Lori Fisler Damrosch* &

Berbard H. Oxman*

American Journal of International Law, Editors

 

GIỚI THIỆU HỘI LUẬN VỀ
 

BIỂN NAM TRUNG HOA

CỦA CÁC CHỦ BIÊN

 

Ngô Bắc dịch

Lời Người Dịch

 

       Tạp Chí Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (The American Journal of International Law), của Hiệp Hội Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (American Society of International Law), tạp chí hàng đầu và lâu đời của Hoa Kỳ về luật quốc tế, trong Tập (Vol.) 107, Số 1 (Tháng Một 2013), có mở một cuộc Hội Luận về Biển Nam trung Hoa (AGORA: The South China Sea).

 

Mở đầu là phần giới thiệu của các chủ biên Lori Fisler Damrosch và Bernard H. Oxman, nói rằng các bất đồng giữa các quốc gia giáp ranh với Biển Nam trung Hoa đặt ra các vấn đề pháp lư phức tạp khác thường.  Để giúp cho các độc giả tiện theo dơi ba bài nghiên cứu tham gia hội luận, các chủ biên đă tŕnh bày một bản đồ Biển Nam Trung Hoa bằng màu của hai vị giáo sư, Clive Schofield và Andi Arsana thuộc Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi về An Ninh và Các Tài Nguyên Đại Dương (Australian National Centre for Ocean Resources and Security: ANCORS và một bảng liệt kê tên gọi 4 nhóm đảo chính (Paracel, Spratly, Pratas, và Macclesfield Bank) cùng Băi Cạn Scarborough bằng tiếng Anh, Việt, Phi Luật Tân, Hán.

 

Ba bài nghiên cứu trong cuộc Hội Luận là:

 

1.      The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications (Đường Chín Vạch tại Biển Nam Trung Hoa: Lịch Sử, Quy Chế và Các Hàm Ư) của các tác giả Zhiguo Gao và Bing Bing Jia, các trang 98-124.  Cũng giống như hầu hết các tác giả Trung Quốc khác bênh vực cho lập trường của Trung Quốc, bài viết không trưng được các bằng chứng khả dĩ chấp nhận được về mặt pháp lư, chủ quyền của Trung Quốc, dựa trên các điều mà hai tác giả gọi là “các quyền lịch sử” và bản đồ đường chín vạch.  Bài nghiên cứu này đă không được dịch nơi đây.

 

2.      A Legal Analysis of China's Historic Rights Claim in the South China Sea (Một Sự Phân Tích Pháp Lư Sự Tuyên Nhận Các Quyền Lịch Sử của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa) của hai tác giả, Florian Dupuy, thành viên của Tổ Hợp Luật Quốc Tế Độc Lập LALIVE tại Genève, Thụy Sĩ và Pierre-Marie Dupuy, Giáo Sư Đại Học University of Paris, các trang 124-141.  Các tác giả đă kết luận một cách chắc nịch rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc không hội đủ các tiêu chuẩn của công pháp quốc tế.  Gió O đăng tải nơi đây bản dịch của bài nghiên cứu này và bài nghiên cứu kế tiếp.

 

3.      The UN Convention on the Law of the Sea and the Maritime Disputes in the South China Sea (Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và Các Sự Tranh Chấp về Biển tại Biển Nam Trung Hoa) của Robert Beckman, Giám Đốc Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, các trang 142-163. 

 

Một mặt, tác giả Beckman nh́n nhận rằng “trừ khi Trung Quốc quyết định đặt các sự tuyên nhận về biển của nó sao cho phù hợp với Công Ước UNCLOS, các sự khác biệt nghiêm trọng sẽ vẫn tồn tại giữa lập trường của Trung Quốc và lập trường của Phi Luật Tân và Việt Nam về việc Công Ước UNCLOS phải được áp dụng ra sao đối với các sự tuyên nhận về biển tại Biển Nam Hải.  Nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định các sự tuyên nhận của nó đối với không gian hàng hải trong một cung cách mà Phi Luật Tân và Việt Nam tin rằng không phù hợp với Công Ước UNCLOS, phương sách duy nhất của họ có thể làm là cố gắng đưa Trung Quốc ra trước một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế để giành được một phán quyết ràng buộc về pháp lư rằng các hành động của Trung Quốc là trái với Công Ước UNCLOS.

