David Drake
Middlesex University
TẠP CHÍ LES TEMPS MODERNES VÀ
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PHÁP
TẠI ĐÔNG DƯƠNG
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Trong bài điểm sách quyển “Sartre: Triết Gia Của Thế Kỷ Thứ Hai Mươi” của tác giả Bernard Henry Lévi, trên tờ The Economist số ra ngày 28 Tháng Tám, 2003, có đoạn viết “Jean Paul Sartre có thể là kẻ lắm lời, lạc lối, và hay nổi đóa. Nhưng …không ai có thể nói rằng ông không nghiêm chỉnh.
Nhiều nhà tư tưởng đă đóng góp cho triết học thế kỷ thứ 20 nhiều hơn Jean-Paul Sartre, kẻ từ trần trong Tháng Tư, 1980. Nhiều tác giả khác đă viết các quyển truyện và các vở kịch hay hơn ông. Về mặt chính trị, ít người thay đổi lập trường thường xuyên như ông đă làm trong 30 năm đảm nhận vai tṛ chủ biên tờ Les Temps Modernes, tạp chí cánh tả hàng đầu của Pháp thời hậu thế chiến II. Ngày nay, ông bị xem là một nhân vật mờ nhạt hay bị chế ngạo. …
Tư tưởng của Sartre th́ khó theo dơi, một phần bởi ông từ chối không đọc lại hay sửa chữa. Là kẻ thích đối đáp ngắn gọn và sắc sảo, ông nói quyển sách hay nhất của ông luôn luôn là quyển ông sắp viết ra. Đàng sau câu nói này là một tư tưởng đà tô màu lên toàn thể triết lư của ông: ở bất kỳ khoảnh khắc nào, chúng ta tự do để tự tạo những ǵ chúng ta ước muốn. Phủ nhận sự tự do này – bằng việc chấp nhận các khuôn đúc của các kẻ khác hay bằng việc tự xem ḿnh như các nạn nhân của các t́nh huống – là sự tự lừa dối hay sự tin tưởng lầm lẫn (bad faith). Đây là lơi cốt chủ nghĩa hiện sinh của Sartre…
Vào cuối thập niên 1940, Sartre bỏ việc dạy học và sống bằng nghề viết văn. Quyển tiểu thuyết mang tính chất triết lư nhất của ông, “Buồn Nôn” (1938) bán được hơn 1.6 triệu ấn bản khi ông c̣n sống, vở kịch về trách nhiệm chính trị, “Các Bàn Tay Bẩn” (1948) bán được gần 2 triệu cuốn. Kế đó, sau khi thất bại trong việc thích ứng các quan điểm về tự do của ông vào một chủ nghĩa Mác-xít cá nhân hóa cao độ, ông đă từ bỏ triết lư để theo đuổi chính trị.
Sartre có thể nhầm lẫn một cách bướng bỉnh: chủ ḥa hơn là chống phát xít trong thập niên 1930; thân Sô Viết hồi đầu thập niên 1950; thân Castro trong năm 1960 và thân phe Mao sau năm 1968. Nhưng ông cũng có thể đúng một cách sáng chói: kết án cuộc xâm lăng của Sô Viết vào Hung Gia Lợi năm 1956, kêu gọi trả Algeria cho người dân Algeria (quân khủng bố chống độc lập đă hai lần đặt bom căn pḥng sinh sống của ông tại Paris); ủng hộ Do Thái trong năm 1967; và vận động cứu vớt các thuyền nhân chạy trốn Việt Nam cộng sản sau năm 1975 …”
(nguồn: http://www.sartre.org/BookReview/SartreThePhilosopheroftheTwentiethCentury.htm)
Một số nhà phê b́nh văn học khác cho rằng sự đóng góp tồn tại lâu dài của ông là các vở kịch, ám chỉ các bài khảo luận và tiểu thuyết của ông sẽ không sống sót., và cho rằng ông là kẻ “chẳng bao giờ nắm bắt được thực tại”.
Trong nguyên bản, có xen lẫn các đoạn trích dẫn bằng tiếng Phap, không được dịch sang Anh ngữ, nhưng tác giả có diễn giải ư nghĩa ở đoạn gần đó. Có thể đây là chủ ư của tác giả để người đọc tiếp cận trực tiếp với văn phong Pháp ngữ của tờ Les Temps Modernes. Người dịch giữ nguyên h́nh thức này của nguyên bản.
***
Ảnh chụp
Jean-Paul Sartre, André Glucksmann và Raymond Aron tham dự một cuộc
họp chính phủ tại Điện Élysée. Các triết
gia này là thành viên của Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt
Nam nhằm cung cấp sự trợ giúp cho dân tỵ nạn
Việt Nam. Trong dịp này, Jean-Pual Sartre có phát biểu, “Một
số trong họ không phải lúc nào cũng ở bên phía
chúng tôi, nhưng lúc này chúng tôi không quan tâm đến chính trị
của họ, mà đến việc cứu vớt sinh mạng
của họ. Đây là một vấn đề đạo
đức, một câu hỏi về luân lư giữa con
người với nhau”…
Jean-Paul
Sartre, Andre Glucksmann and Raymond Aron attend a government conference at the
Palais de l'Elysee. The philosophers were members of the Un Bateau pour le Vietnam
(A Boat for Vietnam) committee which provided assistance for Vietnamese
refugees. Paris, France June 26, 1979
Photographer: Richard Melloul http://ec-dejavu.ru/
***
Đại Ư:
Tạp chí định kỳ hàng tháng “Les Temps Modernes” đă là ấn phẩm hàng đầu chống đối kịch liệt các chính sách thực dân hóa của chính phủ Pháp tại Đông Dương. Lư do chính cho sự chỉ trích khắc nghiệt của tạp chí chống chiến tranh tại Đông Dương là sự liên hệ chặt chẽ của nó với các nhà chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Ngoài việc kiểu chính việc tường thuật các sự không chính xác và đối đáp mạnh mẽ các chính sách của chính quyền tại Đông Dương, tờ báo định kỳ cũng ấn hành các bài viết khảo sát các quan hệ giữa Pháp và Đông Dương và các bài tường thuật mục kích tại chỗ của sinh viên đấu tranh Đông Dương, Trần Đức Thảo.
***
À moi-même, menant une bien petite barque sur l’ocean de la guerre, l’Indochine apparaissait alors comme un grand navire désemparé que je ne pourrais secourir avant d’avoir longuement reuni les moyens du sauvetage. Le voyant s’éloigner dans la brume, je me jurais à moi-même de le ramener un jour. 1
Với chính tôi, dẫn dắt một chiếc thuyền rất nhỏ bé trên một đại dương của chiến tranh, Đông Dương khi dó rơ ràng là một con tàu lớn què quặt mà tôi không thể giúp ǵ được trước khi tập hợp đầy đủ các phương tiện để cứu vớt. Ánh đèn tự tách ra xa giữa đám sương mù, tôi tự nhủ sẽ mang nó trở về một ngày nào đó. 1
Các ước vọng của Charles de Gaulle tiếp theo sau sự sụp đổ của nước Pháp trong Tháng Sáu 1940 tuy thế đă không được hiện thực. Vào cuối năm 1946, cuộc xung đột bất khả ḥa giải giữa mong muốn của nước Pháp “mang Đông Dương trở vế và động lực cho nên độc lập của Việt Nam bộc phát thành một cuộc xung đột toàn diện sau hết đă được giải quyết bằng sự thất trận của quân đội Pháp bẩy năm rưỡi sau đó trong Tháng Năm 1954 tại Điện Biên Phủ.
Một trong những “tiếng nói” chính yếu và nhất quán nhất chống đối sự dính líu của Pháp tại Đông Dương là nguyệt san Les Temps Modernes có số đầu tiên xuất hiện trong Tháng Mười 1945. Trước khi phân tích các sự đóng góp của tạp chí trên vấn đề Đông Dương, điều cần thiết, qua sự giới thiệu, là đưa ra một sự phác thảo ngắn gọn về căn bản của cuộc chiến tranh và về tờ tạp chí.
Sự đầu hàng của Nhật Bản trong Tháng Tám 1945 đă tạo ra một khoảng trống quyền lực tại Đông Dương. Bảo Đại, với sự ủng hộ của Nhật Bản, người đă tuyên bố sự độc lập của Việt Nam vào ngày 11 Tháng Ba, không có bất kỳ sự ủng hộ của quần chúng đáng tin cậy nào; người Nhật bị mất tinh thần và ở trong sự rối loạn; guồng máy quân sự và hành chính của Vichy, thiết lập một thỏa ước tạm thời (Modus Vivendi) với Nhật Bản sau Tháng Sáu 1940, đă bị tàn phá bởi cuộc đảo chính của Nhật Bản hôm 9 Tháng Ba [1945]; các lực lượng Pháp Quốc Tự Do tại Đông Dương th́ quá yếu để áp đặt thẩm quyền của nước Pháp, và các binh sĩ Trung Hoa [Dân Quốc] và Anh, theo Thoả Ước Postdam, sẽ chiếm đóng Đông Dương, lần lượt phía bắc và phái nam vĩ tuyến thứ 16, vẫn chưa đến nơi. Một chiến dịch phối hợp khéo léo [sic] được phóng ra bởi Việt Minh, phong trào độc lập do Cộng Sản lănh đạo, đă lên đến đỉnh cao vào ngày 2 Tháng Chín 1945 trong một tuyên cáo tại Hà Nội bởi lănh tụ Việt Minh, Hồ Chí Minh, loan báo sự thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.
