Trúc Việt Vũ
Lê Nghĩa Quang Tuấn - A Feminist - Nhà Nữ Quyền
(bài thuyết trình ở buổi Chiều Thơ Lê Nghĩa Quang Tuấn @ UC Berkeley, 25.08.2019)
Kính thư chị Quế, kính thưa chị Huệ, kính thưa chị Lan và Nga, những người đàn bà ruột thit của Tuấn đang hiện diện trong căn phòng này, và kính thưa quý vị có mặt ngày hôm nay đã biết đến Tuấn trong một chữ thời nào đó trong cuộc đời này. Chắc hẳn quý vị cũng đã biết Tuấn là một nhân tài trong các thể loại thơ, văn và hội hoạ.
Hôm nay tôi xin chia sẻ đôi chút về một khía cạnh khác thể hiện kiến thức sâu rộng của nhà thơ Lê Nghĩa Quang Tuấn trên bình diện phản biện quan điểm của các văn hào, thi sĩ ngoại quốc nổi tiếng qua đề tài “Metaphor” (xin tạm dịch là phép ẩn dụ).
Như quý vị cũng biết, kho tàng văn học của bất kỳ dân tộc nào từ thời cổ xưa cho đến thời nay, từ văn chương truyền khẩu dân gian cho đến trong triết học cũng đều sử dụng, phân tích, định nghĩa rất nhiều “metaphor,” (phép ẩn dụ) để so sánh, diễn đạt một hình ảnh ngầm mang ý nghĩa sâu xa, sâu sắc hay ấn tượng nào đó.
Thành thật mà nói, sự hiểu biết của tôi rất nông cạn về phép ẩn dụ, nên tôi chỉ có thể đưa ra vài thí dụ về phép ẩn dụ trong thơ văn Việt Nam, chẳng hạn như nhiều người biết thi sĩ nổi tiếng Hàn Mạc Tử hay dùng hình tượng trăng trong thơ của ông. Nhưng tôi chỉ biết thơ của cố thi sĩ đa tài bạc mệnh này qua bài ca “sến song” (tiếng Anh tiếng Việt hài hoà hỉ) trong bài hát nổi tiếng “Ai mua trăng tôi bán trăng cho...” hay bài hát phổ thơ Đinh Hùng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương “áo bay mở khép niềm tâm sự,” (Mộng Dưới Hoa) hoặc của Phạm Duy“anh trở về hàng cây nghiêng ngả” (anh trở về điêu đứng đời em) (Kỷ Vật Cho Em) mà tôi hay hát nhại thêm phép “ẩn dụ” của tôi là “anh trở về ngã dưới hàng cây” (vì anh say tuý luý).
Có lẽ tiết mục diễu dở của tôi xin được chấm dứt tại đây, và bây giờ xin mời quý vị lắng nghe phần đầu, lời bình của Lê Nghĩa Quang Tuấn về “Metaphor” và sau đó Tuấn đã bình phẩm ra sao về bài thuyết giảng về Metaphor của văn hào/thi hào nổi tiếng người Á Căn Đình-Borges trong “Reading The Craft of Verse-Borges-The Metaphor.”
Phần Đầu:
Lê Nghĩa Quan Tuấn: Tôi không thích “metaphor.” Tôi cũng không thính bất kỳ chữ nào có “prefix” [từ ghép đầu] là “META” dính với nó. Vì theo tôi “meta” là một cái gì mơ hồ hay bách chiến bách thắng (invincible). Nó là một “code” (mật mã) cho THƯỢNG ĐẾ.
Chúng ta sống trong một thế giới đầy “metaphor” (phép ẩn dụ.) Vì thế, đó là lẽ tự nhiên khi nếu người nghệ sĩ muốn giải thể nó. Sau đó [họ] cần tọng lại vào họng những cái miệng của bầy chó sói ở nơi nó [metaphor] đã phát sinh. Một trong những phép ẩn dụ tệ nhất là mật mã về màu sắc cho phái tính. Tôi không biết tại sao người ta đặt ra màu Xanh cho con trai và màu Hồng cho con gái. Tôi chỉ mừng rằng tôi đã không sinh trưởng trong cái văn hoá dị hợm này. Xanh là màu rất phổ thông, thí dụ như màu xanh da trời...và hồng là màu rất hiếm, thí dụ như máu, hoa; bởi vậy bằng cách tuyển chọn màu sắc cố định cho phái tính, bạn đang tạo ra “double standard.” [tiêu chuẩn bất nhất]. Ai cũng có thể mặc màu xanh ngay cả con gái, nhưng nếu bạn mặc màu hồng hay đỏ thì bị người đời sẽ nghĩ ngay bạn là thứ mất nết, muốn chơi nổi, nhất là đó lại là con trai mặc.
