Evelyn Bernette Ackerman

Lehman College

 

CUỘC PHIÊU LƯU TRÍ THỨC

CỦA MỘT BÁC SĨ PHÁP TẠI THUỘC ĐỊA:

JULES REGNAUT VÀ

Y KHOA VIỄN ĐÔNG

 

Ngô Bắc dịch

 

       Tôi trở nên chú ư đến Jules Regnault bằng một con đường quanh co.  Khoảng tám năm trước đây, cùng một lúc tôi vừa hiệu đính một quyển sách về các thái độ của các nông dân Pháp đối với sự chăm sóc y tế và vừa giúp đỡ một học tṛ người Căm Bốt cải thiện Anh văn của cô ta.  Thỉnh thoảng, cô học tṛ của tôi mô tả những ǵ mà mẹ cô ta đă làm cho cô khi cô ta bị ốm đau tại quê nhà gần Battambang trước khi có sự tràn đến của quân Khmer Đỏ.  Một số phương thuốc cô ta tŕnh bày – thí dụ, một dược liệu dựa trên long năo (camphor) – nghe quen thuộc với những ǵ mà các nông dân Pháp thế kỷ thứ mười chín mà tôi đang nghiên cứu lúc đó hay dùng.  Các cách thức khác – dùng một đồng tiền để cạo tẩy các phần tử xấu khỏi làn da của cánh tay – nghe hoàn toàn xa lạ.  Tôi thắc mắc về sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương sau thập niên 1860 và về những loại truyền nhiễm y khoa nào có thể đă xảy ra.  Các bác sĩ Pháp đă có ảnh hưởng đến ư nghĩ của người dân Đông Dương về sức khỏe và thân thể hay không? Các bác sĩ Pháp đă đối phó với các niếm tin y khoa của người dân mà họ đă t́m thấy ở Đông Dương như thế nào?

       Trong khi tôi đọc số sách gia tăng mau lẹ về dược liệu vùng nhiệt đới và các bài viết cùng tài liệu ghi chú tại chỗ bởi các bác sĩ Pháp phục vụ tại Đông Dương giữa thời ban đầu của thập niên 1860 cho đến Thế Chiến I, tôi đă nhận thức được các sự khó khăn của việc phân tích các phản ứng thông thường đối với chương tŕnh y tế Pháp 1, tuy nhiên, một cố gắng để t́m hiểu sự đáp ứng của Pháp đối với người dân Đông Dương xem ra khả thi và hấp dẫn.   Đại đa số các bác sĩ thực dân nh́n người dân Đông Dương và y khoa của họ là lạc hậu, mê tín dị đoan, hay tệ hơn thế.  Trong chuỗi chán nản, tôi đă đọc các bản phân tích bài bác của họ trên toàn bộ văn hóa và các hệ thbống chữa trị.  Tuy nhiên, có một bài viết tách biệt ra.  Bài này được viết trong năm 1902 bởi Bác Sĩ Jules Regnault, và nó đă phê b́nh một cách sắc bén các bài viết tập chú vào chủng tộc của một bác sĩ thuộc địa đồng sự trong cung cách vang vọng một cách kỳ lạ với các cuộc tranh luận ngày nay về chủ nghĩa đa nguyên (pluralism) và tính đa trạng văn hóa. 2

       Thái độ tôn trọng của Regnault đối với các văn hóa bản địa và sự khó chịu của ông với sự ngạo mạn tập chú vào Âu Châu (Eurocentric) hoàn toàn khác biệt với các quan điểm của các đồng nghiệp của ông, và luận án của ông về thuật phù thủy, được ấn hành trong năm 1897, mang lại các chỉ dấu nhiều hơn nữa về khảo hướng cởi mở của ông đối với cách ứng xử của con người và các tín ngưỡng. 3  Trong tập Médecine et pharmacie chez les Chinois et chez les Annamites [Y Khoa và Dược Khoa Tại Trung Hoa và An Nam] được ấn hành năm 1902 sau khi ông quay về nước từ Viễn Đông, Regnault đă áp dụng các nguyên tắc mà ông đă đề ra trong cuộc nghiên cứu về thuật phù thủy. 4  Ông đă không “bản xứ hóa” (“go native”), cũng không tự cho ḿnh là kẻ “đại khờ” [grand naïf, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] đă dùng khung cảnh thuộc địa để khẳng định và tái khẳng định một số sự ngây thơ tưởng tưởng của chính ḿnh. 5  Để truyền thông hữu hiệu hơn với người dân địa phương, ông tuy thế đă học tiếng Việt Nam và một ít tiếng Hán, và để hoàn thiện sự hiểu biết của ông về các cách thức chữa trị bản địa, ông đă trải qua nhiều tiếng đồng hô mỗi lần đi t́m kiếm ở thực địa. 6

       Một đoạn văn trong tập Médicine et pharmacie có thể được xem như bản tuyên ngôn về phương pháp của Régnault:

Một người viết về vùng Viễn Đông phải né tránh hai cạm bẫy.  Người ta không nên trở thành một kẻ yêu chuộng các sụ vật Á Châu đến nỗi nh́n thấy các sự kỳ điệu ở nơi chẳng có ǵ cả, nhưng cũng không nên quá tin tưởng về sự tự quan trọng hóa của ḿnh như một người Tây phương để tin tưởng rằng mọi điều được làm một cách khác biệt với cung cách của chúng ta đều là tồi bại.  Trên hết, người ta không nên gom góp lại thành một sự xếp loại các phong tục kỳ lạ sẽ phác thảo ra một bức tranh có thể rất thú vị, nhưng sẽ miêu tả các người dân bản xứ dưới một ánh sáng sai lạc.

Để hiểu một số ư tưởng nào đó và một số lư thuyết nào đó của người dân Viễn Đông, người ta phải tạm thời tự biến thành người Trung Hoa hay người An Nam, chúng tôi nghĩ cần làm theo cách này để nh́n sự vật từ cùng một quan điểm, dưới cùng ánh sáng, và từ cùng góc cạnh như người dân bản xứ.  Khi chúng ta đă hiểu được ư tưởng của họ, chúng ta có thể một lần nữa tự biến ḿnh trở lại thành người Tây Phương để phán đoán, nhưng trước khi phán đoán, bộ không cần thiết để t́m hiểu hay sao? 7

       Sau một nhiệm kỳ công tác, Regnault rời khỏi công việc ở thuộc địa, có làm việc một phần như một giáo sư khoa giải phẫu và đă khởi sự hành nghề tư.  Nhưng phần lớn nỗ lực trí thức của ông được dành cho sự xây dựng một vũ trụ quan y khoa của riêng ḿnh, có trộn lẫn các thành tố của y khoa Á Châu với các tín điều dân gian vùng Normandy đă bao quanh ông khi c̣n là một đứa trẻ.  Đan kết cùng nhau các khái niệm của Trung Hoa về âm và dương (yin / yang) với các ư tưởng về các sự chấn động (vibrations) và sự bức xạ (radiations) mà ông đă nối kết ít nhất một phần với các gốc rễ xứ Normandy của ḿnh.  Regnault đă tạo lập ra điều mà ông mệnh danh là sinh động lực học (biodynamics), một lư thuyết giải thích cũng kết hợp các thành tố từ một bác sĩ Hoa Kỳ kỳ quặc, Albert Abrams.   

       Khi tôi khảo sát đời sống và các tác phẩm của Regnault, nhiều câu hỏi đă phát sinh.  Loại môi trường gia đ́nh nào sẽ sinh ra một thanh niên có khả năng h́nh dung các sự vật như ông đă làm? Làm thế nào mà vị bác sĩ trẻ tại vùng quê Việt Nam hiểu được công việc của các người chữa bệnh địa phương? Sự hiểu biết của ông về y học Việt Nam và Trung Hoa đă bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự bất măn của ông đối với một số khuynh hướng trong y khoa Tây Phương, đặc biệt về khoa vi khuẩn học? Tại sao ông đă công bố nhiều bài viết trong các tạp chí khá nhiều thuộc mạch chính xem ra ủng hộ nỗ lực thực dân Pháp vào cùng lúc (1902-5) mà ông cho ấn hành các cuộc nghiên cứu dài hơn ca ngợi sự uyên bác của các kẻ chữa bệnh bản xứ và cảnh cáo chống lại sự kiêu ngạo của Tây Phương? Và sau hết, tại sao ông đă không ở lại với sự nghiên cứu y khoa xuyên văn hóa (cross-cultural), một lănh vực mà các sự b́nh luận của ông đanh thép biết bao? Tại sao ông đă phiêu lưu vào các lănh  vực của khoa học thay thế (alternative) hay duy lư (speculative)?

       Jules Emile Joseph Regnault sinh ra tại thôn Hambye thuộc Normandy trong năm 1873 trong một gia đ́nh canh nông.  Cha ông cũng liên quan đến việc ḍ t́m mạch nước và thú y không chính thức.  Mẹ ông là con gái của một thân hào từ làng bên cạnh, và có nhiều sách trong nhà.  Jules nhỏ tuổi, ít nhất theo lời thuật lại của chính ông, là một đứa trẻ ưa ḍ hỏi có cha mẹ thích hỗ trợ cho các nỗ lực của đứa con độc nhất của họ.  Lớn lên trong một văn hóa nông dân, Jules đă được tiếp giáp với các tín ngưỡng về các ngôi nhà ma và các ma quỷ đáng sợ “với chúng các sự tưởng tượng của các người lớn có ư tốt khỏa lấp các chiếc giếng để giữ trẻ em cách xa”. 8  Một hôm vào khoảng bốn tuổi, ông đang chơi đùa cạnh thành giếng.  Một đứa con gái nông dân đi ngang qua nói với ông về một con vật to lớn, ăn thịt trẻ con đă sống bên trong.  Khi ông nói điều này với mẹ ḿnh, bà đă quở trách đứa con gái, nói rằng người ta không bao giờ được nói dối với các trẻ em, và nhấc cậu bé Jules lên cao để cậu có thể nh́n rằng không có con quỷ nào trong chiếc giếng.  Các chiếc giếng, mẹ ông lưu ư ông, th́ sâu và nguy hiểm chỉ v́ lư do đó không thôi.  Trong sự tường thuật của Regnault về câu chuyện này, đă có một sự tôn trọng dành cho các niềm tin của cô gái nông dân, nhưng cũng có một sự ṭ ṃ về các chiệc giếng và về bản chất của niềm tin.  Có lẽ quan trọng nhất là vai tṛ của mẹ ông, ủng hộ và tán thành sự ṭ ṃ của đứa con của bà.   

