Anthony Reid
CÁC CĂN NGUYÊN
CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI
CỦA MIỀN ĐÔNG NAM Á
Ngô Bắc dịch
Lời người dịch:
Bài dịch dưới đây là Chương 10 của quyển khảo cứu nhan đề Charting The Shape of Early Modern Southeast Asia, của Anthony Reid, do nhà xuất bản Silkworm Books ấn hành tại Chiang Mai, Thailand, 1999, trong đó tác giả đă nêu ra các nhận định quan trọng như sau:
1. Sự nghèo đói của Đông Nam Á hiện đại, đặc biệt là của vùng Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Miến Điện là một t́nh trạng bi thảm.
2. Căn nguyên chính yếu của sự nghèo đói của Đông Nam Á là do (các chính quyền thực dân đă đến) triệt hủy các căn bản sản xuất công nghiệp, ngăn cản sự tạo lập tư bản, và chính sách bần cùng hóa đại đa số dân chúng các xứ Đông Nam Á …
3. Giới cầm quyền bản xứ cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự ngheo đói này qua chính sách bế quan tỏa cảng, ngăn cấm dân chúng buôn bán hay làm giàu để giừ quyền kiểm soát chính trị trên dân chúng, không chú trọng đến việc đầu tư vào đất đai hay các phương tiện sản xuất mà chỉ nhắm vào việc bóc lột sức lao động của người dân…
Người đọc dễ dàng rút ra kết luận rằng các chính quyền ngày nay phải chịu mọi trách nhiệm về t́nh trang nghèo đói kéo dài cho đến hiện tại, bởi các chế độ thực dân đă cáo chung cả hơn nửa thế kỷ./-
***
Sự nghèo đói của Đông Nam Á hiện đại là một sự kiện bi thảm. Nói một cách tương đối, GNP tức Tổng Sản Lương Quốc Gia Gộp trên mỗi đầu người của Indonesia, Miến Điện và Đông Dương bằng nửa con số của Trung Hoa, một phần năm của Thổ Nhĩ Kỳ, một phần ba mươi của Úc Đại Lợi hay Tân Tây Lan. Về mặt nhân sinh, một tỷ lệ đáng kể trong dân số của chúng sống trong t́nh trạng y tế tồi tệ, nhà cửa tạm bợ, không có đất đai hay cơ hội làm việc để tự cung cấp cho ḿnh đầy đủ thức ăn. 1
Các nguyên do của sự nghèo đói thường được thảo luận bởi các nhà kinh tế, đôi khi bởi các nhà xă hội học. Các sử gia có khuynh hướng né tránh các nguồn cội trường kỳ của vấn đề, có lẽ bởi sự giả định rằng vấn đề không có thực. Các căn nguyên của chủ nghĩa tư bản và của cuộc cách mạng kỹ nghệ nằm ở Âu Châu, và v́ thế các duyên cớ cho một khoảng cách mênh mông trong các tiêu chuẩn sinh hoạt giữa Âu Châu và nam Á Châu trong thế kỷ thứ hai mươi cũng được giả định là nằm ở Âu Châu. Sự vươn dậy của chủ nghĩa tư bản Âu Châu là một chủ đề của một nền văn chương sống động, mặc dù nó khó có thể được nói là sẽ giải quyết được câu hỏi rằng liệu chúng ta có cần phải nh́n vào sự tăng trưởng của các thành phố thời trung cổ, đến một sự thặng dư lao động tại vùng thôn quê thời phong kiến, đến các sáng kiến của triều đ́nh hay [các kẻ được] tước phong, hay đến các yếu tố của văn hóa Thiên Chúa Giáo để t́m kiếm mấu chốt trung tâm hay không. Sự giả định đằng sau cái nh́n đơn phương này rằng sự động lực của sự thay đổ năm ở Âu Châu trong khi phần lớn vùng c̣n lại của thế giới, kể cả miền Đông Nam Á, đă là một loại t́nh trạng thường xuyên – tương đối bất động và không thay đổi.
Trong thực tế, sự thay đổi đă là quy luật tại Đông Nam Á y như là ở Âu Châu, và chúng ta phải nh́n vào mô thức của sự thay đổi này để hiểu được cả các kích thước tương đối lẫn tuyệt đối của sự nghèo đói. Để hiểu hoặc sự giàu có gia tăng của Âu Châu hay sự nghèo đói gia tăng của Đông Nam Á, chúng ta phải nh́n vào cả hai vế của phương tŕnh – không phải bởi v́ chúng nhất định lệ thuộc vào nhau (mặc dù một số người có tranh luận về điều đó), mà bởi v́ chúng ta chỉ có thể nh́n thấy điều ǵ là quan trọng và điều ǵ có tính cách độc đáo trong sự phát triển của một góc này của thế giới qua việc so sánh với các phần đất đă phát triển một cách khác biệt kia.
Ai cũng biết là chúng ta không có các số thống kê đôi chiếu cho thế kỷ thứ mười sáu hay sớm hơn trước, và các sự phán đóan chỉ có thể được đưa ra dựa trên căn bản các cảm tưởng của người du hành. May mắn chúng ta được thừa hưởng khá đầy đủ các sự tường thuật như thế cho thời kỳ khoảng 1600, và kém hơn đôi chút cho thế kỷ trước đó. Chúng ta có thể giả định rằng các bản tường thuật của Trung Hoa và Âu Châu được viết dành cho các độc giả ở trong nước vốn có khuynh hướng chú tâm đến các sự việc đập vào họ như chuyện khác thường. Khi có sự im lặng về một khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, điều đó thường có thể được giả định bởi v́ khách du hành thấy nó không có ǵ ngạc nhiên và tương tư như các t́nh trạng ở quê nhà.
Trên căn bản này, xem ra có thể ức đóan rằng vào khoảng 1600 người dân Đông Nam Á miền biển cũng cao và sống lâu gần như các người Âu Châu, và nếu có điều ǵ khác lạ chính là sự khoẻ mạnh hơn. Trong một ít trường hợp nơi mà các khách du hành đề cập đến khổ người của dân Đông Nam Á, một cách điển h́nh họ thường ghi nhận họ có chiều cao “trung bính nhưng với vóc dáng cường tráng và rất cân đôi một cách khác thường. Sau tám năm tại đảo Sumatra trong thế kỷ thứ mười tám, Marden “hiếm có thể nhớ lại là đă nh́n thấy một người dị dạng trong các dân bản xứ”, và các báo cáo sớm hơn xác nhận mô thức này (Marden 1811, 44; Goens 1956, 185). Khi khoảng sinh thời của người Phi Luật Tân hay Nam Dương được nói đến, gần như lúc nào cũng có sự ganh tỵ về viễn ảnh rơ ràng khá hơn các người dân Âu Châu. “Người dân đảo Java nói chung dần trở nên rất thọ, đàn ông cũng như đàn bà”, tác giả van Goens đă báo cáo trong năm 1656, trong khi một người Tây Ban Nha đáng tin cậy ghi nhận rằng các người Visayans “ở tuổi lăo niên với một sức khỏe tuyệt hảo”. Maluku đă có danh tiếng về tuổi thọ đặc biệt trong thế kỷ thứ mười sáu dù rằng nạn tàn sát, phá hủy và đói kém diễn ra khi người Ḥa Lan đặt chân đến Banda và với mức độ kém hơn ở Ambon đă làm thay đổi tiếng tăm này một cách quyết liệt vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười bẩy (Reid 1988, 48).
Bởi v́ sinh thời trung b́nh của các người Âu Châu trong giai đoạn này thường được ước lượng chỉ vào khoảng hai mươi hay ba mươi tuổi, chúng ta không cần giả định về một mức độ đáng kể trong tuổi thọ về phía người dân Đông Nam Á. Tuy nhiên, điều mà chúng ta biết được rằng các phương thức y tế của thời kỳ đó có góp phần vào sức khoẻ tương đối lành mạnh của họ. Các người Âu Châu đă lấy làm kinh ngac về sự phô bày các phương thuốc bằng dược thảo, cũng như bằng cách xoa bóp, trong việc chữa trị bệnh tật, trong khi người Á Châu ngại ngần trước sự tin tưởng đương thời của Âu Châu vào việc để cho rỉ máu và dựa nhiều vào thuật giải phẫu vụng về. Cho măi đến đầu thế kỷ thứ mười chín, tác giả Crawfurd hăy c̣n ngạc nhiên về sự vắng mặt của sự sưng tấy hay nhiễm độc đi liền với các vết thương – được nghĩ là nhờ ở sự hữu hiệu của các dược thảo sát trùng (Crawfurd 1820, I: 31-2).
Điều nổi bật hơn nữa là sự vắng mặt của bất kỳ sự đề cập nào đến t́nh trạng nghèo khổ nơi các du khách ban đầu đến thăm vùng Quần Đảo. Có các sự tham chiếu đến sự tương đối đơn giản và tính sơ khai của các cộng đồng xa xăm hơn; và đến một tỷ lệ lón lao trong dân chúng bị xem ở vào t́nh trạng nô lệ. Đồ đạc trong nhà người nghèo được ghi nhận rất đơn giản, với tài sản chính yếu của các tầng lớp thấp kém có vẻ được đầu tư vào các đồ trang sức bằng vàng và các vũ khí. Tuy nhiên, tôi không t́m thấy bằng cớ nào về nạn thiếu thực phẩm, chết đói, và t́nh trạng tang thương, như thường xảy ra tại Ấn Độ, Trung Hoa, hay trong thực tế tại Âu Châu vào thời buổi đó. Hiển nhiên, các lư do của t́nh trạng này th́ khá rơ ràng. Các trận mưa tương đối ổn định; áp lực dân số rất thấp; và nếu số thu hoạch nông sản chinh về lúa gạo có bị mất mùa, đă có nhiều thực phẩm thay thế khác để dựa vào, bao gồm cây cọ, chuối, dừa, cá và một loạt các loại củ và trái cây, tất cả các thứ đều có được tiếp cận hầu như bởi mọi người. Chỉ ở trong t́nh trạng di cư gây ra bởi chiến tranh chúng ta mới nh́n thấy một số lượng lớn người bị chết đói – hoặc là các tù nhân hay như người tỵ nạn.
Ở đối cực kia của quang cảnh là cùng sự phong phú và sự tiêu dùng xa hoa như được nhận thấy nơi các triều đ́nh và các trung tâm mậu dịch của các phần đất khác thuộc thế giới Á Châu và Địa Trung Hải. Tại Aceh và tại Brunei nhà vua đăi khách với những bữa tiệc trong đó hàng tá các đĩa dọn thức ăn lên đều làm bằng vàng. Lănh Chúa vùng Ternate làm Drake kinh ngạc với quần áo sang trọng may bằng chỉ vàng và “xâu chuỗi bằng vàng tuyệt hảo” đeo quanh cổ ông ta (Drake 1580, 70) [? không thấy ghi tên tác phẩm trong nguyên bản, chú của người dịch], trong khi quần áo lộng lẫy và các con dao găm quăn lưỡi cẩn ngọc của giới quư tộc tại Banten, Makasar, và các trung tâm khác thường được ghi nhận. Các thương nhân giàu có nhất của Melaka nổi tiếng là có nhiều vàng; Lănh Chúa Iskandar Muda của vùng Aceh nuôi dùng ba trăm thợ bạc trong cung điện của ông ta; một nhà giải phẫu Đức Quốc được tặng thưởng bởi một thương gia biết ơn ở Banten đến ba trăm đồng rijksdaalders (Sejarah Melayu, 184; Beaulieu 1666, 90; Fryke 1692, 133).
