Len R. Garces, chú thích số 27 bên trên, 145–146. Như có thể được suy luận từ bản đồ tŕnh bày nơi trang 145.

 

30. Cùng dẫn chứng nêu trên, 138.

 

31. Xem, thí dụ. John W. McManus, Shao Kwang-Tsao, và Szu-Yin Lin, “Toward Establishing a Spratly Islands International Marine Peace Park: Ecological Importance and Supportive Collaborative Activities with an Emphasis on the Role of Taiwan”, 41 Ocean Development and IL (2010), 270.

 

32. Xem chú thích số 6 bên trên cùng văn bản đi kèm.

 

33. Southeast Asian Fisheries Development Center, Summary 2007: An Overview of Fishery Sector for the South China Sea Area in 2007 (2007), 4

(http://fishstat.seafdec.org/statistical_bulletin/download/2007.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)) (từ giờ trở đi gọi tắt là 2007 Summary).

 

34. Southeast Asian Fisheries Development Center, The Southeast Asian State of Fisheries and Aquaculture 2012, Bangkok, SEAFDEC (2012), 3–4

(http://www.seafdec.org/index.php/publications/finish/52-southeast-asian-state-of-fisheries-and-aquaculture/228-southeast-asian-state-of-fisheries-and-aquaculture

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

35. SOFIA 2010, chú thích số 5 bên trên, 39.

 

36. Kuan-Hsiung Wang, K.-H., “Bridge Over Troubled Waters: Fisheries Cooperation as a Resolution to the South China Sea Conflicts”, 14 Pacific Review (2001), 536.

 

37. 2007 Summary, chú thích số 33 bên trên, 4.

 

38. Peter Tomka, “Fisheries Jurisdiction Cases (United Kingdom v Iceland; Federal Republic of Germany v Iceland)”, Max Planck Encyclopedia of Public International Law Online (2007), 1, 2 and 5 (www.mpepil.com). Trong thực tế có không ít hơn ba cuộc chiến tranh như thế được phân biệt theo thời gian: cuộc chiến tranh thứ nhất diễn ra khoảng cuối thập niên 1950, cuộc chiến thứ nh́ vào đầu thập niên 1970, và cuộc chiến thứ ba không lâu sau khi Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đưa ra phán quyết của nó trong Các Vụ Kiện Thâm Quyền Tài Phán Các Ngư Trường trong năm 1974.

 

39. Thorir Gudmundsson, “Cod War on the High Seas: Norwegian-Icelandic Dispute over “Loophole” Fishing in the Barents Sea”, 64 Nordic JIL (1995), 557–573.

 

40. Muốn có một sự tŕnh bày ngắn gọn, xem thí dụ, David Freestone, “Canada and the EU Reach Agreement to Settle the Estai Dispute”, 10 IJ Marine and Coastal Law (1995), 397–411.

 

41. Erik Franckx, “Estonia–Latvia (Report Number 10-15)”, trong sách đồng biên tập bởi J. I. Charney và R. W. Smith, International Maritime Boundaries (Martinus Nijhoff 2002), tập 4, 3002. Muốn có các sự tŕnh bày chi tiết hơn của giai đoạn Tháng Một 1995 cho đến Tháng Ba 1996, xem Erik Franckx, “Maritieme afbakening in de oostelijke Baltische Zee: Internet en het wetenschappelijk onderzoek”, trong sách đồng biên tập bởi P. De Meyere, E. Franckx, J.-M. Henckaerts và K. Malfliet, Oost-Europa in Europa: Eenheid en verscheidenheid (VUB Press 1996), 275, 281 và 296–301; về giai đoạn từ Tháng Tư 1996 đến Tháng Bảy 1996, xem Erik Franckx, “Maritime Boundaries in the Baltic”, trong sách đồng biên tập bởi G. H. Blake, M. Pratt, Clive H. Schofield và J. A. Brown, Boundaries and Energy: Problems and Prospects (Kluwer Law International 1998), 275, 279–283.

