Tác Giả: (b) (3) (c) Chưa Được Giải Mật
Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ
Đă Chấp Thuận Cho Phổ Biến: 2014/07/29 COO620600
TIÊN ĐOÁN SỰ RẠN NỨT
GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Ngô Bắc dịch
Theo sau sự sụp đổ của Nam Việt Nam hồi Tháng Tư 1975, cộng đồng t́nh báo cắt giảm quyết liệt các tài nguyên và các nỗ lực phân tích của nó tại Đông Dương, khi các chính quyền liên tiếp t́m cách tự tách xa ḿnh ra khỏi phân cảnh đó trong lịch sử Hoa Kỳ. Khi các chính quyền Ford và Carter tiến tới việc đầu tư vào sáng kiến Trung Quốc khởi sự từ thời Nixon, Hoa Kỳ đă thoái lui từ một chính sách được xác định rơ ràng tại Đông Nam Á; ít sự chú ư được dành cho cơn băo âm ỷ bên trong Căm Bốt của Pol Pot, đến hố sâu được khoét rộng giữa Việt Nam và Trung Quốc gây ra bởi nó [Căm Bốt], hay đến nỗ lực của Sô Viết để khai thác sự rạn nứt gây thiệt hại cho Trung Quốc trong các sự hy vọng giành được một bàn đạp vữnh mạnh hơn nhiều tại Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới tái thống nhất. Bài viết này khảo sát các nỗ lực của cộng đồng t́nh báo để cảnh báo các nhà lập chính sách về các sự căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và ghi nhận các sự lượng định t́nh báo này đă không có tác động đầy dủ ra sao, do môi trường chính trị của thời khoảng đó.
***
Từ 1975 đến hết 1977, khối lượng các báo cáo t́nh báo hoàn chỉnh về Đông Dương sụt giảm một cách mạnh mẽ. Sự sút giảm này trong việc lượng định đă phản ảnh cả một sự giảm bớt rơ rệt các nguồn lực phân tích về miền này lẫn một sự chú ư tàn lụi bởi số người sử dụng t́nh báo tại một phần đất của thế giới nơi mà Hoa Kỳ bị nhận thức là đă phải gánh chịu một sự thất bại quân sự nhục nhă. Sau sự chấm dứt sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong năm 1975, các chính quyền Ford và Carter đă t́m cách gột rửa Việt Nam ra khỏi kư ức của chúng ta – nó được thừa nhận là một hồi đen tối mà các chính quyền kế tiếp hy vọng tự tách rời chúng ra xa. Khi, trong năm 1976, các đồng minh Thái Lan của chúng ta yêu cầu chúng ta đóng cửa các căn cứ không quân của chúng ta ở đó và rời đi, Hoa Kỳ đă thi hành, nhưng lại không phát triển một chính sách thay thế tại Đông Nam Á, thay vào đó ưa thích để nh́n các sự phát triển ở đó dưới khía cạnh một sự quân bằng khả dĩ chấp nhận được giữa một bên là các chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, và bên kia, các chính phủ tự do của khối ASEAN. Các báo cáo lọt ra ngoài Căm Bốt (khi đó là Kampuchea) về sự tàn bạo và diệt chủng của chế độ Pol Pot trong thực tế gây bối rối, nhưng ít có sự nh́n nhận chính thức vào lúc đó rằng các sự phát triển ở đó sẽ sau hết dẫn đến một sự sắp xếp mới, quan trọng của các liên minh trong vùng. Căm Bốt, sau hết, đă từng, và vẫn c̣n – dùng từ ngữ của William Shawcross – là một “màn phụ diễn: sideshow”. Chính quyền Ford hướng sự chú y của nó đên Căm Bốt chỉ đủ lâu để thu hồi tàu chở thùng hàng của Hoa Kỳ bị bắt cóc, chiếc SS Mayaguez, ra khỏi chính phủ Khmer Đỏ trong Tháng Sáu 1975. Trong suốt thời gian của chính quyền Carter kế tiếp, sự theo đuổi các quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc đă trở thành mục đích chính sách chính yếu tại Hoa Thịnh Đốn.
