Lê Thị Huệ
Lượn Giữa Những Đế Quốc
kư
nếu con chết quẳng xác bên vỉa hè Milan
nằm cạnh ngôi đền Duomo thở hơi
những vị thần linh già mốc meo phế đế
th́ những bàn chân hoang của một đôi
bố mẹ khạo khờ ham chơi và vụng dại
có tan trôi, nổi theo gịng ancoba ra
ngoài đại dương vô mây biệt
đời cố xứ
ấy
Một ngày tháng Sáu nắng mềm gió cali quyến luyến gót chân của đàn bà con gái chúng sinh. Ngồi thong thả cùng Nguyễn Vũ Khuyên ăn sashumi ở ngơ một phố lành khuất trong thành phố nhiều người homeless nhất thế giới là San Francisco, tôi vặn vẹo: Em nói đi. Việt Nam có đáng đi hay không. Em nói nó có ǵ để "đi" th́ chị sẽ đi ngay lập tức.
Nguyễn Vũ Khuyên vừa vùi body vào Việt Nam sáu tháng. Con chuột Berkeley để căn pḥng cực kỳ thơ mộng trên đường M. lại, đi Việt Nam trầm ḿnh sáu tháng trên cao nguyên Gia Lai, cao nguyên Đà Lạt với một người t́nh đẹp chai đẹp lọ. Căn pḥng của Nguyễn Vũ Khuyên ở Bekerley nơi những người đàn ông như Ngu Yên, Đào Trung Đạo, Văn Cầm Hải, Bùi Thạc Chuyên, đến đấy là phải uống một cốc rượu cực mạnh do nữ trí thức trẻ Khuyến mời. Họ bỗng biến thành những người đàn ông thơ mộng hết thảy. Và tôi biết họ nhớ đời.
kvn lắc đầu.
Tôi cần phải ra đi một nơi nào đó trong lúc này.
Con trai thứ của tôi 17 tuổi đang đi thiết lập căn cước thanh niên ở Shanghai. Con đi. Ngôi nhà nh́n lên những đồi phía Đông thành phố San Jose bỗng thành ngôi nhà trống toang hoác v́ thiếu vắng tiếng nện chân như mười người đàn ông đập đá đêm khuya của con ở cầu thang nhà. Tôi muốn len lén đi thăm căn pḥng của con ở Thượng Hải quá chừng chừng. Tôi nhớ con quay quắt.
Chồng lấy cái vé đi Paris không thôi cũng đă trật búa ngày về. V́ trong ḷng chàng là đă định chỉ muốn đi Istabul xứ Thổ kỳ này.
Từ Paris chúng tôi đi Milan, alta moda trời Âu. Tôm Hùm con giun iêu dấu của tôi nằm bệt ra bên vỉa hè v́ thiếu ngủ. Mẹ ngồi xoè đùi ra cho con gác đầu lên ngủ 2 giờ trưa bên hiên nhà thờ Duomo. Con trai đầu ḷng là một gă khờ. Mẹ nó là một mẹ khùng, sẵn sàng đưa đùi chân cẳng vai ra cho con trai già kê gối. Mặc cho ông qua bà lại bên hiên nhà thờ đế quốc Duomo Di Milano.
nhà thờ Duomo, phố Milan-Italy
hông trái nhà thờ Duomo
shopping sát hông trái nhà thờ Duomo
Chuyến xe lửa từ đại lộ huy ḥang Milan về góc biển Ancona. Từ Ancona chúng tôi leo lên du thuyền 18 tiếng để đi sang Patra, bờ biển Hy Lap.
Super Fast đầy nhóc bọn trẻ con nhà giàu Âu Mỹ mùa hè nghỉ học viếng Hy Lạp. Suốt đêm nhạc nhiếc và ngủ lăn ngủ lóc ở các khoang tàu . Mùi Thổ, mùi Hy Lạp, mùi thanh niên trai gái Trắng tràn ngập các ô hộc nệm nằm gối đầu qua 2 giờ sáng.
