Thư Tín

 

 

lâu lâu một lần …

 

 

Tháng 7.2021

 

NHỮNG "SÁT THỦ BIÊN TẬP VIÊN" THỜI ĐẠI FACEBOOK


Thường thấy trong Facebook. Họ là những độc giả tự động "biên tập lại" những sáng tác mà không xin phép tác giả. Các chỉnh chủ tác giả không hề hay biết! Có khi các sát thủ biên tập viên FB sửa tựa đề, cắt bỏ đục bỏ câu cú chữ nghĩa của tác giả. Một trong những lý do họ viện lẽ là vì "Bài Hay Nhưng Trên Facebook Không Cho Đăng Bài Dài" !!!!! . Vì muốn chuyển tải bài hay đến mọi người nên họ phải cắt bỏ, biên tập lại, sửa lại bài theo nhu cầu, theo thị hiếu , theo sự cho phép của Facebook .


Cái không được ở sự viêc này, là Facebook lại cho phép các đôc giả chia sẻ và phân tán các sáng tác này bằng một nút "Share". Mà chính các tác giả ấy không hề hay biết, không hề được thông báo.


Ghi lại đây một trường hợp, độc giả nhân danh bài viết hay và "biên tập lại" để phát tán trong Facebook . Bài nguyên thủy từ trang nhà thơ Phan Tấn Hải, và anh Phan Tấn Hải có Facebook đàng hoàng. Nhưng Phan Tấn Hải không hề được thông báo hay chia sẻ thông tin này. (lth)

 



 

Hải Ngoại Gio-O Bài nguyên thủy trên Facebook của nhà thơ Phan Tấn Hải:https://www.facebook.com/hai.phan.3572/posts/10218668887423602

 

·  Hai Phan

Cảm ơn nhà văn Hải Ngoại Gio-O Lê Thị Huệ. Cảm ơn vô cùng tận. Y hệt (và còn tệ hơn) nạn luộc sách tại VN. Có những cuốn đơn giản, như Kinh Pháp Cú hay Phổ Môn, có hơn cả chục bản dịch rồi vì người sau sửa vài chữ của người trước là thành bản mới của mình để xin phép in. Nhưng rút ngắn cho FB thì là thành bản tin của nhà báo rồi. Thôi thì vậy, chịu thua.

 

·  Thinh Q Tran

Dù nại lý do nào đi chăng nữa, kiểu tự động làm BTV bài của người khác mà khg xin phép & được phép làm là một hình thức đạo văn, không đứng đắn, tử tế. Người vậy, không lương thiện!

 

Sony Hoang

Có lương đâu mà thiện!Top of Form



Bottom of Form

·  ·  ·  ·  ·  ·  VyKhanh Nguyen

Bây giờ thời hạ nguyên, có người viết hồi ký, biên khảo copy/past không hề ghi source, và thiên hạ ngây ngô hoan nghênh …!

 

Sony Hoang

Tôi đọc trên FB một người quen một bài viết hay quá, không ghi nguồn hay xuất xứ, cứ đinh ninh người ấy viết. Ngờ ngợ mình có đọc đâu đó, tra cứu lại thì là bài của một tác giả đã thành danh. Tệ hại thật!

 

·  VyKhanh Nguyen

cũng là thời vô văn hoá, từ “dịch giả” đểu, “tác giả” đểu ( có tay in sách đứng … chung “”đồng tác giả” với tác giả đã mất từ mấy chục năm như Ng Hiến Lê), rồi ai cũng có thể in sách dễ dàng qua amazon …

Tôi đã bắt đầu không muốn để ý nữa !

 

·  ·  ·  ·  ·  ·  Tien Dang

Son Lyngoc quan tâm, Loc Pham Thi

 

·  Vu Dinh Kh

Tôi bị họ bê nguyên cái truyện dài, dán lên Blog nhà họ, có thư từ hỏi, nhưng họ chả thèm trả lời! Nhiều truyện ngắn đã đăng trên Gio O. họ lấy xuống đăng lại ở VN cũng vây thôi!

 

Sony Hoang

Chuyện bình thường ở huyện Phây Búc

 

·  Vu Dinh Kh

May mà họ chưa nóa: Biết bố mày là ai không!? kkk

 

·  Sony Hoang

Không biết"bố mày NĐ Thịnh" ở Úc ra sao rồi!