Sự giàu có này phát sinh trực tiếp hay gián tiếp từ công cuộc mậu dịch. Trong khía cạnh này các thành phố và quốc gia-thành phố của Đông Nam Á trong thế kỷ thứ mười sáu và đầu thế kỷ thứ mười bẩy giống Venice, Genoa và Antwerp hơn là Delhi hay ngay cả Golconda. C̣n nổi bật hơn cả vùng Đia Trung Hải, đây là một miền “dành cho hàng hóa” muợn cách diễn tả của Tomé Pires về Melaka. Nó nằm xéo ngang các con đường mậu dịch giữa Trung Hoa với một bên là Nhật Bản và bên kia là Ấn Độ và phưong tây. Ngoài các gia vị của vùng Maluku và hạt tiêu đảo Sumatra, nó có cung cấp các sản phẩm với số cầu lớn nhất trên các thị trường thế giới. Nhiều người dân của nó sống trên nước, bằng nghề đánh cá hay buôn bán, và việc đóng thuyền và lái thuyền thuộc trong các kỹ năng được phát triển nhiều nhất. Như Pyrard đă ghi nhận vào lúc đầu thế kỷ thứ mười bẩy, nguyên cả miền liên thuộc (interdependent) với nhau, đến nỗi “các dân tộc này bị bó buộc phải duy tŕ sự giao tiếp liên tục với một dân tộc khác, nhóm dân này cung cấp những ǵ nhóm dân kia không có” (Pyrard 1619, II: 169). Các thành phố như Melaka và Aceh, và các đảo như Ternate và Tidore, hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào số gạo nhập cảng, việc mà chúng có thể dễ dàng trả tiền xuyên qua hoạt động xuất cảng và mậu dịch của chúng.
Về mặt dân số và tầm mức mậu dịch của chúng, các thành phố thuộc Đông Nam Á có vẻ đứng sánh vai với các thành phố nhộn nhịp nhất của Âu Châu trong thế kỷ thứ mười sáu. Thất khó để chạy trốn khỏi sự kết luận, nếu chúng ta so sánh mọi con số ước lượng đương thời có được, rằng Melaka đă có một dân số gần một trăm ngàn người vào khoảng 1500, rằng Aceh và Brunei có ít nhất phân nửa dân số đó vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười sáu, và rằng Aceh, Banten, Ayudhya và Makasar trong miền đều có một trăm ngàn dân vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ mười bẩy. Tại Âu Châu trong thế kỷ thứ mười sáu chỉ có Paris và Naples là chắc chắn có dân số ở mức trên một trăm ngàn người, và nhiều trung tâm thực sự của hoạt động mậu dịch và phát triển số nhà tư bản, kể cả London, Amsterdam, Genoa, và Lisbon có vẻ có ít hơn năm mươi ngàn dân trong thế kỷ thứ mười sáu. 2
Về mặt chuyên chở bằng tàu, sự ước lương của Ruy de Araujo rằng đă có khoảng một trăm chiếc thuyền buồm tại Melaka, trong đó ít nhất 30 chiếc là của vị Lănh Chúa và các thương nhân địa phương (Sá 1954, I: 22), so ra vượt trội hơn đội thương thuyền của thành phố Venice, vốn được ước lượng thay đổi từ mười hai đến ba mươi lăm chiếc thuyến “lớn’, nói chung có sức trọng tải nhỏ hơn năm trăm tấn mà các chiếc thuyền buồm Á Châu đă đạt tới (Lane 1973, 480). Một thế kỷ sau đó, hạm đội chiến thuyền của Aceh bao gồm một trăm tàu đáy bằng (galleys), một phần ba trong đó được nói là lớn hơn bất kỳ chiếc thuyền nào được đóng tại Âu Châu (Beaulieu 1666, 106; Blair and Robertson 1903-9, IV: 134, 151, 161, 186). Dĩ nhiên, các prahu của Mă Lai có số lượng lớn gấp nhiều lần các tàu loại lớn này – quá nhiều để có thể ước lượng dù chỉ ở mức xấp xỉ.
Ngay dù chúng ta không thể xác nhận sự phát biểu của Barbosa (1518, II: 175) rằng Melaka đă là “hảỉ cảng giàu có nhất với khối lượng thương nhân buôn sỉ đông đảo nhất và sự nhộn nhịp về hải vận và mậu dịch trên toàn thế giới’, chắc chắn nó thuộc vào hàng ngũ hảỉ cảng quan trọng. Các con số của Tomé Pires về trị giá số nhập cảng hàng năm từ Ấn Độ không thôi tổng cộng vào khoảng sáu trăm ngàn cruzados (Pires 1515, 269-72); Meilink-Roelofsx 1969, 87-8). Con số này ít nhất phải được gấp đôi để có được tổng số nhập cảng hàng năm của thành phố, hay gấp bốn lần tức 2.4 triệu cruzados để có tổng số mậu dịch (nhập cảng + xuất cảng). Nếu tác giả Braudel (1972, I: 439-41) đà ước lượng đúng về khối lượng mâụ dịch của Valladolid là 594,600 ducats = 560,000 cruzados (220 triệu maravadis) trong năm 1576; của Seville là 4.297 triệu ducats = bốn triệu cruzados (1,590 triệu maravadis trong năm 1597; khi đó điều rơ rệt là mậu dịch của Melaka vào lúc bắt đầu thế kỷ trước khi có nạn lạm phát khởi phát, đă là một trong những trung tâm mậu dịch lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, tầm mức và sự giàu có biểu thị của các thành phố này không nên để dẫn dắt chúng ta đến việc không đếm xỉa đến một vài sự khác biệt sâu xa với các thành phố của Âu Châu, hay trong thực tế của Trung Hoa và miền Trung Đông. Các thành phố Á Châu trong thế kỷ thứ mười sáu nói chung đều lớn hơn các thành phố của Âu Châu – Bắc Kinh, Edo (Tokyo), và Constantinople đều lớn hơn bất kỳ thành phố nào tại Âu Châu – nhưng chúng ta biết rằng không phải từ các thành phố lớn này mà chủ nghĩa tư bản hiện đại được khai sinh ra. Có một vài sự khác biệt rất nổi bật đối với các thành phố thuộc Đông Nam Á, chắc chắn có mang một dấu tích về thành quả tương đối của chúng trong một sự cạnh tranh kinh tế gay gắt hơn sắp xảy ra.
Trước tiên, đă không có hàng rào ngăn cách giữa thành phố và nông thôn. Ít thành phố của Đông Nam Á có bức tường thành bao quanh thành phố, và nơi chúng có dựng lên cốt yếu để bao quanh lơi cốt trong cùng nơi mà kẻ cầm quyền và giới đại quư tộc của ông ta thiết triều. Các thành phố trong bất kỳ trường hợp nào hầu như không tránh khỏi việc trở thành các kinh đô với trọn vẹn ư nghĩa của từ ngữ đó. Trong phần lớn các ngôn ngữ của Đông Nam Á, không có chữ để phân biệt giữa thành phố và quốc gia – chúng là một và có cùng nghĩa. Trên hết, như hậu quả của toàn thể t́nh trạng này, thành phố không thể là một thế giới tự trị với các quyền tự do và trách nhiệm riêng của nó, hoàn toàn khác biệt với vùng nông thôn.
Thứ nh́, không dễ dàng để vạch ra một đường ranh giữa giới quư tộc địa chủ với giới tư sản thành phố. Đă có một sự thăng tiến lớn lao trong các thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu, như chúng ta nh́n thấy từ gốc gác của ba nhân vật uy thế vào lúc có sự cập bến của người Bồ Đào Nha. Nhân vật Lakasama của Melaka và kế đó của Johor là cháu nội của một nô lệ tại vùng Palembang trở thành người được sủng ái bởi Lănh Chúa Mansur của Melaka; nhà cai trị quốc gia-thành phố phát đạt vùng Japara là cháu của “một người lao động tại quần đảo Laue (Pontianak) với một sự dính dáng rất ít với giới quư tộc và không giàu có, kẻ đă tạo lập sự nghiệp mậu dịch của ḿnh tại Melaka cho đến khi ông ta đủ mạnh để thiếp lập một quốc gia-thành phố mới tại Java (Pires 1515, 187, 249). Tương tự, kẻ lănh đạo gốc Java tại Melaka, Utama di Raja, được nói có sáu ngàn “nô lệ” và tài sản khổng lồ, đă đến Melaka vào khoảng năm mươi năm trước đó như một kẻ nghèo khó “thuộc tầng lớp hạ lưu” (Albuquerque 1557, III: 151). Song ngay cả sự lưu động của các nhân vật này như các nhà mậu dịch “ngoại quốc’ tại Melaka mang lại một khoảng cách nào đó với nhà nước, họ đă chỉ có thể duy tŕ sự giàu có và quyền lực của ḿnh trong nhiều thế hệ bằng cách ḥa nhập với giới quư tộc của thành phố và nắm giữ hoạt động của một triều đ́nh – nếu không phải là thành lập một quốc gia nhỏ bé của chính họ. Giàu có không thôi vẫn chưa đủ an toàn tránh khỏỉ sự tịch thu của kẻ cầm quyền, và sự nổi danh chỉ có thể được bảo vệ bởi một số đông đệ tử có vũ trang, hay bởi việc biến ḿnh thành kẻ không thể thiếu được đối với nhà cầm quyền – hay trong thực tế cả hai.
Hệ thống phụ thuộc, thường được gọi là t́nh trạng nô lệ bởi các người Âu Châu, trong thực tế nằm ngay ở trọng tâm của sự điều hành các thành phố to lớn này. Đất đai th́ thừa thải và bị xem là không có giá trị nội tại trong các bộ luật của phân lớn các dân tộc Đông Nam Á. Thời tiết, sự bất an, và giả thuyết về sự lưu động thường trực, tất cả chống lại sự tích lũy tư bản cố định dưới h́nh thức nhà cửa xây dựng và đồ đạc trong nhà. Chính nhân lực đă được xem như một nguồn tài nguyên khan hiếm và như ch́a khóa cho sự giàu có, quyền lực, và vị thế [xă hội]. Tại Melaka, tại Banten, in Maluku, và tại Phi Luật Tân, chúng ta được đoan chắc bởi các nguồn tài liệu Âu Châu rằng “sự giàu có của họ hoàn toàn nằm nơi các nô lệ”, và sự lưu ư dành cho vị thế của các nô lệ trong các bộ luật bản xứ xác nhận điều này (Scott 1606, 142; Blair and Robertson 1903-9, III: 54, 197; Liaw Yock Fang 1976, 70-123). Không phảỉ chỉ có các quan sát viên Âu Châu mới là các kẻ bị sửng sốt bởi sự hoành hành của nạn “nô lệ”. Một người Banten dược dẫn sang Amsterdam năm 1597 đă bày tỏ sự ngạc nhiên của ḿnh “rằng mọi người đều có tên riêng của chính ḿnh, và đă không có một nô lệ hay người bị bắt giữ trong khắp nước”; trong khi đó vào tám mươi năm sau Evelyn ghi chép là hai sứ giả của Banten tại London đă ‘quá sững sờ về cách thức mà luật pháp của chúng ta đă trao cho chúng ta đất đai gồm trong tài sản của chúng ta, và như thế nghĩ rằng chúng ta đều là các ông vua, bởi họ không thể nào hiểu được làm sao mà các thần dân lại có thể sở đắc được bất kỳ điều ǵ ở bên ngoài sự thỏa thuận của ông Hoàng của họ, họ tất cả đều là nô lệ”. (“Một Báo Cáo Chân Thật về Chuyến Du Hành Thuận Lợi, Phát Đạt và Nhanh Chóng đến đảo Java vùng Đông Ấn Độ, được thực hiện bởi một đoàn 8 chiếc tàu của Amsterdam”, 1599, trong: De tweede schipvaart, I: 36-37; Evelyn 1955, 286).