Một trong các dòng văn thông minh xuất chúng, triệt tiêu phép ẩn dụ là từ Madam Stein [Gertrude]: một bông hồng là bông hồng là một bông hồng là một bông hồng. (a rose is a rose is a rose is arose is a rose.)
Nhưng rồi cũng là bà ta lại đặt tựa đề cho quyển sách của bà: “Tender Button” [Cái nút mềm mại], bởi vậy khi viết văn, bà đang triệt tiêu các ẩn dụ, nhưng khi làm thơ, bà lại đang tạo ra ẩn dụ. Có thể đó là lý do bà là nhà văn giỏi, nhưng là một artist dỏm.
Tôi cảm thấy muốn ói khi lần đầu tiên đọc “The Road Not Taken” của Robert Frost. Mẹ kiếp, con nít con nôi gì đâu!
Thưa quý vị, ban đầu tôi đọc lời bình phẩm của thi sĩ Lê Nghĩa QuangTuấn, tôi hơi bực bội vì tôi là “fan” của ông Frost mà. Nhưng khi nghe Tuấn giải thích và tôi cũng tìm hiểu cho rõ ngọn ngành, mới vỡ lẽ ra rằng, “chèng ơi, vậy mà hồi đó tới giờ tôi cứ ngỡ ông nhà thơ này gởi một thông điệp triết lý sâu xa về sự lựa chọn trong cuộc đời. Té ra ông Frost viết bài thơ này chỉ để chọc ghẹo, hài hước người bạn thân của ông là: “đường nào cũng đi đến La Mã mà” khi hai người đi rảo bộ vào một khu rừng có hai ngã rẽ và người bạn của ông đang phân vân “đi mô đây?” Nhưng người đọc, sinh viên trong trường, ngay cả bạn của Frost lại quá nghiêm túc, diễn nghĩa bài thơ này theo kiểu “lựa chọn tốt hay xấu để vẫn tiếc nuối.”
Phần kế tiếp là lời bình phẩm của Tuấn về bài thuyết giảng của Jorge Francisco Isidoro Luis Borges Acevedo, văn sĩ, thi sĩ, nhà dịch thuật văn chương nổi tiếng của nước Á Căn Đình. Quý vị nào muốn biết thêm về ông Borges này, xin hỏi bác “Gụ” (Google).
Borges and the Metaphor:
Nhà văn/thi sĩ Borges khi thuyết giảng về “Metaphor” (phép ẩn dụ trong) “This Craft of Verse - The Metaphor” đã phân tích metaphor (ẩn dụ) trong ngôn ngữ chiến trận (battle). Một số hình ảnh thật đã cũ rích như “meeting of men.” Và theo Borges, có lẽ đó là một ý tưởng khá hay: ý tưởng những người đàn ông họp lại để giết nhau (giống như là không còn cuộc “họp mặt” nào khác nữa). Nhưng theo như Borges, chúng ta cũng có “buổi họp của gươm giáo,” “khiêu vũ gươm giáo,” “cuộc va chạm áo giáp,” “trạm trán của khiên chắn.” Tất cả các từ ngữ ẩn dụ này đều thấy trong “Ode” of Brunanburh. Và Borges đưa ra một ẩn dụ, theo ông, cũng khá hay: “the meeting of anger.” Đây là một hình ảnh ẩn dụ theo như Borges rất ấn tượng vì khi nói đến “meeting” người ta hay nghĩ đến “huynh đệ, bằng hữu,” và tự nhiên lại có một meeting thật tương phản “meeting của giận dữ.”
