Hồ Đ́nh
Nghiêm
CHUYỆN CUỐI
NĂM
tản mạn
Tuần rồi, một người con gái, chẳng hiểu do đâu cô biết được địa chỉ e-mail của tôi. Bức điện thư ngắn nhưng làm ḷng tôi dấy lên nhiều cảm xúc. Đại diện cô, tôi xin thêm dấu sắc huyền hỏi ngă nặng và, đây là nguyên văn: “Xin chào chú, cháu là Trần Quỳnh Hoa, thầm lặng làm thơ đă sáu năm, nay gom nhiều bài ưa thích và có tham vọng in nó thành một tập. Đường đột xin chú một điều: Vui ḷng viết cho cháu một cái tựa. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn nếu chú bỏ công đến quán Starbucks gặp gỡ. Chủ nhật, một giờ trưa, métro Côte des neiges. Cháu sẽ mặc áo ấm màu đỏ cho chú dễ nhận. Hy vọng sẽ được gặp nhà văn mà cháu từng mến.
Quỳnh Hoa.
P.S: Cháu sẽ mang theo bản thảo và dĩ nhiên sẽ “hối lộ” chú bằng cách dành trả tiền cà-phê.”
Trong inbox, có lẽ đây là bức thư dễ thương nhất mà tôi có được. Tôi tắt computer, ngồi tưởng tượng ra một nhân dáng dịu hiền (đă làm thơ ắt hẳn cô phải hiền dịu!). Tên cô là Quỳnh Hoa, chắc tôi phải dẹp bỏ hết mọi thứ để mang tơi đội nón đi gặp cô. Trịnh Công Sơn từng viết: “Em mang cho ta một đóa quỳnh. Quỳnh thơm hay môi em thơm…”
Đồng hồ lúc đó, với tôi, là cái ǵ đồng nghĩa với lười biếng. Hai cây kim của nó tuồng như đóng băng theo thời tiết giá lạnh bên ngoài. Nhưng dẫu sao, theo định luật của tự nhiên, đôi chân nó cũng phải cất bước (thuận theo chiều quay của kim đồng hồ!) Và sau chót, tôi đă nh́n thấy màu áo đỏ. Giữa con dốc nhiểu gió nó tựa một đốm lửa bùng cháy. Tôi rất ấm. Tôi nhủ thầm. Đó là phút giây tôi bắt gặp nụ cười long lanh sáng trong đôi mắt cô. Cái tinh anh của nó dường như biết xuyên thâu qua khoảng cách của mười mét đang nát vụn bởi bông tuyết vần vũ đầy trời Montréal. Thơ Haiku của Basho có bài:
“Tuyết
mà chúng ta cùng
ngắm năm xưa
Bây giờ đă
rơi chưa
ngàn trùng.”
Chao ôi! Đơn giản dường ấy, ngắn ngủi là thế, mà sao đọc lên ḷng những luống ngậm ngùi. Chữ ngậm ngùi không đúng. Hụt hẫng cũng sai nốt. Đọng lại trong ḷng là thứ nỗi niểm khó cắt nghĩa. Mất bao nhiêu năm người ta mới có thể làm nên một bài thơ có thần tựa thế, hở Quỳnh Hoa? Trong lănh vực hội họa có một thứ gọi là Tỷ lệ vàng. Cái ấy nên hiểu là nó hoàn chỉnh tới độ không thể thêm thắt hoặc gạt bỏ một phân ly nào cả. Tựa như số đo ṿng một ṿng hai ṿng ba trên cơ thể một cô người mẫu tuyệt sắc. Với thi ca th́ sao? Bốn câu của Thâm Tâm có thể mang ra làm ví dụ?
“Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong ḷng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong…”
Tuyệt! Tôi uống Expresso, và uống no đủ những điệu bộ, những biểu tỏ, những lời nói của Quỳnh Hoa. Cô gần như làm chủ buổi tṛ chuyện bởi tôi chỉ khoanh tay ngồi nghe, ḷng đầy nghi hoặc: Tại sao lại gọi chú và xưng cháu? Bất quá tôi chỉ lớn hơn cô chừng mười lăm tuổi chứ mấy. Thôi Hiệu từng ta thán: “Mười lăm năm tựa một chợp mắt giữa cơn mộng dài!” Mười lăm năm. Khi Quỳnh Hoa cất tiếng khóc chào đời tôi vẫn ngu ngơ cười, chưa hề nếm qua khổ lụy của t́nh yêu; vẫn ngắm nh́n cuộc sống trôi qua bằng thứ nhăn quang đầy hồn nhiên của con trẻ. Tôi tin là sự ngờ vực, nỗi hoài nghi chỉ có thể đến sau khi Adam lỡ cắn vào trái táo trên khu vườn địa đàng. Sự mâu thuẫn hiện hữu: Trẻ con chẳng thể làm thơ, nếu có hẳn rất vụng. Và thi sĩ th́ luôn ước ao ḿnh có được chất hồn nhiên của chúng. Nguyễn Trăi hạ bút:
“Tam thập dư niên trần thế mộng,
Sổ thanh đề điểu hoán sơ hồi!”