 

Mặt khác, tác giả Beckman đă mâu thuẫn với chính ḿnh khi nghiêng về giải pháp “tạm gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên” của Đặng Tiểu B́nh.  Công lư đ̣i hỏi phải có sự xác định chủ quyền rơ ràng, khi đó mới có sự phân chia quyền lợi minh bạch trong cuộc phát triển chung, nếu có.

Với việc “Trung Quốc đă đưa ra một bản tuyên bố chiếu theo Điều 298 hành sử quyền của nó để lựa chọn đứng ngoài các thủ tục cưỡng bách đ̣i hỏi việc đưa đến các quyết định ràng buộc đối với tất cả các loại tranh chấp ghi trong Điều 298”, tác giả Beckman có nêu ra một số điểm tranh chấp mà phía Việt Nam vẫn có thể nêu ra để xin Ṭa Án Quốc Tế đưa ra các sự phán quyết “ liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công Ước UNCLOS tại Biển Nam Trung Hoa không nằm trong sự loại trừ chiếu theo Điều 298.  Các sự tranh chấp như thế bao gồm các sự tranh chấp kể sau:”

…..

6.      Một sự tranh chấp được đệ nạp bởi quốc gia duyên hải cáo tỵ (challenging) quyền của các ngư phủ Trung Quốc tiếp tục đánh cá trong phạm vi khu kinh tế độc quyền của quốc gia đó bởi v́ họ [các ngư phủ Trung Quốc, chú của người dịch] có “các quyền đánh cá lịch sử” phải được thừa nhận bởi quốc gia duyên hải [trường hợp Trung Quốc xua hàng vạn thuyền đánh cá xuống đánh cá trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến hiện nay, chú của người dịch].

7.      Một sự tranh chấp về việc liệu Trung Quốc có các quyền lịch sử và quyền tài phán để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí của đáy biển và tầng lớp bên dưới mặt đáy biển hiện đang thuộc khu kinh tế độc quyền của một quốc gia duyên hải khác hay không [trường hợp dàn khoan HD-981 của Trung Quốc khoan ḍ dầu khí trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong các tháng Năm – Tháng Bảy, 2014 và vẫn c̣n kéo dài đến nay, chú của người dịch].

8.      Một sự tranh chấp về việc liệu một quốc gia đă xen lấn vào các quyền chủ quyền của quốc gia khác để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu kinh tế độc quyền của nó chiếu theo Điều 56 hay không [trường hợp Trung Quốc cho phép khoan thăm ḍ và khai thác dầu khí tại khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].

9.      Một yêu cầu phóng thích tức khắc một chiếc tàu và thủy thủ đoàn chiếu theo Điều 292 [trường hợp Trung Quốc giết hại, gây thương tích, tra tấn, bắt giữ ngư phủ Việt Nam, phá hỏng, tịch thu các tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam, bắt ngư phủ Việt Nam nộp phạt phi lư trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].”

 

***

 