Trong diễn tiến của Thế Chiến II, de Gaulle đă nhận thức được rằng nếu Pháp vẫn duy tŕ được sự kiểm soát trên các thuộc địa và vùng bảo hộ hải ngoại “của nó”, bản chất mối quan hệ của chúng với mẫu quốc Pháp sẽ cần phải được sửa đổi. Vào ngày 24 Tháng Ba 1945, chính phủ Pháp đă chính thức loan báo một cơ cấu liên bang mới cho Đông Dương (mà de Gaulle đă phác họa hôm 8 Tháng Mười Hai 1943) sẽ thay thế cho cơ cấu thực dân cũ tập trung hóa. Tuy nhiên, điều rơ ràng là ngay cả nếu cơ cấu mới có cấp tiến hơn cơ cấu mà nó sẽ thay thế, mục tiêu vẫn y nguyên: duy tŕ sự thống trị tiền chiến tranh của Pháp tại Đông Dương – một trường hợp “plus ҫà change, plus c’est la même chose: càng thay đổi, càng giống nguyên như cũ”.
Từ một quan điểm Việt Nam, bản tuyên bố ngày 24 Tháng Ba không có bất kỳ sự đáng tin cậy nào. Nó được loan báo hai tuần lễ sau sự tan tành (chỉ trong một ngày) của người Pháp tại Đông Dương bởi người Nhật và bản tuyên bố độc lập của Bảo Đại. Hơn nữa, nó không nh́n nyhận sự thống nhất của Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ và khẳng định rằng mỗi miền, giống như Lào và Căm Bốt, có văn hóa, chủng tộc và truyền thống riêng biệt của chính nó. Đối với người dân bản xứ tin tưởng nền độc lập nằm trong tầm tay của họ, các đề nghị của Pháp càng giống chính sách “chia để trị” từ một quyền lực đế quốc có thời đại đă đến và qua đi.
Đối với de Gaulle, kẻ vẫn c̣n nắm giữ quyền hành cho đến Tháng Một 1946, sự xác quyết chủ quyền của Pháp là một thành tố thiết yếu trong chiến lược của ông để bảo đảm cho sự chấp nhận Pháp như một cường quốc thế giới quan trọng trên sân khấu chính trị hậu chiến. Để đạt được mục đích này, các binh sĩ Pháp đă được phái sang Đông Dương từ Tháng Chín 1945 dưới sự chỉ huy của Tướng Leclerc với nhiệm vụ tái thiết lập sự kiểm soát của Pháp, và đến Tháng Hai 1946, Tướng Leclerc đă báo cáo với chính phủ rằng ông đă “b́nh định miền nam và phần lớn miền trung Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Minh vẫn c̣n cố thủ vững chắc tại miền bắc.
Bản văn được kư kết tại Hà Nội hôm 6 Tháng Ba bởi Jean Sainteny, đại diện Pháp, và Hồ Chí Minh, kẻ đă đưa ra một số nhượng bộ quan trọng, mang lại một khả tính thực sự của một sự giải quyết bằng thương thảo. Tuy nhiên, các âm mưu của các người Pháp chủ trương cứng rắn tại Paris và Sàig̣n vốn là các kẻ tin tưởng rằng Pháp có thể và phải đánh bại Việt Minh về mặt quân sự, đă chắc chắn làm cho bản văn vẫn chỉ là một văn thư chết. Sau sự thất bại của hội nghị Fontainebleau (Tháng Bảy 1946), không đưa ra được bất kỳ sự tiến bộ có ư nghĩa nào, lập trường của cả đôi bên cứng rắn hơn. Trong Tháng Mười Một 1946, trong một sự biểu dương sức mạnh chết người, Pháp đă oanh tạc khu sinh sông của người Việt Nam tại Hải Pḥng và sau đó đă dùng xe tăng, pháo binh và không quân để giải tỏa khu vực, giết hại 6,000 người Việt Nam (20,000 theo các nguồn tin của Việt Minh). Phía Việt Nam, giờ đây tin rằng người Pháp quyết tâm không chỉ phủ nhận nền độc lập của Việt Nam mà c̣n mở một cuộc chiếm đoạt quân sự trên toàn thể Bắc Kỳ, đă đáp lại bằng việc phóng ra một cuộc tấn công vào các khu vực sinh sống của người Pháp tại Hà Nội. Cuộc chiến tranh Đông Dương đă thực sự khởi diễn.
Một trong những kẻ chỉ trích sớm nhất và bộc trực nhất sự dính líu của Pháp trong chiến tranh là tạp chí hàng tháng, tờ Le Temps Modernes, thành quả cụ thể của một dự án được dự kiến trước tiên hồi mùa hè 1943 bởi một nhóm trí thức tụ tập chung quanh Jean-Paul Sartre. Số báo đầu tiên ra mắt hồi Tháng Mười 1945 và tờ Le Temps Modernes đă mau chóng chiếm cứ vị trị chế ngự trong thế giới các tạp chí Pháp (đặt cơ sở tại Paris) mà tờ Nouvelle Revue Franҫaise đă thụ hưởng trước khi có sự biến thể của nó trong thời kỳ Chiếm Đóng [nước Pháp bởi phe Trục, chú của người dịch] thành một tạp chí của các kẻ cộng tác [với phe Trục] dưới sự biên tập của Drieu La Rochelle.
Vị trí khống chế mà tờ Les Temps Modernes thụ hưởng tại nước Pháp thời hậu Giải Phóng diễn ra một phần v́ sự liên hệ của tờ tạp chí xuyên qua Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir với chủ nghĩa hiện sinh. Sự ấn hành số đầu tie6n của tạp chí trùng hợp với bài diễn thuyết dành cho công chúng của Sartre, Chủ Nghĩa Hiện Sinh Là Một Chủ Nghĩa Nhân Bản (L’Existentialisme est un humanism), 2 và xuất hiện chỉ một tháng sau hai tập đầu tiên của bộ sách ba tập Chemins de la liberté (Các Con Đường Đến Tự Do) của ông, 3 có nghĩa rằng tờ Les Temps Modernes là một trong các hợp tố then chốt của điều được mệnh danh là “cuộc tấn công của chủ nghĩa hiện sinh” đă càn quét khắp giới trí thức Paris và rộng hơn thế trong mùa thu 1945. Một cách quan trọng, tờ Les Temps Modernes đă là một cuộc mạo hiểm tổng hợp “excellence littéraire et pholosophique, liberté et engagement, rigeur et capacité de penser toute chose”, 4 và không bị ràng buộc với bất kỳ chủ thuyết chính thống hay liên kết với bất kỳ đảng phái chính trị nào; ban biên tập hỗn tạp của nó, khởi thủy gồm Sartre, de Beauvoir, Maurice Merleau-Ponty, Raymond Aron, Jean Paulhan, Michel Leiris và Albert Ollivier, đă hoạt động giống như một khối nam châm đối với các trí thức “tụ do” khác. Một lư do khác nữa cho sự thành công của tờ tạp chí là uy tín và tư thế độc dáo của Sartre, người đồng sáng lập và đồng biên tập của nó, kẻ, vào lúc số đầu tiên của tờ Les Temps Modernes xuất hiện, đă sẵn tạo lập được danh tiếng của ḿnh như một tiểu thuyết gia, một triết gia, một kịch tác gia, một nhà phê b́nh và một kư giả.
Ở trọng tâm của chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, có hai ư niệm liên hệ chặt chẽ về trách nhiệm và sự cam kết (sự dấn thân) và sự tán đồng các khái niệm này là đặc điểm trung tâm trong bài “Giới Thiệu” số đầu tiên của tờ Les Temps Modernes. 5 Nơi những ḍng chữ mở đầu của bài Giới Thiệu, Sartre đă nhắc nhở các độc giả của ḿnh rằng: “tous les écrivains d’origine bourgeoise ont connu la tentation de l’irresponsabilité”, 6 nhưng tiếp tục lập luận một cách nhiệt t́nh rằng bất luận các người viết có thích hay không, họ không thể trốn tránh được hoàn cảnh và trách nhiệm của họ: “Pour nous, en effet, l’écrivain n’est ni Vestate, ni Ariel: il est “dans le coup”, quoi qu’il fasse, marquée, compromise, jusque dans sa plus lointaine retraite”. 7 Nơi trang kế tiếp, ông đă ghi nhận: “Puisque l’écrivain n’a aucun moyen de s’évade, rnous voulons qu’il embrasse étroitement son époque; elle est sa chance unique”. 8 Sartre đă hứa hẹn rằng như một phần sự cam kết của ông với thời đại của ḿnh và của các cộng tác viên khác trong tạp chí, Les Temps Modernes sẽ tự đứng vào hàng ngũ với những kẻ muốn thay đổi “à la fois la condition sociale de l’homme et la conception qu’il a de lui-même”, 9 và và sẽ có một lập trường về các vấn đề xă hội và chính trị tương lai khi chúng phát sinh. Sartre và Merleau-Ponty sẽ là, như Sartre sẽ viết sau này, “des chasseurs de sens” có vai tṛ phát hiện sự thực của thế giới. 10
Một trong các khía cạnh của thế giới mà tờ tạp chí đă gắng sức phát hiện sự thực là Đông Dương và trong lănh vực trí thức, nó đă đóng một vai tṛ chế ngự trong việc chống lại sự nghèo nàn và không chính xác của tin tức về Đông Dương, trong nỗ lực nâng cao sự nhận thức của quần chúng và trong việc duy tŕ một sự cáo giác nhất quán chính sách của chính phủ. B́nh luận về phẩm chất và số lượng các bài viết ấn hành trong tờ Les Temps Modernes, Alain Ruscio, một tác giả có thẩm quyền hàng đầu về Cuộc Chiến Tranh Đông Dương, có viết rằng trong tất cả các ấn phẩm chống đối Cuộc Chiến Tranh, “c’est sans nul doute la revue fondle par Jean-Paul Sartre à la Libération, Les Temps Modernes qui a le plus contribute à une connaissance approfondie de la question vietnamienne, de 1946 à 1954”. 11 Một yếu tố nhấn mạnh hơn nữa sự đóng góp của tờ Les Temps Modernes là sự đa dạng của các bài viết của nó bao gồm các sự phân tích về các mối quan hệ Pháp-Đông Dương từ 1940, các sự phân tích chiến thuật và chiến lược của phong trào đ̣i độc lập, thư độc giả, một thỉnh nguyện thư ḥa b́nh, phần tường tŕnh, điểm báo, các bài viết của nhân chứng tại chỗ, các sự phân tích chiều kích quốc tế của cuộc xung đột, các sự cáo giác chính sách chính phủ, cũng như một số sự phân tích chủ yếu về chính sách thực dân nói chung.