·  Vu Dinh Kh

Em chẳng quan tâm chuyện này, nên ko đọc, ko biết, Anh ạ.Top of Form

·  ·  ·  ·  ·  ·  Bùi Văn Phú

Lấy bài của người khác không ghi nguồn đã là sai, lại còn tự cho mình quyền tự biên tập và có khi thay tên tác giả nữa thì thật là thiếu liêm sỉ. Những con người như thế là hệ quả của một nền giáo dục, một thể chế mà ra.

BiBi Ngo Căn bệnh dễ lây lan và bộc phát của thời “Like và Share lên ngôi” 😢

·  Bùi Văn Phú

BiBi Ngo Không đơn giản chỉ "Like and share" đâu anh. Quen thói ăn cắp thì cái gì cũng chôm chỉa. Chôm của nhà nước, lấy bài người khác làm luận văn tiến sĩ. Đến mức đó thì hỏi còn gì mà không thể lấy cắp được nữa, vì căn bản đạo đức từ học đường không có, luật pháp không thực thi nghiêm minh.

 

·  AnhThu Bui Ngay cả một ông giáo sư tiến sĩ già của VNCH hiện đang ở Pháp cũng còn “cắp” nguyên bài viết của tôi làm đoạn đầu, các đoạn sau không biết của ổng hay ổng cũng lượm của ai đó ráp vào thành một bài viết ký tên ổng.

Có bằng tiến sĩ, còn là thầy giáo dạy biết bao người mà còn vô liêm sĩ đến thế.

 

·  Hải Ngoại Gio-O

Bùi Văn Phú BiBi Ngo là gái xinh. Phóng viên xuất sắc trên đài Người Việt . Con nhà nòi 🙂(lth)

 

·  Bùi Văn Phú

Xin lỗi cô BiBi nhe.

 

·  Phan Thanh Mỹ

Anh Bùi Văn Phú, dân Việt (trước 1975 làm trong giáo dục) ở hải ngoại cũng "ăn cắp" văn nhiều lắm.

 

·  ·  ·  ·  ·  ·  Steven Nguyen

Đạo văn

Có một bạn fb ở VN thường coppy bài của ngời khác về trang nhà của mình nhưng cắt bỏ tên tác giả, để khơi khơi cứ như là sáng tác của anh ta. Em nhắc thì anh ta trơ tráo:" Nhờ vậy mà nhiều người biết đến bài hơn". Biết không thể nói gì nên huỷ kết bạn ngay lập tức

See More

 

·  Kieu Hanh Nguyen

Cắt và dán (cut & paste) từ nhiều bài, làm thành một bài mới cho mình mà không để nguồn là chuyện thường tình, thấy nhan nhản trên Facebook. Những người cắt & dán như vậy cứ được khen viết hay quá. Thấy hoài mà chẳng buồn nói, có nói cũng vậy thôi... Lol.. 😊😊

 

·  Son Lyngoc

Nguyên văn câu cmt của tôi cho Pierre Khanh còn đó: "Tui mất gần 2 tiếng đồng hồ để biên tập lại. Người đọc Fb thường ngán bài dài, mà thường thì mất đi những bài "chính chủ "hay.".

Câu trên tôi xác định rằng, mình (người thứ tư) có biên tập bài của anh Phan Tấn Hải (người thứ 3) nhằm giới thiệu một bài hay của chị Lưu Na (người thứ 2) viết về anh Nguyễn Đình Toàn (người thứ 1).

Cái khó thời bây giờ là làm sao giới thiệu cho hiệu quả nhất những cái hay đến bạn đọc (ít thôi) thưởng thức. Còn người đeo đuổi văn chương (nếu thấy hay) thì lần tìm bài đầy đủ để tra cứu và chiêm nghiệm.

Bản thân tôi chẳng được huấn luyện hoặc học hành môn văn để có 1 trình độ cơ bản.

Nhìn lại câu cmt lần nữa đi quý anh chị: Từ người thứ 3 đến người thứ 1, tôi có làm gì hại ai đâu, mà cũng chẳng mong được núp sau lưng ánh vinh quang của quý vị đâu nào!