Sau cùng chúng ta phảỉ lập lại điểm cho rằng sự giàu có của các thành phố mậu dịch đă không đóng góp ǵ vào sự tích lũy tử bản cố định hay tư bản thanh hoạt, ngoại trừ [những ǵ] nằm trong tay của các nhà cầm quyền hay một nhóm tuyển chọn (orang kaya) đủ mạnh để kháng cự lại được các đ̣i hỏỉ của kẻ cầm quyền. Các nhà cầm quyền mạnh đưa ra áp lực to lớn trên các nhà mậu dịch thường trú, tuyên xác quyền tịch thu tài sản của họ khi từ trần, và đôi khi c̣n hành quyết cả các thần dân giàu có nhất hầu tịch thu tài sản của họ, như được báo cáo về Lănh Chúa Mahmud của Melaka và Lănh Chúa Iskander Muda của vùng Aceh (De tweede schipvaart 1942, II: 33; Blair and Robertson 1903-9, IV: 149; Beaulieu 1666, 108-9; Pires 1515, 258-9; La Loubère 1691, 42; Vliet 1636, 51, 96). Bởi thế, ngoại trừ một thiểu số được ưu đăi trong ṿng tay triều đ́nh, các nhà mậu dịch Đông Nam Á học cách điều hành mà không có các sự tích lũy lớn lao về tư bản. Tomé Pires đă giảỉ thích thời khoảng lâu hơn của các chuyến du hành buôn bán của Mă Lai so với các chuyến đi của người Bồ Đào Nha với một nhận xét bao quát rằng “bởi họ có ít vốn liếng và các thủy thủ là các nô lệ, họ đă thực hiện các chuyến du hành dài hơn và có thể mang về lợi nhuận” Pires 1515, 220). Tai Aceh, điều được ghi nhận trong năm 1643 rằng “các người mua hàng hóa với số lượng lớn chỉ gồm như người thuộc Sở Quan Thuế … Họ không có sẵn tiền mặt để trả [cho bất kỳ thứ ǵ], và kẻ sẽ ḥan trả lại chính ḿnh bằng tiền mặt đă phảỉ bán cho các chủ tiệm là các kẻ chỉ mua theo lố (corge; hai chục đơn vị) hay nửa lố, sao cho họ có thể bán lại trong cùng ngày tại cửa hàng tạp hóa” (IOL, ẻ3/18, f. 282v). Người Ḥa Lan, người Anh, người Trung Hoa mau chóng nhận thấy rằng phương cách duy nhất để thực hiện cuộc mậu dịch đáng kể tại phần lớn khu vực là ứng trước vải vóc cho các thương nhân, là các kẻ sẽ hoàn lại sau mùa gặt trị giá tương đương bằng sản phẩm xuất cảng.
V́ thế, chúng ta không thể và không nên tiến hành từ khuôn khổ và sự giàu có của các trung tâm mậu dịch Đông Nam Á để cố gắng đặt chúng vào trong một vài thước đo theo đường thẳng của sự thăng tiến đến chủ ngh́a tư bản kiểu tây phương. Thành phố Đông Nam Á thuộc một loại hoàn toàn khác biệt, và chúng ta không thể nói với sự tin tưởng rằng đâu là con đường nó tiến triển vào lúc đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng của nó trong các thế kỷ thứ mười sáu và mười bẩy.
Điểm quan trọng nhất nêu ra ở đây là một sự khác biệt. Một tích sản then chốt mà thị trường thương mại của giai đọan này đă có nhưng các quốc gia kế thừa chúng lại thiếu mất, nằm nơi bản chất của sinh hoạt thành phố, có tính chất đô thị, hướng về thương mại. Các thành phố này có sự tiếp xúc với các điểm tăng trưởng nhất của thế giới thời phục hưng, và mở rộng cửa đối với các tư tưởng mới từ bên trong lẫn bên ngoài. Chúng đă chuẩn bị để tiếp nhận các kỹ thuật và các công nghệ mới khi các kỹ thuật này phơi bày ưu điểm trong việc đáp ứng các nhu cầu của chúng.
Sự thay đổi văn hóa và xă hội mau chóng tượng trưng bởi sự Hồi Giáo hóa các trung tâm mậu dịch quan trọng của Quần Đảo trong thời kỳ khoảng giữa năm 1300 và 1600 là sự biểu trưng ngoạn mục nhất cho sự cởi mở này. Chữ viết, phép tính, sự phân tích chính trị, và một loạt các kiểu thức văn học được vay mượn từ người Ả Rập. Giấy viết đến từ Trung Hoa và sau đó từ Âu Châu, mặc dù các hệ thống phát sinh tư` Ấn Độ của việc đóng một quyển sách nhỏ bằng lá dừa bởi một sợi chỉ thắt lại xuyên qua một lỗ thủng ở giữa vẫn c̣n được tiếp tục trong một thời gian. Hệ thống cân và trọng lượng bị ảnh hưởng nhiều bởi cách tính của Trung Hoa, trong khi các phương pháp kế toán có vẻ đến từ Ấn Độ đặc biệt từ vùng Gujerat. Tiếng Ả Rập được nói và học một cách rộng răi, và vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười bẩy tiếng Bồ Đào Nha cũng được nói tại mọi thành phố quan trọng – mặc dù tiếng Mă Lai dĩ nhiên vẫn là ngôn ngữ kết hợp [lingua franca, tiêng Ư trong nguyên bản, chỉ ngôn ngữ hỗn hợp được sử dụng giữa người Âu Châu với người phương đông ở phía đông Đia Trung Hải, chú của người dịch] trong vùng. Có lẽ yếu tố đáng nói nhất trong mọi sự việc phát sinh từ các niên giám của triều đ́nh và nền văn học tôn giáo của thời kỳ này, vốn thường xuyên nhận thức về kích thước quốc tế trong một cách khó được lập lại tại hoặc Âu Châu hay Trung Hoa trong giai đoạn cùng thời. Trong các văn bản phát xuất từ các thành phố hảỉ cảng, một chỉ số về sự thịnh vượng và tư cách chính quyền chính đáng thường được rút ra sẽ là một mức độ to lớn của ngoại thương và sự chuyển vận hàng hóa về kinh đô.
Ngoại trừ lănh vực về dược thảo, chúng ta không thể nêu ra các sản phẩm có kiến thức hay kỹ thuật thực dụng trong đó Đông Nam Á dẫn dầu so với các phần đất khác của thế giới. Nhưng điều rơ ràng là các sự khám phá ở nơi khác đă mau chóng t́m được con đường của chúng để đến các thành phố trong miền. Một thương gia vùng Florence ghi nhận về người vùng Gujeratis tại Melaka trước khi có sự chinh phục của người Bồ Đào Nha: “Họ là các thương gia tinh khôn và khéo léo, không khác ǵ chúng ta trong mọi vấn đề kinh doanh; các quyển sổ cái ghi hàng hóa vận chuyển của họ với các kiện hàng được bốc và dỡ đều trong trạng thái tuyệt hảo” (Gubernatis 1875, 375-7).
Kỹ thuật quân sự là điều nhanh nhất sẽ được vay mươ.n bởi v́ nếu không làm như thế, sẽ có các hậu quả tại hại tức thời nhiều nhất. Từ người Trung Hoa và Gujeratis, nhiều trung tâm Đông Nam Á đă sẵn học hỏi nghệ thuật đúc súng đại bác bằng đồng trước khi có sự xuất hiện của người Âu Châu tại hiện trường. Người Bồ Đào Nha tuyên bố tịch thu được ba ngh́n đại bác tại Melaka trong năm 1511, và người Tây Ban Nha cho hay bắt được 170 khẩu tại Brunei trong năm 1578, số vũ khí kể sau có giá trị to lớn đối với người Tây Ban Nha đang bị thúc bách tại Manila (Albuquerque 1557, III: 127-8; Sande: IV: 126). Việc đúc các súng lớn hơn nhiều được học hỏi bởi người dân Aceh từ các quan hệ ngoại giao của họ với Thổ Nhĩ Kỳ trong thập niên 1560. Lănh Chúa Selim II đă gửi một số thợ đúc chuyên nghiệp đến Aceh ngoài các binh sĩ và pháo thủ. Bởi v́ Thổ Nhĩ Kỳ vào thời kỳ này đang chế tạo súng đại bác khác thường lớn hơn dù kém hiệu quả hơn các loại súng của Âu Châu, điều không gây ngạc nhiên rằng các súng đại bác mà John Davis đă nh́n thấy tại Aceh là “các khẩu súng lớn nhất tôi chưa hề thấy” (Davis 1905, II: 321; Reid 1969a, 395-414). Để đáp ứng với sự thách đố và kiểu mẫu của Âu Châu, sự chế tạo các súng hỏa mai đă trở nên rất được phát trỉển tại Miền Tây Sumatra, Bali, Java, và Sulawesi; nhiều thành phố đă chấp nhận một hệ thống xây dựng thành lũy bằng đá; và áo giáp bằng xích đan h́nh sóng lượn của Bồ Đào Nha, nhẹ hơn và linh động hơn áo giáp của Nhật Bản vốn được dùng trước đây, đă được đón nhận bởi một số dân tộc. Một thí dụ duy nhất chúng ta biết được về sự phiên dịch ban đầu từ văn bản Âu Châu, trái với văn bản viết bằng tiếng Ả Rập, Sanskrit hay Pali, không có ǵ đáng ngạc nhiên, nằm trong lănh vực chuyên môn của Âu châu đà được thừa nhận – các loại súng bắn. Một bản văn bằng tiếng Tây Ban Nha về thuật bắn đại bác có nhật kỳ từ năm 1563 đă được tóm lược bằng tiếng Makasarese trong năm 1635, và được phiên dịch đầy đủ mười bảy năm sau đó (Matthes 1875, 54, 58; Ricklefs and Voorhoeve 1977, 29, 31). Bản dịch tồn tại trong nhiều phiên bản bằng tiếng Makasarese không mấy hoàn chỉnh và các phiên bản tiếng Bugis với những nhật kỳ muộn hơn nhiều, thường kết hợp với các bài viết về cùng đề tài bởi các tác giả Ba Tư, Thổ Nh́ Kỳ và Mă Lai.
