đọc trong mùa Tết
Thomas L. Cubbage III
Thiếu Tá (hồi hưu) Tình Báo, Lục Quân Hoa Kỳ
TÌNH BÁO VÀ
CUỘC CÔNG KÍCH TẾT:
Quan Điểm Của Nam Việt Nam
Về Sự Đe Dọa
Ngô Bắc dịch
TẾT: NGÀY LỄ VÀ CUỘC CÔNG KÍCH
Vào nửa đêm ngày 29-30 Tháng Một 1968, các gia đình của Nam Việt Nam bắt đầu chào mừng ngày đầu tiên của bảy ngày của lễ Tết. Đó là lúc khởi đầu năm âm lịch, ngày lễ linh thiêng và quan trọng nhất của Việt Nam. Tết là một thời kỳ hòa bình hàng năm, một thời gian được yêu mến bởi mọi nhóm tôn giáo và mọi tầng lớp xã hội. 1 Hai giờ sau đó, Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy của cộng sản – cái gọi là cuộc công kích Tết – khởi sự tại miền trung Việt Nam. Một ngày sau, Trận Đánh Tết 1968 đã khởi sự tại Sàigòn, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa.
Các sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đối tác Nam Việt Nam của họ đang chờ đợi các lực lượng Việt Cộng và Quân Đội Bắc Việt (QĐBV) mở ra một cuộc tấn công lớn khắp nước ngay quanh Tết. Tuy nhiên, họ đã không chờ đợi các cuộc tấn công trên toàn quốc vào các thành phố hay các cuộc tấn công trên quy mô mà chúng được mở ra. 2
Không có các con số xác định đã có bao nhiêu binh sĩ Việt Cộng và QĐBV đã được đổ vào diễn tiến của trận đánh kéo dài cả năm. 3 Bản chất của các cuộc tấn công làm cho các con số tuyệt đối không quan trọng. 4 Bạn có thể gọi nó những gì bạn muốn – Tết 1968, Trận Đánh Tết, Cuộc Công Kích Tết, Cuộc Công Kích Đông-Xuân 1968, và ngay cả Cuộc Tổng Công Kích, Tổng Nổi Dậy – hoạt động quân sự tại Nam Việt Nam hồi đầu năm 1968 đã đánh dấu một điểm ngoặt trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ. Một số người nói nó đã là bước khởi đầu của sự kết thúc đối với Nam Việt Nam.
Chương sách này khảo sát thời kỳ trước Tết từ các quan điểm của người Nam Việt Nam, chính phủ của họ, các cơ quan tình báo của họ, và những gì mà các chỉ huy quân sự cao cấp biết được về các kế hoạch của địch. Điều quan trọng là phía Nam Việt Nam đã phản ứng như thế nào đối với tài liệu mà với chúng họ đã phải làm việc (trong cả năm trước Tết), và sau cùng Nam Việt Nam đã trở thành các nạn nhân của một sự bất ngờ chiến lược ra sao. 5
TÌNH BÁO VÀ SỰ CẢNH CÁO
Vấn đề dự liệu Tết, từ cái nhìn của Nam Việt Nam – trong cả chính quyền lẫn giới quân sự -- đã không phải là bất kỳ sự thiếu thốn tin tức tình báo đáng tin cậy nào. Đúng hơn, đó là một sự thiếu sót sâu xa bất kỳ sự hiểu biết thực sự nào về tin tức tình báo được cung ứng. Mọi chỉ dấu về một cuộc tấn công toàn quốc bởi bên địch – trên một quy mô chưa từng biết trước đây – đều có đó. Các người miền nam đã có tất cả các mảnh nhỏ của bức tranh ghép về các kế hoạch chiến tranh của Hà Nội, nhưng các người lãnh đạo chính phủ và quân sự không bao giờ hiểu được nội dung của chúng trong toàn cảnh. 6
Bất kể các sự đề phòng an ninh kỹ lưỡng, phe cộng sản đã không thể thực hiện các sự chuẩn bị sâu rộng của họ cho cuộc công kích Tết trong sự bí mật hoàn toàn. Đã có vô số dấu hiệu mách bảo rằng nỗ lực Công Kích Đông-Xuân hàng năm của địch sẽ là cái gì đó khác thường. Phần lớn các dấu hiệu có thể tìm thấy trong các tài liệu của địch mà các đơn vị của Hoa Kỳ và Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (BBVNCH) đã tịch thu được trong một loạt các cuộc hành quân trước Tết. Mặt khác, nhiều dấu hiệu rõ rệt về hoạt động bất thường đã hiện diện trong sự tổ chức các cuộc tấn công của Việt Cộng và QĐBV vào các thành phố -- nhiều dấu hiệu tại các khu vực biên giới – diễn ra trước Cuộc Công Kích Tết. Sau hết, các bài phát thanh bởi Đài Phát Thanh Hà Nội đã tiết lộ nhiều về những gì sắp đến. 7
Trong Tháng Ba 1967, một đơn vị của BBVNCH có tịch thu được một tài liệu địch tại Vùng III Chiến Thuật (III CT). Tài liệu, vốn chỉ là một tài liệu được tìm thấy với nhiều giấy tờ khác của Sư Đoàn 5 Việt Cộng, thảo luận một cách vắn tắt một kế hoạch tấn công thành phố Sàigòn. Kế hoạch chiến tranh thì sơ sài về mặt hình thức, trong thực tế, tài liệu tịch thu đặc biệt này quá “nghiệp dư: amateurish” đến nỗi các phân tích viên tình báo của cả BBVNCH lẫn Hoa Kỳ đã mau chóng loại bỏ nó như một sự tưởng tượng bay bổng của một kẻ nào đó – giấc mơ phù dung của một vài người lính nào đó. 8 Có thể đúng là như thế, bởi điều chúng ta hay biết nhiều nhất, rằng quyết định – it nhất quyết định cuối cùng – để tấn công Sàigòn và các thành phố khác đã không được đưa ra vào thời điểm đó.
Trong Tháng Năm 1967, các nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia tại Sàigòn có bắt giữ một cán bộ địch cao cấp có tên là Ba Tra [Trà?]. Trong cuộc thẩm vấn, Ba Trà nói ông ta là phó bí thư và người chỉ huy hoạt động của Ban Trí Vận của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) tại khu vực Sàigòn - Chợ Lớn. 9 Ba Trà nói với các kẻ bắt giữ ông ta rằng trong tuần lễ cuối của Tháng Ba 1967, ông ta đã tham dự một hội nghị cao cấp tại Chiến Khu “D” phía đông bắc Sàigòn. Ở đó, từ các kẻ lãnh đạo Trung Ương Cục Miền Nam (TƯCMN), ông ta hay biết rằng “giai đoạn đánh-và-đàm” của chiến tranh sẽ khởi sự vào đầu năm 1968. Theo đó, Ba Trà đã nhận được các chỉ thị phải gia tăng các nỗ lực để chuẩn bị sự ủng hộ chính trị “tự phát” tại khu vực thủ đô. Ba Trà nói sau khi trở lại Sàigòn, ông ta đã bắt đầu sắp xếp các người nổi tiếng cho các chức vụ lãnh đạo trong cái sẽ được gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc và Hòa Bình. Tổ chức mới sẽ được công khai bộc lộ trong những ngày lễ Tết năm 1968 như một nhóm tán thành chính phủ liên hiệp. 10 Các tin tức được cung cấp bởi Ba Trà, và các tù nhân khác, đã mang cho Chính Quyền Nam Việt Nam (CQVNCH) dấu chỉ đầu tiên rằng một tổ chức tán thành chính phủ liên hiệp do cộng sản đỡ đầu đang được thành lập tại Nam Việt Nam. Các động lực đàng sau dự án chính phủ liên hiệp, cũng như các mục tiêu dự trù bởi các thẩm quyền Trung Ương Cục Miền Nam, vẫn còn chưa được rõ ràng đối với CQVNCH. 11
Trong Tháng Bảy 1967, Mai Văn Bộ, nhà ngoại giao cao cấp nhất của Bắc Việt tại Paris, được triệu hồi về Hà Nội. Không lâu điều rõ rệt là tất cả các đại sứ Bắc Việt quan trọng cũng quay về Hà Nội cho một vài loại hội nghị. Các sự di chuyển này đã được ghi nhận một cách công khai bởi các ký giả thế giới tự do. Vào ngày 13 Tháng Bảy, dưới đầu đề “Hanoi Attitude Softening: Thái Độ Hà Nội Đang Mềm Dẻo”, thông tín viên ngoại giao cho tờ The Times của London đã tường thuật phiên họp của các đại sứ tại Hà Nội và ức đoán rằng một sự khai thông hòa bình của cộng sản đang được thành hình. 12
Hà Nội cũng đã từng triệu hồi tất cả các đại sứ của họ (trong Tháng Mười Hai 1965). Lần triệu hồi đó có mục đích là để họ tham dự Kỳ Họp Khoáng Đại Thứ Mười Hai của Ủy Ban Trung Ương Đảng Lao Động trong đó Hà Nội ấn định chiến lược để đối phó với sự cập bến của các đội ngũ chiến đấu Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Không có nhà lãnh đạo nào trong CQVNCH hay hệ cấp quân đội tại Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam (BTTM/VNCH) đã gán bất kỳ ý nghĩa đe dọa đặc biệt nào cho các câu chuyện trên báo chí năm 1967. Nếu vấn đề được gán cho bất kỳ chút nào ý nghĩ nghiêm chỉnh, nó đã được nối kết với các tin đồn mới về một chính phủ liên hiệp, và một sáng kiến hòa bình nghiêm chỉnh sẽ có ý nghĩa gì đối với CQVNCH và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam Armed Forces: RVNAF). Ý nghĩa chiến lược thực sự của sự triệu hồi đã không được thẩm định.
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã được tổ chức bởi phe cộng sản để dùng làm một động cơ hầu thu lượm một sự ủng hộ có căn bản rộng rãi tại Nam Việt Nam. Trong mùa hè 1967, Hà Nội đã có các biện pháp nhiều hơn để nâng cao hình ảnh và tăng cường sự hấp dẫn của MTGPMN. Thí dụ, vào giữa Tháng Tám, một Đại Hội bất thường của MTGPMN đã được nhóm họp tại khu rừng phía đông bắc Sàigòn. Vào ngày 1 Tháng Chín, Đài Phát Thanh Giải Phóng bí mật của TƯCMN đã trình bày chi tiết bản tuyên bố của Đại Hội. Chương trình mới của MTGPMN, theo lời người phát thanh, hứa hẹn sự tự do hoàn toàn khỏi chế độ tàn bạo của chính quyền. Một cách đương nhiên, chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ -- chế độ Thiệu-Kỳ -- đã bị tố cáo như chính quyền bù nhìn cấu kết với chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ. Cương lĩnh chính trị mới của MTGPMN được nhắm cả vào việc khích động các khao khát có tính chất dân tộc chủ nghĩa trong giới thanh niên của Nam Việt Nam lẫn việc đánh thức nhiệt tình chống thực dân của những người đã từng trợ lực trong việc trục xuất người Pháp năm 1954. Điều mà Hà Nội kỳ vọng là hoàn thành qua đường hướng mới của MTGPMN việc trung lập hóa các viên chức chính phủ, cảnh sát và binh sĩ tại miền nam. 13 CQVNCH đã không thấy quan ngại bởi sự chuyển hướng của các biến cố này.