 

42. Hiệp Ước giữa Cộng Ḥa Estonia và Cộng Ḥa Latvia về sự Phân Định Biển tại Vịnh Gulf of Riga, Eo Biển Irbe và Biển Baltic, Estonia và Latvia, được kư vào ngày 12 Tháng Bẩy 1996, 12 IJ Marine and Coastal Law (1997), 372. Hiệp ước này có hiệu lực vào ngày 10 Tháng Mười 1996.  Điều đáng ghi nhận rằng mặc dù các ngư trường đánh cá tạo thành điểm then chốt của toàn thể vấn đề, ngay hiệp ước ranh giới biển không đề cập đến nó trong phần điều hành của nó.  Sự tách biệt vấn đề các quyền đánh cá khỏi vấn đề ranh giới trên biển rơ ràng chỉ được quyết định vào phút chót bởi các bên.  Xem Erik Franckx, Estonia–Latvia (Report-Number 10-15), chú thích số 41 bên trên, 3003 và đặc biệt 3003 chú thích số 45.

 

43. Muốn có một sự tŕnh bày hay ho gần đây, xem Robin R. Churchill và Daniel Owen, The EC Common Fisheries Policy, (Oxford University Press 2010), 597.

 

44. Đây không phải là một khu vực mới của sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân mà đă từng là một cục xương tranh giành giữa hai nước trong ít nhất 15 năm qua.  Muốn có một tổng quan thích dụng, xem Keyuan Zou, Scarborough Reef: A New Flashpoint in Sino-Philippine Relations?, 7 IBRU Boundary and Security Bulletin (1999), 71–81.

 

45. China and Philippines End Fishing Standoff, The Guardian, 14 April 2012

(http://www.guardian.co.uk/world/2012/apr/14/china-philippines-end-fishing-standoff

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

46. Muốn có một danh sách các sự đối đầu tương tự trong năm 2011 giữa Trung Quốc, Phi Luật Tân và Việt Nam, xem, thí dụ, Carlyle A. Thayer, “Chinese Assertiveness in the South China Sea and Southeast Asian Responses”, 30 J of Current Southeast Asian Affairs (2011), 78

(http://hutrangsub.uni-hamburg.de/giga/jsaa/article/viewFile/446/444

(tiếp cận  8 Tháng Mười Một 2012)). Cũng xem Carlyle A. Thayer, “Security Cooperation in the South China Sea: An Assessment of Recent Trends”, trong sách đồng biên tập bởi F. R. De Leon, L. Q. Del Rosario và Q. Dang Ding, The South China Sea Reader (Papers and Proceedings of the Manila Conference on the South China Sea: Toward a Region of Peace, Cooperation and Progress, 5–6 July 2011, Manila, Philippines) (National Defense College of the Philippines and the Diplomatic Academy of Vietnam 2011), 13, 15–26.

 

47. Tường thuật báo chí trong các năm 2006-2007 có đề cập, thí dụ, đến các ngư phủ Việt Nam bị giết chết hay bị thương bởi các tàu tuần cảnh và tàu trang bị súng bắn của Trung Quốc.  Xem, 

Thuy Tran Truong, “Recent Developments in the South China Sea: Unconstrained Waves of Tension”, trong sách biên tập bởi F. R. De Leon và các tác giả khác, chú thích số 46 bên trên, 41–46. Biến cố thương vong nhiều nhất đến nay xảy ra trong Tháng Một 1988 với 74 thủy thủ Việt Nam bị hạ sát.  Nhưng Trung Quốc cũng phàn nàn rằng các ngư phủ của nó đôi khi cũng bị khai hỏa.  Xem Li Mingjiang, “China’s South China Sea Policy: Claims and Changing Contexts”, trong sách biên tập bởi F. R. De Leon và các tác giả khác, chú thích số 46 bên trên, 195, 201.

 

48. Trái với Biển Nam Trung Hoa, một danh xưng với đầy sự tham chiếu đến Trung Hoa, Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) và đặc biệt phần phiên dịch sang Hán ngữ của nó, “Beibu: Bắc Bộ”, xem ra là một sự đặt tên với ư nghĩa Việt Nam, bởi từ ngữ có nghĩa “miền bắc”. Keyuan Zou, “Gulf of Tonkin: Sino-Vietnamese Fishery Agreement of the Gulf of Tonkin”, 17 International Journal of Marine and Coastal Law (2002), 127 chú thích số 1. Một lần nữa, điều phải được nhấn mạnh rằng từ một quan điểm pháp lư quốc tế, sự kiện này bởi bản thân nó không thích đáng khi cố gắng giành đoạt chủ quyền hay các quyền chủ quyền trên khu vực này (xem các chú thích 16 và 17 bên trên, và văn bản đi kèm).