Thành kiến của chính chúng ta có khuynh hướng khiến chúng ta tán thưởng nhiều sự vay mượn văn hóa và khoa học từ phương tây hơn là từ các truyền thống Trung Hoa hay Ả Rập, và v́ lư dó này ít nhất chúng ta phảỉ nêu ra thí dụ về nhân vật Karaeng Pattingalloang và nhóm thân cận của ông ta tại xứ Makasar hồi thế kỷ thứ mười bẩy. Như được mô tả nơi chương 7 [của nguyên tác , chú của người dịch] , ông đă thu thập một thư viện đáng kể các sách viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nói tiếng Bồ Đào Nha “trôi chảy như người dân ở ngay Lisbon”, là một chuyên viên về toán học, và có lẽ đă khởi xướng cho các bản dịch nêu trên. Ngoài ra, ông có thể là người đưa ra sự cảỉ cách của Makasar trong việc lưu giữ các sự ghi chép chính xác các sự vụ của nhà nước dưới h́nh thức một quyển nhật kư hàng ngày – một điều ǵ đó mà không văn hóa Đông Nam Á nào khác có vẻ đă làm như thế vào lúc sớm sủa như vậy.
Tuy nhiên, sống với công cuộc mậu dịch là sống một cách nguy hiểm, ít nhất trong các t́nh huống biến đổi của thế kỷ thứ mười bẩy. Chừng nào mà hệ thống thương mại c̣n được phép phát triển, người Đông Nam Á nghiêng về việc mua kỹ thuật mới hơn là vào việc học hỏỉ để tự ḿnh chế tạo ra súng ống và máy móc. Hơn nữa, các quốc gia-hảỉ cảng thịnh vượng nhất, vẫn chưa hướng đến hệ thống chiến tranh đẫm máu tại vùng đất bao la giũa Âu-Á. Truyền thống chiến tranh tại vùng Quần Đảo đặc biệt có khuynh hướng tiết kiệm sinh mạng, bởi nhân lực là tài nguyên chính yếu của sự giàu có, sẽ phảỉ được bảo vệ. Sau hết, các quốc gia-thành phố đó được trang bị tốt nhất nhằm thu hút và bảo vệ mậu dịch Á Châu, bằng vào cơ cấu tương đối đa nguyên của chúng nơi mà quyền lực của nhà cầm quyền được giữ chắc bởi một loạt các triều đại orang kaya oai hùng, lại không phải là nhừng thành phố được trang bị tốt nhất để kháng cự lại một sự công kích quân sự của Âu Châu. Các quốc gia này quen thuộc việc xác lập quyền chủ tể của chúng trên các quốc gia yếu hơn bởi một sự kết hợp áp lực thương mại với quân sự, nhưng không quen đối phó với sự bao vây trực tiếp và các chiến thuật tấn công của người Bồ Đào Nha.
Thành phố phát triển nhất trong các thành phố mở ngỏ này đă là thành phố đầu tiên trở thành nạn nhân cho sự tấn công của Âu Châu. Melaka thất thủ trước người Bồ Đào Nha năm 1511, ngay dù sức mạnh thực sự của người Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ thứ mười sáu không có mang một sự liên hệ nào đến tầm mức trọng đại của chiến tích khác thường này. Người Tây Ban Nha trong năm 1578 đă phóng ra một cuộc tấn công vào Brunei khiến cho quốc gia này không cách nào tiếp tục được vai tṛ của nó như một trung tâm hoạt động thương mại tại Borneo và Phi Luật tân. Các quốc gia-thành phố Đông Nam Á bị bắt buộc phảỉ chấp nhận một tư thế nặng về pḥng thủ hơn để đáp ứng mối đe dọa quân sự mới này. Một vài thành phố hùng mạnh hơn, đặc biệt tại vùng bờ biển phía bắc của đảo Java, đă tiếp nhận hệ thống các bức tường pḥng thủ bằng gạch hay đá như chính người dân ở Iberia [bán đảo nằm giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chú của người dịch] đă xây dựng. Các thành phố khác, như Johor và Sulu, đáp ứng trước sự đe dọa trong một cung cách mang nhiều truyền thống Đông Nam Á hơn bằng cách di chuyển kinh đô của chúng vào sâu trong nội địa hơn, xa cách nhiều hơn các hạm đội cướp bóc của Âu Châu nhưng cũng tách biệt với hệ thống mậu dịch mang lại sự sống. Tinh thần chống lại cuộc viễn chinh của các vùng Aceh và Japara trong thế kỷ thứ mười sáu, và các cuộc đột kích của hảỉ tặc từ vùng Sulu và Mindanao càng gia tăng vào cuối thế kỷ, đă là các loại câu trả lời trước phương thức Âu Châu về việc sử dụng chiến tranh như một phương tiện để mậu dịch.
Dù thế, quyền lực quân sự và thương mại của người Iberia đặc biệt không mạnh, và hệ thống mậu dịch Đông Nam Á đă mau chóng phục hoạt và mở rộgn dưới một h́nh thái khác biệt đôi chút. Ứng trước tiền mặt – thu về số thu gặt để xuất cảng [mua lúa non, nói theo thành ngữ của Việt Nam, chú của người dịch], và hệ thống mậu dịch nhiều lợi nhuận dựa trên đó, vẫn tiếp tục là các công việc hấp dẫn và là căn bản của sự giàu có nhất, ngay ở Maluku là nơi mà tác động của người Bồ Đào Nha xảy ra mạnh nhất. Chỉ ở Luzon và ở một mức độ nhẹ hơn tại Visayas, tiến tŕnh bắt đầu trong thế kỷ thứ mười sáu mới hướng các cư dân tách ra khỏi các hoạt động hướng vào sự xuất cảng và thương mại. Hệ thống của Tây Ban Nha về việc đánh thuế một phần đóng góp nặng nề trên bất kỳ hoạt động sản xuất nào chẳng hạn như đào mỏ vàng hay sản xuất vảỉ vóc mau chóng mang về bài học rằng người Phi Luật Tân cảm thấy an toàn hơn để bám lấy một cung cách sản xuất nặng về sự sinh tồn hơn.
Người Ḥa Lan trong thế kỷ thứ mười bẩy lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt. Sự sôi động của hoạt động thương mại của Ḥa Lan hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu, và kỹ năng cùng quyết tâm với chúng họ theo đuổi mục đích của ḿnh nhằm giữ độc quyền các ngành xuất cảng then chốt của Đông Nam Á, là điều chưa từng có tiền lệ không chỉ ở Đông Nam Á mà cả trên thế giới. Hai năm sau hạm đội đầu tiên của Ḥa Lan lui tới vùng Quần Đảo năm 1596, hai mươi hai chiếc thuyền Ḥa Lan đă trương buồm chỉ trong một năm. Trong năm 1601 con số lên tới sáu mươi lăm chiếc thuyền. Trong năm kế tiếp, các nỗ lực của Ḥa Lan tại Á Châu được tập trung và phối hợp nơi công ty cổ phần đáng lưu ư đó, công ty VOC, với một số vốn ban đầu là 6.5 triệu đồng guilders và với mục tiêu công bố nhằm dành độc quyền các ngành sinh lợi nhất của công cuộc mậu dịch tại Á Châu. Vào năm 1622 Toàn Quyền Ḥa Lan tại Batavia đă có dưới quyền điều động của ông tám mươi ba chiếc thuyền tại hải phận Á Châu, gộp chung đă tạo thành lực lượng hữu hiệu nhất vào thời đại của chúng trong việc kết hợp hải chiến với mâụ dịch (Meilink-Roelofsz 1969, 194-5; Masselman 1963, 133-50). Các thành phố tư bản tiến bộ nhất của Âu Châu đă kết hợp để tạo ra một công cụ khá hữu biệu nhằm nghiền nát bất kỳ chủ nghhĩa tư bản phôi thai nào xuất hiện tại Đông Nam Á. Chiến thuật được ưa thích của người Ḥa Lan trong các thập kỷ đầu tiên của họ là đưa ra một đề nghị với một nhà cầm quyền bản xứ để mua hết hạt tiêu hay đồ gia vị của ông ta với điều kiện mọi nhà mậu dịch cạnh tranh Âu Châu và Đông Nam Á bị gạt bỏ. Xă hội khó khăn nhất mà người Ḥa Lan gặp phảỉ là việc thương thảo với vùng Banda, vốn không có một nhà cầm quyền mà đúng hơn một chế độ quả đầu thương mại khó chịu, tương tự như t́nh trạng của Ḥa lan. Đây là những nhân vật Hồi Giáo thuộc giới orang kaya, là kẻ tài trợ cho sự sản xuất và xuất cảng hạt nhục đậu khấu (nutmeg), và là các người tồn tại như một tầng lớp cầm quyền cấu kết một cách đặc sắc trong hơn một thế kỷ. Người Ḥa Lan sớm thất vọng về việc hối lộ hay dọa nạt tất cả bọn họ kư kết vào các hợp đồng độc quyền, và đă kết luận rằng “người ta không thể hy vọng bất kỳ điều ǵ chắc chắn từ dân tộc đó, trừ khi họ một lần dứt khoát bị đặt dưới sự kiểm soát bằng chiến tranh” (Coen được trích dẫn bởi Leur 1934, 183). Banda bị chinh phục trong một trận chiến đẫm máu năm 1621, tất cả bốn mươi lăm nhân vật giới orang kaya bị bắt đă bị xử tử, tám trăm người dân Banda bị chở sang Batavia làm nô lệ, và hàng ngàn người khác bị để cho chết đói tại vùng nội địa trơ trụi của đảo lớn. Quốc gia “cộng ḥa” nhất tại Đông Nam Á đă trỏ thành nạn nhân đầu tiên của quyền lực của Công Ḥa Ḥa Lan. Tại Ambon và vùng Bắc Maluku cuộc chiến tranh người Ḥa Lan phát động với người Tây Ban Nha và dân Hồi Giáo dành quyền kiểm soát các trung tâm sản xuất gia vị, và sự trấn áp sau rốt mọi sự sản xuất ngoại trừ những ǵ mà người Hoa Lan kiểm soát, đă bảo đảm rằng ân sủng có được một mùa thu họach sản phẩm có nhu cầu trên thế giới vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười bẩy đă trở thành một tại họa. Người dân Maluku đă phảỉ hướng sự chú ư của họ đến lương thực và sự sống sót kinh tế thuần túy.