Các bài nghiên cứu về pháp lư đ̣i hỏi sự minh bạch, rơ ràng của các từ ngữ pháp lư được sử dụng bởi các bên tụng phương, như “các quyền lịch sử: historic rights”, “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights”, “vũng lịch sử: historic bay”, “hải phận lịch sử: historic waters”, “hải phận kề cận: adjacent waters”, “lănh hải: territorial sea”, “khu tiếp giáp: contiguous zone”, “nội hải: internal waters”, “đường cơ sở: baseline”, “khu kinh tế độc quyền: exclusive economic zone”, “thềm lục địa: continental shelf” v.v…  Các định nghĩa chính thức của các thuật ngữ này sẽ được tŕnh bày trong một bài dịch khác.  Ở đây, người dịch chỉ nêu ra một thắc mắc: không rơ tại sao phần lớn các tác giả và ngay cả các tài liệu chính thức bằng Việt ngừ lại dịch “exclusive economic zone” là “vùng (khu đặc quyền kinh tế”.  Trong nguyên nghĩa, “exclusive” có nghĩa là “độc quyền”, tức chỉ có một nước duy nhất” có quyền được hưởng …, trong khi đặc quyền, trong Anh ngữ là “privileged”, có nghĩa một nước có quyền ưu tiên trên các nước khác.  Xét đến cùng, “đặc quyền” phản nghĩa với “độc quyền”.  Trong các bản văn bằng Anh ngữ của phía Việt Nam, may mắn là thành ngữ “exclusive economic zone” vẫn được sử dụng một cách xác thực. 

 

Cũng để các độc giả nắm vững một số thuật ngữ về luật biển, người dịch có đính kèm một sơ đồ về sự phân dịnh các khu vực trên biển.  (Ngô Bắc)

 

 

Sơ Đồ Các Khu Vực Trên Biển

 

 

**************

 

 

       Các sự bất đồng giữa các quốc gia giáp ranh với Biển NamTtrung Hoa đặt ra các vấn đề pháp lư phức tạp khác thường.  Chủ quyền trên các ḥn đảo nhỏ nằm cách xa bờ biển lục địa và hải đảo bao quanh biển này bị tranh giành.  Các sự hưởng quyền về biển phát sinh bởi các địa h́nh này do đó cũng bị tranh chấp.  Một cách nổi bật, các băi đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế của riêng chúng không phát sinh sự hưởng quyền được có một khu kinh tế độc quyền [viết tắt trong tiếng Việt là KKTĐQ, chú của người dịch] (exclusive economic zone: viết tắt EEZ) và thềm lục địa ngoài một lănh hải mười hai hải lư, có thể là trường hợp của nhiều đảo tranh chấp này. 1 Song một loạt các câu hỏi khác liên hệ đến sự phân định ranh giới các sự hưởng quyền về biển chồng chéo lên nhau, kể cả hiệu lực tương đối sẽ được cấp cho các sự hưởng quyền vốn đựợc phát sinh bởi các ḥn đảo nhỏ này đối chiếu với các sự hưởng quyền được phát sinh bởi các bờ biển lục địa và hải đảo bao quanh Biển Nam Trung Hoa. 2

       Hoàn toàn tách rời khỏi sự phức tạp pháp lư của các vấn đề nêu trên, việc hiển thị khung cảnh địa dư trong đó các vấn đề nảy sinh tự bản thân là một sự thách đố.  Để tạo dễ dàng cho sự nhận thức các sự khác biệt giữa các loại đường vẽ và các khu vực, chúng tôi tŕnh bày nơi trang kế tiếp một bản đồ tô màu (một sự canh cải đối với Tạp Chí), được vẽ bởi Clive Schofield và Andi Arsana, thuộc Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi về An Ninh và Các Nguồn Tài Nguyên Đại Dương: Australian National Centre for Ocean Resources and Security). 3

 

Bản Đồ Biển Nam Trung Hoa

 

       Chúng tôi đă cố gắng giử bản đồ này đơn giản tới mức tối đa. Giới hạn 200 hải lư của KKTĐQ chỉ được tŕnh bày với sự tham chiếu các đường cơ sở được vẽ bởi các quốc gia duyên hải dọc theo các bờ biển lục địa và hải đảo bao quanh Biển Nam Trung Hoa.  Nó được vẽ bằng đường màu xanh lá cây.  Các đảo và các địa h́nh khác được xác định theo các tên gọi bằng Anh ngữ thông dụng.  Cùng các địa h́nh được hay biết bởi tên gọi khác trong các ngôn ngữ và địa điểm khác biệt.  Các tác giả của khảo luận đầu tiên trong cuộc Hội Luận này đặt tiêu điểm trên luật pháp và cách thực hành của Trung Quốc; họ sử dụng các tên gọi trong tiếng Hán của các địa h́nh liên hệ nhưng xác minh với tên tương ứng trong tiếng Anh.  Đôi khi trong những trang dưới đây, các địa danh được sử dụng bởi Phi Luật Tân hay Việt Nam cũng được nói tới.  Bởi sẽ không thể nào tŕnh bày tât cả các địa danh giống nhau trên bản đồ,chúng tôi cung cấp nơi đây để dề dàng tham khảo, một danh sách các địa h́nh chính yếu trên bản đồ đôi khi được nói đến trong các bài khảo luận sau đây bởi các địa danh không phải bằng Anh ngữ:

       Paracel Islands: Quần Đảo Paracel

Xisha Islands = tên gọi bằng tiếng Hán cho Quần Đảo Paracel [phiên âm sang tiếng Việt là Tây Sa, chú của người dịch]

                   Hoàng Sa Islands = tên gọi bằng tiếng Việt cho Quần Đảo Paracel

Yong Xing = tên gọi trong tiếng Hán cho đảo Woody Island [tiếng Việt là Phú Lâm, ND]

       Spratly Islands: Quần Đảo Spratly

Nansha Islands = tên gọi bằng tiếng Hán cho Quần Đảo Spratly [phiên âm sang tiếng Việt là Nam Sa, chú của người dịch]

Kalayaan Island Group: KIG = tên gọi trong tiếng Phi Luật Tân cho nhóm thuộc Quần Đảo Sparatly.

Trường Sa Islands: tên gọi bằng tiếng Việt cho Quần Đảo Spratly

Tai Ping = tên gọi bằng tiếng Hán cho Đảo Itu Aba [tiếng Việt là Thái B́nh, ND]

       Dongsha Islands = tên gọi bằng tiếng Hán cho Quần Đảo Pratas [phiên âm sang tiếng Việt là Đông Sa, ND]

       Zhongsha Islands = tên gọi trong tiếng Hán chỉ chung Băi Cát Macclesfield và một băi đá, cồn cát, và rạn san hô nào đó [phiên âm sang tiếng Việt là Trung Sa, chú của người dịch]

       Huang Yan = tên gọi bằng tiếng Hán cho Băi Cát hay San Hô Scarborough Shoal (or Reef).

       Đường chin vạch (đoạn) bao quanh phần lớn Biển Nam Trung Hoa thu hút sự chú ư sâu rộng bởi v́ nó được trưng bày trên một bản đồ đính kèm theo văn thư phản kháng (note verbale) của Trung Quốc yêu cầu Ủy Hội về Các Giới hạn Của Thềm Lục Địa không cứu xét hồ sơ đệ náp chung của Mă Lai và Việt Nam. 4 Đường này được minh họa bằng màu đỏ trong cuộc Hội Luận này.  Ư nghĩa của nó nằm trong các vấn đề quan trọng được đề cập đến bởi các khảo luận theo sau, mỗi bài đều được tŕnh bày một cách độc lập với các bài kia.

       Vào ngày 22 Tháng Một, 2013, sau khi ba bài khảo luận nơi đây đă được in, Phi Luật Tân đă khởi xướng các thủ tục trọng tài chống Trung Quốc chiếu theo Đoạn 2 của Phần XV và Phụ Lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. 5 Sự cáo tri và lời phát biểu của sự tuyên nhận nêu lên một số vấn đề pháp lư được chiếu rọi trong cuộc Hội Luận, kể cả (không loại trừ) vấn đế liệu sự tuyên nhận đường chin vạch của Trung Quốc có phù hợp với Công Ước UNCLOS hay không, liệu một số địa h́nh tranh chấp nào đó có hổi đủ điều kiện là các đảo hay đá chiếu theo Công Ước UNCLOS hay không, và liệu Trung Quốc có xen lấn vào sự hành sử hợp pháp bởi Phi Luật Tân các quyền của Phi Luật Tân trong phạm vi các vùng biển riêng của nó hay không.  Như đă cho hay, các bài khảo luận tŕnh bày nơi đây đă được soạn thảo trước khi có sự khởi xướng các thủ tục giải quyết tranh chấp và đă không cứu xét đến các thủ tục này.

