MỘT SỐ TÀI LIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973
VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ngô Bắc sưu tầm
Nhân dịp tưởng nhớ biến cố ngày 30-4-1975 đưa đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa và một cuộc di cư tỵ nạn ra nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, Gió O xin giới thiệu một số tài liệu quan trọng liên quan đến sự việc này:
1. Bài phỏng vấn của Ban Việt Ngữ đài BBC với ông Stephen B. Young, tác giả quyển sách Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được phát hành trong Tháng 3, 2023 vừa qua.
Tác giả Stephen B. Young nguyên là Tùy Viên Kinh Tế tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trước năm 1975\. Ông đã từng là Phó Khoa Trưởng Đại Học Luật Harvard, Khoa Trưởng Đại Học Luật Hamline School of Law, St. Paul, Minnesota\. Ông được đảng Cộng Hòa đề cử tranh cử Thượng Nghị Sĩ của Tiểu Bang Minnesota nhưng không đắc cử.
Ông có vợ là người Việt Nam và rất thông thạo tiếng Việt và am hiểu văn hóa Việt Nam.
Thân phụ của ông là Kenneth Young, nhân viên của Phái Đoàn Ngoại Giao Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị Geneva 1954 về Đông Dương và là nguyên Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan.
Trong bài phỏng vấn của đài BBC, ông Stephen Young cho biết đã mất 40 năm để nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên do đưa đến việc đánh mất Miền Nam Việt Nam. Độc giả chắc hẳn sẽ nhận thấy được ít nhiều ánh sáng chiếu rọi vào bí ẩn lịch sử vô cùng quan trong này.
https://www.bbc.com/BBCStepYoung2023.htm
2. Bài viết nhan đề How Kissinger Tossed Away South Vietnam, World & I, July 2000, Vol. 15, Issue 7, từ trang 302 của Giáo Sư Morton A. Kaplan, Đại Học University of Chicago. Ngô Bắc đã dịch và đăng tải trên Gió O từ năm 2011.
http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacKaplanKissinger1.htm
3. Bức Thư đề ngày 23 Tháng Một, 1973 gửi đi từ The White House của Tổng Thống Nixon đến người bạn lâu năm và tin cậy, ông James S. Copley, chủ tịch Tổ Hợp Truyền Thông tại San Diego, California. Buổi tối ngày 23 Tháng Một 1973, Tổng Thống Nixon đã thông báo cho dân chúng Hoa Kỳ qua hệ thống truyền thanh và truyền hình toàn quốc rằng Bản Hiệp Định Paris về việc ngừng bắn và tái lập hòa bình tại Việt Nam đã được ký tắt cùng ngày tại Paris bởi Henry Kissinger, đại diện cho Hoa Kỳ và Lê Đức Thọ, đại diện cho Bắc Việt. Bản Hiệp Định chính thức sẽ được ký kết 4 ngày sau đó, ngày 27 Tháng Một, 1973 tại Paris giữa 4 bên tham dự gồm Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, cùng Việt Nam Dân Chủ Công Hòa (Bắc Việt) và Mặt Trận Giải phóng Miền Nam.
Vì là một bức thư gửi đến một người bạn quen biết lâu năm và tin cậy, cảm nghĩ của Tổng Thống Nixon xem ra trung thực, phản ánh ý nghĩ thật của người viết, Tổng Thống Nixon.
Bản sao chụp bức thư và tài liệu liên hệ:
Nixona
Bản dịch nguyên văn bức thư đề ngày 23 January, 1973 của Tổng Thống Nixon gửi người bạn, ông James S. Copley (bản chụp Nixona)
THE WHITE HOUSE
WASHINGTON
January 23, 1973
Bạn Jim thân mến:
Tôi muốn bạn biết rằng tôi đánh giá cao bức thư ủng hộ về vấn đề Việt Nam ngày 29 tháng 12 của bạn như thế nào. Tôi tin tưởng rằng chúng ta đang theo đuổi con đường đúng đắn để mang lại một nền hòa bình trong danh dự càng sớm càng tốt, và việc có được sự ủng hộ của một người bạn cũ và đáng tin cậy trong những quyết định này có ý nghĩa rất lớn.
Herb Klein nói với tôi rằng bạn đã ở trong bệnh viện. Bạn là một chiến binh cừ khôi và tôi rất mong được nghe tin vui rằng bạn đã trở về nhà.
