100 năm ngày sinh (1917 - 2017)
của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan

 

Lê Thi Huệ

Vũ Khắc Khoan, Trí Thức Tác Động

(nhân Gió O tưởng nhớ

100 Năm Ngày Sinh của nhà văn Vũ Khắc Khoan

1917 – 2017)

 

Gió O làm số tưởng niệm 100 Ngày Sinh của kịch tác gia, nhà văn, giáo sư Vũ Khắc Khoan vào tháng 9 – 2017,  với sự trợ giúp của các anh chị cựu sinh viên đại học Đà Lạt, nhóm Việt Văn Văn Khoa 1971-1975.

 

Đặc biệt với sự đóng góp của anh Phạm Văn Lại Khóa 6 Chính Trị Kinh Doanh đại học Đà Lạt.  Anh Phạm Văn Lại nguyên là một trong những đạo diễn của nhóm Kịch Thụ Nhân của Viện Đại Học Đà Lạt thời Miền Nam Quốc Gia 1954-1975.

 

Miền Nam Việt Nam 1954-1975, có thể nói sinh viên 3 Đại Học chính, Sài G̣n, Huế, Đà Lạt, đă tham gia sinh hoạt chính trị đường phố rất năng nổ.  Nơi nào có biểu t́nh nơi đó có sinh viên. Biểu t́nh tranh đấu chống Bất Công, biểu t́nh tranh đấu cho Ḥa B́nh, tranh đấu cho Tự Do, biểu t́nh chống Tham Nhũng, xảy ra thường xuyên trên các đường phố Huế, Sài G̣n, Đà Lạt...

 

Nhưng có một sinh hoạt sáng tạo khá nổi bật của thế hệ sinh viên thời ấy đă xuất phát từ nhóm Kịch Thụ Nhân của Viện Đại Học Đà Lạt.   Với sự hướng dẫn đặc biệt của nhà văn nhà viết kịch Vũ Khắc Khoan.

 

Ban Kịch Thụ Nhân hoàn toàn do sinh viên chủ trương và chọn lựa kịch để dàn dựng. Uy thế và thành công của ban kịch này đi khắp các đại học Miền Nam thời bấy giờ. Ban kịch Thụ Nhân từng được mời về Sài G̣n diễn ở Đại Học Vạn Hạnh năm 1973 và gây tiếng vang lớn trong giới sinh viên. Các nghệ sĩ kịch chuyên nghiệp như Trần Quang, Thanh Lan đều từng diễn trên sân khấu Spellman của nhóm kịch Thụ Nhân. Các sinh viên Thụ Nhân sau này thành công trong giới đạo diễn ở Sài G̣n, như đạo diễn Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Lê Cung Bắc. Các đạo diễn khác như Lê Kim Ngữ v́ chết sớm, đạo diễn Nguyễn Lập Chí đi vượt biên mất tích, riêng đạo diễn Phạm Văn Lại th́ nhảy sang kinh doanh thành đạt ở Bà Rịa.

 

Bẵng đi mấy chục năm nay qua Facebook, tôi liên lạc được với các bạn học cũ ở Đà Lạt. Nhờ vậy mới liên lạc được với một đạo diễn ban kịch Thụ Nhân cũ, anh Phạm Văn Lại.

 

Phạm Văn Lại đóng góp bài Vũ Khắc Khoan, Kịch Tác Gia Hiện Sinh. Bài viết của anh mang tính chất của một độc giả và là người từng nghiên cứu và làm việc với nhiều vở kịch của Vũ Khắc Khoan. Với vai tṛ là một sinh viên đạo diễn a ma tơ thời anh theo học đại học Đà Lạt vào đầu thập niên 1970, bài viết của Phạm Văn Lại xiển dương những tác phẩm kịch nghệ của Vũ Khắc Khoan một cách trực tiếp tốt, rất đào bới các kịch bản của nhà văn Vũ Khắc Khoan. Nếu đây là một thesis của một sinh viên cấp tiến sĩ th́ sẽ hay và phong phú biết là dường nào.

 

Anh viết bài, sưu tầm bài, gửi bài, sửa bài, trao đổi rất nhanh nhẹn. Anh ở Việt Nam, tôi ở Mỹ. Anh chứng tỏ tinh thần năng nổ của chúng tôi, những sinh viên Đà Lạt thời tuổi trẻ. Làm việc với anh thật thích. Anh photo các bản copy của tờ Văn số chủ đề Vũ Khắc Khoan gửi cho tôi hết sức nhanh. Chúng tôi trao đổi qua email. Nhờ vậy Gió O mới có các bài viết hiếm quư của Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật, Lê Huy Oanh, Mai Thảo, Lê Cung Bắc, kỳ này.





