Chủ
Đề:
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….
“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”
Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.
11. Alexander Woodside
DÂN TỘC
CHỦ NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.
12. Dennis Duncanson
13. James Mulvenon
14. Andrew Scobell
15. Daniel Tretiak
16. Bruce Burton
17. Ramesh Thakur
18. Todd West
19. Colonel G.D Bakshi
20. Bruce Elleman
21. Henry J. Kenny
22. Xiaoming Zhang
23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.
24. Douglas E. Pike,
25. Henry Kissinger,
26. Jimmy Carter,
GHI NHỚ VỀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
NĂM 1979
cựu
Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư
Keeping Faith, Memoirs Of A President,
A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House
Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,
các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích
dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc
– Việt Nam năm 1979 của:
Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại
trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s
Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.
Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố
Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power
and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New
York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.
Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại
Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador
to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of
Random House, Inc., 1995, các trang 418-19.
David R. Dreyer
Lenoir-Rhyne University
VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:
V̉NG XOÁY TRÔN ỐC VẤN ĐỀ VÀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Ngô Bắc dịch
***
Lời Người Dịch:
Dưới đây là bản dịch một trong các bài viết mới nhất (2010), tóm tắt các sự khám phá trong cuộc nghiên cứu về các yếu tố tương quan với nhau của chiến tranh, áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng chuyên sâu trong khoa chính trị học, và dùng cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam năm 1979 làm trường hợp nghiên cứu điển h́nh.
Quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thực tế hiện có các sự căng thẳng có thể nói là nhiều hơn cả t́nh trạng của năm 1979, bất kể các lời tuyên truyền về khẩu hiệu bang giao 16 chữ vàng do Trung Hoa đề ra. Việt Nam đang ở ngă ba đường và ở thời điểm sẽ phải lấy một quyết định chiến lược quan trọng, có tinh chất hệ trọng đến tương lai dân tộc. Bài viết v́ thế, nếu được đọc kỹ, hy vọng sẽ giúp người đọc rút ra ít nhiều dữ liệu hữu ích để suy ngẫm.
_____
Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lănh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một ṿng xoắn ốc các sự việc – một tiến tŕnh năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các h́nh ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nh́n thái độ và các ư định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể t́m cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đ̣n bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đă có các ư định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đă được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường khả tính rằng các nước sẽ sẵn ḷng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm t́m kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lư của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đ̣i hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của ḿnh cũng sẽ đẩy mạnh các đ̣i hỏi của nó trên các vấn đề khác. Một sự khảo sát các quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam trong thập niên 1970 phát hiện rằng một ṿng xoáy trôn ốc các sự việc, trong đó việc này dẫn đến việc kia và sự chồng chất các vấn đề góp phần vào việc làm tồi tệ các quan hệ, đă xô đẩy Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam 1979.
_____
Trung Hoa và Việt Nam tham dự vào một cuộc chiến tranh ngắn nhưng hao phí từ ngày 17 Tháng Hai cho đến 16 Tháng Ba, 1979. 1 Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam đă là cuộc tranh chấp quân sự quan trọng đầu tiên giữa Trung Hoa và Việt Nam tiếp theo sau sự thiết lập của cả hai nước cộng sản này. 80,000 binh sĩ Trung Hoa và 75,000 – 100,000 binh sĩ Việt Nam đă tham dự vào cuộc tranh chấp. Ngay dù các hoạt động được giới hạn, các tổn thất đưa ra số ước lượng là 25,000 người Trung Hoa và 20,000 người Việt Nam (Womack 2006: 200).
Điều đặc biệt gây ngạc nhiên là v́ Trung Hoa và Việt Nam trước đây có vẻ là các đồng minh chặt chẽ. Trong suốt cuộc chiến tranh của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, Trung Hoa và Virệt Nam cam kết cho một mối quan hệ “hợp tác mật thiết” đặt trên sự trợ giúp của Trung Hoa, và các nhà lănh đạo Trung Hoa đă gửi đến Việt Nam “các lời chào mừng nồng nhiệt” trước sự giải phóng Sàig̣n (Burton 1978-79: 704). Trung Hoa và Việt Nam, được nói, “mật thiết với nhau như môi với răng” (Womack 2006: 162-163) . Lư do tại sao, bất kể cả hai quốc gia đều theo định hướng cộng sản và bất kể xem ra đă có các quan hệ chặt chẽ đến thế trong nhiều thập niên, Trung Hoa và Việt Nam đă cầm vũ khí đánh lại nhau hồi Tháng Hai năm 1979?
Các cuộc khảo cứu trước đây nêu ư kiến rằng một số vấn đề nào đó có thể mang tính chất tranh chấp nhiều hơn các vấn đề khác (Hensel 1996; Senese 1996; Ben-Yehuda 2004). Đặc biệt, sự hiểu biết thông thường rằng các tranh chấp về lănh thổ nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các loại tranh căi khác (Vasquez và Henehan 2001); Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế dựa trên các dữ liệu được đánh theo ám số bởi dự án Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh (Correlates of War project) xác định các sự tranh căi liên quốc gia bị quân sự hóa như được thúc đẩy bởi vấn đề lănh thổ, chính sách, chế độ, hay một số loại vấn đề “ khác “ của chủ nghĩa xét lại (revisionism) (Jones, Bremer, và Singer 1996). Bởi v́ chỉ có một vấn đề được xác định là dính líu một cách nghiêm trọng cho mỗi cuộc xung đột bị quân sự hóa, giả định mặc nhiên rằng có một vấn đề có tầm quan trọng chính yếu cho mỗi cuộc tranh chấp hay chiến tranh. 2 Tương tự, liên quan đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, một số học giả đă cố gắng xác định vấn đề trung tâm đă dẫn dắt Trung Hoa và Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp. James Mulvenon (1995), thí dụ, lập luận rằng mặc dù đă có một số điểm bất đồng giữa Trung Hoa và Việt Nam, chính sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt dịp Giáng Sinh năm 1978 đă là nguyên do chính yếu của Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam.
Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lănh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một ṿng xoắn ốc các sự việc – một tiến tŕnh năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các h́nh ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nh́n thái độ và các ư định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể t́m cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đ̣n bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đă có các ư định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đă được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường cho khả tính rằng các nước sẽ sẵn ḷng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm t́m kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lư của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đ̣i hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của ḿnh cũng sẽ đẩy mạnh các đ̣i hỏi của nó trên các vấn đề khác.
Phần kế tiếp duyệt xét tài liệu liên hệ và giới thiệu khái niệm về một ṿng xoắn trôn ốc các sự việc. Một sự phân loại vấn đề (issue typology) sau đó được sử dụng để xác định các vấn đề tranh căi liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970. Liệu sự bất đồng trên một vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển một vấn đề khác hay không và liệu sự tích lũy vấn đề có khuynh hướng dẫn đến t́nh trạng suy đồi trong các quan hệ hay không sẽ đuợc lượng định. Sự ủng hộ cho các sự kỳ vọng liên quan đến tính trung tâm của các ṿng xoắn ốc sự việc đối với sự khai diễn chiến tranh sẽ khuyến cáo rằng đúng ra nên thận trọng khi di chuyển quá việc so sánh các sự khác biệt cắt ngang các vấn đề liên quan đến các biến số chẳng hạn như mức độ thù nghịch đê khảo sát động lực của sự tích lũy các vấn đề.
CÁC V̉NG XOẮN ỐC SỰ VIỆC
Các khảo hướng hiện thực có khuynh hướng giả định rằng bất kể một quốc gia định nghĩa các mục đích trong chính sách ngoại giao của nó ra sao, các quốc gia phải theo đuổi quyền lực hầu đạt được các mục tiêu dân tộc. Hậu quả, sự biến thiên trong các vấn đề thuộc chính sách ngoai giao tương đối không quan trọng và chính trị quốc tế có thể được tiêu biểu như một cuộc đấu tranh quyền lực không dứt (Morgenthau 1948). Phái cấp tiến cũng có khuynh hướng không đặt tiêu điểm vào sự biến thiên sự việc trong khi t́m cách giải thích các hậu quả, mà đúng hơn đă khảo sát theo truyền thống các biến số chẳng hạn như loại chế độ, tŕnh độ liên lập về kinh tế (economic interdependence), và tầm mức của sự can dự vào các tổ chức liên chính phủ (Russett và O’Neal 2001).
Tuy nhiên, sự nghiên cứu vấn đề cho thấy rằng các quan hệ liên quốc gia có khuynh hướng biến đổi liên quan đến loại vấn đề bị tranh căi bởi các vấn đề khác nhau có các đặc tính khác nhau (Mansbach và Vasquez 1981; Hensel 2001). Một số vấn đề nào đó có khuynh hướng leo thang hơn các vấn đề khác. Các cuộc chạy đua vũ trang nhiều phần xảy ra hơn trong khung cảnh tranh giành lănh thổ hơn là cạnh tranh trên các vấn đề khác (Rider 2009). Hơn nữa, các cuộc tranh căi lănh thổ tạo ra một số tử vong cao hơn (Senese 1996) và nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các tranh căi về chính sách hay chế độ (Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008).
Mặc dù sự nghiên cứu đă khảo sát là liệu một số loại tranh căi nào đó có khuynh hướng dễ bay hơi hơn các vấn đề khác, các quốc gia đôi khi có thể tranh chấp trên nhiều vấn đề cùng một lúc. Một khi một sự bất đồng trên vấn đề đầu tiên đă được tạo lập, các quốc gia có thể phát triển các h́nh ảnh kẻ thù về một nước khác. Một h́nh ảnh kẻ thù là một niềm tin rằng một số “kẻ khác” đang sẵn sàng đe dọa (Holsti 1962, 1967; Silverstein và Holt 1989). Các tin tức thích hợp với các h́nh ảnh như thế có khuynh hướng được chấp nhận trong khi các tin tức sai biệt có khuynh hướng bị xem nhẹ, làm ngơ, hay bị đồng hóa sao cho nó thích hợp với h́nh ảnh (Finlay, Holsti, và Fagen 1967; Jervis 1976; Jervis, Lebow, và Srein 1985). Do sự h́nh thành các h́nh ảnh kẻ thù như là một hậu quả của sự tranh chấp trên vấn đề tiên klhởi, một quốc gia có thể bắt đầu giả định rằng “nước khác” có các ư định thù nghịch trên các vấn đề bổ túc. Các quốc gia mà một cách khác có thể có quyền lợi trong nguyên trạng có thể tham gia vào thái độ xét lại liên quan đến các vấn đề mới đối diện các quốc gia đối chọi nhau lo sợ rằng nếu họ không làm như thế, đối thủ của họ sẽ làm. 3
Hơn thế, một quốc gia có thể t́m cách để dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm dành được đ̣n bẩy trên các vấn đề khác. Thí dụ, hai quốc gia có thể trở thành các kẻ cạnh tranh bởi sự tranh chấp trên vấn đề tư thế -- sự tranh biện liên can đến ảnh hưởng trên các hoạt động và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống hay tiểu hệ thống bên dưới (Thompson 1995, 2001; Colaresi, Rasler, và Thompson 2008). Do sự cạnh tranh như thế, một quốc gia có thể chiếm giữ một khu vực lănh thổ, lo sợ rằng nước đua tranh với ḿnh có thể làm như thế và nhằm để nâng cao khả năng phóng chiếu quyền lực khắp vùng và nâng cao ảnh hưởng về tư thế của ḿnh. Hành vi như thế có thể dẫn đến sự tranh giành về lănh thổ ngoài cuộc tranh căi về tư thế. 4
Sự khởi phát cuộc tranh chấp trên vấn đề và sự phát triển các h́nh ảnh kẻ thù cũng có thể đưa đến một sự tái lượng giá hiện trạng liên quan đến các vấn đề khác. Các thực tế không có tính đe dọa trước đây giờ này có thể xem ra đe dọa, dẫn đến sự tạo lập các bất đồng trên các vấn đề bổ túc. Thí dụ, các nhà lănh đạo một quốc gia có thể không nh́n sự hiện diện ḍng dơi chủng tộc của một quốc gia khác nằm trong ranh giới của chính ḿnh có vấn đề chừng nào các quốc gia không phải là các kẻ đối địch. Nếu các quốc gia trở thành đối nghịch, các nhà lănh đạo có thể bắt đầu tin rằng một sự hiện diện đông đảo ḍng giống của đối thủ nằm trong ranh giới quốc gia của họ làm phương hại đến an ninh của họ. Hậu quả một quốc gia có thể áp dụng các biện pháp khắc nghiệt để chống lại hay t́m cách trục xuất các cá nhân thuộc chủng tộc của đối thủ, có tiềm năng dẫn đến sự phát triển một cuộc tranh chấp vấn đề mới trong đó một quốc gia phản kháng sự ngược đăi ḍng giống thuộc chủng tộc của ḿnh cư ngụ tại một nước khác.5
Tác phong xét lại liên quan đến các vấn đề mới nhiều phần bị nh́n bởi các quốc gia đói địch như tính chất xâm lược không xác đáng. Các nhà lănh đạo một quốc gia có thể không nhận thức rằng một số trong các hành động của chính họ bị nh́n bởi các kẻ khác là có tính chất đe dọa. Hậu quả, các hành động xâm lấn của quốc gia khác trên các vấn đề mới nhiều phần được nh́n như là không có tính chất khiêu khích và có thể tiếp nhận như một dấu hiệu của ác ư phi lư của một đối thủ, theo đó củng cố và tăng cường các h́nh ảnh về sự thù nghịch (Jervis 1976).