Khi Bắc Việt công bố bản văn của bài viết của Bộ Trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp, “Big Victory, Big Task: Đại Chiến Thắng, Đại Nhiệm Vụ” – mà Đài Phát Thanh Hà Nội đã cho phát thanh từ ngày 14 đến ngày 16 Tháng Chín 1967 trong chương trình hàng ngày của nó – các nhà phân tích Nam Việt Nam đã tức thời đánh hơi được điều gì đó mới mẻ được tiêm vào các chính sách chiến tranh của Hà Nội. Như thường lệ, ngôn từ cộng sản chỉ có nghĩa khi nó có thể được đọc bởi các hàm ý ám chỉ. Sự kiện rằng một sự thay đổi trong chiến lược đã diễn ra đủ trong sáng, nhưng không ai trong CQVNCH hay tại BTTM có thể giải mã chiều hướng chính xác của chiến lược mới. 14 Phần lớn người miền nam đọc bài viết như việc báo trước một sự trở lại chiến tranh du kích kéo dài. Họ đã đặt tiêu điểm vào loại phát biểu như sau trong bài viết dài của Tướng Giáp:
Mong muốn có một trận đánh chớp nhoáng (blitzkrieg), đế quốc Hoa Kỳ bị buộc phải chiến đấu một cuộc chiến tranh kéo dài … Cuộc kháng chiến kéo dài là một chiến lược thiết yếu tại một xứ sở không rộng và đông dân và có tiềm năng quân sự và kinh tế hạn chế … Người dân miền nam, cũng như người dân trong toàn thể đất nước chúng ta, đã sẵn sàng để thực hiện cuộc kháng chiến trong năm, mười, hai mươi năm hay lâu hơn, và vững tin ở chiến thắng. Trong cuộc kháng chiến kéo dài chống quân xâm lược đế quốc Mỹ, nhân dân miền Nam có thể giành được thời gian để đạt được các thành quả ngày càng to lớn và đã quyết tâm để làm như thế. 15
Trong thực tế, các sự tham chiếu của Tướng Giáp có nghĩa sẽ được hiểu bởi các cán bộ cộng sản như có thể áp dụng cho giai đoạn từ Tháng Mười 1967 đến cuối Tháng Một 1968. Chúng là bài viết “động viên: pep-talk”, được đưa ra để cổ vũ các lực lượng Việt Cộng và Bắc Việt tại miền nam vươn tới đỉnh cao mới của sự quyết tâm và can đảm. Thí dụ, Tướng Giáp cũng đã phát biểu:
Một thoáng nhìn đến mọi khía cạnh [hiện thời] của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc cho thấy rằng tình hình chiến tranh chưa bao giờ lại thuận lợi đến thế cho tới nay. Các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước đã đứng lên để đánh kẻ thù, và đang đạt được hết thắng lợi lớn này đến thắng lợi khác …Đại thắng lợi này của quân đội và nhân dân chúng ta là một bằng chứng hào hùng của sức mạnh vĩ đại của chiến tranh nhân dân của đất nước chúng ta, và là một lập luận vững chắc trên căn bản đó chúng ta kết luận rằng chúng ta có đầy đủ khả năng để đánh bại hoàn toàn hơn một triệu lính Mỹ, bù nhìn và chư hầu trên mặt trận quân sự. Khả năng này đang trở thành một thực tế … Các thành công và sức mạnh bất khả khuất phục của chiến lược và chiến thuật chiến tranh nhân dân của chúng ta đang lót đường cho các thắng lợi lớn hơn trong những ngày sắp tới … Các thành quả lớn lao của quá khứ mang lại một căn bản vững chắc từ đó nhân dân chúng ta có thể tiến xa hơn nữa đến chiến thắng sau cùng. 16
Bài viết này cũng phác họa các phương cách theo đó một cuộc công kích mới của cộng sản có thể bẻ gẫy của Bộ Binh VNCH, triệt hủy chính quyền bù nhìn Thiệu-Kỳ, và sau cùng, sau khi các lực lượng Hoa Kỳ bị cô lập, Hoa Kỳ sẽ buộc phải rút lui khỏi Miền Nam. Bài diễn văn của ông Giáp có nói mệnh lệnh “chiến thắng lúc này” trong Nghị Quyết số 13 của Bộ Chính Trị Đảng Lao Động sẽ được thi hành như thế nào:
Đặc tính nổi bật của chiến lược công kích của nhân dân miền Nam chúng ta là tấn công một cách toàn diện và liên tục và giành thế chủ động trong việc tấn công địch mọi nơi, với tất cả lực lượng và vũ khí và với tất cả các phương pháp thích hợp. Công kích toàn diện là một cuộc công kích chính trị và quân sự có phối hợp, kể cả các cuộc tấn công vào các binh sĩ Mỹ và binh sĩ và chính quyền ngụy tại các vùng khu vực rừng núi, các châu thổ, và các thành phố. Điều này đòi hỏi một quyết tâm rất to lớn và mọi phương cách tấn công linh động, sáng tạo. 17
Bài viết dài của Tướng Giáp không có nghĩa như một sự xin lỗi về việc quay lùi thời gian hay giảm bớt cường độ của chiến tranh tại Nam Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh sự tiến bộ được thực hiện trong “việc chiến đấu với các lực lượng tập trung và đã ghi nhận rằng “chiến thuật tấn công các thành phố đang được phát triển”. 18
Mãi đến đầu Tháng Mười 1967, khi một bản sao của Nghị Quyết số 13 của Bộ Chính Trị Bắc Việt có được, bản văn mà tình báo BBVNCH đã có thể nhận được, xuyên qua mạng lưới nhân viên bí mật của nó, đầu mối đầu tiên về chiều hướng chiến lược mới trong sự hoạch định của Hà Nội. Trên các bình diện rõ ràng không thể nhầm lẫn được, nghị quyết đã kêu gọi sự chiến thắng trong một thời gian ngắn, và nó đã quy định chiến lược của một cuộc công kích đại quy mô như phương cách để đạt được điều này. 19 Hồi đầu năm 1967, có thể vào Tháng Ba, Hồ Chí Minh đã triệu tập Kỳ Họp Khoáng Đại Thứ Mười Ba của Ủy Ban Trung Ương Đảng Lao Động. Với cuộc họp đó, Chủ Tịch Hồ đã giao công tác nghiên cứu toàn bộ tình hình cả về quân sự lẫn chính trị tại miền bắc và miền nam, và đề nghị một đường hướng hành động. Sau sự cân nhắc lâu dài, báo cáo của Kỳ Họp Khoáng Đại Thứ Mười Ba đã được đưa ra. Nó kêu gọi một “sự nổi dậy tự phát nhằm giành thắng một chiến thắng quyết định trong thời gian ngắn nhất có thể được”. Đó sẽ là một đường hướng mới triệt để cho hoạt động quân sự. Sự tiến triển vững chắc [nhưng] chậm chạp của Chiến Tranh Nhân Dân cổ điển, chiến tranh du kích kéo dài, sẽ bị thay thế bằng một chiến lược giành thắng chiến tranh mới – chiến lược mà sau rốt sẽ kết thúc cuộc chiến tranh thống nhất dân tộc trong tương lai gần. 20
Vào ngày 25 Tháng Mười 1967, tại tỉnh Tây Ninh, Vùng III CT (Chiến Thuật), còn có một tài liệu địch quan trọng khác lọt vào tay BBVNCH. Tài liệu, đề ngày 1 Tháng Chín, có cho hay: “Đây là tài liệu chỉ thị để giúp hiểu rõ hơn về tình hình mới và nhiệm vụ mới của chúng ta”. 21 Rõ ràng, tài liệu gồm hai phần có nghĩa dành cho cán bộ Việt Cộng trung cấp. Phần đầu phác họa mục tiêu chính sẽ phải đạt được bởi các lực lượng cộng sản – chấm dứt sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Việc này sẽ được hoàn thành bằng sự thiết lập một chính phủ liên hiệp . Cùng với một chính phủ mới, MTGPMN sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc dàn xếp để Hoa Kỳ rời khỏi Nam Việt Nam. Phần thứ nhì của tài liệu thảo luận chiến lược của một “cuộc công kích ba mũi” đã được thiết kế để: (1) đánh bại QLVNCH, và đặc biệt, BBVNCH; (2) phá hủy các cơ quan quân sự và chính trị Hoa Kỳ; và (3) xúi giục cuộc nổi dây toàn quốc của dân chúng Nam Việt Nam. Cuộc công kích dự phóng được viết tắt là TCK-TKN. Sáu mẫu tự đại diện cho nhóm từ Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa [tiếng Việt trong nguyên bản, được dịch sang Anh ngữ “General Offensive – General Uprising”, chú của người dịch].
Vào ngày 27 Tháng Mười, Trung Đoàn 88 QĐBV đã phóng ra một cuộc tấn công phía đông bắc Sàigòn gần xã Sông Bé thuộc tỉnh Phước Long, tại Vùng III CT. Mục tiêu của cuộc tấn công là bộ chỉ huy của một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 9 BBVNCH. Các binh sĩ của QĐBV đã cố gắng ba lần để tràn ngập các vị trí của BBVNCH. Mỗi lần họ tiến tới vị trị bộ chỉ huy của BBVNCH, họ đều bị đẩy lui. Sau cùng, khi hiển nhiên rằng họ không thể chiếm cứ được căn cứ của BBVNCH, trung đoàn QĐBV đã rút lui. 22 Hai ngày sau đó, binh sĩ của Trung Đoàn 273 Việt Cộng (VC) thuộc Sư Đoàn 9 VC, đã tấn công tại tỉnh Bình Long trong Vùng III CT. Mục tiêu trong nỗ lực này của địch là chiếm giữ thị trấn Lộc Ninh, phía bắc Sàigòn và gần biên giới Căm Bốt. Các lực lượng Nam Việt Nam duy nhất trong khu vực là ba đại đội dân phòng không chính quy, một đại đội Địa Phương Quân và một trung đội Nghĩa Quân. Trấn đánh giành giựt thị trấn đã tiếp diễn trong vài ngày. Khi sự giao tranh phát triển, các binh sĩ của bạn đã được tăng cường bởi các đơn vị BBVNCH và Trung Đoàn 1 của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ. Nỗ lực kéo dài của Việt Cộng nhằm chiêm cứ Lộc Ninh đã không chấm dứt cho đến ngày 8 Tháng Mười Một. 23
Vào ngày 31 Tháng Mười, tại Sàigòn, Tổng Thống Thiệu và Phó Tổng Thống Kỳ làm lễ nhiệm chức và Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được giải tán. Cùng lúc, Hạ Nghị Viện của Quốc Hội đã được thành lập và Quốc Hội Lập Hiến đã chấm dứt sự hiện hữu. Chuỗi ngày của các vụ đảo chính không dứt đã hết. Tổng Thống đã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lộc vào chức vụ Thủ Tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Đối với những người trong CQVNCH, những kẻ đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của các cuộc tấn công vào Sông Bé và Lộc Ninh, xem ra đã có một sự liên hệ đén các biến cố chính trị này. Hoạt động của địch quân tại Vùng III CT – diễn ra gần đó – được xem như một nỗ lực gây bối rối và triệt hạ chính quyền Sàigòn vừa mới được thiết lập.
Vào ngày 3 Tháng Mười Một 1967, tại tỉnh Kontum, các lực lượng BBVNCH đã tìm thấy một tài liệu quan trọng, phát ra từ Mặt Trận B-3, tổng hành dinh kiểm soát các lực lượng địch tại Cao Nguyên Trung Phần. Tài liệu trình bày một cuộc tấn công lớn mà các lực lượng của Mặt Trận B-3 sắp phóng ra đánh vào Dak-To, tây bắc Thành Phố Kontum. 24 Các tù binh chiến tranh cũng đưa ra cùng câu chuyện. 25 Tài liệu Mặt Trận B-3 có tiết lộ bốn mục tiêu của cuộc công kích quan trọng đã trù hoạch tại Cao Nguyên Trung Phần: (1) tiêu diệt số lượng lớn của các lực lượng Hoa Kỳ tại Cao Nguyên Trung Phần, theo đó buộc họ phải măng quân tiếp viện từ Sàigòn và Vùng II CT, cùng với sự tiêu diệt và quấy rối các lực lượng BBVNCH đang hoạt động trong Vùng II CT; (2) cải thiện các chiến thuật và kỹ thuật chiến đáu của Việt Cộng và QĐBV, với sự tập trung vào các nỗ lực được thiết kế để tiêu diệt các đơn vị chính yếu của địch; (3) làm suy yếu sức sống của địch, giải phóng một khu vực rộng lớn tới mức khả dĩ, và củng cố hệ thống tiếp vận khu vực căn cứ địa rộng lớn của Việt Cộng; và (4) phối hợp các nỗ lực của Mặt Trận B-3 với các mặt trận khác khắp Nam Việt Nam hầu thống nhất các chính sách mới của Việt Cộng và QĐBV. 26 Ba ngày sau đó, tổng hành dinh của Mặt Trận B-3 đã phóng ra một cuộc công kích lớn vào Dak To.