Trong quan điểm của tôi, môi trường chính trị đă có một sự liên quan trực tiếp trên sự phân tích t́nh báo. Số lượng các phân tích viên t́nh báo Hoa Kỳ công tác về Đông Dương đă sụt giảm mạnh mẽ sau năm 1975. Theo lời của một cựu đồng sự -- một đại úy lục quân có căn bản t́nh báo quân sự chuyên nghiệp được chỉ định công tác về Đông Dương tại DIA (Cơ Quan T́nh Báo Quốc Pḥng: Defense Imtelligence Agency) hồi đầu thập niên 1980 – nếu là một sĩ quan lục quân được chỉ định làm việc về chuyện Việt Nam trong năm 1976, 1977, hay 1978, đó sẽ là sự việc “kết liễu chức nghiệp: kiss to death”. Vết nhơ gắn liền với Đông Dương sau thảm họa Tháng Tư 1975 đă thúc đẩy một số phân tích viên chuyên nghiệp cứu xét đến việc thuyên chuyển từ Việt Nam sang các lănh vực đáng chú ư hơn, và theo sự tường thuật, đă có không ít chuyên viên chuyển sang công tác về Trung Quốc, Thái Lan, và ngay cả Brunei. Trong một bàu không khí như thế, điều chắc chắn rằng ít có các chuyên viên quân sự muốn bám đến cùng các công tác t́nh báo được giao phó cho họ; nói đến cùng, nỗi nguy hiểm cố hữu gắn liền với việc lái xe thiết giáp vẫn có ít rủi ro hơn sự nguy hiểm nghề nghiệp gắn liền với một đại úy lục quân được giao phó việc lập trận liệt trên đất Việt Nam trong năm 1977.
Sự kết hợp này của môi trường chính trị với một sự sụt giảm đột nhiên trong các nguồn lực phân tích đă có một tác động tương ứng trên sự sản xuất t́nh báo. Số lượng các sự lượng định t́nh báo dài và ngắn hạn hoàn chỉnh về Đông Dương bởi cộng đồng tính báo Hoa Kỳ -- chính yêu CIA, DIA và Bộ Ngoại Giao – giảm từ 58 trong năm 1975, năm cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam, xuống c̣n 17 trong năm 1976. Trong năm 1977 con số xuống c̣n 7. Trong năm 1978 con số bản lượng định hoàn chỉnh lên cao một chút, đến 10 báo cáo.
Trong khi số lượng các sự báo cáo về Đông Dương sụt giảm một cách rơ rệt, chất lượng của các bản lượng định được hoàn thành vẫn cao. Tính chuyên nghiệp và sự tận tụy của một số ít phân tích viên đó, các kẻ dính liền với vấn đề Đông Dương, được phản ảnh nơi sự xác thực của công tác của họ. Sự báo cáo của họ về các sự phát triển quân sự và chính trị trong vùng vào giữa thập niên 1970, và sau hết sự tiên đoán của họ về sự rạn nứt Trung Quốc – Việt Nam và đưa đến liên minh Sô Viết – Việt Nam được xem như một sự thành công về t́nh báo. Sự kiện rằng các sự lượng định của họ đă không có được sự tác động mà chúng cần phải có v́ nhiều phần do môi trường chính trị hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Một sự khảo sát các biến cố trọng yếu trong vùng từ 1975 cho đến đầu năm 1979, và các sự phán đoán mà các phân tích viên chuyển đến các nhà lập chính sách khi các sự căng thẳng leo thang trong năm 1978, cho thấy t́nh báo nhắm đúng mục tiêu (on the target).
Các Biến Cố
Việt Nam xâm lăng Căm Bốt trong Tháng Mười Hai năm 1978. Trong Tháng Hai 1979, Trung Cộng đă phóng ra một cuộc tấn công vào sáu tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam. Các quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đă suy thoái một cách liên tục từ 1975:
· Trong Tháng Chín 1975, Trung Quốc đă từ chối không cấp cho Việt Nam số viện trợ mà Việt Nam yêu cầu.
· Trong Tháng Mười 1975, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Lê Duẩn, sang Moscow nơi ông nhận được viện trợ đáng kể của Sô Viết và nơi ông ta ủng hộ các lập trường chính sách ngoại giao của Sô Viết.
· Cho đến Tháng Mười Hai 1975, Sô Viết đă can dự vào việc trợ giúp Việt Nam với khoảng 40 dự án kinh tế.
· Suốt năm 1977 và trong phần lớn năm 1978, các cuộc đụng độ biên giới đă diễn ra giữa các bộ đội Việt Nam và các binh sĩ của chính quyền Kampuchea Dân Chủ của nhóm Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn – chính phủ Pol Pot.