 

49. Yu Yunjun, và Mu Yongtong, “The New Institutional Arrangements for Fisheries Management in Beibu Gulf”, 30 Marine Policy (2006), 251.

 

50. Keyuan Zou, chú thích số 48 bên trên, 140.

 

51. Cùng dẫn chứng nêu trên, 143–148, nơi bản phiên dịch sang Anh ngữ của văn bản hiệp ước có thể được t́m thấy.  Một Khu Đánh Cá Chung được tạo lập giữa các điều khác (cùng dẫn chứng nêu trên, Phần II), và sẽ được quy định bởi một Liên Ủy Ban Trung Quốc-Việt Nam Về Đánh Cá (cùng dẫn chứng nêu trên, Phần V).

52. Keyuan Zou, “The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin”, 35 Ocean Development and IL (2005), 14. Một bản dịch sang Anh ngữ hiệp ước này có thể được t́m thấy nơi các trang 20–24.

 

53. Thao Nguyen Hong, “Maritime Delimitation and Fishery Cooperation in the Tonkin Gulf”, 35 Ocean Development and IL (2005), 30.

 

54. Sino-Vietnamese 2000 Delimitation Agreement, chú thích số 52 bên trên, Điều 8 chỉ nói một cách tổng quát nhất rằng “Các Bên đồng ư tham khảo” về các vần đề liên hệ đến việc đánh cá.

 

55. Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam, Lời Nói Đầu, đoạn 2.  Chỉ có hai điều khoản tham chiếu ngược lại Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc – Việt Nam: Điều 3, bởi Khu Đánh Cá Chung, được thiết lập bởi Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam, được đo theo hướng ra ngoài ở cả hai bên bắt đầu từ đường phân định ranh giới và Điều 21 tham chiếu ngược lại các bản đồ phụ đính theo Hiệp Ước Phân Định Ranh Giới 2000 Trung Quốc - Việt Nam (xem chú thích số 51 bên trên).

 

56. Guifang Xue, “Improved Fisheries Co-operation: Sino-Vietnamese Fisheries Agreement for the Gulf of Tonkin”, 21 IJ Marine and Coastal Law (2006), 231.

 

57. Hiệp Ước Đánh Cá 2000 Trung Quốc – Việt Nam:Sino-Vietnamese 2000 Fishery Agreement, chú thích số 57 bên trên, Điều 22(2). Ngoài Khu Đánh Cá Chung (xem chú thích các số 51 và 55 bên trên), tọa lạc giữa đường khép kín của Vịnh và vĩ tuyến 200 Bắc và tạo thành một đề mục chính yêu [pièce de résistance,tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của bản hiệp ước này, một Khu Đánh Cá Chuyển Tiếp cũng được thiết lập phía bắc của vĩ tuyến 200 Bắc.  Khu chuyển tiếp này chỉ có nghĩa sẽ được hoạt động trong bốn năm, cho dù các bên đă quyết định triển hoăn hạn kỳ chấm dứt từ 30 Tháng Sáu đến 31 Tháng Mười năm 2008 (LI Jianwei và CHEN Pingping, “China–Vietnam Fishery Cooperation in the Gulf of Tonkin Revisited”, trong sách biên tập bởi T. Tran Truong, The South China Sea: Towards a Region of Peace, Security and Cooperation (The Gioi Publishers 2011), 303, 310), khu vực này giờ đây đă ngưng không hoạt động.

 

58. Ám chỉ rằng hàng chục ngh́n ngư phủ sẽ bị cho nghỉ việc.  Xem LI Jianwei và CHEN Pingping, chú thích số 57 bên trên, 315 vàYu Yunjun, và Mu Yongtong, chú thích số 49 bên trên, 256–257.