Một tài liệu địch có nhiều thông tin khác được tịch thu bởi các thành phần thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù 101 Hoa Kỳ tại tỉnh Quảng Tín, (Vùng I CT) [nhiều phần là Quảng Trị, theo một đoạn viết dưới đây; mặt khác Quảng Tín thuộc vào Vùng II CT, chú của người dịch] . Được tìm thấy hôm 19 Tháng Mười Một tài liêu đã cung cấp chi tiết đáng kể về một cuộc công kích sắp sửa mở ra. Một đoạn văn trọng yếu cho hay rằng “Tổng Hành Dinh Trung Ương [tức TƯCMN] kết luận rằng thời cơ đã đến cho một cuộc cách mạng trực tiếp, và rằng cơ hội cho một cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa giờ đây trong tầm tay với”. 27 Một đoạn khác của tài liệu ở Quảng Trị viết tiếp: “Đây là thời điểm chúng ta nên tiến hành Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa của chúng ta. Xuyên qua sự sử dụng có phối hợp các lực lượng quân sự, kết hợp với một cuộc nổi dậy của quân chúng trên toàn quốc, chúng ta sẽ tấn công mọi tỉnh lỵ, và mọi quận lỵ, kể cả thủ đô Sàigòn, mà chúng ta sẽ giải phóng”. 28 Tài liệu cũng chứa đựng các chi tiết liên quan đến việc kế hoạch tấn công sẽ được thực hiện như thế nào. 29
Chính vì thế, vào cuối Tháng Mười Một 1967, thực chất của Cuộc Công Kích Đông Xuân 1968 sắp tới của địch hẳn đã phải được biết đầy đủ đối với CQVNCH và các nhà hoạch định quân sự của QLVNCH tại Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khi vào lúc đó họ không biết nhật kỳ khởi sự của cuộc công kích, các nhân viên của Bộ Tổng Tham Mưu có thể ước đoán với sự chắc chắn hợp lý rằng nó sẽ xảy ra – như đã xảy ra trong mọi cuộc công kích hàng năm khác của địch – trong Tháng Một hay Tháng Hai của năm mới sắp đến.
CQVNCH đã có một chương trình cổ vũ sự đào ngũ của địch quân. Chương Trình Chiêu Hồi (Open Arms) cung cấp cho mọi người quay trở về (Hồi Chánh) một sự ân xá của CQVNCH, việc huấn nghệ, và các khích lệ cụ thể khác. Đáp ứng với chương trình, hàng nghìn binh sĩ cộng sản cũng như nhiều thành viên của hạ tầng cơ sở Việt Cộng đã quy thuận với các giới chức thẩm quyền Nam Việt Nam. 30 Cho tới cuối năm 1967, con số các kẻ đào ngũ khỏi hàng ngũ của Việt Cộng và QĐBV đã bắt đầu giảm sút, và tổng số hồi chánh viên đã hạ xuống một cách đáng kể. Sự kiện đó đã được ghi nhận chính xác bởi CQVNCH và BTTM – sự thừa nhận của nó là một vấn đề của sự thông minh cân đo đơn giản – nhưng ý nghĩa thực sự của nó đã không được nhận thức. Nếu các sĩ quan tình báo của QLVNCH và các nhà cấu tạo quyết định tại BTTM sử dụng sự bén nhậy tình báo thích đáng, họ có thể đoán ra được các nguyên do của sự giảm sút trong số đào ngũ. Các binh sĩ địch đã được nói cho hay rằng một cuộc đại chiến thắng, xuyên qua một cuộc công kích sau cùng, gần như nằm trong bàn tay. Các đơn vị địch cũng được tái vũ trang và bổ sung quân số. Chỉ có nhũng kẻ điên rồ mới muốn đổi bên nếu họ có bất kỳ sự gợi ý nào rằng bên họ có khả năng để hoàn thành một cuộc công kích giành đoạt chiến thắng. 31
Vào khoảng cùng lúc, tin tức đáng tin cậy liên quan đến một sự tái tổ chức sự kiểm soát lãnh thổ của địch tại Nam Việt Nam đã bắt đầu được báo cáo bởi các mạng lưới tình báo nhân lực (nhân viên bí mật) của cả Hoa Kỳ lẫn BBVNCH. Đáng để ý nhất trong số các tính chất của sự tái sắp xếp là các sự thay đổi trong các sự tổ chức lãnh thổ của địch tại Vùng I CT và Vùng II CT. Tại Vùng I CT, Quân Khu Trị Thiên – Huế (QK-TTH) của địch được biến đổi từ hai Phân Khu (hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên) thành bốn phân khu quân sự. Tại vùng III CT, Quân Khu 4 (QK-4) của địch, chỉ huy khu Sàigòn -- Chợ Lớn -- Gia Định, được tái tổ chức. Giờ đây địch có năm phân khu quân sự với các ranh giới liên tiếp hội tụ vào Sàigòn--Chợ Lớn. Một tài liệu khác của địch, được xếp loại “Tối Mật” và được tịch thu hồi Tháng Một 1968 từ Ban Truyền Tin và Vận Tải TƯCMN xác nhận sự tái tổ chức vùng III Chiến Thuật mới. 32 Các sự thay đổi tổ chức như thế cho thấy rằng địch đang biểu lộ nhiều hơn mức chú ý bình thường đến thủ đô và phần cực bắc của xứ sở, và đang cải thiện cấu trúc chỉ huy của nó.
Vào ngày 5 Tháng Mười Hai, các binh sĩ địch tấn công xã người Thượng ở Dak Son thuộc Vùng III CT. Cuộc tấn công này tại tỉnh Phước Long không đánh vào bất kỳ lực lượng quân sự nào. Thay vào đó, nó là một cuộc khủng bố vô cớ vào thường dân không phương tiện tự vệ. Sử dụng đuốc lửa, lựa đạn cầm tay, và các túi chất nổ, binh sĩ cộng sản đã tấn công từ nhà này sang nhà khác trong làng, tàn sát cư dân trong suốt cuộc tấn công. 33 Cùng với tất cả các cuộc tấn công khác thường khác tại Sông Bé và Lộc Ninh, các sĩ quan tình báo của BTTM đã phải xác định sao cho hành động này, và cùng một chuỗi các biến cố khác, phù hợp vào trong chiến lược của địch. Tại tỉnh Định Tường, thuộc vùng Châu Thổ Sông Mekong, Việt Cộng đã phóng ra vài cuộc tấn công gần như đồng thời đánh vào các cơ sở chính phủ, các tiền đồn quân sự, và các thị trấn. Hoạt động này đã phải được suy tính bởi tỉnh Định Tường nằm ở phía bắc Vùng IV Chiến Thuật là một vùng mà Việt Cộng thường thử nghiệm các chiến thuật quân sự mới. 34
Vào ngày 22 Tháng Mười Hai 1967, ông Hồ Chí Mình già lão và yếu đau đã làm một cuộc xuất hiện công khai hiếm có tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Hà Nội. Ông Hồ đã không xuất hiện trước quần chúng trong bốn tháng, và đám đông ở Hà Nội đã đón chào ông ta với các tràng vỗ tay và hoan hô nhiệt tình. Mục đích bề ngoài của sự xuất hiện của ông là để kỷ niệm một cách táo bạo cả lễ kỷ niệm hai mươi ba năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân của Bắc Việt Nam, và lễ kỷ niệm hai mươi mốt năm ngày khởi sự cuộc chiến tranh giải phóng chống lại người Pháp. Ông ta đã nói lên một điều với cuộc nhóm họp, “tôi cảm thấy hai mươi năm trẻ hơn.” Tuy nhiên, lý do thực sự cho sự xuất hiện của họ Hồ tại Hà Nội năm 1967 là để chính thức mở màn cho chiến dịch trước Tết của cộng sản với nhiệt tình cổ vũ chiến tranh, một chiến dịch sẽ lên tới đỉnh điểm khi các lực lượng cộng sản được động viên cao độ khởi động cuộc Công Kích Tết. Họ Hồ mặc bộ quân phục của vị tổng tư lệnh QĐBV, và cuộc nói chuyện của ông thì ngắn, mạnh mẽ, và trang nghiêm. Hiển nhiên, ông ta nói với người dân Việt Nam cả ở miền bắc lẫn miền nam, trong lối hùng biện quen thuộc của ông:
[Bởi Hoa Kỳ vẫn ngoan cố trong sự xâm lược của họ, mọi] … người dân Việt Nam [17 triệu tại Miền Bắc và 14 triệu tại Miền Nam], trẻ già, đàn ông và đàn bà, phải [đoàn kết như] 31 triệu chiến sĩ kháng chiến, không sợ khó nhọc và sự hy sinh, đang tiến bước tiếp theo sau các chiến thắng của mình để hoàn thành các chiến công to lớn hơn nữa.
Ở cuối bài diễn văn, họ Hồ kêu gọi mọi người dân hãy tiến hành các nỗ lực mới và giành đoạt các thắng lợi mới trong năm mới. 35
Tờ báo Nhân Dân – cơ quan thông tin chính thức của Đảng Lao Động, đã trình bày bài diễn văn của Hồ Chí Minh như “một mệnh lệnh thúc đẩy chiến dịch thắng lợi của chúng ta. Đó là một dấu hiệu cho một đợt tấn công mới. Đó là nhật lệnh từ vị tư lệnh tối cao.” 36 Lập lại chủ đề đó, tờ Quân Đội Nhân Dân, nhật báo của QĐBV, phát biểu rằng “các lời của Bác Hồ nghe như một tiếng kèn trận loan báo cuộc chiến đấu … Lời kêu gọi trang trọng của Chủ Tịch Hồ [Chí Minh] là mệnh lệnh động viên đối với tổ quốc.” 37 Tờ nhật báo bằng tiếng Hoa, tờ Ban [?] Tân Việt Hoa, phục vụ cộng đồng dân tộc [Hoa] tại Hà Nội, nói rằng các lời của ông Hồ đã gợi lên “tiếng trống trận dồn dập, tiếng vang dội của đại pháo,” và nói thêm rằng “đây là lệnh tiến quân! Đây là lời kêu gọi ứng chiến!” 38 Trong những ngày ngay sau bài diễn văn của họ Hồ, đã có các bài xã luận của các tờ báo ở Hà Nội kêu gọi mọi người hãy hưởng ứng các lời noi” của chủ tịch. Bất kể sự khoa trương và giọng điệu chiến tranh hiển nhiên của bài diễn văn và các bài báo và các bài xã luận, CQVNCH đã xem không có gì hung hiểm trong tất cả các điều này, đó chỉ là một sự tuyên truyền thông thường của cộng sản.
Vào Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai, khắp Hà Nội, các sứ giả của chính phủ đã chuyển các phong bì gửi đến từng cá nhân trong toàn thể giới chức cao cấp của chính phủ, đến các công dân lãnh đạo, và đến các nhà ngoại giao ngoại quốc. Mỗi phong bì có chứa một mảnh giấy màu hồng trên đó có in một bài thơ ngắn bằng tiếng Việt và ký tên “Hồ Chí Minh”:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta. 39
Vào ngày 1 Tháng Một 1968, bài thơ được phát thanh trong chương trình quốc nội trên Đài Phát Thanh Hà Nội, có nghĩa rằng nó cũng có thể được nghe thấy tại Nam Việt Nam. Trong bài thờ của ho Hồ, chữ Xuân có nghĩa được hiểu bởi mọi người am hiểu là Tết. 40
Vào ngày 2 Tháng Một 1968, vào 0600 giờ, thời gian hưu chiến ba mươi sáu tiếng của năm Mới {dương lịch, ND} chấm dứt. Trong một ngày rưỡi hưu chiến, cộng sản đã khởi xướng 64 vụ đụng độ lớn và 107 vụ chạm súng nhỏ theo sự kết toán của Hoa Kỳ. Các sự chạm súng như thế trong cuộc hưu chiến đó và các kỳ hưu chiến trước đó thì khác thường.
Vào ngày 4 Tháng Một 1968, trong một cuộc hành quân tại khu vực Dak To, một đơn vị của Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ còn tịch thu được một tài liệu quan trọng khác. Tài liệu này, cùng với tài liệu Mặt Trận B-3 trước đó, tiết lộ rằng Cao Nguyên Trung Phần của Vùng II CT có sự chú ý đặc điệt của địch trong chiến dịch tấn công sắp tới. 41 Tài liệu ở Dak To, nhan đề Lệnh Chiến Đấu Khẩn Trương Số 1, là một kế hoạch năm trang, dành cho sự di chuyển các binh sĩ và sự thực hiện các cuộc tấn công vào Tỉnh Pleiku. Một đoạn văn trong kế hoạch của địch nói rõ hoạt động sẽ xảy ra “trước các ngày lễ Tết.” Kế hoạch cho thấy rằng các đường lộ sẽ bị ngăn chặn, các tiền đồn sẽ bị tấn công, và các cuộc biểu tình của quần chúng sẽ được khởi sự ngay khi Hà Nội đưa ra hiệu lệnh. Tài liệu được hiểu bởi các sĩ quan tình báo Hoa Kỳ và BBVNCH cho thấy rằng chỉ mỗi Thành Phố Pleiku sẽ bị tấn công trước Tết.