Các bài viết đăng tải trong tờ Les Temps Modernes về Đông Dương có thể được sắp xếp theo thứ tự niên lịch thành bốn thời kỳ: a) từ số đầu tiên của tờ Les Temps Modernes (Tháng Mười 1945) đến cuộc oanh tạc của Pháp tại Hải Pḥng (Tháng Mười Một 1946); b) từ Tháng Mười Hai 1946 để sự bùng nổ Chiến Tranh Triều Tiên (June 1950); c) từ sự bùng nổ Chiến Tranh Triều Tiên đến Tháng Bảy 1953; d) từ Tháng Tám 1953 đến Tháng Năm 1954.
Tháng Mười 1945 – Tháng Mười Một 1946:
Giữ Khoảng Cách Xa.
Trong suốt thời kỳ này, tờ tạp chí chỉ đăng tải một bài viết duy nhất về Đông Dương, nhan đề “Sur l’Indochine”, 12 xuất hiện trong Tháng Hai 1946. Bài này được viết bởi Trần Đức Thảo, một cựu sinh viên tốt nghiệp ban triết học Trường Cao Đẳng Sư Phạm (École Normale Superieure và là học tṛ cũ của Merleau-Ponty. Trong Tháng Mười 1945, ông Trần đă là một trong khoảng năm mươi người Đông Dương đấu tranh bị bắt giữ và buộc tội kế đó sau việc phân phát tại Paris các truyền đơn về các biến cố tại Đông Dương. Các sự buộc tội sau cùng đă được băi bỏ và tờ Les Temps Modernes đă cung cấp cho ông Trần (Đức Thảo), tác giả tờ truyền đơn vi phạm, cơ hội để tŕnh bày các quan điểm của ông.
Bài viết này, bài viết đầu tiên xuất hiện trên tờ Les Temps Modernes, th́ quan trọng v́ một số lư do. Trước tiên, nó phản ảnh tinh thần của tờ tạp chí mở rộng trang báo của nó cho một kẻ đấu tranh dấn thân v́ một chính nghĩa, trong trường hợp này là nền độc lập của Việt Nam, kẻ nói trực tiếp với độc giả chứ không phải đưa ra các quan điểm được gạn lọc xuyên qua một trung gian. Thứ nh́, sự phân tích của ông Trần (Đức Thảo) về các quan điểm tranh đua nhau của Việt Nam và Pháp về sự dính líu của Pháp tại Đông Dương được rút ra cả từ chủ nghĩa Mác-xít lẫn hiện tượng học và, như tác giả Howard Davies đă ghi nhận, “chuyển cuộc tranh luận ra khỏi các điều đúng và sai được xem là khách quan của chính quyền thực dân, và thay vào đó đặt vấn đề như một vấn đề của sự nhận thức và vấn đề về sự xung đột của các nhận thức”. 13 Thứ ba, mặc dù sự đăng tải trùng hợp với “sự b́nh định” miền trung và miền nam Việt Nam bởi các lực lượng Pháp và đă xuất hiện vài tháng trước khi có cuộc oanh tạc Hải Pḥng, sự phân tích của ông Trần (Đức Thảo) khẳng định rằng cuộc đấu tranh đă sẵn được khởi sự giữa người Pháp, phía từ chối không chịu từ bỏ quyền chủ tể, với người Việt Nam là các kẻ nh́n chính sách thực dân Pháp có tính chất đàn áp, trấn áp, và xâm lược, và là các kẻ xem giải pháp duy nhất là một nước Việt Nam độc lập. Tuy nhiên, vào lúc này, tờ Les Temps Modernes chưa có một lập trường về Đông Dương. Điều này được chứng minh trong lời ghi nhận của chủ biên trước bài viết nói rơ rằng bài viết biểu lộ các quan điểm của tác giả, và không được hậu thuẫn bởi tạp chí.
Tháng Mười Hai 1946 – Tháng Sáu 1950: Cam Kết I
Bài quan điểm ban biên tập trong số Tháng Mười Hai 1946, 14 bị khích động bởi cuộc oanh tạc của Pháp tại Hải Pḥng, đánh dấu một khoảnh khắc xác định trong lịch sử của lập trường của tờ tạp chí về chính sách thực dân nói chung và Đông Dương nói riêng. Nó cấu thành không chỉ sự khởi đầu một chiến dịch chống lại cuộc phiêu lưu thực dân cá biệt đó, mà c̣n ấn định chủ trương chông chính sách thực dân như một trong các nguyên tắc xác định của tờ tạp chí mà nó chưa bao giờ từ bỏ.
Được viết bởi Jean Pouillon, nhưng kết ước chung cho cả tờ tạp chí như một toàn thể, bài quan điểm ban biên tập “Et Bourreaux et Victimes …”, đă phê phán gay gắt các sự xuyên tạc, sự ưa thích đưa tin giật gân và cơn sốt chiến tranh của báo chí Pháp, và đă tố cáo cuộc xung đột tại Đông Dương như một cuộc chiến đáng ghê tởm nhất trong tất cả các loại chiến tranh – một cuộc chiến tranh thực dân. Bài quan điểm biên tập đă khơi dậy một sự tức giận bởi việc vẽ ra một sự so sánh công khai giữa sự chiếm đóng của Đức tại Pháp với sự can dự của Pháp tại Đông Dương, và kêu gọi một cách rơ ràng một sự triệt thoái các binh sĩ Pháp. Michel-Antoine Burnier, tác giả quyển Les Existentialistes et la politique, chính v́ thế tóm lược tầm quan trọng của bài quan điểm ban biên tập như sau:
D’abord parce que [sic] c’est le premier ̣u la revue se heurte de front et globalement à l’ensemble de la politique gouvernementale, c’est le premier ̣u elle prend une position aussi tranchée. Ensuite, parce que la politique colonial des Temps Modernes restera constant pendant pros de vingt ans … [I]l est à noter que, dès le debut, Les Temps Modernes ont prit une position nette sur les guerres colonials, ont defend les colonises contre les colonisateurs, sans ambiguité d’aucune sorte. Ils furent les premiers à voir l’importance de ces questions pour la France et pour la gauche franҫaise, les premiers à reclamer l’independence immediate et sans contrepartie. 15
Trong suốt thời kỳ này (Tháng Mười Hai 1946 – Tháng Sáu 1950), tờ Les Temps Modernes đă mở rộng các trang báo của nó cho một số người viết thảo luận về cùng không gian (Đông Dương) và cùng thời kỳ (sau 1940 hay sau 1945) và những kẻ, xuyên qua các sự đóng góp của họ, đa số trong đó được đăng tải trong số Tháng Ba 1947, dựng lên một bức tranh đa diện, phức hợp, về những ǵ đang xảy ra tại Đông Dương.
Một chiều kích quan trọng của bức tranh hỗn tạp này là các bài viết có tính chất riêng tư của các cá nhân có kinh nghiệm trực tiếp về Việt Nam: một sụ tường thuật về việc tuần cảnh để truy tầm các quân nổi loạn Nhật Bản; 16 chuyện đời một người lính trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp trong các năm 1945/1946; 17 sự tŕnh bày của một người lính về hai năm quân vụ tại Đông Dương; 18 và các sự tường thuật về các sự độc ác của Pháp được viết chi tiết bởi Jeanne Cuisinier, một nhà xă hội học về tôn giáo đă làm việc trong mười năm tại miền bắc Đông Đương dưới sự bảo trợ của Bảo Tàng Viện Musée de l’Homme. 19
Trong các sự phân tích các biến cố tại Đông Dương từ 1940, hai bài viết có một chiều kích cá nhân mạnh mẽ. Một bài viết có tác giả, giống như Cuisinier, đă từng sinh sống tại Việt Nam trong khoảng mười năm, đả phá người Pháp về việc ước lượng thấp sức mạnh của cảm thức nghiêng về độc lập trong nước và về việc lựa chọn một chính sách vũ lực thay v́ thương thuyết tức thời. 20 Bài viết kia, 21 được viết bởi một sĩ quan mới phục vụ thời gần đó tại Đông Dương, phác họa cuộc xung đột tại Việt Nam trong thực chất như một cuộc tranh giành giữa Bắc Kỳ (Tonkin) và Nam Kỳ (Cochinchina). Bài viết phủ nhận có một phong trào quần chúng đ̣i độc lập tại Nam Kỳ, tuyên bố rằng Việt Minh chỉ là một nhóm nhỏ các kẻ khích động và rằng Nam Kỳ có quyền để quyết định cho tương lai của chính nó.
