tháng bảy --- lựu đạn
Mới năm ngoài tháng Năm 2015 gia đ́nh tôi thoải mái đi nghỉ hè ở Istanbul, Jerusalem, Ai Cập, Jordan. Cách nhau chỉ một năm mà khủng bố hè 2016 lên ngun ngút từ múi địa cầu Trung Đông. Chỉ một năm mà Istanbul kinh đô xinh xắn của người Thổ Nhĩ Kỳ bị nổ bom khủng bố đến 5 lần!!! Giờ sao dám bay về miền Đá Thánh ấy nhỡi chơi nổi nữa!!!
Thánh Chiến! Thánh Chiến! Giữa tháng Bảy khủng bố Hồi Giáo đă tấn công thành phố Nice nước Pháp trong lúc đám đông đang ăn mừng lễ Quốc Khánh. Gần 100 người chết. Tháng trước, ngày 12 tháng 6. 2016, tại thành phố du lịch Orlando nắng ấm t́nh nồng bang Florida Hoa Kỳ, khủng bố Hồi Giáo giết 49 người trong một quán bar. Tại sao Pháp??? Có phải v́ Pháp đă hỗ trợ Mỹ bỏ bom Trung Đông khi Mỹ uưnh Trung Đông thời gian qua? Đạo Hồi Cực Đoan đang tố cáo rằng các cuộc tấn công từ Âu Mỹ (các quốc gia Đạo Thiên Chúa Giáo gồm cả Công Giáo, Tin Lành … ) vào Iran, Iraq, Syria, Lybia trong những thập niên qua, có nghĩa là Đạo Thiên Chúa đang muốn dẹp bỏ Đạo Hồi Thần Quyền (do các giáo sĩ Hồi Giáo lănh đạo) để thiết lập hệ thống Dân Chủ Tây Phương (do dân chúng bầu lên). Thế là Đạo Hồi Cực Đoan Taliban thiết lập nên Chiến Tranh Khủng Bố ngay trong ḷng các thành phố Âu Mỹ. Khủng Bố hiện nay là lời tuyên bố Thánh Chiến từ người Đạo Hồi Cực Đoan đến với Âu Mỹ của người Đạo Thiên Chúa.
Tôn Giáo và Chính Trị ơi !!!
Uớc ǵ ḿnh cứ được bay lửng bay lơ ở bên ngoài --- hai Thế Lực này. Như kẻ sống trong tiểu thuyết ấy.
Chồng ngang vợ ngược con khờ năm nay 2016 đi nghỉ ở vài thủ đô Á Châu. Vợ gặp nạn mắt nên đi cấp cứu Cathay Hospital ở Taipei. Mắt bên trái, cảm tưởng như có thể bị mù nếu không khéo chữa. Vào pḥng cấp cứu chiều chủ nhật đ́u hiu trên đất của người Taipei, tôi được một dàn nữ bác sĩ nữ y tá Đài Loan trẻ trung, nói tiếng English như gió, chụp nhiều h́nh, thử cho đủ tét, cho 8 loại thuốc cần thiết. Rồi ra taxi về khách sạn. Về đến khách sạn mới nh́n cái bill chỉ hơn 400 đô la. Mèn ơi. Sao mà nó rẻ tuyệt cú mèo.