Vào ngày 8 Tháng Một, các binh sĩ Việt Cộng và QĐBV mở một cuộc tấn công vào quận lỵ của Phú Lộc thuộc Vùng I CT, nằm giữa các thành phố Huế và Đà Nẵng. Cùng ngày, địch cũng tấn công Khiêm Cường, tỉnh lỵ của tỉnh biên giới Hậu Nghìa, chỉ cách Sàigòn ba mươi cây số về hướng tây bắc, tại Vùng III CT. Tính cả hai cuộc tấn công này, trong thời kỳ kể từ đầu năm, cộng sản đã phóng ra bốn mươi hai cuộc tấn công đánh vào các quận lỵ và tỉnh lỵ, và địch đã thực hiện một số các cuộc đột kích và các thị trấn nhỏ hơn, các phi trường và các tiền đồn quân sự. 42 Khuôn mẫu của các cuộc tấn công và sự kiện rằng chúng đều là các cuộc tấn công vào các thị trấn thì khác thường, nhưng không một sự ghi nhận đặc biệt nào được ghi lại về khuôn mẫu đang phát triển trong hoạt động của địch.
Vào giữa Tháng Một, một đơn vị của Sư Đoàn Nhảy Dù 101 Hoa Kỳ có bắt được một tài liệu của địch trong một cuộc hành quân tại Vùng III CT. Tài liệu cho thấy rằng Trung Đoàn Đồng Nai của Việt Cộng sắp tham dự trong các cuộc tấn công có phối hợp tại Tỉnh Bình Dương. Phú Cường, tỉnh lỵ của Bình Dương và nơi trú đóng của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 BBVNCH, sắp bị tấn công. Ngoài ra, bộ chỉ huy của Trung Đoàn Thiết Kỵ Số 1 BBVNCH, cũng ở trong tỉnh, sẽ bị chiếm cứ. Tin tức này sau đó được làm vững chắc hơn bởi một lệnh tái kết tập từ Trung Đoàn 273, Sư Đoàn 9 Việt Cộng. 43 Vào ngày 20 Tháng Một 1968, Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH có tịch thu được một kế hoạch của địch cho một cuộc tấn công vào Thành Phố Ban Mê Thuột. Tuy nhiên, kế hoạch này không xác định cụ thể khi nào cuộc tấn công sẽ diễn ra. Cùng ngày, Sư Đoàn 22 BBVNCH cũng tịch thu được một tài liệu cho hay rằng Qui Nhơn sắp bị tấn công. Một lần nữa, không có nhật kỳ cho cuộc tấn công được chứa đựng trong tài liệu. 44 Điều giờ đây trở nên rõ ràng rằng các thành phố sẽ là các mục tiêu của các cuộc tấn công.
Vào giữa Tháng Một, BTTM đã nhận được tin từ Hoa Kỳ rằng Sư Đoàn 304 của Bắc Việt, đơn vị đã tham gia vào cuộc bắt giữ các lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ hồi năm 1954, đã xâm nhập ngang qua biên giới từ một đội hình Bảo Vệ Nội Địa tinh nhuệ. Sư Đoàn này đã kết hợp với Sư Đoàn 325C của Bắc Việt tại vùng phụ cận của Khe Sanh. Tướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Của Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command, Vietnam: MACV) có nói với Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng của BTTM, rằng Tướng Phillip Davidson, sĩ quan tình báo cao cấp, (ban J-2) tại Bộ Chỉ Huy MACV của ông ta, tin tưởng rằng các sư đoàn quân Bắc Việt sẽ phóng ra một cuộc tấn công toàn lực vào căn cứ Thủy Quân Lục Chiến tại Khe Sanh vào nửa tháng sau của Tháng Một. Tướng Westmoreland cũng nói với Tướng Cao Văn Viên rằng ông và Ban J-2 cũng tin tưởng rằng Sư Đoàn 320 Bắc Việt, đang ở trong Khu Phi Quân Sự (Demilitarized Zone: DMZ), có thể sẽ tấn công dọc theo Quốc Lộ 9 tiến tới căn cứ hỏa lực của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Trại Carroll, nơi mà một tiểu đoàn đại pháo 175 milimét của Lục Quân Hoa Kỳ đã cung cấp sự yểm trợ hỏa lực cho căn cứ Khe Sanh. 45
Trong thời kỳ này, một lệnh tái tập trung từ Sư Đoàn 325C Bắc Việt báo cáo rằng, ngoài các sư đoàn 304 và 320, còn có hai sư đoàn khác nữa của Bắc Việt, 308 và 341, tại phần phía bắc của Vùng I CT. Lệnh tái tập trung nói rằng các đơn vị quân Bắc Việt sắp lập lại chiến thắng của cuộc vây hãm ở Điện Biên Phủ. Giống y như họ đã bao vây và đánh bại quân Pháp hồi năm 1954, phe cộng sản đã lập kế hoạch bao vây và chiếm giữ nơi đồn trú tại Khe Sanh. 46 Hoạt động của Quân Bắc Việt chung quanh Khe Sanh leo thang từng ngày một cho đến 21 Tháng Một. Vào ngày đó, một cuộc tấn công bằng súng cối và hỏa tiễn tầm dài vào căn cứ Khe Sanh đã phá hủy kho đạn chính yếu, tạo ra một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất kể hỏa lực chống máy bay nặng nề, các phi cơ vận tải và trực thăng của Hoa Kỳ đã giữ cho căn cứ biệt lập được tiếp tế liên tục. 47
Vào ngày Chủ Nhật 21 Tháng Một, toán đặc công xâm nhập Bắc Hàn đã thất bại trong mưu toan đột kích phủ tổng thống Nam Hàn tại Seoul. Đây là hành động ngoạn mục nhất được mở ra bởi Miền Bắc chống lại Miền Nam kể từ lúc kết thúc Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên. Hai ngày sau đó, ngoài khơi hải phận quốc tế của Hàn Quốc, chiếc tàu USS Pueblo thu thập tin tức tình báo của Hải Quân Hoa Kỳ, bị bắt giữ bởi Hải Quân Bắc Hàn. Thủy thủ đoàn của chiếc tàu của Hoa Kỳ bị bắt giữ và bị giải về Bắc Hàn. 48 Chính Phủ VNCH và BTTM không có ghi nhận đặc biệt nào về các biến cố này. Điều rõ ràng họ không nghĩ đến rằng một tình trạng khủng hoảng tại Seoul có thể thúc đẩy sự triệu hồi hai sư đoàn và một trung đoàn quân Nam Hàn đang phục vụ tại Nam Việt Nam. 49
Vào ngày Thứ Bảy, Tướng Westmoreland đi gặp Tổng Thống Thiệu. Westmoreland nói với Tổng Thống Thiệu rằng ông nhìn sự đe dọa của đích tại Vùng I CT là cực kỳ nghiêm trọng. Tình trạng quá nguy kịch, đến nỗi ông đã đến gặp ông Thiệu để cố gắng có được sự chấp thuận việc bãi bỏ sự ngưng bắn thường lệ vào dịp lễ Tết, hay ít nhất giảm bớt sự ngưng bắn từ bốn mươi tám tiếng xuống còn hai mươi bốn tiếng. Cả Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, đều nói với Westmoreland rằng họ không thể đồng ý về một sự bãi bỏ hoàn toàn. Nó sẽ là một đòn quá đột ngột đối với các binh sĩ BBVNCH và dân chúng, họ nói, khi loại bỏ mọi sự cử hành nghi lễ cho dịp nghỉ lễ quan trọng nhất của quốc gia. Làm như thế cũng sẽ mang lại cho địch một chiếc gậy tuyên truyền mà địch có thể sử dụng chống lại CPVNCH. Với sự thúc đẩy của Westmoreland, ông Thiệu đã đồng ý cắt ngắn thời kỳ ngưng bắn dịp Tết của phe đồng minh xuống còn ba mươi sáu tiếng. Tướng Viên đã hứa hẹn rằng các phép nghỉ Tết dành cho các binh sĩ BBVNCH sẽ được giới hạn, và rằng tối thiểu 50 phần trăm tất cả các binh sĩ cung ứng trong mọi đơn vị sẽ được đặt trong tình trạng báo động toàn diện trong suốt thời kỳ hưu chiến nhân dịp Tết. 50 Điều đáng chú ý rằng không một ai trong ba người tin tưởng rằng địch sẽ tấn công trong dịp Tết. Thay vào đó, họ nghĩ rằng nếu cuộc tấn công không diễn ra vào đêm đón tết, nó sẽ diễn ra sau thời kỳ hưu chiến bảy ngày đã được tuyên bố của địch nhân dịp lễ Tết kết thúc.
Vào ngày 23 Tháng Một, các lực lượng Bắc Việt hành quân tại phía tây Khe Sanh bên Lào đã tràn ngập một đồn của Quân Đội Lào tại Ban Houei trên Quốc Lộ 9, sử dụng các xe thiết giáp thủy bộ chế tạo bởi Nga Sô trong cuộc tấn công. Sau đó trong ngày, năm chiếc xe tăng đã được phát hiện bên trong Nam Việt Nam đang di chuyển tiến tới Lang Vei và Khe Sanh trên Quốc Lộ 9. 51 Sự hiện diện của các xe tăng tại khu vực Khe Sanh là một dấu hiệu nữa của sự đe dọa nghiêm trọng đối với phần đất này.