Cùng hiện tượng của thương mại đường biển tại Á Châu trở nên chua chát với sự xuất hiện của các hạm đội Âu Châu gây hấn, đặc biệt của Ḥa Lan, hiện ra rơ rệt khắp miền. Các yếu tố chắc chắn phức tạp dẫn đến các sự đáp ứng tương tự ở những phần đất khác trong miền: Nhật Bản bề môn với mậu dịch hải ngoại trong thập niên 1630 và cấm đoán các công dân của nó đi ra nước ngoài hay đóng các thuyền cỡ lớn; sự quan tâm của Trung Hoa về thế giới bên ngoài sụt giảm một cách đều đặn trong suốt thế kỷ thứ mười bẩy; ở cả Miến Điện lẫn đảo Java, gần như cùng một lúc trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười bẩy, một triều đại mạnh, đặt căn bản trên nông nghiệp, [đóng đô] trong nội địa và nghiêng về chủ ngh́a cô lập đă nổi dậy trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười bẩy, trong khi quốc gia-hảỉ cảng một thời phát triển tại vùng duyên hảỉ rơi vào t́nh trạng xáo trộn. Chỉ cần nói sơ qua rằng liên quan đến kinh nghiệm của vùng Đông Nam Á thuộc biển, quyết định nghiêng về chính sách cô lập bởi Trung Hoa và đặc biệt bởi Nhật Bản, không mang vẻ tại họa về mặt lịch sử như thường được tŕnh bày. Chính sách cô lập toàn diện, nếu có thể đạt được, ít nhất cho phép kinh tế nội bộ của xứ sở được phát triển trong một cung cách tường đối quân bằng.
Tại các trường hợp Đông Nam Á được nêu ra – Miến Điện và Java – ít có sự nghi ngờ rằng vai tṛ thương mại và quân sự đóng giữ bởi người Âu Châu đă làm nhiều điều để làm suy yếu khả năng của vùng Pegu tại Miến Điện và của các hải cảng ven biển tại Java hầu chống đỡ lại cơn tức giận tàn phá của vùng Toungoo và Ava một bên, và bên kia từ Mataram. Tuy nhiên, tại phần lớn Đông Nam Á, điều không thể nào làm được, theo cách này, là việc loại bỏ hoàn toàn Âu Châu. Mậu dịch quá quan trọng và đầy quyến rũ. Cuộc thi đua tiếp diễn cho đến gần cuối thế kỷ thứ mười bẩy, với các quốc gia-thành phố chẳng han như Aceh, Banten, Ayudhya, và Makasar cố gắng đánh bại người Ḥa Lan với trận thế riêng của chính chúng.
Các lănh chúa của các quốc gia như thế dĩ nhiên cho thấy không dễ bị mua chuộc hay dọa dẫm trên đường dài như người Ḥa Lan có thể đă kỳ vọng. Bài học từ Jakarta (Jacatra) không bị quên đi tại các quốc gia khác. Ở đó, trái với vùng Banten lân cận, vị thế của nhà cầm quyền xem ra đủ mạnh để bảo đảm cho người Ḥa Lan và người Anh các điều kiện độc quyền mà chúng muốn có, và vấn đề chính chúng đối diện lại là việc giành giựt cạnh tranh giữa chúng với nhau. Người Ḥa Lan tuy thế có nhiều điều hơn là trị giá tiền bạc của họ, bởi thành lũy mà họ bắt đầu xây dựng ở đó được chứng tỏ là không thể bị phả hủy bởi ngừoi Java sau đó. Như Lănh Chúa Agung của vùng Mataram được thuật đă có nhận xét:
Jacatra có một gai nhọn trong bàn chân của nó, mà tự nó phải chịu đau để nhổ ra, v́ lo sợ toàn thể cơ thể bị nguy hiểm. Gai nhọn này, ṭa lâu đài của các người Ḥa Lan, những kẻ giờ đây tự củng cố họ (qua sự hối lộ) đến mức họ không đếm xỉa đến nhà vua hay xứ sở của ông ta, mà c̣n đem ông ta ra để miệt thị (Martin Pring 1619, trong IOL, ẻ3/6, f. 292).
Không nhà cai trị nào phạm phải lỗi lầm này một lần nữa. Tuy thế, hệ thống nỗ lực mua chuộc hay cưỡng bức các nhà cầm quyền loại bỏ mọi thương nhân ngoại trừ người Ḥa Lan đă có ảnh hưởng trong việc cổ vũ một khuynh hướng chuyên chế, tập trung quyền hành tại các quốc gia Đông Nam Á. Một sồ nhà cai trị, chẳng hạn như Lănh Chúa tại Mataram khi ông ta chưa giao chiến với người Ḥa Lan, tin rằng ông có thể tiêu diệt sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh và quân nổi lọan bằng việc hạn chế tất cả công cuộc mậu dịch ở mức giữa chính ông ta với công ty VOC không thôi. Các lănh chúa khác, như Iskander Muda của vùng Aceh (1607-37), Prasat Thong của Ayudhya (1629-56), hay Hasanuđin của vùng Makasar, tự ḿnh áp đặt các thị trường độc quyền trên nhiều loại hàng xuất cảng hay nhấn mạnh rằng các nhà mậu dịch Âu Châu phaỉ thương thảo với họ ở các mức giá cố định trước khi đi ra thị trường ngỏ. Các lănh chúa khác, nổi bật là Lănh Chúa Abufatah của Banten (1651-83) và Narai của Ayudhya (1656-88), c̣n sử dụng rộng răi các thương nhân người Anh, Pháp, Đan mạch và Trung Hoa để thực hiện công cuộc mậu dịch quốc tế sâu rộng nhân danh hoàng gia.
Trong một ư nghĩa tiêu cực hơn, sự theo đuổi mậu dịch bằng chiến tranh của người Ḥa Lan đă buộc các đối thủ của họ cũng phải đặt sự nhấn mạnh vào bạo lực quân sự hơn là trên sự mậu dịch ḥa b́nh. Thí dụ, Makasar chỉ có thể sống sót như một trạm trung chuyển đến mức độ mà các nhà mậu dịch của nó có thể t́m được đường đi xuyên qua các hạm đội tuần cảnh của Ḥa Lan tại Maluku. Banten cũng phải chịu đựng các cuộc phong toả từng hồi của Ḥa Lan trong gần hết thế kỷ thứ mười bẩy, khiến cho việc mâụ dịch trong ḥa b́nh và việc ứng tiền mặt trước – thu mùa gặt sau trở thành một sự kinh doanh nhiều nguy hiểm. Sự nhấn mạnh lớn hơn phảỉ được đặt vào pháo binh, vào các tàu lớn được trang bị nặng nề, vào lính đánh thuê, các pháo thủ, và các người lái tàu ngoại quốc, tất cả đều phục vụ để củng cố vị thế của vị lănh chúa đối với thần dân của ông ta. Xem ra không có mấy nghi ngờ rằng, ngay ở các quốc gia hăy c̣n tích cực cạnh tranh về mậu dịch đường biển, các khuynh hướng này góp phần làm suy yếu các phần tử của tư bản tư nhân và hoạt động thương mại không phảỉ của hoàng gia trong ngành mậu dịch tại Đông Nam Á.
Trong bất kỳ trường hợp nào, không một trong các quốc gia thương mại lớn lao nào c̣n tồn tại cho đến cuối thế kỷ. Quyết tâm loại trừ các đối thủ thương mại, công ty VOC của Ḥa Lan đă tung mọi nguồn lực của nó vào trong một chiến dịch thắng lợi chống lại Makasar trong các năm 1666-9, và chống lại Banten trong các năm 1682-4. Cả hai chiến dịch đều cực kỳ tốn kém về sinh mạng và tiền của, và không chiến dịch nào lại có thể có xảy ra mà không có khả năng của Ḥa Lan nằm chờ các dấu hiệu của sự phân hóa nội bộ tại các quốc gia này. Toàn bộ cuộc chinh phục dĩ nhiên đă được thực hiện bởi các đồng minh người Indonesia của Công Ty, người Bugis của Aru Palaka và người Ambon của Thuyền Trưởng Jonker, nhưng thành tố mới của cuộc chiến tranh là sự tổ chức vững chắc và bền bỉ của người Ḥa Lan, nắm giữ mọi nhược điểm nơi các đối phương của nó. Ayudhya rơi vào ảnh hưởng của một thành phần ngoại quốc ít kiên quyết hơn nhiều ở Pháp, và đă có thể, xuyên qua một cuộc cách mạng chống ngoại quốc năm 1688, để loại bỏ người Âu Châu trong hơn một thế kỷ. Tuy n hiên, giá phải trả là một sự triệt thoái giống như của Miến Điện về một t́nh trạng cô lập và tŕ trệ. Chỉ có Aceh có thể trụ lại như một trung tâm mậu dịch độc lập quan trọng, nhưng vào khoảng 1700 sức mạnh quân sự và kinh tế của nó bị sút giảm nhiều, không c̣n có khả năng để điều hành toàn bộ công cuộc ngoại thương của Sumatra xuyên qua hải cảng của nó.
Với các sự thất trận này, các kẻ pḥng vệ lớn lao cuối cùng cho mậu dịch bản xứ trong giới chính trị bị triệt hạ, y như các trung tâm bản xứ to lớn của nếp sống thành thị. Lời nhắn nhủ hiện rơ nét rằng đặt một quốc gia trên căn bản hoàn ṭan dựa vào mậu dịch ngoại quốc và hệ thống ứng tiền – thu nợ bằng mùa gặt để xuất cảng là mời gọi sự phá huỷ tối hậu, hoặc một cách trực tiếp từ bàn tay của người Ḥa Lan hay xuyên qua các sự bấp bênh của một thị trường giờ đây trở nên què quặt bởi t́nh trạng độc quyền của người Ḥa Lan. Như đă xảy ra mỗi khi có sự phong tỏa của Ḥa Lan đối với vùng Banten, các cây hồ tiêu đă bị chặt bỏ để phát triển lương thực bằng lúa gạo. Các nhà cai trị chuyên chế của Aceh hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy đă thực sự ngăn cấm việc trồng trọt cây hồ tiêu tại khu vực miền trung trong vương quốc của họ, được giả định là nhằm tạo lập một t́nh trạng chính trị và kinh tế ổn định hơn (Beaulieu 1666, 948-9; Broecke 1634, 175). Niên sử thế kỷ thứ mười bẩy của triều đ́nh vùng Banjarmasin, cũng chính là một trung tâm to lớn của sự canh tác và xuất cảng hồ tiêu, có vẻ để bày tỏ quan điểm của một nhà cầm quyền mệt mỏi về vị thế bất ổn và dễ bị tấn công mà phương thức ứng tiền mua trước vụ gặt có vẻ đă đặt ông vào trong đó:
Đừng để dân chúng ở bất kỳ nơi đâu trong xứ sở này trồng cây hồ tiêu; như đă được thi hành tại Jambi hay Palembang. Có lẽ các xứ sở đó trồng cây hồ tiêu để kiếm tiền, hầu trở nên giàu có. Không có ǵ phảỉ ngờ vực rằng cuối cùng các xứ sở này sẽ bị hủy hoại; v́ nhiều âm mưu và thực phẩm đắt đỏ … Chính quyền sẽ bị rối lọan bởi các người cư ngụ ở kinh đô sẽ không được kính trọng bởi các thần dân của họ; các quan chức hoàng triều không c̣n được nể sợ bởi dân trồng hồ tiêu (Hikayat bandjar, 330-1; cũng xem, Siegel 1979, 101-2).