Đă quen y tế của Mỹ. Vào pḥng cấp cứu ra là chục ngh́n đô la trở lên. Tôi cứ mường tượng như ca vừa rồi mà đi bệnh viện ở San Jose là dám lên trên hai chục ngh́n đô la dễ dàng. Đắt bao nhiêu th́ bảo hiểm Evergreen Valley College sẽ hoàn lại hết nà. Bảo hiểm y tế của tôi thuộc loại xịn nà. Nhưng mỗi lần nh́n những bills gửi ra từ các pḥng cấp cứu Mỹ, là thấy quá sức tưởng tượng tai nạn và đau ốm của loài người trên mặt đất hiện nay. Là ḷng lục súc sân si trong người dễ nổi cơn thịnh nộ. Tham chi mà tham dữ! Bill từ một cơn cấp cứu là thấy có mặt bao nhiêu đại gia đế quốc Mỹ gồm: nhà thương (phần lớn nhà thương ở Mỹ thuộc hệ thống Công Giáo và Do Thái), nghiệp đoàn bác sĩ, nghiệp đoàn bảo hiểm y tế, nghiệp đoàn các hăng thuốc, nghiệp đoàn các hăng cung cấp pḥng lab, xúm lại móc … xiền. Họ móc tiền ra sao ? Người nghèo mà bill có lên đến vài trăm ngàn th́ họ móc tiền của nhà nước Mỹ. V́ người nghèo ở Mỹ đi nhà thương là nhà nước thanh toán chi phí hết. Người có công ăn việc làm được bảo hiểm tốt như tôi th́ hăng bảo hiểm trả hết. Chỉ những người không nghèo mà không có bảo hiểm tốt th́ chết ngắc ngư tại cánh cửa bệnh viện. Ví dụ như mấy người buôn bán lẻ. Mấy tiểu tư sản này không giàu đủ để mua bảo hiểm tốt, có khi tiếc tiền hay không đủ tiền để mua bảo hiểm tốt. Thế là khi gặp đại nạn, họ rất khốn khổ. Ở Mỹ đi làm không phải chỉ v́ có công ăn việc làm là tốt, mà đi làm là chỉ cầu cho có được một bảo hiểm sức khỏe tốt. Để t́m kiếm sự b́nh an về vấn đề sức khỏe cho gia đ́nh. Ngồi mà suy tư những đề tài đại tượng như thế này là ś trét nổi lên từng cơn, như khi nghĩ về Cha Chúa và Phật Thầy hay như khi nghĩ về vấn đề Cá Chết Ở Vũng Áng Hà Tĩnh năm 2016. Nên chi sống được ở một cái xứ như xứ Taipei ít nhất là đỡ ś trét khi phải nghĩ suy về vấn đề y tế.
Một điểm tôi thích ở xứ Đài là gái Taipei ít dao kéo cắt sửa. Niềm tự tin vào thân ḿnh đă làm sự khoe đùi của đàn bà con gái xứ Taipei xinh lên đặc biệt trong mắt tôi. Mắc cái giống ǵ mà đàn bà con gái Á Châu đua nhau sửa mắt mũi one size fits all. Nhất là mấy bà cô Việt Nam sửa mũi ai ai cũng một size MC Kỳ Kỳ cứng đơ giữa mẹt. Nguyên tắc làm cho bất cứ thứ ǵ đẹp lên th́ OK. Sửa người sửa mặt cho đẹp lên th́ cũng nên sửa. Cái bệnh của các bà các cô Việt sửa sắc đẹp là cứ đè mũi ra sửa cho cao lên. Đâu phải mũi thấp là mũi xấu. Mũi thấp mà tự nó đă hài ḥa vào một khuôn mặt th́ có thể đấy là một khuôn mặt dễ mến. C̣n cao lên mà cứng đờ đờ một cục u cản trở nét hài ḥa tổng thể trên một khuôn mặt, th́ không thể bảo đảm sự sửa ấy làm tăng thêm vẻ đẹp. Chỉ làm tăng thêm ḷng tự tin (một thứ ḷng tin bị tha nhân điều kiện hóa: rằng hễ mũi nhô lên là mũi đẹp). Một thứ ḷng tin do mấy ông bác sĩ thẩm mỹ viện cấy vào óc mấy người thiếu không khí. Nhiều khuôn mặt mắt mí lót đẹp điếng hồn. Tự nhiên đi cắt da xẻ thịt về thành một đường mắt trợn ngược. Cái đẹp cái duyên phần lớn do sự tự tin trong hồn phát ra. Một tâm hồn tự tin biết yêu thương quư trọng thân xác ḿnh, th́ khi nói khi cười ngay cả khi buồn, tự nẩy bật ra nét duyên dáng trong tay chân điệu bộ, trên khuôn mặt, vương văi vào tóc tai áo quần họ. Và cứ thế thứ hào quang tự tin ấy trên họ như nam châm lẩy sang người đối diện. Tự tin là một viên ngọc của tâm hồn mà nếu không được mài dũa, thường dễ bị thiếu thốn và mất mát. Rồi tha nhân nhân cơ hội người tiêu thụ thiếu thốn sự tự tin, sẽ bán cho những bịch silicon giả và kêu đấy là ngọc chuẩn cắm trên da thịt người. Hàng giả nên tự tin cũng giả. Thế là lỗ vốn tâm hồn.