Tạm hiểu: “Hơn ba mươi năm măi đắm ch́m giữa cuộc đời nhiều huyễn mộng, t́nh cờ nghe chim hót, ḷng những muốn sống lại thuở thơ ngây!”
Bao nhiêu năm làm phận di dân sao trong đầu tôi thỉnh thoảng vẫn hiện về những câu, lẫn lộn trong ba bài thơ luôn có sức ám ảnh. Nó ám ảnh bởi nó hay. Nó hay bởi đọc nhiều lần vẫn bắt gặp nguyên dạng sự bồi hồi lẫn trốn đâu đó, dẫu đọc ở những thời điểm khác nhau, ở trạng thái tâm lư khác nhau, ở địa lư mỗi nơi mỗi khác.
Đáy năm (chữ của Mai Thảo) bắt chước tiền nhân, gọi là ôn cố tri tân tôi xin cẩn trọng ghi lại đầy đủ ra đây, thế trầm hương, tỏa thơm những tâm hồn đồng điệu.
Bài 1 của Tuệ Sỹ: THƠ VÔ ĐỀ
“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh măi trên đồi hoang
Phút vội vă bỗng thấy ḿnh du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn”.
Bài 2 của Bùi Giáng: KHÔNG ĐỦ GỌI MỘT LẦN
“Mây đứng lại chân trời phủ khói
Ḍng sông đi đ̣ bến đợi ngu ngơ
Chiều trời đẹp tâm t́nh em không nói
Đất với trời chung một nghĩa bơ vơ
Chiều thổi đẹp gió về em không nói
Anh không chờ không biết đợi từ bao
Từ xuống mưa không biết tự phương nào
Ḍng sông chảy ai người xin níu lại
Mưa có tạnh nhưng chân trời c̣n măi
Những giọt sương là lệ ở trong mây
Ḍng sông đi cho nước nói ngàn ngày
Rằng bề rộng không bến bờ em ạ
Anh đợi xuống đêm về đầu phủ toả
Mịt mờ xanh bù xơa ánh tơ giăng
Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ
Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Mở muộn màng là một chút mơ hoa
Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nḥa
Và mất hút ở cuối trời nín lặng
Rồi từ đó về sau mang trái đắng
Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay
Anh chờ em không biết tự bao ngày
Đề thấy măi rằng thơ không thể gọi
Sầu một thuở đất ṃn không tiếng nói
Một ngàn năm trăng dăi tuyết băng buông
Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
Để thấy măi rằng thơ không thể gọi
Mùa xuân lại với chim về đă mỏi
Với cá về mây nước cũng lang thang
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá
Hờn phố thị để lạc hồn cơi lạ
Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
Tuyết trời Tây có nguôi lăng những ǵ
(trích từ Mưa Nguồn. 1973)
Bài 3 của Tô Thùy Yên: TƯỞNG TƯỢNG TA VỀ NƠI BẢN TRẠCH
“Đào Tử sắp ĺa bỏ nơi nghịch lữ
trở về nơi bản trạch. Than ôi, thương thay!”
Đào Tiềm
*
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Gió đưa nhớ rải dọc trần gian
Trên đồng ngọn cỏ tranh khom mỏi
Đời nặng cơn bi lụy dịu dàng
Rồi thôi, im măi, im vô vọng
Ta tiếc dài sao đă đến đây
Lờn rờn bóng lá đong đưa nắng
Thảm thiết giây leo quấn quít cây
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Ơn dày chôn trả đất bao dung
Cụm mây trôi ră trong trời lớn
Như giấc chiêm bao thấy giữa chừng
Con đường đi mỏi mà không tận
Lượn sóng trên ghềnh nhọn rách tơi
Ai thở dài chi cho năo ruột?
