Mười Năm 2001 – 2011
phỏng
vấn
Ngọc Phụng
t́nh mười năm
người chuyển âm
thơ và nhạc
trên Gió O
thực hiện: Lê Thị Huệ
Lê Thị Huệ: Ngọc Phụng bắt đầu cùng với gio-o những bước đầu tiên, bây giờ nh́n lại, bạn có thể cho biết vài câu chuyện bạn sinh hoạt với gio-o
Ngọc Phụng : Bạn làm tôi nhớ lại những ngày vui qua mau... Lần đầu là buổi ra mắt tập thơ Tô Thùy Yên ở Houston với Cao Đông Khánh,Vũ Quỳnh Hương, Trân Sa…. Nhớ ở Ngôi Nhà Cảnh Thạnh, Lê Thị Huệ phát biểu lung tung làm Tô Thùy Yên không vui. Nhớ Ngu Yên dùng tiếng tàu hỏa chạy x́nh xịch để đọc xướng bài Cánh Đồng Con Ngựa Chuyến Tàu, Cao Đồng Khánh nói giống phim cao bồi Texas…
Lần ra mắt tập thơ Canh Thức Cùng Thơ Mộng, Phạm Việt Cường say lăn trong cóp xe, Cao Đồng Khánh rượt đuổi Trân Sa nên có bài Tháng 13….Nguyễn Hà Ư Nhi với nhưng bài nhạc mới viết…Nguyễn Thảo hát Hồn Là Ai của Hàn Mạc Tử , Phạm Duy phổ nhạc….
Một buổi chiều thơ mộng với nhạc rượu và thơ ở nhà Nguyễn Vũ Khuyên Berkeley, với Ngọc Loan, Đào Trung Đạo, Vũ Quỳnh Hương….
Những ngày thăm bệnh Vơ Đ́nh ở West Palm Beach với Lệ Liễu. Mấy o phải trèo lên kho chứa tranh Vơ Đ́nh để thấy thương cho họa sĩ tài hoa với rất nhiều tranh nằm đóng bụi…
Một buổi tối ở nhà Mây Lan, San Jose , Ngu Yên hát những sáng tác mới với nhà báo Lâm văn Sang. Ngu Yên viết bài nhạc Hà Nội Thơm Héo Hoa Người ở đấy… Và nhiều nữa những sinh hoạt văn nghệ của Gió O.
Lê Thị Huệ: Những chương tŕnh "Nghe" âm nhạc nghệ thuật của Ngọc Phụng rất cần cho một sinh họat của một trang văn học nghệ thuật trên internet, bạn nói như thế nào đây, khi thấy các món "Nghe" này bị thiếu hụt, trong khi các món "Nh́n" th́ quá nhiều trên Gió O
Ngọc Phụng: Tôi vẫn chưa đóng góp đúng mức cho chương tŕnh “NGHE” của gio-o. Phương tiện thâu âm cũng là một trở ngại lớn cho những ai muốn làm một chương tŕnh mp3.
Lê Thị Huệ: Bạn sinh họat trong lĩnh vực âm nhạc lâu năm. Từng là ca sĩ và từng là trưởng ban tổ chức những chương tŕnh nhạc thính pḥng trong 4 năm học ở Đại Học Đà Lạt trước 1975. Sang Mỹ từ 1975, bạn và Ngu Yên là những người luôn luôn tụ họp nhỏ để sinh họat văn nghệ ở bất cứ nơi nào các bạn ngồi xuống với bạn bè, tụ họp to là tổ chức các chương tŕnh những Ư Lan, Don Hồ, Từ Công Phụng, Khánh Ly về cho vài ngh́n người đến xem ... Bạn hăy cho vài nhận xét về các sinh họat âm nhạc mà bạn đă đi qua một cách đặc biệt với chúng mấy chục năm nay
Ngọc Phụng : Tôi thỉnh thoảng có hát nhưng chưa bao giờ là ca sĩ. Trở thành ca sĩ cũng là một nghiệp dĩ. Tôi và Ngu Yên vướng vào “nghiệp” tổ chức ca nhạc ngay từ khi c̣n là học sinh trung học Cường Để Qui Nhơn, rồi vào Đại học Đà Lạt. Đó là những ngày thơ mộng!