Vào ngày Thứ Năm, 25 Tháng Một, lúc bắt đầu buổi tối, Đại Sứ Hoa Kỳ Ellsworth Bunker và Đại Tướng William Westmoreland gặp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sàigòn, trong Dinh Tổng Thống. Westmoreland đã đề nghị sự hưu chiến Tết đã hoạch định không được áp dụng tại Vùng I CT và tại khu vực của Bắc Việt Nam, từ phía nam của Vinh. Ông Thiệu nói với Bunker và Westmoreland rằng ông hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, ông Thiệu nhấn mạnh rằng quyết định sẽ được giữ thật kín, và chỉ loan báo công khai vào phút chót, buổi trưa hồm Thứ Hai, 29 Tháng Một. Tổng Thống sẽ nói với Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, về kế hoạch vào buổi tối đó. Không có người nào khác sẽ được báo tin. 52
Vào hôm 24 Tháng Một, tất cả các lực lượng của Hoa Kỳ tại Tỉnh Pleiku được đặt trong tình trạng báo động. Lệnh Chiến Đấu Khẩn Cấp của địch đòi hỏi rằng một số sự việc nào đó sẽ phải được hoàn tất trước Tết, và Thiếu Tướng Charles Stone, tư lệnh Sư Đoàn 4 Hoa Kỳ, đã bảo đảm rằng các binh sĩ Hoa Kỳ trong tỉnh đã sẵn sàng hành động đến mức khả thi. Hai ngày sau đó, Stone đã nhóm họp tất cả các cấp chỉ huy đơn vị và các cố vấn Hoa Kỳ tại Tỉnh Pleiku. Ông đã thuyết trình cho họ tin tức tình báo mới nhất về các kế hoạch của địch, nói cho họ rằng xem ra địch sẽ tấn công trước khi các ngày lễ tết bắt đầu. Tướng Stone cũng đã thuyết trình cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh Quân Đoàn II QLVNCH và các sĩ quan tham mưu cao cấp của ông. Tướng Lộc nói với Tướng Stone rằng ông ta cũng đã chú tâm đến một số chỉ dẫn rằng địch đang sắp sửa làm điều gì đó. Tuy nhiên, Tướng Lo6c. nói rằng những gì ông nhìn thấy trong hoạt động sắp tới của địch không đủ nghiêm trọng để thúc đẩy ông bãi bỏ các kế hoạch sẽ về Sàigòn trong dịp lễ Tết. 53
Tách biệt khỏi mối đe dọa rõ ràng tại Vùng I và II CT, tình hình tổng quát tại phần còn lại của Nam Việt Nam tương đối yên tĩnh. Do đó, các kế hoạch đã được chấp thuận cho phép các binh sĩ VNCH được nghỉ phép trong thời kỳ ngưng bắn nhân dịp Tết. Dân chúng tại thủ đô hầu như quên mất cuộc chiến tranh đang diễn ra trên đất nuớc: nó hoàn toàn không được nghe và nhìn thấy tại Sàigòn và Chợ Lớn. Chính Phủ cũng thực hiện các biện pháp để làm cho Tết vẫn bình thường ở mức khả dĩ cho người dân bình thường. 54 Vào ngày 27 Tháng Một, lúc 0100 giờ, sự ngưng bắn được loan báo của địch để cử hành các ngày lề Tết bắt đầu. Thời kỳ hưu chiến mà phe cộng sản tuyên bố sẽ kéo dài trong bảy ngày cho tới 0100 giờ ngày 3 Tháng Hai. Sự ngưng bắn của phe đồng minh sẽ bắt đầu lúc 1800 giờ ngày 29 Tháng Một, nhưng không áp dụng tại Vùng I CT. 55
Trong một sự mỉa mai kỳ lạ của cuộc chiến tranh, mặt trận Khe Sanh bị đe dọa nặng nề sẽ lại yên tĩnh khi Cuộc Công Kích Tết khởi sự. Có thể địch đã hoạch định việc tràn ngập Khe Sanh trong những ngày mở màn cuộc công kích. Cũng có thể rằng một nỗ lực dội bom ồ ạt, một cuộc hành quân SLAM của Chiến Dịch NIAGARA II, được thực hiện bởi các oanh tạc cơ B-52 thuộc Lực Lượng Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ và các máy bay chiến thuật Hoa Kỳ, đã buộc các lực lượng của Bắc Việt tại Khe sanh phải thay đổi các kế hoạch của họ. Một nỗ lực tình báo Hoa Kỳ mạnh mẽ, Chiến Dịch NIAGARA I, đã xác định một tổng hành dinh của Quân Đội Bắc Việt tại Lào. Bởi có nhiều sự truyền tin vô tuyến được nối liền với địa điểm của tổng hành dinh, điều được suy đoán rằng đơn vị Quân Đội Bắc Việt đang hoạt động với tư cách Tổng Hành Dinh Mặt Trận cho chiến dịch Khe Sanh. Quân cộng sản tại tổng hành dinh đã bị chôn vùi dưới một đợt bỏ bom ồ ạt, sau đó, trước khi họ có thể phản ứng, một cuộc tấn công ồ ạt khác nữa đã tập trung vào cùng khu vực. Các sự truyền tin vô tuyến đã dừng lại, và khu vực Khe Sanh đột nhiên trở nên yên tĩnh. Điều đó đã xảy ra trong cuối tuần trước các ngày nghỉ lễ Tết. 56
Vào ngày Chủ Nhật, 28 Tháng Một 1968, tại thành phố duyên hải Qui Nhơn thuộc Vùng II CT, bộ chỉ huy Sở An Ninh Quân Đội QLVNCH (Military Security Service: MSS) có nhận được vài báo cáo của nhân viên liên can đến các cuộc họp bí mật được tổ chức trong thành phố bởi các cán bộ địch. Trong một cuộc hành quân bao vây và lục soát, nhân viên SANQĐ đã bắt giữ mười một cán bộ địch và tìm thấy hai cuộn băng đã ghi âm sẵn. Các cuộn băng là lời hô hào tuyên truyền mà các cán bộ nói sẽ được phát thanh tại đài phát thanh của chính phủ. Đài phát thanh, theo các cán bộ này, sẽ bị chiếm giữ bởi một đơn vị Lực Lượng Việt Cộng Địa Phương vào lúc khởi sự một cuộc công kích đã hoạch định, sẽ liên can đến các cuộc đột kích vào Qui Nhơn và các thành phố khác trong những ngày lễ Tết. 57
Các cuộn băng đã được mang nộp lên Trung Tá Pham Minh Thọ [?], tỉnh trưởng, và đã được mở ra để ông nghe. Một các các cuộn băng mang lại đầy đủ các chi tiết về những gì mà các cuộc tấn co6ng của địch sẽ được hoàn thành, và phát biểu lý do tại sao chúng đã được hoạch định. Các trích đoạn bao gồm:
Âm thanh của cuộc nổ súng giải phóng dân tộc của nhân dân đang vang dội khắp Miền Nam. Dân chúng đang nổi dậy như một trận bão. Cuộc nổi dậy của họ hiện đang đập tan chế độ độc tài, phát xít của Thiệu-Kỳ.
Nhân dân và các trung đoàn và sư đoàn bất mãn của Lực Lượng Nhân Dân Đấu Tranh Cho Hòa Bình Và Chủ Quyền Việt Nam đã chiếm đóng và hiện kiểm soát các thành phố Sàigòn, Huế, Đà Nẵng … Nhiều đơn vị của lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng Hòa thuộc chế độ bù nhìn Thiệu Kỳ đã gia nhập cùng với nhân dân và các binh sĩ chống đối trong một cuộc nổi dậy khắp Miền Nam. 58
Các cuộn băng đà bộc lộ mọi điều cho các sĩ quan Nam Việt Nam. Các cuộn băng ở Qui Nhơn thực sự là một món quà tình báo trời cho.
Chính vì thế, Nam Việt Nam sau cùng đã có trong tay mọi mảnh ghép then chốt trong câu đố Cuộc Công Kích Đông Xuân của địch. Các tin tức được cung ứng cho họ vào ngày 28 Tháng Một, hai ngày trước khi các cuộc tấn công đầu tiên khởi sự, cho thấy rằng một kế hoạch của các cuộc hành quân rộng lớn trên toàn quốc, được gọi là Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa, sẽ được khởi xướng bởi quân cộng sản trong suốt dịp lễ Tết. Tin tức cung ứng cũng mang lại cho họ các mục tiêu của các cuộc tấn công – tất cả các thành phố chính yếu của Nam Việt Nam, tất cả các cơ sở chính yếu của Chính Phủ VNCH, và tất cả các bộ chỉ huy quân sự, các căn cứ tiếp vận và các phi trường của Quân Lực VNCH. Ngay dù thế, các sĩ quan QĐVNCH đã phản ứng một cách chậm chạp.
Vào ngày 28 Tháng Một 1968, tại Bộ Tư Lệnh Vùng III CT ở Biên Hòa, Ban G2 BBVNCH có hay biết xuyên qua các nguồn tin tình báo rằng địch quân đã di chuyển một trung đoàn pháo binh và hai trung đoàn bộ binh đến một khu vực phía bắc thành phố. Sáng hôm sau, các cư dân tại một thị trấn thuộc quận ngoại ô gần Biên Hòa cũng đã báo cáo sự hiện diện của một đơn vị cộng sản to lớn tại một khu vực kề cận với thị trấn. 59 Nếu cuộc công kích của địch sắp được khởi xướng trong dịp lễ Tết, khi đó địch quân có thể được ước định di chuyển các lực lượng tấn công tiến tới các khu vực khai chiến sau cùng trong vòng một hay hai ngày trước ngày D. Các sự di chuyển như thế giờ đây đã được xác nhận, nhưng các lực lượng QĐVNCH đã không phản ứng trước tin tình báo sinh tử này.
Một ít ngày trước Tết, cả Tòa Đại Sứ Hoa Lỳ lẫn Đại Tướng Westmoreland đã thông báo ông Thiệu rằng tình hình tại tất cả bốn Vùng CT có một vài dấu hiệu chỉ dẫn cho một cuộc tấn công của địch sắp xảy ra – một cuộc tấn công diễn ra ngay trước khi bắt đầu các ngày lễ Tết. Ngay dù thế, không một ai tin tưởng rằng Sàigòn và các thành phố lớn khác sẽ là các mục tiêu chính yếu của cuộc công kích mới, hay rằng sư hưu chiến dịp Tết sẽ bị vi phạm bởi các cuộc tấn công quy mô lớn. Không ai nghi ngờ rằng các sự đụng độ lớn và nhỏ sẽ xảy ra – như chúng đã xảy ra trong quá khứ -- nhưng không có các cuộc tấn công cấp tiểu đoàn hay lớn hơn được ước định. Tổng Thống Thiệu, cũng như Đại Tướng Westmoreland, đã dự liệu rằng một chiến dịch tấn công mới sẽ bắt đầu ngay sau các ngày lễ. Bởi chúng đã không xảy ra trong tối 28 rạng 29 Tháng Một, ông Thiệu cảm thấy chắc chắn rằng địch sẽ sử dụng thời kỳ hưu chiến để di chuyển binh sĩ về các khu vực tập trung sau cùng của họ, và tấn công sau dịp hưu chiến Tết bảy ngày mà phe cộng sản đã tuyên bố. Chính vì thế, một lần nữa, vẫn có thì giờ để mọi người dân Nam Việt Nam ăn Tết. Tổng Thống Thiệu đã rời Sàigòn sau buổi trưa hôm 29 Tháng Một. Ông đi về Mỹ Tho, nơi có nhà của gia đình vợ ông, để ăn Tết. 60
Khi họ gặp nhau hôm 25 Tháng Một, ông Thiệu và Tướng Westmoreland đã đồng ý loan báo vào ngày 29 Tháng Một rằng sẽ không có ngưng bắn tại Vùng I CT. Vấn đề của kế hoạch này là khi đến thời điểm để loan báo, văn phòng báo chí của CQVNCH đã đóng cửa. Các lời lẽ của chính Tướng Westmoreland phản ảnh sự thất vọng mà ông đã đối diện:
Một thái độ yếu đuối như thế về phía chính phủ [ông Thiệu] làm chấn động và gây thất vọng, song cho thấy tâm thế, trạng thái gần như phởn phơ, bao chùm người Việt Nam vào dịp Tết. Lo ngại một cách trầm trọng, tôi đã điện thoại cho Đại Tướng Viên vài lần trong ngày để có được các sự bảo đảm của ông ta rằng các lực lượng vũ trang vẫn ở trong tình trạng báo động. Với Đại sứ Bunker, tôi đã giải thích rằng chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loan báo sự bãi bỏ sự ngưng bắn ở phía bắc một cách đơn phương. Barry Zorthian [tại Sở Thông Tin Hoa Kỳ: JUSPAO] sau cùng đã làm việc này trong một cuộc họp báo của phái bộ lúc cuối buổi chiều. 61
Những gì đà xảy ra hôm 29 Tháng Một đã phản ảnh một cách chắc chắn thái độ của người dân về việc không muốn để các kế hoạch ăn Tết của họ bị làm xáo trộn. Điều đó cũng xác nhận rằng không một ai giữ chức vụ cao cấp trong Chính Phủ VNCH hay trong quân đội lại lo ngại chút gì về một cuộc công kích sẽ được khởi phát trong bảy ngày thuộc thời kỳ hưu chiến được tuyên bố bởi địch. Các đơn vị QĐVNCH vốn được báo động về một cuộc tấn công trước Tết, nay được lệnh xả báo động. Các mệnh lệnh đã được chuyển tới tất cả các đơn vị của QLVNCH để giữ lại 50 phần trăm quân số tại các doanh trại. Tuy nhiên, các phép nghỉ Tết đặc biệt, đã sẵn được cấp cho 50 phần trăm của mỗi đơn vị, đã không bị bãi bỏ. Tại một số khu vực, các biện pháp phòng thủ đặc biệt đã được thực hiện tùy theo ý nghĩ bất chợt của vị tư lệnh hay sự ước lượng tình hình riêng của các vị tỉnh trưởng. 62