Cơn mưa hư tưởng mơ màng rơi
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Về luôn như một tiếng kêu khơi
Đă buông trong bạt ngàn xanh ngắt…
Biển cử ai rần băi ră rời
Chuồn chuồn vui đậu trên nhành lúa
Để lại bay đi lúc kịp buồn
Điệu hát nào lan man vướng vất
Như hơi ẩm mục mặt hồ sương
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Đóa hoa buông cánh khi tàn hương
Tiếng rụng tuyệt âm rền tịch mịch
Ḍng sông tới biển nức tuôn, tuôn…
Các mùa chuyển động trong trời trống
Di điểu qua sông xẻ luống sầu
Ly biệt chẳng từ hạt cát ngọc
Tuần hoàn đến cả giọt sương châu
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Là rồi một chuyện kể chưa xong
Mùa hè cọ xát điên kim loại
Con qụa kêu ran giữa quăng không
Tàu chuối xác xơ reo ngất ngất
Nỗi đời bi thiết xé lưa tưa
Ḥn ngói lia bay bay mặt nước
Ch́m sâu dĩ văng đục không ḍ
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Băi bùn trơ trẽn thủy triều lui
Con c̣ng ẩn nhẫn ḅ quanh quẩn
Càng nhẹ tênh trên cơi ngậm ngùi
Ta bằng ḷng phận que diêm tắt
Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông
Thôi nói, bởi c̣n chi để nói
Núi xa, chim giục giă hoàng hôn
Tưởng tượng ta về nơi bản trạch
Áo phơi xanh phới nhánh đào hồng
Mùa xuân bay múa bên trời biếc
Ta búng văng tàn thuốc xuống sông.
Nếu Quỳnh Hoa đọc được ba bài thơ trên, hẳn Quỳnh Hoa sẽ hiểu do đâu tôi im tiếng; tôi trốn tránh cô th́ đúng hơn. Tôi chẳng đủ can đảm để thốt lời gay cấn: Đừng in thơ nữa. Để hai ngàn đô ấy mà đầu tư vào những cuộc chơi khác, thực tiễn hơn, khỏe trí hơn. Đi du lịch để mở rộng tầm nh́n chẳng hạn. Em thấy không? (Chẳng chú cháu ǵ ráo!) Bản thân anh luôn nghiệm ra rằng làm thi sĩ là thứ đại khó (chuyện dễ nhất là chọc cho đàn bà giận hờn). Phải trải nghiệm, phải hy sinh đánh đổi- kể cả hạnh phúc- để cất công sàng lọc lúa, trấu, mọt, sạn thành những hạt gạo trắng ngần, tinh ṛng. Ta đón nhận, hân hoan. Và dĩ nhiên, ta mang ḷng tri ân về thứ tặng phẩm ngát hương kia. Xin hăy luôn ca tụng họ, nếu có thể.
Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Con đường, tự nó không hiện hữu mà do những dấu chân người tạo nên”. Ông c̣n nói một câu mà tôi luôn tâm đắc: “Đừng sợ người ta không biết tới ḿnh, cái đáng sợ là khi biết, họ sẽ nghĩ ǵ về ḿnh!” Xin gửi đến Quỳnh Hoa câu nói trên để thế một lời chào đầy thân ái.
Em ơi, ngày mai trời lại tối!
* Bên lề (phải):
Trên Gío-o có đăng tải những bài thơ độc đáo của Ngu Yên và Hoàng Xuân Sơn. Tôi là kẻ ngoại đạo. Hai thi sĩ kia mới đủ nội lực để tản mạn về thi ca. Biết đâu bài viết này lọt được vào mắt hai “chàng”. Và đâu biết, mai này chúng ta đọc thấy “Chuyện đầu năm”: Nhà thơ cất tiếng, đưa ư kiến, nhằm can ngăn hoặc xúi dục những người can đảm tựa Quỳnh Hoa. (Em đừng mang tới hoa quỳnh, môi thơm dẫu đợi ta nào biết hôn!)
* Bên lề (trái):
Bài này chỉ xin được xếp vào hạng mục (mới thấy trên Gió-o): Thư tín với tiểu tựa “LÂU LÂU MỘT LẦN” (Ôi, cái tựa thật gợi cảm!). Người Bắc có chữ “Ăn giả bữa”. Là ăn bù đắp, ăn over-time, ăn thế cho những lúc ốm đau nhác chơi liệt giường. Hàn Mặc Tử nói: Lâu quá sao anh không về chơi thôn Vĩ? Lâu-lâu-một-lần. Lạ thật! Sao không cho hai lần, ba lần? Lâu quá rồi, c̣n nhớ chăng? Để trả thù, để “tính tiền lời” cho những hôm “ngồi trên giếng mà khát nước!”
Cám ơn nhà văn Lê thị Huệ đă vui ḷng chuyển tải “lời quê góp nhặt dông dài” này. Cũng xin cám ơn ai đó đă góp ư về vấn nạn con dao Thái-lan trong chuyện ngắn “Mày biết đời là ǵ”. Viết văn và làm thơ, khi nghe được tiếng vọng từ phía người đọc cũng là một cách biết-đời-là-ǵ. Phải thế không Quỳnh Hoa?
Lành thay! Lành thay!
Hẹn gặp một lần khác. Lâu lâu một lần hay hai ba lần, thú thật cái đó tùy thuộc nhiều vào sức khỏe. Chốn tôi ở hàn khí dâng đầy, giá rét từ muôn hướng thổi về, cơ thể nghe hao gầy sa sút,co ro.
Buồn thay! Buồn thay!
Hồ Đ́nh Nghiêm
© gio-o.com 2008