Sự xuất hiện các vấn đề mới có thể làm căng thẳng các quan hệ liên quan đên các sự bất đồng trên vấn đề đă được tạo lập trước đây khi các quốc gia nh́n các hành động xâm lấn “của nước kia” liên quan đến các vấn đề mới là không khiêu khích và như một dấu hiệu chỉ dẫn rằng ke/ cạnh tranh của một nước có các ư định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đă được tạo lập trước đây. Thí dụ, một quốc gia chiếm giữ lănh thổ t́m cách dành đoạt một lợi thế trên một nước tranh đua về tư thế có thể tăng cường sự nhận thức của nước tranh đua rằng đối thủ của họ đang t́m kiếm một cách hung hăng ưu thế tối thượng trong vùng. Sự chiếm giữ đất đai do đó có thể không chỉ phát khởi sự cạnh tranh trên các mối quan tâm về lănh thổ, mà cũng c̣n tăng cường sự cạnh tranh về tư thế.
Sự phát triển các h́nh ảnh kẻ thù có thể dẫn đến một ṿng xoắn ốc sự việc trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề chồng chất nhau. Sự thiết lập một cuộc xung đột trên vấn đề và sự phát triển một h́nh ảnh kẻ thù có thể dẫn đến sự tích lũy vấn đề, điều kế đó làm gia tăng sự bất tin tưởng và nghi ngờ “nước khác”. Sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể bắt đầu nh́n “nước khác” như trở ngại chính trong việc giải quyết mọi bất đồng (Senese và Vasquez 2008: 17). Các ṿng xoắn ốc sự việc làm gia tăng sự nhận thức về nỗi lo sợ và bất tin tưởng, và có thể dẫn đến sự kết luận rằng cách duy nhất để đạt được sự giải quyết vấn đề thuận lợi liên quan đến mọi bất đồng là xuyên qua việc áp đặt ư chí của ḿnh.
Cùng với các hậu quả tâm lư của các ṿng xoắn ốc các sự việc có thể làm gia tăng xác xuất của chiến tranh, các ṿng xoắn ốc sự việc cũng làm gia tăng tính hợp lư của một quốc gia lựa chọn giải pháp chiến tranh trong việc t́m cách giải quyết các bất đồng của ḿnh (bằng cách để cho đối thủ của ḿnh không muốn và không có khả năng để tiếp tục cạnh tranh trên các vấn đề liên quan). Sự tích lũy sự việc làm gia tăng vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh. Thí dụ, địa vị và ảnh hưởng bị đe dọa đối với các quốc gia cạnh tranh trên các mối quan tâm về tư thế. Nếu một vấn đề lănh thổ tích lũy lại, các tài nguyên quư báu (thí dụ, nhiên liệu, nước, khoáng sản) giờ đây cũng có thể bị đe dọa. Với giả định rằng chiến tranh th́ tốn kém, các quốc gia có thể sẵn ḷng để gánh chịu các tốn phí của chiến tranh khi các lợi lộc tiềm ẩn của sự giải quyết vấn đề thuận lợi th́ cao hơn (việc thiết định địa vị/ảnh hưởng và việc thụ đắc các nguồn tài nguyên, đối với việc thiết định địa vị/ảnh hưởng không thôi). 6
Khi sự căng thẳng và tính hợp lư của việc tham gia vào cuộc xung đột quân sự hóa trên một quy mô rộng lớn gia tăng, một quốc gia có thể phát động chiến tranh nếu một đói thủ thúc đẩy các đ̣i hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn kẻ cạnh tranh của ḿnh đẩy ra các đ̣i hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Một sự khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lănh thổ có thể rằng các quốc gia đă ngập ngừng để nhượng bộ trước các đ̣i hỏi lănh thổ lo sợ là làm như thế sẽ khuyến khích các nước cạnh tranh khác thúc đẩy các đ̣i hỏi của riêng họ trên các vấn đề khác (Hensel 2000; Walter 2003). Tương tự, các quốc gia có thể không sẵn ḷng để nhượng bộ đ̣i hỏi của một đối thủ trên một vấn đề khi các vấn đề gai góc gấp bội c̣n đang dưới sự tranh căi, lo sợ rằng làm như thế sẽ dẫn đối thủ của ḿnh thúc đẩy các đ̣i hỏi của nó trên các bất đồng khác. 7
Trong dự án này, tôi lập luận rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển vấn đề khác và sự tranh giành trên các vấn đề phức tạp làm gia tăng xác xuất rằng các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc xung đột được quân sự hóa. Nhằm khảo sát sự tích lũy các vấn đề, việc cần thiết là dựa trên một sự phân loại vấn đề. Phần kế tiếp do đó thảo luận về một lược đồ phân loại vân đề được sử dụng để lượng định các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970.
Sự Cạnh Tranh Vấn Đề Đa Kích Thước
Sự nghiên cứu đă khảo sát rằng liệu một số vấn đề nào đó có tính cách dễ gây tranh giành hơn các vấn đề khác có khuynh hướng dựa trên loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh của chủ nghĩa xét lại được liên kết với các dữ liệu tranh căi liên quốc gia được quân sự hóa trong đó các sự tranh căi được xếp loại như về lănh thổ, chính sách, chế độ, hay một số vấn đề “khác” hay không (Jones và các tác giả khac 1996). Các tranh căi lănh thổ liên can đến việc đưa ra các sự xác quyết về lănh thổ, các tranh căi chính sách liên can đến việc tuyên bố ư định không tôn trọng chính sách của quốc gia khác, và các tranh căi chế độ liên can đến việc mưu toan lật đổ chế độ của quốc gia khác. Mọi cuộc tranh căi liên quốc gia được quân sự hóa từ 1816 đến 1992 được ghi theo ám hiệu dành riêng cho một vấn đề này hay vấn đề kia, theo dự án Các Yếu Tố Tương Liên của Chiến Tranh. 8 Cuộc Chiến Tranh Ả Rập – Do Thái, Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày, và Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur War, thí dụ, mỗi cuộc chiến tranh được ghi ám hiệu như là các cuộc tranh căi lănh thổ, trong khi Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam được ghi ám hiệu như là một cuộc tranh chấp chính sách.
Khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh không cứu xét rằng các cuộc chiến tranh có thể bị đưa đẩy bởi nhiều vấn đề. Các cuộc chiến tranh mà Do Thái đă tham dự cùng với các lân bang của nó xem ra không chỉ có một chiều kích lănh thổ (và về nước uống) duy nhất, mà c̣n có chiều kích chủng tộc / tôn giáo. Tương tự, một cuộc khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể phát lộ rằng có hơn một vấn đề chính sách duy nhất nằm dưới sự tranh căi vào lúc có chiến tranh năm 1979.
Không giống như khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh, các dữ liệu được thu thập trên sự xung đột về vấn đề lănh thổ bởi các tác giả Huth và Allee (2002) và các dữ liệu trong Các Yếu Tố Tương Liên Sự Việc (Issue Correlates of War: ICOW) về các sự xác quyết lănh thổ, sông ng̣i, và đường biển (Hensel, Mitchell, Sowers, và Thyne 2008) cho phép một khả tính rằng các quốc gia có thể có các vấn đề đa tầng phức tạp đang tiếp diễn. Các dữ liệu như thế cũng bao gồm các số đo của mức độ gai góc của vấn đề làm tốt hơn việc tiên đoán những tranh căi nhiều phần sẽ leo thang thành chiến tranh. Trong khi cung cấp phương tiện cho một sự điều tra sâu xa hơn về sự tranh chấp lănh thổ, cả hai dự án hiện đang giới hạn vào việc khảo sát các vấn đề địa chính tri (geopolitical).
Nhằm xác định các vấn đề lănh thổ và phi lănh thổ liên hệ của sự tranh giành, trong bài nghiên cứu này tôi dựa trên một sự phân loại mở rộng trên công tŕnh đă phân loại các đối thủ như về không gian và/hay tư thế trong bản chất (Thompson 1995, 2001; Colaresi và các tác giả khác 2008). 9 Các kẻ tranh giành về không gian là những quốc gia có các xác quyết trên lănh thổ xung đột nhau. Các kẻ tranh biện tư thế tranh giành trên việc thiết định ảnh hưởng và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống và tiểu hệ thống. Các quốc gia cũng có thể cạnh tranh về ư thức hệ bởi các hệ thống tin điều chính trị khác biệt nhau, hay có thể tham dự vào cuộc xung đột về vấn đề căn cước trong đó sự thù nghịch bắt nguồn từ các sự óan hận về dân tộc, tôn giáo, hay một quốc gia phản đối sự ngược đăi nh́n thấy rơ đối với các cá nhân của một nhóm dân tộc ít người tại một nước khác (Dreyer 2010).
Cùng với việc tranh giành tiềm ẩn trên các loại vấn đề khác nhau (không gian, tư thế, ư thức hệ, căn cước), các quốc gia có thể tranh giành trên các xác quyết về vấn đề phức tạp trong mỗi loại vấn đề. Thí dụ, có thể có các xác quyết vấn đề lănh thổ đa tầng phức tạp giữa các nước tranh giành không gian hay các xác quyết vấn đề đa tầng phức tạp liên hệ đến sự canh tranh tư thế. Hậu quả, số lượng các khẳng quyết vấn đề mà các quốc gia có thể tranh giành ở bất kỳ thời điểm xác định nào có thể có nhiều. Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam sẽ cho phép khả tính không chỉ rằng Trung Hoa và Việt Nam có thể tham dự vào các loại khác nhau của sự cạnh tranh vấn đề cùng một lúc, mà c̣n rằng các nước tranh đua có thể tham dự vào các sự bất đồng vấn đề đa tầng phức tạp liên quan đến mỗi loại xung đột trên vấn đề. Như cuộc thảo luận sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể được tượng trưng như tập trung vào sự tranh giành không gian, tư thế, và căn cước, và Trung Hoa cùng Việt Nam đă tham dự vào các cuộc tranh chấp vấn đề không gian phức tạp và các tranh chấp tư thế phức tạp, đưa dến nhiều sự xác quyết vấn đề nằm dưới sự tranh giành cùng một lúc.
Phần kế tiếp sẽ nhắm vào hai câu hỏi liên hệ. Trước tiên, sự tham dự vào một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển các sự bất đồng trên các vấn đề bổ túc hay không? Nói cách khác, liệu một việc có khuynh hướng dẫn dắt đến việc khác hay không sẽ được khảo sát. Thứ nh́, các vấn đê phức tạp trên lịch tŕnh có khuynh hương đưa đến sự leo thang, tụt thang, hay liệu có mối quan hệ nào giữa số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh giành với mức độ thù nghịch hay không?
Cuộc Xâm Lăng Của Trung Cộng vào Việt Nam,
năm 1979
Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam
Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 được khảo sát như trường hợp chính yếu cho sự phân tích v́ nhiều lư do. Mặc dù các vấn đề lănh thổ nằm dưới sự tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam trong suốt thời kỳ điều nghiên, sự tranh giành trên lănh thổ không phải là lư do chủ yếu cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam. Tác giả Kenny (2002: 53) đề cập đến các sự tuyên xác lănh thổ như các vấn đề “có tầm quan trọng thứ yêu”, trong khi sự xác định Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh như một sự tranh luận về chính sách cho thấy rằng lănh thổ không phải là vấn đề trung tâm của sự bất đồng. Bằng chứng hậu thuẫn v́ thế sẽ nêu ư kiến rằng cuộc chiến tranh xảy ra do động lực xoắn ốc các vân đề hơn là chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh do ở tầm gay gắt về lănh thổ. Hơn nữa, một trường hợp bổ túc sẽ được tŕnh bày một cách vắn tắt (Thái Lan – Việt Nam) để khảo sát rằng liệu các ṿng xoắn ốc sự việc trong đó lănh thổ không phải là một vấn đề gây tranh giành có khuynh hướng dẫn đến sự leo thang và chiên tranh hay không.