 

59. LI Jianwei và CHEN Pingping, chú thích số 57 bên trên, 315–317.

 

60. David Rosenberg, chú thích số 26 bên trên, 74.

61. Như được đặt ra bởi Chủ Tịch Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Lần Thứ Ba về Luật Biển, T. Koh

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/koh_english.pdf

(tiếp cận  8 Tháng Mười Một 2012).

 

62. Xem chú thích số 14 bên trên và văn bản đi kèm.

 

63. Hiệp Ước Phát Huy Sự Tuân Hành Các Biện Pháp Quản Trị và Bảo Tồn Quốc Tế Bởi Các Tàu Đánh Cá Tại Các Biển Mở Ngỏ (Agreement to Promote Compliance with International Conservation and Management Measures by Fishing Vessels on the High Seas). Hiệp ước đa phương, được kư ngày 24 Tháng Mười Một 1993, 2221 UNTS (2003), 91–129. Hiệp ước này đă có hiệu lực từ ngày 24 Tháng Tư 2003 (www.fao.org/legal/treaties/012t-e.htm (tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

64. Hiệp Ước Về Sự Thi Hành Các Điều Khoản Trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày 10 Tháng Mười Hai Liên Quan Đến Sự Quản Trị và Bảo Tồn Các Giống Cá Cưỡi Lên Hai Hải Khu và Các Giống Cá Di Động Cao Độ (Agreement for the Implementation of the Provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 Relating to the Conservation and Management of Straddling Fish Stocks and Highly Migratory Fish Stocks). Công ước đa phương, được kư vào ngày 4 Tháng Mười Hai 1995, 2167 UNTS (2003), 3, 88–137. Hiệp ước này đă có hiệu lực từ ngày 11 Tháng Mười Hai 2001

www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/fish_stocks_agreement/CONF164_37.htm

 

65. Hiệp Ước Về Các Biện Pháp Quốc Gia Hải Cảng Để Ngăn Cản, Răn Đe và Loại Trừ Việc Đánh Cá Bất Hợp Pháp, Không Báo Cáo và Không Theo Quy Định: Agreement on Port State Measures to Prevent, Deter and Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing. Công ước đa phương, được kư vào ngày 25 Tháng Mười Một 2009. Hiệp ước này chưa có hiệu lực

(ftp://fttrangfao.org/docrep/fao/meeting/018/k6339e.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

66. Quy chế của hiệp ước này được cung ứng tại http://www.fao.org/legal/treaties/012se.htm

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012).

 

67. Quy chế của hiệp ước này được cung ứng tại

http://www.un.org/depts/los/reference_files/status2010.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012).

 

68. Quy chế của hiệp ước này được cung ứng tại

 http://www.fao.org/legal/treaties/037se.htm

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012). Như đă phát biểu trước đây (xem chú thích số 65 bên trên) công ước này chưa có hiệu lực.  Chỉ có một Quốc gia Biển Nam Trung Hoa duy nhất kư kết cho đến nay vào văn kiện này, tức Indonesia.

 

69. Kuan-Hsiung Wang, “Resolution to Fishery Disputes in the South China Sea through Regional Cooperation and Management”. Tham luận được tŕnh bày tại Hội Thảo Quốc Tế Lần Thứ Ba, chủ đề “Biển Nam Trung Hoa: Sự Hợp Tác Cho An Ninh và Sự Phát triển Trong Vùng”, được đồng Tổ Chức bởi Học Viện Ngoai Giao Việt Nam và Hội Luật Sư Việt Nam vào các ngày 4–5 Tháng Mười Một 2011, Hà Nội, Việt Nam. Nhiều chi tiết hơn về hội nghị này có thể được t́m thấy tại

http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_download/503-kuan-hsiungwang-resolutionto-fishery-disputes-in-the-south-china-sea-through-regional-cooperation-andmanagement

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012).

 

70. Erik Franckx, “Pacta Tertiis and the Agreement for the Implementation of the Provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 Relating to the Conservation and Management of Straddling Fish Stocks and Highly Migratory Fish”, Rome, Food and Agriculture Organization (2000), 28 (www.fao.org/Legal/prs-ol/lpo8.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)). Cũng xem Erik Franckx, “Pacta Tertiis and the Agreement for the Implementation of the Straddling and Highly Migratory Fish Stocks Provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea”, 8 Tulane JICL (2000), 49–81.

