photo: NAT @gio-o.com
Hồ Đ́nh Nghiêm
TUỔI MƯỜI BẢY ĐÁ NỔI RONG CH̀M
tản mạn
Về già thường lú lấp. Trí nhớ ưa ẩn nấp. Mau quên và cố chấp. Nhân dạng th́ rất thấp. Dưỡng khí thiếu hô hấp. Tin buồn măi tới tấp.
Tri thiên mệnh, nghi bất hoặc là chuyện tầm phào. Một cột mốc, một sân ga để lại đằng sau tự dưng đâm mù mờ cảnh sắc, phông màn xô lệch chả h́nh dung nổi một vai diễn trước đây. Rất cực ḷng khi nghe có người dóng hỏi: Bạn làm ǵ ở tuổi mười bảy? Ôi chao sao cắc cớ bắt tôi đi quàng xiên về đường xưa lối cũ vậy cà? Như ai kia mười bảy bẻ găy sừng trâu th́ họ nhớ như in chứ tôi dại khờ thu hai tay túi quần có khi ấp úng thưa cô giáo dạy toán đố, dạ năm cọng năm là mười một. Zero. Học tṛ học bè chi mà dốt đặc cán mai! Khóc v́ bị cô la cô mắng cô chửi. Dị ̣m khi nghe con bé đồng môn ngồi bên làm trạng cóc, năm với năm là chín nút, dễ như ăn ớt, cô cho ăn hột vịt là đúng thôi, chưa bị khẻ tay là may!
Tuổi mười bảy được ví như hoàng kim. Là trang sách ghi đầy những chuyện tựa huyền thoại. Là khúc quành bày ra một cảnh giới khác. Lắm người lên xe hoa vào lằn mức kia. Chán khối kẻ thất t́nh say khướt một thù hằn, đâm dật dờ kư gửi tâm sự vào những bài thơ than mây trách nắng. Ca dao lạm bàn hoàn cảnh:
“Cây cao bóng mát không ngồi
Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây”.
Có thằng không lượng sức ḿnh ưa làm cách mạng bản thân để bị chúng bạn chê cười:
“Chuối non dú ép chát ngầm
Trai tơ đ̣i vợ khóc thầm thâu đêm”.
Chuối non? Phải nó là nguyên cớ gây ra cái đáp án 5+5=11? Sao cô chẳng nói rơ nguồn cơn cho em hay về cái sự dư thừa ra một kia? Lợi ích của toán học là làm minh bạch mọi lẽ, cô nhỉ!
V́ non, v́ ăn chưa được, nên em bỏ ta lại đứng ăn năn bên vườn cây thiếu thời, em chẳng rảnh rang ngồi trông chừng chuối cứng cáp già nắng vượt qua tuổi mười bảy. Em để lại tối hậu thư:
“Chừng nào đá nổi rong ch́m
Muối chua chanh mặn anh t́m được em”.
Bất khả thi. Em đi, đi như một hối thúc trở chứng của tuổi dậy th́. Nhắm mắt bịt tai không thấy không nghe giọng ai khản tiếng gào bên kia ḍng sông chảy xiết:
“Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
Bắt anh ra treo tại nhành dương
Biểu từ ai, anh từ đặng
Chớ biểu anh từ người thương
Anh không từ!”
Ui, con ai mà bất hiếu rứa bây!
Ở miền Nam, đa phần gái trai tuổi mười bảy thường ấm êm b́nh lặng, những biến cố xảy đến nếu có đau khổ can dự th́ niềm bất hạnh kia giúp người ta thêm trưởng thành, chỉ vậy thôi. Ngay cả 18, đủ tuổi vào lính, khi mặc áo trận có kẻ c̣n biết niệm Phật trước khi bóp c̣ súng. Họ chưa ư thức rơ hành động giết người nhằm đổi thay, làm tượng h́nh rơ một điều ǵ mà xă hội luôn ngóng trông. Đó là những binh sĩ ra mặt trận mà quân trang quân dụng họ mang trên người không nặng bằng h́nh bóng cha mẹ, người t́nh em út măi ngự trong tâm.
Ngoài Bắc khác, thời cải cách ruộng đất, tuổi mười bảy có đứa dơng dạc nói, nghe như sét đánh ngang tai:
Hai đứa kia, chúng mày có biết ông là ai không?
Bẩm ông, dạ biết ạ. Ông là con đẻ của vợ chồng chúng tôi.
Số phận. Nghịch tử. Trời không tha đất không dung. Biết vậy thà đẻ ra cái hột vịt lộn mà nhai cho sướng miệng. Người ta chôn sống cha mẹ ḿnh như chế độ chôn sống đạo đức kinh. Diệt sạch những bài công dân giáo dục ngay từ trứng nước. Cổ học tinh hoa có thuật chuyện, một người đi đường đă dừng chân h́ hục khiên tảng đá lớn di dời sang bờ lề, có kẻ hiếu kỳ cà khịa hỏi han th́ đón nghe câu trả lời, ấy là tôi muốn người đi sau được thong dong đôi chút. Nhị thập tứ hiếu kể chuyện, mùa đông giá buốt, có đứa con (17 tuổi) leo lên giường nằm, đợi chỗ ấy thực sự ấm áp mới d́u đỡ mẹ ḿnh lên mong mẹ được an giấc trong cơ hàn. Đôi ba chuyện lẻ tẻ nọ tuồng không được lưu truyền, kể lại cho học sinh phương Bắc?
“Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu
Nhà tui ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua”.
