lê thị huệ
thôi buồn chi h. ơi
chiều cuối năm rồi …
tản mạn
Nhóm bạn cũ từ Đại Học Văn Khoa Đà Lạt họp mặt tại Bắc Cali đầu năm Tây 1.2011. Kim Ngân cùng chồng và hai con trai lớn từ Australia bay sang, Bùi Thanh Hải Orange County Xe Đ̣ Hoàng lên, Ánh Tuyết Seatle bay xuống. Tôi đón đưa quầy quả giang hồ thồ tất cả ở xa về. Thuê một chiếc xe Van Chrysler to, tôi là tài xế. Đời tôi gần sáu mươi năm cuộc đời chưa bao giờ lái một chiếc xe khổng lồ như thế. Tôi đưa mọi người leo ngược thành phố San Francisco ngắm con đường khét tiếng chữ Chi Lombard Street, phóng mắt đẹp nh́n ra hải đảo ngục tù Alcatraz nhọn eo Golden Gate Bridge bạt gió. Đổ dốc con đường tuột tay lái có tên là California Street. Về khu Cliff House ngắm hải âu bay dài trùng dương biển sóng c̣n đọng dấu vết hồ tắm Sutro's Baths và cuộc động đất lịch sử 1906 ở San Francisco . Qua bên kia phố nghệ sĩ Sausalitto ăn bánh ḿ Do Thái kẹp ngon. Về chụp h́nh ở Fisherman Wharf cho đủ bộ du lịch San Fran. Vào China Town ăn tối. Rồi thả gia đ́nh Kim Ngân về lại khách sạn Chancellor giữa khu Union Square. Bạn bè thấy tôi lái xe như ngựa rượng yêu truông trong thành phố bèn bảo Lê Thị Huệ sanh ra đáng lẽ là một người đàn ông. Tôi không hiểu. Tại sao lái xe giỏi ở thành phố San Francisco là việc đàn ông. Tôi bị nhiều người nói tôi nên là đàn ông. Gần 60 năm cuộc đời đàn bà tôi bị nhiều lần công chúng biểu tôi hăy nên là đàn ông đi.
Vài năm trước đây
con trai Nam Sơn vào đại học, suốt ngày tôi đi
t́m tài liệu đọc tại sao bây giờ con gái thành
công hơn con trai trong các đại học Mỹ. Con gái
đậu thủ khoa cả đàn. Con gái chiếm hạng
các trường lớn hết rồi. Con trai bị lép
vế. Trường nào bây giờ sinh viên học
giỏi và sinh viên lănh tụ cũng đều là con gái. Các
bậc cha mẹ có con trai đang lo xoắn đít v́
thấy con trai thời đại này sao thua con gái
đủ mọi mặt. Tôi có con trai nên lo cho con, nên t́m
tài liệu đọc nhiều và thấy là thế
đấy. Con trai tôi cũng đồng ư. Ừ con gái chúng
đứng đầu lớp hết. Con gái bây giờ khác
con gái thời xưa mẹ ạ. Con trai tôi tính t́nh
giống mẹ nên tôi chỉ lo con trai độc lập quá
lại khó sống với đời. Nhưng t́nh h́nh chung
là con trai trẻ hiện nay đang yếu cơ hơn con
gái về nhiều mặt. . Theo sự quan sát của
tôi, hiện tượng này đang trên đà tiến lên
khắp nơi trên thế giới. Một bài báo về ngành
Thống Kê của nhà nước Canada
có nói về hiện tượng này.
Thời đại nữ quyền đang lên. Không biết
sự lên xuống sẽ đưa nhân loại này đi
về đâu. Nhưng trong mối nhạy cảm của
một hạt cát ta bà, tôi thấy nhân loại con gái đi
lên con trai đi xuống hay cuộc đời đàn ông
thích phía sau đàn bà thích nằm trên th́ căn bản
đời sống là một mối bùi nhùi và có thể
bị đốt cháy và thiêu rụi bởi những
đứa điên khùng bất cứ lúc nào.
Tôi ngồi đây viết những chữ vụn, run
rẩy trong bóng tối. Chợt nhớ vừa đọc
một đoạn tin về thanh niên Mỹ khùng
nả đạn bắn vào 6 người ở Arizona ngày
8/1/2011 vừa qua. Cả nước Mỹ săn se đi
t́m nguyên do tại sao và có một mẫu tin đă tả tâm
hồn người thanh niên như sau: Logghner thuờng
đă đánh trống trong nhà xe khi bạn Tierney chơi
đàn ghi ta. Họ thường nói chuyện triết lư,
nói chuyện về thế giới đương
đại đă tống tháo người ta vào cá nhân
chủ nghĩa.. Rồi họ hút x́ ke, trong khi
cảnh sát lôi họ ra và khám vào một ngày tháng Chín năm
2007, và anh bạn Tierney đă nhận là họ hút x́ ke
với nhau trong một chiếc xe Van trên đường
trở lại một tiệm bán chạp phô*. Hắn
là một tên bị điều động bởi drug.