 

·  Doan Q Khue: Son Lyngoc Rõ ràng anh không có ý gì xa, chỉ là không chuẩn cách. Chắc lần sau anh không ghi tên t/g phía trên kẻo tạo hiểu lầm, mà viết "xin tóm gọn bài của t/g A hay B theo Link " thì mọi thứ sẽ ok.

 

·  Doan Q Khue: Son Lyngoc Tui cũng nghĩ, sự "bắt tội" một người dù "có tội" và chỉ một người, e không công bằng lắm. Ví dụ, liệu chị Huệ có lên tiếng đều cho mọi mù mờ/ thiếu công bằng v.v.. không né tránh danh ai. Ví dụ thêm, cho em hỏi liệu chị Huệ có nên lên tiếng khi ông NHQ công chúng hóa mọi lá thư kín do ông VP gửi suốt 20 năm làm ảnh hưởng danh dự ông VP dù có khi vô tình.

 

·  Doan Q Khue

Cũng như cho em bạo miệng ví dụ thêm: như khi anh VKN tham gia chương trình bàn tròn gì đó bên Germany bàn (sai) về văn học miền nam, thì chị Huệ có ngại đặt ra câu hỏi tại sao anh VKN chịu tham gia tức gián tiếp chấp nhận chương trình ấy hay không.

 

·  Doan Q Khue

Em không mang ý ác gì về chị đâu, dù ít qua fb chị, chị tin vậy nhé.

 

·  Hải Ngoại Gio-O

Son Ly Ngoc . Nguyên tắc là bạn không nên biên tập lại bất cứ câu chữ nào của một tác giả mà không có sự trao đổi trước với tác giả ấy . Thứ mấy không cần biết và không quan trọng. Quan trọng là tư cách của bạn và quyền sáng tạo trên tác phẩm của tác giả ấy . Bản văn ấy thuộc về tác giả và nơi nào mà tác giả ấy gửi đến . Bạn chỉ là một độc giả . Bạn không thể nhân danh một độc giả để sửa bài của tác giả theo nhu cầu của bạn . Đây là một việc làm sai từ trong căn bản. (lth)

 

·  Hải Ngoại Gio-O

Doan Q Khue Các gợi ý của bạn bao trùm nhiều chuyện quá . Xin lỗi tôi không thể đối thoại ngắn gọn trong vài giòng trên FB được . Rất tiếc (lth)

 

·  Bùi Văn Phú

Doan Q Khue Bạn đặt những câu hỏi trên cho @Hải Ngoại Gio-O là liên quan đến một chủ đề khác. Theo tôi, vắn tắt, trường hợp VP và NHQ thì những lá thư trao đổi liên quan đến văn học nghệ thuật thì có thể phổ biến, dù là phê bình tốt xấu. Còn chuyện tham gia hội nghị, hội thảo, hội luận văn học thì là quyền tự do tham dự và phê bình của mỗi người. Góp ý ngắn, không muốn lạc đề ở đây.

 

·  Hải Ngoại Gio-O

Bùi Văn Phú Cám ơn giáo sư Bùi Văn Phú, Berkeley . Giáo sư "make in America" có khác . J/K 🙂(lth)

 

·  Doan Q Khue: Cám ơn chị Huệ và anh Phú đáp/ góp lời. Em chỉ thấy: 1. nếu t/g trong cuộc thấy bị xúc phạm thì chính người ấy lên tiếng, và hơn nữa tên t/g có được nhắc tới tức không hề có ý xấu với t/g ấy nhất là cũng đang có trên fb. 2. Chị Huệ chỉ cần góp ý bên nhà anh Sonly Ngọc chắc sẽ đủ, không "nên" mang về fb rộng của mình cho muôn người vào "sỉ vã", trong khi như đã thấy rằng anh Sonly Ngọc thành thật nhận anh ấy không phải dân cầm bút nọ kia nên sơ sót thì đáng lẽ stt nên bị xóa đi cho lành. Cảnh đông người chửi 1, em thấy không có gì sang cả văn chương. 3. Khi hay mang tên 1 người (kém hơn hay bằng danh mình ) về fb mình để chê bai, theo em thì không nên làm bằng mang danh ai cao hơn hay ngang tầm. Và, vì khó có sự công bằng, công tâm, tức có dễ chọn mang người này mà không dám chọn mang người kia về fb mình bình phẩm cho nên chắc tốt nhất là không chê bai ai trên fb mình cả.