       Jules Regnault theo học trường tiểu học tại Hambye và nhận được hai bằng tú tài để gia nhập trường y khoa vào năm 1892.  Các quyển vở của ông từ trường học được viết một cách ngay ngắn, các sách giáo dục là các quyển vẫn dùng cho bậc tú tài.  Về bằng chứng duy nhất mà chúng tôi có được về bất kỳ sự tiếp giáp với các văn hóa phi-Tây Phương là các lớp học mà ông theo đuổi trong năm 1886, khi ông được mười sáu tuổi, về Ấn Độ cổ thời và tôn giáo của các Brahmins (tín đồ Ấn Độ Giáo). 9   Ông hẳn phải là kẻ khao khát kiến thức, trong thư viện của ông là một quyển sách ấn hành năm 1889 và có lẽ được mua không lâu sau đó về cách thức làm sao để đọc một cách mau chóng và giữ lại mọi điều. 10  Tuy nhiên, kiến thức mà ông t́m kiếm, sẽ được tiếp cận một cách phê phán và ngay cả với sự ngờ vực, có thể được nhận thấy nơi câu trả lời của cậu thanh niên Regnault mười tám tuổi cho bài luận Tháng Mười Một 1891 về: “Error: Its Nature and causes: Lỗi Lầm: Bản Chất và Các Nguyên Do của Nó”:

Tinh thần con người t́m kiếm chân lư tương tự như kẻ leo núi cố gắng đo lường Ngọn Núi Mont Blanc, trèo lên các lối đi bên hông các vực thẳm.  Giống y như kẻ leo núi này có thể t́m thấy ḿnh ngừng lại nửa đường bởi các trở ngại hay ngay cả bị trượt dọc theo sườn của một giải băng hà và rơi xuống một hố sâu, tinh thần con người cũng vậy, có thể bị ngừng lại trong sự t́m kiếm sự thật và chỉ đạt tới một ư kiến hay ngay cả đi theo một con đường sai lạc và ngă vào hố sâu của lỗi lầm.  Trong t́nh trạng này, người đó xem điều sai là chân lư.  Hậu quả, người đó ngu dốt gấp đôi, bởi người đó không biết được chân lư và người đó không biết rằng anh ta không biết điều đó. 11

       Juels đă không tiếp tục triết lư, có lẽ một phần bởi “các cuộc thảo luận lịch sự nhưng nóng bỏng với vị giáo sư triết học của tôi, tôi rơ ràng là kẻ cách mạng và hơi chút mộng tưởng với ông bởi tôi cho rằng mọi vật trong thiên nhiên th́ xung động và phóng ra bức xạ”. 12  Ông đă hướng đến y khoa, có lẽ bị ảnh hưởng bởi các kư ức đi theo cha ông khi cha ông được mời đến giúp các con ḅ sinh con. 13

       Vào năm 1893 ông hoàn tất một năm tại chi nhánh của Trường y khoa hải quân (École annexe de medicine navale) tại Brest và đă chuyển đến Trường y khoa hải quân và thuộc địa (École de medicine navale et colonial) tại Bordeaux. 14  Sự quan tâm của ông đến y khoa thuộc địa có thể được kích thích bởi một tập sách mà ông đă đọc trước khi vào trường y khoa.  Quyển sách này mang lại một sự tường thuật một chuyến du hành băng ngang qua Đế Quốc Anh mà một vị bá tước người Áo, Joseph Alexander von Hubner, thực hiện trong các năm 1883 và 1884. 15  Hubner không phải chính yếu là một nhà quan sát y khoa, mặc dù ông có nói một cách vắn tắt về một bệnh viện của Anh Quốc tại Nam Phi.  Đúng hơn, Hubner thích thú việc đưa ra các sự mô tả dài gịng về vùng thôn quê.  Ông cũng đưa ra sự b́nh luận chính trị và ghi nhận sự dê dàng của sự thăng tiến xă hội và tài chính cho các người Âu Châu tại các thuộc địa.  Liệu cậu thanh niên Regnault có bị lôi cuốn bởi câu chuyện của Jan Antonius Van Riebeek, “một nhà tiểu giải phẫu bắt đầu sự nghiệp với Công Ty Ḥa Lan và sau này trở thành trưởng cơ quan của cơ sở mới”, hay bởi một câu chuyện tương tự về sự thành công của người Anh tại Cảng Port –Elizabeth, các kẻ “phần lớn là các người tự lập” hay không?  Ông ta có lấy làm thú vị bởi sự mô tả ngây ngất về các thành phố ở đảo Java (“Batavia [tức thành phố Jakarta ngày nay, chú của người dịch] là một thành phố chỉ được nh́n thấy trong các câu chuyện thần tiên”) hay các cung điện tại Ấn Độ (“Cung điện chỉ có thể được trang trí bởi Aladdin hay không?”.  Các căn pḥng trong thành phố [The Stuwers, tiếng Áo? trong nguyên bản, chú của người dịch] của Vienna, các nhà thiết kế công  trường Trocadero tại Paris, hay Cung Điện Pha lê (Crystal Palace tại London sẽ chẳng phải cúi đầu kính phục trước ngọn đèn thần của nó hay sao? 16

       Liên can đến khoa học y khoa, các năm mà cậu thanh niên Regnault theo học trường y khoa là các năm sôi động.  Công tŕnh của Louis Pasteur trong ngành vi khuẩn học làm hài ḷng khối khán thính giả của ông tại Hàn Lâm Viện Khoa Học (Academy of Sciences). 17  Ngành vi khuẩn học là một phần trong học tŕnh tại Bordeaux.  Trong các sổ tay của Regnault có một trang về sự lên men và vi khuẩn.  Các vi khuẩn được định nghĩa là các rong rêu (tảo) giống như hạt giống và được truyền đi bởi không khí.  Sau khi giới thiệu nhiều lược đồ phân loại, ông đề cập đến các vi khuẩn như các nguyên do của bệnh dịch tả, viêm phổi, sốt thương hàn, lao phổi, bịnh yết hầu, và bịnh uốn ván.  Ông kết luận bằng việc ghi nhận rằng “các vi khuẩn tác động qua sự nhiễm trùng hay nhiễm độc”. 18  

       Các khái niệm về y khoa nhiệt đới cũng được giảng dạy tại Bordeaux.  Một quyển sách trong thư viện của Regnault được viết bởi H. de Brun, một bác sĩ Pháp là giáo sư về y khoa điều trị tại Beirut. 19   Quyển sách của De Brun tŕnh bày sự hiểu biết được chấp nhận khoảng 1890 về y tế tại vùng nhiệt đới.  Làn hơi nóng được xem là ảnh hưởng đến người Âu Châu tệ hại hơn so với người Phi Châu, bệnh dịch được gán cho là một duyên cớ có xác xuất từ vi khuẩn. 20  Dịch tả được tŕnh bày như một chứng bệnh lan truyền do nước gây ra bởi một trực trùng được khám phá bởi Robert Koch, việc kiểm soát dịch tả tại Ấn Độ được xem là một vấn đề khó khăn, “với tính t́nh của người Ấn Độ, các tục lệ về tôn giáo, và sự cuồng tín”. 21  De Brun vật lộn với các sự bất xác định đương thời về bịnh phù thủng (Bịnh do nhiễm trùng? Bịnh có phải là sản phẩm của nạn kém dinh dưỡng hay không?) và giới thiệu với độc giả các nhân vật vĩ đại về y khoa thuộc địa thời đương đại như Fonssagrives, Proust, Monod, Le Roy de Méricourt.

       Regnault đă học tập tốt tại Bordeaux.  Ông đă phát triển chuyên môn trong nhiều lănh vực, đặc biệt về phụ khoa.  Ông làm việc với Emmanyel Régis, một giáo sư về tâm thần học, người đă dùng ông để thực hiện việc thôi mien.  Như một đứa trẻ, Jules đă thực hiện việc thôi miên các súc vật và bè bạn, giơ đây, với sự khuyến khích của Régis, ông đă áp dụng kỹ năng này để trợ giúp các phụ nữ mang thai đối phó với sự nôn mửa không thể kiểm soát được và để làm giảm đau lúc sinh con. 22

       Jules Régnault đă nhận được bằng bác sĩ năm 1896.  Ông đă hấp thụ khoa học tại trường y khoa, nhưng sự say mê của ông với tín ngưỡng và y khoa dân gian hiển hiện trong sự chọn lựa của ông một đề tài luận án về thuật phù thủy và mốí quan hệ của nó với các khoa học về sinh học.  Sự chú ư đến tâm thần học trong thập niên 1890 giúp cho Regnault có thể theo đuổi một đề tài như thế, các bạn cùng lớp của ông tại Bordeaux trong thập niên 1890 đă viết về các đề tài như sự độc ác, các vấn đề tâm thần tại Antilles, và sự ám ảnh. 23

       Khi được xuất tŕnh trong năm 1897, luận án đă nhận được một huy chương bạc.  Đối với Regnault, sự tin tưởng nơi phép ma thuật và thuật phù thủy là một hiện tượng con người phổ quát, các người Âu châu phương tây cũng như người dân ở Phi Châu và Á Châu đều bám chặt lấy nó.  Luận án cung cấp nhiều thí dụ.  Tôn giáo đối với Rregnault là một h́nh thức phù thủy được tổ chức một cách thành công, khi đề cập đến thuật phù thủy tại Âu Châu, ông lập luận rằng “điều [các nhà chức trách] truy đuổi là thuật phù thủy độc lập, thuật phù thủy bất hợp pháp, trong khi thuật phù thủy chính thức được đại diện bởi các linh mục, nó lại được tôn trọng và khoác quanh ḿnh vẻ danh dự”. 24

       Bởi v́ sự tin tưởng nơi thuật phù thủy đă là một phần của t́nh trạng con người, Regnault tin rằng “không phải là điều cần thiết để hủy diệt một số sự mê tín dị đoan nào đó, để giả bộ rằng người ta có thể cấm đoán mọi niềm tin nơi siêu nhiên ra khỏi trí tưởng tượng của con người.  Giáo dục đă không hoàn toàn gạt bỏ thuật phù thủy, bởi sự mê tín dị đoan không chỉ dựa trên sự ngu dốt.  Đúng hơn, nó đă được đặt định “trên một thiên hướng bẩm sinh rằng phần lớn con người vốn có đối với sự kỳ diệu, nó phát triển theo nhịp của chủ thuyết thần bí (mysticism) và các chứng rối loạn chức năng thần kinh (neuroses)”. 25

       Nghĩ trở lùi, có lẽ, trong công việc của ông với Régis, thôi miên các bệnh nhân, Regnault nối buộc vào tư tưởng về sự tháo bỏ một lời nguyền để làm vừa ḷng một bệnh nhân, toàn thể tiến tŕnh có thể là một loại điều trị tâm lư.  Nhưng khác với việc khẳng định tính ưu việt của thuật thôi miên được giám sát về mặt y khoa trên thuật phù thủy, ông cố vấn bác sĩ hăy làm việc với thầy phù thủy nếu bệnh nhân nhấn mạnh rằng đó là cách duy nhất giúp kẻ đó có thể khỏe mạnh hơn. 26

       Sau khi tốt nghiệp, Regnault được bổ làm bác sĩ phụ trợ của thủy quân lục chiến (médecin auxiliaire de la marine) và đă trải qua một năm tại trường Y Khoa Hải Quân (École de medicine navale) tại Toulon, làm  việc tại khoa vi khuẩn.  Trong năm 1898, các viên chức thuộc địa Pháp đă phái ông đến địa hạt Bắc Kỳ.  Sự học tập của ông về ngôn ngữ địa phương đă được đền bù, bởi ông nhận thấy ḿnh có thể nói chuyện cả với giới văn nhân trí thức lẫn các người thường dân ít học hơn.

