giáo sư Lê Hữu Mục (1925-2017)



 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

THƯA THẦY

 

 

 

Khi mưa băo vừa lắng dịu để rút khỏi miền Trung, ở đây tôi nghe gió từ San Jose thổi qua. Montréal có người vừa đi xa mà tôi nào hay, chị Lê Thị Huệ nhắn gửi mới chợt ngỡ ngàng, mới lóng cóng nhớ về bài vỡ ḷng: “Không thầy đố mầy làm nên”.

 

Tôi gọi thầy nhưng anh không thích thế. Đă có nhiều vị cao niên, lớn tuổi bằng bố cũng nhún nhường muốn tôi kêu là anh. Những buổi họp mặt đông vui anh thường ngồi bên tôi, trong đám đông bao giờ cũng rơ nét h́nh ảnh: Người lớn tuổi nhất sánh vai đứa nhỏ tuổi nhất. Bấy giờ, quanh chúng tôi toàn những vị trung niên trên mức tri thiên mệnh. Chừng như anh thích tṛ chuyện cùng với đứa nhỏ nhít vừa lạc vào thế giới khác.

 

Anh nói giọng Bắc, trầm, ấm, nhưng luôn vấp váp. Dáng người đường bệ, khá to con. Tôi hơi xúc động khi h́nh dung ra một vị giáo sư trường Quốc Học (1952-1957) đứng trên bục giảng vào cái thời điểm mà tôi chưa được hiện hữu làm người. Anh chị tôi đều là học tṛ của anh và họ vẫn c̣n cất giữ những kỷ niệm, sợ hăi khi vào thi môn vấn đáp bị anh “quay”. Con đường anh đi hầu như chỉ riêng một lối, mang tên “Học”. Cử nhân Văn chương Pháp, Đại học Hà Nội 1950. Cao học Văn chương Việt Nam, Đại học Đà Lạt 1960. Tiến sĩ Văn chương Việt Nam, Đại học Sài G̣n 1970. Sáng tác, biên khảo của anh th́ vô số kể, thường chú trọng về những chú giải liên hệ tới Hán Nôm, quy chiếu và phân định rơ đâu là hư đâu là thực nằm trong các tác phẩm văn học được người xưa truyền lại. Một cuốn gặp sóng gió nhất: “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Kư” (1988).

 

Một người như vậy khi lạc bước vào lănh vực âm nhạc lại chứng tỏ bản lănh của một nghệ sĩ. Tác phẩm “Hẹn Một Ngày Về” được sáng tác tại Huế năm 1953 của anh đă trở thành bất tử. Hôm nay nghe lại, qua giọng hát chị Hà Thanh, luống những ngậm ngùi, thiếu đường chảy nước mắt. Chị tôi, cũng như các chị từng học ở Đồng Khánh năm xưa không ai không thuộc nằm ḷng bản nhạc ấy. Và họ, chẳng một ai tin được, đă có lúc một đứa chưa ráo máu đầu hỉ mũi không sạch như tôi lại được ngồi sát vai cùng vị thầy khả kính của họ để bàn chuyện vật đổi sao dời trên trời dưới biển. Không thầy đố mầy làm nên! Là hậu bối, tôi chưa được thầy Lê Hữu Mục dậy dỗ, nhưng với vai vế một người em, tôi học được lắm điều từ anh, mà lời “vàng ngọc” nhất vẫn là: “Cậu đừng bầy vẽ mầu mè ǵ cả, hăy cố thành thật với chính ḿnh, hăy giữ lấy sự hồn nhiên mà sống vô ngại”.

 







Anh Lê Hữu Mục vừa đi xa. Từ Montréal Hẹn Một Ngày Về vào hôm 8 tháng 11 năm 2017. Anh sinh ngày 24 tháng 11 năm 1925, hưởng thọ 93 tuổi. Nh́n số tuổi của anh, tôi mới hay ra, tuy định cư trên cùng một thành phố, nhưng chúng tôi đă thưa dần đă vắng hẳn những gặp gỡ như thời gian trước. Đă lâu lắm rồi từ dạo anh vào nhà dưỡng lăo, vào nhà thương, vào những địa chỉ bất ưng, mơ hồ, bất khả kháng. Mất tăm mất tích cho đến khi chị Lê Thị Huệ chốn xa xăm gửi tới chút gió heo may mới cảm nhận cái bạc ḷng. Chị Lê Thị Huệ cùng các bạn học năm xưa muốn đăng phân ưu trên báo địa phương này cũng như hỏi xem cách nhờ đặt một ṿng hoa cho người thầy cũ.

 

Thưa thầy, tôi quả có vụng về, tôi chỉ biết ấp úng mà thưa với chị Huệ (trắng) rằng, tôi chỉ ghi cho chị số điện thoại tờ báo ấy để chị liên lạc th́  liệu có ô kê không? Sự vụng về của tôi c̣n nằm trong những hàng chữ này. Một đứa đứng run thân trên sân ga thầm lặng chờ tiếng hồi c̣l cất lên. Xin vĩnh biệt thầy, chia tay anh. Tôi hát trong ḷng nhăn nhàu: “Về đây trong hoa lá, hỡi cánh chim giang hồ… t́nh xưa không vỡ bao giờ, mùa xưa c̣n thơm ngàn gió … đăm đắm trông ai, cầu mong…”

 

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

http://ww.gio-o.com/HoDinhNghiem.html

 

© gio-o.com 2017