Thế giới này đang bị điều động
bởi nhiều thứ mà tôi nghĩ drug là một trong
những thứ nhiều nhất. Khi đầu óc bị
điều động bởi drug con người điên
khùng lên, có thể làm nhiều việc mà một
người không drug không thể làm được. Loghner
học đại học, chơi ban nhạc, nói chuyện
triết lư, và xài drug. Tôi nghe nói
ở Hà Nội gần như nhà nào giờ cũng có
người xài drug. Tôi biết ở Mỹ chuyện
xài drug bây giờ là chuyện đại trà sững sờ
ở các trường trung học. Biên giới Mexico, thành
phố Ciudad Juarez
số người bắn nhau v́ drug lên hơn ba ngh́n
người trong năm 2010. Cô thư kư trường tôi kể chuyện
về thăm thành phố quê hương ở Mexico mỗi
ngày phải về nhà trước 9 giờ tối v́ thành
phố bán drug nhiều nên áp dụng luật
giới nghiêm.
Eh, đừng quên tôi ơi, cũng có tác phẩm thơ văn Việt Nam phơi phới drug. Thơ Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương hay là nhờ có khói ảo của nha phiến. Thế giới bây giờ lập danh sách những danh ca nhạc sĩ thi sĩ chết v́ drug th́ vô số. .
Nền văn học nghệ thuật tiếng Việt trên net đă và đang phát triển tung tóe vượt bực. Các diễn đàn chung và các lốc cá nhân phát triển tối đa. Hiện tượng này xảy ra cho tất cả mọi thứ tiếng trên Net, không chỉ tiếng Việt. Tôi luôn luôn nh́n hiện tượng trăm hoa đua nở với một thái độ sung sướng là tạm thời phải chấp nhân tṛ chơi lượng nhiều hơn phẩm của thời đại ban đầu khai sinh nền Net. Ai cũng có thể trở thành nhà văn, ai cũng có thể trở thành thi sĩ, ai cũng có thể trở thành nhạc sĩ, ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia. Chưa bao giờ nghệ thuật bị kiết xác như hiện nay. Trong cái bươn bả ôm cái xác tàn tro cũ, thế giới nghệ thuật đang được định lượng lại. Sự t́m kiếm những vàng ṛng, những viên bích ngọc, và những đồng thuận về nghệ thuật đang được ṃ mẫm. Cái nh́n của tôi về thế giới sáng tạo trên Net là một cái nh́n lạc quan. Và tôi thấy nhiều dấu hiệu là nền nghệ thuật trên Net sẽ điều chỉnh để những tác phẩm đắt giá vẫn trổ hoa, vẫn mở đường.
Thế nhưng cái tim óc của nền viết trong nước th́ đi theo nền viết trong nước. Nền phê b́nh của mấy ông bà tự nhận là phê b́nh gia Việt Nam đi lạc theo kiểu lạc của mấy ổng mấy bả. Những ǵ thuộc về nền viết của những người Viết “trong nước” hiện nay cứ như là những kẻ viết đang bị công an dí súng bên màng tang. Những nơi đại diện chính thức cho nhà nước như evan, thethaovanhoa, thanhnien, tuoitre vvv. cho đến các trang lốc của các người viết tự nhận ḿnh là "nhà văn" nhà thơ" không bao giờ dám nhắc nhở ǵ đến trang văn chương nghệ thuật khác, không bao giờ dám ngó đến các trang lốc cá nhân nào, ng̣ai những trang nhà lốc của các đại gia văn giả đă được nhà nước Việt Nam đóng cho cái mộc “Hội Viên Hội Nhà Văn Chắc Ăn". Một thứ mentality bị trị như thế th́ c̣n lâu lắm mới khá lên nổi. Trong nước tim óc đă bị trị như thế, ng̣ai nước các ông bà phê b́nh cứ phê b́nh kiểu "chắc ăn". Chưa có một nhà phê b́nh nào cả trong lẫn ng̣ai nước sáng dạ nh́n vào thực trạng tác phẩm, diễn đàn, lốc Tiếng Việt nổ rần rần trên ṿm trời tơ nét hiện nay để có một công tŕnh nghiên cứu hoặc phê b́nh dội sáng cả. Người trong nước th́ chỉ phê b́nh người trong nước cho "chắc ăn". Người ng̣ai nước th́ cũng chỉ để ư đến nhóm ḿnh, phe ḿnh, băng Quảng Nam hay người Xứ Huế ḿnh cho "chắc ăn". Chứ nếu họ mở Net ra th́ thấy nền văn học tiếng Việt bây giờ mở cửa toang hoang. Đầy phong cách và đầy góp mặt. Hay dở cao thấp chuyên nghiệp tay mơ ra sao th́ cứ mở Net ra là đầy dẫy thơ văn. Sao lại có thể không nh́n ra được thế chứ. Không biết đến bao giờ th́ cộng đồng mạng mới nẩy bật ra được những nhà phê b́nh xông pha, khách quan, và tài năng, để đổ dầu vào lửa văn chương nghệ thuật đă bén trên mạng.