Nhưng theo Borges, các metaphor này không là gì cả, vì nếu so sánh với hình ảnh ẩn dụ về chiến trận trong ngôn ngữ của người Ái Nhĩ Lan (Irish). Họ gọi cuộc chiến là “the web of men,” chữ “web” (mạng lưới) theo như Borges thật tuyệt vời, vì ý tưởng mạng lưới khiến chúng ta liên tưởng đến a “pattern” (khuôn mẫu) của cuộc chiến trong thời trung cổ (medieval battle); Borges nói rằng “chúng ta có kiếm, có khiên chắn, có va chạm vũ khí. cũng có cơn ác mộng về một mạng lưới được tạo ra bởi một sinh linh.” “Mạng lưới của đàn ông” là một mạng trong đó những người đàn ông đang chết và đang giết nhau.”
Tuy nhiên, Borges cũng chợt nhớ tới phép ẩn dụ về cuộc chiến từ bài thơ của Gongora [Luis de Gongora, nhà thơ Tây Ban Nha] mang tựa đề “barbara aldea” -”barbarous village;” và rồi người dân làng đã choàng cái thòng lọng của chó vào cổ của ông.
Thật lạ lùng là chúng ta có cùng hình ảnh tương tự nhau: ý tưởng cái dây thừng hay mạng lưới đều được làm ra bởi sinh linh. chưa hết, ngay cả trong hai trường hợp, ý nghĩa dường như cũng giống nhau, chỉ có sự khác biệt rõ ràng. Dây thừng thòng lọng của chó là một hoa mỹ quái đản, trong khi “web of men” là một cái gì kinh khủng, cái gì ghê gớm.
Borges thừa nhận rằng metaphor (phép ẩn dụ) là một nghệ thuật rất phức tạp khi ông đọc một tiểu thuyết của Byron cũng đã dùng phép ẩn dụ. Trong truyện, Byron viết, “She walks in beauty, like the night.” Borges cho rằng dòng văn quá tuyệt vời để chúng ta không thể xem thường vì chúng ta nghĩ, “well, tụi tôi viết cũng được vậy nếu chúng tôi muốn.” Nhưng theo như Borges, chỉ có Byron muốn viết ra.
Đối với Borges, dòng văn trên của văn sĩ Byron không đơn giản chút nào, vì khi đọc một tiểu thuyết trinh thám chúng ta lúc nào cũng bị ngạc nhiên phải không? Vì thế “She walks in beauty, like the night,” ban đầu chúng ta có một người đàn bà dễ thương, rồi chúng ta được cho biết cô ta bước đi trong kiều diễm. Nhưng “she walk in beauty, like the night.” Cảm giác đầu tiên của chúng ta là một người phụ nữ dễ thương như màn đêm. Nhưng để hiểu về dòng văn này, chúng ta cũng phải nghĩ đến màn đên như là một người đàn bà; nếu không dòng văn này chẳng mang ý nghĩa gì. Vì thế, chỉ vài chữ đơn giản, chúng ta thấy có hai phép ẩn dụ ở đây: người đàn bà là đêm, nhưng đêm cũng là đàn bà. Borges tự hỏi không biết cái ông văn sĩ Byron này có biết điều này không hay chỉ là sự ngẫu nhiên. Và Nếu ông ta biết chưa chắc ổng viết hay như vậy đâu.
Trong phần kết thúc buổi thuyết giảng, Borges đã đưa ra hai kết luận về metaphor và pattern trong văn chương. Và có các metaphor không đi theo một chuẩn mực (pattern) nào như “web of men.”
Borges giảng giải thêm “Metaphor” là sự khơi dậy trí tưởng tượng của người đọc, nhưng nó cũng đã có sẵn một khuôn mẫu (pattern) nào đó cho chúng ta theo, nhưng chúng ta cũng có thể tự tạo ra hình ảnh ẩn dụ, không cần theo khuôn phép nào.
