HÀNG MỚ QUAN LẠI

(Mandarins in Batches)

 

 

NGÔ BẮC dịch

 

 

Lời người dịch; Bản tin ngắn dưới đây được đăng tải trên tạp chi Time Magazine số ra ngày 3 tháng Mười năm 1932, tường thuật buổi lễ Hoàng Đế Bảo Đại lên nắm quyền chính sau khi hồi loan từ Paris, với một số chi tiết vè vị vua trẻ tuổi được huấn luyện tại Pháp từ khi c̣n nhỏ và về cựụ Hoàng Thành Thái.  Bài viết ít nhiều phản ảnh dư luận báo chí Hoa Kỳ về chế đồ nhà Nguyễn khi đó.

 

-----

 

Thứ hai, ngày 03 tháng Mười năm 1932

 

Quay lại “Cấm Thành” kiểu Trung Hoa cuối cùng trên thế giới, tại Huế bên ḍng sông Hương, một thanh niên 19 tuổi trở về từ Paris để lên Ngai hồi tuần qua.

 

Các quan lại mặc áo dài bằng lụa với các đôi hia hoa ḥe đứng sắp hàng chào đón thanh niên trông hiền từ, bụ bẫm lên làm Hoàng Đế An Nam, “vi Chủ Tể và bậc Phụ Mẫu Chuyên Chế”.  Trong đống núi hành lư nhà vua không được nh́n thây bởi người dân An Nam có 7,000 đĩa hát, một thư viện âm nhạc bằng tiếng Pháp-Anh-Ư Đại Lợi, mười bộ bóng bán và hàng trăm tá banh bóng bàn.  Không phải vô dụng khi Hoàng Đế Bảo Đại đă sống nửa cuộc đời ở Paris, được dạy dỗ bởi người Pháp để cai trị An Nam như nước Pháp chỉ đạo.  Khi trở lại Huế vị Hoàng Đế được rèn luyện hoàn hảo đă trả lời bằng tiếng Pháp toàn hảo, lưu loát, trước các lời chúc tụng được thốt ra bởi kẻ thực sự cai trị Đông Dương thuộc Pháp, viên Toàn Quyền  có hàng ria bạc trắng và có tính t́nh hay xét nét, Pierre Pasquier.

 

An Nam, đế quốc duy nhất tại Á Châu thuộc Pháp, quay ra Thái B́nh Dương, nằm giữa các vùng đất bảo hộ của Pháp là Nam Kỳ (Cochin-China) và Bắc Kỳ (Tonking).  Với diện tích ngang bằng tiểu bang Kentucky và dân số đông hơn gấp hai, An Nam xuất cảng gạo và hạt tiêu hạng ngon nhất, trà loại khá, đồ trang sức rẻ tiền.  Chắc hẳn là vị hoang đế trẻ tuổi của nó ưa thích ở lại Paris và anh ta gần như đă có cơ hội để ở lại đó.  Một Sứ Giả Oai Nghiêm của Nhiếp Chính An Nam xuống tàu mùa xuân qua để đón Nhà Vua hồi loan, đă đi trên một chiếc tàu sang trọng mới tinh của Pháp, chiếc Georges Phillipar.  Khi chiếc tàu bi cháy và đắm ngoài biển tháng Năm vừa qua, quan Đại Thần Oai Nghiêm Thái văn Tỏan [?] may mắn thoát chết.  Tuần qua, ông quan này đă lấy làm hài ḷng khi nh́n thấy Hoàng Đế Bảo Đại bước lên ngôi tại Điện Thái Ḥa.  Trong nhiều giờ & nhiều giờ & nhiều giờ Nhà Vua đă phải ngồi bất động, tay vươn ra vương trượng bằng bạch ngọc trong khi hàng đoàn quan lại bái lạy theo từng nhóm.

 

     Theo nghi lễ Đề QuốcTrung Hoa, ngày nay chỉ c̣n đuợc tôn trọng duy nhất tại Triều Đ́nh An Nam, “không người nào được đặt mắt nh́n vào vị Hoàng Đế ngồi trên ngai, không có phụ nữ nào được hiện diện trong Pḥng Đặt Ngai Vua, và cặp mắt của Hoàng Đế phải nh́n bất động vào khoảng không trong khi đầu óc của ông chất đầy các Tư Tưởng Uy Nghiêm.”