Đến Seoul lần đầu tiên năm 1988, tôi nhớ Myeong Dong sạn sạo đất lở cát bồi dưới chân. Hàng rong c̣n ngồi bẹt mặt mẹt cả sào trên vỉa hè lổn nhổn như chợ Việt Nam. Tháng Sáu 2016 không c̣n những hàng quán vỉa hè lẹt bẹt ở các chợ thủ đô Seoul nữa. Biến mất cảnh anh hùng lao động ngồi chồm hổm chờ gọi công. Chợ Myeong Dong giờ sạnh sẽ lượn qua thoải mái gót giày cao. Phố xá Seoul giờ sạnh tưng, láng cóng. Đường truyền internet ở Nam Hàn giờ chắc chắn là tiến xa hơn thủ đô Paris và nước Pháp mấy mươi lần. V́ đâu mà cùng một giống hệ thống văn hóa Á Châu nhưng Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan lại tiến xa hơn các nước Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân … Thưa là 4 nước tiên tiến Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan có được những người lănh đạo chu toàn trách nhiệm lănh đạo quốc gia. Lănh đạo biết caring cho người dân, biết làm, biết hoàn tất trách nhiệm lănh đạo quốc gia của họ. Thành ra các tiến bộ của họ là rơ ràng có bàn tay tử tế của government taking care of their people! Bàn tay ngà ngọc của chính quyền lo cho người dân! Chỉ đơn giản vậy thôi. Chứ nhân dân 4 xứ rồng non ấy chả giỏi ǵ hơn nhân dân Việt Nam.
Ở Taipei bạn tôi chạy xe đạp, đến nơi khóa hai cái khóa nhỏ vào bánh trước lẫn bánh sau. Tôi nói khóa chi mà khóa kỹ vậy. Bạn nói không khóa là chúng ăn cắp.
C̣n ở Tokyo th́ người ta vắt cái mũ cối lên xe máy đậu bảy ngày trên hè phố đông gấp 10 lần Taipei, mà chả bao giờ trộm cướp nào ghé lấy. Được bao nhiêu địa điểm trên thế gian nơi ḷng tin lẫn nhau được tôn trọng lên hạng tuyệt đỉnh như xứ Nhật Bản. Niềm An B́nh Trong Sự Tin Nhau là món quà quư giá mà người Nhật tặng gương soi cho nhân loại. Tôi quư nhất xứ sở Nhật Bản ở điểm này.
Một trong những khoảng trống lớn nhất của xă hội người Việt là khủng hoảng lănh đạo. Cứ nh́n các xă hội lớn (xă hội Việt Nam), xă hội nhỏ (các cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại) mới thấy lănh đạo trong các xă hội này rất yếu kém. Tôi chỉ thấy toàn là những tay lưu manh, điếm đàng, mặt dày và lỳ lơm, cơ hội chủ nghĩa nhảy ra làm chính trị. Bọn ngu và ham quyền này vô phước lại nắm giữ số phận của chúng ta!
Bao giờ Việt Nam bật ra được tầng lớp lănh đạo có đởm lược, quyết tâm thay đổi, cương quyết đặt phúc lợi cộng đồng lên trên phúc lợi Đảng, lên trên phúc lợi vợ chồng con cái gịng họ, th́ may ra Việt Nam mới có những bước tiến ngoặt. Nếu không thay máu và không dám có những cách mạng cần thiết về mặt lănh đạo, th́ quê "Nam Choa" sẽ cứ lẹt đẹt thế giới thứ Lào, Thái Lan, Phi Luật Tân măi măi … V́ grass roots Việt Nam th́ năng động, nhưng leadership Việt Nam th́ èo ọt thiếu máu. Bao nhiêu năm rồi măi thế.
Dạo phố Seoul bây giờ dân Nam Hàn bày nhăn Made In Korea một cách đầy kiêu ngạo đầy khoe hàng. Sự tiến bộ của một quốc gia làm bà bán cá cho đến ông bán xe cảm thấy tự tin là ḿnh tham gia vào sự hưng phú của chữ Korea. Niềm tự tin của một cá nhân đi lên rất dễ từ một niềm hănh diện chung của tập thể cộng đồng.