Niên giám ghi nhận sau đó: “các chỉ thị sẽ không được tuân hành bởi v́ quần chúng (orang banyak) sẽ trở nên hỗn xược đối với vị lănh chúa” (Siegel 1979, 442-3).
Điều đáng kể rằng cùng niên sử bảo thủ đó đă cảnh cáo rằng người dân Nanjar phảỉ chấp nhận mọi nghi lễ và cách thức của triều đ́nh Java, và không được bắt chước y phục hay các thói quen của các thương nhân ngoại quốc sống trong họ -- người Makasar, Aceh, Mă Lai hay Ḥa Lan. Bởi chính các nhà lănh đạo của Java đă là các người đă nghiền nát một cách nhiệt thành nhất và thành công nhất tinh thần thương mại nơi thần dân của họ. Vị Lănh Chúa Agung đầy uy quyền (1613-45), kẻ đă kiêu hănh nói với người Ḥa Lan, “Tôi là một ông hoàng và một chiến sĩ, chứ không phải là một thương nhân như các vị lănh chúa khác tại Java” (được trích dẫn trong Masselman 1963, 313), đă cương quyết chuyển đổi vị trí của quyền lực bằng cách triệt hủy hay đặt xuống vai tṛ phụ thuộc mọi thành phố duyên hảỉ đang phát triển, tập trung quyền hành vào trong tay của chính ḿnh, và giữ độc quyền sản phẩm xuất cảng chính của đất nước, gạo. Về người kế nhiệm của ông ta, vua Amangkurat I, tác giả van Goens cho chúng ta biết:
Ông qua mặt cha của ông về thuật chính trị. Ông đă cấm đóan bất kỳ thần dân nào của ông được chèo thuyền ra ngoại quốc, bắt buộc mọi ngoại kiều phải đến xứ sở của ông để mua gạo, với sự nhận thức rất rơ rằng bởi v́ Mataram là bát gạo của của vùng Batavia, mọi hàng hóa đến Batavia sẽ đến với ông, không có bất kỳ thần dân nào của ông lại có thể trao đổi cho dù chỉ là một xu … Một lần tôi mạnh bạo cố vấn nhà Vua rằng ông ta nên cho phép các thần dân của ông được trương buồm ra khơi, để trở nên giàu có, nhưng đă nhận được câu trả lời, “Người dân tôi không có cái ǵ của riêng ḿnh như ông đang có, mà mọi vật ǵ của họ đều dâng về tôi, và không có một chính quyền mạnh, tôi sẽ không phảỉ là vua dù chỉ một ngày” (Goens 1956, 200-1).
Bởi v́ các nhà cai trị của Banten, Makasar, và Ayudhya đă tập trung với một tầm mức lớn lao đến thế các tài nguyên kinh tế vào trong tay của chính họ, sự tàn lụi của các quốc gia này như các trung tâm mậu dịch đă là một tai họa vĩ đại hơn nhiều so với sự sụp đổ của Melaka. Tầng lớp thương mại “Mă Lai” của thành phố đó đă di chuyển một cách thành công các hoạt động của nó đến một số hảỉ cảng khác – Patani, Brunei, Aceh, và Pahang trước tiên – trong khi không c̣n lại bao nhiêu một tầng lớp như thế vào cuối thế kỷ thứ mười bẩy. Chỉ có Aceh c̣n tồn tại đến thế kỷ thứ mười tám như một trung tâm thành thị quan trọng của mậu dịch quốc tế, nhưng ngay ở đây sự thay đổi không khí đă được ghi nhận bởi sự chế ngự gia tăng của một tầng lớp thân hào nông thôn dựa trên sự canh tác lúa gạo, bởi sự xuất hiện của văn chương Aceh hơn là của Mă Lai, và bởi sự cô lập tương đối của ngay chính thành phố đó với các trung tâm thế giới quan trọng về mặt phát minh kỹ thuật và trí thức.
Vào khoảng 1700 sự nghèo đói của Đông Nam Á đă trở thành một sự khó khăn ngay cả cho người Ḥa Lan là những kẻ đă làm nhiều điều nhất để đưa đến t́nh trạng đó. Ngành mua bán nhiều lợi nhuận về vải vóc Ấn Độ và Trung Hoa luôn luôn phát triển không phảỉ v́ người dân Đông Nam Á không có khả năng sản xuất vải vóc của chính họ, mà vi họ c̣n có thể mua các sản phẩm ngoại quốc xa xỉ. Mỗi khi có cuộc phong tỏa vùng Banten trong thế kỷ thứ mười bẩy và sự sụt giảm gây ra trong số sản xuất hạt tiêu, người dân Banten lại quay về sản xuất vảỉ vóc của chính họ. Một quan sát viên người Ḥa Lan trong năm 1703 đă ghi nhận: “không có ǵ khác hơn sự nghèo khó đă là nguyên nhân thực sự khiến cho sự lưu thông vảỉ vóc tốt nhất của vùng Surat và bờ biển [Coromandel] Coast sụt giảm hàng ngày trong khi ngược lại vaỉ dệt của chính họ ngày càng nhiều hơn bởi có sự gia tăng nhiều lần số người nghèo” (Chastelein, được trích trong Rouffaer 1904, 3). Người Ḥa Lan và người Anh giờ đây fđă phải cố gắng buộc dùng vải Ấn Độ trên một dân chúng ít giàu có hơn bằng các quan thuế biểu kỳ thị đánh trên các hàng vải Ấn Độ [? có lẽ là Trung Hoa th́ đúng hơn, chú của người dịch] hay bông nguyên liệu, hoặc cấm đoán thẳng thừng các mặt hàng này.
Vào khoảng thế kỷ thứ mười tám, đă có một khoảng cách kinh tế cách xa giữa người dân Đông Nam Á và các ngườI dân Âu Châu sống ở đó. Các niên giám của Java bắt đầu h́nh dung các người Âu Châu là thô bạo và tham lam, nhưng như một kết quả của sự tham lam của họ, “họ cực kỳ giàu có và sống trong các thành phố giống như thiên đường, với mọi thứ xa hoa không thể diễn tả được ngay dù mất cả ngày [để nói đến]” (Kumar 1979, 197).
Trong thực tế, đa số người dân Đông Nam Á của thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín, theo mọi tiêu chuẩn, chưa phảỉ là nghèo, khi so sánh với các phần đất khác của thế giới hay với các t́nh trạng của thế kỷ thứ hai mươi. Van den Bosch tin rằng người nghèo của các thành phố ở Ḥa Lan mà ông đă khảo sát c̣n khốn khó nhiều hơn các nông dân đảo Java năm 1830 (Vlekke 1959, 288; Crawfurd 1820, I: 40), và các quan sát viên đầu thế kỷ thứ mười chín vẫn c̣n có khuynh hương nghiêng về việc ghi nhận sức khỏe lành mạnh và các nguồn cung cấp thực phẩm phong phú của các cộng đồng Đông Nam Á hơn là về sự nghèo đói của họ. Điều đă xảy ra trong thế kỷ thứ mười bảy là người dân Đông Nam Á đă bị xua đuổi ra khỏỉ các cao điểm kinh tế nơi mà họ đă kiểm soát mậu dịch, điều khiển các nguồn tài nguyên chủ yếu cho sự vận chuyển hàng hóa, và chủ tŕ trên các kho trung chuyển quốc tế phát đạt. Chỉ có ít người Đông Nam Á giàu có nằm ngoài các triều đ́nh cai trị, và các triều đ́nh này hoặc đă hoàn toàn rút lui khỏi công cuộc mậu dịch (Java, Siam, Ava) hay đă trở nên quá yếu để đối đáp với các nhà mậu dịch Âu Châu trên một căn bản b́nh đẳng về văn bóa hay kinh tế.
Tỷ lệ dân bản xứ tại các trung tâm đô thị phảỉ suy giảm trong các thế kỷ này – trong thực tế rất có thể đă có sự sụt giảm ngay trong con số tuyệt đối của các cư dân tại thành thi. Trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín các thành phô lớn nhất trở thành các trạm trung chuyển của thực dân – Batavia, Manila, và sau này, Singapore, Rangoon, Surabaya và Penang. Người dân Java hoàn toàn không được phép bước chân vào vùng Batavia trong thế kỷ thứ mười bẩy, và các thành phố này có khuynh hướng giữ sự xa cách về văn hóa với vùng nội địa sâu xa của chúng, với các người Âu Châu và Trung Hoa đă khống chế các lănh vực thương mại và sản xuất, như họ đă từng là. Bangkok, trên danh ngh́a được độc lập, họat động hơi khác biệt. Người Thái đóng một vai tṛ nhỏ trong đời sống kinh tế của nó. Bởi v́ các trung tâm bản xứ tŕ trệ trong t́nh trạng cô lập, các nhà sản xuất bản xứ dừng lại ở tŕnh độ mà họ đă có hồi thế kỷ thứ mười sáu. Ngành làm đồ bạc và đồng tỉ mỉ, chế tạo dao găm quăn lưỡi (kris), và dệt trên các chiếc khung cửi nhỏ, kém hiệu năng hăy c̣n được thực hành trong thế kỷ thứ mười chín tại cùng các địa điểm và với cùng các phương pháp đă được phát triển từ thời cực thịnh của sự tăng trưởng đô thị ba thế kỷ trước đó. Sự sản xuất như thế càng xa rời hơn nữa khỏi các sự phát triển ở các phần khác của thế giới, ngày càng mang phong thái dành cho các chức năng nghi lề, và ngày càng ít khả năng để cạnh tranh về mặt giá cả với các nhà sản xuất ngoại quốc. Chúng ta đă chứng kiến trong thế kỷ thứ mừi bẩy, làm thế nào mà sự sản xuất vảỉ vóc bản xứ đă cung cấp cho khu vực rẻ tiền hơn của thị trường, nhưng đă phảỉ mở rộng khi giới thượng lưu bản xứ trở nên khó có thể đài thọ cho các hàng nhập cảng. Sự phát triển của sự sản xuất hàng loạt được cơ khí hóa tại Lancashire đă làm thay đổi t́nh trạng này một cách toàn diện. Như một thương nhân người Anh đă làm chứng, khi sự chiếm đóng của Anh Quốc tại đảo Java bắt đầu trong năm 1811, “Các dân bản xứ mặc quần áo được sản xuất bởi chính họ, một phần, và phần kia, từ các nhà sản xuất tại Ấn Độ thuộc Anh … trong năm 1828, khi tôi rời khỏỉ Java, các dân bản xứ hầu hết chỉ mặc quần áo của các nhà sản xuất Anh Quốc” (Parliamentary Papers, House of Commons 1830, 238). Cùng sự chuyển hóa đó đă xảy ra trong ít thập niên kế tiếp tại mọi phần đất trong vùng, người Phi Luật Tân là dân tộc cuối cùng từ bỏ kỹ nghệ dệt bản xứ thịnh đạt của nó trong thập niên 1870. Sự sản xuất bản xứ không bao giờ được cải tiến, ngoại trừ ở Phi Luật Tân nơi mà người Tây ban Nha không quan tâm đến vải vóc nhập cảng. Thay vào đó nó bị gạt sang một bên nhường chỗ cho mậu dịch lớn hơn với Âu Châu, cho đến khi nó chỉ c̣n ư nghĩa như một “thủ công nghệ” khác lạ sử dụng các phương pháp dùng nhiều sức lao động cổ lỗ, phục vụ cho một thị trường thu nhỏ, phần lớn dành cho nghi lễ. Cũng đúng như thế là ngành chế tác kim loại, đồng và vàng có thời nổi tiếng, được tập trung điển h́nh tại khu c̣n sót lại của các thành phố có thời to lớn nay bị cô lập khỏi ḍng chính của nền thương mại.