Trung Hoa – Việt Nam (cùng với Thái Lan – Việt Nam) là một trường hợp của “sự đối đầu chiến lược” (Thompson 2001). Các đối thủ chiến lược nh́n kẻ kia như các kẻ cạnh tranh và kẻ thù (Colaresi và các tác giả khác 2008: 3-4). Với sự hiện hữu của các nhận thức về kẻ thù giữa các quốc gia đối địch và sự phân loại vấn đề đối tranh được áp dụng trong dự án này, sự cẩn trọng cần phải được thi hành trong việc tổng quát hóa các sự khám phá bên ngoài các trường hợp của sự đối tranh (rivalry). Tuy thế, các cuộc khảo cứu gần đây về sự xung đột về vấn đề đa chiều kich nêu ư kiến rằng điều không phải là khác thường cho các đối thủ tranh căi nhau trên các vấn đề phức tạp. Tám mươi hai đối thủ chiến lược đă tranh giành nhau trên nhiều hơn một loại vấn đề (các xác quyết về không gian, tư thế, ư thức hệ, và hàng hải) duy nhất (Dryer 2010). 10 Liên quan đến các vân đề địa chính trị (các xác quyết về lănh thổ, sông ng̣i, và hàng hải) tại Tây Bán Cầu và Tây Âu, có 66 trường hợp đối tranh trong đó có các xác quyết trên vấn đề đang tiếp diễn đa tầng phức tạp (Mitchell và Thies 2010). Bằng chứng như thế nêu ư kiến rằng sự tích lũy vấn đề tương đối thông thường giữa các đối thủ quốc tế. Chính v́ thế, các sự khám phá từ trường hợp nghiên cứu điển h́nh có thể được tổng quát hóa đến một số lượng lớn các trường hợp khác về sự đối tranh.
Trường hợp Trung Hoa – Việt Nam (cũng như trường hợp Thái Lan – Việt Nam) cùng cung cấp sự biến thiên liên quan đến các biến số về quyền lợi. Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Vệt Nam đă biến đổi về số các vấn đề nằm dưới sự tranh căi. Liệu một sự bất đồng vấn đề đă trợ lực vào sự phát triển các bất đồng bổ túc hay không hay liệu các vấn đề mới xuất hiện độc lập với các bất đồng trước đây, bởi thế, có thể được lượng định hay không. Trong sự liên quan đến mức độ thù nghịch, Trung Hoa và Việt Nam ở trong t́nh trạng ḥa b́nh với nhau hồi đầu thập niên 1970, trải qua các cuộc đụng độ dọc biên giới hồi giữa thập niên 1970 (không leo thang thành chiến tranh toàn diên), và tham dự vào chiến tranh hồi cuối thập niên 1970, kết quả, Trung Hoa và Việt Nam đă trải qua các thời đại của các mức độ thù nghịch thấp, trung b́nh và cao, giúp cho việc thực hiện được một cuộc điều tra rằng liệu các mức độ thù nghịch có biến đổi liên quan đến số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh căi hay không.
Một lư do cuối cùng để khảo sát trường hợp Trung Hoa – Việt Nam v́ rằng câu hỏi tại sao Trung Hoa và Việt Nam đă tham dự vào chiến tranh chỉ 4 năm sau sự kết thúc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nh́ tiếp theo sau các năm hợp tác vững chắc trước đó cấu thành một câu đó thực nghiệm. Như đă ghi nhận nơi phần dẫn nhập, Trung Hoa và Việt Nam có vẻ như là các đồng minh chặt chẽ trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. T́m cách để chứng thực cuộc cách mạng cộng sản của chính ḿnh, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đă tự cam kết với việc ủng hộ các phong trào cách mạng ngoài nước. Sự ủng hộ của Trung Hoa và Liên Bang Sô Viết đă trợ lực cho Bắc Việt trong sự truy t́m của Bắc Việt sự thống nhất quốc gia và sự triệt thoái của Hoa Kỳ. Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam từ 1950 đến 1975 đă được mô tả như một “t́nh đồng chí mật thiết” (Womack 2006: 164-174). Bất kể các mức độ hợp tác chặt chẽ trước đây, Trung Hoa và Việt Nam đă tham dự vào cuộc chiến tranh năm 1979. Đâu là nguyên do khiến cho các quan hệ biến đổi một cách quyết liệt từ các đồng minh sát cánh thành các đối thủ trong chiến tranh?
Việc Này Dẫn Dắt Đến Việc Kia
Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, Trung Hoa và Việt Nam tranh căi trên nhiều vấn đề trong suốt thập niên 1970. Các tranh chấp về tư thế bao gồm cả lời nguyền trung thành của Việt Nam được chuyển sang kẻ cạnh tranh chính yếu trong vùng của Trung Hoa – Liên Bang Sô Viết, và sự tranh giành liên quan đến việc thiết lập ảnh hưởng trên Căm Bốt. Sự tranh giành không gian bao gồm các xác quyết đối chọi trên các khu vực biên giới, Vịnh Bắc Bộ, Quần Đảo Hoàng Sa, và Quần Đảo Trường Sa. Trung Hoa và Việt Nam cũng tranh căi trên một vấn đề căn cước trong đó Trung Hoa đă phản đối sự ngược đăi các cư dân gốc Trung Hoa tại Việt Nam.
Mặc dù Trung Hoa và Việt Nam có thể có vẻ đă là các đồng minh sát cánh trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́, các sự rạn nứt trong liên minh Trung Hoa – Việt Nam đă bắt đầu xuất hiện trước khi có sự kết thúc chiến tranh. Các quan hệ tiên khởi bị nhuốm bẩn bởi sự tranh giành tư thế trong đó người Việt Nam tin rằng Trung Hoa đă muốn duy tŕ sự phân chia Việt Nam hầu thống trị Đông Nam Á, và người Trung Hoa lo sợ một Đông Dương bị khống chế bởi một liên minh Sô Viết – Việt Nam. Việt Nam bị tổn thương sâu xa bởi cuộc thăm viếng của [Tổng Thống Mỹ] Richard Nixon tại Trung Hoa năm 1972. Sự chuyển động tiến tới sự b́nh thường hóa các quan hệ giữa Trung Hoa và kẻ thù chính của Việt Nam, Hoa Kỳ, đă “làm mất tinh thần một cách nặng nề” đối với Hà Nội (Kissinger 1979: 711), và đă gây ra “tổn hại không thể sửa chữa” được cho các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam (Lo 1989: 69). Người Việt Nam đă nh́n cuộc thăm viếng này như lần thứ nh́ mà Trung Hoa đă “bán đứng” sự theo đuổi cuộc thống nhất và giải phóng hoàn toàn của Việt Nam (lần thứ nhất là Hội Nghị Geneva về Đông Dương trong năm 1954) (Lo 1989: 69).
Liên Bang Sô Viết t́m cách lợi dụng sự nguội lạnh trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam bằng cách mở rộng ảnh hưởng trên Hà Nội, làm phương hại đến Trung Hoa (Ray 1983: 50-54). Các nhà lănh đạo Sô Viết quả quyết rằng cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa đă được thiết kế để phá hủy và phân hóa phe xă hội chủ nghĩa và rằng Trung Hoa đă t́m cách đạt đến một sự thỏa thuận với Hoa Kỳ đằng sau lưng người Việt Nam. Sô Viết hứa hẹn sự “ủng hộ anh em” tiếp tục cho Hà Nội và Trung Hoa bắt đầu lo sợ về sự bao vây như một kết quả của sự hợp tác gia tăng giữa Sô Viết và Việt Nam (Gilks 1992:229). Một h́nh ảnh kẻ thù Việt Nam đă bắt đầu được phát triển khi các nhà lănh đạo Trung Hoa bày tỏ sự quan ngại cả về “chủ nghĩa bá quyền toàn cầu” của Sô Viết lẫn “chủ nghĩa bá quyền khu vực” của Việt Nam và bắt đầu nh́n Việt Nam như một lớp tuồng tạo lập “Cuba ở Châu Á” trong kế hoạch của Sô Viết nhằm thiết lập sự khống chế trên Đông Nam Á (Burton 1978-79:699-722; Ray 1983:84).
Tương tự, tại Việt Nam, một h́nh ảnh kẻ thù Trung Hoa đă khởi sự được củng cố. Việt Nam đă cảnh cáo Trung Hoa, “Việt Nam là đất nước của chúng tôi; Trung Hoa không thể thảo luận vấn đề Việt Nam với người Mỹ. Trung Hoa đă sẵn phạm phải một lỗi lầm năm 1954. Đừng để phạm phải một lỗi lầm khác nữa” (được trích dẫn trong sách của Gilks 1992:84). Sự bất chấp của Trung Hoa trước các ư nguyện của Việt Nam đă xác nhận các sự nghi ngờ của Việt Nam rằng Trung Hoa không thể nào tin cậy được. Chính phủ Việt Nam, “nhận thức cuộc thăm viếng của Nixon như một h́nh vi phản bội không lường được và là bằng cớ chung cuộc về nghị tŕnh quỷ quyệt hơn nhiều của phía Mao Trạch Đông và giới lănh đạo Trung Hoa.” (Mulvenon 1995). Các bức ảnh chụp của Mao sau đó đă được gỡ bỏ khỏi các của hiệu tại Hà Nội và người gốc Hoa tại Việt Nam bị trông chừng với sự nghi ngờ gia tăng (Lo 1989:69).
Sự khởi phát cuộc tranh chấp vấn đề tư thế và sự đâm chồi các h́nh ảnh kẻ thù đă dẫn tới một sự tái lượng giá nguyên trạng liên quan đến sự dàn xếp lănh thổ dọc theo biên giới và sự khởi phát các xác quyết về không gian. Về mặt lịch sử, biên giới của Trung Hoa với Việt Nam th́ vô định h́nh và các nhóm dân tộc ở cả hai bên đều thụ hưởng các quan hệ chặt chẽ (Kenny 2002:52). Sau khúc ngoặt trong các quan hệ tiếp theo sau cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa, các quan ngại mới nhận thấy liên quan đến an ninh lănh thổ (Lo 1989:70) dẫn dắt các nhà lănh đạo Trung Hoa đến việc tin tưởng rằng họ đă phải “ổn định hóa biên giới để làm cho Trung Hoa được an toàn hầu phát triển” (được trích dẫn trong sách của Kenny 2002:52). Hà Nội đă tố cáo Trung Hoa về sự xâm phạm lănh thổ và Trung Hoa đă tố cáo Việt Nam về việc tạo ra sự căng thẳng dọc theo biên giới (Lo 1989:70). Các sự đụng độ được báo cáo đă xảy ra ngay từ 1973, năm theo sau cuộc thăm viếng của Nixon tại Trung Hoa (Turley và Race: 1980:70-72; Lo 1989:70-72; Nguyễn 2006:26). Chỉ măi cho tới sau khi Trung Hoa và Việt Nam khởi sự nh́n nước kia như kẻ thù, do sự tạo lập sự cạnh tranh tư thế, lúc đó bản chất khó xác định của biên giới mới bị nh́n như một mối đe dọa cho an ninh của mỗi quốc gia.
Cùng với sự cạnh tranh liên quan đến sự phác họa lănh thổ dọc theo biên giới, Trung Hoa và Việt Nam cũng trở nên can dự vào sự cạnh tranh không gian liên quan đến Vịnh Bắc Bộ. Trong Tháng Mười Hai năm 1973, Hà Nội loan báo, với sự khó chịu của Trung Hoa, ư định của Bắc Việt để khởi sự thăm ḍ dầu hỏa tại Vịnh (Chang 1986:24; Duiker 1986:60-61). Sự tranh luận phần lớn bị thúc đẩy bởi sự ức đoán liên quan đến tiềm năng dầu hỏa trong khu vực (Hood 1992:122). Sự tranh căi lănh thổ trên Vịnh sau này bị che khuất bởi các cuộc tranh chấp vấn đề lănh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hood 1992:129, 134). Tuy nhiên, việc này đôi lúc che khuất sự kiện rằng cuộc tranh căi về Vịnh Bắc Bộ đă góp phần vào sự phát triển của sự tranh giành trên quần đảo Hoàng Sa.