Patra bờ biển cảng Hy Lạp tôi có thể đút cái đĩa nhỏ FC 1 GB vào để đưa h́nh lên.
một hàng internet cafe
thành phố cảng Patra, Hy Lạp
qúan
internet café ở trên hầm metro
góc Sorbonne/Cluny, Latin Quartier, Paris
Thủ đô Paris tháng 7 năm 2008. Ghé ngang tiệm café @ ở góc khu Latin đại học Sorborne, tôi xoè cái đĩa nhỏ ra và nói tôi cần xử dụng nó để đưa h́nh lên photobucket.com. Tên chủ quán ria mép nhỏ bé đă nói, máy computer của chúng tui không dùng được cái ń. À th́ ra máy ở Sorborne không văn minh đủ để có cái reader mô đen mới. Trời đất, sân sau của Sorborne đây mà! Nước Pháp lụt đụt chỉ giỏi to mồm nuôi những Duong Thu Huong với Gao Xingjian để loè ta đây lănh tụ thứ Nhất thích chăn nuôi và xía vô chuyện anh chị các nước thứ Ba thứ Tư của thế giới. C̣n những thứ hiện đại nét niếc th́ Paris như một lăo già ngồi quán cà phê nh́n gái cho đỡ ghiền con mắt romance của Rimbaud và Verlaine, chứ không c̣n đủ sức để lết vào youtube mày ṃ tự sướng nổi nữa.
Những pụng pự già đường phố Paris ngày nay đang được thay thế bởi những pụng pự trẻ ngồi tụng Com 16 tiếng một ngày trong những ngôi nhà ở Silicon Valley.
Tôi cũng xoè cái đĩa FC tí xíu 1GB ra, và ông pụng pự chủ quán café internet bên hông ga Termini trạm chính của Rome nói ổng không có cái máy mới cho tôi đút nó vào. Cầu tiêu ở những nơi này th́ không cung cấp cả giấy lau đít. Những dàn máy cổ lỗ sĩ nằm khắp đại lộ hoàng hôn Pháp & Italy chứng tỏ những ông đế quốc này đă "so behind" thời đại net của chúng tôi.
Thế mới thấy Kyoto của Nhật đă tiên tiến vượt bực bỏ xa nước Pháp và nước Italy hàng chục thập niên.
Kyoto cà phê internet ghế êm nệm ả. Internet tân trang hàng xịn nhất. Nhưng cái đáng nói mà nước Nhật tân tiến đă cung ứng cho dân sinh của họ là thứ tiện nghi đời thường mà dân Nhật được hưởng, là hạng nhất thế giới hiện nay. Dân Nhật diện áo quần và đi xe mô đen trước thế giới khoảng 10 -15 năm. Ở càfe internet Kyoto, tôi chứng kiến cầu tiêu của họ có những lọ xà bông rửa mặt dành đặc biệt cho phái nữ săn mềm da, có những bàn chải đánh răng và kem đánh răng trắng tinh mới mẻ sạch sẽ khuôn đúc trong bọc ni lông để cho khách dùng khi khách phải ở lại hàng net qua đêm. Và đừng quên có cái cầu tiêu xịt nước bông thơm tho xoa bóp những bắp thịt đ̣i yêu ở lỗ sau. Không có một quốc gia nào trên thế giới hiện nay cung ứng cho "công chúng b́nh dân" lối sống xa hoa như nước Nhật đang phục vụ cho dân lành của họ. Dĩ nhiên là công chúng giàu sang ở đâu cũng đươc hưởng thụ những lối sống tân kỳ nhất. Nhưng tôi đang nh́n và so các giai cấp thấp cổ bé họng từ các nước
Tôi ghé ngang Musée Guimet ở Paris, chụp mấy cái cổ vật trong Bảo Tàng Viện này, mà ngao ngán. Vào Bảo Tàng Viện Guimet nh́n căn pḥng bé tí nước Pháp dành cho nước An Nam, so với sự trọng vọng của họ dành cho các nền văn minh khác như Coreé, Japonais, Chine, Aganistan, Tibet, vvv, mới thấy nước Pháp chả dành được một chút kính trọng nào cho xứ sở An Nam. Họ quá xem thường Việt Nam!. Thế th́ tại sao các ông các bà Việt Nam cứ phải đem thân mọi đi phát huy phát dịch phát triển phát phân văn chương cho các ông bà nước Đại Pháp ghê qúa vậy!