 

·  Hải Ngoại Gio-O: Lập luận của bạn không thích hợp với lập luận của tôi . Lập luận của bạn kiểu như "tôi lái xe chạy quá tốc độ cùng với mấy người kia, ai cũng lái xe chạy quá tốc độ trên freway cùng lúc ấy, sao bác cảnh sát chỉ ốp tôi lại và cho tôi giấy phạt . Như thế là không công bằng . Như thế là kỳ thị" . Lập luận kiểu này ở Mỹ là ăn giấy phạt ngay . Và ra tòa có cãi cỡ nào quan tòa còn đòi cho giấy phạt nặng hơn. Tôi đã từng có thời gian làm thông dịch ở tòa án cho một ông Việt Nam rơi vào tình trạng này . Bạn ạ, tôi đang mang trường hợp người A ra để nêu lên một hình thức sinh hoạt không đúng trong sinh hoạt chung là sinh hoạt Văn Chương. Thì tôi nghĩ, chúng ta nên tập trung vào các biện luận và phản biện chung quanh sự đúng và không đúng của cá nhân A hành xử trong trường hợp này . Tôi đã từng vào FB của Son Ngoc Ly nhắc nhở anh ấy nhiều lần trước đây. Cá nhân anh Son Ngoc Ly từng liên hệ với Gió O đóng góp ý kiến giai đoạn Gió O làm tuyển tập Thơ Tình Nam 1975 . Anh Son Ngoc Ly không xa lạ gì với tôi . Khi phải đưa trường hợp anh Son Ngoc Ly ra đây, tôi đã suy nghĩ kỹ về sự tái diễn liên tiếp của việc anh ta đã làm trên FB mà tôi đã theo dõi và có bằng cớ . Tôi làm vì lợi ích chung cho cộng đồng sáng tác của chúng tôi . Vì "Việc chung" trước "Lợi riêng" . Bạn bênh vực ai là quyền của bạn . Các cá nhân khác lên tiếng là quyền của họ . Nếu chúng ta cùng xét sự việc chung để đóng góp ý kiến và thay đổi cho thế giới này văn minh tiến bộ hơn, thì chúng ta nâng sự văn minh tiến bộ của nhân loại lên . Ý hướng tốt đẹp và an lành là động lực chính giúp tôi dám nói lên những điều chung cần lên tiếng . Sự khác biệt giữa tôi và bạn là tôi lên tiếng vì sự việc có ảnh hưởng cộng đồng . Trong lúc bạn lại nhìn sự việc tôi nêu lên như tấn công cá nhân riêng . Tôi mong bạn lưu ý điểm này .(lth)

 

·  Doan Q Khue: Chị à, nếu dám nghĩ tới cái gì mà mình chủ quan cho là "có ảnh hưởng tới cộng đồng" thì em cũng đã nên mang danh chị về fb em mà lên tiếng chê bai, và thế nào cũng có không ít người khác vào hùn che bai chị. Cũng đã có không ít lần chị mang cả đời tư (danh dự gia đình ) của một số người cầm bút khác ra bình phẩm, là những điều không hề nên làm và không có gì là "Nếu chúng ta cùng xét sự việc chung để đóng góp ý kiến và thay đổi cho thế giới này văn minh tiến bộ hơn, thì chúng ta nâng sự văn minh tiến bộ của nhân loại lên" như chị viết. Chị nhớ không giận cá nhân, em chờ đáp thêm với chị.