 

Có thể nói nhóm kịch sinh viên Thụ Nhân của Viện Đại Học cũng như cá nhân anh Phạm Văn Lại là thành quả giáo dục của đại học Đà Lạt thời Miền Nam Quốc Gia 1954-1975. Một trong những điểm mà tôi thấy đại học Đà Lạt ngày đó làm rất tốt trên sinh viên, là tác động sự tham dự và thực tập của sinh viên vào đời sống. Đại học Đà Lạt đă thành công khi biến các sinh viên, nhất là các sinh viên Chính Trị Kinh Doanh thành những con người năng nổ và tham dự, áp dụng các điều họ học hỏi từ môi trường Đại Học Đà Lạt vào đời sống tích cực. Nghĩa là không chỉ học từ chương ghi chép lời thầy dạy từ sách vở. Sinh viên Đà Lạt rất tham gia hoạt động môi trường chung quanh. Ban kịch Thụ Nhân ngày đó là đỉnh điểm của sinh hoạt sinh viên của chúng tôi . Nhưng chúng tôi c̣n sinh hoạt thành từng nhóm, luôn tổ chức gặp gỡ, hội thảo, học hành đi du ngoạn trong thời gian theo học. Sau khi ra trường, sinh viên Đà Lạt liên lạc giúp đỡ giới thiệu công việc cho nhau dù đă rời xa trường Mẹ Đà Lạt. Đây là một mô thức đào tạo người rất thành công của Viên Đại Học Đà Lạt 1954-1975: Năng Nổ (Active) và Tinh Thần Làm Việc Nhóm (Team Work).

 

Nhà văn Vũ Khắc Khoan là một người đa tài đă nổi tiếng đầu đàn trong tất cả các sinh hoạt trí thức mà ông tham dự.

 

Năm 1954 cùng đợt sóng những người Hà Nội di cư vào Nam tránh nạn Cọng Sản, Vũ Khắc Khoan là một học giả tiên phong thúc đẩy việc nghiên cứu về Chèo cổ Miền Bắc ở đất phương Nam. Ông là người có công lớn trong việc duy tŕ và phổ biến các chương tŕnh Chèo Cổ trên Đài Phát Thanh Sài G̣n từ 1954 đến 1975. Ông viết sách T́m Hiểu Sân Khấu Chèo, khảo luận vở Chèo Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra ông c̣n cổ xúy và giảng dạy bộ môn Chèo Cổ ở trường Quốc Gia Kịch Nghệ Sài G̣n trước 1975.

 

Giống như nhà thơ nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Vơ Văn Ái ở Hải Ngoại, Vũ Khắc Khoan ngày đó là một trí thức hoạt động có hào quang. Ông trí thức thuộc nhóm dân tộc chủ nghĩa tích cực dấn thân. Ông gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Được biết ông cùng nhà văn Nhất Linh và nhà văn Nguyễn Thị Vinh cùng sinh hoạt trong một Tổ, và Tổ này đă được mô tả trong Chi Bộ Ba Người trong tác phẩm Ḍng Sông Thanh Thủy của nhà văn Nhất Linh. Vũ Khắc Khoan là một trí thức dấn thân. Nếp sinh hoạt tư tưởng chính trị cách mạng của Vũ Khắc Khoan thể hiện qua các vở kịch Thành Cát Tư Hăn mô tả sự lan truyền của chế độ bạo lực. Qua tác phẩm Thần Tháp Rùa, mô tả những người ly hương luôn muốn giữ ǵn hồn dân tộc. Nhất Linh có thể nổi tiếng với giới sinh hoạt chính trị và độc giả trung b́nh. V́ các tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn của nhóm Nhất Linh được giảng dạy trong các trường trung học Miền Nam thời bấy giờ. Nhưng Vũ Khắc Khoan lại là một biểu tượng trí thức có ảnh hưởng trên giới sinh hoạt chính trị, giới trí thức. Và đặc biệt Vũ Khắc Khoan rất được giới sinh viên đại học Miền Nam thời kỳ 1954-1975 ngưỡng mộ và thần tượng.  

 

Là nhà văn, văn chương của Vũ Khắc Khoan rất gịn, rất Bắc Kỳ, rất cô đọng, rất cầu kỳ, rất trang đài, rất văn chương chữ nghĩa.

 

Nhưng đáng kể nhất phải nói đến Vũ Khắc Khoan một thủ lĩnh kịch nói của Văn Chương Việt Nam. Ông không chỉ viết kịch để diễn, mà đọc cũng rất thú vị. Các câu thoại của kịch Vũ Khắc Khoan không bao giờ thừa. Làm khích thích được kịch tính, truyền hứng khởi sân khấu cho người tham dự. Kịch của Vũ Khắc Khoan trí tuệ và sâu sắc.