Trong suốt buổi chiều 29 Tháng Một, nội dung các tin nhắn được thu băng bắt được từ các cán bộ Việt Cộng tại Qui Nhơn bởi Sở An Ninh Quân Đội đã được tiếp nhận tại Trung Tâm Hành Quân Hỗn Hợp, Bộ Tổng Tham Mưu. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, đã lắng nghe các tin tức trong các cuộn băng. Sau đó ông đã ra lệnh cho Ban J-3 để tức thời gọi cho tất cả các tư lệnh quân đoàn của QĐVNCH để cảnh giác họ về điều rõ ràng rằng các cuộc tấn công của địch trên toàn quốc sắp xảy ra. Từng vị tư lệnh đã được ra lệnh thực hiện mọi biện pháp phòng thủ thích đáng. Liệu mọi người nhận lệnh đã xem sự cảnh cáo của Ban J-3 là nghiêm trọng hay không, và họ đã thi hành các chỉ thị như thế nào, là điều không biết rõ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhiều chỉ huy của QĐVNCH sau này nói rằng thông báo cảnh giác của J-3 đà không truyền đạt ý nghĩa thực sự của sự khẩn trương trong một tình trạng nguy cấp được nhận thức. 63
Theo âm lịch, Năm Con Khỉ sẽ bắt đầu vào ngày 30 Tháng Một. Tuy thế, chính quyền Hà Nội đã quyết định rằng Ngày Đầu Năm sẽ phải được cử hành một ngày sớm hơn, và buổi lễ Tối Giao thừa Mừng Năm Mới được tổ chức vào tối Chủ Nhật, 28 Tháng Một. Ngày đầu tiên của Tết được cử hành vào ngày Thứ Hai, 29 Tháng Một. Để hóa giải sự tò mò, chính phủ Hà Nội đã thông báo cho người dân rằng một sự kết hợp bất thường và thuận lợi của quả đất, mặt trăng và mặt trời sẽ xảy ra nửa tiếng đồng hồ trước Năm Âm Lịch Mới thực sự. Chính vì thế, điều tốt lành hơn là cử hành lễ Tết một ngày sớm hơn. 64
Trước ngày lễ Tết, văn phòng thủ tướng tại Hà Nội có đưa ra một tuyên bố nữa. Dân chúng được thúc giục hãy ăn Tết với sự nhiệt tình, nhưng trong một cung cách thích hợp với các điều kiện chiến tranh. Dân chúng cũng được thông báo rằng khẩu hiệu cho Tết Năm Con Khỉ là “Mọi người đoàn kết để chiến thắng toàn diện trước quân xâm lược Mỹ.” Hà Nội đã chăm chút đặc biệt để làm cho sự cử hành dịp lễ đáng nhớ. Cộng đồng ngoại giao nước ngoài đã ghi nhận rằng thái độ trước Tết tại Hà Nội thì vui tươi hơn bất kỳ thời gian nào khác kể từ khi các cuộc dội bom của Hoa Kỳ bắt đầu hồi năm 1965. Không có tiếng còi báo động không kích được nghe thấy tại Hà Nội từ ngày 19 Tháng Mười Hai khi Hoa Kỳ đặt Hà Nội ra ngoài giới hạn cho các oanh tạc cơ Hoa Kỳ trong suốt cuộc thăm viếng của hai nhà ngoại giao Romanie là các kẻ mang một thông điệp từ Tổng Thống Lyndon Johnson đến Hà Nội. 65 Bởi vì các nhà lãnh đạo tại Hà Nội cảm thấy rằng không có sự đe dọa thực sự của các cuộc không kích, nhiều trẻ em và người già vốn được di tản về vùng thôn quê nay được mang trở về thành phố đoàn tụ với gia đình hầu có thể ăn Tết tại nhà trước bàn thờ tổ tiên. 66
Vào nửa đêm hôm 30 Tháng Một, Đêm Giao Thừa Năm Mới Âm Lịch thực sự, và không có sự khoa trương ồn ào nào trước, xướng ngôn viên Đài Phát Thanh Hà Nội đọc lại bài thơ ngắn của Hồ Chí Minh đã từng được phát thanh hôm 1 Tháng Một. Xướng ngôn viên nói rằng bài thơ là lời chúc mừng của ông Hồ đến mọi người dân Việt Nam, và đặc biệt đến người dân của Nam Việt Nam. Theo họ Hồ, phần trọng yếu là: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua …Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.” Cùng lúc, bài thờ được nghe thấy tại mọi phần của Hà Nội, qua hàng nghìn loa phát thanh. Ngay các đèn đường cũng được bật sáng, và khi bài thơ của họ Hồ được đọc, một cuộc trình diễn pháo hoa tô điểm màu sắc cho bàu trời bên trên một khu trung tâm thành phố được chiếu sáng rực rỡ. 68 Bài thờ “Chúc Têt’ của họ Hồ được phát lại để kích thích binh sĩ Việt Cộng và Bắc Việt, và để hô hào dân chúng Miền Nam Việt Nam tham gia vào Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa. Điều được hay biết sau này rằng bài thơ của họ Hồ, và đặc biết câu thơ cuối cùng, đã được hiểu là các ám hiệu để xác nhận lệnh phát động các cuộc tấn công của Cuộc Công Kích Tết. 69
Vào hôm 30 Tháng Một, một bài xã luận nhan đề “Tiến Tới Chiến Thắng Sau Cúng” xuất hiện trên trang đầu của tờ Nhân Dân, tờ báo của Đảng Lao Động. Bài báo nói một cách nhiệt thành về “mệnh lệnh chiến đấu” của họ Hồ, và tuyên bố,”Toàn dân hãy tiến lên đánh bại toàn diện quân xâm lược Mỹ!” 70 Nhìn lại, các sự loan báo công khai như kiểu này nổi bật lên. Vào lúc đó, chúng hoặc không được để ý đến hay không được thẩm định bởi giới chức trách Chính Phủ VNCH tại Sàigòn. Trong nguyên bản, nội dung của chúng thì hiển nhiên. Điều đáng để ý, mặc dù nghịch lý, để ghi nhận rằng trong khi có nhu cầu để giữ bí mật nhiều nhất trong thời tiền công kích, giới chức tại Hà Nội nhận thấy cần thiết phải hô hào người dân một cách công khai để giành đạt được mục tiêu của Cuộc Công Kích Tết.
Vào nửa đêm ngày 29 rạng 30 Tháng Một, Tết Mậu Thân bắt đầu. Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau đó, các biến cố của cuộc Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa bắt đầu được khai diễn. Tại Nha Trang, một lính gác trẻ tuổi tại đài phát thanh của chính phủ nhận thấy một số binh sĩ trông đáng nghi ngờ nhảy xuống từ hai chiếc xe vận tải nhỏ ở một ngôi chùa gần đó. Anh lính báo động lên bộ chỉ huy, nơi báo tin cho viên hạ sĩ quan rằng các kẻ đó có thể là Việt Cộng ngụy trang. Người lính gác đánh thức các người khác thuộc toán anh ta. Khi tất cả đều ở vào vị trí của mình, anh lính gác đã bắn chỉ thiên về hướng ngôi chùa. Các binh sĩ trông đáng nghi ngờ đã bắn trả, và trận đấu đã được nối liền. Trong khi ban đêm tiếp diễn, sáu thành phố khác tại Vùng I và II CT đã bị tấn công. Địch đã tấn công vào Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, ba thị trấn thuộc vùng Cao Nguyên Trung Phần. Dọc theo bờ biển, Hội An, Đà Nẵng, và Qui Nhơn đã nằm dưới hỏa lực của địch. Ngoại trừ Hội An và Đà Nẵng, tất cả các thành phố, kể cả Nha Trang, đều thuộc Vùng II CT, và được bao trùm bởi sự ngưng bắn mà cả hai bên được giả thiết sẽ tôn trọng. 71
Tại Huế, vào hôm 30 Tháng Một, viên Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia đã kêu gọi các bạn thân của ông ta đến dự một cuộc họp bí mật. Ông ta nói với họ rằng ông có tin tức đáng tin cậy rằng thành phố sẽ bị tấn công bởi một lực lượng địch hùng hậu vào ngày hôm sau. Ông khuyến cáo bạn ông hãy tụ tập gia đình họ lại, dự trữ nước và thực phẩm, và đi ẩn náu cho đến khi cuộc tấn công qua đi. 72 Liệu viên chỉ huy cảnh sát đã phản ứng đối với tin nhắn cảnh giác của Quân Đoàn II hay BTTM và đối với sự kiện rằng Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đã ra lênh báo động, hay liệu ông ta có các nguồn tin nào khác, là điều không được hay biết. Viên chỉ huy cảnh sát được tường thuật đã biến mất trong suốt cuộc giao tranh tại Huế. 73 Tại Đà Nẵng, một trong các nhân viên của sở phản gián Cảnh Sát Quốc Gia được gài vào trong tổ chức Việt Cộng địa phương có nói cho người kiểm soát ông ta rằng thành phố Đà Nẵng sắp bị tấn công. Không có sự báo động chung nào được nghe thấy tại thành phố. 74
Vào hôm Thứ Ba, 30 Tháng Một, lúc 0945 Chính Phủ VNCH và QLVNCH bãi bỏ sự ngưng bắn dịp Tết khắp Nam Việt Nam. Lúc 0945 ngày 30 Tháng Một, Đài Phát Thanh Sàigòn đã ngưng chương trình thường lệ để loan báo rằng Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh bãi bỏ sự ngưng bắn trên toàn thể đất nước bởi có các sự vi phạm hưu chiến trắng trợn của phe cộng sản. Tổng Thống đã không có sự thu xếp nào để quay về thủ đô, 75 và tin tức về các cuộc tấn công tại phía bắc đã không ghi khắc bất kỳ cảm giác lo ngai nặng nề nào nơi người dân ở Sàigòn. Họ, giống như người dân tại các thành phố khác tại phía nam không bị tấn công, đang ở trong tâm trạng mừng lễ Tết. 76
Tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, phía tây bắc Sàigòn, không có sự thay đổi thực sự nào được thực hiện trong các sự bố trí phòng thủ. An ninh của căn cứ là trách nhiệm của Tiểu Đoàn 2 Quân Vụ và các lực lượng An Ninh Không Quân. Với họ, mọi việc diễn ra như bình thường. Tuy nhiên, vào ngày đặc biệt đó, hai tiểu đoàn nhảy dù QĐVNCH với trang bị chiến đấu đầy đủ có mặt tại căn cứ. Chúng là hai tiểu đoàn cuối cùng trong lực lượng tổng trừ bị của BTTM, và đang chờ đợi sự đến nơi của máy bay vận tải sẽ chuyển chúng ra Đà Nẵng trong sáng hôm sau. 77
Tại Quân Khu Thủ Đô (Capital Military District: CMD), tất cả các đơn vị QLVNCH được lệnh cấm trại các binh sĩ tại các doanh trại và sẵn sàng tác chiến. Vào khoảng giữa buổi chiều, mọi con đường tiếp cận chính yếu vào Sàigòn và Chợ Lớn được canh gác, và người dân cùng xe cộ bị kiểm soát chặt chẽ. Để tăng cường các sự phòng thủ thủ đô, viên tư lệnh QKTĐ đã yêu cầu và nhận được phép sử dụng một trong hai tiểu đoàn trừ bị tại Tân Sơn Nhất. Ông đã phái một đại đội đến Nhà Giam Chí Hòa, và một đại đội khác đến Đài Phát Thanh Quốc Gia tại trung tâm Sàigòn. Đại đội thứ ba và thứ tư được giữ lại để dùng làm quân trừ bị của QKTĐ. Bất kể sự kiện rằng viên tư lệnh đã lập các kế hoạch để đối phó với hoạt động của địch tại thủ đô, viên tư lệnh QKTĐ đã đón chờ các cuộc tấn công kiểu khủng bố chứ không phải sự xâm nhập của nhiều tiểu đoàn Việt Cộng vào thành phố.
Tại trung tâm Sàigòn, các đơn vị của Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến, các binh sĩ bán quân sự của Cảnh Sát Quốc Gia, đảm trách các vị trí phòng thủ được chuẩn bị của họ tại các giao lộ sinh tử của thành phố. Sự hiện diện của họ khó được nhận thấy bởi ít người đi ra khỏi nhà của họ trong ngày này. Tiếng nổ thực sự không dứt của các tràng pháo mừng Tết vang dội khắp thành phố kéo dài mãi đến khuya ngày 30 rạng 31 Tháng Một 1968. Tình trạng là như thế khi các loạt đạn đầu tiên của địch được bắn ra tại Sàigòn vào lúc 0200 sáng ngày 31 Tháng Một, tiếng súng nổ trộn lẫn vào bối cảnh lễ hội ồn ào. Ít tiếng đồng hồ trước đó, vào khoảng nửa đêm, tại nhiều nơi ở ngoại ô thành phố, một số dân Sàigòn đã nhìn thấy các nhóm nhỏ người có vũ trang, ăn mặc lộn xộn và di chuyển im lặng qua nhiều đường phố tối đen. Nhiều người nhìn thấy Việt Cộng tại Sàigòn sáng hôm đó nghĩ rằng một cuộc đảo chính quân sự khác có thể đang khai diễn, và không chú ý đến. Nếu đã có những người khác trong thành phố nhận biết được đối thủ trong đám đông, họ đã không lên tiếng báo động. 78
Vào tối Thứ Hai, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có mặt tại khu nhà ở của ông trong Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt. Không Quân Việt Nam có cung cấp các lính gác cho nơi cư trú của ông Kỳ. Buổi tối hôm đó, ông Kỳ và toán lính gác đều không thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào để bảo đảm cho sự an toàn cá nhân hay nhà ở của ông chống lại một cuộc tấn công của địch. Nhà của Tổng Tham Mưu Trưởng, Đại Tướng Cao Văn Viên, ở trong Chợ Lớn. Sau khi đã làm xong công việc trong ngày ở khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Viên đã đi về nhà, chẳng khác gì như ông sẽ làm đối với bất kỳ đêm nào khác. 79 Các hành động của ông Kỳ và ông Viên, vào cuối hôm đó, không phải là hành động của những người hiểu được một sự xâm nhập toàn lực vào thủ đô của Việt Cộng. Nhiều lắm, họ đã ước định rằng hoạt động do địch khởi phát tại Sàigòn – nếu có xẩy ra – sẽ là một cuộc tấn công gì đó theo kiểu tấn công của đặc công ngoạn mục, chiếm được đề mục hàng đầu trên báo chí.