Tại chợ Myeong Dong, ở những cửa tiệm đại lư bán hàng sỹ cho người khắp nước, khắp thế giới đến mua bán, đều có một người hay nhiều người ngồi biểu diễn món hàng mà họ sản xuất. Nh́n vào sinh hoạt này và nghĩ đến sự khác biệt giữa Đại Hàn và Việt Nam. Ở Việt Nam các cửa hàng chỉ thấy người bán hàng và người ngồi chơi nh́n khách đi qua nh́n người đi lại
Những
cửa hàng bán sĩ trong chợ Myeong Dong ở Soeul, thủ
đô Nam Hàn đều có một người chính ngồi cặm
cụi biểu diễn món hàng họ sản xuất cho
khách hàng xem.
Bán hàng nào biểu diễn hàng đó!
Đi phố Nhật phố Hàn phố Đài bây giờ vắng biền biệt tiệm sách. Không như trước đây, bước một bước là thấy hiệu sách. Nh́n mà mê! Ra phố Tokyo, Seoul, Taipei bây giờ chỉ thấy người người chúi mũi vào cái máy thông trên tay! Máy thông đời! Smart phone. Muốn biết bất cứ câu chuyện đời ǵ cứ chúi mũi vào đó mà ḍ. Hỏi đường người Hàn ư, họ mở máy thông trên tay ra … thông đường dùm ḿnh. Ḿnh cũng t́m cách thông, nhưng toàn tiếng Hàn. Họ ḍ tiếng Hàn rồi tuôn tràng tiếng Engish giúp ḿnh. Muốn gọi món ăn có bún lạo xạo thịt nướng, gọi là món ǵ trong một tiệm Nhật ư ? Mở máy thông iphone ra nhờ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nhật rồi đưa cho người hầu bàn đọc. Tôi ngồi gần hai tiếng đồng hồ trên lầu 4 ngôi chợ Hàn xa lạ. Thất lạc ngồi chờ. Tôi lấy máy thông ra thông đủ chuyện, texting, đọc tin tức, vào Facebook, trả lời email, rà soát và thu xếp lại lô ảnh mới chụp. Gần hai tiếng đồng hồ ở một thành phố lạ trôi qua cái roẹt. Người bạn đến đón. Vui và khỏe. Chả mảy may lo lắng bồn chồn tí ti ở một thành phố lạ hoắc nơi xứ người. Ngày xưa th́ chắc phải ôm theo vài quyển sách vài tờ báo để lỡ ǵ c̣n có thứ mà đọc. Sách báo bây giờ không c̣n là nguồn cung ứng bù lấp trí năo cần thiết như ngày cũ. Sách đă thành phế liệu cổ tích. Thiên hạ chúi mũi vào máy thông máy com xem các thứ, phản ứng các thứ. Thời đại của sự tham gia hai chiều của tác giả với độc giả. Thời đại của Karaoke. Thời đại của end users.
Thời gian gần đây các đại học Mỹ sinh viên nổi lên phong trào đ̣i các tiếng nói của các thành phần khác trong xă hội cần được mang vào giảng dạy trong sách giáo khoa học đường Mỹ. Và họ phản đối việc các trường giảng dạy các lư thuyết sách vở chỉ từ đàn ông Da Trắng (Dead Old White Guys, only white male authors) viết. Sinh viên đại học Washington State đă biểu t́nh phản đối (too-many-dead-white-dudes-seattle-u-students-protest-programs-curriculum/). Sinh viên văn chương Anh (English major) đại học Yale th́ đệ đơn Phân Khoa Anh Văn của trường phải đưa thêm các tác giả khác chứ không thể chỉ toàn là dạy các thơ của các tác giả đàn ông Anh Mỹ thôi: is-yale-s-english-course-really-too-white.html, và student-petition-urges-english-department-to-diversify-curriculum/
Các cuộc tranh đấu này phát xuất từ các đại học Mỹ hiện gây được tiếng vang ra ngoài cộng đồng thường dân. Facebook, blogspot, Tweety, Youtube, đăng đầy, Lá cải Dailymail viết: “Angry Yale students petition to 'decolonize' the school's English department and stop forcing students to take 'Major English Poets' course filled with white male writers.” (1) The Guardian, Slate, The Atlantic đồng loạt đăng tin hay bàn bạc. Yahoonews, MSN. com ớp đất tin này hoài!
Đây là một hiện tượng xă hội cực quan trọng đầu thế kỷ 21, nói lên niềm tự tin của các khối tiếng nói xă hội bấy lâu nay bị gạt ra lề, để chỗ cho khối đàn ông Da Trắng Tây Mỹ bá chủ văn chương được ca tụng và truyền bá trong nền đọc sách thế giới, trong các giải thưởng văn chương lớn nổi tiếng thế giới.