· Trong Tháng Ba 1978, chính phủ Việt Nam đă quyết định “quốc hữu hóa thương nghiệp tư nhân khắp nước. Hành động này đă ảnh hưởng nhiều nhất tầng lớp thương gia [gốc] Hoa, đưa đến một cuộc tỵ nạn ồ ạt ra khỏi đất nước bởi các Hoa Kiều hải ngoại.
· Trong Tháng Sáu 1978, Việt Nam đă gia nhập khối CEMA, hiệp hội mậu dịch và kinh tế của khối Sô Viết.
· Trong Tháng Mười Một 1978, Việt Nam và Liên Bang Sô Viết đă kư kết một bản hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
· Trong Tháng Mười Hai 1978, Hà Nội loan báo sự thành lập một “Mặt Trận Quốc Gia tại Căm Bốt, bày tỏ dấu hiệu về một ư định xâm lăng nước dó.
Những ǵ xảy ra giữa các năm 1975 và 1978 là một sự triệt thoái kiên quyết của Việt Nam ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Đối với Trung quốc, kẻ đă ủng hộ vững chắc Bắc Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh của nó với Hoa Kỳ, cử chỉ này là một sự sỉ nhục, đưa đến sự mất thể diện và mất uy tín trong vùng. Điều cũng ảnh hưởng đến t́nh trạng căng thẳng này là sự tan băng trong các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thời chính quyền Carter. Lập trường mới của Bắc Kinh rằng Liên Bang Sô Viết – chứ không phải Hoa Kỳ -- là mối đe dọa chính yếu cho an ninh thế giới. Khi các quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh xấu hơn, phía Trung Quốc đă không thể ngăn cản Việt Nam di chuyển vào khu vực ảnh hưởng của Sô Viết, và điều này đă là một sự đương đầu trực tiếp với các mục tiêu chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Có lư do để tin tưởng rằng cả hai bên sẽ ưa thích một sự giải quyết các sự khác biệt hơn là một sự cắt đứt hoàn toàn các quan hệ. Quan điểm này được ủng hộ bởi các lời tuyên bố của Phó Thủ Tướng Trung Quốc, Đặng Tiểu B́nh, với báo chí trong Tháng Sáu 1978, khi ông ta phác họa các hành động của Việt Nam như một loạt “10 bước’ chống lại Trung quốc. Theo họ Đặng, chỉ khi Hà Nội thực hiện “bước thứ 11” – trục xuất các Hoa Kiều hải ngoại – khi đó t́nh thế mới bước sang một khúc ngoặt. Chính vào thời điểm này mà các nhà lănh đạo Trung Hoa đă bắt đầu cảnh cáo rằng Hà Nội, theo từ ngữ của họ, phải bị “trừng trị”. Họ Đặng c̣n phát biểu thêm nữa rằng trừ khi Hà Nội điều ḥa chính sách của nó trên người gốc Hoa, Bắc Kinh sẽ trả đũa. Trung Quốc sau đó đă ra lệnh ba ṭa lănh sự của Việt Nam tại miền nam Trung Quốc phải đóng cửa, và khởi sự các cuộc thao diễn quân sự quy mô nhỏ gần biên giới Việt Nam.
Phân Tích
Pḥng Phân Tích Vùng và Chính Trị của Cơ Quan CIA đă soạn thảo một Bản Lượng Định T́nh Báo trong Tháng Sáu 1978. Trong số các nhận định có hai điều nhận thức được, trong khi không tiên đoán một cách trực tiếp một sự đáp ứng quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam, đă ghi nhận rằng các quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh nhiều phần trở nên tồi tệ hơn nữa, và rằng sự đối đầu quân sự hoàn toàn là điều có xác suất cao:
Mặc dù cả hai bên đều nhận thức rằng không bên nào có nhiều xác suất hưởng lợi từ một cuộc đối đầu toàn lực, sự chua chát th́ sâu sắc đến nỗi t́nh h́nh có thể c̣n trầm trọng hơn nữa, đặc biệt nếu sự giao tranh Việt Nam – Căm Bốt gia tăng.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đă sẵn bước sang một giai đoạn mới và có lẽ kéo dài của cuộc chiến tranh chính trị công khai và các sự căng thẳng quân sự dâng cao có thể đe dọa tới sự quân bằng mới, vốn được phát triển tại Đông Nam Á kể từ khi kết thúc cuộc Chiến Tranh Đông Dương …
Ngoài ra, bản lượng định có tiên đoán rằng “Bắc Kinh có thể và có lẽ sẽ vận dụng đến một số biện pháp khác để nhắc nhở Hà Nội về ảnh hưởng và các năng lực của Trung Quốc trong vùng. Chúng nhiều phần bao gồm các sự cắt giảm hơn nữa sự trợ giúp kinh tế và mậu dịch, phô trương uy thế quân sự dọc theo biên giới, gia tăng các mưu tính ngoại giao để thuyết phục các nước khác – đặc biệt tại Đông Nam Á – giảm bớt các sự giao dịch với Việt Nam, và có lẽ một sự khẳng quyết hung hăng hơn về các sự tuyên nhận của nó đối với các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa, vốn bị tranh chấp bởi Việt Nam và các nước khác”.