Các sự phân tích khác bao gồm một bài viết thứ nh́ bởi Trần Đức Thảo về các quan hệ Pháp-Việt trong thời khoảng giữa Tháng Tám 1945 và Tháng Mười Hai 1946 22 và một bài khác của Cuisinier về các quan hệ giữa người Pháp và các khối dân chúng Việt Nam tại Việt Nam, và các sự đối phó cực kỳ phức tạp liên hệ đến các nhà chức trách Pháp, Việt Minh, và ở một mức độ nhỏ hơn, các người Anh, người Hoa và người Nhật Bản. 23 Ngoài ra, đă có một cuộc bút chiến quan trọng giữa Trần Đức Thảo và một cựu học “c’est sans nul doute la revue fondle par Jean-Paul Sartre à la Libération, Les Temps Modernes qui ale plus contribute à une connaissance approfondie de la question vietnamienne, de 1946 à 1954”“c’est sans nul doute la revue fondle par Jean-Paul Sartre à la Libération, Les Temps Modernes qui ale plus contribute à une connaissance approfondie de la question vietnamienne, de 1946 à 1954”“c’est sans nul doute la revue fondle par Jean-Paul Sartre à la Libération, Les Temps Modernes qui ale plus contribute à une connaissance approfondie de la question vietnamienne, de 1946 à 1954”tṛ khác của Merleau-Ponty, Claude Lefort thuộc phe Trotskyist về chiến lược và chiến thuật được chấp nhận bởi Việt Minh 24 với lời tuyên bố của họ Trần rằng sự cáo buộc tàn tệ của Lefort về “đường lối phản cách mạng” của Việt Nam đă đặt ông ta một cách khách quan vào phe đế quốc chủ nghĩa. 25
Tuy nhiên, vào lúc bài quan điểm ban biên tạp Tháng Mười Hai 1946 được tŕnh bày, tờ Les Temps Modernes đă không có ư định chỉ đơn giản là một diễn đàn, một đường dẫn thụ động xuyên qua đó người ta có thể tự phát biểu về vấn đề Đông Dương. Trước tiên, tầm mức các ư kiến trong tờ tạp chí bị hạn chế, không có đất cho các lập trường bảo thủ hay phản động: các quan điểm được phát biểu bởi Dannaud, 26 bị mô tả bởi tờ tạp chí là “cấp tiến: liberal” đă là mức xa nhất mà tờ tạp chí chuẩn bị bước tới. Thứ nh́, mặc dù các người đóng góp có thể tự ḿnh phát biểu một cách tự do, tờ tạp chí cũng cảm thấy tự do để b́nh luận trên các bài viết đăng tải. Thí dụ, trong phần quan điểm ban biên tập “Indochine S.O.S.”, 27, số Tháng Ba 1947, bài viết của Dannaud được mô tả như “un mélange stendhalien d’ingenuité et de ruse”, và sự tường thuật của ông bị cho là “typiquement celui d’un soldat, c’est-à-dire d’un home qui risque sa vie là ̣u les autres travaillent, passé là ̣u ils demeurent, et, presque inévitablement, tient pour secondaire ce qu’ils prennent au sérieux et qui est la substance de leur vie”; 28 cùng bài quan điểm biên tập này cũng đă bất đồng sâu sắc với lời tố cáo chống lại đường lối Stalinnít của tác giả Lefort.
Thứ ba, tờ báo có tham gia một cách mănh liệt vào các cuộc tranh luận phát sinh bởi lập trường của chính nó. Thí dụ, bài quan điểm biên tập “Indochine S.O.S.” chứa đựng một sự đả kích sự đáp ứng của Franҫois Mauriac (đăng tải trên tờ Le Figaro) đối với bài quan điểm Tháng Mười Hai 1946 của tạp chí và cũng đăng tải một sự phúc đáp cho một lá thư của một quân nhân trở về từ Đông Dương trong Tháng Mười Một 1946 chỉ trích giọng điệu của bài quan điểm biên tập Tháng Mười Hai 1946 và bênh vực các chiến hữu của anh ta vẫn c̣n ở Đông Dương. 29 Thứ tư, tờ Les Temps Modernes, trong khi nh́n nhận các chiều kích quốc tế của cuộc xung đột tại Đông Dương (xem bên dưới), tiếp tục tố cáo nó trong thực chất là một cuộc chiến tranh thực dân 30 và chỉ trích chính phủ, quốc hội và các đảng phái chính trị Pháp (kể cả đảng PCF [ tức Parti Communiste Français: Đảng Cộng Sản Pháp, chú của người dịch]) về việc không tranh luận vấn đề một cách thấu đáo và công khai và không có hành động hữu hiệu. 31 Cho đến Tháng Năm 1947, khi các bộ trưởng phe Cộng Sản bị băi chức khỏi chính phủ, Đảng Cộng Sản đă không công khai chống đối cuộc chiến tranh. Khi các thành quả chiến tranh được tranh luận hồi Tháng Ba 1947, thí dụ, các bộ trưởng đảng PCF đă bỏ phiếu tán thành và các dân biểu Cộng Sản đă không bỏ phiếu. Điều này cho thấy một cách rơ ràng, như tác giả Ian Birchall đă nhận xét, 32 rằng măi cho đến Tháng Năm 1947, lập trường chủ trương bởi tờ Les Temps Modernes rơ ràng nằm bên cánh tả của SFIO [tức Section Française de l'Internationale Ouvrière : Phân Bộ Pháp Quốc Của Công Nhân Quốc Tế, đảng chính chị theo khuynh hướng xă hội chủ nghĩa của Pháp, chú của người dịch], và PCF. Thứ năm, và quan trọng, tạp chí đă không chỉ nhắm đơn giản vào việc thông tin, nó c̣n nỗ lực để động viên ư kiến công chúng chống lại chiến tranh. Một bản tuyên bố dài ba trang được kư tên bởi hơn 50 nhà trí thức, ngoài de Beauvoir, Sartre và Merleau –Ponty, gồm André Breton, Jean Cocteau, Henri Matisse, kêu gọi ḥa b́nh tại Việt Nam, được công bố vào cuối năm 1948. 33 Bản tuyên bố này khác biệt một cách rơ rệt với bài quan điểm biên tập năm 1946 kêu gọi sự triệt thoái của người Pháp. Bài quan điểm biên tập năm 1946 trong bản chất là một bản tuyên bố về sự xúc phạm đạo lư, một bản tuyên bố về nguyên tắc (“Điều sai lầm của chúng ta là hiện diện tại Đông Dương và chúng ta phải rời đi”). Và như thế chỉ dành ít khoảng trống cho một sự tranh biện chính trị đầy đủ tán thành sự triệt thoái và không có tư tưởng nào được đăng tải hoặc về việc triệt thoái sẽ ảnh hưởng ra sao hay đâu là tác động sẽ có trên nước Pháp. Bản tuyên bố năm 1948 có tính chất “chính trị” nhiều hơn trong đó nó tố giác phí tổn của cuộc chiến, số tử trận lên cao trong các binh sĩ và sự thiếu mạch lạc trong chính sách của chính phủ. (Trong Tháng Sáu 1948, như một phần trong “giải pháp Bảo Đại” của nó, Pháp đă kư kết một hiệp ước với vị hoàng đế thừa nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam như một Quốc Gia Liên Kết trong Liên Bang Pháp – đây chính là các điều mà Hồ Chí Minh đă t́m cách đạt được tại Hội Nghị Fontainebleau hai năm trước đó).
Các động năng nội bộ của tờ Les Temps Modernes và lập trường của nó về Đông Dương cũng cần được cứu xét trong một quan điểm chính trị rộng răi hơn. Ngay từ lúc khởi sự các sự căng thẳng Pháp-Việt thời hậu chiến tranh, các phát ngôn viên từ cánh Tả và Hữu tại Pháp đă sử dụng mối đe dọa đến quyền lực và ảnh hưởng của nước Pháp tại Đông Dương sẽ bị thay thế bởi quyền lực và ảnh hưởng của các nước khác như là một lư do căn bản cho sự can thiệp của Pháp. 34 Tuy thế, các sự căng thẳng từ Tháng Tám 1945 và Tháng Mười Một/Tháng Mười Hai 1946 và sự xung đột công khai tiếp nối nguyên thủy được nh́n chính yếu như một sự đụng chạm giữa các quyền lợi của Pháp và Việt Nam. Tuy nhiên, trong diễn tiến của năm 1947, chiến tranh tại Đông Dương ngày càng bị gộp vào trong một kịch bản Chiến Tranh Lạnh, một khuynh hướng gia tăng mạnh mẽ với sự chiến thắng của Cộng Sản Trung Hoa hồi Tháng Mười 1949 và sự bùng nổ chiến tranh tại Triều Tiên trong mùa hè 1950.
