lê thị huệ & nguyễn vũ khuyên
lê thị huệ
các ám khói ở đường truyền ngữ ngôn …
Tôi thường ao ước nếu có thời giờ, sẽ dùng photoshop chế ảnh châm biếm khôi hài đưa lên Gió O chơi vui . Tôi mong có một tay biếm họa tầm cỡ, sáng tác trên Gió O . Biếm họa th́ đă mỏi ṃn rồi. Không thấy. Mới đây may nhà thơ gân guốc Nguyễn Đăng Thường tặng cho loại thơ nhại. Thơ nhại là thơ chế theo thơ nhạc của các tiền bối, tếu và diễu đời. Hài hước thông minh không bao giờ dư. Kiếm được hài thâm thúy đọc thấy đă như thơ nhại của Nguyễn Đăng Thường nên tôi vui.
Nguyễn Thị Hải và Như Quỳnh De Prelle, hai người nữ trẻ đang song kiếm bích hợp, khiến cho nhiều đấng chiêm ngưỡng các đường quyền chữ nghĩa của hai cô đang nở rộ trên Gió O. Như Quỳnh De Prelle khoe mới có tập thơ Song Tử sắp ra ḷ . Nguyễn Thị Hải hứa hẹn sẽ có tập thơ ra đời trong năm nay. Tôi đang bắt đầu một cuộc phỏng vấn nhà thơ Lâm Hảo Dũng. Lâm Hảo Dũng với những hí lộng vang vang cơi thơ vần thân thương trên Gió O thời gian gần đây. Rất được các bạn đọc yêu thích, hỏi thăm. C̣n nhà thơ Nguyễn Đức Nhân th́ sao ? Nguyễn Đức Nhân gửi thơ đến Gió O rất dè sẻn. Nhưng hầu như bài nào của ông tôi cũng đăng. Tôi tự hỏi thơ của Nguyễn Đức Nhân đáng lẽ phải được tuyên dương sớm hơn. Ông làm thơ đă lâu. Chữ nghĩa cao rộng, thơ văn bén nhạy, cơi thơ của Nguyễn Đức Nhân như chung rượu ngon quyến rũ. Tôi đọc thơ ông và thèm đọc tiếp đọc tiếp thơ của ông hơn nữa …
Song tấu “Tôi Oi” của nhà văn Trangđài Glassey-Trầnguyễn và “Tớ Lợp” của nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm là một món vui và hay. Vui là v́ có hai bạn văn nghịch chơi chữ trên Gió O. Nhà viết mà để ư nghịch chữ th́ mới máu chứ nhỉ. Phải có nhu cầu ṃ chữ th́ mới khích thích sáng tạo hung. Tôi chứng kiến cảnh ngày xưa tiếng Mỹ không có từ “Yahoo”, không có từ “Google”. Vậy mà người đẻ ra hai chữ ấy làm thế giới răm rắp dùng gúc gồ như một động từ “t́m kiếm” trên in tơ net. Dó Oi như tôi nói trong ngày Dó Oi ở Lạc Cầm 09.10.2016 là nhu cầu sáng tạo chữ nghĩa. Người sáng tạo chữ, hơn ai hết, nhạy và yêu các khích động chữ để làm mới ngôn từ.
Gần đây Gió O giới thiệu thường trực Nhạc Jazz Dịch của nhóm Kẻ Jazz do Nguyễn Thảo và Lê Vũ ở Houston khởi xướng. Đam mê âm nhạc của hai bạn thật đáng nể . Ngoài công việc trông coi pḥng mạch đắt khách là hai nha sĩ ở Houston, hai bạn này người dịch và hát, người chơi ḥa âm, có nhạc mới đưa lên hàng tuần. Đáng nể và đáng khen. Người Việt ở Mỹ công nhận học phải cái tính workaholics của người Mỹ, nên lao động ǵ là trằn ra làm việc như điên như khùng. Nhưng cũng nhờ thế mới có sản phẩm mới . Nhờ thế mà nền âm nhạc Việt thời gian qua có được thêm một gia tài Nhạc Jazz Ngoại Quốc Lời Việt của Nguyễn Thảo.