Ngu Yên người tham công vấn việc vừa xuất bản một quyển sách trên Amazon. Ư Thức Về Dịch Thuật dày 580 trang . Ngu Yên cũng vừa cho biết chàng được hội đồng quản trị tác quyền của nhà thơ Wisława Szymborska giải Nobel 1996 dành độc quyền cho Ngu Yên dịch thơ bà Ba Lan này từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nên Ngu Yên thích lắm đang vùi đầu dịch cho xong thơ của Wisława Szymborska để tŕnh làng với độc giả Việt.
Đoàn Minh Đạo người thơ xuất phát từ Gió O cũng vừa cho in tập thơ Lưới Mưa được trang trọng giới thiệu lên Gió O tuần qua
Nhà văn Đào Trung Đạo như cũng ôm ấp một quyển sách. Một hầm mỏ đọc sách, một bàn tay khéo léo rất nghệ thuật, nhà văn Đào Trung Đạo là một trong số những người đàn ông viết nhiều mà lại ít in sách. Bao nhiêu năm bao nhiều nhà xuất bản, bao nhiêu nơi hối anh ấy in sách, tập hợp các bài viết, in đi. Nhưng ông này rất ưa tŕ trệ in ấn. Hi vọng nay đă nghỉ hưu từ Bộ Xă Hội xứ Orange County hơn năm nay, anh Đào Trung Đạo có thời giờ hơn và sẽ chịu cho in sách chơi. Ngoài khả năng trí thức văn chương, với mấy bồ sách vở Tây Phương, đă từng giảng dạy Đại Học Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt lúc c̣n trẻ, mít tờ Đào Trung Đạo c̣n có một bàn tay mỹ thuật, viết chữ đẹp, cực kỳ thích lay out những ǵ liên quan đến mỹ thuật này nọ. Đă từng lay out cả nội dung lẫn h́nh thức cho các trang sách của nhà văn Trần Diệu Hằng một thời gian sáng tác quan trọng nhất của nhà văn nữ này. Nhân nói về điều này, tôi nghĩ đến một một lô các cây viết nữ hải ngoại cũng có tác phẩm này nọ. Nhưng thật ra các tác phẩm của các cô các bà ấy, là do các cây viết nam viết. H́nh như có những người đàn ông Việt hơi bị enjoy doing this! Hiện tượng này khá phổ biến trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa Việt Nam. Khi Nguyễn Thị Lệ Liễu cùng tôi làm project Thơ T́nh Nam 1954-1975, chúng tôi khám phá ra một lố nam nhân đă sáng tác thơ và kư bút hiệu nữ thi sĩ. Nếu cho tôi làm một cuộc phỏng vấn thẳng thắn với hai ông từng là chủ bút các tờ báo hải ngoại là Trần Vũ và Trần Nghi Hoàng, tôi sẽ hỏi, hai ông này đă “đẻ ra" (hay viết dùm) bao nhiêu tác phẩm cho bao nhiêu nữ tác giả trên văn đàn hải ngoại (và cả trong nước). Trong một bài viết viết hồi năm 1978, tôi đă tham vọng bắt đầu nghiên cứu nghi án Hồ Xuân Hương là một người viết nam chứ không phải là một người viết nữ. Cho đến nay tôi vẫn giữ trong ḷng nghi án này. Tiếc là không có thời giờ để nghiên cứu sâu xa một nghi vấn như thế. Trước đây tôi vẫn nghĩ trong nền văn học Việt Nam từ lâu đă có khá nhiều tác phẩm ghi danh tác giả nữ, nhưng do đàn ông viết. Nay làm chủ bút Gió O một thời gian dài, tôi càng nghiệm ra hiện tượng này khá đáng nghiên cứu trong nền văn học Việt Nam.