Trong ban biên tập của tờ Les Temps Modernes, sự khởi sự của Chiến Tranh Lạnh cũng được cảm nhận và đưa đến trong Tháng Sáu 1946 sự từ bỏ hàng ngũ của Raymond Aron và Albert Ollivier ngả sang cánh thân Hoa Kỳ/chống cộng sản. Tuy thế, như đă được ghi nhận, trong khi tư thế cá nhân của Sartre như một nhân vật trí thức đă nâng cao danh tiếng của tờ Les Temps Modernes, chính Merleau-Ponty là kẻ khởi thủy mang lại sự lănh đạo chính trị và vị thế của ông trong ban biên tập đă được tăng cường bởi sự ra đi của Aron và Ollivier. Khoảng mười lăm năm sau này, tŕnh bảy về lập trường chính trị của ông vào lúc này, Sartre có viết ”ma pensée politique était confuse, mesidées pouvaient nuire”. 35 Merleau-Ponty thực sự là người cố vấn chính trị của ông. 36
Các lập trường chính trị được chấp nhận bởi tờ Les Temps Modernes (chống phe de Gaulle, chống thực dân, chống phe chống cộng) đă đặt nó bên cánh tả của diễn trường chính trị nhưng trong khi có cảm t́nh với PCF và Liên Bang Sô Viết (LBSV), tờ tạp chí đă từ chối không tự xếp ḿnh vào hàng ngũ của Liên Bang Sô Viết hay Đảng Cộng Sản Pháp. Một bài quan điểm biên tập viết bởi Merleau-Ponty và được đăng tải trong Tháng Một 1946 đă tóm lược trọn vẹn lập trường chính trị của ông (và của tạp chí) vào lúc đó. 37 Lịch sử đă vươn tới một khoảnh khắc mơ hồ; giới tư sản bị sa lầy vào trong các sự mâu thuẫn của chính nó và chủ nghĩa tư bản đă khống thể tự phóng chiếu như một lực lượng tích cực, trong khi cùng lúc, tầng lớp lao động th́ quá yếu ớt để trở thành một yếu tố tự trị của lịch sử và tiến tŕnh cách mạng tại LBSV đang bị ngưng trệ. Tương lai th́ bất định nhưng sự trật khớp này của lịch sử đă không phải là một lư do cho việc từ bỏ chủ nghĩa Mác-xít, đến mức mà Merleau-Ponty quan tâm. Hy vọng rằng LBSV sẽ t́m lại được động năng cách mạng của nó, Merleau-Ponty chủ trương rằng tạm thời, điều quan trọng cần bảo đảm rằng không có việc ǵ được làm để ngăn chặn pḥng trào vô sản. Tuy nhiên, vào năm 1947, ông đă ưu sầu nhiều hơn về viễn ảnh của kinh nghiệm Sô Viết khai sinh ra một sự thực hành Mác-xít nhân bản, không giáo điều mà ông có gắn bó. Song, bất kể một sự bi quan và mất ảo tưởng ngày càng gia tăng với sự ứng dụng Mác-xít kiểu Stalin-nít, ông từ chối chạy sang phe chống cộng sản.
Ngay từ Tháng Ba 1947, tờ Les Temps Modernes đă trả lời một cách ám thị trước cáo buộc rằng Chiến Tranh Đông Dương chỉ là một phần của một “âm mưu Cộng Sản”. Một bài quan điêm ban biên tập, đă sẵn được đề cập đến, ghi nhận rằng Việt Minh đă không nhận được bất kỳ sự ủng hộ đáng kể nào từ LBSV, rằng phần lớn các vũ khí của Việt Nam đến từ Trung Hoa (vẫn chưa là một quốc gia Cộng Sản), rằng Liên Bang Sô Viết đă t́m cách thỏa hiệp, chứ không muốn có một cuộc chiến tranh với nguy cơ đưa đến sự can dự của Anh Quốc và Hoa Kỳ, và rằng Đảng Cộng Sản Pháp, như các thành viên của chính phủ, chịu một trách nhiệm về chính sách thực dân của Pháp tại Đông Dương. 38 Bài viết kết luận rằng đặt sự trách móc về Chiến Tranh Đông Dương lên LBSV tương tự như các cảnh sát trưởng nào đó quy trách mọi vấn đề cho một nhóm nhỏ các kẻ gây rối. 39
Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh tiếp diễn, ngôn từ Chiến Tranh Lạnh của các kẻ ủng hộ sự dính líu của Pháp trở nên công khai hơn và inh tai hơn, trong khi các sự biện minh cho sự theo đuổi chiến tranh thuần túy về mặt quyến lợi quốc gia của Pháp ngày càng trở nên thiếu thuyết phục. Đôi diện với các sự căng thẳng gia tăng của Chiến Tranh Lạnh và cuộc chiến tranh tại Đông Dương, tờ Les Temps Modernes đă mở chiến dịch vận đông tích cực cho ḥa b́nh. Chính trong khung cảnh này mà lời thỉnh nguyện cho ḥa b́nh đă sẵn được đề cập tới cũng phải được đặt, thí dụ, vào trong bài viết của René Étiemble nhan đề “De la bombe atomique et de ses conséquences”, đăng tải trong tờ Les Temps Modernes số Tháng Hai 1949. 40
Đầu năm 1948, Sartre và Merleau-Ponty gia nhập Tập Hợp Cách Mạng Dân Chủ (Rassemblement Democratique Revolutionnaire) mới được thành lập gần đó, một tổ chức cánh tả có căn bản rộng răi liên kết cách mạng.và tự do, hy vọng mang lại một giải pháp thay thế dân chủ triệt để trước chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa tư bản. Ngoài việc đối phó với tính hiếu chiến của Chiến Tranh Lạnh, với các đ̣i hỏi tổng quát của nó cho ḥa b́nh, Tập Hợp RDR cũng cam kết một cách cá biệt cho ḥa b́nh tại Đông Dương, và trong Tháng Một 1949, đă tung ra một sự thỉnh ngutyện kêu gọi điều đ́nh tức thời với Hồ Chí Minh. 41
Mùa hè 1950-Mùa Hè 1953: Thời Kỳ Gián Đoạn
Vào lúc bắt đầu năm 1950, sự nhận thức về chiến tranh tại Đông Dương đă thay đổi một cách sôi nổi. Trong Tháng Mười 1949, Đảng Cộng Sản Trung Hoa chiếm giữ quyền lực và trong Tháng Mười Hai đă cho đồn trú các binh sĩ tại biên giới Việt Nam. Trong Tháng Một 1950, Trung Cộng và LBSV thừa nhận Việt Nam Dân Chủ Công Ḥa. Họ được theo sau bởi Bắc Hàn và các nước Đông Âu, và trong mùa xuân Hồ Chí Minh đă thăm viếng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa nơi ông ta gặp gỡ Mao Trạch Đông và Stalin. Trong khi đó, Hoa Kỳ, Anh Quốc, và các nước thuộc khu vực quyền lợi của Mỹ chấp thuận sự thừa nhận chế độ của Bảo Đại, và trong Tháng Ba các tàu Mỹ đầu tiên chuyên chở vũ khí cho các lực lượng của Pháp bắt đầu cập bến Sàig̣n, trong khi các vũ khí Trung Cộng được cung cấp cho Việt Minh. Vào mùa xuân 1950, Đông Dương đă trở thành, một cách bất khả tranh luận, một chiến trường trung tâm của Chiến Tranh Lạnh. Sau đó trong Tháng Sáu, Bắc Hàn đă xâm lăng phần đất phía nam của Hàn quốc.
Sự bùng nổ Chiến Tranh Triều Tiên đă đánh dấu một điểm khủng hoảng cho tờ Les Temps Modernes. Như đă được ghi nhận, Merleau-Ponty, cố vấn hướng dẫn chính trị của tờ tạp chí, ngày càng trở nên mất ảo tưởng về sự thực hành của LBSV và các đảng Cộng Sản theo đường lối Stalin-nít. Song, trong năm 1949, với bối cảnh của vụ án Kravchenko (*a) , ông đă cố gắng tương đối hóa (relativize) các phương thức đàn áp của Sô Viết bằng việc so sánh các trại giam Sô Viết với các thuộc địa của khối Tây, và c̣n tuyên bố rằng, bất kể mọi điều, vẫn có thể biện hộ cho LBSV, trên t́nh trạng rằng nó đă không hành động theo một cung cách đế quốc hay quân phiệt hung hăn. Nhưng đối với Merleau-Ponty, sự khai diễn cuộc Chiến Tranh Triều Tiên đă là giọt nước cuối cùng. Ông đă bị buộc phải kết luận rằng Stalin đă nh́n chiến tranh là không thể tránh được, rằng LBSV là một quyền lực đế quốc chủ nghĩa và đă không có ǵ để lựa chọn giữa nó và chủ nghĩa đế quốc của Mỹ. Giờ đây, đối với ông – và, trong quan điểm của ông, đối với tờ tạp chí – sự lựa chọn duy nhất là sự im lặng.
Merleau-Ponty, kẻ đă sẵn thu ḿnh vào bên trong tờ tạp chí từ 1949, giờ đây hoàn toàn thoái lui. Hành động của ông tước đoạt khỏi tờ tạp chí con người đă từng đóng góp quá nhiều vào đường hướng chính trị của nó và đă mở ra một thời kỳ được đề cập tới bởi Sartre như là ‘sự gián đoạn kéo dài, theo Sartre, cho đến 1952, 43 mặc dù, như tác giả Howard Davies vạch ra, Merleau-Ponty đă, sau rốt, không bỏ đi cho măi đến Tháng Một 1953. 44 Nếu tờ Les Temps Modernes vào đầu thập niên 1950 được xem một cách nghiêm ngặt từ quan điểm của các bài viết được đăng tải về Đông Dương, rơ ràng là chiến tranh không trở thành tiêu điểm của sự chú ư một lần nữa cho măi đến mùa hè 1953, khi chỉ có một bài báo duy nhất có thực chất được công bố về đề tài này trong thời khoảng giữa mùa hè 1950 và Tháng Bảy 1953; 45 tuy nhiên, không nên quên rằng từ 1952, Sartre đă tích cực về mặt chính trị trong một cuộc đấu tranh cầm đầu bởi đảng PCF đ̣i trả tự do cho Henri Martin, một thủy thủ bị kết án tù năm năm hồi năm 1950 v́ vận đọng chống chiến tranh tại Đông Dương. 46
Sự tham dự của Sartre vào chiến dịch vận động của đảng PCF đ̣i phóng thích Martin đă là màn dạo đầu cho một sự hợp tác chặt chẽ với Đảng này kéo dài cho đến khi có cuộc xâm lăng của Sô Viết vào Hung Gia Lợi trong năm 1956. Lư do cho quyết định của Sartre để trở thành một bạn đồng hành từ 1952 nằm ngoài địa bàn của bài viết này, nhưng có thể được t́m thấy trong bài “Les Communistes et la paix” (Các người Cộng Sản và Ḥa B́nh) được đăng tải trong tờ Les Temps Modernes năm 1952. 47
Giữa 1950 và 1953, sự thảo luận của tờ Les Temps Modernes về chủ nghĩa thực dân trở nên tổng quát hóa hơn, và bài viết duy nhất về Đông Dương nằm trong sự đối chiếu với một số bài viết có tính chất lư thuyết về hiện tượng của chủ nghĩa thực dân và về chủ nghĩa thực dân tại các phần đất khác của thế giới (tức Nam Phi, Algeria, Morocco và Tunisie).