 

     Tại Paris, nơi mà người Pháp đưa anh ta sang lúc mới có chin tuổi, một Bảo Đại trẻ con vui sướng đă gắng hết sức để học hỏi mọi điều, tinh thông các ngôn ngữ và toán học hiện đại, tập đánh quần vợt với Henri Cochet, luyện tập từ các huấn luyện viên cưỡi ngựa người Pháp nghiêm khắc để nhảy lên lưng ngựa.  Sau hết, Nhà Vua đánh bóng bàn rất giỏi.

 

     Khi cha của ông băng hà năm 1925, người Pháp mang Bảo Đại về Huế, đặt ông lên ngôi năm 1926, chỉ định một quan Nhiếp Chính và vội vă đưa ông quay trở lại một ngôi nhà trong thành phố Paris nơi anh ta tập đánh bóng bàn nhiều hơn, thu thập cho đủ sưu tập lộng lẫy các đĩa nhạc.  Trong tuần qua anh ta đă biến vào hồi kết thúc ở Cấm Thành nơi nghi lễ bắt buộc Hoàng Đế An Nam phải sống một cách vô h́nh với thần dân của ḿnh, xa cách, huyền bí, đáng nể sợ.

 

     Cũng vô h́nh tương tự là đảng Thanh Niên An Nam, bị xua đẩy phải trốn tránh bởi người Pháp.  Rất giống với Các Nhà Cách Mạng Thổ Nhĩ Kỳ năm 1918, các đảng viên Thanh Niên An Nam ngày nay đ̣i hỏi sự tuyên cáo một Cộng Ḥa An Nam.  Họ nói một cách khinh thường đến một Bảỏ Đại Cầu Thủ Bóng Bán như một “Hoàng Đế Pháp’ và không ngần ngại âm mưu đánh bom chống lại Toàn Quyền Pháp Pierre Pasquier, kẻ đă vài lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

 

     Sự việc vui nhộn nhất trong Tử Cấm Thành được bày ra bởi cựu Hoàng Đế Thành Thái.  Có điều lệ nào trong nghi lễ, vị vua ngây thơ này đặt câu hỏi, ngăn cấm ông không được dựng lên một ngôi chợ tại sân trong cung điện, với các thái giám bán rau thịt, Hoàng Hậu và các phi tần là kẻ mua và Nhà Vua làm người bán cá?  V́ lúng túng, quan phụ trách Lễ Nghi trả lời rằng Nhà Vua có thể dựng lên một ngôi chợ.  Ngày kế tiếp và mọi ngày sau đó sân triều đ́nh ồn ào với việc mặc cả, đặc biệt náo nhiệt quanh quầy bán cá của Nhà Vua.

 

     Trong nhiều tháng Triều Đ́nh có sự vui nhộn cho đến một ngày bà Hoàng Hậu bạo gan la lên ở cao điểm của cuộc mặc cả của bà, “Cá ông  không được tươi!”  Xấu hổ quá mức Nhà Vua bẻ găy tay bà Hoàng Hâu, tuyên bố chính ông chán ghét tṛ bán cá, đă yêu cầu Chính Phủ Pháp thiết lập một đường xe điện trên đất hoàng cung với chính ông là người lái xe.

 

     Không phải nghi lễ mà chính sự bủn xỉn của Pháp đă ngăn chăn ư đồ này.  Cuối cùng, Nhà Vua đă quyết định chơi tṛ giải phẫu, mổ bung một cung phi “để xem có cái ǵ bên trong”.  Không lâu sau đó các bác sĩ Pháp đă chính thức xác nhận rằng nhà vua bi điên và trong năm 1905 ông bi đầy sang đảo Reunion, ngoài khơi của Madagascar.  Trên đảo Reunion ngày nay c̣n kéo lê cuộc sống của một Abd-el-Krim nổi tiếng, từng là thủ lĩnh băng thổ phỉ tại Morocco (Ma Rốc), kẻ đà làm phiền ḷng người Pháp quá mức bởi việc chiến đấu chống Pháp một cách mănh liệt, thiến dái các lính Lê Dương bắt được (xem báo Time số ngày 20 tháng Chín, 1926)./-

 

 

 

Nguồn: http://www.time.com/time/magazine/articles/0,9171,74495.html

 

         

         

NGÔ BẮC dịch

  

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

 

© 2008 gio-o