 

71. Tore Henriksen, “Revisiting the Freedom of Fishing and Legal Obligations on States Not Party to Regional Fisheries Management Organizations”, 40 Ocean Development and IL (2009), 91.

 

72. Công Ước Mậu Dịch Quốc Tế Về Các Chủng Loại Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng trong Hệ Động Vật và Hệ Thực Vật Hoang Dă: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Công ước đa phương, được kư vào ngày 3 Tháng Ba 1973, 993 UNTS, 243, 244–271. Công ước này có hiệu lực kể từ ngày 1 Tháng Bảy 1975

(http://www.cites.org/eng/disc/text.shtml

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

73. Công Ước về Đa Trạng Sinh Vật: Convention on Biological Diversity. Công ước đa phương, được kư vào ngày 5 Tháng Sáu 1992, 31 International Legal Materials (1992), kể từ trang 818 ff. Công ước này có hiệu lực kể từ ngày 29 Tháng Mười Hai 1993

(http://www.cbd.int/doc/legal/cbd-en.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

74. Hiệp Ước Thiết Lập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (Agreement Establishing the World Trade Organization). Công ước đa phương, được kư vào ngày 15 Tháng Tư 1994. Hiệp ước này có hiệu lực kể từ ngày  1 Tháng Một 1995 (http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/04-wto.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)).

 

75. Về CITES, xem Rosalind Reeve, Policing International Trade in Endangered Species: The CITES Treaty and Compliance (Earthscan 2002), 346, và liên quan đên Tổ Chức WTO, xem Kati Kulovesi, The WTO Dispute Settlement System: Challenges of the Environment, Legitimacy and Fragmentation (Kluwer Law International 2011), 295.

 

76. Margaret A. Young, Protecting Endangered Marine Species: Collaboration Between the Food and Agriculture Organization and the CITES Regime, 11 Melbourne JIL (2010), 441–490.

 

77. Như được nhấn mạnh một cách thích đáng bởi Aldo Chircop, “Regional Cooperation in Marine Environmental Protection in the South China Sea: A Reflection on New Directions for Marine Conservation”, 41 Ocean Development and IL (2010), 343.

 

78. Erik Franckx, “CITES as an Alternative for Effective Fisheries Management in the Asia-Pacific Region”, Chinese (Taiwan) YIL and Affairs (sắp ấn hành trong năm 2012).

 

79. Điều này ghi như sau:

Các Quốc Gia giáp ranh một biển khép kín hay nửa khép kín phải hợp tác với nhau trong sự hành sử các quyền của họ và trong sự thi hành các bổn phận của họ chiếu theo Công Ước này.  Để đạt đến mục đích này, họ sẽ cần gắng sức, một cách trực tiếp hay xuyên qua một tổ chức cấp vùng thích hợp: (a) phối hợp sự quản trị, thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên sinh động của biển …

States bordering an enclosed or semi-enclosed sea should cooperate with each other in the exercise of their rights and in the performance of their duties under this Convention. To this end they shall endeavour, directly or through an appropriate regional organization: (a) to coordinate the management, conservation, exploration and exploitation of the living resources of the sea.. . .

 

80. Xem, thí dụ, WANG Hanling, “Joint Development of Marine Fisheries Resources”, trong sách biên tập bởi T. Tran Truong, chú thích số 57 bên trên, 329, 330 và 335–336; Ian Townsend-Gault, “Maritime Cooperation in a Functional Perspective”, trong sách biên tập bởi Clive H. Schofield, Maritime Energy Resources in Asia: Legal Regimes and Cooperation. Special Report #37 (The National Bureau of Asian Research 2012), 7, 11; Yann-huei Song, “A Marine Biodiversity Project in the South China Sea: Joint Efforts Made in the SCS Workshop Process”, 26 IJ Marine and Coastal Law (2011), 120.

 

81. Xem đoạn 21 bên trên, tóm lược.

 

82. Seokwoo Lee, UNCLOS and the Obligation to Cooperate, trong sách biên tập bởi Clive H. Schofield, chú thích số 80 bên trên, 23, 27–28.