 

Vũ Khắc Khoan chịu ảnh hưởng các nhà văn Tây Phương nổi tiếng đồng thời, như A.Camus, S. Beckett, J. P. Sartre. Các tác phẩm Lộng Ngôn, Ga Xép, Những Người Không Chịu Chết của Vũ Khắc Khoan chịu ảnh hưởng nặng từ triết lư tư tưởng của các nhóm các tác giả Âu Châu ấy. Thời gian ngay trước khi ĺa đời v́ bạo bệnh ung thư, ông bỗng chỉ viết ra một loạt thơ hoàn toàn bằng Pháp Ngữ. Ông nguyên là một học sinh trường Bưởi, Hà Nội. Không hề học trường Lycée Albert Sarraut như phần lớn các trí thức Hà Nội cùng thời. Ông nhận được một nền giáo dục tiểu học, trung học, và đại học hoàn toàn bằng tiếng Việt, nhưng lại rất giỏi ngoại ngữ.

 

Vũ Khắc Khoan c̣n là một người Thầy, một giáo sư dạy học rất thành công, rất nổi tiếng. Được các học sinh sinh viên từng theo học với ông đều yêu mến và hănh diện.

 

Tôi học Việt Văn, Văn Khoa Đại Học Đà Lạt với giáo sư kịch tác giả Vũ Khắc Khoan 4 năm, 1971-1975.

 

Có lẽ nhờ tính cởi mở và phong cách hào hoa của nghệ sĩ  Vũ Khắc Khoan,  ông lôi cuốn sinh viên hơn các giáo sư khác. Chúng tôi thi cuối khóa ban Việt Văn Văn Khoa, ông cho mang tài liệu vào pḥng thi.  Mỹ gọi là “Open Book Examination”.  Sau này tôi sang Mỹ học lại cấp Cử Nhân (BA) và Cao Học (MA) ngành Psychology, gặp thi cử thế này là thường.  Nhưng trước đó , vào thời điểm 1971 -1975, mà giáo sư Vũ Khắc Khoan áp dụng thế là cực kỳ tân tiến cởi mở. Ông luôn để ư các nam sinh viên ở độ tuổi quân dịch. Cũng sau này khi sang Mỹ, giao thiệp thân với các con ông, chị Vũ Thị Thơ và Vũ Thị Gấm, tôi được nghe các chị kể trong nhiều bữa cơm gia đ́nh, giáo sư Vũ Khắc Khoan thường nói ông phải vớt điểm cho sinh viên, để họ khỏi đi lính. Tội nghiệp!

 

Ông hấp dẫn sinh viên nhờ khả năng ngôn ngữ và nhờ tài diễn xuất. Các bài giảng của ông là những cuộc đối thoại mà nhiều khi như ông đang thoại một ḿnh. Nhưng thật ra là ông đang biểu diễn cho sinh viên xem, ông đang nói cho sinh viên nghe. Có lẽ nhờ năng khiếu kịch, nên ông như một kịch sĩ đại tài trên chiếc sân khấu là bục gỗ dạy học. Ông chăm chút mái tóc rất điệu nghệ. Chú ư cách ăn mặc. Chọn trang phục đủ màu hội họa tế nhị. Thích khăn choàng cổ. Ông kiểm soát các cử chỉ kỹ lưỡng, như trong bài viết của anh Nguyễn Văn Uông, một sinh viên Đà Lạt, tả cảnh ông bắt chờ cho đến khi "điếu thuốc cháy gần hết", mới cho người sinh viên chụp ảnh. Ông nói ít và dùng chữ cẩn trọng, muốn người nghe suy nghĩ điều ông nói. Giọng Bắc của ông chuẩn Hà Nội và khá hay. Đặc biệt là những cử chỉ điệu bộ của ông, như nhướn lông mày, dừng câu, nhíu trán, nh́n trừng, cười mỉm, đưa cả hai tay lên vuốt tóc, chống hai tay lên bàn, bành hai chân thẳng rộng ra, đứng dậy cầm viên phấn đưa lên bảng viết, luôn luôn có tính toán. Thứ tính toán hiếm quư trong nghệ thuật, của kịch, của sáng tạo.

 

Nh́n ông ngồi trên bục giảng là nh́n thấy một nhân vật kịch Vũ Khắc Khoan đóng vai thầy giáo. (Sáng Tạo Trên Bục Gỗ LTH)

 

Vũ Khắc Khoan là một trí thức lớn mà các đóng góp của ông chưa được đánh giá đúng mức. Vị thế của Vũ Khắc Khoan chưa được xác định xứng đáng trong văn học sử Việt Nam.

 

Lê Thị Huệ





 

© gio-o.com 2017