Cho đến thế kỷ thứ hai mươi, sự việc đă chỉ diễn ra theo chiều hướng này, với các nhà mậu dịch Âu Châu và sau này là các chính quyền thuộc địa đă làm hết sức để cổ vũ chiều hướng đó. Trường hợp thường hay được nêu ra là Ấn Độ, làm thế nào mà các nhà sản xuất Anh Quốc được trợ giúp bởi áp lực [của chính quyền] thuộc địa đă trục xuất các nhà sản xuất bản xứ. Điều không được nhận thức một cách đầy đủ rằng tầm quan trọng lớn hơn nhiều của ngoại thương trong nền kinh tế Đông Nam Á khiến nó dễ bị xâm hại hơn trong tiến tŕnh này, và ở một nhật kỳ sớm hơn, so với các phần đất khác của Á Châu. Ngay từ 1830 John Crawfurd đă có thể tuyên bố với sự măn nguyện rằng ông không biết có dân tộc nào khác “lại tiêu thụ các sản phẩm Anh Quốc nhiều hơn [người Xiêm La], trong số dân được khảo sát, có lẽ ngoại trừ các cư dân của đảo Java” (từ phần viết về “China Trade”, Parliamentary Papers, House of Commons 1830, 312).
Mô thức khi đó sẽ là một khuôn mẫu theo đó người dân Đông Nam Á ngày càng bị ép vào hoạt động canh nông thuần túy nơi họ chỉ có ít vốn hay sự kích thích để thử nghiệm. Ngay trong bức tranh tổng quát này dĩ nhiên vẫn có một số các thí dụ về sự thích nghi đầy sáng tạo đối với một cơ hội của thị trường, với sự thịnh vượng nhất thời như là một kết quả. Chúng ta có thể nêu thí dụ về sự sản xuất hạt tiêu khổng lồ của vùng Aceh độc lập trong thế kỷ thứ mười chín, việc trồng lúa thương mại để xuất cảng tại các đồng bằng trên vùng lục địa vào lúc bước sang thế kỷ thứ mười chín, sự thịnh vượng đă xảy ra cho vùng Java phía đông thưa dân trong các giai đoan ban đầu của hệ thống canh tác, hay sự bộc phát ngành trồng cây cao su của các tiểu điền chủ hồi thập niên 1920 tại nhiều nơi bên ngoài Indonesia. Đối với phần lớn, sự giàu có từ các hoạt động này nhất thiết đă thất bại trong việc đảo ngược khuynh hướng trường kỳ, hay làm phát sinh các trung tâm bản xứ về vốn và sự sản xuất hiện đại trên quy mô lớn. Trong phần lớn các trường hợp điều này xẩy ra bởi v́ khuôn khổ thuộc địa hay bản thuộc địa bảo đảm rằng sự giàu có này sẽ được rót xuống các tầng lớp bên trên của xă hội đa nguyên – các nhà tư bản Âu Châu và Trung Hoa và giới quư tộc bản xứ không sản xuất. Nơi mà cuộc kinh doanh thương mại như thế xảy ra tại khung cảnh độc lập, dẫn dắt các nhà mậu dịch hạt tiêu Aceh và các nhà lành đạo Xiêm La hay Lombok đầu tư vào thuyền hai buồm hay các tàu chạy bằng hơi nước, sự việc này đưa đẩy các quốc gia như thế đến sự tranh chấp trực tiếp với các quyền lực thực dân. Sự bần cùng hóa xảy ra cho giới thượng lưu của Aceh, Lombok, Ava và Việt Nam là kết quả của giai đoạn cuối cùng trong sự xâm lược của Âu Châu tại Đông Nam Á vào lúc kết thúc thế kỷ thứ mười chín, có tính cách tức thời và ngoạn mục – gợi nhớ lại sự sụp đổ của Makasar và Banten trong thế kỷ thứ mười bảy. Người Ḥa Lan ép buộc khoản bồi thường khổng lồ là bốn trăm ngàn đồng rijksdaalders trên xứ Lombok ngay trước khi có sự xóa bỏ cuối cùng vương quốc đó năm 1893. Tại Aceh chúng ta được cho hay rằng dân chúng đà nấu chảy tất cả đồ trang sức bằng vàng để cung cấp ngân khoản cho cuộc kháng chiến, và tầng lớp giàu có vốn đă tài trợ cho chương tŕnh ứng tiền mặt – thu về vụ gặt sau, cho công cuộc mậu dịch và các ngành thủ công nghệ đă bị phá sản vào lúc kết thúc chiến tranh.
Tuy nhiên chúng ta sẽ xuyên tạc lịch sử nếu chúng ta toan tính đặt tất cả gảnh nặng trách nhiệm trong lịch sử về sự nghèo đói của Đông Nam Á nơi bàn chân của nhà mậu dịch và chinh phục Âu Châu. Chúng ta sẵn chứng kiến rằng một số quốc gia nào đó đă lựa chọn việc nỗ lực cô lập dân chúng của họ khỏi hệ thống ứng tiền mua vụ gặt trước và khỏi hoạt động thương mại khi sự việc này trở nên thua lỗ, trong khi các kẻ cầm quyền luôn có sự nghi ngờ bất kỳ thần dân nào của họ trở nên giàu có độc lập. Hơn nừa các điểm nêu trên không đủ để giải thích sự thất bại của bất kỳ tầng lớp thương nhân hay nhà tư bản có thực lực nào trổi dậy được, ít nhất từ sau thế kỷ thứ mười bẩy, bất kể một vài sự tiếp truyền của cảỉ lớn lao xuyên qua hệ thống ứng tiền – mua trức vụ gặt (đáng nhớ là khoảng một triệu đô la Tây ban Nha / Mễ Tây Cơ một năm vào kỹ nghệ hạt tiêu ở Aceh cho phần lớn thế kỷ thứ mười chín) (Reid 1969b, 14-15).
Chúng ta không thể không biết đến một sở thích văn hóa kiên tŕ của việc sử dụng của cải để thụ tạo một sự tùng phục cá nhân hơn là cho một sự tích lũy tư bản dành mua đất đai. Về mặt lịch sử chúng ta có thể giaỉ thích điều này bởi sự khan hiếm tương đối sức lao động tại Đông Nam Á thời ban sơ khi so sánh với các phần đất khác của Á Châu hay Âu Châu, và sự phong phú về đất đai, v́ thế khiến bị cho là không có giá trị nội tại. Sự thay đổi trong các thái độ này có lẽ đă bắt đầu xảy ra tại các thành phố mậu dịch lớn của thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu, lại bị yểu tử khi các thành phố này bị chinh phục hay chiếm đóng. Ngay dù khi áp lực dân số bắt đầu lên cao trong thế kỷ thứ mười chín, tính ưu tiên của sự ràng buộc lệ thuộc cá nhân chính v́ thế vẫn c̣n in dấu. Đối với người chủ, một lực lượng lao động phu thuộc tiếp tục c̣n là một điều then chốt tượng trưng cho tư thế, quyền lực và sự thoải mái. Đối với kẻ làm công, sự bất an của đất đai, và thường của chính đời sống tước đoạt khỏi người đó giá trị của sự bảo vệ của một nhân vật nhiều thế lực hơn.
Bởi thế, trong thí dụ cuả tôi về việc trồng hồ tiêu tại Aceh, hay việc trồng cây hồ tiêu cuả phần lớn người dân đảo Sumatra khác, chỉ có độc người chủ mới là người cung cấp vốn cho các sự trồng trọt mới. Ngược lại người cung cấp vốn phảỉ là người chủ, nhà cai tri thực tế của khu vực đó với danh hiệu raja (ông chúa tể). Chúng ta có thể lập lại một cách vô tận sự mô tả dưới đây về các người Mă Lai vùng Đông Sumatra vào thời đầu thế kỷ thứ mười chín: “Vào lúc mà một người Mă Lai trở nên sở hữu một món tiền nhỏ, anh ta khoản đăi các nguời hầu đến mức anh ta có thể làm được, và được kể là giàu có và được nể trọng theo số đầy tớ của anh ta” (Anderson 1972, 268). Mặt kia của hiện tượng này là sự tŕnh bày của Clifford (1897, 19) về sự từ chối tuyệt đối của người Mă Lai ở Pahang không chịu làm để lấy tiền công, trong khi đối với một kẻ nào đó mà họ xem là ông chủ, họ sẽ làm việc thực sự cần mẫn, “một mạch 60 tiếng đồng hồ`”, không được trả tiền công ǵ cả và mang theo đồ ăn của chính họ. Tại nước Xiêm hồi thế kỷ thứ mười chín cũng thế, các kẻ nô lệ được đánh giá cao hơn tư bản. Các chủ nợ ưa thích chấp nhận chính con nợ hơn là đất đai của con nợ làm vật bảo đảm cho một món vay – đến nỗi t́nh trạng nô lệ v́ nợ dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác vẫn tiếp tục được nẩy nở. Một số người đă lập luận rằng phân nửa dân số Xiêm ở vào vị thế bảo đảm cho món nợ đối với một kẻ khác khi hệ thống bắt đầu được băi bỏ khoảng năm 1870 (Terwiel 1983a). Ngay ở trong thế giới sản xuất bán đô thị của vùng Surabaya, một quan sát viên giữa thế kỷ thứ mười chín bị thuyết phục rằng các nghệ nhân tay nghề cao sẽ không bao giờ trở nên giàu có bởi vi họ chỉ làm việc trên căn bản một khoản tiền vay trước từ người mua: “Khi người công nhân không có món nợ nào khác, anh ta xem mối quan hệ bị đứt đoan, và sẽ không làm việc lại cho đến khi anh ta lại cảm thấy có nhu cầu để mang ḿnh đi vay các món nợ mới” (Hageman 1859, V: 142).
Không khó khăn để nh́n thấy làm sao mà Hệ Thống Canh Tác Ḥa Lan, sử dụng lao động cưỡng bách không lương để sản xuất các nông phẩm xuất cảng, đă thu lợi từ sở thích văn hóa này, đă tăng cường nó, và theo đó bảo đảm rằng Java sẽ là nơi ít được trang bị nhất so với bất kỳ xă hội Đông Nam Á nào trong việc đối đầu với sự du nhập cuả chủ ngh́a tư bản hiện đại. Tác giả Onghokham gần đây mở rộng lập luận của Geertz cho rằng hệ thống củng cố một cách giả tạo sự chế ngự của giai cấp quư tộc trên một đại khối nông dân không khác biệt nhau về mặt kinh tế. Hội Đồng Ấn Độ (Council of the Indes) đă phản đoán trong năm 1865, khi hệ thống gần đi dến sự kết liễu của nó, rằng “các Nhiếp Chính là nhóm duy nhất c̣n sót lại trong xă hội Java với một lợi tức cao, và điều khôn ngoan là người Ḥa Lan vẫn giữ nó như thế” (được trích dần trong Onghokham 1976, 1430). Một cách đáng lưu ư, tại Java, trong thập niên 1840, người ta t́m được bằng chứng đầu tiên của nạn đói nguy kịch và chết đói.