Không được quyền trả lời ấm ớ như thế. Công an mà sờ gáy th́ phải nói cho ra nhẽ, thiếu ǵ đứa tuổi 17 bị chết sau chấn song do bởi công an có hơi bị mạnh tay đó thôi, hoặc là nghi phạm tự té. Bạn cùng trang lứa nếu c̣n tại ngoại th́ ngôn theo cách ca dao:
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
C̣n như yêu vụng nhớ thầm
Họp chợ trên bụng hàng trăm sá ǵ”.
Con nhà ai mà phát ngôn linh tinh rứa bây! Vô tư tới bến. Chân dài đấy phỏng?
V́ đi biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược th́ luôn bị bắt bớ đánh đập nên con dân Việt rất hồ hởi phấn khởi khi ngó sang Hong Kong (Ôi cái vùng đất từng cưu mang tôi, phận thuyền nhân được họ cho uống bát nước ngọt tràn t́nh người sóng sánh!) Hong Kong bây giờ khác, vào tuổi 17, Joshua Wong làm thế giới kinh ngạc qua vai tṛ thủ lănh sinh viên đi biểu t́nh ôn hoà nhằm cải cách vấn đề giáo dục, muốn sáng sủa không ǵ khác hơn Hong Kong phải được độc lập, thôi bị áp đặt bởi Trung quốc. Chân dung kẻ tuổi trẻ tài cao vừa được báo Time chưng lên h́nh b́a với không tiếc những lời ngưỡng mộ.
Nhưng tôi, nếu được phép so sánh, tôi nghiêng cảm t́nh cho Malala Yousafzai hơn. Cô sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, người Pakistan và như thế cô cũng vừa 17 tuổi. C̣n nhớ tháng 10 năm 2012, Malala là mục tiêu bị bọn cuồng tín xả súng bắn khi từ trường về nhà. Thoát chết, Malala không hề sợ hăi, vẫn tiếp tục phát biểu về tầm mức quan trọng do giáo dục mang lại. Cô đă chiến đấu trong nhiều năm với ḷng tin không ǵ lay chuyển, vỏn vẹn một chân lư: “Phụ nữ có quyền được đi học”. Trong vùng đất tăm tối của bất công và đầy ngược đăi kia, Malala nói vọng ra ngoài lời khuyên khiến cô nổi tiếng: “Hăy cầm sách và nắm lên cây viết, đó chính là vũ khí mạnh nhất của chúng ta”. Malala Yousafzai là nhân vật vừa được lựa chọn làm người nhận giải Nobel Hoà B́nh mà giá trị hiện vật lên tới 1 triệu 4 USD.
Mười bảy, mùa đông tôi cùng chúng bạn đi lội nước lụt, kéo ghế quán cà phê trống vách lộng gió ẩm. Mùa hè đi thả diều, câu cá, bắt dế, đi ciné và thảng hoặc thầm lặng đạp xe ngang qua căn nhà có trổ cửa sổ gửi hắt ra ánh đèn làm chói mắt dáng một người nữ tuổi dậy th́ đang chống cằm ngó trăng sao. Chỉ vậy thôi, ngó rồi nhớ, mộng và thầm thà thầm thụt. Chẳng biết ǵ sất. Không một lời han hỏi, chẳng một thư trao với lời mở: Dạ thưa em. Nào khác ǵ một thứ trái cây chín dú. Đám bạn trên dưới mười thằng, (tôi c̣n nhớ v́ đă từng đi đá banh so tài với tụi xóm khác) không có thằng nào sách hoạch hoặc mưu đồ làm chuyện đại sự. Chúng khôn nẻ vỏ riêng cho cái khoảng đi hái trộm trái cây quanh khu vực, hoặc hiu hiu tự đắc khi thuật lại buổi đi tắm sông và phát hiện một người đàn bà không manh vải che thân. Chúng không giỏi môn anatomie nhưng chúng biết sự khác biệt giữa cơ thể nam và nữ, những khác biệt “chết người”. Dùng những từ lạ, chỉ có trong sách vạn vật học: Chim, bướm, lông lá các thứ. Đồ ranh mương!
Tóm tắc, tuổi 17 của chúng tôi trôi qua, vuột mất trong tẻ nhạt. Cơ hồ đó là đám bèo dập dềnh trôi giữa ḍng nước lụt, bèo sẽ biến mất mà không một ai tiếc thương. Tôi nghĩ, nên chép lại ra đây những câu nói của các nhân vật nổi tiếng để suy ngẫm, sau khi đă soi gương, đă hối tiếc, đă than thầm:
“My teachers used to call me a failure”. Tony Blair
“I was raped at the age of 9”. Oprah Winfrey
“I didn’t even complete my university education”. Bill Gates
“I was in prison for 27 years”. Nelson Mandela
“I used to serve tea at a shop to support my football training” Lionel Messi
“When you are in the light, everything follows you; but when you enter into the dark, even your own shadow doesn’t follow you”. Hitler
“I have many problems in my life, but my lips don’t know that. They always smile”. Charlie Chaplin
“Yesterday is gone. Tomorrow has not yet come. We have only today. Let us begin”. Mother Teresa
Trong cuộc sống e rằng ai cũng có riêng cho ḿnh một câu châm ngôn, giữ làm của riêng, thu cất dưới gối, xem tựa cẩm nang bùa chú. Với cá nhân tôi, chỉ có một vài chữ xét chẳng sáng giá: Biết ra th́ đă muộn mất rồi!
Canh bạc trôi đi, cứ dần ṃn hao ảm đạm. Đánh hết rác, 17 qua, 20 qua, tam thập nhi lập qua, qua rêm ḿnh để lừng lửng bắt gặp tuổi hưu trí đến gơ cửa.
“Chàng ràng chi lắm bướm ơi
Đậu mô th́ đậu một nơi cho thành”.
Lung tung lang tang. Đành phải nghỉ chơi.
Hồ Đ́nh Nghiêm
10.2014
http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html
© gio-o.com 2014