       Tại Bắc Kỳ, ông bị sững sờ “bởi hàng loạt rộng lớn và sự phức tạp của dược liệu [ông] nh́n thấy dân chúng bản xứ sử dụng”. 27  Ông muốn t́m học về y khoa này, đă cố gắng nói chuyện với các bác sĩ địa phương, nhưng khi ông nêu lên đề tài về việc chữa bệnh, ông đă gặp phải các khó khăn.

Các bác sĩ bản xứ xem ra rất bảo vệ nghệ thuật của họ, họ thường trả lời các câu hỏi một cách miễn cưỡng bởi họ cảm thấy bị xúc phạm với ư nghĩ rằng các câu hỏi bởi một bác sĩ Pháp được trù hoạch để điều tra hay kiểm soát khoa học của họ.  Một người duy nhất mà họ sẵn sàng trả lời là một kẻ nào đó làm cho họ hiểu bằng các sự tham chiếu chính xác rằng ông ta đă có một số quen biết với các lư thuyết và thuốc men của họ. 28

       Để khắc phục trở ngại này, Regnault đă đi hái thuốc với người dân địa phương,

những người đă nói với chúng tôi khi đi ngang qua các lănh vực chữa bệnh của các loại thảo mộc khác nhau.  Đặc biệt với việc biểu lộ sự uyên bác của chúng tôi nhờ ở kiến thức sơ đẳng này mà chúng tôi đă có khả năng thu lượm được các chi tiết mới về y khoa và dược khoa bản xứ, trong các sự đối thoại mà chúng tôi đă cố gắng đến mức tôi đa có thể được để tranh có vẻ như là một cuộc điều tra. 29  

       Đồn trú gần với biên giới Trung Hoa, Regnault có lẽ đă không được tiếp giáp với mọi loại y học Việt Nam, ít nhất không ở các tầm mức mà chúng được thực hành khắp xứ sở.  Trước khi có sự đến nơi của người Pháp, ba h́nh thức y học truyền thống đă được thực hành tại Việt Nam. 30  Các truyền thống này thường pha trộn vào nhau.  Y học Miền Bắc [Thuốc Bắc], rút ra từ các kinh điển y khoa Trung Hoa, có uy tín nhất.  Nó được đặt trên tính trung tâm của các lực âm và dương, cơ thể và vũ trụ được nh́n là vận hành theo cùng cách thức giống nhau.  Y học Miền Nam [Thuốc Nam] là một y học được dựa trên cây thuốc không có một truyền thống trí thức cao, một sự trị liệu của phương sách sơ khởi, được gọi là “y khoa của người nghèo”. 31  Sau cùng, một nhánh thứ ba của y học Việt Nam đối phó với các quỷ thần và toàn bộ câu hỏi của việc gỡ bỏ hay thỏa măn chúng.

       Regnault khởi thảo quyển sách của ông về y khoa và dược khoa bằng việc nh́n nhận uy tín lớn lao dành cho y khoa phương bắc, hay Trung Hoa.  Ông nhận thấy y khoa của họ đặt trên âm và dương rất thỏa đáng và, trong khi phân tích một sự thí dụ bằng h́nh ảnh của nó, nhận xét rằng “thật dễ dàng để chấp nhận phần lớn các lư thuyết khoa học, triết lư, và tôn giáo vĩ đại [vào lược đồ này]”. 32

       Quyển sách của ông đề cập đến mọi người hành nghề, các kỹ thuật, và các vũ trụ quan cũng như mối quan hệ giữa y khoa Pháp và Á Châu.  Tại Việt Nam, ông nhận xét, các thầy thuốc Trung Hoa chẩn mạch trong một cách thức ung dung và phức tạp.  Regnault nghĩ rằng các bác sĩ Âu Châu sẽ mất uy tín với các bệnh nhân Việt Nam nếu họ không làm tương tự. 33  Ông dành một phần đáng kể của quyển sách để mô tả cách thức bào chế thuốc của Trung Hoa.  Cảnh cáo các bác sĩ Âu Châu đừng chế ngạo điều đó, ông nhận xét rằng mật ḅ và gan lợn (heo) có thể tác dụng tốt chống lại các mụn nhọt ở gan. 34  (Trong một bài báo xuất bản ở nơi khác, ông đă cảnh cáo họ đừng cười giỡn sự chữa trị của Việt Nam cho bệnh dại (rabies), liên can đến việc cho người bị cắn bởi một con chó dại ăn gan con chó, bởi “gan lại không thể chứa một kháng độc tố hay sao?” 35)  Ông ghi nhận sự sử dụng thuốc  gây mê tổng quát tại Trung Hoa bằng cây thuốc phiện. 36

       Nhưng Regnault không xây dựng một nhà thông thái Trung Hoa khuôn mẫu, thông suốt mọi điều cho ngành dược khoa, một cách rơ ràng, đă có các phương thuốc Tây Phương mà dân chúng địa phương ngưỡng mộ.  Thí dụ, người Trung Hoa và người Việt Nam đă có nhiều phương thuốc chữa trị bệnh sốt rét, nhưng chúng “hẳn phải thua kém thuốc kư-ninh (quinine), bởi thế người Trung Hoa và Việt Nam đă mau chóng từ bỏ chúng, mỗi khi chúng được cần đến, v́ thuốc Âu Châu có tính ưu việt mà họ đă thừa nhận”. 37  Ông nh́n nhận rằng bởi v́ người Âu Châu sử dụng thuốc sát trùng, việc làm lành vết thương nhanh hơn và êm dịu hơn là trong hệ thống y khoa Trung Hoa.  Song, ngay dù người Trung Hoa và Việt Nam “chấp thuận [cho người Âu Châu] mọi quyền lực” trong sự giải phẫu, “y khoa bản xứ đang nhường bước trước y khoa Âu Châu chậm hơn rất nhiều so với ư nghĩ mọi người.” 38  Và mặc dù Regnault đưa ra một số ư kiến trong quyển sách này về cách thức làm sao để gia tăng ảnh hưởng của Âu Châu (biểu lộ sự chăm sóc nhiều hơn trong việc bắt mạch, tránh không cởi y phục bệnh nhân), ông không đặc biệt bị thu hút vào đề tài này.

       Ông quan tâm hơn nhiều đến các sự tin tưởng dân gian về sức khỏe và về sự sử dụng thuật phù thủy.  Ở nơi đây ông t́m thấy các sự tương đồng hơn là đối nghịch giữa các nông dân Viễn Đông và Pháp.  Cả hai đều hay biết về phép thôi miên, cả hai đều cảm nhận được sự dinh dưỡng của một người mẹ trong lúc mang thai ảnh hưởng đến h́nh dáng của đứa trẻ.  Cả hai đều nối kết ma thuật và sự quyến rũ về t́nh dục: tại Viễn Đông cũng như tại miền nam nước Pháp, điều được tin tưởng rằng nếu một phụ nữ có thể t́m cách trộn một ít máu kinh nguyệt của ḿnh vào thức ăn của một người đàn ông, cô ta có thể khiến người đàn ông yêu cô ta toàn diện, và sự tin cậy của y học Trung Hoa nơi các lư thuyết về sự tương ứng và ảnh hưởng của các v́ sao tương tự, đối với Regnault, như y học của Paracelus và Van Helmont. 39

       Regnault đă không tái t́nh nguyện trong công tác tại thuộc địa.  Phải chăng bởi v́ nó mang lại ít cơ hội làm việc cho lănh vực chuyên khoa đă lựa chọn của ông, phụ khoa?  Phải chăng bởi v́ có các sự ngờ vực rằng Pháp sẽ nhắm vào việc khai hóa một khu vực có nền văn minh riêng của nó dễ dàng ấn định được niên đại trước cả nền văn minh của các thực dân?  Trở lại Pháp trong năm 1901, Regnault đă lao đầu vào việc học hỏi về giải phẫu học (để vượt qua được kỳ thi tuyển vào ngạch giáo sư) và với việc mở pḥng hành nghề tư.  Và điều đáng chú ư nhất và gây ngạc nhiên ban đầu, ông đă phổ biến trên báo chí mạch chính một loạt các bài báo khoa trương vị thế của thực dân về y khoa. 

       Tuy nhiên, ông vẫn c̣n giữ một số trong các sự nhấn mạnh xuyên văn hóa.  Trong bài “Magie et occultisme en Extrême-Orient” (Ma Thuật và Khoa Học Huyền Bí tại Viễn Đông), ấn hành trên tạp chí Revue scientifique (tạp chí khoa học) năm 1903, ông ghi nhận cách thứ làm sao dân bản xứ sẽ trả công cho thày phù thủy các lệ phí rất cao để vô hiệu hóa quỷ thần được tin gây ra một chứng bệnh, trong khi một phương thuốc mua tại một dược pḥng địa phương sẽ chữa trị cho họ với một phí tổn thấp hơn nhiều.  Ông tức thời tiếp nối câu chuyện này với nhận xét rằng tại Pháp, các thầy phù thủy vẫn c̣n được mời gọi đến để chữa trị các mắt cá chân bị sái bằng việc làm dấu thánh giá trên khớp xương bị trặc và đọc các câu bùa chú thích đáng. 40

       Nhưng, tổng quát, ông hoàn toàn là kẻ theo chủ nghĩa đế quốc khi tŕnh bày các phương thức của Tây Phương là hay hơn Đông Phương.  Trong năm 1902, ông đă khởi sự một cuộc vận động cho việc thiết lập một trương y khoa Pháp thế tục tại Trung Hoa để huấn luyện dân địa phương về y khoa Tây Phương, đưa ra lập luận tiêu chuẩn rằng “các bác sĩ quân sự tháp tùng các binh sĩ là các quán quân cổ động đầu tiên của khoa học và văn minh”. 41  Tranh luận cho đề xuất của ông trong năm kế đó, giọng điệu của ông trở nên sắc bén: “Nêu [bác sĩ bản xứ được Tây Phương đào tạo] muốn giành đoạt sự tín nhiệm của dân chúng địa phương, [người đó] phải, ít nhất vao lúc khởi đầu, nhân nhượng và cứu xét đến các khái niệm cổ lỗ và các ư tưởng sai lạc.” 42  Sự cạnh tranh với các nước Âu Châu khác đă không vắng mặt trong đầu óc của ông.  Ông từ khước khoản bồi thường từ vụ Nổi Loạn của Các Vơ Sĩ (Boxer Rebellion) như một nguồn tài trợ cho ngôi trường, rằng việc đó đ̣i hỏi nhiều th́ giờ.  “Chúng ta không được làm mất thời gian”, ông Regnault viết, “nếu chúng ta không muốn bị qua mặt trong lănh vực này bởi người Anh-Mỹ và người Đức”. 43  Regnault đă tham dự các Hội Nghị Thuộc Địa (Colonial Congresses) các năm 1904 và 1905 tại Paris.  Ông đă tŕnh bày một bài khảo luận dài về t́nh trạng vệ sinh của người Trung Hoa với Hội Nghị năm 1904.  Nơi đây ông sử dụng một giọng điệu chế ngạo, “Tại Vương Quốc Trung tâm, vệ sinh công cộng được cấu tạo bởi một hỗn hợp kỳ lạ của các sự tuân thủ nghiêm ngặt với các mê tín dị đoan tạo thành Foung-choei” [“phiên âm hơn một trăm năm trước đây, không có Hán tự đi kèm, có thể là cách viết sai lạc của hai chữ Feng-Shui: Phong Thủy ngày nay, chú của người dịch]. 44  Tại Hội Nghị năm 1905, ước muốn của Regnault về việc thiết lập một trường y khoa Pháp tại Trung Hoa đă được biến thành một kiến nghị.