 

·  Hải Ngoại Gio-O: Bạn có lối suy diễn lập luận lan man . Chuyện này kéo theo chuyện khác . Bạn chỉ nên tập trung vào câu chuyện tôi đang nói đầu tiên . Những chuyện khác không liên hệ đến tút tôi mang ra trên kia . Tôi sẽ không đáp trả . Bạn muốn mang tôi ra chê bai thì cứ thoải mái mà làm đi . Với tôi danh tiếng cá nhân như thế nào thì thời gian sẽ trả lời. Cũng có khi chả có một câu trả lời tốt đẹp . Và khi khác tiếng oan của cá nhân ấy bị vùi dập vào sự sai lạc khủng khiếp . Nhưng sống trên đời thì chuyện gì cũng có thể xảy ra . Như vậy đi. Danh tiếng là điều mà tự cá nhân ấy không gây ra thì hà cớ gì ta phải quan tâm ai khen hay ai chê . Bạn cứ chê cứ chửi tôi cứ ném đá trét bùn đấu tố thoải mái tôi bên nhà bạn đi. Vô tư. (lth)

 

·  Doan Q Khue: Anh Sonly Ngoc đáp 1 câu rồi lặng lẽ ngồi nghe, rồi chị vẫn lên lớp cho anh ấy tiếp. Chắc đã tới lúc chị delete stt này đi cho nhẹ bao lời chê bai anh ấy, mình không làm tòa án xét xử anh ấy hay bất kỳ ai nữa cũng như không có ai làm tòa án xét mình, bao nhiêu hội đồng chửi kia đã quá nặng rồi. - Do chị nhắc lý tưởng "vì cộng đồng" nên em phải đi xa hơn xem có hoàn toàn như thế không mà thôi.

·  Doan Q Khue: đọc Stt của chị, nhiều người hiểu lầm có chuyện "đạo văn" ngay cả 6 tiếng trước. Còn đa số comment khác tuy bàn về những trường hợp khác nặng nề hơn, nhưng lại viết trong Stt này, cũng dễ thấy họ cũng hiểu lầm anh Sonly Ngoc mang tội đạo văn ít hay nhiều. Hơi oan cho anh Sonly Ngoc hôm nay, tức cũng có nghĩa là Stt trên không đủ chi tiết nên đã tạo hiểu sai.

 

·  ·  ·  ·  ·  ·  Thanh Dang: Cảm ơn dăm bài viết từ Gió O.

 

·  Vĩnh Thanh Vân

Tôi thích bài này. Cám ơn Hải Ngoại Gio-O vì tình trạng trên càng về sau này càng xảy ra nhiều. Người copy bài của người khác rồi post lên facebook, khi được độc giả khen bài hay còn cám ơn tỉnh bơ nữa chứ. Lẽ ra phải tự trọng đính chánh tôi không phải là tác giả mới đúng.

 

·  Sony Hoang

Theo tôi, không bao giờ nên tự tiện sửa chữa bài của tác giả khác nếu không được yêu cầu.

 

·  Be Lan Phuong

Nhiều người copy bài qua FB mình không để tên tác giả, nhắc thì để st (sưu tầm) , không biết mắc cở!

 

·  Phan Thanh Mỹ

Nhà văn bị "bốc lột", đau buồn chẳng biết làm sao. Còn những người đạo văn cứ "ta sao mình vậy." Riết rồi trở thành cái "phong tục" của thời đại.


Hải Ngoại Gio-O: Phan Thanh Mỹ, trong tút nào đó bạn có hỏi về sách Văn Hóa Trì Trệ . Tình cờ Google ra thấy cái này vui vui, gửi cho bạn xem . Do ai bán, không phải tui . Sách này tui hết sạch đã lâu. Nếu tái bản phải edit và update . Tui làm biếng nên chưa làm .Họ bán trên AMAZON.COM

Văn Hóa Trì Trệ, Nhìn Từ Hà Nội Thế Kỷ 21

Nếu thấy việc đọc sách trên internet OK thì vào đây đọc quyển này tại quán "chùa" của tui:

http://www.gio-o.com/LeThiHue/SachGioOVHTT.html

gio-ogioithieusachVanHoaTriTre

GIO-O.COM

gio-ogioithieusachVanHoaTriTre

gio-ogioithieusachVanHoaTriTre

 

·  ·  ·  ·  ·  ·  Nguyễn Vũ Nhã

Cả mấy chục năm qua 2 ông Jeff Barry và Ben Raleigh ăn cắp bài Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu của ông Nam Lộc để viết bản Anh Ngữ Tell Laura I Love Her. Mỹ cũng ăn cắp như ai.