Pat cùng tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến Helen và bạn,
Trân trọng,
(Ký tên) Richard Nixon
Ông James S. Copley
7776 Đại lộ Ivanhoe
Hộp thư bưu điện 1530
La Jolla, California 92037:
Nixonb
Bản dịch (của Ngô Bắc) bản dẫn giải bức thư đề ngày 23 Tháng Một, 1973 của Tổng Thống Nixon gửi người ban, James S. Copley (bản sao chụp Nixonb)
Richard Nixon
TLS 6.75” x 8.75” January 23, 1973
File Presidential SQGADD JV
Tổng Thống thứ 37 (1969-1974), Nixon phục vụ trong hải quân trong Thế Chiến Thứ Hai, sau đó phục vụ trong Quốc hội và Thượng viện, và là Phó Tổng thống của Eisenhower. Năm 1960, ông bị thua một cách khít khao trong cuộc tranh cử Tổng Thống với John Kennedy và sau đó bị đánh bại vào năm 1962 trong cuộc đua giành chức Thống Đốc California. Tập hợp lại sức mạnh của mình, ông đã đánh bại Humphrey và Wallace để đắc cử Tổng Thống vào năm 1968, và tái đắc cử với tỷ lệ áp đảo vào năm 1972. Trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình, ông đã đến thăm Trung Quốc, ký Hiệp Ước SALT với Liên Xô, chứng kiến con người đặt chân lên Mặt Trăng và tiếp tục Chiến Tranh Việt Nam. Vụ đột nhập Watergate và sự che đậy sau đó buộc ông phải từ chức vào năm 1974.
Tổng Thống Nixon cảm ơn một "người bạn cũ và đáng tin cậy" vì "thư ủng hộ trong vấn đề Việt Nam..."
Tổng Thống Nixon cảm ơn một "người bạn cũ và đáng tin cậy" vì "thư ủng hộ trong vấn đề Việt Nam..."
Thư đánh máy Ký tên "RN" với tư cách là Tổng Thống, 1 trang, khổ giấy 6,75" x 8,75" . Trên giấy chính thức của Tòa Bạch Ốc màu xanh lục nhạt, con dấu tổng thống được chạm nổi ở chính giữa trên đầu tờ giấy. Washington, ngày 23 tháng Giêng năm 1973. Gửi ông James S. Copley, La Jolla, California. Với phong bì nguyên thủy của Tòa Bạch Ốc. Tình trạng tốt.
Nguyên văn bức thư, "... Bạn Jim thân mến:
Tôi muốn bạn biết rằng tôi đánh giá cao bức thư ủng hộ về vấn đề Việt Nam ngày 29 tháng 12 của bạn như thế nào. Tôi tin tưởng rằng chúng ta đang theo đuổi con đường đúng đắn để mang lại một nền hòa bình trong danh dự càng sớm càng tốt, và việc có được sự ủng hộ của một người bạn cũ và đáng tin cậy trong những quyết định này có ý nghĩa rất lớn.
Herb Klein nói với tôi rằng bạn đã ở trong bệnh viện. Bạn là một chiến binh cừ khôi và tôi rất mong được nghe tin vui rằng bạn đã trở về nhà.
Pat cùng tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến Helen và bạn.
___
Herb Kleine đã từng làm việc cho tờ báo Copley trước và sau khi làm thư ký báo chí và Giám đốc Truyền thông của Nixon.
Một đảng viên bảo thủ của Đảng Cộng Hòa, James S. Copley (1916-1973) là nhà xuất bản của các tờ báo "San Diego Union", "The San Diego Union-Tribune" và "San Diego Evening Tribune" từ năm 1947 cho đến khi ông qua đời vào năm 1973. Ông là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Copley Press, một tổ hợp báo chí bao gồm 15 ấn phẩm hàng ngày và 35 ấn phẩm hàng tuần. Copley qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 6 tháng 10 năm 1973.
Vào buổi tối ngày ông viết bức thư này, ngày 23 tháng 1 năm 1973, Tổng Thống Nixon đã phát biểu trước Quốc Dân từ Văn Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng. Ông bắt đầu, "Tôi yêu cầu thời lượng phát thanh và truyền hình tối nay để thông báo rằng hôm nay chúng ta đã ký kết một hiệp định chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình trong danh dự ở Việt Nam và ở Đông Nam Á. Tuyên bố sau đây được đưa ra vào khoảnh khắc này ở Washington và Hà Nội: Lúc 12 giờ 30 phút giờ Paris hôm nay, 23-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết bởi Tiến sĩ Henry Kissinger thay mặt Hoa Kỳ và Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. thay mặt nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hiệp định sẽ được các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam ký chính thức vào ngày 27 tháng Giêng, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Paris." ...
4 và 5: Hai bài phỏng vấn của 2 tác giả khác nhau, một được ghi âm bằng băng cassette, một bằng văn bản, với ông Wolfgang Lehmann, nhà ngoại giao chuyên nghiệp đã từng làm Tổng Lãnh Sự của Hoa Kỳ tại Cần Thơ ngay sau khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết, sau đó đã đảm nhận chức vụ Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi năm 1974. Ông là người đảm trách chính yếu tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cuộc di tản khỏi Việt Nam hồi cuối tháng Tư 1975. Ngoài các nhận định về Bản Hiệp Định Paris 1973, ông đã tường thuật lại nhiều chi tiết về chuỗi biến cố đưa đến việc đánh mất Miền Nam Việt Nam. Đây là những sử liệu quan trọng cần lưu trữ. Bản dịch các cuộc phỏng vấn này lần lượt được đăng tải tại trang mạng Gió O.
gio-o 2023