Các sự căng thẳng dọc biên giới Trung Quốc – Việt Nam đă gia tăng trong suốt mùa thu năm 1978. Trong Tháng Chín và Tháng Mười, [bị xóa mất khoảng 1/7 ḍng, ND] đă phát hiện rằng phía Việt Nam đang gia tăng các sự pḥng thủ địa thế dọc biên giới với sự tăng bổ các b́nh điện cho dàn pháo pḥng không và các b́nh điện cho hỏa tiễn địa-đối-không SA-3. Một báo cáo nhận được hồi Tháng Mười có nói rằng đă có các sự di chuyển quân sự Việt Nam gia tăng dọc biên giới, kể cả các sự tăng cường binh sĩ và các sự bố trí hỏa tiễn SAM.
Khoảng giữa Tháng Mười, Viên Chức T́nh Báo Quốc Gia về Đông Á và Thái B́nh Dương có phổ biến một Thông Tư T́nh Báo Liên Cơ Quan (Interagency Intelligence Memorandum: IIM) về sự cạnh tranh Trung Quốc – Sô Viết tại Căm Bốt. Thông Tin IIM nêu rơ khả tính về một hành động quân sự đánh Việt Nam. Bản thông tư có nói rằng một khi t́nh h́nh Việt Nam – Căm Bốt tồi tệ hơn đến một mức độ xem ra đe dọa đến sự độc lập và ổn định của chính phủ Phnom Penh, Trung Quốc sẽ c̣n lại ba sự lựa chọn:
Trung Quốc có thể gia tăng lớn lao số viện trợ cho Phnom Penh … Điều này ,,, có sự rủi ro … làm giới lănh đạo Căm Bốt cứng rắn hơn trong việc khiêu khích Hà Nội thêm nữa. Nó cũng có thễ dẫn đến sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Bang Sô Viết (LBSV) về sự ủng hộ quân sự và chính trị và do đó, sự dính líu lớn lao hơn của Sô Viết tại Việt Nam.
Trung Quốc có thể cố gắng làm chuyển hướng sự chú ư của Việt Nam khỏi Căm Bốt bằng một sự biểu dương lực lượng dọc biên giới với Việt Nam. Trong khi điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ giao tranh dọc biên giới Việt Nam – Căm Bốt, nó cũng sẽ đặt ra loại đe dọa an ninh đối với Việt Nam, có thể dẫn dắt Hà Nội đến việc cho phép một sự gia tăng rơ rệt sự hiện diện quân sự của Sô Viết tại Việt Nam và cũng có thể dẫn đến một sự biểu dương lực lượng của Sô Viết dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết. Trung Quốc tuy thế có thể cứu xét đến một sự chuyển động như thế nếu Việt Nam được giả định là đă sẵn vượt quá điểm không trở lui trong việc trui rèn một mối quan hệ quân sự chặt chẽ với LBSV.
