CÁ TÍNH VÀ MỞ
ĐƯỜNG
Ngu Yên đă định in quyển Thơ Bạc Tóc giá 15 ngàn đô la. In giấy láng, ảnh của Lệ Liễu, Hoàng Huy Mạnh, Nguyễn Thảo. Tranh của Đinh Cường vv.... In quyển cuối trong thế giới giấy mà. Thế là cái máu dân chơi của Ngu Yên và Ngọc Phụng nổi lên
Nhưng cuối cùng bọn tôi. Cả bọn. Cười xoà. Có đáng không? Nếu như chúng ta có khối độc giả yêu chuộng sự chịu chơi cùng nghệ thuật, có lẽ những kẻ thích chơi độc và lạ như Ngu Yên và Ngọc Phụng cũng không màng bỏ tiền ra in. Rất tiếc là chúng tôi cùng cười xoà và nói chúng ta không có được khối độc giả thích hưởng thụ những quyển sách in ấn khoái lạc hết ḿnh như thế. Sự chịu chơi thường phải có sự reo ḥ và xả láng phía sau th́ mới vui. Cuộc chơi sách đẹp tuyệt của độc giả Nhật Bản thật thích. Sách của Nhật khi nào giấy cũng cũng sang mướt. Tranh ảnh chụp hạng deluxe. Vào những tiệm sách Nhật cầm quyển sách của họ lên thấy người lâng lâng và khoái lạc ngay tại tiệm. V́ sách in đẹp quá.
Cuối cùng Ngu Yên chỉ in hơn trăm quyển Thơ Bạc Tóc tặng bạn bè chơi.
Trong cái thế giới net này, để có thể quân b́nh cho chính ḿnh, tôi thường phải phân thân làm nhiều mảnh tên tuổi. Có những lúc tôi phải trốn vào những câu chuyện những suy nghĩ rất ... Mỹ ở các forum Mỹ hoặc các web site tiếng Anh và rồi tôi quên tuốt chuyện ǵ liên hệ đến tiếng Việt, đến con người Việt Nam. Biết hai ngôn ngữ. Sống hai cảnh đời. Suy nghĩ hai con người. Đôi khi cũng là một cái may cứu rỗi những không lối thoát của đời sống nọ, nẻo nghĩ suy cùng đường của bối cảnh kia.
Quay sang tiếng Việt, gio-o là nơi để tôi gieo bến đậu làm chốn nương nhờ chữ nghĩa. May mà tôi c̣n kiểm soát được chính ḿnh khi không để cho gio-o thành băi chiến trường. V́ thật ra những phiền muộn th́ rất dễ hấp dẫn cũng như nó rất dễ tàn phá tâm hồn. Những hệ lụy do tha nhân mang lại quanh một chữ "danh" của nghề văn sĩ, làm cho tôi thấy tha nhân thật là vô duyên, ác độc, và bám víu vào tôi, khiến cho tôi phải cứ t́m cách biện minh cho họ. Để tránh ḿnh không bị rơi vào cuộc khủng hoảng vô duyên do tha nhân buộc vào, tôi phải tự thiết lập một bức tường gió, kiểu "thả gió bay đi mịt mùng" để tôi c̣n yêu được tha nhân và tiếp tục giữ gio-o như một sân chơi nhào lộn nghệ thuật.
Người sáng tạo đương đại có lẽ cần tĩnh hơn bao giờ hết. Thế giới náo động và tan biến xóa sạch vĩnh viễn bất cứ lúc nào của net rất tàn nhẫn và vô cảm. Mà tâm hồn cực kỳ mẫn cảm của người sáng tạo thường cần thứ không gian tĩnh và cô độc để "cù nhưa cù nhằng" tác phẩm và tâm hồn ḿnh trước khi thẩy tác phẩm ra với đời. Tôi chủ trương một con người sáng tạo phải tranh đấu cho không gian độc quyền của riêng ḿnh. Không ai biếu không cho ḿnh không gian tự do nào cả. Thế giới net mới mẻ và chưa ai biết nó sẽ lôi xềnh xệc chúng ta đi về đâu. Nhưng sáng tạo là một sinh hoạt lột hồn và lóc da người sáng tác đến biên giới cuối cùng của thế giới riêng tôi. Cho nên chúng tôi cần một khoảng riêng rộng và du di nhúc nhích được. Tự Do là đốm lửa đầu tiên và cuối cùng của của người sáng tác là v́ thế. Tự Do biểu tượng cho khoảng rộng bất tận của tâm hồn và của công việc sáng tạo. Cho nên Tự Do vẫn là môi sinh bất khả ly thân của những tâm hồn khao khát sáng tạo. Internet mênh mông nhưng cái c̣ng nô lệ của chu kỳ, của người đọc, của những con số lượt cập nhật vv ... vv... là những thứ mà người sáng tạo phải minh mẫn để nói "KHÔNG" với. gio-o không thoả hiệp với những con số lượt cập nhật, không thoả hiệp với những sáng tác phải có hằng ngày như blog. gio-o là trang nhà của người sáng tác hơn là chỗ xoèn xoẹt đến xoèn xoẹt đi của những cái click vô cảm. Nên gio-o chọn ra hàng tuần. Để tác giả có thời gian đọc và nghiền, có thời gian suy và nhả, có thời gian sáng tác và nghỉ ngơi, có thời gian để hoàn tất tác phẩm, ấp ủ riêng và rồi mới thảy ra cho đời xem chung