Hai bất đồng lănh thổ xuất hiện vào lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́, một trong đó là cuộc tranh chấp trên Quần Đảo Hoàng Sa. Trong Tháng Một năm 1974, Trung Hoa đă chiếm giữ sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa tại Biển Nam Hoa (South China Sea) từ các binh sĩ Nam Việt Nam. Mặc dù Hà Nội có phản đối sự chiếm giữ các đảo ở Hoàng Sa của Trung Hoa, một lời tuyên bố chính thức đă không được đưa ra cho măi đến lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Việt Nam (Lo 1989:85-90; Nguyễn 2006:26). Sự chiếm giữ của Trung Hoa trên quần đảo Hoàng Sa một phần do việc lo sợ rằng Hà Nội sẽ t́m cách giành lấy sự kiểm soát trên các đảo bởi có các hành động xâm lấn của Bắc Việt liên quan đến các cuộc tranh căi về biên giới trên đất liền và tại Vịnh Bắc Bộ. Tác giả Lo (1989:72) lập luận rằng một “cảm giác khẩn cấp” bị “tiêm nhiễm bởi sự gia tăng các biến cố biên giới và sự xuất hiện một cuộc tranh căi về sự phân chia Vịnh Bắc Việt”. Hậu quả Trung Hoa đă hành động nhằm chặn đầu sự xác quyết của Hà Nội đối vói các đảo này (Burton 1978-79:707).
Trung Hoa cũng chiếm giữ các đảo một phần t́m cách dành được đ̣n bẩy lợi thế liên quan đến sự tranh giành tư thế của họ đối với Liên Bang Sô Viết và Việt Nam. Sự kiểm soát trên các ḥn đảo nâng cáo khả năng của Trung Hoa để ảnh hưởng đến các hoạt động trong miền qua việc mở rộng sự hiện diện của Trung Hoa thêm 200 dặm kể từ lục địa. Việc này đă cung cấp cho họ một tiền đồn để theo dơi các hoạt động hải quân của Sô Viết và Việt Nam tại Biển Nam Hải (Hood 1992:129, 134) và ảnh hưởng trên một hải lộ quan trọng (Chen 1987:130). Hơn nữa, Trung Hoa lo sợ các hậu quả tư thế của một sự chiếm giữ của Hà Nội trên quần đảo Hoàng Sa liên kết với sự hợp tác giữa Sô Viết và Việt Nam. Tác giả Lo (1989:78) lập luận, “lư giải hợp lư nhất cho chiến dịch Hoàng Sa rằng nó cấu thành sự đáp ứng của Trung Hoa trước các sự thay đổi trong t́nh h́nh chiến lược của Biển Nam Hải. Vào đầu thập niên 1970, mối quan ngại của Trung Hoa trước sự gia tăng trong ảnh hưởng của Sô Viết trong vùng, kể cả các hoạt động hải quân của Sô Viết tại Biển Nam Hải, đă tăng trưởng. Trong khung cảnh này, giá trị chiến lược của các ḥn đảo giữa đại dương, điều khiển các tuyến đường biển quan trọng, càng nổi bật lên. T́nh trạng suy đồi cùng lúc trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam và sự xuất hiện các cuộc tranh luận về lănh thổ giữa hai nước đă nối kết các cuộc tranh căi về Các Quần Đảo Hoàng sa và Trường Sa với sự quan ngại của Trung Hoa về mối đe dọa của Sô Viết đối với nền an ninh của Trung Hoa. Chiến dịch Hoàng Sa đă được phóng ra để đón chặn bất kỳ khả tính tương lại nào của ảnh hưởng của Sô Viết trên các ḥn đảo này xuyên qua sự hợp tác của Hà Nội”. Hậu quả, Trung Hoa chiếm giữ Quần Đảo Hoàng Sa một phần để nâng cao địa vị trong miền của họ và để ngăn chặn Việt Nam cùng Liên Bang Sô Viết khỏi việc dành đoạt được một lợi thế về tư thế xuyên qua sự kiểm soát của Việt Nam trên các ḥn đảo và sự hợp tác của Sô Viết với Viêt Nam.
Sự bất đồng lănh thổ thứ nh́ xuất hiện giữa Trung Hoa và Việt Nam vào lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́ là cuộc tranh căi về Quần Đảo Trường Sa. Sàig̣n nắm quyền kiểm soát trên năm điểm của Quần Đảo Trường Sa vào Tháng Tám năm 1973 (Kenny 2002:66; Fravel 2008:278), điều mà Trung Hoa có tuyên bố là “một sự vi phạm bừa băi vào chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Trung Hoa” (lo 1989:57). Tiếp theo sau chiến dịch Hoàng Sa, Sàig̣n đă nắm sự kiểm soát thêm nhiều địa điểm trong quần đảo Trường Sa. Hà Nội bận tâm với Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́ vào lúc đó và đă không đưa ra một sự xác quyết chính thức trên quần đảo (Kenny 2002:66). Tuy nhiên, vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh hồi tháng Tư 1975, Hà Nội đă chiếm đóng quần đảo đưa đến sự khởi phát cuộc tranh chấp lănh thổ của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với Trng Hoa trên Quần Đảo Trường Sa (Hood 1992: 125).
Tương như như cuộc tranh căi về Quần Đảo Hoàng Sa, sự tranh giành trên Trường Sa một phần phát sinh từ các sự cứu xét về tư thế. Việt Nam và Liên Bang Sô Viết mong muốn sự kiểm soát của Việt Nam trên quần đảo hầu nâng cao khả năng phóng chiếu sức mạnh vào vùng Biển Nam Hải (Lo 1989:78). Sô Viết đă khuyến khích sự chiếm đóng các đảo ở Trường Sa bằng việc công bố các cuộc nghiên cứu chính phủ tiên đoán rằng có các số dự trữ dầu hỏa khổng lồ nằm dưới các ḥn đảo (Kenny 2002:66) và qua việc cung cấp cho Việt Nam sự ủng hộ ngoại giao liên quan đến sự tuyên xác này (Chen 1987:110). Sự chiếm cứ các ḥn đảo cũng là một “sự đáp ứng” với chiến dịch Hoàng Sa của Trung Hoa (Womack 2006:182), và hậu quả cũng đă xuất hiện một phần là do ở sự tranh giành trên vấn đề lănh thổ đă được thiết định trước đây.
Một sự tranh chấp vấn đề tư thế thứ nh́ đă xuất hiện trong năm 1975 trong đó Trung Hoa và Việt Nam khởi sự cạnh tranh ảnh hưởng trên Căm Bốt (Kampuchea) (Ross 1988:244). Cả hai Việt Nam lẫn Trung Hoa đều có các lănh tụ ưu ái của ḿnh tại Phnom Penh là các kẻ thân thiện với các quyền lợi của đất nước của họ. Khi Khmer Đỏ nắm giữ quyền hành tại Căm Bốt năm 1975, chế độ mới tạo lập các quan hệ chặt chẽ với Trung Hoa. Các nhà lănh đạo Kampuchea t́m kiếm sự trợ giúp của Trung Hoa nhằm bảo vệ Căm Bốt chống lại kế họach bị cáo giác của Việt Nam “nhằm sáp nhập Căm Bốt vào trong một đế quốc Đông Dương mới” (được trích dẫn trong sách của Ray 1983:67-68).
Sự mong ước của Trung Hoa về các quan hệ chặt chẽ và một chế độ thân Trung Hoa tại Căm Bốt phát sinh từ mục tiêu nhằm ngặn chặn Việt Nam và Liên Bang Sô Viết khỏi việc dành đoạt được một thế thượng phong liên quan đến sự tranh giành tư thế của Trung Hoa với liên minh Sô Viết – Việt Nam. Sự thiết lập các quan hệ thân thiện của Trung Hoa với Khmer Đỏ đă đặt ra các giới hạn trên ảnh hưởng của Việt Nam và Sô Viết tại Đông Nam Á. Chặn đầu sự kiểm soát của Trung Hoa trên Căm Bốt đă trợ lực vào mục đích ngăn chặn sự bao vây (Ross 1988:246).
Hơn nữa, sự tranh giành lănh thổ, góp phần vào việc tạo ra một bàu không khí tâm lư của sự lo sợ và không tin cậy, khiến mỗi quốc gia trông chừng các ư định của nước kia về Kampuchea. Các nhà lănh đạo Việt Nam đă kết luận rằng “sự khăng khăng của Trung Hoa về một thẩm quyền chuyên độc đối với tất cả các ḥn đảo tại Biển Nam Hải” (cùng với sự từ chối của Trung Hoa không chịu chấp nhận di sản của chế độ thực dân Pháp) “hàm ư một cách rơ ràng rằng Bắc Kinh đă không thừa nhận một tư thế chế ngự của Việt Nam tại Lào hay Kampuchea”. Các nhà lănh đạo Trung Hoa cảm thấy rằng các cuộc tranh chấp lănh thổ của Việt Nam với Trung Hoa và Kampuchea “bộc lộ các kế hoạch bành trướng của Hà Nội trong vùng”, đă góp phần cho sự quan ngai của Trung Hoa về các ư định của Việt Nam liên quan đến Kampuchea (Chang 1986:45-46).
Trong khi bắt nguồn ngay lúc khởi đầu từ các quan ngại về không gian và tư thế, sự đối tranh của Trung Hoa vớiViệt Nam sau này cũng bị thúc đẩy bởi cuộc xung đột trên vấn đề căn cước trong đó Trung Hoa phản kháng sự ngược đăi người gốc Trung Hoa (người Hoa) sinh sống tại Việt Nam. Các chính sách của Việt Nam đối với người Hoa bao gồm cả việc chiếm đoạt các tài sản, bác bỏ quyền được lựa chọn quốc tịch một cách tự nguyện của cá nhân, cắt giảm khẩu phần, hạn chế việc làm, áp đặt các sắc thuế cao khác thường, giết hại, trục xuất cưỡng bách, v.v… (Amer 1991). Mặc dù sự vi phạm các quyền của người Hoa đă khởi sự sớm hơn, Trung Hoa đă không nêu vấn đế một cách chính thức (có nghĩa, về mặt ngoại giao) cho đến năm 1978 (Benoit 1981:50; Cima 1989:219).
Cuộc tranh căi căn cước khởi sinh một phần từ một sự tái lượng giá nguyên trạng tiếp theo sau sự thiết định Trung Hoa và Việt Nam như các đối thủ. Trong lúc Việt Nam trước đó đă không nh́n người Hoa như một sự đe dọa cho nền an ninh của Việt Nam, khi Trung Hoa và Việt Nam đă khởi sự nh́n kẻ kia như kẻ thù, Việt Nam lo ngại rằng Trung Hoa sẽ dựa vào người Hoa như một “đội quân thứ năm” t́m cách phá hoại thẩm quyền chính phủ địa phương trong trường hợp có chiến tranh với Trung Hoa. Các quan ngại như thế góp phần vào các biện pháp khắc nghiệt được thi hành chống lại người Hoa và sự trục xuất họ khỏi Việt Nam (Elliot 1981:10-11; Ross 1988:241).
Tranh chấp về vấn đề căn cước phát sinh một phần, hơn nữa, từ việc Việt Nam t́m cách dành đoạt được đ̣n bẩy trên sự tranh căi về biên giới. Trong năm 1977, Việt Nam đă thiết chế một chính sách “thanh lọc” dọc theo biên giới trong đó mọi cư dân Trung Hoa và phi-Việt Nam tại các khu vực biên giới bị trục xuất khỏi Việt Nam theo lư luận rằng nếu chỉ có riêng người gốc Việt Nam cư ngụ tại các khu vực biên giới tranh căi, điều đó sẽ làm tiêu trừ tính chính đáng trong các lời tuyên xác về biên giới của Trung Hoa (Chang 1986:45; Chen 1987:49). Các cuộc tống xuất cưỡng bách như thế góp phần vào sự phát triển cuộc tranh căi về căn cước, là vấn đề cuối cùng được tích lũy giữa Trung Hoa và Việt Nam trong thập niên 1970.