 

83. Erik Franckx, “Legal Obligations Ensuing From Article 123 of the United Nations Convention on the Law of the Sea”. Tham luận được tŕnh bày tại một cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Các Biện Pháp Xây Dựng Sự Tín Nhiệm trong An Ninh Hàng Hải, được tổ chức vào ngày 21 Tháng Ba 2012 tại Tokyo, Nhật Bản.  Muốn có thêm chi tiết, xem Erik Franckx và Marco Benatar, “The ‘Duty’ to Cooperate for States Bordering Enclosed or Semi-enclosed Seas”. Tham luận được tŕnh bày tại Hội Thảo Quốc Tế Lần Thứ Tư, chủ đề “Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Cho An Ninh và Sự Phát triển Trong Vùng”, được tổ chức vào các ngày 19-21 Tháng Mười Một 2012 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

84. Như được phát biểu một cách thận trọng bởi một tác giả: “Sự hợp tác trong sự sử dụng các nguồn tài nguyên đánh cá là một phương thức khả thi và thực tiễn để khởi sự một thể chế hợp tác cấp vùng.  Nó né tránh vấn đề chủ quyền và đặt tiêu điểm vào một quyền lợi chung, tức sự sử dụng các nguồn tài nguyên sinh động”, (Kuan-Hsiung Wang, chú thích số 36 bên trên, 542).

 

85. Thắng Nguyễn Đăng, “Fisheries Co-Operation in the South China Sea and the (Ir)relevance of the Sovereignty Question”, 2 Asian JIL (2012), 59–88. Một cách tổng quát hơn, về sự áp dụng các đoạn này liên quan đến trách nhiệm Quốc Gia, xem Enrico Milano và Irini Papanicolopulu, State Responsibility in Disputed Areas on Land and at Sea, 71 Zeitschrift fur auslandisches offentliches Recht und Volkerrecht (2011), 587–640.

 

86. Carmen A. Ablan và LenR.Garces, chú thích số 27 bên trên, 140.  Hơn nữa, điều đáng chú ư để ghi nhận rằng lệnh cấm đánh cá đơn phương này rơ ràng cũng được áp dụng bên trong Vịnh Bắc Việt, bất kể sự hiện hữu của một Liên Ủy Ban Trung Quốc – Việt Nam về việc Đánh Cá để quy định Khu Đánh Cá Chung.  Xem chú thích số 51 bên trên. Không hiệp ước nào đă được đạt tới tại Ủy Ban này có thể được rút ra từ Li Jianwei và Chen Pingping, chú thích số 57 bên trên, 312.

 

87. Lyle J. Goldstein, “China’s Approach to Fisheries Management”, Chứng từ đệ nạp Ủy Hội Duyệt Xét Kinh Tế và An Ninh Trung Quốc, Hạ Viện Hoa Kỳ (2012), 5

(http://www.uscc.gov/hearings/2012hearings/written_testimonies/12_01_26/12_1_26_goldstein_testimony.pdf

(tiếp cận 8 Tháng Mười Một 2012)). Cũng xem Huang-Sheng Tseng và Ching-Hsiewn Ou, chú thích số 22 bên trên, 1161, và Guifang Xue, China and International Fisheries Law and Policy (Nijhoff 2005), 114.

 

88. Erik Franckx và Marco Benatar, Dots and Lines in the South China Sea: Insights from the Law of Map Evidence, 2 Asian JIL (2012), 89, 106. Về việc xóa bỏ hai vạch (đoạn) này, cũng xem, cùng dẫn chứng nêu trên, trang 91.

 

89. Các trữ lượng dầu hỏa và hơi đốt của Biển Nam Trung Hoa có thể không quan trọng đối với vùng này như nó thường được xem đương nhiên như thế.  Xem, Nick A. Owen và Clive H. Schofield, “Disputed South China Sea Hydrocarbons in Perspective”, 36 Marine Policy (2012), 809–822.

_____

Nguồn: Erik Franckx, Fisheries in the South China Sea: A Centrifugal or Centripetal Force?  Oxford University Press: Chinese Journal of International Law (2012), 727–747

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

17.11.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014