Định cư ở Little Rock, Arkansas từ 1975, năm nào Tết đến cũng tổ chức họp mặt. Mới đầu th́ vài chục người , sau đợt vượt biển lên đến vài trăm người. Có năm Ngu Yên c̣n dựng cả tuồng cải lương làm mấy bà già nhớ nhà khóc quá chừng.
Dời về Houston, Texsas năm 1995 được vài năm th́ cũng không thoát khỏi chợ Tết. Khoảng năm 1997 chúng tôi cùng anh Nguyễn Cương thành lập VIET ART PRODUCTION đă đem đến cho thành phố Houston gần 50 chương tŕnh ca nhạc thính pḥng lớn nhỏ.
Đáng nhớ nhất là buổi nhạc Mưa Trên Ngày Tháng Đó với nhạc sĩ Từ công Phụng, ca sĩ khánh Hà và Tuấn Ngọc. Lần đó Ngu Yên đă làm mưa thật trên sân khấu.
Một chương tŕnh rất nghệ thuật khác là Đêm, Bên Kia Sông Đuống. Phối hợp giữa bài thơ Đêm của Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến phổ nhạc với bài Bên Kia Sông Đuống. thơ Hoàng Cầm, Ngu Yên phổ nhạc. Phần ḥa âm của nhạc sĩ Vĩnh Lạc. Ngu Yên đạo diễn với các ca sĩ Mai Hương , Thái Hiền, Nguyễn Thảo, có cả cô Kiều Loan (con gái của nhà thơ hoàng Cầm)
Tôi rất thích những buổi nhạc chỉ một ca sĩ với nhiều nhạc sĩ , từ guitar, cello ,violon ,piano … Chương của ca sĩ Julie Quang có cả đàn c̣, Ngu Yên soạn cho bài Đừng Bỏ Em Một Ḿnh của Phạm duy.
Khán giả mộ điệu yêu mến những chương tŕnh của Viet Art Production lắm. Nhưng sau 8 năm, ban tổ chức đă cạn tài chánh. Những chương tŕnh nhạc thuần nghệ thuật ở hải ngoại không thể thực hiện một cách chuyên nghiệp, nếu không có một hổ trợ nào khác ngoài tiền bán vé.
Lê Thị Huệ: Âm nhạc Việt Nam. Tôi biết bạn rất yêu chúng, bạn đă sống tràn trề và chung thủy với chúng, bạn phát biểu về chúng như thế nào đây ?
Ngọc Phụng : Âm nhạc gần gũi với tôi đến nỗi tôi chưa bao giờ dám nghĩ tôi sẽ sống ra sao nếu không có nhạc. Tôi yêu nhạc không phân biệt mới cũ, sang hay sến, nhạc Việt hay ngoại quốc. Riêng nhạc Việt tôi yêu ngôn ngữ và tâm t́nh trong lời ca hơn là giai điệu. Nhớ một sáng thứ Bảy rất xa, ở Đàlạt, nắng vàng rất đẹp, tôi lười lĩnh nằm nghe Mắt Biếc của Cung Tiến qua tiếng hát Lệ Thu th́ có 2 người bạn đến thăm. Bây giờ họ đă ra đi biền biệt. Nhớ lại, những câu hát hiện ra trong đầu “ Sáng mai vừa thức ôi nhiều nhớ thương , nắng ôm choàng gối ôm bờ vai nghiêng….”