       Làm thế nào mà các bài viết này, các sự phát biểu tự tin của một kẻ thực dân,  lại có thể ḥa  giải với các công tŕnh trước đây, nhiều suy tư hơn của chàng sinh viên về hành vi của con người? Liệu Regnault có nhận biết về sự căng thẳng giữa các bài viết của các năm 1902-5 với tác phẩm trước đó của ông hay không, và nếu có hay biết, ở vào mức độ nào? Liệu có phải viên bác sĩ hải quân trẻ tuổi sẽ chỉ nói những ǵ một người sẽ nói nếu người đó muốn thăng tiến trong y khoa quân đội?  Khi đó làm sao để giải thích sự kiện rằng ông đă rút khỏi sự phục vụ hải quân tích cực, phát triển một văn pḥng hành nghề tư, và trở nên dính líu với các mục tiêu khác?

       Trong một thập niên sau 1905, Regnault đối phó với các sự bất ḥa trong tư tưởng của ông về các hệ thống y khoa khác biệt bằng cách tạm thời đặt chúng ra phía sau đầu óc của ḿnh.  Thay vào đó, ông đă dành năng lực cho nhiều lănh vực khác.  Trước tiên, ông ngă vào t́nh yêu với một phụ nữ trẻ người vùng Normandy và lập gia đ́nh.  Thứ nh́, ông nghiên cứu về một vấn đề đă từng làm ông quan tâm trong suốt nghề nghiệp của ông: sự đau đớn và việc làm giảm đau.  Và sau cùng, ông đă làm quen – bằng thư tín – với một bác sĩ Mỹ, ông Albert Abrams, kẻ sẽ có một ảnh hưởng then chốt trên tư tưởng của ông.

       Sự nghiên cứu của Regnault về sự đau đớn và cách làm giảm đau cho thấy ông hơi có vẻ là một kẻ lạc đàn trong y khoa và khoa học.  Trong Tháng Bẩy 1912, để chứng minh hiệu quả của sự gây mê cục bộ trong sự chữa trị bướu, ông đă thực hiện vụ mổ trên chính ông (với các đồng sự ứng trực, trong trường hợp cần thiết). 46  Regnault cũng hy vọng cho thấy với sự tự giải phẫn của ḿnh rằng một bác sĩ trong một t́nh trạng bị cô lập – thí dụ, tại các thuộc địa – có thể tự giải phẫu cho ḿnh nếu cần thiết.

       Sự giao dịch với Abrams cũng ngoạn mục và có vẻ khó khăn, ít nhất vào lúc ban đầu.  Trong năm 1917, hai người bắt đầu trao đổi thư từ.  Mặc dù Regnault đă ngưng không ấn hành về y khoa Trung Hoa và Việt Nam khoảng 1905, ông đă không ngừng nghĩ về nó và, một cách tổng quát hơn, về vị trí của y học Đông Phương trong sự tiến hóa trí thức của ông.  Do đó, có lẽ, là sự hấp dẫn của Abrams. 

       Khi Regnault nói về nó, Abrams xác định một phản xạ có thể được bật ra bằng cách kích thích đốt xương sống ở cổ thứ bẩy.  Phản xạ này ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu, trái tim, và hệ thống tiêu hóa.  Các nông dân vùng Normandy, theo Regnault, đă hay biết về sự phản xạ này “kể từ thời thật xa xưa, [họ] đặt một ch́a khóa lạnh phía sau cổ để chặn đứng sự chảy máu mũi”. 48  Abrams tiếp tục cuộc nghiên cứu của ông về cột xuông sống và khám phá một loạt các điểm tương tự được liên kết với các sự tổn thương của các bộ phận bên trong cá biệt.  Ông đă ấn hành một quyển sách giải thích các sự khám phá của ḿnh trong năm 1910.  Các sự khám phá này, theo Regnault, th́ phù hợp với các nguyên lư của thuật châm cứu.

       Trong khi ông cố t́m hiểu làm sao các phản xạ này đă gây ra các phản ứng cá biệt, Abrams dần trở nên bị quyến rũ (chữ dùng của Regnault) bởi lư thuyết điện tử vốn rất thời thượng khi đó.  Các sự phản xạ, theo Abrams, xẩy ra bởi có một sự chuyển động trong các điện tử trong khu vực hay bởi một sự thay đổi trong khuôn mẫu rung động của các phổ trường điện tử này.  Có lẽ các phản ứng này có thể bị ảnh hưởng bởi các cục nam châm, các màu sắc, hay các tia quang tuyến cá biệt,  có thể một hệ thống chẩn đoán toàn bộ (spondyllodiagnosis) và ngay cả một sự trị liệu (spondylotherapy) sẽ được phát triển từ sự kiện này. 49

       Để biến các lư thuyết này thành thực hành, Abrams đă kiến tạo một dụng cụ mà ông gọi là máy Oscilloclast [máy chẩn đoán và chữa bệnh bằng cách đo sự rung động từ một giọt máu của bệnh nhân, chú của người dịch] để trung ḥa các sự chấn động và một chiếc hộp chứa máy đo dao động đó.  Ông đă tiếp tục phát triển một sự lừa bịp khổng lồ các khách hàng thuộc giới thượng lưu.  Upton Sinclair đă thốt lên các lời ca ngợi ông, các bác sĩ lũ lượt chạy đến ông, nhưng Paul de Kruif nh́n họ như một đám bên lề vô vọng. 50  Sự sử dụng tiếp tục của Abrams chiếc hộp chẩn bịnh đă đem lại nhiều sự chỉ trích.  Tạp chí Scientific American đă thực hiện một cuộc điều tra kéo dài cả năm về các phương pháp của ông.  Các sự kết luận của họ th́ nghiêm khắc.  Các phản ứng điện tử của Abrams được loan báo đă không hiện hữu.  Về chiếc hộp chẩn bịnh, họ tuyên bố, “Tốt nhất, đó là một ảo tưởng.  Tệ nhất, đó là một sự lừa gạt khổng lồ.  Giống y như bạn có thể chỉ buộc một cái chuông cửa quanh cổ bạn và kỳ vọng sẽ được chữa trị khi tin cậy vào dụng cụ này”. 51  Abrams đă chết v́ một cơn đau tim ngay khi chính quyền sắp sửa đưa một trong những kẻ ủng hộ ông ra xét xử về tội lừa gạt bằng thư tín.

       Tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đọc về sự chú ư của Regault nơi Abrams.  Thực sự, tôi lấy làm phiền hà.  Tại sao Regnault, người đă viết trong một cung cách bén nhậy đến thế trong các vấn đề xuyên văn hóa, lại quan tâm đến các ư tưởng của kẻ kỳ quặc này?  Có phải tôi đă lư tưởng hóa Regnault v́ những bài viết ban đầu của ông về thuật phù thủy và về y khoa và dược khoa trong dân chúng Trung Hoa và Việt Nam?  Liệu tôi đang cố gắng bám chặt lại h́nh ảnh này về ông ta khi ông đang làm mọi việc có thể làm được – biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc văn hóa, trở nên liên can đến khoa học thay thế, để cho tôi thấy rằng mối quan tâm của ông về sự tin tưởng và hành vi chỉ là một giai đoạn qua đường?

       Để giải quyết các vấn đề này, tôi đă hướng đến một quyển sách về tiến tŕnh viết tiểu sử của Richard Holmes.  Đối với Holmes, người đă có các công tŕnh về Robert Louis Steveson và Percy Bysshe Shelley, viết tiểu sử là “một loại truy tầm”, bước đầu tiên của nó là “một mức độ ít nhiều xác định một cách có ư thức với chủ thể”. 52  

       Mặc dù, tôi đă không xác định với Regnault đậm đà như Holmes đă xác định với một số trong các nhân vật chủ đề của ông, tôi đă ngưỡng mộ sâu xa sự hiếu kỳ của ông và đặc biệt khảo hướng đáng kính của ông đối với các giải pháp khác hơn những ǵ của riêng ông.  Làm sao mà bất kỳ ai có thể giảng dạy lịch sử y khoa (chính thức và dân gian) cho một khôi người đa chủng tộc lại không nhận thấy một tinh thần đồng tông nơi Regnault?  Trong đầu óc của ḿnh, tôi muốn ông vẫn c̣n là con người khi ông viếr ra hai quyển sách đầu tiên.

       Nhưng, Holmes cảnh cáo, tiến tŕnh viết tiểu sử bắt đầu “một cách chính xác vào lúc khi mà h́nh thức ngây thơ này của ḷng yêu mến và sự xác định bị đổ vỡ.  Thời khắc mất ảo tưởng cá nhân là thời khắc của sự tái dựng vô tư, khách quan”. 53  Holmes có thể xác định, trong mỗi cuộc nghiên cứu của ông, nơi mà điểm này xẩy ra.  Đối với tôi, đó là khi tôi nhận ra rằng sự chú ư suốt đời của Regnault về khoa học thay thế không phải là một thành tố bất ḥa trong tư tưởng một cách nào khác có giá trị của ông, đúng hơn, đó là cách để ông tiêu hóa kinh nghiệm Đông Dương của ḿnh.  Bằng việc đan kết những ǵ ông học hỏi được tại Á Châu – về âm/dương, về các màu sắc, về thiên văn học – vào trong một lư thuyết rộng răi hơn, ông né tránh việc trở thành một kẻ bắt chước đơn giản các điều kỳ lạ của Á Châu.  Loại khoa học xem ra lạ lùng mà ông đă phát triển và ông đă thụ hưởng nơi Abrams là phương cách của ông để ràng buộc vào nhau kinh nghiệm Á Châu của ông với các sự đăm chiêu ban sơ hơn của ông về vai tṛ của ma thuật, truyền thống dân gian, và, thưa vâng, cá sự rung động.  Sau hết, liệu ông đă có thảo luận về các sự rung động với vị giáo sư triết học của ông tại trường College of St.-Lô, nhiều năm trước khi ông tiếp xúc với Abrams hay không?  Liệu ông, như một đứa trẻ, đă có tháp tùng người cha đi t́m mạch nước với chiếc đũa và quả lắc hay không? 54  Đây là một phần trung tâm của tiến tŕnh trí thức của ông, bất kể là tôi có thích hay không thích.