Phản biện 1 của Lê Nghĩa Quang Tuấn:
Trước tiên, ông Borges giới thiệu về metaphor, sau đó lại giới thiệu về khuôn mẫu (pattern). Nhưng trước khi tôi phân tách về “pattern behavior,” chúng ta hãy nhận xét về hình ảnh ẩn dụ trong cuộc chiến qua từ ngữ: “web of men,” “meeting of anger,” “meeting of the swords,” blah blah blah. Ở Á Châu, ẩn dụ trong cuộc chiến là “dàn trận” (the line of fight). Có cần thiết chúng ta phải là người từng tham chiến không, bạn có thật sự hiểu tất cả về chiến trận không? Nói nghe có lý không? Trong nhân gian Việt Nam thường nói: “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” (if you haven't held a gun, you haven't seen your enemy). Vì thế, ông Borges chắc hẳn nghĩ rằng “the web of men” là như đàn bà đằng sau giựt dây, vì “the web” là ẩn dụ cho đàn bà. “Quả phụ áo đen” (black widow), nhớ không vậy?
Sau khi giới thiệu “the web” là nguyên nhân của chiến tranh, Borges sau cùng giới thiệu ban đêm là cho đàn bà. Cái gì vậy nè? Vậy ban ngày là cho đàn ông sao? Vậy tất cả đàn bà có phải im lặng và nhuộm tóc đen để họ có thể giữ gìn được sự cá biệt này không? Đúng là đầu tôm (dịch từ “piece of shit”)
Borges bình giải về metaphor trong bài thơ của thi sĩ Hoa Kỳ Cummings, “dream-and-life equation.”
“god's terrible face, brighter than a spoon.”
Borges đề cập đến Metaphor của người Persian trong: “the mirror of time” (Farid-al-Din Atar hay Omar Khayyam, hoặc Hafiz, hay của các đại thi hào Persian khác.”
Borges bình giải rằng: Dựa theo thiên văn học, ý tưởng mặt trăng là tấm gương, nhưng trong cái nhìn của thi nhân, nó không có sự liên quan gì với nhau. Tuy nhiên liên quan hay không chẳng quan trọng, vì thơ là sự tưởng tượng. Hãy nhìn mặt trăng tượng trưng cho tấm gương thời gian. Đây là một ẩn dụ hay. Trước tiên, gương là ánh sáng và là sự mong manh, dễ vỡ của mặt trăng, thứ hai, ý tưởng thời gian khiến chúng ta liên tưởng rất rõ mặt trăng đã già, đầy thi vị và truyền thuyết cũng như cùng tuổi với thời gian (as old as time).
Phản biện 2 của Lê Nghĩa Quang Tuấn:
Borges dùng metaphor của người Persian (Ba Tư) về sự tương quan giữa mặt trăng như là tấm gương của thời gian. Theo LNQT, sự so sánh khá lý thú đấy, nhưng Tuấn cho rằng: Văn hoá Persian tồn tại lâu hơn nhiều trước khi tấm gương ra đời. Vì thế, mặt trăng trong metaphor của người Persian là sự phản chiếu của thời gian (the reflection of time) thì đúng hơn, vì chính tấm gương đã là “metaphor của ego.” Vì thế, nếu nói trăng là gương soi của thời gian, vậy không lẽ trăng là “ego” của thời gian chăng! Quá lộn xộn. Nhưng vì trăng-thời gian-ego-gương là vật thể không gần gũi với đàn ông trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ ngoại trừ gương, nhưng các vật thể này lại có sự liên đới với nhau một cách kỳ lạ. và theo Tuấn có lẽ đó là lý do người ta cần đến phép ẩn dụ.
Borges đưa ra một Metaphor khác của người Anglo-Saxon, và đó cũng là Metaphor yêu thích của Borges. Ông nhớ đã đọc thơ văn của người Norse (là người Na Uy thời trung cổ) về máu. Cụm từ ẩn dụ (kenning) trong các bài thơ của người Na Uy cổ đại thường hay dùng biểu tượng máu là “the water of the serpent” (nước của mãng xà.) Trong phép ẩn dụ của người Anglo Saxon theo như Borges, cây gươm là hình ảnh cần thiết của vật thể quỷ quái, một vật thể hào hứng đón nhận máu người giống như là nước. Hay nói cách khác, trong từ ngữ Việt Nam gọi là “khát máu.”