Nhiệm ư thứ ba của Trung Quốc sẽ là không làm ǵ thêm nữa cho Phnom Penh, để cho con cờ rơi xuống nơi chúng có thể sụp đổ và hy vọng khai thác về mặt chính trị và ngoại giao trong trường kỳ …
Như chúng ta hay biết, giải pháp thứ nh́ trong ba nhiệm ư được đưa ra trong sự ước tính này đă tiên đoán một cách chính xác diễn tiến tương lai của các biến cố trong vùng. Điều c̣n lại cho các phân tích viên là theo dơi t́nh h́nh Căm Bốt, tính toán sự đáp ứng của Trung Quốc, và ấn định một thời biểu cho bất kỳ phản ứng quân sự khả dĩ nào của Trung Quốc. Như đă được ghi nhận, Việt Nam đă tiến hành với một cuộc xâm lăng toàn diện vào Căm Bốt trong Tháng Mười Hai 1978. Sự kiện rằng Việt Nam đă sử dụng vài sư đoàn bộ binh – kể cả một số thuộc ba quân đoàn chiến lược – và rằng một số đă được không vận đến chiến đấu từ miền bắc Việt Nam, cho thấy rằng đây không phải là một chiến dịch quân sự trừng phạt ngắn hạn. Mặc dù măi cho đến đầu Tháng Một, các phân tích viên sau hết mới báo cáo về các sự bố trí hỏa tiễn SAM của Việt Nam dọc biên giới Trung Quốc và tư thế ứng chiến gia tăng của Hà Nội, họ đă báo cáo sáu tháng trước đó rằng tiềm năng cho các sự giao tranh công khai giữa hai nước rất cao. (b) (1) (b) (3) (n)\.
Vào khoảng giữa Tháng Một 1979, [xóa trắng khoảng 1/6 ḍng, ND] đă cung cấp bằng chứng vững chắc về một sự củng cố quân sự Trung Quốc to lớn dọc biên giới Việt Nam. [Xóa trắng hơn 8 ḍng một chút, ND]. Vào ngày 17 Tháng Hai – [xóa trắng khoảng 5/6 ḍng, ND] -- Quân Đội Trung Quốc đă tấn công dọc biên giới Việt Nam tại 25 vị trí. Trong cuộc xâm nhập 30 ngày theo đó, phía Trung Quốc đă t́m cách chiếm cứ ít nhất năm tỉnh lỵ của Việt Nam và giáng vài trận đánh trừng phạt trên cựu đồng minh của họ. Tuy nhiên, sự phân tích sau đó, và các lời tuyên bố của chính phía Trung quốc, cho thấy rằng Việt Nam đă làm nhiều hơn sự pḥng thủ và có lẽ đă gây ra các sự tổn thất nghiêm trọng cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, và chính từ đó khiến cho các phân tích viên am tường hơn đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc sau rốt có thực sự dạy được cho Việt Nam một bài học nào hay không.
Bất kể các sự lượng định hợp thời và sự cảnh cáo về chiến tranh được cung cấp cho các nhà lập chính sách bởi cộng đồng t́nh báo nhiều tháng trước ngày xảy ra sự việc, một số các viên chức Hoa Kỳ đă phản ứng với sự hoài nghi khi Đặng Tiểu B́nh – trong một cuộc thăm viếng nơi đây – đă thông báo cho họ về các ư định của Trung Quốc hồi Tháng Một 1979. Mặc dù các phân tích viên đă nhận thấy một cách rơ ràng rằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam sắp xảy ra, một số viên chức có thể -- hay sẽ -- không tin rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện một sự đoạn tuyệt hoàn toàn với Hà Nội. Sự từ khước của họ trong việc chấp nhận khả tính này có lẽ là v́ một vài yếu tố, mặc dù có hai điều hiện ra rơ rệt. Trước tiên, sự suy đồi trong các quan hệ giữa hai nước đă xảy ra trong một thời khoảng kéo dài đến nỗi các nhà lập chính sách có thể bị ru ngủ vào sự tin tưởng rằng Trung Quốc đang phỉnh phờ; điều này được pha trộn thêm bởi thiếu sự chú ư đến các sự vụ ở Đông Dương trong ba năm trước đó. Thứ nh́, cuộc thăm viếng nơi đây của họ Đặng hồi đầu năm 1979 khiến các nhà lập chính sách khó, nếu không phải là không thể, tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ hành động chống lại Việt Nam ở bất kỳ thời gian sớm sủa nào.
Sự tiên đoán của cộng đồng t́nh báo về một sự đổ vỡ trong các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam và sự cảnh báo chiến thuật kế tiếp về chiến tranh th́ xác thực và hợp thời. Nhưng hiệu quả đă bị thui chột một cách đáng kể bởi không có sự chú ư đến Đông Dương của Hoa Thịnh Đốn, và bởi một sự theo đuổi nhiệt t́nh các quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hơn với Bắc Kinh, làm phương hại đến một chính sách ngoại giao mới và quyết đoán đối với Đông Nam Á.
