Georges Braque Lithograph, L'oiseau et son nid (The Bird and Its Nest)

Georges Braque: L’oiseau et son nid (The Bird and its Nest)

RENÉ CHAR

THƯ VIỆN BỐC CHÁY

                                                                                                               

Tặng Georges Braque

 

Qua miệng của cây súng đại bác này, trời đổ tuyết. Đó là địa ngục trong đầu chúng ta. Cùng lúc đó là chính mùa xuân trên đầu những ngón tay của chúng ta. Đó là bước dài một lần nữa được phép, trái đất đang yêu, cỏ chứa chan.

Tinh thần cũng thế, giống như mọi vật, run rẩy. Chim ưng là ở trong tương lai.

Mọi hành động dính dấp vào linh hồn, dù cho linh hồn không biết chuyện đó, thì linh hồn cũng sẽ có lời kết thúc là một sự hối hận hay một nỗi buồn. Bạn phải bằng lòng với việc đó.

Văn tự đã đến với tôi như thế nào? Như một chùm lông tơ của chim trên mặt kính cửa sổ của tôi, vào mùa đông. Lập tức trong miệng ló sưởi nổi lên một trận chiến của những khúc củi cháy dở dang, cho đến bây giờ, vẫn chưa chấm dứt.

Những thành phố lụa là của cái nhìn hàng ngày, xen giữa những thành phố khác, với những con đường chỉ có chúng tôi để lại dấu vết, dưới cánh của những tia sáng đáp lời sự chú ý của chúng tôi.

Tất cả trong chúng ta     chỉ nên là một hội vui khi một cái gì đó chúng ta không tiên liệu, chúng ta không soi sáng, cái đó sẽ nói với trái tim của chúng ta, chỉ bằng những phương tiện của nó, rằng nó hoàn tất.

Hãy tiếp tục thăm dò, tiếp tục nói năng như bình thường, bằng những từ kết nhóm nhau, cuối cùng chúng ta sẽ làm những con chó đó câm họng, để cho chúng lẫn vào bãi cỏ nuôi bò, quan sát chúng ta bằng một con mắt mờ đục, trong khi gió sẽ xóa lưng chúng đi.

Tia chớp lưu tồn tôi.

Chỉ có đồng loại của tôi, nữ hay nam đồng hành, người này có thể thức tỉnh tôi khỏi sự mê đắm, đột khởi thi ca, ném tôi dội ngược lại những giới hạn của sa mạc cũ kỹ để tôi chiến thắng chúng. Không ai khác. Chẳng phải những bầu trời, cũng chẳng phải trái đất đặc ân, chẳng phải những vật khiến người ta run sợ.

Đuốc, tôi chỉ nhảy valse với nó thôi.

Người ta không thể bắt đầu một bài thơ mà không có một chút lầm lẫn về bản thân và về thế giới, không có một cọng ngây thơ ở những từ đầu tiên.

Trong bài thơ, mỗi từ, hay hầu như thế, phải được dùng trong nghĩa nguyên ủy của nó. Một số từ khác, khi tự tách rời, trở thành đa nghĩa. Hóa thành những từ mất trí nhớ. Chòm sao của Cô đơn giăng ra.

Thi ca sẽ cướp đi cái chết của tôi.

Tại sao lại là bài thơ hóa bụi? Bởi ở cuối đường của cuộc hành trình hướng về Xứ sở của nó, sau sự tối thẳm trước khi ra đời và sự sự thô nhám trần gian, sự hữu hạn của bài thơ là ánh sáng, đem hữu tới đời sống.

Thi sĩ không giữ lại cái gì hắn khám phá ra; ngay khi hắn viết nó ra, hắn liền mất nó. Sự mới mẻ nằm chính trong điều này, cũng là sự hữu hạn và mối hiểm nguy của hắn.

Nghề nghiệp của tôi là một nghề chỉ hướng.

Người ta sinh ra với mọi người, người ta chết đi không được an ủi giữa những thần linh.

Trái đất nhận hạt giống là trái đất buồn bã. Hạt giống sắp liều mình là hạt giống hạnh phúc.

Có một lời nguyền rủa không giống bất cứ lời nguyền rủa nào khác. Nó lấp loáng trong một thứ lười biếng, có một bản chất đi tới, mang diện mạo với những nét tạo sự tin chắc. Nhưng một khi đã vượt qua sự giả đò, thì sức bật nào, đường đi tức thời nào dẫn tới mục tiêu! Có lẽ, bởi bóng tối nơi nó xây dựng là hiểm độc, nơi bí mật toàn hảo, nó sẽ né tránh một tên gọi, sẽ luôn trốn mất đúng lúc. Với những kẻ sáng suốt nó vẽ ra trong tấm vải bầu trời những đường pa-ra-bôn hãi hùng.

Sách không có chuyển động. Nhưng sách với sự mềm mại đi vào ngày tháng của chúng ta, thốt ra một lời than thở, mở ra những cuộc khiêu vũ.

Nói về tự do, về sự ngạc nhiên của tôi ra sao, sau ngàn lần đi lại vòng quanh: không có đáy, cũng chẳng có trần.