Phản biện 3 của Lê Nghĩa Quang Tuấn:
“A water of the serpent?” Hmm. Mãng xã chính nó đã là hình tượng của ác quỷ . SO, I don't think so. That's is so sexist!!!! (Thế à, tôi không nghĩ vậy đâu. Khinh miệt phụ nữ quá đi!!!). Vì đàn ông chỉ thấy máu trong chiến trận, hay nhà thương, nhưng đàn bà có thể thấy máu của họ mỗi tháng. Bạn sẽ liên đới máu là biểu tượng của ác quỷ hay không nếu như bạn thấy máu trong cơ thể của bạn chảy ra mỗi tháng? Còn bạn [đàn ông] thì sao, bạn từ chỗ nào đi ra vậy? Theo như Tuấn, ai cũng từ chỗ “máu” chỗ “quỷ sứ” đó mà chui ra cả. Trở lại với Borges, có lẽ chỉ có Borges ổng nghĩ ổng chui ra từ đoá hoa chăng.
Borges bình giải thêm về phép ẩn dụ trong “giấc ngủ và cái chết.” Ông đã trích dẫn vài câu thơ nổi tiếng, hình như ai cũng biết (ngoại trừ tôi) của Robert Frost:
The woods are lovely, and deep,
But I have promises to keep,
And miles to to before I sleep,
And miles to go before I sleep.
Theo như Borges, từng giòng thơ của Robert Frost quá tuyệt vời nên ông không nghĩ đến “trick.” Vì theo Borges, “all literature is made of tricks, and those trick get - in the long run-found out.” Nhưng bài thơ trên của Frost quá xuôi vần nên Borg đã không dám nghĩ đến nhà thơ có chơi trò “lừa” gì ở đây. Borges phân tích từng giòng thơ của Robert Frost rất lý thú, nhưng tôi sẽ không đi sâu vào lời bình giảng của Borges về từng câu thơ trên, nó sẽ làm quý vị sao lãng phần phản biện của Tuấn về quan niệm “all literature is made of trick...” của Borges.
Phản biện 4 của Lê NghĩaQuang Tuấn:
Quan điểm trên của Borges hơi lệch lạc, vì Borges đã nhầm lẫn literature (văn chương) với tiểu thuyết fictions (tiểu thuyết hư cấu). Vì tiểu thuyết (novel) chỉ là một phần trong văn chương. Đa số con người ta không đụng đến quyển sách cả năm trời, nhưng họ đọc văn chương mỗi ngày.
Borges thuyết giảng về một khuân mẫu trong Metaphor trong “đời như là cơn mơ” (the pattern of life's being a dream.) Borges đề cập đến Trang Tử (Chuan Tzu). Trang Tử đã mơ thấy ông ta là con bươm bướm và khi thức dậy, ông ta không biết ông đã nằm mơ hay ông ta chính là con bướm, hay con bướm đang nằm mơ nó là người. Borges rất đắc ý với phép ẩn dụ này của Trang Tử, và theo ông nó rất “tuyệt vời.” Trước tiên nó bắt đầu với một giấc mơ, sau khi thức dậy, cuộc sống của Trang tử vẫn giống như trong mơ [giống như sự ra đi của Tuấn, với tôi vẫn nghĩ đó chỉ là một giấc mơ]. Kế đến, như một sự mầu nhiệm của hạnh phúc, Trang Tử đã chọn đúng động vật [là con bướm] trong phép ẩn dụ (Metaphor) của ông. Chẳng hạn như nếu Trang Tử nằm mơ thấy ông ta là “con cọp” có lẽ không còn gì để nói. Con bướm là một hình ảnh ẩn dụ của delicate (mảnh mai) và evanescent about it [tôi xin tạm diễn nghĩa từ “evanescent” qua một câu hát để làm quý vị tỉnh ngủ: “em chợt đến chợt đi, anh vẫn biết, nhưng sao đi mà chẳng bảo gì nhau..” [Máu sến của tôi lại nổi lên!]
Borges quan niệm nếu chúng ta mơ, con bướm là hình ảnh ẩn dụ đúng nhất thay vì con cọp. Nếu Trang Tử nằm mơ ông ta là máy đánh chữ, nó cũng chẳng hay ho gì. Hay mơ là con cá voi- cũng hay hay. Borg nghĩ Trang Tử đã chọn đúng chữ để ông muốn nói điều gì.