Pháp được mỗi cái họng! Cho nên họ biết nếm bánh ngọt. Bánh ngọt của Pháp ngon tuyệt vời hạng nhứt thế giới. Người Pháp sinh ra để măm bánh ngọt và ngồi qúan cà phê. Tác phẩm văn chương nghệ thuật triết lư của Pháp th́ cũng tàm tạm thế thế mà thôi. Nhưng nhờ già họng nên người Pháp ca cố lên là những tác phẩm parlez francais là cái ǵ ghê gớm lắm. Thế là thế giới nghe theo cái họng già của họ tưởng tác phẩm của MD, Francois Sagan là những ǵ hay kinh khủng. Thật ra Italy mới chính là đỉnh nghệ thuật Âu Châu. Nước Italy có cái taste về nghệ thuật số một của Âu Châu. Vào sống trong các khách sạn rẻ tiền của mỗi nước mới biết người xứ nào là những artists. Khách sạn đắt tiền th́ ai cũng phô trương hàng tốt của xứ ḿnh rồi. Tôi để ư khách sạn của người Italy rất chú ư sự bày biện làm sao cho đẹp đẽ từng cái kệ cho đến cái đèn treo. Ra phố Italy, nghệ thuật đường phố, kiến trúc, và tác phẩm nào cũng sắc sảo xuất sắc tinh tế bén nhạy nhất.
Đi suốt một mùa Paris để thấy "Ảo" qúan cà phê và đường phố Paris cổ kính nhà thờ chicken Đức Bà nh́n th́ đẹp. Nhưng "Thực" xe hơi sofa pḥng khách cầu tiêu nhà bếp Macy's Furniture của Mỹ th́ ăn nằm đụ đị thoải mái thân xác hơn Renaissance Art của Pháp nhiều.
1 giờ cafe internet ở Paris là 4 Euros, ở Roma là 2, ở Patra Itali là 2, ở Athens là 2 Euros
Một bà chủ tiệm ăn người Belgium tôi gặp trên tàu lửa Rome về Paris nói: Kể từ khi Âu Châu xài đồng Euro tới nay vật giá leo thang vùn vụt, v́ chúng tôi phải "nuôi" thêm những nước nghèo
Nước nghèo của Âu Châu là như cái nước Hy Lạp mà tôi đang thăm viếng vào mùa hè năm nay.
Athens chơi toàn tiếng Anh.
Những đêm ngủ ở khách sạn Athens Hy Lạp, đài Athens mở nguyên chương tŕnh nhạc Mỹ cho tôi nghe
Ở khách sạn những nước nghèo như Hy Lạp, Việt Nam, Philipine xem đài truyền h́nh CNN của ông Ted Turner bằng tiếng Anh thả dàn. Ở khách sạn Paris, Milan, Tokyo th́ đừng ḥng. Chúng chỉ phát tiếng Pháp, tiếng Italy, tiếng Nhật của chúng. Kinh nghiệm của tôi là đi chơi ở các nước nhỏ th́ chúng rất khẩn khoản "thực tập" vốn tiếng Anh với ḿnh. C̣n đi chơi ở các nước lớn, th́ khi thấy ḿnh nói tiếng Anh, chúng xưng xị mặt lên và xổ ra một tràng tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Tàu để dằn mặt ḿnh ngay! Quốc gia lớn nhỏ tùy chúng định vị.