       Phép trị liệu khớp đốt xương – sự sử dụng các phản xạ để ảnh hưởng đến các sự chữa trị -- th́ hấp dẫn đối với Regnault, tôi lập luận, bởi nó liên kết nhiều truyền thống y khoa dân gian và uyên bác.  Các sự tin tưởng của văn hóa nông dân vùng Normandy của ông đă được chứng thực bởi nó, cũng như đối với y học Phương Đông.  Regnault đă phát minh ra một dụng cụ khảo sát xương sống dùng cho sự chẩn đoán khớp đốt xương cùng có thể được dùng về mặt trị liệu để kích thích các phản xạ ảnh hưởng đến các sự điều trị.  Nhưng ông ít quan tâm đến việc quảng cáo dụng cụ của ông cho bằng việc tŕnh bày rằng sự ca ngợi trước đây của ông về y khoa Đông Phương đă chứng minh cho các lư thuyết của Abrams, ông Regnault viết, “giải thích các kết quả chói sáng thu đạt được trong một thời gian lâu dài tại Viễn Đông bởi phép Kua Tsu [phép làm hồi tỉnh các kẻ bị chết đột ngột, xem chú thích bên dưới của tác giả] của Nhật Bản và bởi các nguyên tắc của Trung Hoa về phép Tcha-Tchen [?] mà các bộ phận trong đó được biết đến tại Âu Châu trong tḥi gian ngắn dưới tên gọi là châm cứu (acupuncture)”. 55 Có một sự ghi nhận về sự chiến thắng khi Regnault tiếp tục câu chuyện, “Và điều này xác định một trong các kết luận mà chúng tôi đă đạt tới trong năm 1901 khi chúng tôi đă viết sẽ có nhiều điều để thu lượm trong y học Trung Hoa nếu người ta chỉ cần chịu khó học hỏỉ nó”. 56

       Regnault đă đi hết chu kỳ.  Viên sĩ quan hải quân trẻ tuổi đă viết một cách khinh miệt về Foung-choei [?] và về nhu cầu để giáo dục người Á Châu về y học trong những năm mở đầu của thế kỷ thứ hai mươi đă biến mất.  Trong cả hai quyển sách của ông về Abrams năm 1927 và một quyển sách sau này về sinh động lực học (biodynamics) và các phóng xạ năm 1936, Regnault viết về các tập quán và tư tưởng y khoa Việt Nam và Trung Hoa với sự kính trọng, sử dụng chúng, văn hóa dân gian vùng Normandy, và các thành tố khác để đan dệt vào nhau thành một vũ trụ quan y khoa riêng của ông.

       Tuy nhiên, trước khi phân tích vũ trụ quan y khoa của Regnault với nhiều chi tiết hơn, chúng ta hăy quay trở lại với Abrams và lư thuyết điện tử mà ông ta đă khai triển trong ấn bản năm 1914 của quyển sách năm 1910 của ông.  Giữa các vật khác, Abrams nêu ư kiến rằng cơ thể có tính phân cực.  Ư niệm này đă đánh trúng vào sự đồng thanh hưởng ứng nơi Regnault, kẻ đă vạch ra rằng trong luận án của ḿnh, ông đă sẵn chủ trương rằng “các sinh vật với hệ thống năo bộ của chúng và nhiều dây thần kinh của chúng hoạt động giống như các máy cộng hưởng (resonators).”  Ngoài ra, khái niệm về tính phân cực khiến Regnault nghĩ đến một khía cạnh của sự chủng ngừa bệnh đậu mùa như được thực hành bởi người Trung Hoa.  “Người Trung Hoa nhỏ chất thuốc vào lỗ mũi bên trái đối với con gái và vào lỗ mũi bên phải đối với con trai”. 57  Regnault đă nghiên cứu các tư tưởng của Abrams và đă sử dụng chúng – nhưng không chuyên độc – trong cách điều trị của ông.

       Regnault hiểu rơ rằng Abrams là một nhân vật bị dị nghị ít hơn về công tŕnh của ông ta trên các phản xạ so với lư thuyết rộng lớn hơn của ông về y khoa điện tử và về chiếc hộp đựng máy chẩn bịnh, vốn dễ đàng tự rước ḿnh vào hoàn cảnh như làm tṛ xiếc.  Mặc dù ông có tiếp nhận tặng phẩm một chiếc hộp kiểu Abrams trong cuộc du hành của ông sang Hoa Kỳ bốn năm sau khi có sự từ trần của Abrams, ông đă ít quan tâm hơn đến các khả tính thương mại của chiếc hộp cho bằng lư thuyết của Abrams và sự quan hệ của nó với các chiều hướng khác trong khoa học.  Như Eugen Weber đă nhận định, các năm vào lúc chuyển đổi thế kỷ là những năm rối rắm.  Quá nhiều khám phá mới kéo căng tính cả tin của một quần chúng sững sờ.  Dùng chữ của Charles Richet, Weber nhận định rằng “khoa quang tuyến, các điện thoại, hay các máy bay hoàn toàn sẽ bị xem là điên khùng trong thập niên 1870”. 58  Nếu tia X được khám phá trong năm 1895 là hữu dụng, tại sao chiếc hộp chẩn đoán của Abrams lại không là như thế?

       Các tư tưởng của Abrams cũng cho phép Regnault kết tinh một số sự dè dặt của ông về khoa học y khoa hiện đại, đặc biệt khoa vi khuẩn học.  Chúng ta đă sẵn nh́n thấy làm sao khoa học mới này đă là một phần trong học tŕnh y khoa của Regnault, ở trong trường lẫn như một phụ tá tại một pḥng thí nghiệm vi khuẩn tại trường y khoa năm sau khi ông tốt nghiệp.  Nhưng khoa vi trùng học làm cho Regnault bất măn, chính yếu bởi nó quá hạn chế. 59  Khái niệm rằng một con vi trùng sinh bệnh có thể gây ra quá nhiều đau khổ đến thế có vẻ bị hạn chế đối với Regnault là kẻ đă lớn lên trong một tthế giới nơi mà y khoa dân gian và việc ḍ tim mạch nước, với sự nhấn mạnh của chúng trên hiệu lực của một loạt các lực tự nhiên, được tạo lập ra cho một vũ trụ giàu có và phức tạp.  Một phần trong sự đào tạo của trường y khoa của Regnault cũng nhấn mạnh đến các yếu tố môi trường trong bệnh tật.  Vi khuẩn học, đối với Regnault, có vẻ quét sạch tất cả mọi nguyên do khác đi mất.  Điều này đặc biệt được nhận thấy khi xẩy ra với bệnh ho lao.  “Một người không mắc bệnh lao bởi v́ người ấy có vi khuẩn Koch, một người làm vi khuẩn Koch tăng trưởng bởi người đó mắc bệnh lao”, ông sẽ viết ra vào năm 1936.  Nhiều năm sau này ông ghi nhận một cách trực tiếp hơn rằng “nỗi lo sợ về sự lây bệnh đă tạo ra một số hậu quả tàn nhẫn, đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống lại bịnh ho lao nơi mà người dân quan tâm đến vi khuẩn chỉ quan tâm rất ít hay không quan tâm ǵ cả đến địa h́nh”. 60

       Những ǵ mà Regnault ưa thích về Abrams là v́ công tŕnh của ông ta về các phản xạ và năng lượng hứa hẹn một lư thuyết hợp nhất của sinh động lực học.  Các quy luật của vật lư và các nguyên lư của y khoa sẽ trở nên ḥa nhập vào nhau. 61  Sinh động lực học có thể thay thế cho các ngành khoa học biệt lập.  Trong năm 1902, Regnault đă làm một cú quét gạt sang một bên nhắm vào khoa học và y khoa Âu Châu bằng việc so sánh chúng với các đối tác Trung Hoa của chúng.  Biện hộ cho y học Trung Hoa chống lại sự tố giác thường hay được lập lại về sự cố chấp, ông tiếp tục nói rằng khảo hướng của họ “tuy nhiên có lẽ không gây phương hại nhiều hơn cho bệnh nhân cho bằng các sự thay đổi đột ngột sai lạc đôi lúc xảy ra trong khoa học y khoa của chúng ta như là một hậu quả của các lư thuyết có tính chất nhất thời (transitory) khi chúng cũng mang tính chất loại trừ (exclusive)”. 62  Khi Regnault viết lại câu này trong năm 1936, ông đă chỉ trích khoa học Tây Phương v́ các lư thuyết của nó không chỉ có tính cách phù du mà “chỉ tồn tại vỏn vẹn hơn ba mươi năm, áp dụng chỉ cho một khoa học, và không liên hệ đến các lư thuyết của các khoa học liên quan [sciences voisines]”. 63

       Abrams và lư thuyết điện tử của ông ta hứa hẹn một giải pháp.  Các phản xạ, các sự đối chọi và hấp dẫn, và các sự trao đổi năng lượng liên can có thể nối kết mọi thứ.  Kiến thức Trung Hoa cổ thời và vùng Normandy cổ thời đă nh́n thấy điều này (trong âm và dương và trong các nguyên tắc của việc ḍ t́m mạch nước, một cách lần lượt), giờ đây Abrams và Regnault đang tái khẳng quyết điều này trong một h́nh thức bao hàm (inclusive) hiện đại, khoa học, và có lẽ quan trọng nhất. 64

       Nhưng không ở h́nh thức xác định.  Regnault không muốn bổ túc thêm một học thuyết cứng ngắc nữa vào trong sưu tập đă sẵn lớn lao.  Mặc dù Abrams đă hy vọng giải thích được mọi điều bằng lư thuyết điện tử của ông, Regnault ghi nhận với sự tán đồng, “[Abrams] đă không lập ra một tôn giáo về nó và nói rằng một nhà khoa học hay một nhà nghiên cứu phải sẵn sàng dành buổi tối cho sự mai táng một lư thuyết mà sự khai sinh của nó ông ta vừa mới đến dự trong buổi sáng”. 65  Trong suốt công tŕnh của Regnault, có một cảm giác của sự đùa chơi.  Các tư tưởng th́ vui nhộn.  Chúng là một cách để vun trồng khu vườn trí thức của một người.  Trong luận án của ông, ông ghi nhận rằng “chúng ta chỉ hay biết một số hiện tượng và chắc chắn c̣n nhiều hiện tượng hơn nữa dành cho việc t́m hiểu, chúng ta hăy dành một số trong sự nghiên cứu này cho cháu chắt chúng ta, điều đó tốt hơn cho chúng, chúng sẽ không có th́ giờ để lấy làm buồn tẻ”. 66