Mùa Hè 1953 – Tháng Năm 1954: Cam Kết II
Trong mùa hè 1953, tờ Les Temps Modernes đă lại đặt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương lên hàng đầu trong nghị tŕnh của nó bằng việc ấn hành một số đặc biệt về Việt Nam. 48 Vào lúc đó, điều ngày càng trở nên rơ rệt rằng người Pháp không đi đến việc chiến thắng tại Đông Dương với con số về nhân lực và khối lượng quân dụng thuộc quyền điều dộng của họ, và rằng chính phủ Pháp đă không chuẩn bị để gia tăng sự cam kết của nó và rằng ngay dù có làm như thế, chiến thắng c̣n lâu mới được bảo đảm chắc chắn. Như với sưu tập các bài viết được ấn hành hồi Tháng Ba 1947, số báo đặc biệt Tháng Tám và Tháng Chín đưa ra một loạt các “lập trướng khác biệt về chiến tranh xuyên qua mười bẩy bài viết mà nó bao gồm. Giống như trong số báo Tháng Ba 1947, cũng có các sự tường thuật của nhân chứng tại chỗ bởi một người bên dân sự mới trở về từ Việt Nam, 49 và các trích đoạn từ quyển nhật kư của một binh sĩ Pháp đă từng phục vụ tại Việt Nam. 50 Ngoài ra, khác với năm 1947, tờ TM có đăng tải một quan điểm về cuộc chiến tranh từ một. thành viên thuộc tổ chức bí mật của Việt Nam. 51 Cũng có một bài viết về sự thất bại của chính sách thực dân Pháp từ một quan điểm kinh tế, 52 một bài viết về Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, 53 về những ǵ mà Cộng Ḥa Dân Chủ đă đạt được với và cho các nông dân (tức sự thành lập các nông hội, cuộc chiến đấu chống nạn mù chữ, cải cách ruộng đất) 54 và về Quân Độu Nhân Dân Việt Nam. 55
Sô báo bao gồm một bài viết đả kích chính sách của chính phủ Pháp về sự ủng hộ cho Bảo Đại, một bài khác điểm mặt các nhân vật chính trị và quân sự then chốt bên phía Pháp, 56 và hai bài viết – một về Việt Nam và Hoa Kỳ, 57 bài kia về Việt Nam và Trung Hoa 58 – phản ảnh chiều kích quốc tế mà cuộc xung đột đă khoác lấy, đặc biệt từ 1950. Cũng có các bài viết về văn hóa – các bài thơ và và bài nhạc của kháng chiến Việt Nam 59 và một bài điểm sách ngắn về các tác phẩm của các tác giả Pháp cố gắng biện minh cho chính sách Pháp tại Đông Dương xuyên qua các bài viết của họ. 60 Trong số báo Đặc Biệt, chúng ta t́m thấy âm hưởng của bài quan điểm ban biên tập năm 1946 xuyên qua các sự so sánh thường có được phác họa trong các bài báo đă đăng tải, giữa quân đội Pháp tại Đông Dương và quân Đức tại Pháp trong thời Chiếm Đóng. 61 Sự tuyển chọn các bài viết được đăng tải cũng làm sáng tỏ sự liên đới của tờ tạp chí với cuộc đấu tranh của người Việt Nam giành độc lập của họ, sự chán ghét của tờ báo đối với chính sách của Pháp và một sự lập lại lời kêu gọi thương thảo với Hồ Chí Minh, được tŕnh bày một cách công khai như giải pháp của tờ tạp chí cho cuộc xung đột trong một bài được viết bởi Jean Pouillon. 62
Lời nói đầu mở màn của số Tháng Năm 1954 khẳng định rằng sự thực của sự thất bại gần đó ở Điện Biên Phủ là cuộc chiến tranh tại Việt Nam đă bị thua. 63 Tạp chí đă không cảm thấy rằng đó là sự thất trận của nó, cũng không phải của nước Pháp, hay của những người lính đă chiến đấu tại Đông Dương, mà cho các kẻ đă phụ trách chính sách của Pháp, những kẻ đă bác bỏ một giải pháp ḥa b́nh, những kẻ đă nói dối và buông ḿnh trong các sự che dấu và những kẻ giờ đây đi t́m kiếm một giải pháp “danh dự”. “[T]oute defaite, pour eux”, bài viết ghi nhận, “sera dishonorante, parce que la guerre l’était”. 64 Giải pháp ḥa b́nh duy nhất giờ đây, theo bài quan điểm ban biên tập, là nước Pháp thừa nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và triệt thoái tức thời các đoàn quân viễn chinh.
Trong suốt cuộc xung đột, mục đích của tờ tạp chí chính yếu là nhằm giáo dục giới độc giả của nó về những ǵ đang xảy ra tại Đông Dương, làm cho dân chúng tại Pháp nhận biết được các khát vọng của người Việt Nam và về các ảnh hưởng tàn phá của chính sách của Pháp. Chiều hướng này được phát biểu rơ bởi Sartre trong số báo Tháng Năm 1954 65 tiếp theo sau việc gạt bỏ vào giờ chót một bài quan điểm ban biên tập về Đông Dương trong ấn phẩm tháng trước đó. (Bài viết, “Nous ne partirons pas pour la croisade”, được viết bởi Marcel Peju, rơ ràng có được liệt kê nơi bảng mục lục và, theo các tác giả Contat và Rybalka, chính Sartre là người đă quyết định gỡ bỏ bài viết ra khỏi tờ tạp chí sau khi nó đă được chấp nhận và in ra). 66 Các lư do cho sự rút lại bài báo th́ không rơ 67, nhưng trong số báo Tháng Năm, Sartre đă lập lại mục tiêu của tờ tạp chí về Đông Dương và tóm tắt một cách trọn vẹn thái độ của nó xuyên qua cuộc chiến tranh đă được khảo sát bên trên.
Ce que le public demande à notre revue, ce n’est pas d’agiter mais d’exposer les évènements, d’analyser les situations, d’en éclairer les sens, s’il se peut, bref de commenter et de convaincre … Tous nos lecteurs savent que nous tenons la politique du gouvernement pour nefaste et pour méprisables les homes qui l’inspirent: mais notre tache est de le démontrer sans cesse. 68
Bất kể các nỗ lực nhất quán bởi tờ Les Temps Modernes để nâng cao ư thức của quần chúng về Cuộc Chiến, rơ ràng là tờ tạp chí chỉ có rất ít tác động trên công luận. Thí dụ, trong một cuộc thăm ḍ ư kiến được thực hiện hồi Tháng Một 1948, số người dân nêu cuộc chiến tranh tại Đông Dương như là một trong các biến cố chính của năm 1947 th́ không đáng kể đến nỗi nó bị gộp vào trong 6% loại “các biến cố khác”. Khi cuộc chiến tranh tiếp diễn, sự lưu tâm đến các biến cố tại Đông Dương th́ cực kỳ giới hạn. Trong Tháng Mười 1950, 20% của số người được phỏng vấn và trong Tháng Hai 1954, 30% các người được phỏng vấn tự tŕnh bày rằng họ không có ư kiến ǵ liên quan đến các biến cố tại Đông Dương. Trong Tháng Năm 1953, một cuộc thăm ḍ ư kiến các người là độc giả của một hay nhiều hơn các nhật báo (tức những kẻ có thể được giả định hiểu biết nhiều hơn về chính trị), phát hiện rằng chỉ có 30% số mẫu thăm ḍ có theo dơi thường xuyên tin tức về Đông Dương, và trong Tháng Hai 1954, ba tháng trước khi có sự sụp đổ của Điện Biên Phủ, con số đă tụt xuống tới 23% với 45% nói rằng họ có đọc tin tức về Đông Dương đôi lúc, và 32% trả lời họ chưa từng đọc về nó ǵ cả. Trong số những kẻ phát biểu quan điểm về cuộc chiên tranh, điều cần ghi nhận rằng số những người ủng hộ sự can thiệp của Pháp tại Đông Dương chưa bao giờ là một khối đa số và vào Tháng Hai 1954 đă tụt xuống chỉ c̣n 8% dân số Pháp; với 19 chính phủ tại Pháp từ 1945 đến 1954, chính sách của Pháp mang vẻ bất quyết, mâu thuẫn và thiếu mạch lạc một cách quá thường xuyên. 69
V́ thế điều rơ ràng là mặc dù cuộc Chiến Tranh của Pháp tại Đông Dương chỉ ngắn hơn cuộc Chiến Tranh tại Algeria khoảng một năm hay ít hơn (vốn khởi sự chỉ bốn tháng sau trận Điện Biên Phủ), nó không hề, ngoại trừ sự chấn động về sự thất trận tại Điện Biên Phủ), có cùng tác động trên chính trị nước Pháp, công luận Pháp hay môi trường trí thức Pháp như cuộc Chiến Tranh Algeria đă gây ra. Các lư do cho sự kiện này không khó để nhận biết.