Sự khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong suốt thập niên nêu ư kiến rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển một vấn đề khác. H́nh 1 tŕnh bày theo tuàn tự trong đó các vấn đề được tích lũy lại. Các quan hệ tiên khởi bắt đầu bị suy đồi bởi có sự tranh giành tư thế giữa Sô Viết / Việt Nam và Trung Hoa trong đó Việt Nam tin rằng Trung Hoa mong muốn Việt Nam vẫn c̣n bị chia cắt và ở vào một tư thế phục tùng đối với Trung Hoa tại Đông Nam Á, trong khi Trung Hoa lo sợ sự khống chế trong vùng và sự bao vây của Sô Viết – Việt Nam. Sự khởi sinh của cuộc tranh chấp trên vấn đề tư thế và sự phát triển xuất hiện về một h́nh ảnh kẻ thù của “kẻ kia” đưa đến một sự tái lượng giá nguyên trạng liên quan đến biên giới và sự khởi sinh cuộc tranh chấp về vấn đề không gian. Một cuộc tranh luận trên Vịnh Bắc Việt cũng đă xuất hiện, và cuộc tranh giành trên biên giới đất liền và tại vùng Vịnh đưa đến việc Trung Hoa có hành động nhằm ngăn chặn Hà Nội không dành được sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa, Trung Hoa t́m cách dành đoạt một lợi thế liên quan đến sự tranh giành tư thế với liên minh Sô Viết – Việt Nam bằng cách nâng cao khả nâng của họ để phóng chiếu sức mạnh vào vùng Biển Nam Hải và bằng việc ngăn chặn uy thế được nâng cao của Sô Viết – Việt Nam xuyên qua chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và sự hợp tác của Sô Viết với Việt Nam. Sự chiếm đóng của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, một cách tương tự, phát sinh từ các quan ngại về tư thế liên quan đến khả năng được nâng cao để ảnh hưởng đến các hoạt động trong vùng và như một “sự đáp ứng” đối với chiến dịch Hoàng Sa của Trung Hoa.
Vấn Đề Năm Phát Sinh
Tư thế: Cạnh Tranh Việt Nam/Sô Viết – Trung Hoa 1972
Không Gian: Biên Giới Đất Liền 1973
Không Gian: Vịnh Bắc Việt 1973
Không Gian: Quần Đảo Hoàng Sa 1975
Không Gian: Quần Đảo Trường sa 1975
Tư Thế: Căm Bốt 1975
Căn Cước: Vi Phạm Các Quyền Của Hoa Kiều 1978
H́nh 1: Sự Tích lũy Vấn Đề Giữa Trung Hoa và Việt Nam
(Ghi chú: Mỗi vấn đề vẫn c̣n nắm dưới sự tranh giành từ lúc phát sinh cho đến cuộc chiến tranh năm 1979).
Cuộc tranh căi tư thế thứ nh́, liên can đến ảnh hưởng đôi với Căm Bốt, phát sinh từ sự tranh giành tư thế đă thiết định trước đây giữa Trung Hoa và Việt Nam/Sô Viết trong đó Trung Hoa hy vọng để giới hạn ảnh hưởng của liên minh trên vùng Đông Nam Á và ngăn chặn sự bao vây. Hơn nữa, sự tranh giành lănh thổ, làm cho cả Trung Hoa lẫn Việt Nam trở nên nghi ngờ các ư định của “kẻ kia” đối với Kampuchea. Sau cùng, cuộc tranh căi về căn cước phát sinh do một sự tái lượng giá nguyên trạng liên can đến sự hiện diện đông đảo của người gốc Trung Hoa tại Việt Nam tiếp theo sau sự tạo lập các h́nh ảnh kẻ thù và cũng từ việc Việt Nam t́m cách dành đoạt được đ̣n bẩy trên cuộc tranh căi về biên giới.
Sự phân tích trong phần này khiến ta nghĩ rằng sự thiết định một bất đồng trên vấn đề có thể góp phần vào sự phát triển các sự tranh giành trên vấn đề bổ túc. Phần kế tiếp khảo sát các hậu quả của việc có nhiều vấn đề phức tạp trên nghị tŕnh cùng một lúc sau khi việc này đă dẫn dắt đến việc kia. Có phải sự thiết lập các sự bất đồng trên các vấn đề mới làm căng thẳng các quan hệ liên quan đến các bất đồng đă được thiết lập trước đây hay không? Có phải các vấn đề mới phát sinh từ các sự bất đồng trước đó mang một tầm quan trọng riêng tư của chúng? Có phải sự tranh giành trên các vấn đề đa diện phức tạp góp phần vào sự bùng nổ của chiến tranh?
Sự Leo Thang Thành Chiến Tranh
Liên can đến Trung Hoa và Việt Nam, sự thiết lập các bất đồng trên các vấn đề mới làm tệ hơn các quan hệ liên quan đến các cuộc tranh chấp trên các vấn đề đă được thiếp lập trước đó. Một khi cuộc tranh căi biên giới xuất hiện, Việt Nam đă nhận được “sự ủng hộ hoàn toàn” của Liên Bang Sô Viết, đă chuyển giao trang bị quân sự cho Việt Nam và đă khiển trách Trung Hoa về các sự đột nhập ở biên giới (Chen 1992:144). Liên quan đến cuộc tranh căi lănh thổ ở Biển Nam Hải, tương tự, Việt Nam đă hướng đến Liên Bang Sô Viết để có sự ủng hộ (Rich 2003:481-482). Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Liên Bang Sô Viết trên các vấn đề lănh thổ đă nâng cao sự quan ngại của Trung Hoa về chính sách bá quyền trong miền tiềm ẩn của Sô Viết / Việt Nam và hậu quả là sự tranh giành tư thế được tăng cường.
Hành động của Việt Nam liên quan đến Vịnh Bắc Việt và một cách tương tự với người Hoa làm gia tăng sự lo âu của Trung Hoa về tiềm năng cho sự thông đồng Sô Viết – Việt Nam. Trong một sự ám chỉ được che dấu một cách mỏng manh đến Liên Bang Sô Viết, các nhà lănh đạo Trung Hoa đă đ̣i hỏi rằng “không một nước thứ ba nào được phép để thực hiện cuộc thăm ḍ tại Vịnh Bắc Bộ (Tonkin)” (được trích dẫn trong sách của Lo (1989:72). Liên quan đến sự ngược đăi của Việt Nam đối với người Hoa, phía Trung Hoa tuyên bố rằng “đàng sau mọi bước tiến chống lại Trung Hoa được thực hiện bởi nhà chức trách Việt Nam là bóng dáng to lớn của chủ nghĩa đế quốc Sô Viết” (được trích dẫn troong sách của Rich 2003:482). Các cuộc tranh căi về Vịnh Bắc Việt và căn cước làm gia tăng sự nghi ngờ của Trung Hoa rằng Việt Nam đang hành động như một tác nhân đại diện của Liên Bang Sô Viết trong sư mưu t́m quyền thống trị trong vùng của Sô Viết / Việt Nam.
Hơn nữa, cuộc tranh căi về căn cước đă làm trầm trọng hơn các quan hệ liên quan đến sự tranh căi biên giới đă được thiết lập trước đó. Như đă ghi nhận bên trên, vấn đề căn cước phát sinh một phần từ chính sách của Việt Nam nhằm trục xuất các cư dân phi Việt Nam khỏi các khu vực biên giới tranh chấp. Lúc khu vực biên giới được khai quang, các vụ bạo động đă gia tăng khi người Trung Hoa toan tính duy tŕ sự kiểm soát trên đất đai tranh chấp. Trong khi Việt Nam t́m cách giải quyết vấn đề biên giới bằng cách trục xuất người gốc Trung Hoa, các hành động như thế thay vào đó lại càng làm gia tăng sự kháng cự của Trung Hoa và đưa đến một sự leo thang dọc theo biên giới (Chen 1987:49-50).
Sự tranh giành trên các vấn đề tranh căi đă gia tăng trong các tháng trước khi có chiến tranh. Các vụ đụng chạm ở biên giới dâng cao và các con số người Hoa bị trực xuất khỏi Việt Nam gia tăng. Liên Bang Sô Viết và Việt Nam đă kư kết một liên minh chính thức, Bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác, vào ngày 2 Tháng Mười Một năm 1978, có vẻ xác nhận các sự lo sợ của Trung Hoa liên can đến sự bao vây xuyên qua sự hợp tác giữa Sô Viết – Việt Nam. Cuộc tranh đấu trên Căm Bốt diễn ra trước khi có cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Kampuchea vào ngày Giáng Sinh 1978. Chưa đầy hai tháng sáu đó, Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam khởi sự.
Sự leo thang của các quan hệ đi theo một khuôn mẫu tổng quát trong đó khi các vấn đề được tích lũy, các quan hệ càng trở nên chua chát.. Các vụ động độ ở biên giới đă khởi sự trong năm 1973 và gia tăng trong các năm tiếp nối (Chen 1987:49-50) tương ứng với sự tạo lập của các sự tuyên xác các vấn đề bổ túc. Tại điểm nơi đó Trung Hoa và Việt Nam tham dự vào chiến tranh năm 1979, có đến bẩy vấn đề trong nghị trịnh Tác giả Womack (2006:192) lập luận rằng các vấn đề đă dẫn đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam bao gồm, “liên minh của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt trong Tháng Mười Hai năm 1978, sự ngược đăi và trục xuất người gốc Trung Hoa của Việt Nam, và các sự tranh căi về lănh thổ”. Lập luận này tương ứng với các vấn đề được xác định trong cuộc phân tích này – hai vấn đề về tư thế (sự cạnh tranh của Sô Viết / Việt Nam và Căm Bốt), vấn đề căn cước (sự ngược đăi người Hoa), và các sự tuyên xác lănh thổ trái ngược nhau (biên giới trên đất liền, Vịnh Bắc Việt, Quần Đảo Hoàng Sa, và Quần Đảo Trường Sa). Các học giả khác xác định cùng một loạt các vấn đề trợ lực vào sự sụp đổ của các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam (Burton 1978-79; Duiker 1986; Kenny 2002). Sự phân tích nơi đây do đo phù hợp với các tài liệu tŕnh bày lịch sử của cuộc chiến tranh.
Mỗi bất đồng trên vấn đề góp phần vào sự bùng nổ của cuộc tranh chấp được quân sự hóa. Các tranh căi về vấn đề tư thế chắc chắn là có tầm quan trọng. Sự tranh giành tư thế của Trung Hoa với Việt Nam và Liên Bang Sô Viết là vấn đề được tạo dựng đầu tiên cho sự tranh giành (từ đó các vấn đề bổ túc xuất hiện) và cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt đă là một chất xúc tác cho sự bùng nổ cuộc tranh chấp quân sự hóa quan trọng. Tuy nhiên, các nhà học giả nhấn mạnh rằng các vần đề kia cùng có tầm quan trọng. Amer (1999:99) lập luân, thí dụ, rằng mặc dù điều được giả định trước đây là cuộc tranh giành ảnh hưởng trên Căm Bốt đă là lư do quan trọng cho t́nh trạng thoái hóa của các quan hệ rằng “rất nhiều phần là Trung Hoa và Việt Nam sẽ không nhận định ảnh hưởng của phía bên kia tại Căm Bốt và Lào một cách quá tiêu cực đến thế, nếu các quan hệ song phương của họ đă không sẵn bị căng thẳng trên các vấn đề khác”. Burton (1978-79:720) lập luận tương tự rằng mặc dù yếu tố Sô Viết và các sự tranh căi về Căm Bốt là các nguyên do quan trọng cho cuộc chiến, “sẽ là điều sai lầm trong việc đánh thấp ư nghĩa của các cuộc tranh căi về lănh thổ và biên giới, vấn đề Hoa kiều hải ngoại, và các biến số nội tại khác”.
Khác với việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một vấn đề cá biệt dẫn đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, các sự tường thuật lịch sử có nhấn mạnh rằng cuộc tranh chấp là do có sự tranh giành trên nhiều vấn đề đa diện phức tạp. Tác giả Pike (1989:258) mô tả cuộc chiến tranh như phát sinh từ điều mà Trung Hoa đă xem như là “một loạt các hành động và chính sách khiêu khích về phía hà Nội”. Burton (1978-79:720) nói rằng “các vấn đề liên can đến cuộc tranh chấp Trung Hoa – Việt Nam có nhiều và phức tạp”. Duiker (1986:89) tin rằng “rơ ràng đă có nhiều yếu tố can dự vào sự sụp đổ trong các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam”. Một cuộc thảo luận về chiến tranh viện dẫn đến một cách ngôn của Trung Hoa rằng “cần hơn một ngày để tích lũy ba bộ Anh (feet) đá băng” (Lawson 1984:311), phù hợp với ư niệm rằng chính sự chồng chất dần dần các sự bất đồng về các vấn đề phức tạp sau rốt đă dẫn đến chiến tranh.
Cùng với việc làm gia tăng và tăng cường độ sự lo sợ và không tin tưởng, sự tích lũy vấn đề đă làm tăng thêm các vốn liếng của cuộc tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam. Các lợi lộc tiềm ẩn đối với Trung Hoa trong việc tham dự vào cuộc chiến – đẩy lùi bước tiến của Việt Nam tại Căm Bốt, giảm thiểu ảnh hưởng của Việt Nam và Sô Viết tại Đông Nam Á, bảo đảm chủ quyền trên các lănh thổ tranh chấp, và bảo vệ người gốc Trung Hoa sinh sống tại Việt Nam – cao hơn nhiều so với trước đây khi chỉ có một vấn đề duy nhất hay ít vấn đề nằm dưới sự tranh giành. Sự tích lũy các vấn đề làm gia tăng các lợi lộc tiềm ẩn của việc tham dự vào chiến tranh, nhiều phần làm gia tăng ư muốn của Trung Hoa để gánh chịu các phí tổn của chiến tranh t́m kiếm sự giải quyết vân đề thuận lợi xuyên qua sự áp đặt vũ lực.