Làm sao khơi trong băi rác thông tin của net để t́m được những báu vật. Net hiện đang là một nhà rác khổng lồ bên cạnh những cái vĩ đại qúi báu của nó. Cá nhân sẽ chết ch́m, chết nghỉm nếu không biết cách lục rác, không biết cách tránh rác. Rác tin tức, rác thơ văn, rác tranh ảnh, rác phim nhạc tất cả được thảy lên net. Chúng ta phải đối phó như thế nào để không bị net trấn hiếp. Chủ nghĩa cá nhân của Mỹ có rất nhiều cái giết người khủng khiếp, nhưng có một điều tôi học được khi sống với lũ chủ nghĩa individualism, là tôi phải biết thiết lập một hệ thống pḥng thủ để thể xác và linh hồn đơn lẻ của tôi không bị hệ thống triết lư điên loạn consumerism (Chủ Nghĩa Tiêu Thụ) làm thương tổn. Nhờ học hỏi kinh nghiệm này, tôi đang áp dụng chúng vào việc làm gio-o. Tôi cố gắng để gio-o không phải là một nơi chốn phô diễn những "lạm dụng và trấn hiếp". Lạm dụng chữ, lạm thông tin, lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng bài vở, lạm dụng tranh ảnh từ phía chủ nghĩa tiêu thụ. Có thể một tác giả gửi cho tôi 200 bài và tôi đăng hết cả 200 bài. V́ đấy là cá tính của tiếng thơ đó. Nhưng lắm khi một tác giả gửi cho tôi 20 bài thơ, tôi chỉ chọn được một bài. Bạn ơi, một bài. Một bài thôi. Một bài phản ảnh được cá tính của hồn thơ ấy. Một bài thơ hay thôi có khi cũng đủ một đời thơ rồi. Tôi nghĩ thế nên tôi áp dụng lên gio-o thế. Nhiều đến điên loạn. Tôi đang nh́n thấy cái viễn ảnh trong thế giới "nhiều đến điên loạn" của thời đại net. Ítism. Biết cách "ít", biết cách "sống ít" là một nghệ thuật, là một trí khôn để sống c̣n và để hưởng thụ net. Trong tinh thần "nghệ thuật Ítism" đó, tôi áp dụng vào sự chọn lọc ít nhưng có chất lượng cho bài bản trên gio-o.
Kẻ thích nhào lộn và tung tăng vào những nơi vắng lặng nhất, thỉnh thoảng cũng nổi máu khuấy đảo giang hồ. Nên mới đây tôi cũng bày đặt loen xoen lập hội với các bạn để xúi giục một việc hơi to. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi lập ra một hội www.vaecl.org và có tham vọng trao đổi và đào tạo giới lănh đạo giáo dục cho cộng đồng Việt tại Mỹ. VAECL,Vietnamese American For Education & Community Leadership, Lănh Đạo Giáo Dục và Cộng Đồng Cho Người Mỹ Gốc Việt (vùng Silicon Valley) Nhận thấy người Việt nói chung rất khủng hoảng lănh đạo, thiếu lănh đạo cừ khôi, từ lănh đạo nhỏ lẫn lănh đạo to. Nên tôi bàn với các bạn trong lĩnh vực giáo dục, chỗ tôi hàng ngày làm việc mấy chục năm nay, hăy tổ chức những hội thảo và nuôi dưỡng cũng như khuyến khích các nhân sự Việt Nam dấn thân vào con đường trở thành lănh tụ.
Hướng đi khai phá t́m cách đào tạo lănh đạo mà www.vaecl.org đang áp dụng vào lĩnh vực giáo dục cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ là một viễn kiến mà tôi hi vọng những ai quan tâm đến các vần đề của các cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới nên lưu tâm và hành động thích hợp. Khủng hoảng lănh đạo là kết quả của một xứ sở bị tước đoạt bản sắc ḿnh quá lâu. Thành phần lănh đạo từ các chế độ nô lệ thường phải phục vụ cho quyền lợi của những động lực quốc tế hơn là cho chính họ. Duy tŕ và bảo vệ bản sắc và bản thân ḿnh, chính là một khuynh hướng sáng tao mà tôi rất thích liên hệ để thiết lập.
lê thị huệ
chủ biên gio-o.com
© gio-o.com 2010