Một nhóm sáng tạo người Việt nổi tiếng ở gịng chính Hoa Kỳ, nhóm Viet Thanh Nguyen đang xưng họ “cũng là” Văn Nghệ Sĩ Việt Lưu Cư (Diasporic Vietnamese Artists). Tôi thấy điều này khá vui vui. Ở Mỹ họ đúng là các nhà văn Việt Mỹ (Vietnamse American Writers). Nhưng trên trang Diacritics do Viet Thanh Nguyen chủ trương, họ nói một cách nhập nhằng, muốn tuyên xưng thêm ḿnh c̣n là nhóm nhà văn Việt Nam Hải Ngoại.*
Điều tôi có cảm t́nh với nhóm Viet Thanh Nguyen là trên trang nhà của họ có phần Việt Ngữ http://diacritics.org/. Tôi thấy vui vui v́ Nguyễn Viết Thanh yêu nhận cái gốc Việt Nam sống ở nước ngoài của ḿnh. Dù thành công về sự nghiệp sáng tác của anh th́ để phục vụ người Mỹ. Sáng tác của nhóm này nhắm đến khối độc giả Anh Ngữ. Ví dụ tác phẩm được giải Putlizer, The Sympathizer, của Viet Thanh Nguyen lao vào các định kiến media đă nhăo nhừ, và các kể lại về chiến tranh Việt Nam, ám trong đầu óc của người Mỹ mang quân đội đi xâm lăng nước khác. Ví cái tính xâm lược của đạo quân gây chiến, các ám ảnh của người Mỹ về cách họ tham dự Chiến Tranh Việt Nam không phải là các ám khói trong đầu người Việt và người các nước không Mỹ. Cùng tham dự một cuộc chiến, nhưng tâm thần của kẻ có hầm mỏ thú tính gây hấn, khác tâm thần của một con người nhân bản phải ra chiến trường để tự vệ số phận ḿnh và số phận của quê hương ḿnh. Phần lớn các tác phẩm do các nhà văn Việt Mỹ viết, thường “ăn theo” các đề tài ám ảnh của xă hội Mỹ.
Trong cái định nghĩa Nhà Văn Hải Ngoại, chúng tôi là những người “viết Tiếng Việt ở ngoài Việt Nam”. Chọn lựa một ngôn ngữ để sống để viết là một loại “luxury” của những người có khả năng làm điều này trong trật tự của Thế Giới Mới. Đây là một loại Chọn Lựa Quê Hương “sang và chảnh” - chọn lựa quê hương không nằm trong chọn lựa địa lư cổ điển - mà chọn lựa quê hương nằm trong chọn lựa ngôn ngữ sáng tác. Với chúng tôi, ngôn ngữ sáng tác là sức sống, là quê hương. Tiếng Việt là Quê Hương mà Lănh Thố Việt Nam không chắc ǵ c̣n là Quê Hương của những Nhà Văn Việt Hải Ngoại.
Con người cạ xát nhau hơn qua đường truyền in tơ net. Thế giới in tơ net bắt con người lại phải điều chỉnh với các ngôn ngữ khác nhau. Một người xử dụng hai ngôn ngữ hàng ngày như chúng tôi, khối các Nhà Văn Hải Ngoại, như sống qua hai ba vực thẳm của hai ba đời tiếng. Chúng tôi như bị xiết cổ nghẹt thở v́ các khác biệt của hai ba con đường qua hai ba ngả. Có vẻ như khối ngôn ngữ mạnh sẽ nuốt trửng khối ngôn ngữ yếu. Và các cuộc chiến tranh tương tàn về ngôn ngữ thế nào rồi cũng sẽ xảy ra trên in tơ net.
Fake News (Tin Giả) trên Facebook hiện cũng là một hàng thời đại nóng bỏng nhân bầu cử tên Trum lọt lên ghế Tông Tông Mẽo. Gian Dối và Chân Thật là hai mặt của cuộc đời mà ở đâu có sinh hoạt của loài người th́ ở đấy chúng hiện diện. Là người có dịp chọn lọc bài vở cho mạng gio-o trong thời gian qua, tôi là kẻ ám ảnh việc người gửi bài là fake, giả tên. Tôi không thích điều này v́ cá nhân tôi đang mang theo nỗi ám ảnh về một câu chuyện “tôi biết rất rơ là không phải hắn viết” mà hắn lại rất nổi tiếng trong giới Văn Chương Hải Ngoại. Biết nhưng tôi chưa thể hay không thể nói ra. Sự không thể nói ra của tôi càng làm tôi bấn rấn với các bài vở tôi nhận được. Một nữ dịch giả trẻ măng không phải gốc trường Tây và chưa bao giờ rời Việt Nam, gửi cho tôi mấy chục bài dịch rất cừ khôi rất xuất sắc. Làm sao tôi tin nổi đấy do cô trẻ mới 20 tuổi đời dịch. Nếu không phải là đằng sau cô phải có một tay đực rựa rất tài hoa rất giỏi ngoại ngữ mới có thể nắm bắt các đề tài tiểu thuyết thế giới có chất lượng như thế. Ám ảnh của tôi là chẳng thà bài ít, nhưng tôi muốn gio-o cưu mang những đóa hương tinh khiết chân thật và hay, của những tâm trí kiệt sức chân chính cho một tác phẩm sáng tạo. Nhưng dù đă thanh lọc bản thân gio-o đến như thế, thỉnh thoảng tôi vẫn ph́ cười cho nỗi ám ảnh của ḿnh, v́ cái fake - hàng giả, như nấm thiên nhiên trong nhân gian. Rất nhiều kẻ sống hùng sống mạnh bằng việc buôn hàng giả và được nhân loại tung hô thờ phượng. Hàng Fake th́ tôi không ưa, nhưng cái tính chất của hàng làm xong là biến mất, Không Kư Ức, của Snapchat lại hấp dẫn tôi.