 

Phan Thanh Mỹ:

NGHIỆP VIẾT VĂN


Trong việc đi học, chúng ta học đọc trước rồi học viết sau. Nhưng phải có người viết chữ trước thì học trò mới có chữ để đọc. Từ lúc trường Việt Nam có các môn học, môn Việt Văn học đủ 12 năm vì học văn hóa dân tộc đứng hàng đầu trong việc giữ gìn truyền thống Việt Nam.


Người viết sách cũng như người dạy Việt Văn phải hiểu bao quát mọi khía cạnh của cuộc sống. Để giúp thầy cô giáo dạy Việt Văn, bộ giáo dục biên soạn những bài vở theo chương trình mỗi bậc lớp. Lớp càng nhỏ thì thường là những bài văn, bài thơ ngắn. Nội dung thường là những cái gì gần gũi nhất với học trò và thể loại thường là miêu tả. Từ Bắc vào Nam, cây tre, tiếng gà gáy sáng hay gà gái trưa, tiếng ru con, dân ca cao dao gần gũi mọi người nhất. Những thứ trừu tượng như lòng yêu nước thường được học ở bậc trung học nhiều hơn. Thầy cô giáo dạy Việt Văn thường thuộc nằm lòng “Chí Làm Trai” của Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Nhưng không phải ai học văn chương Việt sẽ trở thành nhà văn Việt. Có nhiều người có khiếu trong văn chương nhưng khi ra đời cũng không sống bằng nghề viết văn. Có người miệt mài với sáng tác văn chương. Đó là cái nghiệp viết văn. Chúng ta hiểu nghiệp ở đây qua hai khía cạnh: nghề nghiệp và nghiệp chướng. Bài nầy tôi đề cập về cái nghiệp viết văn ở Mỹ.


Người Việt đã có mặt ở Mỹ trước năm 1975 theo diện học sinh, sĩ quan đi du học và vợ Việt theo chồng Mỹ về nước. Trước biến cố 30-4-1975 có khá đông người Việt di tản. Cũng như di tản 1954 từ Bắc vào Nam, đoàn người di tản 1975 được Mỹ đài thọ và đưa đi. Nhưng di tản 1975 khác di tản 1954 ở chỗ là rời xa đất Mẹ nửa quả địa cầu. Kế đến là những người đi vượt biên sau 1975. Trong nhóm những người di tản cũng như vượt biển giai đoạn 1975-1980, có đông đảo diện trí thức. Trong nhóm nầy có những văn thi sĩ và người sản xuất sách báo một thời ở Miền Nam trước 1975. Trong nhóm di tản 1975 có người mang theo cả sách báo nữa. Và người tỵ nạn trong thập niên 1970 ở California chính là người tiên phong gìn giữ văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Tôi nói văn hóa Việt Nam vì nó bao gồm những tác phẩm của Nhóm Tự Tực Văn Đoàn xuất xứ từ Miền Bắc trước khi đất nước chia đôi năm 1954. Cái hay của văn hóa Miền Nam giai đoạn 1954-1975 là cái gì lành mạnh thì phổ biến không cần biết tác giả từ đâu. Chắc chắn dân Nam lúc còn ở tiểu học trước 1975, đã học bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh (1911-1988). Nhưng có mấy ai biết tác giả Thanh Tịnh đang ở ngoài Bắc và thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội năm 1957!


Trong khi người Việt ở Việt Nam ngậm ngùi tiếc nuối những sách của họ yêu quý bị cuốn vào ngọn lửa theo số phận của Nhà Sách Khai Trí ở Sài Gòn thì bên Mỹ bắt đầu có một số người dành dụm, đi làm hai ba ca để mở hiệu sách tiếng Việt. Cuối thập niên 1970, nhà sách Xuân Thu và Đại Nam ra đời. Mỗi lần vào tiệm sách là tôi cứ ước mình trúng số để mua hết các tác phẩm họ bán về đọc. Chương trình thu mua sách xuất bản ở Miền Nam trước 1975 cũng rầm rộ. Dạo đó dân Việt đói chữ như cơn đói Ất Dậu 1945. Để dịu cơn đói thì có một số báo cho không ở chợ. Người ta đọc đi đọc lại, trân trọng giữ gìn tờ báo cho không biếu không như một món bảo vật hay một của hồi môn độc đáo. Nó trở thành nguồn dạy con cháu Tiếng Việt đầu tay. Văn hóa Việt Nam ở Mỹ cứ thế mà tiến và dựa trên cái cũ của tự do, nhân bản và khai phóng mà phát huy. Nhưng cái nghiệp chướng bắt đầu bám vào mà không ai hay biết ngay sau Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Năm sau, Đại Sứ Quán Việt Nam ra đời ở Thủ Đô Mỹ, nơi có nhiều cựu quân nhân, trí thức Việt Nam Cộng Hòa cư ngụ. Rồi sau đó có Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Texas và California ra đời, cũng chỗ đông cộng đồng người Việt.