Tôi
cầm đọan văn của Hồ Đ́nh Nghiêm ném vào
chùm nắng vàng đang lét leo ng̣ai sân trời California tháng
mười hai cuối năm Tây. Bạn tôi viết
tuyệt vời. Chữ Huế và chữ Hải Ngoại
nhăo nhừ lá tuyết lạnh đầy Canada của
bạn tôi làm cho tôi say say.
Tôi vẫn c̣n thiết tha khi chạm phải một
đọan văn, một bài thơ, một tiểu
thuyết hay. Chữ phóng đại đời. Tôi vẫn
c̣n say say tê tê khi gặp phải một tụm chữ làm
cho trí tuệ và tư tâm ḿnh bốc lên, ngây ngây, phiêu
hốt, ...
Và đó là tại sao tôi vẫn ôm gio-o vào ḷng cho đến nay.
gio-o.com nhận được những đóng góp của nhiều tác giả khắp nơi, đủ kiểu, gửi đến. Tôi mừng cho gio-o đă đạt được thành quả này. Đấy là duyên dáng văn chương của gio-o. Tôi tự nhủ như thế. V́ từ lúc tôi mở cửa gio-o cho đến một ngày nào đó tôi vứt luôn những cánh cửa của gio-o vào một cyberspace nào đó, tôi vẫn là một người sáng tác cô đơn và rất nghi ngại tha nhân. Tôi làm nữ chủ biên rầu ghê v́ ngại liên lạc với các tác giả. Có những tác giả tôi vào blog họ lấy bài sau khi đă có sự thỏa thuận giữa chủ bút và tác giả. Thế thôi. Có tác giả chưa bao giờ gửi vê một chữ cám ơn. Có tác giả nói gửi bài gio-o là đại hiệp v́ có nhận được đồng nhuận bút nào đâu. Có lẽ thái độ nghi ngại của tôi với tha nhân đă phủ lên một lớp sương mờ nào đó. Có khi tôi buồn v́ thấy chỉ một ḿnh tôi trả tiền server, chỉ một ḿnh tôi cơ cực cuối tuần, mà c̣n nhận được những thù hận oán ghét. Nhưng ôi bản chất cuộc đời vốn là vô ơn. Biết! Biết!
Viết về đất đá, gịng sông, con tàu, cây đa bến cũ, lưng ông ngọai, tiếng hát em ngoan, ơn cha, mái tóc mềm của chị, th́ mới dễ len vào ḷng độc giả Việt Nam. Viết cái ǵ ngoắc ngóe tai ương của ḷng người và của cuộc đời là có đụng chạm, có đập vỡ, có lên tiếng, có phát biểu, có phản ứng. Trong trường hợp này bản văn bài thơ có thể sẽ tạo ra một luồng chấn động không quen thuộc. Nhưng hỡi ơi, cứ nh́n vào chế độ Cọng Sản về ngự ở đất nước Việt Nam từ đó đến nay. Bao nhiêu nước đă nhả chất độc Cọng Sản ra rồi. Chỉ c̣n người Việt chưa nỡ nhả nọc độc này thôi. Người Việt lại thích sống với những hàng-ḷng-độc. Ăn rắn và ăn thịt chó, toàn là những thứ mà thế giới không dám ăn. Người Việt hănh diện ngầm là ḿnh làm được những thứ mà thế giới không làm được. Ví dụ như nọc độc Cọng Sản ai cũng nhả ra rồi nhưng Việt Nam dám sống với nọc độc ấy. Có sao đâu. Đại khái mentality là thế. Sự ĺ lợm và ù ĺ của người Việt kiểu đó, th́ hỡi ơi, một kẻ nào đi ngược lại với truyền thống và đám đông Việt Nam th́ tốt hơn hết là xách dép ra đứng ng̣ai ŕa. Chơi với đời lưu vong đi.
Người ưa đi ṃ tâm hồn con người và mẫm linh hồn đời sống th́ làm sao mà viết lành, viết hiền, và nương nương được. Nên những điều tôi muốn viết, tôi cứ việc viết. Tôi không ngại phiêu lưu. Mở cửa. Mở cửa đi. Tôi đi một ḿnh. Và chiều nay bỗng dưng tôi thấy muốn liệng một tiếng thôi đừng buồn chi h. ơi vào hư vô chiều cuối năm ./.
lê thị huệ
chạp 2010
* Loughner used to bang the drums in Tierney's garage while his friend jammed on the guitar. They used to talk philosophy, about how the modern world was draining people of individualism. They got high, as police found out when they pulled the two over in September 2007 and Tierney admitted they smoked a joint in a van on the way back from a convenience store. (http://www.kansascity.com/2011/01/15/2586601/before-shootings-loughner-embarked.html).
© gio-o.com 2011