Như đă ghi nhận, sự tái khẳng định quyền lực của Pháp tại Đông Dương, và các nơi khác của đế quốc Pháp là một phần trong chiến lược của de Gaulle để bảo đảm tư thế “đại cường” mà Pháp đă từng được thụ hưởng trên thế giới cho thời hậu Thế Chiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1944-1947 mà tác giả Martin Shipway đă gọi là “con đường dẫn đến chiến tranh” 70 tại Đông Dương, (các) chính phủ Pháp và dân chúng tại mẫu quốc Pháp đă có các sự cứu xét khác cấp bách hơn: cho đến năm 1945, nhiệm vụ chính rơ ràng cho nước Pháp được xem là sẽ đóng vai tṛ tích cực trong sự đánh bại chủ nghĩa Quốc Xă của Đức (Nazism). Sau khi có sự thất trận của phe Quốc Xă, ưu tiên được dành cho việc xây dựng một nước Pháp mới, và đặc biệt tái cấu trúc nền kinh tế bị què quặt của Pháp, kể cả hạ tầng cơ sở bị tàn phá của nó, cũng như việc ấn định các định chế chính trị của nền Đứ Tứ Cộng Ḥa mới thành lập. Mặc dù đă có một sự đồng thuận trong tầng lớp chính trị rằng Đông Dương phải dính liền với Pháp trong Liên Hiệp Pháp, vẫn c̣n cả một con đường, trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, dài xa cách với các mối quan tâm tức thời và cấp bách của mẫu quốc Pháp thời hậu Giải Phóng.
Hơn nữa, Đông Dương đă không có một thành phần dân Pháp hay Âu Châu đông đảo có thể so sánh với dân số pied noir: chân đen của Algeria và, một cách chủ yếu, trong khi Đông Dương được bao gồm bởi các vùng đất bảo hộ và một thuộc địa, Algeria được xem về mặt thể chế là một phần của mẫu quốc Pháp, chỉ bị tách rời về mặt địa dư bởi Địa Trung Hải. Sự khác biệt then chốt khác rằng tại Algeria, khác với Đông Dương, sụ trông cậy gia tăng được đặt trên số lính trưng binh, trong khi tại Đông Dương không chỉ là cuộc chiến tranh được chiến đấu bởi các binh sĩ chuyên nghiệp. mà c̣n có một sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ số lính (gốc Đông Dương) bản địa được điều động bởi người Pháp. Điều này có nghĩa rằng số người tại Pháp mất con, cha hay bè bạn tại Đông Dương c̣n tương đối nhỏ. Chính v́ thế cuộc Chiến Tranh Đông Dương vẫn c̣n, trong thời khoảng của nó, phần lớn, là một “cuộc chiến tranh bị lăng quên”.
Jamais, dans ses profondeurs, la nation n’a considéré le conflit au bout du monde comme méritant une attention permanente, nécessitant des initiatives massives et suivies visant à inflechir la politique gouvernementale dans un sens ou dans l’autre. À l’exception de deux franges militants, les “pour” et les “contre”, il n’y eut ni actions ni attention permanente. 71
Tuy thế, như một phần của phong trào “phản chiên’, tờ Les Temps Modernes đă nỗ lực một cách nhất quán để làm sáng tỏ những ǵ đang xảy ra tại Đông Dương, và từ Tháng Mười Hai 1946 đă duy tŕ một cách không lay chuyển lập trường của nó kêu gọi một sự triệt thoái của Pháp. Lập trường kiên quyết được lấy bởi tờ tạp chí về Đông Dương có nghĩa rằng khi cuộc phiêu lưu (sai lạc) thực dân kế tiếp của Pháp khởi sự tại Algeria, ít tháng sau vụ Điện Biên Phủ, tờ Les Temps Modernes đă sẵn được thiết định như một “tiếng nói’ được nh́n nhận của chủ trương chống thực dân. Điều này cho phép tờ tạp chí giữ một vai tṛ quan trọng hơn nhiều mà nó đảm nhiệm trong suốt cuộc khủng hoảng Algeria và, ngay từ lúc khởi đầu các chiến sự, tờ Les Temps Modernes đă được nhận thức, và tự nhận thức, sẽ là một tiêu điểm cho các kẻ chông đối chiến tranh. Hơn nữa, sự chống đối chiến tranh của Pháp tại Đông Dương có nghĩa rằng Sartre và tờ Les Temps Modernes đă sẵn tạo lập được các sự chứng nhận chống chủ nghĩa thực dân của họ khi, trong thập niên 1960, họ tham gia vào phong trào chống đối sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam và đă có thể phô diễn rằng họ đă từng là các kẻ ủng hộ nhất quán nền độc lập của Việt Nam từ năm 1946./-
_____
CHÚ THÍCH
1. Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, Vol. I: L’Appel 1940-1942 (Paris: Plon, 1954), 137, được trích dẫn trong sách của Jean Lacouture, De Gaulle, Vol. II: Le Politique 1944-1959 (Paris: Éditions du Seuil, 1985), 156.
2. L’ Existentialisme est un humanism (Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản) (Paris: Nagel, 1946) bản văn được tu chỉnh chút ít của bài diễn thuyết trước công chúng được đưa ra tại Câu Lạc Bộ Club Maintenant tại Paris hôm 28 Tháng Mười 1945.
3. Các tác phẩm L’Age de raison và Le Sursis được ấn hành bởi nhà xuất bản Gallimard trong Tháng Chín 1945.
4. Anna Boschetti, Sartre et ‘Les Temps Modernes’ (Paris: Minuit, 1985), 187.
5. Jean-Paul Sartre, ‘Présentation’, Les Temps Modernes, I (Oct. 1945), 1-21. Tên của tạp chí từ giờ về sau được viết tắt là TM.
6. Cùng nơi dẫn trên, 1.
7. Cùng nơi dẫn trên, 3.
8. Cùng nơi dẫn trên, 4.
9. Cùng nơi dẫn trên, 7-8.
10. ‘Merleau-Ponty’, trong sách của Sartre, Situations IV (Paris: Gallimard, 1964), 206.
11. Alain Ruscio, ‘Les Intellectuels franҫais et la guerre d’Indochine: une repetition générale’, Cahiers de l’Institut d’Histoire du Temps present, 34 (1996), 127. Về mặt số lượng các bài viết đă đăng tải, tờ tranh đua gần nhất của TM là ấn phẩm Démocratie nouvelle của Đảng Cộng Sản Pháp, được thành lập vào năm 1947. Từ 1947 đến 1954 (kể gôm 1954, TM đă ấn hành 38 bài viết có nội dung vững chắc về Đông Dương, tờ Démocratie nouvelle ấn hành 31 bài và tờ Esprit ấn hành 14 bài. (Ngoài ra, tờ TM c̣n đăng tải một bài viết trong năm 1946 và Esprit ấn hành 2 bài trong năm 1948). Các ấn phẩm khác chống đối chính sách của Pháp tại Đông Dương được trưng dẫn bởi Ruscio, bao gồm Témoignage chrétien, L’Observateur, (sau đổi thành France-observateur), Combat, France-Tireur.
12. Trần Đức Thảo, ‘Sur l’Indochine’, TM, v (Feb. 1946), 878-900.
13. Howard Davies, Sartre and ‘Les Temps Modernes’ (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), 19.
14. ‘Et Bourreaux et Victimes …’, TM, xv (Dec. 1946), trước trang 385.
15. Michel-Antoine Burnier, Les Existentialistes et la politique (Paris: Gallimard, 1966), 39.
16. Jean H. Roy, ‘Les Indochines’, TM, xvi (Jan. 1947), 743-50.
17. J.-B. Pontalis, biên tập, ‘Un soldat franҫais en Indochine’, TM, xvii (Feb. 1947), 895-905.
18. Patrick P. Michael, ‘Deux and d’Indochine’, TM, xli (March 1949), 503-4.
19. Jeanne Cuisinier, ‘Détails’, TM, xviii (March 1947), 1115-32.
20. N…, ‘Regards sur notre action politique en Indochine’, TM, xviii (March 1947), 1133-49.
21. Jean-Pierre Dannaud, ‘Service inutile’, cùng nơi dẫn trên, 1095-114.
22. Trần Đức Thảo, ‘Les Relations franco-vietnamiennes’, TM, xviii (March 1947), 1053-67.
23. Jeanne Cuisinier, ‘La France vue de Saigon’, TM, xxiii-xxiv (Aug. – Sept. 1947), 551-76.
24. Claude Lefort, ‘Les Pays coloniaux: analyse structurelle et strategie révolutionnaire’, TM, xviii (March 1947), 1068-94; Trần Đức Thảo, ‘Sur l’interpretation trotzkyste [sic] des évenements d’Indochine’, TM, xxi (June 1947), 1696-1705.