      Trong đời sống riêng của ḿnh, Regnault đă duy tŕ cùng cảm thức về sự vui chơi, về sự thụ hưởng các tư tưởng.  Trong năm 1921 ông đảm nhận công việc biên tập của một tạp chí y khoa địa phương và sử dụng nó như một diễn đàn cho các quan điểm riêng của ông.  Nhiều bài viết của ông trong đó thảo luận về các sự cộng hưởng và các ư niệm khác từ thời Abrams, nhưng chúng đă nằm rải rác trong các bài viết suy tưởng về y khoa tại các nền văn hóa khác nhau.  Thí dụ, trong năm 1923, ông đă lập luận rằng người Trung Hoa đă áp dụng sự tiêm chủng pḥng bệnh đậu mùa dựa trên các nguyên lư của Jenner [Edward Jenner (1749-1823), bác sĩ người Anh đă khám phá ra việc chủng ngừa bịnh, chú của người dịch] một ngh́n năm trước Công Nguyên.  Vào năm 1939, ông đă mở rộng lập luận của ḿnh để nêu ư kiến rằng việc thay đổi độc chất của một kháng thể -- nguyên lư mà Pasteur đă được gán cho nhiều công lao vào cuối thế kỷ thứ mười chín – trong thực tế đă là một phần của các truyền thống y khoa của các nơi thuộc châu Phi và châu Á. 67  Ông cũng sử dụng Hàn Lâm Viện Academy du Var như một diễn đàn để trắc nghiệm phản ứng đối với các ư nghĩ của ông và đă giữ chức vụ viện trưởng trong suốt thập niên 1920.  Trong năm 1927, Regnault đă làm một cuộc du hành sang Bắc Mỹ Châu, ngừng lại tại Montreal [Gia nă Đại] để tŕnh bày một bài diễn giảng tại một hội nghị mà Abrams đă mời ông tham dự..  Regnault đă tới Chicago cho một hội nghị khác, nơi ông được khoản đăi tại một bữa tiệc đông đảo với một thực đơn sẽ không làm vừa ḷng các nhà chức trách thời Cấm Rượu [Prohibition, từ 1920-1933, khi rượu bị cấm chế tạo, vận chuyển hay mua bản tại Hoa Kỳ, chú của người dịch].  Trong khi tại Hợp Chúng Quốc, Regnault cũng thăm viếng Thành Phố New York, và Kirksville, Missouri, nơi phát sinh ngành học về bệnh xương (osteography) và nơi có một trường học về bệnh xương với một ngh́n hai trăm sinh viên. 68

       Trở về Pháp, Regnault thực hiện việc tổ chức các hội nghị của chính ông, đặc biệt một hội nghị lớn tại Avignon năm 1931, tập họp hai trăm tham dự viên từ mười một nước để thảo luận về y học quang điện tử (radioelectronic) và đoán t́m mạch nước.  Cùng lúc, ông hành nghề sản và phụ khoa, đặc biệt tập trung vào các vấn đề làm giảm đau đớn.  Ngoài việc hoàn thiện một thuốc tê giúp cho phụ nữ đang lâm bồn kiểm soát số lượng hành động loại trừ đau đớn mà người đó mong muốn, Regnault đă viết hai quyển sách về việc sinh con trong đó sự chú ư của ông về sự cộng hưởng và phân cực và mối quan tâm của ông về các vấn đề xuyên văn hóa hiển hiện rơ ràng.

       Quyển Fille ou garҫon, Comment avoir fille ou garҫon [Con gái hay con trai: Làm sao sinh con gái hay con trai] được xuất bản năm 1936, và được ấn hành bốn lần.  Regnault không cung cấp một công thức đích xác để bảo đảm cho sự lựa chọn giống phái trước khi sinh.  Đúng hơn, ông duyệt xét lại sách vở, nh́n nhận sự phức tạp của vấn đề và nêu ư kiến rằng qua việc điều ḥa dinh dưỡng, kiểm soát sự phân cực, và có thể áp dụng phép trị liệu theo từng bộ phận, chung cuộc có thể lựa chọn giống phái của một đứa trẻ chưa sinh. 69  Tại sao Regnault lại ve văn với điều xem ra sẽ là các biên giới của khoa học?  Bởi v́, Regnault khẳng định, việc từ bỏ nghiên cứu về cách thức làm sao để xác định giống phái của một đứa trẻ sẽ nhất thiết tạo ra một “kẻ theo thuyết định mệnh, c̣n cuồng tín hơn cả một kẻ theo Hồi Giáo, bởi, như chúng ta đă thấy, nếu họ có quan tâm đến bất kỳ vấn đề nào, [khi đó] chinh là vấn đề này”. 70  Regnault đă t́m cách bước ra ngoài phạm vi Âu Châu và để định nghĩa sự từ bỏ là ǵ và những ǵ không phải từ một quan điểm phi-Âu Châu.  Chính người Tây Phương đă làm rất ít để cố gắng ảnh hưởng đến giống phái của một đứa trẻ là các kẻ thụ động và tiếp nhận.  Khái niệm về thuyết định mệnh của khối Tây, Regnault đă lặng lẽ tŕnh bày, thực sự được kiến tạo để làm vui ḷng Tây Phương.

       Quyển sách thứ nh́ của ông về việc sinh con, Maternité sans douleur [Sinh Đẻ Không Đau], được viết trong các năm 1941 và 1942, nhưng được xuất bản năm 1945 bởi chiến tranh.  Ông thảo luận về các vấn đề tâm lư liên quan đến việc chế ngự sự đau đớn và, một cách tổng quát, kể lại câu chuyện của ông từ một quan điểm xuyên văn hóa rộng răi.  Vào lúc này, ông đă hành nghề được hơn bốn mươi năm.  Ông viện dẫn cả các thí dụ Việt Nam và Pháp với sự thoải mái và tự tín.  Ông trưng dẫn bằng cớ từ sự sinh đẻ trong thế giới loài vật, trộn lẫn các sự việc mà chính ông đă chứng kiến với sự phân tích các truyền thuyết.  Giọng điệu vui đùa của ông cũng không biến mất.  Ở một nơi, ông nhận xét, “Chúng ta hăy dành thêm một ít thời giờ cho các con khỉ, vốn gần cận chúng ta hơn hay với chúng, chúng ta gần cận hơn, mọi sự vật đều tương đối”. 71

       Nhiều quyển trong số các sách cuối cùng của Regnault cho thấy ông vẫn c̣n rút tỉa từ các mối quan hệ giữa các lực chi phối đời sống con người.  Trong năm 1948, ông công bố một cuộc nghiên cứu về nghệ thuật của kẻ đoán ḍ mạch nước và các sự áp dụng của nó. 72  Khá dài và nhiều chi tiết, tuy thế lời nhắn nhủ của quyển sách có tính cách trung tâm đối với ư nghĩ củaRegnault.  Regnault nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự huyền bí để giải huyền nó, để làm cho nó có thể giải thích được theo các luật tự nhiên. 73  Tự nền tảng, ông tự xem ḿnh là một nhà khoa học tôn trọng sự biến hóa của các phong tục của con người, ngay cả các tập quán mà các nhà khoa học khác nhạo báng.  Các lực giúp cho sự ḍ đoán mạch nước có hiệu quả có thể được áp dụng cho y khoa.  Sử dụng các chiếc gậy và các quả lắc, đối với Regnault, là khoa học vững chắc.  Nó buộc chặt với công tŕnh của Abrams, với công tŕnh của chính ông, và với một ngh́n năm của kiến thức được tích lũy của nông dân.  Nhưng các chiếc gậy cũng có thể được dùng cho các mục đích ma thuật hay huyền bí.  Nơi đây Regnault trở nên rất dè dặt.  Ma thuật, ông đă tŕnh bày trong một bài viết toàn diện dài năm 1937, có thể được dùng cho sự thống trị. 74  Ông cũng cảnh giác về các khả tính của việc khai thác người dân nhẹ dạ, và trong một bài viết năm 1934 ông đă chế nhạo một thày bói đă cố gắng lượng định các khả năng nghề nghiệp của một thân chủ bằng một chiếc gậy. 75

       Có lẽ chính tinh thần tranh đấu của Regnault và sự cảnh giác của ông về sự nhẹ dạ cả tin đă đẩy ông vào các hoạt động Kháng Chiến trong Thế Chiến II.  Khá bảo thủ về mặt chính trị, dù thế Regnault đă gia nhập trong năm 1940 vào phe Kháng Chiến.  Các công tác mà ông được giao phó được phản ảnh trong tuổi tác và sự huấn luyện của ông.  Khi tin đồn được loan truyền răng các cảm t́nh viên phe Quốc Xă sắp sửa đột kích vào ṭa nhà của viên thủ lĩnh phe Kháng Chiến tại Toulon, Regnault bị trát mời.  Ông lấn tới rẽ lối qua đám đông đang tụ tập tại đại sảnh, lẩm bẩm điều ǵ đó về chân bị gẫy của thân chủ ông, đi lên trên lầu và quấn quanh các tài liệu quan trọng vào một khuôn đúc bó xương bằng thạch cao. 76  Khi hải quân Pháp đánh ch́m hạm đội tại Toulon vào năm 1942, công tác của Regnault là đi t́m y phục dân sự cho số trưng binh hải quân, để tất cả họ cùng đổ về các bến tàu trong đồng phục, các sự nghi ngờ sẽ bị khuấy động.

       Được trao huy chương sau cuộc chiến về hoạt động Kháng Chiến của ḿnh, Regnault đă không viết hay ngay cả nói ǵ về việc đó. 77  Nhưng trong quyển sách cuối cùng của ông, La Douleur [Cơn Đau], điều có thể nhận thấy làm sao mà kinh nghiệm chiến tranh đă làm câm lặng sự lạc quan của ông về t́nh nhân loại.  Trước tiên, trong vô số các thí dụ về sự đau đớn và tra tấn mà ông đă tŕnh bày, ông đă phải kể thêm các biến cố Âu Châu đương thời.  Ông thuật lại với sự buồn bă nhưng cũng với sự mỉa mai thông thường của ông một tṛ chơi đố chữ có từ lúc bắt đầu thế kỷ.  Các phụ nữ trẻ có “các quyển sổ tay bí mật” trong đó họ sẽ viết xuống các sở thích ưu tiên của các bè bạn của họ.  Khi được hỏi con vật nào mà ông muốn ḿnh trở thành, ông đă viết, “Con Người”.  “Tôi vẫn c̣n trẻ và rất lạc quan,” ông tiếp tục kể, “ngày nay tôi sẽ nói đúng ra ‘một con hổ’, nếu không, tôi sẽ viết ‘một con heo’ “.  Rải rác cùng với tất cả câu chuyện này là các suy nghĩ dí dỏm về những bộ phận nào của con hổ (ít thôi) và những bộ phận nào của con lợn th́ tốt để ăn.  Nhưng sự hài hước không thể giữ Regnault khỏi kết luận của ông.  “Họ nói rằng tất cả các người đàn ông đều có trong tim của họ một con heo đang nằm ngủ,…rơ ràng là giấc ngủ này th́ nhẹ nhàng, … chúng ta hăy tiến sang các sự việc khác.  Hay người ta có thể tin rằng một số người đàn ông có ở đó, cùng một lúc, một con mèo độc ác và một con rắn”. 78

       Nhưng sự bi quan đă không hoàn toàn tràn ngập các thập niên cuối cùng của sự sản xuất trí thức cu/a Regnault.  Trong Tháng Mười 1945 ông tŕnh bày bản in thử quyển sách sắp xuất bản của ông về việc đẻ con không đau với Hàn Lâm Viện Académie du Var.  Ông cũng nói với nhóm về công tŕnh của một người Hung Gia lợi đề cập đến vấn đề mối quan hệ khả hữu của một số sự kiện thiên văn và các biến cố lịch sử quan trọng. 79  Khi tôi đọc câu chuyện này, điều đánh động tôi rằng tôi vẫn có trước mặt một cậu bé thử trắc nghiệm lời cảnh cáo về các con quỷ tại những cái giếng nước ở vùng thôn quê Normandy hơn sáu mươi năm trước đó.  Trong năm 1952, Regnault, giờ này đă gần tám mươi tuổi, quay trở lại Hàn Lâm Viên Académie du Var, tŕnh bày một câu chuyện về các phương pháp làm hồi tỉnh của Nhật Bản. 80  Y học cổ truyền Nhật Bản được viện dẫn cùng với các thí dụ từ vùng thôn quê Normandy, cả hai được giải thích dưới ánh sáng của khoa học hiện đại như Regnault phân tích nó.  Ở đây cũng vậy, tôi cảm thấy tôi đang đối diện với một bác sĩ trẻ tại Việt Nam là kẻ đă quan sát, suy tưởng, và đan kết vào nhau những ǵ ông nh́n thấy tại Á Châu với những ǵ ông đă từng trông thấy tại Pháp.