Khi Việt Nam xâm lăng Căm Bốt, Trung Hoa đă lo sợ rằng sự thiếu sót không bày tỏ quyết tâm cũng sẽ dẫn dắt Việt Nam đẩy mạnh các đ̣i hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Nhiều tài liệu lịch sử khác về cuộc chiến có nhấn mạnh đến ư định được tuyên bố của Trung Hoa là để “dạy cho Việt Nam một bài học” (Duiker 1986; Cima 1989; Ross 1991:1172; Chen 1992:150-151; Hood 1992:50; Amer 1999:72). Các nhà lănh đạo Trung Hoa hy vọng sẽ chứng tỏ rằng Trung Hoa “không thể bị coi thường” (được trích dẫn trong sách của Garrett 1981:211) và rằng “bất kỳ sự thách đố nào đối với quyền lực của Trung Hoa tại Đông Dương sẽ thất bại” (nhân mạnh thêm, Ross 1991:1172) trong các sự hy vọng về việc ngăn chặn hơn nữa các nỗ lực của Việt Nam việc tái xét tinh trạng của bất kỳ vấn đề nào. Sự thất bại để trừng trị Việt Nam về việc đưa ra sự tuyên xác tư thế của nó liên quan đến Căm Bốt có thể đă dẫn (Trung Hoa lo sợ) đến các thách đố bổ túc trên các vân đề khác đang nằm dưới sự tranh giành.
Không phải chỉ riêng bản chất gai góc đặc biệt của sự tranh giành lănh thổ (Vasquez 1993) đă một ḿnh dẫn dắt đến cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam. Mặc dù các vần đề không gian đóng giữ một vai tṛ trong sự leo thang các quan hệ như đă thảo luận, các vấn đề khác cũng quan trọng như thế, nếu không phải c̣n quan trọng hơn, các tuyên xác về lănh thổ. Tác giả Kenny (2002:53) lập luận rằng liên minh của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, cuộc xâm lăng vào Căm Bốt, và sự ngược đăi người Hoa là “các nguyên do chính yếu” của cuộc chiến tranh trong khi các vấn đề lănh thổ đóng một “vai tṛ thứ yếu”. Sự sắp loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam như một sự tranh chấp về “chính sách” (Jones và các tác giả khác, 1996), một cách tương tự, chỉ cho thấy tầm quan trọng của sự tranh giành phi lănh thổ liên quan đến sự leo thang thành chiến tranh.
Hơn nữa, có các trường hợp các ṿng xoắn ốc sự việc leo thang thành chiến tranh trong đó lănh thổ không phải là một vấn đề của sự tranh giành. Thí dụ, sự tham dự vào cuộc tranh giành tư thế và sự tích lũy sự tranh chấp về vấn đề ư thức hệ đi trước sự can dự của Thái Lan vào Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́. Phần kế tiếp tái duyệt một cách ngắn gọn các động lực xoắn ốc sự việc trong khung cảnh của cuộc tranh giành phi lănh thổ giữa Thái lan và Việt Nam.
Sự Can Dự Của Thái Lan vào Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
Trong một thời kỳ tiên khởi của sự đối đầu trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín (Thompson 2001), Thái Lan (Xiêm La) và Việt Nam tranh giành ảnh hưởng trên Căm Bốt và Lào (Seekins 1990:14-15; Dommen 1994:3). Cuộc tranh giành như thế bị xẹp xuống khi Pháp thay thế Xiêm La như một quyền lực thống trị trong vùng và tạo lập ra cái gọi là Liên Bang Đông Dương bao gồm Căm Bốt, Lào, và Việt Nam hồi cuối thế kỷ thứ mười chín (Buttinger 1972:63; Savada 1994:xxx). Song Xiêm La vẫn giữ các tham vọng về việc thiết lập quyền bá chủ trong vùng. Trong Thế Chiến II, xuyên qua sự trợ giúp của Nhật Bản, Thái Lan đă có thể thu hồi tam thời một số sự kiểm soát đă mất đi của nó trên Lào và Căm Bốt từ Pháp (Wilson 1970:26-30; Seekins 1989:29-30). Tiếp theo sự kết thúc chiến tranh, Thái Lan khởi sự để tái thiết ḿnh ḿnh như “kẻ đứng đầu trong số các dân tộc độc lập” tại Đông Nam Á (Nuechterlein 1965:94, 138). Đặc biệt hy vọng dành lại ảnh hưởng trên Lào và Căm Bốt, Thái Lan đă ủng hộ một mưu toan đảo chính tại Lào, cung cấp cho chính quyền của Sihanouk tại Căm Bốt các vũ khí và đạn dược, và đă đề xuất một sự thống hợp các nước Lào, Căm Bốt, và Thái Lan (Fineman 1997).
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có các khát vọng lănh đạo trong vùng. Kể từ thập niên 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương sự thành lập một biên bang giữa Căm Bốt, Lào, và Việt Nam. Điều này được phát biểu sau năm 1951 như một mục đích của công tác tiến tới sự thành lập một “mối quan hệ đặc biệt” thời hậu giải thực (after decolonization) trong đó Việt Nam sẽ lănh đạo một liên bang Đông Dương bao gồm cả Căm Bốt và Lào (Duiker 1986:65-66; Pike 1987:206; Cima 1989:214).
Cùng với sự cạnh tranh liên can đến sự lănh đạo trong vùng, Thái Lan và Việt Nam đă trở thành các kẻ cạnh tranh về ư thức hệ tiếp theo sau sự thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa như một quốc gia cộng sản trong năm 1954. Các nhà lănh đạo Thái được thuyết phục rằng Trung Hoa và bắc Việt Nam Cộng Sản đặt ra các sự đe doa lớn lao nhất cho nền an ninh quốc gia của họ. (Nuechterlein 1965:139). Các sự lo sợ về uy thế Việt Nam được nâng cao xuyên qua sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á thúc đẩy Thái Lan hoạt động hướng đến việc ngăn cản sự thiết lập các chế độ cộng san/ bổ túc trong vùng. Thí dụ, vào năm 1960, Thủ Tướng Thái Lan Sarit Thanarat kết luận rằng sự thất bại trong việc thiết lập một chế độ chống cộng sản tại Lào sẽ làm cho Lào rơi vào các khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa và Bắc Việt Nam (Nuechterlein 1965). Hậu quả, Thái Lan ủng hộ các nỗ lực để dựng lên một chế độ thân thiện về mặt ư thức hệ tại Lào hầu ngăn chặn Việt Nam khỏi việc dành đoạt được đ̣n bẩy trên sự cạnh tranh về tư thế xuyên qua sự làn tràn hơn nữa chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á.
Tiềm năng cho sự thống nhất Việt Nam dưới chế độ cộng sản mâu thuẫn với các mục đích ư thức hệ của Thái lan và sẽ nâng cao uy thế trong vùng của Việt Nam. Cả các lời tuyên xác về ư thức hệ lẫn tư thế đo đó bị lâm nguy. Hơn nữa, điều được tin tưởng rằng sự thành công của Bắc Việt có thể tạo ra một hiệu ứng dây chuyền (domino effect) trong đó có thêm các quốc gia trong vùng sẽ rơi vào tay cộng sản chủ nghĩa (Weatherbee 2008:112). Cuộc chạm trán quân sự hóa có thể làm nản ḷng hơn nữa các mưu toan tương lai của chủ nghĩa xét lại trong đó Việt Nam sẽ t́m kiếm một cách táo bạo các mục đích ư thức hệ và tư thế bằng việc tuyên truyền rằng sẽ có các tổn phí gắn liền với một thái độ như thế.
Thái Lan trở nên dính líu một cách trực tiếp trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nh́, đóng góp hơn 11,000 binh sĩ cho nỗ lực quân sự ở đỉnh cao nhất của sự can dự tại Việt Nam (Weatherbee 2008:350). Sự vắng bóng sự tranh chấp lănh thổ giữa Thái Lan và Việt Nam chứng tỏ rằng chiến tranh có thể xảy ra do các ṿng xoắn ốc sự việc ngay dù có sự vắng mặt của sự tranh giành về lănh thổ. Tương tự như Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, sự dính líu của Thái Lan vào Chiến Tranh Việt Nam là do sự tranh giành trên các vấn đề đa diện phức tạp và từ sự lo sợ về các hậu quả nếu không biểu lộ quyết tâm.
Kết Luận
Các quốc gia tranh giành trên một loat các vấn đề. Các học giả đă khảo sát các sự khác biệt xuyên suốt các vấn đề liên quan đến xác xuất của sự tranh chấp được quân sự hóa và đă xác định rằng các sự tranh căi về lănh thổ có nhiều khả tính để leo thang thành chiến tranh hơn là các sự tranh căi về chính sách hay chế độ (Hensel 1996; Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế chứng tỏ rằng có sự hữu dụng để khảo sát sự biến đổi vấn đề liên quan đến sự cạnh tranh liên quốc gia.
Song thay v́ chiến tranh trên một vấn đề này hay vấn đề kia, chiến tranh đôi khi có thể là kết quả của một tiến tŕnh năng động trong đó các vấn đề đa diện phức tạp được tích lũy theo thời gian. Nó có thể là sự cạnh tranh trên vấn đề nhiều kích thước hơn là sự cạnh tranh trên một loại vấn đề cá biệt có kuynh hướng dẫn đến chiến tranh. Trong cuộc nghiên cứu này, điều được lập luận rằng chiến tranh đôi khi là kết quả của một ṿng xoắn ốc sự việc – một tiến tŕnh năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi các vấn đề phức tạp tích dồn lại. Sự thiết lập sự bất đồng trên vấn đề và sự phát triển một h́nh ảnh kẻ thù về “nước khác” có thể dẫn dắt các quốc gia hành xử một cách gây hấn về các vấn đề mới hầu dành đoạt được một lợi thế trên đối thủ của một nước hay để ngăn cản “nước khác” không được hành động như thế. Các hành động như thế góp phần vào sự củng cố nhận thức rằng “nước khác” có các ư định thù nghịch liên quan đến các sự bất đồng đă được tạo dựng lên trước đây. Các vấn đề mới cũng có thể phát sinh khi mà sự phát triển h́nh ảnh kẻ thù đưa đến một sự tái lượng giá nguyên trạng. Khi các vấn đề chồng chất, sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể kết luận rằng “nước khác” là vấn đề chính trong việc giải quyết mọi sự bất đồng. Sự tích lũy vấn đề cũng làm gia tăng các vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh và hậu quả làm gia tăng sự sẵn ḷng của các quốc gia để tham dự vào chiến tranh bởi tiềm năng của việc đạt được các lợi lộc nâng cao. T́m cách để biểu lộ quyết tâm, một quốc gia có thể khởi động cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô rộng lớn phản ứng lại một đối thủ đưa ra các đ̣i hỏi của nó trên một vấn đề nhằm ngăn cản sự tham dự sâu xa hơn vào thái độ xét lại của một nước cạnh tranh trên các vấn đề khác nằm dưới sự tranh chấp.
Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 hỗ trợ cho các ước vọng của quan điểm ṿng xoắn ốc sự việc. Các sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển các bất đồng bổ túc. Sự cạnh tranh tư thế của Trung Hoa với Việt Nam và Liên Bang Sô Viết dẫn đến sự phát triển các sự tranh căi về Quần Đảo Hoàng sa và Quần Đảo Trường Sa trong đó mỗi bên t́m cách gia tăng khả năng của ḿnh để ảnh hưởng các hoạt động trong vùng xuyên qua việc nâng cao sự hiện diện của họ tại Biển Nam Hải. Hơn nữa, Trung Hoa tham dự vào chiến dịch Hoàng Sa để chặn đường Việt Nam khỏi việc mở rộng chủ quyền lănh thổ sau khi Việt Nam đă tiết lộ các tham vọng lănh thổ gây hấn của nó (như nhận thức bởi Trung Hoa) do các sự tranh luận về Vinh Bắc Việt và biên giới trên đất liền trước đây. Tưong tự, sự chiếm đóng của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên quần đảo Trường Sa một phần là để ngăn chặn sự giành giựt lănh thổ hơn nữa của Trung Hoa sau chiến dịch Hoàng Sa.