25. Trần Đức Thảo, ‘Sur l’interpretation …’, 1697. Trần Đức Thảo, trở về Việt Nam trong năm 1951 và c̣n là một giáo sư tại Đại Học Hà Nội cho đến năm 1958 khi ông bị băi nhiệm, tiếp theo sau một sự đụng độ với hệ cấp đảng về bản chất của văn chương cách mạng. Như một phần của sự tự phê b́nh, được đăng tải trong Tháng Năm 1958 trên nhật báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Lao Động, ông Trần thú nhận đă “tiếp nhận và phổ biến ‘văn chương đồi trụy’ từ Pháp (kể cả các ân bản của tờ Les Temps Modernes), và trong khi ở Pháp có liên hệ với tờ Les Temps Modernes, được mô tả như một ‘nhóm Trotskyist’ (Olivier Todd, Un Fils Rebelle (Paris: Grasset – Livre de Poche)), 1981, 236.
26. Dannaud, ‘Service inutile’.
27. ‘Indochine S.O.S.’, TM, xviii (March 1947), 1046. Nhan đề của bài quan điểm ban biên tập được lấy từ một quyển sách có cùng nhan đề được viết trong thập niên 1930 bởi Andree Viollis (Paris: Gallimard, 1935, với lời đề tựa của André Malraux).
28. Cùng nơi dẫn trên, 1048-51. Phần nhấn mạnh của nguyên bản.
29. Jean H. Roy, ‘Correspondance’, TM, xviii (March 1947), 1150-2.
30. Jean Pouillon, ‘Mythe contre mythe’, TM, xx (May 1947), 1345.
31. Cùng nơi dẫn trên, 1345-60.
32. Thư tín trao đổi với tác giả, 25 November 1997.
33. ‘Pour la paix au Vietnam’, TM, xxxix (Dec. 1948 – Jan. 1949), 122-5.
34. Cả de Gaulle lẫn đảng PCF đều lo sợ rằng nếu Pháp giải kết ra khỏi Đông Dương, nước Anh và/hay Mỹ sẽ nhảy vào thay thế nó. Về de Gaulle, xem Jean Lacouture, De Gaulle, Chương 7, đặc biệt trang 165. Về đảng PCF, xem, thí dụ, ‘Appel du Comité central du PCF’, 3 Tháng Năm 1947 trong sách của Jacob Moneta, Le PCF et la question colonial (Paris: Maspero, 1971), 159.
35. Sartre, ‘Merleau-Ponty’, 199.
36. Cùng nơi dẫn trên, 215.
37. Merleau-Ponty, ‘Pour la vérité’, TM, iv (Jan. 1946), 577-600.
38. ‘Indochine S.O.S.’, 1043.
39. Cùng nơi dẫn trên, 1044.
40. René Étiemble, ‘De la bombe atomique et de ses consequences’, TM, xl (Feb. 1949), 287-97.
41. Burnier, 71-2.
42. Sartre, ‘Merleau-Ponty’, 236.
43. Cùng nơi dẫn trên, 246.
44. Davies, 41.
45. Paul Mus, ‘Insertion du communisme dans le movement nationaliste Vietnamien, TM, lxxviii (April 1952), 1795-809.
46. Sartre có biên soạn một quyển sách về vụ này nhan đề là L’Affaire Henri Martin (Paris: Gallimard, 1953).
47. ‘Les Communistes et la paix’, TM, lxxxi (July 1952), 1-50; lxxxiv-lxxxv (Oct.-Nov. 1952), 695-763. Phần thứ ba xuất hiện trên tờ TM, ci (April 1954), 1731-819.
48. TM, số đặc biệt (numero special), xciii-xciv (Aug. – Sept. 1953).
49. Louis Dalmas, ‘En un combat douteux’, TM, xciii-xciv (Aug. – Sept. 1953), 195-207.
50. Philippe Arnoulx de Pirey, ‘Opération Gachis’, Cùng nơi dẫn trên, 225-73.
51. Hien, ‘La Mèré’, Cùng nơi dẫn trên, 319-27.
52. Henri Moscat, ‘Un échec: 50 ans de colonialism économique en Indochine’, Cùng nơi dẫn trên, 388-400.
53. Marcel Ner, ‘La République democratique du Vietnam’, Cùng nơi dẫn trên, 334-63.
54. Gilles Martinet, ‘La République Vietnamienne et la révolution paysanne’, Cùng nơi dẫn trên, 363-72.
55. Guy de Chambure và Jean-Jacques Salomon, ‘L’Armée populaire’, Cùng nơi dẫn trên, 293-318.
56. Jean-R. Clémenti, ‘Bảo Đại existe-t-il?’, Cùng nơi dẫn trên, 207-19; Claude Bourdet, ‘Les Hommes de la guerre’, Cùng nơi dẫn trên, 401-25.
57. Louis de Villefosse, ‘Les États-Unis en Indochine’, Cùng nơi dẫn trên, 447-57.
58. Marcel Ner, ‘Le Vietnam et la Chine de 1945 à 1953’, Cùng nơi dẫn trên, 373-86.
59. Chính Hữu [?], ‘Poèmes et chansons de la Resistance’, Cùng nơi dẫn trên, 327-32.
60. Jean-Henri Roy, ‘La Littérature et le napalm’, Cùng nơi dẫn trên, 274-80.
61. Xem, thí dụ, Dalmas, 195; Louis de Villefosse, ‘La Stratégie de “plein employ”’, TM, xciii-xciv (Aug. – Sept. 1953), 287; Introduction to ‘La Mère’, 318-9.
62. Jean Pouillon, ‘Il faut négocier avec Ho Chi Mính, TM, xciii-xciv (Aug. – Sept. 1953), 458-64.
63. ‘Le Rendez-vous de Điện Biên Phủ’, TM, cii (May 1954), 1921-3.
64. Cùng nơi dẫn trên, 1922.
65. Jean-Paul Sartre, ‘À nos lecteurs’, TM, cii (May 1954), 1923-4.
66. Michel Contat và Michel Rybalka, Les Écrits de Sartre (Paris: Gallimard, 1970), 276.
67. Sartre đă đưa ra như lư do của bài quan điểm ban biên tập là một sự phản đối lại một ‘sự cảnh cáo’ mà John Foster Dulles đang đe dọa chuyển đên Trung Hoa. Trong thời khoảng giữa bài quan điểm biên tập và ngày phát hành của nó, Dulles, dưới áp lực từ phía Anh Quốc, theo Sartre, đă từ bỏ để nghị này. Bài xă luận do đó gặp phải sự bắt trắc của việc xuất hiện lỗi thời và thừa thăi. TM cũng được khuyến cáo rằng nếu bài quan điểm xuất hiện, có một mối nguy rằng tất cả các ấn bản của số báo này sẽ bị tịch thu và giữ lại (xem ‘À nos lecteurs’, 1924). Theo Contat và Rybalka, dường như nhiều phần rằng Sartre đă có quyết định ngoại lệ đối với một số câu được dùng trong bài quan điểm nguyên thủy, đề cập đến người Việt Nam như ‘các người dân da vàng nhỏ bé này: ces petits homes jaunes’. L’Express (2 May 1954) nêu ư kiến rằng bài quan điểm biên tập đă bị rút lại bởi nó đă bị viết quá tệ (Contat và Rybalka, 276-7).
68. ‘À nos lecteurs’, 1924.
69. Đoạn văn này trích yếu sân rộng từ tác giả Alain Ruscio, ‘L’Opinion franҫaise et la guerre d’Indochine (1945-1954) sondages et témoignages’, Vingtième Siècle, 29 (1991), 35-45.
70. Martin Shipway, The Road to War: France and Vietnam 1944-1947 (London: Berghahn, 1997).
71. Alain Ruscio, ‘Les Intellectuels franҫais et la guerre d’Indochine: une repetition générale?’, 113.
_____
Nguồn: David Drake, “Les Temps Modernes and the French war in Indochina”, Journal of European Studies, 28, n. 1-2 (March-June 1998): 25 (17 trang).
*****
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
*a) Victor Andreevich Kravchenko (sinh ngày 11 Tháng Mười 1905, mất ngày 25 Tháng Hai 1966), sinh ra tại Ukraina từ một gia đ́nh không đảng phái, Kravchenko trở thành một kỹ sư và gia nhập Đảng Cộng Sản Liên Sô năm 1929. Ông chứng kiến sự chết đói hàng loạt của giới nông dân Ukraina do chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Stalin. Sự ghê tởm về số tổn thất nhân mạng lớn lao của chính sách ngày càng làm ông chán ghét chế độ Sô Viết. Trong Thế Chiến II, ông phục vụ với cấp bậc Đại Úy trong quân đội Sô Viết trước khi được cử sang làm việc tại Soviet Purchasing Commission (Ủy Hội Tạo Măi Sô Viết) tại Washington, D.C.
Trong năm 1944, ông từ bỏ nhiệm sở và xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên các thẩm quyền Sô Viết đă yêu cầu dẫn độ tức khắc ông về Nga, gọi ông là kẻ phản bội. Đại Sứ Joseph E. Davies đă khiếu nại trực tiếp với Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt nhân danh Stalin đ̣i trao trả Kravchenko. Kravchenko được chấp thuận cho tỵ nạn nhưng buộc phải sống với một tên giả để tránh sự nguy hiểm bị ám sát bởi điệp viên Sô Viết.
Kravchenko có viết quyển sách nhan đề I Choose Freedom được xuất bản năm 1946 để tŕnh bày về cuộc sống của ông tại Liên Bang Sô Viết như một viên chức Sô Viết và kinh nghiệm của ông dưới chế độ tư bản Mỹ. Ông mất đi tại New York, năm 1966.
Nguồn: Wikipedia
Ngô Bắc dịch và phụ chú
02.09.2013
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2013