Mà có vẻ như Âu Châu với những tường đá cẩm thạch khổng lồ La Louvre, Colleseum, Acropolis, Vatican, đang nằm chết tắc, chết ị, bên những b́nh minh chuột chạy internet
Bảo tàng viện Louvre là kho tàng nghệ thuật nước Pháp và Âu Châu. Tự thân Paris cũng đă là một tàng viện nghệ thuật già. Paris có những đỉnh điểm nghệ thuật mà bất cứ một linh hồn say đắm nghệ thuật nào cũng phải bắt hơi của nó khi đi dạo trên một hè phố hay đứng trong một qúan cà phê của Paris.
Đỉnh điểm hoàng kim Paris với Louvre, Picasso, Rodin, nghĩa địa, sông Sienne, có chút ǵ hấp hối.
Hấp hối nghệ thuật của Paris rất hấp dẫn. Như khi ngồi ăn trong một qúan cà phê ở khu Latin, tôi cảm thấy được cái say đắm thụ hưởng đời sống của một người đàn ông hiu hắt tiền, thích ăn ngon, biết nhấp rượu, chiếm lĩnh đàn bà, và cần đám đông.
Paris với tôi là một già già đáng yêu.
Trong khi đi t́m pḥng đàn bà ở một cà phê in tơ net trên đồi xám nhà thờ chicken Montmartre , tôi đụng phải một cái ch́a khóa y hệt cái ch́a khóa pḥng ở Đà Lạt của những trước năm 1975. Chiếc ch́a khóa màu vàng, dài ngoằng, mảnh mai, nho nhă. Đút nó vào ổ khóa bằng phẳng trên mắt gỗ, lắc hoài cửa vẫn không mở.
Tôi không thể chờ đợi. Màn net ngoài kia đang có người đợi. Net đ̣i tôi phải trả tiền cho nó từng phút một. Trong này th́ cái cầu tiêu qúa cũ. Lắc qua lắc lại ǵ cửa vẫn không mở. Chỉ muốn dọng cho nó một dọng. Để vào bên trong yêu đời ngay.
Ồ thế th́ làm sao tôi có thể luồn những đường wire vào ḷng sắt đá tường Louvre để rải một tí Bill Gate vào đấy nhỉ? Tôi tự hỏi
Hăy xây mới những bảo tàng viện. Hăy vẽ cho em một đường viền mắt mới ở ngoại ô !
Hăy để Paris như một ông già đáng yêu lặng lặng đi bên bờ sông Sienne yên yên đi.
Intant.
Ở Mỹ bây chừ tất cả mọi bí mật đời sống đều nằm trong mối instant. Cái ǵ cũng nên ngay lập tức. Đổi ngay. Thay ngay. Thế giới có thể cũ trong một ngày. Win 98 bây giờ vào lăng quên. Vi đéo Thúy Nga Paris không c̣n ai c̣n muốn đéo. Giờ là Đi Vi Đi.
Mọi chuyện ở nước Mỹ đang xảy ra là không có vấn đề bảo tồn ǵ ráo.
Ti vi cũ qúa. Vứt.
Áo đứt 2 cái khuy nút hả. Cho Goodwill. Mua áo mới.
Tôi đă từng qua cả mấy trăm đôi bông tai từ thời con gái đến nay. Tôi không biết một đôi bông tai hột xoàn đắt tiền là thế nào. Những đôi bông tai qúi nhất của tôi thường là những được mua ở các quầy lưu niệm trong các bảo tàng viện. Mỗi khuyên tai là một công tŕnh nghệ thuật của mỗi điêu khắc gia. Trong mắt mấy mẹ thích hột xoàn th́ tôi là dân dỏm. Nhưng tôi quen thói mặc áo nào xào bông tai đó. Xài hoài một đôi chán chết đi được. Mỗi năm tôi vứt bớt một mớ bông tai cũ không tiếc thương. Đặng c̣n chỗ cho những bông tai mới và láng
Thế giới tôi đang sống. Những ngôi buynh đinh xây dựng 10, 20 năm. Có đề án mới. Tiền tươi. Người ta sẵn sàng xoá bỏ buynh đinh ấy. Xây cái mới.