Sự cạnh tranh trên Căm Bốt xuất hiện một phần bởi cả Trung Hoa và liên minh Sô Viết – Việt Nam t́m cách dành đoạt đ̣n bẩy trên cuộc tranh chấp về vấn đề tư thế đă được tạo dựng lên trước đây. Mỗi bên cũng nghi ngờ các ư định của bên kia về Kampuchea do các sự bất đồng về lănh thổ. Tranh căi về căn cước cũng xuất hiện một cách tương tự một phần từ các sự bất đồng trước đây trong đó Việt Nam đă toan tính để dành đoạt một lợi thế trong cuộc tranh chấp biên giới trên đất liền bằng cách trục xuất người gốc Trung Hoa ra khỏi các khu vực tranh căi.
Các vấn đề mới cũng xuất hiện một phần do sự tái lượng giá nguyên trạng tiếp theo sau sự tạo dựng lên các h́nh ảnh kẻ thù. Biên giới vô định h́nh đă không bị nh́n như rắc rối đặc biệt cho đến sau khi có sự suy sụp trong các quan hệ tiếp theo sự xuất hiện của sự cạnh tranh về tư thế và sự phát triển một t́nh trạng đối tranh. Sự hiện diện đông đảo của người gốc Trung Hoa tại Việt Nam một cách tương tư cũng không bị nh́n là đe dọa đặc biệt cho đến sau khi Trung Hoa và Việt Nam khởi sự nh́n nhau như kẻ thù và các nhà lănh đạo Việt Nam lo sợ rằng người Hoa có thể làm phương hại đến an ninh nội bộ trong trường hợp có chiến tranh với Trung Hoa.
Sự thiết lập các bất đồng mới đă góp phần vào t́nh trạng suy sụp của các quan hệ liên quan đến các vấn đề đă được dựng lên trước đây. Khi các bất đồng về lănh thổ xuất hiện, Việt Nam đă hướng đến Liên Bang Sô Viết để có sự ủng hộ, theo đó càng tăng cường các nỗi lo sợ của Trung Hoa liên can đến sự bao vây và làm tăng cường độ cho sự cạnh tranh tư thế. Chính sách của Việt Nam về việc trục xuất các cư dân phi Việt Nam tại các khu vực tranh căi, hơn nữa, đă góp phần cho sự leo thang các quan hệ dọc theo biên giới (có nghĩa, sự gia tăng cường độ của cuộc tranh căi về biên giới).
Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam đi theo một khuôn mẫu tổng quát trong đó các mức độ thù nghịch gia tăng khi các vấn đề đuợc tích lũy lại. Trung Hoa và Việt Nam đă ở vào t́nh trạng ḥa b́nh với nhau hồi đầu thập niên 1970. Các cuộc đụng độ ở biên giới đă khởi sự trong năm 1973 và đă gia tăng về cường độ và tần số khi các vấn đề chồng chất nhau. Bẩy vấn đề đă ở trên nghị tŕnh khi Trung Hoa và Việt Nam sau hết đă tham dự vào chiến tranh trong năm 1979.
Các vấn đề mới phát sinh từ các bất đồng trước đây mang một tầm quan trọng cho tự bản thân chúng một khi được thiết lập và mỗi sự bất đồng trên vấn đề đều đă đóng phần vào sự bùng nổ của chiến tranh. Khác hơn cuộc xung đột quân sự hóa chính yếu trên một vấn đề cá biệt, các vấn đề tư thế, lănh thổ, và căn cước đều đă tiếp sức cho t́nh trạng suy sụp của các quan hệ. Sự tích lũy các vấn đề đă không chỉ làm gia tăng sự căng thẳng, nó cũng c̣n làm gia tăng các lợi lộc tiềm ẩn của sự chiến thắng cuộc chiến, nâng cao sự sẵn ḷng của Trung Hoa để phát khởi cuộc xung đột quân sự hóa.
Khi sự căng thẳng và tính hợp lư của việc tham dự vào cuộc xung đột quân sự hóa quy mô gia tăng do động lực xoắn ốc các sự việc, Trung Hoa đă khởi động cuộc chiến tranh để “dạy cho Việt Nam một bài học” tiếp theo sau cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt. Sự thiếu sót không biểu lộ quyết tâm trên một vấn đề gai góc có thể mời gọi đối thủ của một nước đưa ra các sự đ̣i hỏi của nó trên các vấn đề bổ túc. Trong việc phát khởi chiến tranh, Trung Hoa đă t́m cách biểu lộ rằng các toan tính để xét lại sẽ gặp thất bại nhằm làm nản ḷng Việt Nam khỏi việc đẩy ra các sự tuyên xác của nó trên các vấn đề khác cũng đang nằm duơi sự tranh chấp.
Sự phân tích nêu ư kiến rằng khác hơn việc khảo sát cuộc xung đột quân sự hóa từ một quan điểm tĩnh và trong sự liên quan với vấn đề có tầm quan trọng chính yếu đang bị đe dọa rằng có thể đôi khi cần đến việc khảo sát các quan hệ liên quốc gia năng động và cuộc tranh chấp trên vấn đề đa chiều kích. Lập luận của tôi phù hợp với “kiểu mẫu núi lửa: volcano model” của sự đối địch bền bỉ trong đó sự căng thẳng được xây đắp (khi các vấn đề chồng chất lên nhau) cho đến khi có một sự phát nổ (sự bùng nổ cuộc tranh chấp quân sự hóa nghiêm trọng) (Goerts và Diehl 1998; Diehl và Goertz 2000:168-172). Điều này tương hợp với một khuôn mẫu gia tăng hay lồi (ph́nh) ra của sự tiến hóa t́nh trạng đối đầu trong đó các mức độ thù nghịch gia tăng với thời gian hay gia tăng tới một điểm sau đó sự đối đầu “tàn lụi đi” (Diehl và Goertz 2000:169-172). Sự tích lũy vấn đề diễn ra một cách mau chóng trên sự thiết lập t́nh trạng đối đầu có thể giúp vào việc giải thích các trường hợp tranh chấp được quân sự hóa và chiến tranh diễn ra gần với sự phát sinh t́nh trạng đối đầu, sau đó các mức độ thù nghịch có thể trồi sụt quanh một mức độ đối đầu căn bản ngăn cấm sự tích lũy hơn nữa.
Quan điểm ṿng xoắn ốc sự việc chiếu sáng tầm quan trọng của việc giải quyết các bất đồng khởi thủy một cách mau chóng với xác xuất rằng sự thiếu sót để làm như thế sẽ dẫn tới sự tích lũy các vấn đề thêm nữa, sự leo thang, và cuộc xung đột được quân sự hóa. Một khi một ṿng xoắn ốc đă được vặn cho chuyển động, bởi các mức độ gia tăng của sự thù nghịch và không tin tưởng, xác xuất ngày càng trở nên số không cho sự thành công của bất kỳ cuộc điều giải nào. Nếu các nỗ lực điều giải tiên khởi thất bại, có thể chỉ sau cuộc xung đột bền bỉ và sự thất bại để giải quyết các vấn đề xuyên qua các sự sử dụng vũ lực, khi đó các quốc gia có thể mới đi đến sự kết luận rằng sự thỏa hiệp đáng được mong ước hơn là sự tiếp tục cuộctranh chấp (Grieg 2001).
Sự gai góc của vấn đề có thể ảnh hưởng đến xác xuất rằng một ṿng xoắn ốc sự việc sẽ leo thang thành chiến tranh. Dự án ICOW đă phát triển các biện pháp để đo lường các mức độ gai góc hữu h́nh và vô h́nh cho các vấn đề địa chính trị (Hensel và Mitchell 2005). Cuộc xung đột quân sự hóa nhiều phần xảy ra hơn trên các sự tuyên xác địa chính trị có độ gai góc cao hơn các sự tuyên xác về địa chính trị ít gai goc hơn (Hensel và các tác giả khác 2008). Phát triển các phương thức để đo lường sự gai góc của các vấn đề phi lănh thổ sẽ cần thiết để khảo sát trọn vẹn các ảnh hưởng của sự gai góc của vấn đề trên động lực của các ṿng xoắn ốc sự việc trong đó các quốc gia cạnh tranh trên cả các vấn đề lănh thổ lẫn phi lănh thổ.
Cùng với việc phát triển các phương cách thêm nữa để khảo sát sự gai góc của vấn đề, có các đường lối khác cho sự khảo sát tương lai. Nhiều câu hỏi vẫn c̣n chưa được trả lời, bao gồm, điều ǵ gây ra sự tạo dựng lên một sự bất đồng trên vấn đề ban đầu? Các chiến lược nào mà các quốc gia có thể sử dụng để ngăn chặn sự tích lũy các vấn đề? Làm sao các quốc gia có thể quản trị một cách hiệu quả các tuyên xác tiếp diễn phức tạp? Các câu hỏi này và các câu hỏi khác sẽ cần được nhắm đến hầu tiến bước tới một sự hiểu biết đầy đủ hơn không chỉ các nguyên do của sự tranh chấp, mà c̣n cả các điều kiện cần thiết cho sự thiết lập nền ḥa b́nh bền vững./-
_____
CHÚ THÍCH:
1. Trung Hoa loan báo rằng họ đă triệt thoái các lực lượng vào ngày 5 Tháng Ba, nhưng giao tranh tiếp diễn cho đến khi sự triệt thoái được hoàn tất vào ngày 17 Tháng Ba. Xem Pike (1987: 220-221).
2. Một vấn đề được xác định cho mỗi quốc gia liên quan đến mỗi cuộc tranh chấp từ 1816 đến 1992. Đến hai vấn đề được ghi ám hiệu cho mỗi quốc gia liên quan đến mỗi cuộc tranh chấp từ 1993 đến 2001. Xem Ghosn và các tác giả khác.
3. Tương tự, Wendt (1999) lập luận rằng việc tŕnh bày “nước khác” như một kẻ thù có thể dẫn đến các quốc gia có các quyền lợi trên nguyên trạng (status quo) hành động như các nước xét lại dựa trên nguyên tắc “giết hay bị giết chết”.
Leng (1983) lập luận rằng các quốc gia “học được” rằng phải trả giá khi tham dự vào hành vi cưỡng bách trên các cuộc khủng hoảng tái diễn nhiều lần. Tuy nhiên, các nước tranh đua, có thể hành động một cách xâm lấn trước khi có sự khai mào của cuộc khủng hoảng mà đối thủ của một nước có thể dành được ưu thế trên một vấn đề mới nếu họ không hành động phủ đầu. Tác phong như thế có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong đó sự điều hành khủng hoảng kém có thể góp phần làm trầm trọng hơn nữa các quan hệ.
4. Thí dụ, sự đối tranh giữa Chile và Peru (Thompson 2001), bắt đầu như một cuộc tranh giành tư thế trong năm 1832 tập trung vào sự cạnh tranh trên việc thiết lập sự chế ngự chính trị và thương mại vùng Duyên Hải Thái B́nh Dương (Pacific Coast) (Collier 2003: 51-52) với sự tranh chấp về không gian (spatial conflict) liên can đến miền Tacna-Arica trong Sa Mạc Atacama Desert (Dennis 1931) sau này chồng chất lên.
5. Các nhà lănh đạo chính trị có thể lo sợ rằng các cá nhân cùng chủng tộc của một đối thủ có thể biến thành “đội quân thứ năm”. Trên sự ḥa dịu các quan hệ giữa Trung Hoa và Thái Lan tiếp theo sau sự thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, thí dụ, các nhà lănh đạo Thái Lan đă bày tỏ sự quan ngại rằng nhóm dân thiểu số Trung Hoa tại Bangkok có thể tham gia vào hoạt động khuynh đảo (Shinn 1989: 214). Các sự lo sợ như thế có để dẫn đến hay trợ lực cho sự trấn áp. Sự trấn áp tập thể người Việt Nam tại Căm Bốt dưới thời trị v́ của Pol Pot, thí dụ, được khẳng định một phần trên việc loại trừ các kẻ thù có thể trở thành đội quân thứ năm t́m cách phá hoại hay lật đổ chế độ (Nguyen-Vo 1992: 83). Sự đối xử vô nhân đạo đối với người Việt Nam tại Căm Bốt đă trở thành một nguồn gốc của sự va chạm ngoại giao giữa Căm Bốt và Việt Nam, dẫn đến cuộc xâm lăng của Việt Nam trong năm 1978 (Haas 1991: 59).
6. Sự chồng chất của sự tranh chấp lănh thổ giữa các nước đối tranh dành tư thế đă xảy ra, thí dụ, giữa Chile và Peru (như được ghi nhận trong chú thích số 4) ngay trước khi có cuộc Chiến Tranh Thái B́nh Dương (War of the Pacific).