Đôi khi bóng của một con ngựa non, của một đứa trẻ phía xa, tiến về vầng trán tôi như một thứ soi sáng và nhảy qua rào cản sự âu lo của tôi. Rồi thì dưới những tàng cây cái máy nước lại cất tiếng.

Chúng ta ước sao cứ là những kẻ không ai biết tới trước sự tò mò của những phụ nữ yêu chúng ta. Chúng ta yêu họ.

Ánh sáng có tuổi tác. Đêm tối thì không. Nhưng cái gì là khoảnh khắc của nguồn gốc toàn thể này?

Không có nhiều cái chết nửa vời và như thể bị tuyết phủ. Chỉ có một cái chết, của cát mịn. Và không có sự hồi sinh.

Chúng ta hãy dừng chân bên những người có thể dứt ra khỏi những phương kế của họ, dù rằng với họ chỉ có ít hay không có lối thoát nào. Sự chờ đợi sắp sẵn cho họ một sự mất ngủ chóng mặt. Cái đẹp đặt trên đầu họ một cái mũ bằng hoa.

Những con chim gửi gấm sự phong nhã của bạn, giấc ngủ hiểm nguy cho một bó sậy, khi giá rét tới, các bạn cũng giống chúng tôi thôi!

Tôi ngưỡng mộ những bàn tay lấp đầy, và, để kết đôi, để kết hợp, ngón tay từ chối mang đê tay.

Đôi khi tôi thấy khó nắm bắt được giòng chảy hiện hữu của chúng ta, bởi chúng ta không những nếm trải khả năng bất thường của nó, nhưng cả chuyển động dễ dàng của cánh tay và đùi làm chúng ta đi tới nơi chúng ta sẽ hạnh phúc tới đó được, trên bến bờ thèm muốn, tới nơi gặp gỡ tình yêu mà những sự khác biệt sẽ làm chúng ta giầu có, chuyển động này vẫn chưa hoàn tất, nhanh chóng biến thành hình ảnh, như hương thơm lăn trên tư tưởng chúng ta.

Ham muốn, ham muốn tự nó biết, chúng ta chỉ rút tỉa mối lợi từ bóng của chúng ta ngoại trừ từ vài quyền lợi tối cao thực sự được phối hợp bởi những ngọn lửa vô hình, những sợi xích vô hình, chúng, khi phơi lộ, từng bước, làm cho chúng ta sáng rỡ.

Cái đẹp tự làm ra cái giường cao thượng của nó, tạo dựng tiếng tăm giữa con người một cách lạ lùng, ngay kế bên họ nhưng tách khỏi.

Hãy gieo lau sậy và trồng dây leo trên những ngọn đồi, bên bờ những vết thương của tinh thần chúng ta. Những ngón tay tàn bạo, những bàn tay cẩn trọng, nơi xấc xược này là thuận hợp.

Kẻ sáng chế, ngược lại với kẻ khám phá, không thêm thắt gì vào các sự vật, chỉ đem đến cho chúng những cái mặt nạ, những hòa giải, một món thịt hầm của sắt.

Cuối cùng thì suốt cả đời, anh dứt sự dịu dàng của chân lý tình yêu của em ra khỏi đáy lòng em.

Hãy ở kề bên mây. Hãy chú tâm bên dụng cụ. Tất cả mọi gặt hái đều bị ghét bỏ.

Lòng nhân từ của con người đặt trên một số những buổi sáng chói tai. Trong họp đàn của không khí mê sảng, tôi đứng lên, tôi tự khép lại, côn trùng không bị nhai ngấu nghiến, kẻ bị theo đuổi và kẻ theo đuổi.

Đối diện với những mặt nước này, cứng dắn trong hình thức của chúng, nơi tất cả hoa của núi biếc đi vào những bó sáng rỡ, Giờ kết hôn với những thần linh.

Tôi là dây leo của mặt trời tinh khôi.

 

LA BIBLIOTHÈQUE EST EN FEU

À Georges Braque

 

Par la bouche de ce canon il neige. C’était l’enfer dans notre tête. Au même moment c’est le printemps au bout de nos doigts. C’est la foulée de nouveau permise, la terre en amour, les herbes exubérantes.

L’esprit aussi, comme toute chose, a tremblé. L’aigle est au future.

Toute action qui engage l’âme, quand bien même celle-ci en serait ignorante, aura pour épilogue un repentir ou un chagrin. Il faut y consenter.

Comment me vint l’écriture? Comme un duvet d’oiseau sur ma vitre, en hiver. Aussitôt s’éleva dans l’âtre une bataille de tisons qui n’a pas, encore à présent, pris fin.

Soyeuses villes du regard quotidien, insérées parmi d’autres villes, aux rues tracées par nous seuls, sous l’aile d’éclairs qui répondent à nos attentions.

Tout en nous ne devrait être qu’une fête joyeuse quand quelque chose que nous n’avons pas prévu, que nous n’éclairons pas, qui va parler à notre cœur, par ses seuls moyens, s’accomplit.