Phản biện 5 của Lê Nghĩa Quang Tuấn:
Thiệt tình, ông Borges lúc trước cho chúng ta hoa, giờ ổng lại cho chúng ta bướm. Dĩ nhiên MARIPOSA nghe có vẻ “evanescent” (chữ của Borges nhen) hơn là bướm. Những thứ được coi là đẹp ở vùng này chưa chắc được chấp nhận ở vùng khác. Trang Tử đã nằm mơ ông ta trở thành con bướm vì Trang Tử sống ở Trung Hoa, nếu ổng sống ở miền nam, khí hậu nóng và hoang dã và ẩm ướt, có lẽ Trang Tử sẽ nằm mơ ông ta là con cọp, chúa sơn lâm.
Borges đưa ra một ẩn dụ người ta thường so sánh đàn bà với hoa. Theo Borges, đây là phép ẩn dụ nhàm chán, xưa như trái đất, thấy ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi đầu môi trót lưỡi trong văn chương thế giới. Borges trích dẫn văn thơ của Robert Louis Stevenson trong “Weir of Hermiton.” Stevensen đã ví người con gái ông ta thấy trong nhà thờ là một linh hồn bất tử tuyệt đẹp, hay là một động vật đã bị sắc màu của hoa phân hoá.
Phản biện 6 của Lê Nghĩa Quang Tuấn:
Borges đúng là a “typical male.” (đàn ông cổ lỗ sỉ). Hay đúng hơn là “a typical straight male.”(đàn ông dị tính luyến ái cổ lổ sĩ). Vì cùng lý do, Tuấn cũng có thể ví đàn ông như đoá hoa cũng được vậy. Và với một ông già như Borg, Tuấn sẽ ví ông như một đoá hoa khô, rất khô, bạc màu như sắc màu cát.
Sau đó Tuấn đã trích dẫn câu ví von của nhà văn đồng tính nam Hồ Trường An về người tình nam của ông với hoa pansee, nhưng vợ tôi đã khuyên tôi nên “tự ý đục bỏ” vì có lẽ nó thích hợp để đọc hơn là để phát ra từ cửa miệng trước. Vì như Tuấn đã viết trong *“khế ước không tên:”
“trong các chữ. chữ o gợi cảm nhất.” Cái gì gợi cảm thì hãy để cho người đọc tự cảm nhận bằng mắt.
*”Khế Ước Không Tên” (Gió O online).
Và nhất là giống như Borges đã nói “hoa và phụ nữ” vẫn là hình tượng lãng mạn và nên thơ, mơ mộng, mộng mơ của nhiều người, nhất là trong giới mê đàn bà bao gồm nam dị tính và đồng tính nữ, không ít thì nhiều vẫn chuộng vẻ đẹp của phụ nữ theo kiểu văn sĩ mầm non diễn tả trong các truyện thời trước năm 1975: báo Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, hay qua nét vẽ mắt to ngây thơ (vô số tội) của hoạ sĩ Vi Vi, hoặc hoạ sĩ Kai thời trước năm 1975; hay qua lời nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em, vai em gầy guộc nhỏ...” nhưng trong thực tế, chị lesbians nào tôi gặp cũng cứng cáp, mạnh mẽ, và ngoại hình cũng rất mũm mĩm, phúc hậu (trong ngoặc kép). Điển hình là tui nè!
Lời Cuối:
Kính thưa chị Quế Hương, kính thưa chị Huệ, kính thưa chị Lan và Nga, kính thưa quý vị. Lê Nghĩa Quang Tuấn là một “curator” (nhà duyệt tuyển) trong văn chương, nghệ thuật của tôi, Tuấn là một nhân tài của thế kỷ 21 cho sự sống còn, phát triển của nền văn học Việt Nam hải ngoại:
Mỗi bài thơ, bài văn xuôi, tuỳ bút, phê bình văn học nghệ thuật của Tuấn là nguồn cảm hứng đầy sức mạnh của sự lập lại, chơi chữ trong không gian của tái tạo qua mục đích mơ hồ. Sự mơ hồ là cơ hội để diễn giải các đề tài về cuộc đời trải rộng “rong ruổi” của Tuấn từ quá khứ tuổi thơ, tuổi trẻ đến tình cảm, tình dục đồng tính và lồng trong triết lý: nghệ thuật vị thành thật trong chữ nghĩa. Thành thật, chân thật đến độ phải hiểu, phải dùng cho sao cho chính xác, phải hiểu gốc nguồn của từng từ ngữ, vì ngôn ngữ là phản ánh văn hoá của một dân tộc dù hiện hữu hay đã tàn lụi.