Tái Bút
Sự rạn nứt giữa Trung Quốc và Việt Nam và cuộc chiến tranh biên giới kèm theo được tiên đoán một cách thật chính xác bởi các phân tích viên t́nh báo Hoa Kỳ trong suốt năm 1978 đă gây ra sự chú ư được khôi phục đến các sự vụ Đông Nam Á sau Tháng Hai 1979. Cộng đồng t́nh báo đă phóng ra một nỗ lực mới, quan trọng để nghiên cứu về Việt Nam, Căm Bốt và Lào và công tác về Quân Đội Trung Quốc đă gia tăng. Các phân tích viên mới được tuyển dụng, và Nhóm Công Tác Các Lực Lượng Khu Vực Việt Nam (Vietnam Ground Forces Working Group) liên cơ quan cũ – nằm yên kể từ khi có sự kết thúc sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 1975 – đă được tái lập. Các phân tích viên được chỉ định để lượng định kết quả của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Việt Nam, và để tiên đoán rằng liệu Trung Quốc sẽ thi hành các lời đe dọa nhằm dạy Việt Nam “một bài học thứ nh́” hay không. Các phân tích viên khác được giao phó nhiệm vụ phân tích trận liệt và các năng lực của Quân Đội Việt Nam; họ đă sớm khám phá rằng phần lớn các hồ sơ đă được đóng thùng gửi đi mất, và rằng họ đă phải khởi sự lại từ số không. Trong ba năm rưỡi sau đó, một toán các phân tích viên từ CIA, DIA, NSA (National Security Agency: Cơ Quan An Ninh Quốc Gia), Bộ Ngoại Giao và Trung Tâm T́nh Báo Thái B́nh Dương (Intelligence Center, Pacific: IPAC) đă nhóm họp thường lệ để t́m ra một loạt các tài liệu trận liệt của NIE [National Intelligence Estimate, ND], SNIE [Special National Intelligence Estimate, ND] , IIM và các trận liệt khác. Vào khoảng cuối 1982, phần lớn các sự bất đồng trận liệt của Việt Nam đă được giải quyết, * cho phép các phân tích viên giải đáp các câu hỏi liên quan đến các năng lực của các lực lượng tại khu vực, sự chỉ huy và kiểm soát, và tương lai của Căm Bốt. Trong suốt thời kỳ này, các phân tích viên cũng giữ một sự theo dơi chặt chẽ sự can dự của Sô Viết tại Đông Dương, và trong khi làm như thế, họ chứng kiến lời tiên tri hồi Tháng Mười 1978 đă xảy ra . Trong suốt 1979, cộng đồng t́nh báo Hoa Kỳ đă sản xuất ra một tổng số 35 sự lượng định hoàn chỉnh về Đông Dương, 30 bản trong đó trong mười tháng sau cùng của năm đó – sau khi có cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Giống như các số lượng ấn phẩm thấp của các năm 1976, 1977, và 1978 đă phản ảnh một sự suy giảm trong các nguồn lực phân tích và sự chú ư của thành phần tiếp thụ, số lượng cao hơn nhiều của năm 1979 chỉ cho thấy các nguồn lực phân tích nhiều hơn và một sự chú ư được hồi phục nhắm đến vùng đất này. Mặc dù một số trong chúng ta, những kẻ đă dính líu vào nỗ lực sau này về Đông Dương tin tưởng rằng Hoa Kỳ vẫn c̣n lâu mới phát triển một chính sách rơ ràng về Đông Nam Á, ít nhất chúng ta cảm thấy được an ủi khi biết rằng chúng ta đă có một khối độc giả quan tâm đọc các bản lượng định của chúng ta một cách kỹ lưỡng – khác xa với các phân tích viên theo dơi Đông Dương trong suốt thời kỳ không được tán thưởng từ giữa cho đến cuối thập niên 1970./-
_____
Nguồn: (b)(3)(c), Forecasting The Sino-Vietnamese Split, Studies In Intelligence, Volume 30, Issue; Winter, 1986, các trang 67-72
Ngô Bắc dịch và phụ chú
04.07.2016
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2016