Internet chào đời ở Silicon Valley, nơi những cơn động đất Cali ám vào mọi hốc háng. Chúng sinh ở đây xây dựng nhà cửa để tháo gỡ vứt bỏ cho dễ. Làm ǵ có chuyện xi măng cốt sắt lâu đài kiên cố như bảo tàng viện Louvre và "toà thánh" Vatican. Người Mỹ đă rất thích triết lư lạnh và độc "có mới nới cũ". Văn hóa internet vừa vặn với cái tinh thần "dễ thay" của địa phương động đất California.
Sự trù phú của thông tin kéo theo triết lư bỏ.
Nhiều quá phải bỏ bớt.
Cũ, bỏ.
Dư, bỏ.
Không cần, bỏ.
Có cái mới, bỏ.
Triết lư internet của Mỹ dựa trên nguyên tắc "delete". Bỏ.
Pháp và Italy quá bệ vệ với những Louvre và Vatican, làm sao mà đục đẽo luồn lách những bức tường tiêu biểu cho sự huy hoàng kiên cố ấy để đưa những gịng điện siêu nhỏ vào trong, để biến nước Pháp và Italy thành những phố "ảo" internet tân kỳ. Hăy đợi đấy, bọn trẻ sẽ vẽ cho một đường ảo sinh không luồn không lách wireless luôn nhe.
Thời của nước Pháp đă qua.
Buổi chiều ngồi ngó Acropolis chiếu xuống thành phố Athens, tôi nghe chút đằm thắm. Người Hy Lạp sống vây quanh bởi những ḷng phố cổ.
từ
một qúan ăn lưng phố Athens lúc 7 giờ chiều mùa hè,
nh́n
lên đỉnh đồi Acroposlis, đỉnh điểm
nền Dân Chủ của Tây Phương,
nh́n kỹ để thấy những bức tường mới nhất
đă bị vẽ bậy lên đấy
xem thêm h́nh Acropolis tại đây
chợ
thịt 400 tuổi
nơi
chỉ đàn ông đứng bán ,
"vẽ bậy" (Graffiti) tràn ngập thủ đô Hy Lạp
Graffiti của Mỹ lan tràn khắp thế giới
nhưng
không nơi nào kinh hoàng như Athens
xem thêm h́nh tại đây
Acropolis nhằm nḥ ǵ với kiến trúc của Đế Thiên Đế Thích
Vấn đề không phải chỉ ở kiến trúc những tháp toà như Acropolis, Đế Thiên Đế Thích, hay Colliseum của đế quốc La Mă. Kiến trúc chỉ là mặt một. Mặt hai c̣n lại của Acropolis, là trong những sân chơi tàn phế ấy, Athens đă đẻ ra những pho sách The Republic của Plato theo sau những triết gia Socrate, Aristote, là phế đế Vatican đă để lại quyển Kinh Thánh mà ngày nay tỉ tỉ nhân loại c̣n thờ phượng như khùng như điên. C̣n Đế Thiên Đế Thích bây giờ cũng như Machu Pichu của Peru, chỉ c̣n lại những toà thiên thu tịch mịch bóng tà dương.