“rồi bạn viết xuống.
on.. ei.. im... iii.. ô.. eo... aain.. ie... ui... ô.. ơ... en....
rồi bạn tắt đèn.”
(Khế ước không tên. Gió O)
nhé, đỏ.
đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ đỏ
đỏ đỏ
nói to lên không họ không có nghe. nói to lên không họ không có nghe. nói to lên không họ không có nghe. nói to lên không họ không có nghe. nói to lên không họ không có nghe. nói to lên không họ không có nghe... .... ... nói to lên... không... họ... không có nghe... nói... to lên... họ... không có nghe... nói... nói... nói... nói... to... to... lên... không nghe... nói to lên... nói... to lên... họ không có nghe... nói... nói... nói... to... to... to... to... nói to... to... họ... không có nghe... nói to lên... họ... họ... họ... họ... họ... không có nghe... họ... không có nghe... không nghe... họ... họ... họ... họ... không... nghe... họ không nghe... họ không nghe... họ không nghe... họ không nghe... họ không nghe... họ không nghe... họ không nghe họ không nghe họ không nghe họ... họ... họ không có nghe họ không có nghe họ không có nghe họ không có nghe nói...
đỏ trên tay đỏ rơi xuống đất, và nói cúi xuống, và liếm vào. sự thật thì không thể nào được lập lại. tất cả những gì cần được giấu đi thì không nên cho ai biết. sáng tạo chỉ là một khái niệm, một ý tưởng. tất cả mọi sự vật sinh ra toàn là do bất ngờ, không định trước. chỉ có sự tuần hoàn của đỏ. sao đỏ gì mà đậm thế. đậm hơn ngày hôm qua. mày đã bỏ gì vào trong đó. đỏ đậm quá. tại sao lại đậm thế. trong đó có gì. hỏi thì sẽ nghe lời dối trá. đừng hỏi. đừng hỏi. nó ghì chặt đầu tóc mình và kéo xuống mặt đất. đỏ. đỏ. tất cả còn lại là của lưỡi. và nó cúi sát xuống.
(tiền vệ-24503 chữ)
Tuấn viết như thể ngón tay trong tiềm thức cứ đánh, cứ gõ, như thể không để trí óc tự kiểm duyệt, và người đọc không cần phải ráng diễn nghĩa, không cần ráng phân tích, nhưng chỉ phản ứng lại và cứ cảm nhận như đang cuốn theo giòng thác ngôn ngữ của tuấn, tưởng như mắt đang đeo theo cọ vẽ phẩy màu, lướt màu huyền bí, kỳ lạ của Tuấn trong ngôn ngữ. Phải! “ngôn ngữ,” vì đọc văn thơ của Tuấn là phải phát âm, phải nói ra mới thấm, mới hiểu, mới liên kết được hay hiểu được ý của cụm từ nào đó, người đọc sẽ thấm thía như uống được một ly rượu trong một hầm rượu chữ nghĩa của bao công trình tích tụ trong trí huệ của Tuấn.
Nói đến Trí Tuệ và Trí Huệ, đâu là sự khác biệt? Tôi đã nhờ vợ tôi, Đặng Thị Thanh Vân, viết phần này, và xin đọc ra đây:
TRÍ TUỆ & TRÍ HUỆ
Trí tuệ là những tri thức về tự nhiên, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, xã hội, con người mà chúng ta tích luỹ được trong cuộc đời. Ngày nay chúng ta thấy các nhà khoa học có thể lên cung trăng, xuống biển sâu, họ làm được điều đó là nhờ vào những khối óc thông minh, họ dùng trí tuệ để phát minh biết bao là công trình, từ vĩ đại cho đến những việc hữu ích hàng ngày.