Làn sóng sách do nhà nước Việt Nam bắt đầu gởi qua “cho không biếu không” ở các thư viện của Mỹ, nơi có đông cộng đồng Việt Nam. Cuộc chiến bắt đầu! Tôi đọc thử những sách họ gởi qua. Nội dung y hệt thời tuyên truyền chống Pháp, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. Nhưng trẻ em làm sao biết? Mỹ làm sao biết cái văn học hiện thực của họ chính là văn học chống Mỹ! Trường dạy tiếng Việt ở Mỹ cũng mọc lên như nấm. Sách giáo khoa thư ở một số trường lại nhập từ Việt Nam có cả hình ngọn cờ máu. Rồi phong trào xin cho Tiếng Việt vào trường học ở Mỹ khởi động rầm rộ. Ruốt cuộc trường Mỹ nhận thầy cô từ Hà Nội đến dạy văn hóa và sử Việt. Thế hệ lão thành trong ngành giáo dục Việt Nam ngày trước cứ rơi rụng dần. Thế hệ tiếp nối vẫn còn lo cơm nước hằng ngày. Thế là “Tháng Năm ngợp trời hoa phượng đỏ” đầy ấp ở các trường đại học nhận học sinh du học từ Việt Nam. Ngày trước phượng nở chỉ vào hè. Giờ phượng nở quanh năm. Có đấu tranh cho ngọn cờ vàng ba sọc đỏ cũng không thể nào cạnh tranh được. Trong đám học sinh đó lại là con cháu của mình! Cái cuống rún đã cắt và chôn mà nó vẫn còn liên hệ! Chúng là dòng giống Lạc Hồng. Ôi! Người cùng một nước phải thương nhau cùng”. Cuộc chiến văn hóa lần nầy nó không còn là “tự do” vì “nhà nước” đôi bên bắt tay nhau cùng làm, hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa ở giữa. Nó không còn là văn hóa khai phóng vì cán cân sản xuất hai bên không cân bằng. Nó không còn là văn hóa nhân bản mà là văn hóa chính trị. Nếu chúng ta tổng cộng con số người lãnh đạo từ khu xóm đến tầng trung ương trong cả nước ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy con số hơn 2 triệu. Dân số người Việt ở Mỹ có hai triệu nhưng ít nhất 1/3 là con nít sinh ở Mỹ. Số văn thi sĩ có là bao trong 2/3 số dân còn lại! Và số hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa trong nhóm văn thi sĩ có bao nhiêu? Chắc chắn, con số nói lên được là cuộc chiến nầy phần thắng thuộc về con số đông! Ngày trước hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa bị bêu xấu rằng “bám giày đế quốc Mỹ”. Mỹ rút về nước ta “bám theo”. Bây giờ họ “trường kỳ kháng chiến” để “đu theo ta”! Ta chạy đi đâu bây giờ? Bên Mỹ, ta làm gì có tầm vông gọt nhọn? Cái gậy của các vị lão thành bên nầy làm gì có gậy tre vì gậy nhựa nó nhẹ hơn. Ta chỉ còn dùng gậy để đỡ cho thân khỏi ngã mà thôi.