       Jules Regnault khó là người Tây Phương đầu tiên ngưỡng mộ Đông Phương. 81  Sự ngưỡng mộ Trung Hoa đă đạt tới đỉnh cao trong thế kỷ thứ mười tám, nhưng sự kính trọng dành cho những ǵ của Á Châu, đặc biệt khoa học và y khoa Trung Hoa đă suy giảm trong thế kỷ thứ mười chín, khi các nhà tư tưởng Tây Phương bắt đầu tập trung vào điều mà họ nh́n như sự hóa đá trong tư tưởng Trung Hoa. 82  Sonbg, các bác sĩ thuộc địa bị cô lập đă biểu lộ sự ngưỡng mộ cho các bộ phận của y khoa Á Châu. 83  Susan Abeyasekere, trong tác phẩm của bà về y khoa thuộc địa cu/a Ḥa Lan tại Batavia ghi nhận làm sao mà các bác sĩ Tây Phương đă hy vọng để học hỏi từ các người hành nghề y khoa bản xứ. 84  Các báo cáo của các bác sĩ thuộc địa Pháp ở Việt Nam, Căm Bốt, và Lào chứa đựng các thành tố đôi khi được che đậy của sự ngưỡng mộ dè dặt về y khoa bản xứ giữa các lời than văn to tiếng hơn về sự lạc hậu và mê tín dị đoan. 85

       Regnault đứng tách riêng ra, bởi v́ sau khi lọc lựa các kinh nghiệm của ông trong công việc tại thuộc địa, ông đă có thể tôn trọng cả hai nền y học Đông Phương và Tây Phương như các khảo hướng bổ túc để nghiên cứu đời sống con người và sức khỏe con người.  Ông đă nhận thấy giá trị ngang nhau nơi những ǵ ông nh́n thấy tại biên giới Việt Nam – Trung Hoa và nơi những ǵ ông đă nh́n thấy trong thời niên thiếu của ḿnh tại Normandy, kết hợp các thành tố từ cả hai để dệt thành một vũ trụ quan mà ông cảm thấy thỏa đáng hơn so với các ngành khoa học bị phân cách hóa.  Kẻ sờ-mó-đến-mọi thứ: Touche-à-tout [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], như ông tự gọi ḿnh trong các dự án cho một quyển tự thuật mà ông không bao giờ khởi thảo được, có thể đă đi ṿng quanh thế giới, nhưng ông đă kết hợp khoa học mà ông học hỏi tại trường học và kiến thức về một nền văn hóa khác biệt mà ông đă hấp thụ ở hải ngoại để tạo ra một tổng hợp nằm sát với các cội rễ văn hóa của chính ông.  Là một bác sĩ thuộc địa khác thường, Regnault thu hút sự chú ư của chúng ta bởi khả năng của ông để nh́n thấy được sự khôn ngoan nơi các truyền thống của các nhóm dân khác./-           

-----

CHÚ THÍCH:

       Evelyn B. Ackerman [tốt nghiệp Tiến Sĩ từ Đại Học Harvard], là giáo sư sử học tại trường Lehman College và Graduate Center of the City University of New York.  Tác phẩm gần nhất của bà là quyển Health Care in the Parisian Countryside, 1800-1914 (New Brunswick, NJ., 1990).  Bà đang thực hiện một cuộc nghiên cứu về dược liệu thuộc địa Pháp tại Đông Dương, 1860-1931.

       Tác giả xin cám ơn Jeanne-Madeleine Ollivier-Regnault, Louise Clerte-Regnault, và Edith Ferdy, là những người đă cho tác giả được xem các tài liệu gia đ́nh của họ, và đến Jacques-Henru Bauxe, Bernard Broussolle, và Pierre Perruchio, những người đă chia sẻ các kỷ niệm của họ với Bác Sĩ Regnault.  Tác giả cảm tạ nhân viên của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York (New York Academy of Medicine), đặc biệt Ann Pasquale Haddad và Lois Black, và William Black của Thư viện Lloyd Library of Cincinnati.  Cũng xin cám ơn Herman Lebovics, Darline Levy, Steven Martin, và Warren Anderson, các người đă đọc và phê b́nh các bản thảo trước đây, và đến Hiệp Hội Research Foundation of the City University of New York, là cơ quan đă hỗ trợ cho cuộc nghiên cứu này.

1. Xem đặc biệt, David Arnold, Colonizing the Body State Medicine and Epidemic Disease in Nineteenth-Century India (Berkeley, Calif., 1993), Megan Vaughan, Curing Their Ills: Colonial Power and African Illness (Stanford, Calif., 1991), Roy MacLeod và Milton Lewis,  đồng biên tập, Medecine and Empire Perspectives on Western Medicine and the Experience of European Expansion (London, 1988), David Arnold, biên tập, Imperial Medicine and Indigenous Societies (Manchester, 1988), và Yvonne Turin, Affrontements culturels dans l’Algérie colonial Écoles, médecines, religions, 1830-1880 (Paris, 1971).  Các bác sĩ ở thuộc địa có ấn hành các bài viết trong tờ Archives de medicine navale (từ giờ trở đi viết tắt là AMN), bắt đầu xuất bản trong năm 1864, và tờ Annales d’hygiene et de medicine colonials (từ giờ về sau viết tắt là AHMC), bắt đầu xuất bản trong năm 1898.  Cả hai tạp chí này đượ xuất bản theo lệnh của Bộ Thuộc Địa.  Văn Khố Quốc Gia, Ban Hải Ngoại (Archives Nationales Section d’Outre-Mer) tại Aix-en-Provence chứa các bản tường thuật tại hiện trường về sự quản trị các bệnh dịch ít phong phú hơn các tác phẩm đă được ấn hành.

2. Jules Regnault, ‘Medecine europeene et medicine indigène en Extrême-Orient”, AMN 78 (Oct. 1902) 270-73.

3. Jules Regnault, La Sorcellerie (Paris, 1936).  Đây là ấn bản lần thứ nh́ của luận án được xuất bản lần đầu tiên trong năm 1897.

4. Jules Regnault, Médecine et pharmacie chez les Chinois et chez les Annamites (Paris, 1902).

5. Xem Mary Louise Pratt, Imperiasl Eyes: Travel Writing and Transculturation (New York, 1992)7.

6. Regnault đồn trú tại Bắc Kỳ, thuộc miền Bắc Việt Nam.  Giống như nhiều văn gia thế kỷ thứ mười chín, ông thường nói đến dân chúng Bắc Kỳ là các người An Nam [Annamites, danh từ số nhiều, chú của người dịch] và ngôn ngữ của họ là tiếng An Nam [Annamite, danh từ số ít, chú của người dịch].  Khi tôi trích dẫn ông, tôi đi theo cách dùng của ông, mặt khác  tôi nói đến thời gian của ông tại Bắc Kỳ hay Việt Nam,  tôi dùng danh xưng Đông Dương (Indochina) khi tôi nói về toàn thể khu vực như đối tượng của cuộc chinh phục của Pháp.  Về lịch sử cuộc chinh phục của Pháp, xem quyển của Milton E. Osborne, The French Presence in Cochinchina and Cambodia: Rule and Response (1859-1903) (Ithaca, NY., 1969).

7. Regnault, Médecine et pharmacie, viii-ix.  Tất cả các phần phiên dịch là của tôi [tác giả] trừ khi được ghi nhận một cách khác. 

8. Jules Regnault, Biodynamique et radiations: Sur les frontièes de la science et de la magie (Paris, 1936), 26.

9. Sổ Ghi Tay (Notebook) năm 1886.  Các sổ tay ghi chép, sách giáo khoa, và thư viện của Regault được chứa tại văn khố Regnault ở nhà cháu gái ông, Edith Ferdy, tại Cairon (Calvados), France.

10. M. Loisette, Le Nouveau Systeme de mnemonique ou l’art de ne jamais oublier ou d’apprendre un livre quelqu’onque en une seule lecture (Paris-Auteuil, 1889).

11. Jules Regnault, “Dissertation franҫaise du 12 novembre 1891 Sujet “De l’erreur Nature Causes generals, causes particulières.  Les classer, inđiiquer les domains”, Regnault archives.

12. Jules Regnault, Biodynamique et radiations, 29.

13. Jules Regnault, Maternité sans douleur: Puberte Mariage Maternité De la conception aux soins après la naissance, ấn bản lần thứ 5 (1945, Paris, 1955), 270.

14. Về hệ thống giáo dục y khoa hải quân Pháp, xem Philippe Masson, “L’École de santé navale et colonial de Bordeaux”, trong quyển Histoire des medecines et des pharmacies de la marine et des colonies, biên tập bởi Pierre Pluchon (Paris, 1985).

15. Joseph Alexander von Hubner, À travers l’empire britannique, 1883-1884 Suivi de l’incendue du paquebot “La France”, ấn bản lần thứ nh́, vol. 1 (Paris, 1889).  Hubner phục vụ với tư cách đại sứ Áo tại Pháp từ 1851 đến 1859.

16. Cùng nơi dẫn trên, 51, 62, cùng nơi dẫn trên, 390, 490.

17. Về sự đón nhận dành cho các ư tưởng của Pasteur, xem Bruno Latour, The Pasteurization of France, phiên dịch bởi Alan Sheridan và John Law (Cambridge, Mass., 1988), 116-21, Gerald Geison, The Private Science of Louis Pasteur (Princeton, NJ., 1995), 206-56, Clair Salomon-Bayet, biên tập, Pasteur et la revolution pastorienne (Paris, 1986), và Evelyn Ackerman, Health Care in the Parisian Countryside, 1800-1914 (New Brunswick, NJ., 1990), 94-108.