Âm nhạc gắn bó với ta mỗi giai đoạn trong đời sống , thời thanh b́nh như “đêm thơm không phải v́ hoa mà bởi v́ ta thiết tha t́nh yêu thái hoà…”, hay trong thời tao loạn “ những ngày anh đi khỏi xin em chớ đi về vùng ngoại ô có cỏ bông mây…”
Thời đại đă thay đổi quá nhanh v́ tin học. Âm nhạc Việt ngày nay chưa bắt kịp nhịp đập mới. Năm 2001, Ngu Yên cho ra đời CD Bóng Nắng Khuya ở Houston. Cùng năm 2001 nhạc sĩ Ngọc Đại phát hành CD Nhật Thực tại Hà Nội. Thật ngẫu nhiên, cách nửa ṿng quay trái đất mà 2 CD ra đời cùng thời gian để cùng nói về mặt trời và bóng đêm. Đây là thử nghiệm can đảm của 2 nhạc sĩ. Không phải chỉ khác lạ trong nhịp điệu và ḥa âm mà là một cuộc cách mạng trong lời ca v́ họ bắt kịp nhịp thở hiện đại . “ Em là bóng nắng sau cùng, rơi vào ly bia lạnh lùng tan theo nước đá. Em là hơi thở say mèm tan vào thinh không bùi ngùi mang theo trí nhớ. Em là gái đứng đường ôm kẻ t́nh cờ d́u bước qua đời…” ( Bóng Nắng Khuya , nhạc và lời Ngu Yên ) . “ Em đă thả đi bao nỗi buồn , buộc bằng tóc rụng, tóc đă rụng mùa mùa nhiều rồi mà chưa thấy nắng lên , Em oà vỡ, những nỗi đau chèn nhau ….” ( Phía Ngày Nắng Tắt , thơ Vi Thùy Linh, nhạc Ngọc Đại). Có lẽ phải một thập niên nữa th́ mới có hiện tượng xuất hiện ồ ạt một số nhạc sĩ tài hoa như giai đoạn trước 1975.
Nghe nhạc Việt với tôi bây giờ chỉ để sống với kỷ niệm. Nhạc Việt hiện nay khó t́m được bài nào đủ “ phê” cho một người thèm nhạc
Lê Thị Huệ: Là bạn đời của nhà thơ Ngu Yên, bạn thấy sống cạnh một người như Ngu Yên th́ phải như thế nào ? Một định nghĩa nào khác về hạnh phúc và khổ đau khi bạn sống cạnh một con người sáng tác ?
Ngọc Phụng: Tôi chưa bao giờ nghĩ sống cạnh một người như Ngu Y th́ phải như thế nào? Có lẽ v́ chúng tôi là bạn với nhau khi c̣n quá trẻ. Tôi nhận lá thư t́nh đầu tiên của NY lúc 15 tuổi. Chắc v́ vậy không thể nào tính toán với nhau. Ngu Yên không phải chỉ là người sáng tác, mà c̣n là người của sân khấu, đàn hát, làm MC. Anh thu hút thính giả qua các chương tŕnh của đài phát thanh, đạo diễn nhạc kịch, tổ chức chợ Tết cho vài chục ngàn nguời… Anh là người của đám đông. Ai thấy cũng lo và thương Ngọc phụng ! Thật ra, với tôi anh là một nhân vật tiểu thuyết, một diễn viên, một đạo diễn … Anh luôn đóng trọn vai của ḿnh với đam mê và thành thật . Tôi ngưỡng mộ điều đó hơn những danh hiệu văn thi nhạc sĩ… Chúng tôi có chung một cuộc sống ba ch́m bảy nổi , lắm cam go nhưng nhiều thú vị.
Tôi cảm kích Gió o luôn cổ vơ cái mới và cho cơ hội cho những người trẻ. Nghệ thuật Việt cần có những nhà nhận định ,phê b́nh công tâm, và khuyến khích sáng tạo hơn là bỏ công phân tích những tác giả đă thành danh.
Cám ơn bạn đă phỏng vấn tôi. Chúc Gió o sống ngày nào vui ngày đó!
Lê Thị Huệ: Cám ơn Ngọc Phụng.
Trang liên hệ: sinh hoạt Gió O Mười Năm 2001-2011
© gio-o.com 2011