Ở Rome, tôi dẫn Tôm Hùm đi ăn Mc Donald thường xuyên ở trong hầm ga Termini. Tôi đă gặp một tụm đàn bà Phi Luật Tân tầm hơn 30 người thường xuyên hẹn gặp nhau ở đây. Tôi hỏi thăm th́ được một người đàn bà biết vơ vẽ tiếng Anh giải thích rằng họ là lực lượng Osin - domestic helpers - Phi Luật Tân đang làm việc ở Rome. Bà ta nói cá nhân ḿnh đi ở đợ ở đây đă 16 năm. Bà có 6 đứa con để lại ở Phi. Cứ hai năm th́ về Phi một lần. Cũng theo chính sách xuất cảng người đi làm việc, Ấn Độ nổi tiếng là xứ xuất cảng bác sĩ và kỹ sư, nhưng Phi Luật Tân th́ nổi tiếng là xuất cảng người đi làm việc phục vụ như y tá, lao công văn pḥng vv ... Đàn bà Phi Luật Tân đang lừng danh chuyên môn đi làm Osin cho thế giới. Các lư do thường v́ phải đi kiếm tiền để nuôi đàn ông và con cái ở một quê hương Phi Luật Tân có tên gọi là Người Đàn Ông Bệnh Tật Của Châu Á (Sick Man of Asian). Ở Manila, phi trường có một tam toà cổng đẹp dành riêng cho các VIP ở đợ về nước. Nghĩa là các bà Phi Luật Tân đi ở đợ khắp nơi kiếm được nhiều tiền cho nước Phi Luật Tân đến độ quốc gia này phải mở một cổng VIP ở phi trường để đón tiếp dân ở đợ về thăm quê hương!
Dích dích một chút. Là Việt Nam đang xuất cảng ra nước người loại đàn bà đi làm vợ và ở đợ cho Đài Loan, Hàn Quốc, Mă Lai. Nếu đàn bà Việt Nam bỗng thành tăm tiếng v́ phải bỏ quê vác xác ra nước ngoài bán thân nuôi đàn ông và nuôi con nít Việt Nam vào lúc này, th́ phải nói đây là gia tài văn hóa của Đảng Cộng Sản à la Chú Hồ Chí Minh để lại cho Việt Nam sau chiến tranh Quốc Cộng 1975 đấy nhé. V́ nghèo th́ Việt Nam nghèo từ muôn kiếp cô liêu nay rồi. Tại sao đến bây giờ mới có cái tṛ đàn bà Việt Nam xuất cảnh bán thân nuôi đàn ông Việt Nam bất lực không chịu làm ăn và phát triển đất nước. Tại sao đàn ông Việt Nam không chịu sử dụng năo bộ và chân tay xây dựng làm giàu cho Việt Nam mà phải để cho đàn bà Việt Nam năm 2008 chịu cảnh bán thân cho ngoại quốc nuôi các ông và các con thế này, hử hử
Thế mà cũng cứ c̣n để cái xác Hồ Chí Minh ở Ngă Ba Đ́nh Chú Ía bốc mùi thúi khắp Hà Nội, hoa sưa hoa sữa nào mà khoả khuất cho nổi.
Ba tuần lễ đi không ngơi nghỉ. Đi qua không biết bao nhiêu cây số của Hy Lạp, Italy, và nước Pháp. Toàn bằng Europass mua trên Interet trước khi rời Mỹ. Chỉ dằn ví rất ít tiền đô la lúc rời phi trường San Jose, mọi thủ tục như rút tiền mặt, mua vé vào sắp hàng xem, tiền khách sạn, mua vé xe tàu máy bay, chúng tôi đều dùng thẻ ATM và VISA. Tiện và lợi vô cùng. Kỳ này chúng tôi đă phiêu lưu Âu Châu với nhiều cú chơi trên internet. Ví dụ khi ghi pḥng khách sạn ở Paris, chúng tôi ghi qua internet chỉ ở 3 ngày. Khi chúng tôi đổi ư không đi Marseill và muốn ở lại luôn khách sạn này cho đến ngày về, các cô các cậu lễ tân khách sạn trả lời họ hết pḥng, họ không làm ǵ được nữa. Tôi bàn với chồng, sao ḿnh không thử ra một cafe internet giữ pḥng trên computer xem. Tụi đâu làm ǵ được. Thế là y chang như điều tôi dự định. Chúng tôi kéo 3 chiếc xách tay con ra ga Lyon, chạy vào hàng càfe internet cạnh ga, ghi được pḥng ngay tại chỗ. Lại lấy taxi về lại khách sạn cũ. Bọn lễ tân cứ là trố mắt ra nh́n!