____

CHÚ THÍCH

* Chủ Biên.

 

1 Như “một vùng đất được h́nh thành một cách tự nhiên, bao quanh bởi nước biển, ở trên mặt nước lúc thủy triều lên cao”, một mỏm đá như thế sẽ nằm trong định nghĩa về một ḥn đảo và theo đó sẽ phát sinh ra một lănh hải kéo dài tới 12 hải lư; nhưng “các mỏm đá không thể chống đỡ cho sự cư trú của con người hay sinh hoạt kinh tế của riêng chúng sẽ không có khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa”. Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, mở ngỏ cho sự kư tên từ ngày 10 Tháng Mười Hai, 1982, 1833 UNTS 397, Art. 121.  Công Ước được cung ứng tại địa chỉ: http://www.un.org/Depts/los/index.htm.

 

2 Xem cùng nơi dẫn trên id., Arts. 15, 74, 83.  Ảnh hưởng của một số đảo nhỏ nào đó trên sự phân định các sự hưởng quyền trên biển chồng chéo nhau giữa các quốc gia có các bờ biển đối diện hay kề cận đă được thảo luận gần đây bởi Ṭa Án Công Lư Quốc Tế, trong vụ án Phân Định Biển Tại Hắc Hải (Maritime Delimitation in the Black Sea (Rom. v. Ukr.), 2009 ICJ Rep. 61 (Feb. 3) (được báo cáo bởi Coalter Lathrop trong [tạp chí này, chú của người dịch] số 103 AJIL 543 (2009)), và trong vụ Tranh Chấp Biển và Lănh Thổ (Nicaragua chống Colombia) (Territorial and Maritime Dispute (Nicar. v. Colom.)), 2012 ICJ Rep. 1 (Nov. 19), và bởi Pháp Đ́nh Quốc Tế Về Luật Biển trong vụ Phân Định Ranh Giới Giữa Bangladesh và Myanmar tại Vịnh Bengal (International Tribunal for the Law of the Sea in Delimitation of the Maritime Boundary Between Bangladesh and Myanmar in the Bay of Bengal (Bangl./Myan.), ITLOS Case No. 16 (Mar. 24, 2012) (được báo cáo bởi D. H. Anderson trong tạp chí này, số 106 AJIL 817 (2012)).

 

3. Clive Schofield là Giáo Sư, Giám Đốc Nghiên Cứu, Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi Về An Ninh và Tài Nguyên Đại Dương (Australian National Centre for Ocean Resources and Security (ANCORS), Đại Học University of Wollongong, Australia. Ông xin cám ơn sự ủng hộ đă cấp cho ông bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Úc Đai Lợi qua một phần thưởng dành cho một Nhà Nghiên Cứu Tương Lai.   Andi Arsana là Giảng Viên, Ban Kỹ Sư Địa Chinh, Đại Học Gadjah Mada University, Indonesia, và là một ứng viên Tiến Sĩ tại ANCORS.

 

4. Văn Thư Phản Kháng (Note Verbale) CML/17/2009 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (May 7, 2009), tại:

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf.  Lời yêu cầu này được thảo luận trong cả ba bài nghiên cứu của cuộc Hội Luận này.

 

5. Sự cáo tri và lời phát biểu của sự tuyên nhận được cung ứng tại:

http://www.dfa.gov.ph/index.php/downloads/doc_download/523-notification-and-statement-of-claim-on-west-philippine-sea.

 

____

Nguồn: Lori Fisler Damrosch * và Bernard H. Oxman *, Editors’ Introduction: AGORA: THE SOUTH CHINA SEA, The American Journal of International Law, Vol. 107, No. 1 (January 2013), các trang 95-97.

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

04.08.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014