Continuons à jeter nos coups de sonde, à parler à voix égale, par mots groupés, nous finirons par faire taire tous ces chiens, par obtenir qu’ils se confondent avec l’herbage, nous surveillant d’un œil fumeux, tandis que le vent effacera leur dos.

L’éclair me dure.

Il n’y a que mon semblable, la compagne ou le compagnon, qui puisse m’éveiller de ma torpeur, déclencher la poésie, me lancer contre les limites du vieux désert afin que j’en triomphe. Aucun autre. Ni cieux, ni terre privilégiée, ni choses dont on tressaille.

Torche, je ne valse qu’avec lui.

On ne peut pas commencer un poème sans une parcelle d’erreur sur soi et sur le monde, sans une paille d’innocence aux premiers mots.

Dans le poème, chaque mot ou presque doit être employé dans son sens original. Certains, se détachant, deviennent plurivalents. Il est d’amnésiques. La constellation du Solitaire est tendue.

La poésie me volera ma mort.

Pourquoi poème pulverisé? Parce qu’au terme de son voyage vers le Pays, après l’obscurité pré-natale et la dureté terrestre, la finitude du poème est lumière, apport de l’être à la vie.

Le poète ne retient pas ce qu’il découvre; l’ayant transcript, le perd bientôt. En cela réside sa nouveauté, son infini et son péril.

Mon métier est un métier de pointe.

On naît avec les hommes, on meurt inconsolé parmi les dieux.

La terre qui reçoit la graine est triste. La graine qui va tant risquer est heureuse.

Il est une malédiction qui ne ressemble à aucune autre. Elle papillote dans une sorte de paresse, a une nature avenante, se compose un visage aux traits rassurants. Mais quel ressort, passée la feinte, quelle course immédiate au but! Probablement, car l’ombre où elle échafaude est maligne, la région parfaitement secrète, elle se soustraira à une appellation, s’esquivera toujours à temps. Elle dessine dans le voile du ciel de quelques clairvoyances des paraboles assez effrayantes.

Livres sans mouvement. Mais livres qui s’introduisent avec souplesse dans nos jours, y poussent une plainte, ouvrent des bals.

Comment dire ma liberté, ma surprise, au terme de mille détours: il n’y a pas de fond, il n’y a pas de plafond.

Parfois la silhouette d’un jeune cheval, d’un enfant lointain, s’avance en éclaireur vers mon front et saute la barre de mon souci. Alors sous les arbres reparle la fontaine.

Nous désirons rester inconnus à la curiosité de celles qui nous aiment. Nous les aimons.

La lumière d’un âge. La nuit n’en a pas. Mais quel fut l’instant de cette source entière?

Ne pas avoir plusieurs morts suspendues et comme enneigées. N’en avoir qu’une, de bon sable. Et sans resurrection.

Arrêtons-nous près des êtres qui peuvent se couper de leurs ressources, bien qu’il n’existe pour eux que peu ou pas de répli. L’attente leur creuse une insomnie vertigieuse. La beauté leur pose un chapeau de fleurs.

Oiseaux qui confiez votre gracilité, votre sommeil périlleux à un ramas de roseaux, le froid venu, comme nous vous ressemblons!

J’admire les mains qui emplissent, et, pour apparier, pour joindre, le doigt qui refuse le dé.

Je m’avise parfois que le courant de notre existence est peu saisissable, puisque nous subissons non seulement sa faculté capricieuse, mais le facile mouvement des bras et des jambs qui nous ferait aller là où nous serions heureux d’aller, sur la rive convoitée, à la rencontre d’amours dont les différences nous enrichiraient, ce mouvement demeure inaccompli, vite déclinant en image, comme un parfum en boule sur notre pensée.

Désir, désir qui sait, nous ne tirons avantage de nos ténèbres qu’à partir de quelques souverainetés véritables assorties d’invisibles flammes, d’invisibles chaînes, qui, se révérant, pas après pas, nous font briller.

La beauté fait son lit sublime toute seule, étrangement bâtit sa renommée parmi les hommes, à côté d’eux mais à l’écart.

Semons les roseaux et cultivons la vigne sur les coteaux, au bord des plaies de notre esprit. Doigts cruels, mains précautioneuses, ce lieu facétieux est propice.

Celui qui invente, au contraire de celui qui découvre, n’ajoute aux choses, n’apporte aux êtres que des masques, des entre-deux, une bouillie de fer.

Enfin toute la vie, quand j’arrache la douceur de ta vérité amoureuse à ton profond!

Restez près du nuage. Veillez près de l’outil. Toute semence est détestée.

Bienfaisance des hommes certains matins stridents. Dans le fourmillement de l’air en délire, je monte, je m’enferme, insecte indévoré, suivi et poursuivant.

Face à ces eaux, de formes dures, où passent en bouquets éclatés toutes les fleurs de la montage verte, les Heures épousent des dieux.

Frais soleil dont je suis la liane.

(René Char, Œuvres Complètes, Bibliothèque de la Pléiade, Gallimard pp.377-380)

 

Đào Trung Đạo dịch