Ở Shangai mùa hè năm ngóai chúng tôi cũng muốn trú lại ở một khách sạn ưng ư. Nhưng quầy lễ tân cũng cứ giăy đành đạch lên hết pḥng rồi, hết pḥng rồi. Không làm ǵ được. V́ có mang theo laptop đi Thượng Hải nên chúng tôi kéo sang quán ăn bên kia đường, chồng vừa ăn mở máy ra, lấy hai pḥng khách sạn trong ṿng 15 phút. Ăn uống xong, cả nhà kéo qua khách sạn lấy lại pḥng ngay lập tức trước mặt họ. Vui ơi là vui.
Đi chơi ở Athens thăm lăng tẩm điện đài của Apollo, Socrate, Plato, Aristotle xong, tôi ớn leo lên du thuyền 15 tiếng đồng hồ đi trở lại Patra quá, tôi lại bàn với chồng, dùng máy internet khách sạn, lục lọi vé máy bay thử xem có vé rẻ không. Tôi bỏ ra khoảng nửa tiếng đồng hồ vào internet. Chuột chạy nhanh thần tốc. Và cuối cùng tôi kiếm được 3 chỗ ngồi trên chuyến máy bay từ Athens về Bari, nam nước Italy. Mỗi vé chỉ 9 Euros! Đúng là trời đăi những kẻ ham chơi. Thuế má và tiền gửi hành lư phải thêm khoảng 90 Euros nữa. Chúng tôi bay từ Athens về Bari chỉ 99 Euros cho mỗi người. Như vậy qúa là rẻ khi ta muốn từ một nước này sang một nước khác vào giờ chót ! Địa chỉ tại đây: http://www.myair.com
Khi ra phi trường Athens, leo lên một máy bay có gịng chữ nhỏ bằng tiếng Pháp i ś ś "Bombardier" (Oanh Tạc Cơ) trên nóc! Máy bay nhỏ chỉ khoảng 100 chỗ ngồi.
Những chuyến du lịch kiểu này có thể tốn thêm tiền, vất vả, nhưng cũng gặp được những kinh nghiệm vui vui. Ví dụ như học được đôi điều về hệ thống tín dụng ở các nước. Tôi dùng thẻ tín dụng mua Europass. Nhưng khi đứng ở quầy ga Lyon - Paris kêu họ đổi vé và trả lại bớt vé v́ đổi lộ tŕnh, chúng tôi nhận được 98 Euros tiền mặt. Mẹ cha ơi, mừng hết lớn! Tự nhiên có thêm tiền mặt để xài ! Ở Mỹ hả, you trả tiền bằng Visa th́ sẽ được hồi tiền qua ngả giấy tờ Visa. Trả tiền tươi th́ giờ được lại tiền tươi. Đừng có ḥng trước đây trả bằng Visa giờ chúng đưa tiền tươi cho you xài. Cùng một lúc mới thấy phương pháp tổ chức hành chánh của nước Pháp không hiệu qủa. Quân gian trên thế gian như rươi. Chúng tút xuỵt xài thẻ nhựa ăn cắp của người khác rồi lấy tiền tươi bỏ túi chúng th́ seo.
Một lần đứng giữa những bức tranh của Picasso để thấy ḿnh lọt tỏm giữa một khu Do Thái.
Lại một thư viện tranh của Picasso nằm kín trong khu giàu nhất Paris của người Do Thái.
Tôi bị xiết họng bởi đàn ông Do Thái.
Làm sao để tôi có thể bước qua những người đàn ông Do Thái
Dân Do Thái 0.2. Chỉ 0.2 của 1% dân số thế giới. Ấy vậy mà mấy ông Do Thái thu xếp để phát cho 30% những người lĩnh các giải Nobel - từ Khoa Học cho đến Văn Chương, Kinh Tế - là người gốc Do Thái. Giải Nobel là giải Do Thái mới đúng!