Snapchat một loại "Áp" (APP) cho net, dự đoán sẽ được chào chứng khoán vào tháng Ba năm 2017 này . Nếu đúng như các nhà chứng khoán tiên đoán khi hàng Áp của Snapchat ra đời th́ cậu Evan Spiegel 26 tuổi (sinh 1990) sẽ trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới qua một đêm . Trong khi Facebook đă trở thành loại hàng dành cho người già chơi, giới trẻ Mỹ hiện đang yêu thích Snapchat của cậu họa sĩ tài hoa này . Snapchat dùng để gửi h́nh ảnh và video đến người khác. Cái hấp dẫn của Snapchat là chúng chỉ lưu giữ ảnh và phim h́nh trong một thời gian cực ngắn. Mười giây sau khi người nhận xem xong, các ảnh và phim h́nh này biến mất. Xóa tất . Sự biến mất không để lại dấu vết trên net chính là điều hấp dẫn lôi cuốn giới trẻ ngày nay. Nếu Snapchat bán hàng thành công v́ tính không lưu giữ kỷ niệm, th́ điều này nói lên triết lư sống mới trên net: Không Kư Ức!
Gió O dựng bảng “Sử Việt Nh́n Từ Ngoài Việt Nam” cho ông Ngô Bắc suốt 15 năm qua. Và kết quả là đă tạo thành ngọn cuồng phong ở Việt Nam . Hiện nay tại Việt Nam nổi lên phong trào người người đ̣i học Sử Việt lại, người người đ̣i viết Sử Việt lại. Thành quả rất tốt của www.gio-o.com.
Tôi rất muốn cám ơn một bộ phận các ân nhân đă thỉnh thoảng giúp quỹ Gió O trang trải chi phí duy tŕ. Mong quư vị ân nhân nhận nơi đây ḷng biết ơn của tôi . Đặc biệt là với một hai bạn văn hiếm hoi, vừa đóng góp bài vở lại vừa là những ân nhân rộng răi nhất, “thương” quỹ duy tŕ Gió O và “cho” hết sức hào phóng.
Từ khi làm Gió O bất định kỳ, có vẻ như tôi thấy thoải mái hơn v́ không bị thúc hối ngày nhất định. Trong tương lai, nếu chủ biên đi du lịch dài ngày, th́ Gió O vẫn có thể duy tŕ tùy theo điều kiện thuận tiện hay không thuận tiện của nơi tôi rong duổi đến.
·
* xem
thêm tại trang nhà Diacritics: http://diacritics.org/
"So diaCRITICS is the blog for the Diasporic Vietnamese Artists Network. But what's a diaspora? It comes from Jewish history. The Jews were cast out of their homeland and formed a Diaspora of people scattered over many countries. Now there are many Diasporas, driven out for all kinds of reasons. The Vietnamese Diaspora is where it is mostly because Viet Nam was occupied by the French, then occupied by Americans, then divided in two, then reunified into one at great cost to the other. So now we have Vietnamese in the United States, France, Germany, Australia, Canada, Israel, England, Russia and many more countries. Basically we have Vietnamese all over the world. For some, Viet Nam is always home. For some, the country where they're at is home. For some, they will never go home. For some, the whole world is home. For diaCRITICS, wherever there's Vietnamese people, there's a home."
Lê Thị Huệ
chủ biên gio-o.com
02.2017
© gio-o.com 2017