Lúc 2100 giờ ngày 30 Tháng Một, một đơn vị Địa Phương Quân tại ngoại vi phòng thủ Sàigòn có bắt được một binh sĩ địch bị thẩm vấn tại chỗ. Bĩnh sĩ này nói rằng các bộ đội cộng sản sắp tấn công Sàigòn, Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, khuôn viên BTTM, và đài phát thanh tại trung tâm Sàigòn. Anh ta nói, Việt Cộng sẽ tấn công vào lúc 0300 giờ ngày 31 Tháng Một. Một báo cáo đã được cấp báo lên hệ thống chỉ huy của đơn vị. Tin tức sinh tử này đã được tiếp nhận tại Tổng Hành Dinh BTTM không lâu sau nửa đêm vào sáng hôm 31 Tháng Một. 80 Không một báo động đặc biệt theo sau được đưa ra, và không một nỗ lực nào được thực hiện để tăng cường Khuôn Viên BTTM hay Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt.
Như đã diễn ra, cuộc tấn công vào Sàigòn đã được khởi sự ít phút sau 0200 giờ hôm 31 Tháng Một 1968. Đó là ngày thứ nhì của dịp lễ Tết. Bất kể sự kiện rằng đã có việc giao tranh tại một số phần đất của xứ sở trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, sự ác liệt toàn diện của Cuộc Công Kích Tết Mậu Thân 1968 đã xảy ra như một sự bất ngờ chiến lược đối với Chính Phủ VNCH, BTTM, và các lực lượng của QLVNCH.
CÁC NHẬN XÉT VÀ CÁC KẾT LUẬN
Sự bất ngờ này đã xảy ra như thế nào? Làm sao mà không có một ai trong Chính Phủ VNCH hay BTTM lại không thể nhận ra các dấu hiệu cảnh báo? Làm sao mà cơ cấu tình báo của QĐVNCH lại không được báo động khi đối diện với tất cả các dấu hiệu chỉ dẫn? Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, cựu sĩ quan phục vụ Ban J-2 BTTM, đã thảo luận các câu hỏi này trong cách này:
Khi nhìn lại, điều rõ ràng rằng sự thất bại của chúng tôi bắt đầu với một sự ước lượng sai lầm về địch, và phương pháp tình báo của chúng tôi, ở một số tầm mức, có thể phải chịu trách nhiệm về việc đó. Lý thuyết tình báo [căn bản] của chúng tôi dậy chúng tôi rằng trong việc ước lượng diễn tiến hành động khả dĩ của địch, chúng tôi phải quan tâm chính yếu đến các năng lực của địch chứ không phải các ý định của địch. Các năng lực được cho rằng khác biệt với các ý định theo đó chúng là các sự kiện thực sự hữu hình, các điều kiện khiến cho sự thi hành [thực sự] một diễn tiến hoạt động nào đó trở nên khả dĩ, trong khi các ý định [của địch] thường là điều gì đó mơ hồ, [ngay cả] không chắc chắn, do đó chúng không đáng tin cậy. Trung thành với các sự dậy dỗ này, các phân tích viên tình báo của chúng tôi bác bỏ có mẩu tin tức mà họ xem như chỉ biểu lộ một ý định, thí dự, như kế hoạch tấn công vào các thành phố của địch. Một cách dễ hiểu, họ chính yếu chú tâm đến việc tìm biết là liệu địch có các năng lực để làm điều đó hay không. 81
Tất cả các viên chức của chính phủ, các sĩ quan của QLVNCH, và các phân tích viên quân sự miền nam đã nhận biết rằng địch đang chuẩn bị cho một cuộc công kích lớn. Ngay dù thế, họ đã không tin tưởng các tin tức cho thấy rằng các đơn vị Việt Cộng sẽ tấn công các thành phố của miền nam vào dịp Tết hầu xúi giục một cuộc nổi dậy của quần chúng trong tầng lớp dân thành thị.
Nam Việt Nam có được các tin tức tốt hơn về tình cảm của dân thành phố ở miền nam hơn đối thủ của họ. Các nhà lãnh đạo tại Hà Nội và nhiều người tại TƯCMN đã tin tưởng một cách sai lầm rằng dân chúng của Nam Việt Nam sẽ nổi dậy để yểm trợ cho cuộc Công Kích Tết. Bởi vì các phân tích viên của Chính Phủ VNCH, BTTM, và QLVNCH không nghĩ rằng các cuộc tấn công của cộng sản sẽ kích thích một sự nổi dậy của quần chúng chống lại chính phủ Thiệu-Kỳ, họ bác bỏ mọi điều kêu gọi một cuộc nổi dậy. Các tài liệu của địch bắt được kêu gọi một Cuộc Tổng Khởi Nghĩa (Gerenral Uprising) bị bác bỏ như chỉ là sự tuyên truyền. Các phân tích viên này chỉ đúng một phần trong sự ước lượng của họ về tình hình. Việt Cộng đã tấn công các thành phố trong dip lễ Tết, nhưng Cuộc Tổng Khởi Nghĩa không hề hiện thực. 82
Trong thời kỳ hậu-Tháng Chín 1967, một số phân tích viên của Chính Phủ VNCH và BTTM đã lập luân rằng thay vì lập kế hoạch để đánh các trận lớn, phe cộng sản thực sự đang quay trở ngược lại Giai Đoan Một, giai đoan phòng thủ trong chiến lược Chiến Tranh Nhân Dân. Họ đã có thể vạch ra một cách thuyết phục các dấu hiệu rõ ràng của điều này. Quay trở lại Giai Đoạn Một khi đối diện với sự tàn sát của Hoa Kỳ chắc chắn được cho là phù hợp với các quy luật học thuyết của Mao [Trạch Đông] về Chiến Tranh Nhân Dân. Vào lúc đó, các dữ liệu tình báo cung ứng cho các phân tích viên xác nhận rằng các quy luật Chiến Tranh Nhân Dân, trong thực tế, thường được tuân hành. Như được ghi nhận bởi tác giả Lung:
Trong thực tế, không lâu trước khi có cuộc Công Kích Tết, mọi sự ược lượng tình báo của [QLVNCH] chúng tôi được đặt trên niềm tin rằng địch đang theo đuổi chiến lược của Lâm Bưu, quy định “việc sử dung nông thôn bao vây và bóp nghẹt thành thị”, mặc thị sự nổi loạn hay chiến tranh du kích. Các phân tích viên của chúng tôi vào lúc đó không hề dự kiến về đề xuất “tấn công thành thị để giải phóng vùng nông thôn.” 83
Bài viết của Tướng Võ Nguyên Giáp, “Đại Chiến Thắng, Đại Nhiệm Vụ”, có lẽ cũng góp phần cho lỗi lầm nghiêm trọng phạm phải bởi các phân tích viên CPVNCH và BTTM. Chắc chắn điều đã ảnh hưởng đến họ nhiều nhất là các lời tuyên bố của Tướng Giáp rằng cuộc chiến có thể còn kéo dài nhiều năm nữa. Từ các nhận xét đó, các phân tích viên Nam Việt Nam đã kết luận rằng cuộc Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa điều mà sự đề cập gia tăng đã được đưa ra, đã không phải là điều gì đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần cận. Một sự lượng định như thế sau rốt đã trở thành một điều xác tín, một sự quả quyết rõ ràng che lấp tin tức liên tưởng đến các dấu hiệu chỉ dẫn về một cuộc tổng công kích sắp đến. Sự xác quyết của niềm tin này đã kiên định bất kể các báo cáo rằng các binh sĩ địch đang được huấn luyện cho sự chiến đấu trong thành phố và thực sự đang tấn công các khu vực cao tầng. Tin tức liên can đến các hoạt động của địch, và tác phong mâu thuẫn của địch đối với dân thành thị -- đừng giết hại người dân trong Chiến Tranh Nhân Dân – không giống như các tin tức đã thu thập đuợc trước đây trong cuộc chiến. 84
Trong sự phân tịch tình báo -- trong thực tế, tất cả các sự phân tích tin tức -- các định kiến (preconceptions) là các bộ phận cần thiết, mặc dù nguy hiểm, của tiến trình nhận thức. Mọi phân tich viên, bất luận họ thuộc chính quyền hay trong giới quân sự, phải luôn luôn ghi nhớ sự cảnh giác đơn giản mà Thống Chế Joseph Stalin đã truyền cho các chỉ huy tình báo của ông ta trong suốt Thế Chiến II: “Một giả thuyết tình báo có thể trở thành con ngựa đồ chơi hàng mã [hobby-horse, nghĩa bóng chỉ đề tài thường nói đến hay dễ gây nhàm chán, chú của người dịch] của bạn mà bạn sẽ cưỡi nó đi vào cái bẫy tự mình chế tạo ra.” 85 Như tác giả Richard Betts của Viện Brookings Instituion đã ghi nhận vài năm trước đây:
Ngưỡng (định mức) tinh thần tại đó bằng chứng xác định các sự giả định được nhìn nhận diễn ra rất lâu trước ngưỡng của bằng chứng trái ngược; sự giả định càng chắc chắn, ngưỡng cho sự nhận thức về các dữ liệu không nhất quán càng cao. Tin tức thách đố các kỳ vọng hay ước muốn [của một người], “thường đòi hỏi, trong thực tế, phải thỏa mãn các tiêu chuẩn cao hơn về bằng chứng và phải trải qua các trắc nghiệm nghiêm ngặt hơn để giành được sự chấp nhận so với các tin tức mới hậu thuẫn [và tăng cường] các kỳ vọng hay giả thuyết hiện hữu.” 86
Vấn đề này không mới mẻ, cũng không khó để thông hiểu. Đặt tiêu điểm vào các năng lực của địch, các nhân viên trong Chính Phủ VNCH và BTTM đã không thể lượng định một cách thích hợp các ý định của Hà Nội. Mọi điều giờ đây được cứu xét, thực sự không có gì quá khác thường về sự thất bại của các sĩ quan tình báo của Nam Việt Nam trong việc tiên đoán những gì đang xảy ra trong phe địch. Không có bằng chứng khả tín hậu thuẫn cho mệnh đề rằng sự thất bại của nhân viên Chính Phủ VNCH và BTTM trong việc dự đoán Cuộc Công Kích Tết Mậu Thân là kết quả của bất kỳ trường hợp cụ thể nào của sự khinh suất, ngu dốt, hay thiếu sự nhạy bén tình báo. Đúng hơn, căn nguyên của vấn đề nằm trong các tình huống có khuynh hướng tự nhiên ảnh hưởng đến các cá nhân tận tụy tụy nhất và thông minh nhất trong các cá nhân. Sự tự-lừa dối của các ông Thiệu, Kỳ, Viên, và những người khác đã diễn ra hoàn toàn tự nhiên bởi có các định kiến rằng “chiến tranh công kich’ đã bị “thua” bởi phía cộng sản và rằng các đơm vị cấp tiếu đoàn hay lớn hơn của Việt Cộng hay QĐBV thôi không còn là một lực lượng quân sự đáng để lo sợ. Thực tế, trong quan điểm của Hà Nội, cuộc chiến tranh đã bị thua, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ý chí hay năng lực của quân đội cộng sản để tiến hành chiến tranh, hay để tiến hành các trận đánh thành công, đã bị hủy diệt. Trong thực tế, sự nhận biết rõ ràng của Hà Nội về những gì đang xảy ra thúc đẩy sự tìm kiếm một chiến lược mới. Về cuộc Công Kích Tết, giới lãnh đạo Nam Việt Nam đơn giản đánh mất cái nhìn thấu triệt về sức mạnh thực sự của Việt Cộng và QĐBV – một quyết tâm không dao động nhằm chiến thắng với bất kỳ giá nào./-
__
CHÚ THÍCH
1. Herbert Y Schandler, Lyndon Johnson and Vietnam: The Unmaking of a President (Princeton, 1977), 71.
2. T. L. Cubbage, “Westmoreland v. CBS: Was Intelligence Corrupted by Policy Demands?” trong quyển Leaders and Intelligence, biên tập bởi Michael I. Handel (London: 1988), 119. Cũng xem William C. Westmoreland, A Soldier’s Report (New York, 1976), 380-81.