Hăy nh́n nghiêng danh sách các ông bà lĩnh giải Nobel Văn Chương từ năm 1958 cho đến năm 2007 :
Boris Pasternak 1958, gốc Do Thái - Nga
Samuel Agnon 1966, gốc Do Thái - Nga - Ba Lan
Saul Below 1976, gốc Do Thái - Mỹ
Isaac Bashevis Singer 1978, gốc Do Thái - Mỹ
Czeslaw Milosz 1980 Do Thái - Ba Lan
Elias Canetti, 1981 Do Thái - Đức Áo
Joseph Brodsky 1987, gốc Do Thái - Nga
Elie Wiesel 1986, gốc Do Thái - Mỹ
Nadine Gordimer 1991, Do Thái - Nam Phi
Dario Fo 1997, gốc Do Thái - Ư
Imre Kertész 2002, gốc Do Thái - Hungary
Elfriede Jelinek, 2004 gốc Do Thái - Tiệp
Harold Pinter, 2005, gốc Do Thái - Anh
Và cả nhân loại này cứ cắm đầu cắm cổ vô tin đấy là chân lư. Tác giả nào được giải Nobel là sách được dịch ra khắp thế giới. Người ta tin giải Nobel như tin pho Kinh Thánh Văn Chương cho nhân loại.
Tôi google thấy trong một forum có người viết tiếng Anh* tố là ngay cả giải Nobel Văn Chương năm 2007 cũng là do người Do Thái vận động để trao cho Orphan Pamuk. Đúng hay sai hậu tính, nhưng tôi thích sự nghi ngờ của tay độc giả không bị mua chuộc bởi các ông Do Thái này.
Cu và Gươm bay rợp bầu trời Athens và Vatican. Athens th́ đầy những con Cu. Vatican th́ đầy những thanh Gươm. Đứng giữa những lâu đài thành quách khổng lồ của đế quốc Vatican và Athens để nh́n những con cu và những thanh gươm của Tây Phương xoè ra khoe hàng. Rồi ngẫm nghĩ đến tội nghiệp cho những cu con nhược tiểu sanh đẻ ra ở những ṿm trời giới hạn nào đó suốt đời bị hào quang của các đế quốc dẫn dụ và không bao giờ thoát ra được khỏi cái "cave" trí thức "ảo" ấy.
Tôi thấy chiếc bóng "ảo"' của ḿnh thù lù di chuyển giữa những đống xác "thực" của Zeus, Plato, Jesus, Do Thái, Rome, Vatican, Ceasar, Apollo, Hadrian, ... Tôi đến đây để thấy một lần ḿnh chụp ảo vọng họ, dơ lên trời, đạp dí xuống đất. Và biết tự hỏi: Tại sao
Tôi tự sướng v́ ḿnh tương đối có tự do đi và đứng ở một số vị trí nào đó trên trái đất. Đó là một cái ǵ rất "thực" mà tôi đang tràn trề cùng với nó. Tôi tự thoả măn là tôi may mắn mua được những chuyến đi thăm mặt đất đớn đau hoang tàn này để đập vỡ những huyền thoại của thế giới "ảo" lơ tơ mơ trong cái óc ḿnh.
Thực. Rất thực Athens ơi!
Lê Thị Huệ
7/8/2008
* http://www.englishforums.com/English/OrhanPamuk/3/bzlln/Post.htm
Orhan Pamuk is a great liar. He looks for fame and prestije.He have a team writing his novels.All his novels are masonic psychobable and historical hoaxes.His father is a wealthy banker.The Jewish media and lobby is behind him.He reminds me anothet charlatan Salman Rushdie.
h́nh trên bài viết, lth ngồi với con trai đầu ở trước một cổng của Đấu Trường Coleseum lừng danh của anh hùng Cesear, đế quốc La Mă