Cuộc chiến văn hóa đó không phải chỉ có một mặt trận. Nó giống như Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975) có nhiều mặt trận: 1968, 1972, 1973, 1975 và nhiều mặt trận lẻ tẻ nhỏ hơn như Bình Long, An Lộc, v.v. Mặt trận lớn nhất và nguy hiểm nhất là chiến dịch bài vở trên điện tử: email, Facebook, blog và kênh mạng như Wiki. Đến những bài vở in trên giấy còn bị đánh cắp huống gì trên điện tử. Người ta đã quen nhận của “cho không biếu không”. Bây giờ “trả ơn” bằng cách “ăn cắp”. Người Việt ở Việt Nam ăn cắp bài của người Việt ở Mỹ. Người Việt ở Mỹ ăn cắp bài của người Việt ở Việt Nam. Đối với những người “ăn cắp” văn, “ăn cắp văn” là là hành động phát huy bài vở hay cho mọi người đọc. Nó trở thành cái đạo mới: “đạo văn”! Phong trào cấm in lậu sản phẩm âm nhạc Việt Nam ở Mỹ cũng thuộc loại phản công trong trận chiến văn hóa nhưng nó đưa kết quả đi về đâu? Rốt cuộc không ai được làm chủ cái gì và đó là mặt trận “thống nhất” cho dân Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Những người sống theo “đạo văn” không biết rằng có rất nhiều văn thi sĩ sống bằng nghề viết văn. Ít ra họ bán đủ tiền mua bánh kẹo làm quà hay lì xì cho các cháu ngày Tết cổ truyền.


Tại sao những văn thi sĩ người Việt ở Mỹ bị đi vào “bước đường cùng” của trận chiến văn hóa nầy? Theo tôi, đó là vì chúng ta vẫn bám theo cái truyền thống tự biên tự diễn. Ở Mỹ chưa có nhà xuất bản sách cho cộng đồng người Việt. Nhà in thì hầu như tiểu bang nào cũng in ấn Tiếng Việt được. Một cơ may cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại là Amazon nhận xuất bản sách tiếng Việt. Nhưng chỉ có vài năm rồi họ từ chối. Tôi thử tìm hiểu tại sao, tôi không có câu trả lời thật sự. Theo dõi diễn biến thời gian thì tôi đoán là có thể nó xuất phát từ lúc mặt trận “hòa giải hòa hợp dân tộc”, hội nhà văn Việt Nam mời văn thi sĩ hải ngoại về dự đại hội. Trong vòng có vài năm Amazon nhận xuất bản sách Chữ Việt mà Amazon in ấn khoảng 1000 bản. Hầu hết sách nầy từ Việt Nam, đủ thể loại. Có lẽ nó nhiều quá, Amazon không đủ nhân lực để lo!


Ở Mỹ có vài hội nhà văn Việt Nam nhưng nó rải rác và công việc cũng không khác hơn là giới thiệu sách báo mới. Trong khi đó, nhà xuất bản của Mỹ có nha kiểm duyệt, có nha lo bảo vệ bản quyền, có nha lo tiền nhuận bút cho mỗi tác giả. Người Việt Nam ở Mỹ chỉ đem tác phẩm của mình ra nhà in. In xong tác giả lại tự bán tự buôn. Mà người mua thường là bạn bè thân thuộc giúp đỡ hay quảng bá dùm. Nhiều tác giả không biết sau lưng mình có một số người in lậu bán riêng. Nhiều tác giả không biết tác phẩm của mình bị thay đổi tên như Sài Gòn bị đổi tên năm nào. Có biết thì đã quá muộn. Con buôn sẽ không trả lời sự phân trần của tác giả chứ nói chi tiền nhuận bút. “Chợ” bán sách của tác giả khó mà có người ghé chân vì “tác phẩm trên các kênh mạng nhiều quá không có thì giờ để đọc”. Cùng lắm thì có câu trả lời: “Vì sách hay nên cần phổ biến rộng rãi.” Nếu mà “tình cho không biếu không” như kiểu “đạo văn” nầy thì có lẽ thế giới sẽ hòa bình thật sự vì con người chỉ biết thương yêu không hận thù, không tạo hận thù, không tạo nghiệp! Chúng ta có nên chấp nhận duyên số ráng mà trả nghiệp? Hay chúng ta nên làm gì để bảo vệ những người Việt cầm bút ở Mỹ? Chúng ta tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng chúng ta đã quên và quên ơn những người lặng lẽ hằng giờ, nâng niu từng chữ để gởi cho chúng ta những tác phẩm văn hóa hải ngoại do chính người Việt tỵ nạn biên soạn.


Phan Thanh Mỹ

18-7-2021