18. Văn Khố Regnault, Các ghi chú về vi khuẩn sinh bệnh, cũng như các ghi chú về sự lên men, được viết theo một mẫu văn bản cung cấp bởi Hội Đồng Vệ Sinh (Conseil de santé).  Niên đại của mẫu này là năm 1889.

19. H. de Brun, Maladies des pays chauds, maladies climateriques et infectieuses (một phần của bộ Encyclopédie des aide-mémoire được ấn hành dưới sự chỉ dẫn của ông Léauté, hội viên của Viện) (Paris, 1893).

20. Trực trùng bệnh dịch được xác định bởi cả Kitosato lẫn Yersin, làm việc độc lập, trong năm 1894.

21. De Brun, Maladies des pays chauds, 93.

22. Về sự thôi miên súc vật, xem Alan Gauld, A History of Hypnotism (Cambridge, 1992), 511-14.

23. Tôi xin cám ớn Bác Sĩ Bernard Broussolle, chủ tịch của Academy of the Var, người đă cung cấp cho tôi một danh sách với các đề tại luận án.

24. Regnault, La Sorcellerie, 68.

25. Cùng nơi dẫn trên, 292, 293.

26. Cùng nơi dẫn trên, 316, 323.

27. Regnault, Médecine et pharmacie, v[?].

28. Cùng nơi dẫn trên, vi.

29. Cùng nơi dẫn trên, vii.

30. David Marr, “Vietnamese Attitudes Regarding Illness and Healing”, trong quyển Death and Disease in Southeast Asia, biên tập bởi Norman G. Owen (Singapore, 1987), 162-86.

31. Cùng nơi dẫn trên, 169.

32. Regnault, Médecine et pharmacie, 29.

33. Cùng nơi dẫn trên, 123.

34. Cùng nơi dẫn trên, 48.

35. Jules Regnault, ‘Médecine europeene et médicine indigene”, 272-73.

36. Regnault, Médecine et pharmacie, 27.

37. Cùng nơi dẫn trên, 71.  Kư ninh (quinine) nguyên thủy là một phương thuốc chữa trị của Peru được mang trở lại Âu Châu bởi các giáo sĩ Ḍng Tên trong thế kỷ thứ mười sáu.

38. Cùng nơi dẫn trên, 122.

39. Cùng nơi dẫn trên, 108-15.

40. Jules Regnault, “Magie et occultisme en Extrême-Orient”, Revue scientifique, 2 May 1903, 562.

41. Jules Regnault, “Medecins missionnaires: Rôle des médecins dans l’extension de l’influence civilisatrice d’une nation”, Revue scientifique, 22 Nov. 1902, 641.

42. Jules Regnault, “Création d’une faculté de médicine en Chine”, Revue politique et parlementaire, 10 Oct. 1903, 102.

43. Cùng nơi dẫn trên, 104.

44. Sự tŕnh bày của ông được ấn hành dưới nhan đề “L’Hygiène chez les Chinois” trong ba số liên tiếp của tờ Revue scientique trong Tháng Mười Một, 1904.  Phần trích dẫn từ số ra ngày 5 Tháng Mười Một, trang 582.

45. Jules Regnault, “Le Congrès colonial de 1905, Compte rendu, AMN 84 (Aug. 1905), 92-114.

46. Jules Regnault, À propos de ceux qui s’operent eux-mêmes (Toulon, 1913).

47. Về Abrams, xem Paul de Kruif, “Albert Abrams, The Wonder of the West”, Hearst’s International, Jan. 1923, 77.

48. Jules Regnault, Les Methods d’Abrams (Paris, 1927), 1.

49. Cùng nơi dẫn trên, 4.

50. De Kruif, “Albert Abrams”, 77.

51. Austin C. Lescarboura, The Abrams Verdict: A Report of the Investigation Conducted by the “Scientific American” (New York, 1924), 3, 13.

52. Richard Holmes, Footsteps: The Adventures of a Romantic Biographer (New York, 1985), 27, 66.  Tôi xin cám ơn Rachel Brownstein về sự tham chiếu này.

53. Cùng nơi dẫn trên, 67.

54. Jules Regnault, Biodynamique et radiations, 25.

55. Les methods d’Abrams, 49.  Theo Regnault, châm cứu, được phát triển tại Trung Hoa khoảng 2700 năm trước Công Nguyên, đă được mang đến Âu Châu trong thế kỷ thứ mười bẩy nhưng sau đó phần lớn bị lăng quên.  Ksu-Tua là một phương pháp cổ truyền của Nhật Bản cho việc hồi sinh người rơ ràng phải chịu cái chết đột ngột.

56. Cùng nơi dẫn trên, 49.  Nơi đây Regnault đề cập đến luận án của ông.

57. Cùng nơi dẫn trên, 60, 68.  Chữ in nghiêng là của Régnault.

58. Eugene Weber, France Fin-de-siècle (Cambridge, Mass., 1986).  Richet là một giáo sư tại Sorbonne và nhà khoa học y khoa t́m cách nghiên cứu các hiện tượng ngoài sự giải thích tiêu chuẩn (paranormal) được coi trọng như vật lư hay thực vật học.

59.  David Arnold nhận thấy các sự dè dặt tương tự trong số các bác sĩ Anh Quốc tại Ấn Độ.  Xem quyển sách của ông nhan đề Colonizing the Body, 36.

60. Regnault, Les Méthodes d’Abrams, 178, như trên (idem), ‘La Peur des microbes’, La Côte d’Azur medicale 13 (Mar. 1932), 57.

61. Khái niệm về một lư thuyết thống nhất có thể làm liên tưởng đến Regnault bởi nhiều bài được đọc tại Viện Academie du Var giữa các năm 1919 và 1925.  Regnault đă là một hội viên tích cực của viện này từ năm 1903.

62. Regnault, Médecine et pharmacie, 121.

63. Jules Regnault, Fille ou garҫon: Comment avoir fille ou garҫọn  Reconnaitre la grossesse des son debut.  Connaitre le sexe avant la naissance, ấn bản lần thứ 4 (1936, Paris, 1947), 66.

64. Regnault, Les Méthodes d’Abrams, 176.  “Chúng ta quay trở lại với lư thuyết cổ xưa của Trung Hoa về âm-dương (yn-yang) (tiêu cực, yn, h́nh thái năng lực của trái đất, dương (yang) h́nh thái năng lực của trời), một lư thuyết mà các kẻ ḍ nguồn nước tạo lập ra nguồn nước mới với lực của sắt và đồng tương ứng với các cực âm và dương.  B́nh thường, các lực này ở trạng thái quân b́nh.  Để khuấy động một lực trong chúng hành động, cần tạo ra một sự bất cân bằng.  Chính v́ thế, điều hoàn toàn tự nhiên rằng cơ thể (organism), một bộ phận biến đổi h́nh thái của năng lực, có thể được phân cực”.

65. Cùng nơi dẫn trên, 145.

66. Regnault, La Sorcellerie, 365.

67. Jules Regnault, “Chinois, Precurseurs de Pasteur et … de beaucoup d’autres inventeurs, il y a plus de mille ans”, Côte d’Azur medicale 5 (Aug. 1923), 6-10, như trên, “Origine de la Vaccinothérapoe”, Côte d’Azur medicale 20 (July 1939) 170-71.  Muốn có một nhận xét tương tự liên quan đến Ấn Độ và các phép chủng đậu (variolations), xem Arnold, Colonizing the Body, 127.

68. Regnault, Fille ou garҫon, 12; Regnault, Maternité sans douleur, 110.

69. Phép trị liệu theo bộ phận (organ therapy) là cách ăn thịt bộ phận đó để kích thích một số hành động hay diễn biến sinh học.

70. Regnault, Maternité sans douleur, 194.

71. Cùng nơi dẫn trên, 40.

72. Jules Regnault, Baguettes et pendules.  L’Art du sourcier et ses applications radiotellurie, radiobiologie, radiesthesie, teleradiesthesie, rhabdomancie, crematastomancie (Paris, 1948).

73. Cùng nơi dẫn trên, 348-49.

74. Jules Regnault, “Les Movens de domination La Magie”, trong quyển Grande Encyclopédie illustrée des sciences occultés (Strasbourg, 1937).

75. Jules Regnault, “L’Art du sourcier appliqué à la biologie et à la medicine, La Lettre medicale (Sep. 1934), 1-6.  “Một số thầy bói không hài ḷng với việc nghiên cứu thể trạng của thân chủ họ, họ giả vờ rằng họ có thể xác định các khả năng chính yếu của thân chủ bằng cách vung một chiếc gậy quanh bốn phía cơ thể.  Một người trong họ t́m thấy tôi có 78 phần trăm khả năng về thương mại, và đó chính là lănh vực có lẽ tôi có khuyết điểm lớn nhất.  Ông ta cùng t́m thấy tôi có 71 phần trăm khả năng âm nhạc, và tôi không hiểu biết điều ǵ về âm nhạc cả” (4-5).

76. Thông tin cá nhân, Bà Clerte-Regnault, Tháng Tám 1993.

77. Vào ngày 25 Tháng Chín 1948, Regnault nhận được huy chương Croix d’Honneur (Bắc Đẩu Bội Tinh).

78. Jules Regnault, La Douleur: Sa Nature, Ses Varíetés, Son Utilité.  Son Utilisation [tortures et supplices] Les moyens de l’éviter, et de la combattre (Paris, 1947), 205.

79. Bulletin de l’Academie du Var 113 (1945) 26.

80. Jules Regnault, “Reanimation oi ‘Resurrection de certains morts par le Kua-Tsu japonais”, Bulletin de l’Academie du Var 120 (1952) 127-32.

81. Xem Jonathan Spence, The Search for Modern China (New York, 1990), 132-36.

82. Paul Hazard, The European Mind, 1680-1715, phiên dịch bởi J. Lewis May (Cleveland, Ohio, 1963) 20-24, Michel Adas, Machines as the Measure of Men, Science, Technology and Ideologies of Western Dominance (Ithaca, NY., 1989), 58-59, 82-83, 125-26, Arnold, Colonizing the Body, 45-46.

83. Regnault trích dẫn [Bác Sĩ] Bouffard, “Notes médicales receuillies à Tchen-Tou (Chine)”, AHMC 3 (Apr. – May – Jun. 1900) 172-83.

84. Susan Abeyasekere, “Death and Disease in Nineteenth-Century Batavia”, trong sách biên tập bởi Owen, Death and Disease in Southeast Asia, 200-201.

85. Xem, thí dụ, Beaufils, “Notes sur la topographue de Vĩnh-Long (Cochinchine)”, AMN 37 (Apr. 1882) 257-58.

-----

Nguồn: Evelyn Bernette Ackerman, The Intelectual Odyssey of a French Colonial Physician: Jules Regnault and Far Eatern Medicine, French Historical Studies, Vol., 19, No., 4 (Fall 1996), các trang 1083-1102.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

 

23/05/2011 

   

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

© gio-o.com 2011