Hôm nay chúng ta có thể dễ dàng ra “shop” mua một con “robot” về để nó đỡ đần việc nhà. Robot đó cũng là một sản phẩm của trí tuệ con người đấy. Nhưng, những con robot ấy giúp đỡ chúng ta khá nhiều việc, tuy nhiên chúng không thể có được tâm thức, suy nghĩ, cảm xúc như con người ta.
Có trí tuệ nhưng không có tâm thức, thiếu sự sáng suốt thì không thể gọi là trí huệ được.
Nếu con người đã có trí tuệ rồi nhưng trí tuệ đó tồn tại trong một con người vô minh, thờ ơ với nhân sinh quan thì con người ấy mãi mãi chỉ là một người có trí tuệ, chứ không có thể trí huệ được.
Trí huệ là sự phát triển cao cấp hơn của trí tuệ.
“trong các chữ. chữ u đáng sợ nhất.
thức giấc. ngồi bật dậy làm dấu thánh giá. tạ ơn cả một thế hệ. bài hát của người con gái đêm hôm qua vẫn ngân nga trong trí nhớ. ơ...em.. buổi sáng vàng tươi. đây lúc cái thật cầm tay cái sống. chiêm bao khi nào về cho tôi ngủ lại ơi.. à..một giấc ngàn khơi.
tôi lại nhà thơ chơi. khi về. nhà thơ cho mấy chữ.
tôi. u minh. hiển hách.
chữ tôi thì xài. chữ hiển hách thì cất. chậc. chỉ không biết làm gì với chữ u minh.
(Lê Nghĩa Quang Tuấn- “khế ước không tên” - Gió O)
Đọc văn thơ Tuấn giống như đi tìm một ý niệm triết học của trí huệ qua ngôn ngữ và tự tỉnh thức vì Tuấn luôn thách đố người đọc và ý tưởng của người khác và đó cũng là cách Tuấn tự thách đố mình. Trí huệ của Tuấn như lõi “cinder” trong ngọn núi lửa, nồng cháy mãnh liệt và không đâm hoa kết trái trong ý niệm “âm dương” của kinh Dịch hay “phồn thực” của Bà la Môn, nhưng trí huệ của Tuấn là tro phún xuất thạch, nuôi dưỡng cho đất tạo mầm sống cho hoa và quả đâm trồi nảy lộc, như triết gia Jaques Derrida đã viết: “tro không là huỷ diệt, không là chết, tro là “being” là “amorous dust” (tro bụi si tình) , sentient (mẫn cảm), amorous conflagration (bùng cháy tình si). (trang 57-Cinder-Jaques Derrida).
Sự khác biệt giữa “cinder” (tro đỏ) và “smoke” (khói) là gì? Khói sẽ bay mất vào chân không như những linh hồn, chẳng lưu lại gì, nhưng “cinder” rơi xuống, lăn tròn, dịch chuyển, phân tán ra qua ngôn từ để thiêu huỷ những cơ cấu giáo dục phụ hệ trong giảng đường của “his” story, trói buộc phụ nữ, hãy để những người người con gái con của một người đàn ông học thức nhảy múa dưới ánh lửa “cinder” xoay vần, hãy để người mẹ khóc nức nở nhìn những đốm lửa “cinder” và reo vang “Let it blaze! Let it blaze! For we have done with “education” (Hãy bùng cháy lên! Bùng cháy lên! Vì chúng ta đã chán ngấy với “giáo dục....”” phụ hệ này. (Cinder-Jaques Derrida-Trang 49, 55).
Rất tiếc, Tuấn đã sinh ra lầm cộng đồng, một cộng đồng còn sặc mùi trọng chức tước, địa vị và đánh giá con người qua tiền của, một cộng đồng còn kỳ thị ra mặt, ngấm ngầm những người đồng tính luyến ái như Tuấn và tôi.
VÀ tôi đã mất một người bạn, một CURATOR dẫn tôi đi vào con đường của trí huệ!
Nhưng tôi cảm ơn thi sĩ Lê Nghĩa Quang Tuấn - a feminist- đã gởi gấm “Cinder” từ chị Quế đến tôi cho dù Tuấn, cậu Hoàng, đã bay rất xa!
Trúc Việt Vũ
25.08.2018
© gio-o.com 2019