Tháng Sáu 2016, trên trang Facebook của một đồng nghiệp Mỹ bạn tôi báo tin người sáng lập ra cà phê Trieste, Papa Gianni (1920 – 2016) San Francisco, vừa qua đời. Bạn tôi là giáo sư từng dạy Anh Văn ở Evergreen Valley College. Là người tôi từng chất vấn sâu xa về đề tài sao văn chương của Pearl Buck, người lĩnh giải Nobel Văn Chương của Mỹ, không được giới yêu văn chương ở Mỹ cho dạy trong các sách giáo khoa. Bạn tôi cũng như rất nhiều người Mỹ trí thức không ưa Pearl Buck và nghĩ bà Pearl Buck viết văn với giọng “too đế quốc trắng” nên họ không hảo. Khi nghe tin về quán cà phê Trieste, tôi vào Facebook của bạn đọc, và quả đúng, thấy bạn viết về quán này với lăng mạn kỷ niệm v́ bạn học ở Berkeley và sống ở San Francisco một thời. Bạn nhớ nhung về thời bạn vào nghe Gingbers, Ferlinghetti đọc thơ ở caffe Trieste San Francisco này nọ. Tôi vẫn thường soi ư nghĩ khi gặp những sự kiện thế này. Các bạn Mỹ của tôi, họ lớn lên trong thập niên 1960. Họ nói về các sinh hoạt thập Beat niên 1960 một cách tương tư tŕu mến th́ c̣n hiểu nổi. Nhưng tôi đọc bên cánh Việt Nam cũng có những tương tư tŕu mến về Trieste ấy một cách kỳ lạ. Từng có những ông thi sĩ già không biết lái xe, nhưng hễ có bạn thi sĩ ở xa đến Bắc Cali, là phải nhờ người lái xe đưa đến quán Trieste ngồi một cái để gọi là ông thi sĩ Việt đă có đến quán Triste của thi sĩ Ginberg ngồi một cái .... Rồi các thi sĩ Việt về nhà sáng tác ra những bài thơ đại tượng cà phê Trieste. Rồi có các độc giả Việt nơi xa xồi nào đó tưởng tượng ra quán Trieste này với tất cả vẻ huyễn hoặc của thơ ca Trieste và Ginberg để cũng thầm tương tư ước ǵ ta sẽ đến chân trời Ginberg của caffe Trieste (của thiên hạ ấy … ) ngồi một cái ...
Nói về sự tự tin của mỗi người, trong thông điệp của ông tổng thống Obama cường quốc America đọc cho giới trẻ Việt Nam ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đ́nh, Hà Nội tháng 5. 2016, Obama nói: “Your destiny is in your hands.” Đúng rồi ! Hăy tin vào ḿnh trước. Hăy làm ra những tác phẩm của ḿnh. Như câu thơ của nhà văn Mai Thảo mà tôi giữ lại trên đầu Gió O:
Chế lấy mây
và gây lấy nắng
Chế lấy đừng vay mượn đất trời
http://www.gio-o.com 15 năm. Chặng đường đă qua. Chúng tôi dự tính sẽ làm một Ngày Dó Oi . Một ngày gặp gỡ. Sẽ là ngày 9, tháng 10, năm 2016. Gặp nhau ở một quán tại Nam California. Địa điểm đă được đặt. Chương tŕnh sẽ do Nguyễn Vũ Khuyên (Berkeley), Trangđài Glassey-Trầnguyễn (Nam California) , Nguyễn Thảo (Houston), NAT (Berkeley) tổ chức và điều khiển.
Nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm ở xứ Montreal lạnh lùng ấy, thường đóng băng các cuộc đi xa. Hồ Đ́nh Nghiêm viết rất bay nhảy nhưng lại tránh xa các cuộc lữ hành trong đời thường. Hồ Đ́nh Nghiêm ít thấy xuất hiện ở các tụ họp văn nghệ ngoài Motreal. Nhưng lần này chàng hứa sẽ bay về Nam Cali tham dự cuộc hội ngộ của Gió O tháng 10 này. Như lời ngấp nghé trong bài viết tuần này.
15 năm ấy biết bao nhiêu t́nh (Kiều). Sinh hoạt Gió O 15 Năm và các bài viết sẽ lần lượt được giới thiệu lên gio-o.com trong những dịp tới .
1. "Những sinh viên đại học Yale đă giận dữ làm đơn kiện để "giải phóng khỏi thực dân" cái phân khoa Anh Văn và để chấm dứt việc bắt sinh viên học những lớp "Những Nhà Thơ Nổi Bật Trong Anh Ngữ" dạy toàn là những nhà văn nam người Da Trắng". http://www.dailymail.co.uk/news/article-3643968/Yale-students-petition-department-remove-poetry-course-filled-white-male-writers.html
Lê Thị
Huệ chủ
biên gio-o.com 07.2016 © gio-o.com 2016