7. Một quốc gia nhấn mạnh các đ̣i hỏi của nó trên một vấn đề khi đang có các sự bất ḥa đa tầng phức tạp tiếp diễn ít có xác xuất khiêu dẫn một sự đáp ứng quân sự hóa nếu vấn đề tranh căi ít gai góc hơn.
8. Tới hai vấn đề được ghi ám hiệu cho một quốc gia liên quan đến mỗi vụ tranh chấp từ 1993 đến 2001. Xem Ghosn và các tác giả khác (2004).
9. Đường hướng nghiên cứu này đă chứng tỏ rằng có các sự khác biệt theo kinh nghiệm, quan trọng giữa các sự đối tranh về tư thế và không gian. Thí dụ, sự đối tranh tư thế nhiều phần dẫn đến chiến tranh với một nước khác qua việc nối kết với một tranh chấp đang tiếp diễn, trong khi các cuộc chiến tranh giữa các đối thủ về không gian có khuynh hướng bao gồm cả hai [sự việc] (dyadic) hơn (Colaresi và các tác giả khác 2008).
10. Có chín mươi mốt cuộc tranh giành bị thúc đẩy bởi một loại vấn đề duy nhất.
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Amer, Ramses (1991) The Ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese Relations. Kuala Lumpur: Forum.
Amer, Ramses. (1999) Sino-Vietnamese Relations: Past, Present and Future. Trong quyển Vietnamese Foreign Policy in Transition, đồng chủ biên bởi Carlyle A. Thayer và Ramses Amer. New York: St. Martin’s Press.
Benoit, Charles. (1981) Vietnam’s ‘Boat People. Trong quyển The Third Indochina Conflict, chủ biên bởi David W. P. Elliot, Boulder: Westview Press.
Ben-Yehuda, Hemda. (2004) Territoriality and War in International Crises: Theory and Findings, 1918-2001. International Studies Review 6 (4): 85-105.
Burton, Bruce. (1978-79) Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War. International Journal 34: 699-722).
Buttinger, Joseph. (1972) A Dragon Defiant: A Short History of Vietnam. New York: Praeger.
Chang, Pao-Min. (1986) The Sino-Vietnamese Territorial Dispute. Washington, DC: Center for Strategic Studies.
Chen, King C. (1987) China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications. Stanford: Hoover Institution Press.
Chen, Min. (1992) The Strategic Triangle and Regional Conflict: Lessons from the Indochina Wars. Boulder: Lynne Rienner.
Cima, Ronald J. (1989) Government and Politics. Trong quyển Vietnam: A Country Study, biên tập bởi Ronald J. Cima, Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Colaresi, Michael P., Karen Rasler, and William R. Thompson. (2008) Strategic Rivalries in World Politics: Position, Space and Conflict Escalation. Cambridge: Cambridge University Press.
Collier, Simon. (2003) Chile: the Making of a Republic, 1830-1865. Cambridge: Cambridge University Press.
Dennis, William Jefferson. (1931) Tacna and Arica: An Account of the Chile-Peru Boundary Dispute and of the Arbitration by the United States. New Haven: Yale University Press.
Dommen, Arthur J. (1994) Historical Setting: Trong quyển, Laos: A Country Study, biên tập bởi Andrea Matles Savada. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Dryer, David R. (2010) Issue Conflict Accumulation and the Dynamics of Strategic Rivalry. International Studies Quarterly 54 (3): 781-797.
Duiker, William. (1986) China and Vietnam: The Roiots of Conflict. Berkeley: University of California Press.
Elliot, David W. P. (1981) The Third Indochina Conflict: Introduction. Trong quyển The Third Indochina Conflict, biên tập bởi David W. P. Elliot. Boulder: Westview Press.
Fineman, Daniel. (1997) A special Relationship: The United States and Military Government in Thailand, 1947-1958. Honolulu: University of Hawai’i Press.
Finlay, David J., Ole R. Holsti, and Richard R. Fagen. (1967) Enemies in Politics. Chicago: Rand-McNally.
Fravel, Taylor. (2008) Strong Borders Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes. Princeton: Princeton University Press.
Garrett, Banning. (1981) The Strategic Triangle and the Indochina Crisis. Trong quyển The Third Indochina Conflict, biên tập bởi David W. P. Elliot. Boulder: Westview Press.
Ghosn, Faten, Glenn Palmer, and Stuart Bremer. (2004) The MID3 Data Set, 1993-2001: Procedures, Coding Rules, and Description. Conflict Management and Peace Science 21 (2): 133-154.
Gilks, Ann. (1992) The Breakdown of the Soviet-Vietnamese Alliance. Berkeley: Institute of East Asian Studies.
Goertz, Gary, and Paul F. Diehl. (1998) The Volcano Model and Other Patterns in the Evolution of Enduring Rivalries. Trong quyển The Dynamics of Enduring Rivalries, biên tập bởi Paul F. Diehl. Urbana: University of Illinois Press.
Grieg, J. Michael. (2001) Moments of Opportunity: Sources of Ripeness for International Mediation Between Enduring Rivals. Journal of Conflict Resolution 45 (6): 691-718.
Haas, Michael. (1991) Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard. New York: Praeger.
Hensel, Paul R. (1996) Charting a Course to Conflict: Territorial Issues and Interstate Conflict, 1816-1992. Conflict Management and Peace Science 15 (1): 43-73.
Hensel, Paul R. (2000) Territory: Theory and Evidence on Geography and Conflict. Trong quyển What Do We Know About War?, biên tập bởi John A. Vasquez. Lanham: Rowman and Littlefield.
Hensel, Paul R. (2001) Contentious Issues and World Politics: The Management of Territorial Claims in the America, 1816-1992. International Studies Quarterly 45 (1): 81-109.
Hensel Paul R., and Sara McLaughlin Mitchell. (2005) Issue Indivisibilty and Territorial Claims. GeoJournal 64 (4): 275-285.
Hensel Paul R., Sara McLaughlin Mitchell, Thomas E. Sowers II, and Clayton L. Thyne. (2008) Bones of Contention: Comparing Territorial, Maritime, and River Issues. Journal of Conflict Resolution 52 (1): 117-143.
Holsti, Ole R. (1962) The Belief System and national Images: A Case Study. Journal of Conflict Resolution 6 (3): 244-252.
Holsti, Ole R. (1967) Cognitive Dynamics and Images of the Enemy. Journal of International Affairs 21 (1): 16-39.
Hood, Steven J. (1992) Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War. Armonk: M. E. Sharpe.
Huth, Paul K. and Tođ L. Allee. (2002) The Democratic Peace and Territorial Conflict in the Twentieth Century. New York: Cambridge University Press.
Jervis, Robert. (1976) Perception and Misperception in International Politics. Princeton: Princeton University Press.
Jervis, Robert, Richard Ned Lebow, and Janice Gross Stein. (1985) Psychology and Deterrence. Baltimore: John Hopkins University Press.
Jones, Daniel M., Stuart A. Bremer, and J. David Singer. (1996) Militarized Interstate Disputes, 1816-1992: Rationale, Coding Rules, and Empirical Patterns. Conflict Management and Peace Science 15 (2): 163; 216.
Kenny, Henry. (2002) Shadow of the Dragon: Vietnam’s Continuing Struggle with China and the Implications for U.S. Foreign Policy. Washington, DC: Brassey’s.
Kissinger, henry. (1979) The White House Years. Boston: Little, Brown.
Lawson, Eugene K. (1984) The Sino-Vietnamese Conflict. New York: Praeger.
Leng, Russell J. (1983) Will They Ever Learn? Coercive Bargaining in Recurrent Crises. Journal of Conflict Resolution 27 (3): 379-419.
Lo, Chi-Kin. (1989) China’s Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands. London: Routledge.
Mansbach, Richard W. , and John A. Vasquez. (1981) In Search of Theory: A New Paradigm for Global Politics. New York: Columbia University press.
Mitchell, Sara McLaughlin, and Cameron G. Thies. (2010) Issue Rivalries. Conflict Management and Peace Science. Sắp phát hành.
Morgenthau, Hans. (1948) Politics Among Nations: The Struggle for Power and Peace. New York: Random House.
Mulvenon, James. (1995) The Limits of Coercive Diplomacy: the 1979 Sino-Vietnamese Border War, Journal of Northeast Asian Studies 14 (3): 68-89.
Nguyên, Lien-Hang T. (2006) The Sino-Vietnamese Split and the Indochina War, 1968-1975. Trong quyển The Third Indochina War: Conflict between China, Vietnam and Cambodia, 1972-79, đông biên tập bởi Ođ Arne Westad và Sophie Quinn-Judge. London: Routledge.
Nguyễn-Vơ, Thu-Hương. (1992) Khmer-Viet Relations and the Third Indochina Conflict. Jefferson: McFarland & Company.
Nuechterlein, Donald E. (1965) Thailand and the Struggle for Southeast Asia. Ithaca: Cornell University.
Pike, Douglas. (1987) Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance. Boulder: Westview.
Pike, Douglas. (1989) National Security. Trong quyển Vietnam: A Country Study, biên tập bởi Ronald J. Cima, Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Ray, Hemen. (1983) China’s Vietnam War. New Delhi: Radiant.
Rich, Norman. (2003) Great Power Diplomacy Since 1914. New York: McGraw Hill.
Rider, Toby J. (2009) Understanding Arms Race Onset: Rivalry, Threat, and Territorial Competition. Journal of Politics 71 (2): 693-703.
Ross, Robert S. (1988) The Indochina Triangle: Vietnam Policy, 1975-1979. New York: Columbia University Press.
Ross, Robert S. (1991) China and the Cambodian Peace Process: the Value of Coercice Diplomacy. Asian Survey 31 (12): 1170-1185.
Russett, Bruce, and John R. O’Neal. (2001) Triangulating Peace: Democracy, Interdependence , and International Organizations. New York: W. W. Norton.
Savada, Andrea Matles. (1994) Introduction. Trong quyển, Laos: A Country Study, biên tập bởi Andrea Matles Savada. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Seekins, Donald M. (1989) Historical Setting. Trong quyển Thailand: A Country Study, biên tập bởi Barbara Leitch Lepoer.. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Seekins, Donald M. (1990) Historical Setting. Trong quyển Cambodia: A Country Study, biên tập bởi Russell R. Ross. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Senese, Paul D. (1996) Geographical Proximity and Issue Salience: Their Effects on the Escalation of Militarized Conflict. Conflict Management and Peace Science 15 (2): 133-161.
Senese, Paul D. and John . Vasquez. (2008) The Steps to War: An Empirical Study. Princeton: Princeton University Press.
Shinn, Rinn-Sup. (1989) Government and Politics. Trong quyển Thailand: A Country Study, biên tập bởi Barbara Leitch Lepoer.. Washington, DC: Headquarters, Dept. of the Army.
Silverstein, B., and R. R. Holt. (1989) Research on Enemy Images: Present Status and Future Prospects. Journal of Social Issues 45 (2): 159-175.
Thompson, William R. (1995) Principal Rivalries. Journal of Conflict Resolution 39 (2): 195-223.
Thompson, William R. (2001) Identifying Rivals and Rivalries in World Politics. International Studies Quarterly 45 (4): 557-586.
Turley, William S., and Jeffrey Race. (1980) The Third Indochina War. Foreign Policy 38 (Spring): 92-116.
Vasquez, John A. (1993) The Steps to War. Cambridge: Cambridge University Press.
Vasquez, John A., and Mary T. Henehan. (2001) Territorial Disputes and the Probability of War, 1816-1992. Journal of Peace Research 38 (2): 123-138.
Vasquez, John Ạ, and Brandon Valeriano. (2008) Territory as a Source of Conflict and a Road to Peace. Trong quyển Sage Handbook on Conflict Resolution, đồng biên tập bởi Jacob Bercovitch, Victor Kremenyuk and I. William Zartman. Newbury Park: Sage Publications.
Walter, Barbara F. (2003) Explaining the Intractability of Territorial Conflict. International Studies Review 5 (4): 137-153.
Weatherbee, Donald E. (2008) Historical Dictionary of United States – Southeast Asia Relations. Lanham: The Scarecrow Press.
Wendt, Alexander. (1999) Social theory of International Politics. Cambridge: Cambridge University Press.
Wilson, David A. (1970) The United States and the Future of Thailand. New York: Praeger.
Womack, Brantly. (2006) China and Vietnam: The Politics of Asymmetry. Cambridge: Cambridge University Press.
____
Nguồn: David R. Dreyer, One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War, Foreign Policy Analysis (2010) 6, 297-315.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
13/12/2010
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2010