Vào năm 1830 các nhiếp chính quư tộc Java rơ ràng đă khước tư` một đề nghị của Ḥa Lan nhằm cung cấp cho họ phần đất đai riêng tư, ưa thích hệ thống cổ truyền của việc tính thuế lao động và cống phẩm từ toàn thể dân chúng hơn (Onghokham 1976, 139ff, 341). Trong trường kỳ, họ v́ thế trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền thuộc địa Ḥa Lan, và dễ dàng bị biến đổi thành một tầng lớp thư lại mà không có quyền lợi thương mại ǵ cả. Các ông hoàng độc lập hơn ở các đảo ṿng ngoài, ở Mă Lai, và ở Xiêm La, vẫn tiếp tục dầm ḿnh vào thương mại như họ đă từng làm trong quá khứ, nhưng họ cũng khám phá ra rằng sự lệ thuộc vào sự bảo trợ đă mang lại cho họ một căn bản rất yếu ớt để từ đó toan tính tiến vào thế giới tư bản, hoặc như các thương nhân hay như các đại điền chủ.
V́ thế thế giới Mă Lai đặc biệt nhận thấy chính ḿnh tiến vào thế kỷ thứ hai mươi với bàn tay trắng, không có vẻ ǵ giống, dù rất mơ hồ, với tầng lớp trung lưu, hay tư sản. Sự kiểm soát nền hành chính đă phảỉ là ch́a khóa cho sự sống c̣n của các tầng lớp cai trị cồ truyền tại các nước Mă Lai và Indonesia độc lập, và sự việc đă chứng minh như thế. Tầng lớp điều hành trung gian, theo một ư nghĩa về kinh tế, được nắm giữ khắp nơi bởi một thành phần ngoại quốc, nổi bật là người Trung Hoa, thành phần tại các nước Hồi Giáo đă chỉ có một sự giao tiếp tối thiểu với các hệ thống giá trị và các tiến tŕnh chính trị của nhóm dân bản xứ. Người Trung Hoa tại Phi Luật Tân, và ở một mức độ thấp hơn ở Xiêm La, một mặt có kết hôn với giới quư tộc địa chủ bản xứ vào cuối thế kỷ thứ mười chín, sản sinh ra một tầng lớp thống trị mới ḥa nhịp nhiều hơn với chủ nghĩa tư bản và khéo léo trong việc vân dụng nó theo các cung cách quen thuộc đối với chính chúng ta. Song ngay ở những quốc gia này, giàu có gần gấp đôi Indonesia, toàn khối nông dân hăy c̣n bị cô lập một cách đáng lưu ư với chủ nghĩa tư bản đang bộc phát của các thành phố, và nếu có điều ǵ đó [đang diễn ra], là vẫn phảỉ bận tâm hơn bao giờ hết với cuộc tranh đấu thê lương cho sự sống c̣n hàng ngày./-
-----
Ghi Chú Của Tác Giả:
1. Các ḍng chữ này được viết hồi năm 1979. Sự cải thiện sau đó trong mức sinh hoạt may mắn thay đă khiến chúng ít thích họp hơn đối với toàn thể Đông Nam Á, ngoại trừ Đông Dương và Miến Điện.
2. Các sự ước lượng này được sắp đặt một cách có hệ thống hơn trong toàn cảnh tác phẩm của Reid (1993a: 67-77.
SÁCH THAM KHẢO
Albuquerque, Braz de, 1557. The Commentaries of the Great Afonso Dalboquerque, trans. W. de Gray Birch, 3 tập, sách in lại, London: Hakluyt Society, 1877-1880.
Anderson, B. 1972. “The Idea of Power in Javanese Culture”, trong quyển Culture and Politics in Indonesia, ed. Claire Holt. Ithaca: Cornell University Press.
Barbosa, Duarte, 1518. The Book of Duarte Barbosa. An Account of the Countries Bordering on the Indian Ocean and their Inhabitants, trans. M. Longworth Dames, 2 vols., Sách in lại, London: Hakluyt Society, 1918.
Beaulieu, Augustin de, 1666. “Memoires du voyage aux Indes Orientales du Général Beaulieu, dressés par luy-mesme”, trong Relations de divers voyages curieux, vol. II, ed. Melchisedech Thévenot. Paris: Cramoisỵ
Blair, E. H. and J. A. Robertson, eds. 1903-9. The Philippine Islands, 1493-1898, 55 tập. Cleveland: Arthur Clark.
Braudel, Fernand, 1972. The Mediterranean and the Mediterranean World in the Age of Philip II, trans. S. Reynolds, 2 vols., New York: Harper and Row.
Broecke, P. van den, 1634. Pieter van den Broeke in Asie, ed. W. Ph. Coolhaas, 2 vols. The hague: Nijhoff for Linschoten-Vereniging, 1962-3.
Clifford, H. 1897. In Court and Kampong. Sách in lại. London: Richard Press, 1929.
Crawfurd, J., 1820. History of the Indian Archipelago, 3 tập. Edinburgh: Constable.
Davis, John, 1905. “Voyage to the Easterne India”, trong Hakluyt Posthumus, or Purchase His Pilgrimes, Vol. II. Glasgow: James Maclehose for Hakluyt Society.
De tweed schipwaart der Nederlanders naar Oost-Indiè onder Jacob Cornelisz van Neck en Wybrant Warwijck, 1598-1600, ed. J. Keuing. The Hague: Nijhoff for Linschoten-Vereeniging, 1942.
Drake, 1580 [?]
Evelyn, John, 1955. The Diary of John Evelyn, Vol. IV: 1673-1689, ed. E. S. de Beer. Oxford: Clarendon.
Fryke, C. 1692. “A Relation of a Voyage Made to the East Indies”, trong Voyages to the East Indies, Christopher Fryke and Christopher Schweitzer, ed. C. E. Fayle, London: Case and Company, 1929.
Goens, Rijklof van, 1956. “Da samenvattende geschriften”, trong De viif gezantschapsreizen van Rijklof van Goens naar het hof van Mataram, 1648-1654, ed. H. J. de Graaf. The Hague: Nijhoff for Linschoten-Vereeniging.
Gubernatis, A. de, 1875. Storia dei viaggiatori italiani nelle Indie Orientali. Livorno.
Hageman, J. 1859. “Aantekeningen nopens de Industrie, Handel en Nijverheid van Soerabaja” Tijdschrift voor Nijverheid en Landbouw in nederlandsch-Indiè, v.
Hikayat Banjar. A Study in Malay Historiography, ed. J. J. Ras. The Hague: Nijhoff for KITLV, 1968.
Kumar, Anne. 1979. “Javanese Historiography in and of the “Colonial Period”: A Case Study”, trong sách biên tập bởi Reid and Marr.
La Loubète, Simon de, 1691. A New Historical Relations of the Kingdom of Siạm. London: Tho, Horne. Sách in lại. Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1969.
Lane, F. C. 1973. Venice: A Maritime Republic. Baltimore: John Hopkins University Press.
Leur, J. C. van 1934. “On Early Asian Trade”, trans. J. S. Holmes and A. van Marle, trong van Leur 1955.
Liaw Yock Fang, 1976. Undang-undang Melaka. The Laws of Melaka. Bibliotheca Indonesica 13, The hague: Nijhoff for KITLV.
Marsden, William, 1811. The History of Sumatra, ấn bản lần thứ ba. London: sách in lại; Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1984.
Masselman, George, 1963. The Cradle of Colonialism. New Haven: Yale University Press
Matthes, B. F. 1875. Korte Verslag aangaande alle mij in Europa bekende Makassaarsche en Boeginesche Handschriftien, vooral die van her Nederlandsch Bijbelgenoottschap te Amsterdam. Amsterdam: C. A. Spin.
Meilink-Roelofsz, M. A. P. 1969. Asian Trade and European Influence in the Indonesian Archipelago between 1500 and about 1630. The Hague: Nijhoff.
Onghokham, 1976. “The Residency of Madiun. Priyayi and Peasant in the Nineteenth Century”, Luận án tiến sĩ, Yale University.
Pires, Tomé, 1515. The Suma Oriental of Tomé Pires, trans. A. Cortesao, 2 vols. London: Hakluyt Society, 1944.
Pyrard, Francis, 1619. The Voyage of Francis Pyrard of Laval to the East Indies, the Maldives, the Moluccas, and Brazil, trans. A. Gray, 2 vols. London: Hakluyt Society, 1887-89.
Reid, Anthony, 1969a. “Sixteenth Century Turkish Influence in Western Indonesia”, JSEAH 10 (iii): 395-414.
Reid, Anthony, 1969b. “The Contest for North Sumatra: Atjeh, the Netherlands, and Britain, 1858-1894”. Kuala Lumpur: Oxford University Press and University of Malaya Press.
Ricklefs, M. C. and P. Voorhoeve, 1977. Indonesian Manuscripts in Great Britain: A Catalogue of Manuscripts in British Public Collections. Oxford University Press.
Rouffaer, G. P. 1904. De voornaanaamste industrieèn der inlandsche bevolking van Java en Madoera. The hague: Nijhoff.
Sande, F. de, 1903-9. “Relation of the Filipinas Islands 7 June 1576”, trong bộ sách của Blair and Robertson 1903-9, IV: 21-97.
Scott, E. 1606. “An Exact Discourse of the Subtilties, Fashions, Policies, Religion, and Ceremonies of the East Indians, as well Chyneses as Javans, there Abyding and Dweling, 1606”, trong quyển The Voyage of Sir Henry Miđleton to the Moluccas 1604-1606, ed. William Foster. London: Hakluyt Society, 1943.
Sejarah Melayu, ed. W. G. Shellabear. 10th ed. Singapore: Malaya Publishing House: 1961.
Siegel, J. 1979. Shadow and Sound. The Historical Thoughts of a Sumatran People. Chicago: University of Chicago Press.
Terwiel, B. 1983. “Bondage and Slavery in Early Nineteenth Century Siam”, trong tuyển tập biên tập bởi Reid 1983a.
Vleke, B. H. M. 1959. Nusantara. A History of Indonesia. The Hague: Van Hoeve
Vliet, Jeremias van, 1636. “Description of the Kingdom of Siam”, trans. L. F. van Ravenswaay, Journal of the Siam Society 7 (i) 1910: 1-105.
___
Nguồn: Anthony Reid, Charting The Shape of Early Modern Southeast Asia, nhà xuất bản Silkworm Books :Chiang Mai, Thailand, 1999, Chapter Ten: The Origins of Southeast Asian Poverty, các trang 217-234.
Ngô Bắc dịch
30/8/2008
Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o
© 2008 gio-o