3. Cubbage, “Westmoreland v. CBS”, 119; Phillip B. Davidson, thư gửi cho người viết (San Antonio, TX: 28 Tháng Chín 1987); Westmoreland, A Soldier’s Report, 390. Cả Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự của Hoa Lỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command, Viêtnam: MACV) và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency: CIA) đã ước lượng khoảng tám mươi bốn nghìn Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt đã tham gia chiến trận trong giai đoạn mở màn của cuộc Công Kích Tết, tức trong các Tháng Một – Tháng Hai 1968. Cubbage, “Westmoreland v. CBS”, 119, trưng dẫn Phillip Davidson, thư tin (28 Tháng Chín 1987)). Cũng xem Don Oberdorfer, TẾT! (New York, 1972), 22-23. United States, J-2 MACV, “Cost and Impact Upon the Enemy of the Tết Offensive (Update)”, dtd [dated] 20 Tháng Ba, para A.1, Box N. 3, Record Group 407, Records of the Adjutant General’s Office 1917-, Westmoreland v. CBS Litigation Collection 1966-1972, Modern Military Records (MMR), National Archives Record Service (NARS), Suitland, Maryland (trong bài viết này được viết tắt là “RG407, Westmoreland Litigation Collection, NARS”).
4. Thí dụ, chỉ có mười lăm người, tất cả đều thuộc Tiểu Đoàn C-10 Việt Cộng Sàigòn (Đặc Công), đã tấn công vào khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ. Tuy thế, hành động tí hon này đã biểu trưng cho điều được trình bày như bằng chứng hiển nhiên của một sự thất bại của Hoa Kỳ trong trận Tết này. Cubbage, “Westmoreland v. CBS”, 119.
5. Chương sách này là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn bởi người viết này nhằm đặt nội dung của trận đánh Tết vào trong khung cảnh trọn vẹn của nó. Chủ đề xuyên suốt của chương sách này có thể được tóm tắt trong nhóm từ “nội dung của khung cảnh”.
6. Xin nhớ chắc rằng, một số các sĩ quan quân đội tại miền nam có nghi ngờ các hoạt động địa phương hóa và đã đặt các đơn vị của họ trong tình trạng báo động khi cuộc công kích Tết được phóng ra, nhưng phần lớn các sĩ quan đã không làm điều này.
7. Hoàng Ngọc Lung, “The General Offensive of 1968-1969” (Indochina Monographs), (Washington: US Army Center of Military History, 1981), 31; Don Oberdorfer, “Oral Interview: Phỏng vấn bằng mệng”, No. II, 17 Tháng Chín 1981 (Washington) Ted Gittinger, Phỏng vấn, bản sao chụp (Austin, TX: NARA Lyndon Baines Johnson Library, 1986), 13-14.
8. Lung, “General Offensives”, 31.
9. Cùng nơi dẫn trên, 32; Don Oberdorfer, TẾT! (1971); bản in lai, New York: Avon Books, 1972), 154.
10. Oberdorfer, TẾT!, 79-80.
11. Lung, “General Offensives’, 32.
12. Oberdorfer, TẾT!, 63, 78.
13. Cùng nơi dẫn trên, 78.
14. Lung, “General Offensives”, 33. Muốn có toàn bản văn bài viết của Tướng Giáp, xem Patrick J. McGarvey, biên tập, Visions of Victory: Selected Vietnamese Communist Military Writings, 1964-1968 (Stanford, Calif., 1969), 199-251.
15. McGarvey, Visions of Victory, 213, 221-22, 243, 251.
16. Cùng nơi dẫn trên, 206, 235-56, 238, 251.
17. Cùng nơi dẫn trên, 224.
18. Cùng nơi dẫn trên, 225-26.
19. Lung, “General Offensives”, 33.
20. Phillip B. Davidson, Vietnam at War: The History: 1946-1975 (Novato, Calif., 1988), 441.
21. Lung, “General Offensives”, 33.
22. Cùng nơi dẫn trên, 33-34.
23. Westmoreland, Report on Operations (1967), 155.
24. Lung, “General Offensives”, 34.
25. Bruce E. Jones, War without Windows: A True Account of a Young Army Officer in an Intelligence Cover-up in Vietnam (New York, 1987), 129-30.
26. Lung, “General Offensives”, 34.
27. Oberdorfer, TẾT!, 136.
28. Lung, “General Offensives”, 34.
29. Oberdorfer, TẾT!, 137; Peter Braestrup, Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tết 1968 in Vietnam and Washington (New Haven, CT, 1983), 63.
30. Lyndon Baines Johnson, The Vantage Point: Perspectives of the Presidency 1963-1969 (New York, 1971), 244.
31. Oberdorfer, TẾT!, 137 (“precipitous drop in defections”, đã ghi nhận).
32. Lung, “General Offensives”, 34-35.
33. Westmoreland, “Report on Operations (1967)”, 156.
34. Oberdorfer, TẾT!, 137.
35. Cùng nơi dẫn trên, 84. Bài diễn văn của ông kéo dài chín phút. Bốn phút trong đó bị chiếm chỗ bởi sự hoan hô của thính giả.
36. Cùng nơi dẫn trên.
37. Cùng nơi dẫn trên.
38. Cùng nơi dẫn trên.
39. Phạm Văn Sơn, biên tập, The Việt Cộng “TẾT” Offensive (1968) (Sàigòn, 1969), 47. Muốn có các bản dịch khác của bài thơ, xem Oberdorfer, TẾT!, 85, và Lung, “General Offensives”, 29.
40. Oberdorfer, TẾT!, 83; Lung, “General Offensives”, 29. Bài thơ được phát thanh để kích thích tất cả các binh sĩ cộng sản tại miền nam đang chuẩn bị cho cuộc công kích Tết.
41. Lung, “General Offensives”, 35; Oberdorfer, TẾT!, 144.
42. Braestrup, Big Story, 64.
43. Lung, “General Offensives”, 35.
44. Cùng nơi dẫn trên.
45. Westmoreland, “Report on Operations (1968)”, 182.
46,. Cùng nơi dẫn trên, Moyer S. Shore II, Battle for Khe Sanh (Washington, 1969), 39. Hồi chánh viên nói rằng các lực lượng QBV sẽ chiếm cứ Khe Sanh và kế đó tiến tới tấn công thành phố Huế. Jones, War without Windows, 165. Vào giữa tháng Một 1968, tại Trung Tâm Tình Báo Liên Hợp (Combined Intelligence Center), Việt Nam, ở Sàigòn, các phân tích viên Nam Việt Nam có nói với các đối tác Hoa Kỳ của họ rằng họ tin tưởng quân cộng sản sẽ tấn công Khe Sanh trong dịp Tết, và rằng cộng sản cũng sẽ tấn công tất cả các thành phố, đặc biệt Sàigòn. Cùng nơi dẫn trên, 158-59.
47. Westmoreland, “Report on Operations”, 182; Shore, The Battle for Khe Sanh, 42.
48. Oberdorfer, TẾT!, 357, 128, 180, 181, chú thích 1, 357.
49. Stanley Robert Larsen và James Lawton Collins, Jr., Vietnam Studies: Allies Participation in Vietnam (Washington, 1975), 16, 24, 132, 135-36, 138, 141.
50. Westmoreland, A Soldier’s Report, 388.
51. Cùng nơi dẫn trên; Shore, Battle for Khe Sanh, 69.
52. MACV, Msg. No. 01219, 251416Z, Tháng Một 1968, paras 1-5, Box No. 24, RG 407, Westmoreland Litigation Collection, NARS.
53. Westmoreland, A Soldier’s Report, 386; Oberdorfer, TẾT!, 144.
54. Sơn, The Việt Cộng “Tết” Offensive, 24. Một trong những điều chính phủ đã làm là cho phép đốt pháo. Người Việt Nam tin tưởng rằng pháo nổ sẽ làm kinh hãi hai ác quỷ đi cướp bóc dân chúng trong dịp Tết khi ông thần Thiện tại các vùng phụ cận đi lên Trời. Ann Caddell Crawford, Customs and Culture of Vietnam (Tokyo, không ghi niên kỳ xuất bản, vào khoảng 1967), 222.
55. Westmoreland, “Report on Operations (1968)”, 183.
56. Cùng nơi dẫn trên, 163, 183; Shore, Battle for Khe Sanh, 53; Oberdorfer, TẾT!, 128; Westmoreland, “Report on Operations (1967)”, 143. Trong hai cuộc tấn công, 45 máy bay B-52 đã thả 1,350 tấn bom trên khu vực tổng hành dinh ở Lào. Jones, War without Windows, 168.
57. Lung, “General Offensives”, 35; Sơn, The Việt Công “Tết” Offensive”, 383; Westmoreland, A Soldier’s Report, 390.
58. Oberdorfer, TẾT!, 145-46.
59. Lung, “General Offensives”, 37.
60. Cùng nơi dẫn trên, 43.
61. Westmoreland, A Soldier’s Report, 388-89; Oberdorfer, TẾT!, 150.
62. Lung, “General Offensives”, 43; Oberdorfer, TẾT!, 150.
63. Lung, “General Offensives”, 43-44.
64. Oberdorfer, TẾT!, 90-91.
65. Cùng nơi dẫn trên, 89; Wallace J. Theis, When Governments Collide: Coercion and Diplomacy in the Vietnam Conflict 1964-1968 (Berkeley, Calif., 1980), 196-97.
66. Oberdorfer, TẾT!, 89, 91. Trẻ em và người già tại Hà Nội được tản cư vào hôm Thứ Ba, 31 Tháng Một, trong sự dự liệu rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa vụ công kích Tết bằng các cuộc không kích ồ ạt vào thủ đô của Bắc Việt.
67. Sơn, The Việt Cộng “Tết” Offensive, 47.
68. Oberdorfer, TẾT!, 90.
69. Lung, “General Offensives”, 29.
70. Oberdorfer, TẾT!, 90.
71. Cùng nơi dẫn trên, 139-42; Sơn, The Việt Cộng “Tết” Offensive, 359, 361, 366, 371-72, 377.
72. Robert B. Annenberg, “House 8”, đặc khảo chưa được xuất bản liên quan đến sự giao tranh tại Huế, đề ngày 23 Tháng Hai 1989 (người viết có bản thảo viết tay nguyên thủy), 9-10. Annenberg là Đại Đội Trưởng Đại Đội A, Tiểu Đoàn 149th MI (Collection) (Tình Báo Quân Đội (Ban Sưu Tầm), tại Đà Nẵng.
73. Robert Annenberg, đối thoại với người viết, ngày 4 Tháng Ba 1989. Vào buổi sáng ngày 30 Tháng Một, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, phản ứng trước các tin tức về các cuộc tấn công rạng sáng tại Đà Nẵng và các nơi khác, đã đặt Sư Đoàn Một Bộ Binh QLVNCH trong tình trạng báo động. Lịnh này bao gồm cả bộ chỉ huy sư đoàn của chính ông tại Thành Nội Huế. Sơn, The Việt Cộng “Tết” Offensive, 248.
74. Oberdorfer, TẾT!, 143.
75. Cùng nơi dẫn trên, 151.
76. Lung, “General Offensives”, 44; Oberdorfer, TẾT!, 167.
77. Lung, “General Offensives”, 44; Sơn, The Việt Cộng “Tết” Offensive, 74; Braestrup, Big Story, 69. Đôi khi trong chiến đấu những gì xảy ra tình cờ cũng quan trọng như những gì được làm với chủ đích. Đây là một hoàn cảnh như thế. Trong hai ngày kế đó, hai đơn vị nhảy dù sẽ đóng vai trò trọng yếu trong sự phòng thủ cả sân bay Tân Sơn Nhứt lẫn khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu gần đó.
78. Lung, “General Offensives”, 45.
79. Oberdorfer, TẾT!, 167.
80. Lung, “General Offensives”, 37; Oberdorfer, TẾT!, 156.
81. Lung, “General Offensives”, 37.
82. Cubbage, “Westmoreland v. CBS”, 121; cũng xem, Westmoreland, A Soldier’s Report, 384-85, 387.
83. Lung, “General Offensives”, 39.
84. Cùng nơi dẫn trên, 39. 40.
85. Lời cố vấn thẳng thừng của Joseph Stalin được trích dẫn bởi Angelo Cordevilla, nơi bài “Comparative Historical Experience of Doctrine and Organization”, trong quyển Intelligence Requirements of the 1980’s: Analysis and Estimates, biên tập bởi Roy Godson (Washington, 1980), 17.
86. Richard K. Betts, Surprise Attack: Lessons for Defense Planning (Washington, 1982), 123./-
_____
Nguồn: Thomas L. Cubbage III, “Intelliggence and the Tết Offensive: The South Vietnamese View of the Threat”, trong quyển The Vietnam War As History, biên tập bởi Elizabeth Jane Errington và B.J.C. McKercher, New York, Westport, Connecticut, London: Praeger, 1990, các trang 91-116.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
02.02.2018
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2018